You are on page 1of 29

GIÁO ÁN TUẦN 22

CHỦ ĐỀ: BÉ DU XUÂN


(Từ ngày 19/02/2024 đến ngày 23/02/2024)

A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
1. Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục buổi sáng theo sự hướng dẫn của cô.
5. Trẻ thể hiện được sự nhanh mạnh khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng.
- Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).
10. Trẻ nhận biết được ăn là để chóng lớn, khỏe mạnh, và chấp nhận ăn nhiều loại thức
ăn khác nhau
13. Trẻ thực hiện được một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống
nước đã đun sôi…
2. Phát triển nhận thức
27. Trẻ biết đếm đúng trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5
41. Trẻ kể được tên một vài danh lam thắng cảnh của địa phương như: Đồi chè, Rừng
thông, thác dải yếm, hang dơi...
3. Phát triển ngôn ngữ
45. Trẻ nói rõ, mạch lạc được các tiếng
48.Trẻ biết kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông
bà, đi chơi, xem phim....
53.Trẻ biết nói đủ nghe, không nói lí nhí.
4. Phát triển tình cảm – xã hội
62. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận
70. Trẻ thực hiện được bỏ rác đúng nơi quy định.
5. Phát triển thẩm mỹ
71. Trẻ thể hiện được sự vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe âm
thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.
74. Trẻ biết hát tự nhiên hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.
B. NỘI DUNG
PHẦN I: ĐÓN TRẺ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập ăn ngủ của trẻ ; tuyên truyền về phòng
chống dịch bệnh.
- Cùng trẻ chọn tranh, trò chuyện về những bức tranh về một số hiện tượng tự nhiên và
các mùa trong năm. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ đề. Nhắc trẻ mang đồ chơi, tranh ảnh
đến cùng tạo bộ sưu tập, bé chơi trong các góc.
PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
- Hướng dẫn trẻ cách xếp hàng, xếp đội hình, về hàng và tập theo nhạc chung của
trường với bài “Nắng sớm”: Hô hấp: 1; Tay: 1; Chân: 3; Bụng – lườn: 2; Bật: 3 theo gậy,
vòng
- Tập theo lời bài hát “ Nắng sớm”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thực hiện đầy đủ các động tác trong bài tập thể dục theo sự hướng dẫn của cô
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng tập đúng động tác theo nhạc chung của trường.
3. Giáo dục:
- Có ý thức phối hợp với các bạn trong lớp khi luyện tập.
- Chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
- Nhạc của trường
- Trang phục gọn gàng cho cô và trẻ
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của cô
1. Khởi động - Trẻ đi vòng tròn vỗ tay, 2 tay chống hông,
đi các kiểu theo lời bài hát: Đồng hồ vừa báo -Trẻ đi các kiểu
thức.
- Xếp thành 3 hàng ngang: Khởi động xoay
các khớp cổ tay, vai, chân, gối. - Trẻ đứng về chấm để tập
Tập theo nhạc chung của trường bài hát :
2: Trọng động Nắng sớm. - Trẻ theo tập theo cô và các
bạn
+ ĐT hô hấp 1: Hai tay giơ trước miệng
giả làm động tác thổi bóng. Kết thúc
ĐT vỗ tay 2 bên

+ ĐT tay 1: 2 bàn tay xoè, khuỷu tay


gập, sau đó 2 tay vỗ trước ngực,
đồng thời 2 tay bước sang ngang, kết
thúc vỗ tay 2 bên

+ ĐT chận 3: 2 tay giơ lên cao vẫy tay


Sau đó nghiêng người sang phải rồi
đưa 2 tay thẳng lên cao hạ xuống sau
đó nhịp 2 nghiêng người sang trái.

