You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


------o0o------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đề tài: Hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH


Sebang Chain Vina. Thực trạng và giải pháp.

Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Hoa


Chuyên ngành : Thương mại quốc tế

Hà Nội, 05/2022
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
------o0o------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đề tài: Hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH


Sebang Chain Vina. Thực trạng và giải pháp.

Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Hoa


Chuyên ngành : Thương mại quốc tế
Lớp : Thương mại Quốc tế 60
Mã sinh viên : 11181836
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội, 05/2022
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, em đã được các thầy cô giáo giúp đỡ và giảng dạy rất tận tình. Em xin chân thành
cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giúp em tích lũy được rất nhiều những kiến thức
về nghề nghiệp cũng như đạo đức và tư cách của một cử nhân kinh tế.

Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Đặng Thị Thúy
Hồng – người đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của
tập thể lãnh đạo, công nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn Sebang Chain Vina đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em có thể hoành thành công việc trong quá trình thực tập.

Mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn
nên không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy, các cô để chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm


2022
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hoa

i
LỜI CAM ĐOAN
Em đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Em xin
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do em tự thực hiện và tuân thủ các
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hoa

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................. i

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... ii

MỤC LỤC..................................................................................................... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................vi

DANH MỤC BẢNG................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH...................................................................................... ix

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG


XUẤT KHẨU................................................................................................. 4

1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu............................................................................ 4

1.2. Các hình thức xuất khẩu........................................................................................ 4

1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp............................................................................................. 4

1.2.2. Xuất khẩu ủy thác............................................................................................... 4

1.2.3. Buôn bán đối lưu................................................................................................ 5

1.2.4. Gia công quốc tế................................................................................................ 5

1.2.5. Tái xuất khẩu...................................................................................................... 6

1.3. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu........................................................................ 6

1.3.1. Nghiên cứu thị trường........................................................................................ 6

1.3.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu............................................................................ 7

1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu........................................................... 8

1.3.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.............................................................. 9

1.3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu........................................................... 14


iii
1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu......................................................................... 14

1.4.1. Với nền kinh tế quốc dân................................................................................. 15

1.4.2. Với doanh nghiệp............................................................................................. 15

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu......................................... 16

1.5.1. Chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu............................................................................ 16

1.5.2. Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.................................................................... 17

1.5.3. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu............................................................................. 17

1.5.4. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu................................................................................ 18

1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu........................................ 18

1.6.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp........................................................................ 18

1.6.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp........................................................................ 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG


TY TNHH SEBANG CHAIN VINA.......................................................... 22

2.1. Tổng quan chung về công ty TNHH Sebang Chain Vina..................................22

2.1.1. Thông tin chung công ty TNHH Sebang Chain Vina....................................... 22

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021..................27

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina. . .29

2.2.1. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina................29

2.2.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina.........................35

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina trong
những năm gần đây..................................................................................................... 41

2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................................... 41

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại................................................................................ 42

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế............................................................................ 43


iv
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SEBANG CHAIN
VINA............................................................................................................. 45
3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina
45

3.1.1. Cơ hội và thách thức của công ty TNHH Sebang Chain Vina.......................... 45

3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain
Vina........................................................................................................................... 47

3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty
TNHH Sebang Chain Vina......................................................................................... 49

3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu..................................... 49

3.2.2. Áp dụng linh hoạt các điều kiện hợp đồng xuất khẩu....................................... 50

3.2.3. Mở rộng thị trường và danh mục hàng xuất khẩu của công ty. Đẩy mạnh xuất
khẩu một cách đồng đều............................................................................................. 50

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng xuất
nhập khẩu................................................................................................................... 51

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước..................................................................... 51

3.3.1. Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ, cung cấp thông tin, quy định, cơ hội thị trường
cho doanh nghiệp....................................................................................................... 51

3.3.2. Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng
logistic....................................................................................................................... 52

3.3.3. Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt trong thời kỳ đại
dịch Covid-19............................................................................................................ 53

KẾT LUẬN.................................................................................................. 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 55

v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng việt

STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt đầy đủ


1 XNK Xuất nhập khẩu
2 DN Doanh nghiệp
3 LĐ Lao động
4 XK Xuất khẩu
5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
6 ĐKKD Đăng ký kinh doanh
7 ĐH Đại học
8 THCS Trung học cơ sở
9 THPT Trung học phổ thông
10 CN Công nghiệp
11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
12 TMCP Thương mại cổ phần
13 TMQT Thương mại quốc tế
14 HĐ Hợp đồng
15 SP Sản phẩm
2. Tiếng anh

STT Từ viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng anh Nghĩa tiếng việt đầy đủ
1 CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và
Cước phí
2 FOB Free On Board Giao lên tàu
3 FCA Free Carrier Giao cho người chuyên chở
4 CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước phí
5 TT Telegraphic transfer Chuyển tiền bằng điện
6 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

vi
8 ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations Nam Á
9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 B2B Business to Business Doanh nghiệp với doanh
nghiệp

vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Số trang
1 Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Sebang Chain 23
Vina
2 Bảng 2.2: Các khách hàng chính của công ty TNHH Sebang Chain 23
Vina giai đoạn 2019 – 2021
3 Bảng 2.3: Tổng số lượng lao động của công ty TNHH Sebang Chain 24
Vina giai đoạn 2019 – 2021
4 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina 25
theo giới tính giai đoạn 2019 – 2021
5 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina 25
theo độ tuổi giai đoạn 2019 – 2021
6 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina 26
theo trình độ giai đoạn 2019 – 2021
7 Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH 27
Sebang Chain Vina giai đoạn 2019 – 2021
8 Bảng 2.8: Giá trị xuất khẩu theo kế hoạch và thực hiện của công ty 31
TNHH Sebang Chain Vina giai đoạn 2019 – 2021
9 Bảng 2.9: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina 35
giai đoạn 2019 – 2021
10 Bảng 2.10: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina 36
theo mặt hàng giai đoạn 2019 – 2021
11 Bảng 2.11: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina 39
theo thị trường giai đoạn 2019 – 2021

viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Số trang
1 Hình 2.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty 28
TNHH Sebang Chain Vina giai đoạn 2019 – 2021
2 Hình 2.2: Lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Sebang Chain 29
Vina giai đoạn 2019 - 2021
3 Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina 37
theo mặt hàng giai đoạn 2019 – 2021
4 Hình 2.4: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina 39
theo thị trường giai đoạn 2019 – 2021

ix
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những chính sách
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của
thương mại quốc tế. Việc dần gỡ bỏ rào cản thương mại về thuế quan cũng như lợi ích từ
các chính sách ưu đãi đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa
các quốc gia và các vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang hội nhập hơn
nữa thông qua việc xúc tiến hoạt động ký kết các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương, đồng thời tận dụng triệt để những hiệp định đã ký kết để đẩy mạnh
hoạt động xuất nhập khẩu (XNK)

Trong bối cảnh ấy, nhận thức về lợi ích, vai trò và tầm quan trọng của hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng rõ ràng. Do đó, rất nhiều công ty đã coi việc xuất khẩu (XK)
các sản phẩm (SP) sang thị trường nước ngoài là hoạt động then chốt, liên quan chặt chẽ
đến mức độ thành công của công ty. Việt Nam cũng coi hoạt động XK là hoạt động quan
trọng đối với nền kinh tế khi tận dụng được nguồn lực dư thừa, mang về một lượng lớn
ngoại tệ và nguồn thu ngân sách cho đất nước. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra không ít
những thách thức cho các doanh nghiệp (DN) khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao
hơn và những rào cản phi thuế đang được các quốc gia tận dụng triệt để trở thành rào cản
lớn nhất cho hoạt động XK.

Trong đó, hoạt động XK trang sức mỹ ký là một trong những hoạt động sản xuất nhận
được nhiều sự quan tâm từ rất nhiều DN, trong đó có cả những DN FDI như công ty TNHH
Sebang Chain Vina. Là đối tác uy tín của nhiều thương hiệu thời trang trên thế giới, hoạt
động XK đang đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu của công ty. Mặc dù nhu cầu về
các SP trang sức mỹ ký trên thị trường nước ngoài rất cao, tuy nhiên, do có quá nhiều nhà
cung cấp mà công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường. Do vậy, có rất nhiều vấn
đề đặt ra đối với công ty TNHH Sebang Chain Vina trong thời kỳ môi trường kinh doanh
quốc tế có nhiều biến động là làm thế nào để hoạt động XK SP trang sức mỹ ký diễn ra một
cách trơn tru, giảm chi phí XK, đạt được lợi ích tối đa giữa nhà nhập khẩu (NK) và XK. Bởi
vậy, việc phân tích hoạt động XK SP trang sức mỹ ký nhằm có cái nhìn tổng thể và đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này là vô cùng quan trọng.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sebang Chain Vina, em đã quan sát, tìm
hiểu và nhận thấy tuy công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động XK SP nhưng
1
vẫn còn gặp phải một số khó khăn làm khả năng cạnh tranh của SP trên thị trường còn hạn
chế. Với mong muốn đưa ra những ý kiến về tình hình XK và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện hoạt động XK của công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu của công ty
TNHH Sebang Chain Vina. Thực trạng và giải pháp” để làm chuyên đề thực tập.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động XK
nói chung và hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina nói riêng để từ đó
phát hiện những vấn đề còn tồn tại để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm thúc dẩy
hoạt động XK tại công ty trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận chung hoạt động XK của DN.

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain
Vina trong giai đoạn 2019 – 2021 sau đó đánh giá kết quả và hạn chế trong hoạt động XK
của công ty.

Thứ ba, từ những phân tích thực trạng, đưa ra định hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là lý luận và thực tiễn hoạt động XK của
công ty TNHH Sebang Chain Vina.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: nghiên cứu thực trạng hoạt động XK của công ty TNHH Sebang
Chain Vina trong giai đoạn 2019 – 2021 và định hướng, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt
động này đến năm 2025.

Về không gian: nghiên cứu hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina.

4. Phương pháp nghiên cứu


2
Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu
của công ty, sách báo, tạp chí chuyên ngành. Các tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ
trong mục tài liệu tham khảo.

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Thứ nhất, sử dụng phương pháp tổng hợp sau đó chọn lọc dữ liệu trên internet,
trong giáo trình và các bộ luật liên quan để viết cơ sở lý luận về hoạt động XK ở chương
1 và cơ hội, thách thức cho hoạt động này của công ty ở chương 3.

Thứ hai, sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các phòng, ban của công ty TNHH
Sebang Chain Vina để viết chương 2 và định hướng của chương 3.

5. Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục
tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động XK.

Chương 2: Thực trạng hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina.

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động XK của công ty
TNHH Sebang Chain Vina.

3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu

Theo “Hoàng Đức Thân (2018), Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học
KTQD” thì “Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước
thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Bản chất của thương mại quốc
tế là quá trình phân phối, sử dụng tài nguyên giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa các
quốc gia thông qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng đa dạng của cư dân trên toàn cầu”.

Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: “Xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, rút ra từ các định nghĩa trên, hoạt động XK của DN là hoạt động bán
hàng hóa, dịch vụ trong nước ra nước ngoài nhằm đem lại lợi nhuận cho DN.

1.2. Các hình thức xuất khẩu


1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà bên mua và bên bán trực tiếp tiến hành trao đổi
hàng hóa nhằm khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia, nâng cao lợi nhuận. Theo hình
thức này, doanh nghiệp XK sẽ phải đảm nhiệm toàn bộ các khâu từ tìm và nghiên cứu thị
trường đến ký kết hợp đồng (HĐ) ngoại thương.

Ưu điểm của hình thức XK trực tiếp là các DN có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thị
trường nên có thể nắm bắt được diễn biến thị trường và chủ động xây dựng chiến lược
phù hợp với từng thị trường cụ thể. Hơn thế nữa, do có sự chủ động nên DN có thể kiểm
soát được các vấn đề phát sinh và tiết kiệm được chi phí trung gian. Tham gia vào hình
thức này thường là những DN lớn với nguồn vốn dồi dào và có đội ngũ nhân viên XNK
chuyên môn cao.

Với các DN mới, việc thực hiện XK theo hình thức trực tiếp sẽ gây ra một số khó
khăn nhất định do tiềm lực về vốn còn thấp cũng như những hiểu biết về thị trường quốc
tế còn hạn chế.

1.2.2. Xuất khẩu ủy thác


4
Điều 155 Luật Thương mại 2005 định nghĩa “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt
động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh
nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao
ủy thác”. Như vậy, XK ủy thác là hình thức thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất nhập
khẩu để đại diện cho công ty thực hiện nhiệm vụ XK hàng hóa.

Về ưu điểm của hình thức XK ủy thác: với các DN mới, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc XK và các cá nhân không đủ tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động XK thì việc
lựa chọn một bên thứ 3 có chuyên môn nghiệp vụ cao thực hiện XK không chỉ giảm thiểu rủi
ro liên quan mà còn tiết kiệm được thời gian, nhân lực và vật lực cho các DN.

Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức ủy thác XK, các DN sẽ phải trả khoản phí khá
lớn cho đơn vị kinh doanh dịch vụ XK. Tính chủ động của hình thức này cũng không cao
do DN phải phụ thuộc vào bên thứ 3. Trong trường hợp lựa chọn đơn vị kinh doanh dịch
vụ xuất nhập khẩu thiếu uy tín, DN có thể bị lộ thông tin hàng hóa, đối tác.

1.2.3. Buôn bán đối lưu


Theo Tạ Văn Lợi “Nghiệp vụ ngoại thương (2019) NXB Đại học KTQD” định
nghĩa: “Mua bán đối lưu (counter – trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa,
trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua.
Lượng hàng giao đi có giá trị tương đương lượng hàng nhận về”.

Như vậy, buôn bán đối lưu về bản chất chỉ là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên và do
đó không làm tăng hay giảm cán cân thương mại của các quốc gia tham gia. Đồng tiền trong
hình thức này không có chức năng thanh toán mà chỉ là phương tiện để tính toán. Để đảm bảo
quyền lợi, hai bên phải thống nhất vật ngang giá là một đồng tiền chung và tuân thủ các điều
kiện cân bằng trao đổi như đơn giá, giá trị hàng hóa và điều kiện giao hàng.

Ưu điểm của hình thức buôn bán đối lưu là việc giao dịch không bị ảnh hưởng bởi
tỷ giá. Nhân tố tỷ giá tác động rất lớn đến hoạt động ngoại thương, vì thế, việc không sử
dụng tiền tệ để thanh toán sẽ là lợi thế của hình thức này.

1.2.4. Gia công quốc tế


Theo “Tạ Văn Lợi, Nghiệp vụ ngoại thương (2019) NXB Đại học KTQD” định nghĩa
“Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia
công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên

5
đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao
(gọi là phí gia công).

Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được xác định thông qua
HĐ gia công. Trong HĐ gia công sẽ quy định các vấn đề về nguyên liệu, phí gia công,
giao nhận, thanh toán…

Thông qua hình thức này, bên đặt gia công sẽ tận dụng được nguồn nhân lực và vật
lực giá rẻ của bên nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, hình thức này sẽ giải quyết
một số lượng lớn công ăn việc làm cho người LĐ.

1.2.5. Tái xuất khẩu

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Tạm nhập, tái xuất
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào
Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng
hóa đó ra khỏi Việt Nam”. Tham gia vào hình thức xuất khẩu này sẽ có 3 bên là nước
xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.

