You are on page 1of 57

Chương III

Quy phạm pháp luật và quan hệ


pháp luật

I. Quy phạm pháp luật


II. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
III. Quan hệ pháp luật
I. Quy phạm pháp luật
1. Khái niệm
a. Định nghĩa
 quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung
 do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
 Nhằm điều chỉnh các QHXH và được
NN bảo đảm thực hiện
Đ51 BLHS 1999

Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông


bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3
thasngd dến 3 năm.
b) Đặc điểm
 Do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
được Nhà nước bảo đảm thực hiện
 Được thể hiện bằng hình thức xác định
(vd: Đ51 được quy định trong BLHS
1999)
 Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung và được áp dụng nhiều lần
trong cuộc sống.
2. Cấu trúc của quy phạm pháp
luật

- Thường có 3 bộ phận: giả định, quy định


và chế tài.
- 3 bộ phận này có thể nằm ở các vị trí
khác nhau.
- 1 điều luật có thể chứa 1 hoặc nhiều QPPL
- 1 QPPL có thể được chứa trong 1 điều luật
hoặc nhiều điều luật.
Giả định:
 Nêu lên điều kiện, hoàn cảnh có
thể xảy ra trong cuộc sống mà con
người sẽ gặp và phải xử sự theo
quy định của pháp luật.
 Trả lời câu hỏi: Ai? Khi nào? Trong
điều kiện, hoàn cảnh nào?
VD: Hãy xác định bộ phận giả định
trong QPPL sau:

K1 Đ87 của Luật Giáo dục năm 2005


quy định: “Người học các chương trình
giáo dục đại học nếu được hưởng học
bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp
hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp
định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt
nghiệp phải chấp hành sự điều động
làm việc có thời hạn của Nhà nước;
trường hợp không chấp hành thì phải
bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.”
VD: Hãy xác định bộ phận giả
định trong QPPL sau:
K1 Đ87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy
định: “Người học các chương trình giáo
dục đại học nếu được hưởng học bổng,
chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do
nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết
với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải
chấp hành sự điều động làm việc có thời
hạn của Nhà nước; trường hợp không
chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng,
chi phí đào tạo.”
Giả định (tt)
Phân loại:
Giả định giản đơn: chỉ nêu lên 1 hoàn
cảnh, điều kiện hoặc nêu nhiều hoàn cảnh,
điều kiện nhưng giữa chúng không có mối
liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn
cảnh, điều kiện và giữa chúng có mối liên
hệ ràng buộc lẫn nhau.
Giả định trong QPPL dưới đây là giả
định giản đơn hay phức tạp?

“Trong trường hợp người được cấp dưỡng


một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm
trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng
cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo
yêu cầu của người được cấp dưỡng”.
Giả định phức tạp

- Điều kiện 1: Trong trường hợp người


được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng
khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc
bệnh hiểm nghèo và có yêu cầu được cấp
dưỡng.
- Điều kiện 2: Người đã thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp
dưỡng cao hơn.
Quy định

 Nội dung chứa đựng cách thức xử


sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào
hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong
phần giả định được phép hoặc buộc
phải thực hiện.
 Trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được
làm gì? Có thể làm gì? Làm như thế
nào?
VD: Hãy xác định bộ phận quy
định trong QPPL sau:
K1 Đ87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy
định: “Người học các chương trình giáo
dục đại học nếu được hưởng học bổng,
chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do
nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết
với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải
chấp hành sự điều động làm việc có thời
hạn của Nhà nước; trường hợp không
chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng,
chi phí đào tạo.”
VD: Hãy xác định bộ phận quy
định trong QPPL sau:
K1 Đ87 của Luật Giáo dục năm 2005
quy định: “Người học các chương trình
giáo dục đại học nếu được hưởng học
bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp
hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp
định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt
nghiệp phải chấp hành sự điều động làm
việc có thời hạn của Nhà nước; trường
hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn
học bổng, chi phí đào tạo.”
Quy định (tt)

