You are on page 1of 41

CHƯƠNG 5:

GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA


BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

GV : Ths. Bùi Văn Hùng


HP : 0909.533.667
Nội dung
1. Đặc điểm của vận tải đường hàng không
2. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế
3. Chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không
4. Chứng từ vận tải hàng không
5. Chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không tại VN
I. KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1. Đặc điểm của vận tải đường hàng không
1.1. Ưu điểm:
• Các tuyến đường HK là ngắn nhất
• Ít phụ thuộc vào địa hình và yếu tố địa lý -> khả năng thông qua cao.
• Tốc độ cao.
• An toàn nhất trong tất cả các phương thức vận tải
+ Đối tượng chuyên chở được bảo vệ an toàn trong quá trình vận chuyển
+ Máy bay là phương tiện vận chuyển hiện đại, an toàn...
• Các chứng từ và thủ tục đơn giản:
+ VTHK là loại hình vận tải cao cấp, có tiêu chuẩn chất lượng cao
+ Máy bay thường bay thẳng, ít qua các trạm kiểm soát, kiểm tra, chuyển tải dọc
hành trình->hàng hoá được vận chuyển thẳng từ sân bay đi- sân bay đến
+ Thời gian hàng hoá vận chuyển ngắn, tính bằng giờ, ngày  thủ tục chứng từ
đơn giản.
1.2. Nhược điểm:
– Cước phí cao.

– Năng lực chuyển chở nhỏ


– Hạn chế về đối tượng chuyên chở
– Tính cơ động và linh hoạt kém:
– Vốn đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật rất lớn: máy bay, sân bay, đào tạo nhân
lực, xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu….
 Đặc điểm khác:
– Tính quốc tế cao: ngôn ngữ, chứng từ, luật áp dụng…

