You are on page 1of 113

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

NGUYỄN MẠNH ĐỨC

HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam
– Thực trạng và giải pháp

Ngành: Quản trị Kinh doanh


Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Đức

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HOÀNG VĂN CHÂU

Hà Nội - 2018
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam –
thực trạng và giải pháp” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra
dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu thực tế tại các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được
công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Mạnh Đức


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương,
Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường, cùng tập thể các thầy cô giáo,
những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS
Hoàng Văn Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Mạnh Đức


iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ..................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM......................................8
1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động ......................................................................8
1.1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của XKLĐ...................................................................11
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động ................................................13
1.2.1. Tích cực: .................................................................................................13
1.2.2. Tiêu cực: ................................................................................................19
1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động .............................................................22
1.3.1. Các hình thức xuất khẩu lao động..........................................................22
1.3.2. Các kênh chính của xuất khẩu lao động ................................................24
1.4. Lợi ích và hạn chế của xuất khẩu lao động ...............................................25
1.4.1. Lợi ích của xuất khẩu lao động ..............................................................25
1.4.2. Hạn chế của xuất khẩu lao động ............................................................28
1.5. Tiềm năng xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam ............29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..............................................................................31
2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam ............................................31
2.1.1. Giai đoạn trước 2000: mở cửa thị trường xuất khẩu lao động ..............31
2.1.2. Giai đoạn 2001 – 2010: Xuất khẩu chú trọng đến chất lượng...............36
iv

2.1.3. Giai đoạn 2010 – nay: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ..........................38
2.2. Thực trạng XKLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.................41
2.2.1. Tình hình hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam ................41
2.2.2 Thị trường xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam ...........43
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ .....56
2.3. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt
Nam ......................................................................................................................60
2.3.1. Thành công đạt được ..............................................................................60
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ....................................................63
2.3.3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện thực trạng xuất
khẩu lao động ...................................................................................................69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................79
3.1 Triển vọng và mục tiêu của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp
Việt Nam ..............................................................................................................79
3.1.1. Triển vọng của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam....79
3.1.2. Mục tiêu của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam .......83
3.1.3. Thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu lao động 85
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho các doanh
nghiệp Việt Nam..................................................................................................87
3.2.1. Nhóm giải pháp đối ngoại ......................................................................87
3.2.2. Nhóm giải pháp đối nội cho các doanh nghiệp XKLĐ ..........................89
3.3 Một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao công tác quản lý và hiệu quả
của hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam .............94
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ ........................................................................94
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Lao động và Thương binh Xã hội...............................97

KẾT LUẬN ..............................................................................................................99


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100
PHỤ LỤC ...............................................................................................................103
PHỤ LỤC 1........................................................................................................103
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Ý nghĩa


1 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3 CSHT Cơ sở hạ tầng
4 CTTN Chương trình tu nghiệp
5 CTTTKT Chương trình thực tập kỹ thuật
6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
7 ILO Tổ chức lao động quốc tế
8 IM Japan Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản
9 IOM Tổ chức di cư quốc tế
10 JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
11 JITCO Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản
12 NKLĐ Nhập khẩu lao động
13 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
14 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
15 TNKQCV Tu nghiệp không qua công việc
16 TNQCV Tu nghiệp qua công việc
17 TTN Tu nghiệp sinh
18 TTS Thực tập sinh
19 USD Đồng đô la Mỹ
20 XKLĐ Xuất khẩu lao động
vi

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Lao động đi làm việc ở nước ngoài phân chia theo khu vực và ngành
nghề giai đoạn trước năm 1990 ............................................................................ 33

Bảng 2.2: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 1990
- 2000.................................................................................................................... 35

Bảng 2.3: Số liệu về tình hình XKLĐ thời kì 2001 – 2010 ................................. 36

Bảng 2.4: Thống kê về XKLĐ có nghề và không có nghề thời kì 2001 – 2010.. 37

Bảng 2.5: Số liệu về cơ cấu ngành nghề của XKLĐ Việt Nam thời kì 2001 –
2010 ...................................................................................................................... 38

Bảng 2.6: Xuất khẩu lao động của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm .. 43

Bảng 2.7: So sánh các đặc điểm của chương trình TNS và TTKT ...................... 45

Bảng 2.8: Thu nhập theo ngành nghề tại một số thị trường chính ....................... 46

Bảng 2.9: Số người đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường (2013 –
6/2017) ................................................................................................................. 47

Bảng 2.10: Số vụ lừa đảo liên quan tới XKLĐ từ 2015-2017 ............................. 65
vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1: Mô hình Macdougall- Kemp về hiện tượng XKLĐ ............................ 10

Hình 2.1: Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 đến 08/2015 ...... 40

Hình 2.2:3Số lượng XKLĐ sang một số nước từ 2010-2014 ............................... 60


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong môi trường cạnh tranh phức tạp và nhiều biến động hiện nay, để đảm bảo
lợi thế cạnh tranh trên thị trường, công tác xuất khẩu lao động là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp nói chung và nhà nước nói
riêng. Với mong muốn giúp cho tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam giữ
vững vị thế và tiếp tục phát triển trên thị trường, Tác giả đã chọn “Xuất khẩu lao
động của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên
cứu của luận văn.

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết về xuất khẩu lao động, các hình thức
xuất khẩu lao động và tình hình xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian vừa qua.

Đề tài đã thực hiện khảo sát, tìm hiểu về tình hình xuất khẩu lao động tại Việt
Nam cũng như tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động và kết quả hoạt
động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.

Qua quá trình xử lý kết quả và phân tích, đề tài đã rút ra được một số đánh giá về
hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam.

Dựa trên những thành công và tồn tại của hoạt động xuất khẩu lao động của các
doanh nghiệp ở Việt Nam, kết hợp với định hướng trong tương lai, đề tài đã đề
xuất những giải pháp thiết thực và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, tạo ưu thế trên
thị trường trong bối cảnh cảnh các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng lớn mạnh.
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) vừa là một hoạt động mang tính xã hội vừa là một
hoạt động mang tính kinh tế. XKLĐ giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng
trưởng, phát triển nền kinh tế cũng như hoạt động đối ngoại của một quốc gia.
Đẩy mạnh XKLĐ là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được coi là một
chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường quan hệ hợp
tác quốc tế với các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu
hơn vào khu vực và quốc tế. Theo thống kê, hàng năm số tiền lao động Việt Nam
đi xuất khẩu gửi về nước tương đương 3,9% tổng thu nhập quốc nội của cả nước.
Nguồn ngoại tệ này góp phần hình thành nguồn vốn cho đầu tư kinh tế cũng như
giúp tăng lượng ngoại tệ dự trữ. Hoạt động XKLĐ của nước ta nói chung và tại
thị trường nước ngoài nói riêng, những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích
cực. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: trình độ lao động chưa đáp ứng,
năng lực hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ…Đặc biệt, thời gian gần đây,
khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động,
hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các thị trừờng này cũng có nhiều thay đổi.

Từ tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động
XKLĐ của Việt Nam sang thị trường nước ngoài, tìm ra những nguyên nhân của
thành công và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác
XKLĐ của các doanh nghiệp nước ta là rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh
hiện nay. Vì vậy, luận văn đã chọn đề tài " Xuất khẩu lao động của các doanh
nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp" để đi sâu nghiên cứu.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một bộ phận không
thể thiếu của hoạt động kinh tế đối ngoại. XKLĐ mang đầy đủ tính chất của hoạt
2

động xuất khẩu nói chung. Bản chất của hoạt động XKLĐ là sự di dân tuy nhiên
đây là sự di dân hợp pháp và được sự chấp thuận của các bên liên quan.

Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về di cư lao động quốc tế đã xuất hiện
từ cuối thế kỷ XIX, trong đó có thể kể tới các công trình nghiên cứu gần đây như:

OECD (2011), OECD Employment Outloook 2011, OECD Publishing; OECD


(2012), OECD Employment Outloook 2012, OECD Publishing; OECD (2013),
OECD Employment Outloook 2013, OECD Publishing; OECD (2014), OECD
Employment Outloook 2014, OECD Publishing: là một chuỗi bài viết tổng hợp
qua các năm trong Báo cáo triển vọng việc làm của OECD (Organization for
Economic Cooperation and Development- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế). Báo cáo cung cấp số liệu về dân số, lực lượng lao động, việc làm, thất
nghiệp, cơ cấu giới, tình trạng công việc. Các số liệu thống kê bao gồm các quốc
gia là thành viên của OECD và toàn thể liên minh Châu Âu.

IOM (2011), World Migration Report 2011: Communicating Effecitvely about


Mugration, IOM, Switzerland; IOM (2013), World Migration Report 2013:
Migration Well - Being and Development, IOM, Switzerland: là các báo cáo của
IOM (Interrnational Organization for Migration - Tổ chức di cư quốc tế). Nội
dung báo cáo cung cấp số liệu tổng quan về tình hình di cư quốc tế năm 2010-
2011 và năm 2012-2013; phân tích các xu hướng di cư, các chính sách, luật pháp,
hợp tác và đối thoại quốc tế ở cấp độ toàn cầu.

ILO (2013), Global Employment Trends 2013: Recovering from a Second jobs
Dip, ILO, Switzerland: Báo cáo nghiên cứu cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu,
trong đó, tâm điểm là khủng hoảng tại các nước phát triển và ảnh hưởng của nó
tới các quốc gia đang phát triển. Báo cáo đưa ra các chỉ số định lượng và định
tính của thị trường lao động toàn cầu và khu vực, kết hợp phân tích các yếu tố vĩ
mô để đưa ra chính sách phù hợp.

Patrick Belser (2000), Vietnam: On the road to labor - intensive growth?, The
Policy Research Dissemination Center: Nghiên cứu tìm hiểu về quá trình thay đổi
cơ cấu, chất lượng, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, tình hình xuất khẩu
3

lao động nói chung Việt Nam trong giai đoạn 1993-1998. Ngoài ra chương 3 của
Nghiên cứu đi sâu phân tích các quy định liên quan tới người lao động, lương tối
thiểu và lương thực tế, thủ tục cần thiết khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động từ
đó đưa ra các nhận định về việc cần thiết cải cách luật lao động hay không.

Futaba Ishizuka (2013), International Labor Migration in Vietnam and the Impact
Receiving Countries’ Policies, Institute of Developing Economies (IDE),
JETRO, Japan: Nghiên cứu tìm hiểu về chính sách XKLĐ và hiệu quả tổ chức
đưa lao động đi nước ngoài của Việt Nam dựa trên thực trạng XKLĐ của Việt
Nam trong giai đoạn 2002-2012, đặc biệt chú trọng tới hai thị trường chính là
Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng lao
động bỏ trốn khi tham gia lao động, giải pháp của chính phủ hai bên với vấn đề
này và đưa ra kết luận về các tác động của chính sách tiếp nhận lao động của Hà
Quốc và Nhật Bản tới hoạt động XKLĐ Việt Nam nói chung và tình trạng lao
động bỏ trốn nói riêng.

Kannika Angsuthanasombat (2010), Situation and Trends of Vietnamese Labor


Export, http://www.asianscholarship.org/asf/ejourn/articles/kannika_a.pdf: Bài
viết đề cập tới thực trạng XKLĐ của Việt Nam nói chung, phân tích các điểm
mạnh, các khó khăn gặp phải của lao động Việt Nam. Phần cuối bài viết, Tác giả
chỉ ra xu hướng XKLĐ của Việt Nam. Bên cạnh các công trình nghiên cứu ngoài
nước, trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về XKLĐ của Việt Nam
nói chung và XKLĐ của Việt Nam sang từng thị trường.

Các nghiên cứu liên quan tới đề tài XKLĐ của Việt Nam khá phong phú, phần
lớn khái quát về tình hình chung của XKLĐ Việt Nam: Nguyễn Lương Trào
(1993): Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài - Luận án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ
thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn
Hằng (1995): Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao
động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận án tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Văn Tiến
(2002): Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - Thực trạng và
4

giải pháp - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế; Nguyễn Phúc Khanh (2004): Xuất
khẩu lao động với chương trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp -
Đề tài khoa học cấp Bộ... Các nghiên cứu trên đều chỉ ra khái niệm và đặc điểm
của XKLĐ, làm rõ các vấn đề về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ, từ đó
đưa ra đánh giá, giải pháp để đổi mới quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.

GS.TS Đặng Đình Đào (2012): Tổng quan XKLĐ Việt Nam - Bài viết Tạp chí
Kinh tế và Phát triển số 92; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất
khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế
chính trị: nêu lên thực trạng của hoạt động XKLĐ của Việt Nam, đưa ra các
thành tựu và hạn chế của hoạt động này. Thông qua đó, các tác giả kiến nghị một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam.

Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Luận án Tiến sĩ: luận án đưa ra cơ sở lý luận của
XKLĐ, nghiên cứu về thực trang XKLĐ nước ta sang một số thị trường như Hàn
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia...; thông qua đó đánh giá kết quả đạt được
và hạn chế, kiến nghị các giải pháp để phát triển hoạt động XKLĐ của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trần Thu Hà (2007): Xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á - Luận văn
thạc sỹ; ThS Đỗ Thị Ngọc Duy (2009): Phân tích tình hình xuất khẩu lao động
Việt Nam sang một số nước Châu Á giai đoạn 2007 – 2009 - Chuyên đề Kinh tế:
các nghiên cứu ngoài việc chỉ ra cơ sở khoa học của XKLĐ đã đi sâu vào phân
tích thực trạng XKLĐ tại các thị trường cụ thể: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,
Đài Loan...., nêu bật các thành tựu và hạn chế trong XKLĐ của Việt Nam, từ đó
đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động này.

TS. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007): Xuất khẩu lao động của một số nước Đông
Nam Á kinh nghiệm và bài học - NXB Khoa học xã hội: Nghiên cứu cung cấp
khái niệm chung về XKLĐ, tập trung phân tích tình hình XKLĐ của một số nước
Đông Nam Á, tình hình XKLĐ của Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam từ thực tế XKLĐ của các nước Đông Nam Á khác.
5

Như vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hoạt động
XKLĐ, tuy nhiên, Các nghiên cứu chưa toàn diện và cập nhật về hoạt động
XKLĐ của Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn:

- Luận văn đi sâu tìm hiểu những lý luận chung về XKLĐ.

- Tìm hiểu các quy trình và thực trạng hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp Việt
Nam, bên cạnh đó kết hợp so sánh với kinh nghiệm XKLĐ của một số nước để
chỉ ra những thành quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của nó.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Trên cơ sở phân tích SWOT nhằm đánh giá triển vọng của hoạt động XKLĐ
của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp cho hoạt động
XKLĐ của Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu XKLĐ
của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường nước ngoài.

Phạm vi nghiên cứu: XKLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1992 đến
nay đồng thời có sự so sánh giữa các doanh nghiệp, chỉ ra những mặt được và
chưa được từ đó kiến nghị các giải pháp cho XKLĐ của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời điểm hiện nay.

Về nội dung: Tình hình XKLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời đưa ra
các kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong
tương lai.

Về thời gian: 1980 đến nay.


6

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn coi hoạt động XKLĐ sang thị trường nước ngoài là bộ phận không thể
tách rời nằm trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và nằm trong
tổng thể kinh tể của Việt Nam. Vì vậy, XKLĐ có mối quan hệ mật thiết và tác
động qua lại với các yếu tố khác như thể chế pháp luật, quan hệ kinh tế quốc tế,
công tác đào tạo lao động, công tác tuyên truyền, công tác quản lý, hoạt động của
các doanh nghiệp XKLĐ…. Bên cạnh đó, XKLĐ còn chịu sự điều chỉnh của các
quy định pháp lý liên quan đến lao động của các nước đối tác. Do đó, việc nghiên
cứu phải tính đến các đặc điểm này.

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Đây là loại tài liệu có
nguồn gốc từ sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải liên
quan tới XKLĐ nói. Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: Sách chuyên khảo, tạp
chí chuyên ngành, đề tài, dự án, luận án tiến sỹ, website,…; Số liệu thống kê
được thu thập từ các cơ quan thống kê trong và ngoài nước; Tài liệu lưu trữ, văn
kiện, văn bản về pháp luật, chính sách,… của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích nhằm hệ thống hóa các vấn
đề liên quan tới XKLĐ. Qua đó tác giả đưa ra các nhận định về thực trạng XKLĐ
của Việt nhằm xác định các ưu, nhược điểm và đề ra các giải pháp cho hoạt động
này.

Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các lý thuyết về XKLĐ, tạo cơ sở
cho việc đánh giá hoạt động XKLĐ của nước ta. Bên cạnh đó, việc phân tích các
số liệu về XKLĐ của Việt Nam nhằm làm rõ:

- Thực trạng XKLĐ của Việt Nam từ giai đoạn những năm 1980 đến nay

- Thực trạng hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam.

- Phân tích các điểm đã đạt được và các điểm hạn chế của hoạt động này.

Các kết quả phân tích sẽ được tổng hợp lại để sử dụng làm cơ sở cho việc giải
quyết vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp so sánh


7

Phương pháp so sánh dùng để so sánh sự thay đổi trong hoạt động XKLĐ qua
các giai đoạn khác nhau, từ đó đưa ra dự đoán về sự thay đổi của XKLĐ ở Việt
Nam trong thời gian tới. Ngoài ra phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra
sự khác biệt của các thị trường khác nhau.

Phương pháp điều tra khảo sát

Đề tài đã thực hiện khảo sát, tìm hiểu về tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp XKLĐ tại Việt Nam.

6. Kết cấu luận văn

Để đạt được mục tiêu luận văn đề ra ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Xuất khẩu lao động và tiềm năng xuất khẩu lao động của các doanh
nghiệp Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt
Nam.
8

CHƯƠNG 1: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU


LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Sức lao động: là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của một con người dùng
để sản xuất ra một hàng hóa, tạo ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là
yếu tố cơ bản và cần thiết nhất của quá trình sản xuất. Trên thị trường lao động,
giá cả hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung cầu thị trường để xác
định giá cả.

Xuất khẩu lao động (XKLĐ): là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện
việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc
hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định sự thống nhất giữa quốc gia đưa và
nhận lao động.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ban
hành ngày 29 tháng 11 năm 2006) định nghĩa Người đi XKLĐ là:” là công dân
Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước
ngoài theo quy định của Luật này”

Khái niệm của ILO, IMO: Hoạt động XKLĐ là kết quả của sự mất cân bằng giữa
nước tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là mất cân đối về kinh tế, về khả
năng cung - cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều và
sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo nên sự di
chuyển hoặc tuyển người lao động từ nước này sang nước khác để bù đắp sự
thiếu hụt và dư thừa lao động giữa các nước và khu vực với nhau.

XKLĐ giữa các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên mục đích
kinh tế có thể nhận thấy rõ nhất. Các nước XKLĐ thường là những nước kém
phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, có nguồn lao động dư thừa. Trong khi các nước
phát triển có nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống được cải thiện lại thiếu lao
9

động và có một số công việc thiếu lao động do người dân không muốn làm.
Chính điều này đã làm cho nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lao động của các
nước nảy sinh, tạo nên cung- cầu trên thị trường lao động thế giới.

Giải thích hiện tượng XKLĐ thông qua mô hình Macdougall- Kemp.

Trước khi tìm hiểu về lý thuyết này chúng ta cùng thống nhất quan điểm XKLĐ
cũng chính là hành vi bán sức lao động của người lao động ra khỏi biên giới của
quốc gia mình. Chính vì vậy, sức lao động lúc này sẽ trở thành một loại hàng hoá
đặc biệt trên thị trường và nó cũng tuân theo những quy luật của thị trường, trong
đó quy luật giá trị có ảnh hưởng lớn nhất. Giá trị của sức lao động sẽ được biểu
hiện bởi giá trị của chúng hay chính là tiền công mà người lao động được nhận.

Luôn có sự chênh lệch về cung - cầu lao động trên thị trường thế giới. Chính vì
thế luôn có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng lao động giữa các nước. Vì vậy tại
mỗi thị trường, giá trị của sức lao động sẽ khác nhau. Điều đó giải thích tại sao
các công việc có mức lương cao lại thu hút nhiều người quan tâm và thị trường
nào có mức lương cao hơn sẽ thu hút người lao động muốn đến hơn. Nói cách
khác chính sự chênh lệch hiệu quả sử dụng lao động tạo nên XKLĐ. Chỉ khi sự
chênh lệch tiền lương giữa các thị trường mất đi thì hiện tượng XKLĐ mới
ngừng lại. Ta có thể sử dụng mô hình Macdougall - Kemp để giải thích hiện
tượng này. Mô hình này giải thích về nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế là
do sự chênh lệch về năng suất cận biên của nguồn lực giữa các quốc gia. Nguồn
lực thường di chuyển từ các nước có năng suất cận biên của nguồn lực thấp đến
các quốc gia có năng suất cận biên của nguồn lực cao và sự di chuyển này sẽ bão
hào khi không còn sự chênh lệch về năng suất cận biên của nguồn lực giữa các
nước. Ta có thể thấy rõ điều này qua sơ đồ sau:
10

J
F
II
I

M H
E
N T
R
C
VMPL2 G VMPL1

Hình 1.1: Mô hình Macdougall- Kemp về hiện tượng XKLĐ

(Nguồn: Lưu Văn Hưng , 2011)

Giả định thế giới có hai nước I, II (I là nước xuất khẩu lao động, II là nước nhập
khẩu lao động). Tổng số lao động của cả hai nước là OO’. Trong đó cung lao
động của nước I là OA, cung lao động của nước II là O’A. Các đường VMPL1
và VMPL2 biểu diễn giá trị sản phẩm lao động cận biên của nước I và II. Trong
điều kiện cạnh tranh VMPL tượng trưng cho tiền công lao động thực tế. Trước khi
có sự di cư lao động hay XKLĐ, ở nước I mức tiền công là OC và tổng sản phẩm
là OFGA. Giả sử có di cư lao động tự do, do tiền công ở nước II là OH cao hơn
tiền công ở nước I là OC nên lao động sẽ di cư từ nước I sang nước II và chỉ
dừng lại khi tiền công lao động ở hai nước là bằng nhau tại E (ON=O’T). Tại
điểm E, lượng lao động chuyển từ nước I sang nước II là AB. Hiện tượng này
làm cho tiền công nước I tăng lên và tiền công nước II giảm xuống. Tổng sản
phẩm của nước II tăng từ O’JMA lên O’ JEB

Mô hình này dựa trên giả định tất cả lao động di cư không có chuyên môn, hoặc
chuyên môn của các lao động là đồng đều nhau. Tuy nhiên, trên thực tế không
phải như vậy. Tại các nước dư lao động, XKLĐ trở thành chiến lược trong
chương trình giải quyết việc làm của quốc gia thì XKLĐ có thể làm tăng sản
lượng của thế giới nhưng khó có thể làm tăng tiền công của quốc gia I.
11

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của XKLĐ

Thứ nhất: XKLĐ là một hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát triển
đất nước của các quốc gia.

Hiện nay, XKLĐ được xem là một trong những chính sách nằm trong chương
trình việc làm của mỗi quốc gia nhằm giải quyết lượng lao động ngày một gia
tăng; không những thế, Nhà nước có thể thu được một lượng ngoại tệ lớn thông
qua hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác.
Những lợi ích này buộc nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị
trường lao động nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên
quan hệ cung - cầu sức lao động.

Bên “cầu” phải tính toán kĩ hiệu quả kinh tế của việc nhập khẩu lao động
(NKLĐ). Cần phải xác định rõ ràng số lượng, loại lao động hợp lý. Bên “cung”
mong muốn xuất được càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy bên cung cần phải
có sự chuẩn bị, đầu tư, đáp ứng nhu cầu của bên “cầu”. Chất lượng lao động càng
cao càng đem lại hiệu quả lao động lớn, do đó càng được thị trường nước ngoài
chấp nhận. Chất lượng lao động cao thể hiện ở trình độ tay nghề người lao động
phù hợp với công nghệ của nước tiếp nhận lao động, có thể lực tốt, có ngoại ngữ,
được trang bị kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp,
phong tục tập quán của nước sử dụng lao động, dễ thích ứng với môi trường mới.

Thứ hai: XKLĐ là hoạt động thể hiện rõ tính xã hội.

Thực chất XKLĐ là hoạt động xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao
động lại gắn bó chặt chẽ với người lao động, không tách rời khỏi người lao động.
Do vậy, mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các
chính sách xã hội, đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao
động như cam kết trong hợp đồng lao động, cũng như được tham gia đầy đủ các
hoạt động công đoàn. Hơn nữa, lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn,
do vậy nước XKLĐ cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao
động sau khi họ hoàn thành hợp đồng về nước.
12

Thứ ba: XKLĐ là hoạt động kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì hầu như toàn
bộ hoạt động XKLĐ đều do các tổ chức kinh tế thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã
ký. Đồng thời, các tổ chức kinh tế cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn khâu quản lý
người lao động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động
XKLĐ của mình. Tuy nhiên, sự chủ động, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
XKLĐ của các tổ chức kinh tế này cũng phải nằm trong các quy định quản lý vĩ
mô của Nhà nước. Cụ thể phải tuân thủ theo các hiệp định, các thoả thuận song
phương có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình mà Nhà
nước đã ban hành.

Thứ tư: XKLĐ là hoạt động mang lại lợi ích cho cả ba bên: nhà nước, doanh
nghiệp XKLĐ và lao động xuất khẩu.

Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà người
lao động gửi về được tính thuế, là số thuế thu nhập mà các công ty XKLĐ phải
trích nộp theo quy định của Nhà nước, do vậy người lao động gửi càng nhiều
ngoại tệ về thì nguồn thu từ thuế càng lớn. Không những thế, lượng ngoại tệ
chuyển về nước sẽ giúp tài khoản vãng lai được cân bằng. Lượng ngoại tệ cũng
như số thuế mà Nhà nước thu được sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu, chính
sách kinh tế của Nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp XKLĐ thì lợi ích đó là các khoản phí giải quyết việc
làm ngoài nước, phí đào tạo người lao động trước khi đi xuất khẩu.

Đối với người lao động, lợi ích thu được là khoản thu nhập mà họ nhận được từ
việc lao động tại nước ngoài, khoản thu nhập này cao hơn rất nhiều so với lao
động trong nước cùng làm công việc có tính chất tương tự nhau.

Thứ năm: Xuất khẩu lao động là hoạt động luôn luôn biến đổi.

Hoạt động XKLĐ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu NKLĐ của nước tiếp nhận. Tuy
nhiên nhu cầu này thường không ổn định và chịu nhiều tác động khác nhau của
nền kinh tế, sự biến động của xã hội nước tiếp nhận lao động vì vậy cần phải có
13

sự phân tích một cách toàn diện về nước có nhu cầu, về số lượng hiện tại, xu
hướng những loại hình công việc cần sử dụng lao động nước ngoài trong thời
gian tới. Từ đó Nhà nước xây dựng các chương trình, chính sách đào tạo, giáo
dục định hướng phù hợp, linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của các nước tiếp nhận
lao động. Đây là mong muốn của tất cả các nước, đặc biệt là các nước nghèo và
các nước đang phát triển.

1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động

1.2.1. Tích cực:

Di chuyển lao động quốc tế ngày càng có xu hướng tăng, trở thành một hiện
tượng toàn cầu. Không thể phủ nhận rằng di cư không thể bị ngăn cản và lượng
lao động di cư đã trở nên quan trọng, không thể thiếu đối với nhiều nền kinh tế
trên khắp thế giới.

Đối với các nước đang phát triển, dân số thường khá trẻ - đồng nghĩa với đó là
lực lượng lao động còn trẻ, dồi dào và có mức lương tương đối thấp so với các
nước phát triển, trong khi đó, nhu cầu lao động của nền kinh tế này lại không hấp
thụ hết lượng lao động nói trên, từ đó làm phát sinh nhu cầu di cư sang nước
ngoài – đặc biệt là các nước đang phát triển – để làm việc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia cũng tham gia ký kết nhiều hiệp định
thương mại tự do kiểu mới, trong đó không chỉ quy định tự do hóa thương mại
mà còn thúc đẩy tự do hóa lao đọng, giúp cho việc lưu chuyển các nguồn lực
cũng như nguồn nhân lực ngày càng tự do hơn giữa các nước, dẫn đến việc cạnh
tranh về hàng hóa “sức lao động” càng cao. Trong điều kiện đất nước dồi dào về
sức lao động, nhưng chủ yếu là lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn
tay nghề thấp, giá rẻ, sức ép việc làm lớn, nên xuất khẩu lao động (XKLĐ) không
những là một chủ trương lớn mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp
phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao
động, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế cho các nước đang
phát triển.
14

Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của một quốc gia, có thể xét trên hai khía cạnh là kinh tế và xã hội.

Về mục tiêu kinh tế:

Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3
chủ thể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước.

Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động

Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao
động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong
thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp
đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên
cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao
động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động
với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương
đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng
10 – 15 lần so với thu nhập trong nước. Với số tiền tích luỹ được, nhiều người
lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp
phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.

Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế
quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức
xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản
của người lao động là không quá 1 tháng lương theo mỗi năm làm việc (Nghị
định 81 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm
việc ở nước ngoài). Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản
chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy
hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.
15

Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết
việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu
ngoại tệ cho đất nước. Thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được
một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách Nhà nước
thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh
nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy
phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ
chiếu….

Với các nước kém phát triển, việc tạo vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó trở
thành mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa nói
chung và trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế thế
giới hiện nay, không một quốc gia đang phát triển nào lại đặt hy vọng vào việc
thực hiện công nghiệp hóa chỉ bằng vốn của bản thân. Qua kết quả nghiên cứu
kinh nghiệm của các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương cho thấy những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Đài Loan,
Hàn Quốc, vốn nước ngoài thường chiếm 30-40% tổng giá trị đầu tư trong thời
kỳ đầu công nghiệp hóa. Còn những nền kinh tế có tỷ lệ vốn nước ngoài thấp như
Ấn Độ, Trung Quốc khoảng 10% tổng giá trị đầu tư thì tỷ lệ tăng trưởng thấp
hơn.

Quá trình công nghiệp hóa tại các nước đang phát triển đòi hỏi phải có nguồn
vốn rất lớn và phải được sử dụng hiệu quả. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng
thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Cũng thông qua
xuất khẩu, quốc gia đó sẽ có nguồn cung ứng ngoại tệ để mua hàng hóa, thiết bị
phục vụ cho sản xuất trong nước. Ngoài ra, các quốc gia có nhu cầu lớn đối với
vật tư, thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, nếu không nhập khẩu sản xuất
trong nước sẽ bị ảnh hưởng lớn. Điều đó sẽ không những kìm hãm quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tác
động đến lạm phát và nhiều vấn đề xã hội khác.
16

Theo số liệu thống kê, tổng các nguồn thu ngoại tệ ở nước ta từ các hình thức
kinh tế đối ngoại gồm: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, du lịch, vận tải đường
biển, hàng không, xuất khẩu sức lao động, kiều hối, dịch vụ ngân hàng, bưu điện
và các dịch vụ khác ... trong vòng 5 năm (1986-1990) là 1.753 triệu USD. Trong
khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời gian này là: 6.842 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bằng 3,9 lần nguồn thu ngoại tệ của tất cả các
hình thức khác và bằng 3/4 tổng nguồn ngoại tệ của cả nước (khoảng 74,5%).

Giai đoạn 2010-2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15.641,7 triệu USD, trong
khi đó, tổng các khoản thu ngoại tệ khác đạt 8.694 triệu USD. Như vậy, tổng kim
ngạch xuất khẩu gấp 2 lần các hình thức trên và chiếm 2/3 tổng nguồn thu ngoại
tệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1996 - 2000 là: 51.796 triệu USD và
chiếm 1/2 tổng nguồn thu ngoại tệ của cả nước.

Như vậy kinh tế đối ngoại nói chung và trực tiếp là hoạt động xuất khẩu có vai
trò quan trọng tạo ra nguồn vốn để mua thiết bị công nghệ kỹ thuật từ thế giới
vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực
sản xuất mới.

Xuất khẩu góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất
phát triển: Khi tham gia thị trường thế giới mỗi quốc gia đều phải căn cứ vào nhu
cầu thị trường để tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động nhằm cung ứng các
sản phẩm và dịch vụ phù hợp, điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện ở việc thông
qua xuất khẩu để tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi.
Trong nền kinh tế các ngành sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau; sản phẩm
của ngành này có thể là nguyên liệu chủ yếu cho ngành khác hoặc chí ít cũng có
những tác động bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Về mục tiêu xã hội

Việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần
giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết
tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm
17

được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên “nhàn cư vi
bất thiện”.

Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình
độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác
phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay
nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học
hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng
thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước khi đi
XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc
thợ trung bình. Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng,
đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa đất nước khi họ trở về.

Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng hơn 90 triệu dân, đứng thứ 12 trên thế
giới. Phân công lao động trong nước chưa được mở rộng, lao động vẫn chủ yếu
tập trung ở nông thôn và làm nông nghiệp là chính.

Đặc biệt là vấn đề dư thừa mức lao động của Việt Nam vẫn là vấn đề căng thẳng
và khó giải quyết. Năm 2010, theo điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất
nghiệp của cả nước là 5,88%; năm 2011 là 6,01%; năm 2012 là 6,85%; năm 2013
là 7,04% và năm 2014 là 6,44%. Mặc dù đến năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp của cả
nước có giảm xuống còn 6,13% song chưa năm nào cho thấy tỷ lệ thất nghiệp
của Việt Nam đạt ở mức bình thường của thế giới là 5%.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải có một chủ trương đúng đắn, kết hợp với
nhiều biện pháp và phải được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đại hội đại
biểu lần thứ IX đã đưa vấn đề con người trở thành trung tâm của thời đại, vậy
xuất khẩu có tác động gì đến con người? Đây chính là nhân tố để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trong các giải pháp, cần phải kể đến vai
trò của xuất khẩu đối với vấn đề giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống
của nhân dân.
18

Hoạt động xuất khẩu tăng, chẳng những khối lượng lao động có việc làm tăng
lên, mà còn kích thích, kéo theo hàng loạt ngành nghề khác phát triển như dịch
vụ vận tải biển, bộ, hàng không, thanh toán quốc tế... Sở dĩ như vậy là do lưu
lượng hàng hóa được lưu chuyển giữa thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài tăng lên thành các dịch vụ trên mới có điều kiện phát triển.

Xuất khẩu còn khôi phục lại các nghề cũ như: dệt thảm, sơn mài, gốm sứ, khảm
trai, khảm bạc đã có từ hàng ngàn đời nay phát triển. Mặt khác, hàng loạt các
ngành nghề mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại như lắp ráp điện
tử, sản xuất ô tô xe máy, khai thác và chế biến dầu khí, chế tạo thức ăn... sẽ giải
quyết được việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần nâng cao mức sống của
người dân. Xuất khẩu lao động cũng chính là nhân tố quan trọng kích thích quá
trình liên doanh liên kết với các công ty, các hãng sản xuất, kinh doanh nước
ngoài phát triển góp phần giải quyết một lượng lớn lao động ở trong nước.

Ngoài ra, số lao động dư thừa tại các nước đang phát triển tăng còn do một lí do
khác nữa là tốc độ phát triển của sản xuất trong những năm qua không tương
xứng với tốc độ tăng dân số. Trong khi đó, một số ngành nghề, nhà máy không
đủ nguyên liệu để sản xuất như trong lĩnh vực dệt, may mặc, da giày, ở lĩnh vực
nông nghiệp như sản xuất phân đạm, thuốc trừ sâu, thức ân gia súc,... Do vậy,
nhiều nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc, hoặc tạm nghỉ không ăn lương.
Nếu đẩy mạnh xuất khẩu có nghĩa là có phương tiện để nhập khẩu vật tư thiết bị
đầu vào, thúc đẩy sản xuất phát triển, số lao động có việc làm tăng, mức sống
được nâng lên. Không chỉ có vậy, xuất khẩu còn có nghĩa tạo ra nguồn vốn nhập
khẩu các tư liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống (cả về vật chất lẫn tinh
thần) của con người, nhân tố trung tâm, giữ vị trí quyết định trong quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam.
19

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hê kinh tế đối ngoại của
nước ta:

Hoạt động ngoại thương luôn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc
tế. Hình thức phổ biến hiện nay trong các quan hệ kinh tế đối ngoại là thông qua
buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế phụ thuộc
rất lớn vào khả năng chiếm lĩnh thị trường và hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất
lớn. Có hàng hóa xuất khẩu mới có cơ sở để thực hiện và mở rộng các mối quan
hệ buôn bán với các quốc gia khác và thông qua xuất khẩu tạo được nguồn ngoại
tệ cần thiết phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, vật tư hàng
hóa thiết yếu làm tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước. Nhờ đó có thể tham
gia sâu rộng hơn vào sự trao đổi và phân công lao động quốc tế, thắt chặt hơn các
mối quan hệ quốc tế cũng như đảm bảo sự bình đẳng trong các mối quan hệ.

1.2.2. Tiêu cực:

Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩu lao động cũng đã bộc lộ những
ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với gia
đình và cộng đồng có người đi xuất khẩu lao động, như: chức năng gia đình bị
biến đổi, vai trò giới truyền thống bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình trở nên lỏng
lẻo đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội, như: tha hoá về đạo đức, lối sống; mắc các tệ
nạn xã hội; quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; gia đình lục đục, tan vỡ; thiếu quản
lý, giáo dục con cái; nợ nần…

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn, góp phần tạo
chuyển biến bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên,
XKLĐ cũng bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người
lao động mà còn đối với gia đình, cộng đồng…

Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các công ty XKLĐ, tăng cường hoạt động truyền
thông, nâng cao nhận thức của gia đình và xã hội đối với XKLĐ, tích cực tư vấn,
hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người đi XKLĐ.
20

Cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp XKLĐ và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong hoạt động giáo dục, tuyên
truyền, phối hợp các ngành chức năng để quản lý và hỗ trợ phụ nữ sống và làm
việc tại nước ngoài; hỗ trợ các gia đình có người (đặc biệt là phụ nữ) đi XKLĐ,
giúp họ bảo vệ đời sống tinh thần, tình cảm và phát triển kinh tế gia đình.

Nếu “xuất khẩu lao động” là một điều quan trọng, cần thiết và rất hữu ích, thì có
thể nói rằng đó không còn là một phong trào tùy tiện nữa, nhưng phải là một
quốc sách. Nói cách khác, vấn đề phải được nhà nước và các bộ ngành của nhà
nước công khai đưa ra bàn thảo, phân tích và đặt thành kế hoạch hẳn hoi. Nói
một cách cụ thể, chính các cơ quan nhà nước phải đứng ra điều hợp vấn đề một
cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và công bằng, ngay trong khâu tuyển chọn người
cho xuất khẩu cho tới việc chăm sóc lo lắng cho các công nhân trong suốt thời
gian lao động ở ngoại quốc, nhất là bảo vệ người lao động trước những áp bức,
chèn ép và bóc lột sức lao động một cách bất công từ phía các chủ nhân người sở
tại, để người công nhân có thể vui vẻ, khỏe mạnh và an tâm làm việc.

Ðó là điều mà hiện tại chúng ta hầu như chưa thực hiện. Qua hoàn cảnh sống và
làm việc thực tiễn của người lao động Việt Nam hiện nay ở nước ngoài, người ta
có cảm giác là những cơ sở dịch vụ làm môi giới việc làm - ở trong cũng như
ngoài nước - chỉ là những cơ sở “đưa con bỏ chợ”; nói cách khác, họ chỉ nhắm
tới cái lợi vật chất trước mắt cho chính họ - từ việc thu lệ phí, tiền bồi dưỡng, tiền
thế chân của người lao động, tiền thuế người lao động phải đóng; nguyên tiền bồi
dưỡng và thế chân có người đã phải trả tới cả chục ngàn USD - chứ số phận
người lao động ở ngoại quốc trong suốt thời gian làm việc ra sao, họ không cần
quan tâm. Vì thế, những người được xuất khẩu lao động muốn sống là họ phải
dựa vào nhau, chứ họ không còn biết nương nhờ vào ai được nữa. Họ cảm thấy bị
bỏ rơi. Nếu như thế thì việc cho xuất khẩu lao động là một việc làm hoàn toàn
tiêu cực và vô trách nhiệm.

Mỗi người công nhân xuất khẩu lao động là một nhân vị với đầy đủ nhân phẩm
nên chẳng những bất khả xâm phạm mà còn đòi cần được bảo vệ. Vì thế, không
21

ai có quyền lợi dụng sức lao động của người khác nói chung và của những người
anh em đồng bào mình nói riêng, để trục lợi, để thu vén lợi ích cho riêng mình.
Nhất là thái độ vô trách nhiệm “chết sống mặc bay” hiện nay của một số cơ quan,
ban ngành liên hệ đối với tầng lớp công nhân được gửi đi lao động ở nước ngoài
là một điều không thể chấp nhận được.

Sau cùng, nếu như đã nói ở trên là chúng ta xuất khẩu lao động không chỉ nhắm
tới số lợi tức bằng ngoại tệ do các công nhân chúng ta mang lại như là mục đích
chính, nhưng là nhắm tới việc phát huy sự hiểu biết và các tài năng của người
công nhân – theo kinh nghiệm: “Ði một ngày đàng học một sàng khôn”, cũng
như việc đào tạo những công nhân có được kinh nghiệm về kỹ thuật tân tiến, có
tay nghề cao cho tương lai của nền kinh tế nước nhà, thì chúng ta chỉ nên gửi các
công nhân đi làm việc tại các công ty và các cơ sở kỹ nghệ chuyên môn. Còn
những công nhân nữ đi xuất khẩu chỉ để “giúp việc nhà” trong các tư gia thì tuyệt
đối phải tránh, vì thực tế cụ thể chứng mình cho thấy rằng đó là một vấn đề quá
phức tạp: Phẩm giá của những người công nhân nữ đó thường bị xúc phạm nặng
nề. Nhưng vì hoàn cảnh éo le “tiến thoái lưỡng nan”, nên họ đành “chịu đấm ăn
xôi” một cách tủi nhục.

Ở đây, cũng không nên bỏ qua một điểm quan trọng khác nữa, đó là theo cách
thực hành hiện nay, thì một khi các công nhân đã được tuyển cho xuất khẩu thì
khi đã tới nơi, người ta thu tất cả các giấy tờ tùy thân của họ, cốt tránh cảnh xé lẻ
bỏ ra ngoài làm riêng và như thế nhà nước có thể quản lý được số lợi tức ngoại tệ
do các công nhân mang lại, chứ không để bị tẩu tán đi, và tránh được cảnh vừa
mất người vừa mất của. Ðây cũng là một chiến lược đúng đắn, không ai phủ nhận
được. Thêm vào đó, hành động như thế sẽ tránh cho những người công nhân trẻ
khi làm việc tại các nước Hồi Giáo không bị thâm nhiễm những ý thức hệ quá
khích, và tại các nước Âu Mỹ không bị lây nhiễm những cách sống phóng đãng
của một số lớn các thanh thiếu niên tại đây, hầu cho sau này nước nhà không phải
gánh chịu những hậu họa nạn khủng bố như trường hợp của các nước Thái Lan,
v.v. hiện nay. Tuy nhiên, người ta cũng không vì thế mà biến các công nhân
22

thành những “tù nhân kinh tế” hay những bộ phận sản xuất thuần túy được. Trái
lại, người ta phải tôn trọng nhân phẩm của họ và đối xử với họ một cách hợp lý.

1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động

1.3.1. Các hình thức xuất khẩu lao động.

a) Phân loại theo địa lí biên giới giữa các quốc gia.

Xuất khẩu lao động ra ngoài nước

Đây là hình thức đưa người lao động ra nước ngoài thông qua các hợp đồng lao
động đã ký với chủ sở hữu lao động ở bên nước ngoài. Theo đó, người lao động
phải sang tận bên nước đó làm việc. Hình thức này là chủ yếu đi dưới dạng tu
nghiệp sinh (TNS) và lao động kỹ thuật. Khi hết hạn hợp đồng người lao động
buộc phải về nước. Đây là hình thức phổ biến nhất. Xuất khẩu lao động giáp
ranh. Đây là hiện tượng người lao động ở các nước có chung biên giới. Người lao
động làm việc tại quốc gia láng giềng, sau đó lại trở về nhà mình để ở, nghĩa là
không kèm theo sự thay đổi về chỗ ở. Hình thức này phổ biến ở các nước trong
liên minh Châu Âu hoặc các nước trong khối ASEAN như Singapore và
Malaysia.

Xuất khẩu tại chỗ

Theo hình thức này thì người lao động không cần phải ra ngoài phạm vi lãnh thổ
của quốc gia mình. Hình thức này chủ yếu hiện nay là gia công cho nước ngoài
tức là dùng nhân lực tại chỗ để gia công chế biến sản phẩm, bán thành phẩm theo
yêu cầu của nước ngoài để tạo công ăn việc làm ngay trong nước, tăng tỷ trọng
xuất khẩu các sản phẩm thông qua các hợp đồng với nước ngoài. XKLĐ tại chỗ
hiện nay rất phổ biến, thu hút được một lượng lớn lao động trong nước tham gia
đặc biệt là trong khu vực FDI, và các khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu, các
khu công nghiệp, chế xuất hay cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Phân loại theo loại hình lao động.

Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động có cường độ làm
việc cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro lớn từ lúc rời bến đến khi tàu về cảng. Do
23

vậy, công việc này đòi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịu được sóng gió, có
tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất công nghiệp, có vốn ngoại ngữ
khá để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyền trưởng.

Thợ xây dựng: Người lao động thường làm cho các ông chủ xây dựng và chủ yếu
làm tại công trường. Đây là công việc nặng nhọc, phần lớn lao động diễn ra ngoài
trời. Công nghệ xây dựng và máy móc hiện nay khá hiện đại, các khâu của quá
trình làm việc được chuyên môn hóa cao, tổ chức thi công trên công trường rất
khoa học và chặt chẽ, kỹ thuật lao động nghiêm khắc tuy nhiên tiền công thường
không cao.

Công nhân nhà máy: Người lao động chủ yếu làm trong các nhà máy hoặc phân
xưởng. Thông thường thì những người lao động được làm trong các nhà máy có
trình độ tự động và chuyên môn khá cao, các công nhân trong quá trình sản xuất
được bố trí hết sức chặt chẽ, đòi hỏi người lao động phải có sức bền để chịu đựng
cường độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thức kỷ luật để hòa nhập với
công nhân cũng như kịp tiến độ lao động. Phần lớn số lao động này được chủ lao
động tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ.

Lao động giúp việc gia đình: Đây là công việc mang tính đặc thù không đòi hỏi
người lao động có trình độ chuyên môn nhưng người lao động phải thông thạo
ngôn ngữ đủ để giao tiếp hàng ngày. Đây là công việc vất vả và đòi hỏi sự tỉ
mẩn, thành thạo các công cụ sinh hoạt, chăm chỉ, trung thực và tận tụy với công
việc.

Lao động chăm sóc người bệnh tại gia đình hoặc trại dưỡng lão: Công việ đòi
hỏi chất lượng lao động cao hơn, có khả năng giao tiếp, có kiến thức cơ bản về y
tá, hộ lý. Đồng thời còn yêu cầu sự kiên nhẫn, cần cù.

c. Phân loại theo văn bản Nhà nước.

Hình thức đi tập thể: Hình thức này do các doanh nghiệp tổ chức dưới dạng nhận
thầu xây dựng công trình công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, dân dụng… ở nước
ngoài. Hình thức này được thực hiện thông qua các nhà thầu của nước XKLĐ
thắng thầu xây dựng ở ngoài nước. Sau khi đã thỏa thuận trong đó có vấn đề đưa
24

người lao động của nước xuất khẩu (chủ yếu là công nhân lành nghề, cán bộ kỹ
thuật và cán bộ quản lí) sang nước nhận thầu làm việc; về các điều kiện sinh hoạt
như ăn, ở, làm việc, các chi phí khác có liên quan đến lao động thì hai bên thực
hiện hợp đồng. Phía NKLĐ sẽ cung cấp cho bên XKLĐ máy móc, trang thiết bị
làm việc. Khi hợp đồng kết thúc thì lao động về nước.

Hình thức này có ưu điểm sau:

Do việc điều hành và thực hiện dự án chủ yếu là người trong nước do đó ít xảy ra
hiện tượng bất đồng ngôn ngữ trong quá trình làm việc, năng suất lao động được
đảm bảo và nâng cao.

Đưa người lao động đi nhận thầu xây dựng ở nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho
người lao động được rèn luyện, nâng cao tay nghề, tiếp thu trình độ quản lí tiên
tiến trên thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng lao động trên
trường quốc tế. Không những thế khi kết thúc quá trình lao động tại nước ngoài,
lao động về nước sẽ có trình độ tay nghề, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm cao
đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước.

Đi theo cá nhân: Hình thức này do các doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ được
phép đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến nhất
hiện nay. Hình thức này được thực hiện thông qua các doanh nghiệp được hoạt
động chuyên về XKLĐ, hoặc được bổ sung thêm chức năng XKLĐ. Các doanh
nghiệp sẽ phải đào tạo cho người lao động về ngôn ngữ và những kỹ năng sống
cần thiết trước khi người lao động nhập cư. Các doanh nghiệp của Việt Nam
không trực tiếp quản lý những đối tượng lao động này mà là nhiệm vụ của các
đơn vị tiếp nhận người lao động tại nước ngoài.

1.3.2. Các kênh chính của xuất khẩu lao động

Bản chất của hoạt động XKLĐ là tổ chức thực hiện việc “di trú thể nhân có tổ
chức”, hợp pháp, xuất phát từ quy luật cung - cầu sức lao động, được thực hiện
bởi các pháp nhân kinh tế của nước nhận và các nước cử lao động, trên cơ sở:
25

(1). Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về quan hệ cung – cầu lao động. Ví dụ như
Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Kinhdom of Saudi
Arabia trước 1990 là Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

(2). Thỏa thuận giữa Tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính
phủ nước ngoài. Ví dụ như Việt Nam – Nhật Bản.

(3). Thỏa thuận giữa Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính
phủ khu vực ngoài Việt Nam. Ví dụ như Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam
tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội.

(4) Thỏa thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trên cơ sở phù hợp với luật
pháp của hai nước như Vinamotor Việt Nam – Công ty Omni Vương quốc Anh.

(5). Thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam và nhà tuyển dụng nước ngoài
dựa trên các điều khoản quy định tại Nghị định 81/2003 của Chính phủ Việt
Nam, thông tư 22/2003 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

Theo đó người lao động Việt Nam được các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ
cử đi làm việc ở nước ngoài được cư trú có thời hạn hợp pháp tại nước sở tại, và
được hưởng các quyền lợi theo Luật lao động nước sở tại và Hợp đồng lao động
ký giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Di trú thể nhân có tổ chức sẽ
đạt quy mô lớn khi các Đại lý Việt Nam được thực hiên XKLĐ trong khuôn khổ
các thỏa thuận (1), (2), (3). Còn thỏa thuận (4), (5) mang ý nghĩa “đột phá, thăm
dò” nên quy mô thực hiện còn nhỏ.

