You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ
™&˜

BÀI BÁO CÁO NHÓM


HỌC PHẦN: VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG
MÃ HP: KT224E - Nhóm 01

CHỦ ĐỀ 3:
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Phương


Học kỳ 2 - Năm học 2023 - 2024
STT Họ và tên MSSV Đóng góp Nội dung công việc Ghi chú

1 Tống Anh Thư B2206510 100% Phần I.1, I.2; Minigame


2 Đàm Thị Huỳnh Như B2206503 100% Phần I.3, I.4; Minigame
3 Trương Thanh Hải B2206488 100% Phần I.5; Minigame
4 Vương Chúc Linh B2206496 100% Phần I.6; Minigame
Phần II.1, II.2, II.3; Bài trình
5 Nguyễn Phương Oanh B2206504 100%
chiếu (trừ phần III)
Phần II.4, II.5, II.6; Tổng hợp
6 Phan Diễm Quỳnh B2206507 100%
nội dung
7 Vũ Khiết Ngọc B2206502 100% Phần III; Tổng hợp nội dung
I.
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

PHỤ LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG:..........................................1
I.1 Giới thiệu...............................................................................................................1
I.2 Vị trí và đặc điểm...................................................................................................1
I.3 Các loại hàng hóa trong vận tải hàng không..........................................................2
I.4 Hành trình và lịch bay:...........................................................................................4
I.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật...........................................................................................5
I.6 Các tổ chức hàng không quốc tế............................................................................7
II. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG:. 8
II.1 Quy cách đóng gói hàng hóa bằng đường hàng không:.......................................8
II.2 Phí và cước vận chuyển:.......................................................................................9
II.3 Cách tính trọng lượng:........................................................................................12
II.4 Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không.....................................13
II.5 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không:...................................16
II.6 Quy trình xuất hàng bằng đường hàng không ở công ty Forwarder...................17
III. CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG:..................19
III.1 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB):.....................................................19
III.2 Các chứng từ liên quan khác:............................................................................25

1
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG:


I.1 Giới thiệu:
Trong những thập kỷ gần đây, việc vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không giữa các quốc gia trên thế giới phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các tuyến
đường vận tải hàng không như một mạng lưới khổng lồ bao phủ khắp địa cầu, mà
các điểm nút của mạng lưới ấy là các sân bay quốc tế.
Ngành vận tải hàng không không chỉ chuyển chất và hàng hóa một cách
nhanh chóng, mà còn tạo ra mạng lưới liên kết toàn cầu, mở ra cánh cửa cho sự
phát triển kinh tế và thương mại. Với sự hỗ trợ của những công nghệ tiên tiến, các
máy bay hiện đại không chỉ là phương tiện vận chuyển mà còn là biểu tượng của
sự kết nối và phát triển toàn cầu.
Chứng kiến sự đổi mới liên tục trong công nghệ và quy trình, vận tải hàng
không không chỉ đáp ứng nhu cầu về tốc độ và hiệu quả mà còn đặt ra những thách
thức và cơ hội mới, từ an ninh hàng không đến ứng dụng tự động hóa. Đồng thời,
chuyển chở hàng hóa thông qua đường hàng không cũng phản ánh sự kết nối toàn
cầu, như là cầu nối không gian giữa các thị trường và quốc gia.
I.2 Vị trí và đặc điểm
I.2.1 Vị trí

Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại
quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh mẽ. Trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với
nhau khi xét về khoảng cách địa lý là điều rất khó khăn và mất thời gian rất lâu.
Chính vì vậy với sự xuất hiện của ngành hàng không phục vụ cho giao thương trên
phạm vi toàn cầu là điều hết sức quan trọng, khi đó các vấn đề về khoảng cách
không gian và thời gian sẽ được giải quyết. Vận tải hàng không chiếm vị trí số 1
trong chuyên chở hàng hóa cần giao khẩn cấp, hàng giao ngay như: hàng mau
hỏng, dễ thối, hàng cứu trợ khẩn cấp, súc vật sống và các loại hàng nhạy cảm với
thời gian.
Tuy chỉ chuyên chở khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán
quốc tế nhưng lại chiếm khoảng 20% trị giá hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Đối
với những nước phát triển, vận tải hàng không chỉ chuyên chở một khối lượng nhỏ
hơn 1%, nhưng lại chiếm khoảng 30% trị giá. Đó là như kiểu như về mặt số lượng
thì ít, nhưng xét về chất lượng thì không ai bằng. Điều này chứng tỏ vận tải hàng
không có vai trò rất lớn đối với việc vận chuyển hàng hoá đặc biệt là hàng hóa có
giá trị cao.
Vận tải hàng không là một ngành vận tải non trẻ nhất.

2
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

I.2.2 Đặc điểm


Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền
kinh tế thế giới hiện nay:
Ưu điểm:
 Vận chuyển nhanh: Tốc độ của vận tải hàng không cao gấp 27 lần vận tải đường biển,
10 lần ô tô, và 8 lần tàu hỏa. Trung bình, máy bay chở khách hoặc hàng hóa có tốc độ
bình quân khoảng 800 – 1.000km/h. Tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh
hoàn toàn thích hợp với thời đại phát triển như vũ bão về tin học. (Phạm Mạnh Hiền,
tr.152)
 An toàn: Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác. Mặc dù có
thể bạn đã nghe về những vụ tai nạn máy bay đáng tiếc, thực tế là những sự cố đó rất
hiếm và xảy ra rất ít. Một phân tích thống kê khác cho thấy xác suất một người bị chết
trong một tai nạn hàng không là 1/45.000.000. Nếu ngày nào cũng bay, một người có
thể bay an toàn trong suốt 123.000 năm mà không gặp tai nạn.
 Cho phép vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng: đường hàng không có thể vận chuyển
các mặt hàng dễ hư hỏng như hoa quả tươi, thực phẩm đông lạnh, thuốc y tế,... với
điều kiện được đóng gói đúng cách.
 Phí bảo hiểm thấp: do đường hàng không có tỷ lệ rủi ro thấp hơn so với các phương
tiện vận chuyển khác, nên các khoản phí bảo hiểm cũng thường thấp hơn, giúp giảm
chi phí cho các doanh nghiệp.
 Dễ tiếp cận: Vận chuyển đi khắp mọi nơi trong nước và quốc tế. Sự phát triển của các
sân bay quốc tế trên khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ giúp doanh nghiệp dễ dàng
đưa hàng hoá của mình tiếp cận với nhiều thị trường mới. Đây cũng chính là ưu điểm
của ngành vận tải đường hàng không trong vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc
tế.
Nhược điểm:
 Cước vận tải cao: Khi lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, doanh
nghiệp cần phải chịu các cước phí như cước hàng bách hóa, cước hàng đặc biệt,... và
các loại phụ phí như phí bốc dỡ, phí soi an ninh, phí truyền dữ liệu hải quan,... Do đó,
chi phí thường sẽ cao hơn so với các phương tiện khác.
 Giới hạn sức chứa hàng hoá: mặc dù máy bay có sức chứa lớn nhưng hình thức này
lại có các hạn chế về trọng lượng tối đa của máy bay, kích thước thùng hàng và vị trí
lắp đặt trên máy bay. Do đó, hàng hoá sẽ bị giới hạn về khối lượng và kích thước để
đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển.
 Phức tạp trong thủ tục và hải quan: sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng
không đòi hỏi phải đáp ứng các thủ tục hải quan quốc tế phức tạp tuỳ theo quốc gia
như đăng ký hàng hoá, kiểm tra hàng hóa, đóng gói, đưa vào kho,... Thời gian và chi
phí để hoàn thành các thủ tục này cũng tốn kém.
 Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết: nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, có thể dẫn đến
chậm trễ hoặc hủy bỏ chuyến bay, gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và kinh
doanh của các doanh nghiệp.
I.3 Các loại hàng hóa trong vận tải hàng không
I.3.1 Hàng hóa được phép vận chuyển bằng đường hàng không.
a). Hàng hóa tổng hợp (General Cargo)