– Xu hướng liên minh toàn cầu

– Là ngành kinh doanh tổng hợp: du lịch, khách sạn…


Đặc điểm kỹ thuật vận tải hàng không (Air transport)
• Có ý nghĩa với những tuyến vận chuyển có khoảng cách dài.
• Khả năng tiếp cận khu vực địa lý đặc biệt: sa mạc, trên biển, lũ..
• Phương tiện kết nối các quốc gia trên thế giới, tốc độ, thời gian, hành
trình đều đặn. Đơn vị xếp dỡ.
• Cần sự hỗ trợ của: đài không lưu, khí tượng, sân bay, máy móc..
• Sân bay, máy bay, không gian bay (land based:takeoffs-landing, air based)
• Khả năng vận chuyển của máy bay từ vài tấn đến 110 tấn với B747F
(volume of 550 m³ and flight autonomy of 9000 km) hoặc 125 tấn với C5A Galaxy
(volume of 600 m³ and flight autonomy of 12.600 km) hoặc 140 tấn với Antonov
124 hoặc 150 tấn với A380 hoặc 250 tấn với Antonov 225 (volume of 1014
m³ and flight autonomy of 16.000 km).
• Mỗi hãng bay sở hữu riêng một loại ULD (Unit load device_Container) và pallets, tiêu
chuẩn hóa yếu. Chứng từ vận vận tải AWB.
ULD DIMENSIONS AND MAXIMUM PAYLOAD
II. CÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HÀNG
KHÔNG QUỐC TẾ
2.1. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế
2.1.1. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization –
ICAO)
+ Là tổ chức cấp chính phủ - thành lập năm 1947 trên cơ sở công ước về hàng không dân
dụng quốc tế (Công ước Chicago 1947)
+ Mục đích của ICAO:
– Phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn, có trật tự trên phạm vi toàn cầu,
đáp ứng nhu cầu của nhân dân về vận tải hàng không một cách an toàn, hài hoà
và hiệu quả kinh tế
– Khuyến khích các kỹ thuật chế tạo và khai thác máy bay nhằm mục đích hoà
bình, đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành khoa học HK
– Khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, cảng hàng không và các
thiết bị hiện đại phục vụ ngành hàng không dân dụng quốc tế
– Tránh phân biệt đối xử, đảm bảo sự công bằng cho các thành viên trong việc khai
thác các hãng hàng không quốc tế, đồng thời ngăn ngừa lãng phí do cạnh tranh
bất hợp lý gây ra
+ 185 nước thành viên, trụ sở chính tại Montreal. Các văn phòng tại Paris, Dakar, Bankok,
Lima, Mexico, Cairo.
+ Từ tháng 4/1980 Việt Nam là thành viên của ICAO
2.1.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association –
IATA)
+ Tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1945 tại Lahabana. Trụ sở chính tại Motreal,
Canada. Các văn phòng tại New York, Giơnevơ, London, Singapore, Bangkok,
Nairobi, Rio De Gianero.
+ Thành viên của IATA gồm hai loại:
– Thành viên chính thức: trên 270 hãng HK từ 140 quốc gia và lãnh thổ.
– Thành viên liên kết: Không được quyền biểu quyết tại các Hội nghị hay các diễn
đàn của IATA.
+ Mục tiêu của IATA là:
– Phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn, hiệu quả, vì lợi ích của tất cả mọi
người trên trái đất
– Phát triển thương mại bằng đường hàng không quốc tế
– Cung cấp các phương tiện phối hợp hợp đồng giữa các hãng hàng không
– Hợp tác chặt chẽ với ICAO và các tổ chức quốc tế khác.
2.1.3. Hiệp hội các Hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương (Association of Asia
Pacific Airlines – AAPA).
+ Thành lập năm 1965 tại Manila - Văn phòng nghiên cứu của các hãng hàng không
Phương Đông gồm 6 hãng HK từ múi giờ GMG +7 - GMT +10
+ Năm 1970: đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Phương Đông (Orient Airlines
Association – OAA).
+ Năm 1977 Hội nghị các chủ tịch hãng lần thứ 31 mở rộng phạm vi địa lý của OAA đên
GMT +12
+ 29/01/1996 Hội nghị chủ tịch hãng họp tại Queensland, Australia và đổi tên thành Hiệp hội
các hãng hàng không Châu Á – TBD. Phạm vi địa lý hoạt động từ GNT +7- GMT+12
+ Mục đích của AAPA:
– Cung cấp nguồn thông tin có chất lượng cao và có cơ sở để các thành viên tìm cơ
hội hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực marketing, khai thác bay, an
toàn không lưu và nhân lực  nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành viên.
– Tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, kiến thức
cho các hãng hàng không nhỏ, kém phát triển hơn và giữa các hãng hàng không với
nhau.
– Cùng đưa ra các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng xấu do cạnh tranh không lành
mạnh, của các quy định ngặt nghèo trong ngành và của các chính phủ
– Đưa ra tiếng nói chung của các hãng hàng không Châu Á – TBD
+ 19 hãng hàng không thành viên chính thức.
+ từ tháng 11/1997 VNA là thành viên AAPA
2.2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
+ “Công ước để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế” - ký kết ngày
2/10/1929 tại Vacsava - Công ước Vacsava 1929.
- Lúc đầu có 23 nước phê chuẩn công ước này
- Nay: 130 nước tham gia công ước.
Công ước Varsava 1929 bao gồm 5 chương:
– Chương 1: Khái niệm và phạm vi áp dụng
– Chương 2: quy định về chứng từ vận tải (vé hành khách, vé hành lý, phiếu gửi
hàng)
– Chương 3: Quy định trách nhiệm của người chuyên chở HK
– Chương 4. Quy định liên quan đến chuyên chở hỗn hợp
– Chương 5: Quy định chung về việc tham gia và bãi bỏ công ước.
+ Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 1929 được ký kết tại Hague ngày 28/9/1955,
gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955
+ Công ước để bổ sung Công ước Vacsava 1929 để thống nhất một số quy tắc liên quan
tới vận tải hàng không quốc tế được thực hiện bởi một người khác không phải là
người chuyên chở theo hợp đồng - Ký kết tại Guadalajara ngày 18/9/1961  Công
ước Guadalajara 1961
+ Hiệp định Montreal 1966: Liên quan tới giới hạn của Công ước Vacsava 1929 và
nghị định thư Hague - được thông qua tại Montreal ngày 13/5/1966
+ Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên quan
tới vận tải hàng không quốc tế ký tại Vacsava ngày 12/10/1929 được sửa đổi bởi
Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955: được ký kết tại Guatemala ngày 8/3/1971
Nghị định thư Guatemala 1971
+ Năm 25/09/1975 tại Montreal 4 Nghị định thư sửa đổi những nguồn luật nói trên
được ký kết nên được gọi tắt là các NĐT bổ sung số 1- 2- 3-4:
- NĐT bổ sung số 1: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 được ký kết tại Montreal
ngày 25/9/1975
- Nghị định thư bổ sung số 2: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa
đổi bởi Nghị định thư Hague 1955
- Nghị định thư bổ sung số 3: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa
đổi bởi các Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala
8/3/1971
- Nghị định thư bổ sung số 4: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa
đổi bởi Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955
III. CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.
3.1. Người giao nhận hàng không (Air Freight Forwarder):
 Đại lý hàng hoá hàng không: có 2 loại:
+ Đại lý giao nhận của IATA:
- Là đại lý đạt chuẩn của IATA
- Cấp AWB của hãng hàng không họ đại điện, trên đó có mã số đại lý do IATA
- Hưởng hoa hồng là 5% chi phí vận tải đối với hàng xuất khẩu từ hãng hàng không.
- Có thể cung cấp dịch vụ theo yêu cầu khách hàng (gom hàng, làm thủ tục hải quan, kiểm tra
chứng từ, tư vấn….).
Tiêu chuẩn để thành đại lý của IATA:
- Chứng minh được những khả năng phát triển dịch vụ hàng hoá hàng không
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết: trụ sở, kho hàng, trạm giao nhận, xe tải…
- Có đội ngũ nhân viên có chuyên môn về vận tải hàng không, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên
đủ trình độ làm hàng nguy hiểm đã qua lớp huấn luyện của IATA
- Có đủ khả năng tài chính
+ Đại lý hàng hoá hàng không:
- Là đại lý của hãng hàng không nhưng không phải là đại lý IATA
- Đại diện cho hãng hàng không giải quyết các công việc liên quan đến giao nhận hàng hoá -
nhận hoa hồng
- Cấp vận đơn hàng không của hãng hàng không mà họ đại diện.
- Cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
3.2. Quy trình gửi hàng bằng đường hàng không:
3.2.1. Gửi hàng qua đại lý hàng hoá hàng không