1.4. Lợi ích và hạn chế của xuất khẩu lao động

1.4.1. Lợi ích của xuất khẩu lao động

Thứ nhất: XKLĐ góp phần tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện ở các khía
cạnh sau: XKLĐ làm tăng thu nhập của người lao động và gia đình họ.

Thực tế, lao động sống tại các nước nhập khẩu lao động cũng khá vất vả, tuy
nhiên điều kiện lao động tại đây thường tốt hơn so với nước XKLĐ. Mức lương
nhận được khi lao động tại nước ngoài cũng cao hơn nhiều lần so với mức lương
người lao động nhận được tại nước mình. Chính điều này làm cho điều kiện và
26

mức sống của người lao động và gia đình họ được cải thiện đáng kể. Hơn nữa lao
động tại nước ngoài chỉ là tạm thời nên người lao động luôn tâm niệm chịu khó
một vài năm để lúc về có đồng vốn thoát nghèo. Theo “Di dân – Một cái nhìn
toàn cầu” của Hồng Hoa đăng trên tạp chí Việc làm ngoài nước, số 3 năm 2005,
kết quả từ một cuộc thăm dò của Richard H.Adam Jr và John Page của Ngân
hàng Thế giới (WB) cho thấy việc di cư lao động ra nước ngoài tại những nước
đang phát triển tăng khoảng 10% sẽ cải thiện được mức sống của 2% số người có
thu nhập dưới 1 USD/ngày.

Vì thế thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về nước đang
trở thành một nhân tố quan trọng không chỉ giúp các cá nhân tự cải thiện cuộc
sống mà còn làm giàu cho gia đình họ tại nước nhà.

Xuất khẩu lao động nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia thông qua nguồn ngoại tệ
và các nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu lao động.

Theo thống kê của WB thì mỗi năm tổng số tiền lao động làm việc ở nước ngoài
chuyển về quê hương đạt 80 tỷ đô la, chiếm 1.3% GDP của toàn thế giới. Ngân
Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) cho biết: trung bình mỗi năm số lao động người
Ấn Độ tại nước ngoài gửi về nước 15 tỷ USD – một nguồn ngoại tệ vượt quá cả
xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm nổi tiếng của nước này. Nhiều nước
đang phát triển ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn tiền của các công dân làm
việc ở nước ngoài gửi về, xem đó như là một nguồn tài chính từ bên ngoài. Tất cả
những hoạt động đầu tư này đều làm cho nền kinh tế của nước họ tiến triển theo
chiều hướng tốt; Nhà nước tăng nguồn dự trữ quốc gia về ngoại tệ, thị trường vốn
hoạt động sôi động và tăng các nguồn thu từ thuế hay các khoản ngoại tệ này
chính là đồng vốn cho việc phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và giải
quyết tình trạng các doanh nghiệp “đói vốn”.

Xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng doanh
thu của các đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động.

Ngày nay, mọi quốc gia đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển
thì XKLĐ tay nghề cao, còn các nước kém phát triển thì chủ yếu là XKLĐ phổ
27

thông tham gia vào các công việc giản đơn, không cần chuyên môn kỹ thuật cao.
XKLĐ không chỉ được xem là chương trình việc làm của mỗi quốc gia mà còn
được coi là chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước, nó không những giảm tỉ
lệ thất nghiệp tại nước đó mà còn nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cho
từng cá nhân người lao động. Dòng lao động di cư (theo hướng XKLĐ) liên tục
chảy không ngừng giữa các quốc gia với nhau. Hàng năm, mỗi quốc gia đang
phát triển có thể xuất khẩu hàng trăm nghìn lao động đi làm việc tại các quốc gia
khác nhau trên toàn thế giới. Từ đó có thể thấy XKLĐ đã giải quyết cho các nước
nghèo bài toán về lao động dôi dư. Không những thế XKLĐ còn làm tăng doanh
thu của các công ty chuyên kinh doanh về XKLĐ. Một phần doanh thu đó lại
chuyển vào ngân sách của nước XKLĐ qua nguồn nộp thuế thu nhập.

Thứ hai: Xuất khẩu lao động góp phần quan trọng thúc đấy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Khi XKLĐ phát triển, sẽ phát triển các ngành dịch vụ như: Các công ty xuất
khẩu, các đơn vị đào tạo – giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, giao thông vận
tải…Công tác xuất khẩu muốn phát triển thì phải có sự đồng bộ trong các khâu,
vì thế khi XKLĐ trở thành một hoạt động thường xuyên thì buộc các ngành có
liên quan phải phát triển để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của nó. Không những thế
nguồn ngoại tệ của các lao động làm việc tại nước ngoài gửi về chính là nguồn
vốn để các ngành này cải thiện và nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn không chỉ
công tác xuất khẩu mà còn thúc đẩy những hoạt động kinh tế - xã hội của đất
nước mình:

Khi XKLĐ phát triển, trình độ tay nghề của người lao động tham gia XKLĐ sẽ
được nâng cao. Trước khi sang nước ngoài làm việc bất cứ người lao động nào
cũng được học ngôn ngữ và nâng cao tay nghề mà mình sẽ phải làm trong thời
gian tới. Với những công việc đòi hỏi tính kỹ thuật cao thì sau khi sang nước bạn,
lao động có thể sẽ được tập huấn và nâng cao trình độ một lần nữa. Trình độ
ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc đối với lao động xuất khẩu. Đây được coi là
một trong những kỹ năng cơ bản mà người lao động cần phải có khi làm việc ở
28

nước ngoài. Một khía cạnh nữa là công tác XKLĐ sẽ giúp chương trình hướng
nghiệp phát triển hơn. Người dân sẽ học cái gì họ cho là phù hợp với năng lực
của bản thân và cái mà xã hội cần chứ không phải cái mà xã hội suy nghĩ.

Thứ ba: XKLĐ góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

XKLĐ phát triển làm cho nền kinh tế trong nước có quan hệ kinh tế với nước
ngoài. XKLĐ là một nhân tố tác động tích cực buộc các nước phải mở cửa thị
trường, quan hệ đối ngoại phải ngày một mở rộng. Việc tìm kiếm thị trường
NKLĐ thúc đẩy Chính phủ mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước. Để có thể
gia nhập vào một thị trường mới, nước đó buộc phải kí kết nhiều điều khoản hợp
tác hay hình thành các quan hệ song phương và đa phương. Chính điều này đã
làm cho quan hệ giữa các nước được hình thành và phát triển. Vì thế các nước
đều mở rộng và ra sức gìn giữ quan hệ thân thiện giữa các nước không chỉ nhằm
mục tiêu chính trị mà còn nhằm mục tiêu kinh tế trong đó có hoạt động XKLĐ,
nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

1.4.2. Hạn chế của xuất khẩu lao động

Tuy XKLĐ có nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó hoạt động này vẫn tồn tại
một số mặt tiêu cực gây khó khăn cho nước XKLĐ.

Tình trạng chảy máu chất xám khi XKLĐ, nhất là XKLĐ chất lượng cao thường
xảy ra. Điều này ngày càng phổ biến khi xuất hiện những dòng xuất khẩu ồ ạt các
y tá, hộ sinh, hay các kỹ sư kỹ thuật cao sang các nước giàu hơn và nó trở thành
một trong những thách thức lớn nhất do di cư quốc tế gây ra hiện nay. Một mặt,
những người lao động lành nghề ngày càng tìm kiếm cơ hội XKLĐ để cải thiện
thu nhập bản thân, nâng cao mức sống gia đình. Mặt khác, điều kiện làm việc tốt
cũng như chuyên môn được trọng dụng, sử dụng đúng lĩnh vực ngành nghề là
một sự thu hút đối với họ.

Từ thực tế lao động chất xám trong nước bị thiếu rất có thể giá thành sức lao
động trong nước sẽ được đẩy cao hơn thực tế, làm gia tăng chi phí sản xuất cho
các doanh nghiệp trong nước một khi họ buộc phải thuê sức lao động có chất
lượng cao tại bản địa hoặc ở nước ngoài do yếu tố công việc, điều đó gây ảnh
29

hưởng trực tiếp đến doanh thu sản xuất của các doanh nghiệp trong nước…
Ngoài ra, nếu không có chính sách, cơ chế quản lí tốt sẽ dẫn đến tình trạng người
lao động bỏ trốn, ở lại nước NKLĐ trái phép hoặc vượt biên trái phép gây ra
nhưng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của quốc gia và quan hệ ngoại giao giữa các
nước.

1.5. Tiềm năng xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

Xu thế của con đường đi lao động nước ngoài đang đươc rất nhiều lao động đang
chào đón. Số lượng người tham gia thị trường này đang dần ngày một tăng lên
bởi do nhu cầu tìm kiếm công việc kiếm tiền hiên nay là rất khó khăn. Do vậy
phương hướng kiếm tiền theo con đường XKLĐ và con đường đi du học là chủ
yếu.

Dân số Việt Nam là tỉ lệ dân số trẻ nhiều, được coi là đang ở tỉ lệ dân số vàng vì
số lượng người ở độ tuổi lao động khá cao. Và không những thế, cùng với việc
xã hội ngày càng phát triển, trình độ học vấn càng được trau dồi, thế hệ thanh
niên ngày càng được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để làm việc tại nhiều môi
trường khắc nghiệt ở nước ngoài. Điều này phải nói đến tiềm năng của các doanh
nghiệp Việt Nam, hoạt động XKLĐ luôn là một trong các hoạt động được Chính
phủ Việt Nam coi trọng và tập trung phát triển. Chính phủ xác định hoạt động
XKLĐ cần tiếp tục phát huy các thành tự vốn có, chuyển mạnh theo hướng chất
lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Vì thế các chương trình đào tạo chuyên
sâu về tay nghê luôn được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng triển khai cho
đừng đối tượng người lao động trước khi đưa họ ra nước ngoài. Không chỉ tự đào
tạo, các doanh nghiệp còn liên kết với các khối, ban ngành khác nhau, tạo điều
kiện thuận lợi, mạnh mẽ và bài bản nhất cho lao động trong nước.

Đặc biệt đối với ngoại ngữ, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mở rộng các lớp
bài bản trau dồi ngoại ngữ cho các đối tượng tham gia xuất khẩu lao động. Mục
đích là giúp họ có một vốn kiến thức nhất định, đủ tự tin để sống và làm việc ở
nước ngoài. Nhờ có việc hỗ trợ giúp đỡ của các doanh nghiệp Việt Nam, người
lao động Việt Nam được đánh giá khá cao trong các thị trường xuất khẩu tiềm
30

năng. Tại Hội thảo, các môi giới và công ty sử dụng lao động đánh giá cao lao
động Việt Nam ở khả năng tiếp thu nhanh, chăm chỉ làm việc, khéo tay. Một số
công ty sử dụng lao động là các công ty của nước ngoài đầu tư khẳng định luôn
coi trọng lao động Việt Nam là tốt nhất trong số lao động nước ngoài tại đây và
sẽ luôn ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam.

Ngày nay, mọi quốc gia đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển
thì XKLĐ tay nghề cao, còn các nước kém phát triển thì chủ yếu là XKLĐ phổ
thông tham gia vào các công việc giản đơn, không cần chuyên môn kỹ thuật cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng dựa vào những đặc điểm này để tìm kiếm việc
làm phù hợp cho người lao động Việt nam. XKLĐ không chỉ được xem là
chương trình việc làm của mỗi quốc gia mà còn được coi là chiến lược phát triển
kinh tế của mỗi doanh nghiệp, Hàng năm, mỗi doanh nghiệp Việt nam đang phát
triển có thể xuất khẩu hàng trăm lao động đi làm việc tại các quốc gia khác nhau
trên toàn thế giới. Từ đó có thể thấy XKLĐ đã giải quyết cho các nước nghèo bài
toán về lao động dôi dư. Không những thế XKLĐ còn làm tăng doanh thu của
các công ty chuyên kinh doanh về XKLĐ. Một phần doanh thu đó lại chuyển vào
ngân sách của nước XKLĐ qua nguồn nộp thuế thu nhập.

Các doanh nghiệp Việt Nam liên tục có những hoạt động mở rộng tìm kiếm, phát
triển thị trường lao động ngoài nước, khám phá đa dạng các ngành nghề khác
nhau cho người lao động Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó là các
hoạt động giao lưu trao đôi, tuyên truyền thông tin XKLĐ với các đối tấc nước
ngoài để tìm những cơ hội tốt nhất cho người lao động Việt Nam.

Hơn nữa, hiện nay có nhiều thị trường XKLĐ đang mở rộng những ngành nghề
mới và tìm kiếm nguồn nhân lực từ ngoài nước, và Việt Nam có khả năng đáp
ứng tốt nhu cầu đưa người lao động đi như điều dưỡng, hộ lý, nuôi trồng thủy
sản, … Chính vì thế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đã
mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho ngành XKLĐ nói chung và cơ hội tìm kiếm
việc làm cho người lao động nói riêng.
31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC


DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, còn gọi là
hợp tác lao động quốc tế hay xuất khẩu lao động bắt đầu từ năm 1980. Khi đó
trong khuôn khổ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và phân công lao động quốc tế giữa
các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa, các nước bạn cần lao động để bù đắp
sự thiếu hụt nhân lực trong phát triển kinh tế đất nước, ta cần bạn giúp đào tạo,
nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động. Cùng
với những biến động về chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước
trên thế giới, cho đến nay hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
của ta cũng có những chuyển biến và phát triển đáng kể, cả về chiều rộng và
chiều sâu. Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể chia ra làm 3
giai đoạn như sau:

2.1.1. Giai đoạn trước 2000: Mở cửa thị trường xuất khẩu lao động

2.1.1.1. Giai đoạn trước 1990 - Hợp tác lao động và chuyên gia

Đây là giai đoạn đầu tiên chúng ta đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thời
kỳ đầu hợp tác lao động giữa nước ta với 4 nước Xã hội chủ nghĩa: (Liên Xô
(cũ), Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari theo hình thức cung
cấp lao động vào làm việc ở các nhà máy, công trường, nông trường ở các nước
bạn. Sau đó ta mở rộng thêm ra hình thức hợp tác lao động và chuyên gia với một
số nước ở Trung Đông, Châu Phi (I - Rắc, Libya, An – ghê - ri, Ăng – gô - la, Mô
– zăm - bích, Công - gô, Y – ê - men, Ma – đa - gax - ca....) trong các lĩnh vực
khoán xây dựng công trình, y tế, giáo dục ...

Hợp tác lao động và chuyên gia của ta với các nước trong giai đoạn này dựa trên
nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua Hiệp định,
thỏa thuận Chính phủ giữa Việt Nam với các nước tiếp nhận lao động. Do đặc
điểm của cơ cấu kinh tế của nước ta và các trong cơ chế quản lý tập trung, bao
cấp nên hoạt động đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài trong
32

giai đoạn này đều do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện từ việc tuyển
chọn, đưa đi, quản lý người lao động ở nước ngoài và làm thủ tục, giải quyết chế
độ cho họ sau khi về nước. Mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong
giai đoạn này nhằm giải quyết việc làm và qua đó đào tạo và nâng cao tay nghề
cho một bộ phận người lao động đồng thời bù đắp sự thiếu hụt nhân lực trong
phát triển kinh tế ở các nước nhận lao động.

Những năm cuối giai đoạn này, theo tinh thần đổi mới nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế
tập trung bao cấp, hợp tác lao động quốc tế cũng đã có những bước đổi mới,
ngoài mục tiêu như trước đây còn có mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Bên
cạnh hình thức cung ứng lao động và chuyên gia do các cơ quan Nhà nước đảm
nhận như trước đây, đã bước đầu hình thành các tổ chức kinh tế cung ứng lao
động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, trực tiếp ký kết hợp đồng và thực
hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu
khoán, đồng bộ (cung ứng lao động từ cán bộ quản lý, kỹ sư, quản đốc đến đốc
công, công nhân).

Trong những năm thực hiện hợp tác lao động và chuyên gia với các nước, Việt
Nam đã đưa được gần 300.000 lượt người đi làm việc ở nước ngoài, trong đó:
244.186 lao động, 7.200 lượt chuyên gia và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa
làm ở nước ngoài. Lao động nữ chiếm 38,38%, lao động có tay nghề chiếm
57,93%. Ngân sách Nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá
Rúp/Đồng Việt Nam năm 1990), hơn 300 triệu USD. Đồng thời, người lao động
và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hoá thiết yếu với trị giá hàng
nghìn tỷ đồng.

Về cơ cấu ngành nghề giai đoạn này, ngành công nghiệp nhẹ có 42,10% lao động
tham gia, ngành cơ khí chiếm 25,48%, ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng chiếm 22,32%, còn lại là lao động thuộc các ngành Công nghiệp thực
phẩm, nông – lâm nghiệp và hóa chất.
33

Bảng 2.1: Lao động đi làm việc ở nước ngoài phân chia theo khu vực và
ngành nghề giai đoạn trước năm 1990

Khu vực và ngành nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số 251.386

Chuyên gia 7.200 2,86

Lao động 244.186 97,14

Phân chia theo khu vực

XKLĐ sang các nước xã hội 234.116 93,13


chủ nghĩa

XKLĐ sang các nước khác 17.270 6,87

Lao động làm việc ở nước ngoài phân chia theo ngành nghề

Cơ khí 64.053 25,48

Công nghiệp nhẹ 105.834 42,10

Hóa chất 7.516 2,99

Công nghiệp thực phẩm 3.193 1,27

Xây dựng và sản xuất vật liệu


56.109 22,32
xây dựng

Nông- lâm nghiệp 5.556 2,21

Các ngành khác 9.125 3,63

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Nguyễn Quang Vinh, Bùi Thị Xuyến (2006) - Giúp bạn lựa
chọn tham gia xuất khẩu lao động - NXB Thanh Niên

2.1.1.2. Giai đoạn 1990 - 2000: mở rộng thị trường xuất khẩu

Đầu thập kỷ 90, do có những biến động về chính trị, kinh tế – xã hội ở các nước
xã hội chủ nghĩa và một số nước đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là sự
34

chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cơ chế kinh tế từ quản lý tập trung, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước nhận lao động
Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh đến hợp tác lao động của Việt Nam với các nước
này. Hình thức hợp tác lao động và chuyên gia như trước đây không còn phù
hợp, đòi hỏi phải được đổi mới một cách toàn diện cho phù hợp với tình hình đất
nước và quốc tế trong giai đoạn này.

Thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng, một loạt
các văn bản pháp quy về xuất khẩu lao động được ban hành. Nổi bật nhất có thể
kể đến Nghị định số 370/HĐBT (ngày 09/11/1991) mở ra cơ chế mới: quản lý
nhà nước tách khỏi hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp,
đơn vị sự nhiệp hoạt động xuất khẩu lao động được hình thành và được cấp giấy
phép để thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động. Đối tượng đi xuất khẩu mở rộng
với cả người có nghề lẫn chưa có nghề.

Trong giai đoạn này thị trường xuất khẩu lao động của nước ta từng bước được
mở rộng từ thời kỳ đầu chỉ có khoảng 10 thị trường đến cuối giai đoạn lên đến
hơn 30 nước và vùng lãnh thổ; số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài
khoảng 10 vạn người, tăng dần hàng năm từ hàng nghìn đến hàng vạn người một
năm; hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng (xây dựng,
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản,
chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp); mức lương và thu nhập của người lao
động cũng đã được tăng dần lên qua các năm, người lao động đi làm việc ở nước
ngoài có thu nhập cao hơn từ 6 đến 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong
nước. Đời sống người đi lao động và gia đình họ được cải thiện, góp phần nhanh
chóng xoá đói giảm nghèo.
35

Bảng 2.2: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
giai đoạn 1990 - 2000

Nữ Không có nghề Có nghề

Tổng số Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tiền gửi về


Năm
(người) (%) (người) (%) (người) (%)

1991 1.022 - - 502 49,12 520 50,88 7.971.600

1992 810 100 12,35 387 47,78 423 52,22 14.289.600

1993 3.960 664 16,77 1.619 40,88 2.341 59,12 45.177.600

1994 9.230 1.563 16,93 4.551 49,31 4.679 50,69 109.200.000

1995 10.050 348 3,46 4.561 4538 5.489 54,62 181.272.000

1996 12.661 1.262 9,97 5.410 42,78 7.251 57,27 249.139.800

1997 18.469 4.295 23,26 9.012 48,80 9.457 51,20 321.205.000

1998 12.000 1.931 16,09 5.822 48,52 6.178 51,48 341.874.000

1999 20.700 2.287 11,05 9.243 44,65 11.457 55,35 404.578.200

2000 31.468 9.065 28,81 15.056 47,85 16.412 52,15 505.950.400

Tổng 120.370 12.459 15,41 56.163 46,51 28.847 53,50 2.180.658.200

Nguồn: Cục Quản lý lao động Ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.

Cũng như giai đoạn trước, trong giai đoạn này, ngành nghề xuất khẩu lao động
của Việt Nam chủ yếu trong ngành công nghiệp (chiếm 55.70%); ngành nông –
lâm nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất thấp (0.22% và 3.49%). Như vậy, ngành
nghề lao động cũng không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước đó.
36

2.1.2. Giai đoạn 2001 – 2010: Xuất khẩu chú trọng đến chất lượng

Giai đoạn 2001 -2010, hoạt động XKLĐ đã thu được nhiều thành tựu đáng kể và
cao gấp nhiều lần so với các thời kì trước. Số liệu được tổng hợp dưới đây sẽ cho
ta thấy điều đó.

Bảng 2.3: Số liệu về tình hình XKLĐ thời kì 2001 – 2010

Số tiền gửi về
Năm Số lao động
(triệu VND)

2001 36.168 689.660.400

2002 46.122 1.400.000.000

2003 75.000 1.578.025.000

2004 68.600 1.485.140.200

2005 70.594 1.498.000.000

2006 85.000 1.625.600.000

2007 80.000 1.687.422.300

2008 87.000 1.752.891.010

2009 75.000 1.548.201.000

2010 85.000 1.700.000.000

TỔNG 708.484 14.964.939.910

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Vào thời kì này chính sách XKLĐ của nước ta đã có phần thông thoáng và mở
rộng được nhiều hơn chính vì vậy mà số lượng người lao động đi làm việc ở
nước ngoài ngày một tăng lên. Riêng năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái
kinh tế toàn cầu nên tình hình XKLĐ bị giảm nhưng không đáng kể.

Thời kỳ này cũng cho thấy sự biến chuyển rõ rệt về cơ cấu lao động có nghề xuất
khẩu. Cơ cấu lao động có nghề cũng đã tăng lên đáng kể so với 2 thời kỳ trước:
37

Bảng 2.4: Thống kê về XKLĐ có nghề và không có nghề thời kì 2001 – 2010

Lao động Lao động


Năm XKLĐ
có nghề không nghề

2001 36.168 18.426 17.742

2002 46.122 26.875 19.247

2003 75.000 33.128 41.872

2004 68.600 42.085 26.515

2005 70.594 43.582 27.012

2006 85.000 56.230 28.770

2007 80.000 52.580 27.420

2008 87.000 59.032 27.968

2009 75.000 58.658 16.342

2010 85.000 65.000 20.000

TỔNG 708.484 460.596 247.888

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Qua bảng số liệu trên cho thấy giai đoạn này nước ta đã chú ý đến XKLĐ có
nghề ra nước ngoài, tỉ lệ không hoàn toàn là 100% nhưng đang từng bước được
nâng lên, theo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam thì đến năm 2010 số
XKLĐ có tay nghề đạt trên 75%. Có thể thấy được công tác XKLĐ ở nước ta
thời kỳ này chú trọng về chất lượng nhiều hơn là số lượng, điều đó cũng dễ hiểu
muốn khai thác hết tiềm năng của các thị trường cao cấp và củng cố chất lượng
tại các thị trường truyền thống thì không còn cách nào khác ngoài đào tạo nghề
cho người lao động.

Do được đào tạo nên cơ cấu lao động cho xuất khẩu của nước ta cũng có nhiểu
thay đổi rõ rệt, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
38

Bảng 2.5: Số liệu về cơ cấu ngành nghề của XKLĐ Việt Nam
thời kì 2001 – 2010

Ngành nghề Số lao động

Công nghiệp 512.520

Công nghiệp nặng 128.920

Công nghiệp nhẹ 383.600

Xây dựng và vật liệu xây


45.896
dựng

Dịch vụ 25.869

Nông ngiệp 21.583

Lâm nghiệp 13.589

Các ngành khác 89.027

TỔNG 708.484

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Cơ cấu lao động xuất khẩu của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Sự chuyển dịch
cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, lĩnh vực là khá rõ, ở thời kỳ này lao động
nước ta tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng. Đặc
biệt các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp đã được các doanh nghiệp nước ta
tập trung khai thác. Sở dĩ các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp có số lao động
nước ta tham gia nhiều là vì những lĩnh vực này không đòi hỏi phải có chuyên
môn kỹ thuật và phù hợp với trình độ lao động của lao động Việt Nam.

2.1.3. Giai đoạn 2010 – nay: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Từ năm 2010 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia tiếp tục được
Chính phủ Việt Nam khẳng định là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát
triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay
nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh các
39

giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên
gia cũng được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phân xây dựng đội
ngũ lao động phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hoá.

Thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp
được tham gia xuất khẩu lao động. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành các
quy định để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác mở thị trường; xây dựng đội ngũ
doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh; tăng cường đào tạo lao
động và chuyên gia xuất khẩu; giảm chi phí cho người lao động; quy định cơ chế
kiểm tra, xử lý vi phạm trong xuất khẩu lao động chặt chẽ hơn… Trong giai đoạn
này, việc xây dựng văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động đã được chú trọng
nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới nhằm tạo ra hệ thống văn bản
pháp luật tương đối đồng bộ, đầy đủ, điều chỉnh được mọi hình thức người lao
động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc
tế, tăng cường được công tác quản lý xuất khẩu lao động và góp phần phát triển
xuất khẩu lao động một cách bền vững trong những năm tới; đồng thời, thủ tục
hành chính trong quản lý hoạt động xuất khẩu lao động đã thông thoáng hơn, cơ
chế kiểm tra, xử lý chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt
động, đồng thời, cũng tăng cường quản lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
lao động làm việc ở nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của
Việt nam trong giai đoạn 2010 đến nay đã đạt được một số kết quả sau:

Tăng số lượng lao động đưa đi làm việc tại các thị trường truyền thống; mở rộng
số lượng thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam: Từ năm 2010 đến hết 8 tháng
đầu năm 2015 đã có hơn một triệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,
trong đó, chỉ riêng 5 năm (từ 2010 đến tháng 8 năm 2015), đã có khoảng 500.000
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bình quân khoảng 104.000
người/năm), chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng
năm, trong đó lao động nữ chiếm 30%. Hiện nay, lao động Việt Nam đang làm
việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại.
40

Hình 2.1Error! No text of specified style in document.: Số lượng lao động xuất
khẩu của Việt Nam từ 2001 đến 08/2015

(Nguồn: Phòng quản lý lao động- Cục quản lý lao động ngoài nước)

Giai đoạn 2015 – 2017 tiếp tục giữ vững kết quả XKLĐ trên 100.000 lao động
của năm 2014. Cụ thể, năm 2015, cả nước có 115.980 lao động đi làm việc ở
nước ngoài (trong đó có 38.640 lao động nữ), vượt 122% so với kế hoạch năm.
Trong năm 2016, số lao động xuất khẩu đạt trên 126.000 người, tăng 8,6% so với
năm 2015. Năm 2017, cả nước có 134.751 lao động xuất khẩu (trong đó, có
53.340 lao động nữ, chiếm 39,6%); vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng
106,7% so với tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016. Đây là
năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt
mức 100.000 lao động/năm.

Xét về ngành nghề của lao động xuất khẩu, một số thị trường có nhu cầu tuyển
dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có
nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ
hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước
ngoài.
41

Nếu như tại thời điểm cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước
khi đi làm việc ở nước ngoài mới đạt khoảng 35%, thì đến nay tỷ lệ này đã đạt
trên 70%. Công tác đào tạo người lao động trước khi đi đã được các doanh
nghiệp quan tâm; hệ thống các trường, trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã
và đang được hình thành, phát triển.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận về
hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động Việt Nam
nhằm tạo khung pháp lý để đưa lao động đi và quản lý, bảo vệ quyền lợi của
người lao động.

Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài được
tăng cường, chú trọng. Hệ thống quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước
ngoài bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, Ban Quản lý lao động hoặc tuỳ viên
lao động/cán bộ chuyên trách quản lý lao động tại Cơ quan đại diện và đại diện
của các doanh nghiệp. Hệ thống các Cơ quan đại diện đã có tại hầu hết các nước
nhận lao động Việt Nam. Ngoài ra, ở các thị trường có nhiều lao động, phần lớn
các doanh nghiệp đưa lao động đi đều có văn phòng đại diện để quản lý lao động,
bảo vệ quyền lợi của người lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh
liên quan đến người lao động.

Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh.
Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền và giúp ngừời lao
động về hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự công khai, minh bạch trong
xuất khẩu lao động; góp phần hạn chế được tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu
lao động.

2.2. Thực trạng XKLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.2.1. Tình hình hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam

Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngày càng tăng theo thời gian. Tính
đến hết năm 2014, số lượng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu
lao động là 228 doanh nghiệp, trong đó năm 2014, 26 doanh nghiệp được cấp
phép. Con số này tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015 là 253 doanh nghiệp.
42

Cho đến hết năm 2017, tổng số doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài là 315 doanh nghiệp, tăng 40% so với năm 2016.

Năm 2017, theo đánh giá của Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (VAMAS)
phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO và Tổ chức Di cư quốc tế IOM, cả
nước có 2 Doanh nghiệp XKLĐ được xếp hạng hạng 6 sao (bao gồm Công ty Cổ
phần phát triển nguồn nhân lực LOD và Công ty Cổ phần xuất khẩu lao động,
thương mại và du lịch), 53 Doanh nghiệp hạng 5 sao, 46 Doanh nghiệp hạng 4
sao, và 05 Doanh nghiêp hạng 3 sao.

Nhiều doanh nghiệp hiện đang rất nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới, hợp đồng
thu nhập cao cho người lao động. Nhưng đối với các thị trường tiềm năng, có
mức thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt thì quy trình, thủ tục, các điều kiện
tuyển dụng, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của những thị trường này rất khắt khe.
Có thể kể đến thị trường Australia, với nhu cầu lao động cho khoảng 170 ngành
nghề khác nhau từ nghề làm bánh, làm tóc, giết mổ gia súc đến chuyên gia kỹ
thuật..., hàng năm nước này cần rất nhiều lao động người nước ngoài ở các dạng
chuyên gia và lao động bán lành nghề. Tuy nhiên để có thể xuất khẩu lao động
sang thị trường này thì cũng đòi hỏi lao động phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn
khá khắt khe. Cụ thể, lao động phải có nghề nghiệp đã được đào tạo cũng như
chứng chỉ hoặc văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc của chủ sử
dụng. Bên cạnh đó, lao động cần phải được xác nhận bằng văn bản của đơn vị mà
lao động đã làm việc trong nước về kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, trình độ
tiếng Anh của lao động phải đạt tiêu chuẩn do Australia quy định (chứng chỉ
được quốc tế công nhận). Đây được coi là điểm yếu nhất của lao động Việt Nam
khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động rất khó tìm được nguồn.

Trong số các doanh nghiệp, có khoảng 30% hoạt động có hiệu quả, đưa đi hàng
ngàn lao động mỗi năm và đang quản lý hàng chục nghìn lao động ở nước ngoài,
50% hoạt động khá. Số còn lại là những doanh nghiệp mới thành lập, đang trong
giai đoạn củng cố, kiện toàn bộ máy làm xuất khẩu lao động nên hiệu quả hoạt
động còn khiêm tốn.
43

2.2.2 Thị trường xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.2.1. Thực trạng thị trường XKLĐ ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ LĐTB & XH
có khoảng 500.000 LĐVN đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó có những nước nhận số lượng lớn LĐVN như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc.

Bảng 2.6: Xuất khẩu lao động của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm

Tổng lao Lao động xuất khẩu theo thị trường


Năm
động XK Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc

2011 81.412 34.998 6.373 15.049

2012 80.320 30.500 8.800 9.200

2013 88.000 46.000 9.600 5.500

2014 106.840 62.018 19.893 6.975

2015 115.980 67.121 27.010 6.019

2016 126.296 68.244 39.938 8.442

2017 134.751 67.000 54.504 5.178

(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

Tuy nhiên, tình trạng LĐVN ở nước ngoài bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng đã ký kết
luôn chiếm tỷ lệ cao so với lao động các nước khác trên cùng một thị trường. Ở
một số quốc gia tỷ lệ lao động xuất khẩu (LĐXK) của VN bỏ trốn có xu hướng
gia tăng, tại Hàn Quốc có thời điểm ở mức trên 40%, đứng đầu danh sách 15
quốc gia có lao động đang làm việc tại Hàn Quốc (tỷ lệ này với các nước khác là
15% - 17%). Đây là lý do khiến năm 2015, VN tiếp tục không đưa được lao động
mới sang thị trường này.

Nhìn lại năm 2017, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số thị
44

trường xuất khẩu lao động chính tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt
Nam cao như thị trường: Đài Loan, Nhật Bản. Trong đó, thị trường Nhật Bản có
sự tăng trưởng vượt bậc với 54.504 lao động (trong đó, có 24.502 lao động nữ),
tăng 36,47% so với năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực
tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người (nhiều nhất trong 15 nước có thực tập
sinh tại Nhật Bản). Đối với thị trường Đài Loan, tổng số lao động đi làm việc đạt
gần 67.000 lao động (trong đó, có 23.530 lao động nữ), chiếm gần 50% tổng số
lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại các thị trường trong năm. Tính đến
hết năm 2017, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan hơn 206.000
người, đứng sau Indonesia, trong đó lao động làm việc trong ngành sản xuất công
nghiệp chiếm trên 87%, dịch vụ xã hội chiếm 13%.

Các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật Bản
nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề.
Một số thị trường châu Âu đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài như:
Rumani, Ba Lan, Na Uy bước đầu có lời mời hợp tác với Việt Nam trong lĩnh
vực y tế, điều dưỡng.

Bên cạnh những thành tích đạt được như vậy thì XKLĐ vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề cần có cơ chế chính sách giải quyết. Đó là nạn người lao động làm việc ở Hàn
Quốc bỏ trốn, nạn lừa đảo người đi XKLĐ để kiếm lợi… vẫn là hiện tượng gây
nhức nhối cho năm 2017.

Theo như Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ cũng đã kiên
quyết “chỉ đạo các đơn vị XKLĐ làm thật tốt, thật chặt. Đơn vị nào làm không
tốt, không được phép tham gia vào XKLĐ”.

Hiện nay, các thị trường lao động ở châu Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
(TQ), Malaixia vẫn là các thị trường truyền thống của Việt Nam. Tổng số lao
động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này chiếm 40% tổng số lao động
Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm
2018, các thị trường này được dự đoán vẫn tiếp tục giữ vững những thị trường
truyền thống.
45

Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động còn mở rộng ra nhiều hình thức: Tu nghiệp sinh
hay thực tập kĩ thuật. Chương trình chia thành hai giai đoạn: “Thực tập kỹ năng
cấp 1” hay còn gọi là tu nghiệp sinh và giai đoạn 2 sau khi hoàn tất giai đoạn 1:
“Thực tập kỹ năng cấp 2” hay còn gọi là thực tập kỹ thuật. Có thể tóm tắt các
quyền lợi, nghĩa vụ và điểm khác nhau của hai giai đoạn thông qua bảng sau:

Bảng 2.7: So sánh các đặc điểm của chương trình TNS và TTKT

Tu nghiệp Thực tập kỹ thuật

Tư cách lưu trú Tu nghiệp sinh Các hoạt động thực tập được xác định

Những quy định về bảo trợ Các luật và các quy Các luật và các quy định về lao động
và giám sát tu nghiệp sinh/ định về xuất nhập (Ngoài các luật và các quy định về
thực tập sinh. cảnh quản lý xuất nhập cảnh)

Chi trả Phụ cấp tu nghiệp Lương trên cơ sở hợp đồng lao động

Mục đích chi trả Trang trả chi phí ăn ở Trả cho người lao động thực tập

Các hoạt động TNKQCV+TNQCV Nâng cao kỹ năng thông qua công việc

Làm thêm giờ Bị cấm Được phép

Bảo hiểm cá nhân Bắt buộc Tự nguyện

Bảo hiểm y tế Không áp dụng Bắt buộc


46

Bảo hiểm tai nạn lao động Không áp dụng Bắt buộc

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Về thu nhập: Thu nhập của người lao động tại một số thị trường chính được trình
bày trong bảng dưới đây

Bảng 2.8: Thu nhập theo ngành nghề tại một số thị trường chính

Thu nhâp ̣ bình quân


Thị trường Ngành nghề
(USD/Tháng)

Công nghiêp ̣ 900-1000

Nhâṭ Bản Vâṇ tải biển 950-1.150

Ngành nghề khác 800-950

Công nghiêp 550-650

Hàn Quốc Vâṇ tải biển 950-1.100

Ngành nghề khác 300-400

Công nghiêp ̣ 300-400

Đài Loan Vâṇ tải biển 300-350

Ngành nghề khác 280-350

Công nghiêp ̣ 270-350

Malaysia Vâṇ tải biển 220-250

Ngành nghề khác 250-320

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tạp chí lao động ngoài nước, số 5/2009 đến số 2/2014
47

Vị trí, vai trò của khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á đối với hoạt động
xuất khẩu lao động của nước ta

Có thể không ngần ngại rằng khu vực Đông và Đông Nam Á là khu vực thị
trường xuất khẩu lao động có tầm quan trọng bậc nhất đối với nước ta hiện nay
và theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, khu vực thị
trường này vẫn tiếp tục giữ vai trog chủ chốt cả trong những năm tới đây.

Thứ nhất, khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường tiếp
nhận lao động đi xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay. Ta có thể dễ dàng nhận
thấy điều này khi xem bảng dưới đây.

Bảng 2.9: Số người đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường
(2013 – 6/2017)

Khu vực thị trường Tỷ lệ (%)

Đông và Đông Nam Á 78,08

Trên biển 10,72

Châu Phi 5,12

Trung Đông 1,18

Các thị trường khác 4,9

Tổng số 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài)

Số lao động Việt Nam đã và đang làm việc tại các thị trường thuộc khu vực này
chiếm đến 78.08% trong tổng số lao động ta đã đưa đi làm việc ở nước ngoài;
trong khi đó, các khu vực thị trường khác nhiều nhất cũng chỉ chiếm đến trên
dưới 10%. Có thể thấy rõ đây là khu vực thị trường tập trung lao động đi xuất
khẩu số một của nước ta hiện nay.

Thứ hai, khu vực thị trường này tiếp nhận lao động của ta với cơ cấu rất đa dạng,
bao gồm cả lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và chuyên gia trong hầu hết
48

các lĩnh vực của nền kinh tế. Chính khu vực thị trường này đã giữ vai trò chủ yếu
tạo nên tính đa dạng trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của ta.

Trong số lao động Việt Nam đưa sang các nước Đông và Đông Nam Á, lượng
lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, lên đến 70%, chủ yếu là lao động tại các
vùng nông thôn. Trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam còn
tương đối phổ biến như hiện nay, như vậy khu vực thị trường Đông và Đông
Nam Á đã góp phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên thông qua con đường
xuất khẩu lao động. Nhiều lao động phổ thông qua quá trình làm việc tại đây,
ngoài việc có được thu nhập đáng kể còn có điều kiện học hỏi để trở thành lao
động có nghề.

Thứ ba, trong số các khu vực thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam, khu
vực Đông và Đông Nam Á có điều kiện gần gũi nhất về địa lý, điều kiện tự
nhiên, nền văn hóa cũng như phong tục tập quán với ta. Trong khi sự gần gũi về
điều kiện tự nhiên, nền văn hóa, phong tục tập quán lại khiến giới chủ sử dụng dễ
dàng chấp nhận lao động Việt Nam vào làm việc, hai bên dễ dàng tìm được tiếng
nói chung trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Lao động Việt
Nam có được nhiều thuận lợi hơn so với các khu vực thị trường khác trong việc
hòa nhập vào đời sống kinh tế xã hội của nước sở tại. Đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng để Đông và Đông Nam Á trở thành khu vực thị trường
xuất khẩu lao động chủ chốt của nước ta.

Thứ tư, khu vực thị trường này tập trung những quốc gia có trình độ khoa học kỹ
thuật vào loại phát triển nhất trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan là những con rồng Châu Á với nền kinh tế có hàm lượng khoa
học công nghệ cao, Malaysia cũng có nền khoa học kỹ thuật rất phát triển. Xuất
khẩu lao động sang những thị trường là cơ hội quan trọng cho phép lao động ta
tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiến tiến nhất.

Thứ năm, đây đồng thời là khu vực thị trường xuất khẩu lao động rất có triển
vọng trong tương lai. Một mặt, triển vọng thể hiện rõ ở nhu cầu lao động nước
ngoài còn rất lớn của những thị trường mà ta đã đưa lao động sang làm việc.
49

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và đặt biệt là Malaysia – thị trường mới mở
gần đây đều có nhu cầu rất lớn về lao động nước ngoài mà lượng lao động đã tiếp
nhận mới chỉ đáp ứng được một phần. Hơn nữa, với đà phát triển kinh tế của
những nước trên, dự báo nhu cầu này còn tăng lên nhiều trong thời gian tới.

Ngoài ra, triển vọng còn thể hiện ở một số thị trường tiếp nhận lao động nước
ngoài có tiếng khác trong khu vực Đông và Đông Nam Á như Singapore hay
Bruney. Tuy trước mắt những thị trường này vẫn chưa chính thức tiếp nhận lao
động của ta (trừ một số ít y tá sang Singapore) song chính chúng ta đang nỗ lực
tiến hành nhiều hoạt động tích cực nhằm xúc tiến tiếp cận tìm cách đưa lao động
của ta sang đây.

2.2.2.2. Một số thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm các doanh nghiệp đã và
đang khai thác

a) Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu lao động rất tiềm năng đối với Việt Nam
nói riêng và các đối thủ khác nói chung. Có nhiều nhân tố khác nhau tác động
đến hoạt động XKLĐ, vậy trong các nhân tố đó, đâu là nhân tố chính ảnh hưởng
tới XKLĐ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản?

Về phía Việt Nam

Hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản là kết quả tất yếu của hợp tác kinh tế
quốc tế giữa hai nước.

Việt Nam- Nhật Bản đã có mối quan hệ hợp tác từ lâu, hai bên không những có
sự đồng thuận cao trong đường lối chính trị quốc tế mà còn có mối quan hệ tác
động qua lại trong kinh tế. Hợp tác trong lĩnh vực XKLĐ giúp quan hệ giữa nước
cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau
hơn, củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Thông qua mối quan hệ đo, hai
nước có nhiều thông tin, tìm được hướng đi chung trong vấn đề cả hai quan tâm,
giảm thiểu các tranh chấp bất đồng không đáng có. Sự đa dạng hoá các quan hệ
hợp tác quốc tế được mở rộng tất yếu dẫn đến sự trao đổi về lao động hai nước để
50

bù đắp nhu cầu xuất phát từ thực tế tình trạng dân số, chênh lệch tiền lương, sự
phát triển công nghệ giữa Việt Nam – Nhật Bản.

Hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản phù hợp với chính sách và quan
điểm của chính phủ Việt Nam.

Việt Nam chủ trương XKLĐ là một hướng đi quan trọng trong giải quyết việc
làm cũng như tăng nguồn thu ngoại tệ, nguồn thu ngân sách…Đặc biệt, thị
trường Nhật Bản được xác định là một trong các thị trường trọng yếu của XKLĐ.
Thị trường này không những tiếp nhận một lượng lớn lao động- giải quyết việc
làm cho một bộ phận không nhỏ lao động Việt Nam mà còn cho nguồn thu ổn
định đối với cả người lao động, doanh nghiệp XKLĐ và cho Nhà nứớc ta.

Nhật Bản là nước có sự tương đồng về phong tục tập quán, có nền sản xuất phát
triển, tác phong của lao động chuyên nghiệp, kỷ luật.

Nhật Bản và Việt Nam đều là các nước Châu Á, do đó, giữa hai nước ít nhiều có
sự tương đồng trong sinh hoạt, các quan niệm trong đời sống thường nhật cũng
như trong công việc: sự kính trọng theo thứ bậc, sự đoàn kết giữa các thành
viên….Hơn nữa, khi lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản sẽ học hỏi
được nhiều kinh nghiệm từ sản xuất của nước này, nhờ đó họ tích lũy them kiến
thức cho bản thân và khi về nước sẽ thành nguồn cung chất lượng cho sản xuất
của nước nhà.

Về phía Nhật Bản

Thứ nhất, nguồn cung lao động trong nước của Nhật Bản không đáp ứng đủ nhu
cầu sản xuất của nền kinh tế. Từ 10 năm trở lại đây, dân số Nhật Bản luôn ở
trong trạng thái tăng trưởng âm. Đây là nền kinh tế có dân số già, dân số hầu như
không tăng trưởng qua các năm, thậm chí còn có dự đoán dân số Nhật bản đến
năm 2055 chỉ còn 97 triệu người.

Tại Nhật Bản, mức sinh ngày càng thấp, lực lượng lao động thiếu hụt, không có
lớp dân số trẻ kế tiếp. Sự già hóa dân số làm giảm khả năng lao động sản xuất
nhất là trong các ngành đòi hỏi thể lực và trí lực. Để đáp ứng nhu cầu về nhân
51

lực, Nhật Bản buộc phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài, trong đó có lao động
từ Việt Nam.

Thứ hai, sau thảm họa sóng thần năm 2011, Chính phủ Nhật Bản phải tập trung
mọi nguồn lực để tái thiết lại các khu vực bị thiệt hại và vực dậy nền kinh tế. Để
đáp ứng nhu cầu này, không chỉ cần có nhu cầu về đầu tư tài chính mà còn cần
đảm bảo nguồn nhân lực. Đồng thời, chuẩn bị cho sự kiện tổ chức Thế vận hội
Olympic vào năm 2020, Nhật Bản cần có nhiều nhân lực hơn nữa (dự kiến Giai
đoạn 2015-2020, Nhật Bản cần 20.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây
dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020). Như vậy, cùng
với sự phục hồi của kinh tế và đón đầu trước sự kiện mới, việc nhập khẩu lao
động để bù đắp và tăng cường cho nguồn cung từ trong nước vốn đã thiếu hụt là
việc làm cần thiết và tất yếu.

Thứ ba, Nhật Bản có mối quan hệ quốc tế lâu đời và ngày càng phát triển với
Việt Nam. Sau khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm
1973, chính phủ Nhật Bản thực thi chính sách đối ngoại theo học thuyết Fukuda,
chủ trương Nhật Bản đóng vai trò cầu nối, tích cực góp phần duy trì hòa bình và
ổn định ở khu vực Đông Nam Á, và tin rằng Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp này. Tháng 11/1992, Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt
Nam, và trong suốt 20 năm sau đó, Nhật Bản không ngừng viện trợ đáp ứng nhu
cầu tái thiết và phát triển của Việt Nam.

Vào những năm 1990, để phục vụ cho việc tái thiết Việt Nam, Nhật Bản đã tập
trung hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng (CSHT) có quy mô lớn như đường xá,
nhà máy điện,v.v…; bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam thực thi chính
sách đổi mới trên phương diện phần mềm như Nghiên cứu về đường lối chuyển
đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
v.v…

Đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, Nhật Bản đã
triển khai hỗ trợ Việt Nam xây dựng và cải thiện cơ cấu tổ chức, phát triển CSHT
và đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
52

Cho đến nay, Nhật Bản đã đóng góp tới 30% trong tổng số 90 tỉ USD vốn ODA
dành cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có xu hướng ưu tiên và
sẵn sàng hợp tác với các đối tác Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản là trên 37,5 tỉ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt mốc 30 tỉ
USD trong năm nay. Quan hệ chính trị tin cậy giữa hai nước ngày càng được
tăng cường, đến nay hai nước đã đạt được khuôn khổ Quan hệ đối tác chiến lược
sâu rộng. Trao đổi văn hoá và giao lưu nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ với
những hình thức rất phong phú, đa dạng. Chính xuất phát từ gốc cơ sở hợp tác
chính trị, kinh tế tốt đẹp đó, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chọn lựa
lao động Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ chính trị Trung Quốc đang
ngày càng xấu đi, các doanh nghiệp Nhật Bản càng ưu tiên lựa chọn lao động
Việt Nam hơn.

Như vậy, có thể nhận thấy, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật
Bản tăng đều qua các năm. Tính đến hết tháng 12/2017, số lượng thực tập sinh
được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ
năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên
hơn 100 nghìn người. Với các điều kiện thuận lợi đã có và nhu cầu sắp tới phục
vụ cho hoạt động kinh tế, văn hóa của mình, Nhật Bản sẽ còn cần nhiều lao động
hơn nữa, điều này càng khẳng định chắc chắn qua trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ
LĐ-TB&XH với Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các DN vừa và
nhỏ Nhật Bản (IMM Japan), lãnh đạo IMM Japan cho biết khi về Nhật sẽ có kế
hoạch vận động các DN Nhật Bản tiếp nhận thêm lao động Việt Nam.

Về ngành nghề: Trước đây, Nhật Bản quy định chỉ có 63 ngành nghề và 116 loại
hình công việc mà lao động nước ngoài có thể tham gia, đến nay con số này đã
mở rộng thành 66 ngành nghề với 123 loại hình công việc. Nhưng lao động Việt
Nam tham gia chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và vận tải biển.

b) Thị trường Đài Loan

Đài Loan là một trong những đất nước phát triển tại Châu Á. Do vậy, để phát
triển các công trình xây dựng và đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước này. Các
53

công ty Đài Loan liên tục gửi các đơn tuyển dụng người lao động đến với Việt
Nam. Với tính chất công việc và mức lương cao phù hợp với người lao động Việt
Nam hiện nay thì xuất khẩu lao động là chương trình xóa đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm tốt cho người lao động.

Đây là một hòn đảo có nền công nghiệp khá phát triển thu hút hàng nghìn lao
động Việt Nam sang làm việc mỗi năm, tính đến năm 2017, có đến hơn 206.184
lao động Việt Nam đang Đài Loan làm việc, trong đó chủ yếu là lao động trong
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ xã hội.

