You are on page 1of 7

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là


A. Xẩy ra nhanh, dễ quan sát B. Xảy ra chậm, khó quan sát
C. Xẩy ra nhanh, khó quan sát D. Xẩy ra chậm, dễ quan sát
Câu 2. Hướng động là.
A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo
nhiều hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác
định.
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo
một hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 3. Dựa vào tác nhân kích thích, hướng động được chia thành các loại
A. Hướng động dương và hướng động âm
B. Hướng động sinh trưởng và hướng động không sinh trưởng
C. Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng trọng lực.
Câu 4. Dựa vào cách phản ứng của thực vật, hướng động được chia thành các
loại
A. Hướng động dương và hướng động âm
B. Hướng động sinh trưởng và hướng động không sinh trưởng
C. Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng trọng lực.
Câu 5. Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
A. Hoa.
B. Thân.( sáng, trọng lực, tiếp xúc)
C. Rễ.( sáng, trọng lực, nước, hóa)
D. Lá.
Câu 6. Các kiểu hướng động dương của rễ là
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 7. Các kiểu hướng động âm của rễ là
A. Hướng đất, hướng sáng. B. Hướng nước, hướng hoá.
C. Hướng sáng, hướng hoá. D. Hướng sáng, hướng nước.
Câu 8. Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng .
B. Mọc bình thường và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu xanh.
D. Mọc bình thường và có màu vàng .
Câu 9. Thân và rễ cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và
hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và
hướng trọng lực dương.
Câu 10. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng. B. Hướng đất
C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc.
Câu 11. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là gì?
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không
được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được
tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được
tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không
được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 12. Tính hướng sáng âm của rễ cây là do
A. Phía được chiếu sáng của rễ sinh trưởng mạnh hơn làm rễ sinh trưởng uốn
cong về phía tối.
B. Phía được chiếu sáng của rễ sinh trưởng chậm hơn làm rễ sinh trưởng uốn
cong về phía tối.
C. Phía được chiếu sáng của rễ sinh trưởng mạnh hơn làm rễ sinh trưởng uốn
cong về phía sáng.
D. Phía được chiếu sáng của rễ sinh trưởng chậm hơn làm rễ sinh trưởng uốn
cong về phía sáng.
Câu 13. Tính hướng sáng dương của thân cây là do
A. Phía được chiếu sáng của thân sinh trưởng mạnh hơn làm thân sinh trưởng
uốn cong về phía tối.
B. Phía được chiếu sáng của thân sinh trưởng chậm hơn làm thân sinh trưởng uốn
cong về phía tối.
C. Phía được chiếu sáng của thân sinh trưởng mạnh hơn làm thân sinh trưởng
uốn cong về phía sáng.
D. Phía được chiếu sáng của thân sinh trưởng chậm hơn làm thân sinh trưởng
uốn cong về phía sáng.
Câu 14. Có bao nhiêu ý kiến nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của hướng
động?
(1) Tác nhân kích thích có hướng.
(2) Có tính thuận nghịch.
(3) Liên quan đến sự sinh trưởng.
(4) Giúp thực vật thích nghi với những biến đổi có tính chu kì của điều kiện môi
trường.
(5) Có hai loại hướng động âm và dương.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 15. Trong các ví dụ sau có bao nhiêu ví dụ về hướng động?
(1) Khi đặt chậu cây cảnh trên bệ cửa sổ, ngọn cây mọc hướng ra ngoài (hướng
sáng)
(2) Hoa sen, súng thường nở ra vào buổi sáng và cụp lại vào buổi tối.
(3) Hoa quỳnh thường nở vào khoảng 12 giờ đêm.
(4) Các loài cây thân leo quấn vào thân cây gỗ để mọc lên cao. (hướng tiếp xúc)
(5) Rễ cây mọc hướng tới nguồn nước và chất dinh dưỡng.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16. Ghim hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây
cong lên, còn rễ cây cong xuống. Trong những loại hướng động sau, có bao
nhiêu loại có vai trò trong hiện tượng trên?
(1) Hướng sáng dương.
(2) Hướng sáng âm.
(3) Hướng trọng lực dương.
(4) Hướng trọng lực âm.
(5) Hướng hóa.
(6) Hướng nước.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 17. Ứng động (Vận động cảm ứng) là
A. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích định hướng
C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo chu kì
Câu 18. Yếu tố cơ bản để phân biệt ứng động với hướng động là gì?
A. Tác nhân kích thích không định hướng.
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 19. Dựa vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành các loại
A. ứng động dương và ứng động âm
B. ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
C. quang ứng động, hoá ứng động, thuỷ ứng động, nhiệt ứng động, ứng động tiếp
xúc, ứng động tổn thương
D. quang ứng động, hoá ứng động, thuỷ ứng động, nhiệt ứng động, ứng động cơ
học, ứng động tổn thương
Câu 20. Dựa vào cơ chế cảm ứng, ứng động được chia thành các loại
A. ứng động dương và ứng động âm
B. ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
C. quang ứng động, hoá ứng động, thuỷ ứng động, nhiệt ứng động, ứng động tiếp
xúc, ứng động tổn thương
D. quang ứng động, hoá ứng động, thuỷ ứng động, nhiệt ứng động, ứng động cơ
học, ứng động tổn thương
Câu 21. Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có kích thích cơ học.
B. Khí khổng đóng lại khi mất nước.
C. Khi có tiếp xúc của con mồi thì lá cây nắp ấm đậy lại.
D. Hoa mười giờ nở vào khoảng 10 giờ sáng
Câu 22. Hình thức cảm ứng nào sau đây không diễn ra theo chu kì đồng hồ
sinh học?
A. Sự đóng mở khí khổng. B. Hiện tượng quấn vòng.
C. Sự nở hoa. D. Hiện tượng thức ngủ của lá
Câu 23. Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu
A. ứng động sinh trưởng. B. quang ứng động.
C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động.
Câu 24. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.
B. quang ứng động và điện ứng động.
C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.
D. ứng động tổn thương.
Câu 25. Hướng động là gì? Phân biệt hướng động dương với hướng động âm.
Giải thích cơ chế của hướng động.
- Hướng động là hình thức của 1 bộ phận của cây trước tác nhân kích thích
theo một hướng xác định.
- Hướng động dương: Vận động theo chiều hướng tới gần tác nhân kích thích
- Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn tác nhân kích thích
- Cơ chế: Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan
tiếp nhận kích thích không đều nhau.
Câu 26. Ứng động là gì? Kể tên các kiểu ứng động (Theo tác nhân kích thích và
theo cơ chế ứng động)
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không
định hướng
- Theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, thuỷ ứng động,
nhiệt ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương.
- Theo cơ chế ứng động: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh
trưởng.
Câu 27. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
Ứng động sinh trưởng Ứng động không
sinh trưởng
Khái niệm Kiểu ứng động có Kiểu ứng động không có
sự phân chia và lớn lên sự phân chia và lớn lên của
của các TB các TB
Tác nhân Ánh sáng, nhiệt độ, Sự tiếp xúc, chất hóa học,
độ ẩm,… …
Cơ chế Tốc độ sinh trưởng ko Biến đổi hàm lượng nước
đều ở 2 phía đối diện trong TB chuyên hóa
nhau của cơ quan
Tính chu kì Có tính chu kì Không có tính chu kì