3
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Đây được xem là loại hàng hoá mà thuộc tính không có vấn đề về bao bì,
nội dung, kích thước,…
Hàng hóa thông thường là những mặt hàng không thuộc danh mục Hàng
hóa Đặc biệt và không yêu cầu bất kỳ biện pháp phòng ngừa bổ sung hoặc xử lý
đặc biệt nào trong quá trình vận chuyển hàng không. Những loại mặt hàng này là
hàng bán lẻ và hầu hết hàng tiêu dùng (ngoại trừ điện thoại di động, máy tính bảng
và máy tính xách tay), hàng khô, phần cứng, hàng dệt, v.v. Hãy nghĩ về những đồ
vật hàng ngày của bạn; hầu hết trong số đó sẽ là hàng hóa thông thường.
b). Hàng hóa đặc biệt (Special Cargo)
Đây là loại hàng hoá phải đòi hỏi xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và
vận chuyển liên quan đến thuộc tính hay giá trị của hàng hoá.
Bao gồm một số loại sau đây:
- Súc vật sống:
Súc vật sống cần
được lưu giữ ở những khu
vực đặc biệt ở ga hàng
không.
Ở hầu hết các nước,
việc cấp giấy phép nhập
khẩu súc vật sống rất hạn
chế và còn tùy thuộc vào
chế độ kiểm dịch của mỗi
nước.
Thể lệ về súc vật sống của IATA đề cập đến những vấn đề như: làm hàng,
dán nhãn container…phát sinh có liên quan đến vận chuyển súc vật sống. Trước
khi hãng hàng không chấp nhận chở súc vật sống, họ yêu cầu người gửi hàng ngoài
những việc khác, phải cung cấp giấy chứng nhận là hàng được mô tả phù hợp với
điều kiện chuyên chở bằng đường hàng không theo thể lệ của IATA.
- Hàng giá trị - Mã số: VAL
Những loại hàng hóa có giá trị cao như: kim loại quý hiếm, trang sức có
chất liệu bằng vàng, kim cương, những loại vật phẩm phục vụ cho quá trình nghiên
cứu, các trang thiết bị điện tử. Trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường
hàng không, Vận chuyển loại hàng hóa có giá trị cao không phải là điều dễ dàng vì
trong quá trình vận tải nếu hàng hóa của khách hàng xảy ra những sự cố đáng tiếc
thì đơn vị vận chuyển phải bồi thường. Do đó, khi vận chuyển hàng có giá trị cao
phải lựa chọn đơn vị có mức bồi thường phù hợp.
- Hàng hóa ngoại giao - Mã số: DIP
Hàng hóa ngoại giao là mặt hàng rất quan trọng được vận chuyển từ các cơ
quan lãnh đạo và đại sứ quán, vì vây mặt hàng này sẽ được đưa vào kho chứa đặc
biệt.
- Tro, hài cốt - Mã số: HUM
Hài cốt dạng tro phải được đóng gói cẩn thận và bắt buộc phải có giấy kiểm
dịch của cơ quan y tế. Hàng hóa dạng xương phải được đóng kín trong hòm kín,
phải có giấy kiểm dịch từ cơ quan y tế. Qua đó, bạn có thể thấy hài cốt được vận
chuyển phải đòi hỏi thủ tục và đóng gói cực kỳ nghiêm ngặt.
4
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

- Hàng dễ hỏng - Mã số: PER


Đây là mặt hàng thích hợp để vận chuyển
bằng đường hàng không. Hàng dễ hỏng bao gồm:
thịt tươi, trái cây, rau quả,…
- Mặt hàng nguy hiểm
Các loại hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
+ Các loại hóa chất, chất nổ công nghiệp. Các khí gas dễ bốc cháy, khí gas độc hại.
+ Những chất lỏng nguy hiểm dễ cháy, các dung dịch lỏng gây ra các phản ứng hóa học
gây cháy nổ.
+ Các chất phóng xạ, các chất ăn mòn, các chất lây nhiễm, các chất nguy hiểm khác.
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói kỹ càng và những lưu
ý nhất định. Trước khi vận chuyển mặt hàng này thì phải xin giấy phép, bởi giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là điều bắt buộc.
- Hàng hóa ướt - Mã số: WET
Hàng hóa ướt được đóng gói kỹ càng trước khi đưa lên khoang chứa.
- Hàng hóa khổ lớn - Mã số: BIG, HEA
Các loại hàng hóa có khối lượng lớn trên 500kg hoặc quá lớn để vận chuyển
trên pallet thì phải có giải pháp đặc biệt, các lô hàng hóa lớn thường có chi phí vận
chuyển cao.
- Hàng hóa nặng mùi
Trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, Vận chuyển
hàng hóa nặng mùi bằng máy bay là điều rất khó hoặc không thể, vì vậy trước khi
vận tải phải tham khảo và lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng
hóa chuyên nghiệp.
I.3.2 Các loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không

Những loại hàng hóa cấm vận chuyển bao gồm: các chất ma túy, chất kích
thích thần kinh, vũ khí đạn được, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ
như dao, kiếm, giáo, mác,...
Hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ấn phẩm, tài liệu nhằm phá
hoại trật tự công cộng chống lại nhà nước Việt Nam. Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy
và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
5
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Mặt khác, sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm,
hàng hóa cấm nhập vào nước. Các loại kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, bạch
kim,..), hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quý, đá quý cũng được liệt kê
vào danh sách hàng cấm vận chuyển.
https://atmglobaltrans.com.vn/vi/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/cac-loai-hang-hoa-van-chuyen-
bang-duong-hang-khong-1379.html
I.4 Hành trình và lịch bay:
I.4.1 Hành trình (Routing):
Thực tế các hãng hàng không đều có 2 loại hành trình cơ bản là bay thẳng
và bay vòng, và được hiểu là chặng bay.
- Bay thẳng (direct flight): được hiểu là bay trên một chuyến bay trong suốt
hành trình mặc dù máy bay đó có thể sẽ hạ cánh ở một sân bay phụ nào đó để tiếp
thêm nhiên liệu hoặc lấy thêm hàng hóa . Và đương nhiên, máy bay có thể bay
thẳng từ điểm đầu đến điểm cuối của chặng bay mà không hạ cánh tại bất kỳ sân
bay phụ khác.
Ví dụ:
HAN – LHR: bay thẳng không hạ cánh ở bất kỳ sân bay phụ nào.
HAN – IST (hạ cánh ở DEL): bay cùng chuyến bay từ HAN – IST nhưng máy bay hạ
cánh tại sân bay DEL của India để lấy thêm nhiên liệu và hàng hóa trước khi bay tiếp về
IST.
- Bay vòng (indirect flight): được hiểu là hàng hóa được vận chuyển theo
hành trình nhưng đổi máy bay tại mỗi địa điểm hạ cánh tại sân bay chuyển tải.
Ví dụ:
HAN – DOH – LHR: hàng sẽ bay từ HAN – DOH trên một chuyến bay, sau đó hàng sẽ
được dỡ tại sân bay DOH và chuyển sang máy bay khác tại DOH để bay sang LHR
I.4.2 Lịch bay (frequency): vai trò như schedule trong vận chuyển đường
biển hoặc còn được dùng một từ khác là ngày khai thác (day of operation), và được
ký hiệu là day1.2.3.4.5.6.7. (Có nghĩa là thứ 2 là day1 và cứ thế tịnh tiến cho đến
chủ nhật là day7. Như vậy, day7 không có nghĩa là thứ 7 như nhiều người nghĩ, do
vậy cần nắm rõ kiến thức cơ bản này để không bị nhầm lẫn về lịch bay).
I.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
I.5.1 Cảng hàng không
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm
2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 ghi nhận khái niệm cảng hàng không như sau:
“Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết
bị, công trình cần thiết khác sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển
hàng không." ( Nguyễn Văn Dương)
Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:
- Cảng hàng không quốc tế: là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận
chuyển nội địa. Thông thường, so với cảng nội địa thì cảng hàng không quốc tế sở hữu
quy mô lớn hơn và có cơ sở vật chất tốt hơn. Đường băng được thiết kế dài nhằm đáp ứng
được nhu cầu của các dòng máy bay lớn đến từ các nước khác.
Các cảng hàng không quốc tế lớn tại Việt Nam hiện nay gồm:
+ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất;
+ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn;
6
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

+ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài;


+ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng;
+ Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh;
+ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc;
+ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi;
+ Cảng hàng không quốc tế Vinh;
+ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài;
+ Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.
- Cảng hàng không nội địa: là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
Cảng hàng không nội địa tại Việt Nam hiện nay gồm:
+ Cảng hàng không Điện Biên;
+ Cảng hàng không Thọ Xuân;
+ Cảng hàng không Đồng Hới;
+ Cảng hàng không Tuy Hoà;
+ Cảng hàng không Chu Lai;
+ Cảng hàng không Pleiku;
+ Cảng hàng không Liên Khương;
+ Cảng hàng không Buôn Ma Thuột;
+ Cảng hàng không Phù Cát;
+ Cảng hàng không Rạch Giá;
+ Cảng hàng không Cà Mau;
+ Cảng hàng không Côn Đảo;
I.5.2 Máy bay (Tàu bay)
Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không.
Máy bay gồm 3 loại chủ yếu:
- Máy bay chở khách (Passenger Aircraft): là máy bay dùng chủ yếu để chuyên chở hành
khách, đồng thời có thể chuyên chở một lượng ít hàng hoá và hành lý của khách hàng ở
boong dưới (Lower Deck). Loại này thường có tần suất bay rất cao và có tiện nghi tốt để
phục vụ khách hàng.
- Máy bay chở hàng hoá (All Cargo Aircraft): là máy bay chủ yếu dùng để chuyên chở
hàng hoá. Loại máy bay này có thể chuyên chở hàng chục, hàng trăm tấn hàng/chuyến.
Tần suất bay thấp, chi phí hoạt động nhiều, chỉ thích hợp với các hãng hàng không có
tiềm năng lớn và kinh doanh ở những khu vực có luồng hàng luân chuyển lớn và ổn định.
Máy bay cánh cố định được thiết kế chuyển đổi từ chở khách sang chở hàng. Có một cửa
lớn để chất và bốc dỡ hàng hóa.
- Máy bay hỗn hợp (Combined Aircraft/Mixed Aircraft): là loại máy bay vừa chuyên chở
hành khách vừa chuyên chở hàng hoá ở cả boong chính và boong dưới. Loại máy bay này
còn gọi máy bay thay đổi nhanh (Quick Change) tuỳ theo số lượng hành khách hoặc hàng
hoá cần chuyên chở.
I.5.3 Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng
Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và
phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa trong sân bay, có
trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng
lẻ như pallet máy bay, container máy bay, container đa phương thức…

