You are on page 1of 10

1

CHIẾN THUẬT CỨU NẠN, CỨU HỘ SẠT LỞ ĐẤT, ĐÁ

MỤC LỤC
I. Đặc điểm liên quan đến chiến, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ ôtô tải…..….…..2
1.1. Một số đặc điểm liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ sự cố tai nạn ôtô tải
…………………………………………………....……………………….….2
1.2. Đặc điểm các dạng sự cố, tai nạn thường xảy ra với ôtô tải…………….…..7
II. Tổ chức các hoạt động cứu nạn, cứu hộ…………………………………10
2.1 Tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi sự cố tai nạn ô tô tải…………..….10
2.1.1. Nhận tin cứu nạn cứu hộ……………………………………………..…..10
2.1.2 Trên đường đến hiện trường…………………………………………….11
2.1.3 Trinh sát hiện trường……………………………………………………17
2.1.4. An toàn chung cho hiện trường cứu nạn cứu hộ………………………17
2.2. Ổn định hạn chế nguy hiểm trong thực hiện cứu nạn , cứu hộ…………..19
2.3. Hướng ưu tiên đưa nạn nhân ra ngoài khỏi xe ô tô tải bị nạn……………..21
III. Chiến thuật cứu nạn, cứu hộ ô tô tải…………………………………...22
3.1. Tình huống 1- Trường hợp cửa xe bị kẹt………………………………......22
3.2 Tình huống 2 – Trường hợp lái xe bị mắc kẹt chân tại bàn đạp chân côn – phanh –
ga……………………………………………………………………....25
3.3. Trường hợp 3- Trường hợp lái xe bị mắc kẹt tại vô lăng………………..…….26
3.4. Trường hợp 4- Trường hợp hai xe đối đầu nhau……………...…………...26
3.5. Trường hợp 5 – Chiến thuật loại bỏ nóc cabin……………………….........33
IV. Đảm bảo an toàn trong cứu nạn, cứu hộ ô tô tải………………………..36
4.1. An toàn cho chiến sĩ cứu hộ cứu nạn………………………………………36
4.2. An toàn cho nạn nhân……………………………………………………...39
2

I. Khái niệm, nguyên nhân, đặc điểm sạt lở đất đá liên quan đến chiến
thuật CNCH
1.1. Khái niệm
Sạt lở đất đá là hiện tượng chuyển động của các khối đất đá, các tảng, các
mảnh vụn, bị tách khỏi nền gốc ở trên cao, di chuyển xuống phía chân sườn ở
dưới thấp. Sạt lở đất xảy ra rộng rãi ở địa hình sườn, đồi núi, các bờ sông, suối,
ven biển, trong nhiều trường hợp sạt lở đất đã gây ra sự cố, hiểm hoạ cho con
người (Trích nguồn?)
1.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân do thiên nhiên:
- Núi lửa phun trào; động đất đây là điều kiện để phá vỡ liên kết giữa các
khối đất đá gây ra hiện tượng sạt lở.
- Do nắng nóng kéo dài gây ra nứt đất khi có mưa to sẽ tạo thành đường
trượt gây ra sụt hay lở đất.
b. Nguyên nhân do con người:
- Do việc quy hoạch xây dựng và phát triển các công trình đường giao
thông ở trên các triền núi cao.
- Khi khai thác, xây dựng dùng vật liệu nổ và các phương tiện cơ giới có
tải trọng cao di chuyển sẽ gây dung động mạnh làm đứt gãy các liên kết của khối
đất đá.
1.3. Đặc điểm
- Sạt lở đất đá có thể xảy ra ở nhiều khu vực, đặc biệt ở vùng trung du và
miền núi. Các vụ sạt lở đất đá thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa bão, và
mưa trong thời gian dài là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng thiên nhiên
này.
- Sự cố, tai nạn sạt lở đất đá thường xảy ra trên diện rộng và có khối lượng
nước, bùn, đất đá rất lớn vùi lấp công trình và con người. Do đó việc xác định vị
trí và tìm kiếm nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn.
- Khi xảy ra sạt lở đất đá thì yếu tố về điều kiện địa hình, địa chất, ở vùng
sâu, xa (địa bàn miền núi) gây khó khăn cho công tác di chuyển người, phương
tiện tiếp cận hiện trường để triển khai cứu nạn, cứu hộ.
- Trong các vụ sự cố, tai nạn do thiên tai thì lực lượng PCCC và CNCH
phải huy động các lực lượng chuyên ngành cùng nhiều loại phương tiện, thiết bị
để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình thực tế.
1.4. Một số biện pháp tìm kiếm người bị nạn
- Trực tiếp tìm kiếm quan sát bằng mắt thường;
- Tìm kiếm theo sự chỉ dẫn của những người biết về sự việc xảy ra; đặc
biệt là những người kịp thời thoát nạn trong vụ sự cố, tai nạn.
3

