You are on page 1of 63

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG


MỸ PHẨM, THIẾT BỊ THẨM MỸ TỪ THỊ TRƢỜNG
TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM

Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện


TS. ĐẶNG XUÂN HUY HOÀNG THU HIỀN
Lớp: K55E4
Mã sinh viên: 19D130224

HÀ NỘI – 2022

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập
khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty
Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép của ai, dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Đặng Xuân Huy.
Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều đƣợc trích dẫn có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022

Ngƣời cam đoan

Hoàng Thu Hiền

ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
nhƣ sự ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học.

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Tiến sĩ Đặng Xuân Huy, ngƣời đã
hết lòng hƣớng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài khóa luận này.
Xin gửi lời tri ân nhất của em đối với những điều mà Thầy đã dành cho em.

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc, cũng nhƣ toàn thể anh
chị trong phòng Nhập Khẩu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS
Việt Nam đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em có thể hoàn thành
đề tài.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân,
nhƣng do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng
góp của Thầy Cô để bài khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thu Hiền

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... ix
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................x
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.7. Kết cấu của khóa luận ........................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ NHẬP
KHẨU .........................................................................................................................6
2.1. Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu....................................................................6
2.1.1. Khái niệm về nhập khẩu .................................................................................6
2.1.2. Đặc điểm của nhập khẩu ................................................................................6
2.1.3. Vai trò của nhập khẩu ....................................................................................7
2.1.4. Các hình thức nhập khẩu ...............................................................................8
2.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả nhập khẩu ...............................................................9
2.2.1. Khái niệm và phân loại về hiệu quả nhập khẩu ...........................................9
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu .................................................11
2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả nhập khẩu .........................................13
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới nhập khẩu mỹ phẩm và thiết bị thẩm mỹ .......15
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu ......................................................................17
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỸ
PHẨM, THIẾT BỊ THẨM MỸ TỪ THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM. ........18

iv
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam ..18
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ...........................................18
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh .....................................................................................19
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức......................................................19
3.1.4. Nguồn nhân lực của công ty .........................................................................20
3.1.5. Tình hình tài chính của công ty ...................................................................20
3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 ..........................21
3.2.1. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ
HBS Việt Nam .........................................................................................................21
3.2.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS
Việt Nam...................................................................................................................24
3.3. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ của
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021.... 30
3.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu ......................................................................30
3.3.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu ..........................................................32
3.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động nhập khẩu ..................................37
3.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu ..........................................39
3.4. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ của Công
ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 .............. 43
3.4.1. Một số kết quả đạt đƣợc ...............................................................................43
3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................44
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỸ PHẨM, THIẾT BỊ THẨM
MỸ TỪ THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM. ...............................................46
4.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị
thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam...........46
4.1.1. Định hƣớng chung .........................................................................................46
4.1.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị
thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam...........46

v
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết
bị thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam ......47
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan và tổ chức có liên quan ..................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................52
THƢ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN .........................................53

vi
DANH MỤC BẢNG

STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang


1 Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty CP Thƣơng mại và 20
Dịch vụ HBS Việt Nam
2 Bảng 3.2 Tình hình tài chính Công ty CP Thƣơng mại & 20
Dịch vụ HBS Việt Nam
3 Bảng 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 21
năm 2019 - 2021 của Công ty Cổ phần Thƣơng
mại và Dịch vụ HBS Việt Nam

4 Bảng 3.4 Kim ngạch nhập khẩu ủy thác của Công ty CP 24


Thƣơng mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn
2019 – 2021

5 Bảng 3.5 Kim ngạch nhập khẩu ủy thác theo mặt hàng giai 25
đoạn 2019 – 2021
6 Bảng 3.6 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trƣờng 26
giai đoạn 2019 – 2021
7 Bảng 3.7 Kim ngạch nhập khẩu ủy thác từ thị trƣờng 29
Trung Quốc theo sản phẩm giai đoạn 2019 -
2021

8 Bảng 3.8 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty CP 30
Thƣơng mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn
2019 – 2021

9 Bảng 3.9 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập 32
khẩu của Công ty CP Thƣơng mại & Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

10 Bảng 3.10 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập 34
khẩu của Công ty CP Thƣơng mại & Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

11 Bảng 3.11 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn nhập 36
khẩu của Công ty CP Thƣơng mại & Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

12 Bảng 3.12 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cho hoạt động 37
nhập khẩu của Công Ty CP Thƣơng mại & Dịch
vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
13 Bảng 3.13 Hiệu quả sử dụng lao động cho hoạt động nhập 40
khẩu của Công ty CP Thƣơng mại & Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
STT Tên biểu đồ Trang
biểu đồ
1 Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo 27
thị trƣờng năm 2019 của Công ty CP Thƣơng
mại & Dịch vụ HBS Việt Nam
2 Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo 27
thị trƣờng năm 2020 của Công ty CP Thƣơng
mại & Dịch vụ HBS Việt Nam
3 Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo 28
thị trƣờng năm 2021 của Công ty CP Thƣơng
mại & Dịch vụ HBS Việt Nam
4 Biểu đồ 3.4 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Cổ 31
phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
giai đoạn 2019 – 2021
5 Biểu đồ 3.5 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu 33
nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và
Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
6 Biểu đồ 3.6 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập 34
khẩu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch
vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
7 Biểu đồ 3.7 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn nhập 36
khẩu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch
vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
8 Biểu đồ 3.8 Số vòng quay của vốn lƣu động trong một năm 38
của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
9 Biểu đồ 3.9 Số ngày trên một vòng quay của vốn lƣu động 39
trong một năm của Công ty Cổ phần Thƣơng
mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019
– 2021
10 Biểu đồ 3.10 Doanh thu nhập khẩu bình quân của một lao 40
động của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch
vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
11 Biểu đồ 3.11 Mức sinh lời trên một lao động của Công ty Cổ 42
phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
giai đoạn 2019 – 2021

viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang


1 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty CP Thƣơng mại và 19
Dịch vụ HBS Việt Nam

ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
TMĐT Thƣơng mại điện tử
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ThS Thạc sĩ
TS Tiến sĩ
PGS.TS Phó Giáo sƣ. Tiến sĩ
CP Cổ phần
VNĐ Việt Nam Đồng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH


Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
USD US Dollar Đô la Mỹ
OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Kinh tế
Development
L/C Letter of Credit Thƣ tín dụng
T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện

x
`CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ làm cho đƣờng biên giới
giữa các quốc gia đang dần đƣợc xóa nhòa nhƣ hiện nay, muốn duy trì tồn tại và
phát triển, bản thân mỗi quốc gia không thể bó hẹp mình mà cần phải tích cực mở
cửa giao thƣơng với thế giới. Sự biến đổi này đã khiến ngành xuất nhập khẩu nắm
giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Đối với riêng Việt Nam, hoạt
động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, trong khi đó các hoạt động
nhập khẩu lại đóng vai trò chủ chốt trong việc bổ sung kịp thời các nhu cầu thiết
yếu trong nƣớc và là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và xuất
khẩu.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam luôn duy trì đƣợc tốc độ
tăng trƣởng GDP ở mức cao nhờ vào cải thiện cán cân thanh toán, kế thừa thành tựu
khoa học công nghệ hiện đại, phát triển đa dạng các hình thức kinh doanh tạo thêm
công ăn việc làm cho ngƣời lao động, kết hợp với tiềm năng nguồn tài nguyên tạo
nên sự tăng trƣởng mạnh góp phần đƣa Việt Nam nhanh chóng sánh vai với các
cƣờng quốc năm châu.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thƣơng
mại toàn cầu suy giảm, sự bảo hộ mậu dịch ở các thị trƣờng lớn gia tăng, hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có sự tăng trƣởng ngoạn mục, trở thành
điểm sáng của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trƣớc đó (năm
2020 đạt 545,32 tỷ USD, tăng 5,3%), đƣa Việt Nam vào nhóm những nền kinh tế
hàng đầu về thƣơng mại quốc tế, trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng
26,5%.
Là nền kinh tế có quy mô tổng GDP cao thứ hai thế giới và chung đƣờng
biên giới dài rộng, Trung Quốc trở thành thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa lớn nhất
của Việt Nam trong nhiều năm với các mặt hàng chủ yếu nhƣ máy móc, thiết bị,
dụng cụ, vải vóc,… Nắm bắt đƣợc các cơ hội tiềm năng đang hiện hữu, Công ty Cổ
phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đã hợp tác và trở thành đại lý chính

1
thức của tập đoàn Alibaba - một trong những sàn TMĐT lớn nhất tại Trung Quốc,
hỗ trợ khách hàng nhập khẩu hàng hóa đảm bảo chất lƣợng tốt với mức giá cạnh
tranh trên thị trƣờng. Một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ chốt đóng góp vào
tăng trƣởng doanh thu của công ty là mỹ phẩm và thiết bị thẩm mỹ. Tuy nhiên,
trong giai đoạn 2019 – 2021, sự bùng phát liên tục của đại dịch Covid-19 đã tác
động lớn đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng này khiến doanh thu và lợi nhuận của
công ty giảm dần qua các năm. Để công ty thích nghi nhanh chóng với trạng thái
“bình thƣờng mới” đòi hỏi cần phải có những giải pháp chiến lƣợc hợp lý nhằm
thúc đẩy hoạt động nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ. Chính vì vậy,
dựa trên các cơ sở lý thuyết kết hợp với quá trình tìm hiểu tình hình nhập khẩu của
công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm,
thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và
Dịch vụ HBS Việt Nam”.

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nhập khẩu là một hoạt động chủ chốt trong thƣơng mại quốc tế, chính vì vậy
mà việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu các mặt hàng luôn là vấn đề mà tất cả các
Doanh nghiệp và Nhà nƣớc quan tâm. Đề tài này đã thu hút rất nhiều công trình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ là đề tài khóa luận tốt nghiệp của nhiều
sinh viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Một số
tài liệu tiêu biểu có thể kể đến là:
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị hệ thống an ninh từ thị trƣờng
Nhật Bản của Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ NHT”, tác giả Phùng Thị Thúy,
khóa luận năm 2019, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trƣờng Đại học Thƣơng
Mại. Bài nghiên cứu đã dựa trên số liệu trong Báo cáo tài chính năm 2015 – 2018
của công ty, phân tích và làm nổi bật lên những hạn chế còn tồn tại trong kinh
doanh nhập khẩu, đề xuất hƣớng đi, giải pháp thiết thực nâng cao hoạt động nhập
khẩu của công ty hơn nữa trong tƣơng lai.
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất từ
thị trƣờng Nhật Bản của Công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam”, do
ThS. Phan Thu Giang hƣớng dẫn, khóa luận năm 2019, khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Tác giả đã phân tích kĩ càng các chỉ tiêu và
2
yếu tố ảnh hƣởng từ đó đƣa ra đƣợc một số giải pháp hợp lý nâng cao hiệu quả nhập
khẩu mặt hàng máy làm đất từ thị trƣờng Nhật Bản.
Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị
vật tƣ máy móc của Công ty TNHH Kỹ thuật Quốc tế Thế Long”, tác giả Lý Thị
Hơn, khóa luận năm 2011, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trƣờng Đại học
Thƣơng Mại. Khóa luận tập trung phân tích thực trạng, tìm ra đƣợc những vấn đề
vƣớng mắc, hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp làm ảnh hƣởng tới hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tƣ máy móc từ thị trƣờng Trung Quốc. Từ đó đề
xuất các giải pháp mang tính thực tiễn phù hợp với đều kiện môi trƣờng của công ty
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Bài báo khoa học nƣớc ngoài: “Vietnam’s Machinery and Equipment
Industry: Trends, Key Players, Market Entry Options”, tác giả Dan Nguyen, xuất
bản ngày 27/08/2022, tạp chí Vietnam Briefing. Tác giả đã dựa vào số liệu giá trị
nhập khẩu qua các năm từ 2016 – 2020 nhằm tổng kết lại xu hƣớng và nhu cầu nhập
khẩu các loại thiết bị máy móc từ các thị trƣờng lớn của doanh nghiệp Việt Nam.
Qua đó, bài viết đƣa ra một số chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng hấp dẫn, tiềm năng
này cho các thƣơng hiệu, đại lý, nhà sản xuất máy móc nƣớc ngoài.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu nêu trên đều phân tích đánh giá thực
trạng nhập khẩu các mặt hàng ở doanh nghiệp Việt Nam sau đó đƣa ra giải pháp
khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên, đối với mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị
thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, hiện chƣa
có nghiên cứu nào phân tích hiệu quả nhập khẩu từ thị trƣờng Trung Quốc của mặt
hàng này. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ
phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại
và Dịch vụ HBS Việt Nam” để thực hiện và góp phần đề xuất một số giải pháp cho
công ty.

1.3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chung


Mục đích nghiên cứu chung của đề tài này là tìm ra các giải pháp giúp Công
ty nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng
Trung Quốc.
3
Mục đích nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu.
Đánh giá thực trạng hiệu quả nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2019 –
2021 đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của chúng
đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian đó.
Trên cơ sở đã phân tích và đánh giá, đƣa ra định hƣớng phát triển và đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ
thị trƣờng Trung Quốc của công ty trong thời gian tới.