Tại nước tái xuất, hàng hóa sẽ không bị chế biến, sửa chữa hay sử dụng. Các DN
tái xuất cũng sẽ không tham gia vào bất kì khâu sản xuất nào hay mất chi phí đầu tư cho
cơ sở hạ tầng, công nghệ và chi phí sản xuất.

Tạm nhập tái xuất có bản chất là mua và bán hàng hóa, do đó DN tái xuất cần lập
hai bản HĐ. Một là HĐ mua hàng hóa được ký giữa thương nhân nước xuất và DN tái
xuất. Hai là HĐ bán hàng hóa được ký giữa DN tái xuất và thương nhân nước nhập. HĐ
bán có thể phát sinh trước HĐ mua.

1.3. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu


1.3.1. Nghiên cứu thị trường

Theo giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (2009) NXB
CTQG” thì “Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa, được hiểu như là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa người bán
và người mua”

Vai trò của thị trường đối với DN là vô cùng quan trọng bởi đó là nơi mà DN mua
và bán ra SP. Một SP sẽ không bị đào thải nếu nó đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Vậy
6
nên, công việc nghiên cứu thị trường luôn là khâu quan trọng hàng đầu của DN XK khi
muốn tham gia vào thị trường thế giới.

Nội dung nghiên cứu thị trường hàng hóa XK gồm những vấn đề cụ thể của thị
trường đối với ngành hàng, mặt hàng mà DN muốn XK. Cụ thể là:

Nghiên cứu dung lượng thị trường: là đo lường tổng doanh số bán hàng, tổng
lượng hàng có thể bán ra tối đa tại thị trường mà DN hướng tới trong một khoảng thời
gian nhất định (thường là một năm). Việc đo lường cần dựa vào nhu cầu thực của khách
hàng được điều chỉnh theo xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm. Bên
cạnh việc nắm bắt nhu cầu là nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường. Một thị trường
với khả năng tự cung cấp kém sẽ có tiềm năng để XK hơn các thị trường đã có quá nhiều
nhà cung cấp nội địa.

Giá cả hàng hóa và xu hướng biến động của nó: trong hoạt động XK, giá cả là giá
quốc tế. Đây là nhân tố không cố định mà luôn biến động phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố như tác động của nhà nước và lạm phát thông qua tỷ giá hối đoái hay chính sách thuế,
sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm hạ giá thành SP và đặc biệt là sự cạnh tranh của
các đối thủ cùng ngành…

Môi trường kinh doanh: như kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp ảnh hưởng nhiều
tới hoạt động kinh doanh của DN. Một môi trường kinh doanh ổn định sẽ tác động tích
cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì thế, để đưa ra được các phương án
kinh doanh phù hợp nhất, hiệu quả nhất thì DN không thể bỏ qua yếu tố này.

Phương pháp nghiên cứu thị trường có thể sử dụng là phương pháp sơ cấp và thứ
cấp. Với phương pháp sơ cấp, DN sẽ phải trực tiếp đi khảo sát thị trường. Tuy nhiên, việc
này có thể dẫn tới phát sinh chi phí nên DN có thể sử dụng phương pháp thứ cấp bằng
cách tìm kiếm thông tin từ các nguồn công khai trên internet, sách, báo…

1.3.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu

Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, cộng với việc tự đánh giá năng lực XK,
các DN sẽ xây dựng phương án XK cho phù hợp. Đây là bước đầu tiên giúp DN đánh giá
liệu rằng hoạt động XK có hiệu quả không, giúp DN nắm bắt cơ hội, hạn chế rủi ro, đồng
thời là căn cứ để các ngân hàng xem xét tài trợ cho DN XK.

Phương án kinh doanh bao gồm một số nội dung sau:

7
- Tổng quan về thị trường XK và đối tác giao dịch
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh, địa điểm, thời gian và phương thức giao dịch
- Các mục tiêu về hoạt động XK cần đạt được
- Những biện pháp để đạt được mục tiêu đã đặt ra

1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu

Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường và lập phương án kinh doanh, DN sẽ
tiến hành đàm phán và ký kết HĐ ngoại thương. Theo Điều 1 của Công ước LaHaye thì
“Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký
kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước này
sang nưóc khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết
lập ở những nước khác nhau”.

1.3.3.1. Đàm phán HĐ xuất khẩu

Theo “Tạ Văn Lợi, (2019) Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học KTQD” thì
“Đàm phán kinh doanh trong thương mại là quá trình trao đổi thông tin và quan điểm giữa
các đối tác về đối tượng mua bán, giá cả và các điều kiện giao dịch ngoại thương nhằm đi
đến thống nhất về thương vụ kinh doanh”.

Nội dung cơ bản của các cuộc đàm phán chính là các điều khoản trong HĐ ngoại
thương, bao gồm tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, bao bì, phương thức giao hàng,
phương thức thanh toán…Bên cạnh đó, các bên tham gia còn thảo luận về các điều khoản
bổ sung như bất khả kháng, khiếu nại hay trọng tài.

Về hình thức đàm phán hợp đồng XK, tùy vào từng đối tượng khách hàng, tầm
quan trọng của thương vụ và điều kiện của DN, đàm phán có thể được thực hiện qua thư
tín, qua điện thoại, đàm phán trực tiếp hoặc kết hợp các hình thức trên.

Đàm phán gồm các giai đoạn sau:

- Chuẩn bị đàm phán: giai đoạn giúp DN hiểu được vị trí và mối quan tâm của mình,
của đối tác, những nguy cơ có thể xảy ra và xây dựng BATNA (Best alternative to a
negotiated agreement – phương án thay thế tốt nhất cho một thỏa thuận được thương lượng).
Đây là giai đoạn quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đàm phán.

- Giai đoạn tiến hành đàm phán: là thời điểm để đưa ra những lời đề nghị hợp lý.
Đề nghị phải hợp lý bởi đàm phán không phải là dành hoàn toàn lợi ích về cho DN của
8
mình mà là sự cân bằng lợi ích của cả hai bên. Mỗi bên có thể phải bỏ đi một số cái lợi để
đạt được thỏa thuận chung.

- Giai đoạn kết thúc đàm phán: sau khi đã đạt được thỏa thuận, các bên tham gia
có thể tiến hành soạn thảo HĐ. Hợp đồng được soạn thảo cần phải rõ ràng, chính xác,
tránh những từ mang tính đa nghĩa, mập mờ.

1.3.3.2. Ký kết hợp đồng

Dựa trên những thỏa thuận đã thống nhất trong quá trình đàm phán, các bên tham
gia tiến hành ký kết HĐ. HĐ ngoại thương do một bên soạn thảo, do đó bên còn lại phải
kiểm tra thật kỹ các điều khoản đã thỏa thuận trước khi đặt bút kí vào HĐ.

1.3.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi HĐ ngoại thương được ký kết, bên bán với tư cách là một bên ký kết phải
thực hiện HĐ để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đây là một quá trình phức tạp, đòi
hỏi người XK phải vận dụng các nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ tạo nguồn cho hoạt
động XK, nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa XK, nghiệp vụ bảo hiểm và thanh toán
quốc tế, nghiệp vụ hải quan…

Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:

1. Xin giấy phép xuất khẩu:

Giấy phép XK là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền (bộ, cơ quan
ngang bộ) cấp, cho phép hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ. Theo khoản 1 Điều 4, Nghị
định 69/2018/NĐ – CP: “Đối với hàng hóa XK, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân
XK, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan”. Như vậy, giấy
phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để các khâu khác trong mỗi chuyến hàng XK
được tiến hành một cách hợp pháp.

Hồ sơ mà DN cần chuẩn bị để được cấp giấy phép cũng được quy định rõ tại khoản
1 Điều 9, Nghị định 69/2018/NĐ – CP như sau:

“Điều 9. Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

9
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng
nhận đăng ký DN: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.”

2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán.

Không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu mà trong bất kì hoạt động mua bán nào,
người bán chỉ yên tâm giao hàng khi biết chắc họ sẽ được thanh toán. Do đó, đây là mắt
xích trọng yếu trong việc thực hiện HĐ ngoại thương.

Nếu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C):
người bán cần nhắc nhở người mua đốc thúc ngân hàng mở L/C như thỏa thuận. Sau khi
nhận được L/C, người bán kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Nếu L/C đã đúng, người bán sẽ
thực hiện các công việc tiếp theo để giao hàng. Trong trường hợp có bất kỳ sai sót nào,
người bán cần thông báo ngay cho người mua và ngân hàng mở L/C để tu chỉnh cho đến
khi L/C phù hợp mới tiến hành giao hàng.

Nếu thanh toán theo phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (Cash against
documents – CAD): người bán sẽ nhắc nhở người mua mở tài khoản tín thác. Sau khi tài
khoản được mở, người mua cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra các điều kiện của tài
khoản tín thác, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng.

Nếu thanh toán theo phương thức điện chuyển tiền trả trước (T/T trả trước): người
bán cần đốc thúc người mua chuyển tiền đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận. Chỉ khi ngân
hàng báo “CÓ” thì người bán mới giao hàng.

Với các phương thức thanh toán khác như: nhờ thu trả ngay (D/P), nhờ thu trả
chậm (D/A), T/T trả sau, nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) …thì người bán cần giao
hàng rồi mới thực hiện các công việc trong khâu thanh toán.

3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Đối với đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu:

Các đơn vị sản xuất hàng XK có thể trực tiếp XK hàng hóa của họ. Sau khi nghiên
cứu kỹ thị trường, lập phương án kinh doanh và ký kết HĐ, DN tiến hành sản xuất hàng
hóa theo số lượng, chất lượng, mẫu mã…đáp ứng đủ điều kiện đã quy định trong HĐ.

10
Những DN sản xuất hàng XK mà không muốn hoặc không thể trực tiếp XK thì có
thể ủy thác XK.

Đối với đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu:

Do không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa nên DN kinh doanh xuất nhập khẩu cần tổ
chức thu gom hàng từ các DN sản xuất. Cơ sở pháp lý cho hoạt động này là HĐ kinh tế
giữa đơn vị kinh doanh với đơn vị sản xuất dưới các hình thức như: HĐ mua đứt bán
đoạn, HĐ gia công, HĐ đổi hàng, HĐ ủy thác XK…

Sau khi đã thu gom hàng hóa, DN cần tổ chức đóng gói bao bì và kẻ mã ký hiệu.
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng hàng hóa lớn và quãng
đường xa, vì thế việc đóng gói bao bì rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hàng hóa
trong quá trình vận chuyển cũng như trong khâu bảo quản. Mã ký hiệu của hàng hóa có
thể là số, chữ hay hình vẽ ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết trong
việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa.

4. Kiểm tra hàng xuất khẩu

Trước khi giao hàng, người bán có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chất lượng, bao bì…
của hàng hóa (kiểm nghiệm) và kiểm tra khả năng lây bệnh nếu hàng hóa có nguồn gốc động
vật, thực vật (kiểm dịch). Đây là khâu kiểm tra cuối cùng trước khi hàng hóa được xuất ra
khỏi kho, đảm bảo rằng hàng hóa đáp ứng đúng những gì mà người mua yêu cầu.

Trong các DN xuất nhập khẩu, việc kiểm nghiệm hàng hóa thường sẽ do phòng
kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) tiến hành. Bên cạnh đó, trong trường hợp có quy
định của nhà nước hoặc yêu cầu của người mua, việc kiểm tra hàng hóa sẽ do một tổ chức
độc lập thực hiện.

5. Thuê phương tiện vận tải

Người bán sẽ căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng XK, đặc điểm hàng hóa
và điều kiện vận tải để lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp là đường biển, đường bộ,
đường sắt hay đường hàng không.

Ở Việt Nam, phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. Nếu điều kiện
giao hàng trong hợp đồng XK là CPT, CIP, CFR, CIF, DAP, DPU, DDP (Incoterms 2020) thì
người bán chịu trách nhiệm thuê tàu chuyên chở hàng hóa đến điểm đích. Nghiệp vụ thuê tàu
đòi hỏi người thuê tàu phải có nhiều kinh nghiệm và thông tin về tình hình vật giá,
11
giá cước. Do đó để tránh rủi ro khi tự đi thuê, nhiều DN XK chọn cách ủy thác việc thuê
tàu cho môi giới – các công ty hàng hải hoặc các đại lý tàu biển.

Các phương thức thuê tàu gồm:

Phương thức thuê tàu chợ (Liner Charter): chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua môi
giới thuê một phần hay một khoang tàu để chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Quan
hệ giữa người thuê và người cho thuê được xác định bằng vận đơn đường biển (B/L – Bill
of lading)

Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage Charter): chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua
môi giới thuê toàn bộ con tàu để chở hàng hóa theo yêu cầu từ cảng này đến cảng khác.
Quan hệ giữa người thuê và người cho thuê được xác định bằng HĐ thuê tàu chuyến (C/P
– Voyage Charter Party)

Phương thức thuê tàu định hạn (Time Charter): người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu
trong một khoảng thời gian nhất định nhằm chuyên chở hàng hóa hoặc cho thuê lại. Người
cho thuê có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng tàu cho người thuê còn người thuê có
trách nhiệm trả tiền thuê và chịu các chi phí hoạt động của con tàu. Mối quan hệ giữa người
thuê và người cho thuê được xác định bằng HĐ thuê tàu định hạn (Time Charter Party)

6. Mua bảo hiểm hàng hóa

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển là rất phổ biến để đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra rủi ro, tổn thất.
Trong trường hợp bán hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán chịu trách nhiệm
mua bảo hiểm cho hàng hóa. Các điều kiện thuộc nhóm D của incoterm không quy định
rõ bên nào cần mua bảo hiểm, tuy nhiên người bán có thể cân nhắc làm sao để đảm bảo an
toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Mối quan hệ giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm được xác định bằng HĐ
bảo hiểm. Có hai loại HĐ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển, gồm:

Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): bên bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm
trong phạm vi một chuyến hàng nhất định. Loại HĐ này thường được áp dụng với một
lượng hàng hóa nhỏ, chỉ cần chở trong một chuyến. Có hai hình thức của HĐ bảo hiểm
chuyến là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.

12
Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy): bên bảo hiểm chịu trách nhiệm cho nhiều
chuyến hàng của chủ hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Các DN có số lượng hàng
XK lớn, ổn định, vận chuyển giao hàng nhiều lần thường chọn loại HĐ bảo hiểm này.

Hiện nay có ba điều kiện bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển,
gồm: bảo hiểm điều kiện A (bảo hiểm mọi rủi ro), bảo hiểm điều kiện B (bảo hiểm tổn
thất riêng), bảo hiểm điều kiện C (bảo hiểm miễn tổn thất riêng).

7. Làm thủ tục hải quan

Đây là điều kiện bắt buộc để hàng hóa có thể xuất ra khỏi biên giới Việt Nam.
Trách nhiệm của người khai hải quan khi làm thủ tục hải quan được quy định rõ theo
khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014:

“Điều 21. Thủ tục hải quan

1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực
tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

8. Giao hàng cho người vận chuyển

Đối với hàng XK giao bằng đường biển: chủ hàng lập danh mục hàng hóa XK (cargo
list) để trên cơ sở đó, hãng tàu lập đơn đặt hàng vận chuyển (S/O – shipping order) và lên sơ
đồ xếp hàng (cargo plan). Cargo plan thường không được giao trực tiếp cho chủ hàng, tuy
nhiên chủ hàng có thể yêu cầu được xem cargo plan để đảm bảo vị trí của hàng hóa an toàn.
Sau khi giao hàng lên tàu, chủ hàng lấy biên lai thuyền phó để đổi lấy vận đơn.

