You are on page 1of 10

Day 1

Luật kinh doanh


Pháp luật:
 Được nhà nước ban hành hoặc công nhận
 Là một trong hệ thống các quy tắc xử sự, điều chỉnh hành vi
của con người trong xã hội, hình thành từ nhà nước
 Có hiệu lực bắt buộc chung với tất cả các chủ thể và được
nhà nước đảm bảo thực hiện dựa vào cảnh sát tòa án cơ
quan công tố để xử phạt cưỡng chế buộc người phải phục
tùng và tôn trọng
Thuộc tính:
 Tính tổng quát: áp dụng cho tất cả mọi người đều phải
hiểu và chấp hành hành xử thống nhất như nhau (tính
quy phạm phổ biến) đặt ra yêu cầu trách nhiệm của
chính phủ, đặt ra yêu cầu đối với người dân: được mặc
nhiên là đã có hiểu biết về luật trước khi tiến hành một
họat động nào đó có luật điều chỉnh không ai được cho
là mình không biết luật
 Tính cưỡng chế: có biện pháp xử phạt nếu không tự
giác tuân theo (chế tài) tác động gây hậu quả bất lợi cho
những người không chấp hành
 Tính ổn định: nội dung điều luật tồn tại lâu dài, điều
chỉnh có tính chất ổn định, đảm bảo môi trường sinh
hoạt ổn dịnh, quan hệ pháp lý họ tham gia đảm bảo tính
an toàn, luật có hiệu lực từ thời điểm được quy định mãi
mãi đến khi luật bị bãi bỏ hoặc bị thay thế bởi một quy
tắc khác có giá trị pháp lý ngang bằng hoặc cao hơn
 Tính trọng thức: trình tự, thủ tục ban hành chặt chẽ mất
nhiều thời gian trải qua nhiều chủ thể có thẩm quyền
(soạn thảo, lấy ý kiến từ chuyên gia (dự thảo nhiều lần),
thẩm định bởi cơ quan chức năng, trình ra cơ quan thẩm
quyền ban hành, thông qua ký ban hành, công bố)
 Nhà nước phổ biến luật, quy tắc đến công chúng qua
báo, các thương tiện truyền thông đại chúng (báo chuyên
đăng tải văn bản quy phạm pháp luật gọi là Công báo, có
công báo điện tử, nội dung được đảm bảo về tính xác
thực, được xem là bản gốc, nội dung qua các nhà xuất bản
chỉ xem là tham khảo). Sau khi văn bản được ban hành
trong vòng tối da 15 ngày sau chính phủ phải đăng thông
báo (nếu không đăng thì không có giá trị bắt buộc)
 Nhà nước nắm quyền luật công thông qua 3 hoạt động:
 Lập pháp: soạn thảo và ban hành luật (quốc hội, nghị
viện)
 Hành pháp: tổ chức thi hành (phổ biến đến công
chúng) (chính phủ)
 Tư pháp: bảo vệ pháp luật (tòa án)
Tính tổng quát:
 Nội dung phải rõ ràng, đơn nghĩa, cụ thể, minh bạch, phải có
tính chuẩn mực
Tính cưỡng chế:
Cưỡng chế Chế tài
Biện pháp tác động của nhà nước gây hậu quả bất lợi
Người bị cưỡng chế có thể Người bị chế tài đã được xác
chưa xác định vi phạm pháp định vi phạm pháp luật
luật (tạm giam, chưa có bản 4 loại chế tài:
án) 1. Chế tài hành chính
2. Chế tài hình sự
3. Chế tài kỷ luật
4. Chế tài dân sự

 Pháp lệnh: do ủy ban thường vụ (thường trực) quốc hội ban


hành (khoảng 20 người) ban hành pháp lệnh và nghị quyết, được
ban hành pháp lệnh và nghị quyết, pháp lệnh gần giống đạo luật,
văn bản quy phạm tồn tại ở lĩnh vực chưa có luật, ở đâu chưa có
luật ở đó có pháp lệnh.
 Tính ổn định lâu bền của luật: khi điều kiện thực tế xã hội thay
đổi luật cũng thay dổi cho phù hợp, sự điều chỉnh sửa đổi luật
cần thiết phải phù hợp, tính ổn định không ngăn cản sửa đổi hoặc
thay thế luật
 Tính trọng thức: tính long trọng câu nệ chặt chẽ về hình thức

Thẩm quyền ban hành các văn bản trong hệ thống:


 Ban hành văn bản quy phạm: quốc hội và và ủy ban thường
vụ quốc hội
 Tham gia khâu thẩm định các dự thảo, chủ trì xây dựng dự
thảo: hội đồng dân tộc; ủy ban pháp luật; ủy ban tư pháp; ủy
ban kinh tế; ủy ban tài chính, ngân sách; ủy ban ban quốc
phòng và an ninh; ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng; ủy ban về các vấn đề xã hội; ủy ban
khoa học, công nghệ và môi trường; ủy ban đối ngoại.
 18 bộ của chính phủ và 4 cơ quan ngang bộ: quản lý hầu hết
mọi lĩnh vực, ban hành văn bản quy phạm gọi là nghị định. Thủ
tướng chính phủ ban hành quyết định. Bộ trưởng bộ quốc phòng,
bộ trưởng bộ công an, thống đốc ngân hàng nhà nước, chánh
thanh tra chính phủ (tổng thanh tra), chủ nhiệm chính phủ ban
hành thông tư.
18 bộ:
 Thông tin liên tịch là văn bản được ban hành có sự phối hợp
của 2 cơ quan trở lên hoặc của bộ trưởng bộ kiểm sát với một bộ
trưởng.
 Văn bản quy phạm pháp luật: chứa đựng các quy tắc pháp lý
áp dụng cho nhiều người và áp dụng lâu dài.
 Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật) : có hiệu lực
cưỡng chế thi hành nhưng áp dụng cho một vài người.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:
 Theo thời gian: văn bản áp dụng từ thời điểm nào và chấm
dứt vào thời điểm nào
 Theo không gian: áp dụng cho những ai (văn bản từ chính
phủ sẽ áp dụng cho quốc gia, thẩm quyền địa phương giới
hạn trong địa phương), ví dụ người trên tàu đánh cá ở bên
ngoài lãnh thổ, người ở nước ngoài nhưng nằm trong đại sứ
quán Việt Nam
 Theo đối tượng: tác động đến hành vi của con người,nhiều
văn bản nêu rõ đối tượng tác động (cán bộ công chức, người
có chức vụ quyền hạn, người nước ngoài làm việc sống ở
Việt Nam...)
 Hiệu lực theo thời gian: hết hiệu lực khi bị bãi bỏ hoặc bị
thay thế bởi luật ngang bằng hoặc cao hơn. Thời điểm có
hiệu lực không sớm hơn ... kể từ ngày thông qua/ký ban
hành:
VBQPPL trung ương: 45 ngày
VBQPPL địa phương: Tỉnh: 10 ngày
Huyện: 7 ngày
Xã: 7 ngày
Nếu ngắn hơn cần phải có lý do chính đáng
Nguyên tắc bất hồi tố: không tác động đến những hành
vi sự kiện xảy ra trong quá khứ so với thời điểm bắt đầu
có hiệu lực. Nguyên tắc: được áp dụng cho tất cả trường
hợp, được lặp đi lặp lại; có ngoại lệ nhưng hiếm khi xảy
ra và được liệt kê cụ thể, gọi là trường hợp luật có hiệu
lực hồi tố
Hồi tố áp dụng cho văn bản QPPL của cơ quan trung
ương (từ thông tư của bộ...), phải có lý do chính đáng,
trường hợp thật sự cần thiết, nội dung của luật có qui định
về chế tài/luật mới khoan hồng hơn luật cũ, có lợi cho
người được áp dụng; luật đơn giản về thủ tục hơn.
Nguồn luật:
1. Tục lệ: phải thông qua sự thừa nhận của cơ quan
thẩm quyền
2. Hoạt động lập pháp: nguồn phổ biển
3. Hoạt động giải thích luật: hoạt động chủ yếu là của
tòa án
4. Thỏa thuận giữa các nhà nước: điều ước quốc tế,
nguyên tắc của hai nhà nước cùng bàn bạc soạn thảo
và ban hành
5. Lý lẽ (lẽ công bằng): được xác nhận thông qua hoạt
động giải thích luật (trong quá trình xử án thẩm phán
dùng lập luận của mình phân tích giải thích phù hợp
với chuẩn mực)
6. Học thuyết: xây dựng từ một công trình nghiên cứu
trở thành học thuyết và được xem là luật, chỉ ra chuẩn
mực xử sự và thuyết phục được cộng đồng xã hội
 Luật thực định: quy tắc là sản phẩm do cơ quan lập
pháp ban hành:
 Luật tự nhiên: quy tắc có sẵn trong đời sống xã hội,
vốn được xem là chân lý:

 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể


 Quyền được bảo hộ về sức khỏe danh dự, nhân phẩm
 Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử
o 4 hệ thống pháp luật trên thế giới:
 Hệ thống pháp luật hồi giáo
 Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (từ Liên Xô)
 Hệ thống pháp luật của các nước trong khối Anh Mỹ (từ
Anh) (common law)
 Hệ thống pháp luật dân luật (từ luật La Mã cổ đại) (islamic
law)

 Luật châu Âu xem luật hành văn là chủ yếu


 Luật Anh Mỹ chủ yếu là án lệ sau này luật hành văn dần trở
nên phổ biến.
Thứ bậc hiệu lực:
1. Luật văn bản
2. Tập quán (không trái nguyên tắc cơ bản)
3. Luật (tương tự)
4. Nguyên tắc cơ bản/ án lệ/ lẽ công bằng
 Lẽ công bằng: Lẽ phải được xã hội thừa nhận
Phù hợp với nguyên tắc:
 Nhân đạo
 Không thiên vị
 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự
trong vụ việc dân sự đó

You might also like