1.4. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm,
thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và
Dịch vụ HBS Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2021.

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu:


Số liệu thu thập và nghiên cứu đƣợc thực hiện chủ yếu tại phòng Nhập khẩu
và phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm
mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS
Việt Nam trong 3 năm gần nhất, đó là từ năm 2019 đến năm 2021.

1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:


Khóa luận sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ Báo cáo tài chính
lƣu hành nội bộ của công ty đƣợc tổng kết qua các năm trong giai đoạn 2019 –
2021, ngoài ra còn sử dụng các nguồn thông tin số liệu bên ngoài nhƣ các bài viết
liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu đƣợc đăng tải trên các trang web tin cậy, từ
nguồn thông tin thƣ viện nhà trƣờng nhƣ sách báo, giáo trình, luận văn.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

4
Phƣơng pháp thống kê mô tả: thống kê, tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp,
tạo nền tảng cho mọi phân tích định lƣợng về số liệu.
Phƣơng pháp so sánh: sắp xếp các số liệu cho phù hợp với từng phần nghiên
cứu nhằm làm nổi bật đƣợc sự biến động các chỉ số, qua đó đƣa ra đánh giá chính
xác và đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại.

1.7. Kết cấu của khóa luận

Khóa luận đƣợc thiết kế với kết cấu chia thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu
Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ
thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt
Nam
Chƣơng 4: Định hƣớng phát triển và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu
mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ
phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam.

5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ NHẬP
KHẨU

2.1. Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu

2.1.1. Khái niệm về nhập khẩu


Khoản 2 điều 28, chƣơng 2 Luật thƣơng mại Việt Nam năm 2005 quy định
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa từ lãnh thổ Việt Nam từ nƣớc
ngoài hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”
Theo định nghĩa của tác giả Lequiller (2006), Hiểu biết về tài khoản quốc gia,
OECD, trang 139-143: “Nhập khẩu bao gồm các giao dịch hàng hóa và dịch vụ cho
một đối tƣợng cƣ trú của một khu vực có thẩm quyền (ví dụ nhƣ một quốc gia) từ
những đối tƣợng không cƣ trú”
Nhƣ vậy, nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế,
là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang
giá, lấy tiền tệ là môi giới. Đây không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một
hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên
ngoài.

2.1.2. Đặc điểm của nhập khẩu


So với các loại hình thƣơng mại khác, hoạt động nhập khẩu hàng hóa có một
số đặc điểm khác biệt sau:
Nội dung của hoạt động nhập khẩu là thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ thị
trƣờng nƣớc ngoài để tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa hoặc tiếp tục tái xuất khẩu.
Chủng loại hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của các chính
sách Nhà nƣớc đối với nhập khẩu. Trong đó, có một số loại hàng hóa đƣợc Nhà
nƣớc khuyến khích nhập khẩu, một số bị cấm nhập khẩu hoặc hạn chế bằng các
biện pháp thuế quan, phi thuế quan, ... và danh mục hàng hóa này thay đổi theo từng
thời kì phát triển tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của thời kỳ đó.
Thị trƣờng nhập khẩu chứa đa dạng nhiều quốc gia và khu vực. Trong đó, mỗi
quốc gia có một hoặc nhiều lợi thế nhất định về những mặt hàng khác nhau tạo điều
kiện cho nhà nhập khẩu lựa chọn thị trƣờng cung ứng phù hợp và có hiệu quả nhất.

6
Một đặc điểm nữa của hoạt động nhập khẩu đó là đồng tiền thanh toán đa số là
đồng ngoại tệ có sức chuyển đổi cao nhƣ: USD, EURO, … nên giá trị hàng hóa phải
chịu tác động lớn của tỷ giá hối đoái. Vì vậy các doanh nghiệp cần đặc biệt lƣu ý
đến các điều khoản thanh toán trong hợp đồng thƣơng mại.
Môi trƣờng pháp luật trong hoạt động nhập khẩu đều chịu sự chi phối của cả
luật quốc gia và luật quốc tế vì vậy doanh nghiệp cần nắm rõ những nguồn luật có
liên quan để điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu một cách chính xác, tránh xảy ra
những tranh chấp phát sinh không đáng có.

2.1.3. Vai trò của nhập khẩu


Đối với một nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu gồm hai mục đích chính: một là
bổ sung các hàng hóa trong nƣớc không sản xuất đƣợc hoặc có lƣợng cầu cao hơn
cung; hai là sản xuất những hàng hóa trong nƣớc sẽ không có lợi bằng việc nhập
khẩu.
Hoạt động nhập khẩu đang ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế đất
nƣớc thể hiện ở các vai trò sau:
Nhập khẩu xóa bỏ nển kinh tế độc quyền tự cung tự cấp, góp phần cải thiện và
nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với ngƣời tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ
hội tiếp cận hàng hóa đa dạng hiện đại giá thành thấp hơn so với hàng hóa trong
nƣớc. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu còn giải quyết nhu cầu đặc biệt, hàng hóa
khan hiếm hoặc có hàm lƣợng công nghệ cao mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.
Đối với sản xuất, nhập khẩu là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm
bảo về công nghệ trang thiết bị cho quá trình hiện đại hóa sản xuất, tạo việc làm ổn
định cho ngƣời lao động.
Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, là
cầu nối thông suốt tạo điều kiện cho kinh tế trong nƣớc hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp có môi trƣờng để tự giác liên kết với các chủ thể
trong và ngoài nƣớc, xuất phát từ lợi ích của cả hai bên để tạo ra sức mạnh tổng thể
trong doanh nghiệp một cách thiết thực.
Nhập khẩu có vai trò tích cực tới hoạt động xuất khẩu. Những trang thiết bị
sản xuất hiện đại sẽ làm tăng chất lƣợng của hàng hóa, đem hàng hóa xuất khẩu

7
cạnh tranh với thị trƣờng quốc tế và tạo nên thƣơng hiệu riêng cho quốc gia sản
xuất sản phẩm đó.
Có thể nói, nhập khẩu có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
một quốc gia và sự tồn tại của nó là một điều tất yếu.

2.1.4. Các hình thức nhập khẩu


Hiện nay, hoạt động nhập khẩu đƣợc phát triển và tồn tại dƣới nhiều hình thức
đa dạng phong phú. Các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh dƣới các hình thức sau
đây:
Nhập khẩu trực tiếp: là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu, trong đó doanh nghiệp phải trực tiếp làm mọi khâu của quá
trình nhập khẩu hàng hóa. Đặc điểm của hoạt động này là doanh nghiệp phải bỏ
toàn bộ vốn để tổ chức, triển khai hoạt động nhập khẩu, hoàn toàn chịu tránh nhiệm
đối với các hoạt động của mình, độ rủi ro của các hình thức nhập khẩu trực tiếp cao
hơn nhƣng cũng đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với các hình thức khác.
Nhập khẩu ủy thác: là hình thức nhập khẩu rất phổ biến hiện nay, đƣợc hình
thành giữa một doanh nghiệp trong nƣớc có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập
khẩu một số loại hàng hóa nhƣng lại không có quyền tham gia hoặc không có khả
năng tham gia hoặc tham gia không đạt hiệu quả, khi đó sẽ thuê các doanh nghiệp
trung gian đàm phán, giao dịch trực tiếp và nhập khẩu theo yêu cầu của mình, đồng
thời trả một khoản thù lao cho bên nhận ủy thác gọi là phí ủy thác. Hình thức này có
đặc điểm là doanh nghiệp nhận ủy thác không cần phải bỏ vốn, thị trƣờng nhập
khẩu có thể do doanh nghiệp yêu cầu hay do nhà nhận ủy thác tìm kiếm và đề xuất.
Nhập khẩu hàng đổi hàng: là phƣơng thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết
hợp cùng lúc với nhập khẩu, ngƣời mua đồng thời là ngƣời bán, giá trị hàng hóa
trao đổi tƣơng đƣơng. Phƣơng thức này tránh đƣợc rủi ro biến động tỷ giá hối đoái
trên thị trƣờng nhƣng nhƣợc điểm là thời gian trao đổi thanh toán kéo dài, kém linh
hoạt, do vậy làm chậm tiến độ sản xuất và có thể khiến các doanh nghiệp mất đi cơ
hội kinh doanh.
Tạm nhập tái xuất: là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhƣng
không phải để tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc mà là để xuất khẩu sang một nƣớc
khác và thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động của mình. Mặt hàng đi theo hình thức này

8
thƣờng không đƣợc gia công hay chế biến tại nơi tái xuất. Bên cạnh đó, hàng hóa
vừa phải làm thủ tục xuất khẩu vừa phải làm thủ tục nhập khẩu.
Nhập khẩu hàng gia công: Là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu
cũng là bên nhận gia công. Đặc điểm của hình thức này là bên nhận gia công tiến
hành nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm về tiến hành gia công theo
hợp đồng của hai bên. Bên đặt gia công có thể bán đứt thành phẩm cho bên nhận gia
công hoặc chuyển sang một phần.
Nhập khẩu dƣới hình thức liên doanh liên kết: là hình thức liên kết giữa các
doanh nghiệp trong đó phải có doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mỗi
bên tham gia có một phần vốn góp nhất định và tham gia trên phần vốn đó. Hình
thức này làm giảm rủi ro, chia đều trách nhiệm cho các doanh nghiệp trên quyền
hạn vốn góp. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai
hợp đồng: một hợp đồng mua hàng với doanh nghiệp nƣớc ngoài và một hợp đồng
liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là doanh nghiệp Nhà
nƣớc).

2.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả nhập khẩu

2.2.1. Khái niệm và phân loại về hiệu quả nhập khẩu


2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả nhập khẩu
Hiệu quả nhập khẩu phản ánh chất lƣợng của hoạt động nhập khẩu. Nó phản
ánh mối quan hệ giữa kết quả nhập khẩu và những chi phí bỏ ra cho các hoạt động
nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu không chỉ có trọng trách đem lại hiệu quả kinh doanh, lợi
nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang sứ mệnh quan trọng với nền kinh tế đất
nƣớc.
Doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả nhập khẩu khi thu đƣợc kết quả
tối đa với nguồn chi phí tối thiểu. Nhƣ vậy, hiệu quả nhập khẩu đánh giá đƣợc khả
năng, trình độ sử dụng các nguồn lực cần thiết của doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện các hoạt động nhập khẩu.
Hiệu quả nhập khẩu chỉ tác động tích cực đến xã hội khi kết quả thu đƣợc từ
hoạt động nhập khẩu cao hơn so với kết quả đạt đƣợc khi tiến hành sản xuất những
mặt hàng đó trong nƣớc.
9
Nhƣ vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả nhập khẩu, ta phải xem xét tổng thể
tất cả các yếu tố và đặt chúng trong các mối quan hệ đa chiều. Mục tiêu chung đề ra
khi muốn đạt hiệu quả nhập khẩu là thỏa mãn đƣợc lợi ích doanh nghiệp, từ đó có
thể đóng góp lợi ích cho xã hội.
2.2.1.2. Phân loại hiệu quả nhập khẩu
Hiệu quả nhập khẩu hàng hóa đƣợc phân loại theo các tiêu thức khác nhau,
tạo cơ sở để xác định các chỉ tiêu, mức hiệu quả nhƣ sau:

a. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân:

Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhập khẩu, đƣợc biểu hiện bằng mức doanh lợi doanh nghiệp thu
đƣợc.
Hiệu quả kinh tế mà hoạt động nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế quốc dân
là sự đóng góp của hoạt động thƣơng mại quốc tế vào việc sản xuất, tăng năng suất
lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc, giải quyết việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân.

b. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp:

Tại mỗi doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh suy
đến cùng cũng đều là chi phí lao động xã hội, nhƣng khi đánh giá hiệu quả kinh tế,
chi phí lao động xã hội biểu hiện dƣới dạng chi phí cụ thể nhƣ: chi phí trong quá
trình sản xuất sản phẩm và chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả chung của toàn bộ quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp, phản ánh khái quát kết quả thực hiện mục tiêu mà chủ thể
đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong mối quan hệ với chi phí để có những kết
quả đó.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động
cụ thể của doanh nghiệp và nó chỉ phản ánh hiệu quả ở từng mặt hoạt động riêng lẻ
của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả tổng quát của doanh nghiệp.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động thƣơng mại cần phải đánh giá
hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, kết hợp với đánh giá hiệu quả của từng
loại chi phí.

10
c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh:

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả đƣợc tính toán cho từng phƣơng án cụ thể
bằng cách xác định mức lợi ích thu đƣợc với lƣợng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn, tính
toán mức lợi nhuận thu đƣợc từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành) hoặc từ một
đồng vốn bỏ ra. Hiệu quả so sánh đƣợc xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối của các phƣơng án với nhau.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh vừa độc lập với nhau vừa có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, ngƣời ta sẽ xác định
đƣợc hiệu quả so sánh, từ hiệu quả so sánh xác định đƣợc phƣơng án tối ƣu.