Đối với hàng XK giao bằng đường hàng không: chủ hàng sẽ lưu cước với hãng
hàng không hoặc với người giao nhận. Sau khi đóng hàng và vận chuyển cho người
chuyên chở, chủ hàng nhận vận đơn hàng không (airway bill)

13
Đối với hàng XK giao bằng đường sắt: chủ hàng ký HĐ vận chuyển, xin cấp toa xe
phù hợp với tính chất và khối lượng hàng hóa. Sau khi giao hàng xong thì lấy vận đơn
đường sắt (railway bill)

Đối với hàng XK giao bằng container: hàng hóa có thể được giao theo hai cách là
giao hàng nguyên container (FCL – full container load) khi lô hàng chiếm trên 2/3 dung
tích container hoặc giao hàng lẻ (LCL – less than a container load) khi lượng hàng nhỏ và
người vận chuyển phải gom nhiều lô hàng đóng chung vào một container. Chứng từ vận
chuyển hàng hóa bằng container là vận đơn container (container bill of lading)

9. Làm thủ tục thanh toán

Đây là khâu cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng XK, được tiến hành sau khi
chủ hàng đã giao hàng cho người vận chuyển. Một bộ chứng từ thanh toán quốc tế thường
bao gồm phương tiện thanh toán (thường là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng: hóa đơn
thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán giá
CIF, CIP), giấy chứng nhận phẩm chất/ trọng lượng/ khối lượng/ xuất xứ hàng hoá… Các
chứng từ thanh toán cần phải chính xác và phù hợp với HĐ ngoại thương đã ký, nếu
không sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán.

10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Người bán có quyền khiếu nại nếu người mua không thực hiện hoặc không thực
hiện đúng và đủ các điều khoản trong HĐ. Bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại và
các chứng từ kèm theo (hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, thư từ giao dịch
giữa hai bên…)

Tuy nhiên, người bán cũng có thể bị khiếu nại nếu giao hàng không đúng, đủ cho
người mua như yêu cầu trong HĐ. Nếu khiếu nại của người mua là có cơ sở thì người bán
cần phải giải quyết một cách hợp lý và kịp thời để tránh bị kiện.

1.3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Mỗi khi một thương vụ kết thúc, các DN XK thường đánh giá hiệu quả hoạt động
XK của mình để biết điều gì cần phát huy và những lưu ý cho các thương vụ tiếp theo.

1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu

14
Từ trước tới nay, XK luôn giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung và các DN nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
như hiện nay thì vai trò của XK càng được khẳng định rõ ràng.

1.4.1. Với nền kinh tế quốc dân

Thứ nhất, XK tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tái đầu tư vào các lĩnh vực khác,
phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế, để tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu đầu tư vào
công nghệ, máy móc, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng… Các nguồn để nhập khẩu có thể từ đầu tư
nước ngoài, vay nợ, viện trợ và XK. Nếu như vay nợ rồi cũng phải trả, nguồn viện trợ thì
có hạn, đầu tư nước ngoài sẽ phải phụ thuộc vào nước ngoài thì XK là nguồn vốn tránh
được những hạn chế từ các nguồn trên. Nhờ vậy, XK là nguồn quan trọng nhất tạo ra
nguồn thu ngoại tệ cho mua sắm đồng thời là nguồn trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng cán
cân thanh toán, ổn định tình hình kinh tế.

Thứ hai, XK góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Như đã đề cập, XK là nguồn vốn cho nhập khẩu, do đó tạo điều kiện để mở rộng khả
năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, sức ép
cạnh tranh khi tham gia vào thị trường quốc tế thông qua XK sẽ buộc các DN phải tổ
chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.

Thứ ba, hoạt động XK còn đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc
làm, nâng cao đời sống thu nhập của nhân dân. Hoạt động XK với rất nhiều những công
đoạn khác nhau đã thu hút một số lượng lớn lao động vào làm việc với thu nhập tương đối
cao, từ đó tăng mức sống của họ. Bên cạnh đó, XK tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm
tiêu dùng thiết yếu, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thứ tư, XK là thước đo độ mở của nền kinh tế. Độ mở của nền kinh tế được phản
ánh thông qua tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu/GDP. Thực tế năm 1985, XK hàng hóa/GDP
mới đạt 5% thì sau khi đẩy mạnh mở cửa (Mỹ bỏ cấm vận, Việt Nam gia nhập
ASEAN…) đã đạt 26,2% vào năm 2000; sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) năm 2008 đạt 64,3%. Như vậy, từ số liệu XK có thể nhận diện được mức độ hội
nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

1.4.2. Với doanh nghiệp

15
Thứ nhất, thông qua hoạt động XK, DN đạt được mục tiêu cơ bản là lợi nhuận.
Trong bối cảnh thị trường trong nước trở lên bão hòa, việc mở rộng thị trường sang các
quốc gia khác sẽ giúp DN giải quyết được vấn đề tiêu thụ SP, đem về nguồn thu ngoại tệ,
tăng dự trữ để phục vụ cho các hoạt động khác của DN như tìm kiếm thị trường mới, thu
mua và tạo nguồn hàng, các hoạt động bán hàng, nâng cấp trang thiết bị…

Thứ hai, XK buộc các DN phải luôn đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh. Khi
tham gia vào thị trường quốc tế đồng nghĩa áp lực cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều. Sự
theo dõi, kiểm soát lẫn nhau giữa các DN trong và ngoài nước khiến các DN muốn tồn tại
phải tự nâng cấp mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và
hạ giá thành SP.

Thứ ba, XK cùng với nhập khẩu sẽ thúc đẩy quá trình liên kết liên doanh giữa các
DN trong và ngoài nước, mở rộng quan hệ kinh doanh, tận dụng được lợi thế so sánh của
mỗi bên để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Việc hợp tác giữa các bên
cũng thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, sự hợp tác giữa các chuyên gia. Khi đó, các
DN trong nước có thể tận dụng điều này để nâng cấp công nghệ, kỹ thuật của mình.

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động XK là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình
độ và khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trong quá trình sản xuất và
kinh doanh hàng XK. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XK, trong đó có một số chỉ tiêu
sau:

1.5.1. Chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu

Doanh thu từ hoạt động XK là toàn bộ phần giá trị thu được từ việc bán hàng hóa
và dịch vụ XK, được xác định bằng công thức:

TR=Q×P

Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động XK trong kỳ

Q: Sản lượng hàng XK trong kỳ

P: Giá bán hàng XK trong kỳ

Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của hoạt động XK. Doanh thu
càng lớn, hoạt động XK hàng hóa của DN càng hiệu quả.
16
1.5.2. Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu

Lợi nhuận từ hoạt động XK là mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phải bỏ ra
để có được doanh thu đó. Lợi nhuận càng lớn, chứng tỏ hoạt động XK của DN càng hiệu
quả. Lợi nhuận được xác định bởi công thức:

Lợi nhuận = TR – TC

Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động XK

TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động XK

1.5.3. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu


Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (ROS)

Theo Tổng cục thống kê: “Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu là tỷ lệ so sánh
giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động khác trong năm với tổng doanh thu của DN, phản ánh một đồng doanh thu tạo
ra trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.” Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:

ROS = p/TR

Trong đó: ROS: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu hoạt động XK

p: Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động

XK TR: Tổng doanh thu từ hoạt động XK

Nếu ROS > 1 chứng tỏ DN kinh doanh có lãi. ROS càng lớn, lãi DN kiếm được càng
nhiều.

Nếu ROS < 1 chứng tỏ DN kinh doanh thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn (ROE)

Theo Tổng cục thống kê: “Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn là tỷ lệ so sánh giữa
tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác trong năm với tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ, phản ánh một đồng vốn
sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.” Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn càng cao chứng
tỏ hiệu quả DN sử dụng vốn càng lớn. Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:

ROE = p/V
17
Trong đó: ROE: Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn của hoạt động XK

P: Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động XK

V: Vốn bỏ ra cho hoạt động XK

1.5.4. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu


Đây là chỉ tiêu phản ánh số nội tệ phải bỏ ra để thu về một đơn vị ngoại tệ thông qua
XK, được xác định bằng công thức:

Re = Fe/De

Trong đó: Re: Tỷ suất ngoại tệ XK

Fe: Lượng ngoại tệ thu được từ XK

De: Lượng nội tệ phải bỏ ra cho hoạt động XK

Nếu tỷ suất ngoại tệ XK lớn hơn tỷ giá hối đoái thì hoạt động XK có lợi và DN nên
tiếp tục XK và ngược lại.

1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.6.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.6.1.1. Môi trường kinh tế

Hoạt động XK đặt trong bối cảnh hội nhập, có sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế từ các quốc gia khác nhau nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố kinh tế ở các
quốc gia này.

Thứ nhất, hoạt động XK chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái tăng
nghĩa là đồng nội tệ giảm giá. Trong điều kiện các điều kiện khác không đổi, giá hàng hóa
của quốc gia đó sẽ rẻ hơn các quốc gia khác trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho các
nước XK tăng nhanh được các mặt hàng XK của mình. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái
giảm, đồng nội tệ tăng giá làm SP bán ra thị trường quốc tế có mức giá cao hơn, giảm khả
năng cạnh tranh của SP và hạn chế XK. Bên cạnh đó, thời gian từ khi kí kết HĐ đến khi
giao hàng thành công thường tốn thời gian khá lâu nên việc tỷ giá hối đoái ổn định rất
quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp XK.

18
Thứ hai, hoạt động XK sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu môi trường lãi suất và thuế
suất thuận lợi. Việc sản xuất hàng hóa luôn đòi hỏi thời gian và sự tham gia của các yếu
tố như lao động, cơ sở hạ tầng, công nghệ, do đó DN thường phải huy động vốn từ các
nguồn bên ngoài bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu các ngân hàng đẩy mạnh tài trợ
vốn với lãi suất ưu đãi, DN có thể giảm chi phí và tăng hiệu quả quay vòng vốn.

Thứ ba, thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp XK có ảnh hưởng tới hoạt động XK. Việc
đánh thuế hay hạn ngạch lên hàng hóa XK thường được các chính phủ áp dụng để bảo vệ
cho nền kinh tế trong nước, tuy nhiên nó cũng là rào cản khiến cho các doanh nghiệp XK
thu hẹp khả năng bán ra hàng hóa. Hiện nay tại Việt Nam, mức thuế suất khẩu cao thường
đánh chủ yếu vào nguyên liệu, tài nguyên ở dạng thô và giảm dần với các SP được chế
biến hoàn thiện hơn. Với việc trợ cấp XK, các DN sản xuất và kinh doanh hàng XK sẽ
được nhà nước hỗ trợ bằng nhiều hình thức như trực tiếp cấp tiền, bảo lãnh các khoản vay
hay miễn các khoản thu mà lẽ ra DN phải đóng. Việc trợ cấp sẽ hỗ trợ rất lớn gíup các
DN tăng khả năng XK.

1.6.1.2. Môi trường chính trị luật pháp

Chính trị là một yếu tố tác động đến quá trình quốc tế hóa của một quốc gia. Nó có
thể làm tăng khả năng liên kết giữa các thị trường, tạo đà cho sự phát triển của hoạt động
XK bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Ngược lại, một quốc gia có
tình hình chính trị bất ổn sẽ gây ra tâm lý lo ngại cho cả bạn hàng quốc tế lẫn DN nội địa,
cản trở ngoại thương.

Cùng với đó, do tính chất quốc tế mà hoạt động XK chịu sự điều chỉnh của cả luật
pháp trong nước và luật pháp quốc tế. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh sẽ tạo hành lang
pháp lý thúc đẩy XK phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế. Hiện nay Việt Nam có nhiều
bộ luật quy định việc XK hàng hóa như Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật
Cạnh tranh…góp phần tạo môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng và cạnh tranh.

1.6.1.3. Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố đã được đề cập bên trên, hoạt động XK còn chịu tác động bởi các
nhân tố về tự nhiên, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng và mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Về các yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận tải của
DN, tiến độ ký kết và thực hiện HĐ cũng như các hoạt động khác như lựa chọn nguồn hàng,
lựa chọn thị trường, lựa chọn mặt hàng XK. Bên cạnh đó, các quốc gia thường xuyên xảy
19
ra thiên tai có thể thường xuyên đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên liệu
đầu vào, sản xuất trì trệ dẫn tới rủi ro cao trong việc hủy, chậm thực hiện hợp đồng XK.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển khiến cho chu kì SP ngày càng ngắn lại,
các SP lỗi thời thường bị đào thải nhanh chóng. Các doanh nghiệp XK muốn có chỗ đứng
thì SP cần đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu
dùng, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển. Đồng thời sự phát triển của công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng tới quy trình XK hàng hóa. Nó cho phép các
nhà XK và bạn hàng trao đổi, ký kết HĐ một cách dễ dàng hơn bất chấp khoảng cách địa
lý hay giúp các nhà XK nắm bắt được thông tin về hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm chi
phí, nâng cao hiệu quả XK.

Về yếu tố cơ sở hạ tầng, XK chỉ có thể phát triển nếu nó được phục vụ bởi một cơ
sở hạ tầng tốt. Hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển càng phát triển thì càng
thúc đẩy hoạt động XK: mức độ trang bị, kho bãi, hệ thống xếp dỡ…tiên tiến sẽ giảm bớt
thời gian bốc dỡ, thời gian làm thủ tục XK, giảm chi phí và rủi ro phát sinh khi XK hàng
hóa. Hệ thống ngân hàng cũng tác động đến việc thanh toán, huy động vốn của các DN
sản xuất kinh doanh XK. Ngoài ra, hoạt động XK sẽ diễn ra thuận lợi, an toàn hơn khi hệ
thống bảo hiểm hoạt động tốt.

Sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
và lĩnh vực XK, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất bởi mối quan
hệ kinh tế quốc tế. Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, hầu hết các quốc gia đều sử dụng
các biện pháp thuế quan, phi thuế quan. Tùy thuộc vào quan hệ kinh tế song phương giữa
hai nước XK và NK mà các biện pháp này được áp dụng một cách chặt chẽ hay lỏng lẻo.
Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều các liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau, sự tăng
cường ký kết các hiệp định song và đa phương đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế.
Nếu tham gia vào các liên minh này hoặc ký kết các hiệp định thương mại, hoạt động XK
của các nước tham gia sẽ hưởng lợi lớn từ các chính sách ưu đãi về thuế quan.

1.6.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp


1.6.2.1. Nguồn nhân lực

Đối với mỗi một DN, con người luôn là yếu tố cốt lõi quyết định lợi nhuận và sự phát
triển của công ty. Mặc dù vốn, tài sản hay kỹ thuật công nghệ là những tài nguyên mà DN
cần phải có, nhưng cũng chỉ là những khách thể, chịu sự khai thác, tác động của nguồn

20
nhân lực. Nói cách khác thì các nguồn tài nguyên trên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng và
con người mới là nhân tố đảm bảo có thể khai thác, sử dụng, bảo vệ, tái tạo các tài nguyên
đó một cách hiệu quả. Một doanh nghiệp XK có đội ngũ nhân viên chất lượng cao có trí
tuệ và kinh nghiệm, năng suất và sáng tạo, tâm huyết với nghề sẽ giúp hoạt động XK đạt
hiệu quả cao, DN vượt qua được khó khăn và hoạt động lâu dài.