+ ĐT bụng 2: 2 chân bước sang ngang


đồng thời 2 ta giơ lên cao vỗ sau đó cúi
gập người 2 tay chạm đầu mũi bàn chân
rồi đứng thẳng người lên, 2 tay vỗ, sau
đó đổi chân, kết thúc vỗ tay 2 bên.
+ ĐT bật 3: 2 tay chống hông bật nhảy tại
chỗ
Sau đó chân phải đứng chân trái đưa ra trước
Gót chân chống, đồng thời 2 tay vỗ, nhịp 2
Như nhịp 1 đổi chân.
- Cho trẻ nhẹ nhàng thả lỏng người
3: Hồi tĩnh
PHẦN VI: CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
NỘI DUNG:
Góc PV: Bé đi du xuân
Góc NT: Vẽ, tô màu, làm bộ sưu tập về mùa xuân.
Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh về mùa xuân
Góc TN: Chăm sóc hoa, vườn rau
Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhập vai chơi và biết thể hiện vai chơi
- Trẻ biết thể hiện tâm trạng đang đi du xuân
- Trẻ biết tô màu làm bộ sưu tập mùa xuân
- Trẻ biết quan sát tranh nói được nội dung bức tranh, biết làm bộ sưu tập.
- Biết chăm sóc hoa, vườn rau
- Biết xây dựng công viên mùa xuân
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng dùng các nét xiên, nét xổ thẳng, nét cong để tạo sản phẩm
3. Giáo dục: Biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi theo mùa, biết cách ăn mặc
trang phục đúng theo mùa
II. Chuẩn bị
- Các loại hoa.
- Cây cảnh nhựa. Khối xây dựng các loại như: gỗ, gạch, hàng rào, sỏi, hột hạt, cây ăn
quả, cây hoa, thảm cỏ,
- Truyện tranh ảnh về mùa xuân, các loại tranh ảnh về hoa quả mùa xuân
- Bình ô doa, nước...
III. Tổ chức hoạt động.
1. Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “ Mùa xuân »
+ Cho trẻ thăm quan các góc chơi kết hợp đọc thơ : Hoa cúc vàng
Cô giới thiệu ND chơi của các góc
+ Cho trẻ nhận góc chơi, phân vai chơi, cô gợi ý trẻ chơi đều ở các góc.
2. Quá trình chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, gợi ý trẻ chơi hoàn thành tốt công trình mình.
- Trẻ về góc lấy đồ dùng về cho góc chơi của mình.
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ cách thực hiện các bài tập ở góc.
- Cô bao quát trẻ chơi hướng dẫn trẻ thể hiện đúng nội dung bài tập ở góc chơi, gợi ý
trẻ nhập vai chơi thực sự. động viên khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm và hoàn thành tốt sản
phẩm của mình.
+ Góc PV : Các bạn đi du xuân ngắm hoa mùa xuân ? Hoa mùa xuân có màu gì…
+ Góc NT : Các bác đang chuẩn bị làm gì mà vui nhộn thế ?
+ Góc XD : Các cô chú CNXd dang xây dựng công trình gì để chuẩn bị đón xuân đấy.
+ Góc HT : Các bác hoạ sĩ đang làm bộ sưu tập gì vậy, tôi có một số hình ảnh các loại
hoa của tây bắc muốn bán các bán có mua không ạ.
3. Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng nhóm cho trẻ giới thiệu nhóm chơi của mình và sản phẩm của nhóm đã
làm dược
- Nhóm nghệ thuật: chọn sản phẩm đẹp để trang trí chủ đề
- Cô chọn goc chơi nổi bật cho các góc khác đến tham quan, nhóm trưởng giới thiệu.
- Cô củng cố lại và giáo dục trẻ
- Trẻ cất đồ chơi đúng góc quy định.
PHẦN IV: CHƠI NGOÀI TRỜI
* Nội dung chơi
- Trò chuyện về DLTC địa phương
- Quan sát thời tiết mùa xuân
- Vẽ các loại hoa quả mùa xuân
- Thăm quan vườn hoa mùa xuân
- Nhặt lá cây xếp thành hình bông hoa
* Trò chơi: Ném còn, đẩy gậy, truyền tin, kéo co.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết về các DLTC ở địa phương.
- Trẻ biết quan sát thời tiết
- Trẻ biết vẽ các loại quả mùa xuân
- Trẻ biết thăm quan vườn hoa mùa xuân
- Trẻ biết nhặt các loại nguyên liệu lá cây xếp thành hình bông hoa.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, sáng tạo xếp các loại nguyên liệu để tạo ra sản phẩm.
3. Giáo dục
- Trẻ có ý thức trong giờ học, biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa quả mùa xuân.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát, trò chuyện thoáng mát, sạch sẽ.
- Phấn vẽ, lá cây…
III.Tổ chức hoạt động
* TC về DLTC ở địa phương
- Cô cùng trẻ hát: mùa xuân
- Trong bài hát nói về những loài hoa nào của mùa xuân? Đó cũng là hoa trong dịp tết?
- Cô hướng dẫn trẻ trong ngày tết bố mẹ thường chúng mình đi chơi những đâu.
- Cô kể 1 số danh lam thắng cảnh ở Mộc Châu. Hang dơi, Cầu Kính bạch long, rừng
thông, Tây tiến,...
- Cô cùng trò chuyện và hỏi trẻ
* Quan sát thời tiết
- Cô cùng trẻ ra sân hát về mùa xuân
- Cô hỏi trẻ quan sát thời tiết hôm nay thế nào?
- Trời có nắng không?
- Con cảm thấy lạnh hay nóng?
- Vì sao con thấy vậy?
- Do thời tiết đặc trưng của mùa xuân con sẽ không cảm thấy nóng khi trời rất nắng.
- Chúng ta phải ăn mặc như thế nào?
- Nếu mặc ít quần áo sẽ làm sao?
- GD: Thời tiết mùa xuân trời vẫn còn lạnh nên chúng ta cần phải mặc quần áo ấm.
* Vẽ các loại hoa quả mùa xuân
- Cô cùng trẻ trò chuyện về mùa xuân
- Khi mùa xuân đến có các loại hoa quả nào
- Có những loại quả nào trong dịp tết
- Có hoa đào hoa mai, quả chuối quả bưởi
- Các con có thích vẽ các loại hoa quả ngày tết không
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ hoa đào, hoa mai và các loại chuối quả bưởi ngày tết.
- Cô chia phấn cho trẻ.
- Hỏi ý định của trẻ:
- Con sẽ vẽ gì?
- Vẽ như thế nào?
- Cho trẻ vẽ.
- Cô quan sát và giúp đỡ, tuyên dương trẻ.
- Nhận xét sản phẩm
* Thăm quan vườn hoa mùa xuân
* Hát và ra ngoài sân trường thăm vườn hoa
- Vừa đi vừa hát: Mùa xuân
- Các con quan sát xem sân trường có gì?
- Có các loại hoa gì?
- Đây là cây hoa gì?
- Có đặc điểm gì?
- Lá, cành, hoa như thế nào?
- Còn đây là các loại hoa ì?
- Các cây hoa có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Hoa có đẹp không?
- Hoa có ích gì với đời sống con người?
- Giáo dục trẻ biết cách trồng hoa trong dịp xuân về
* Nhặt lá cây xếp thành hình bông hoa.
- Cô cho trẻ ra sân, nhặt các loại lá cây
- Cô cho trẻ nhặt lá cây để xếp thành hình bông hoa
- Trẻ xếp cô hướng dẫn động viên trẻ
- Xếp 5, 6 lá thành hình bông hoa
- Nhận xét sản phẩm khuyến khích động viên trẻ
2. Trò chơi
* Ném còn.
- Cách chơi và luật chơi: Cô có một cây làm đích là vòng tròn ở trên. Nhiệm vụ của
các bạn là lấy quả còn ném thật trùng đích, lọt vào trong chiếc vòng. Nếu ai ném ra ngoài
hoặc không trúng đích thì phải nhảy lò cò
* Đẩy gậy
- Cô sẽ vẽ một hình tròn to sau đó cô mời hai bạn lên vào vòng tròn
- Hai bạn sẽ cầm hai đầu của gậy và đẩy thật mạnh bạn nào ra khỏi vòng trước sẽ là
người thắng cuộc, bạn nào thua sẽ phải nhay lò cò.
* Truyền tin
- Cách chơi và luật chơi: Cô cho trẻ 1 tấm hình lô tô và trẻ phải ghi nhớ và nói thầm
