You are on page 1of 21

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
-----¨¨¨¨¨-----

CHUYÊN ĐỀ 1:

LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN , TỔN THẤT HÀNG HOÁ VÀ

HOẠT ĐỘNG KHO HÀNG

Giảng viên : Nguyễn Thị Hồng Thu

Môn : Hàng hoá vận tải

Nhóm thực hiện: Nhóm 05

1
MỤC LỤC
1. Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa (nguyên nhân, sự khác nhau giữa LGTN và
TTHH). Lấy ví dụ minh họa..........................................................................................................1
2 . Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa và giới thiệu các loại thông gió
và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải............................................................1
2.1. Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa....................................................1
2.2. Giới thiệu các loại thông gió, nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải.............3
3. Tìm hiểu về các hoạt động cơ bản của ICD, kho ngoại quan, kho hàng tổng hợp, kho hàng
lạnh, kho CFS, kho hàng không kéo dài, chuỗi cung ứng lạnh..................................................5
3.1. ICD và Các hoạt động cơ bản của ICD:...........................................................................................5
3.1.1 Khái niệm ICD:............................................................................................................................................5
3.1.2 Cấu trúc của cảng cạn và các hoạt động của nó :.........................................................................................5
3.2. Kho ngoại quan:................................................................................................................................6
3.2.1. Khái niệm Kho ngoại quan :.......................................................................................................................6
3.2.2. Các hoạt động cơ bản của Kho ngoại quan :...............................................................................................6
3.3 Kho tổng hơp.......................................................................................................................................7
3.3.1 Khái niệm :...................................................................................................................................................7
3.3.2. Hoạt động của kho tổng hợp gồm...............................................................................................................7
3.4 Kho hàng lạnh....................................................................................................................................8
3.4.1. Khái niệm:...................................................................................................................................................8
3.4.2. Các hoạt động cơ bản của kho hàng lạnh :................................................................................................8
3.5 Kho CFS..............................................................................................................................................9
3.5.1 Khái niệm :...................................................................................................................................................9
3.5.2. Hoạt động :..................................................................................................................................................9
3.5.3 Quy trình hoạt động :...................................................................................................................................9
3.6 Kho hàng không kéo dài..................................................................................................................10
3.6.1 Khái niệm...................................................................................................................................................10
3.6.2. Các hoạt động cơ bản tại kho hàng không kéo dài:..................................................................................10
3.7 Chuỗi cung ứng lạnh........................................................................................................................11
3.7.1. Khái niệm:.................................................................................................................................................11
3.7.2. Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng lạnh :.....................................................................................11
4. Giới thiệu mã SKU và vai trò của mã trong hoạt động kho hàng..........................................11
4.1 Giới thiệu mã SKU............................................................................................................................11
4.2 Vai trò của SKU trong hoạt động kho hàng....................................................................................12
5. So sánh mô hình Cross docking và mô hình kho hàng truyền thống:.................................13
5.1 Cross Docking là gì?.........................................................................................................................13
5.2 Phân loại Cross Docking..................................................................................................................14
5.3 Sự khác nhau của Cross Docking và kho hàng truyền thống........................................................14
6. An toàn lao động trong kho hàng............................................................................................17
7. Kết luận:....................................................................................................................................17

1
1. Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa (nguyên nhân, sự khác nhau giữa
LGTN và TTHH). Lấy ví dụ minh họa.
Lượng giảm tự nhiên Tổn thất hàng hóa

Nguyên - Do bay hơi nước: lượng nước có trong - Do rơi vãi


nhân hàng hóa tự bay ra ngoài làm cho trọng - Do ẩm ướt
lượng của hàng hóa bị giảm. - Do ảnh hưởng bởi nhiệt độ
- Do rơi vãi: thường là hàng rời, hàng đổ - Do thông gió không kịp
đố ng, hàng lỏng. Lượng rơi vãi phải do yếu - Do vi sinh vật
tố khách quan tạo nên tức là không phải do
lỗi của người vận tải.

Mức độ - Mức độ ảnh hưởng nhỏ, có thể dự đoán - Mức độ ảnh hưởng lớn, khó dự
ảnh hưởng trước và có thể kiểm soát bằng các biện đoán trước và khó kiểm soát.
pháp kỹ thuật, công nghệ. - Không có quy định cụ thể về
- Có quy định cụ thể về tỷ lệ hao hụt tự mức độ tổn thất.
nhiên cho từng loại hàng hóa, từng phương
thức vận tải.

