You are on page 1of 4

Môn: AN TOÀN SÂN ĐỖ

Nhóm 1:
1. Lưu Hồng Ngọc (2201150028)
2. Trần Nguyễn Uyển Nhi (2201150045)
3. Trần Nguyễn Trà My (2201150031)
4. Trần Thị Kiều Ngân (2201150004)
5. Nguyễn Hoàng Mỹ (2201150043)
6. Phạm Thị Kim Ngân (2201150021)

Câu 1: Cho biết các nội dung chủ yếu của quá trình phát triển an toàn sân
đỗ?
- An toàn sân đỗ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo an toàn và tính khả dụng
của các hoạt động hàng không tại sân đỗ.
- An toàn hàng không là trạng thái không có nguy cơ nguy hiểm đối với tính mạng sức khoẻ
của hành khách, phi hành đoàn và bao gồm nhân viên tại cảng hàng không sân bay tham gia
hoạt động hàng không bao gồm các chuyến bay hoạt động tại sân bay, khai thác, bảo dưỡng,
sản xuất.
- Quá trình sân đỗ trải qua 2 giai đoạn: trước chiến tranh thế giới thứ 2 và sau chiến tranh thế
giới thứ 2
o Trước chiến tranh thế giới thứ 2 là vào những ngày đầu hàng không thương mại các
công ty hàng không còn nhỏ bé phạm vi hoạt động còn hạn hẹp và ngành hàng không
cũng chưa thực sự phát triển rộng rãi cho nên với nhân viên làm việc trên sân đỗ cũng
chỉ dẫn những khuyến cáo như sau
+ Tránh xa cánh quạt và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Không được đi tới đi lui hai bên hông máy bay.
+ Không quấy rầy phi công.
+ Không được đưa đầu, tay ra ngoài.
+ Không được ném, vứt đồ vật trên sàn máy bay.
Trong những năm đầu của ngành hàng không, người ta đã chú ý đến việc ghi nhận và
an toàn trên chuyến bay chưa được hoàn hảo nhiều hơn là sự mới lạ của cách phục vụ
mới. Trong thời gian thực tế này nhận thực vế an toàn sân đỗ là chưa có, những nhân
viên có liên quan đến tai nạn sân đỗ thường bị sa thải nhiều hơn là nhân viên ở các vị
trí khác được khoảng tiền bồi thường. Mặt khác những vấn đề an toàn trên chuyến bay
và dưới sân đỗ vẫn còn nhiều hạn chế. Hành khách bị lạnh khi máy bay bay cao, họ
phải nhét vải len vào tai vì tiếng ồn, mùi xăng dầu và mùi khói xạ không thể chịu
được. Từ đó yêu cầu một bản thiết kế về máy bay hoàn thiện được đặt ra. Những máy
bay bằng kim loại như Boeing 247, DC2 và thế hệ kế tiếp DC3 đã cách mạng hóa hoạt
động vận chuyển hàng không cùng với công tác phục vụ mặt đất và an toàn trên sân
đỗ. Công tác phục vụ mặt đất giờ đây đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên dùng và số
lượng tai nạn trên sân đỗ ngày càng tăng đã chứng tỏ mối quan tâm đến vấn đề an toàn
cần phải phù hợp với công tác phục vụ trên sân đỗ. Đây là lúc các nhà quản lý về an
toàn sân đỗ bắt đầu nhận ra rằng tai nạn trên sân đỗ do những điều kiện nhất định nào
đó gây ra. Nhiều nỗ lực nhằm hạn chế số lượng tai nạn đã được thực hiện và đã chứng
minh được rằng tai nạn là do con người gây ra. Cuối thập niên 1930, thế giới bước vào
thời kỳ chiến tranh, ngành hàng không dân dụng trở nên tồi tệ hơn. Khi chiến tranh thế
giới lần II kết thúc công nghiệp hàng không được phục hồi nhưng vấn đề an toàn sân
đỗ chưa được quan tâm đến. Vì vậy, trong giai đoạn thứ 2 đỗ ra vấn deè về an toàn sân
đỗ đã được con người quan tâm đến nhưng thực sự chưa có 1 kế hoạch, chiến lược,
biến pháp an toàn được đưa ra để khắc phục hậu quả.

