You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU




SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN KIM HUỆ


MSSV: 20035383

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XẾP DỠ,


VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 23 tháng 05 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU


SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN KIM HUỆ


MSSV: 20035383

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XẾP DỠ,


VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA

Khoa: Kinh tế - Luật – Logistics

Chuyên ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Lớp: DH20LG2

Môn học: Hàng hóa

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thu Phương

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 23 tháng 05 năm 2021


GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ

LỜI CẢM ƠN
Để có kiến thức và kinh nghiệm thực tế như ngày hôm nay, em xin chân thành cám ơn
quý Thầy Cô bộ môn khoa Kinh tế- Luật- Logistics, trường Đại học Bà Rịa- Vũng
Tàu, Thầy Cô đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản vững chắc;
đồng thời em kính gửi lời cám ơn chân thành của mình đến với Cô Đinh Thu Phương –
giảng viên hướng dẫn phụ trách bộ môn Hàng Hóa vì đã giảng dạy nhiệt tình, chi tiết
để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Cô đã tận tình giúp đỡ, định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học. Đó là
những góp ý hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện tiểu luận này mà còn
là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài
tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được lời nhận
xét, ý kiến đóng góp từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp DH20LG2, những
người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng, chúng
ta sẽ mãi mãi gắn bó với nhau.

Em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công hơn trong
cuộc sống cũng như trong công tác giảng dạy tại trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA TRONG VẬN CHUYỂN ............... 1

1.1 Khái niệm hàng hóa trong vận chuyển ................................................................ 1


1.2 Phân loại hàng hóa ................................................................................................. 1
1.3 Đặc tính vận tải của hàng hóa ............................................................................... 2
1.4 Khái niệm, phân loại bao gói theo vị trí bao gói ................................................. 2
1.5 Khái niệm, nội dung nhãn hiệu hàng hoá, phân loại, ý nghĩa của chúng ......... 2

CHƯƠNG 2: VẬN CHUYỂN, XẾP DỠ VÀ BẢO QUẢN ĐƯỜNG ........................ 4

2.1 Đặc tính vận tải của đường ................................................................................... 4


2.2 Một số nguyên nhân gây tổn thất đường ............................................................. 4
2.3 Lưu ý trong tổ chức xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản đường ........................... 5

CHƯƠNG 3: HÀNG NGUY HIỂM............................................................................. 6

3.1 Khái niệm hàng nguy hiểm ................................................................................... 6


3.2 Phân loại hàng nguy hiểm ..................................................................................... 6
3.3 Danh mục hàng nguy hiểm ................................................................................... 6
3.4 Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm ............................................................ 8
3.5 Case study: Hàng nguy hiểm .............................................................................. 11
3.5.1 Thông tin về hàng hóa ................................................................................ 11
3.5.2 Packing instruction ..................................................................................... 11
3.5.3 Markings ...................................................................................................... 11
3.5.4 Labels ........................................................................................................... 11

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 13


GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA TRONG VẬN CHUYỂN

1.1 Khái niệm hàng hóa trong vận chuyển


Hàng hóa là các nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm
mà vận tải nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển
giao ở trạm nhận.
1.2 Phân loại hàng hóa
 Theo ý nghĩa xã hội:

Những loại hàng theo yêu cầu chung của xã hội: lương thực thực phẩm, vải vóc, ...
Những loại hàng theo yêu cầu cá nhân: những loại hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm, ...

 Theo phương pháp và kỹ thuật bảo quản: gồm 3 nhóm

Hàng bảo quản trong kho kín: là những loại hàng quý, đắt tiền, hàng dễ biến chất do ẩm
ướt và điều kiện thay đổi của nhiệt độ.

Hàng bảo quản trong kho bán lộ: gồm những loại hàng dễ biến chất do ẩm ướt nhưng
không chịu tác động do điều kiện thay đổi nhiệt độ.

Hàng bảo quản ngoài bãi: Gồm những hàng không chịu ảnh hưởng của môi trường
xung quanh.

