You are on page 1of 33

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

----------

BÀI THU HOẠCH

THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP 3

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VĨNH TIẾN

Người hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS. NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG Nhóm:
Đơn vị: Trường Cao đẳng Cần Thơ - - Lý Huỳnh Như
Lớp: Kế Toán C - - Võ Thị Lan Anh
Khóa: 47 - - Trương Cường Tuyết Giang
- - Đinh Ngọc Bảo Trân
- - Hồ Thị Uyển Nhi
- - Huỳnh Dương Tâm Như
- - Hồ Thị Thanh Trúc
- - Thạch Thanh Tú

Cần Thơ, Ngày 29 tháng 3 năm 2024

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

----------

BÀI THU HOẠCH

THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP 3

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VĨNH TIẾN

Người hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS. NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG Nhóm:
Đơn vị: Trường Cao đẳng Cần Thơ - - Lý Huỳnh Như
Lớp: Kế Toán C - - Võ Thị Lan Anh
Khóa: 47 - - Trương Cường Tuyết Giang
- - Đinh Ngọc Bảo Trân
- - Hồ Thị Uyển Nhi
- - Huỳnh Dương Tâm Như
- - Hồ Thị Thanh Trúc
- Thạch Thanh Tú

Cần Thơ, Ngày 29 tháng 3 năm 2024

1
MỤC LỤC

1.1 Mở đầu....................................................................................................1

1.1.1 Lời cảm ơn......................................................................................1

1.1.2 Mục tiêu của chuyến đi..................................................................1

1.1.3 Phạm vi không gian, thời gian.......................................................1

1.1.4 Những việc chúng ta phải hoàn thành sau chuyến đi thực tế

Đà Lạt ......................................................................................................2

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp..................................................................2

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..............................................2

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh......................................................................4

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty...............................................5

2.1.4 Phương hướng phát triển..............................................................6

2.1.5 Chiến lược Marketing....................................................................6

2.1.6 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty............................7

2.2 Thực trạng về nội dung bài thu hoạch.................................................8

2.2.1 Quy trình nuôi trồng và bảo quản đông trùng hạ thảo..............8

2.2.1.1 Quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo.............................8

2.2.1.2 Các cách bảo quản dông trùng hạ thảo.................................11

2.2.2 Quy trình sản xuất và bảo quản rượu vang.................................13

2.2.2.1 Quy trìng sản xuất rượu vang................................................13

2.2.2.2 Các cách bảo quản rượu vang................................................17


2.2.3 Quy trình king doanh, hoạt động kinh doanh của khu du lịch làng

cổ tích........................................................................................................18

2.2.4 Nhập xuất các vật tư.......................................................................20

2.2.5 Đánh giá nguyên liệu......................................................................21

2.2.6 Quy trình nhập liệu, chế biến........................................................21

2.2.7 Lưu kho, thống kê hàng hóa..........................................................22

2.2.8 Nghiệp vụ kinh doanh....................................................................22

2.2.9 Marketing sản phẩm......................................................................23

2.3 Hạch toán sản xuất các sản phẩm atisô, trà thảo dược túi lọc, nước

cốt trái cây, rượu vang, nuôi cấy................................................................23

2.4 Hạch toán dịch vụ du lịch Fairytable Land........................................26

2.5 Đề xuất gắn với nội dung bài thu hoạch..............................................28

3.1 Kết luận..................................................................................................28

Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................29


1.1 Mở đầu:

1.1.1 Lời cảm ơn:

“Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn cô Hằng và anh hướng dẫn viên đã
giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình cho lớp em trong suốt thời gian đi thực tế tại Đà
Lạt. Đối với chúng em những trải nghiệm trong những ngày thực tập ở Đà Lạt là
những kỉ niệm đẹp không thể quên, những lời nhận xét, động viên của cô là động
lực thúc đẩy để cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn. Được tiếp xúc và làm
việc với những điều mới những nơi chưa được đặt chân đến đã tạo nên động lực
rất lớn để học tập và phát triển hơn, phải làm sao cho thật chuyên nghiệp, đúng
quy cách và phải đạt được hiệu quả cao nhất. Trong suốt thời gian đi thực tế vừa
qua, chúng em biết mình còn nhiều thiếu sót vì vậy mà thầy cô cũng như công ty
đã bỏ qua và giúp đỡ chúng em. Chúng em cảm ơn mọi người rất nhiều, chúng
em chúc mọi người luôn dồi dồi sức khỏe, hoàn thành tốt công việc và hạnh
phúc trong cuộc sống".

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1.1.2 Mục tiêu của chuyến đi:

Thực tế nghề nghiệp là cơ hội chúng em rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
cũng cố nâng cao kiến thức đã học tại trường tăng cường khả năng tiếp cận thực
tế cho chúng em gắn kết đào tạo lý thuyết với trải nghiệm thực tế đợt thực tế
phải đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và được tiến hành nghiêm túc theo
quy theo trình tự quy định và kế hoạch để hoàn thành được đi thực tế yêu cầu
chúng ta cần phải ý thức kỷ luật cao chấp hành nghiêm túc nội quy của cơ sở và
phải tuân thủ sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách là cô Hằng.

1.1.3 Phạm vi không gian, thời gian:

1
- Công ty TNHH Vĩnh Tiến ở số 81D đường Hoàng Văn Thụ, Phường 5,
TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.

- Sinh viên tham quan quy trình sản xuất chưng cất, lưu trữ sản phẩm
Rượu Vang, nuôi trồng Đông Trùng Hạ Thảo, quy trình kinh doanh, hoạt động
kinh doanh của khu du lịch Làng Cổ Tích, khu trưng bày, bán sản phẩm. Tìm
hiểu công đoạn nhập, xuất vật , đánh giá các giá trị nguyên liệu, cùng các công
đoạn, quy trình nhập liệu chế biến, lưu kho, thống kê hàng hóa đến nghiệp vụ
kinh doanh sản phẩm ra thị trường, qui trình Marketing sản phẩm…. Và một số
điểm tham quan thực tế khác.