o Sau chiến tranh thế giới thứ 2: cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 khoa học kỹ
thuật tiến bộ nhanh. Tầm hoạt động và khả năng chuyên chở của máy bay đã nhảy vọt
đến thế hệ máy bay phản lực. Những qui trình và thiết bị mới được giới thiệu đối với hoạt
động trên sân đỗ và số lượng tai nạn đã giảm đáng kể. Đến cuối thập niên 1960 vấn đề
an toàn trên sân đỗ là thuộc về trách nhiệm của từng cá nhân và nhân viên làm việc
trên sân đỗ dần dần bị quên lãng, các sự cố xảy ra không được xem xét đến nơi đến
chốn. Trong những năm 1970 việc gia tăng sự cạnh tranh đã thúc đẩy các công ty hàng
không xem xét lại việc quản lý hoạt động thương mại. Họ nhận ra rằng việc khai thác
thị trường bao gồm cả hoạt động phục vụ mặt đất và phong cách phục vụ khách hàng.
Kết quả là hoạt động phục vụ mặt đất được chấn chỉnh lại. Việc quản lý theo dạng
chức năng được thay thế bằng việc quản lý định hướng thị trường. Tuy nhiên việc thay
đổi cung cách quản lý này không đáp ứng kịp tốc độ phát triển nhanh của ngành công
nghiệp hàng không. Những thiếu sót trong hoạt động khai thác vẫn còn tồn tại trong đó
có cả lĩnh vực an toàn trên sân đỗ. Năm 1979 các thành viên thuộc Ủy ban phục vụ sân
bay của IATA (The IATA Airport Handling Committee) đã thảo luận việc nâng cao ý
thức về an toàn trên sân đỗ. Năm 1980 kế hoạch thí điểm này được kiểm tra tại 11 sân
bay đã được chọn. Lần đầu tiên cuộc vận động toàn cầu về an toàn trên đỗ được phát
động vào năm 1981. Khoảng 70 công ty hàng không và hầu hết các đại lý dịch vụ trên
100 10 11 sân bay đã hưởng ứng tham gia. Hội đồng Phối hợp Hiệp hội các sân bay
(The Airports Association Coordinating Council – AACC) được mời cộng tác trong
cuộc vận động về an toàn trên sân đỗ hàng năm. Mục tiêu của cuộc vận động là: + Xây
dựng môi trường làm việc an toàn. + Nhận thức về các phí tổn cho các vụ tai nạn và hư
hỏng. + Nhận thức về những mất mát có thể tránh được do con người gây ra. + Huấn
luyện về an toàn lao động. + Xây dựng thái độ tích cực đối với phong cách làm việc an
toàn trên SĐ.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngành hàng không ngày càng phát triển vượt bậc do nhu
cầu ngay càng tăng vì vậy những vấn dề về an toàn hàng không và an toàn sân đỗ ngày
càng được quan tâm đó là lý do sự ra đời ccác tổ chức hàng không như IATA và
AACC hợp lại với nhau đưa ra những giải pháp tốt nhất

Câu 2: Anh chị hiểu an toàn hàng không là gì? Mối nguy là gì? Rủi ro là gì?
- An toàn hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết
bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động
hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới
mặt đất.
- An toàn hàng không là trạng thái mà khả năng gây hại tới con người hoặc tài sản được
giảm xuống, và duy trì bằng hay dưới một mức độ chấp nhận được thông qua quá trình liên
tục nhận dạng các mối nguy hiểm
- Mối nguy là một tác nhân có khả năng gây hại và tác động xấu đối với sức khỏe. Mội mối
nguy có thể là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý, bao gồm cả các chất gây dị ứng và các
chất phóng xạ. Rộng hơn, nó có thể là một chất, một nguồn năng lượng, một quá trình hoặc
một hoạt động trong quá trình sản xuất có khả năng dẫn đến rủi ro.
- Rủi ro là mức độ mà một tác hại thực sự được gây ra, nói cách khác, rủi ro là xác suất hoặc
khả năng ai đó thể bị thương hoặc bị bệnh do một mối nguy gây nên. Trong bối cảnh an toàn
thực phẩm, rủi ro là hàm xác suất của tác động xấu về sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của
tác động đó khi phơi nhiễm với mối nguy cụ thể.
- Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo mọi mối nguy an toàn và sức khỏe
tại nơi làm việc đều được phát hiện và kiểm soát hợp lý. Giảm tối đa rủi ro xảy ra tai nạn, sự
cố an toàn và bệnh nghề nghiệp. Phân loại và kiểm soát thông qua đánh giá rủi ro và các biện
pháp phù hợp nhằm đưa các rủi ro về mức độ chấp nhận được.

=> Nhận diện mối nguy là quá trình chủ động nhằm nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của các
mối nguy liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Xác định các đặc trưng của mối
nguy (đặc điểm, tính chất, nguồn gốc phát sinh, …) để từ đó có thể kiểm soát thông qua các
biện pháp phù hợp.
- Mối nguy hiểm xung quanh thường chia làm hai loại chính:
o Mối nguy hiện hữu: chúng ta dễ dàng quan sát thấy được bằng mắt tại thời điểm nhận
o Mối nguy vô hình: là các hành vi mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn. Môi trường
mất an toàn tác động lên tất cả các vật thể, thiết bị xung quanh.

=> Đánh giá rủi ro: Quá trình định lượng hoặc định tính mức độ rủi ro có nguồn gốc từ mối
nguy dưa trên các yếu tố như: Khả năng hoặc tần suất xảy ra, mức độ nghiêm trọng của thiết hại
khi xảy ra sự cố, số lượng người tiếp xúc với mối nguy và bị ảnh hưởng bởi sự cố.

 Và đánh giá rủi ro thực hiện khi nào?


- Nên tiến hành đánh giá rủi ro trước khi bắt đầu công việc sản xuất, kinh doanh. Nên tiến
hành đánh giá rủi ro trước khi bắt đầu công việc sản xuất, kinh doanh.
 Các biện pháp kiếm soát rủi ro:
Có nhiều biện pháp nhưng tùy thuộc vào tình hình và điều kiện công việc cụ thể của môi
trường làm việc và đặc thù công việc mà người đánh giả rủi ro sẽ đề ra những biện pháp phù
hợp:

👉 Cách ly: hãy cách lu các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với
chúng.
👉 Thay thế: hãy thay thế những mối nguy hiểm bằng những điều kiện, thiết bị an toàn.

👉 Chế tạo: hãy sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với các
môi nguy hiểm.

👉 Chính sách: cung cấp một số chính sách hay chế độ và thời gian làm việc thích hợp.

👉 Trang bị bảo hộ lao động cho từng nhân viên làm việc. trang bị bảo hộ lao động là điều cần
thiết nhưng chúng không hoàn toàn bảo vệ được bạn.
 Vì vậy, việc nhận diện và đánh giá đúng, đủ, rõ ràng các mối nguy và rủi ro giúp
ngăn ngừa và phòng tránh xảy ra các tai nạn, sự cố không mong muốn.

You might also like