- Sử dụng thiết bị hỗ trợ tìm kiếm (camera dò tìm, Flycam...); lưu ý tìm
kiếm những nơi có khoảng không gian mà cấu kiện chưa sập đổ hoàn toàn.
- Sử dụng chó nghiệp vụ đánh hơi tìm kiếm.
1.5. Biện pháp cứu người bị nạn
1.5.1. Biện pháp sử dụng thiết bị, dụng cụ thô sơ
- Sử dụng thiết bị banh cắt, khoan, phá bê tông, dò tìm nạn nhân, kim loai,
…; dụng cụ thô sơ: cuốc, xẻng, thuổng, xà beng,… để loại bỏ đất đá, bùn phục vụ
việc tìm kiếm, xác định vị trí nạn nhân và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
- Khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ đối với những nạn nhân bị chôn
vùi dưới lớp đất, đá, cấu kiện xây dựng... cần phải thận trọng, đào bới theo từng
lớp, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới; khi gỡ bỏ lớp bùn, đất đá hoặc phần
cấu kiện vùi lấp lên cơ thể của người bị nạn, lưu ý khả năng tiếp tục bị sạt lở để
có các biện pháp phòng, tránh; không để cho nạn nhân bị chấn thương thêm do
các hoạt động cứu nạn, cứu hộ gây ra. Khi di chuyển nạn nhân ra bên ngoài phải
cẩn thận, nhẹ nhàng tránh gây chấn động mạnh.
1.5.2. Biện pháp dùng phương tiện cơ giới
- Sử dụng máy xúc, đào kết hợp xe chữa cháy phun nước làm trôi lớp bùn,
đất phủ trên bề mặt hiện trường để tìm kiếm, xác định vị trí nạn nhân.
- Sử dụng các phương tiện chuyên dùng (máy cẩu, máy xúc, đào, khoan,
máy nâng, máy ủi...) để xúc, cào, bới bùn, đất đá ra khỏi khu vực sạt lở. Lưu ý
khi dùng các phương tiện cơ giới để CNCH nên thận trọng, bố trí CBCS đứng
trên cao quan sát để phát hiện nạn nhân bị vùi lấp phía dưới nhằm tránh va chạm
với nạn nhân, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, có thể xảy ra sạt lở
thứ cấp để cảnh báo cho các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ SỰ CỐ, TAI
NẠN SẠT LỞ ĐẤT ĐÁ
2.1. Quy trình thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn
sạt lở đất đá
2.1.1. Chỉ huy hoạt động cứu nạn, cứu hộ
- Nhận và xử lý thông tin: Đội cứu nạn, cứu hộ phải tổ chức thường trực
sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng đầy
đủ, chính xác. Nắm đầy đủ các thông tin về sự cố, tai nạn sạt lở đất đá: địa điểm
cụ thể, tình hình đặc điểm của hiện trường…
- Trên đường đến hiện trường: Tiếp tục liên lạc với trung tâm chỉ huy để
nhận các thông tin về hiện trường vụ sạt lở đất đá. Nghiên cứu các đặc điểm về
địa hình, địa chất, cũng như qua người dân sống gần khu vực sạt lở (nếu có).
4