- Chuyến đi thực tế Đà Lạt diễn ra từ ngày: 05/03/2024 đến 09/03/2024

1.1.4 Những việc chúng ta phải hoàn thành sau chuyến đi thực tế Đà
Lạt:

- Về công ty: Quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh,
những thuận lợi, khó khăn của công ty, phương hướng phát triển, đánh khái quát
về tình hình tài chính của công ty.

- Về sản phẩm: Quy trình chế biến sản phẩm, phân tích khái quát về chiến
lược sản phẩm, chiến lược marketing của công ty.

- Về bộ phận kế toán: Công tác tổ chức bộ máy kế toán, quy trình luân
chuyển chứng từ, tài khoản sử dụng, sổ sách kế toán, cách thức hạch toán của
phần hành kế toán,…

- Vận dụng tư duy giữa lý thuyết học được và nội dung nghiên cứu, nêu
nhận xét về công ty, và bộ máy kế toán.

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

2
- Công ty TNHH Vĩnh Tiến, tiền thân là Cơ sở sản xuất trà Atiso Vĩnh
Tiến, được thành lập tại Đà Lạt năm 1996 xuất phát từ một cơ sở sản xuất nhỏ,
với phương châm chất lượng và uy tín là hàng đầu. Bắt đầu từ năm 1996, Vĩnh
Tiến đã đưa ra thị trường những sản phẩm trà thảo dược, ban đầu là sản phẩm trà
Atisô, sau đó Công ty đã nghiên cứu và cho ra đời các loại :Trà Hà Thủ Ô, Trà
Trái Nhàu, Trà Hoa Cúc, Trà Cỏ Ngọt, Trà Gừng, Trà Tim Sen, Trà Thanh Nhiệt,
Trà Khổ Qua, Trà Linh Chi,… mỗi loại trà được kết hợp bằng những thành phần
khác nhau và có tác dụng thiết thực khác nhau. Thuận tiện cho việc sử dụng và
được dùng như sản phẩm thay thế nước uống hằng ngày. Để đáp ứng cho định
hướng phát triển sản xuất kinh doanh, năm 2004 đã quyết định chuyển đổi mô
hình sản xuất nhỏ sang thành lập Công ty TNHH Vĩnh Tiến. Tính đến nay đã có
hơn 30 loại trà với hàng trăm mẫu mã các loại. Song song với việc phát triển sản
phẩm, Vĩnh Tiến cũng đã tập trung xây dựng thương hiệu, từng bước đầu tư xây
dựng mở rộng nhà xưởng, mở rộng thị trường, trang thiết bị máy móc hiện đại
phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất

- Kết hợp phương pháp sản xuất truyền thống với hiện đại, lấy phương
châm chất lượng là hàng đầu nên các sản phẩm của Vĩnh Tiến luôn làm vừa lòng
những người khó tính nhất, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

- Không dừng lại ở đó, với mong muốn đưa đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm là thế mạnh của Đà Lạt - đặc sản từ cây trái tự nhiên để cải
thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vĩnh Tiến đã sản xuất các loại
rượu vang được lên men tự nhiên từ trái nho và trái dâu tằm cũng như đã cung
cấp cho thị trường những loại nước cốt trái cây như nước cốt trái chanh dây, dâu
tằm, dâu tây và nước cốt trái nhàu… Tích cực tham gia mọi hoạt động giới thiệu
sản phẩm, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường ở khắp các tỉnh thành trong
cả nước và đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp,
Đức, Hàn Quốc, Nhật bản, Singapore… Xây dựng một nhà máy sản xuất theo
3
tiêu chuẩn công nghiệp với diện tích hơn 12.000 m2 với hơn 300 công nhân làm
việc.

- Với những cố gắng không ngừng, Vĩnh Tiến đã mau chóng đứng vững,
vươn lên khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường, tạo được niềm tin
tưởng của người tiêu dùng, trong vòng 05 năm qua Vĩnh Tiến đã liên tục được
người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, thương hiệu nổi
tiếng Việt Nam, vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý như Sao Vàng
Đất Việt.

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh:

- Công ty TNHH Vĩnh Tiến là một trong những địa chỉ sản xuất trà Atisô
nổi tiếng ở Đà Lạt trong những năm qua được người tiêu dùng biết đến, ưa
chuộng và đánh giá cao về chất lượng đó là: Danh trà Atisô Vĩnh Tiến, nay là
Công ty TNHH Vĩnh Tiến. Với nhiều năm đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao, Sao Vàng Đất Việt. Vĩnh Tiến chuyên sản xuất:

* Các loại trà Atisô túi lọc, trà Atisô hoà tan.

* Các loại trà thảo dược túi lọc: Trà Nhàu, trà Hà Thủ Ô, trà Khổ Qua, trà
Linh Chi, trà Gừng, trà Hoa Cúc, trà Cỏ Ngọt, trà Sâm, trà Rong Biển, trà Tim
Sen, trà Đắng, trà Dây, trà Thanh Nhiệt, trà Xanh Nhật Bản, trà Ướp Lài, trà Ướp
Sen, trà Tam Diệp, trà Mimosa, trà Hoa Hòe, trà Ô long, trà Chuối Hột, trà Rau
Má, trà Diệp Hạ Châu...

* Nước cốt: Nước Cốt Dâu Tằm, Nước Cốt Chanh Dây, Nước Cốt Trái
Nhàu,...

* Rượu vang các loại: Vang Đỏ, Vang Trắng, Vang Nho,...