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu:
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề duy trì và tái sản xuất mở
rộng của doanh nghiệp.
Về mặt lƣợng, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả
các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Công thức chung:
P=R–C
Trong đó: P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
C: Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu.
C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lƣu thông, bán hàng
+Thuế
Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh:


Trong đó: DV: tỷ suất lợi nhuận theo vốn.
P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
V: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.

11
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh, nghĩa là số tiền lãi
hay thu nhập thuần túy trên một đồng vốn.

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:


Trong đó: DR: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
R: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lƣợng lợi nhuận thu đƣợc từ một
đồng doanh thu trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:


Trong đó: DC: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
C: Tổng chi phí cho hoat động kinh doanh nhập khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đƣa vào hoạt động
kinh doanh nhập khẩu thì thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận thuần.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu suất sinh lợi của vốn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh nhập khẩu:

Số vòng quay vốn lƣu động cho biết vốn lƣu động quay đƣợc bao nhiêu vòng
trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và
ngƣợc lại.
Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động:

12
(Số ngày trong kỳ: nếu tính 1 năm là 360 ngày)
Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lƣu động là số ngày bình quân cần thiết để
vốn lƣu động thực hiện đƣợc một vòng quay trong kỳ. Thời gian một vòng quay
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lƣu động càng lớn.

2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu rất phức tạp và nhạy cảm với môi trƣờng
kinh doanh và chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố. Có hai nhân tố cơ bản ảnh
hƣởng đến hoạt động nhập khẩu, đó là:
Những nhân tố ảnh hƣởng bên trong doanh nghiệp.
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động nhập
khẩu của doanh nghiệp, nó tác động một cách trực tiếp và là yếu tố nội lực quyết
định hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không. Các nhân tố
đó là:
* Tổ chức hoạt động kinh doanh: Đây là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn, làm tốt
công tác tổ chức kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp phải là tốt các khâu: Chuẩn bị
trƣớc khi giao dịch nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, khai thác nhu cầu tiêu dùng trong
nƣớc, lập phƣơng án kinh doanh thận trọng, ...
* Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: Bộ máy quản lý doanh nghiệp có
ảnh hƣởng một cách gián tiếp tới hiệu quả nhập khẩu. Tổ chức bộ máy quản lý hợp
lý, gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nghiệp vụ
và đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu
tổ chức bộ máy của doanh nghiệp là một điều hết sức quan trọng trong xuất nhập
khẩu.
* Nhân tố con ngƣời: Con ngƣời, cụ thể là đội ngũ công nhân viên luôn là
một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với sự sống còn của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ
chuyên môn cao, nhiệt tình, tích cực trong công tác kết hợp với việc bố trí nguồn
nhân lực theo chiến lƣợc “đúng ngƣời, đúng việc, đúng lúc” của doanh nghiệp thì
nhất định sẽ có ảnh hƣởng tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

13
* Vốn kinh doanh: Là nhân tố tối quan trọng, là thành phần không thể thiếu
trong kinh doanh, nó là cơ sở cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Cơ sở vật chất và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu công ty có cơ sở
vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công
việc kinh doanh bấy nhiêu nhƣ: việc giữ gìn bảo quản hàng hoá đƣợc tốt hơn, tiết
kiệm chi phí trong khâu vận chuyển, nâng cao chất lƣợng phục vụ.
* Thị trƣờng - khách hàng: Thị trƣờng là một tấm gƣơng trung thực cho các
doanh nghiệp tự soi vào để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào mức độ đáp
ứng các yêu cầu của thị trƣờng.
Những nhân tố ảnh hƣởng bên ngoài doanh nghiệp.
Đây là nhóm nhân tố có tầm ảnh hƣởng vĩ mô điều tiết hoạt động nhập khẩu
của doanh nghiệp, nó bao gồm:
* Quan hệ chính trị và kinh tế giữa nƣớc ta với nƣớc khác: Hoạt động nhập
khẩu hoạt động trong một khung cảnh rộng lớn là nền kinh tế thế giới, thị trƣờng
quốc tế. Việc mở rộng các mối quan hệ chính trị ngoại giao sẽ tạo điều kiện thuận
lợi và tiền đề pháp lý cho các tổ chức kinh doanh khai thác và phát triển những
khách hàng mới.
* Hệ thống luật pháp: Nó tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động.
Hệ thống luật pháp yêu cầu phải đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc
tế.
* Môi trƣờng chính trị - xã hội: ổn định về chính trị trong nƣớc, giữ vững môi
trƣờng hoà bình và hữu nghị với các nƣớc trên khu vực và trên thế giới, tạo bầu
không khí hòa thuận và kéo về các hiệp định thƣơng mại có lợi cho hoạt động nhập
khẩu trong nƣớc.
* Môi trƣờng kinh doanh: Phải đảm bảo sự ổn định vĩ mô nên kinh tế trong
đó chú ý đảm bảo tỷ giá hối đoái ổn định và phù hợp, khắc phục sự thâm hụt của
cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán quốc tế, lành mạnh hoá môi trƣờng kinh
doanh, sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu.

14
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới nhập khẩu mỹ phẩm và thiết bị thẩm mỹ
 Thị trƣờng – khách hàng – đối thủ cạnh tranh: là yếu tố hàng đầu, nắm
vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Công ty, việc nghiên cứu thị
trƣờng một cách thận trọng và có phƣơng pháp cụ thể sẽ khiến cho Công ty tránh
đƣợc các rủi ro.

Thị trường trong nước: quyết định đến khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của
doanh nghiệp. Khi nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc, cần phải căn cứ vào
giá cả, quy cách, chủng loại, kích cỡ, thị hiếu, tập quán của ngƣời tiêu dùng, đồng
thời phải dự báo đƣợc nhu cầu về mặt hàng trong thời gian tới.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới việc nghiên cứu các đối thủ
cạnh tranh về các mặt nhƣ: các mặt hàng họ cung cấp, giá cả, chính sách xúc tiến,
… nhằm đƣa ra những kế hoạch cho hoạt động nhập khẩu của Công ty sao cho phù
hợp nhất.
Thị trường nước ngoài: là nơi cung cấp sản phẩm mỹ phẩm, máy móc và
thiết bị thẩm mỹ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh
nghiệp. Khi tìm hiểu thị trƣờng nƣớc ngoài, doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề
sau:
- Nghiên cứu về mặt hàng nhập khẩu:
Sau khi xác định đƣợc nhu cầu của mình đối với một mặt hàng, doanh nghiệp
bắt đầu tiến hành nghiên cứu các vấn đề xung quanh mặt hàng đó nhằm tìm ra nhà
cung cấp phù hợp nhất để tiến hành nhập khẩu.
Việc nghiên cứu các mặt hàng nhập khẩu bao gồm nghiên cứu các yếu tố nhƣ
giá cả, chủng loại, chất lƣợng cũng nhƣ các tiêu chuẩn để đánh giá, xác định chất
lƣợng.
- Nghiên cứu các yếu tố thuộc về môi trƣờng quốc tế:
Neó có thể là các yếu tố chính trị, kinh tế…tại các nƣớc đối tác, ngoài ra còn
có thể là mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc. Ngoài ra, yếu tố môi trƣờng còn bao
gồm cả luật pháp, chính sách của Chính phủ nƣớc ngoài.
- Nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh:
Đối tác của doanh nghiệp trong thời gian chủ yếu là các bạn hàng truyền
thống nhƣ Trung Quốc, Hồng Kông, … Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do xu
15
hƣớng mở rộng thị trƣờng, các doanh nghiệp cũng quan hệ với nhiều bạn hàng mới
nhƣ Australia, Italia, Mỹ bởi đây cũng là những nƣớc đi đầu trên thế giới về công
nghệ làm đẹp. Ví dụ: Australia có mỹ phẩm chiết suất từ thiên nhiên, Italia đi đầu
với máy móc thẩm mỹ công nghệ cao. Các doanh nghiệp thƣờng căn cứ vào những
tiêu chí sau đây để lựa chọn đối tác: Uy tín của các công ty đó trên thị trƣờng, khả
năng chuyên môn hóa về mặt hàng nào đó, khả năng tài chính, khả năng cung cấp
hàng hóa, các yếu tố thuộc về môi trƣờng địa lý.

 Pháp luật

Các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật các thông tƣ, quy định của Nhà nƣớc
để xem xét hàng hóa mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ có nằm trong danh mục hàng hóa
bị cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra,
doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình thủ tục hải quan, các mức thuế phí phải chi trả
để chuẩn bị kĩ càng trƣớc khi quyết định kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đáp ứng
các điều kiện theo quy định của pháp luật về nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm
bảo đảm chất lƣợng, số lƣợng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế
mà mình nhập khẩu.

 Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp

Có rất nhiều lý do khiến các cá nhân, doanh nghiệp không trực tiếp đứng tên
khi thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể kế
đến đó là thiếu nhân lực, kinh nghiệm, không am hiểu các thủ tục, yêu cầu pháp
luật… Chính vì vậy, Cá nhân, tổ chức đƣợc thành lập trong nƣớc thực hiện ủy thác
việc thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho tổ chức khác, thì tổ chức nhận ủy
thác phải có hệ thống tổ chức, quy trình, hoạt động đáp ứng quy định pháp lý của
Nhà nƣớc.

 Đội ngũ nhân viên

Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên đóng vai
trò quan trọng thúc đẩy quá trình nhập khẩu mỹ phẩm, thiết bị máy móc một cách

16
thuận lợi, cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh chóng, tạo doanh thu và đƣa
công ty phát triển mạnh mẽ hơn.

2.4. Phân định nội dung nghiên cứu


Ở phạm vi của đề tài này em xin nghiên cứu chi tiết về hiệu quả hoạt động
nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc và tập
trung tìm hiểu các chỉ tiêu sau đây:

- Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu


- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động nhập khẩu
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu

Đây là những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả nhập khẩu của một doanh
nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận theo các biến số
doanh thu và chi phí ta có thể nhìn nhận một các khách quan về kết quả hoạt động
của công ty. Doanh thu, chi phí lợi nhuận luôn là các chỉ số mà công ty nào cũng
hƣớng tới, và mục đích của việc nâng cao hiệu quả nhâp khẩu chính là gia tăng các
chỉ số này. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực. Vì ngƣời lao động là những ngƣời làm nên các chỉ số trên. Vì
vậy, các chỉ tiêu trên chính là chìa khóa để tìm ra các vấn đề và từ đó đƣa ra giải
pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty.

17
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỸ
PHẨM, THIẾT BỊ THẨM MỸ TỪ THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM.

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển


- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT
NAM
- Tên quốc tế: HBS VIET NAM TRADING AND SERVICES JOINT STOCK
COMPANY
- Mã số doanh nghiệp: 0107623688
- Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần ngoài NN
- Ngày hoạt động: 07/11/2016
- Ngƣời đại diện: Võ Mạnh Hùng – Chức vụ: Giám đốc
- Tel: 024 36262288 – 0938116869
- Email: hbsvina@gmail.com - info@hbsvietnam.com
- Website: www.hbsvietnam.com – www.alibabavietnam.vn
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 8 ngõ 263 đƣờng Nguyễn Trãi, Phƣờng Thanh Xuân
Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
+ Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 69 Lê Đức Thọ, Phƣờng Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội
+ Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 3, 75 Hoàng Văn Thụ, Phƣờng 15, Quận Phú
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Văn phòng đại diện tại Trung Quốc: 403-J17 No 82 Qing Huan street, Nan Ning
city, Guang Xi Province, China
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đƣợc thành lập vào
năm 2016 với vốn điều lệ 10.000.000.000 VNĐ. Trải qua hơn 5 năm hoạt động,
công ty đang tƣ vấn cho nhiều doanh nghiệp trên cả nƣớc với nhiều ngành nghề
khác nhau nhƣ: Nông sản, Thủy sản, Máy móc Sản xuất,... Công ty còn là đại lý uỷ
quyền của Alibaba.com tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng
hóa nhanh chóng, hiệu quả, tạo đƣợc uy tín là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tƣ
vấn xúc tiến thƣơng mại điện tử, logistics và xuất nhập khẩu.