Tuân thủ điều lệnh chiến đấu và luôn đảm bảo an toàn cho lực lượng, phương
tiện trên đường đến hiện trường
- Khi đến hiện trường, nhanh chóng tổ chức khoanh vùng hiện trường sạt
lở. Quyết định biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình
hình cụ thể ở hiện trường kết hợp với quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm
an toàn cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
* Thành lập ban chỉ huy, ban tham mưu cứu nạn, cứu hộ:
Khi đến hiện trường sự cố, tai nạn sạt lở đất đá có diễn biến phức tạp, nguy
hiểm (có nhiều nạn nhân bị vùi lấp, khó tiếp cận người bị nạn…), việc tổ chức
cứu người bị nạn gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần phải có nhiều lực lượng tham
gia cứu nạn, cứu hộ thì phải thành lập ban chỉ huy va ban tham mưu cứu nạn, cứu
hộ.
Thành phần ban chỉ huy cứu nạn, cứu hộ bao gồm: Trưởng ban là người
chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; các Phó Trưởng ban là chỉ huy đơn vị Cảnh sát PCCC
và CNCH trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra sự cố, tai nạn; đại diện chính quyền
địa phương, cơ sở nơi xảy ra sự cố, tai nạn; các thành viên là chỉ huy các lực
lượng khác được điều động tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Ban chỉ huy cứu nạn, cứu hộ có nhiệm vụ chỉ huy tất các các lực lượng
tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ trên hiện trường sạt lở, tổ chức các hoạt động
chiến đấu tại hiện trường, chịu trách nhiệm về kết quả công tác cứu nạn, cứu hộ,
bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện trong suốt quá trình thực hiện nhiệm
vụ cứu nạn, cứu hộ.
Ban tham mưu cứu nạn, cứu hộ: Trưởng ban tham mưu là thành viên của
Ban chỉ huy cứu nạn, cứu hộ. Ban tham mưu cứu nạn, cứu hộ có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các lực lượng đến hiện trường vụ sự cố, tai nạn sạt lở tham gia
công tác tìm kiếm cứu nạn, phân công các khu vực vị trí và giao nhiệm vụ cho
các đơn vị cứu nạn, cứu hộ theo mệnh lệnh của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
- Tổng hợp các công việc chuẩn bị để cứu nạn, cứu hộ.
- Giúp chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tổ chức trinh sát hiện trường vụ sự cố, tai
nạn sạt lở. Tập hợp tình hình và kịp thời báo cáo chỉ huy.
- Giúp chỉ huy tổ chức và duy trì thông tin liên lạc tại hiện trường.
- Thu thập các thông tin có liên quan đến nguyên nhân vụ sự cố, tai nạn sạt
lở, bảo vệ hiện trường.
5

- Tổ chức phục vụ các yêu cầu về phương tiện cứu nạn, cứu hộ, hậu cần, tổ
chức chiếu sáng phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện trời tối.
- Tổ chức thực hiện các quyết định, mệnh lệnh của người chỉ huy cứu nạn,
cứu hộ. Phối hợp với các lực lượng khác như y tế, cảnh sát giao thông, cảnh sát
bảo vệ, cơ động… để bảo đảm trật tự, giao thông, cứu người bị nạn….
2.1.2. Trinh sát hiện trường sạt lở
- Khi đến hiện trường vụ sạt lở đất đá người chỉ huy CNCH phải quan sát,
đánh giá nhanh tình hình vụ việc về số người chết, bị thương, bị vùi lấp bên
trong, mức độ sạt lở và thành lập tổ trinh sát tiến hành trinh sát.
Nhiệm vụ của tổ trinh sát:
- Nắm bắt thông tin vụ sự cố, tai nạn sạt lở đất qua người dân tại chỗ, lực
lượng công an xã, phường và UBND; đặc biệt là những người kịp thời thoát nạn
trong vụ sự cố, tai nạn.
- Xác định đặc điểm địa chất, địa hình tại khu vực xảy ra sạt lở đất;
- Xác định số người bị vùi lấp bên trong, quy mô khu vực sạt lở;
- Xác định đường, lối tiếp cận người bị nạn ra nơi an toàn một cách nhanh
nhất, an toàn nhất;
- Đánh giá sự cố, tai nạn sạt lở thứ cấp có thể xảy ra tại khu vực đã sạt lở
và khu vực lân cận từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh;
- Xác định vị trí xe chuyên dụng có thể tiếp cận, di chuyển vào hiện trường
để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ;
- Báo cáo kịp thời kết quả trinh sát và các thông tin có liên quan trong suốt
quá trình trinh sát cho Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
2.1.3. Khoanh vùng hiện trường sạt lở
- Qua quá trình trinh sát thu thập thông tin, chỉ huy phân chia khu vực hiện
trường, nơi xảy ra sự cố thành 3 vùng:
- Vùng 1: Là vùng xảy ra sự cố, tại nạn sạt lở, nơi mà cần có sự ứng cứu
khẩn cấp để giải cứu người bị nạn đang gặp nguy hiểm. Đây là nơi chỉ dành cho
các chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp làm việc, những người
không tham gia trực tiếp vào công tác cứu nạn, cứu hộ sẽ ở ngoài vùng này.
- Vùng 2: Là khu vực hỗ trợ cho khu vực 1, nơi tập kết: lực lượng, phương
tiện…những người không có nhiệm vụ sẽ ở ngoài vùng này.
- Vùng 3: Là khu vực có ban chỉ huy, ban chỉ đạo và các lực lượng tham gia,
phối hợp, hỗ trợ như bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự...
6

