You are on page 1of 1

Câu 71.

Cảm ứng là:


A. Sự tiếp nhận và không phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường
B. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường ngoài
C. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường trong và ngoài
D. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của cơ thể sinh vật
Câu 72. Cảm ứng có vai trò:
A. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
B. Đảm bảo cho sinh vật vận động
C. Đảm bảo cho sinh vật có các cử động dinh dưỡng
D. Đảm bảo cho sinh vật không bị tổn thương bởi nhiệt
Câu 73. Số bộ phận tham gia cảm ứng ở sinh vật là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 74. Thông tin kích thích nhận được từ thụ thể của màng tế bào ở thực vật được truyền dưới
dạng:
A. Hormone B. Dòng điện tử hoặc hóa chất
C. Xung thần kinh D. Chất hóa học trung gian
Câu 75. Thông tin về kích thích từ môi trường ở cảm ứng động vật có hệ thần kinh được truyền
đi dưới dạng:
A. Chất hóa học B. Dòng điện tử C. Hormone D. Xung thần kinh.
Câu 76. Cảm ứng ở thực vật là:
A. sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.
B. sự thay đổi hình dạng của thực vật gây ra bởi các kích thích từ môi trường.
C. sự thay đổi xu hướng phát triển của thực vật gây ra bởi các kích thích từ môi trường.
D. sự vận động của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.
Câu 77. Đâu không phải là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật?
A. Nhiệt độ. B. Hormone. C. Hóa chất. D. Trọng lực.
Câu 78. Hướng động là hình thức phản ứng của cây (thể hiện qua vận động của cơ quan, bộ
phận) đối với các tác nhân kích thích:
A. từ một hướng xác định. B. không định hướng.
C. di động. D. từ một hướng hoặc nhiều hướng không xác định.
Câu 79. Khi thực vật vận động tránh xa phía tác nhân kích thích được gọi là:
A. hướng động tránh xa. B. hướng động tiêu cực.
C. hướng động dương. D. hướng động âm.
Câu 80. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là một ví dụ điển hình về:
A. hướng tiếp xúc dương. B. hướng tiếp xúc âm.
C. ứng động không sinh trưởng. D. ứng động sinh trưởng.
Câu 81. Hiện tượng nở hoa khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối ở cây bồ công anh là
một ví dụ về:
A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động không sinh trưởng.
C. hướng sáng dương. D. hướng sáng âm.

You might also like