You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

KHOA NGOẠI NGỮ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG TẠI CÔNG TY


TNHH VẬN TẢI- XÂY DỰNG- DU LỊCH THẢO LINH

Trình độ đào tạo : Đại học

Hệ đào tạo : Chính quy

Ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Chuyên ngành : Tổ chức quản lý cảng – Xuất nhập khẩu –


Giao nhận vận tải quốc tế
Khóa học : 2020

Đơn vị thực tập : Công ty TNHH Vận tải – Xây dựng – Du lịch
Thảo Linh
Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện : Đồng Minh Tú

MSSV : 20035987

Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 11 tháng 11 năm


2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

KHOA NGOẠI NGỮ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG TẠI CÔNG TY


TNHH VẬN TẢI- XÂY DỰNG- DU LỊCH THẢO LINH

Trình độ đào tạo : Đại học

Hệ đào tạo : Chính quy

Ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Chuyên ngành : Tổ chức quản lý cảng – Xuất nhập khẩu –


Giao nhận vận tải quốc tế
Khóa học : 2020

Đơn vị thực tập : Công ty TNHH Vận tải – Xây dựng – Du lịch
Thảo Linh
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Hồ Lan Ngọc

Sinh viên thực hiện : Đồng Minh Tú

MSSV : 20035987

Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 11 tháng 11 năm


2023
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………… ---------------------------
………………………
.

………….., ngày ….. tháng ….. năm 20…

GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP


THÔNG TIN THỰC TẬP
Cơ quan/ Đơn vị tiếp nhận thực tập
Tên Cơ quan/Đơn vị: ............................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Website..................................................................................................................
Điện thoại:................................................; Fax: ..................................................
Người hướng dẫn thực tập
Tên người hướng dẫn:...........................................................................................
Chức vụ:................................................................................................................
Email:...................................................... Điện thoại: ..........................................
THÔNG TIN SINH VIÊN ĐƯỢC TIẾP NHẬN THỰC TẬP

Tên sinh Email/Điện Nhiệm vụ Bộ phận


STT Khoa/Ngành
viên/MSSV thoại TT TT

3
4

Từ ngày … tháng … đến ngày …. tháng ….


Xác nhận của Cơ quan/Đơn vị
(Ký & ghi rõ Họ tên, chức vụ, đóng dấu)
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

2. Nội dung báo cáo

2.1. Kết quả của đợt thực tập


........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
2.2. Tính chính xác, hợp lý của đề tài
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
2.3. Tính sáng tạo của đề tài thực tập
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2.4. Tính thực tiễn của đề tài thực tập
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Ý thức, thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Đánh giá kết quả thực tập:
Điểm số:
Điểm chữ: --------------------------------------------