Khả năng Có thể dự đoán được và có tỷ lệ hao hụt Khó dự đoán và có thể xảy ra
dự đoán nhất định cho từng loại hàng hóa, phương bất ngờ.
thức vận chuyển, điều kiện bảo quản.

Trách Do nguyên nhân tự nhiên nên thường không Do lỗi của con người hoặc do
nhiệm ai chịu trách nhiệm. thiên tai, địch họa nên sẽ có bên
chịu trách nhiệm bồi thường.

Ví dụ 100 lít xăng được vận chuyển trong 1 ngày, 1 tấn gạo bị hư hỏng do va đập
hao hụt 0.5 lít do bay hơi trong quá trình vận chuyển.

2 . Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa và giới thiệu các loại
thông gió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải.
2.1. Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa
- Chuẩn bị tàu:
+ Chuẩn bị tàu chu đáo trước khi nhận hàng để vận chuyển.

2
+ Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng loại
hàng.
+ Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng.
+ Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu.
- Kiểm tra vật liệu đệm lót , cách ly
+ Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ, thích hợp đối với từng loại hàng và tuyến đường
hành trình của tàu.
+ Các vật liệu đệm lót phải đảm bảo cách ly được hàng với thành, sàn tàu và với các lô
hàng với nhau và đảm bảo không để hàng bị xê dịch, trong quá trình vận chuyển.
+ Các vật liệu đệm lót thường là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy nylon, gỗ ván, gỗ
thanh…

Hình 2.1

- Lưu ý khi làm hàng hóa :


+ Hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, quy cách và số lượng như trong các phiếu gửi
hàng.
+ Nếu có sự hư hỏng hàng (đổ, vỡ, dập nát...) thì tàu phải lập biên bản để bãi miễn trách
nhiệm cho tàu và không nhận chở những hàng này.
+ Biên bản phải có chữ ký ít nhất của những thành phần : Đại diện tàu, kiểm kiện, kho
hàng, đại diện công nhân và giám định viên (nếu có).
+ Theo dõi sự làm việc của công nhân bốc xếp, xếp hàng theo đúng sơ đồ, có thể từ chối
sự làm việc của nhóm công nhân nào không xếp hàng đúng theo yêu cầu của tàu và đề
nghị thay nhóm công nhân khác.
- Sắp xếp phân bố hàng hóa xuống các hầm hợp lý :
3
+ Đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải
tàu, tiến độ làm hàng...
+ Đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh của chúng được xếp vào
những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hóa xếp
quanh nó như:
• Hàng tỏa mùi mạnh (cá, da muối...) Vs hàng có tính hút mùi mạnh (như chè, thuốc,
gạo,đường...)
• Hàng tỏa ẩm (lương thực, hàng lỏng...) Vs hàng hút ẩm (bông, vải, đường...)
• Hàng tỏa bụi mạnh (như xi măng, phân chở rời, lưu huỳnh...) không được xếp cùng
thời gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi (bông, vải, sợi...)
• Hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy, ống khói…

• Các loại hàng lỏng chứa trong thùng nên xếp vào các hầm riêng nếu xếp chung với
các hàng khác thì nên xếp ở dưới cùng và sát về vách sau của hầm.

Hình 2.2

2.2. Giới thiệu các loại thông gió, nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận
tải.
- Phương pháp thông gió :
+ Thông gió tự nhiên :

