You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ KHÍ


NGÀNH KĨ THUẬT HÀNG KHÔNG

Những chủ thể tham gia vào ngành


Hàng Không

1. Sơ lược về ngành Hàng Không trên thế giới và Việt Nam

Ngành Hàng Không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao,
hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao và gắn liền với an toàn và an ninh,
buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ.
 Trên thế giới
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo
vào ngày 17/12/1903, hay giai đoạn máy bay được đưa vào như một phương tiện
chiến đấu trong các cuộc chiến tranh, cho đến các kì khủng hoảng kinh tế, khủng
hoảng dầu mỏ, đại dịch,… ngành Hàng Không đã, đang và sẽ trở thành một
phương tiện tất yếu trong đời sống con người.

Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới (17/12/1903)


Những chiếc máy bay được sử dụng trong thế chiến

 Tại Việt Nam


Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ
giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không
có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng
khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.
Ở Việt Nam hiện đang có khá nhiều những hãng hàng không để hành
khách lựa chọn

2. Các chủ thể tham gia vào ngành Hàng Không

Có khoảng 8 chủ thể chính tham gia vào ngành Hàng Không trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mà sau đây ta sẽ nói kĩ
hơn:

 Tổ chức Hàng Không Dân dụng Quốc tế

International Civil Aviation Organization, hay ICAO, là một tổ chức thuộc Liên
Hợp Quốc chịu trách nhiệm soạn thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên
toàn thế giới.

Những nhiệm vụ cơ bản của Tổ chức:


- Cấp giấy phép, chứng chỉ cho các nước thành viên và các trung tâm
nghiên cứu, các hãng chế tạo máy bay.
- Xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc đối với ngành Hàng không,
để các nước thành viên thực hiện.
- Quy định quyền giao thông quốc tế, quyền tự do bầu trời.

LOGO của ICAO


Hình ảnh về 1 cuộc họp của các cán bộ cấp cao thuộc ICAO

 Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam

Civil Aviation Authority of Vietnam, hay CAAV, là cơ quan trực thuộc Bộ


Giao thông Vận tải (GTVT), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ
GTVT quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi Việt Nam; là Nhà
chức trách hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Cục đảm nhiệm khoảng 26 nhiệm vụ, quyền hạn như quản lý, xây dựng,
trình Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy
chuẩn kỹ thuật chuyên ngành Hàng Không dân dụng và quy định việc áp dụng cụ
thể tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chế khai thác, tài liệu nghiệp vụ phù hợp với
pháp luật về hàng không dân dụng.
Biểu trưng mới của CAAV

Cục Hàng Không làm việc với hãng hàng không Vietnam Airlines

 Trung tâm nghiên cứu khoa học, hãng chế tạo máy bay

Trung tâm nghiên cứu khoa học là nơi nghiên cứu về các lĩnh vực như khí
động, kết cấu máy bay, động cơ, sức bền vật liệu, nguyên lí máy, chi tiết máy, điện
tử hàng không,… để xem xét tổng hợp kiến thức, cung cấp giải pháp cho những
vấn đề đang tồn tại, khám phá và phân tích những vấn đề mới, tìm ra những cách
tiếp cận mới để góp phần nâng cao hiệu suất và độ an toàn của máy bay.
Hãng chế tạo máy bay có vai trò sản xuất, chế tạo ra nhiều loại máy bay với
những công dụng riêng để cho thuê hoặc bán cho các hãng hàng không trên thế
giới. Đồng thời các hãng chế tạo cũng lấy kết quả từ những thành tựu nghiên cứu
của các trung tâm để sản phẩm chế tạo ngày càng tốt và đưa ra cạnh tranh trên thị
trường.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất máy bay có tầm ảnh hưởng
tốt và đang trên đà phát triển nhanh ví dụ như: Boeing, Airbus, Antonov, Embraer,
…. Đặc biệt là Boeing và Airbus là hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới và
cũng đang được nhiều người biết đến.

Hình ảnh công xưởng đang hoàn thiện chiếc máy bay Boeing 787
Dreamliner
Chiếc máy bay Airbus A220 đang trong những giai đoạn cuối cùng

 Nơi đào tạo Kĩ sư, Thợ kĩ thuật (trong nước)

Nơi đào tạo chủ lực:


- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Bách khoa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Phòng không - Không quân
- Học Viện Hàng Không Việt Nam,…

Nhiệm vụ: đào tạo các kĩ sư sửa chữa, thiết kế, nghiên cứu; các chuyên viên;
thợ kĩ thuật bảo dưỡng,… liên quan đến các lĩnh vực:
- Động cơ máy bay
- Thiết bị hàng không
- Vũ khí hàng không
- Vô tuyến điện tử hàng không
Cách máy bay Boeing “Made in Vietnam”
Vũ khí hàng không của Quân đội Việt Nam