Phân loại:
Quy định dứt khoát: chỉ nêu 1 cách xử
sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo
mà không có sự lựa chọn
Quy định không dứt khoát: nêu ra 2
hoặc nhiều cách xử sự và các tổ chức
hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự
Quy định trong QPPL dưới đây là quy định
dứt khoát hay quy định không dứt khoát

“Trong trường hợp người được cấp dưỡng


một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm
trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng
cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo
yêu cầu của người được cấp dưỡng”.
Quy định dứt khoát

Người cấp dưỡng phải cấp dưỡng bổ sung


theo yêu cầu của người được cấp dưỡng.
Chế tài

 Nêu lên các biện pháp tác động mà NN


dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ
chức không thực hiện đúng mệnh lệnh
của NN đã nêu ở phần quy định.
 Trả lời câu hỏi: Sẽ chịu hậu quả gì?
Hoặc Sẽ được hưởng quyền lợi gì nếu
thực hiện tốt các quy định của QPPL?
VD: Hãy xác định bộ phận chế tài
trong QPPL sau:

K1 Đ111 BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009)


quy định:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý
muốn với nạn nhân trái với ý muốn của
họ, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Chế tài (tt)
Phân loại:
Chế tài hình sự: là các loại HP chính và HP bổ sung
do TA áp dụng đối với cá nhân NPT (chủ thể thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm).
Chế tài hành chính: là các biện pháp xử lý do CQ
quản lý NN áp dụng đvới các cá nhân hoặc tổ chức VPPL
hành chính.
Chế tài dân sự: là các BF xử lý do TA hoặc trọng tài
KT áp dụng đvới cá nhân, tổ chức VPPL dân sự.
Chế tài kỷ luật: là biện pháp xử lý do thủ trưởng
CQNN hoặc thủ trưởng CQ cấp trên nơi có cán bộ, công
chức, học sinh, sinh viên VP kỷ luật LĐ, học tập, công
tác.
II. Văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam

1. Khái niệm
2. Các loại văn bản QPPL ở Việt
Nam hiện nay
3. Mối liên hệ giữa các văn bản
QPPL
4. Hiệu lực của văn bản QPPL
II. Văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam
1. Khái niệm:
 Văn bản do cơ quan NN có thẩm
quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục luật định
 Trong đó chứa các quy tắc xử sự
chung
 Được Nhà nước bảo đảm thực hiện
 Nhằm điều chỉnh các QHXH
2. Các loại văn bản QPPL ở Việt
Nam hiện nay

Chia làm 2 loại:

- Văn bản luật


- Văn bản dưới luật
a) Văn bản luật

Là những văn bản do Quốc hội ban


hành theo trình tự thủ tục quy định
trong Hiến pháp, có giá trị pháp lý
cao nhất
Có 2 loại:
- Hiến pháp
- Các luật, bộ luật
- Hiến pháp
 Là luật cơ bản, luật gốc của NN, XH
 Quy định bao quát mọi vấn đề cơ bản nhất
của NN, XH, điều chỉnh những quan hệ XH
cơ bản và quan trọng nhất
 Do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành
(Quốc hội)
 Có hiệu lực pháp lý cao nhất:
Mọi văn bản PL khác phải phù hợp, nếu không
sẽ bị đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ
- Các đạo luật, bộ luật

 Là văn bản cụ thể hóa Hiến pháp


 Điều chỉnh 1 loại vấn đề, loại quan hệ XH
quan trọng
 Do quốc hội ban hành
 Hiệu lực pháp lý cao chỉ sau Hiến pháp
Bộ luật là văn bản thuộc loại luật nhưng có
tính tổng hợp hơn, phạm vi điều chỉnh bao
quát 1 lĩnh vực quan hệ XH quan trọng
b) Văn bản dưới luật