7
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa tại sân bay: Các sân bay khác nhau thì các trang
thiết bị phục vụ xếp dỡ hàng hoá cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào độ lớn của sân
bay luồng hàng đi và đến sân bay. Các thiết bị xếp dỡ tại sân bay gồm 2 loại chính:
các thiết bị xếp dỡ hàng hóa lên xuống máy bay và các thiết bị vận chuyển hàng
hóa từ và tới máy bay. Các loại thiết bị chủ yếu bao gồm:
+ Xe vận chuyển container/pallet trong sân bay;
+ Xe nâng hàng (forklift/truck);
+ Thiết bị nâng container/pallet (high loader);
+ Băng chuyển hàng rời (self propelled conveyor);
+ Giá đỡ (Dolly).
- Thiết bị xếp hàng theo đơn vị - ULD (unit load device): Để thuận lợi cho
việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển, người ta tạo ra các
công cụ hay thiết bị để ghép các kiện hàng nhỏ hoặc các kiện hàng lẻ thành các
kiện hàng hay các đơn vị hàng hoá lớn hơn theo những tiêu chuẩn nhất định, phù
hợp với khoang chứa hàng của máy bay (ULD), sau đó xếp các ULD này lên máy
bay. ULD bao gồm các loại chính sau đây:
+ Pallet máy bay;
+ Igloo;
+ Lưới pallet máy bay (là một bộ phận tạo thành đơn vị hàng hoá);
+ Container máy bay.
I.6 Các tổ chức hàng không quốc tế.
I.6.1 IATA
IATA (International Air Transport Association): hiệp hội Vận tải Hàng
không quốc tế. Vào thời điểm thành lập, IATA có 57 thành viên từ 31 quốc gia,
phần lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ . Ngày nay, hiệp hội này có 270 thành viên từ 140
quốc gia ở khắp nơi trên thế giới. Mục đích chính của tổ chức này là trợ giúp các
công ty hàng không đạt được sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả . Để
phục vụ cho việc tính toán giá cước vận tải, IATA chia thế giới ra 3 khu vực:
1. Nam, Trung và Bắc Mỹ.
2. Châu Âu, Trung Đông và châu Phi. châu Âu theo IATA bao gồm châu Âu theo địa lý
và các nước Maroc, Algeria và Tunisia.
3. Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương
Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) là hiệp hội thương mại của
các hãng hàng không trên thế giới, đại diện cho hơn 400 hãng hàng không chiếm
83% lưu lượng hàng không toàn cầu. IATA hỗ trợ nhiều lĩnh vực hoạt động hàng
không và giúp xây dựng chính sách của ngành về các vấn đề hàng không quan
trọng. (Báo Nhân Dân Điện Tử)
Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy sự phát triển của vận chuyển hàng không một cách an toàn và
thường xuyên vì lợi ích của toàn thể nhân dân trên thế giới.
+ Khuyến khích sự phát triển thương mại hàng không.
+ Phối hợp hành động trong dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường hàng không
giữa các đơn vị hàng không có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Nghiên cứu hợp tác với ICAO cùng các tổ chức khác để cùng nhau thống
nhất các quy định quốc tế về luật lệ của hàng không, các tập quán hàng không.
8
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý,
tài chính của vận tải đường hàng không. Trong đó quan trọng nhất chính là việc
điều chỉnh cơ cấu của giá vé và giá cước của tất cả hội viên.
I.6.2 ICAO
ICAO (International Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không
Dân dụng Quốc tế. Là một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm soạn
thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới, hệ thống hóa các
nguyên tắc và kỹ thuật của dẫn đường hàng không quốc tế cũng như tạo điều kiện
về kế hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc tế để đảm bảo an toàn và
lớn mạnh một cách có thứ tự.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc đối với ngành hàng không, để các nước
thành viên thực hiện
- Quy định quyền giao thông quốc tế, quyền tự do bầu trời
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Phát triển các khuyến nghị và hướng dẫn, chẳng hạn như: Tiêu chuẩn phòng cháy ICAO
- Phân bổ mã ICAO cho các nước và các loại máy bay
- Phát triển chuẩn mực cho các tài liệu hành trình mà máy có thể đọc được
- Định nghĩa của các giá trị giới hạn cho phát tiếng ồn máy ba
II. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG:
II.1 Quy cách đóng gói hàng hóa bằng đường hàng không:
Quy cách đóng gói hàng hóa (Packing) được hiểu một cách đơn giản là yêu
cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại
sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong
suốt quá trình vận chuyển. Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa , sản phẩm bên
trong không bị hư hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy chiếu
trách nhiệm cho những bên liên quan khi có bất cứ sự cố nào xảy ra trong khi vận
chuyển. Cần tuân thủ quy cách đóng gói hàng hóa khi vận chuyển.
Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì quy cách đóng gói
hàng hóa là vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới thời gian và chi phí vận
chuyển. Thậm chí nếu hàng hóa không được đóng gói một cách phù hợp và đúng
tiêu chuẩn thì có thể không được chất xếp lên máy bay, thậm chí còn bị hãng hàng
không từ chối nhận hàng. Dưới đây là một số quy cách đóng gói hàng hóa phù hợp
với yêu cầu của hãng hàng không:
II.1.1 Hàng đóng thùng carton:
Đây là loại quy cách thường hay dùng nhất nhằm tiết kiệm chi phí do trọng
lượng của vỏ thùng khá nhẹ và quá trình bốc xếp đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên
chỉ thích hợp với các loại hàng hóa như dệt may hay các sản phẩm có trọng lượng
nhẹ và có thể xếp chồng lên nhau.
Cách đóng gói này cũng dễ dàng trong quá trình vận chuyển và bốc xếp
trong vận chuyển nội địa hay đường biển.
II.1.2 Hàng đóng thùng gỗ:
Thùng gỗ phù hợp với loại hàng hóa có trọng lượng nặng hoặc rất nặng cần
bảo quản chặt chẽ để tránh mất hàng và hư hỏng.

9
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Cách đóng gói này thường chỉ làm khi thực sự cần thiết bởi rất tốn kém chi
phí do thùng gỗ khá nặng và kích thước cũng rất lớn. Do vậy, chúng ta cần cân
nhắc khi xác định đóng gói theo quy cách này.
II.1.3 Hàng đóng pallet:
Đây là quy cách được khá nhiều đơn vị sử dụng, bản chất là hàng đóng
carton và xếp lên trên đế pallet (gỗ hoặc nhựa). Cách đóng gói này đảm bảo hàng
hóa được bảo quản tốt hơn, tránh rủi ro thất lạc hoặc mất trong quá trình vận
chuyển.
Tuy nhiên, cần xác định rõ hàng đóng pallet có thực sự cần thiết hay không
do cách đóng gói này cũng làm tăng chi phí vận chuyển và quá trình vận chuyển
cũng trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, giá cước vận chuyển cho hàng đóng
thùng gỗ hoặc pallet thường cao hơn thùng carton.
II.1.4 Hàng đóng cont chuyên dụng:
Cách đóng gói này rất đặc biệt, nghĩa là hàng hóa được đóng trong cont
(thùng tôn) của hãng hàng không được gọi là cont AKE và AKH (LD3, LD7 LD9,
M1).
Các loại cont này của hãng hàng không sản xuất để vận chuyển hàng hóa
cho khách hàng khi có nhu cầu.
Một số loại hàng hóa thích hợp vận chuyển bằng quy cách này như hàng
treo (GOH), hàng mau hỏng cần bảo quản riêng biệt (perishable), đặc biệt loại cont
này có các quy định chặt chẽ liên quan như trọng lượng tối đa cho phép đóng là
bao nhiêu, trọng lượng tính cước cả cont (Pivot weight) là bao nhiêu..., thường
pivot weight dao động từ 710 - 750 kg/LD3 tùy từng hãng hàng không, dĩ nhiên
các loại cont khác thì pivot cũng sẽ khác nhau.
II.1.5 Vận chuyển nguyên mâm (ULD):
ULD (Unit Load Devices - Phương tiện chở hàng đường không/Thiết bị
chất xếp) là một thuật ngữ chỉ các thiết bị dùng để chất hàng trong quá trình vận
chuyển hàng hóa của nhà vận chuyển.
Cách hiểu đơn giản nhất là toàn bộ hàng hóa được xếp lên nguyên một mặt
phẳng có kích thước xác định, trong trường hợp này chỉ các hãng hàng không mới
có thể làm được.
ULD là phương tiện giúp các nhà vận chuyển khai thác được tối đa thể tích
chất hàng trong hầm hàng, khuyến khích chất các kiện hàng có kích thước lớn,
cồng kềnh. Bên cạnh đó, các kiện hàng nhỏ cũng có thể được gộp thành các khối
hàng lớn. Ngoài các sự thuận tiện cho việc vận chuyển, chất và dỡ hàng, ULD còn
mang lại tiện ích trong công tác đóng gói. Các thiết bị này sẽ bảo vệ được hàng hóa
chất bên trong nhằm tránh hư hỏng và mất mát trong quá trình vận chuyển.
II.2 Phí và cước vận chuyển
II.2.1 Phí và phụ phí
- Phí AWB (Airway Bill Fee)/Phí phát hành vận đơn hàng không:
Được tính theo số lượng vận đơn phát hành. Vận đơn hàng không (AWB) là
chứng từ biên nhận do hãng vận chuyển phát hành cho khách hàng thông qua các
đại lý hoặc được ủy quyền để làm bằng chứng cho việc vận chuyển hàng hóa.
Chứng từ vận đơn này bao gồm biên lai giao hàng cho người chuyên chở và bằng
chứng hợp đồng vận chuyển. Chứng từ này sẽ được sử dụng làm tham chiếu nhanh
10
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