4
 Để không khí trong hầm thoát ra mà hạn chế không khí bên ngoài vào hầm, ta
quay các miệng ống thông gió xuôi theo chiều gió để không khí trong hầm
thoát ra
 Muốn cho không khí trong và ngoài hầm lưu thông tuần hoàn, ta quay một
miệng ống ngược chiều gió còn miệng ống kia xuôi theo chiều gió.
Lưu ý : thông gió không đúng còn hại hơn là không thông gió , gây ảnh hưởng cho việc
thay đổi lượng gió vào trong hầm và hướng chạy của tàu so với hướng gió cũng bị ảnh
hưởng . Vậy nên chỉ thực hiện thông gió tự nhiên khi thời tiết ngoài trời không mưa,
không có sương mù,gió thổi nhẹ, không có giông, sấm sét…
+ Thông gió nhân tạo :
 Trên một số tàu tại các ống thông gió có lắp các quạt gió hai chiều, ta có thể
tiến hành cho đẩy không khí ra hoặc hút không khí từ ngoài vào theo ý muốn
và cường độ hay lưu lượng gió vào, ra cũng có thể thực hiện được đối các chế
độ tốc độ của quạt.
 Thông gió nhân tạo có thể chủ động trong mọi tình huống không phụ thuộc
vào điều kiện thời tiết bên ngoài mà có hiệu quả cao so với các phương pháp
khác. Hệ thống thông gió nhân tạo cho phép tạo được nhiệt độ và độ ẩm không
khí đưa vào hầm theo ý muốn. Hệ thống này thường được lắp đặt cố định trên
các tàu chuyên dụng.
- Nguyên tắc thông gió :
+ Nguyên tắc Nhiệt Độ Điểm Sương
 Nhiệt độ Điểm sương là nhiệt độ của không khí mà tại nhiệt độ này thì hơi
nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hoà.
 Nhiệt độ điểm sương được xác định như là nhiệt độ thấp nhất mà không khí
không thể giữ được hơi ẩm hiện tại nó đã có và phải thải bớt lượng hơi âm
thừa dưới dạng ngưng tụ thành nước.
 Nhiệt độ điểm sương phụ thuộc vào độ ẩm tuyệt đối.
 Muốn xác định nhiệt độ điểm sương của không khí, ta phải có bảng nhiệt độ
điểm sương
 Nguyên tắc chính là
 Thông gió khi nhiệt độ điểm sương trong hầm hàng cao hơn nhiệt độ
điểm sương ngoài hầm hàng.
 Không thông gió khi nhiệt độ điểm sương trong hầm hàng thấp hơn nhiệt
độ điểm sương ngoài hầm hàng.
- Nguyên tắc 3 độ C :

5
 Trường hợp không thể xác định chính xác nhiệt độ điểm sương hầm hàng,
người ta dựa và nhiệt độ trung bình của hầm hàng ở thời điểm xếp hàng và áp
dụng qui tắc 3 độ C như sau:
 Thông gió khi nhiệt độ không khí bên ngoài hầm hàng thấp hơn nhiệt độ
trung bình của hầm hàng khi xếp hàng,tối thiểu là 3 độ C .
 Không thông gió hầm hàng khi nhiêt độ bên ngoài hầm không thấp hơn
nhiệt độ trung bình của hầm hàng khi xếp hàng, tối thiểu 3 độ C.

3. Tìm hiểu về các hoạt động cơ bản của ICD, kho ngoại quan, kho hàng tổng hợp,
kho hàng lạnh, kho CFS, kho hàng không kéo dài, chuỗi cung ứng lạnh.
3.1. ICD và Các hoạt động cơ bản của ICD:
3.1.1 Khái niệm ICD:
ICD (Inland Continer Depot) là cảng cạn, cảng khô hoặc cảng nội địa. Là một bộ phận
thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối để tổ chức vận tải hàng hóa bằng
container gắn liền với hoạt động của các cảng trên cả 45 phương thức vận chuyển :
thủy, bộ, hàng không, sắt, đồng thời có chức năng như là cửa khẩu đối với hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu bằng đường biển.

3.1.2 Cấu trúc của cảng cạn và các hoạt động của nó :
* Cấu trúc :
- Khu vực bãi chứa container (Container Yard/ Marshalling Yard).
- Khu vực để thông quan hàng hóa.
- Trạm dành cho hàng lẻ (CFS).
- Kho ngoại quan.
- Khu tái chế và đóng gói hàng hóa.
- Khu vực văn phòng gắn liền với các thủ tụ hành chính.
- Cổng giao nhận container.
- Cổng dành cho xe máy.
- Xưởng sữa chữa.
- Khu vực vệ sinh container.
* Hoạt động cảng cạn :
- Nhận và gửi hàng được vận chuyển bằng container.
- Đóng, dỡ hàng container.
- Là điểm tập kết container để vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi theo quy
định của pháp luật.
- Là nơi diễn ra các hoạt động làm thủ tục hải quan, thông quan cho hàng hóa

6
xuất nhập khẩu.
- Thu nhập và phân chia các loại hàng lẻ vô cùng container đối với các loại
hàng chung chủ (LCL).
- Như “nhà kho” tạm chứa các mặt hàng xuất nhập khẩu.
- Sửa chữa và bảo dưỡng container.