………….., ngày …. tháng … năm 20…


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tại Công Ty TNHH Vận tải – Xây dựng – Du lịch
Thảo Linh em đã được chia sẽ về các quy trình thực tế của doanh nghiệp cũng
như học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động dịch
vụ logistics, các quy trình làm việc của công ty.
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, em may mắn đã được các anh
chị tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể hoàn thành công việc
của mình. Bên cạnh đó, các anh chị luôn sẵn sàng giúp đỡ em trong việc giải
quyết các khó khăn, giải đáp thác mắc và chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh
nghiệm về lĩnh vực logistics.
Thời gian thực tập ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp và hiểu thêm
những kiến thức đã học, dồng thời kết hợp với kiến thức thực tế để nâng cao
kiến thức chuyên môn. Tuy chỉ thực tập thời gian ngắn, nhưng qua quá trình
thực tập, em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế.
Điều này cho thấy việc cọ sát với kiến thức thực tế là vô cùng quan trọng, nó
giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn.
Trong quá trình thực tập còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải
rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của cô Võ Thị Kính và sự
nhiệt tình của các anh chị tại Công Ty TNHH Vận tải – Xây dựng – Du lịch
Thảo Linh đã giúp em có những chia sẽ kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt
kì thực tập này và hoàn thành bài báo cáo cuối kỳ.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kinh tế biển - Logistic, Trường
Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em
học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công Ty TNHH Vận tải – Xây dựng – Du
lịch Thảo Linh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại
công ty.
Vì còn những hạn chế của bản thân nên sẽ không tránh được những sai
sót, em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài
báo cáo trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước tiến tới Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đất
nước. Bằng việc thực hiện chính sách mở cửa thị trường, giao lưu buốn bán với
các nước trên thế giới. Nhà nước ta đang đẩy mạnh và phát triển hơn chính sách
về xuất khẩu, từng bước thay thế nhập khẩu bằng cách tham gia các tổ chức
thương mại trên thế giới, mang lại nhiều ưu đãi trong việc xuất nhập khẩu, tạo ra
cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các cơ hội
tốt để vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới, mang lại lợi ích cho nền kinh tế
nước nhà.
Nắm bắt được cơ hội này, công ty Vận tải – Xây dựng – Du lịch Thảo Linh
đã không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty phát triển trên
khắp thế giới trong việc hoàn thiện quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng với
sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo, tinh thần nỗ lực hăng say làm việc
nghiêm túc của tập thể cán bộ công nhân viên. Hiện tại, công ty TNHH Vận tải
– Xây dựng – Du lịch Thảo Linh đã có được nhiều uy tín cũng như kinh nghiệm
trong việc cung cấp các gói dịch vụ giao nhận hàng hóa, luôn đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và đảm bảo.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cùng các anh chị
trong công ty đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho em trong suốt
thời gian thực tập tại công ty, cung cấp các số liệu và thông tin quý giá để em có
thêm được nhiều tư liệu và hoàn thành bài báo cáo tốt nhất. Bằng việc được trải
nghiệm thực tế trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện của
công ty, bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và quý báu. Trong
quá trình làm bài, vì những hạn chế về kinh nghiệm cũng như lý thuyết được
học chưa nhiều nên khó tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý
từ phía thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại
học Bà Rịa Vũng Tàu, quý thầy cô giáo đã hết lòng truyền đạt kiến thức, dạy dỗ
em trong những năm học qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TẠI CÔNG TY TNHH
VẬN TẢI- XÂY DỰNG- DU LỊCH THẢO LINH

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Vận tải – Xây dựng
– Du lịch Thảo Linh
Tên công ty: công ty TNHH Vận tải – Xây dựng – Du lịch Thảo Linh
Địa chỉ: 15 Thùy Vân, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu
Mã số thuế: 30241795653
Người đại diện: Hồ Hùng Cường
Điện thoại: 0931 140 669
Ngày hoạt động: 20-02-2020
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Vũng Tàu – Côn Đảo

1.1.1 Lịch sử hình thành


Nhận thấy sự hình thành các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp trong
và ngoài nước đang ngày càng phát triển vượt bậc và nhu cầu xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp tại đây là cực kì lớn. Bất kể hàng hóa nào khi muốn về
Việt Nam hoặc xuất đi các nước khác trên thế giới đều phải được thông quan
và làm thủ tục Hải quan. Nắm bắt được cơ hội đó ông Hồ Hùng Cường đã
quyết định thành lập công ty vào tháng 2/2015, là công ty hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng thông qua
chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao mà công ty công cấp. Công ty
đã kí được các hợp đồng cung cấp dịch vụ trọn gói cho các doanh nghiệp
như: khai thuê hải quan, làm thủ tục thông quan XNK, Vận tải hàng hóa
bằng xe tải liên tỉnh, nội tỉnh,… nhằm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại tỉnh Vũng Tàu và các tỉnh lân cận.