và giúp người nhận hàng sớm hoàn tất thủ tục khi hàng hóa được vận chuyển đến
đích.
- THC (Terminal Handling Charge)/Phí làm hàng tại Cảng (xếp/dỡ hàng từ
tàu): Là khoản phí mà chủ hàng phải chi trả cho hoạt động làm hàng tại cảng
hàng không như chi phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện
vận tải,… Mức phí THC sẽ dựa vào trọng lượng hàng hóa để tính cước phí sao cho
phù hợp. Ngoài ra, với những đơn hàng lớn bên phía công ty vận chuyển sẽ tính
thêm cả mức phí tăng ca.
- HDL (Handling Charge)/Phí xử lý hàng: l
Là loại phí chi trả các chi phí về nhân công, nhân lực, in ấn, cơ sở vật chất,
hệ thống quản lý,… Handling Charge thông thường sẽ được tính dựa trên số lượng
vận đơn được phát hành.
- D/O (Delivery Order Fee)/Phí lệnh giao hàng áp dụng cho các lô hàng
nhập:
Khi hàng đến, các hãng hàng không, các công ty dịch vụ hàng hóa sẽ phát
hành lệnh giao hàng giao cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ trình cho cơ quan
giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,
… Để lấy được hàng. Phí lệnh giao hàng sẽ tính dựa trên số lượng vận đơn.
Tùy thuộc vào việc nhà nhập khẩu làm việc trực tiếp với hãng tàu bay hay
thông qua công ty dịch vụ hàng hóa (Forwarder), D/O được chia làm 2 loại: D/O
do Forwarder phát hành và D/O do hãng tàu phát hành.
- FSC/MYC (Fuel Surcharge)/Phụ phí nhiên liệu:
Đây là phụ phí nhiên liệu hay phụ phí xăng dầu của máy bay. Đơn vị tính:
kg. Phụ phí này sẽ được cộng dồn chung với cước hoặc tách riêng ra tuỳ vào bào
giá của các hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển.
- SSC (Security Surcharge)/Phụ phí chiến tranh:
Phụ phí chiến tranh liên quan đến những vấn đề an ninh, rủi ro chiến tranh
trong suốt quá trình vận chuyển. Phụ phí chiến tranh sẽ được tính dựa trên số kg.
Lưu ý về FSC và SSC:
Hiện nay rất nhiều hãng hàng không sẽ chào giá theo dạng A/F all-in, hay
cước toàn bộ, có nghĩa là giá cước đã bao gồm phụ phí nhiên liệu và phụ phí chiến
tranh. Mặt khác, vẫn có khá nhiều hãng hàng không sẽ chào cước vận tải theo dạng
A/F ++: tức là tách cước vận tải hàng không với các phụ phí nhiên liệu và phụ phí
chiến tranh.
- AMS (Automated Manifest System); ENS (Entry Summary Declaration);
CG (Electronic Data Processing Fee)/Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số quốc
gia như US, CANADA, CHINA…:
Đây là chi phí khai báo dữ liệu tự động về lô hàng cho cơ quan hải quan
trước khi xuất đi nhằm đảm bảo cơ quan hải quan sẽ quản lý được thông tin lô
hàng của từng khách hàng sẽ xuất chuyến trong ngày.
- X-ray (Screening Fee)/Phí soi chiếu hàng hóa:
Là lệ phí được hãng bay thu nhằm bù đắp cho chi phí thực hiện hoạt động
kiểm tra an ninh tại sân bay. Thông thường, khoản phí này rất thấp và được thu ở
mức cố định do hãng bay đưa ra.
- FWB (Forwarding Bill)/Phí truyền dữ liệu thông tin vận đơn chính:
11
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Đây là một loại vận đơn mà các đơn vị vận chuyển sử dụng để ghi lại thông
tin về hành trình và tiến trình vận chuyển của hàng hóa từ điểm gốc đến điểm đích.
FWB có một phí truyền dữ liệu thông tin vận đơn chính, được tính vào hóa đơn
của bên vận chuyển. Phí này phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước và trọng
lượng của hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, và quy định của cụm cảng hoặc
công ty vận chuyển.
- FHL (Flight Handling)/Phí truyền dữ liệu thông tin vận đơn phụ:
Đây là một loại vận đơn phụ mà các đơn vị vận chuyển sử dụng để ghi lại
các thông tin về việc xử lý chuyến bay, bao gồm thông tin về lịch trình, thông tin
về hành lý và quy định đặc biệt khác liên quan đến chuyến bay. Giống như FWB,
phí này cũng tính vào hóa đơn của bên vận chuyển và phụ thuộc vào các yếu tố
như kích thước và trọng lượng của hàng hóa, khoảng cách vận chuyển và quy định
từng cụm cảng hoặc công ty vận chuyển.
II.2.2 Cước vận chuyển (AFR hoặc A/F - Air Freight)
Cước vận tải hàng không (Air Freight) là số tiền mà công ty logistics phải
trả cho các hãng hàng không về việc chuyên chở một lô hàng và các dịch vụ có liên
quan đến việc vận chuyển bằng phương tiện máy bay.
Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người vận chuyển thu trên một
khối lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển. mức cước có sự thay đổi tùy theo khối
lượng hàng, với cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kg ... được
chia thành các khoảng như sau:
Dưới 45kg
Từ 45 đến dưới 100kg
Từ 100 đến dưới 250kg
Từ 250 đến dưới 500kg
Từ 500 đến dưới 1000kg...
Cơ cấu giá cước hàng không chủ yếu gồm:
+ Hàng chiếm tỷ trọng (Density cargo) có trọng lượng tính cước là trọng lượng thực
(Gross Weight).
+ Hàng nhẹ, cồng kềnh (Volume cargo) có trọng lượng tính cước là trọng lượng quy đổi
(Volume Weight).
Mức cước áp dụng là mức ghi trong biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào
ngày phát hành vận đơn. Tổng tiền cước được tính bằng cách: trọng lượng tính
cước (Chargeable Weight) x Mức cước.
Một số loại cước hàng không phổ biến như sau:
- Cước hàng bách hóa (General Cargo Rates - GCR):
Đây là loại cước hàng không thông dụng nhất. Thường áp dụng cho các loại
hàng hóa phổ thông khi cần vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng bất kỳ
loại phí đặc biệt nào.Căn cứ theo khối lượng hàng hóa, cước hàng bách hoá được
chia làm hai loại:
+ Ðối với hàng bách hóa từ 45kg trở xuống thì áp dụng cước hàng bách hoá
thông thường (GCR-N: normal general cargo rate)
+ Ðối với những lô hàng từ 45kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo số
lượng (GCR-Q: quality general cargo rate).

12
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Loại cước này áp dụng các chương trình ưu đãi đặc biệt, cước sẽ được giảm
đối với hàng hóa có trọng lượng quy định sẵn, có nghĩa là khối lượng hàng hóa
càng tăng lên thì cước sẽ càng giảm, thông thường mức giảm là 45kg.
- Cước tối thiểu (Minimum Rate - MR): là giá cước thấp nhất mà hãng hàng
không có thể vận chuyển một lô hàng, trong đó có tính đến các chi phí cố định mà
hãng hàng không phải chi ra để vận chuyển. Trong thực tế, cước tính cho một lô
hàng thường bằng hay lớn hơn cước tối thiểu. Mức độ cước tối thiểu phụ thuộc vào
các quy định của IATA.
- Cước hàng đặc biệt (Special Cargo Rates - SCR):
Thông thường mức giá cước hàng đặc biệt thấp hơn cước hàng bách hóa và
áp dụng cho hàng hóa đặc biệt trên những chuyến bay nhất định.
Mục đích của cước này là dành cho chủ hàng một giá cước cạnh tranh để
khuyến khích họ gửi hàng bằng máy bay để tận dụng tối đa khả năng chuyên chở
của hãng hàng không.
- Cước phân loại hàng (Class Rate/ Commodity Classification Rates -
CR/CCR):
Một số hàng hóa không có giá trị tính cước riêng nên thường được tính theo
phần trăm tăng hoặc giảm trên cơ sở cước hàng bách hóa, áp dụng đối với những
loại hàng hóa nhất định trong những khu vực nhất định.