NGƯỜI GỬI NGƯỜI NHẬN


HÀNG HÀNG

(2) (1) (5)


AWB

ĐẠI LÝ HÀNG ĐẠI LÝ HÀNG


HOÁ HÀNG HOÁ HÀNG
KHÔNG A KHÔNG B

(3) (4)
HÃNG HÀNG
KHÔNG

GỬI HÀNG QUA ĐẠI LÝ HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG (AIR CARGO AGENCY)
1) – Người gửi hàng giao hàng cho đại lý hàng không

2) – Đại lý hàng hoá hàng không nơi đi nhận hàng và cấp 1 bản AWB. Sau đó đại lý
hàng hoá hàng không nơi đi đóng gói hàng hoá để thích hợp cho việc vận chuyển
bằng máy bay. Ghi ký mã hiệu, tên người nhận trên từng lô hàng tương ứng với
vận đơn.
3) – Đại lý hàng không nơi đi giao hàng cho hãng hàng không trong tình trạng hàng
hoá đã đóng gói xong, ghi ký mã hiệu đầy đủ và sẵn sàng để vận chuyển.
4) – Hãng hàng không giao hàng cho đại lý hàng hoá tại nơi đến
5) – Đại lý hàng hoá nơi đến giao hàng cho người nhận kèm theo 1 bản AWB gốc
màu hồng, đồng thời cho người nhận ký nhận vào bản copy màu vàng (bản số 4)
và thu lại bản copy này để làm bằng chứng xác nhận người nhận hàng đã nhận
hàng.
3.2.2. Gửi hàng qua người giao nhận hàng không

NGƯỜI GỬI NGƯỜI NHẬN


HÀNG HÀNG

(1) (2)
HAWB (8)
(6)

NGƯỜI GIAO ĐẠI LÝ CỦA NGƯỜI


NHẬN HÀNG GIAO NHẬN HÀNG
KHÔNG KHÔNG
MAWB
(4) (7)