vào tai bạn tiếp theo, bạn tiếp nhận thông tin và truyền vào tai trẻ tiếp cho đến bạn cuối cùng.
Bạn cuối cùng sẽ nhặt lô tô tương ứng và cầm lên. Đội nào sai sẽ nhảy lò cò 1 vòng
* Kéo co
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tường đương sức nhau, xếp thành hai hàng
dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, Cầm sợi
dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây, đứng so le nhau. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả
kéo mạnh dây về phía đội của mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch
chuẩn trước là thua cuộc.
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
PHẦN V: VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết rửa tay đúng qui trình theo 6 bước rửa tay
- Trẻ biết tên các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, trong bữa ăn hàng
ngày của trẻ.
- Trẻ biết rửa mặt theo đúng qui trình khi rửa mặt
- Trong giờ ngủ trẻ ngủ ngon giấc
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách cho trẻ
- Rèn kỹ năng, nhai xúc gọn gàng, không làm rơi vãi cơm ra bàn
- Rèn cho trẻ có kỹ năng rửa mặt lần lượt đúng qui trình
- Rèn trẻ có kỹ năng trong khi ngủ không đạp chăn màn trong khi ngủ
3. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức trong khi rửa tay, không tranh giành đồ dùng đồ khi rửa tay, biết tiết
kiệm nước, tiết kiệm năng lượng.
- Giáo dục trẻ trong khi ăn, không nhai tóp tép không phát ra tiếng động, không khua
thìa bát đũa trong khi ăn.
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ dùng của nhau, thường xuyên rửa mặt tắm rửa để
cho cơ thể luôn sạch sẽ.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi ngủ, không nói chuyện giêng trong khi ngủ.
II. Chuẩn bị:
- Xà phòng, khăn lau tay, nước ấm
- Tạp rề, khẩu trang,bàn ghế, khăn lau tay, đĩa đựng cơm rơi, bát thìa, cơm, canh, thức
ăn cho trẻ
- Giá phơi khăn mặt, chậu, khăn mặt
- Đệm, gối, chăn ,màn
III. Tổ chức hoạt động
1. Vệ sinh rửa tay
* Cô cùng trẻ ra xếp hàng và đọc bài thơ ( miếng xà phòng nho nhỏ)
+ Các con vừa thể hiện bài thơ gì ?
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
+ Các con có biết vì sao lại phải rửa tay không ?
+ Rửa tay vào những lúc nào ?
+ Vì sao lại rửa tay vào lúc đi vệ sinh, lúc ăn cơm, và các hoạt động khác ?
- À đúng rồi chúng mình phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và làm những
cong việc khác, vì khi chúng mình hoạt đông, và đi vệ sinh các con vi khuẩn bám vào tay,
nếu không rửa sẽ bị những vi chùng đó bám vào tay, mà chúng ta lại cầm lắm thức ăn sẽ bị
vi khuẩn theo thức ăn vào bụng sẽ gây ra bệnh tiêu chảy, và nhiều bệnh khác nữa..
- Cô rửa mẫu cho trẻ xem một lần. 6 bước rửa tay.
+ Bước 1: Làm ướt tay lấy xà phòng chà sát hai lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại.
+ Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
+ Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược
lại.
+ Bước 5: Dùng bàn tay này xoáy ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại, làm
sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho mỗi trẻ đứng vào một vòi nước
- Nhắc trẻ kéo cao tay áo, và vặn nhỏ nước khi rửa, để tiết kiệm nước
- Trẻ rửa cô bao quát nhắc nhở trẻ rửa tay cho sạch và đúng qui trình.
- Trẻ rửa xong cho trẻ lau tay vào khăn sạch
- Cho trẻ nhận xét đôi bàn tay của mình đã được rửa tay với xà phòng
- Các con hãy xoè đôi bàn tay xinh sắn của chúng mình ra xem đã sạch chưa ?
- Chúng mình ngửi xem tay có thơm không ?
- GD: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể chân tay, mặt mũi sạch sẽ hàng ngày
- Biết tiết kiệm nước sạch và biết tiết kiện năng lượng
2. Ăn trưa
* Cô kê bàn ghế cùng trẻ và cho trẻ ngồi theo tổ và đọc bài thơ “giờ ăn”
- Cô chia cơm và thức ăn mặn vào bát cho trẻ
- Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của từng món ăn
- Canh xương củ quả, trong thịt có nhiều chất đạm, xương có nhiều can xi và chất đạm.
Còn củ quả có chứa nhiều vi ta min, củ màu đỏ như cà rốt và cà chua có chứa nhiều VTMA,
giúp sáng mắt, can xi giúp chắc xương
- Cơm có nhiều chất tinh bột vậy chúng mình phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ
thể mới lớn nhanh và khoẻ mạnh, thông minh học giỏi
- Cho trẻ mời cô và các bạn
- Khi trẻ ăn cô động viên trẻ ăn ngon miệng hết xuất không nói chuyện riêng, không
làm vãi cơm ra ngoài
- Cô chú ý đến trẻ suy dinh dưỡng và kém ăn để động viên trẻ ăn hết xuất.
- Khen những trẻ ăn hết xuất
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ lau miệng, xúc miệng, uống nước
3. Ngủ trưa
* Cô chuẩn bị giường ngủ, chăn, gối, màn cho trẻ đầy đủ.
- Cô cho trẻ đi ngủ, nhắc trẻ xếp dầy dép của mình ngọn gàng ngăn nắp rồi mới lên
giường ngủ,
- Khi trẻ lên ngủ cô sắp gối cho trẻ ngay ngắn và đắp chăn cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ ngủ cô không nói chuyện to, không bỏ lớp đi ra ngoài.
- Những trẻ khó ngủ cô hát ru, hoặc hát dân ca để đưa trẻ vào giấc ngủ.
PHẦN VI. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Vệ sinh, ăn chiều
* Rèn kỹ năng gấp quần áo
* Nhận biết 1 số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ khi có người lạ đến gần
* Làm quen với vở tạo hình
* Thể dục nhịp điệu
* Dọn dẹp vệ sinh lớp.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết và nhận ra một số trường hợp khẩn cấp như bị lạc, có người lạ đến nhà,
cháy…
- Trẻ biết một số cách sử lý khi gặp các tình huống trên (Nhờ người sự giúp đỡ hoặc
gọi số điện thoại khẩn cấp…
- Dạy trẻ biết được các bước gấp quần áo một cách đơn giản, nhanh gọn.
- Trẻ biết cách tô, tạo hình
- Trẻ biết tập thể dục nhịp điệu
- Trẻ biết dọn dẹp vệ sinh lớp
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng sử lý khi gặp các tình huống trên (Nhờ người sự giúp đỡ hoặc gọi số
điện thoại khẩn cấp
- Trẻ gấp được quần áo một cách gọn gàng, đẹp, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy
định.
3. Giáo dục: Trẻ yêu quý thiên nhiên cỏ cây hoa lá
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị quần áo
- Tranh ảnh về các tình huống khi có người lạ đến gần trẻ
III. Tổ chức hoạt động.
1.Vệ sinh, Ăn phụ
* Cô cho trẻ đi vệ sinh, chải đầu cho trẻ.
- Cô cho trẻ ăn mặc quần áo gọn gàng
- Cô cho trẻ ra bàn ngồi để chuẩn bị ăn phụ
- Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của món cháo có chất bột đường, được