13
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Một số loại hàng hóa chính áp dụng loại cước này:


+ Động vật sống (kể cả nhốt trong container) (150% GCR);
+ Hàng giá trị cao, vàng bạc, đá quý (hàng vượt quá 1000USD/kiện) (200% GCR);
+ Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50% cước hàng
bách hóa thông thường;
+ Hành lý được gửi như hàng hóa (baggage shipped as cargo) (50% GCR);
+ Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas) được miễn phí ở
hầu hết các khu vực trên thế giới.
- Cước áp dụng cho tất cả các mặt hàng (Freight All Kinds Rates - FAK):
Là loại cước tính chung cho tất cả các loại hàng đóng trong container. Mục
đích là nhằm đơn giản hóa biểu cước. Cũng giống như ở đường biển, người gửi
hàng khi đóng sẵn hàng của mình trong một Container (Full Container Load -
FCL) sẽ được giảm cước so với đóng hàng riêng lẻ (Less Than a Container Load -
LCL). Cước loại này không áp dụng cho các mặt hàng dễ hư hỏng, động vật sống,
hàng giá trị cao,...
- Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): Cước này được gọi là cước ưu tiên,
áp dụng cho những lô hàng được yêu cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao
hàng cho người chuyên chở. Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước
hàng bách hoá thông thường.
- Cước ULD (thiết bị xếp hàng theo đơn vị): việc nghiên cứu các loại cước
sẽ giúp nhà giao nhận hoặc đại lý giao nhận hàng không tính toán được cách gửi
hàng nào có lợi cho mình.
- Cước hàng chậm: Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở
gấp và có thể chờ cho đến khi có chỗ xếp hàng trên máy bay. Cước hàng chậm
thấp hơn cước hàng không thông thường do các hãng hàng không khuyến khích
gửi hàng chậm để họ chủ động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở.
- Cước hàng thống nhất (Unified cargo rate): Cước này được áp dụng khi
hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng khác nhau. Người chuyên chở chỉ áp
dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng. Cước này có thể thấp hơn tổng số tiền
cước mà chủ hàng phải trả cho tất cả những người chuyên chở riêng biệt, nếu
người chủ hàng tự thuê nhiều người chuyên chở khác nhau, không thông qua một
người chuyên chở duy nhất.
II.3 Cách tính trọng lượng
- Trọng lượng thực tế (Gross Weight/Actual Weight): Trọng lượng thực
tế của hàng được cân tại sân bay bao gồm bao bì đóng gói.
- Trọng lượng quy đổi (Volume Weight): Trọng lượng quy đổi từ kích
thước của kiện hàng.
Kích thước của hàng hóa trong vận tải hàng không gồm 3 chỉ số: dài (L)
cm, rộng (W) cm, cao (H) cm
Trọng lượng quy đổi được tính theo công thức: (L x W x H) x số kiện/
6000
Liên hệ với thể tích chiếm chỗ của lô hàng qua công thức 1CBM = 166.6
Kg

14
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

- Trọng lượng tính cước (Chargeable Weight): là trọng lượng lớn hơn
giữa trọng lượng thực tế Gross Weight và trọng lượng quy đổi Volume Weight,
được dùng để tính cước vận tải hàng không.
Ví dụ về cách tính: Doanh nghiệp B nhập khẩu 3 kiện hàng, mỗi kiện hàng
có trọng lượng là 30Kg và có kích thước 80x50x40
Gross Weight = 3 x 30 = 90 Kg
Volume Weight = (80 x 50 x 40) x 3 / 6000 = 80 Kg
CBM = 80 / 166.6 = 0.48 CBM
Vậy do Gross Weight lớn hơn nên được sử dụng làm khối lượng tính cước Chargeable
Weight.
II.4 Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT:

Bước 1: Đàm phán sau đó ký kết hợp đồng ngoại thương


Đây là bước đầu tiên khi bắt đầu xuất khẩu hàng hóa, không chỉ cho hàng
hóa xuất khẩu qua đường hàng không. Việc hai bên cùng ngồi xuống đàm phán
thống nhất về một số nội dung của hợp đồng sẽ giúp cho 2 bên mua và bán thống
nhất những thông tin về lô hàng, các thông tin cụ thể như:
- Thông tin gói hàng;
- Giá cả, hình thức thanh toán;
- Các phí dịch vụ;
- Bảo hành;
- Khuyến mãi;
- Khiếu nại…
Những nội dung này đã được cả hai bên thống nhất trong cuộc đàm phán,
phải phù hợp với nhu cầu thực tế hiện tại. Hợp đồng nêu rõ về hàng hóa, trách
nhiệm mỗi bên, điều kiện giao hàng (Incoterms), phương thức thanh toán,… Dựa
vào các thỏa thuận này, chủ hàng biết được mình có trách nhiệm gì ở những bước
sau đó trong quy trình xuất khẩu hàng lẻ. Sau khi thực hiện xong bước này chúng
ta đi đến bước 2.

15
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)


Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, bước tiếp theo
sau khi bạn kí kết hợp đồng giao dịch là bạn phải xin giấy phép xuất khẩu và
thường thì sẽ có 2 hai trường hợp về việc xin giấy phép xuất khẩu mà bạn phải
biết:
Trường hợp 1: Đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường và được sự cho
phép của các cơ quan ban ngành thì hàng hóa sẽ không phải xin giấy phép xuất
khẩu.
Trường hợp 2: Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt thì sẽ phải xin
giấy phép xuất khẩu. Những mặt hàng thuộc diện quản lý đặc biệt có thể kể đến
như: Thuốc tân dược, hạt giống, gỗ, cổ vật, vật liệu nổ,...
Để biết mặt hàng mình xuất khẩu có yêu cầu xin giấy phép hay không thì
doanh nghiệp nên tra cứu danh mục tại phụ lục III, Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Việc xin giấy phép xuất khẩu rất quan trọng và cũng mất rất nhiều thời gian. Vậy
nên doanh nghiệp cần phải lưu ý về vấn đề này.
Bước 3: Xác nhận thanh toán
Trong xuất nhập khẩu có một vấn đề rất quan trọng, đó là thanh toán.
Những vướng mắc hay rắc rối trong việc thanh toán sẽ mang lại rủi ro lớn cho nhà
xuất khẩu. Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong những nghiệp vụ tối quan
trọng trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương và những điều khoản có trong
hợp đồng đó. Người bán sẽ yêu cầu bên mua phải đặt cọc trước tiền hàng trước khi
giao hàng đến sân bay. Thông thường các công ty xuất khẩu tại Việt Nam sẽ yêu
cầu cọc 30% giá trị lô hàng xuất đó.
Bước 4: Chuẩn bị hàng xuất
Sau khi đã nhận được tiền đặt cọc hàng hóa của người mua. Doanh nghiệp
sẽ tiến hành lên kế hoạch kiểm tra và đóng gói hàng hóa, đồng thời lên lịch đóng
hàng rồi vận chuyển ra sân bay quốc tế.
Bước 5: Thu xếp chỗ với hãng vận tải (freight forwarder)
Việc thu xếp chỗ với hãng hàng không sẽ do các điều kiện và cơ sở giao
hàng quyết định nghĩa vụ và chuyển giao rủi ro hàng hóa. Nghĩa vụ thuê hãng bay
sẽ thuộc về các điều kiện nhóm C và D trong Incoterms. Việc thuê chuyển chặng
chính sẽ thực hiện qua từng bước sau:
1. Liên hệ với đại lý vận chuyển, lấy thông tin về lịch trình và giá cước.
2. Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến bay và đăng ký chuyển hàng. Thuê
các dịch vụ cần thiết như vận chuyển hàng về sân bay, thông quan tờ khai hải
quan, giao đến kho vận...
3. Giao hàng cho đơn vị vận chuyển và ký biên bản giao hàng với người
chuyên chở.
4. Đặt Booking note (thỏa thuận lưu khoang) với hãng bay hoặc với freight
forwarder. Những nội dung chính của booking note sẽ bao gồm:
5. Tên người gửi hàng, tên người nhận hàng, bên thông báo.
6. Mô tả hàng hóa: loại hàng, khối lượng, thể tích.…\
7. Tên sân bay hàng đi, tên sân bay hàng đến.
8. Cước phí, thanh toán…
Bước 6: Đóng hàng và vận chuyển về cảng
16
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Sau khi lấy Booking note, doanh nghiệp sẽ đóng gói hàng hóa và vận
chuyển về kho bãi theo chỉ định như trên Booking note của hãng hàng không hoặc
bên freight forwarder.
Doanh nghiệp sẽ được cung cấp giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR-
Forwarder's Certificate of Receipt), xác nhận về việc FWD đã thực sự nhận được
lô hàng để vận chuyển.
Trường hợp hàng được lưu kho trước khi gửi cho hãng hàng không, FWD
sẽ cấp thêm Biên lai kho hàng (FWR-Forwarder's Warehouse Receipt).
Bước 7: Làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu đường hàng không
Sau khi đã đóng hàng và vận chuyển về cảng bạn cần chuẩn bị bộ chứng từ
để làm thủ tục xuất khẩu bao gồm:
- Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng hóa nằm trong nhóm phải xin phép)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bản kê chi tiết của hàng hóa, trong nhiều trường hợp có thể dùng Phiếu
đóng gói - Packing List.
- Lược khai hàng hóa (Manifest), do người giao nhận lập khi họ gom nhiều
lô hàng lẻ và gửi chung cùng trong một vận đơn chủ (MAWB)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin). Giấy này có thể gửi sau
khi hàng hóa được xuất đi.
- Giấy giới thiệu…
Cùng với bộ chứng từ này, bạn cần làm thủ tục hải quan cho hàng xuất
khẩu. Sau khi hàng hóa thông quan, bạn cần nộp tờ khai thông quan cho hãng bay
để họ ký thực xuất với hải quan giám sát. Nếu bạn xuất khẩu theo điều kiện nhóm
C, thì cần thêm các bước sau:
1. Gửi SI (Shipping Instruction) cho hãng bay hoặc freight forwarder, xác
nhận nội dung Airway Bill, nhận Bill gốc (nếu có)
2. Sau khi đã giao hàng cho hãng bay và hoàn thành thủ tục hải quan, bạn
cần gửi chi tiết hướng dẫn gửi hàng (SI) cho hãng bay hoặc freight forwarder trước
Cut-off Time. Bạn nên yêu cầu họ xác nhận, để đảm bảo chắc chắn rằng họ đã
nhận được những thứ kể trên trước thời hạn.
3. Dựa vào thông tin SI, bên vận chuyển sẽ gửi bản nháp của vận đơn (Draft
Airway Bill). Bạn phải kiểm tra kỹ, cần bổ sung hoặc chỉnh sửa gì thì bạn cần phối
hợp với hãng tàu để thực hiện việc đó sớm.
Bước 8: Các công việc khác trong quy trình hàng xuất khẩu hàng Air
Bạn cần mua bảo hiểm, làm C/O (Certificate of Origin) và các chứng từ
khác theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi nhận được Airway Bill thì bạn cần báo
cho người mua về việc hàng hóa đã chuyển kèm theo file mềm AWB để họ có thể
chuẩn bị hồ sơ đầu nhập khẩu. Đồng thời, bạn cũng cần làm nốt thủ tục để có
những chứng từ khác theo như quy định của hợp đồng như:
- Chứng thư bảo hiểm hàng hóa đường hàng không. (Marine Insurance
Policy)
- Chứng nhận xuất xứ. (C/O)
- Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) hay kiểm dịch động vật.
(nếu có)