18
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Dịch vụ nhập khẩu:
+ Hỗ trợ tìm nhà cung cấp uy tín, nguồn hàng chất lƣợng giá rẻ trên các trang
thƣơng mại điện tử nổi tiếng: Alibaba, Taobao, 1688, Tmall,...
+ Hỗ trợ vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng thủy, đƣờng bộ và đƣờng hàng
không trong thời gian nhanh chóng, an toàn.
+ Hỗ trợ khách hàng thanh toán đơn hàng trực tuyến, chuyển khoản ngoại tệ qua
Alipay,...
+ Cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu
+ Cung cấp dịch vụ làm hồ sơ thông quan, thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
- Dịch vụ xuất khẩu:
+ Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam trên trang thƣơng mại điện tử
Alibaba.com
+ Dịch vụ chăm sóc và vận hành gian hàng cho khách hàng trên Alibaba.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức


Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam

Hội đồng Quản trị

Ban Giám đốc

Kinh doanh P. Marketing Dịch vụ Alibaba Kế toán HCNS

Nhập Xuất Logistics GGS CS Quản trị Bán hàng


khẩu khẩu gian hàng Xuất khẩu
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

19
3.1.4. Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ HBS Việt
Nam
Tổng số
Năm Giới tính Học vấn
nhân viên
2019 60 Nữ 38 (63.3%), Nam 22 (36.7%) ĐH: 60 (100%)
2020 46 Nữ 31 (67.4%), Nam 15 (32.6%) ĐH: 46 (100%)
2021 50 Nữ 33 (66%), Nam 17 (34%) ĐH: 50 (100%)
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp
Nguồn nhân sự đầu vào của công ty bao gồm nhân viên đã và đang đƣợc đào
tạo từ các cơ sở giáo dục chính quy trong và ngoài nƣớc với trình độ đại học, đóng
góp một nguồn nhân sự đảm bảo chất lƣợng, đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp
vụ cho công ty. Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy số lƣợng nhân viên năm 2020 và
2021 giảm so với năm 2019, nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh diễn ra năm
2020 vô cùng phức tạp, các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty bị hạn chế do các
chính sách bảo hộ mậu dịch của các nƣớc trên thế giới, do đó khối lƣợng công việc
giảm, dẫn đến công ty đã có sự cắt giảm về nhân sự để đảm bảo cân đối ngân sách
chi trả lƣơng cho nhân viên. Với nguồn nhân lực 100% trình độ đại học đã giúp
công ty có những hƣớng đi đúng đắn, ổn định giữa thời kỳ dịch bệnh.

3.1.5. Tình hình tài chính của công ty


Bảng 3.2. Tình hình tài chính Công ty CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tài sản ngắn hạn 15,654,876,467 11,748,771,195 14,524,198,401
Hàng tồn kho 5,087,763,227 3,164,230,209 4,273,195,100
Tài sản dài hạn 0 0 0
Tổng cộng tài sản 15,654,876,467 11,748,771,195 14,524,198,401
Nợ phải trả 6,023,675,554 2,691,071,311 5,459,874,519
Nợ ngắn hạn 6,023,675,554 2,691,071,311 5,459,874,519
Nợ dài hạn 0 0 0
Vốn chủ sở hữu 9,631,200,913 9,057,699,884 9,064,323,882
Tổng cộng nguồn vốn 15,654,876,467 11,748,771,195 14,524,198,401
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

20
Trong giai đoạn 2019-2021 với nhiều khó khăn thách thức, tình hình tài
chính của công ty có sự biến động. Năm 2019, tổng cộng tài sản của công ty là
15,654,876,467 đồng nhƣng đến năm 2020, tổng cộng tài sản giảm còn
11,748,771,195 đồng. Đến năm 2021, tổng cộng tài sản lại đƣợc hồi phục, tăng lên
mức 14,524,198,401 đồng. Có thể thấy năm 2020, công ty có chịu ảnh hƣởng từ
những cản trở của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên sang năm 2021, tài sản công ty có
sự phục hồi và ổn định trở lại. Ngoài ra, các chỉ số tài sản ngắn hạn tăng giảm
không đáng kể, cho thấy năng lực kinh doanh của công ty ở mức tốt, đáp ứng đƣợc
khả năng chi trả cho các khoản nợ tới hạn.

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

3.2.1. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ
HBS Việt Nam
Trong thời gian 3 năm gần đây nhất, Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS
Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động thƣơng mại quốc tế, mang lại doanh thu, lợi
nhuận duy trì sự ổn định của công ty nhƣ: tƣ vấn xúc tiến thƣơng mại điện tử, xuất
nhập khẩu. Khi tình hình dịch bệnh còn đang phức tạp, những hoạt động chủ chốt
này đã đem lại một số thành quả nhất định.
Bảng 3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2019 - 2021 của
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
Đơn vị: Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu Mã số Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1. Doanh thu bán


hàng và cung cấp 1 32,401,299,534 28,463,936,934 18,521,540,066
dịch vụ

2. Các khoản giảm


2
trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần 10 32,401,299,534 28,463,936,934 18,521,540,066

21
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)

4. Giá vốn hàng bán 11 24,703,211,509 22,527,782,887 14,092,457,589

5. Lợi nhuận gộp


về bán hàng và
20 7,698,088,025 5,936,154,047 4,429,082,477
cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)

6. Doanh thu hoạt


21 0 0 0
động tài chính

7. Chi phí tài chính 22 278,753,479 127,276,873 267,508,130

- Trong đó: Chi phí


23 278,753,479 127,276,873 267,508,130
lãi vay

8. Chi phí quản lý


24 2,498,675,525 2,395,201,613 1,590,071,179
kinh doanh

9. Lợi nhuận thuần


từ hoạt động kinh
30 4,920,659,021 3,413,675,561 2,571,503,168
doanh (30 = 20 + 21
- 22 - 24)

10. Thu nhập khác 31 0 0 0

11. Chi phí khác 32

12. Lợi nhuận khác


40 0 0 0
(40 = 31 - 32)

13. Tổng lợi nhuận


50 4,920,659,021 3,413,675,561 2,571,503,168
kế toán trƣớc thuế

22
(50 = 30 + 40)

14. Chi phí thuế thu


51 702,785,551 682,735,112 514,300,634
nhập doanh nghiệp

15. Lợi nhuận sau


thuế thu nhập
60 4,217,873,470 2,730,940,449 2,057,202,534
doanh nghiệp (60 =
50 - 51)

Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp


Thị trƣờng xuất nhập khẩu chính của công ty là Trung Quốc. Năm 2019, dịch
bệnh Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 12/2019, do đó công ty vẫn chƣa phải chịu
ảnh hƣởng nhiều, doanh thu cao nhất đạt 32,401,299,534 đồng, lợi nhuận sau thuế
đạt 4,217,873,470 đồng. Năm 2020 là năm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất. Hoạt
động xuất nhập khẩu phải đối mặt với nhiều rào cản nhƣ khó khăn trong vận chuyển
hàng hóa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí đầu vào nhƣ logistics, nguyên liệu
nhập khẩu gia tăng, nhiều thay đổi về phòng vệ thƣơng mại và các quy định gắt gao
về chứng nhận an toàn thực phẩm từ thị trƣờng Trung Quốc. Doanh thu của công ty
trong năm 2020 giảm đáng kể so với năm 2019, xuống còn 28,463,936,934 đồng
(giảm 12,15%), lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 2,730,940,449 đồng (giảm
35,25%). Có thể thấy tình hình dịch bệnh khó lƣờng đã ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh của công ty.
Sang năm 2021, những khó khăn, trở ngại trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19
giữa hai nƣớc Việt Nam – Trung Quốc vẫn còn tồn tại, nhu cầu thị trƣờng chƣa
đƣợc hồi phục đồng đều, chuỗi sản xuất của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, công ty vẫn cố gắng thực hiện mọi biện pháp để tình hình kinh doanh quay
trở lại duy trì ổn định hơn. Năm 2021, doanh thu thuần của công ty giảm còn
18,521,540,066 đồng, giảm 34,92% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế năm 2021
của công ty đạt 2,057,202,534 đồng, giảm 24,67% so với năm 2020. Việc lấy lại số
lƣợng đơn hàng xuất nhập khẩu đã bị sụt giảm trong năm 2020 là điều rất khó khăn,
tuy nhiên với việc tận dụng sự nới lỏng các biện pháp của thị trƣờng Trung Quốc và
các chính sách mở cửa thƣơng mại dần dần với Việt Nam, công ty đã đạt đƣợc mức
23
giảm lợi nhuận ít hơn so với mức giảm trong năm 2020 (từ 32,25% xuống chỉ còn
24,67%) và duy trì mức lợi nhuận gần nhƣ tƣơng đƣơng so với năm 2020.
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh giai đoạn 2019 – 2021 đã ảnh hƣởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty
HBS Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, với sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin
về các chính sách, tình hình hải quan, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu và cảng
biển,... công ty đã kịp thời triển khai đƣợc các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo
việc cân đối nguồn ngân sách, duy trì đƣợc sự ổn định và tồn tại, tạo tiền đề để dần
hồi phục, phát triển tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

3.2.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ
HBS Việt Nam
Công ty Cổ phần Thƣơng mại & Dịch vụ HBS Việt Nam đƣợc thành lập với sứ
mệnh là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn xúc tiến thƣơng mại điện
tử, xuất nhập khẩu và logistics. Hoạt động chủ chốt đóng góp lớn vào sự tăng
trƣởng của công ty chính là các hoạt động nhập khẩu hàng hóa với bề dày 5 năm
kinh nghiệm quý báu về mảng này.
Bảng 3.4. Kim ngạch nhập khẩu ủy thác của Công ty CP Thương mại & Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Năm 2019 2020 2021
Kim ngạch nhập khẩu 15,120,375,905 9,875,322,357 8,453,844,536
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp
Dựa vào bảng số liệu 3.4, ta có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu năm 2019 của
công ty đạt hơn 15 tỷ đồng, là một con số ấn tƣợng của công ty thƣơng mại mới chỉ
có 3 năm đi vào hoạt động. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2020, chính sách bảo hộ mậu
dịch tại một số thị trƣờng, trong đó có việc đóng cửa và hạn chế một số cửa khẩu
lớn tại “đất nƣớc tỷ dân” là Trung Quốc đã làm cho kim ngạch nhập khẩu của công
ty giảm 34,6% so với năm 2019, xuống mức xấp xỉ 9,8 tỷ đồng. Bƣớc sang năm
2021, khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc - thị trƣờng chính của công ty có sự
dịu lại, tình hình thông quan dần đƣợc nới lỏng cho các đối tác Việt Nam, công ty

24
đã cố gắng giữ đƣợc mức kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 8,4 tỷ đồng, chỉ giảm
khoảng 14,4% so với năm 2020.
Bảng 3.5. Kim ngạch nhập khẩu ủy thác theo mặt hàng giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ Tỷ Tỷ
Sản phẩm
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)

Máy móc
thiết bị sản 6,143,691,673 40,60 4,982,567,371 50,45 4,765,889,142 56,37
xuất

Giấy in,
máy móc in 4,383,901,200 28,96 2,120,394,109 21,47 1,485,932,211 17,57
ấn

Mỹ phẩm,
thiết bị thẩm 1,877,650,457 12,37 924,704,238 9,36 256,112,737 3,02
mỹ

Hàng hóa
871,061,487 5,76 451,016,052 4,57 675,442,579 7,99
mỹ nghệ

Mặt hàng
1,869,115,904 12,36 1,396,640,587 14,15 1,270,467,867 15,05
khác

Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp


Dựa vào bảng số liệu 3.5 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất là mặt
hàng máy móc, thiết bị sản xuất. Mặc dù có những khó khăn trở ngại trong giai
đoạn 2019 – 2021, mặt hàng này vẫn luôn giữ đƣợc mức tỷ trọng trên 40% và ngày
càng tăng lên. Nguyên nhân là do sự dịch chuyển trong nhu cầu nhập khẩu các thiết
bị y tế và máy móc sản xuất các sản phẩm y tế nhƣ nƣớc rửa tay, khẩu trang, … ở
thị trƣờng trong nƣớc có xu hƣớng gia tăng, công ty đã nắm bắt nhanh đƣợc nhu cầu

25
cấp thiết này và xúc tiến triển khai các hoạt động nhập khẩu. Ngƣợc lại, bị ảnh
hƣởng nhiều nhất là mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ, tỷ trọng mặt hàng này
giảm từ 12,37% (năm 2019) xuống còn 3,02% (năm 2021). Trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các biến thể mới của vi rút liên tục xuất hiện đe
dọa tính mạng của con ngƣời, thì nhu cầu về chăm sóc, nâng cao sức khỏe, sức đề
kháng của cơ thể luôn đƣợc đặt làm ƣu tiên hàng đầu, vƣợt qua nhu cầu về làm đẹp.
Chính vì thế mà kim ngạch nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm chỉ đạt vỏn vẹn khoảng
256 triệu đồng, giảm 86,36% so với năm 2019.
Bảng 3.6. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Thị Tỷ Tỷ Tỷ
trƣờng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
Trung
10.021.945.060 66,28 6.283.687.389 63.63 5.558.344.365 65,75
Quốc
Nhật
3.405.706.864 22,52 2.087.468.684 21,14 1.110.975.007 13,14
Bản
Hàn
1.009.016.683 6,67 561.956.039 5.69 994.770.842 11,77
Quốc
Thị
trƣờng 683.707.298 4,53 942.210.245 9,54 789.754.322 9,34
khác
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

26
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trƣờng
năm 2019
4.53

6.67

22.52

66.28

Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Thị trƣờng khác

Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường năm 2019
của Công ty CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trƣờng
năm 2020

9.54
5.69

21.14

63.63

Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Thị trƣờng khác

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường năm 2020
của Công ty CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam

27
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo thị trƣờng năm 2021

9.34

11.77

13.14

65.75

Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Thị trƣờng khác

Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường năm 2021
của Công ty CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam
Qua bảng số liệu 3.6, thống kê 3 năm gần nhất, các thị trƣờng trọng điểm công
ty hƣớng tới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, thị trƣờng Trung Quốc
dẫn đầu với tỷ trọng nhập khẩu luôn trên 60% qua các năm. Lí do là vì khoảng cách
địa lý thuận lợi, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng với chi phí thấp, đồng
thời tỷ giá giữa Việt Nam Đồng và Nhân Dân Tệ luôn ở mức thấp hơn so với các
quốc gia khác, khiến cho giá cả hàng hóa nhập về đƣợc rẻ hơn, giúp công ty có
đƣợc lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ.
Để hoạt động nhập khẩu hàng hóa diễn ra có hệ thống, hiệu quả và dễ dàng
kiểm soát, công ty đã xây dựng quy trình nhập khẩu hàng hóa cụ thể:
Bƣớc 1: Tìm kiếm khách hàng/ Nhận khách hàng từ dữ liệu công ty. Gọi điện, trao
đổi về thông tin sản phẩm gồm thông số kỹ thuật, số lƣợng, điều kiện giao hàng, …
Bƣớc 2: Tìm kiếm sản phẩm trên sàn Alibaba/Taobao/1688/… Trao đổi thông tin
với nhà cung cấp về giá cả, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng, …
Bƣớc 3: Kiểm tra cƣớc, thủ tục hải quan với bên Logistics
Bƣớc 4: Lập báo giá để gửi khách hàng
Bƣớc 5: Đàm phán, chốt hợp đồng với khách hàng
Bƣớc 6: Đàm phán, chốt hợp đồng với nhà cung cấp

28
Bƣớc 7: Tạo đơn hàng trên HBSonline
Bƣớc 8: Theo dõi thanh toán (T/T hoặc L/C qua ngân hàng)
Bƣớc 9: Theo dõi thanh toán thông qua công cụ Trade Assurance trên Alibaba.com
Bƣớc 10: Theo dõi vận chuyển. Kiểm tra vận đơn đƣờng biển, đƣờng hàng không.
Kiểm tra tracking number với đƣờng bộ.
Bƣớc 11: Gửi bộ chứng từ thông quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa
Bƣớc 12: Thanh toán, giao hàng, xuất hóa đơn
Bảng 3.7. Kim ngạch nhập khẩu ủy thác từ thị trường Trung Quốc theo sản
phẩm giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Sản phẩm Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
Tổng kim
10,021,945,060 100 6,283,687,389 100 5,558,344,365 100
ngạch
Máy móc
thiết bị 4,932,712,822 49,22 3,256,917,849 51,83 3,167,628,901 56,98
sản xuất
Giấy in,
máy móc 2,341,058,077 23,36 1,502,564,761 23,91 1,022,367,455 18,39
in ấn
Mỹ
phẩm,
812,953,598 8,11 501,922,818 7,98 183,322,784 3,30
thiết bị
thẩm mỹ
Hàng hóa
539,101,644 5,38 292,357,686 4,65 511,458,033 9,20
mỹ nghệ
Mặt hàng
1,396,118,919 13,93 729,924,275 11,63 673,567,192 12,13
khác
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp
Trung Quốc luôn là một thị trƣờng hấp dẫn với nguồn hàng chất lƣợng, giá cả
ƣu đãi, chính vì thế Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
thƣờng xuyên tìm kiếm nhà cung cấp và nhập khẩu hàng hóa đƣợc sản xuất tại thị
trƣờng này. Dựa vào bảng số liệu 3.7, ta có thể thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu tất
cả các mặt hàng từ Trung Quốc năm 2019 là 10,021,945,060 đồng nhƣng đến năm
2021, con số này đã giảm xuống gần một nửa ở mức 5,558,344,365 đồng. Dịch
bệnh bùng phát từ chính thị trƣờng Trung Quốc, kéo theo đó tình hình kinh tế xã hội

29
và nhu cầu nhập khẩu cũng chuyển dịch sang các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho
công tác phòng chống dịch bệnh. Vì thế mà mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ bị
ảnh hƣởng nặng nhất, tỷ trọng nhập khẩu giảm từ 8,11% (năm 2019) xuống còn
3,3% (năm 2021). Tỷ trọng mặt hàng máy móc thiết bị sản xuất vẫn tăng nhẹ qua
các năm, cụ thể từ 49,22% (năm 2019) tăng lên đến 56,98% (năm 2020) do có sự
xuất hiện và ngày càng gia tăng nhu cầu nhập khẩu các dây chuyền sản xuất đồ bảo
hộ y tế, khẩu trang, nƣớc rửa tay, … của các cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

3.3. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ của
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Trong giai đoạn năm 2019 - 2021, với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến
phức tạp, chắc chắn Công ty đã bị ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình tài chính và
các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy bắt lấy các cơ hội trong
khó khăn, Công ty vẫn duy trì đƣợc tài chính ổn định và thu về mức lợi nhuận
dƣơng.

3.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu


Bảng 3.8. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty CP Thương mại & Dịch vụ
HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu nhập khẩu 29,161,169,580 25,617,543,240 16,669,386,059
Chi phí nhập khẩu 22,232,890,358 20,275,004,598 12,683,211,830
Lợi nhuận nhập khẩu 6,928,279,222 5,342,538,642 3,986,174,229
Tổng vốn nhập khẩu 20,454,259,129 18,653,004,230 11,668,554,883
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

30
Lợi nhuận nhập khẩu
8
6.93
7

6 5.34

5
3.99
4

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Lợi nhuận nhập khẩu

Đơn vị: Tỷ VNĐ


Biểu đồ 3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Dựa vào bảng số liệu 3.8, năm 2019, doanh thu nhập khẩu đạt 29,16 tỷ đồng,
đến năm 2021 doanh thu nhập khẩu giảm xuống còn 16,67 tỷ đồng. Chi phí nhập
khẩu cũng giảm dần theo các năm, từ 22,23 tỷ đồng trong năm 2019 giảm còn 12,68
tỷ đồng tại năm 2021. Lợi nhuận nhập khẩu cũng có sự sụt giảm rõ rệt, từ 6,93 tỷ
đồng năm 2019 xuống còn 3,99 tỷ đồng vào năm 2021 (tức giảm 42% trong giai
đoạn năm 2019 – 2021). Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với
tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đã và đang diễn ra trên phạm
vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành
phố Vũ Hán, Trung Quốc, mặc dù xuất hiện các ca mắc bệnh nhƣng nhìn chung
chƣa ảnh hƣởng nhiều đến tình hình nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc.
Tuy nhiên sang đến giai đoạn năm 2020 - 2021, do Việt Nam có độ mở cửa
của nền kinh tế khá lớn, đặc biệt vị trí địa lý giáp với Trung Quốc, chính vì thế mà
dịch bệnh đã lan tới và ảnh hƣởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội
của Việt Nam, trong đó có hoạt động nhập khẩu. Nhu cầu tiêu dùng thông thƣờng
của ngƣời dân trong giai đoạn này có xu hƣớng chuyển dịch, các nhu cầu về làm
đẹp và thẩm mỹ cũng hạn chế. Kéo theo đó, các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

31
có xu hƣớng tinh giản chi phí và hạn chế đầu tƣ vào phát triển máy móc và nhập
nguyên vật liệu để sản xuất. Hệ quả là doanh thu nhập khẩu của Công ty sụt giảm
mạnh mẽ đặc biệt là mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ, nhƣng chi phí nhập khẩu
mặt hàng này có biên độ giảm ít hơn doanh số thu đƣợc. Vì vậy mức lợi nhuận nhập
khẩu của Công ty cũng có sự sụt giảm nhƣng không chênh lệch quá nhiều. Có thể thấy,
Công ty vẫn cố gắng tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ để thu về
tối đa nguồn doanh thu nhƣng vẫn chƣa tối ƣu đƣợc các hoạt động nhập khẩu nhằm
làm giảm thiểu chi phí nhập khẩu hàng hóa và đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn.

3.3.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu


3.3.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu
Bảng 3.9. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập khẩu của Công ty
CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu nhập khẩu 29,161,169,580 25,617,543,240 16,669,386,059
Chi phí nhập khẩu 22,232,890,358 20,275,004,598 12,683,211,830
Lợi nhuận nhập khẩu 6,928,279,222 5,342,538,642 3,986,174,229
Tổng vốn nhập khẩu 20,454,259,129 18,653,004,230 11,668,554,883
Tỷ suất lợi nhuận trên
0.2375857801 0.2085500000 0.2391314362
doanh thu
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

32
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0.245
0.24 0.24
0.24
0.235
0.23
0.225
0.22
0.215
0.21
0.21
0.205
0.2
0.195
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Biểu đồ 3.5. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập khẩu của Công ty
Cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Qua bảng số liệu 3.9 và biểu đồ 3.5, ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận theo
doanh thu nhập khẩu của Công ty tăng giảm không đồng đều. Năm 2019, tỷ suất đạt
xấp xỉ 0,24 thì sang đến năm 2020, tỷ suất giảm còn 0,21 (giảm 0,02). Tức là cứ
100 đồng doanh thu nhập khẩu thì Công ty thu về 21 đồng lợi nhuận. Đến năm
2021, tỷ suất lại tăng lên đến 0,24 (tăng 14,9 % so với tỷ suất năm 2020). Nhƣ vậy
đến năm 2021, cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty thu về 24 đồng lợi nhuận. Doanh
thu nhập khẩu giảm qua các năm nhƣng tỷ suất lợi nhuận không giảm tƣơng ứng
với doanh thu. Điều này thể hiện khả năng điều tiết chi phí nhập khẩu của Công ty
chƣa thực sự hiệu quả trong năm 2020. Nguyên nhân là do Công ty phải chi trả
thêm nhiều chi phí kho bãi để lƣu trữ thiết bị thẩm mỹ và mỹ phẩm khi các cửa
khẩu xảy ra tình trạng tắc biên và phong tỏa, hàng hóa bị ứ đọng và vận chuyển về
Việt Nam trong thời gian dài hơn so với dự kiến, chi phí vận chuyển cũng tăng phi
mã trong cùng tình hình. Đến năm 2021, tuy chi phí đã đƣợc cân đối tốt hơn nhƣng
chƣa thực sự đột phá, tình hình dịch bệnh bắt đầu có sự kiểm soát và các chính sách
vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu cũng đƣợc hai nƣớc xem xét và nới lỏng hơn,
vì thế mà chi phí dành ra cho hoạt động nhập khẩu đƣợc cải thiện theo hƣớng tích

33
cực, các kiện hàng mỹ phẩm đƣợc vận chuyển nhanh hơn đáp ứng kịp thời nhu cầu
chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của khách hàng trong thời kì dịch bệnh.
3.3.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu
Bảng 3.10. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập khẩu của Công ty CP
Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu nhập khẩu 29,161,169,580 25,617,543,240 16,669,386,059
Chi phí nhập khẩu 22,232,890,358 20,275,004,598 12,683,211,830
Lợi nhuận nhập khẩu 6,928,279,222 5,342,538,642 3,986,174,229
Tổng vốn nhập khẩu 20,454,259,129 18,653,004,230 11,668,554,883
Tỷ suất lợi nhuận trên
0.3116229654 0.2635036957 0.3142874441
chi phí
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí


0.32
0.31 0.31
0.31

0.3

0.29

0.28

0.27
0.26
0.26

0.25

0.24

0.23
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Biểu đồ 3.6. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập khẩu của Công ty Cổ
phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Bảng số liệu 3.10 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng giảm không
đồng đều. Cụ thể, năm 2019, tỷ suất lợi nhuận đạt mức 0,31, tức là Công ty bỏ ra
100 đồng để nhập khẩu thì thu về 31 đồng lợi nhuận. Với quy mô công ty nhỏ và

34
mới thành lập từ cuối năm 2016 thì mức lợi nhuận trên là khá ổn. Để thiết lập và mở
rộng thêm mối quan hệ với nhiều tập khách hàng, công ty đã xây dựng và quy định
về mức lợi nhuận khi thực hiện đơn hàng cho khách hàng mới chỉ từ 5 đến 7 %.
Đây là một trong những ƣu đãi của công ty dành cho khách hàng cũng nhƣ tạo điều
kiện cho đội ngũ nhân viên kinh doanh thuận lợi tiếp cận và gia tăng danh sách dữ
liệu khách hàng tin tƣởng sử dụng các dịch vụ nhập khẩu của Công ty.
Sang đến năm 2020, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến cho cả doanh thu
và chi phí đều giảm, kéo theo đó lợi nhuận nhập khẩu cũng giảm. Tỷ suất lợi nhuận
trên chi phí năm 2020 đạt 0,26. Nghĩa là, Công ty bỏ ra 100 đồng chi phí thì sẽ thu
về 26 đồng lợi nhuận. Doanh thu nhập khẩu giảm 12,15% so với năm 2019 nhƣng
chi phí nhập khẩu chỉ giảm 8,8% so với năm 2019, vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận cũng
giảm đáng kể do chi phí không giảm đều theo doanh thu. Trong thời kỳ dịch bệnh,
nhu cầu về thuốc chữa bệnh và thiết bị bảo hộ y tế là ƣu tiên hàng đầu. Tuy nhiên,
khi ngƣời dân phải thực hiện chế độ tự cách ly tại nhà, thói quen sinh hoạt của họ
cũng bị thay đổi. Họ có thêm thời gian rảnh rỗi và tiếp xúc nhiều hơn với mạng xã
hội, vì thế mà không khó để họ bị thu hút bởi các chiến dịch quảng cáo mỹ phẩm,
thiết bị thẩm mỹ rầm rộ trực tuyến. Họ phát sinh thêm các nhu cầu mới về sản phẩm
giúp họ có thể tự chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe tại nhà. Ví dụ nhƣ các thực phẩm
chức năng chứa vitamin, thức uống collagen, máy rửa mặt, máy nâng cơ mặt cầm
tay, …. Doanh thu về nhập khẩu các loại mỹ phẩm giảm nhƣng doanh thu về các
sản phẩm máy móc thẩm mỹ nhỏ gọn, tiện lợi lại xuất hiện và gia tăng.
Đến năm 2021 tình hình thông quan tại các cửa khẩu, hải quan đƣợc tháo gỡ,
cƣớc vận chuyển cũng trở về mức không quá đắt đỏ nhƣ trƣớc, dòng luân chuyển
hàng hóa đƣợc hoạt động đều đặn trở lại, các đơn vị vận chuyển dần thích nghi với
trạng thái “bình thƣờng mới”. Tín hiệu tích cực này đã giúp Công ty tiết kiệm lại
đƣợc chi phí nhập khẩu, đƣa tỷ suất lợi nhuận so với chi phí tăng trở lại mức 0,31
(tăng 0,96% so với năm 2019). Trong thời gian tới, Công ty cần tận dụng điều kiện
mở cửa giao thƣơng thuận lợi này để đƣa ra các biện pháp tăng trƣởng doanh thu và
lợi nhuận cho mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ.