nấu với thịt có nhiều chất đạm, cà rốt có rất nhiều vi ta min ngoài ra ở trong tuần các con còn
được ăn sôi, ăn bún, ăn bánh, uống sữa cũng rất có nhiều chất bột đường chất đạm chất vi ta
min, các con phải chịu khó hết xuất của mình thì mới có đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mới
nhanh lớn thông minh học giỏi đấy.
- Cô nhắc trẻ mời cô mời các bạn
- Trong khi trẻ ăn cô đi động viên khuyến khích trẻ trong khi ăn các con không được
nói chuyện giêng không được làm vãi rơi thức ăn ra ngoài, cô đi quan sát động viên trẻ ăn.
- Cô chú ý những trẻ suy ding dưỡng, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cô nhắc trẻ đi rửa mặt vào lớp.
2. Hoạt động theo ý thích
* Rèn kỹ năng gấp quần áo
- Cô giới thiệu các bộ phận của quần (Cạp quần, ống quần, gấu quần, đụng quần).
- Đầu tiên cô cũng lộn quần sang mặt phải, rủ quần và trải quần ra, một tay cầm ở cạp
quần, 1 tay cầm gấu quần, nhẹ nhàng gấp từ phải sang trái, sau đó vuốt cho thẳng, rồi cầm
gấu quần gấp từ dưới lên trên sao cho gấu quần bằng với cạp quần, gấp đôi lên thêm một lần
nữa.
- Bây giờ bạn áo và bạn quần đã đẹp chưa cả lớp.
Cô cho 2 bạn lên gấp giúp cô (Một bạn gấp áo, 1 bạn gấp quần)
- Gợi ý, khen gợi, động viên trẻ.
Giáo dục: Qua giờ học hôm nay về nhà các con nhớ giúp bố mẹ gấp quần áo
*Nhận biết 1 số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ khi có người lạ đến
gần
- Mình chào các bạn. Hôm nay mình trải nghiệm một ngày cùng bạn Bo trong chương
trình Con đã lớn khôn. Và bây giờ xin mời các bạn tham gia cuộc trải nghiệm cùng Bo trong
trương trình Con đã lớn khôn nhé,
- Lắng nghe hình như có tiếng gì các bạn?
- Tiếng khóc của bạn Bo. Không biết vì sao bo lại khóc chúng mình cùng xem nào.
- Hoạt động 1: Một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
( Cho trẻ xem đoạn video đến đoạn Bo bị lạc mẹ và khóc )
- Vì sao bạn Bo khóc?
- Nếu con là bạn Bo khi bị lạc mẹ con sẽ làm như thế nào?
- Cô thấy ý kiến của tất cả các bạn đều hợp lý và có nhiều cách làm các bạn đưa ra khi
bị lạc mẹ vậy bây giờ cùng xem bạn Bo sẽ làm như thế nào?
- Bạn Bo đã được ai giúp đỡ?
- Khi có người giúp đỡ chúng mình phải nói như thế nào?
- Trong lớp chúng mình bạn nào nhớ được số điện thoại của bố mẹ nào? ( 2-3 trẻ )
- Ngoài nhớ được số điện thoại ra thì chúng mình còn phải nhớ địa chỉ của ai?
- Các con ạ không chỉ ở nhà đâu mà ở trên lớp khi có người lạ đến đón thì chúng mình
sẽ làm gì?
- Và khi ra đường có người lạ cho kẹo rủ đi cùng thì chúng mình sẽ làm gì?
- Nếu người lạ cố tình dắt con đi con phải làm như thế nào?
- Các bạn sẽ kêu lên như thế nào?
Giáo dục trẻ: Các bạn nhớ nhé khi có người lạ đến lớp đón hay có người lạ đến nhà
thì chúng mình không được mở cửa hay theo đi. Nếu người lạ vẫn cố kéo chúng mình theo
thì chúng mình phải kêu lên và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh các bạn đã nhớ
chưa nào.
* Làm quen với vở tạo hình
+ Cho trẻ ngồi theo từng nhóm, cô phát vở cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ theo yêu cầu tô màu từng của bài
- Trẻ thực hiện
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ kịp thời.
- Nhận xét, động viên trẻ.
* Thể dục nhịp điệu
- Cô giới thiệu bài hát mùa xuân cho trẻ
- Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang cô mở nhạc bài thể dục nhịp điệu bài hát mùa
xuân để trẻ tập cùng cô
- Trẻ tập cô hướng dẫn trẻ tập từng động tác
- Cô nhận xét sau buổi học
* Dọn dẹp vệ sinh lớp.
- Cô tập trung trẻ lại cùng trò chuyện
+ Để xung quanh lớp học luôn sạch sẽ các con sẽ làm gì?
+ Cô chia lớp thành 3 tổ, phát dụng cụ,cô phân công việc cho từng tổ
- Tổ 1: Lau ở góc học tập và góc phân vai
- Tổ 2: Lau ở góc xây dựng và góc âm nhạc
- Tổ 3: Lau ở ngoài và góc thiên nhiên
Cuối buổi cô tập chung trẻ lại nhận xét sản phẩm của từng nhóm.
Cho trẻ nhận xét sản phẩm, cô nhận xét chung
3. Nêu gương cuối ngày, cuối tuần- trả trẻ
*Nêu gương cuối ngày
- Cô cho trẻ ngồi về tổ của mình.
- Cô cho tổ trưởng của từng tổ nhận xét về các thành viên trong tổ.
- Cô hỏi lí do vì sao hôm nay cháu ngoan và hư
- Cô nhận xét chung
- Cho trẻ lên cắm cờ
* Nêu gương cuối tuần
- Hôm nay là ngày thứ mấy vậy các con?
- Cứ đến mỗi thứ 6 hàng tuần các con được nhận gì?
- Để được phiếu bé ngoan phải đạt được điều gì?
- Cô gợi hỏi trẻ số cờ trẻ đạt trong tuần và nhận xét mình và bạn
- Cô mời trẻ đứng thành vòng tròn nhận phiếu bé ngoan
- GD: Bé ngoan không những ngoan ở lớp mà bé ngoan còn ngoan ở mọi lúc mọi nơi.
* Trả trẻ
- Cô chuẩn bị tư trang, quần áo, đầu tóc cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
- Cô trả trẻ với thái độ niềm nở, vui vẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,
vui chơi của trẻ trong ngày.
**********************************
Thứ 2 ngày 19 tháng 02 năm 2024
A. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân, chào cô chào bố mẹ, chuyển ảnh bé đến
lớp, cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
B. THỂ DỤC SÁNG
- Cho trẻ ra sân tập thể dục theo chủ đề
C. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
NỘI DUNG: NÉM TRÚNG ĐÍCH NGANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ thể hiện được sự nhanh mạnh khéo trong thực hiện bài tập. Trẻ biết ném trúng
đích ngang đúng tư thế.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo của đôi bàn tay
3. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức trong giờ học đứng trong hàng không xô đẩy nhau, biết yêu quý tết và
mùa xuân.
II. Chuẩn bị :
- Cô: Sân tập bằng phẳng, 2 cái rổ đựng túi cát, 2 đích nằm ngang
- Trẻ: Trang phục gọn, sức khoẻ tốt.
- Loa.
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động * Hát “Hoa lá mùa xuân” - Trẻ hát cùng cô
Khởi động - Trong bài hát nói đến điều gì? - Đến tết
- Mùa xuân đến có những loại hoa nào?
- Ngày xuân đến là ngày những ngày này - 2 – 3 trẻ
thường diễn ra rất nhiều các lễ hội để mừng
xuân mới. Lớp chúng mình có muốn tham gia
không? Vậy cô cháu mình cùng làm đoàn tàu
đi vui lễ hội nào.
a. Khởi động
- Cô cùng trẻ làm đoàn tàu ra sân - Đi thành vòng tròn, đi
- Cô đi ngược chiều với trẻ. các kiểu đi : Đi thường –
2.Hoạt động đi bằng gót chân – đi
Trọng động thường – đi bằng mũi
chân – đi thường - chạy
b.Trọng động nhanh - chạy chậm – đi
*Bài tập phát triển chung. Bài mùa xuân thường