Ưu điểm của XKLĐ Đài Loan: Chi phí đi XKLĐ Đài Loan thấp hơn nhiều so với
các thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,..; Cơ hội cao, dễ trúng tuyển
không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, trình độ và bằng cấp; Có thể gia hạn tối
đa 14 năm; Thời gian chờ bay ngắn, nhanh xuất cảnh; Nhiều nét văn hoá tương
đồng với Việt Nam; Chi phí cuộc sống tại Đài Loan rẻ hơn so với một số nước
khác; Thu nhập khá cao so với Việt Nam.

Tuy nhiên, trong một số năm trở lại đây, kinh tế Đài Loan có xảy ra một số biến
động xấu, gây ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động. Một số
người phải xin chuyển xí nghiệp, bỏ trốn ra ngoài,… thậm chí là bỏ về nước. Mặt
khác, do tình trạng lừa đảo XKLĐ một số lao động bị chủ xí nghiệp vắt kiệt sức
lao động mà không trả lương, hoặc mấy tháng mới trả 1 tháng,…

Ngoài ra, hàng tháng lao động tại Đài Loan còn phải đóng một khoản phí cho
công ty môi giới phía Đài Loan theo quy định của nước này.

Đài Loan là nước phát triển vì vậy tại các ngành nghề lao động chân tay, nặng
nhọc, người dân địa phương không đoài hoài đến mà chủ yếu là lao động nước
ngoài như lao động Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippineses. Bản thân nước
Đài Loan không xuất khẩu lao động sang các nước khác. Loại hình ngành nghề
phổ thông tại Đài Loan chủ yếu là công nhân nhà máy, nhân viên trong các nhà
dưỡng lão, giúp việc gia đình và ngành nghề đánh bắt cá xa bờ.
54

c) Thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc được coi là 1 trong ba thị trường đưa người lao động đi làm việc tại
nước ngoài. Trong đó, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động hàng tháng
lên tới 1.500 USD tương đương với 30 triệu VNĐ.

Trong những năm gần đây, kinh tế Hàn Quốc phát triển vô cùng nhanh chóng,
vươn lên trở thành quốc gia giàu có thứ ba ở Châu Á và đứng thứ 10 trên thế
giới. Bên cạnh đó, Hàn Quốc có những nét văn hóa khá tương đồng với Việt
Nam và cũng có 4 mùa khá rõ rệt.

Như vậy các lao động nước ta làm việc tại Hàn Quốc sẽ dễ dàng hòa nhập với
cuộc sống ở đây hơn, bắt nhịp công việc tốt hơn.

Hiện nay chỉ có 2 nhóm lao động được tham gia dự tuyển XKLĐ sang Hàn Quốc
đó là:

1. Tất cả những lao động đã từng tham gia kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn được tổ
chức vào tháng 12-2013, tháng 5-2014, tháng 8-2015, tháng 3-2016 tại Việt Nam
nhưng hồ sơ dự tuyển đến nay chưa được công ty tiếp nhận lao động phía Hàn
Quốc lựa chọn.

2. Tất cả những lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hoàn thành hợp đồng
trở về đúng hạn và tham gia kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt trên máy tính từ tháng 12-
2013 đến nay. Những lao động hoàn thành hợp đồng từ Hàn Quốc, có thể được
xét hồ sơ để trở lại Hàn Quốc

Ưu điểm: Chi phí đi Xuất khẩu lao động Hàn Quốc thấp hơn so với các thị
trường Châu Âu; Thu nhập cao trung bình từ 1.500 USD/tháng; Môi trường làm
việc đảm bảo, nhiều chính sách ưu đãi dành cho lao động.

Nhược điểm: Chỉ tiêu tuyển dụng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc khá ít;
Người lao động khi có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc phải vượt qua kì
thi tiếng Hàn do Bộ việc làm Hàn Quốc tổ chức.
55

d) Thị trường Lào

Nhắc đến các thị trường lao động xuất khẩu hiện nay có lẽ thị trường mới nổi
nhất phải kể đến Lào. Đây là một thị trường mà ít người ngờ tới nhưng lại là một
thị trường sẽ có tiềm năng trong vài năm tới đây.

Đây là đất nước không giàu tuy nhiên lại là đất nước có nhiều tài nguyên thiên
nhiên và rất có tiềm năng để phát triển đặc biệt là du lịch. Tuy nói Lào là đất
nước nghèo nhưng nền kinh tế Lào cũng có rất nhiều khởi sắc trong những năm
gần đây và Lào còn đang là thị trường lao động mới nổi trong năm 2017.

Cơ hội việc làm ở Lào rất nhiều, là đất nước có tiềm năng kinh tế nên trong giai
đoạn phát triển Lào cần khá nhiều lao động phổ thông và lao động có tay nghề
nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó Việt Nam và Lào có hợp tác rất nhiều
trên phương diện hỗ trợ cũng như đầu tư khiến cho việc sang Lào làm việc rất dễ
dàng.

Ở Lào số lượng cán bộ nhà nước biết tiếng Việt khá nhiều nên để tìm một người
Lào biết tiếng Việt sẽ không khó cùng với có một số lượng người Việt đang làm
việc tại Lào tương đối lớn sẽ hỗ trợ người sang làm việc tại Lào. Vậy tất cả
những thuận lợi trên, đi Lào làm việc với mức lương khá hay tốn nhiều chi phí
hơn để làm việc tại các quốc gia khác lương cũng vậy mà chi phí lại đắt đỏ hơn.

e) Thị trường Malaysia

Malaysia là một thị trường lao động xuất khẩu khá quen thuộc với lao động Việt
Nam. Hàng năm số lượng lao động đăng ký đi lao động tại Malaysia tương đối
nhiều và đây cũng là một thị trường lao động giá rẻ được nhiều lao động Việt
Nam quan tâm.

Malaysia là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, tuy không phải là
một đất nước đứng đầu về kinh tế tuy nhiên Malaysia là đất nước giàu có. Do
phát triển kinh tế nhanh và nhu cầu về lao động cũng cần nhiều dãn đến lao động
từ các nước khác trong khu vực tới Malysia làm việc rất đông. Một nguyên nhân
khác khiến nhiều lao động đến Malaysia làm việc là do yêu cầu không cao và chi
56

phí đi thấp. Hiện nay, do cơ chế mở cửa giữa các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á nên thủ tục hồ sơ đi Malaysia càng dễ dàng hơn.

Malaysia là một thị trường lao động thu hút lao động Việt Nam khá nhiều, mỗi
tháng có khoảng 300 lao động đi XKLD Malysia chiếm một phần nhỏ trong tổng
số lao động Việt Nam ở nước ngoài nhưng lại là một thị trường lao động cực kỳ
quan trọng. Với vị trí kinh tế đứng thứ 29 trên thế giới, Malaysia luôn là một
quốc gia phát triển với rất nhiều cơ hội việc làm dành cho lao động nước ngoài.

Lao động phổ thông đi lao động tại Malaysia chiếm đa số với các đơn hàng xây
dựng và nông nghiệp. Mức lương bình quân khi đi XKLĐ Malaysia là từ 8 – 10
triệu. Mức lương này không cao tuy nhiên với chi phí đi rẻ chỉ bằng 2 3 tháng
lương thì mức thu nhập này hoàn toàn có thể cháp nhận được. Theo quy định của
bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Malaysia không được phép thu quá 1,200 USD/lao động đi Malaysia làm việc.

Theo một thông tin khác, hiện ngoài các đơn hàng thu phí còn có một số đơn
hàng của các công ty lớn tuyển lao động miễn phí hoàn toàn cho lao động ứng
tuyển. Do vậy, tuy Malaysia là thị trường lao động giá rẻ, thu nhập trung bình
nhưng vẫn luôn thu hút lao động phổ thông tới đây làm việc.

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ

Quản lý hoạt động XKLĐ trong doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ
liên quan đến quá trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Những hoạt động đó bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát
và đánh giá điều chỉnh

2.2.3.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất các
chính sách giải pháp sẽ áp dụng để thực hiện các mục tiêu đề ra, từ đó xây dựng
thành bản kế hoạch.

Quy trình lập kế hoạch hàng năm ở các doanh nghiệp XKLĐ được thực hiện từ
dưới lên. Các phòng ban chuyên môn, dựa vào tình hình thực hiện XKLĐ của
57

năm trước, dự báo về tình hình biến động thị trường năm tới,… lên kế hoạch nộp
lên Ban Giám đốc. Ban Giám đốc phê duyệt, tổng hợp thành bản chính thức. Với
cách lập kế hoạch này, con số kế hoạch đưa ra thường sát với thực tế nhưng thiếu
mục tiêu và chiến lược dài hạn. Vì vậy, hiệu quả của công tác lập kế hoạch chưa
cao.

2.2.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động

Tìm kiếm, ký kết hợp đồng XKLĐ: Các doanh nghiệp XKLĐ thường bắt đầu với
việc tăng cường ngoại giao, quan hệ với các cấp chính quyền nước sở tại, các tập
đoàn, các hiệp hội sử dụng lao động nước ngoài, các công ty môi giới để mở rộng
thị trường, tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động.

Hiện nay, có rất ít (35%) doanh nghiệp XKLĐ ký được hợp đồng cung ứng lao
động trực tiếp với đối tác nước ngoài, phần lớn (65%) đều phải qua các công ty
hoặc cá nhân môi giới. Vì vậy, tính rủi ro trong hợp đồng cao, gây thiệt hại, mất
uy tín cho lao động, doanh nghiệp và phía đối tác nước ngoài. Nguyên nhân của
tình hình trên là do công tác marketing duy trì và phát triển thị trường của các
doanh nghiệp còn yếu.

Tuyển chọn lao động xuất khẩu: Tuyển chọn lao động xuất khẩu là quá trình lựa
chọn người lao động đáp ứng yêu cầu đặt ra để tham gia quá trình XKLĐ. Để
công tác tuyển chọn có hiệu quả, các doanh nghiệp phải có kế hoạch chi tiết, có
quy trình tuyển chọn bài bản với các nội dung và hình thức lựa chọn phù hợp, đội
ngũ cán bộ có năng lực và khách quan.

Công tác tuyển chọn của các doanh nghiệp Việt Nam đang được thực hiện qua 3
bước là sơ tuyển (thông báo tuyển dụng, tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn
sơ bộ và kiểm tra sức khỏe), tuyển chọn (phỏng vấn theo yêu cầu của chủ sử
dụng lao động, kiểm tra thể lực và tay nghề, thông báo danh sách tuyển chọn),
sàng lọc sau đào tạo và giáo dục định hướng.

Theo đó, 62.5% doanh nghiệp có kế hoạch tuyển chọn, các doanh nghiệp còn lại
không lập kế hoạch cụ thể mà chỉ thực hiện quá trình tuyển chọn khi có nhu cầu,
do vậy hiệu quả tuyển chọn của các doanh nghiệp không cao. Công tác tuyển
58

chọn trực tiếp ở nhiều doanh nghiệp còn phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất, tính
chủ quan của cán bộ tuyển chọn. Nguyên nhân là chưa xác định rõ tiêu chí tuyển
chọn.

Về hình thức tuyển chọn: các doanh nghiệp tuyển thông qua các trung tâm dịch
vụ việc làm, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các địa phương thông qua
chính quyền cấp xã/phường, tuyển tại các trường dạy nghề, trực tiếp tại công ty
hoặc văn phòng đại diện của công ty, tuyển qua trung gian môi giới. Hình thức
tuyển trực tiếp tại công ty được các doanh nghiệp đánh giá cao vì chất lượng cao
hơn và tiết kiệm chi phí (do không mất phí trung gian). Tuyển qua trung tâm môi
giới được cho là bộc lộ nhiều nhiều nhược điểm nhất như nguy cơ lừa đảo cao,
chi phí tốn kém.

Công tác tuyển chọn của các doanh nghiệp XKLĐ còn tồn tại nhiều vấn đề cần
khắc phục như tuyển chọn ồ ạt, chạy theo số lượng, chất lượng tuyển chọn chưa
cao, không đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Nhiều LĐXK đưa đi nước ngoài
trong khi tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, sức khỏe chưa đáp ứng. Nguyên
nhân là do chưa có kế hoạch tuyển chọn chi tiết, các khâu kiểm tra tay nghề và
sức khỏe chưa tiến hành một cách nghiêm ngặt.

Đào tạo, giáo dục định hướng lao động xuất khẩu:

Mặc dù đã được các doanh nghiệp tập trung đầu tư hơn trước, công tác đào tạo và
giáo dục định hướng ở doanh nghiệp XKLĐ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu
cả về số lượng và chất lượng. Vẫn còn tỷ lệ không nhỏ (15,6%) các lao động qua
đào tạo không được đi XKLĐ (do không đạt yêu cầu). Rõ ràng tỷ lệ này không
những gây tốn kém cho doanh nghiệp, mà còn cả đối với người lao động, đặc biệt
là tâm lý lo lắng.

Về phía người lao động, phần lớn người lao động cho rằng về trình độ tay nghề
(67%) và nội dung giáo dục định hướng (54,5%) có khá hơn trước khi được đào
tạo và giáo dục. Tuy nhiên nhiều lao động cho rằng mặc dù việc đào tạo có tiến
bộ hơn nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về tay nghề (24,5%), chưa đủ
kiến thức và hiểu biết để đáp ứng công việc (45,1%). Đặc biệt là về ngoại ngữ chỉ
59

có 28,9% cho rằng khá hơn trước khi đào tạo, 69,7% ý kiến có tiến bộ nhưng
chưa đáp ứng yêu cầu.

Tình trạng lao động về nước trước thời hạn còn phổ biến. Trong đó, chỉ có 16%
LĐXK tự nguyện xin về trước thời hạn, còn lại là buộc phải về do ngoại ngữ và
tay nghề yếu (49%), vi phạm kỷ luật (12,5%), bỏ trốn (12,5%) và sức khỏe
không đáp ứng (10%). Điều này cho thấy chất lượng lao động qua tuyển chọn
của các doanh nghiệp thấp, đào tạo, giáo dục định hướng chưa đảm bảo. Nguyên
nhân của tình trạng trên là các doanh nghiệp chưa lựa chọn đúng đối tượng đào
tạo và giáo dục định hướng (kết quả của tuyển chọn), nội dung chương trình đào
tạo chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo giáo đục định hướng
còn thiếu kinh nghiệm và yếu năng lực (kỹ năng chuyên môn, pháp luật, ngoại
ngữ,…), cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn
chế.

2.2.3.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ

Các doanh nghiệp đều thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên
việc thực hiện chủ yếu chỉ mang tính hình thức, cán bộ thanh, kiểm tra thường
kiêm nhiệm. Một số doanh nghiệp ban thanh tra chưa có quy chế hoạt động, hoặc
buông lỏng công tác này. Vì vậy, hiệu quả công tác thanh tra chưa cao. Đây cũng
là một nguyên nhân dẫn đến nhiều cán bộ XKLĐ lợi dụng, cấu kết với trung gian
thu phí của người lao động xuất khẩu cao, chất lượng tuyển chọn không đảm bảo,
nội dung chương trình đào tạo - giáo dục định hướng còn sơ sài, tính nghiêm túc
trong các hoạt động đào tạo, quản lý lao động ở nước ngoài chưa cao, các khoản
tài chính chưa rõ ràng,… Công tác xử lý vi phạm chưa thực hiện nghiêm túc.
Chưa gắn thành tích sau thanh kiểm tra với các chế độ lương, thưởng, phúc lợi.
Chế tài xử lý chưa đủ sức ngăn ngừa, răn đe.
60

2.3. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt
Nam

2.3.1. Thành công đạt được

Kể từ khi ký kết thỏa thuận hợp tác về lao động giữa các nước năm 1992, đã có
rất nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại nước ngoài, ví dụ: Đài Loan, Nhật Bản,
Hàn Quốc,… giải quyết một phần nhu cầu việc làm đang ngày càng gia tang tại nước
ta. Dù phải cạnh tranh gay gắt với lao động nhiều nước khác, đặc biệt là Trung Quốc,
nhưng số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường này ngày càng tăng cao. Nhất là
trong hai năm gần đây, lần đầu tiên Việt Nam đưa được gần 20.000 người/ năm sang thị
trường được đánh giá khó tính này. Chỉ sau hơn 20 năm thiết lập mối quan hệ hợp tác
lao động, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc về XKLĐ. Hiện nay,
lao động Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành của các nước Châu Á.

Hình 2.2:1Số lượng XKLĐ sang một số nước từ 2010-2014


(Nguồn: Thống kê XKLĐ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014)

Bên cạnh việc gia tăng về số lượng, ngành nghề cũng có nhiều chuyển biến tích
cực. Trước hết là sự mở rộng về ngành nghề và loại hình công việc tăng từ 63
ngành nghề với 112 loại hình công việc lên 66 ngành nghề và 123 loại hình công
việc. Bên cạnh đó còn có thể kể đến sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề, nếu trước
61

đây đa phần tập trung tại ngành cơ khí, điện tử, dệt may thì nay các ngành xây
dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm cũng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong ba nước đạt được thỏa thuân và đưa được lao
động ra nước ngoài trong ngành điều dưỡng, hộ lý. Dự đoán trong các năm tới
ngành nghề triển vọng sẽ là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, dệt may, điều
dưỡng, hộ lý.

Đặc điểm xuyên suốt trong cả quá trình XKLĐ sang các nước bạn dễ nhận thấy
là thu nhập của lao động luôn được đảm bảo theo đúng hợp đồng đã ký kết và ở
mức cao so với các thị trường khác. Dù không thể so sánh với lao động nước bạn
nhưng mức thu nhập của lao động Việt Nam là khá cao. So sánh với các thị
trường nước ngoài khác thường cao hơn 1,3- 3 lần. Ngoài số tiền tích lũy (trung
bình 720 triệu/người), khi về nước đảm bảo đủ hợp đồng trong cả quá trình làm
việc, lao động nước ngoài còn được Chính phủ các nước hoàn tiền đóng bảo
hiểm theo thời gian làm việc. Ví dụ: Trung bình mỗi năm, lao động Việt Nam tại
Nhật Bản gửi về nước khoảng gần 500 triệu USD - đây là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng với nước ta.

Lao động sang các nước Châu Á có sự chênh lệch rõ ràng về giới và hầu như chỉ
có độ tuổi trẻ từ 19-30 tuổi. Điều này là hoàn toàn hợp lý do yêu cầu đặc thù của
các ngành lao động như xây dụng, cơ khí, lao động nam sẽ có lợi thế nhiều hơn
lao động nữ. Lao động nữ phân bổ chủ yếu tại các nhà máy dệt may, vùng nông
thôn làm nông nghiệp hoặc làm điều dưỡng, hộ lý.

Số lượng doanh nghiệp đưa được lao động sang nước bạn cũng tăng đáng kể, từ
93 doanh nghiệp năm 2005 tăng lên 154 doanh nghiệp vào năm 2014. Các doanh
nghiệp không những hoạt động tích cực để đưa lao động sang nước ngoài mà còn
phối hợp với Chính phủ trong nhiều hoạt động phổ biến quy định, kết hợp quản
lý và 100% đảm bảo hoạt động đúng theo khung luật đã được Nhà nước ban
hành. Các đơn hàng từ nước ngoài có khá đều đặn, yêu cầu rõ ràng nên với thị
trường này, các doanh nghiệp XKLĐ luôn duy trì được hoạt động, thu được
nguồn lợi đáng kể và dễ dàng nắm bắt nhu cầu các công ty đối tác.
62

Bên cạnh các lợi ích kinh tế, lao động xuất khẩu trở về nước cũng đóng góp
nhiều cho quá trình phát triển đất nước, biết tự nâng cao mức sống, trình độ của
bản thân. Kinh nghiệm, quy trình làm việc và các nét đẹp từ văn hóa nước bạn
cũng được các lao động áp dụng trong quá trình lao động và cuộc sống khi trở về
nước.

Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, với tốc độ tăng trưởng như
trên, năm 2018 hứa hẹn sẽ có thêm nhiều cơ hội cho người lao động. Bên cạnh
việc phái cử lao động phổ thông, thì cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ cao
của Việt Nam ngày càng rộng mở.

Những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản, Đức
đang được triển khai khá thuận lợi và được đánh giá tốt từ phía đối tác.

Với xu hướng ổn định thị trường truyền thống và mở rộng đưa lao động vào các
thị trường có thu nhập cao, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Australia, tạo điều
kiện phát triển việc làm an toàn, thu nhập cao cho lao động Việt Nam.

Ngoài ra, một số thị trường như Thái Lan, Arab Saudi… cũng mở ra nhiều cơ hội
mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho lao động Việt Nam. Mới đây, Bản ghi nhớ về
hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa Chính phủ
Việt Nam và Thái Lan đã được ký kết.

Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan không phải trả tiền
môi giới. Khoản tiền này sẽ do chủ sử dụng lao động Thái Lan trả cho công ty
môi giới Thái Lan.

Nhật Bản cũng được dự kiến sẽ là thị trường hấp dẫn nhất do năm 2018 sẽ thực
hiện một số chính sách mới. Cụ thể, Nhật Bản sẽ cho phép lao động được ở lại
làm việc 5 năm, cho phép một số ngành nghề đi làm việc lại lần 2, tăng mức
lương cơ bản thêm từ 25-30 yên/giờ làm.

Đáng chú ý, nếu như các năm trước Nhật Bản dành cơ hội cho những lao động
phổ thông thì năm 2018 này sẽ có nhiều vị trí làm việc cho những lao động trí
thức, tuyển dụng theo chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên với nhiều ưu đãi đặc biệt.
63

Đây là những điểm chính làm cho thị trường lao động Nhật Bản 2018 sẽ rất sôi
động.

Đối với những thị trường truyền thống như Malaysia, cũng đã có hoạt động xúc
tiến để phát triển hơn trong năm 2018.

Ngày 15-12 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia phối hợp với Cục Quản
lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức hội thảo
về các biện pháp duy trì và tăng cường đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại
Maylaysia.

Những năm gần đây, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia sụt
giảm. Nguyên nhân do thu nhập trong nước tăng lên, thu nhập của người lao
động tại Malaysia giảm do đồng Ringgit mất giá.

Để khắc phục những tồn tại thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
nêu rõ, thời gian tới sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Xây dựng những
quy định và điều kiện chặt chẽ về quy định cấp phép để chỉ những doanh nghiệp
thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật
mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài.

Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm và cả các doanh nghiệp
hoạt động kém hiệu quả. Bộ cũng sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp tuyển
chọn lao động thông qua môi giới, cò mồi, thu phí vượt mức quy định hoặc thu
tiền nhưng không đưa được lao động đi, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp không duy trì việc
đáp ứng các điều kiện hoạt động, sẽ thu hồi giấy phép theo quy định của pháp
luật.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Hạn chế về chất lượng lao động Việt Nam:

Nguồn cung lao động Việt Nam dồi dào, nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa
được cao, còn tồn tại nhiều hạn chế.
64

Thứ nhất, lao động Việt Nam hạn chế về trình độ. Số người lao động ở nước ta
đông vì dân số thuộc loại dân số trẻ. Nhưng số lao động đã qua đào tạo nghề, có
trình độ từ cao đẳng trở lên, có nhiều kinh nghiệm làm việc chiếm tỷ lệ rất thấp.
Với thị trường Nhật bản, lao động Việt Nam cũng chủ yếu hoạt động trong các
lĩnh vực ít đòi hỏi trình độ cao. Do đó, mặc dù số người đi xuất khẩu nhiều
nhưng số lượng lao động trình độ cao lại rất hiếm hoi.

Thứ hai, lao động Việt Nam có thể lực ở mức trung bình. Cả hình thể, sức khỏe,
độ dẻo dai chưa đáp ứng được yêu cầu công việc với cường độ cao, cũng như yêu
cầu trong sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng theo yêu cầu quốc tế. Nhất là so
sánh với thanh niên Nhật Bản, nam Việt Nam thấp hơn 8 cm, nữ thấp hơn 4 cm
<nguồn: Tạp chí Khoa học ĐH Quốc Gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, số 4/
2014>.

Thứ ba, lao động Việt Nam ý thức chưa cao, tác phong làm việc chưa đảm bảo.
Phần lớn lao động xuất phát từ nông thôn, dù đã qua đào tạo nhưng họ vẫn chưa
thoát khỏi lề lối làm việc cũ, tính kỷ luật không có, làm việc rề rà, không tuân thủ
quy định.

Cuối cùng, lao động cũng chưa chuẩn bị tốt yếu tố tâm lý khi đi làm ở nước
ngoài, họ khó hoà đồng cùng văn hoá nước bạn, dễ vi phạm pháp luật do thiếu
hiểu biết. Do thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin nên vẫn còn tình trạng người lao động
bị cám dỗ, coi trọng lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích cộng đồng, lợi ích lâu
dài, làm phương hại đến hình ảnh người lao động Việt Nam trên thị trường lao
động quốc tế.

Hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp XKLĐ sang thị trường khác:

Công tác tuyển chọn của một số doanh nghiệp chưa thực sự triệt để theo nguyên
tắc tuyển chọn trực tiếp mà còn tuyển chọn qua trung gian, gây tốn kém cho
người lao động. Nội dung các chương trình đào tạo ngoại ngữ cho các lao động
chưa thống nhất, có tính chất riêng lẻ, manh mún; chưa được sự đầu tư đúng mức
dẫn đến lao động không đáp ứng được khi làm việc trên nước bạn. Lao động ít
65

được cung cấp các hiểu biết về văn hóa, tập tục của nước bạn, dẫn đến bỡ ngỡ ,
khó hòa nhập khi bước vào cuộc sống tại nước bạn.