1.6.2.2. Trình độ tổ chức quản lý

Doanh nghiệp là một hệ thống với nhiều thành phần có mối liên kết chặt chẽ với
nhau. Để hệ thống này hoạt động có hiệu quả thì trình độ tổ chức, quản lý phải tốt để mỗi
thành phần làm tốt như nó có thể, cuối cùng hướng tới mục tiêu chung của DN. Ví dụ, cơ
cấu nhân viên của DN được bố trí một cách hợp lý, nhân viên được làm đúng thế mạnh
của mình sẽ tăng hiệu quả hoạt động, giúp DN tiết kiệm được chi phí quản lý từ đó gia
tăng ngân sách cho hoạt động XK.

1.6.2.3. Nguồn vốn DN

Với nền kinh tế thị trường, nguồn vốn kinh doanh đã và đang đóng một vai trò vô
cùng to lớn trong DN vì nó là yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây
dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo và trả lương cho nguồn nhân lực, đổi mới thiết bị
công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh XK đều cần đến vốn. Nếu thiếu
vốn, việc sản xuất hàng XK sẽ trì trệ, dẫn tới sự chậm trễ trong thực hiện HĐ ngoại
thương, mất uy tín trong mắt bạn hàng. Điều đó đòi hỏi mỗi DN cần đảm bảo nguồn vốn
kinh doanh phục vụ cho hoạt động XK hiện tại và đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh hàng hóa XK trong tương lai.

1.6.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, trang thiết bị, văn phòng… là tài sản cố
định của DN, là nguồn để huy động vào sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
DN càng đầy đủ và hiện đại thì hiệu quả sản xuất phục vụ cho XK càng cao và ngược lại.
Đặc biệt, trình độ tiên tiến của trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí,
giá thành và chất lượng SP. Ví dụ, một DN sản xuất hàng XK có nhà xưởng rộng với hệ
thống dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ sản xuất ra được nhiều SP hơn, chất lượng cao hơn
và tận dụng được lợi thế về quy mô để hạ giá thành SP, nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hóa, đẩy mạnh XK.

21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SEBANG CHAIN
VINA
2.1. Tổng quan chung về công ty TNHH Sebang Chain Vina.
2.1.1. Thông tin chung công ty TNHH Sebang Chain Vina
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Thông tin công ty:

• Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Sebang Chain Vina
• Mã số DN: 0700708373
• Tên giao dịch quốc tế: Sebang Chain Vina Company Limited
• Tên viết tắt: Sebang Chain Vina co.,ltd
• Ngày hoạt động: 23/06/2014
• Người đại diện: Han Kyung Sue
• Giám đốc: Han Yang Seok
• Địa chỉ: Đường D2, Khu C, Khu CN Hòa Mạc, Phường Hòa Mạc, Thị xã Duy
Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam
• Số điện thoại: 02263555510

Công ty TNHH Sebang Chain Vina được thành lập tại Việt Nam từ tháng 6 năm
2014 có tổng diện tích lên đến 35.000m² với quy mô ban đầu là 310 công nhân viên.

Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất và cung ứng đáng tin cậy trong ngành sản xuất
đồ trang sức mỹ ký.

Sứ mệnh: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của khách hàng bằng việc cung cấp các
SP chất lượng có tính thẩm mỹ cao đi kèm với chất lượng dịch vụ tuyệt vời thông qua sự
hợp tác và đổi mới.

Giá trị cốt lõi: Thiết kế xuất sắc – Chất lượng tuyệt vời – Giá cả hợp lý – Vận
chuyển kịp thời – Dịch vụ và quan hệ đối tác.

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Về chức năng, công ty TNHH Sebang Chain Vina đã xác định chức năng của mình
là việc cung ứng các SP trang sức mỹ ký chất lượng cho khách hàng.

22
Về nhiệm vụ: nhiệm vụ của công ty TNHH Sebang Chain Vina là nghiên cứu triển
khai các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất đồ trang sức mỹ ký; thiết kế, sản xuất các
SP trang sức mỹ ký và cung ứng các SP ra thị trường.

2.1.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty

• Về ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Sebang Chain Vina
STT Mã ngành Tên ngành
1 3211 Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan
2 3212 Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan
3 6810 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,
chủ sử dụng hoặc đi thuê
(Nguồn: Giấy phép ĐKKD)

Công ty TNHH Sebang Chain Vina chuyên sản xuất, kinh doanh buôn bán các SP
trang sức để cung cấp ra thị trường. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện một số hoạt động
kinh doanh khác nhưng tỷ trọng doanh thu không lớn.

• Về sản phẩm xuất khẩu:

Sản phẩm xuất khẩu của công ty là những món đồ trang sức, gồm các SP sau:
vòng, lắc, dây chuyền, nhẫn, bông tai, cặp tóc, dây đeo kính. Các SP này được làm từ tấm
kim loại thường mạ kim loại quý hay còn gọi là các SP mỹ ký.

• Về thị trường và khách hàng:

Bảng 2.2: Các khách hàng chính của công ty TNHH Sebang Chain Vina giai đoạn
2019-2021

STT Tên khách hàng Trụ sở


1 Claire’s Mỹ
2 Forever 21 Mỹ
3 Avon Products Mỹ
4 American Eagle Outfitters Mỹ
5 River Island Anh
23
6 Tesco Anh
7 C&A Đức
8 H&M Thụy Điển
9 Beeline GmbH Đức
10 RSI International Limited Hồng Kông
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Thị trường XK của công ty chủ yếu là Mỹ và các nước Châu Âu như Anh, Đức,
Thụy Điển với các khách hàng chính như Claire’s, Avon Products, Tesco, H&M…Đây
đều là những công ty, tập đoàn lớn chuyên về ngành hàng thời trang và đồ trang sức. Bên
cạnh đó, công ty còn XK sang thị trường khác như Hồng Kông, tuy nhiên đây là thị
trường mới của công ty, giá trị XK hiện tại không đáng kể.

• Nguồn nhân lực

Bảng 2.3: Tổng số lượng lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina trong giai
đoạn 2019-2021
Tiêu chí Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng số lao động 427 450 431
(người)
Tốc độ tăng - 5 -4
trưởng (%)
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Số lượng lao động tại công ty TNHH Sebang Chain Vina có sự biến động trong
giai đoạn 2019-2021. Cụ thể: Năm 2020, số lượng lao động là 450 người, tăng 23 người
so với năm 2019, tương ứng mức tăng 5%. Đây là mức tăng khá thấp bởi trong thời kì
trước, số lượng lao động tăng trung bình mỗi năm khoảng 30 – 40 người. Đến năm 2021,
số lượng lao động giảm 4%, xuống còn 431 lao động. Nguyên nhân cho tình trạng này là
do trong thời kì dịch bệnh, lượng đơn đặt hàng của giảm khiến công ty phải thu hẹp sản
xuất. Những lao động có trình độ kém sẽ bị đào thải. Thêm nữa, sau khoảng thời gian
cách ly, một số lao động đã xin nghỉ việc, làm lực lượng lao động của công ty giảm đi.

24
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo giới tính giai
đoạn 2019-2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
(người) (%) (người) (%) (người) (%)
Nữ 318 74,47 335 74,44 321 74,48
Nam 109 25,53 115 25,56 110 25,52
Tổng 427 100 450 100 431 100
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Lực lượng lao động của công ty có sự chênh lệch khá lớn về giới tính. Lao động nữ
chiếm phần lớn cơ cấu lao động vì việc sản xuất các đồ trang sức mỹ ký đòi hỏi sự tỉ mỉ,
cẩn thận trong từng công đoạn. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, số lượng lao
động nữ thường gấp khoảng 3 lần lao động nam. Số lượng LĐ nam, nữ qua các năm có sự
biến động nhưng không đáng kể.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo độ tuổi giai
đoạn 2019-2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ
trọng
(người) (%) (người) (%) (người)
(%)
Trên 45 tuổi 62 14,52 65 14,44 61 14,15
Từ 35 đến 45 84 19,67 98 21,78 96 22,27
tuổi
Từ 25 đến 35 102 23,89 100 22,22 103 23,9
tuổi
Dưới 25 tuổi 179 41,92 187 41,56 171 39,68
Tổng 427 100 450 100 431 100
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Xét cơ cấu lao động theo độ tuổi, công ty có nguồn lao động khá trẻ. Cụ thể, nhóm lao
động dưới 25 tuổi chiếm 41,92% vào năm 2019, giảm nhẹ còn 41,56% vào năm 2020 và còn
39,68% vào năm 2021. Đây là nhóm có số lượng lao động giảm nhiều nhất vào năm 2021 khi
giảm tới 16 người. Trong khi đó, lao động ở các nhóm độ tuổi còn lại biến động

25
không nhiều. Nguyên nhân là bởi nhóm lao động trẻ thường có tỷ lệ nhảy việc cao hơn.
Với ưu thế về độ tuổi, họ sẵn sàng nghỉ việc nếu cảm thấy công việc không còn phù hợp
với mình. Trong khi ở các nhóm độ tuổi cao hơn, từ 35 tuổi đổ lên, lao động thường
hướng tới sự ổn định nên chọn gắn bó với nghề. Bảng trên cũng cho thấy, nhóm tuổi từ 25
đến 35 là nhóm duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng về số lượng trong năm 2021 (từ 100
người vào năm 2020 lên 103 người vào năm 2021).

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo trình độ giai
đoạn 2019-2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
(người) (%) (người) (%) (người) (%)
ĐH và 116 27,17 135 30 138 32,02
trên ĐH
Cao đẳng, 186 43,56 199 44,22 192 44,55
trung cấp
THPT và 125 29,27 116 25,78 101 23,43
THCS
Tổng 427 100 450 100 431 100
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Về cơ cấu lao động theo trình độ, số lượng LĐ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm
đại đa số. Nhóm lao động này cùng với nhóm lao động trình độ ĐH và trên ĐH có xu hướng
tăng trong giai đoạn 2019-2021. Cụ thể, nhóm ĐH và trên ĐH có số lượng lao động vào năm
2019 là 116 người, chiếm 27,17%. Các năm tiếp đó, số lượng lao động liên tục tăng:
135 người, chiếm tỷ trọng 30% năm 2020; 138 người, chiếm tỷ trọng 32,02% năm 2021.
Nhóm lao động có trình độ cao đẳng trung cấp có sự biến động nhẹ về số lượng nhưng
vẫn giữ vị trí lớn nhất trong cơ cấu lao động của công ty.

Nhóm lao động có trình độ THPT và THCS là nhóm duy nhất chứng kiến sự giảm
mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2019, đối tượng này có 125 người, chiếm
29,27%. Sang năm 2020, số lượng giảm xuống còn 116 người, tỷ trọng giảm mạnh xuống
còn 25,78%. Đến 2021, tỷ trọng của nhóm lao động này chỉ còn 101 người, chiếm
23,43% trong tổng số lao động.

26
Nhờ vào các quyết định nằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao mà lực lượng
lao động của công ty ngày càng được cải thiện về chất. Điều này sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả cho hoạt động XK của công ty. Tuy nhiên, công tác nâng cao chất lượng lao
động cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa vì số lượng lao động trẻ và trình độ THPT,
THCS còn chiếm tỷ trọng cao.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021
Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sebang Chain
Vina giai đoạn 2019-2021

(Đơn vị: Tỷ đồng)


STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp 481,23 420,19 337,34
dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ 20,16 17,50 12,83


3 Doanh thu thuần về bán hàng và 461,07 402,69 324,51
cung cấp dịch vụ

4 Giá vốn hàng bán 214,68 183,85 146,89


5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 246,39 218,84 177,62
cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 19,43 17,23 11,97


7 Chi phí tài chính 6,25 7,84 9,67
8 Chi phí quản lý DN 31,46 33,1 34,18
9 Chí phí bán hàng 19,86 21,39 22,98
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 208,25 173,74 122,76
doanh

11 Thu nhập khác 11,3 10,26 8,92


12 Chi phí khác 8,89 9,71 8,1
13 Lợi nhuận khác 2,41 0,55 0,82
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 210,66 174,29 123,58
27
15 Chi phí thuế TNDN 42,13 34,86 24,716
16 Lợi nhuận sau thuế của DN 168,53 139,43 98,86

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Dựa vào bảng trên, có thể rút ra một số những nhận xét về tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH Sebang Chain Vina trong 3 năm gần đây như sau:

• Về tổng doanh thu:

600
Đơn vị: tỷ đồng
500 481.23

420.19
400
337.34
300

200

100

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Hình 2.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty
TNHH Sebang Chain Vina giai đoạn 2019-2020

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Từ hình trên, có thể thấy doanh thu của công ty từ năm 2019 đến năm 2021 liên tục
sụt giảm. Cụ thể, so với năm 2019, doanh thu năm 2020 của công ty giảm 61,04 tỷ đồng, từ
481,23 tỷ đồng (năm 2019) xuống còn 420,19 tỷ đồng (năm 2020) tương đương tốc độ giảm
12,68%. Năm 2021 tiếp tục chứng kiến sự giảm mạnh về doanh thu khi chỉ đạt 337,34 tỷ
đồng, giảm 82,85 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng mức giảm 19,72%. Như vậy, trong cả
giai đoạn 2019-2021, doanh thu đã giảm 143,89 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 29,90%.
Nguyên nhân của việc doanh thu giảm mạnh là do bắt đầu từ đầu năm 2020, đại

28
dịch Covid-19 đã bùng phát và lan rộng trên toàn thế giới, trong đó có các thị trường chủ
chốt của công ty như Mỹ và Châu Âu. Nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh trong bối
cảnh đại dịch dẫn tới việc công ty phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng
trực tiếp tới doanh thu.

• Về lợi nhuận sau thuế

180 168.53 Đơn vị: tỷ đồng


160
140 139.43

120
100 98.86

80
60
40
20
0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Hình 2.2: Lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Sebang Chain Vina
giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Theo hình trên, ta thấy lợi nhuận sau thế của công ty TNHH Sebang Chain Vina đã
có biến động mạnh trong giai đoạn 2019-2021. Bởi ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, lợi
nhuận thu về liên tục giảm. Cụ thể, lợi nhuận sau thế năm 2019 của công ty là 168,53 tỷ
đồng, tuy nhiên đến năm 2020 lại chỉ còn 139,43 tỷ đồng, giảm 29,1 tỷ đồng, tương ứng
giảm 17,27%. Năm 2021, chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 98,86 tỷ đồng, giảm
29,1% so với năm 2020 và giảm 41,34% so với thời kì trước khi dịch bùng phát mạnh
(năm 2019). Mặc dù có sự sụt giảm về lợi nhuận, tuy nhiên, việc duy trì được lợi nhuận
dương trông bối cảnh đại dịch vẫn là một điều rất đáng tự hào.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina
2.2.1. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina
29
2.2.1.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường XK là bước đệm vô cùng quan trọng với bất kì
công ty nào có hoạt động kinh doanh quốc tế. Hoạt động nghiên cứu thị trường tại công ty
TNHH Sebang Chain Vina được thực hiện theo chu kỳ sáu tháng một lần. Tuy nhiên, hoạt
động này chưa thực sự được chú trọng khi công ty không có bộ phận chuyên trách về
nghiên cứu thị trường mà thường là cán bộ phòng xuất nhập khẩu kiêm nghiệm luôn vai
trò này. Bên cạnh đó, thị trường XK chủ yếu vẫn là những thị trường cũ với các đối tác đã
từng có quan hệ làm ăn của công ty.