Câu 28. Phân biệt hướng động với ứng động


Đặc điểm Hướng động Ứng động
Khái niệm Hình thức của 1 bộ Hình thức phản ứng của
phận của cây trước tác cây trước tác nhân kích
nhân kích thích theo thích không định hướng
một hướng xác định
Cơ quan chịu tác động Thân, rễ Hoa, lá
Biểu hiện (phản ứng) Hướng sáng, hướng Vận động theo sức trương
nước, hướng tiếp xúc, nước trong thực vật (Ứng
hướng trọng lực, hướng động sinh trưởng).
hóa. Vận động theo nhịp điệu
của đồng hồ sinh học (ứng
động không sinh trưởng).
Cơ chế Xảy ra khi tốc độ sinh  Tốc độ sinh trưởng không
trưởng tại hai phía đồng đều của các tế bào tại
của cơ quan tiếp nhận hai phía đối diện nhau
kích thích không đều
nhau.
Vai trò Giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của MT,
đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển

Câu 29. Các loài thực vật thường nở hoa vào một giờ nhất định trong ngày. Em
hãy giải thích vì sao đây được xem là một đặc điểm thích nghi của thực vật?

Sự nở hoa phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ. Ánh sáng và nhiệt độ thay đổi
theo chu kì → sự nở hoa cũng thay đổi theo chu kì. Vậy nên vào một thời điểm
nhất định trong ngày, điều kiện ánh sáng và nhiệt độ phù hợp, cây sẽ nở hoa.

You might also like