Công tác quản lý lao động chưa thực sự hiệu quả. Có rất ít công ty tổ chức được
việc nắm bắt thông tin, liên lạc với người lao động để có thể biết kịp thời những
phát sinh xảy ra. Không những thế, còn thiếu các biện pháp quản lý khi lao động
vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, vi phạm pháp luật nước sở tại...Các chính sách hỗ trợ
lao động khi gặp rủi ro ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn cũng không hề
có.

Thêm vào đó, tình trạng có một bộ phận lợi dụng danh nghĩa các công ty đưa lao
động sang nước ngoài để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người
lao động. Thực tế cho thấy, số vụ lừa đảo không những đã tăng lên hàng năm mà
diễn biến của nó cũng hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Trong
trường hợp này người lao động bị thiệt hại nặng nề về tài chính, rất khó có thể
lấy được số tiền đã nộp cho các tổ chức lừa đảo này. Chính vì thực tế đó, nhiều
doanh nghiệp làm ăn chính đáng cũng bị ảnh hưởng khi hình ảnh về hoạt động
tuyển mộ không được người lao động tin tưởng.

Bảng 2.10: Số vụ lừa đảo liên quan tới XKLĐ từ 2015-2017

Năm 2015 2016 2017

Số vụ lừa đảo 43 117 118

(Nguồn: Cục Quản lý Lao động ngoài nước)

Hạn chế về quy định liên quan tới XKLĐ:

Mặc dù đã ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
nhưng đến nay chính sách pháp luật của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Phạm
vi đối tượng điều chỉnh chưa bao quát được các hình thức đưa người lao động đi
làm việc tại nước ngoài. Quy định về điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt
động XKLĐ chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động này trong cơ chế thị trường
đặc biệt là năng lực tài chính của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh trên thị
trường lao động quốc tế và giải quyết các rủi ro có thể gặp phải. Ngoài ra các quy
66

định của pháp luật trong lĩnh vực này mới hầu như tập trung vào quy định quyền
lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp XKLĐ mà ít nhấn mạnh đến trách
nhiệm và nghĩa vụ của người lao động. Hoạt động quản lý giám sát các doanh
nghiệp, tổ chức XKLĐ sang nước bạn còn chưa chặt chẽ, hiệu quả. Các hình thức
phạt chưa đủ nghiêm khắc để răn đe các doanh nghiệp.

Mặt khác, công tác nghiên cứu thị trường cũng chưa được đầu tư đúng mức. Nhà
nước còn chậm hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo lao động. Kết quả là
thiếu lao động chất lượng cao và ngoại ngữ tốt, trong khi thị trường các nước
Châu Á là một thị trường “khó tính” không chấp nhận các lao động tay nghề
thấp, không biết ngoại ngữ. Công tác quản lý lao động ở nước ngoài, công tác
tuyên truyền về XKLĐ, phổ biến về các lợi ích cũng như khó khăn khi lao động
tại thị trường này cũng còn nhiều hạn chế khiến mọi người không có được cái
nhìn đúng đắn đối với hoạt động XKLĐ, không lường trước các trở ngại, khó hòa
nhập vào cuộc sống khi đi làm việc tại nước ngoài.

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hiện tại chưa có cơ chế thuận tiện để người lao động tiếp cận được với
các nguồn tin XKLĐ một cách chính thống. Họ thường tự tìm hiểu qua các
nguồn phi chính thống như thông tin rao trên báo mạng, qua những người đã
từng đi xuất khẩu lao động. Ngoài việc dễ bị lừa đảo vì thông tin từ các nguồn
này không đảm bảo tính xác thực, nếu có đi XKLĐ được họ cũng dễ bị hụt hẫng
vì thực tế không như những gì đã biết. Họ khó có thể cân nhắc được lợi ích sẽ có
và cả những rủi ro khi tham gia lao động xuất khẩu.

Thứ hai, công tác quản lý, thanh tra giám sát các tổ chức có chức năng XKLĐ
cũng gặp nhiều khó khăn do số lượng các tổ chức được cấp phép tăng nhanh.
Hiện nay cả nước có hơn 154 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ sang nước bạn,
các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có
sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các cơ quan Nhà nước, khiến cho tình trạng vi
phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến. Hơn nữa, một số doanh nghiệp còn
bán, cho thuê giấy phép hoạt động chui, khiến cho việc kiểm soát rất khó khăn.
67

Thứ ba, hoạt động quản lý còn yếu kém, thiếu hiệu quả. Ngay tại các địa phương,
hoạt động các doanh nghiệp này ít được kiểm soát, hoạt động của họ hoàn toàn là
tự phát, chỉ khi có các sai phạm xảy ra, có khiếu kiện thì chính quyền mới biết
đến. Thực tế đến lúc này thì thường những doanh nghiệp đã tìm đường thoái lui,
người chịu thiệt hại cuối cùng lại là người lao động.

Các cơ quan quản lý còn tỏ ra thiếu hiệu quả. Các địa phương, nơi có các doanh
nghiệp dịch vụ XKLĐ, đã không nắm bắt được tình hình thực tế nên không biết
được các hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm XKLĐ này. Khi xảy ra
sai phạm rồi, các cơ quan quản lý mới biết. Nhưng thiệt hại đã xảy ra, những
người của các doanh nghiệp dịch vụ đó đã chuyển đi nơi khác (vì hầu hết các trụ
sở là do họ thuê). Cuối cùng, người lao động vẫn là người phải gánh chịu hậu
quả.

Thứ tư, hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung XKLĐ còn hạn chế. Đặc biệt là
trong vấn đề xử lý các sai phạm, quy định chưa hết các vi phạm có thể xảy ra
trong lĩnh vực XKLĐ, nhất là chưa có các biện pháp xử lý cũng như quy định xử
phạt riêng biệt đối với các sai phạm xảy ra tại thị trường nước ngoài, trong khi
đây là thị trường có truyền thống coi trọng chữ “tín” và đòi hỏi kỷ luật cao.. Đối
với các doanh nghiệp, các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn khiến cho việc
tôn trọng pháp luật còn yếu. Mức xử phạt thấp nhất doanh nghiệp phải chịu khi
vi phạm là cảnh cáo, cao nhất là phạt 40.000.000 đồng và dừng hành nghề 06
tháng là chưa đủ tính răn đe cho các sai phạm (theo Nghị định số 144/2007/NĐ-
CP). Đối với người lao động, chưa có cơ chế xử lý mà chỉ đưa ra mức phạt với
từng trường hợp cụ thể, mức phạt lại khác nhau và chưa thực sự thích đáng, nên
nhiều lao động xuất khẩu không thấy được mức độ nghiêm trọng trong sai phạm
của mình.

Thứ năm, một số thị trường các nước Châu Á là thị trường yêu cầu cao về cả
trình độ chuyên môn, tính kỷ luật, trình độ tiếng và có truyền thống lưu giữ nhiều
quy tắc văn hóa đặc thù, một bộ phận lao động Việt Nam được nhận xét không
có sự chủ động tích cực trong việc nâng cao ý thức làm việc, nâng cao chuyên
68

môn, tìm hiểu và tiếp nhận văn hóa nước sở tại. Có tình trạng trên do lao động
Việt Nam đa phần xuất thân từ nông thôn, nên việc học tập nâng cao trình độ và
tiếp nhận các kiến thức cần thiết đã gặp nhiều khó khăn. Nhưng bản thân người
lao động cũng có thái độ chây lỳ, việc học tập chỉ mang tính chất đối phó. Phần
lớn ngưười lao động chỉ có nhu cầu nâng cao thu nhập và đi bằng mọi giá, hiếm
khi nghĩ tới các hệ quả sau này.

Các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp xuất khẩu lao động chủ yếu mới đào tạo
ngoại ngữ và giáo dục định hướng. Các doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề thì chủ
yếu dạy nghề ngắn hạn. Một số ít doanh nghiệp có trường dạy nghề nhưng cũng
không thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng về nghề của thị
trường. Mặt khác, tuyệt đại bộ phận người lao động khi có nguyện vọng đi làm
việc ở nước ngoài đều muốn đi bằng con đường nhanh nhất. Họ không đủ kiên trì
và kinh phí để theo học một khoá chính quy 12-24 tháng trong điều kiện phải tự
túc kinh phí. Như vậy, muốn có một nguồn lao động có kỹ năng nghề cao, phong
phú để có thể tuyển chọn đưa đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu
không thể một mình làm nổi, mà phải trông cậy vào “sản phẩm đầu ra” của hệ
thống dạy nghề.

Các cơ sở dạy nghề (không thuộc doanh nghiệp xuất khẩu lao động) trong những
năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bước đầu về
chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, ngoài một số trường và trung tâm lớn, phần đông
chưa bắt bén được nhu cầu thị trường kể cả về nghề, cấp độ và công nghệ cần
đào tạo nên sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng yêu cầu thị trường ngoài nước. Đào
tạo ngoại ngữ trong trường dạy nghề cũng chưa đáp ứng yêu cầu cho học sinh ra
trường có đủ trình độ đi làm việc ở nước ngoài theo nghề được đào tạo.

Một trong những nguyên nhân chính của tình hình trên là do chưa có sự gắn kết
chặt chẽ, hợp tác chiến lược giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp xuất khẩu lao
động. Sự gắn kết này nếu được thiết lập tốt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả hai
phía. Nhà trường sẽ thực hiện được định hướng thị trường trong đào tạo, có điều
kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới vào đào tạo, nâng chất lượng “đầu ra”
69

và tăng sức hấp dẫn “đầu vào” khi học sinh tốt nghiệp được thị trường ngoài
nước, nhất là thị trường có thu nhập cao, chấp nhận ngày một tăng.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì khắc phục được tình trạng tuyển lao động
theo kiểu “ăn đong” không kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu cả chất lượng
và số lượng, khắc phục được tình trạng mất cơ hội, thị phần và uy tín. Sự cần
thiết và lợi ích của việc gắn kết giữa “nhà tuyển dụng” (doanh nghiệp) và
“nhà trường” (cơ sở dạy nghề) trong việc chuẩn bị nguồn lao động có trình độ kỹ
năng nghề và ngoại ngữ cho thị trường ngoài nước là không thể chối cãi. Tuy
nhiên, sự phối hợp này chỉ thực sự có hiệu quả, bền vững và tháo gỡ khó khăn
cho người lao động khi có sự đóng góp hết sưc quan trọng cua nhà nước.Vai trò
“nhà nước” ở đây chính là “bà đỡ” tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó
đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của
nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của
xuất khẩu lao động cho xã hội.

Thứ sáu, chúng ta chưa tạo được một cơ chế thuận lợi để người lao động tiếp cận
được với các nguồn thông tin về các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Vì
thế, người lao động thường chỉ tìm hiểu thông tin thông qua những người quen
biết, những người đã đi làm ở người ngoài trở về và không ít những trường hợp
phải nhờ “cò” mồi với nhiều thông tin không chính xác. Sự thiếu thông tin khiến
cho những người lao động dễ bị lừa đảo và không cân nhắc được hết các lợi ích
và rủi ro cho mình.

2.3.3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện thực trạng xuất
khẩu lao động

2.3.3.1. Kinh nghiệm từ Philippineses

Hằng năm Philippines đưa trung bình khoảng 900.000 lao động với tay nghề
khác nhau đến 165 quốc gia trên toàn thế giới. Philippineses xác định XKLĐ là
mũi nhọn kinh tế của đất nước này. Chính phủ Philippineses đã phê chuẩn Công
ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư và đạt được tới 60 thỏa
thuận với 50 quốc gia trên thế giới.
70

Chương trình di cư lao động của Philippineses bắt đầu từ năm 1974 với sự ban
hành Bộ luật Lao động Philippineses. Bộ luật này được coi là thay thế tạm thời
để giải quyết tình trạng thất nghiệp cao của đất nước. Sau đó tháng 6 năm 1995,
Philippineses cho ban hành đạo luật người Philippineses ở nước ngoài và Lao
động di cư. Bên cạnh các quy định khác, chính sách mới còn nhằm vào việc cung
cấp một tiêu chuẩn bảo vệ cao hơn đối với những người lao động Philippineses
ngoài nước và gia đình họ.

Quy định tuyển dụng: Việc tuyển chọn những người lao động Philippines nói
chung chỉ được tiến hành thông qua các văn phòng tuyển dụng đã được cấp phép
bởi Chính phủ. Điều này cho phép Chính phủ Philippines đưa vào đó các luật lệ
và quy định đối với việc tiến hành tuyển dụng và đặt ra các điều khoản việc làm
chuẩn và các điều kiện của công việc. Nếu bị phát hiện hoạt động không có giấy
phép, họ sẽ bị đưa ra tòa vì vi phạm các luật lệ và quy định đối với việc tuyển
chọn lao động đi làm việc ngoài nước.

Người lao động có thể tự mình tìm được các công việc thông qua hợp đồng trực
tiếp với các chủ sử dụng lao động, không cần có sự can thiệp của văn phòng môi
giới. Trong trường hợp này, họ cần phải có đủ hồ sơ làm việc trực tiếp với Cục
việc làm ngoài nước của Philippines (POEA) và sẽ không phải trả chi phí tuyển
dụng hoặc chi phí sắp xếp công việc.

Để bảo vệ người lao động hơn nữa, Chính phủ Phillippin cũng thông qua một hệ
thống có tổ chức về việc thẩm định hợp đồng lao động và rèn luyện kĩ năng cho
người lao động. Cụ thể:

Thẩm tra các văn bản về thuê lao động: Các văn phòng lao động ngoài nước của
Philippines ở nước ngoài thẩm tra các hợp đồng thuê lao động, kiểm tra các điều
khoản và các điều kiện có hợp lí trong tiêu chuẩn tối thiểu hay không cũng như
thẩm định sự tồn tại của các chủ sử dụng lao động, công ty, dự án. Khi việc thẩm
định đã hoàn thành, các chủ sử dụng lao động nước ngoài sẽ quan hệ với đối tác
của họ là các văn phòng tuyển dụng lao động ở Philippines.
71

Hồ sơ của người lao động: Người lao động phải có giấy phép chứng nhận đủ sức
khỏe để làm việc ở nước ngoài của cơ quan y tế (theo tiêu chuẩn của nước nhận
lao động) hoặc ít nhất là của Bộ y tế Philippines. Họ cũng được yêu cầu phải
trình hợp đồng thuê lao động có sự phê chuẩn của POEA.

Những người lao động đã hoàn thành các thủ tục pháp lý của Chính phủ được
cấp thẻ ID điện tử. Thẻ điện tử này cũng được dùng như một thẻ hội viên của
Cục phúc lợi xã hội viên của cục phúc lợi xã hội cho người lao động ngoài nước
(OWWA) và có thể được sử dụng cho sự quản lý của Chính phủ, chuyển tiền
quốc tế và thanh toán.

Giáo dục định hướng cho người lao động: Thông qua giáo dục định hướng người
lao động sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin để trang bị cho mình trước mọi sự
lạm dụng. Trong suốt quá trình giáo dục định hướng, người lao động được cung
cấp các thông tin về đất nước mà họ sẽ đến, thực tế tại nơi làm việc, những việc
nên làm và không nên làm, địa chỉ liên lạc của các cơ quan đại diện của
Philippines khi cần thiết…

Các sự trợ giúp tại chỗ: Các Đại sứ quán Philippines ở nước tiếp nhận lao động
đã có nhiều biện pháp để bảo vệ người lao động, góp phần làm cho cuộc sống
của họ dễ chịu hơn. Có tới 250 cán bộ lao động chuyên trách tại các nước tiếp
nhận lao động. Nhiều chủ sử dụng lao động cung cấp các phương tiện vui chơi
giải trí hoặc thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho người lao động Philippines.

Những kế hoạch xảy ra bất ngờ: Để đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra
(tương tự như cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc), các Đại sứ quán Philippines đều cử
những điều phối viên thực hiện các kế hoạch khi có tình huống bất ngờ xảy ra đối
với lao động của họ ở nước sở tại.

Các chương trình tái hòa nhập: Ở Philippines việc tăng cường lợi ích và trợ cấp
xã hội cho người lao động ngoài nước không dừng lại ở thời điểm mà những
người lao động kết thúc công việc của họ ở nước ngoài. Quyền lợi của họ được
tiếp tục khi họ trở về nước với một chương trình tái hòa nhập hoàn chỉnh của
Chính phủ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở về và tái hòa nhập của những
72

người lao động, Chính phủ đưa ra các chương trình và các sự trợ giúp khác nhau
về sinh kế và phát triển nghề nghiệp, tiết kiệm và đầu tư, đào tạo, tín dụng và tài
chính vi mô, nhà ở và các chương trình liên quan.

Sinh kế và phát triển nghề nghiệp: Bộ Thương mại và Công nghiệp, thông qua
Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra các dịch vụ phát triển nghề
nghiệp cho những người lao động muốn lựa chọn để trở thành những người phụ
trách trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiết kiệm và đầu tư: Để tối đa hóa các khoản tiền kiếm được và sử dụng một cách
có hiệu quả tiền gửi mà những người lao động Philippines kiếm được một cách
vất vả, các tổ chức tài chính và ngân hàng đưa ra các chương trình đầu tư mà sẽ
mang lại nhiều lợi ích tài chính hơn đối với những người lao động và gia đình họ.

Tín dụng và tài chính vi mô: Chính phủ đưa ra các khoản vay sinh kế đối với các
gia đình, các khoản vay hồi cư. Chính phủ cũng đặt quan hệ với các tổ chức phi
chính phủ trong việc tạo những điều kiện dễ dàng về tín dụng và sinh kế cũng
như đào tạo người phụ trách đối với những người lao động Philippines.

Hơn nữa, các chương trình tái hòa nhập xã hội cũng được đưa ra đối với những
người lao động về nước nhằm bù đắp những tổn thương về mặt xã hội, tổn
thương về mặt tình cảm và về tâm lý gây ra bởi quá trình làm việc ở nước ngoài.

2.3.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về XKLĐ

Thái Lan bắt đầu XKLĐ từ những năm 1970, khi ở Trung Đông “bùng nổ” xây
dựng công trình khai thác dầu lửa. Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở
nước ngoài tăng dần lên qua các năm, đặc biệt trong những năm 1990 trung bình
hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 lao động ra nước ngoài làm việc,
trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lượng tiền chuyển về nước của người lao
động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm
1997 lên gần 60 tỷ Bath/năm trong năm 1998 và 1999.

Đào tạo lao động xuất khẩu


73

Với nhận thức lao động sẽ góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nước,
từ nhiều năm qua Chính phủ Thái Lan đẩy mạnh và đầu tư hoạt động XKLĐ. Bộ
Lao động – Xã hội Thái Lan thành lập các trung tâm tư vấn về pháp lý và đưa ra
các chính sách về vay vốn cho lao động xuất khẩu đặc trách và đào tạo cho lao
động trước khi đi. Chính phủ Thái Lan giao cho Bộ Lao động – Xã hội phối hợp
với Bộ Giáo dục để mở rộng các hoạt động đào tạo cho lao động xuất khẩu.
Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra các chương trình khung về đào tạo lao động
xuất khẩu cho các lĩnh vực khác nhau và khuyến khích các khu vực tư nhân, các
công ty cung ứng và các trung tâm đào tạo, tổ chức việc đào tạo theo chương
trình khung của Chính phủ. Với mô hình này, Thái Lan luôn chủ động về nguồn
lao động xuất khẩu cho mọi thị trường có nhu cầu.

Cơ cấu lao động xuất khẩu của Thái Lan:

Phần lớn lao động của Thái Lan ra nước ngoài làm việc chủ yếu là lao động
không nghề có trình độ tiểu học làm các công việc có tay nghề thấp, chiếm
khoảng 50% lượng lao động xuất khẩu. Người đi xuất khẩu lao động chủ yếu là
đi từ khu vực nông thôn nhiều nhất là từ khu vực Đông Bắc Thái Lan nơi cuộc
sống còn nhiều khó khăn. Các công việc họ làm như nghề may, lắp ráp điện tử,
giúp việc gia đình và xây dựng.

Thị trường XKLĐ chính của Thái Lan tập trung tại khu vực Đông Á (chiếm đến
68.7% tổng số lao động đi XKLĐ của nước này). Khu vực Trung Đông tập trung
ít lao động tuy thị trường được khai thác khá sớm, nhưng thật sự đây vẫn được
coi là thị trường giàu tiềm năng cho Thái Lan khai thác.

Chính sách xuất khẩu lao động của Thái Lan

Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ. Sau đó lập văn phòng quản lý
việc làm ngoài nước thuộc Tổng cục Lao động – Bộ nội vụ; giám sát hoạt động
của các công ty tuyển lao động tư nhân, xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện làm việc
và bảo vệ lao động ở nước ngoài. Ban hành các đạo luật bảo hộ, tuyển lao động.

Hiện nay ở Thái Lan có khoảng 200 công ty tư nhân và đặc biệt có 3 ngân hàng
chuyên cho vay với lãi suất thấp để đi XKLĐ. Ngoài ra Chính phủ cũng theo dõi
74

hoạt động của những công ty nhằm tránh sự lừa đảo từ phía các công ty, có các
biện pháp chống lao động vi phạm hợp đồng.

Chính sách việc làm ngoài nước được áp dụng theo 3 tiêu chuẩn sau: (1) Lao
động chuẩn bị ra nước ngoài làm việc phải được nâng cao tay nghề ở nhiều
ngành nghề để họ có thể sử dụng kinh nghiệm nhằm đảm bảo cuộc sống của họ ở
nước ngoài đồng thời đáp ứng được công việc tiêu chuẩn quốc tế; (2) Lao động ở
nước ngoài sớm được đảm bảo có thu nhập khá đầy đủ và được hưởng những
phúc lợi của nước tiếp nhận lao động và (3) lao động ở nước ngoài phải có tiêu
chuẩn sống phù hợp với môi trường và cuộc sống ở nước tiếp nhận và khi trở về
nước phải đảm bảo cuộc sống khá hơn trong nước.

Các biện pháp nhằm bảo vệ lao động Thái Lan ở ngoài nước.

Luật bảo vệ tuyển dụng lao động và tìm kiếm việc làm năm 1985 đã đưa ra các
quyền bảo vệ lao động Thái Lan khi ra nước ngoài làm việc cụ thể như: Thái Lan
có qui định cụ thể về mức lương tối thiểu tại các nước nhận lao động của mình;
hay đòi hỏi bắt buộc tất cả lao động trước khi đi ra nước ngoài phải tham gia
khóa học định hướng miễn phí trước khi xuất cảnh của Cục việc làm – Bộ lao
động.

Khóa học này nhằm chuẩn bị cho người lao động nắm được kiến thức cơ bản về
văn hóa, điều kiện sống, hợp đồng lao động, lương và các quy định liên quan đến
người lao động cũng như quyền lợi và các phúc lợi khác của họ. Ngay khi lao
động đến nước nhận lao động, người lao động phải đến Đại sứ quán Thái Lan ở
nước nhận lao động để khai báo tên và địa chỉ để được giúp đỡ và được bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình. Đồng thời Cục việc làm – Bộ lao động cũng có các
biện pháp nhằm giám sát các hoạt động của các đại lý tuyển dụng.

Một biện pháp nữa mà Thái lan sử dụng nhằm bảo vệ lao động của mình tại nước
ngoài đó là hợp tác với nước tiếp nhận lao động. Bộ lao động Thái Lan xúc tiến
việc ký kết các văn bản thỏa thuận song phương với các nước nhận lao động.
Mối quan tâm chính trong bản thảo thuận là lao động Thái Lan phải được bảo vệ
75

theo luật pháp của nước nhận lao động cũng như những quyền lợi của lao động
được đảm bảo khi giải quyết các vụ việc phát sinh.

Chủ trương trong xuất khẩu lao động của Thái Lan.

Đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu để phù hợp với thị trường lao động hiện
tại đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Chính phủ Thái Lan cũng ưu tiên, ủng hộ các
chính sách về thị trường lao động ngoài nước một cách tích cực, tạo việc làm và
phát triển nguồn nhân lực trong nước.

Biện pháp phòng vệ.

Thành lập Trung tâm tìm kiếm việc làm để phục vụ những người muốn tìm kiếm
việc làm ngoài nước, trang bị cho họ những kiến thức về quy trình tuyển dụng
như kiểm tra sức khỏe, nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng.
Cục việc làm cũng đưa ra các nguyên tắc đối với đại lý tuyển dụng và chủ tuyển
dụng phải sử dụng Trung tâm này để tuyển lao động ra nước ngoài làm việc.

Hình thành một cơ quan dịch vụ việc làm ngoài nước nhằm kết hợp giữa những
khu vực tư nhân và công cộng được liên kết với nhau trong quá trình đưa lao
động ra nước ngoài làm việc. Cơ quan này bao gồm những thành viên của Bộ
Lao động, Bộ Ngoại giao, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Học viện tài chính và
Ngân hàng thương mại, bệnh viện, hàng không, trường đào tạo kỹ năng nghề và
một số ngành khác. Mục đích của cơ quan này là tư vấn để lao động Thái Lan tự
xử lý nhanh tình huống trong thời gian ở nước ngoài.

Biện pháp mạnh.

Các trung tâm đặc biệt được thành lập nhằm điều chỉnh và xử lý những đại lý
tuyển dụng có hành vi lừa đảo người lao động ra nước ngoài làm việc. Các trung
tâm này được đặt tại 36 tỉnh, đặc biệt ở miền Bắc và Đông Bắc nơi có số lượng
lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài có tỷ lệ khiếu kiện cao trong các vấn
đề tìm việc làm ở ngoài nước.

Cục Việc làm cũng ban hành những quy định tăng tiền đặt cọc đối với những đại
lý tuyển dụng để đảm bảo rủi ro trong việc tìm kiếm việc làm. Tiền đặt cọc của
76

các đại lý tỷ lệ tương đương với số lao động ra nước ngoài của các đại lý. Cục
việc làm cũng ra các hình thức phạt thu tạm thời hoặc rút giấy phép của các đại
lý vi phạm quy định của nghành xuất khẩu lao động.