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại công ty Vận tải –
Xây dựng – du lịch Thảo Linh
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

3511 Sản xuất điện


3512 Truyền tải và phân phối điện
4101 Xây dựng nhà để ở
4312 Chuẩn bị mặt bằng
4321 Lắp đặt hệ thống điện
4330 Hoàn thiện công trình xây dựng
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật
sống
44663Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết: Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội ngoại thất; Mua
bán thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước;
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Mua bán phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại; Mua bán hóa
chất;
4932 Vận tải hành khách đường bộ khác
Chi tiết: Vận tải hành khách theo hợp đồng;
4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng;
649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty TNHH VT-XD-DL THẢO LINH)

 Ban giám đốc:

- Ông Hồ Hùng Cường là người đại diện hợp pháp có quyền quyết
định, điều hành mọi hoạt động của công ty, chỉ đạo nhân viên cấp dưới,
trực tiếp điều hành và giám sát mọi hoạt động của công ty, chịu trách
nhiệm đưa ra các chiến lược, định hướng kinh doanh của công ty. Triển
khai các công việc phù hợp với từng nhân viên.

- Đưa ra các quy định về chế độ khen thưởng, chính sách phúc lợi,
hình thức kỷ luật, khiển trách đối với cán bộ công nhân viên.

- Trực tiếp điều hành mọi buổi họp của nội bộ công ty, họp với các
công công ty khách hàng.

- Đưa ra phương hướng, chiến lược phát triển, đầu tư và dự án kinh


doanh, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng với khách hàng.
 Phó giám đốc

- Là người trợ giúp công việc cho giám đốc trong việc quản lý hồ sơ, kiểm
tra tình hình tài chính, kiểm tra các bảng quyết toán, xác nhận và kiểm tra bảng
báo cáo của các bộ phận trong công ty trước khi trình giám đốc ký duyệt.

- Cố vấn cho giám đốc về các chiến lược kinh doanh của công ty, trực tiếp
điều hành mọi buổi họp với giám đốc.

- Triển khai lập kế các kế hoạch kinh doanh của công ty thông qua giám
đốc, triển khai kế hoạch với từng bộ phận.

 Bộ phận kế toán

- Kiểm tra và thực hiện các kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán các
khoản nợ, hạch toàn đầy đủ, thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ.

- Tiếp nhận các chứng từ, bảng quyết toán,.. từ các bộ phận khác để
tổng hợp báo cáo, cập nhật sổ sách.

- Thực hiện các việc liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp: kê
khai các loại thuế như GTGT, TNDN, TNCN.

- Thực hiện công việc đóng bảo hiểm cho người lao động, thanh toán tiền
lương cho tất cả nhân viên công ty.

 Bộ phận chứng từ

- Tiếp nhận và lưu trữ toàn bộ chứng từ cần thiết của công ty khách
hàng như Contract, Invoice, Packing list, B/L, Sale Contract và các hồ sơ
khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Dựa vào những thông tin trên bộ chứng từ trực tiếp thực hiện công
việc khai báo hải quan điện tử thông qua phần mềm.

- Tư vấn khách hàng về mã số HS và các khoản thuế phải đóng.


- Lập bộ chứng từ nếu khách hàng có yêu cầu, theo dõi quá trình lưu
kho của lô hàng.

- Bàn giao những chứng từ đã hoàn thành cho những bộ phận khác có
liên quan.

- Nhận kết quả phân luồng và thực hiện những chỉ thị của hải quan thông
qua phần mềm.

 Bộ phận đăng ký

- Trực tiếp đăng ký mở tờ khai và làm các thủ tục thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu tại các chi cục hải quan như: chi cục hải quan Biên Hòa, chi
cục hải quan Long Thành, chi cục hải quan KCX Long Bình ...

- Tiếp nhận những phản hồi của khách hàng về công ty, tư vấn cho
khách hàng những dịch vụ tại công ty, giải thích cho khách hàng những vấn
đề liên quan đến thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Theo dõi tình hình lô hàng, thông báo cho bộ phận giao nhận vận
chuyển hàng hóa cho khách hàng.

- Tuyển dụng nhân sự cho công ty dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc

 Bộ phận C/O

- Tiếp nhận những chứng từ cần thiết từ khách hàng để xin cấp C/O như:
hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan (đã thông quan), bảng thông báo định
mức tiêu hao nguyên vật liệu của doanh nghiệp.