Nguồn dữ liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty ở cả hai dạng
là sơ cấp và thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp là nguồn chủ yếu. Trước hết, công ty sẽ tìm
kiếm các thông tin về thị trường qua cơ sở dữ liệu trên internet để có cái nhìn sơ bộ. Đối với
những thị trường mới, công ty sẽ cử cán bộ đi khảo sát thị trường để xác nhận, tìm kiếm, khai
thác thông tin. Phương thức này khá tốn thời gian và chi phí, do đó, nó chỉ được áp dụng ở
thời điểm công ty mới xâm nhập thị trường. Đối với những thị trường cũ, công ty sẽ dựa vào
dữ liệu của tổng cục thống kê, các nghiên cứu về thị trường và nhiều tài liệu khác, kết hợp
với việc xem xét các đơn hàng cũ để dự đoán nhu cầu mua hàng trong kỳ. Tuy nhiên, thị
trường thì luôn biến động và việc chỉ theo dõi thị trường qua nguồn thông tin thứ cấp có thể
khiến công ty không xác định đúng được nhu cầu của khách hàng.

2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu

Dựa vào kết quả công tác nghiên cứu thị trường, công ty tiến hành xây dựng kế hoạch
XK. Công tác này sẽ do phòng xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện. Bên cạnh đó còn
có sự tham mưu của phòng kinh doanh. Thông thường, kế hoạch XK của công ty TNHH
Sebang Chain Vina được thực hiện một năm một lần với các nội dung như sau:

Thứ nhất, xác định thị trường XK. Hiện tại, thị trường XK của công ty chủ yếu là
những thị trường cũ với các đối tác đã có quan hệ làm ăn từ trước như Claire’s (Mỹ),
Tesco (Anh), H&M (Thụy Điển), Beeline GmbH (Đức). Bên cạnh đó, công ty cũng đang
đẩy mạnh XK sang các thị trường tiềm năng là Hồng Kông và có kế hoạch xâm nhập thị
trường mới như Nhật Bản và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai, đưa ra kế hoạch chi tiết về chủng loại, số lượng, giá trị XK.

30
Bảng 2.8: Giá trị xuất khẩu theo kế hoạch và thực hiện của công ty TNHH Sebang
Chain Vina giai đoạn 2019-2021
Năm Kế hoạch (tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%)

2019 350,5 363,87 103,81

2020 334,75 297,46 88,86

2021 240,53 202,69 84,27

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tác động mạnh mẽ của đại dịch tới kế
hoạch XK của công ty. Năm 2019, khi dịch bệnh chưa lan rộng ra toàn thế giới và ảnh
hưởng tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế, công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ XK với
giá trị XK thực tế vượt qua kế hoạch đặt ra. Cụ thể, giá trị XK vượt kế hoạch là 13,37 tỷ
đồng, tương ứng tỷ lệ hoàn vượt 3,81%.

Tuy nhiên, trong hai năm 2020 và 2021, giá trị XK thực tế của công ty thấp hơn kế
hoạch khá nhiều do nhu cầu về đồ trang sức giảm mạnh trong thời kì đại dịch. Năm 2020,
tỷ lệ hoàn thành kế hoạch XK chỉ là 88,86%, trong khi tỷ lệ này vào năm 2021 chỉ là
84,27%. Điều này chứng tỏ, công tác lập kế hoạch XK của công ty hoạt động chưa thực
sự hiệu quả. Công ty chưa thể đánh giá đúng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới nhu
cầu mua hàng, đặc biệt là yếu tố dịch bệnh.

Thứ ba, dự đoán rủi ro có thể xảy ra và đưa ra giải pháp giải quyết rủi ro. Đây là
một khâu tất yếu khi lên kế hoạch XK. Công ty sẽ đưa ra một số rủi ro có thể xảy ra khi
XK hàng hóa, ví dụ như việc nguồn cung nguyên liệu không ổn định, công ty sẽ đưa ra
một số nhà cung cấp thay thế để đảm bảo quá trình XK không bị gián đoạn hoặc rủi ro khi
SP bị giao trễ, thiếu số lượng hoặc chưa đảm bảo về chất lượng thì cần giảm giá hàng bán,
giao bù như thế nào.

2.2.1.3. Đàm phán ký kết hợp đồng

Công tác đàm phán HĐ tại công ty TNHH Sebang Chain Vina sẽ do giám đốc chịu
trách nhiệm. Tuỳ vào từng khách hàng và thị trường mà phương thức đàm phán sẽ được sử
dụng linh hoạt. Với các đối tác cũ, lâu năm như Claire’s, Tesco, Avon Products, H&M… thì
việc đàm phán được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn. Lúc này, đàm phán được thực
hiện chủ yếu qua thư từ và điện thoại trong khi đàm phán trực tiếp ít được sử dụng
31
hơn. Ngược lại, việc đàm phán với những đối tác mới sẽ tốn nhiều hơn thời gian và chi phí.
Bởi sự hiểu biết về đối tác chưa nhiều, quan hệ chưa được gần gũi nên ban đầu, phương thức
đàm phán sẽ là qua thư tín và điện thoại để hai bên có thể hiểu sơ qua về nhu cầu của đối
phương. Sau đó, trong trường hợp cần thiết, giám đốc có thể gặp mặt trực tiếp với khách hàng
để giới thiệu SP và thảo luận cụ thể hơn về các điều khoản trong HĐ. Tuy nhiên từ cuối năm
2019, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đã khiến việc đi lại và gặp mặt trực tiếp khách hàng
trở nên khó khăn hơn, do đó quá trình gặp gỡ và đàm phán được thực hiện chủ yếu qua email,
điện thoại và các ứng dụng trực tuyến như Zoom, Skype, Google Meet…

Sau khi đã hoàn tất đàm phán, giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm ký kết HĐ
với đối tác. Trong HĐ quy định rõ các điều khoản về:

+ Điều khoản về tên hàng: quy định chính xác tên hàng cần mua bán như nhẫn, vòng tay,
lắc chân, khuyên tai, dây đeo kính, cặp tóc…

+ Điều khoản về số lượng: được quy định dứt khoát bằng con số cụ thể, tính bằng chiếc.

+ Điều khoản về chất lượng: chất lượng của SP thường sẽ dựa vào hàng mẫu đã được
công ty gửi tới cho người mua trước đó.

+ Điều khoản về giá cả: bởi các đối tác của công ty chủ yếu đến từ Mỹ và các nước Châu
Âu nên đồng tiền ghi giá thường là đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh hoặc đồng Euro. Đây
đồng thời cũng là những đồng tiền mạnh, có tính thanh khoản cao trên thế giới.

+ Điều khoản về thanh toán: phương thức thanh toán chủ yếu mà công ty sử dụng là thanh
toán tín dụng chứng từ (L/C). Ngoài ra, với các đơn hàng từ những đối tác cũ, lâu năm,
công ty có thể sử dụng cả phương thức chuyển tiền. Thời điểm thanh toán cũng được quy
định rõ ràng trong HĐ.

+ Điều khoản về giao hàng: điều kiện giao hàng chủ yếu của công ty là điều kiện FOB và
FCA. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đã có sự thỏa thuận với khách hàng, công ty
sẽ lựa chọn các điều kiện giao hàng như CIF, CFR…tuy nhiên số lượng cực kỳ ít. Trong
HĐ cũng quy định rõ thời gian cũng như địa điểm giao hàng

+ Điều khoản về bảo hành: quy định rõ thời gian và nội dung bảo hành

+ Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại: điều khoản sẽ quy định những biện pháp
khi HĐ không được thực hiện một phần hay toàn bộ do nguyên nhân chủ quan.

32
2.2.1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Thứ nhất, xin giấy phép XK: hàng hóa XK của công ty là đồ trang sức mỹ ký. Đây
là hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm XK, tạm ngừng XK, XK theo giấy
phép, theo điều kiện và theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương vậy nên
công ty chỉ cần giải quyết thủ tục XK tại cơ quan hải quan.

Thứ hai, thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán.

+ Đối với thanh toán bằng tín dụng chứng từ: trong trường hợp nhà nhập khẩu có
sự chậm trễ trong việc mở L/C, công ty sẽ gọi điện hoặc gửi email đốc thúc. Sau khi nhận
được L/C từ ngân hàng thông báo, công ty tiến hành kiểm tra L/C để đảm bảo tính hợp lệ.
Nếu có bất kỳ sai sót hoặc có những chứng từ không thể cung cấp để xuất trình khi thanh
toán, công ty sẽ ngay lập tức liên hệ với nhà nhập khẩu và ngân hàng để tu chỉnh. Khi L/C
đã hợp lệ, công ty sẽ tiến hành giao hàng.

+ Đối với thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: công ty thường yêu cầu phương
thức thanh toán bằng TT trả trước từ 30% – 40% giá trị HĐ, phần còn lại sẽ được trả sau khi
công ty giao hàng để đảm bảo quyền lợi. Lúc này, nhà nhập khẩu sẽ thanh toán tiền hàng tới
tài khoản của công ty tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Sau khi xác
nhận “CÓ” trong tài khoản ngân hàng, công ty tiến hành giao hàng.

Thứ ba, chuẩn bị hàng XK: đơn đặt hàng sẽ được chuyển đến bộ phận sản xuất của
công ty để tiến hành sản xuất theo mặt hàng, số lượng, chất lượng đã quy định trong HĐ.
Thành phẩm sau đó sẽ được đưa vào kho thành phẩm.

Thứ tư, kiểm tra hàng XK: việc kiểm tra hàng hóa XK tại công ty thường sẽ do bộ
phận KCS của công ty thực hiện. Bên cạnh đó, các đối tác cũng thường yêu cầu hàng hóa
phải được kiểm định bởi các công ty, tổ chức giám định do họ chỉ định. Lúc này, công ty
sẽ có trách nhiệm gửi hàng mẫu đến phòng kiểm nghiệm của các công ty, tổ chức đó để
kiểm tra. Một số tổ chức giám định có thể kể đến như: công ty TNHH SGS Việt Nam,
công ty TNHH Intertek Việt Nam, Công ty TNHH Bureau Veritas Consumer Products
Services Việt Nam.

Thứ năm, thuê phương tiện vận tải: Hiện nay, phần lớn đơn hàng của công ty áp dụng
điều kiện FOB và một số nhỏ đơn hàng áp dụng điều kiện FCA, do vậy công ty không có
nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải. Trong điều kiện này, người mua sẽ phải thuê phương

33
tiện vận tải và trách nhiệm của công ty là cần đưa hàng hóa an toàn lên tàu. Sau khi hàng
đã lên tàu thì mọi rủi ro và trách nhiệm thuộc về người mua.

Thứ sáu, mua bảo hiểm hàng hóa: như đã đề cập bên trên, do điều kiện áp dụng
chủ yếu là FOB và FCA, do đó, công ty không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa mà
công tác này sẽ do người mua hàng thực hiện. Mặc dù điều kiện FCA không bắt buộc bên
nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng, tuy nhiên, do đoạn rủi ro của người mua thường lớn
hơn nên họ sẽ là người mua bảo hiểm hàng hóa.

Thứ bảy, làm thủ tục hải quan: nghiệp vụ này được thực hiện bởi nhân viên phòng
xuất nhập khẩu. Nhân viên phòng xuất nhập khẩu sẽ thực hiện kê khai thông tin đầy đủ và
chi tiết về hàng hóa XK lên tờ khai XK thông qua hệ thống thông quan tự động (hệ thống
VNACCS). Công ty nộp tờ khai hải quan cùng với các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.
Trong trường hợp hàng hóa của công ty bị kiểm tra thực tế, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ
tiếp nhận thông báo của cơ quan hải quan qua hệ thống VNACCS và đăng kí địa điểm,
thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau đó, đúng như thông tin đã đăng kí với cơ quan
hải quan, công ty sẽ đưa hàng đến đúng địa điểm, thời gian để thực hiện kiểm tra.

Thứ tám, giao hàng cho người vận chuyển: sau khi được thông quan, công ty sẽ
tiến hành giao hàng hóa lên tàu. Đại diện của công ty sẽ nhận biên lai thuyền phó và sau
đó đổi lấy vận đơn đường biển.

Thứ chín, hoàn tất thủ tục thanh toán.

+ Đối với trường hợp thanh toán bằng tín dụng chứng từ: sau khi đã giao hàng,
phòng xuất nhập khẩu của công ty sẽ nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân
hàng để đòi tiền hàng. Bộ chứng từ này gồm hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng
gói và các chứng từ khác (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận phẩm chất
hàng hóa…) đã được quy định rõ trong L/C. Ngân hàng thông báo sẽ chuyển bộ chứng từ
này cho ngân hàng phát hành L/C và nếu không có sai sót, công ty sẽ nhận được tiền hàng
thông qua ngân hàng thông báo.

+ Đối với trường hợp thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: công ty sẽ đốc
thúc người mua thanh toán nốt tiền hàng còn lại.

Thứ mười, khiếu nại và giải quyết khiếu nại: công ty TNHH Sebang Chain Vina
thường ít gặp những tình huống dẫn tới việc phải khiếu nại hoặc bị khiếu nại. Tuy nhiên
trong trường hợp người mua hàng không chấp nhận hoặc chậm thanh toán tiền hàng như
34
trong HĐ đã quy định, công ty sẽ tiến hành khiếu nại. Trong trường hợp bị khiếu nại do
hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, không đạt chất lượng, công ty sẽ giải quyết bằng một số
cách như giảm giá hoặc khấu trừ tiền hàng, nhận lại SP đã hư hỏng và thay bằng SP mới
và giao bù trong trường hợp giao thiếu hàng hóa.

2.2.1.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Đánh giá hiệu quả hoạt động XK là khâu cuối cùng của hoạt động thực hiện XK
hàng tại công ty TNHH Sebang Chain Vina. Mặc dù là khâu cuối cùng nhưng công ty vẫn
rất chú trọng. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả của mỗi HĐ, công ty cũng thực hiện các
hoạt động kiểm tra, đánh giá theo quý, theo năm để có thể so sánh kết quả kinh doanh của
cùng kì hoặc của năm trước.

Việc đánh giá hoạt động XK tại công ty được thực hiện ngay sau mỗi HĐ với một
số tiêu chí dùng để đánh giá như: số lượng, chủng loại các mặt hàng XK so với đơn hàng,
chi phí thực tế để thực hiện HĐ so với chi phí dự kiến, tiến độ thực hiện HĐ, chi phí, lợi
nhuận, doanh thu từ hợp đồng XK. Để đảm bảo tính khách quan, công ty không chỉ dựa
vào các tiêu chí trên của hoạt động XK mà còn có thể khảo sát, phỏng vấn trực tiếp mức
độ hài lòng của đối tác.