17
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

Để đảm bảo sự chính xác, bạn nên gửi trước bản nháp và file mềm bản
chính thức cho người mua để họ có thể kiểm tra xác nhận. Nếu có những thay đổi
từ người mua thì sẽ được thực hiện sớm.
Bước 9: Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài
Sau khi đã có bộ chứng từ, bạn sẽ phải gửi cho người mua bộ chứng từ gốc
với số lượng đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời gửi cho họ
file scan để họ chuẩn bị trước các bước cần thiết khi nhập khẩu.
Khi kết thúc bước này bạn đã kết thúc quy trình làm hàng xuất khẩu hàng
Air. Song song với quá trình này, người xuất khẩu cũng cần lưu ý về vấn đề thanh
toán dựa trên quy định trong hợp đồng. Thông thường sau khi nhận đầy đủ tiền
hàng thì người bán mới chuyển chứng từ gốc cho người mua để tránh những rủi ro
đáng tiếc.

Những lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
- Hàng hóa phải có giấy tờ đầy đủ
- Phải luôn luôn chú ý đến trọng lượng món hàng
- Liên hệ với bên vận chuyển
- Đóng gói đầy đủ theo quy định
- Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận
- Giải quyết tranh chấp
II.5 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không:
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT:

Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác kinh doanh nước ngoài
Bước đầu tiên sau khi thống nhất về hàng mẫu, chất lượng và giá cả, nhà
nhập khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài. Hợp
đồng mua bán này là thỏa thuận quan trọng, bao gồm thông tin về người xuất khẩu,

18
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

người nhập khẩu, hàng hóa, giá cả, thanh toán, điều kiện giao hàng, quy cách đóng
gói, bảo hành, bảo hiểm, khiếu nại và các điều khoản khác
Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Bước tiếp theo, trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, là việc xin giấy phép
nhập khẩu (nếu có yêu cầu). Tùy thuộc vào loại hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể
phải yêu cầu giấy phép nhập khẩu trước khi thực hiện quá trình nhập khẩu vào Việt
Nam. Điều này cần được thực hiện trước và sớm để tránh việc lưu trữ hàng hóa tại
cảng trong thời gian dài và giảm thiểu thời gian và chi phí. Đối với những mặt
hàng thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ, như các thiết bị phát, thu sóng vô
tuyến điện, thuốc thành phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, tiền chất công nghiệp,
thuốc bảo vệ thực vật, v.v., giấy phép nhập khẩu là bắt buộc. Các hàng hóa này
nằm trong diện quản lý đặc biệt và yêu cầu giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Chuyển tiền đặt cọc tiền hàng (cọc trước cho hàng hóa)
Sau khi ký kết hợp đồng và xin giấy phép nhập khẩu, nhà nhập khẩu tiến hành thanh
toán tiền hàng. Thông thường, nhà nhập khẩu sẽ đặt cọc một phần tiền (ví dụ như 30% giá
trị đơn hàng) hoặc mở thư tín dụng L/C (Letter of Credit) để đảm bảo tiến trình sản xuất
và giao hàng của người bán.
Bước 4: Xác nhận đơn hàng
Trong bước này, nhà nhập khẩu tiếp tục liên hệ với nhà xuất khẩu để xác
nhận đơn hàng và kiểm tra các chứng từ liên quan. Thông qua việc theo dõi tiến
trình sản xuất và giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ xác định thời điểm hàng hóa sẵn
sàng được vận chuyển. Đồng thời, nhà nhập khẩu cũng kiểm tra các chứng từ như
hóa đơn, vận đơn, chứng chỉ chất lượng, giấy tờ hải quan và các chứng từ khác để
đảm bảo tính hợp lệ và chính xác.
Trường hợp nhập khẩu theo điều kiện Ex Works (EXW). Trong điều kiện
này thì nhà nhập khẩu phải thu xếp nhận hàng tại kho người bán (ở nước ngoài).
Sau đó làm thủ tục chuyển về cảng xuất, thông quan hải quan để đưa hàng lên máy
bay, sau đó làm các chứng từ cần thiết để nhập khẩu hàng về Việt Nam.
Bước 5: Vận chuyển hàng qua hãng hàng không về Việt Nam
Trong bước này, hãng hàng không sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng từ sân
bay xuất phát đến sân bay đích. Họ sử dụng máy bay để chuyển hàng, có thể thông
qua sân bay trung chuyển để tiếp tục quá trình vận chuyển. Hàng hóa có thể được
vận chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc trong khoang hàng của máy
bay chở khách. Thông qua thông báo từ hãng hàng không, người giao nhận sẽ biết
được thời gian dự kiến đến sân bay đích và thông báo cho người nhận hàng để
chuẩn bị các thủ tục cần thiết.
Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Tại Việt Nam (nước nhập khẩu), nhà nhập khẩu cần thực hiện các thủ tục
hải quan nhập khẩu, bao gồm các bước sau:
1. Nhận giấy báo hàng từ hãng hàng không hoặc forwarder.
2. Tới hãng hàng không hoặc đại lý của họ để thanh toán các khoản phí như
phí lệnh giao hàng (DO), phí làm hàng (handling), phí lao vụ (labor fee)… và nhận
bộ chứng từ gửi kèm hàng hóa (đã đề cập trong Bước 4).
3. Thu hồi vận đơn gốc (HAWB bản số 2).

19
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

4. Thực hiện thủ tục nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán các khoản
cước thu sau và nộp lệ phí với cảng hàng không.
5. Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu
đường hàng không.
6. Đăng ký lấy hàng tại kho hàng không (ví dụ: kho TCS, SCSC tại sân bay
Tân Sơn Nhất hoặc kho NCTS, ACS, ALS nếu hàng về sân bay Nội Bài) và tiếp
tục các quy trình liên quan.
Bước 7: Chuyển hàng về kho và hoàn tất quy trình nhập hàng Air.
Sau khi tờ khai đã được đóng dấu thông quan và ký giám sát, người nhập khẩu sẽ mang
theo phiếu xuất và mã vạch xuống kho CFS (Container Freight Station) để nhận hàng. Khi
hàng đã được nhận, người nhập khẩu sẽ thuê phương tiện vận chuyển để chuyển hàng về
kho của mình, hoàn tất quy trình lấy hàng nhập khẩu tại kho cảng hàng không.

20
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

II.6 Quy trình xuất hàng bằng đường hàng không ở công ty Forwarder.

II.6.1 Nhận yêu cầu


Thông thường ở các công ty Forwarder và công ty logistics sẽ nhận yêu cầu
từ các đại lý nước ngoài, bộ phận sale và khách hàng trực tiếp ở Việt Nam
II.6.2 Check giá và chào giá.
Check giá dựa trên điều kiện Incoterms của yêu cầu nêu trên.
Ví dụ: đại lý có bán một lô hàng Ex Works thì công ty FWD sẽ kiểm tra hai nội dung
+ Thứ nhất là được gọi là “local charge” gồm những loại phí (phí Tracking,
Pickup, phí hải quan, phí soi chiếu, phí terminal, …)
+ Thứ hai là kiểm tra “giá cước hàng không” với các hãng hàng không có
chuyến bay tới các sân bay mà đại lý yêu cầu, sau đó tập hợp các hãng có giá thấp
nhất và lịch bay sớm nhất. Cuối cùng tiến hành báo giá và chào giá cho đại lý hoặc
khách hàng.
II.6.3 Thực hiện booking với airline
Đặt chỗ trên airline theo yêu cầu của khách hàng.
*Lưu ý: Cần kiểm tra ngày ra hàng để tránh phí lưu kho ở Việt Nam
Ví dụ: - Nếu xuất hàng buổi sáng, đặt lịch vào đêm trước đó.
- Nếu xuất hàng buổi chiều, đặt lịch vào buổi sáng hoặc tối ngày hôm trước.
II.6.4 Thực hiện chứng từ và Tiếp nhận hàng hóa
Thu thập Packing list và Commercial Invoice từ Shipper để làm Airway Bill
nháp để gửi cho khách hàng kiểm tra và xác nhận.
Tiếp nhận hàng hóa, cân hàng và kiểm tra đóng gói
Thực hiện khai quan sau khi có số liệu thực tế của hàng hóa và in chứng từ.
II.6.5 Gửi pre-alert cho đại lý nước ngoài
Pre – alert là bộ hồ sơ được tạo ra và gửi đi đến cho đại lý của công ty đó
tại nước nhận hàng hóa trước khi hàng tới thông qua hình thức chuyển phát nhanh
(bộ hồ sơ này có tên tiếng anh là agent send to forwarder ), có thể gửi bằng email
hoặc hệ thống công ty. Đồng thời cũng cần thông báo lịch bay cho đại lý nước
ngoài để họ chuẩn bị cho việc nhập khẩu.

