You are on page 1of 10

KẾ HOẠCH TUẦN 1 THÁNG 06 NĂM 2022

Chủ đề: CÁC MÙA TRONG NĂM


Thời gian thực hiện: từ 06/06 – 10/06/2022
Tên hoạt
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân.
Trò chuyện
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.
sáng
- Hô hấp: Vương thở
- Tay: Đưa vòng về phía trước, thu vòng về trước ngực.
Thể dục sáng - Bụng lườn: Đưa vòng ra phía trước xoay mình qua 2 bên
- Chân: Đưa chân về phía trước, khụy gối
- Bật: Bật chụm chân tại chỗ
PTTC: PTNT:
Đi thay đổi Tìm hiểu về PTNN: PTTM: PTTM:
Hoạt động
hướng dích các mùa Thơ : Bốn Hát : Nắng Cắt dán
học
dắc qua vật trong năm mùa ở đâu sớm đám mây
chuẩn
- Quan sát - TCDG:
- Quan sát
- TCVĐ: Ô đồ dùng đồ - TCVD: Rồng rắn
Hoạt động thời tiết
tô và chim sẻ chơi trong Cáo và thỏ . lên mây
ngoài trời trong ngày.
- Chơi tự do. trường - Chơi tự do. - Chơi tự
- Chơi tự do.
- Chơi tự do. do.
- Góc xây dựng: Chơi theo sáng tạo của trẻ, chơi lắp ráp, xây dựng nông
trại xanh.
Hoạt động - Góc học tập : Trò chơi sao chép số, ghép đúng hình
góc - Góc tạo hình: Cung cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ.
- Góc thư viện: Xem tranh, truyện.
- Góc âm nhạc: Múa hát các bài hát về chủ đề.

Ăn – Ngủ – - Rèn kỹ năng ăn không làm rơi vãi xuống đất.


- Trẻ nằm ngủ ngay ngắn, ngủ thẳng giấc.
Vệ sinh
- Nhắc nhở trẻ không đùa giỡn khi đi vệ sinh.
Hoạt động - Ôn GTS Bài tập làm - Vận động - Bài tập Bài tập bé
chiều quen với theo nhạc thực hành kĩ khám phá
- Chơi tự do. toán năng vận khoa học
- Bài tập động tinh
- Chơi tự do. hoạt động - Chơi tự
làm quen
chữ viết - Chơi tự do. do.
Chơi tự do.
Trả trẻ - Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
Thứ hai ngày 06 tháng 06 năm 2022
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Đi thay đổi hướng dích dắc qua vật chuẩn
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đi thay đổi hướng dích dắc qua vật chuẩn
II. Chuẩn bị:
- Nhạc.
III. Tiến trình hoạt động
+ Ổn định:
- Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc
+Khởi động
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi bằng mũi chân, đi
thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom, đi thường, chạy chậm, chạy
nhanh, chạy chậm.
+Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Hô hấp: hít vào, thở ra
- Tay - vai: trước mặt, lên cao, trước mặt, tư thế ban đầu
- Lưng –bụng: Tay đưa lên cao, sang trái, sang phải, tư thế ban đầu
- Chân: Đưa 1 chân về phía trước, tư thế ban đầu
- Bật: Bật nhảy tại chỗ
*Vận động cơ bản: Đi thay đổi hướng dích dắc qua vật chuẩn
- Cô giới thiệu tên vận động: Đi thay đổi hướng dích dắc qua vật chuẩn
- Cô cho cả lớp nhắc lại tên vận động.
- Cô thực hiện mẫu 1 lần không giải thích.
- Cô thực hiện lần 2 kết hợp giải thích:    TTCB: Cô đứng ở vị trí hàng của mình
khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô về đứng trước vạch xuất phát, 2 chân cô đứng sát
vào vạch xuất phát khi có hiệu lệnh đi thì cô đi (đi từ trái qua phải) tới vật chuẩn
thứ nhất vòng qua vật chuẩn thứ nhất cô đi tiếp đến vật chuẩn thứ 2 vòng qua vật
chuẩn thứ 2, đi đến vật chuẩn thứ 3 vòng qua vật chuẩn thứ 3, đến vật chuẩn
cuối cùng là vật cản thứ 4 (Khi đi tay cô thả lỏng tự nhiên, đôi chân khéo léo để
không làm các cây vật chuẩn bị bổ ngã nếu mà vật chuẩn bị bổ ngã thì sẽ bị
phạm luật) kết thúc vật chuẩn thứ 4 thì các con đi về phía cuối hàng của mình
- Cô mời trẻ lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Trẻ thực hiện
- Cho từng trẻ lên thực hiện. Cô bao quát, sửa sai động viên trẻ.
- Trò chơi vận động: “ Mèo và chim sẻ ”
- Cách chơi: Cô mời 1 bạn làm mèo , các bạn còn lại làm chim sẻ , chim sẻ sẽ đi
ăn và kêu “ chít, chít ”, mèo sẽ bắt chim sẻ , chú chim nào bị bắt sẽ bị phạt .

+ Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở và thả lỏng chân tay
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ
Thứ ba ngày 07 tháng 06 năm 2022
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Tìm hiểu các mùa trong năm
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi các mùa, biết thứ tự các mùa trong năm. Trẻ nhận biết được
một số đặc điểm nổi bật của từng mùa như thời tiết, cảnh vật, trang phục,
các hoạt động và lễ hội có trong các mùa.
II. Chuẩn bị
-  Tranh ảnh về các mùa
III. Tiến trình hoạt động
+ Hoạt động 1 : Ổn định, giới thiệu bài

- Cô và trẻ cùng hát bài “ Trời nắng , trời mưa” và cô hỏi trẻ:
- Các con vừa hát bài gì?
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài .
+ Hoạt động 2 : Hoạt động nhận thức
Cô cho 3 đội quan sát và thảo luận về tranh ảnh các mùa trong thời gian 2 phút.
- Một năm có bao nhiêu mùa, là những mùa nào?
- Một năm bắt đầu bằng mùa gì?
*Mùa xuân:
- Ai có nhận xét gì về mùa xuân?
- Mùa xuân thời tiết như thế nào?
- Cây cối đâm chồi như thế nào?
- Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?
- Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?
- Tết đến mọi người thường làm gì?
 Cô khái quát lại: Mùa xuân có mưa phùn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi
nảy lộc, mùa xuân có ngày Tết cổ truyền của dân tộc đấy các con ạ.
* Mùa hè
- Ai có nhận xét gì về mùa hè?
- Vì sao mùa hè các bạn lại mặc quần áo mát mẻ?
- Vì mùa hè có nhiều nắng và ánh sáng nên có ích lợi gì cho cây cối?
- Mùa hè có hoa gì đặc trưng?
- Mùa hè nắng nóng nên mọi người thường đi đâu?
Cô cho trẻ quan sát hình ảnh đi biển, bể bơi, dã ngoại dịp hè.
- Thời tiết nắng nóng nên thường có hiện tượng tự nhiên gì xảy ra?
- Để hạn chế thiên tai bão lũ các con phải làm gì?
 
 Giáo dục trẻ không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi để bào về
môi trường xanh sạch đẹp
*Mùa thu:
- Mùa thu có những đặc điểm gì?
- Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?
- Mùa thu có ngày hội, ngày Tết gì đặc biệt?
 
Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về ngày hội đến trường và Tết trung thu.
- Theo các con những bộ trang phục như thế nào sẽ phù hợp với mùa thu?
Cô khái quát lại: Các con ạ, mùa thu là mùa thứ ba trong năm, mùa thu với những
cơn gió se se lạnh, thời tiết mát mẻ, có lá vàng rơi, mùa thu các bé thích thú với
ngày Tết trung thu, ngày hội khai trường.
*Mùa đông:
- Mùa đông có đặc điểm gì?
Cô cho trẻ quan sát hình ảnh trang phục mùa đông.
- Vì sao các bạn lại mặc quần áo như thế?
- Cây cối mùa đông như thế nào?
- Mùa đông có hiện tượng tự nhiên gì?
- Trong mùa đông có một ngày đặc biệt mà tất các các bạn nhỏ trên khắp thế giới đều
thích, đó là ngày gì?
- Trong ngày giáng sinh chúng mình sẽ nhận được quà từ ai?
- Trong mùa giáng sinh năm nay các con muốn nhận được quà gì từ ông già nô en?
- Để nhận được quà của ông già nô en chúng mình phải làm gì?
- Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?
 Cô khái quát lại: Mùa đông trời lạnh, có những nơi vùng cao có tuyết rơi, mùa
đông có ngày Giáng sinh mà các bạn nhỏ đều thích.
*Củng cố:
- Một năm có mấy mùa? Là những mùa gì?
Các con ạ, một năm có 4 mùa đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, các mùa cứ lặp đi lặp
lại hết năm này đến năm khác.
- Các con có biết, bây giờ là mùa gì?
*So sánh mùa hè và mùa đông:
- Mùa hè và mùa đông có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Đều là các mùa trong năm
- Khác nhau: Mùa hè trời nóng nắng, cây cối xanh tốt còn mùa đông trời lạnh giá,
cây cối trơ trụi
Giáo dục trẻ biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