Hình 3.1

3.2. Kho ngoại quan:


3.2.1. Khái niệm Kho ngoại quan :
Trong điều 4 luật Hải Quan 2014, tại khoản 10 có nói về khái niệm kho ngoại quan như
sau : “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan
được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra
nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.”. Trên phương diện quốc tế, kho ngoại quan
thường được biết đến với 2 tên gọi thông dụng sau : “Bonded Wearhouse” và “Bonded
Store”.

3.2.2. Các hoạt động cơ bản của Kho ngoại quan :


Kho ngoại quan để làm gì? Ngoài việc lưu trữ hàng hóa nguyên đai nguyên kiện trong
kho ngoại quan chờ để nhập khẩu hay xuất khẩu. Hoạt động trong kho ngoại quan cũng
khá đa dạng.
Tùy theo nhu cầu, chủ hàng có thể trực tiếp thực hiện. Ngoài ra cũng có thể ủy quyền
bàn giao cho đơn vị chủ quản kho ngoại quan hoặc đơn vị làm thủ tục hải quan làm thay
các hoạt động kho ngoại quan sau:
- Gia cố các kiện hàng
7
- Phân loại, bảo dưỡng hàng hóa
- Chia nhỏ hoặc gộp ghép các loại hàng hóa
- Đóng gói bao bì hàng hóa
- Lấy mẫu hàng hóa để cung cấp cho hoạt động quản lý kho ngoại quan hoặc làm thủ
tục hải quan.
- Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa
- Đặc biệt đối với các kho hàng chuyên dụng được cấp phép chứa xăng dầu, hóa chất,
các hàng hóa đặc thù, thì có thể thực hiện chuyển đổi và pha chế trong phạm vi cho
phép. Đảm bảo không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh và các hàng hóa
khác.
- Các thủ tục xuất nhập hàng hóa trong kho ngoại quan.
Hầu hết các hoạt động này đều phải đặt dưới sự giám sát của công chức hải quan.
Ngoài ra, nếu có mong muốn chuyển hàng từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan
khác, cần có sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Hải quan quản lý trực tiếp bằng văn bản
cụ thể.
Đối với đơn vị cho thuê kho ngoại quan, sẽ tuân theo các điều khoản trong hợp đồng
thuê kho ngoại quan được ký kết với khách hàng.
Theo điều 63 Luật Hải quan, mỗi 3 tháng 1 lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại
quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa đang lưu trữ tại kho. Sau đó gửi văn bản báo cáo
tình trạng hàng hóa, tình hình hoạt động của kho cho Cục Hải quan đang quản lý kho
ngoại quan.

3.3 Kho tổng hơp


3.3.1 Khái niệm :
Kho tổng hợp là một cơ sở của bên thứ ba có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp để tập
kết các xe tải lớn chở các lô hàng nhỏ đến điểm bán lẻ nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu
người tiêu dùng.

3.3.2. Hoạt động của kho tổng hợp gồm : cho thuê kho chứa hàng hóa, kiểm đếm hàng
hóa, kiểm kê và báo cáo tồn kho định kì, vận chuyển phân phi hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa
trong kho, đóng gói dán nhãn hàng hóa và các dịch vụ khác… Ngắn gọn hơn là :
Tập kết hàng hóa → Đưa hàng hóa lên xe —> Vận chuyển hàng hóa đến điểm bán lẻ

8
Hình 3.2

3.4 Kho hàng lạnh


3.4.1. Khái niệm: Kho lạnh là một kho chứa hàng hóa được điều chỉnh nhiệt độ để bảo
quản các sản phẩm tươi sống, đông lạnh hay dễ hư hỏng. Kho lạnh được thiết kế với hệ
thống cách nhiệt và làm lạnh đặc biệt để giữ cho nhiệt độ bên trong ổn định và hướng đến
mục tiêu của việc bảo quản
3.4.2. Các hoạt động cơ bản của kho hàng lạnh :
- Bảo quản hàng hóa: Kho lạnh giúp bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thấp và độ ẩm phù
hợp để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
- Vận chuyển hàng hóa: Kho lạnh cũng đóng vai trò vận chuyển hàng hóa từ các địa
điểm khác nhau đến nơi tiêu thụ.

