You are on page 1of 3

Ngày soạn: Phê duyệt của nhóm

Ngày dạy Lớp Tiết

Tiết 47. Bài 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi thực hiện bài học này HS sẽ khám phá được chu trình sinh địa hóa và sinh quyển, bao gồm:
- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
- Một số chu trình sinh địa hóa
- Sinh quyển
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số NL của HS như sau:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về chu trình sinh địa
hóa và sinh quyển
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm hiểu về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái
2.2. Năng lực sinh học:
* Nhận thức sinh học: - Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa
hóa nước, cacbon, nitơ.
- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên trái đất.
* Tìm hiểu thế giới sống: tuyên truyền bề vấn đề bảo vệ môi trường - giữ cân bằng sinh thái
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:
Vận dụng được kiến thức trong vấn đề bảo vệ môi trường - giữ cân bằng sinh thái
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh
- Có ý thức bảo vệ môi trường
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về chu trình
sinh địa hóa và sinh quyển
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận về vấn đề thảo luận

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:


- Phiếu học tập số 1
+ Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm
+ Thời gian: 7 phút
+ Lệnh: Quan sát hình 44.1 (Sơ đồ tổng quát về chu trình TĐ v/c trong tự nhiên); Đọc SGK mục I/195
Giải thích khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá.
- Phiếu học tập số 2
+ Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm
+ Thời gian: 7 phút
+ Lệnh: Quan sát hình 44.2 (Chu trình cacbon); Đọc SGK mục II.1/196 và cho biết:
1. Cacbon đi vào quần xã ở dạng nào?
2. Bằng con đường nào cacbon đi từ môi trường vào quần xã và rồi trở lại môi trường?
3. Có phải tất cả lượng cacbon của QXSV được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
không? Vì sao?
- Phiếu học tập số 3
+ Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm
+ Thời gian: 7 phút
+ Lệnh: Quan sát hình 44.3 (Chu trình nito); Đọc SGK mục II.2/196 và cho biết:
1. Nito đi vào quần xã ở dạng nào?
1
2. Bằng con đường nào nito đi từ môi trường vào quần xã và rồi trở lại môi trường?
3. Có phải tất cả lượng nito của QXSV được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín không?
Vì sao?
- Phiếu học tập số 4
+ Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm
+ Thời gian: 7 phút
+ Lệnh: Quan sát hình 44.4 (Chu trình nước); Đọc SGK mục II.1/197 và cho biết:
1. Trong tự nhiên, vòng tuần hoàn nước diễn ra như thế nào?
2. Biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất
- Phiếu học tập số 5
+ Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm
+ Thời gian: 7 phút
+ Lệnh: Quan sát hình 44.5 (Khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ);
Đọc SGK mục III/198, 199 và thảo luận:
1. Thế nào là Sinh quyển? Sinh quyển bao gồm những cấu trúc nào?
2. Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ bắc
xuống nam của Trái đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu chu trình sinh địa hóa và sinh
quyển
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là chu trình sinh địa hóa
và sinh quyển
b. Hoạt động của học sinh:
HS quan sát một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng?
c. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của HS: - nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng: ....
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Hỏi: Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động : Tìm hiểu chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
a. Mục tiêu: Trình bày khái niệm chu trình vật chất và các chu trình sinh địa hóa nước, cacbon, nitơ;
khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên trái đất.
b. Hoạt động của học sinh:
- HS chia 5 nhóm: Nhóm 1: Thực hiện PHT số 1 Nhóm 2: Thực hiện PHT số 2
Nhóm 3: Thực hiện PHT số 3 Nhóm 4: Thực hiện PHT số 4
Nhóm 5: Thực hiện PHT số 5
- Thảo luận nhóm để chốt lại các kiến thức mà nhóm đã được phân công
c. Sản phẩm học tập:
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự
nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
II. Một số chu trình sinh địa hoá
1. Chu trình cacbon
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2).
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp.
- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.
2. Chu trình nitơ
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-).
- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học.
2
- Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của
vi khuẩn, nấm,…
- Hoạt động phản nitrat của VK trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển.
3. Chu trình nước
- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong
sông , suối, ao , hồ,…
- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây
và bốc hơi nước trên mặt đất.
III. Sinh quyển
1. Khái niệm Sinh Quyển
Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.
2. Các khu sinh học trong sinh quyển
- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới,…
- khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng ( đầm, hồ, ao,..)và khu nước chảy ( sông suối).
- Khu sinh học biển: + theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy,..
+ theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm:
+ Trạm 1: Tìm hiểu trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
+ Trạm 2: Tìm hiểu chu trình cacbon + Trạm 3: Tìm hiểu chu trình nito
+ Trạm 4: Tìm hiểu chu trình nước + Trạm 5: Tìm hiểu sinh quyển
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Từng nhóm HS tự đọc SGK, sau đó thảo luận, thống nhất ND của nhóm mình (nhóm chuyên gia)
- Từng chuyên gia trong nhóm mới trao đổi nội dung đã nghiên cứu với cả nhóm ở từng trạm - từng
nhóm mới thảo luận - thống nhất và ghi lại nội dung từ trạm 1 đến trạm 5
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm
- Các nhóm khác bổ sung để cùng chốt lại
* Kết luận, nhận định: - GV chốt lại nội dung kiến thức
- Nhận xét hoạt động của các nhóm
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về TĐC trong HST để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn;
Hệ thống một số kiến thức đã học
b. Hoạt động của học sinh: HS trả lời các câu hỏi cá nhân, thảo luận nhóm chốt lại kết quả chung
c. Sản phẩm học tập :
Câu trả lời của học sinh: Các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất, nhằm cải tạo
đất và nâng cao năng suất cây trồng: Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất,
thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa làm tăng lượng đạm cho lúa, cung cấp cho đất
các chế phẩm sinh học là các vi khuẩn cố định đạm,….
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
Hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây
trồng và cải tạo đất
* Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời các câu hỏi
- Thảo luận trong nhóm cùng chốt lại các câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi
- Các nhóm góp ý
* Kết luận, nhận định: GV chốt lại các câu trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển NL tự học và NL tìm hiểu thế giới sống
b. Hoạt động của học sinh: Làm các trang tuyên truyền trên Internet về bảo vệ môi trường
c. Sản phẩm học tập: Các bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường của học sinh trên mạng
d. Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp: Làm các trang tuyên truyền trên
Internet về bảo vệ môi trường
3

You might also like