+ Hoạt động 3 : Trò chơi “Ai thông minh hơn”


- Cách chơi: Cô tặng mỗi bạn một lô tô về các mùa, chúng mình đi thành vòng
tròn vừa đi vừa đọc bài vè, khi cô đọc câu đố về mùa gì trẻ cầm lô tô mùa
đó sẽ đi vào giữa vòng tròn và nói to tên mùa.
- Luật chơi: Bạn nào sai sẽ phải nhảy lò cò.
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Sau mỗi lần chơi cô động viên, khen trẻ kịp thời

Kết thúc:
- Nhận xét , tuyên duyên trẻ
Thứ tư ngày 08 tháng 06 năm 2022
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Thơ: Bốn mùa ở đâu
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc bài thơ: “Bốn mùa ở đâu ”
II. Chuẩn bị
- Tranh , hình ảnh về bài thơ
III. Tiến hành
+ Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài “ trời nắng , trời mưa ”
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
+ Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
- Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ, cử chỉ
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Lần 2: Cô đọc kết hợp với tranh minh họa.
- Đàm thoại về nội dung bài thơ
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tên tác giả?
 Đàm thoại trích dẫn theo tranh:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói những mùa nào?
- Mùa thu như thế nào ?
- Mùa đông như thế nào ?
- Mùa hạ như thế nào ?
- Còn mùa xuân như thế nào ?
Trích dẫn: Mùa hạ trong bếp than hồng
        Mùa đông núp trong tủ lạnh
        Mua thu mát rượi dấu mình
          Trên chiếc quạt trần ba cánh.
       Có một mùa xuân nắng ấm
           Trên gương mặt mẹ tươi cười
    Bốn mùa ở trong nhà cả
 Bé tìm là gặp ngay thôi
* Nội dung: Bài thơ nói về đặc điểm của mỗi mùa trong năm, mỗi mùa mang sắc
thái và đặc điểm riêng .
- Các con hãy nhứ mặc đúng trang phục để bảo vệ cơ thể mình qua các mùa nhé.
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 2-3 lần
-Cô chia tổ, nhóm, cá nhân lên đọc
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khen ngợi trẻ.
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
Thứ năm ngày 09 tháng 06 năm 2022
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Dạy hát “ Nắng sớm ”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài hát “ Nắng sớm”
II. Chuẩn bị
- Nhạc “ Nắng sớm”
- Nhạc một số bài hát kông lời .

III.Tiến trình hoạt động


1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ đọc bài thơ : “ Bốn mùa ở đâu”
- Các con vừa đọc bài thơ gì ?
- Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài hát.
2. Hoạt động 2: Dạy hát
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe không nhạc
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
- Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc không lời
- Đàm thoại về nội dung bài hát:
- Trong bài hát có nhắc tới thời tiết như thế nào?
* Dạy hát
- Cô dạy cả lớp hát từng câu(2-3 lần)
- Cô cho trẻ thi đua theo nhiều hình thức (Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài hát”
- Cách chơi : Cô mở một số nhạc bài hát không lời , cô cho trẻ nghe và đoán tên
bài hát , ai đoán được nhiều và chính xác sẽ là người chiến thắng .
Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương
Thứ sáu ngày 10 tháng 06 năm 2022

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Đề tài: Cắt dán đám mây

I. Mục đích, yêu cầu:


Trẻ biết cách cắt dán đám mây. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh cắt dán đám mây
- Giấy màu, hồ dán cho trẻ và cho cô.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1: Ổn định
- Trẻ hát bài : “ Nắng sớm”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về điều gì ?
- Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài .
2. Hoạt động 2:Trọng tâm
- Các con đoán xem cô có bức tranh gì đây ?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh của cô không ?
- Cô vừa cắt vừa đàm thoại với trẻ về cách cắt và dán đám mây.
- Để bức tranh thêm sinh động hơn thì chúng ta phải làm gì ?
- Các con có muốn cùng cô cắt dán những đám mây này không ?
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm kéo , cách cắt .
* Trẻ thực hiện
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Khuyến khích trẻ trẻ yếu kém
- Trong lúc trẻ làm cô mở nhạc nhẹ không lời nhẹ nhàng để trẻ thực hiện .
* Nhận xét sản phẩm
- Cô khơi gợi cho trẻ nhận xét về sản phẩm của bạn .
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ .
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét và tuyên dương 

You might also like