35
3.3.2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu
Bảng 3.11. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn nhập khẩu của Công ty
CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu nhập khẩu 29,161,169,580 25,617,543,240 16,669,386,059
Chi phí nhập khẩu 22,232,890,358 20,275,004,598 12,683,211,830
Lợi nhuận nhập khẩu 6,928,279,222 5,342,538,642 3,986,174,229
Tổng vốn nhập khẩu 20,454,259,129 18,653,004,230 11,668,554,883
Tỷ suất lợi nhuận trên
0.3387206145 0.2864170606 0.3416167871
tổng vốn
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn


0.4

0.33 0.34
0.35

0.3 0.28

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn

Biểu đồ 3.7. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn nhập khẩu của Công ty
Cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Bảng số liệu 3.11 và biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
không biến động quá nhiều, chứng tỏ việc kiểm soát, sử dụng nguồn vốn cho hoạt
động nhập khẩu của công ty khá tốt và hiệu quả. Cụ thể, năm 2019 tỷ suất đạt 0,33,
nghĩa là Công ty bỏ ra 100 đồng vốn sẽ thu lại đƣợc 33 đồng lợi nhuận. Mức lợi
nhuận bằng 1/3 số vốn bỏ ra là một con số ổn đối với công ty mới đi vào hoạt động

36
khoảng 2 năm. Năm 2020, tỷ suất bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khách quan, giảm
xuống còn 0,28 (giảm 15% so với năm 2019). Năm 2021, tỷ suất lại đảo chiều đi
lên ở mức 0,34 (tăng 17,75% so với năm 2020, tăng 2,9% so với năm 2019). Nghĩa
là, Công ty bỏ ra 100 đồng vốn thì thu lại đƣợc 34 đồng lợi nhuận, cao hơn 1 đồng
lợi nhuận so với năm 2019. Tổng vốn nhập khẩu năm 2021 đạt khoảng 11,66 tỷ
đồng (giảm 37,44% so với năm 2020) nhƣng lợi nhuận nhập khẩu đạt 3,99 tỷ đồng
(giảm 25,38% so với năm 2020). Nhƣ vậy, phần trăm giảm của lợi nhuận thấp hơn
so với tổng vốn, khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn tăng trƣởng trở lại. Điều
này thể hiện Công ty đã có các biện pháp, chính sách sử dụng tổng nguồn vốn cho
hoạt động nhập khẩu khá ổn định và tối đa đƣợc mức lợi nhuận.

3.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động nhập khẩu
Vốn lƣu động là một trong hai nguồn vốn rất quan trọng để thực hiện và duy trì hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Hiệu quả sử dụng
nguồn vốn lƣu động nhập khẩu đƣợc thể hiện rõ nét ở số vòng quay của vốn lƣu
động và thời gian quay 1 vòng của vốn lƣu động.
Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động nhập khẩu của Công
Ty CP Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 ĐVT
Doanh thu thuần
29,161,169,580 25,617,543,240 16,669,386,059 VNĐ
nhập khẩu
Lợi nhuận nhập
6,928,279,222 5,342,538,642 3,986,174,229 VNĐ
khẩu
Vốn lƣu động 9,631,200,913 9,057,699,884 9,064,323,882 VNĐ
Vốn lƣu động bình
802,600,076 754,808,324 755,360,324 VNĐ
quân
Số vòng quay vốn
36.333375051 33.939137178 22.068125026 Vòng
lƣu động
Thời gian quay 1
9.908245504 10.607223104 16.313121281 Ngày
vòng vốn lƣu động
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp
37
3.3.3.1. Số vòng quay vốn lƣu động

SỐ VÕNG QUAY VỐN LƢU ĐỘNG


40 36.33
33.94
35

30

25 22.07

20

15

10

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số vòng quay vốn lƣu động

Đơn vị: Vòng


Biểu đồ 3.8. Số vòng quay của vốn lưu động trong một năm của Công ty Cổ phần
Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Biểu đồ 3.8 cho thấy số vòng quay vốn lƣu động nhập khẩu giảm dần qua
các năm. Năm 2019, dịch bệnh chƣa thực sự bùng phát, Công ty có thể quay 36,33
vòng vốn lƣu động trong một năm. Tại thời điểm này, doanh thu và lợi nhuận đến từ
mặt hàng mỹ phẩm và thiết bị thẩm mỹ vẫn đƣợc duy trì ổn định và đƣợc kỳ vọng
sẽ tăng trƣởng trong các năm tới. Tuy nhiên, đến năm 2020, với ảnh hƣởng từ diễn
biến phức tạp của đại dịch, Công ty có số vòng quay vốn lƣu động nhập khẩu giảm
xuống ở mức 33.94 vòng. Đến năm 2021, số vòng tay vốn lƣu động giảm đáng kể
xuống còn 22,07 vòng (giảm 39,25% so với năm 2019, giảm 34,97% so với năm
2020), trong khi đó vốn lƣu động của Công ty chỉ có sự dịch chuyển nhẹ và giữ ở
mức khoảng 9 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ hoạt động nhập khẩu giảm khá rõ nét
khiến cho số vòng quay vốn lƣu động cũng giảm.
Nhìn chung, với những diến biến khó lƣờng của đại dịch và cả những khó
khăn trắc trở trong hoạt động giao thƣơng trên tuyến Trung – Việt, nguồn vốn lƣu
động của công ty đƣợc giữ ở mức ổn định nhƣng doanh thu nhập khẩu lại sụt giảm

38
dẫn tới số xoay vòng vốn lƣu động cũng giảm, các chỉ số cũng thể hiện khả năng sử
dụng nguồn vốn lƣu động của Công ty chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.
3.3.3.2. Thời gian quay 1 vòng vốn lƣu động

THỜI GIAN QUAY 1 VÕNG VỐN LƢU ĐỘNG


18 16.3
16
14
12 10.6
9.9
10
8
6
4
2
0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Thời gian quay 1 vòng vốn lƣu động

Đơn vị: Ngày


Biểu đồ 3.9. Số ngày trên một vòng quay của vốn lưu động trong một năm của
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Nhìn vào biểu đồ 3.9, có thể thấy trong giai đoạn năm 2019 - 2020, thời gian
quay 1 vòng vốn lƣu động nhập khẩu của công ty có sự biến chuyển theo chiều
hƣớng tăng lên. Cụ thể, năm 2019, Công ty cần 9,9 ngày để quay hết 1 vòng vốn
lƣu động. Sang đến năm 2020, con số này tăng lên 10,6 ngày. Và đến năm 2021,
thời gian quay 1 vòng vốn lƣu động đã tăng đáng kể lên 16,3 ngày (tăng thêm
khoảng 6 ngày so với năm 2019). Nguyên nhân dẫn tới sự quay vòng vốn ngày càng
chậm của Công ty là do doanh thu thuần có xu hƣớng đi xuống. Thêm vào đó, trong
điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng và đối tác đã xin đƣợc ghi công nợ
tiền thanh toán giá trị hàng hóa, dẫn đến khả năng thu hồi vốn chƣa nhanh, làm cho
thời gian quay vòng của vốn lƣu động bị kéo dài và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

3.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu
Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu chính là năng suất lao động, mức sinh
lời bình quân của ngƣời lao động trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Chỉ tiêu này

39
đƣợc đánh giá thông qua hai tiêu chí là doanh thu bình quân của 1 lao động và mức
sinh lời của 1 lao động.
Bảng 3.13. Hiệu quả sử dụng lao động cho hoạt động nhập khẩu của Công ty CP
Thương mại & Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 ĐVT
Doanh thu nhập
29,207,090,387 27,261,601,650 17,011,524,849 VNĐ
khẩu
Lợi nhuận nhập
3,796,086,123 2,430,536,995 1,830,910,268 VNĐ
khẩu
Số lao động 60 46 50 Ngƣời
Doanh thu bình
486,784,840 592,643,514 340,230,497 VNĐ
quân 1 lao động
Mức sinh lời 1
63,268,102 52,837,761 36,618,205 VNĐ
lao động
Nguồn: Báo cáo Thực tập tổng hợp
3.3.4.1. Doanh thu bình quân của 1 lao động

DOANH THU BÌNH QUÂN 1 LAO ĐỘNG


700
593
600
487
500

400
340
300

200

100

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu bình quân 1 lao động

Đơn vị: Triệu VNĐ


Biểu đồ 3.10. Doanh thu nhập khẩu bình quân của một lao động của Công ty Cổ
phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Trong giai đoạn 3 năm 2019-2021, doanh thu bình quân 1 lao động có sự tăng
giảm không đồng đều. Năm 2019, bình quân 1 lao động mang về khoảng 487 triệu

40
đồng doanh thu. Năm 2020, khi số lƣợng nhân viên giảm xuống còn 46 ngƣời thì
doanh thu bình quân 1 lao động tăng đáng kể, lên mức 593 triệu đồng (tăng 21,76%
so với năm 2019). Năm 2021, Công ty tuyển thêm 4 ngƣời, nâng tổng số nhân viên
lên 50 ngƣời thì doanh thu bình quân của 1 lao động lại sụt giảm khá nhiều, xuống
mức 340 triệu đồng (giảm 42,66% so với năm 2020).
Nguyên nhân của sự tăng giảm đột ngột này là do chính sách cắt giảm nhân
lực, tinh giản bộ máy trong năm 2020 nhằm đảm bảo chi phí vận hành doanh nghiệp
và mức lƣơng chi trả ổn định cho các cán bộ nhân viên. Các bệnh nhân nhiễm
Covid-19 sau khi khỏi bệnh sẽ có thể gặp một số vấn đề về rụng tóc, da khô, sức
khỏe thể lực suy giảm, …. Lúc này, nhu cầu về các sản phẩm, mỹ phẩm chăm sóc
tóc, làn da, tăng cƣờng sức đề kháng đƣợc hết sức quan tâm. Thị trƣờng Trung
Quốc cũng có các thƣơng hiệu mỹ phẩm sản xuất đƣợc các sản phẩm đem lại công
dụng hiệu quả với giá thành rất rẻ nhƣ: mặt nạ dƣỡng da M’AYCREATE, sản phẩm
phục hồi và nuôi dƣỡng tóc Olive Essence, dòng máy rửa mặt nội địa Trung
Xiaomi, … Nhận thấy đƣợc cơ hội tiềm năng từ thị trƣờng này, Công ty đã hợp tác
với các khách hàng cá nhân tự kinh doanh, cũng nhƣ các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm
lớn và có tên tuổi để nhập khẩu ủy thác mặt hàng này với số lƣợng lớn và mức giá
cạnh tranh với sản phẩm đến từ các quốc gia khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến
cho doanh thu bình quân 1 lao động mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ tăng cao
vào năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2021, con số này lại giảm đột ngột.
Nhìn chung, doanh thu bình quân của một lao động chƣa thực sự đánh giá
chính xác đƣợc hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu của doanh nghiệp mà cần phải
đánh giá thêm mức sinh lời của 1 lao động để đƣa ra kết luận chính xác.