- Lập bộ chứng từ C/O hoàn chỉnh mang đến phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc tổ cấp C/O Đồng Nai làm các thủ tục
xin cấp C/O .

 Bộ phận giao nhận


- Hoàn thành các công việc liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại
cảng, thay mặt khách hàng làm việc với hải quan giám sát, các hãng tàu biển,
hãng hàng không.

- Đóng các khoản cước phí vận chuyển cho công ty khách hàng.

- Thông báo cho công ty khách hàng về ngày xếp hàng, ngày nhận hàng.

- Điều động xe chuyên chở giao hàng đến công ty khách hàng, tính
toán việc giao hàng một cách nhanh chóng và tối ưu.

 Đội xe

- Đội xe tải: thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng về đến
nơi yêu cầu của khách hàng.

- Đội xe container: thực hiện vận chuyển container hàng hóa của khách
hàng từ cảng về kho của khách hàng.

1.2.3 Nội quy làm việc tại công ty

- Công ty phải bảo đảm vệ sinh trong môi trường làm việc và an toàn cho
người lao động, bảo đảm sức khỏe cho người lao động

- Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động

- Mọi nhân viên được tham gia đầy đủ BHYT, BHXH, được nghỉ lễ, nghỉ
phép theo đúng quy định pháp luật.

- Tất cả nhân viên phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn lao
động

- Trước khi rời khỏi chỗ làm nhân viên cần vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ
kiểm tra kỹ các thiết bị điện nước, bảo đảm các thiết bị được tắt khóa cẩn thận

- Nhân viên cần có trách nhiệm giữ gìn tài sản công ty, bảo dưỡng định
kỳ các thiết bị điện
- Nhân viên cần trung thực, thật thà chịu trách nhiệm với tài sản công ty
nếu làm thất thoát hư hỏng phải có trách nhiệm bồi thường

- Không tự ý mang bất kỳ tài sản nào của công ty ra khỏi phòng khi
chưa được sự đồng ý của cấp trên

- Giữ bí mật về các văn bản, hoạt động của công ty không sao chép, chụp
hình dưới mọi hình thức

- Nhân viên công ty cần có tinh thần trách nhiệm cao, giúp đỡ mọi người
trong công việc, không ngại khó khăn.

- Giao tiếp với cấp trên và mọi người một cách văn minh và lịch sự.

- Nhân viên có quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ những nguy cơ xảy
ra tai nạn lao động, đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân hoặc cho
những người khác.

Quy định về phòng cháy chữa cháy:

- Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của doanh
nghiệp cần có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

- Những phương tiện, thiết bị bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng,
giám sát và bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng tốt nhất.

- Có quy trình kỹ thuật về an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp với
điều kiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ

- Tổ chức quán triệt và phổ biến quy định PCCC tới từng cán bộ công
nhân viên

Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định. Bố trí các thiết bị chữa
cháy ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra duy
trì hoạt động của hệ thống PCCC.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Giao nhận là gì?
Giao nhận là dịch vụ liên quan đến vận chuyển, gom hàng, bốc xếp, lưu
kho đóng gói và phân phối hàng hóa. Đồng thời, các đơn vị giao nhận sẽ trực
tiếp giải quyết các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu
thập chứng từ có liên quan trực tiếp đến hàng hóa.
Giao nhận hàng hóa hay giao nhận xuất nhập khẩu là sự phối hợp vận
chuyển hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác. Các hoạt động vận chuyển sẽ
thông qua một hay nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như: Đường biển,
đường sông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không.
Để thực hiện công việc chuyển hàng, người làm dịch vụ sẽ nhận hàng hóa
trực tiếp từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, bãi để làm các thủ tục, giấy
tờ liên quan. Sau đó, sẽ chuyển hàng trực tiếp cho người nhận theo sự ủy thác
của các chủ hàng, người giao nhận khác hoặc người chủ của đơn vị vận tải.
Như vậy, quá trình giao nhận xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các dịch vụ từ
vận chuyển, lưu kho, bốc xếp hàng hóa, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
có liên quan. Mọi hoạt động này phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp
luật.
2.1.2 Logistics là gì?
Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ
này mới xuát hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà
chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa
thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải
pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như
marketing, container…
Và, Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật
thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng
Việt là “lô-gi-stíc”.
Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội
các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain
Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá
đầy đủ như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc
hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa,
dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao
gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật
liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch
định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác
nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch
định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng
tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp
hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất,
tài chính, công nghệ thông tin.”
2.1.3 Thủ tục hải quan trong giao nhận hàng hoá
Trước hết, cần hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt do
Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và
đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”.
Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra,
giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức
hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương
tiện vận tải.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để
đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên
giới.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
- Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân
dụng quốc tế;
- Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất,
khu vực ưu đãi hải quan;
- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu
điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;
- Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải
quan;
- Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2.2 Vai trò và ý nghĩa của giao nhận hàng hoá
2.2.1. Vai trò của việc giao nhận hàng hoá
Giao nhận (freight forwarding) là hoạt động thay mặt chủ hàng thực hiện
mọi thủ tục, công đoạn cần thiết để đưa hàng đến đích. Đơn vị làm việc này là
các công ty dịch vụ giao nhận. Nói cách khác, công ty dịch vụ giao nhận được
xem là đơn vị trung gian giữa chủ hàng với các hãng vận tải và các cơ quan, tổ
chức khác.
Vai trò của công ty dịch vụ giao nhận là không thể thiếu vì nhiều lý do sau
đây:
• Công ty dịch vụ giao nhận là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, nắm được
nhiều đầu mối quan hệ, thông tin với các hãng tàu, công ty bảo hiểm, giám định,
quen thuộc với các thủ tục hải quan nên có thể tìm được cước phí tốt, làm thủ
tục nhanh gọn lẹ.
• Công ty dịch vụ giao nhận là đơn vị quen thuộc với các thủ tục hành
chính, hải quan, quen với các loại chứng từ nên có thể làm thủ tục nhanh, chính
xác, không mất thời gian chờ đợi hoặc làm đi làm lại.
• Công ty dịch vụ giao nhận có nhiều khách hàng là chủ hàng khác nhau,
do vậy có thể gom hàng từ nhiều chủ hàng, đóng chung trong một container hay
một chuyến hàng, do vậy giảm chi phí cho từng chủ hàng.
• Trong một số trường hợp, công ty dịch vụ giao nhận có thể làm thay một