Thêm vào đó, công ty cũng rà soát từng khâu của quy trình XK như công tác đàm
phán có vấn đề gì cần lưu ý, việc thực hiện HĐ có diễn ra trơn tru, đúng tiến độ hay
không và nếu có những vấn đề phát sinh thì vấn đề ấy đã được giải quyết ra sao, cần rút
kinh nghiệm như thế nào. Việc này giúp ích rất lớn cho công ty để có thể nhìn lại những
thiếu xót, rút kinh nghiệm cho những hoạt động XK tiếp theo.

2.2.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina
2.2.2.1. Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2019-2021

Bảng 2.9: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina
giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị XK 363,87 297,46 202,69
(tỷ đồng)

35
Tốc độ tăng trưởng
- -18,25 -31,86
(%)
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Trong suốt giai đoạn 2019-2021, giá trị XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina
có sự sụt giảm liên tục. Cụ thể:

Giá trị XK năm 2019 đạt 363,87 tỷ đồng. Năm 2020, giá trị này chỉ đạt 297,46 tỷ
đồng, giảm 18,25% so với năm ngoái. Đến năm 2021, giá trị XK lại tiếp tục giảm mạnh
xuống còn 202,69 tỷ đồng, tương ứng giảm 31, 86% so với năm 2020. Lời giải cho tình
trạng giảm giá trị XK này là do ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Việc đứt gãy chuỗi
logistics quốc tế, giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí XK tăng cao khiến cho hoạt động
XK của công ty giảm mạnh. Bên cạnh đó, hoạt động XK các mặt hàng trang sức của công
ty phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng. Việc dịch bệnh hoành hành tại
các thị trường XK chính của công ty khiến lượng hàng hóa xuất đi không bằng những
năm trước đại dịch. Do đó, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu người dân tăng, đối
tác mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới thì hoạt động XK của công ty sẽ
tiếp tục phát triển hơn nữa.

2.2.2.2. Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2019-2021

Bảng 2.10: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo mặt hàng
giai đoạn 2019-2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
SP
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

Vòng tay 76,58 21,05 62,57 21,03 44,04 21,73


Dây chuyền 75,19 20,66 63,92 21,49 50,3 24,81
Khuyên tai 71,63 19,68 51,1 17,18 39,55 19,51

Nhẫn 50,84 13,97 40,16 13,5 30,02 14,81


Lắc chân 42,17 11,59 44,68 15,02 23,74 11,71
36
Cặp tóc 31,49 8,65 25,78 8,67 11,43 5,64
Dây đeo 15,97 4,4 9,25 3,11 3,61 1,79
kính

Tổng 363,87 100 297,46 100 202,69 100


(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

90
Đơn vị: tỷ đồng
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Vòng tay Dây chuyền Khuyên tai Nhẫn
Lắc chân Cặp tóc Dây đeo kính

Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina
theo mặt hàng giai đoạn 2019-2021

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Theo bảng số liệu trên, giá trị XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo mặt
hàng có sự biến động mạnh trong giai đoạn 2019-2021.Cụ thể:

Về mặt hàng vòng tay, giá trị của mặt hàng này liên tục giảm qua các năm, đồng thời
mất vị trí dẫn đầu trong tỷ trọng giá trị XK. Năm 2019, giá trị XK là 76,58 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các mặt hàng XK là 21,05%. Tuy nhiên, liên tiếp trong hai năm 2020 và
2021, giá trị XK liên tục giảm, lần lượt còn 62,57 tỷ đồng và 44,04 tỷ đồng. Mặc dù tỷ

37
trọng trong cơ cấu giá trị XK khá ổn định trong khoảng 21%, mặt hàng vòng tay đã không
còn là mặt hàng đóng góp giá trị XK lớn nhất cho công ty.

Về mặt hàng dây chuyền, mặc dù giá trị XK giảm, dây chuyền đã trở thành mặt
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị XK. Cụ thể, giá trị XK của dây chuyền năm
2019 là 75,19 tỷ đồng, sau đó giảm dần còn 63,92 tỷ và 50,3 tỷ vào năm 2020 và 2021.
Tuy nhiên, tỷ trọng mặt hàng này lại liên tục tăng và trở thành mặt hàng được XK nhiều
nhất, đẩy vòng tay xuống vị trí thứ 2. Lý giải cho sự biến động này, có thể thấy đặc điểm
của ngành hàng đồ trang sức là có tính xu hướng cao, nhu cầu của khách hàng cũng luôn
thay đổi, do đó sự biến động về mặt tỷ trọng là vấn đề thường xuyên xảy ra.

Tiếp theo là mặt hàng khuyên tai. Mặc dù dịch bệnh Covid 19 đã khiến giá trị XK của
mặt hàng này giảm mạnh tuy nhiên nó luôn nằm trong top 3 mặt hàng đóng góp giá trị XK
lớn nhất cho công ty với giá trị XK qua các năm lần lượt là 71,63 tỷ đồng, 51,5 tỷ đồng và
39,55 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2021. Tỷ trọng giá trị XK năm 2020 so với năm 2019
giảm từ 19,68% xuống còn 17,18%, tuy nhiên sang năm 2021, tỷ trọng đã tăng trở lại
ở mức 19,51%.

Mặt hàng nhẫn và lắc chân là hai mặt hàng đóng góp giá trị ở mức chung bình cho
DN. Đối với nhẫn, mặt hàng này có giá trị XK là 50,84 tỷ đồng, tương ứng 13,97% (năm
2019), 40,16 tỷ đồng tương ứng 13,5% (năm 2020) và 30,02 tỷ đồng tương ứng 14,81%
(năm 2021). Lắc chân là mặt hàng có sự biến động khá mạnh khi giá trị XK tăng từ 42,17
tỷ đồng vào năm 2019 (chiếm 11,59% giá trị XK) lên 44,68 tỷ đồng vào năm 2020 (chiếm
15,02% giá trị XK). Tuy nhiên đến năm 2021, giá trị mặt hàng này lại giảm mạnh, chỉ còn
23,74 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng XK là 11,71%.

Cặp tóc và dây đeo kính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu XK của công ty
TNHH Sebang Chain Vina. Hai mặt hàng này chứng kiến sự sụt giảm cả về giá trị XK lẫn
tỷ trọng XK. Cụ thể, cặp tóc giảm giá trị XK từ 31,49 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 25,78
tỷ đồng vào năm 2021 và chỉ còn 11,43 tỷ đồng vào năm 2021. Tương tự, dây đeo kính có
giá trị XK là 15,97 tỷ đồng năm 2019, đến năm 2021, giá trị XK mặt hàng này cực kì nhỏ,
chỉ còn 3,61 tỷ đồng tương ứng 1,79% giá trị XK.

2.2.2.3. Kết quả xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2019-2021

38
Bảng 2.11: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo thị trường
giai đoạn 2019-2021

Thị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


trường
Giá trị (tỷ Tỷ trọng Giá trị (tỷ Tỷ trọng Giá trị (tỷ Tỷ trọng
đồng) (%) động) (%) đồng) (%)

Mỹ 190,12 52,25 151,11 50,8 92,79 45,78


Anh 75,07 20,63 62,67 21,07 49,52 24,43
Đức 61,53 16,91 51,58 17,34 34,09 16,82
Thụy 29,98 8,24 21,68 7,29 13,96 6,89
Điển
Hồng 7,17 1,97 10,42 3,5 12,33 6,08
Kông

Tổng 363,87 100 297,46 100 202,69 100


(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

200
180 Đơn vị: Tỷ đồng
160
140
120
100
80
60
40
20
0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Mỹ Anh Đức Thụy Điển Hồng Kông

Hình 2.4: Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina theo thị trường
giai đoạn 2019-2021
39
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Từ những số liệu trên ta thấy rằng, thị trường XK chính của công ty là Mỹ. Tiếp
đến, thị trường XK lớn thứ hai là Anh, theo sau lần lượt là thị trường Đức, Thụy Điển.
Hồng Kông là thị trường có tỷ trọng XK nhỏ nhất, tuy nhiên lại rất tiềm năng. Cụ thể:

Mỹ là thị trường XK chính của công ty TNHH Sebang Chain Vina với các đối tác là
Claire’s, Forever 21, Avon Products và American Eagle Outfitters. Mặc dù chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu XK, tuy nhiên trong giai đoạn 2019-2021, tỷ trọng của thị trường này
lại giảm dần. Cụ thể, năm 2019, giá trị xuất sang thị trường này là 190,12 tỷ đồng, tương ứng
52,25% tổng giá trị XK. Tuy nhiên sang năm 2020, thị trường này giảm xuống 50,8% tổng
giá trị XK với đóng góp 151,11 tỷ đồng. Năm 2021 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm cả về giá
trị và tỷ trọng tại thị trường này, chỉ còn 92,79 tỷ đồng tương ứng 45,78%.

Anh là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ và vẫn đang chứng tỏ đây là thị trường còn
nhiều tiềm năng khi tỷ trọng liên tục tăng trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, giá trị
XK là 75,07 tỷ đồng. Mặc dù giá trị các năm sau liên tục giảm do ảnh hưởng chung của
dịch bệnh, tỷ trọng đóng góp giá trị XK lại tăng liên tục từ 20,63% vào năm 2019 lên
21,07% vào năm 2020 và cuối cùng chiếm tỷ trọng 24,43% năm 2021.

Đức với các đối tác là C&A, Beeline GmbH đang là thị trường lớn thứ ba của công
ty. Giá trị XK tới thị trường này cũng chứng kiến sự sụt giảm liên tục lần lượt là 61,53 tỷ
đồng năm 2019, 51,58 tỷ đồng năm 2020 và chỉ còn 34,09 tỷ đồng vào năm 2021. Tỷ
trọng giá trị XK cũng có sự biến động liên tục khi tăng từ 16,91% (năm 2019) lên 17,34%
(năm 2020) và lại giảm về 16,82 năm 2021.

Tiếp theo là thị trường Thụy Điển. Đây là thị trường lớn thứ 4 của công ty với giá
trị và tỷ trọng giá trị XK còn khá khiêm tốn. Trong giai đoạn 2019-2021, giá trị XK sang
thị trường này giảm mạnh từ 29,98 tỷ đồng vào năm 2019 xuống 21,68 tỷ đồng năm 2020
và chỉ còn 13,96 tỷ đồng vào năm 2021.

Thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu XK là thị trường Hồng Kông. Tuy
nhiên, mặc dù là thị trường mới nhưng Hồng Kông lại rất tiềm năng khi không chỉ giá trị XK
mà tỷ trọng giá trị XK cũng tăng liên tục. Cụ thể năm 2019, giá trị XK sang thị trường này
chỉ khiêm tốn ở mức 7,17 tỷ đồng, tương ứng 1,97%. Tuy nhiên sang năm 2020, giá trị XK
tăng lên 10,42 tỷ đồng và có tỷ trọng gần gấp đôi năm trước. Đến năm 2021, tỷ trọng

40
đã lên đến 6,08%, xấp xỉ với tỷ trọng của thị trường Thụy Điển với 12,33 tỷ đồng giá trị
nhập khẩu.

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina trong
những năm gần đây.
2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2019-2021, mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh
cũng như sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế nhưng công ty TNHH Sebang
Chain Vina đã từng bước đẩy lùi khó khăn, không ngừng phát triển và khẳng định vị trí
của mình. Những thành công có thể kể đến của công ty trong hoạt động XK là:

Thứ nhất, trong suốt quá trình thực hiện hoạt động XK, công ty đã xây dựng được
hình ảnh của một nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp trong lòng khách hàng. Từ đó, xây
dựng và duy trì được nhiều mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác trên thế giới. Đây
chính là thành tựu quan trọng để đảm bảo công ty sẽ nhận được nhiều đơn hàng hơn, thúc
đẩy hoạt động XK trong tương lai.

Thứ hai, công ty đang bước đầu thay đổi cơ cấu thị trường XK, giảm dần sự phụ
thuộc vào thị trường Mỹ, thúc đẩy XK sang thị trường tiềm năng Hồng Kông và có kế
hoạch khai phá các thị trường mới thuộc vùng Đông Nam Á. Mặc dù chưa thể thay đổi
ngay tức khắc, nhưng việc dần đa dạng hóa thị trường và cân đối tỷ trọng của các thị
trường sẽ giúp công ty hạn chế được những rủi ro, nâng cao hiệu quả XK.

Thứ ba, nhìn chung các hoạt động tổ chức XK của công ty diễn ra cẩn thận, đúng
thời gian và bám sát theo cơ sở lý luận. Các công tác như đàm phán ký kết HĐ được thực
hiện có hiệu quả, công tác tổ chức thực hiện HĐ diễn ra bài bản, kịp thời, công tác đánh
giá hoạt động XK được làm cẩn thận đều giúp cho hoạt động XK của công ty phát triển.

Thứ tư, chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên được nâng
cao. Không chỉ tích cực tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, công
ty còn rất chú trọng vào khâu tuyển dụng, đặc biệt là nhân viên xuất nhập khẩu với các
tiêu chí cao và gia tăng đãi ngộ nhằm thu hút lực lượng lao động chất lượng cao vào công
ty làm việc.

Thứ năm, công ty TNHH Sebang Chain Vina luôn thực hiện đúng và đầy đủ các quy
định XK theo pháp luật Việt Nam. Các công đoạn trong quá trình XK được thực hiện bám sát
theo các quy định, chính sách liên quan đến hoạt động XK. Đồng thời, công ty cũng
41
thường xuyên cập nhật, thông báo tới các phòng ban những điểm mới trong hệ thống pháp
luật để có thể điều chỉnh hướng đi cho hợp lý. Thêm nữa, trách nhiệm nộp thế cho ngân
sách nhà nước cũng được công ty hoàn thành đầy đủ.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong thời gian vừa qua, hoạt động XK
của công ty vẫn còn nhiều những hạn chế làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung
của công ty. Những hạn chế ấy là:

Thứ nhất, việc tìm kiếm, nghiên cứu bạn hàng và thị trường XK còn chưa hiệu quả.
Hiện những đơn hàng XK chủ yếu đến từ các khách hàng cũ, đã có quan hệ làm ăn từ
trước với công ty. Hơn nữa, công ty cũng chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường riêng
biệt mà công tác này do nhân viên xuất nhập khẩu kiêm luôn. Việc nhân viên không có
nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn làm nghiên cứu thị trường khiến cho hoạt động này trở
nên thiếu hiệu quả, làm mạng lưới khách hàng vẫn còn bó hẹp.

Thứ hai, mặc dù bước đầu đã có sự thay đổi, song cơ cấu thị trường và cơ cấu danh
mục hàng hóa XK của công ty vẫn chưa đồng đều. Hiện nay, gần một nửa giá trị XK là
xuất sang Mỹ. Mặc dù đây là một thị trường có thu nhập bình quân cao, nhưng vị trí địa
lý lại cách xa Việt Nam, nằm trên tuyến vận tải biển có chi phí cao và bất thường bậc nhất
trên thế giới, nhu cầu lớn nhưng thiếu ổn định. Việc tập trung quá lớn vào một thị trường
đó có thể gây ra những rủi ro tập trung thị trường cho công ty.

Thứ ba, công tác lập kế hoạch XK còn chưa thực sự hiệu quả. Công ty chưa đánh
giá đúng được hết tác động của đại dịch Covid-19, giá trị XK của kỳ thực hiện không đạt
đúng theo mong đợi của kỳ kế hoạch. Công tác lập kế hoạch XK không hiệu quả có thể
tiềm ẩn nhiều rủi ro, ví dụ như dẫn đến tình trạng chuẩn bị quá ít hoặc quá nhiều nguyên
liệu so với nhu cầu hay xuất hiện nhiều tình huống xấu khiến công ty lúng túng, không
giải quyết được kịp thời.