41
3.3.4.2. Mức sinh lời của 1 lao động

MỨC SINH LỜI CỦA 1 LAO ĐỘNG


70
63.2
60
52.8
50

40 36.6

30

20

10

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Mức sinh lời của 1 lao động

Đơn vị: Triệu VNĐ


Biểu đồ 3.11. Mức sinh lời trên một lao động của Công ty Cổ phần Thương mại
và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Mức sinh lời của 1 lao động thể hiện giá trị lợi nhuận mà 1 lao động mang lại
cho công ty. Nhƣ vậy, đƣờng tuyến tính trong biểu đồ 3.8 cho ta thấy mức sinh lời 1
lao động có chiều hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2019, trung bình 1 lao động
tạo ra đƣợc 63,2 triệu đồng lợi nhuận cho Công ty. Đến năm 2020, con số này giảm
xuống còn 52,8 triệu đồng (giảm 16,45% so với năm 2019). Năm 2021, mức sinh
lời giảm xuống còn 36,6 triệu đồng (giảm 30,68% so với năm 2020). Nhìn chung,
hiệu quả sử dụng nhân viên của Công ty chƣa đạt hiệu quả cao.
Giai đoạn năm 2020-2021, nhiều cán bộ nhân viên trong Công ty cũng không
tránh khỏi có trƣờng hợp mắc Covid-19. Công ty trong giai đoạn này phải chuyển
sang chế độ làm việc trực tuyến để có thể tuân thủ chính sách cách ly tại nhà của Bộ
Y tế. Vừa phải chống dịch, vừa phải hoàn thành tốt công việc chuyên môn khiến
cho năng suất lao động suy giảm hơn so với bình thƣờng. Vì hạn chế thực hiện
nghiệp vụ hơn so với làm việc trực tiếp cộng với số lƣợng đơn hàng không còn tăng
trƣởng nhiều, Công ty buộc phải cắt giảm một phần mức lƣơng chi trả cho nhân
viên khi làm việc tại nhà để đảm bảo đủ vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Điều đó

42
cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến mức chi tiêu, sinh hoạt thƣờng ngày của nhân viên.
Bù lại Công ty luôn cập nhật tình hình sức khỏe và đời sống của họ, kịp thời hỗ trợ
các vật phẩm, lƣơng thực thiết yếu để động viên cố gắng vƣợt qua giai đoạn khó
khăn này.
Năm 2021, khi tình hình tài chính ổn định hơn, công ty đã tuyển thêm 4 thực
tập sinh nhập khẩu, tuy nhiên họ đều chƣa có kinh nghiệm nhiều, chƣa thành thạo
nghiệp vụ và chƣa tự xây dựng đƣợc lƣợng khách hàng ổn định. Vì thế mà Công ty
phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và chi phí để đào tạo đội ngũ nhân viên mới,
gây phát sinh chi phí đào tạo. Doanh thu mà mỗi lao động tạo ra giảm sút đồng thời
chi phí đầu tƣ cho hoạt động nhập khẩu ngày càng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận từ
việc nhập khẩu mà mỗi lao động tạo ra cũng giảm sút đáng kể. Điều này chứng tỏ
hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu của Công ty chƣa thực sự tốt, khả năng làm
việc của nhân viên chƣa đƣợc khai thác và phát huy tối đa.

3.4. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ của
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

3.4.1. Một số kết quả đạt đƣợc


Nhìn chung trong giai đoạn 2019 – 2021, bất chấp những khó khăn, thách thức
của dịch bệnh đem lại, Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đã
không ngừng tìm kiếm các cơ hội để nỗ lực, giữ vững ổn định cho tình hình chung
và đạt đƣợc một số thành tựu nhất định.
Thứ nhất, mặc dù Công ty hoạt động trong lĩnh vực bị ảnh hƣởng nhiều nhất
bởi cuộc khủng hoảng nhƣng đội ngũ nhân viên luôn cố gắng kiếm đƣợc nguồn
doanh thu và tạo ra chỉ số lợi nhuận dƣơng. Điều này thể hiện các biện pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, chiến lƣợc kinh doanh tận dụng mọi cơ hội mới của
Công ty đạt hiệu quả và có phát huy tác dụng.
Thứ hai, bộ phận tài chính của Công ty đã tích cực sắp xếp và huy động vốn
khá hiệu quả từ các cá nhân, tổ chức, đơn vị ngân hàng, giúp đảm bảo duy trì dòng
tiền ổn định, đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Thứ ba, song hành với việc huy động vốn, bộ phận kinh doanh của Công ty đã
tạo dựng đƣợc uy tín, thực hiện kí kết thêm nhiều hợp đồng ủy thác nhập khẩu, hợp
đồng hợp tác chiến lƣợc với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, Công ty Cổ
43
phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đã thành công trở thành đại lý ủy
quyền chính thức và duy nhất của tập đoàn Alibaba.com tại Việt Nam. Với việc kí
kết hợp tác với tập đoàn Alibaba, Công ty đã mở rộng thêm đƣợc nhiều chi nhánh
và văn phòng đại diện tại các quốc gia khác trên thế giới, mỗi ngày Công ty có 10 -
20 giao dịch xuất nhập khẩu và đơn hỏi mua hàng từ các đối tác.
Thứ tƣ, Công ty đã thành công trở thành trung gian nhập khẩu và phân phối các
sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng từ thị trƣờng Trung Quốc để phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong nƣớc. Công ty đã có sẵn những nguồn
cung cấp ổn định, uy tính và chất lƣợng tốt để phục vụ ngƣời tiêu dùng.
Thứ năm, đội ngũ nhân viên của Công ty đƣợc tuyển chọn và đào tạo, phát triển
kỹ càng, luôn hƣớng tới không ngừng hoàn thiện bản thân cả về trí thức và nhân
cách, thái độ làm việc, … Các đơn hàng của khách hàng đƣợc thực hiện chuyên
nghiệp, nhanh chóng tạo ra giá trị tăng trƣởng cao cho Công ty, đem lại sự đảm bảo
uy tín khi sử dụng dịch vụ nhập khẩu cho khách hàng.

3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân


3.4.2.1. Một số hạn chế còn tồn tại
Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2019-2021 đạt ở mức kém do doanh thu nhập khẩu
tiếp tục giảm dần qua các năm, chi phí nhập khẩu cũng giảm nhƣng không đáng kể,
dẫn đến mức lợi nhuận nhận đƣợc không nhiều. Công ty còn gặp khó khăn trong
việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình hiện tại
và hạn chế về kỹ năng vận hành.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn và số vòng quay vốn lƣu động chƣa thực sự hiệu
quả. Công ty ngày càng xoay vòng vốn chậm hơn theo các năm, giảm sự linh hoạt
của tính thanh khoản dòng tiền để phục vụ kịp thời cho hoạt động nhập khẩu.
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty bị hạn chế và chƣa tận dụng đƣợc tối
đa năng lực của đội ngũ nhân viên. Công ty cũng chƣa thống nhất đƣợc quy trình
làm việc cụ thể, chƣa có nhân viên chuyên đào tạo nhân lực mới, gây tốn kém chi
phí và thời gian không cần thiết. Làm việc không hiệu quả và kém chuyên nghiệp
dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa trung gian và chậm trễ trong việc giao hàng,
ảnh hƣởng đến kế hoạch kinh doanh sản xuất của khách hàng.

44
3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
Nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trên là do diễn biến phức tạp, khó
lƣờng và khó kiểm soát của Dịch bệnh Covid-19. Thƣơng mại toàn cầu suy giảm,
nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế đột ngột. Các chính sách đóng cửa, phong tỏa tại các
cảng biển và biên giới cửa khẩu với Trung Quốc đƣợc thực hiện chặt chẽ. Tuyến
đƣờng vận chuyển hàng hóa của nhiều doanh nghiệp bị tắc nghẽn, đình trệ, trong đó
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Với quy mô còn nhỏ, Công ty có năng lực chuỗi cung ứng yếu hơn các công ty lớn,
mạng lƣới nhà cung cấp và kho bãi cũng ít hơn, đồng thời hạn chế về kinh nghiệm
vận hành, xử lý các vấn đề xảy ra khi tình hình thay đổi.
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến cho chi phí lƣu kho bãi và vận chuyển
trở nên đắt đỏ. Các đơn vị vận chuyển Logistics tại Việt Nam có thêm nhiều nhân
viên mắc Covid-19, gây nên sự thiếu hụt nhân lực để vận chuyển, cộng với chi phí
kiểm tra sức khỏe để đạt đƣợc giấy thông hành là nguyên nhân cho sự tăng giá vận
chuyển.
Trong chƣơng trình tuyển dụng nhân sự, những khó khăn trong việc duy trì
hoạt động kinh doanh đã buộc Công ty phải đƣa ra quyết định cắt giảm nhân sự đã
có kinh nghiệm. Sau đó khi tình hình tài chính ổn định, Công ty tuyển dụng thêm
một lƣợng thực tập sinh và phải đào tạo lại cho các nhân viên này. Rõ ràng, quyết
định này chƣa phù hợp trong tình hình cần phục hồi lại hoạt động kinh doanh sau
đại dịch.

45
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỸ PHẨM, THIẾT BỊ THẨM
MỸ TỪ THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM.

4.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị
thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam

4.1.1. Định hƣớng chung


Dựa theo các báo cáo thƣờng niên đến năm 2020, kết quả hoạt động kinh
doanh, một số vấn đề còn tồn đọng và khả năng của mình, Công ty Cổ phần Thƣơng
mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đã thống nhất đề ra những định hƣớng chung trong
các năm tiếp theo nhƣ sau:
Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành công đạt đƣợc trong các năm vừa
qua, và liên tục đúc rút kinh nghiệm trong cả quá trình hoạt động, tiến tới trở thành
công ty hàng đầu về thƣơng mại điện tử, logistics và tƣ vấn xúc tiến xuất nhập khẩu.
Khai thác tốt và hiệu quả hơn các thị trƣờng nƣớc ngoài đang làm việc, tạo
dựng mạng lƣới mối quan hệ với các nhà cung cấp nguồn để tranh thủ đƣợc lợi ích
về giá cả và điều kiện thanh toán. Bên cạnh đó, tiếp tục tìm kiếm các thị trƣờng mới
để đáp ứng kịp thời nguồn cung hàng hóa khi có khu vực bị hạn chế giao thƣơng vì
lí do khách quan. Ngoài ra, nghiên cứu tìm hiểu để mở rộng thêm các lĩnh vực kinh
doanh khác phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội.
Tập trung hơn vào công tác quản trị nhân sự, gắn kết và xây dựng đội ngũ nhân
viên trở thành một tổ chức vững mạnh, bền chặt, tích cực góp quyền lợi cá nhân vào
sự nghiệp chung của Công ty để củng cố sức mạnh tập thể.

4.1.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết
bị thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
Không ngừng xây dựng và duy trì đƣợc sự hỗ trợ tin tƣởng của các đối tác, chủ
đầu tƣ, nhà cung cấp mỹ phẩm và thiết bị thẩm mỹ hàng đầu Trung Quốc cũng nhƣ
các đại lý mỹ phẩm, đối tác trong ngành làm đẹp tại Việt Nam. Tiếp tục mở rộng
địa bàn và lĩnh vực kinh doanh, sẵn sàng hợp tác, liên doanh, liên danh, liên kết
dƣới nhiều hình thức với các đơn vị trong và ngoài nƣớc trên cơ sở các bên cùng có

46
lợi, nhằm không ngừng tăng doanh thu, lợi nhuận hàng năm, phát triển công ty từng
bƣớc lớn mạnh vững chắc.
Liên tục xem xét và chỉnh sửa kế hoạch nhập khẩu trong ngắn hạn và dài hạn
tùy theo sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc ế đối với mặt hàng
mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ. Thúc đẩy tiếp thị, quảng cáo cho các dịch vụ nhập khẩu
mỹ phẩm chính hãng từ Trung Quốc, tạo dựng hình ảnh uy tín và phổ biến tới các
tập khách hàng khác nhau.
Xây dựng chƣơng trình đào tạo về kiến thức xuất nhập khẩu chuyên ngành liên
quan đến mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ và ngoại ngữ cho nhân viên để họ có
thể nhanh chóng thành thạo với công việc. Xây dựng chính sách khen thƣởng và kỷ
luật rõ ràng, hợp lý để khích lệ nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết
bị thẩm mỹ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
Giải pháp thúc đẩy doanh thu nhập khẩu và giảm chi phí
Doanh thu nhập khẩu có thể đƣợc tác động thúc đẩy và chi phí nhập khẩu cũng
có thể đƣợc giảm thiểu bằng nhiều cách thức và biện pháp khác nhau. Biện pháp
đầu tiên có thể kể đến chính là mở rộng tập khách hàng đồng thời phát triển duy trì
mối quan hệ với các đối tƣợng khách hàng khác nhau.
Đối với khách hàng mới tiềm năng, Công ty cần xây dựng chiến lƣợc quảng bá,
các chƣơng trình ƣu đãi, các sự kiện, những buổi talkshow với chuyên gia có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm
mỹ. Ngoài ra, Công ty nên sử dụng công cụ quảng cáo trên các nền tảng mạng xã
hội để gia tăng mức độ nhận diện thƣơng hiệu, tiếp cận đƣợc với nguồn khách hàng
khổng lồ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nhanh nhạy tận dụng mạng lƣới mối
quan hệ của chính khách hàng đó để tạo cơ hội dễ dàng tiếp cận với các khách hàng
mới khác.
Khách hàng cũ đã tin tƣởng và sử dụng dịch vụ nhập khẩu mỹ phẩm, thiết bị
thẩm mỹ của Công ty cũng là một tập khách hàng rất quan trọng. Muốn giữ chân
những khách hàng đó, Công ty cần xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán,
thƣờng xuyên quan tâm, hỏi han khách hàng về tình hình kinh doanh và nhu cầu
nhập khẩu, những khó khăn họ đang vƣớng mắc và hỗ trợ đƣa ra các phƣơng án hỗ