 Nơi đào tạo phi công, tiếp viên trên không và mặt đất

Phi công: Trường Phi công Bay Việt (trường đào tạo duy nhất trong nước),
du học các trường đào tạo ở nước ngoài như Mỹ, Úc,…

Tiếp viên hàng không: Hiện nay, ngành tiếp viên hàng không chưa được đào
tạo tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Thay vào đó, các hãng hàng
không sẽ chấp nhận tất cả các bằng cấp từ bậc Trung học phổ thông trở lên mà các
ứng viên sở hữu, và các yêu cầu về ngoại hình, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao
tiếp, sức khỏe,….
Các phi cơ và tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines

 Kinh tế Hàng Không

Gồm 2 thành phần chính: cảng hàng không và dịch vụ hàng không

Cảng hàng không là tổ hợp các công trình được xây dựng lắp đặt để đón,
tiễn các tàu bay và phục vụ cho vận chuyển hàng không, và vì mục đích đã đặt ra
đó mà ở đó có ga hàng không và các công trình và các thiết bị chuyên ngành hàng
không cần thiết. Cảng hàng không có thể là cảng nội địa hoặc cảng quốc tế.
- Cảng hàng không nội địa: là cảng hàng không được xây dựng lắp đặt để
phục vụ các chuyến bay nội địa.
- Cảng hàng không quốc tế: là cảng hàng không được xây dựng, lắp đặt để
đón, tiễn và phục vụ các tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế, và vì
mục đích đó mà ở đó có ga hàng không, có điểm kiểm tra biên giới, hải
quan, kiểm dịch và các công trình, thiết bị chuyên ngành hàng không cần
thiết phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) hiện đang là cảng hàng không lớn nhất
miền Bắc

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất ( Thành phố Hồ Chí Minh) là cảng
hàng không lớn nhất phía Nam hiện tại
Bên trong sân bay Vân Đồn
Dịch vụ hàng không là hình thức cung cấp, hỗ trợ khách hàng trước, trong và
sau chuyến bay. Loại hình dịch vụ này cung cấp các dịch vụ đảm bảo an toàn, thoải
mái, chất lượng và tiện nghi cho khách hàng. Từ đó, góp phần cùng với các hãng
hàng không tạo uy tín cũng như lợi thế cạnh tranh về mặt chất lượng, độ chuyên
nghiệp và tăng sự hài lòng của khách hàng đối với hãng. Khi một hãng bay có được
một dịch vụ hàng không hoàn hảo nhất họ sẽ chiếm lợi thế lớn trong mắt của
khách hàng.

Dịch vụ hàng không sẽ cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng theo
tiêu chuẩn chung như thái độ phục vụ của nhân viên, các dịch vụ ăn uống, giải trí,
cũng như nhiều tiện ích đi kèm của chuyến bay,…và những ưu đãi đặc biệt của
riêng hãng hàng không đó. Bên cạnh đó, các dịch vụ cũng đã góp phần giúp cho
những hoạt động trước, trong, và sau quá trình bay trở lên dễ dàng theo một quy
trình tạo nên sự tiện lợi cho hành khách.
Một số hãng hàng không sẽ phục vụ nước và đồ ăn nhẹ miễn phí
trên chuyến bay

Hay phục vụ những bữa ăn đầy đủ miễn phí đi kèm hạng thương
gia

 Điều hành bay


Hay còn gọi là “kiểm soát không lưu” , điều hành bay là công việc điều hành,
hướng dẫn các chuyến bay và điều khiển phân làn cho nhiều máy bay trong
cùng một lúc. Những chuyên viên điều hành làm việc liên tục ở các tháp điều
khiển thuộc quản lý của sân bay hoặc ở các trung tâm kiểm soát rada.

Bên trong một trạm trung lưu

 Hãng Hàng Không (trong nước)

Hãng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không, bao
gồm: vận chuyển hàng không (khách hàng, hành lý,...), quảng cáo, tiếp thị, bán sản
phẩm hàng không trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Một số hãng hàng không quen thuộc có thể kể đến ở Việt Nam:
- Vietnam Airlines
- Pacific Airlines
- Bamboo Airways
- Vietstar Airlines
- Vietravel Airlines
- Jetstar Airways,…
3. Mối liên kết giữa các chủ thể với nhau

Các chủ thể không hề độc lập, mà có mối liên kết lẫn nhau

Nghiên cứu khoa học


ICAO
Cung cấp
máy bay
Cấp phép Cấp
phép

CAAV
Ngành Hàng
Đào tạo phi công,
tiếp viên
Không
Đào tạo kĩ sư, thợ kĩ
thuật
Kinh tế hàng không

You might also like