2.1.4. Triển khai hoạt động cứu người bị nạn


Căn cứ vào tình hình ở hiện trường, lực lượng cứu nạn, cứu hộ tổ chức tìm
kiếm và triển khai công tác cứu người bị nạn. Chỉ huy áp dụng các phương pháp
và biện pháp cứu người cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở hiện trường, phân
công và bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện các phương pháp, biện pháp để
tìm kiếm nạn nhân ở hiện trường sạt lở một cách hiệu quả nhất.
a. Xác định vị trí người bị nạn trong khu vực bị sạt lở:
- Khoanh vùng khu vực bị sạt lở, quan sát sự chuyển động hoặc các
khoảng trống bên dưới khu vực bị sạt lở để tìm kiếm người bị nạn.
- Dùng các tấm gỗ lớn, cọc ép để chèn và chặn không cho đất đá phía trên
sạt xuống tạo điều kiện cho việc tìm kiếm cứu nạn được nhanh chóng và an toàn.
b. Tiếp cận người bị nạn:
- Huy động các phương tiện chuyên dùng (máy cẩu, máy ngoạm, cưa, máy
kích, máy cắt, máy xúc, máy ủi...) để xúc đất đá ra khỏi khu vực sạt lở.
- Xác định được vị trí người bị nạn, tìm đường gần nhất và an toàn nhất
để tiếp cận người bị nạn, tìm cách chèn, chống, cô lập, cách ly khu vực có khả
năng sạt lở xuống khu vực có người bị nạn cũng như khu vực có chiến sỹ hoạt
động;
- Khi tiếp cận người bị nạn cần phải kiểm tra, đánh giá mức độ và tình
trạng của người bị nạn để có phương án cứu nạn cứu hộ phù hợp nhất.
c. Đưa người bị nạn ra nơi an toàn:
- Quá trình đưa người bị nạn ra khu vực an toàn phải chú ý các điều kiện
an toàn cho người CNCH và nạn nhân.
7

- Khi đưa ra khu vực an toàn có thể tiến hành sơ cấp cứu ban đầu và bàn
giao cho cơ quan y tế tiếp tục sơ cấp cứu, di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần
nhất.
d. Phối hợp với các lực lượng khác
- Lực lượng Công an địa phương - nơi xảy ra tai nạn, sự cố: triển khai công
tác bảo vệ, chốt chặn, giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài khu vực xảy ra sự cố,
tai nạn nhằm đảm bảo cho việc triển khai cứu nạn, cứu hộ.
- Điện lực địa phương: Nhanh chóng cử nhân viên xuống cắt điện khu vực
xảy ra sự cố, tai nạn.
- Cảnh sát giao thông: Tổ chức phân luồng giao thông, đảm bảo việc tiếp
cận cứu nạn, cứu hộ.
- Y tế địa phương: Khi nhận được tin chi viện trạm y tế nhanh chóng cử xe
cứu thương và lực lượng bác sĩ tới hiện trường đám cháy làm nhiệm vụ sơ cấp
cứu cho người bị nạn, đưa các trường hợp nạn nhân bị nặng đến bệnh viện.
- Lực lượng của quân đội và 1 số đơn vị khác được điều động đến để tham
gia cứu nạn, cứu hộ thì thực hiện theo sự phân công của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
- Sở giao thông Tỉnh, thành phố huy động phương tiện: máy ủi, máy xúc
đến hiện trường để phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.
2.1.5. Biện pháp bảo đảm an toàn trong công tác cứu nạn, cứu hộ sự
cố, tai nạn sạt lở đất đá
- Cần tuân thủ nguyên tắc: “Phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình
trước rồi mới tiến hành các hoạt động cứu nạn, cứu hộ”
- Thực hiện các biện pháp chống sạt lở thứ cấp tránh gây nguy hiểm trực
tiếp đến sức khỏe và tính mạng của các chiến sỹ cứu nạn cũng như làm cho người
bị nạn bị chấn thương nặng thêm.
- Khi thực hiện nhiệm vụ các chiến sỹ cứu hộ cứu nạn phải mang đầy đủ
các trang thiết bị bảo hộ: mũ ủng, quần áo, giầy, găng tay.
- Khi tiến hành di chuyển người bị nạn ra ngoài: cần lưu ý xem xét kỹ
lưỡng tình trạng nạn nhân, khi chuyển nạn nhân cần phải thận trọng, nhẹ nhàng
tránh làm phát sinh thêm các chấn thương khác cho nạn nhân.
- Khu vực xảy ra sự cố, tai nạn phải được bảo đảm tốt về tình hình trật tự,
an toàn.
2.2 Giả định tình huống xảy ra sự cố, tai nạn sạt lở đất đá cụ thể
* Tình huống: Xảy ra sự cố, tai nạn sạt lở đất vùi lấp 02 nhà trong đó có
08 người bị nạn.
Đây là tình huống sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể
sạt lở tiếp gây nguy hiểm cho các gia đình lân cận.
8