 Theo kỹ thuật xếp dỡ:

Hàng lỏng hoặc khí hóa lỏng: sử dụng bơm.

Hàng kiện, hòm, bao, thùng gỗ cây: sử dụng cần trục với công cụ xếp dỡ.

Hàng rời, hàng đổ đống: sử dụng cầu ngoạm hoặc bơm kết hợp với băng chuyền.
Hàng siêu trường, siêu trọng: sử dụng cầu trục nổi.

 Theo ngành vận tải:

Hàng khối lượng lớn: là loại hàng có khối lượng nhiều, tương đối ổn như than, dầu
quặng, những loại này khối lượng vận chuyển mỗi lần rất lớn, có mức xếp dỡ cao, yêu
cầu vận chuyển bằng tàu chuyên dụng, theo hình thức khai thác tàu chuyến, gồm những
dậng hàng rời đổ đống như than rời, quặng rời, …

Hàng phổ thông: là những hàng đóng trong bao kiện, hòm, cont, … vận chuyển trên tàu
tổng hợp hoặc cont chuyên dụng.

1
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
Hàng đặc biệt: là những loại hàng chuyên dụng theo từng nhóm được bảo quản và vận
chuyển theo các quy tắc riêng biệt và giới hạn về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh như
hàng đông lạnh, hàng gia súc, các hàng nguy hiểm, …

1.3 Đặc tính vận tải của hàng hóa

Là tổng hợp những tính chất của hàng hóa mà từ đó nó quy định điều kiện và kỹ thuật
vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, như vậy đặc tính vận tải bao gồm tính chất lý, hóa, bao
gói, cách đóng gói, các đặc tính về khối lượng, thể tích, chế độ vận chuyển, bảo quản và
xếp dỡ hàng hóa.

Sở dĩ ta phải biết được đặc tính của hàng hóa vì giữa tính chất của hàng hóa với phương
pháp và các thiết bị kỹ thuật của việc chuyên chở có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi
loại hàng sẽ quyết định phương tiện vận tải và chế độ bảo quản.

1.4 Khái niệm, phân loại bao gói theo vị trí bao gói

Khái niệm: Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói,
chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện cho việc bảo quản,
vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Phân loại bao gói theo vị trí bao gói:

- Bao bì trong: là bao bì dùng để đóng gói sơ bộ và trực tiếp đối với
hàng hóa. Công dụng của nó là để bảo vệ hàng hóa như chống ẩm, chấn
động, ngăn mùi vị, ...
- Bao bì ngoài: dùng để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ, nó có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng hóa về số
lượng và chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển.
1.5 Khái niệm, nội dung nhãn hiệu hàng hóa, phân loại, ý nghĩa của chúng

Khái niệm:

- Nhãn hiệu hàng hóa là những hình vẽ, chữ viết đề trên bao bì hoặc hàng hóa để
nhận biết, chỉ rõ tính chất, phương pháp bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận.

Nội dung và phân loại, ý nghĩa:


- Nhãn hiệu thương phẩm: do nơi sản xuất trực tiếp viết lên bao bì hoặc ngay trên
thương phẩm với nội dung: tên thương phẩm, loại hàng, ngay sản xuất, mức tiêu chuẩn,

2
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
chất lượng, đặc điểm sản xuất, thành phần cấu tạo, tác dụng, trọng lượng, tổng trọng
lượng thương phẩm, …
- Nhãn hiệu gửi hàng: do người gửi hàng làm với nội dung cơ bản: tên
hàng, số kiện, trọng lượng, kích thước, họ tên người gửi hàng, người
nhận hàng, tên cảng đi, tên cảng đến.
- Nhãn hiệu vận tải: do ga, cảng gửi hàng làm không phụ thuộc vào nhãn
hiệu nào, họ viết trực tiếp lên bao bì như là một phân số: từ số ghi số thứ
tự kiện hàng đã nhận để vận chuyển, mẫu số ghi số lượng kiện hàng cần
được gửi đi.
- Nhãn hiệu chuyên dùng: do người gửi hàng viết lên bao bì để chỉ rõ
tính chất đặc biệt của bao hàng hoặc phương pháp vận chuyển.