21
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

II.6.6 Theo dõi lô hàng


Theo dõi lô hàng xem tình trạng của lô hàng thông qua Website của
Airline (Hàng đã được vận chuyển hay chưa?) hoặc là hệ thống Track and Trace
của Air Cargo (Hàng có bị delay hay không?) để biết lịch trình giao hàng của mình
để thông báo cho khách hàng.
II.6.7 Đóng file
Nhập giá bán, giá mua ⇒ Làm hóa đơn cho khách hàng, đại lý ⇒ Xem sự lời, lỗ của lô
hàng ⇒ Đóng file
III. CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
III.1 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB)

III.1.1 Khái niệm:


Theo Khoản 1, điều 129, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số
66/206/QH11:
“Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là
bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của
hợp đồng”.
Vận đơn hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác
nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Theo công ước VACSAVA
1929 và Nghị định thư Hague 1955, Cũng như là Luật hàng không dân dụng Việt
Năm năm 2006 thì trách nhiệm lập AWB thuộc về người gửi hàng (Shipper)

22
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

III.1.2 Quy trình phát hành vận đơn hàng không:

Bước 1: Người gửi hàng (Việt Nam) giao hàng cho người vận tải (người chuyên chở).
Bước 2: Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng (Việt Nam).
Bước 3: Hàng được đưa lên máy bay để đến nước nhập khẩu (USA).
Bước 4: Người gửi hàng (Việt Nam) gửi bộ chứng từ (có thể bao gồm bản gốc AWB số 3
hoặc không) cho người nhận hàng (USA).
Bước 5: Người nhận hàng (USA) xuất trình các giấy tờ cho đại lý của người vận tải ở sân
bay đến để nhận hàng (không cần xuất trình AWB gốc).
Bước 6: Đại lý của người vận tải ở sân bay đến giao hàng cho người nhận hàng (USA).
III.1.3 Chức năng:
Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không, người gửi hàng sẽ
được cấp vận đơn hàng không (AWB) có chức năng:
 Biên lai giao hàng cho người chuyên chở.
 Bằng chứng cho hợp đồng vận tải.
 Là hóa đơn thanh toán cước vận chuyển và các phí liên quan.
 Là chứng từ bảo hiểm.
 Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa.
 Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
Vận đơn hàng không (AWB) được phát hành theo bộ gồm ít nhất là 9 bản,
trong đó có 3 bản gốc (Original) và 6 bản sao (Copy) trở lên. Khi phát hành AWB:
- Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây – giao cho người chuyên chở (có chữ ký của
người gửi hàng).
- Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng – gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho người nhận (có
chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở).
- Bản gốc số 3 (Original 3) màu xanh da trời – giao cho người gửi hàng (có chữ ký của
người chuyên chở).
Ngoài 3 bản gốc, các bản copy còn lại lần lượt là:
- Bản sao số 4 hay còn gọi là biên lai giao hàng: màu vàng dành cho người vận chuyển
cuối. Bản vàng là sự xác nhận từ người nhận hàng rằng đã nhận hàng từ người vận
chuyển. Bản này phải có chữ ký của Consignee.
Từ bản số 5, các bản sao thường có màu trắng:
23
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

- Bản sao số 5: dành cho sân bay đến, có sẵn.


- Bản sao số 6: dành cho người vận chuyển thứ 3, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân
bay thứ 3.
- Bản sao số 7: dành cho người vận chuyển thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân
bay thứ 2.
- Bản sao số 8: dành cho người vận chuyển thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của
người vận chuyển đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
- Bản sao số 9: dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người vận chuyển phát
hành giữ lại.
- Bản sao số 10 - 12: (nếu phát hành), là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần
thiết.
III.1.4 Phân loại AWB:
Dựa vào chủ thể phát hành:
Vận đơn của hãng hàng không (Airline Air Waybill): Do hãng hàng không phát hành, trên
vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở (Issuing carrier
identification).
Vận đơn trung lập (Neutral Air Waybill): Vận đơn này sẽ do đại lý của người chuyên chở
hoặc người giao nhận phát hành.
Dựa vào việc gom hàng hóa xuất nhập khẩu:
Vận đơn chủ (Master Air Waybill - MAWB): Do hãng hàng không cấp cho người gom
hàng có vận đơn nhận hàng tại cảng nhập. Đây là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa
người chuyên chở và người gom hàng. Đồng thời là để điều chỉnh mối quan hệ giữa
người chuyên chở hàng không và người gom hàng.
Vận đơn thứ của người gom hàng (House Air Waybill - HAWB): Do người giao nhận cấp
để nhận hàng hóa và điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ.
e). Nội dung và thuật ngữ trên vận đơn hàng không:
Cre: https://hptoancau.com/van-don-hang-khong-awb/

24
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

1. Air Waybill Number (Số vận đơn)


AWB number là một bộ phận không tách rời của AWB. Nó bao gồm 02 phần, phần đầu
tiên xác định hãng hàng không và phần thứ hai xác định lô hàng cụ thể
[1A] Airline Code Number: 3 số là IATA airline code number
[1B] Serial Number: Dãy số xác định lô hàng, bao gồm 8 chữ số trong đó chữ số cuối
cùng là số kiểm tra (Check digit)
Số cuối cùng là số dư sau khi chia 7 của số bao gồm 7 số đầu tiên
Ví dụ 7 số ban đầu là 1234567 chia 7 dư 5 thì số cuối cùng là 5
2. Airport of departure (Sân bay xuất phát)
IATA code 3 chữ cái của sân bay xuất phát (hoặc của thành phố)
VD: sân bay Nội Bài là HAN; sân bay Tân Sơn Nhất là SGN
3. [1C] Issuing carrier‘s name and address (Tên và địa chỉ của người phát hành vận
đơn)
4. [1D] Reference to originals (Tham chiếu tới các bản gốc )
*Không điền thêm nội dung ở ô này
5. [1E] Reference to conditions of contract (Tham chiếu tới các điều kiện của hợp
đồng)
25
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

*Không điền thêm nội dung ở ô này trừ khi người chuyên chở phát hành vận đơn muốn
thay đổi
6. Shipper (Người gửi hàng)
+ [2] Shipper’s Name and Address – Tên và địa chỉ shipper
Điền tên, địa chỉ, quốc gia (hoặc code 2 chữ của quốc gia của người gửi hàng)
Một hoặc nhiều hơn thông tin liên lạc: điện thoại, telex, telefax..
+ [3] Shipper’s Account Number : Ô này do người vận chuyển quyết định điền hay
không
7. Consignee (Người nhận hàng)
+ [4] Consignee’s Name and Address – Tên và địa chỉ consignee
Điền tên, địa chỉ, quốc gia (hoặc code 2 chữ của quốc gia của người gửi hàng)
Một hoặc nhiều hơn thông tin liên lạc: điện thoại, telex, telefax..
+ [5] Consignee’s Account Number

*Ô này do người vận chuyển cuối cùng quyết định điền hay không
8. Issuing Carrier‘s Agent (Đại lý của người chuyên chở):
8.1. Issuing Carrier‘s Agent Name and City [6]
8.2. Agent’s Iata Code [7]
8.3. Account No. [8]
*Ô này do người vận chuyển phát hành quyết định điền hay không
9. Routing (Tuyến đường)
9.1. Airport of Departure – Sân bay xuất phát
[9] (Address of First Carrier) and requested routing: Điền tên của sân bay xuất phát
9.2. Routing and Destination – Tuyến đường và điểm đến
+ [11A] To (by First Carrier) IATA code 3 của sân bay đích hoặc điểm chuyển tải đầu
tiên (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)
+ [11B] By First Carrier: Tên của hãng chuyên chở đầu tiên (mã IATA hoặc tên đầy đủ)
+ [11C] To (by Second Carrier): IATA code 3 của sân bay đích hoặc điểm chuyển tải thứ
hai (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)
+ [11D] By (Second Carrier): IATA Code của hãng chuyên chở thứ hai
+ [11E] To (by Third Carrier): IATA code 3 của sân bay đích hoặc điểm chuyển tải thứ ba
(hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)
+ [11F] By (Second Carrier): IATA Code của hãng chuyên chở thứ ba
9.3. [18] Airport of Destination – Sân bay đích
Sân bay đích đến cuối cùng (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố
có nhiều hơn 1 sân bay)
9.4. [19A] và [19B]: Requested Flight/Date Ký hiệu máy bay và ngày bay
10. [10]Accounting Information (Thông tin thanh toán)
Thông tin thanh toán này do người vận chuyển thực hiện
11. [12] Currency (Tiền tệ)
Mã tiền tệ của nước xuất phát hoặc do nước xuất phát lựa chọn được điền vào đây