a. Tiếp nhận và xử lý thông tin:


Sau khi tiếp nhận thông tin về vụ sự cố, tai nạn sạt lở đất, CBCS trực thông
tin 114 nhanh chóng xử lý thông tin theo đúng quy định, kịp thời báo cáo chỉ huy
điều động lực lượng đi cứu nạn, cứu hộ. Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và
CNCH khi nhận được tin báo về vụ sự cố, tai nạn phải triển khai ngay lực lượng,
phương tiện đến hiện trường nơi xảy ra vụ sự cố, tai nạn để tổ chức các hoạt động
cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời báo cáo ngay Ban Giám đốc Công an cấp tỉnh ,thành
phố để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc Công
an cấp tỉnh, thành phố tham gia cứu nạn, cứu hộ.
b. Thành lập Ban chỉ huy, Ban tham mưu và đề xuất thành lập Ban chỉ đạo
để huy động, điều hành, chỉ huy các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ:
Xác định đây là tình huống tai nạn, sự cố có quy mô lớn, diễn biến phức
tạp, nên khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt tại vụ sự cố, tai nạn, chỉ
huy cứu nạn, cứu hộ phải khẩn trương thành lập Ban chỉ huy cứu nạn, cứu hộ,
Ban tham mưu cứu nạn, cứu hộ để chỉ huy, điều hành công tác cứu nạn, cứu hộ
đồng thời báo cáo lãnh đạo Công an cấp tỉnh để đề xuất lãnh đạo UBND cấp tỉnh
thành lập Ban chỉ đạo cứu nạn, cứu hộ để kịp thời điều động lực lượng, phương
tiện của lực lượng quân đội của địa phương và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn
tham gia cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền, cụ thể.
c. Tổ chức trinh sát hiện trường:
- Khi đến hiện trường vụ sạt lở đất, người chỉ huy CNCH phải quan sát,
đánh giá nhanh tình hình vụ việc về số người chết, bị thương, bị vùi lấp bên
trong, mức độ sạt lở và thành lập tổ trinh sát tiến hành trinh sát.
Nhiệm vụ của tổ trinh sát:
- Nắm bắt thông tin vụ sự cố, tai nạn sạt lở đất qua người dân tại chỗ, lực
lượng công an xã, phường và UBND; đặc biệt là những người kịp thời thoát nạn
trong vụ sự cố, tai nạn.
- Xác định đặc điểm địa chất, địa hình tại khu vực xảy ra sạt lở đất;
- Xác định số người bị vùi lấp bên trong, quy mô khu vực sạt lở;
- Xác định đường, lối tiếp cận người bị nạn ra nơi an toàn một cách nhanh
nhất, an toàn nhất;
- Đánh giá sự cố, tai nạn sạt lở thứ cấp có thể xảy ra tại khu vực đã sạt lở
và khu vực lân cận từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh;
- Xác định vị trí xe chuyên dụng có thể tiếp cận, di chuyển vào hiện trường
để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ;
- Báo cáo kịp thời kết quả trinh sát và các thông tin có liên quan trong suốt
quá trình trinh sát cho Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
d. Tổ chức khoanh vùng hiện trường
9