số việc khác của chủ hàng, như quản lý hàng tồn kho, làm việc với các đại lý,
người cung cấp nguyên liệu… hoặc đóng vai trò tư vấn cho chủ hàng.
Việc thuê công ty dịch vụ giao nhận sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm nhân lực
cho công tác giao nhận, tạo điều kiện để chủ hàng tập trung vào lĩnh vực kinh
doanh chính của mình là sản xuất hoặc tìm kiếm khách hàng.
2.2.2. Ý nghĩa của giao nhận hàng hoá
Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng tính cạnh
tranh
Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu về Logistics, chi phí cho hoạt
động này chiếm khoảng 10-13% GDP tại các nước phát triển. Ở các nước đang
phát triển, con số này sẽ cao hơn khoảng 15-20%. Ví dụ, hoạt động Logistics ở
thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/năm và Brazil
là 20%/năm. Đây là minh chứng cho thấy chi phí tiêu tốn choVì vậy, việc phát
triển dịch vụ Logistics là điều tất yếu để giúp các doanh nghiệp cùng nền kinh tế
quốc dân giảm được chi phí trong vận hành. Từ đó, quá trình sản xuất kinh
doanh cũng được tinh giản và đạt hiệu quả cao hơn. Hệ quả của chuỗi thuyên
giảm chi phí, tối ưu quá trình sản xuất sẽ làm gia tăng hiệu quả kinh doanh và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Thực tế cho
thấy điều này hoàn toàn đúng, tại các nước Châu Âu, chi phí Logistics đã giảm
xuống rất nhiều và dự định sẽ còn giảm nữa trong các năm tới.
Tối ưu chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối
Giá hàng hóa bán ra trên thị trường được tính bằng tổng của mức giá tại nơi
sản xuất và chi phí lưu thông. Trong chi phí lưu thông, phí vận tải sẽ chiếm tỷ
trọng lớn, đặc biệt là đối với hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Từ đó có thể hiểu
được, vận tải chính là yếu tố quan trọng của lưu thông, với nhiệm vụ đưa hàng
hóa đến nơi tiêu thụ.
Trong kinh doanh quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo số
liệu thống kê của UNCTAD, vận tải đường biển chiếm trung bình khoảng 10-
15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Vì thế, dịch vụ Logistics hoàn hảo và hiện đại
sẽ tiết kiệm chi phí vận tải cùng những chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu
thông một cách tối ưu nhất.
Gia tăng giá trị kinh doanh của các đơn vị vận tải giao nhận
Ngày nay, quy mô nền kinh tế ngày càng rộng mở, khiến các chi tiết của
một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng. Ngược lại, một loại sản phẩm
có thể tiêu thụ trên nhiều quốc gia và tại các thị trường khác nhau. Vì thế, chất
lượng dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ đơn vị kinh doanh vận tải, giao nhận
ngày càng đa dạng và phong phú. Đơn vị vận tải từ đó trở thành nơi cung cấp
dịch vụ Logistics. Rõ ràng, dịch vụ Logistics đã làm gia tăng giá trị kinh doanh
của các đơn vị vận tải giao nhận.
Nhờ việc sử dụng dịch vụ Logistics trọn gói, các đơn vị sản xuất có thể rút
ngắn thời gian vận chuyển, giao nhận xuống chỉ còn ½ so với quy trình truyền
thống. Kinh doanh dịch vụ này cho tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần sản xuất
và 1 – 2 lần so với các dịch vụ ngoại thương khác.
Góp phần mở rộng thị trường trong kinh doanh quốc tế
Dịch vụ Logistics được hình dung giống như chiếc cầu nối trong việc
chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường để đến các thị trường mới mà vẫn
đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đã đề ra. Vì thế, các nhà sản xuất
kinh doanh muốn chiếm hữu và mở rộng thị trường thì cần phải có sự hỗ trợ của
dịch vụ Logistics.
Hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong buôn bán quốc tế
Một giao dịch trong kinh doanh quốc tế thường phải yêu cầu nhiều loại
giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính từ phía Liên Hợp Quốc, các loại chi phí về giấy
tờ này trên thế giới đã vượt quá 420 tỷ USD/năm, chiếm tới hơn 10% kim ngạch
mậu dịch quốc tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh
quốc tế. Logistics đã cung cấp các dịch vụ trọn gói giúp giảm tải rất nhiều các
chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong kinh doanh quốc tế.
Ngoài ra, Logistics điện tử đã tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải
với chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa giảm tới mức tối đa.
Chất lượng dịch vụ Logistics ngày càng được nâng cao giúp thu hẹp rào cản về
mặt không gian lẫn thời gian trong dòng luân chuyển hàng hóa. Từ đó, các quốc
gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.
Phát triển dịch vụ Logistics hiệu quả sẽ góp phần gia tăng năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế quốc nội. Hiện nay, xu thế toàn cầu trở nên mạnh mẽ khiến
sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày một trở nên gay gắt và khốc
liệt. Dịch vụ Logistics lúc này sẽ trở thành một trong các năng lực cạnh tranh
của quốc gia. Những quốc gia ứng dụng tốt với mạng lưới dịch vụ Logistics toàn
cầu tuyệt nhiên sẽ tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước
trên thế giới hơn.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc giao nhận hàng hóa
2.3.1 Nhân tố bên trong của việc giao nhận hang hóa

You might also like