Động tác: Hô hấp

Tay: 2l x 8 nhịp

Chân: 2l x 8 nhịp

Bụng- lườn: 2l x 8 nhịp

Bật: 2l x 8 nhịp

* VĐCB: Ném trúng đích ngang


- Cô tập mẫu - Trẻ quan sát cô
- Cô tập lại kết hợp phân tích động tác: Cô - Chú ý lắng nghe
đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh
ném thì cô nhặt túi cát lên trên tay cô cầm túi
cát đưa tay ra phía trước vòng ra sau lên cao
lấy đà nhằm đích để ném trúng đích
- Cô tập mẫu lại cho trẻ xem - Trẻ thực hiện
* Trẻ thực hiện - Trẻ thi đua nhau
- Cô cho 1 trẻ lên thực hiện
- Cho 2 trẻ ở 2 tổ lên thi đua nhau
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Nhận xét sau buổi tập
* Trò chơi: Kéo co
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn
trước là thua cuộc.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau,
tường đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc
đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khỏe
nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, Cầm sợi dây
thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây, đứng
so le nhau. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo
3. Hoạt động mạnh dây về phía đội của mình. Nếu người
Hồi tĩnh. đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch - Trẻ chơi trò chơi
chuẩn trước là thua cuộc.
- Cho trẻ chơi 2,3 lần.
c. Hồi tĩnh - Trẻ đi lại nhẹ nhàng
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng lên nhận phần thưởng
- Trẻ thu dọn đồ cùng cô
D. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
1. Góc PV: Bé đi du xuân
2. Góc NT: Vẽ, tô màu, làm bộ sưu tập về mùa xuân.
3. Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh về mùa xuân
4. Góc TN: Chăm sóc hoa, vườn rau
5. Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân.
E. CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Vẽ hoa lá mùa xuân
2. Trò chơi vận động: Ném còn
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
F. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh , rửa tay
2. Ăn trưa
3. Ngủ trưa
G. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
1. Vệ sinh, ăn phụ
2. Rèn kỹ năng gấp quần áo
3. Nêu gương cắm cờ.
4. Trả trẻ.Trò chuyện với các bậc phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ.
H. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- 19/19 Trẻ có sức khỏe tốt. Vắng: 0
2. Trạng thái cảm xúc - hành vi của trẻ.
- Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô.
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ đạt được trong ngày.
- 18/19 đạt mục tiêu. Trẻ biết ném trúng đích ngang đúng tư thế. Trẻ thực hiện vận
động tốt như cháu: Linh, Trường, Long, ,...
- Còn một số trẻ còn chưa chú ý trong HĐH như cháu: Lệ.
- Trẻ có kỹ năng vận động
**********************************
Thứ 3 ngày 20 tháng 02 năm 2024
A. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân, chào cô chào bố mẹ, chuyển ảnh bé đến
lớp, cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
B. THỂ DỤC SÁNG
- Cho trẻ ra sân tập thể dục theo chủ đề
C. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NỘI DUNG: ĐẾM ĐẾN 3 NHẬN BIẾT SỐ 3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng ,nhận biết số 3.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đếm thành thạo từ 1- 3.(đếm từ trái sang phải)
- Trẻ tìm được các nhóm có số lượng trong phạm vi 3 theo yêu cầu của cô.
- Rèn kỹ năng quan sát,nhận biết,đếm số lượng, lắng nghe,ghi nhớ.
3. Giáo dục:
- Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể, biết yêu quý mùa xuân
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- 3 cái chậu, 3 bông hoa,thẻ số từ 1- >3
- 2 ngôi nhà gắn thẻ số 2 và số 3
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 3 cái chậu, 3 bông hoa, các thẻ số 1,2,3; 2 thẻ số 3.
3. Địa điểm. Trong lớp
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: - Cho trẻ hát bài " Mùa xuân” - Cả lớp hát
Tạo hứng thú * Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về mùa gì
- Mùa xuân có các loại hoa quả gì
Hôm nay cô sẽ cho các con đi tham quan - Trẻ đi thăm quan vườn
vườn hoa quả mùa xuân hoa mùa xuân
2. Hoạt động 2: *a. ôn số lượng trong phạm vi 2
Nội dung trọng
tâm - Cô cho trẻ đi thăm quan vườn hoa.. - Trẻ trả lời
+ Các con nhìn xem vườn của bạn có gì
vậy?
+ Chậu hoa đẹp quá chúng mình cùng đếm - 2 chậu
xem bạn trồng được mấy chậu hoa nào?
- Trẻ gắn số lượng
(Cô cho trẻ đếm và gắn số lượng)
+ Ngoài 2 chậu hoa ra bạn còn trồng thêm
- Trẻ kể
gì nữa?
- Trẻ lắng nghe
- Bạn nhỏ đã trồng rất nhiều hoa để tặng cho
mẹ, nhưng bạn lại thích trồng hoa để tặng
cho bà nữa đấy, bây giờ chúng mình hãy
giúp bạn trồng thêm hoa để tặng cho bà nhé.
* b. Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối
tượng, nhận biết số 3:
- Hôm nay cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 Trẻ lắng nghe
món quà đấy. Để biết đó là quà gì, cô mời
các con cùng đi về chỗ của mình để lấy quà
nào.
- Cô tặng cho mỗi bạn 1 rổ quà đấy, chúng Chậu, hoa và các thẻ số
mình cùng lấy rổ quà để ra phía trước nào. Trẻ làm theo yêu cầu của
+ Các con cùng nhìn trong rổ xem cô đã cô
tặng cho chúng mình thứ gì?
+ Cô đã tặng cho mỗi bạn những chiếc chậu
xinh xắn để chúng mình trồng cây, bây giờ
các con hãy xếp giúp cô xếp tất cả số chậu Trẻ trồng 2 bông hoa
ra nào! (chú ý xếp thành hàng ngang, thẳng
hàng và xếp từ trái qua phải các con nhớ
chưa nào)
- Bây giờ các con hãy trồng cho cô 2 bông 2 bông ạ
hoa, mỗi chậu 1 bông hoa.
- Hỏi trẻ:
+ Các con đã trồng mấy bông hoa vào chậu? Không bằng nhau
- Cô cho trẻ đếm và gắn số thẻ tương ứng
với số hoa
Hoa ít hơn.Vì thiếu 1 bông
- Cô cho trẻ đếm nhóm chậu. hoa
* So sánh: Chậu nhiều hơn.Vì thừa ra
+ Bây giờ các con hãy so sánh xem nhóm 1 cái chậu
hoa và chậu như thế nào với nhau? Thêm 1 bông hoa hoặc bớt
- Nhóm nào ít hơn? Vì sao con biết? 1 cái chậu

- Nhóm nào nhiều? Vì sao con biết?