* Các sản phẩm khác: Đông Trùng Hạ Thảo, bột Trái Nhàu, Bomaga, Bảo
Toàn Can, Bảo Toàn Vị, Thanh Thống Phong, Thanh Đường Huyết.
4
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty:

- Thuận lợi:

+ Thành công khai thác thế mạnh ngành kinh tế công nghiệp ở địa phương
với nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú.

+ Thành phố Đà Lạt thuộc thành phố du lịch được mệnh danh là thành phố
Festival hoa mỗi năm nơi đây đoán nhiều khách du lịch, thăm quan tạo điều kiện
cho công ty kinh doanh những mặt hàng nông nghiệp địa phương quản bá du
lịch.

+ Kết hợp phương pháp sản xuất truyền thống theo kinh nghiệm dân gian
với hiện đại - ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất một cách hợp lý, giúp thành
phẩm giữ được hương vị thơm ngon độc đáo của từng loại nguyên liệu và giúp
nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao công suất, tiết kiệm chi phí sản xuất đối
với sản phẩm trà, rượu và nước cốt trái cây, đồng thời, tạo cơ hội cho đội ngũ cán
bộ, công nhân viên nâng cao trình độ, mức độ ứng dụng tin học trong quản lý và
sản xuất, kinh doanh của cán bộ quản lý, lực lượng cán bộ kĩ thuật và công nhân.

+ Tận dụng được lợi thế về du lịch công ty đã bắt kip xu hướng mở rộng
tham quan du lịch xây dựng và tạo ra sự khác biệt từ mô hình Ngôi làng cổ tích
Đà Lạt Fairytale Land - thế giới của những người lùn ngay trong nhà máy đang
sản xuất trà và rượu vang theo mô hình du lịch canh nông, kết hợp sản xuất với
du lịch, lấy du lịch quảng bá cho sản phẩm đang thu hút khách trải nghiệm khu
vườn cổ tích và tham quan quy trình đóng gói trà, thưởng thức hầm rượu vang.

- Khó khăn:

+ Độ nhận diện thương hiệu dễ bị nhầm lẫn với các sản phẩm cùng loại.

+ Sản xuất rượu vang ảnh hưởng đến đặc tính mùa vụ.

5
2.1.4 Phương hướng phát triển:

- Chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn của công ty là tập trung khai
thác những thế mạnh của Đà Lạt, khai thác thị trường nội địa, đưa các sản phẩm
về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hướng tới phát triển bền vững, không ngừng
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đầu tư vùng nguyên
liệu, Vĩnh Tiến đã hỗ trợ giống và kỹ thuật canh tác cho nông dân để có được
nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giúp các hộ nông dân tăng thêm
thu nhập, có đời sống ổn định.

- Với slogan “Bổ dưỡng và Sảng khoái từ Thiên nhiên” và sứ mệnh “Góp
phần thỏa mãn nhu cầu về sức khỏe và thể chất cho người tiêu dùng”, từ khi
thành lập đến nay Công ty TNHH Vĩnh Tiến luôn mang đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe, đáp ứng sự mong đợi và niềm tin của
mọi người. Vĩnh Tiến luôn tâm niệm, chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam” cho
sự nghiệp phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng là định hướng
cho mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh.

- Bên cạnh đó, sức khỏe của người tiêu dùng chính là thước đo kết quả sản
xuất, sự thỏa mãn của khách hàng là nền tảng đánh giá năng lực kinh doanh. Tận
tâm, tận tụy, tận tình là tiêu chí tuyển chọn và lấy đạo đức nghề nghiệp làm mục
tiêu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp của Vĩnh Tiến.

- Song song với việc phát triển sản phẩm, Vĩnh Tiến cũng đã tập trung xây
dựng thương hiệu, từng bước đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng, mở rộng thị
trường, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất –
kết hợp phương pháp sản xuất truyền thống với hiện đại, lấy phương châm chất
lượng là hàng đầu nên các sản phẩm của Vĩnh Tiến luôn làm vừa lòng những
người khó tính nhất, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

2.1.5 Chiến lược Marketing:


6
- Với thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhưng một khi đã chấp
nhận cuộc chơi thì phải biết chọn lối đi riêng. Bên cạnh đó, phải nâng cao tính
chuyên nghiệp và nâng tầm quản trị để có thể xoay chuyển và ứng phó nhanh
trước diễn biến của thị trường.

- Đơn cử, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Vĩnh Tiến đã áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, HACCP và đầu tư kỹ thuật
canh tác GlobalGap, VietGap cho các nông hộ cung cấp nguyên liệu cho công ty.

- Ban đầu tuy khá vất vả vì cả bộ máy phải "gồng mình" để đạt các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, nhưng nay đã chuyên nghiệp hơn trong cách
quản trị, làm việc, nhất là năng suất lao động và sản phẩm đạt chất lượng cao.

- Kế hoạch tiếp theo là thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu Vĩnh Tiến
như logo, bao bì... cho phù hợp hơn để mở rộng ra thị trường các nước.

2.1.6 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN THỦ THỦ


CÔNG NỢ LƯƠNG VẬT TƯ KHO
QUỸ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

7
2.2 Thực trạng về nội dung thu hoạch:

2.2.1 Quy trình nuôi trồng và bảo quản nấm đông trùng hạ thảo:

2.2.1.1 Quy trình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo:

- Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm
túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis với ấu trùng của một loài côn trùng
thuộc chi Hepoalus. Từ xưa đến nay nấm đông trùng hạ thảo vẫn được xem là
một loại dược liệu quý hiếm được coi là một vị thuốc cải lão hoàn đồng và cùng
với nhân sâm, linh chi, tam thất tạo thành bộ tứ thần dược mang lại sức khỏe
cường thịnh cho con người.