9
Hình 3.3

3.5 Kho CFS


3.5.1 Khái niệm :
- CFS (Container Freight Station) là một hệ thống kho bãi được sử dụng để thu gom và
chia tách hàng lẻ LCL (Less than Container Load).
- Do là hàng lẻ, lượng hàng nhỏ đóng vào một container sẽ không đầy được nên phải
đưa hàng vào kho CFS để khai thác và đóng các kiện hàng khác nhau không chung chủ
vào một container. Bằng cách này các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí mà hàng
hóa cũng sẽ đến được tay người tiêu dùng nhanh hơn.

3.5.2. Hoạt động :


- Đóng gói, sắp xếp lại các hàng hóa chờ xuất khẩu.
- Chia tách, đóng ghép hàng quá cảnh hoặc trung chuyển ghép với hàng Việt để xuất
khẩu.
- Chia tách hàng nhập khẩu chờ thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
- Đóng ghép container các hàng xuất khẩu để xuất sang nước thứ ba.
- Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho.

3.5.3 Quy trình hoạt động :


- Xác nhận booking : tên chủ hàng, loại hàng, người giao dịch trực tiếp, số lượng hàng,
thông tin tàu,…
- Xác định thời gian hàng về kho và tiến hành liên hệ với chủ hàng.

10
- Giao hàng : kho sẽ kiểm tra hàng kỹ trước khi nhận rồi mới giao đến tay người tiêu
dùng, nếu hàng hóa có bất cứ vấn đề nào (hỏng, thiếu mã hiệu, có dấu hiệu dán lại,…)
thì CFS phải có sự đồng ý của bên thuê kho mới được nhận (chụp lại minh chứng).
- Đóng hàng.
- Chuẩn bị vỏ container rỗng để chứa hàng.
- Kiểm hóa.
- Giám sát.

3.6 Kho hàng không kéo dài


3.6.1 Khái niệm
Kho hàng không kéo dài, hay còn được gọi là off-airport cargo terminal, là một khu vực
lưu trữ hàng hóa quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu thông qua đường hàng
không. Đây là nơi chịu sự giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan hải quan

3.6.2. Các hoạt động cơ bản tại kho hàng không kéo dài:
- Gom ghép hàng hóa: Các kho hàng không kéo dài thu gom các nguồn hàng từ nhiều
nơi khác nhau từ đó ghép vào các đơn vị tải thích hợp .
- Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng không kéo dài được sử dụng để lưu trữ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không.
- Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng không kéo dài phải được bảo
quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.

Hình 3.4.

11
3.7 Chuỗi cung ứng lạnh
3.7.1. Khái niệm:
Chuỗi cung ứng lạnh (Cold Chain) là một chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy
trì trạng thái nhiệt độ ở mức thích hợp, đảm bảo yêu cầu bảo quản lạnh của các loại
hàng hóa khác nhau. Mục đích chính của chuỗi cung ứng lạnh là kéo dài tuổi thọ của
các loại hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ cao như: Thủy hải sản, hoa tươi đã cắt cành,
hàng đông lạnh đã qua chế biến,..

3.7.2. Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng lạnh :
- Lưu trữ hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại các kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ thích
hợp.
- Chế biến: Hàng hóa được chế biến trong điều kiện thích hợp.
- Vận chuyển: Hàng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện có hệ thống làm lạnh
để duy trì nhiệt độ thích hợp
- Phân phối: Hàng hóa được phân phối đến tay người tiêu dùng trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp.

4. Giới thiệu mã SKU và vai trò của mã trong hoạt động kho hàng
4.1 Giới thiệu mã SKU
SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn
kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một
chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay hiểu một cách đơn giản đó là Mã hàng hóa.
SKU được đánh giá là cần thiết hơn cả Barcode trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ,
SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn
chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng
mà không cần quét hệ thống như Barcode.