2.3.3.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Bắt đầu từ năm 1985, chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích lao động đi
xuất khẩu, nhất là các vùng nông thôn nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao. Tính đến nay,
Trung Quốc đã xuất khẩu lao động đến 117 nước trên thế giới. Thị trường lao
động hướng đến cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao.

Tuy nhiên để được đi XKLĐ, yêu cầu người lao động phải trải qua quá trình đào
tạo trong 3 tháng và bắt buộc có 1 người hoặc tổ chức đứng ra bảo lãnh. Các đại
lý, công ty XKLĐ phải được Bộ Lao động và đảm bảo xã hội cấp phép. Điều
kiện bắt buộc với các công ty và đại lý này là phải có trụ sở rộng ít nhất 300m2
và có chứng nhận ISO 9000. Các tổ chức phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới
quyền lợi người lao động. Hình phạt nếu vi phạm các quy định cao nhất có thể
truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động XKLĐ và không gây thiệt hại cho người
lao động, việc quản lý công tác XKLĐ được chia thành nhiều cấp nhỏ trực thuộc
các cấp cao, mỗi cấp nhỏ lại có thêm các quy định riêng cho phân khúc của mình
bên cạnh việc tuân thủ quy định chung của luật pháp. Ví dụ: trực thuộc dưới Bộ
có các hiệp hội ngành nghề, dưới các hiệp hội là nhóm điều phối thị trường,
ngành nghề khác nhau.

2.3.3.4. Bài học cho Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm các nước

Thiết lập môi trường pháp lý, định hướng rõ ràng cho hoạt động XKLĐ. Cũng
như các hoạt động kinh tế khác, hoạt động XKLĐ liên quan tới nhiều mặt của đời
sống xã hội, mang lại cả lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực. Xác định được
phương hướng phát triển, vị trí của hoạt động này trong nền kinh tế, xây dựng hệ
thống pháp luật để XKLĐ đi đúng định hướng sẽ giúp phát huy lợi ích và hạn
chế các ảnh hưởng xấu. Cả ba nước Phillipin, Thái Lan và Trung Quốc đều có
định hướng rõ ràng, xác định XKLĐ là một ngành kinh tế quan trọng của đất
77

nước. Để đảm bảo cho chủ trương này được thực hiện thông suốt, Chính phủ các
nước này ban hành đầy đủ hệ thống pháp luật có liên quan. Các bộ luật có quy
định chặt chẽ, minh bạch, đồng bộ nhưng cũng hết sức thông thoáng, tạo quyền
chủ động cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế, khung hoạt động chung cho XKLĐ. Hoạt động XKLĐ muốn
hiệu quả cần có sự đồng bộ trong các khâu và giữa các cấp: từ tuyển chọn, đào
tạo, đưa người đi, quản lý lao động ngoài nước, tiếp nhận lao động khi về nước.
Có thể nhận thấy dù cách thức tổ chức XKLĐ của ba nước có khác nhau nhưng
đều có điểm chung có sự liên kết chặt chẽ từ Trung ương xuống địa phương.
Trong tất cả các khâu đều có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cũng chú trọng
xây dựng các cơ quan quản lý tương ứng. Đặc biệt, các chương trình đào tạo,
quyền lợi và nghĩa vụ đều được công bố công khai, muốn được đi XKLĐ, người
lao động buộc phải trải qua các khóa đào tạo theo đúng quy định. Điều này
không những tạo thuận lợi cho người lao động trong quá trình đi xuất khẩu mà
còn giúp người lao động xác định trước được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của
mình từ đó hạn chế việc bị lừa đảo, ăn bớt tiền lương…

Tích cực chủ động nắm bắt, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, tạo thương hiệu
riêng cho XKLĐ. Nắm bắt thông tin là yếu tố cơ sở, là khâu quan trọng trong việc
đưa ra các dự báo, xác định hướng đi mới kịp thời khi thị trường luôn có nhiều
biến động. Cả ba quốc gia trên bên cạnh việc xây dựng trung tâm thông tin quốc
gia về vấn đề lao động mà còn có đầu mối quan trọng trong củng cố mối quan hệ,
cung cấp thông tin kịp thời là đại diện lao động tại các thị trường XKLĐ. Ngoài
ra ba nước này còn chủ động xây dựng chương trình đào tạo lao động với các
quy định nghiêm ngặt, bám sát nhu cầu của từng thị trường riêng, từ đó nâng cao
chất lượng lao động xuất khẩu, tạo uy tín, xây dựng thương hiệu cho XKLĐ đôi
với thị trường nhập khẩu lao động.

Có chính sách hậu XKLĐ tốt. Hoạt động XKLĐ muốn hiệu quả phải đảm bảo
được tâm lý cho lao động trong quá trình làm việc tại nước bạn, ngoài các yếu tố
như môi trường sống, điều kiện làm việc, đảm bảo thu nhập…người lao động
78

luôn thấy lo ngại về vấn đề tái hòa nhập sau khi kết thúc XKLĐ. Đội ngũ lao
động đã từng làm việc tại nước ngoài không những được đào tạo trước khi đi mà
còn tiếp nhận những tiến bộ trong tác phong làm việc, tích lũy nhiều kinh nghiệm
hữu ích; đo đó đây là nguồn lao động quý cho hoạt động sản xuất phát triển kinh
tế khi trở về nước, Nhận thức rõ được điều này, cả ba nước trên đều có chế độ tái
hòa nhập hậu XKLĐ hiệu quả như xây dựng các quỹ phúc lợi, bảo hiểm, ngân
hàng cho vay và tiết kiệm, thiết lập mạng lưới tái hòa nhập, cho mượn chỗ ở tạm
thời, thậm chí ngay cả đời sống của người thân, gia đình của các lao động xuất
khẩu cũng được quan tâm.
79

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1 Triển vọng và mục tiêu của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp
Việt Nam

3.1.1. Triển vọng của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

Chính phủ Việt Nam có mối quan hệ hợp tác với các nước Châu Á – khu vực chủ
yếu mà nước ta hợp tác trong lĩnh vực XKLĐ. Hoạt động XKLĐ của các doanh
nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành được thời gian khá lâu, tạo được vị thế của
riêng mình so với các nước bạn. Lấy ví dụ: Năm 2010, số lượng lao động Việt
Nam tại Nhật Bản chỉ chiếm 4-5 % trong tổng số lao động nước ngoài tại nước
này, khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là trên 77%, Indonesia là trên 9%, Philippines
khoảng 5,4%. Đến năm 2014, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Trung
Quốc. Hơn nữa Thị trường Nhật Bản là một thị trường đã xuất hiện từ lâu, việc
xuất hiện thêm các dối thủ tiềm tàng mới là rất khó có thể xảy ra.

Dân số Việt Nam thuộc loại dân số trẻ, do đó Việt Nam có nguồn cung lớn cho
XKLĐ. Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên
thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã bước vào
thời kỳ "Cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ thanh-thiếu niên cao nhất trong lịch sử của
Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Đây không
những là nguồn cung lao động dồi dào cho hoạt động sản xuất trong nước mà còn
dư thừa để có thể XKLĐ sang nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp XKLĐ
nhiều và hoạt động khá hiệu quả. Nếu như năm 2010, chỉ có 167 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ thì đến năm 2015 con số này đã là 253 doanh
nghiệp (trung bình mỗi năm tăng 10%). Trong đó theo báo cáo đánh giá năm thứ
2 thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN) cho các doanh nghiệp cung ứng lao
động, số doanh nghiệp thực hiện xuất sắc chiếm đến 92%, 8% doanh nghiệp thực
hiện tốt, không có doanh nghiệp loại trung bình.

Ngày càng có nhiều chính sách quy định rõ ràng về việc thi hành cũng như các
chính sách hỗ trợ, đầu tư cho XKLĐ. Với việc ra đời Luật người lao động Việt
80

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn đã tạo
hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp
với thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh
nghiệp và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên bộ luật
này còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế có nhiều biến động.

Tuy vậy, một số điểm yếu sau cũng ảnh hưởng tới triển vọng trong ngành XKLĐ
của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chất lượng lao động chưa thực sự cao cả về trình độ, tác phong làm việc, kỹ
năng sống. Mặc dù năng suất lao động của VN trong những năm qua đã được cải
thiện đáng kể, tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình
của các nước là không đổi như trong giai đoạn 2007 - 2012 thì phải đến năm
2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippineses, đến năm 2069
mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan. Đáng chú ý là nếu so với Trung
Quốc và Ấn Độ, năng suất lao động của nước ta tăng chậm hơn. Cụ thể, vào năm
1994 năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 1,3 lần; đến năm
2013 tăng lên 2,8 lần. Giữa Ấn Độ và Việt Nam, con số này tăng từ 1,6 lần lên
1,7 lần. Đây đều là các đối thủ của ta trên thị trường XKLĐ. Ngoài ra, đã từng có
giai đoạn lao động của ta vi phạm luật khá nhiều gây nên hình ảnh và ấn tượng
xấu. Nguồn cung còn chưa đa dạng về chất lượng, các ngành nghề, các hình thức
XKLĐ. Đặc biệt với các ngành nghề đòi hỏi trình độ cao nước ta chưa đáp ứng
được nhu cầu của nước bạn.

Hoạt động của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết. Bên
cạnh các thành tựu đã đạt được, cần nhận thấy, doanh nghiệp xuất khẩu lao động
phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đầu tư vốn ít và chưa chú trọng tới
đào tạo kỹ năng cho cán bộ lĩnh vực xuất khẩu lao động nên hoạt động chưa hiệu
quả. Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý gây thiệt hại lợi ích
người lao động, thậm chí còn vi phạm luật pháp, làm mất lòng tin của người lao
động. Theo số liệu tổng kết của Bộ lao động thương binh xã hội, năm 2010, trong
167 doanh nghiệp chỉ có 22 văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài.
81

có đến hơn 70% người lao động không được tuyển dụng trực tiếp bởi doanh
nghiệp về tư vấn, tuyển dụng tại địa phương mà được tuyển dụng qua môi giới.
Các chính sách hỗ trợ, công tác quản lý còn nhiều hạn chế, công tác giáo dục đào
tạo, tuyên truyền thông tin tới lao động chưa có một chuẩn nhất định, thiếu thống
nhất. Mặc dù đã có nhiều quy định về hoạt động liên quan tới công tác giao dục
đào tạo lao động trước khi đi làm việc tại nước bạn nhưng chưa có quy chuẩn
chung hay khung chương trình chung mà mỗi doanh nghiệp, tổ chức tự soạn thảo
và đào tạo theo nội dung của mình. Hầu hết các nội dung đào tạo tập trung vào
đào tạo tiếng để có thể đáp ứng kiểm soát của bên tiếp nhận lao động mà chưa
trang bị cho người lao động các hiểu biết về văn hóa xã hội, quy trình làm việc
hay luật lệ của nước bạn.

Cơ hội của XKLĐ các doanh nghiệp Việt Nam

Dân số một số nước Châu Á trẻ, ví dụ: Nhật Bản,… tỉ lệ dân số trẻ thấp, tỉ lệ sinh
tự nhiên thấp, do đó trong tương lai họ sẽ thiếu hụt trầm trọng lao động. Xu
hướng lập gia đình và có con ngày càng muộn cùng tỉ lệ người sống độc thân cao
của nhiều nước này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tỉ lệ sinh của dân số họ.
Hiện ở Nhật Bản có đến 47,1% đàn ông và 32% phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 vẫn
chưa lập gia đình, so với tỉ lệ lập gia đình hồi thập niên 1970 tới 90%. Tốc độ
tăng dân số của Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức 1% kể từ những năm 1980 và
lần đầu tiên ở mức - 0,2% trong năm 2005. Dân số già: 22.7% dân số trên 65
tuổi, số người Nhật dưới 14 tuổi năm ngoái chỉ chiếm 13,6% tổng dân số, một tỷ
lệ quá thấp để đảm bảo cho nguồn nhân lực trong tương lai. Với các con số trên
có thể nói, Nhật Bản sẽ thiếu hụt trầm trọng lao động trong những năm tới. Hơn
nữa, với việc kiến thiết lại đất nước sau thảm họa sóng thần và đăng cai tổ chức
Olympic, Nhật Bản sẽ cần nhiều lao động hơn nữa. Vì vậy, đây rõ ràng là một thị
trường hấp dẫn cho XKLĐ.

Các chương trình hợp tác với tổ chức doanh nghiệp nước ngoài đang được mở
rộng và đi vào quy trình chung. Chính phủ Việt Nam khuyến khích XKLĐ và đã
có nhiều động thái hỗ trợ cho hoạt động này. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng
82

như chính phủ các nước bạn luôn đánh giá cao lao động Việt Nam và luôn tạo
nhiều điều kiện như gia tăng thêm các chương trình hợp tác, ký các hiệp ước,
thỏa thuận về lao động với Việt Nam. Ngược lại về phía Việt Nam ngoài việc
tăng cường hợp tác quan hệ đối ngoại với các nước bạn cũng tạo nhiều chính
sách (cho vay vốn, quy đinh mức trần ký quỹ…) thuận lợi cho lao động có thể đi
làm tại nước bạn.

Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam vừa hoàn tất ký kết CPTPP, Viện Nghiên cứu
Kinh tế và chính sách (VEPR) đã nhận định, Việt Nam sẽ tiếp cận sâu hơn với
nền kinh tế Nhật Bản – thị trường nhập khẩu lao động chính của Việt Nam;
ngược lại với nước ta, một số nước đối thủ cũng XKLĐ sang thị trường này lại
có mối quan hệ ngoại giao không được tốt đẹp gần đây. Căng thẳng trong chính
trị khiến các doanh nghiệp cũng ngại tiếp nhận đến từ nước này. Với sự thắt chặt
trong quan hệ kinh tế quốc tế, chắc chắn XKLĐ của Việt Nam sẽ có nhiều thuận
lợi.

Các doanh nghiệp XKLĐ chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, đàm phán ký
kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn, đào tạo, quản lý lao động ở nước ngoài góp
phần phát triển thị trường mới, số lượng lao động đưa đi lớn, có chất lượng, thu
nhập ổn định, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Các doanh nghiệp năng
động, nhanh chóng thích nghi với các điều kiện khó khăn mới, nhất là những
doanh nghiệp đã hợp tác với đối tác nước ngoài để đào tạo theo yêu cầu thị
trường…

Tuy đã gia nhập AEC từ năm 2015, trong đó quy định cho phép dịch chuyển tự
do đối với lao động có trình độ cao trong 8 nhóm ngành nghề: kế toán, kiến trúc
sư, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, giám sát viên và du lịch. Tuy nhiên, đến
nay, Việt Nam mới có 109 kỹ sư, trong đó có 10 kiến trúc sư, đủ điều kiện dịch
chuyển, làm việc tại các nước ASEAN. Số người được công nhận đủ kỹ năng
nghề ASEAN còn quá khiêm tốn, chưa đủ tạo ra một sự dịch chuyển và thực tế,
cũng chưa ai “đi” được tới các nước ASEAN làm việc. Để tăng tính cạnh tranh,
bản thân lao động Việt Nam sẽ phải tự nâng cao trình độ của mình. Chính sự thay
83

đổi tích cực này về chất lượng lao động sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường
nhập khẩu lao động.

3.1.2. Mục tiêu của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

Hoạt động XKLĐ luôn là một trong các hoạt động được Chính phủ Việt Nam coi
trọng và tập trung phát triển. Chính phủ xác định hoạt động XKLĐ cần tiếp tục
phát huy các thành tự vốn có, chuyển mạnh theo hướng chất lượng, hiệu quả và
phát triển bền vững. Với giai đoạn 2015-2020, Chính phủ Việt Nam đưa ra định
hướng cho XKLĐ như sau:

Về thị trường

Cần tập trung cao cho việc ổn định và phát triển bền vững thị trường khu vực
Đông Bác Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Malaysia. Trong đó, chú trọng giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn ở cả 3 thị trường Đông
Bắc Á; giảm phí ở thị trường Đài Loan. Tăng cường việc chuẩn bị nguồn, cung
ứng lao động cho các chủ sử dụng là các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài ở các
nước Trung Đông, Bắc Phi, nhất là lao động có nghề. Tăng thị phần ở Belarutsia,
Nga và một số thị trường mới tuy số lượng còn nhỏ, nhưng thu nhập của người
lao động cao và ồn định.

Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài; Rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình thực tế.

Về công tác chuẩn bị nguồn lao động:

Trong năm 2015, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động
xuất khẩu, bao gồm: hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù, nghề đòi hỏi kỹ thuật
cao mà thị trường lao động quốc tế có yêu cầu; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động
nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt
công tác đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo tất
cả người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tham gia các lớp
84

bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của
nước tiếp nhận lao động.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cấp chính quyền tuyển chọn,
đào tạo đủ nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc cung cấp
thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thông tin khách
quan tham gia xuất khẩu lao động.

Về công tác quản lý lao động:

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc ở
nước ngoài. Ngoài việc tăng cường công tác quản lý của các cơ quan đại diện,
của Ban Quản lý lao động, sẽ xây dựng để thực hiện cơ chế quản lý lao động của
doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý
chặt chẽ, bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động, kịp thời xử lý các vấn đề phát
sinh.

Về công tác thanh tra, kiểm tra:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xuất khẩu lao động, xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ, đặc biệt là tăng
cường công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động
tuyển chọn lao động trên địa bàn, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo
trong xuất khẩu lao động.

Về công tác thông tin tuyên truyền

Tăng cường công tác phổ biến luật, các văn bản quy định của pháp luật trong
lĩnh vực xuất khẩu lao động tới người dân, đặc biệt đối với các đối tượng là
người lao động ở các huyện nghèo.

Về công tác triển khai chính sách hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ

Trong năm 2018, Bộ sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai rộng khắp Đề án
“Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2009-2020” theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009
của Thủ tướng Chính phủ và Dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước
85

ngoài theo hợp đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy
nghề giai đoạn 2012-2015.

3.1.3. Thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu lao động

Có sự cạnh tranh của ngành XKLĐ của các nước khác. Thị trường XKLĐ các
nước Châu Á là thị trường hấp dẫn bởi nhiều lý do, các nước dư thừa lao động
không dễ dàng bỏ qua thị trường có nhiều yếu tố tốt cả về thu nhập lẫn điều kiện
làm việc, điều kiện sống như Nhật Bản, Trung Quốc,… Thực tế, nếu so với các
nước, mối quan hệ bang giao của ta và một số nước bạn chưa thể có lịch sử lâu
đời bằng, chưa kể các nước đối thủ đều có nhiều kinh nghiệm đưa lao động đi
xuất khẩu, trong đó phải kể đến các nước chuyên xuất khẩu lao động như Trung
Quốc, Phillipines.

Gặp khó khăn do chính sách hạn chế nhập khẩu lao động và các thủ tục nhập
cảnh của nước bạn. Mặc dù có nhiều cải tiến và thông thoáng hơn trong luật nhập
cảnh nhưng thực tế để được đi lao động tại nước bạn, người lao động phải trải
qua rất nhiều khâu, việc xin visa cũng không hề dễ dàng.

Sự phát triển công nghệ khiến nhu cầu về lao động cũng giảm một phần, công
nghề robot phát triển thay thế lao động con người trong sản xuất. Đặc biệt với
một nước phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất robot, việc
thay thế con người bằng máy móc trong các công việc là điều có thể dự đoán
trong tương lai. Hiện tại, robot đã tham gia vào công việc chăm sóc người già, trẻ
em, giúp việc cho gia đình.

Hiệp định CPTPP đã được ký kết và được kỳ vọng sẽ có hiệu lực trong năm tới.
Để chuẩn bị cho điều này, Việt Nam phải chuẩn bị thay đổi các chính sách pháp
luật liên quan tới mở rộng quyền và quyền lợi của người lao động. Các thay đổi
về chính sách này ít nhiều sẽ làm thay đổi hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi
doanh nghiệp XKLĐ phải thay đổi cách thức, quy trình làm việc, ảnh hưởng tới
quyết định của người lao động có đi làm việc tại nước ngoài hay ở lại Việt Nam.
Như vậy, có thể khẳng định hoạt động XKLĐ nói chung và XKLĐ sang thị
trường khác nói riêng sẽ đứng trước nhiều khó khăn.
86

Cuối cùng, Việt Nam hiện đã gia nhập AEC, sau 2 năm tham gia, mối quan hệ
kinh tế với các nước khác ngày càng được gia tăng, trong đó có một số nước có
quan điểm thân Trung Quốc, đối trọng với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điều này ít
nhiều tác động tới mối quan hệ Việt Nam và các nước khác, nếu không có đối
sách phù hợp sẽ làm quan hệ hợp tác hai nước xấu đi, gây khó khăn cho chuyển
giao lao động giữa hai nước.

Định hướng riêng cho nền XKLĐ sang các nước Đông và Đông Nam Á

Nhà nước ta luôn xác định, Đông Nam Á và Đông Á là một trong các thị trường
XKLĐ truyền thống, mang tính ổn định cao và cần tập trung phát triển hơn nữa
thị trừơng tiềm năng này.

Việt Nam nhận định khu vực trong giai đoạn 2015-2020 sẽ tăng cao nhu cầu về
lao động do dân số ngày càng già hóa và do nhu cầu lao động tăng cao, đặc biệt
với các ngành như xây dựng, dệt may, điều dưỡng hộ lý, nông nghiệp…

Nhận thức được đặc tính của thị trường này, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội cũng chỉ rõ hướng hoạt động đối với thị trường này:

- Cục Quản lý lao động ngoài nước cần tiến hành đồng bộ các hoạt động đẩy
mạnh đưa thực tập sinh Việt Nam đi các nước Đông và Đông Nam Á.

- Mở rộng các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và các nước bạn.

- Thường xuyên hướng dẫn, giám sát doanh nghiệp triển khai thực hiện các
nhiệm vụ trong hoạt động đưa thực tập sinh đi thực tập tại các nước này.

Trong đó tập trung vào bốn vấn đề chính: Tuyển chọn, đào tạo trước khi phái cử;
quản lý trong thời gian thực tập sinh ở các nước Đông và Đông Nam Á; hỗ trợ
tìm kiếm công việc cho thực tập sinh sau khi về nước và tăng cường công tác
thanh kiểm tra

- Tăng cường giám sát hoạt động của người lao động đi XKLĐ, giảm thiểu tình
trạng bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng, nâng cao hình ảnh lao động Việt Nam tại các
nước bạn
87

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường XKLĐ Đông và Đông Nam Á để
tìm ra nhu cầu, các hạn chế và khắc phục các điểm yếu còn tồn tại

3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho các doanh
nghiệp Việt Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp đối ngoại

Mở rộng thị trường và đối tác

Doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách toàn diện, thu thập thông tin khác nhau
về nhu cầu, số lượng, chủng loại, thủ tục tiếp nhận ở các nước bạn, nghiên cứu
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XKLĐ của các nước đối thủ. Đồng
thời nên thiết lập chặt chẽ quan hệ với các cơ quan đại diện tại nước bạn, với Cục
quản lý lao động ngoài nước trong việc triển khai thị trường, tìm kiếm đối tác, ký
kết hợp đồng.

Thay vì tập trung mở rộng tại các thị trường có yêu cầu khó, có doanh nghiệp
XKLĐ có thể tập trung vào xúc tiến tại các thị trường phù hợp hơn với chất
lượng lao động của Việt Nam như Lào, Thái Lan, các nước châu Phi. Cơ hội việc
làm ở Lào rất nhiều, là đất nước đang trong giai đoạn phát triển nên Lào cần khá
nhiều lao động phổ thông và lao động có tay nghề nhằm phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó Việt Nam và Lào có hợp tác rất nhiều trên phương diện hỗ trợ cũng
như đầu tư khiến cho việc sang Lào làm việc rất dễ dàng. Lương khi đi làm việc
từ thị trường này dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, hầu hết các lao
động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này đều rất dễ thích nghi bởi chi phí
tại đây khá rẻ, ngôn ngữ Việt được sử dụng khá thông dụng. Đây được coi là cơ
hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam khi tìm kiếm và mở
rộng thêm thị trường.

Tìm kiếm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín, trách nhiệm, hoạt động
công khai

Trên thực tế có nhiều công ty không có chức năng hoạt động XKLĐ nhưng vẫn
đăng thông tin tuyển dụng nhằm lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo
88

tiền. Người lao động phải tự biết bảo về mình trước các thông tin không chính
xác bằng cách tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp, có thể đến thẳng doanh nghiệp để có
thông tin chính xác nhất.

Tăng cường quản lý và bảo vệ người lao động Việt Nam

Do chi phí tại nhiều nước bạn cao nên các doanh nghiệp thường không thể đưa
cán bộ của mình sang đó để quản lý lao động. Do đó dẫn đến tình trạng lao động
vi phạm pháp luật rất nhiều. Từ kinh nghiệm của Philippines, các doanh nghiệp
đều đặt văn phòng tại nước ngoài để kiểm soát hoạt động của người lao động. Do
vấn đề về kinh phí, nên có thể khắc phục bằng cách tăng ràng buộc về trách
nhiệm cho người lao động, liên kết chặt chẽ với các cơ quan chức năng của nước
bạn như Cục quản lý lao động ngoài nước, ban quản lý lao động tại các nước
nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Đối với các thị trường có nhiều lao
động Việt Nam làm việc, sẽ có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động. Đối với những nước
không có ban quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm tốt công tác bảo hộ công dân và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Bên cạnh đó xây dựng các
mô hình quản lý lao động phù hợp với từng thị tiếp nhận lao động, bảo đảm quản
lý chặt chẽ, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; theo dõi, hỗ trợ và phát huy lực
lượng lao động này khi về nước.