- Hiện nay, trước nhu cầu tiêu thụ đông trùng hạ thảo ngày một lớn, giá trị
kinh tế mang lại từ hoạt động nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo ngày càng cao,
do vậy một số công ty, các viện nghiên cứu, trường Đại học… đang tiến hành
đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất loại dược thảo này.

- Năm 2010, Công ty Dược Thảo Thiên Phúc đã nghiên cứu, phát triển và
nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo trên nguồn cơ chất tổng hợp. Năm
2014, công nghệ này đã được chuyển giao và ứng dụng thành công tại Trung tâm
Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc.

* Chuẩn bị phòng nuôi.

- Để có thể nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo thành công thì phòng nuôi
trồng phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Phòng nuôi là phòng vô trùng, độ sáng, thoáng tự nhiên;

+ Hệ thống phun sương tạo ẩm tự động;

+ Hệ thống làm lạnh;

+ Giàn, giá để bình nuôi;


8
+ Hệ thống chiếu sáng;

+ Ẩm kế, nhiệt kế.

* Chuẩn bị giá thể trồng.

- Giá thể nuôi trồng nấm phù hợp được sử dụng từ nguồn nguyên liệu: gạo
lứt, nước dừa, bột nhộng tằm và được phối hợp theo tỷ lệ 1,5:5:1,2 và có bổ xung
một số vi lượng thiết yếu.

- Giá thể sau khi được phối hợp các nguồn nguyên liệu, được đưa vào các
bình thủy tinh để tiến hành nuôi trồng và được hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 1210C,
áp suất 1,2 atm trong thời gian 3 giờ. Sau đó để nguội tự nhiên, bắt đầu cấy
giống.

Hình 2.2.1: Đông trùng hạ thảo

9
* Kỹ thuật nuôi trồng

- Giai đoạn 1: Nuôi sợi

Trong giai đoạn đầu, các bình thủy tinh sau khi được cấy giống nấm sẽ
được nuôi sợi trong điều kiện không ánh sáng, độ ẩm 75% ở nhiệt độ 250C trong
khoảng thời gian từ 15 - 20 ngày. Khi sợi nấm ăn kín toàn bộ bề mặt môi trường,
chuyển sang giai đoạn 2.

- Giai đoạn 2: Tạo quả thể nấm

Ở giai đoạn này, các bình nuôi nấm được nuôi ở điều kiện chiếu sáng
12h/ngày, với cường độ chiếu sáng 1000 Lux, độ ẩm 80% và nhiệt độ 220C.
Hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối tiến hành mở cửa phòng khoảng 30
phút để có sự lưu thông không khí trong và ngoài phòng. Sau khoảng 15 ngày
trên bề mặt các lọ nấm bắt đầu mọc ra các ngọn nấm li ti. Khi đó bắt đầu chuyển
sang giai đoạn 3.

- Giai đoạn 3: Nuôi quả thể nấm

+ Giai đoạn này các bình nấm được nuôi ở chế độ chiếu sáng 12h/ngày với
cường độ chiếu sáng 700 Lux, độ ẩm 80 - 85%, nhiệt độ 220C. Hàng ngày vào
buổi tối và sáng sớm cũng mở cửa phòng khoảng 30 phút.

+ Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra theo dõi hàng ngày để loại
bỏ các bình mốc, nhiễm khuẩn.

+ Sau khoảng 2 tháng trên ngọn nấm bắt đầu xuất hiện bào tử nấm (đầu
ngọn nấm có màu vàng đậm) khi đó bắt đầu thu hoạch.

- Giai đoạn 4: Thu hoạch

10
+ Khi ngọn nấm có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử nấm
bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch nấm. Mở nắp bình, dùng kéo cong cắt
ngọn nấm xuống sát mặt cơ chất hoặc dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra.

+ Để tận thu đợt 2 đối với các bình còn nguồn cơ chất, phải thu hoạch nấm
trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc cho các bình nuôi.
Sau khi thu nấm dùng nilon bịt kính lại miệng bình tiếp tục đưa vào phòng nuôi
để thu hoạch lần 2.

Hình 2.2.2: Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo

2.2.1.2 Các cách bảo quản đông trùng hạ thảo:

- Bảo quản đông trùng hạ thảo bằng phương pháp hút chân không:

+ Sử dụng phương pháp hút chân không là cách để bảo quản đông trùng
hạ thảo tươi đơn giản mang đến hiệu quả cao được rất nhiều người áp dụng.
Đông trùng hạ thảo sẽ được chia sẻ theo từng khẩu phần của từng người, sau đó
cho vào túi chuyên dụng và dùng máy hút chân không để hút hết không khí bên

11
trong túi ra ngoài. Ở môi trường chân không, đông trùng hạ thảo sẽ tránh được
các lo ngại về hiện tượng oxy hóa và nấm mốc.

Hình 2.2.3: Đông trùng hạ thảo

- Bảo quản đông trùng hạ thảo bằng phương pháp sấy khô:

+ Sấy khô đông trùng hạ thảo tươi để bảo quản được lâu hơn. Cách sấy
khô đơn giản chính là phơi dưới trời nắng hoặc trong lò sấy chuyên dụng.

+ Sau khi sấy khô, hãy bảo quản đông trùng hạ thảo trong hũ thủy tinh có
nắp đậy kín.

Hình 2.2.4: Đông trùng hạ thảo đã sấy khô

- Bảo quản đông trùng hạ thảo bằng ngăn mát tủ lạnh:

+ Thời gian bảo quản và sử dụng đông trùng hạ thảo khi bảo quản trong
ngăn mát tử lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C tối đa là 14 ngày.