12
Hình 4.1

4.2 Vai trò của SKU trong hoạt động kho hàng
Mã SKU là mã nội bộ giúp bạn nhanh chóng định danh sản phẩm để bán
hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả.
- Quản lý những hàng hóa tồn kho dễ dàng hơn: Mã sản phẩm sẽ không có một quy tắc
chung nào cho tất cả các doanh nghiệp mà sẽ được linh hoạt áp dụng theo từng đơn vị
cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh thì vẫn có thể điều chỉnh, bổ sung
mã sản phẩm một cách thoải mái. Các mặt hàng có tính chất tương đồng sẽ được sắp
xếp, bố trí ở gần nhau. Việc đặt mã hàng hợp lý, khoa học sẽ giúp cho việc sắp xếp kho
hàng được hiệu quả và dễ dàng hơn, thuận tiện hơn cho quá trình xuất kho, quản lý hay
tìm kiếm hàng hóa.
- Quản lý, thanh toán đơn hàng chính xác và đơn giản hơn: Khi có đơn hàng, người bán
chỉ cần ghi nhận mã của sản phẩm. Từ đó, quy trình quản lý được thống nhất, đơn giản
hơn và hạn chế tình trạng nhầm lẫn, sai sót.
- Lập kế hoạch cho việc bán hàng, nhập kho: Việc áp mã cho sản phẩm sẽ giúp các
thông tin được thống nhất, chúng ta sẽ thu được các thông tin về hàng nhập kho, số
lượng hàng bán, thời gian lưu kho,… Qua đó, có thể thống kê được những mặt hàng bán
chạy, khó bán, bán chậm. Tiếp theo, sẽ tiến hành lập kế hoạch để nhập kho những mặt
hàng được ưa chuộng, bán chạy và giảm hàng tồn kho những mặt hàng bán chậm hay
khó bán.

13
- Dịch vụ dành cho khách hàng và các chương trình khuyến mãi: Qua việc bán hàng,
chúng ta sẽ có những thông tin về đối tượng khách hàng và mặt hàng họ mua, tần suất
mua. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những chiến lược hậu mãi, khuyến mãi phù hợp.

Hình 4.2

5. So sánh mô hình Cross docking và mô hình kho hàng truyền thống:
5.1 Cross Docking là gì?
Cross Docking được biết đến là một kỹ thuật logistic nhằm loại bỏ chức năng chính là
lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nào đó, tuy nhiên vẫn cho phép thực
hiện các chức năng khác cụ thể là tiếp nhận và gửi hàng.

14
Hình 5.1
5.2 Phân loại Cross Docking
Hiện tại, thuật ngữ Cross Docking được sử dụng để mô tả nhiều loại hoạt động khác
nhau, tuy nhiên tất cả các hoạt động đó điều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển
sản phẩm.

15
Hình 5.2

Theo Napolitano Cross Docking được phân loại như sau:


 Cross Docking nhà sản xuất: giúp hỗ trợ và thu gom các nguồn cung ứng đầu
vào để hỗ trợ tối đa trong quá trình sản xuất.
 Cross Docking nhà phân phối: Hỗ trợ thu gom các sản phẩm đầu vào từ nhiều
nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được sử
dụng để bàn giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận.
 Cross Docking vận tải: Chính là hoạt động kết hợp với các lô hàng từ một số nhà
vận tải chỉ khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ mục đích là để đem lại lợi ích
kinh tế về quy mô.
 Cross Docking bán lẻ: Đây chính là quá trình liên quan đến việc tiếp nhận nhiều
sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, sau đó phân loại vào các xe tải đầu ra
cho các cửa hàng bán lẻ.
 Cross Docking cơ hội: Có thể sử dụng mô hình Cross Docking cơ hội ở bất cứ
kho hàng nào, mô hình này chính là việc chuyển một sản phẩm cụ thể từ khu vực
nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu biết trước của
khách hàng về sản phẩm đó.
5.3 Sự khác nhau của Cross Docking và kho hàng truyền thống
Đặc điểm chung:
- Mục tiêu chung: Cả hai mô hình đều nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ
hàng hóa để giảm thiểu thời gian và chi phí.
- Quản lý hàng hóa: Cả hai mô hình đều liên quan đến việc quản lý, kiểm soát và xử lý
hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Áp dụng ngành công nghiệp: Cả mô hình Cross Docking và mô hình kho hàng truyền
thống có thể được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng khác
nhau.
Khác nhau
Cross Docking Kho hàng truyền thống