Thứ tư, công ty chủ yếu XK theo điều kiện FOB. Mặc dù loại điều kiện này sẽ giúp
công ty không phải thực hiện các nghiệp vụ mua bảo hiểm cũng như thuê phương tiện vận
tải nhưng lại tốn nhiều chi phí và rủi ro hơn. Ví dụ, đối tác vì muốn tiết kiệm chi phí mà
có thể thuê một hãng tàu rẻ, chất lượng thấp, lộ trình vận chuyển kéo dài hoặc công ty đã
chuẩn bị xong hàng hóa nhưng tàu do khách hàng điều đến lại gặp sự cố khiến công ty
phải lưu kho các mặt hàng XK. Những điều này sẽ dẫn đến việc tăng chi phí XK.

42
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, sự quan tâm chưa đúng mức vào hoạt động nghiên cứu thị trường. Công
ty không có phòng ban nghiên cứu thị trường, cũng không có cán bộ có đủ chuyên môn,
nghiệp vụ cho hoạt động này. Đây là nguyên nhân khiến công ty chưa phát hiện ra nhiều
thị trường, bạn hàng tiềm năng, làm cho đối tác và thị trường của công ty không đa dạng.

Bên cạnh đó, do đội ngũ không chuyên về nghiên cứu thị trường nên còn thiếu
nhạy bén với thị trường và lường trước được các rủi ro có thể tác động đến thị trường như
dịch bệnh, làm giảm đáng kể giá trị XK của công ty.

Thứ hai, thiếu sự linh hoạt trong việc lựa chọn điều kiện HĐ XK. Như đã đề cập,
công ty chủ yếu áp dụng phương thức xuất FOB. Mặc dù phương thức này có thể giảm
bớt những việc phải làm cho công ty, nhưng thiếu tính linh hoạt và không đem lại hiệu
quả cao cho công ty. Việc dành được quyền thuê phương tiện vận tải cũng như mua bảo
hiểm hàng hóa sẽ đem lại sự chủ động và lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Thứ ba là cơ cấu thị trường và mặt hàng của công ty chưa đồng đều, tập trung quá
nhiều vào một thị trường và một số loại hàng hóa. Việc thay đổi cơ cấu đang diễn ra nhưng
còn rất chậm bởi muốn cân bằng thị trường thì công ty phải khai phá được những thị trường
mới, thúc đẩy việc tiêu thụ tại các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị
trường không được chú trọng, nên khách hàng mới không nhiều. Nếu không cải thiện công
tác này, khi những khách hàng cũ giảm nhu cầu, công ty sẽ gặp những rủi ro lớn.

Thứ tư, mặc dù đã có những hoạt động nâng cao chất lượng công nhân viên, nhưng
thực tế có nhiều những hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự thiết thực. Bên
cạnh đó, mức tiền lương của công ty không có gì nổi trội, khác biệt so với các công ty
cùng ngành nên tiền lương chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy tinh thần làm việc
của nhân viên, làm chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động XK vẫn chưa có sự bứt phá.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thông tin về thị trường ở Việt Nam còn ít, khó tiếp cận, còn mang tính chủ
quan và có độ chính xác chưa cao. Thông tin còn tập trung vào các thị trường tiêu biểu, trong
khi thông tin về các thị trường nhỏ, cần khai phá lại rất hiếm. Trên môi trường internet,
những nguồn thông tin chính thống và không chính thống lẫn lộn và tràn lan khiến các DN

43
gặp khó trong việc phân loại nguồn thông tin. Không những thế, các thông tin về thị
trường không được cập nhật liên tục và đều đặn. Tất cả những điều trên khiến cho hoạt
động XK chưa thực sự hiệu quả và tương xứng với khả năng XK của công ty.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam còn kém phát
triển do thiếu sự đầu tư đúng mức. Việc này có thể kéo dài thời gian và chi phí vận tải cho
DN, hơn nữa còn có thể làm xuống cấp chất lượng hàng hóa. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân khiến công ty thường lựa chọn cách xuất FOB.

Thứ ba, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bởi ảnh hưởng của dịch mà nhu cầu
tiêu dùng tại các thị trường XK của công ty giảm mạnh. Các quy định cách ly và dãn cách
xã hội khiến SP của công ty không tiếp cận được với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, dịch
Covid-19 cũng khiến cho tình trạng thiếu container rỗng diễn ra trầm trọng, giá cước vận
tải biển tăng cao đột ngột, thời gian vận chuyển bị kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động XK
của công ty.

44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
SEBANG CHAIN VINA
3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty Sebang Chain Vina
3.1.1. Cơ hội và thách thức của công ty TNHH Sebang Chain Vina.
3.1.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, cơ hội từ xu hướng toàn cầu hóa. Mặc dù so với các nước khác tại
ASEAN và Đông Á, Việt Nam được coi là nước tham gia vào trào lưu FTA khá muộn.
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, ta đã rất tích cực trong việc tham gia đàm phán, ký kết
các hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều quốc gia trên toàn thế
giới, trong đó có các quốc gia là thị trường chính của công ty TNHH Sebang Chain Vina.
Điển hình, Việt Nam đã tham gia một số hiệp định như: Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) – AHKFTA, hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương
quốc Anh (UKVFTA)…Tác động tích cực lớn nhất đối với các DN XK nói chung và
công ty TNHH Sebang Chain Vina nói riêng là tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để
gia tăng sản lượng và giá trị XK. Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA cũng tạo cơ hội để
công ty có thể tìm kiếm các khách hàng mới, đa dạng hóa thị trường XK.

Thứ hai, sự phát triển của ngành hải quan tạo nhiều thuận lợi cho việc XK hàng
hóa. Trong những năm qua, ngành hải quan Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành
chính, đơn giản quá thủ tục hải quan. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành để
hướng tới mô hình hải quan số, hải quan thông minh với mức độ số hóa và tự động hóa
cao đã giúp cho hoạt động XK của các DN XK, trong đó có công ty TNHH Sebang Chain
Vina diễn ra một cách trơn tru hơn, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí. Bên cạnh đó, hệ
thống pháp luật hải quan cũng dần được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý để các DN áp dụng
trong hoạt động kinh doanh và XNK của mình. Đây cũng là bước tiến giúp việc xử lý các
vướng mắc phát sinh một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro cho DN XK.

Thứ ba, cơ hội từ đại dịch Covid-19. Mặc dù tác động sâu sắc và đa chiều đến mọi
mặt của đời sống kinh tế, xã hội nhưng từ góc nhìn tích cực, đại dịch Covid-19 đã khiến
công ty bộc lộ ra những điểm yếu, tạo cơ hội chưa từng có để công ty tự đánh giá lại năng

45
lực sản xuất và cung ứng. Bên cạnh đó, giá trị XK sang các thị trường cũ sụt giảm cũng
thúc đẩy công ty tìm kiếm những thị trường mới.

Thứ tư, cơ hội đến từ chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Theo
số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5
triệu người, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp” trở lên chiếm
26,1%, tăng 0,8% so với năm 2020. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động tại Việt Nam
không chỉ dồi dào mà chất lượng cũng ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện cho các
DN nói chung và Sebang Chain Vina nói riêng tiếp cận được với nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn cao.

Thứ năm, cơ hội từ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Với những cam kết về bảo hộ đầu tư, tạo môi trường đầu
tư và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc, công ty TNHH Sebang Chain
Vina có thể yên tâm để tham gia sản xuất, XK. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng
cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương để tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho các DN FDI từ Hàn Quốc hoạt động kinh doan ổn định và lâu dài tại Việt Nam.

3.1.1.2. Thách thức

Thứ nhất, thách thức đến từ chính quá trình toàn cầu hóa. Mặc dù đem lại rất nhiều lợi
ích song trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, công ty TNHH Sebang Chain Vina cũng phải đối
diện với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các nhà cung cấp khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
tới thị phần của công ty trên thị trường cung cấp trang sức mỹ ký. Thêm vào đó, tuy là thị
trường lớn nhất của công ty nhưng Mỹ và Việt Nam lại chưa có FTA nào. Quốc gia này cũng
có rất nhiều rào cản thương mại, đặt ra những thách thức lớn cho công ty.

Thứ hai, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là vô cùng rõ rệt. Hiện nay, một số thị
trường chính của công ty TNHH Sebang Chain Vina như Mỹ, Anh, Đức hay thị trường
tiềm năng là Hồng Kông vẫn đang phải đối mặt với số ca nhiễm từng ngày tăng cao chưa
từng có. Bệnh dịch đã làm giảm đáng kể thu nhập của người tiêu dùng, khiến họ ưu tiên
chi trả các khoản tiêu dùng thiết yếu mà đồ trang sức có thể không nằm trong khoản đó.
Thêm nữa, tình hình dịch bệnh trong nước cũng đặt ra những thách thức cho công ty khi
phải duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện chi phí sản xuất tăng cao, lao động thiếu
hụt do nhiễm covid-19. Các yêu cầu cách ly, giãn cách xã hội khiến hàng hóa được sản
xuất ra không tiếp cận được với khách hàng.

46
Thứ ba, ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi phí logistics tăng cao cũng là một
thách thức lớn với các DN XK như công ty TNHH Sebang Chain Vina trong thời gian tới.
Chi phí logistics được coi là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của hàng hóa XK. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển tăng cao và không ổn định khiến các
khách hàng tại Mỹ hay Châu Âu, vốn là những nước cách khá xa Việt Nam có tâm lý e
ngại khi đặt hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng phải nhập khẩu một phần nguyên liệu từ
Trung Quốc. Việc chi phí logistics tăng khiến giá nguyên liệu cũng tăng, ảnh hưởng lớn
đến giá thành SP, đặc biệt khi giá thành lên quá cao, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của
SP công ty trên thị trường.

Thứ tư, thách thức từ việc hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là
thương mại điện tử chưa được tận dụng một cách triệt để khiến các mô hình kinh doanh
XK của DN chậm tiếp cận với thị trường tiêu thụ, quá trình thông thương hàng hóa chậm,
ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động XK.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain
Vina
Thứ nhất, về thị trường xuất khẩu.

Củng cố mối quan hệ hợp tác với các khách hàng cũ, đồng thời đưa được hàng hóa
xâm nhập các thị trường mới. Công ty sẽ tạo dựng hình ảnh nhà XK chuyên nghiệp và uy
tín trong lòng các đối tác để xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Điều này sẽ giúp
việc thực hiện hoạt động XK diễn ra hiệu quả và ổn định hơn, vì có thể hạn chế được
trường hợp đối tác đột ngột dừng việc mua hàng. Bên cạnh đó, để tránh rủi ro khi “đặt hết
trứng vào cùng một giỏ”, công ty hướng tới mục tiêu đa dạng hóa thị trường, tích cực khai
thác các thị trường có nhu cầu cao về các mặt hàng trang sức mỹ ký và có vị trí địa lý gần.
Cụ thể:

Trước hết, với bạn hàng tại những thị trường truyền thống là Mỹ, Anh, Đức, Thụy
Điển. Công ty có thể tận dụng hiệu quả lộ trình cắt giảm thuế quan từ việc ký kết các hiệp
định thương mại như EVFTA và UKVFTA để tăng tính cạnh tranh cho SP. Tuy nhiên,
đây đều là các quốc gia có mức sống cao nên để có thể duy trì thị phần tại những quốc gia
này, yếu tố quan trọng nhất không phải là chính sách về giá mà là chất lượng và mẫu mã
SP, đặc biệt với những mặt hàng có tính xu hướng cao như trang sức. Điều này đòi hỏi
công ty phải có chiến lược rõ ràng trong đó việc cải tiến chất lượng và mẫu mã cần được
thực hiện một cách thường xuyên và liên tục
47
Đối với thị trường mới như Hồng Kông. Đây là thị trường vô cùng tiềm năng khi
là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Châu Á với mức thu nhập bình quân đầu
người cao. Công ty sẽ cần gia tăng các hoạt động tiếp thị, quảng bá SP, chào hàng để tìm
kiếm thêm các khách hàng mới, mở rộng thị phần.

Ngoài ra, công ty cũng định hướng tìm kiếm các thị trường mới, trong đó các thị
trường tiềm năng có thể kể đến như Nhật Bản, Đài Loan và các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á. Thực tế, công ty có kế hoạch chuyển hướng XK sang các thị trường này bởi: Thứ
nhất, việc mở rộng mạng lưới thị trường sẽ giúp công ty tránh phụ thuộc vào số ít thị
trường chính mà công ty đang XK. Thứ hai, đây đều là những thị trường có vị trí địa lý
gần với Việt Nam nên quãng đường vận chuyển hàng sẽ ngắn. Trong bối cảnh chi phí
logistics ngày càng tăng cao, chưa kể rủi ro có thể xảy ra khi hàng vận chuyển trên biển
trong thời gian dài, việc chuyển dịch thị trường sang các nước gần là một thực tế hợp lý.
Thứ ba, nhu cầu đối với mặt hàng trang sức tại các quốc gia này ngày càng lớn, tạo cơ hội
để công ty đưa SP thâm nhập thị trường.

Thứ hai, về danh mục hàng hóa xuất khẩu.

Để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng, công ty sẽ đẩy mạnh việc tìm hiểu và
đa dạng hóa các mặt hàng đồ trang sức mỹ ký. Hiện nay, danh mục hàng hóa XK của
công ty gồm 7 SP là vòng tay, lắc chân, dây chuyền, nhẫn, bông tai, cặp tóc và dây đeo
kính. Trong thời gian tới, công ty sẽ đưa ra thị trường các SP là kẹp cà vạt, trang sức cài
áo và dây đeo đồng hồ. Đây là những mặt hàng có nhiều tiềm năng, sẽ giúp công ty đạt
được các mục tiêu về doanh số bán hàng, mục tiêu về thị phần… Mặc dù có thể đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của khách hàng nhưng các SP mới cũng có thể ăn vào doanh thu
của các SP hiện hữu và chi phí cơ hội của các SP mới cũng cao. Do đó, công ty sẽ phải
thực hiện tốt việc quản lý danh mục SP.

Bên cạnh đó, công ty sẽ đẩy mạnh các chiến lược bán hàng, đầu tư vào marketing
để thúc đẩy việc tiêu thụ các SP có tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị XK của công ty. Điều
này sẽ giúp công ty hạn chế được rủi ro của thị trường.

Thứ ba, về chất lượng hàng hóa XK. Một trong những giá trị cốt lõi của công ty
TNHH Sebang Chain Vina là chất lượng tuyệt vời. Do đó, việc đảm bảo chất lượng tốt
nhất cho các mặt hàng luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Công ty sẽ tích cực nghiên
cứu và áp dụng những công nghệ mới và tiên tiến vào quy trình sản xuất để hàng hóa
được xuất đi sẽ luôn đảm bảo được những tiêu chuẩn về chất lượng.
48
Thứ tư, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ XK cho cán bộ nhân
viên. Công ty không ngừng đào tạo mới, đào tạo lại và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ
nhân viên bằng các khóa học nghiệp vụ để họ có cơ hội được học hỏi, tiếp thu thêm kiến
thức và kinh nghiệm trong việc xử lý quy trình XK hay làm thủ tục hải quan tốt hơn. Từ
đó, hoàn thiện hoạt động XK của công ty hơn nữa.