12
Hình 2.2.5: Đông trùng hạ thảo bảo quản lạnh

+ Cấp đông đông trùng hạ thảo tươi giúp kéo dài thời gian sử dụng lên đến
45 ngày

2.2.2 Quy trình sản xuát và bảo quản rượu vang:

2.2.2.1 Quy trình sản xuát rượu vang:

- Rượu vang là một mẫu sản phẩm của quy trình tinh xảo mà khởi đầu
bằng việc quyết định hành động thởi điểm thích hợp nhất để gặt hái nho. Quy
trình sản xuất rượu nho về cơ bản là giống nhau, đều khởi đầu từ việc lựa chọn
nho và thời gian gặt nho, sau đó lên men, ép, lọc, ủ và trộn lẫn để tạo ra loại sản
phẩm.

- Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho.
Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang
trắng được lên men chỉ từ nước nho.

- Rượu vang được làm từ những loại nho nguyên chất và được lên men
một cách tự nhiên. Vì nho vốn có hai đặc tính tự nhiên là đường và men nên
nước nho được ép ra, trải qua một quy trình chế biến sẽ trở thành rượu vang.

13
- Tuy nhiên các sản phẩm rượu vang mà chúng ta thưởng thức ngày nay
thiên nhiên không thể tự làm ra được mà nó chính là nhờ vào bàn tay của con
người. Chính con người đã làm cho quy trình sản xuất rượu vang trở nên ngày
một hoàn thiện hơn.

- Về cơ, bản, quy trình làm rượu vang gồm các bước sau:

* Bước 1: Lựa chọn thời điểm gặt hái nho

- Khi nho chín thì độ acid sẽ giảm xuống và lượng đường sẽ tăng lên. Thời
điểm thích hợp để gặt hái nho là vào tháng 8 đối với Vang nổ (Sparkling Wines)
vào tháng 10 đối với rượu đỏ. Các nghệ nhân sẽ quyết định thời điểm gặt hái
nho, nhằm đạt lượng acid và lượng đường như mong muốn để chế biến theo
khẩu vị riêng của mình. Thời điểm các trang trại gặt hái nho cũng được thể hiện
rõ trên nhãn của các loại rượu vang.

- Để làm rượu vang nổ thì nho sẽ được hái khi độ acid đạt khoảng 1% và
19o Brix (Brix là đơn vị đo lượng đường còn lại trên nho, nhân đơn vị Brix với
0,55 thì chúng ta sẽ được nồng độ cồn). Để làm rượu vang đỏ, nho sẽ đựơc hái
khi đạt gần được khoảng 0,8% độ acid và 22o Brix. Phần lớn các loại nho dùng
để làm rượu vang trắng và đỏ khi được gặt hái thì sẽ đạt khoảng 0,65% độ acid
và 23o Brix. Điều kiện trên là tiêu chuẩn cơ bản để quyết định thời điểm thích
hợp nhất khi gặt hái nho. Phần lớn các nghệ nhân làm rượu vang quyết định thời
điểm gặt hái nho bằng thông qua việc đánh giá màu sắc nho và nếm quả nho.

* Bước 2: Vắt nước nho

Để lấy nước từ những quả nho, việc này được thực hiện qua hệ thống vắt
và tước cuống. Hệ thống này sẽ tước các cuống từ những chùm nho và vắt nước
ra khỏi vỏ nho. Nước này được gọi là nước chất lượng 1. Để làm ra vang trắng
thì nước chất lượng 1 này sẽ được đưa qua hệ thống ép và sau đó được đưa vào

14
bồn lên men. Để làm ra rượu đỏ thì nước chất lượng 1 sẽ được đưa trực tiếp đến
bồn lên men rồi sau đó đưa qua hệ thống ép.

* Bước 3: Lên men

- Phần lớn hệ thống lên men rượu trên thế giới đều sử dụng phương pháp
truyền thống. Phương pháp lên men truyền thống này đã chứng minh được hiệu
quả cao và ổn định vì vậy rất ít nghệ nhân ứng dụng những phương pháp khác.

- Trong quy trình lên men, có một yếu tố rất quan trọng mà các nghệ nhân
chú tâm đạt tới đó là nhiệt độ. Khi lên men với nhiệt độ (7o đến 12o C) thì
hương thơm của nho được bảo quản tuyệt đối. Với nhiệt độ (25o đến 35o C) sẽ
đạt được hương vị của hoa nhiều hơn là hương vị của quả. Trong quá trình lên
men để làm rượu vang trắng và vang nổ thì nhiệt độ lý tưởng nhất là 10o C và
cho vang đỏ là 30o C.

* Bước 4: Quy trình ép

Hơn một nửa lượng nước ép ra từ quả nho một cách dễ dàng không cần
đến áp lực cao. Phần còn lại sẽ được ép ra từ hệ thống ép. Để làm rượu vang
trắng nho sẽ được ép trước sau đó đưa lên hệ thống lên men. Còn rượu đỏ thì
ngược lại, được đưa lên hệ thống lên men trước khi đưa vào hệ thống ép.

* Bước 5: Lọc và làm mịn

- Nước nho khi chảy ra từ hệ thống Vắt và Tước cuống còn đục và có cặn.
Để đạt được mầu tinh khiết cho rượu ở giai đoạn cuối người ta đưa hệ thống lọc
và làm mịn vào dây chuyền sản xuất.

- Hệ thống lọc sẽ làm cho nước nho trong hơn. Rượu sau khi được lọc sẽ
được chuyển qua bồn chứa sạch khác và quy trình lọc sẽ được thực hiện vài ba
lần trong 6 tháng cho đến 3 năm trong quy trình làm rượu vang.