- Xử lý hàng hóa nhanh chóng: Trong - Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng truyền thống
mô hình Cross Docking, hàng hóa được được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong một
xử lý và chuyển giao nhanh chóng. Thay khoảng thời gian dài. Hàng hóa được kiểm
vì lưu trữ lâu dài trong kho, hàng hóa tra, đóng gói, gắn nhãn và sắp xếp trong kho
được nhận từ nhà cung cấp và ngay lập để chuẩn bị cho quá trình phân phối.
tức chuyển giao tới khách hàng tiếp theo. - Quá trình xử lý hàng hóa: Trong mô hình
Quá trình xử lý hàng hóa tập trung vào này, quá trình xử lý hàng hóa bao gồm các
sắp xếp, phân loại và chuyển giao hàng hoạt động như kiểm tra chất lượng, đóng gói,
một cách nhanh chóng. đếm số lượng, gắn nhãn và sắp xếp hàng hóa
16
- Giảm thời gian lưu trữ: Trong mô hình theo các tiêu chuẩn nhất định. Quá trình này
này, thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho đảm bảo rằng hàng hóa được chuẩn bị và sẵn
được rút ngắn hoặc thậm chí loại bỏ hoàn sàng cho việc giao hàng cho khách hàng.
toàn. Hàng hóa được nhận và chuyển - Quản lý kho hàng: Mô hình kho hàng
giao một cách nhanh chóng, không cần truyền thống yêu cầu hệ thống quản lý kho
phải lưu trữ trong kho trong thời gian chặt chẽ để theo dõi và kiểm soát số lượng
dài. Điều này giúp giảm tổn thất hàng hàng hóa, vị trí lưu trữ và thông tin liên quan
hóa tự nhiên và chi phí liên quan đến lưu khác. Quản lý kho hàng bao gồm việc theo
trữ. dõi hàng tồn kho, theo dõi nhập xuất hàng,
- Quản lý kho hàng tập trung: Mô hình quản lý đơn đặt hàng và tối ưu hoá sự di
Cross Docking yêu cầu một hệ thống chuyển và sắp xếp hàng hóa trong kho.
quản lý kho hàng tập trung chặt chẽ để - Thời gian xử lý và phân phối: Trong mô
theo dõi và kiểm soát quá trình xử lý hình kho hàng truyền thống, thời gian xử lý
hàng hóa. Quản lý kho hàng bao gồm và phân phối hàng hóa có thể mất thời gian
việc quản lý đơn hàng, hơn so với mô hình Cross Docking. Quá
theo dõi vị trí và số lượng hàng hóa, và trình kiểm tra, đóng gói và sắp xếp hàng hóa
đồng bộ hóa việc xử lý và phân phối trong kho có thể kéo dài thời gian và tạo ra
hàng trong kho. sự chậm trễ trong quá trình phân phối.
- Tối ưu hoá quá trình vận chuyển: Mô - Tổn thất hàng hóa: Do thời gian lưu trữ lâu
hình Cross Docking giúp tối ưu hoá quá dài và quá trình xử lý hàng hóa phức tạp, mô
trình vận chuyển hàng hóa bằng cách loại hình kho hàng truyền thống có khả năng tổn
bỏ hoặc giảm thiểu các bước trung gian thất hàng hóa tự nhiên cao hơn. Những yếu
và thời gian lưu trữ trong kho. Điều này tố như hư hỏng, hỏng hóc, mất mát hoặc thất
có thể giảm thời gian vận chuyển và chi lạc có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ và
phí liên quan đến sự di chuyển và lưu trữ xử lý hàng hóa.
hàng hóa.

17
Hình 5.3. Cross docking

Hình 5.3. Kho hàng truyền thống

6. An toàn lao động trong kho hàng


Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong ngành logistics, dưới đây là một số biện
pháp an toàn quan trọng mà các công ty và người lao động có thể áp dụng:
- Đào tạo và hướng dẫn: Cung cấp đào tạo và hướng dẫn đầy đủ về an toàn lao động,
bao gồm quy trình làm việc an toàn, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân và quản lý rủi ro.
Đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu và tuân thủ các quy tắc an toàn.