- Muốn cho nhóm hoa và nhóm chậu bằng Thêm 1 bông hoa
nhau các con phải làm gì?
- Cô khẳng định: Có 2 cách để số hoa và số
-Trẻ thêm 1 bông hoa
chậu bằng nhau đó là: C1: thêm một bông
hoa, C2: Bỏ bớt 1 cái chậu
- Nhưng để cho tất cả các chậu đều có hoa thì - Trẻ trả lời
con sẽ chọn cách nào?
- Cho trẻ thêm 1 bông hoa.
- Hỏi trẻ: Trẻ đếm
+ 2 bông hoa thêm 1 bông hoa là mấy bông
hoa?
( Đồng thời yêu cầu trẻ cất thẻ số 2)
- Cho trẻ đếm số hoa.
- Cả lớp-tổ-cá nhân đếm
Bằng nhau, bằng 3
- Cô khẳng định: 2 bông hoa thêm 1 bông hoa
thành 3 bông hoa.
- Cả lớp đếm nhóm chậu
*So sánh:
3. Hoạt động 3: - Lúc này số hoa và số chậu như thế nào với
Kết thúc nhau?
Và cùng bằng mấy? - Cả lớp đọc
* Giới thiệu số 3: Để biểu thị nhóm có số - Tổ đọc
lượng là 3 thì cô sẽ dùng chữ số 3.
- Nhóm đọc
(cả lơp chọn thẻ gắn vào nhóm hoa và chậu)
- Cá nhân đọc
- Cô giơ thẻ số lên:
- Cô đọc mẫu: 2 lần ( Số 3)
- Trẻ lắng nghe
- Cho cả lớp đọc: 3 lần
- Trẻ nhắc lại cấu tạo số 3
- Tổ đọc: 3 tổ
- Trẻ đọc
- Nhóm đọc: 2 nhóm (2 lần)
- Cá nhân: 2 lần
Trẻ vừa lấy vừa đếm
- Cô giới thiệu cấu tạo của số 3:số 3 có 2 nét
cong hở trái nối liền với nhau được gọi là số
3 đấy. Trẻ vừa lấy vừa đếm
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của số 3
- Cho trẻ đọc số 3 và chỉ vào số 3 trên sàn của Trẻ vừa cất vừa đếm
trẻ
- 1 bông hoa đã nở rồi, các con hãy hái cho
cô 1 bông hoa để tặng bà nào.
(trẻ cất thẻ số 3)
- 2 bông hoa cũng đã nở rất đẹp, các con hãy
hái 2 bông để cắm vào lọ nào.
- Chúng mình hãy cất những chiếc chậu này
đi để làn sau lại trồng hoa tiếp nhé. Số 3
- Còn lại là thẻ số mấy đây các con? Trẻ đọc
- Cho trẻ đọc số 3.
* c. Luyện tập
*Trò chơi 1: Làm theo yêu cầu:
- Cách chơi:Cô yêu cầu về số lượng và Trẻ lắng nghe
tiếng vỗ tay. Trẻ thực hiện bắt chước đúng
theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi:Trẻ phảithực hiện đúng theo
yêu cầu của cô.
+ Cô vỗ 3 tiếng vỗ tay sang trái-phải. -Trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét.
* Trò chơi 2: Về đúng nhà.
- Cách chơi: Trẻ tự chọn thẻ số trong rổ của
mình. Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ nhà của
tôi” Khi nghe hiệu lệnh “Tìm nhà” trẻ phải Trẻ lắng nghe
chạy thật nhanh về nhà có số lượng tương
ứng với thẻ số cầm trên tay của mình.
- Luật chơi: Trẻ nào về nhầm nhà phải nhảy
lò cò đi tìm lại cho đúng số nhà của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô quan sát động viên trẻ. Trẻ chơi

3. Kết thúc:
- Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất
là giỏi, ngoan biết đếm đến 3,nhận biết các
nhóm có 3 đối tượng,nhận biết chữ số 3,về
nhà các con hãy đếm xem nhà chúng mình
có mấy người nhé. Trẻ hát
* Trẻ hát bài: Mùa xuân và ra chơi
D. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
1.Góc PV: Bé đi du xuân
2. Góc NT: Vẽ, tô màu, làm bộ sưu tập về mùa xuân.
3. Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh về mùa xuân
4. Góc TN: Chăm sóc hoa, vườn rau
5. Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân.
E. CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Quan sát thời tiết mùa xuân.
2. Trò chơi vận động: Đẩy gậy
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
F. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh , rửa tay
2. Ăn trưa
3. Ngủ trưa
G. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
1. Vệ sinh, ăn phụ
2. Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người gíup đỡ khi có người lạ đến gần
3. Nêu gương cắm cờ.
4. Trả trẻ.Trò chuyện với các bậc phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ.
H. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- 19/19 Trẻ có sức khỏe tốt. Vắng: 0
2. Trạng thái cảm xúc - hành vi của trẻ.
- Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô.
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ đạt được trong ngày.
- 18/19 đạt mục tiêu. Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng ,nhận biết số
3. Trẻ học tốt như: Linh, Trường,…
- Còn một số trẻ chưa đạt mục tiêu còn chưa chú ý trong HĐH như cháu: Lệ, Long.
- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ.
**********************************
Thứ 4 ngày 21 tháng 02 năm 2024
A. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân, chào cô chào bố mẹ, chuyển ảnh bé đến
lớp, cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
B. THỂ DỤC SÁNG
- Cho trẻ ra sân tập thể dục theo chủ đề
C. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
NỘI DUNG: TRUYỆN THỎ CON VÀ MÙA XUÂN