15
- Hệ thống làm mịn sẽ lọc được các phần tử nhỏ nhất để rượu đạt được
mầu trong suốt. Một phương pháp phổ biến nhất mà các nghệ nhân hay sử dụng
là dùng lòng trắng trứng gà và đất sét. Cũng như phương pháp lọc, phương pháp
làm mịn có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình làm rượu vang.

* Bước 6: Ủ rượu

Để rượu đạt được sự hài hòa và ổn định của mùi vị và chất lượng thì rượu
phải được ủ nhằm làm cho khí ôxi tác động thật chậm. Rượu vang ủ lạnh sẽ phải
ủ lâu hơn rượu vang ủ ấm. Rượu vang ủ trong bồn thép lớn sẽ phải ủ lâu hơn
rượu vang để trong các bồn hoặc trong các thùng bằng gỗ. Thời gian là yếu tố
quan trọng trong quy trình ủ. Thông thường rượu vang được ủ trong khoảng 3
đến 6 tháng hoặc 2 đến 3 năm.

* Bước 7: Phương pháp pha trộn

+ Hai hoặc nhiều giống nho chính trong cùng một nông trại nho.

+ Cùng một giống nho chính từ nhiều nông trại nho khác nhau.

+ Hai hoặc nhiều giống nho chính từ hai hoặc nhiều nông trại nho khác
nhau.

+ Nho từ những năm gặt hái khác nhau.

+ Và những phương pháp khác pha trộn khác.

+ Việc pha trộn được thực hiện vào thời điểm giữa hai quy trình lên men
và vô chai.

* Bước 8: Đóng chai

Quy trình đóng chai không phức tạp nhưng đòi hỏi sự thận trọng để tránh
sự ôxy hoá. Ngoài ra quan trọng cần đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm vi khuẩn
chua và mọi vi khuẩn khác có hại đến con người.
16
2.2.2.2 Các cách bảo quản rượu vang:

- Giữ nhiệt độ thấp và ổn định:

Nhiệt độ tiêu chuẩn để bảo quản rượu vang là 12,2 độ C đến xấp xỉ 16 độ
C và cần phải được duy trì ổn định liên tục. Vì nếu để nhiệt độ quá thấp sẽ khiến
nút chai co lại làm không khí dễ dàng xâm nhập và rượu sẽ bị lên men và có vị
chua. Nhưng nếu để nhiệt độ quá cao thì sẽ khiến rượu vang bị oxi hóa dẫn đến
việc hỏng. Đặc biệt lưu ý, khi chuyển rượu từ nơi này đến nơi khác thì phải
chuyển một cách từ từ, tránh để nhiều độ thay đổi đột ngột.

- Giữ độ ẩm phòng bảo quản trên 50%:

Bảo quản rượu vang đúng cách là giữ trong môi trường có độ ẩm từ 50%
đến 80%, trong đó độ ẩm lý tưởng nhất là 70%. Giữ độ ẩm trong khoảng cho
phép sẽ giữ rượu vang có chất lượng tốt nhất.

- Luôn bảo quản rượu vang trong bóng tối:

Ánh sáng là tác nhân xấu làm rượu vang mất đi vị ngon vốn có của nó. Tia
UV là tác nhân phá vỡ đi cấu trúc của những hợp chất hữu cơ có trong rượu
khiến hương vị tệ đi rất nhiều. Vì thế mà nơi bảo quản rượu vang thường là các
hầm dưới lòng đất và được bảo quản bằng những thùng gỗ. Lưu ý là khi di
chuyển rượu vang ngoài trời cần phải đặt rượu vào hộp bảo quản chuyên dụng.

Hình 2.2.6: Bảo quản rượu vang trong bóng tối


17
2.2.3 Quy trình kinh doanh, hoạt động kinh doanh của khu du lịch làng
cổ tích:

- Công ty TNHH Vĩnh Tiến từ lâu được biết đến là doanh nghiệp uy tín
chuyên sản xuất các loại trà atisô, trà thảo dược, vang, nước cốt trái cây và thực
phẩm bảo vệ sức khoẻ… Nhà máy sản xuất đặt tại Làng hoa Vạn Thành (Phường
5, Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng), thuộc tuyến đường có cảnh quan thiên nhiên
đẹp đẽ, thơ mộng, kết nối nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, rất phù hợp
để đầu tư xây dựng khu tham quan, trải nghiệm phục vụ du khách.

- “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà”, Vĩnh Tiến triển khai hiện thực hoá ý
tưởng khai thác khu nhà máy sản xuất của công ty trở thành điểm dừng chân
tham quan, trải nghiệm ấn tượng, mới lạ, khác biệt nhưng vẫn phù hợp với văn
hoá bản địa. Thế là khu du lịch canh nông DaLat Fairytale Land - Làng cổ tích
và Đường hầm rượu vang Vĩnh Tiến ra đời, với sự kết hợp giữa sản xuất - du lịch
và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Hình 2.2.7: Hồ cá koi ở Dalat Fairytale Land

- Dalat Fairytale Land – Làng Cổ Tích là điểm đến hấp dẫn dành cho du
khách thập phương.
18
- Đến đây, du khách còn được gặp gỡ với những anh chị em người lùn
bằng xương bằng thịt, dạo chơi trên những con đường huyền thoại, nấc thang
tình yêu, khám phá động đom đóm, gốc cây bạch đàn bảy sắc, đồi đại bàng, hồ
cá Koi… để tận hưởng những phút giây an bình hiếm hoi giữa nhịp sống bộn bề.
Không những thế còn được tận mục sở thị quy trình sản xuất trà túi lọc, vang,
nuôi cấy đông trùng hạ thảo, trải nghiệm và mua sắm các sản phẩm uy tín, chất
lượng của Đà Lạt về làm quà.