26
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

12. [13] Charges Codes (For Carrier Use Only)


13. Charges (Cước phí)
13.1. [14A] và [14B] Weight/Valuable Charges
Người gửi hàng hoặc Đại lý đành X hoặc thể hiện nội dung thích hợp trong
ô 14A hoặc 14B
Cước phí thể hiện tại các ô [24A], [25A] hoặc [24B], [25B] sẽ là trả trước
toàn bộ hoặc trả sau toàn bộ tương ứng
13.2. [15A] và [15B] Other charges at Origin
14. [16] Declared Value for Carriage (Giá trị khai báo đối với người vận chuyển)
Nếu khai báo giá với nhà vận chuyển thì ghi vào đây. Trong trường hợp này
thì giá cước sẽ theo bảng giá khác chứ không theo bảng giá thông thường. Với
hàng thông thường và không khai giá thì thể hiện “NVD”
15. [17] Declared Value for Customs (Giá trị khai báo hải quan)
Người gửi hàng hoặc Đại lý có thể khai báo giá trị hải quan hoặc ghi
“NCV”
16. [20] Amount of Insurance
Điền XXX hoặc cột này chỉ điền nếu nhà vận chuyển phát hành cung cấp dịch vụ này
27
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

17. [21] Handling Information (Thông tin xử lý hàng hóa)


18. [22A] đến [22Z]: Consignment Rating Details (Chi tiết liên quan hàng hóa và giá
của lô hàng)
18.1. [22A] Number of Pieces/RCP – Số kiện
18.2. [22B] Gross weight
18.3. [22C] Kg./Lb.
18.4. [22Z] Service Code
18.5. [22D] Rate Class
18.6. [22E] Commodity Item Number
18.7. [22F] Chargeable Weight – Trọng lượng tính cước
18.8. [22G] Rate/Charge
18.9. [22H] Total
18.10. [22I] Natural and Quantity of Goods (incl. Dimensions or Volume
18.11. [22J] Total Number of Pieces
18.12. [22K] Total Gross Weight
18.13. [22L] Total
19. [23] Other Charges
20. Prepaid
20.1. [24A] Prepaid Weight Charge
20.2. [25A] Prepaid Valuable Charge
20.3. [26A] Prepaid Tax
20.4. Total Other Prepaid Charges
+ [27A] Due Agent
+ [28A] Due Carrier
20.5. [29A] Untitled Box
20.6. [30A] Total Prepaid
21. Collect
21.1. [24B] Collect Weight Charge
21.2. [25B] Collect Valuable Charge
21.3. [26B] Collect Tax
21.4. Total Other Collect Charges
+ [27B] Due Agent
+ [28B] Due Carrier
21.5. [29B] Untitled Box
21.6. [30B] Total Collect
22. [31] Shipper’s Certification Box
23. Carrier’s Execution Box
23.1. [32A] Executed On (Date)
23.2. [32B] At (Place)
23.3. [32C] Signature of the Issuing Carrier or its Agent
24. [33] For Carrier’s Use Only at Destination
25. [33A] to [33D] Collect Charges in Destination Currency – For Carrier Use Only
25.1. [33A] Currency Conversion Rate
25.2. [33B] Collect Charges in Destination Currency
25.3. [33C] Charges at Destination
28
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

25.4. [33D] Total Collect Charges


26. [34A] to [34C] Optional Shipping Information
26.1. [34A] Reference Number
26.2. [34B] Untitled Box
26.3. [34C] Untitled Box
27. [99] Bar Coded Air Waybill Number
28. Neutral Air Waybill
Bất cứ sự thay đổi nào đối với số code airline, số AWB, tên airline và địa
chỉ trụ sở cũng sẽ tự động làm vận đơn trung lập trở thành không có giá trị
III.2 Các chứng từ liên quan khác
3.2.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
a). Khái niệm:
Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người
bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay
dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ
thể.
Thông thường hóa đơn thương mại thường do nhà sản xuất phát hành.
b). Ý nghĩa của hóa đơn thương mại trong xuất nhập khẩu hàng hóa:
Invoice hay hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ
tục xuất nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố:
- Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng.
- Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác
lập việc thanh toán với đối tác.
- Invoice là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để
tính thuế nhập khẩu.
Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có
chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu
(người mua).
Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được
người nhập khẩu đồng ý.
Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao.
Mặc dù thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính.
Nó thực sự cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu
của người mua.
c). Mẫu hóa đơn thương mại Việt Nam:

29
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

III.2.2 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin - C/O)


a). Khái niệm C/O
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan
có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI)
cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.
C/O là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ
quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể
được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa
được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu.
b). Mục đích của việc cấp C/O:
1. Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu
là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa
thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc
2. Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng
hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất
xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên
khả
3. Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất
xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối
với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể
duy trì hệ thống hạn ngạch.
4. Xúc tiến thương mại.
c). Mẫu Certificate of Origin:

30
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

III.2.3 Phiếu đóng gói (Packing list)


a). Khái niệm:
Packing list hay Phiếu đóng gói là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa
thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không
cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá hoặc trị giá hoặc đồng
tiền thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng goi, trọng lượng và
kích thước.
b). Chức năng của Packing list
Như tên gọi cho thấy, Packing List chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa.
Nghĩa là khi nhìn vào đó, bạn hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào. Điều
này sẽ giúp ta tính toán được:
+ Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container 20'DC chẳng hạn;
+ Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích
thước thùng bao nhiêu mới phù hợp;
+ Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng,
cẩu…;
+ Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa, trong quá
trình làm thủ tục hải quan.
c). Mẫu Packing list:

31
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

IV. NHƯNG THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không, các doanh
nghiệp cũng cần nắm một số thuật ngữ thường dùng, nhằm hỗ trợ quy trình thực hiện diễn
ra suôn sẻ hơn:
A2A – Airport-to-Airport: Vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích.
ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế.
ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế.
AWB – Air Waybill: Vận đơn hàng không, được chia thành MAWB – Master Air
Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành); và HAWB – House Air Waybill
(vận đơn nhà do người giao nhận phát hành).
Booking: Đề nghị đặt chỗ trên máy bay và đã được hãng hàng không xác nhận.
Dimensional Weight: Trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
FTC – Forwarder’s Certificate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao
nhận.
FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao
nhận.
FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho
người xuất khẩu).
GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định.
IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng biết danh sách hàng hóa
trên máy bay.
POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải
đã giao hàng theo thỏa thuận.
32
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận tải đường hàng không, do hãng hàng
không công bố.
Volume charge: Cước phí hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trọng lượng).
Weight charge: Cước phí vận tải đường hàng không, được tính theo trọng lượng hàng hóa
thực tế.

33
Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Hữu Hạnh. Vận tải - giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải. Nhà xuất bản
Thống kê, 2004.
2. Đặc điểm về ngành hàng không - (mục I.2.2) <(https://vnexpress.net/di-may-bay-an-
toan-den-muc-nao-3022477.html)>
3. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không - (mục I.3.2)
<(https://atmglobaltrans.com.vn/vi/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/cac-loai-hang-hoa-van-chuyen-
bang-duong-hang-khong-1379.html)>
4. Máy bay (Tàu bay) -(Mục I.5.2) <(Giáo trình Vận Tải Và Bảo Hiểm Trong Ngoại
Thương - Trường Đại Học Ngoại Thương - TS. Trịnh Thị Thu Hương)>
5. Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng - (Mục I.5.3) <(Giáo trình Vận Tải Và Bảo Hiểm
Trong Ngoại Thương - Trường Đại Học Ngoại Thương - TS. Trịnh Thị Thu Hương)>
6. IATA (International Air Transport Association): hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế.
- ( Mục I.6) <(https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_V
%E1%BA%ADn_t%E1%BA%A3i_H%C3%A0ng_kh%C3%B4ng_Qu%E1%BB%91c_t
%E1%BA%BF)>
7. ICAO (International Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không Dân dụng
Quốc tế. <https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_H
%C3%A0ng_kh%C3%B4ng_D%C3%A2n_d%E1%BB%A5ng_Qu%E1%BB%91c_t
%E1%BA%BF >
8. Phí và phụ phí - (Mục II.2.1) <https://thutucyte.com.vn/cac-loai-phi-va-phu-phi-trong-
van-tai-hang-khong-quoc-te/
https://aramex.vn/van-chuyen-duong-hang-khong.html/
9. Cách tính trọng lượng hàng hóa - (Mục II.3) <https://hptoancau.com/cach-tinh-trong-
luong-tinh-cuoc-hang-khong/)>
10. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
<(https://www.nitoda.com/n/quy-trinh-lam-hang-xuat-khau-duong-hang-khong-35)>
11. Vận đơn hàng không (Airway - AWB) - (Mục III.1) <https://hptoancau.com/van-don-
hang-khong-awb/>

You might also like