 Do các cơ quan NN (ngoại trừ Quốc


hội) ban hành
 Có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản
luật, nhằm thực hiện Luật
 Được ban hành trên cơ sở văn bản
luật và phù hợp với văn bản luật
Các loại văn bản dưới luật
 Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH
 Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước
 Nghị định của Chính phủ
 Quyết định của Thủ tướng
 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ
 Quyết định của Tổng kiểm toán NN
 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao;
Thông tư của chánh án TANDTC.
Các loại văn bản dưới luật
 Thông tư của VKSND tối cao
 Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc Chính phủ
với cac cơ quan tr.ương của tổ chức CT - XH
 Thông tư liên tịch giữa chánh án TANDTC với Viện
trưởng VKSND tối cao. giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ với chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSND tối cao, giữa cac Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ
 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
 Quyết định của UBND, CTUBND
3. Mối liên hệ giữa các văn bản
QPPL

a. Mối liên hệ về hiệu lực pháp lý


b. Mối liên hệ về nội dung
a. Mối liên hệ về hiệu lực pháp lý
Hiến pháp

Đạo luật Luật

Các văn bản dưới Các văn bản dưới


luật khác luật khác
b. Mối liên hệ về nội dung
Hệ thống PL bao gồm:
- Ngành luật: Một hệ thống các QPPL có đặc tính
chung để điều chỉnh các QHXH cùng loại trong 1 lĩnh
vực nhất định của đời sống XH.
- Chế định luật: là 1 nhóm các QPPL có đặc điểm
chung giống nhau nhằm điều chỉnh 1 nhóm QHXH
tương ứng.
- QPPL: quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
NN đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
QHXH và được NN bảo đảm thực hiện.
QPPL là tế bào cấu thành nên 1 hệ thống PL
4. Hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật

a. Hiệu lực về thời gian


b. Hiệu lực theo không gian
c. Hiệu lực theo đối tượng
III. Quan hệ pháp luật

1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ


pháp luật
2. Thành phần của QHPL
3. Sự kiện pháp lý
1. Khái niệm, đặc điểm của
QHPL
a) Khái niệm
Quan hệ xã hội:
- Trong xã hội cộng sản NT đã có rất
nhiều quan hệ giữa con người với con
người  QHXH.
- QHXH được điều chỉnh bởi QP pháp
luật, QP đạo đức, QP phong tục tập
quán, …
a. Khái niệm
- Trong XH có NN, những quan hệ XH quan
trọng nhất được QPPL điều chỉnh.
- Nếu trong thực tế xảy ra những sự kiện mà
sự xuất hiện hay mất đi của nó được PL gắn
với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt
QHPL

 Khi đó giữa các bên tham gia QHXH sẽ xuất


hiện quan hệ pháp luật
a. Khái niệm

 QHPL là hình thức pháp lý của các quan


hệ XH, xuất hiện dưới sự tác động điều
chỉnh của quy phạm PL và sự kiện pháp

b. Đặc điểm của QHPL

- Mang tính ý chí: Phát sinh trên cơ sở


QPPL; thay đổi, chấm dứt do có sự kiện
pháp lý
- Luôn gắn liền với sự kiện pháp lý
- Xuất hiện dựa trên cơ sở QPPL
2. Thành phần của QHPL

3 thành phần
Của QHPL

Chủ thể Khách thể Nội dung


a) Chủ thể

Là những cá nhân, tổ chức có năng lực


chủ thể tham gia vào QHPL nhất định. Là
các bên tham gia vào QHPL, có những
quyền và nghĩa vụ do luật định
- Cá nhân : công dân, người nước ngoài,
người không quốc tịch
- Tổ chức : cơ quan NN; Tổ chức XH; NN
nói chung; Các tổ chức kinh tế…
- Năng lực chủ thể

Gồm:
- Năng lực pháp luật
- Năng lực hành vi
+ Năng lực pháp luật
Là khả năng của chủ thể được hưởng quyền
và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của PL.
 Năng lực PL của cá nhân xuất hiện từ khi
cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết
hoặc bị tuyên bố chết
 Năng lực PL và năng lực hành vi của tổ chức
xuất hiện từ khi tổ chức đó được thành lập hợp
pháp, chấm dứt khi tổ chức đó không còn tư
cách pháp lý
+ Năng lực hành vi