47
trợ khách hàng nhƣ: gia hạn thanh toán, hỗ trợ kí kết công nợ, hỗ trợ đặt cọc một
phần tiền hàng hóa, …. Để thể hiện thiện chí hợp tác dài lâu. Vào các dịp lễ Tết,
hay ngày đặc biệt trong năm, Công ty có thể triển khai các chƣơng trình quà tặng,
ƣu đãi nhập khẩu để tri ân cũng nhƣ thắt chặt mối quan hệ với khách hàng cũ hơn.
Thêm vào đó, Công ty cần nghiên cứu kĩ thị trƣờng trong nƣớc, xác định đƣợc
nhu cầu tiêu dùng về mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ nhập khẩu. Đặc điểm của mặt hàng
mỹ phẩm là thay đổi sản phẩm liên tục theo các mùa và các dịp đặc biệt trong năm.
Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng kế hoạch hoạt động để khảo sát nhu cầu thị
trƣờng, điều chỉnh hàng hóa nhập khẩu kịp thời, đồng thời cần phải đẩy mạnh giới
thiệu với các khách hàng về sản phẩm mà công ty đã đang và sẽ nhập khẩu. Nhƣ
vậy công ty mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng ở mọi thời điểm, góp
phần tăng doanh thu nhập khẩu.
Biện pháp thứ hai đƣợc dùng để hạn chế phát sinh những chi phí không cần
thiết. Doanh nghiệp cần nghiêm túc xem xét các chi phí quan trọng và các chi phí
có thể tiết kiệm nhằm đƣa ra biện pháp cắt giảm chi phí đó. Trong thời kì dịch bệnh
phức tạp nhƣ hiện nay, doanh nghiệp nên khéo léo bố trí quy trình vận chuyển tối
ƣu đối với từng loại mặt hàng (hàng lẻ, hàng lô, hàng máy móc thiết bị nặng, hàng
dễ vỡ, ….), hợp tác với các bên vận chuyển tuyến Trung - Việt để có đƣợc giá vận
chuyển rẻ nhất, đảm bảo đƣợc thời gian giao hàng đúng hẹn.
Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn và cải thiện vòng quay vốn lưu động
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam chủ yếu hoạt động
kinh doanh nhập khẩu nên công ty cần có một lƣợng vốn rất lớn. Một vài giải pháp
Công ty có thể áp dụng để sử dụng thu hút và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả
hơn nhƣ sau:
Rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, định kỳ xác định phần chênh lệch giữa
giá vốn bỏ ra ban đầu với giá thực tế thị trƣờng của những tài sản lƣu động tồn kho
để có những biện pháp xử lý kịp thời tránh mất vốn.
Chú trọng nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng để kịp thời đáp ứng, từ đó có thể thu
hồi vốn nhanh để thực hiện các hoạt động dự án kinh doanh khác.
Tăng cƣờng tranh thủ vay vốn ƣu đãi từ các đơn vị thành viên, cổ đông, giúp
tiết kiệm chi phí trả lãi vay, gia tăng vốn để thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhằm

48
tăng doanh thu bán hàng. Ngoài ra có thể huy động vốn tín dụng từ các nhà cung
cấp thông qua các hình thức mua bán kỳ phiếu và hối phiếu.
Hoàn thiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán ngân hàng, xây dựng mối
quan hệ lâu dài, chặt chẽ để đƣợc ƣu đãi hƣởng các dịch vụ riêng nhƣ: hỗ trợ tín
dụng, mở L/C, thanh toán tổng giá trị hàng hóa, … với mức vay lớn, giảm khoản ký
cƣợc, ký quỹ tại ngân hàng, giúp đẩy mạnh vòng quay vốn lƣu động nhanh hơn.
Lập kế hoạch quản lý, phân bổ nguồn vốn cho từng bộ phận kinh doanh theo
từng giai đoạn dựa trên tính hợp lý của kế hoạch của các phòng kinh doanh đề ra và
dựa trên nguồn vốn Công ty huy động đƣợc trong mỗi thời kỳ đó. Cần phải xem xét
kỹ lƣỡng tính khả thi cũng nhƣ khả năng thu hồi vốn của từng kế hoạch kinh doanh.
Giải pháp gia tăng hiệu quả sử dụng lao động
Nhân lực là yếu tố nòng cốt quyết định đến tiến độ và mức độ phát triển của
một doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và nhiều yếu tố bất lợi khách
quan xảy ra nhƣ hiện nay, công tác đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực luôn đƣợc đặt lên
ƣu tiên hàng đầu. Một số biện pháp mà Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ
HBS Việt Nam có thể sử dụng để nâng cao đội ngũ nhân lực nhƣ:
Xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ năng lực của nhân viên, tiến hành sắp
xếp nhân sự vào những vị trí phù hợp đúng với trình độ, chuyên môn và năng lực.
Đồng thời tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi để họ phát huy tối đa khả năng và
khắc phục điểm yếu trong công việc.
Xây dựng kế hoạch hƣớng dẫn, cắt cử nhân viên tham gia vào các buổi tọa
đàm, chia sẻ về kiến thức liên quan đến nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm
mỹ, các chƣơng trình đào tạo cán bộ của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), … để nắm bắt kịp thời các thông tin về chính sách thuế quan, thủ tục
hải quan của Việt Nam và các thị trƣờng khác trên thế giới.
Thƣờng xuyên đề ra các chỉ tiêu, mục tiêu, chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng hấp
dẫn để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên nhƣ: tăng lƣơng theo định kỳ,
thƣởng theo doanh thu, tăng các phụ cấp cho ngƣời lao động, … Đồng thời những
ngƣời làm lãnh đạo và bộ phận quản lý phải luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ
công nhân viên trong công ty và tạo ra môi trƣờng làm việc thân thiện, hòa ái.

49
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan và tổ chức có liên quan
Hiện nay, hệ thống pháp luật liên quan đến thƣơng mại của Việt nam đã có
nhiều thay đổi điều chỉnh để phù hợp với chính sách, nội dung các hiệp định và
thông lệ quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm chƣa hợp lý, gây trở ngại
cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu vì lo ngại nhập siêu sẽ làm
mất cân đối cán cân thƣơng mại quốc gia. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng
đóng góp phần rất quan trọng trong việc bổ sung các mặt hàng nội địa đang bị thiếu
hụt, duy trì nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần phải có
những biện pháp hoàn thiện hành lang pháp lý sao cho công bằng và thông thoáng
nhƣng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung vàkinh doanh nhập khẩu mỹ phẩm,
thiết bị thẩm mỹ nói riêng.
Chính phủ đƣa ra cần có những chính sách thuế quy định rõ ràng về biểu thuế
nhập khẩu của các mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ và kèm theo các bản phụ
lục mô tả từng mặt hàng riêng biệt. Đồng thời Nhà nƣớc cần cập nhật liên tục biến
động kinh tế để lên kế hoạch sớm về sự thay đổi mức thuế nhập khẩu của từng mặt
hàng, giúp các công ty có thời gian đƣợc tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ kỹ càng trƣớc
khi áp dụng chính sách thuế mới.
Nhà nƣớc cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính, hải quan. Đồng thời, Nhà nƣớc cần ban hành các hƣớng dẫn chi tiết về làm
thủ tục hải quan, các văn bản pháp luật nên mang tính đồng bộ, tránh chồng chéo
lên nhau để làm cơ sở luật pháp ngày càng rõ ràng hơn, tạo môi trƣờng kinh doanh
minh bạch hơn, giúp doanh nghiệp không bị tốn thời gian, chi phí và những tổn thất
do việc không am hiểu về luật pháp gây ra.
Kinh tế thế giới và trong nƣớc càng biến động, các biện pháp thắt chặt tiền tệ
ngày càng đƣợc áp dụng nhiều hơn. Chính vì vậy mà việc vay vốn và huy động
ngoại tệ của các Công ty hoạt động nhập khẩu diễn ra rất khó khăn do việc đầu cơ
và tăng lãi suất vay bằng ngoại tệ của Chính phủ, tình trạng ngân hàng không giải
ngân đƣợc do những thủ tục quy định chặt chẽ của Nhà nƣớc. Do đó, Chính phủ nên
mở rộng các chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu đặc biệt là
cụm các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ: giảm lãi suất vay ngoại tệ, tài trợ tín dụng,
….

50
KẾT LUẬN
Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng,
là nhân tố nhằm phát huy sức mạnh của nển kinh tể trong nƣớc và luôn tăng trƣởng
theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khấu, Công
ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam không ngừng phát triến chứng
tỏ uy tín của một công ty hàng đầu về thƣơng mại điện tử, logistics và tƣ vấn xúc
tiến xuất nhập khẩu.

Kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán
bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đã
từng bƣớc khắc phục khó khăn, đạt đƣợc những bƣớc tiến nhất định, đặc biệt là
trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. Thành tích đó là kểt
quả của những mục tiêu, chính sách nhập khẩu hàng hóa đúng đắn, mà mục tiêu
hàng đầu nhƣ mọi doanh nghiệp trong nển kinh tế thị trƣờng - là hoạt động sản suất
kinh doanh phải có hiệu quả và phải đƣợc tăng theo các năm.

Qua số liệu phân tích thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm,
thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và
Dịch vụ HBS Việt Nam, ta thấy đƣợc một số vấn đề tồn tại, vƣớng mắc khi thực
hiện hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn 2019 – 2021 và sự phức tạp của hoạt
động ngoại thƣơng khi đƣợc đặt trong một bối cảnh đặc biệt.

Em hy vọng rằng với những biện pháp và kiến nghị đƣợc em mạnh dạn đề
xuất sẽ góp phần giúp đơn vị thực tập nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt
động nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị trƣờng Trung Quốc của
Công ty.

Em rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các Thầy/ Cô
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trƣờng Đại học Thƣơng Mại để hoàn thành
hơn nữa bài khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phòng Kế toán (2020), Bảng cân đối kế toán niên độ tài chính năm 2019,
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
2. Phòng Kế toán (2021), Bảng cân đối kế toán niên độ tài chính năm 2020,
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
3. Phòng Kế toán (2022), Bảng cân đối kế toán niên độ tài chính năm 2021,
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
4. Phòng Kế toán (2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh niên độ tài
chính năm 2019, Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
5. Phòng Kế toán (2021), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh niên độ tài
chính năm 2020, Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
6. Phòng Kế toán (2022), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh niên độ tài
chính năm 2021, Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
7. Phòng Hành chính – Nhân sự (2021), Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty, Công ty
Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
8. Phòng Kế toán (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2019, Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
9. Phòng Kế toán (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020, Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
10. Phòng Kế toán (2022), Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2021, Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, Hà Nội.
11. PGD.TS Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thƣơng mại
quốc tế, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại, Hà Nội.
12. PGS.TS Nguyễn Duy Đạt (1997), Giáo trình Thƣơng mại quốc tế, Trƣờng
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
13. Dan Nguyen (2022), “Vietnam’s Machinery and Equipment Industry:
Trends, Key Players, Market Entry Options”, Tạp chí Vietnam Briefing.

52
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƢ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn: TS. Đặng Xuân Huy
Đơn vị công tác: Bộ Môn Kinh doanh quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế -
Trƣờng Đại học Thƣơng Mại
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thu Hiền
Mã sinh viên: 19D130224 Lớp: K55E4
Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ từ thị
trƣờng Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam”
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ HBS Việt Nam
Sau quá trình hƣớng dẫn, tôi có nhận xét về sinh viên Hoàng Thu Hiền nhƣ sau:
1. Quá trình thực hiện luận án của sinh viên
- Liên hệ với giáo viên: ..........................................................................................................
- Mức độ nghiêm túc trong quá trình làm khóa luận: ..............................................................
- Hình thức khóa luận: ............................................................................................................
- Tuân thủ đề cƣơng đã đƣợc duyệt: .......................................................................................
- Nhận xét khác: ......................................................................................................................
2. Chất lƣợng của khóa luận:
- Kết cấu khóa luận theo quy định: .........................................................................................
- Nội dung khóa luận đạt yêu cầu: ..........................................................................................
- Nhận xét khác: ......................................................................................................................
3. Kết luận:
Tôi................................................... để sinh viên............................................nộp khóa
luận tốt nghiệp và đề nghị bộ môn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định
Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2022
Giảng viên hƣớng dẫn

Đặng Xuân Huy

53

You might also like