Trong trường hợp có đủ điều kiện, Các doanh nghiệp nên bố trí luân chuyển cán
bộ quản lý tại nước ngoài, tiến hành tổ chức các hoạt động cung cấp sách báo
trong nước, thông tin về đất nước, gia đình cho người lao động. Phối hợp với các
đơn vị, các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc giao lưu nhân dịp các ngày nghỉ,
ngày lễ. Qua đó phần nào nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động
để làm tốt hơn nữa công tác quản lý tại nước ngoài.

Tổ chức thành nhóm lao động tại những nhà máy, vùng có đông lao động của
từng doanh nghiệp. Chỉ định các trưởng nhóm để tiện liên lạc và chỉ đạo, quản lý.
89

Công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu
chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí đưa người lao động đi đối với
từng thị trường.

Tiếp tục phát triển thị trường: củng cố nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ để
tăng thị phần ở các thị trường đã có, làm tốt công tác chuẩn bị để xúc tiến mở
thêm các thị trường mới một cách vững chắc. Xây dựng thương hiệu, tạo uy tín
bằng cách nâng cao chất lượng, siết chặt quản lý.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối nội

Làm tốt công tác lập kế hoạch

Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác kế hoạch hóa XKLĐ. Cần có kế hoạch
ngắn hạn và chiến lược dài hạn. Doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ lập kế
hoạch có trình độ, làm tốt từ khâu phân tích, dự báo đến tổ chức thực hiện đây là
một trong các nghiệp vụ có tác động lớn đến hiệu quả của quản lý XKLĐ trong
các doanh nghiệp hiện nay. Các giải pháp cụ thể là:

(i) Tăng cường nghiên cứu và phân tích thị trường: cần phân tích nhu cầu về số
lượng cũng như ngành nghề của các thị trường nhập khẩu lao động. Không chỉ
nghiên cứu các thị trường truyền thống, việc tìm ra các thị trường tiềm năng cũng
mang ý nghĩa rất lớn. Từ kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp mới có thể
lên kế hoạch cho việc đào tạo, tuyển chọn người lao động, từ đó mang lại hiệu
quả cao hơn.

(ii) Đẩy mạnh và nâng cao công tác dự báo: Công tác dự báo sẽ giúp doanh
nghiệp dự đoán được các xu hướng trong tương lai của các thị trường nhập khẩu.

(iii) Phân cấp cụ thể trong công tác quản lý: làm rõ vai trò của cán bộ, nhân viên
trong quá trình lập kế hoạch XKLĐ

(iv) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác lập kế hoạch
XKLĐ: cán bộ làm công tác lập kế hoạch là người có vai trò quyết định trong
việc đảm bảo hiệu quả hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp. Đây cần phải là
người có kinh nghiệm, am hiểu về hoạt động XKLĐ của công ty nói riêng và của
90

Việt Nam nói chung, lại phải có phản ứng nhanh nhạy trước sự thay đổi trong
chính sách của Việt Nam và nước đối tác.

Tăng cường đẩy mạnh hoạt động marketing của các doanh nghiệp nhằm thiết lập,
duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động

Đối với thị trường đầu vào cần xây dựng và phát triển nguồn lao động xuất khẩu
có chất lượng. Đối với thị trường đầu ra cần thực hiện các hoạt động marketing là
lựa chọn thị trường XKLĐ và có chiến lược xâm nhập thị trường. Trong điều
kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc mở rộng thị trường mới phải đi đôi
với bảo vệ và phát huy thị trường truyền thống. Làm được việc này các doanh
nghiệp cần đặt chữ tín lên hàng đầu.

Cải tiến công tác tuyển chọn và chuẩn bị nguồn lao động

Đổi mới công tác tuyển chọn là yêu cầu cấp thiết để các doanh nghiệp tự nâng
cáo chất lượng của doanh nghiệp mình và thu hút lao động đến với mình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác đồng thời cũng là bảo vệ thương hiệu cho
doanh nghiệp, nhất thiết các doanh nghiệp phải tuyển chọn lao động theo đúng
yêu cầu. Ngoài ra nên đa dạng hoá các ngành nghề tuyển chọn để có thể đáp ứng
nhu cầu đa dạng của đối tác. Công tác và cách thức tuyển chọn cũng còn nhiều
yếu kém cần khắc phục. Việc tuyển chọn lao động không được chuẩn bị nguồn từ
trước mà chủ yếu tuyển chọn theo kiểu “hớt váng”, nghĩa là thông báo và tuyển
trong các người đến nộp hồ sơ. Doanh nghiệp cũng nên phối hợp với chính quyền
và địa phương tổ chức các buổi gặp gỡ lao động, vừa tạo được lòng tin, xây dựng
hình ảnh, vừa tìm hiểu thêm được nguồn cung lao động. Với chính sách mới của
nhiều nước tiếp nhận lại lao động trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp nên giữ
mối liên hệ với lao động đã từng đi XKLĐ, đây là nguồn cung khá chất lượng do
từng có kinh nghiệm thực tế lại đã qua đào tạo.

Các doanh nghiệp cần xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn lao động cho từng loại
công việc, từng ngành nghề và theo yêu cầu của thị trường; tìm kiếm và tạo
nguồn lao động cho xuất khẩu, thiết lập quy trình tuyển chọn và áp dụng các
91

phương pháp tuyển chọn khoa học, thích ứng để tuyển được lao động phù hợp
với yêu cầu công việc.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, giáo dục định hướng bắt buộc cho người lao động.

Một số nước nằm trong khu vực Châu Á, nhưng văn hóa sinh hoạt và nguyên tắc
doanh nghiệp, quy định trong sản xuất của họ có nhiều điểm khác biệt với Việt
Nam. Họ luôn yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, sự đúng giờ, đúng chuẩn mực,
có sự tôn trọng thứ bậc trong công việc. Do đó người lao động rất cần có một sự
đào tạo tốt trước khi đi lao động tại các nước đó. Các kỹ năng cần phải đào tạo
cho lao động đó là: kỹ năng về nghề và ngôn ngữ, kỹ năng sống. Tuy nhiên việc
đào tạo được đầy đủ các kỹ năng trên là rất khó vì các doanh nghiệp thường có
hợp đồng mới tuyển và giáo dục lao động, thời gian này chỉ là 3, 4 tháng; đây là
khoảng thời gian quá ngắn để thành thục tất cả các kỹ năng trên.

Các doanh nghiệp XKLĐ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu
mang tính chiến lược bao gồm: 1) Lựa chọn đúng đối tượng đào tạo và giáo dục
định hướng; 2) Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo, giáo dục định hướng;
3) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; 4) Tăng cường nguồn tài chính cho
đào tạo và giáo dục định hướng; 5) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất giảng dạy.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng

Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề, cung cấp vốn từ vựng
sát với công việc người lao động sẽ đảm nhận. Đổi mới nội dung giảng dạy: cần
cụ thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật
pháp, đất nước, con người, phong tục tập quán của nước sở tại, quyền và nghĩa
vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng, nội quy nơi làm việc (nhà máy,
công trường,…), nội quy kí túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao động.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ XKLĐ

Đội ngũ cán bộ phải có năng lực thật sự, nắm chắc pháp luật nước mình cũng
như pháp luật các nước bạn về tiếp nhận lao động và luật pháp quốc tế, biết thu
thập, xử lý thông tin, xử dụng thành thạo ngoại ngữ, nắm chắc và biết tổ chức
92

thực hiện “quy trình XKLĐ” một cách hoàn hảo trên cơ sở tuân thủ các quy định
của pháp luật, các hiệp ước hợp tác đã ký kết giữa Việt Nam và các nước bạn.

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp về: Luật
pháp liên quan đến xuất khẩu lao động, kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho
những cán bộ làm công tác thị trường, kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người
lao động trong tuyển chọn lao động, quản lý lao động ở nước ngoài.

Tiến hành phân tích công việc cho từng chức danh công việc cụ thể của cán bộ
quản lý hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp, sử dụng tiền lương, tiền công như là
một đòn bẩy kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các cán bộ quản lý nhiệt tình hơn với
công việc; Thực hiện chế độ kèm cặp chỉ bảo đối với những cán bộ mới; Tuyển
chọn, tuyển dụng cán bộ mới cần sàng lọc kỹ càng; Tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện công việc theo định kỳ làm cơ sở để trả lương - thưởng, đồng thời
thông qua đó phân tích kế thừa các tích cực và đúc rút kinh nghiệm cho cán bộ.

Cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp
luật, đặc biệt là Luật Người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.

Nên khuyến cáo rộng rãi đến người dân, khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
thì người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và
Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương, các công ty có chức năng
XKLĐ. Khi đã đăng ký để XKLĐ ở các doanh nghiệp có dấu hiệu trái pháp luật
thì người lao động cần thông báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp với các
cơ quan chức năng xử lý những sai phạm đó.

Ngoài ra, người lao động cần phải chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và
kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển
tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.

Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động
đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ
tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều
kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.
93

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước
đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động
đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành
nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc
tế.

Xác định về công việc và tâm lý khi lao động tại nước ngoài.

Luôn củng cố tinh thần và niềm tin cho người lao động về công việc của họ tại
nơi đất khách. Người lao động cần nhận thức đúng môi trường làm việc tại nước
ngoài là môi trường làm việc đòi hỏi không chỉ trình độ cao mà còn đòi hỏi tinh
thần kỉ luật tốt. Bên cạnh đó, khi lao động tiếp xúc với môi trường mới nhiều xa
lạ, dễ nảy sinh tâm lý chán nản. Người lao động cần nhận thức khả năng đáp ứng
công việc cũng như thích nghi với môi trường mới của mình. Họ cũng cần nhận
thức được XKLĐ không phải là hoạt động chỉ mang tính cá nhân phục vụ mục
đích kiếm tiền cho bản thân họ mà còn ảnh hưởng hình ảnh của cả tập thể người
lao động Việt Nam tại đó. Người lao động luôn là người bị ảnh hưởng nhiều nhất
bới các chính sách vì thế họ luôn được chú trọng bảo vệ. Tuy nhiên những hành
vi của họ lại có tác động trực tiếp đến hoạt động XKLĐ, chính vì vậy người lao
động cần nhận thức đúng vai trò của mình để có những hành động đúng khi tham
gia vào thị trường lao động thế giới.

Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra - giám sát, đánh giá - điều chỉnh

Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá điều chỉnh.
Phát huy những yếu tố tích cực trong hoạt động XKLĐ, đồng thời có những biện
pháp xử lý đối với những trường hợp có hành vi vi phạm, đặc biệt các doanh
nghiệp có nhiều phát sinh, sai phạm, hiệu quả XKLĐ thấp. Tăng cường thanh,
kiểm tra theo chuyên đề như: đào tạo - giáo dục định hướng, tuyển mộ - tuyển
chọn, tài chính, quản lý lao động đang làm việc ở nước ngoài,… để có điều kiện
kiểm tra, giám sát sâu hơn, cụ thể hơn, đồng thời công tác đánh giá điều chỉnh sẽ
phù hợp và có tính khả thi hơn. Cần kết hợp thanh kiểm tra và phổ biến, hướng
dẫn chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động XKLĐ.
94

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao công tác quản lý và hiệu quả của
hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ

Cần phải đổi mới cơ chế chính sách về nghiên cứu thị trường

Các văn bản pháp lý cần phân định rõ vai trò và chức năng, nhiệm vụ của từng
chủ thể tham gia XKLĐ tại Nhật Bản để hoạt động này đạt được các mục tiêu đề
ra trong cả dài hạn và ngắn hạn. Không những thế còn cần có sự đầu tư đúng
mức các nguồn lực cơ bản bao gồm kinh phí, con người, phương tiện kỹ thuật
dưới sự chỉ đạo tổ chức chặt chẽ, thống nhất của cơ quan quản lý Nhà nước đủ
sức nghiên cứu và hoạch định chiến lược.

Phát triển thị trường theo hướng đa dạng hoá

Đa dạng hoá có thể thực hiện theo hai cách đa dạng hoá các ngành nghề và đa
dạng hoá trình độ người lao động. Thị trường XKLĐ từ trước đến nay mới chỉ
tiếp nhận chủ yếu là lực lượng lao động phổ thông của Việt Nam, tuy nhiên trên
thực tế, thị trường XKLĐ cũng rất cần các lao động có chất lượng cao. Vì vậy,
XKLĐ Việt Nam cần phải nắm bắt được điều này để đa dạng hoá các loại hình
lao động đi làm việc tại nước bạn. Ngoài ra còn có thể đa dạng hoá các ngành
nghề XKLĐ, chỉ nên hạn chế các nghề đặc biệt nguy hiểm và độc hại hoặc không
phù hợp với thuần phong mĩ tục của Việt Nam.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh
nghiệp XKLĐ của Việt Nam theo Luật doanh nghiệp và Bộ Luật lao động, Luật
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ngăn ngừa
việc lợi dụng hoạt động XKLĐ để lừa đảo người lao động. Đồng thời Bộ Lao
động- Thương binh & Xã hội tăng cường chỉ đạo và hướng dẫn công tác thanh
tra và kiểm tra về XKLĐ, xử lý các trường hợp vi phạm, hướng dẫn xử lý các
vướng mắc.
95

Đối với việc thành lập các tổ chức hoạt động XKLĐ, phải có những quy định
chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị không có đủ điều kiện, không đúng chức
năng. Việc thanh lọc các đơn vị này sẽ giúp hạn chế các hành vi tiêu cực. Các
doanh nghiệp cần phải công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các
điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí XKLĐ
đối với từng thị trường; chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh, trung tâm hoạt
động theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan có chức năng ở địa phương có các trụ sở của các doanh nghiệp dịch vụ
XKLĐ phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, diễn biến tình hình
XKLĐ của các doanh nghiệp này. Nắm bắt một cách kịp thời tình hình thực hiện
pháp luật cũng như phát hiện sớm các sai phạm. Xử lý thích đáng đối với các
trường hợp có dấu hiệu trái pháp luật. Trong nhiều trường hợp, khi sắp bị phát
hiện sai phạm, hoặc đã thu tiền lừa đảo XKLĐ xong, các đơn vị XKLĐ lại
chuyển qua địa bàn khác để hoạt động. Do vậy, các cơ quan chức năng ở các địa
phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để phát hiện.

Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền

Các thông tin tuyên truyền muốn đến tận với người dân cần có các hình thức phù
hợp. Để có được điều này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng
và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương, địa phương để thông tin đầy
đủ, kịp thời. Ngoài các thông tin về chủ trương của Nhà nước về XKLĐ, các
thông tin đại chúng nên đưa thêm các thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trường
và tiêu chuẩn lao động để doanh nghiệp XKLĐ có định hướng đào tạo cũng như
người lao động đầu tư học tập, nâng cao trình độ một cách đúng đắn.

Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, đồng
thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống, xử lý các hành vi vi
phạm trong hoạt động XKLĐ với các chế tài xử lý ngày càng mạnh và hiệu quả
hơn.

Hoạt động XKLĐ là một hoạt động cần có sự phối hợp giữa các các quốc gia có
mối quan hệ XKLĐ. Trong quá trình hợp tác này, chúng ta cần phải ký kết các
96

điều ước quốc tế để tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động XKLĐ, cũng như có những
cơ chế hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người Việt Nam lao động ở
nước ngoài.

Sử dụng và phát huy tốt khả năng lao động trở về sau khi hoàn thành hợp đồng
về nước.

Một trong những nguyên nhân khiến cho lao động khi kết thúc hợp đồng không
về nước mà cư trú bất hợp pháp ở nước bạn là do chính sách tiếp nhận lao động
khi về nước chưa thoả đáng. Lao động đã làm việc tại Nhật Bản có trình độ ngoại
ngữ nhất định, tiếp thu được kỷ luật, tiến bộ trong quy trình sản xuất, là nguồn
cung lao động chất lượng. Việc xây dựng được chương trình tái hoà nhập không
chỉ giúp tạn dụng các kinh nghiệm của lao động sau thời gian ở nước bạn mà còn
hạn chế tình trạng bỏ trốn, xây dựng một hình ảnh lao động Việt Nam đẹp hơn.

Xây dựng chương trình hỗ trợ về tài chính cho hoạt động XKLĐ

Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động XKLĐ là việc làm cần thiết nhưng chưa
được chú trọng và triển khai đúng mức ở nước ta. Muốn đi làm việc theo hướng
XKLĐ, người lao động cần phải đóng nhiều khoản phí, việc này hạn chế cho các
lao động không có điều kiện về tài chính trong bước đầu dẫn đến tình trạng vay
mượn để đủ tiền lo các thủ tục, gây ảnh hưởng đến tâm lý của lao động và cũng
là một trong những nguyên nhân thúc đẩy họ ra ngoài làm thêm, vi phạm các
điều khoản về lao động sản xuất, gây ảnh hưởng xấu tới nền XKLĐ của Việt
Nam.

Nói tóm lại, Cơ quan nhà nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phương
tiện thông tin đại chúng tuyên truyền một cách sâu rộng về lĩnh vực XKLĐ

Các bộ ngành chức năng cần tăng cường phối hợp công tác trong kiểm tra, giám
sát các doanh nghiệp XKLĐ, phối hợp với các cán bộ cơ quan công an, trong quá
trình phát hiện, điều tra các vụ án hình sự liên quan đến XKLĐ.
97

Đối với địa phương, rà soát và cắt giảm những thủ tục không cần thiết, chỉ đạo
các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quyết các thủ tục hành
chính, không để kéo dài

Đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo
một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập
qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ

Tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường. Đàm phán với các nước nhận lao động
Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động
Việt Nam sang làm việc

Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định
hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để
chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây
dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học
nghề, làm thủ tục XKLĐ.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Lao động và Thương binh Xã hội

Để nâng chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ
LĐ-TBXH sẽ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, Bộ sẽ xây dựng
những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nữa để chỉ những doanh nghiệp thực
sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới
được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, Bộ nên sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp dịch vụ có vi
phạm quy định của pháp luật và các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
Trong năm 2017, các cuộc thanh tra chuyên đề sẽ tập trung vào việc tổ chức bộ
máy hoạt động của doanh nghiệp, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần
thiết và công tác thu phí.
98

Bên cạnh đó Bộ LĐ- TB&XH cần khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc về thủ
tục cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Bộ này cũng sẽ kiên quyết loại bỏ các
thủ tục rườm rà hay “giấy phép con” theo 2 hướng: Nếu thủ tục từ phía đối tác
nước ngoài thì cần đàm phán lại. Nếu xuất phát từ phía ngành, Bộ sẽ tích hợp các
quy định còn nằm rải rác ở nhiều văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền vào thành
thông tư, nhằm giúp doanh nghiệp và người lao động dễ theo dõi.
99

KẾT LUẬN

Chính phủ Việt Nam luôn xác định XKLĐ là hoạt động kinh tế cần chú trọng đẩy
mạnh phát triển. Trong các năm gần đây, Việt Nam luôn gia tăng số lượng lao
động đi xuất khẩu tại các nước. Tại nhiều thị trường, XKLĐ của Việt Nam đã tạo
được chỗ đứng riêng của mình, có thể kể đến các thị trường quen thuộc của
XKLĐ Việt Nam như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Theo kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng XKLĐ của các doanh nghiệp
Việt Nam lại càng có nhiều thuận lợi hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy vậy
cũng có những thị trường “khó tính”, đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn của
lao động xuất khẩu mà còn cả ý thức, thái độ làm việc. Sau quá trình nghiên cứu,
luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

- XKLĐ ở Việt Nam đang rất phát triển. Cùng với tiềm lực và khả năng sẵn có,
các doanh nghiệp Việt Nam luôn tìm kiếm được nhiều cơ hội tốt cho người lao
động, không chỉ giúp họ giải quyết nhu cầu việc làm mà còn là một lĩnh vực gia
tăng kinh tế cho Việt Nam

- Trên thế giới và từng khu vực có rất nhiều thị trường XKLĐ tiềm năng, nhưng
đối với Việt Nam nói riêng, khu vực Đông và Đông Nam Á là khu vưc tiềm năng
nhất, đem lại nhiều cơ hội phát triển cũng như hướng đi thuận lợi cho lĩnh vực
XKLĐ

- Để đẩy mạnh được hoạt động XKLĐ ở Việt Nam, không chỉ cần sự giúp sức
của các doanh nghiệp, mà còn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ,
từ công tác đào tạo đến việc hỗ trợ người lao động khi sống và làm việc tại nước
ngoài.

Nhìn chung XKLĐ vẫn là một hướng phát triển tiềm năng, nhưng lại đầy thách
thức. Trong tương lai muốn khai thác tốt lĩnh vực này hơn nữa rất cần thực hiện
nhanh chóng, đồng bộ các giải pháp phát triển. Để lĩnh vực này có thể phát triển
theo hướng tích cực nhất, không chỉ các doanh nghiệp mà đặc biệt là Chính phủ
và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, rà soát trong quá trình
tìm kiếm cũng như đưa người lao động đi xuất khẩu.
100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân An (2009), “Các mặt được của mô hình liên kết xuất khẩu lao
động”, Tạp chí Việc làm ngoài nước, 4, tr. 25-30.

2. Bộ môn kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế-Đại học Kinh tế-Đại học
Quốc Gia Hà Nội (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.

3. Chính phủ Nhật Bản (2009), “Luật sử dụng lao động nước ngoài của Nhật
Bản”, Tạp chí Lao động ngoài nước, 5, tr.15-21.

4. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 81/2003 NĐ-CP ngày 17-7-2003
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về lao
động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

5. Cục quản lý lao động ngoài nước (2008), Báo cáo hội thảo Đưa TNS đi tu
nghiệp tại Nhật Bản.

6. Cục quản lý lao động ngoài nước (2010), Báo cáo xuất khẩu lao động sáu
tháng đầu năm 2010.

7. Cục quản lý lao động ngoài nước (2010), Báo cáo xuất khẩu lao động sáu
tháng cuối năm 2010.

8. Cục quản lý lao động ngoài nước (2010), Báo cáo xuất khẩu lao động sáu
tháng đầu năm 2011.

9. Cục quản lý lao động ngoài nước (2008), “Chính sách mới của Nhật Bản đối
với lao động ngoài nước”, Tạp chí lao động ngoài nước, 4, tr. 37-40.

10. Cục quản lý lao động ngoài nước (2014), “Kết quả đưa lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài 10 tháng đầu năm 2014 và định hướng, giải pháp phát
triển một số thị trường trong thời gian tới”, Tạp chí lao động ngoài nước, 3, tr.
23-25.
101

11. Cục quản lý lao động ngoài nước (2014), “Các quy định, chính sách của Nhật
bản đối với thực tập sinh nước ngoài”, Tạp chí lao động ngoài nước, 3, tr. 12-17.

12. Cục quản lý lao động ngoài nước (2014), “Nhật Bản- Thị trường xuất khẩu
lao động tiềm năng; Quản lý chặt chẽ chương trình tiếp nhận thực tập sinh nước
ngoài”, Tạp chí lao động ngoài nước, 1, tr. 11-17.

13. Cục quản lý lao động ngoài nước (2015), “Tình hình hợp tác trong lĩnh vực
nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Tạp chí lao động ngoài nước, 1,
tr.8-13.

14. Trần Thu Hà (2007), Xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á, Luận văn thạc
sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

15. TS Trần Thị Thu (2008), Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh
nghiệp trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

16. Bùi Sỹ Tuấn (2003), “Một số vi phạm pháp luật của doanh nghiệp XKLĐ và
biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí Lao động ngoài nước, 3, tr.7-12.

17. Hải Vân (2003), “Bảo vệ người lao động di cư và các dịch vụ di cư. Kinh
nghiệm của Philipines”, Tạp chí Việc làm ngoài nước, 3, tr.19-25.

18. Tổng cục thống kế (2014), Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2014, Hà Nội

19. Lưu Văn Hưng (2011), Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội
nhập, NXB. Từ điển Bách khoa

20. Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Thanh Tùng (2015), Hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Malaysia trong bối cảnh hội nhập ASEAN,
NXB. ĐH. Quốc Gia Hà Nội

21. ThS. Lê Thanh Trúc (2012), “Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương và sự tham gia của Việt Nam”, Tạp chí Thông tin& Dự báo KT-XH, 1, tr.
30-34.
102

Tiếng Anh

22. ADB&ILO (2014), “Summary Report on Vietnam, to boost competitiveness


and prosperity of Vietnam through better jobs and greater intergration into the
ASEAN region”, ADB&ILO

23. Futaba Ishizuka (2013), International labor Migration in Vietnam and the
Impact Receiving Countries’ Policies, Institute of Developing Economies (IDE),
JETRO, Japan

24. IILS&ILO (2013), “World of Work Report 2013: Repairing the Economic
and Social Fabric”; ISBN 978-92-9-251018-3, ILO

25. Ministry of Internal Affairs and Communications, Statistics Bureau, Census,


NIPSR (2006),” Population for Japan: 2006-2055”

Website

26. Cổng thông tin điện tử bộ Lao Lao động - Thương binh và Xã hội:
http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/Trangchu.aspx

27. Cổng thông tin điện tử trung tâm lao động ngoài nước: http://www.colab.gov.vn/

28. Cổng thông tin điện tử Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam:
http://www.vamas.com.vn/
103

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Quy định mức trần đi ký quỹ xuất khẩu lao động đối với từng thị trường:

You might also like