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm bắt được diễn biến và trình tự câu chuyện.
- Trẻ biết chú ý lắng nghe, thể hiện được thái độ và cảm xúc cá nhân tự nhiên khi nghe
kể chuyện
2. Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng, sáng tạo
3. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức trong giờ học, biết yêu quý mùa xuân
II. Chuẩn bị
- Tranh truyện
- Bài hát: Mùa xuân đển rồi
- Ti vi, máy tính.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Tạo * Các con biết trong một năm có bao nhiêu mùa
hứng thú không ,hạ ,thu đông)
-Trong các mùa đó thì mùa nào là đẹp nhất ?
-Theo con vì sao mùa xuân lại đẹp và mọi - Mùa xuân
người ai cũng thích ? - Đón tết, hoa nở rực rỡ
Thời tiết ấm áp
- Mùa xuân thì ai cũng thích cả nhưng ngày xưa
chỉ có 3 mùa : hạ , thu , đông mà lại không có
mùa xuân vậy chú thỏ đã làm gì để có mùa xuân
đẹp vậy các con hãy nắng nghe cô kể câu truyện
” Thỏ con và mùa xuân” nhé
2. HĐ 2: Nội
dung chính * Cô kể lần 1 diễn cảm - Vâng ạ
- Cô vừa kể câu truyện gì?
- Trong câu truyện có nhân vật nào?
- Cô kể lần 2 kèm tranh minh họa - Trẻ trả lời
- Giảng nội dung
Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con yêu
mùa xuân lắm bởi mùa xuân luôn làm cho vườn
hoa của chú rực rỡ sắc màu. Nhưng mùa xuân
thường không ở lại được lâu. Và mùa hè với cái
nắng gay gắt khiến các bông hoa trong vườn
của Thỏ con không thể nở được. Khi đi dạo - Trẻ lắng nghe
trong vườn, Thỏ con thường nghe các loài hoa
than thở:
Một hôm, Thỏ con quyết định đi tìm Thần Mưa
để cầu cứu. Nghe nói, Thần Mưa thường núp
sau các đám mây đen trên đỉnh núi cao. Đường
đi thật gian nan nhưng Thỏ con không nản chí.
Thế rồi Thỏ con leo lên được đỉnh núi cao rồi
đấy! Ngước nhìn những đám mây đen, lúc đầu
Thỏ
- Xin Thần Mưa hãy tưới mát cho các loài hoa
trong vườn được khoe sắc!
– Trời đổ mưa. Những giọt nước mưa mùa hè
đang tắm mát cho những nụ hoa. Và rồi một
điều kỳ diệu đang dần hiện ra trước mắt Thỏ - Trẻ lắng nghe
con: những cánh hoa mỏng manh, rực rỡ đang
xòe ra, rung rinh vẫy chào chú.
- Cô kể lần 3
- Đàm thoại
- Cô vửa kể câu truyện gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Vì sao hoa mùa xuân lại đẹp?
- Nhờ ai hoa mùa xuân nở rực rỡ nhỉ
- Vậy các con có yêu hoa mùa xuân không?
- GD: Để có một mùa xuân tươi đẹp thì các con
phải biết chăm sóc những cây hoa để hoa nở
rực rỡ khoe sắc để có một mùa xuân tươi đẹp - Trẻ trả lời
3.HĐ3: Kết hơn
thúc - Cô cho trẻ lên kể chuyện theo sự dẫn truyện
của cô - Trẻ hát
- KT: Hát mùa xuân đến rôi”
D. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
1. Góc PV: Bé đi du xuân
2. Góc NT: Vẽ, tô màu, làm bộ sưu tập về mùa xuân.
3. Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh về mùa xuân
4. Góc TN: Chăm sóc hoa, vườn rau
5. Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân.
E. CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Vẽ các loại hoa quả mùa xuân
2. Trò chơi vận động: Truyền tin
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
F. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh , rửa tay
2. Ăn trưa
3. Ngủ trưa
G. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
1. Vệ sinh, ăn phụ
2. Làm quen với vở tạo hình
3. Nêu gương cắm cờ.
4. Trả trẻ.Trò chuyện với các bậc phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ.
H. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- 19/19 Trẻ có sức khỏe tốt. Vắng: 0
2. Trạng thái cảm xúc - hành vi của trẻ.
- Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô.
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ đạt được trong ngày.
- 18/19 trẻ đạt mục tiêu. Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật và nội dung câu chuyện.
Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô như cháu: Linh, Long,...
- Còn một số trẻ chưa đạt mục tiêu, trẻ chưa phát âm được, trẻ còn chưa chú ý trong
HĐH như cháu: Lệ.
- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ.
**********************************
Thứ 5 ngày 22 tháng 02 năm 2024
A. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân, chào cô chào bố mẹ, chuyển ảnh bé đến
lớp, cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
B. THỂ DỤC SÁNG
- Cho trẻ ra sân tập thể dục theo chủ đề
C. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
NỘI DUNG: HÁT MÙA XUÂN CỦA BÉ

I. Mục tiêu
1 Kiến thức :
- Trẻ biết được đặc điểm của mùa xuân: Cây cối, thời tiết, hoạt động của con người
trong mùa xuân. Biết mùa xuân là khởi đầu của năm mới.
2 Kỹ năng :
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, mở rộng vốn từ tính chính xác, nhanh
nhẹn . Cung cấp cho trẻ biết thêm vốn từ: Đâm chồi nảy lộc, khoe sắc, du xuân…
- Phát triển khả năng: Phân tích, so sánh, ghi nhớ cho trẻ.
3 Giáo dục :
- GD trẻ yêu thích mùa xuân.
II. Chuẩn bị.
+ Đồ dùng của cô:
- Một số loại hoa
- Lịch thời tiết tháng 2 do trẻ tự xây dựng.
- Một số lá cây: Mai, cúc, vạn thọ, hồng, thược dược…
- Hình ảnh lô tô về món ăn, trái cây vào mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Băng đĩa nhạc về chủ đề
+ Trẻ: Ngồi theo hình chữ u
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động - Cả lớp hát bài: “Màu hoa” Trẻ hát
Tạo hứng thú - Mùa gì có nhiều hoa nở ? Cô và cc cùng đi
thăm quan vườn hoa. - Trẻ trả lời
- Hôm nay lớp mình có gì lạ? (Nhiều hoa)
- Vì sao có nhiều hoa đẹp và xanh tốt? (Mùa
xuân) - Trẻ trả lời
- Con biết gì về mùa xuân? (Nhiều hoa đua nở)
- Vào mùa xuân thời tiết ntn ? (Mát mẻ)
- Cây cối ra sao? Hoa nào nở vào mùa xuân?
(Cây cối tươi tốt, hoa đào, hoa cúc, vạn thọ... ).
- Mùa xuân có gì khác với các mùa khác? (Có
nhiều bánh kẹo, quần áo mới…)
- Có bài hát nào cũng nói về mùa xuân cc vừa
học? (Em thêm tuổi mới)
- Cho trẻ hát một đoạn bài hát: “Em thêm tuổi
2. Hoạt động mới” - Trẻ trả lời
Nội dung - Năm mới khởi đầu bằng mùa gì ?(Mùa xuân)
chính - Mùa xuân có ngày gì đặc biệt? Con đã biết gì
về ngày tết ? (Đi chùa, đi thăm ông bà)
- Bây giờ cc đã mấy tuổi ?(4 tuổi) - Trẻ đọc thơ
- Vào mùa xuân con thấy mọi người thường đi
đâu và làm gì? (Đi mua sắm)
- Các loại hoa, trái cây nào là đặc trưng cho
mùa xuân ? (Hoa cúc, hoa đào, hoa mai,
trái trắc…)
- Chúng ta đang trò chuyện về mùa nào? (Mùa
xuân)
- Ngoài mùa xuân ra con còn biết mùa nào nữa - Trẻ hát cùng cô
(Mùa hạ, mùa thu, mùa đông)
=>Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, con
người, cây cối, muôn thú đều phát triển và lớn
lên.
* Trò chơi
* Trò chơi 1: “Xếp đúng vị trí” - Trẻ chơi
Yêu cầu: Trẻ biết thứ tự các mùa trong năm thể
hiện bằng thời tiết, trang phục, cây xanh.
- Chia trẻ thành 4 nhóm trẻ thảo luận xếp hình
theo đúng thứ tự các mùa trong năm.
+ Nhóm 1: Thời tiết
+ Nhóm 2: Trang phục.
+ Nhóm 3: Cây xanh
+ Nhóm 4: Hoạt động phù hợp mỗi mùa.
- Cô và trẻ cùng sữa sai cho các nhóm khi thực
hiện.

* Trò chơi 2: “Bé vẽ tranh mùa xuân” Trẻ thực hiện


Yêu cầu: Trẻ biết một số đặc điểm hoạt động
đặc trưng của mùa xuân.
- Chia nhóm cho trẻ vẽ 1 bức tranh.
- Cho trẻ vẽ các đặc điểm, hoạt động đặc trưng
của mùa xuân theo sự hiểu biết trên 1 bức
tranh chung của nhóm.
- Cô gợi ý để trẻ thể hiện sự sáng tạo trong tác
phẩm.