Hình 2.2.8: Khu vực tham quan và mua sắm của Dalat Fairytale Land

- Du khách đến đây còn được tham quan trải nghiệm và mua đặc sản Đà
Lạt

- Với mô hình du lịch canh nông kết hợp sản xuất với du lịch và tiêu thụ
sản phẩm, Công ty Vĩnh Tiến vừa thu hút thêm lao động địa phương đặc biệt là
lao động nữ, vừa tạo cơ hội cho những người yếu thế (người lùn, người khuyết
tật) đến làm việc và bố trí những công việc phù hợp với sức khỏe để họ có thể
đóng góp, sống bằng chính sức lao động của mình và có thu nhập ổn định. Đồng
thời, tạo ra môi trường để họ sinh hoạt, giao lưu, hòa nhập với xã hội, vượt qua
mặc cảm không may mắn và thua kém mọi người.

19
- Đặc biệt, với hình thức tham quan, học tập dây chuyền sản xuất trà túi
lọc, vang, nuôi cấy đông trùng hạ thảo,… Hàng năm, khu du lịch canh nông của
Công ty Vĩnh Tiến đã đón tiếp rất nhiều đoàn khách là học sinh, sinh viên của
các trường trên mọi miền tổ quốc, đến trải nghiệm, học tập ngoại khoá.

- Với đối tượng học sinh, sinh viên, khu du lịch luôn có các chính sách ưu
đãi để tạo điều kiện tốt nhất cho các em. Vĩnh Tiến đã góp phần cho thế hệ trẻ có
cơ hội học tập, trải nghiệm thực tế nhằm bồi đắp tình yêu thiên nhiên, quê
hương, đất nước.

- Đến với khu du lịch Làng cổ tích, du khách đuợc tham quan nhà máy sản
xuất uy tín, chất lượng, gần 20 năm liền được người tiêu dùng bình chọn là Hàng
Việt Nam chất lượng cao. Xem quy trình sản xuất trà Atisô, trà thảo dược, cách
nuôi cấy đông trùng hạ thảo; quá trình ủ, lên men, chiết rót, đóng chai vang…
Đây là một sự trải nghiệm thú vị, ít nơi có được.

2.2.4 Nhập xuất các vật tư:

- Lựa chọn nhà cung cấp:

+ Tiêu chí: Uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh.

+ Đánh giá dựa trên: Năng lực cung cấp, hồ sơ năng lực, đánh giá của
khách hàng.

- Đặt hàng:

+ Lên kế hoạch sản xuất, xác định nhu cầu vật tư.

+ Gửi đơn đặt hàng: Loại vật tư, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian
giao hàng.

- Kiểm tra vật tư:

20
+ Chất lượng theo tiêu chuẩn công ty: Về độ chín, độ Brix, hàm lượng
axit, nấm mốc,…

+ Số lượng, bao bì, tem nhãn, các chứng từ đi kèm.

- Nhập kho:

+ Lưu trữ phù hợp: Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.

+ Hệ thống quản lý kho: Theo dõi số lượng, xuất xứ, hạn sử dụng.

- Xuất kho:

+ Lấy hàng theo yêu cầu đơn hàng.

+ Đóng gói theo quy định.

+ Giao hàng đúng thời hạn, đầy đủ hóa đơn, chứng từ.

2.2.5 Đánh giá nguyên liệu:

- Xác định: Chủng loại, chất lượng, độ an toàn.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Nguyên liệu chính: Nho (chủng loại, xuất xứ, độ chín, hàm lượng
đường, axit).

+ Nguyên liệu phụ: Men rượu, đường, nước, phụ gia (chất lượng, an toàn
thực phẩm).

2.2.6 Quy trình nhập liệu, chế biến:

- Nghiền ép nho:

+ Loại bỏ cuống, tách vỏ, nghiền nát nho.

+ Lọc lấy nước nho (chất lượng, độ Brix).

21
- Lên men:

+ Thêm men rượu, điều chỉnh nhiệt độ, nồng độ thường.

+ Quá trình lên men: Kiểm soát nhiệt độ, thời gian, nồng độ cồn.

- Ép lấy rượu:

+ Tách bã nho, thu lấy rượu vang.

+ Lọc rượu, loại bỏ cặn, tạp chất.

- Ủ rượu:

+ Lưu trữ trong thùng gỗ sồi: Thời gian, nhiệt độ, độ ẩm.

+ Giúp rượu vang tăng hương vị, màu sắc, độ mịn.

- Pha chế đóng chai:

+ Pha chế theo công thức, điều chỉnh độ cồn, nồng độ axit.

+ Lọc, chiết rót, đóng chai, dán nhãn.

2.2.7 Lưu kho, thống kê hàng hóa:

- Hệ thống quản lý kho: Theo dõi số lượng, xuất xứ, hạn sử dụng.

- Báo cáo, thống kê định kỳ: Xuất nhập kho, tồn kho, giá thành sản phẩm.

2.2.8 Nghiệp vụ kinh doanh:

- Xác định thị trường mục tiêu:

+ Phân tích thị trường: Nhu cầu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng.

+ Xác định khách hàng tiềm năng: Khu vực, thu nhập, sở thích.

- Xây dựng chiến lược marketing:

+ Xác định giá bán, kênh phân phối, chương trình khuyến mãi.
22
+ Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm: Website, mạng xã hội, sự
kiện.

- Phân phối sản phẩm:

+ Hệ thống phân phối: Đại lý, nhà hàng, cửa hàng.

+ Kênh bán hàng trực tuyến: Website, thương mại điện tử.

2.2.9 Marketing sản phẩm:

- Xây dựng thương hiệu thông qua:

+ Logo, slogan, câu chuyện thương hiệu.

+ Giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn.

- Quảng bá sản phẩm:

+ Quảng cáo trực tuyến: Facebook, Google, Youtube.

+ Quảng cáo truyền thông: Báo chí, truyền hình, sự kiện.