3
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
CHƯƠNG 2: VẬN CHUYỂN, XẾP DỠ VÀ BẢO QUẢN ĐƯỜNG

2.1 Đặc tính vận tải của đường:


Tính chất của đường:
- Là tinh thể lục lăn, có vị ngọt → Tránh tình trạng có kiến hoặc mối mọt.
- Nóng chảy ở nhiệt độ 185°C-186°C, độ tan của đường phụ thuộc vào nhiệt độ →
Tránh để hàng ở nơi có nhiệt độ cao.
- Dễ tan trong nước dung dịch cồn lỏng, không tan hoặc ít tan trong
rượu, ête → Tránh tiếp xúc với các loại dung dịch khác.
- Đường có tính hút ẩm → Cần phải đảm bảo thông gió, hút ẩm.
- Bị cháy ở nhiệt độ 160°C-190°C → Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Tác dụng với nước thành glucozo và fructozo → Không xếp đường gần nơi ẩm
ướt.
- Dưới tác dụng của men đường biến thành rượu → Không hoặc tránh xếp đường
cùng với hàng men.
- Đường có tính vón cục, dung dịch đường có tính nhớt→ Không để đường tiếp
xúc trực tiếp với ánh mặt trời, nơi ẩm ướt.
- Đường dễ bị hút mùi vị khác → Không hoặc tránh để gần với các loại hàng hóa
có mùi khác.

2.2 Một số nguyên nhân gây tổn thất đường:

- Hiện tượng biển thủ hàng hoá trong quá trình vận tải.

- Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ: Nguyên nhân này chủ yếu là do phương pháp
xếp dỡ không đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật quy định như: khi xếp dỡ không chú ý tuân
thủ theo các nhãn hiệu quy định; các bao bì va chạm mạnh gây biến dạng; móc trực tiếp
vào bao bì (không đúng quy định)... Hàng hoá bị va đập, xô đẩy, nén, ép... trong khi
phương tiện hoạt động trên hành trình; do kĩ thuật xếp hàng không đảm bảo theo quy
định.

- Tốc độ phương tiện không phù hợp với các điều kiện khai thác.

- Hàng bị thấm nước, ẩm ướt: Trước khi xếp hàng lên phương tiện không tuân
thủ quy định về vệ sinh; không chèn lót cẩn thận, phương tiện không có khả năng che

4
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
chắn hàng hoá; xếp hàng khô lẫn với hàng ẩm, ướt mà không ngăn cách tốt; xếp lẫn
hàng có mùi để mùi lây lan sang các hàng khác.

- Do ảnh hưởng của nhiệt độ không thích hợp (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp).

- Do thông gió không kịp thời.

- Tổn thất hàng hóa do côn trùng, vi sinh vật có hại gây ra.

2.3 Lưu ý trong tổ chức xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng đường
- Thường được vận chuyển ở thể rời hoặc đóng bao.
- Xếp xa nguồn điện, có đệm lót cách ly giữa sàn, vách tàu với đường.
- Vệ sinh tàu trước khi xếp hàng, hầm tàu phải có nắp
- Tốt nhất là bỏ đầy hầm, bịt kín, nhiệt độ ẩm thì thông gió.
- Không đi lại đạp lên bao đường.
- Bảo quản đường trong kho.
- Khi xếp đường vào đống có thể xếp kín hoặc xếp có độ rỗng.
- Xếp cách tường kho 40cm - 50cm, cách cửa ra vào 0,8m – 1m.
- Nhiệt độ thích hợp: 28°C - 30°C, độ ẩm không quá 70%.
- Chiều cao xếp hàng phụ thuộc vào loại đường.
- Sau khi xếp xong phải phủ kín đống bằng vải bạt.

5
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
CHƯƠNG 3: HÀNG NGUY HIỂM

3.1 Khái niệm hàng nguy hiểm

Là những hàng trong quá trình vận chuyển xếp dỡ và bảo quản có thể phát sinh những
sự cố như ăn mòn, ngộ độc, bùng nổ gây thiệt hại lớn đến con người, hủy hoại hàng hóa,
phương tiện và các công trình.