- Qua quá trình trinh sát thu thập thông tin, chỉ huy phân chia khu vực hiện
trường, nơi xảy ra sự cố thành 3 vùng:
- Vùng 1: Là vùng xảy ra sự cố, tại nạn sạt lở, nơi mà cần có sự ứng cứu
khẩn cấp để giải cứu người bị nạn đang gặp nguy hiểm. Đây là nơi chỉ dành cho
các chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp làm việc, những người
không tham gia trực tiếp vào công tác cứu nạn, cứu hộ sẽ ở ngoài vùng này.
- Vùng 2: Là khu vực hỗ trợ cho khu vực 1, nơi tập kết: lực lượng, phương
tiện…những người không có nhiệm vụ sẽ ở ngoài vùng này.
- Vùng 3: Là khu vực có ban chỉ huy, ban chỉ đạo và các lực lượng tham gia,
phối hợp, hỗ trợ như bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự...
e. Điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ:
- Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ (lãnh đạo Phòng PC07) báo cáo và đề xuất Giám
đốc Công an tỉnh, thành phố huy động các lực lượng (Công an cấp huyện sở tại,
Cảnh sát cơ động, Phòng Hậu cần Công an tỉnh, Cảnh sát điều tra, Cảnh sát
giao thông, Phòng Tham mưu Công an tỉnh…) để hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ.
- Đồng thời chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tham mưu cho Ban giám đốc Công an
tỉnh, thành phố báo cáo lãnh đạo UBND cấp tỉnh, đề nghị huy động lực lượng,
phương tiện của các tổ chức, cá nhân có phương tiện cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn
chi viện công tác cứu nạn, cứu hộ.
g. Triển khai các phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ
- Xác định vị trí người bị nạn trong khu vực bị sạt lở:
+ Đánh giá tình hình khu vực bị sạt lở, quan sát sự chuyển động hoặc các
khoảng trống bên dưới khu vực bị sạt lở để tìm kiếm người bị nạn.
- Tiếp cận người bị nạn:
+ Huy động các phương tiện chuyên dùng (máy cẩu, máy xúc, máy ủi...) để
xúc đá ra khỏi khu vực sạt lở.
+ Xác định được vị trí người bị nạn, tìm đường gần nhất và an toàn nhất để
tiếp cận người bị nạn, cách ly khu vực có khả năng sạt lở xuống khu vực có
người bị nạn cũng như khu vực có chiến sỹ hoạt động;
+ Khi tiếp cận người bị nạn cần phải kiểm tra, đánh giá mức độ và tình
trạng của người bị nạn để có phương án cứu nạn cứu hộ phù hợp nhất.
- Đưa người bị nạn ra nơi an toàn:
+ Quá trình đưa người bị nạn ra khu vực an toàn phải chú ý các điều kiện
an toàn cho người CNCH và nạn nhân.
+ Khi đưa ra khu vực an toàn có thể tiến hành sơ cấp cứu ban đầu và bàn
giao cho cơ quan y tế tiếp tục sơ cấp cứu, di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần
nhất.
- Phối hợp với các lực lượng khác
10

+ Lực lượng Công an địa phương - nơi xảy ra tai nạn, sự cố: triển khai
công tác bảo vệ, chốt chặn, giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài khu vực xảy ra
sự cố, tai nạn nhằm đảm bảo cho việc triển khai cứu nạn, cứu hộ.
+ Y tế địa phương: Khi nhận được tin chi viện trạm y tế nhanh chóng cử xe
cứu thương và lực lượng bác sĩ tới hiện trường đám cháy làm nhiệm vụ sơ cấp
cứu cho người bị nạn, đưa các trường hợp nạn nhân bị nặng đến bệnh viện.
+ Lực lượng công binh của quân đội được điều động đến để tham gia cứu
nạn, cứu hộ thì thực hiện theo sự phân công của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
+ Sở giao thông Tỉnh, thành phố huy động phương tiện: máy ủi, máy xúc
đến hiện trường để phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ
h. Các biện pháp bảo đảm an toàn trong công tác cứu nạn, cứu hộ
- Cần tuân thủ nguyên tắc: “Phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình
trước rồi mới tiến hành các hoạt động cứu nạn, cứu hộ”
- Thực hiện các biện pháp chống sạt lở thứ cấp
- Khi thực hiện nhiệm vụ các chiến sỹ cứu hộ cứu nạn phải mang đầy đủ
các trang thiết bị bảo hộ: mũ ủng, quần áo, giầy, găng tay.
- Khu vực xảy ra sự cố, tai nạn phải được bảo đảm tốt về tình hình trật tự,
an toàn.

Tài liệu tham khảo


1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng
Cảnh sát PCCC và CNCH - Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, năm 2013.
2. Kỹ năng xử lý các sự cố, tai nạn thường gặp - Cục Cảnh sát PCCC và
CNCH, năm 2015.
3. Tập bài giảng cứu nạn, cứu hộ trong một số sự cố đặc biệt – Trường Đại
học PCCC, năm 2016.
Mục lục

You might also like