Thứ năm, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài. Đây là một
hướng đi được nhiều DN sử dụng để mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra, học hỏi về kỹ
thuật công nghệ, kinh nghiệm trong quản lý DN và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng giúp công ty huy động được vốn đầu tư để phát triển
hoạt động sản xuất XK.

3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty
TNHH Sebang Chain Vina.
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, cơ hội kinh doanh sẽ đến với
những DN có đầy đủ và sớm nhất thông tin về thị trường. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu
thị trường của công ty TNHH Sebang Chain Vina vẫn còn mang tính hình thức nên chưa
đạt được kết quả như mong đợi. Do đó, công ty đã đề ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, công ty cần thành lập phòng ban chuyên trách về nghiên cứu thị trường.
Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm thu thập, xử lý các thông tin về thị trường nhằm đưa ra
các quyết định xúc tiến, hỗ trợ và đẩy mạnh sức mua của thị trường.

Thứ hai, tăng cường tiến hành việc điều tra thị trường từ đa dạng nguồn kênh.
Không chỉ tiếp xúc với thị trường qua các nguồn trên internet, công ty cần đẩy mạnh việc
cử cán bộ đi khảo sát thực tế, thay vì chỉ đi khảo sát ở thời điểm mới thâm nhập thị
trường. Bên cạnh đó, công ty có thể cử nhân viên tham gia các hội chợ, triển lãm SP trang
sức trong nước và quốc tế. Hoạt động này không chỉ giúp công ty tiếp cận được khách
hàng mới mà còn có cơ hội tìm hiểu về đối thủ. Từ đó, công ty có cơ hội mở rộng kiến
thức và hiểu biết về thị trường của mình

Thứ ba, tiến hành mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ nhân viên nghiên cứu thị trường. Công ty có thể cho họ tiếp xúc với thị trường nước
ngoài để nâng cao tư duy lẫn kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường

49
Khi nghiên cứu thị trường, công ty cũng cần phân đoạn thị trường để tập trung cho
thị trường mục tiêu, tránh xác định phạm vi quá rộng dẫn tới việc lãng phí thời gian, tiền
bạc mà kết quả thu được lại không cao.

3.2.2. Áp dụng linh hoạt các điều kiện hợp đồng xuất khẩu.

Hiện nay, phần lớn hợp đồng XK của công ty sử dụng điều kiện FOB và phần nhỏ
còn lại sử dụng điều kiện FCA. FOB cũng chính là điều kiện mà các doanh nghiệp XK
Việt Nam hay sử dụng để tối thiểu hóa rủi ro trong điều kiện năng lực về vận tải bảo hiểm
chưa cao và lo sợ rủi ro trong việc thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, điểm hạn
chế của điều kiện này là người bán thường phụ thuộc vào người mua. Do đó, công ty cần
đa dạng các điều kiện trong HĐ, thay vì chỉ xuất FOB như hiện nay. Ví dụ, khi lựa chọn
điều kiện CIF, công ty sẽ không còn phải phụ thuộc vào việc điều tàu hoặc container do
khách hàng chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách hàng, tàu đến sớm hơn dự kiến trong
khi công ty chưa chuẩn bị hàng hóa kịp, gây ra những khó khăn nhất định. Bên cạnh đó,
khi xuất CIF, công ty có thể được hưởng những ưu đãi từ hãng tàu hoặc có thể lựa chọn
những hãng tàu giá rẻ hơn giá đã tính cho người mua. Hơn nữa, công ty cũng có thể nhận
được chứng từ nhanh chóng hơn.

Để thực hiện các HĐ XK có lợi hơn, công ty cần sử dụng đa dạng các điều kiện
HĐ thương mại quốc tế. Điều này đòi hỏi công ty phải trau dồi cho nhân viên kinh
nghiệm, kỹ năng về vận tải và bảo hiểm.

3.2.3. Mở rộng thị trường và danh mục hàng xuất khẩu của công ty. Đẩy mạnh xuất
khẩu một cách đồng đều.

Với việc mở rộng thị trường xuất khẩu: Thị trường hiện tại của công ty đang tập
trung chủ yếu vào Mỹ và các nước Châu Âu. Tuy nhiên, để tránh rủi ro có thể xảy ra khi
phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường này, công ty cần có kế hoạch mở rộng thị trường
XK. Công ty có thể cử cán bộ đi nghiên cứu các thị trường và đi công tác nhằm tìm kiếm
thêm những khách hàng mới.

Bên cạnh đó, công ty có thể tìm kiếm các khách hàng mới thông qua các hội chợ
thương mại quốc tế hoặc các sàn thương mại điện tử B2B như Alibaba, EC21, EC Plaza
hay Tradeford.

Về đẩy mạnh XK các mặt hàng một cách đồng đều: Như đã nêu ở phần hạn chế,
hiện nay hoạt động XK của công ty đang tập trung chủ yếu vào một số SP như vòng tay,
50
dây chuyền và khuyên tai, trong khi các mặt hàng khác là cặp tóc và dây đeo kính lại chỉ
chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong giá trị XK. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho hoạt
động XK của công ty. Do đó, công ty cần thúc đẩy việc cân bằng các mặt hàng trong cơ
cấu giá trị XK.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng xuất
nhập khẩu.

Đối với mỗi DN, nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi. Để có thể kinh doanh tốt trên thị
trường nước ngoài, công ty luôn cần một đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngoại thương,
có đầu óc tư duy tốt, linh hoạt và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Để nâng cao trình độ
của cán bộ, công ty cần có kế hoạch đào tạo cán bộ thông qua các hình thức như:

Thứ nhất, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ ngoại thương để nhân viên có thể
hiểu rõ về các khâu XK hàng hóa, các điều kiện trong HĐ TMQT. Từ đó, họ có thể linh
hoạt tìm ra các điều kiện giao hàng hay phương thức thanh toán phù hợp với từng lô hàng,
giảm rủi ro, chi phí và thời gian của công ty.

Thứ hai, có thể thanh lập quỹ hỗ trợ cho cán bộ nhân viên tham gia các chương
trình đào tạo nghiệp vụ tại các trường đại học.

Thứ ba, tích cực phổ biến và cập nhật các văn bản pháp luật, quy định mới của nhà
nước liên quan tới hoạt động XK và mặt hàng của công ty. Điều này sẽ giúp hoạt động
XK của công ty được an toàn, đảm bảo tính hợp pháp.

Thứ tư, cần nghiêm túc tuyển chọn nguồn nhân lực ngay từ khâu đầu vào. Để giảm
thiểu chi phí và thời gian đào tạo, ngay từ ban đầu, công ty cần đưa ra những tiêu chí
tuyển dụng rõ ràng, phù hợp với đặc tính công việc để có thể lựa chọn ra nguồn nhân lực
có chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng đến chính sách lương thưởng. Lương
thưởng là một trong những động lực làm việc của người LĐ. Do đó, nếu có một mức
lương tốt, công ty có thể thu hút được nguồn lao động chất lượng cao làm việc, nâng cao
năng suất lao động.

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.1. Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ, cung cấp thông tin, quy định, cơ hội thị trường
cho doanh nghiệp
51
Trong bối cảnh nền kinh tế số, công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, việc tra cứu,
cập nhật thông tin một cách liên tục và kịp thời luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
DN, đặc biệt khi thị trường có sự thay đổi liên tục. Khi XK một mặt hàng nào đó, DN
thường cần rất nhiều những thông tin chi tiết về thị trường hàng hóa, đặc điểm người tiêu
dùng, giá cả, tập quán buôn bán…hay các quy định về XK, cơ chế, chính sách hỗ trợ DN.
Những thông tin này được các DN thu thập từ nhiều nguồn, trong đó các nguồn chính
thống do Nhà nước xuất bản, ban hành chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, để có thể nắm bắt
chính xác, kịp thời các thông tin, quy định và cơ hội, DN cần sự hỗ trợ rất lớn từ các Bộ
ngành liên quan. Từ đó, hoạt động XK sẽ diễn ra một cách minh bạch và hiệu quả hơn.

3.3.2. Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cơ sở hạ
tầng logistic.

Một trong những nguyên nhân khiến các DN XK hiện nay, trong đó có công ty
TNHH Sebang Chain Vina thường chọn điều kiện FOB là bởi hạ tầng giao thông vận tải,
đặc biệt là vận tải đường biển còn chưa đủ mạnh. Mặc dù nhà nước đã nỗ lực đầu tư nâng
cấp, song việc đầu tư này vẫn chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu vào đường bộ. Đặc biệt, hệ
thống cảng biển và phương thức vận tải đa phương tiện lại chưa phát triển kịp so với mức
độ tăng trưởng XK và sự gia tăng nhanh chóng về lưu lượng hàng hóa. Do vậy, công ty
TNHH Sebang Chain Vina kiến nghị nhà nước cần có lộ trình rõ ràng về cải cách để nâng
cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong đó chú trọng đầu tư vào hệ thống cảng biển, kho bãi,
cầu cảng để việc vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và ngược lại
diễn ra nhanh chóng, an toàn, giá cước hợp lý hơn

Bên cạnh đó, các DN XK của Việt Nam nói chung và công ty TNHH Sebang Chain
Vina nói riêng cũng đang gặp khó khi phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất
cao so với thế giới, làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của hàng XK. Nguyên nhân khiến chi
phí logistics còn cao đến từ rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự quan tâm và mức độ ủng hộ
để xây dựng môi trường logistics quốc gia còn thấp. Thứ hai, cơ sở hạ tầng logistics vẫn thiếu
tính đồng bộ, kết nối yếu nên chưa tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển bền vững.
Thứ ba, hạn chế trong thể chế pháp luật logistics: các văn bản pháp luật còn nhiều khoảng
trống, quản lý nhà nước về logistics còn nhiều bất cập, chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các
bộ ngành. Từ những nguyên nhân đó, công ty kiến nghị nhà nước cần có các chính sách để
giải quyết các vấn đề trên. Thêm nữa, nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ
các DN logistics nâng cao chất lượng, giảm chi phí cả về thời gian lẫn giá thành. Đặc biệt,
nhà nước cần cắt giảm các loại thuế, phí và thủ tục không phù hợp.
52
3.3.3. Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt trong thời kỳ đại
dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 diễn ra trong suốt hơn 2 năm vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn tới
toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina
nói riêng. Hoạt động sản xuất bị thu hẹp, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng khiến nhiều
DN rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhà nước cần đặc
biệt quan tâm để xử lý các vướng mắc, ban hành các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn
cho DN như gia hạn, giảm, miễn thuế, phí, lệ phí. Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các
tổ chức tín dụng cũng cần triển khai các gói hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất cho vay. Điều
này sẽ giúp công ty có thêm nguồn vốn khôi phục hoạt động XK.

53
KẾT LUẬN
Ngày nay, hoạt động XK là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hội nhập nền
kinh tế toàn cầu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật mà
hoạt động XK ngày càng mở rộng mạnh mẽ cả về quy mô lẫn hình thức. Thông qua hoạt
động XK, DN có được doanh thu còn quốc gia thì thu được nguồn ngoại tệ phục vụ cho
các mục tiêu phát triển. Do đó, có thể nói XK là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng
đến sự thành bại của một DN có hoạt động kinh doanh quốc tế như Sebang Chain Vina và
sự phát triển của một quốc gia.

Chuyên đề thực tập “Hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Sebang Chain Vina.
Thực trạng và giải pháp” đã tổng hợp cơ sở lý luận về hoạt động XK, vai trò của hoạt
động XK đối với DN và nền kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK và cả
những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động này. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng đi vào
thực tiễn hoạt động XK của công ty TNHH Sebang Chain Vina, phân tích tình hình, công
tác tổ chức và kết quả của hoạt động XK. Những thành tựu mà công ty đã đạt được,
những hạn chế cần phải khắc phục cũng đã được chỉ ra. Từ đó em thấy rằng, mặc dù
không thuộc ngành sản xuất phục vụ XK mũi nhọn của Việt Nam nhưng công ty đã tận
dụng các nguồn lực để có được những thành công đáng kể. Tồn tại với đó là những hạn
chế phải cải thiện trong thời gian tới. Bằng những kiến thức đã được giảng dạy tại trường
và quãng thời gian thực tập tại công ty, em cũng có một số đề xuất để hoạt động XK của
công ty TNHH Sebang Chain Vina được hoàn thiện hơn trong tương lai.

Với điều kiện thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm
thực tế nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp từ thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến chuyên đề tốt
nghiệp này để có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích cho việc học tập và làm việc
trong tương lai.

54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại 2005, Nhà xuất bản Lao động

2. Quốc Hội (2014), Luật Hải quan 2014, Nhà xuất bản Lao động

3. Quốc Hội (2017), Luật Quản lý ngoại thương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

4. Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương

5. Công ước Lahaye 1964

6. GS.TS Hoàng Đức Thân & PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (2018), Giáo trình Thương mại
quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. PGS.TS Tạ Văn Lợi (2019), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Tài liệu “Quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu”
Trung tâm tư vấn Thương mại quốc tế trực thuộc trường Đại học Ngoại thương cơ sở II
tại Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Tổng cục thống kê

https://www.gso.gov.vn/

10. Phú Xuyên, Tạp chí công thương (24/12/2021), “Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông
tin chính thống”.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ho-tro-doanh-nghiep-tiep-can-thong-tin-chinh-thong-
86155.htm

10. Ngọc Thảo – Thùy Dương, Công Thương (15/04/2021), “Hạ tầng logistics: Cần được
quan tâm đúng mức – Kỳ II: Khắc phục điểm yếu”

https://congthuong.vn/ha-tang-logistics-can-duoc-quan-tam-dung-muc-ky-ii-khac-phuc-
diem-yeu-155283.html

11. Vũ Long, Báo Lao động (15/07/2021), “Chi phí logistics tăng cao, hàng xuất khẩu
Việt Nam gặp khó”.

55
https://laodong.vn/kinh-te/chi-phi-logistics-tang-cao-hang-xuat-khau-viet-nam-gap-
kho 930696.ldo

12. Công ty nhựa và bao bì APM, “Nhập CIF – Xuất FOB, “thói quen” của các doanh
nghiệp xuất nhập”

http://baotaidua.vn/index.php?route=information/news&news_id=12

13. Sở thông tin và truyền thông UBND tỉnh Bình Phước (20/08/2021), “Thời cơ và thách
thức khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại (FTA)”

https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/thong-tin-doi-ngoai/thoi-co-va-thach-thuc-khi-viet-
nam-tham-gia-cac-hiep-dinh-thuong-mai-fta-557.html

14. Incoterm 2020

15. Công ty TNHH Sebang Chain Vina (2019), Báo cáo thường niên năm 2019

16. Công ty TNHH Sebang Chain Vina (2020), Báo cáo thường niên năm 2020

17. Công ty TNHH Sebang Chain Vina (2021), Báo cáo thường niên năm 2021

18. Công ty TNHH Sebang Chain Vina (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu 2019

19. Công ty TNHH Sebang Chain Vina (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu 2020

20. Công ty TNHH Sebang Chain Vina (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu 2021

21. Công ty TNHH Sebang Chain Vina, Giấy phép đăng ký kinh doanh.

56
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….

57

You might also like