3.2 Phân loại hàng nguy hiểm

Căn cứ vào tính chất:

Chất nổ: là những chất phân giải chậm ở nhiệt độ bình thường nhưng khi gặp nhiệt độ
thuận lợi chúng sinh ra lượng nhiệt lớn. Do chất khí giãn nở mạnh và nhanh gây ra một
áp suất lớn và tạo ra tiếng nổ.

Các chất oxy hóa: là những chất khi gặp axit, bị ẩm ướt, nhiệt độ cao, ma sát thì xảy ra
hiện oxy hóa, phân giải.

Khí nén và khí hóa lỏng: là chất có tỷ trọng nhỏ.

Các chất tự cháy: là những chất dễ bị oxy hóa.

Các chất gặp nước bùng cháy: là chất khi gặp nước hoặc hơi ẩm xảy ra các phản ứng
gây hiện tượng bùng cháy hoặc nổ.

Các chất lỏng dễ cháy: là loại dễ bay hơi, dễ cháy, dễ nổ.

Các chất rắn dễ cháy: là những chất rắn cháy ỏ nhiệt độ thấp.

Chất độc hại: là những chất gây ngộ độc cho người và gia súc.

Chất ăn mòn: khi gặp các chất dễ nổ, các chất oxy hóa có thể gây cháy nổ.

3.3 Danh mục hàng nguy hiểm

 Class 1 – Explosives (Thuốc nổ):

Bao gồm 6 phân nhóm nhỏ:

 Division 1.1  Division 1.4


 Division 1.2  Division 1.5
 Division 1.3  Division 1.6

6
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
Các phân nhóm này được phân chia theo mức độ nguy hiểm hay sức công phá của loại
chất nổ đó, ví dụ khi nổ gây vỡ kính, khi nổ trong nhà thì gây sụp nhà đó, khi gây nổ
nghe như tiếng pháo, …

Trong các phân nhóm loại này lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, được đánh theo A, B,
C, D, E, … ví dụ Division 1.1A, 1.4S, … vì có rất nhiều loại chất nổ. Nhưng rất may là
hầu hết các loại chất nổ này đều bị cấm trên máy bay chở khách (Passenger Aircratf) và
máy bay chở hàng (Cargo Aircraft) – hay còn gọi là Freighter, chỉ duy nhất có nhóm
1.4S (Đạn của súng bộ binh đấy) còn được một số hãng hàng không (Passenger Aircraft)
chấp nhận, còn một số loại khác phải dùng Freighter.

 Class 2 – Gases (Chất khí):

Bao gồm 3 phân nhóm.

 Division 2.1 – Flammable gas (Chất khí dễ cháy): bình gas ở nhà, bật lửa gas, …
 Division 2.2 – Non-flammable, non-toxic gas (Chất khí không cháy, không độc):
bình oxy để thở, ...
 Division 2.3 – Toxic gas (Chất khí độc)
 Class 3 – Flammable Liquid (Chất lỏng dễ cháy): sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ

cồn cao), keo dính, …

 Class 4 – Flammable Solids; Self-reactive substances; and Desensitized Explosives:

Bao gồm 3 phân nhóm:

 Division 4.1 – Flammable Solids (Chất rắn dễ cháy): các loại bột kim loại, gây
cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ, rất nguy hiểm, vì vậy phải có kiểm soát về
nhiệt độ (temperature controlled). Hầu hết loại này bị cấm vận chuyển bằng máy bay.
 Division 4.2 – Substances Liable to Spontaneous Combustion (Chất có khả năng
tự bốc cháy): Ví dụ như phốt pho trắng, ...
 Division 4.3 – Substances Which, in contact with water, emit flammable gases
(Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy).
 Class 5 – Oxidizing substances and Organic Peroxides:

Bao gồm 2 phân nhóm:

 Division 5.1 – Oxidizing substances (Chất oxi hoá)