3. Hoạt động Trẻ biết được một số loại hoa nở vào mùa xuân
Kết thúc và biết thể hiện tình cảm của mình về mùa Trẻ hát, đọc thơ theo cô
xuân qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện…
- Trẻ biết hát các bài hát của mùa xuân để thể
hiện tình cảm của mình.

D. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC


1. Góc PV: Bé đi du xuân
2. Góc NT: Vẽ, tô màu, làm bộ sưu tập về mùa xuân.
3. Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh về mùa xuân
4. Góc TN: Chăm sóc hoa, vườn rau
5. Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân.
E. CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Thăm quan vườn hoa mùa xuân
2. Trò chơi vận động: Kéo co
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
F. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh , rửa tay
2. Ăn trưa
3. Ngủ trưa
G. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
1. Vệ sinh, ăn phụ
2. Thể dục nhịp điệu
3. Nêu gương cắm cờ.
4. Trả trẻ.Trò chuyện với các bậc phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ.
H. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- 19/19 Trẻ có sức khỏe tốt. Vắng: 0
2. Trạng thái cảm xúc - hành vi của trẻ.
- Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô.
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ đạt được trong ngày.
- 19/19 đạt mục tiêu. Trẻ biết được một số loại hoa nở vào mùa xuân và biết thể hiện
tình cảm của mình về mùa xuân qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện…
- Trẻ biết thể hiện tình cảm trả lời được các câu hỏi của cô như cháu: Linh, Trường,...
- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ.
**********************************
Thứ 6 ngày 23 tháng 02 năm 2024
A. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân, chào cô chào bố mẹ, chuyển ảnh bé đến
lớp, cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
B. THỂ DỤC SÁNG
- Cho trẻ ra sân tập thể dục theo chủ đề
C. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
NỘI DUNG: KNDH: HOA LÁ MÙA XUÂN
NH: MÙA XUÂN ƠI

I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên, thuộc lời bài hát “ Hoa lá mùa xuân ”
- Trẻ nhớ tên tác gải bài hát: Hoàng Hà
- Hiểu nội dung bài hát: Bài hát nói về hoa lá mùa xuân, khi mùa xuân đến
hoa thi nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc.
2. Kỹ năng :
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, tai nghe âm nhạc cho trẻ
- Trẻ tự tin, hát rõ ràng ,đúng lời, đúng nhạc bài hát.
- Trẻ càm nhận tiết tấu nhanh chậm khi tham gia trò chơi
3. Giáo dục :
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, bài giảng điện tử
- Đàn organ
2. Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ âm nhạc
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động - Cô cho trẻ chơi TC “ Gieo hạt nảy mầm” Trẻ chơi
Tạo hứng thú + Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc,
hoa lá tốt tươi, vạn vật như bừng sau những
ngày đông lạnh giá. Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng
tác bài hát “ Hoa lá mùa xuân” để ca ngợi cảnh
sắc thiên nhiên tươi đẹp, các con cùng ca hát với Trẻ lắng nghe
mùa xuân.
2. Hoạt động
Nội dung + Dạy hát:
chính Ngày hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “ Hoa - Trẻ lắng nghe
lá mùa xuân ” ST: Hoàng Hà. Bây giờ các con
cùng lắng nghe cô hát nhé
- Lần 1: Nhạc nhỏ
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai - Trẻ trả lời
sáng tác?
- Lần 2: Cô đọc chậm lời ca
- Các con thấy giai điệu của bài hát này như thế
nào?
- Giai điệu của bài hát này rất vui tươi
=> Bài hát nói về hoa lá mùa xuân, mỗi khi xuân
đến hoa thi nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy Trẻ lắng nghe
lộc.
- Cả lớp hát theo tay nhịp cô 2-3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân
- Cả lớp hát lại
- Trẻ hát theo cô
* Nghe hát: “ Mùa xuân ơi” - Tổ, nhóm, cá nhân
Hôm nay cô có một bài hát rất là hay nói về
Hoạt động 3 không khí rộn ràng của mùa xuân muốn tặng
Nghe hát chúng mình. Đó là bà hát Mùa xuân ơi của tác
giả Nguyễn Ngọc Thiện - Trẻ lắng nghe
- Cô hát lần 1 cùng với nhạc
- Cô vừa hát cho cả lớp nghe bài gì? Của tác giả
nào?
- Cô hát lần 2 với
Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
+ Bài hát có giai điệu như thế nào? - Trẻ lắng nghe
+ Nói về mùa gì?
+ Khung cảnh mùa xuân như thế nào ?
+ Khi mùa xuân về, tết đến trên khắp mọi nơi,
muôn hoa thi nhau dua nở, mọi người sống với
nhau chan hòa, yêu thương, hạnh phúc và cùng
chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất

* Trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật ”


Hoạt động 4 - Cách chơi: Cô sẽ mời lần lượt từng bạn lên
Kết thúc chơi, các bạn chơi phải nhắm mắt lại để cô dấu
đồ vật phía sau lưng các bạn trong lớp. Sau đó, - Trẻ chơi
cả lớp sẽ vỗ tay nhanh chậm hoặc to nhỏ để bạn
đi tìm đồ vật. Càng đến gần chỗ có đồ vật thì
tiếng vỗ tay sẽ to, càng xa thìi tiếng vỗ tay sẽ
nhỏ.
- Luật chơi: Thời gian cho mỗi lần chơi sẽ là 1
đoạn nhạc ngắn
- Tổ chức chơi 2-3 lần

D. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC


1. Góc PV: Bé đi du xuân
2. Góc NT: Vẽ, tô màu, làm bộ sưu tập về mùa xuân.
3. Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh về mùa xuân
4. Góc TN: Chăm sóc hoa, vườn rau
5. Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân.
E. CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Nhặt lá cây xếp thành hình bông hoa
2. Trò chơi vận động: Đẩy gậy
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
F. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh , rửa tay
2. Ăn trưa
3. Ngủ trưa
G. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
1. Vệ sinh, ăn phụ
2. Dọn dẹp vệ sinh lớp.
3. Nêu gương cắm cờ.
4. Trả trẻ.Trò chuyện với các bậc phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ.
H. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- 19/19Trẻ có sức khỏe tốt. Vắng: 0
2. Trạng thái cảm xúc - hành vi của trẻ.
- Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô.
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ đạt được trong ngày.
- 19/19 đạt mục tiêu. Trẻ biết cầm bút tô màu hoa mùa xuân như hoa đào, mai, quả
bưởi. Trẻ có kỹ năng cầm bút và tô màu khéo như cháu: Linh, Long, Trường,...
- Trẻ có kỹ năng vận động + tự phục vụ.
******************************
NGƯỜI KIỂM TRA NGƯỜI SOẠN

Phạm Thị Phượng Phạm Thị Ánh Ngọc

You might also like