Là khả năng của chủ thể thực hiện


được hành vi, nhận thức được hậu quả
từ hành vi đó và chịu trách nhiệm về
hậu quả từ hành vi đó
* Năng lực hành vi của cá
nhân
Là khả năng của cá nhân bằng hành
vi của mình thực hiện quyền và nghĩa
vụ pháp lý do luật định

Điều kiện:
- Đủ tuổi
- Trí óc bình thường
- Năng lực hành vi của tổ chức

Phải có tư cách pháp nhân


4 Điều kiện:
 Được thành lập hợp pháp
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
 Có tài sản riêng và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó
 Nhân danh mình tham gia vào các
QHPL một cách độc lập
b) Khách thể của QHPL

 Là những lợi ích vật chất, tinh thần và


những lợi ích xã hội khác mà các chủ
thể mong muốn đạt được khi tham gia
vào QHPL.
 Lợi ích vật chất: nhà cửa, phương tiện
sinh hoạt…
 Lợi ích tinh thần: nghề nghiệp, học vị,
tên gọi…
Ví dụ:

Vào lúc 10 h sáng ngày 20.5.2013, A


(28 tuổi) mua chiếc máy tính xách tay
cũ của B (34 tuổi) với giá 3 triệu đồng.
Hãy xác định chủ thể, khách thể của
QHPL trên?
Ví dụ:

- Chủ thể của QHPL: A (28 tuổi) và B


(34 tuổi) có đầy đủ năng lực chủ thể.
- Khách thể của QHPL: Quyền sở hữu
đối với chiếc máy tính xách tay và số
tiền trị giá 3 triệu đồng.
c) Nội dung của QHPL

 Là quyền và nghĩa vụ của các chủ


thể trong quan hệ pháp luật
c) Nội dung của QHPL

- Quyền chủ thể


Là khả năng của chủ thể được lựa chọn
cách xử sự trong giới hạn PL cho phép
nhằm đạt được mục đích đề ra và phù
hợp với quy định của PL
- Nghĩa vụ của chủ thể

 Là cách xử sự bắt buộc của một bên


chủ thể nhằm đáp ứng việc thực hiện
quyền của chủ thể bên kia
Ví dụ:

Vào lúc 10 h sáng ngày 20.5.2013, A


(28 tuổi) mua chiếc xe máy tính xách
tay cũ của B (34 tuổi) với giá 3 triệu
đồng.
Hãy xác định nội dung của QHPL trên?
Ví dụ:
Chủ thể A Chủ thể B

Quyền: Nghĩa vụ:


- Nhận chiếc máy tính - Giao chiếc máy tính
xách tay của B (có đầy xách tay cho A
đủ quyền sở hữu đối (chuyển quyền sở hữu
với chiếc máy tính đó) đối với chiếc máy tính
cho A)
Nghĩa vụ: Quyền:
- Trả cho B số tiền trị - Nhận đủ từ A số tiền
giá 3 triệu đồng trị giá 3 triệu đồng
3. Sự kiện pháp lý

a) Khái niệm:

Là những sự kiện đã xảy ra trong


thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của
nó được PL gắn với việc hình thành,
thay đổi hay chấm dứt QHPL
Ví dụ:

Vào lúc 10 h sáng ngày 20.5.2013, A


(28 tuổi) mua chiếc xe máy tính xách
tay cũ của B (34 tuổi) với giá 3 triệu
đồng.
Sự kiện pháp lý trong QHPL này là gì?
Ví dụ:

Sự kiện pháp lý là hành vi B đồng ý bán


chiếc máy tính cho A và A đồng ý mua
chiếc máy tính của B.
b) Phân loại

có 2 loại :
- Hành vi: Là những sự việc xảy ra theo ý chí
của con người.

- Sự biến: Là những sự kiện pháp lý xảy ra


trong tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của
con người, nhưng cũng làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt QHPL

You might also like