7
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
 Division 5.2 – Organic Peroxides (Chất hữu cơ có chứa oxi): Chất này cũng phải
kiểm soát về nhiệt độ.
 Class 6 – Toxic and Infectious substance:

Bao gồm 2 phân nhóm:

 Division 6.1 – Toxic (Chất độc): Ví dụ như các loại thuốc trừ sâu
 Division 6.2 – Infectious substance (Chất lây nhiễm): Các loại virus gây bệnh với
con người hay động vật, như bệnh tai xanh ở lợn, virus H5N1 ở gia cầm, virus viêm gan
B ở người, các loại bệnh phẩm ở người và động vật cần xét nghiệm ở các phòng thí
nghiệm, …
 Class 7 – Radioactive Material (Chất phóng xạ):

Bao gồm một số trang thiết bị y tế (máy chiếu, chụp, …) một số thiết bị trong ngành
khai thác dầu khí, …

 Class 8 – Corrosive (Chất ăn mòn): Bao gồm axit, ắc quy, pin, …


 Class 9 – Miscellanous Dangerous Goods: Bao gồm tât cả các chất nguy hiểm khác

ngoài 8 nhóm trên, ví dụ như đá khô (carbon dioxide – dry ice), ôtô, xe máy, động cơ,...

3.4 Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm


 Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các quy định sau:
 Phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy
phù hợp với hóa chất khi vận chuyển. Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang
chở hàng bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển. Kích thước của biểu
trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm. Không được dùng xe
rơ-móc để vận chuyển hóa chất. Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản
ứng với nhau trên cùng một phương tiện. Không được vận chuyển hóa chất cùng với
hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa
khác.
 Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng
vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác
nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng
nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu

8
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
sắc quy định. Nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm thì phải xóa hoặc bóc
các biểu trưng nguy hiểm, tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện.

 Quy định về quá trình vận chuyển hóa chất:

 Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép điều khiển còn hiệu
lực, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do
Bộ Công Thương cấp. Có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển,
phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người
gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến
hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.

 Trong quá trình vận chuyển hóa chất, người điều khiển phương tiện vận chuyển
hóa chất phải tuân thủ các quy định sau: Phải di chuyển theo đúng lịch trình ghi trong
hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển hóa chất giữa chủ phương tiện
và chủ sở hữu hàng hóa; Không được dừng, đỗ xe với khoảng cách dưới một trăm mét
(100m) so với nơi tập trung đông người như chợ, siêu thị, nơi đang tổ chức lễ, hội,
trường học, bệnh viện hoặc nguồn nước sinh hoạt.

 Lưu ý về ký hiệu và phân loại hàng nguy hiểm:

Việc phân loại nhóm hàng hóa sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức đóng gói, vận
chuyển an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo quy trình thủ tục giấy tờ được thông qua
nhanh chóng, chính xác. Các bên phụ trách sản xuất, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm đều phải ghi nhớ và sử dụng chính xác các ký hiệu đánh dấu hàng hóa đã
được thống nhất chung. Điều này giúp quá trình vận chuyển tránh được những nguy cơ
mất an toàn, đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

 Quy định về việc đánh dấu và dán nhãn khi vận chuyển hàng nguy hiểm:

 Việc đánh dấu và dán nhãn đối với hàng hoá nguy hiểm cần tuân thủ theo đúng
quy định của IATA DGR. Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp
lệ theo quy định hiện hành sẽ không được chấp nhận vận chuyển.

 Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng để đánh dấu trên bao bì đóng gói ngoài của
kiện hàng nguy hiểm và các kiện hàng nguy hiểm đóng gói chung (overpack). Trong

9
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
trường hợp cụ thể yêu cầu đánh dấu bằng nhiều loại ngôn ngữ, tiếng Anh bắt buộc là
một trong số ngôn ngữ được chọn.

 Các nhãn hàng nguy hiểm phải bao gồm cả chữ thể hiện tính chất nguy hiểm bằng
tiếng Anh. Trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu sử dụng ngôn ngữ khác thì quy định này
vẫn phải được tuân thủ.

 Hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển bằng ULD thì thẻ ULD được đính kèm
cần ghi đầy đủ thông tin về hàng nguy hiểm: hạng, phân hạng… theo quy định của các
hãng bay.

 Quy định về việc đóng gói hàng nguy hiểm:

 Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách bao gói
tuân thủ theo quy định trong chương 5 và 6 của IATA DGR. Lưu ý, đóng gói là yếu
tố tối quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
bằng đường hàng không.

 Trong suốt quá trình vận chuyển, sự thay đổi độ cao, áp suất
và nhiệt độ có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng; đặc biệt là trong
quá trình vận chuyển các chất khí hoặc chất lỏng. Vì thế, hàng hoá nguy hiểm không
được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa đối với chất lỏng.

 Các hãng bay có thể yêu cầu người gửi xuất trình giấy chứng nhận chuyên môn
của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra đóng gói theo đúng yêu cầu trên đây trước
khi chấp nhận vận chuyển hàng.

 Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn
sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói
mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với Quy định Hàng nguy
hiểm của IATA (IATA DGR).

 Quy định cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho các đơn vị vận tải:

Đơn vị muốn được cấp phép cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm
quyền cấp phép. Hồ sơ và đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ có sự khác biệt giữa các loại, nhóm
hàng hóa nguy hiểm được xin cấp phép vận chuyển. Về cơ bản, hồ sơ sẽ bao gồm giấy
đề nghị cấp phép, bản sao giấy phép kinh doanh vận tải, một số tài liệu liên quan đến

10
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
phương tiện, người điều khiển phương tiện và các loại giấy chứng nhận đảm bảo phù
hợp tiêu chuẩn an toàn theo quy định.

3.5 Case study hàng nguy hiểm Butyryl chloride

3.5.1 Thông tin về hàng hóa


- Tên hàng (Proper Shipping Name): Butyryl chloride
- Số UN: 2583
- Trọng lượng: inner: 0.5 L; outer: 2 L
- Class (Nhóm): 3 (8) – Chất lỏng dễ cháy (chất ăn mòn)
- Packing Group: II
- Excepted Quantity (EQ): E2
3.5.2 Packing Instruction: Y340

3.5.3 Markings

- Shipper (Shpr): ...


- Cosignee (Cnee): ...
- Butyryl chloride, UN2353.

1A1/Y5/...

3.5.4 Lables

11
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các mặt hàng nguy hiểm là cần thiết. Nó giúp em hiểu rõ hơn về sự
nguy hiểm cũng như tầm quan trọng của nó trong ngành Logistics này.

Thông qua các bài giảng của cô và đúc kết ra bài tiểu luận này, em đã học được cách
nhận biết các mặt hàng nguy hiểm, các marking, lable như thế nào đối với hàng.

Nhận biết được sự quan trọng và tầm nguy hiểm đó, chúng ta cần trang bị sự hiểu biết
cần thiết về loại hàng này. Nắm rõ cách phân loại, hiểu được các marking, lable, và cách
vận chuyển phù hợp, tránh xảy ra các tình trạng gây nguy hiểm, tổn thất đối với hàng
hóa và con người ở mức thấp nhất.

Ngày nay, Logistics trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp
phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình đối với những đối thủ khác. Nhưng ở Việt
Nam, Logistics chỉ ở quy mô nhỏ và vừa. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm chưa hoàn
toàn phát triển được. Chúng ta vận chuyển chúng với số lượng ít, nhỏ và cùng với hành
khách bay. Chưa có loại máy bay chuyên dụng.

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào muốn phát triển tốt đều phải có một chiến
lược Logistics phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Một chiến lược Logistics tốt và
phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được công sức, tiền bạc cũng như thời gian.

12
GVHD: ThS. Đinh Thu Phương SVTH: Trần Kim Huệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh Mục Hàng Nguy Hiểm (pata-logistics.com)
2. Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm (luatvietnam.vn)
3. HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN - Hỗ Trợ Ôn Tập (hotroontap.com)
4. Cách bảo quản đường lâu, không bị hỏng (bachhoaxanh.com)

13

You might also like