18
- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE): Đảm bảo rằng người lao động được cung cấp
và sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, kính bảo vệ, găng tay,
giày bảo hộ, khẩu trang, áo phản quang, tùy theo yêu cầu công việc.
- Quản lý rủi ro và bảo vệ sức khỏe: Đánh giá các nguy cơ và rủi ro trong môi trường
làm việc và thiết kế các biện pháp phòng ngừa như cung cấp thông báo an toàn, bảng
chỉ dẫn và giới hạn truy cập vào các khu vực nguy hiểm. Đồng thời, đảm bảo các biện
pháp bảo vệ sức khỏe như kiểm tra sức khỏe định kỳ và cung cấp các dịch vụ y tế cần
thiết.
- Quản lý vật liệu nguy hiểm: Áp dụng các quy định và quy trình an toàn cho việc vận
chuyển, lưu trữ và xử lý vật liệu nguy hiểm. Bảo đảm tuân thủ các quy tắc về bảo
quản, đóng gói, nhãn hiệu và xử lý đúng các chất nguy hiểm.
- Quản lý công cụ và thiết bị: Bảo trì, kiểm tra và sửa chữa định kỳ các công cụ và thiết
bị sử dụng trong quá trình làm việc để đảm bảo chúng hoạt động an toàn và hiệu quả.
Đồng thời, đảm bảo rằng người lao động được đào tạo và sử dụng chúng một cách
đúng quy định.
- Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường lao động trong nhà máy xí nghiệp, thu thập và
phân tích các yếu tố có hại cho người lao động, từ đó điều chỉnh giảm mức nguy hại để
phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho họ.

7. Kết luận:
Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa là yếu tố quan trọng trong việc quản lí
và phát triển kho hàng một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao. Lượng giảm tự
nhiên là tổn thất không thể tránh khỏi trong quá trình lưu trữ, trong khi đó việc tổn
thất có thể do nhiều yếu tố khác gây ra nhưng vẫn nằm trong vùng kiểm soát được.
Cả lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa đều ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt
động của kho hàng và giảm thiểu nó sẽ có nhiều biện pháp khác nhau. Việc quan
trọng nhất chính là các doanh nghiệp giải quyết lượng giảm tự nhiên và tổn thất
hàng hóa để duy trì hoạt động ổn định và đưa ra biện pháp tối ưu nhất để giải
quyết các vấn đề trước mắt để có thể đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp mong
muốn. Hoạt động kho là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của các doanh
nghiệp, bao gồm nhiều hoạt động chính khác nhau, hoạt động kho hàng có vai trò
quan trọng là yếu tố quyết định đảm bảo các biện pháp mà doanh nghiệp đã đặt ra
trong suốt quá trình thực hiện. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm khai thác từ
nhiều nguồn nhà đầu tư để có thể phát triển các mục tiêu đã đặt ra và hiệu quả đạt
được cao nhất.

19
Tài liệu tham khảo:

https://kecongnghiep.vn/kho-tong-hop/
https://aramex.vn/kho-cfs-la-g.html/
https://sec-warehouse.vn/kho-ngoai-quan-la-
gi.html#4_Cac_hoat_dong_trong_kho_ngoai_quan
https://hanopro.com/tin-hanopro/sku-la-gi-sku-san-pham-co-vai-tro-gi-trong-quan-tri-
kho-hang.html
https://itlvn.com/news/492-cross-docking-la-mot-ki-thuat-logistics-
nham-loai-bo-chuc-nang-luu-tru-va-thu-gom-don-hang-cua-mot-kho-
hang-ma-van-cho-phep-thuc-hien-cac-chuc-nang-tiep-nhan-va-gui-
hang
https://intech-group.vn/so-sanh-su-khac-nhau-giua-kho-truyen-thong-
voi-kho-thong-minh-bv349.htm
https://antoannamviet.com/dich-vu/huan-luyen-an-toan-lao-dong-nganh-logistics/
#4_Cac_bien_phap_an_toan_cho_nguoi_lao_dong_lam_viec_trong_nganh_logistics
https://vanhaigroup.com/icd-la-gi/

20

You might also like