+ Quan hệ công chúng: Thông qua báo chí, hợp tác với người nổi tiếng.

- Khuyến mãi:

+ Giảm giá, tặng quà, chương trình tích điểm.

+ Kích thích mua hàng, tăng nhận thức về thương hiệu.

2.3 Hạch toán sản xuất các sản phẩm atiso, trà thảo dược túi lọc, nước
cốt trái cây, rượu vang, nuôi cấy...:

- Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng
sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.


23
- Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ
cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân
phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên.

- Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

- Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương
phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

- Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

24
- Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 242 - Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

- Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định.

- Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân
xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện
nước, tiếp khách, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 111, 112, 331.

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp
nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ở phân
xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

25
Có TK 335 - Chi phí phải trả.

- Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

- Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp:

+ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở
dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ - Phế liệu thu hồi (nếu có).

+ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ/Số
lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.

- Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho
trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

2.4 Hạch toán dịch vụ du lịch Fairytale Land:

26
- Nguyên vật liệu trực tiếp:

Nợ TK 621

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 111, 112, 141

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Nợ TK 622

Có TK 334

- Chi phí sản xuất chung: Lương bộ phận điều hành, Chi phí quần áo vật
dụng giày dép, găng tay, loa, video, balo và các chi phí chung khác…

Nợ TK 627

Có TK 334

- Các chi phí khác tập hợp vào TK 627:

Nợ TK 627

Nợ TK 133

Có TK 331, 111, 112

- Kết chuyển:

Nợ TK 154

Có TK 622, 627

- Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111, 112

Có TK 511

27
Có TK 3331.

2.5 Đề xuất gắn với nội dung thu hoạch:

Công ty cần tăng cường quảng bá sản phẩm và thương hiệu tới nhiều đối
tượng khách hàng hơn. Tận dụng tối đa lợi thế sẵn có. Phát triển các sản phẩm
mới nhằm mở rộng thị trường.

3.1 Kết luận:

Qua chuyến tham quan thực tế vừa rồi với sự hướng dẫn nhiệt tình của
giáo viên hướng dẫn là cô Hằng cũng như đại diện đến từ Công ty TNHH Vĩnh
Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em học được rất nhiều kỹ năng
thực tế liên quan đến nghề nghiệp của mình. Ở đây chúng em được tham quan,
học tập dây chuyền sản xuất trà túi lọc, rượu vang, nuôi cấy đông trùng hạ thảo,
được thưởng thức rượu vang, biết được thêm nhiều sản phẩm của công ty và
điểm tham quan du lịch DALAT FAIRYTABLE LAND. Biết được cách nhập
xuất nguyên vật liệu, quy trình sản xuất nghiêm ngặt của từng loại sản phẩm,
hiểu rõ hơn sự khác biệt về cách hạch toán các phần hành kế toán khi được tìm
hiểu trên thực tế và trên lý thuyết học ở trường giúp chúng em nâng cao, củng cố
hơn những kiến thức đã học.

Công ty TNHH Vĩnh Tiến đã chứng tỏ sức mạnh và khả năng phát triển
bền vững qua quá trình hình thành và phát triển từ một cơ sở sản xuất nhỏ thành
một doanh nghiệp uy tín với nhiều sản phẩm đa dạng và chất lượng, xác định rõ
phương hướng và chiến lược phát triển dài hạn, tập trung vào khai thác thế mạnh
của Đà Lạt và Việt Nam, đồng thời mở rộng thị trường nội địa và vùng sâu, vùng
xa. Với slogan và sứ mệnh rõ ràng, công ty không chỉ tập trung vào sản xuất mà
còn đặt mục tiêu làm thế nào để đem lại lợi ích và sức khỏe tốt nhất cho người
tiêu dùng. Chiến lược marketing được định hình mạnh mẽ, với việc áp dụng các
tiêu chuẩn quản lý chất lượng và đầu tư vào kỹ thuật canh tác, công ty đã tạo ra

28
sự chuyên nghiệp và tin cậy trong ngành. Kế hoạch tiếp theo của công ty là thay
đổi hệ thống nhận diện thương hiệu để mở rộng thị trường quốc tế. Qua những
nỗ lực không ngừng, công ty đã tận dụng thuận lợi từ nguồn nguyên liệu đa
dạng, kết hợp phương pháp sản xuất truyền thống với công nghệ hiện đại, và tận
dụng lợi thế về du lịch để mở rộng thị trường và tạo ra sản phẩm độc đáo. Tuy
nhiên, vẫn còn những thách thức như việc tự chủ nguyên liệu và kiểm định sản
phẩm, nhưng với tinh thần quyết tâm và sự sáng tạo, công ty đã vượt qua và phát
triển mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ Vĩnh Tiến không chỉ là một doanh nghiệp
thành công mà còn là biểu tượng của sức mạnh và tiềm năng trong ngành công
nghiệp sản xuất và du lịch tại Đà Lạt. Từ những nỗ lực và cam kết này, Vĩnh
Tiến sẽ tiếp tục là một địa chỉ đáng tin cậy và là động lực cho sự phát triển bền
vững trong ngành công nghiệp thực phẩm và du lịch tại Đà Lạt và cả nước.

* Danh mục tài liệu tham khảo:

- Website Vĩnh Tiến: https://www.vinhtientea.com/

- Quy trình sản xuất rượu vang: https://wewine.vn/quy-trinh-san-xuat-


ruou-vang

- Bộ máy của công ty: https://bom.so/Jbtfm8

- Quá trình hình hành và phát triển: https://bom.so/MM4Bfj

- Cách hạch toán tại đơn vị: https://sme.misa.vn/63104/huong-dan-chi-tiet-


cac-buoc-hach-toan-trong-cong-ty-du-lich/

29

You might also like