(3)
HÃNG (5)
HÀNG KHÔNG

GỬI HÀNG HOÁ QUA NGƯỜI GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG


 Tìm hiểu thêm quy trình làm hàng xuất nhập theo e-AWB
1) – Người gửi hàng giao hàng và chứng từ cho người giao nhận hàng không. Bộ chứng từ
gồm hợp đồng uỷ thác giao nhận, giấy phép xuất khẩu, tờ khai hàng xuất, hoá đơn
thương mại, phiếu đóng gói, bản kê khai chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất, kiểm dịch,
xuất xứ… để người giao nhận có thể làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
2) – Người giao nhận giao HAWB cho người gửi hàng, đồng thời lưu khoang máy bay với
hãng hàng không (Booking Place)
3) – Người giao nhận làm thủ tục hải quan, đóng gói từng lô hàng thích hợp cho vận chuyển
bằng đường hàng không, dán nhãn, ghi ký mã hiệu cấn thiết (hàng dễ vỡ, hàng nguy
hiểm….), đưa hàng vào kho chờ lên máy bay. Gửi hàng hoá kèm bộ chứng từ.
4) – Hãng hàng không phát hành MAWB cho người giao nhận hàng không.
5) – Hãng hàng không thông báo cho đại lý của người giao nhận hàng không về lô hàng khi
hàng đến
6) – Người giao nhận hàng không thông báo cho người nhận về lô hàng đã đến, lấy giấy uỷ
thác của người nhận hàng đề làm thủ tục hải quan, nộp thuế …
7) – Người giao nhận hàng không nhận lô hàng từ người vận chuyển, làm các thủ tục hải
quan và đưa hàng về kho của mình.
8) – Người nhận hàng nhận hàng từ đại lý của người giao nhận hàng không
IV. Chứng từ vận tải hàng không
4.1. Khái niệm và chức năng: Airway bill – AWB
Chức năng
+ Là bằng chứng của hợp đồng vận tải hàng không được ký kết giữa người
gửi hàng và người chuyên chở hàng không:
+ Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng của người chuyên chở hàng
không.
+ Là hoá đơn thanh toán tiền cước phí (Freight Bill):
+ Là giấy chứng nhận bảo hiểm: AWB được dùng như IC (Insurance
Certificate)
+ Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không:
+ Là chứng từ khai hải quan (custom declaration):
AWB đặc điểm:
+ Không có chức năng sở hữu  AWB không lưu thông được
+ Là vận đơn nhận để xếp.
+ Được ký bởi người gửi hàng và người chuyên chở (đại lý).
4.2. Phân loại AWB:
+ AWB của Hãng hàng không (Airline AWB): là vận đơn do Hãng hàng không phát
hành
+ AWB Trung lập (Neutral AWB): là vận đơn do người khác, không phải do hãng
hàng không phát hành.
+ AWB chủ (Master AWB): là vận đơn do người chuyên chở phát hành khi nhận
hàng từ người giao nhận hàng không hoặc người gom hàng hàng không.
+ AWB gom hàng (House AWB): là vận đơn do người gom hàng hoặc người giao
nhận hàng không phát hành cho các chủ hàng lẻ.
4.3. Nội dung của vận đơn hàng không
AWB được in theo mẫu tiêu chuẩn của IATA. Một bộ AWB thường gồm 9-12 bản. 3
bản gốc gồm hai mặt, các bản copy chỉ có mặt trước.
Mặt trước: người gửi hàng điền thông tin:
+ Số vận đơn:
Số AWB gồm 11 số:
- 3 số đầu –Mã của hãng hàng không (Airline code) do IATA cung cấp. Ví dụ:
Vietnam Airline - 738, của Air France - 057…
- số serie gồm 8 chữ số được chia thành 2 phần
+ Sân bay đi (Airport of Departure) HAN, SGN.
+ Tên và địa chỉ người phát hành AWB: hãng hàng không, người giao nhận hàng
không
+ Tham chiếu tới các bản gốc: trên AWB (in sẵn)
+ Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (in sẵn)
+ Người gửi hàng: tên địa chỉ và số tài khoản của người gửi hàng
+ Người nhận hàng: tên, địa chỉ và tài khoản người nhận hàng
+ Đại lý của người chuyên chở: tên, địa chỉ, mã IATA, số tài khoản của người chuyên chở
+ Tuyến đường: sân bay xuất phát và tuyến đường, tuyến đường và sân bay đến, chuyến
bay và ngày bay (Fly and Date)
+ Thông tin thanh toán (Accounting information): phương pháp thanh toán như séc, tiền
mặt….
+ Tiền tệ (Currency) ghi mã tiền tệ theo quy định của ISO gồm 3 chữ
+ Mã cước (Charges code): chỉ phương thức thanh toán. Ví dụ:
CA: séc trả sau từng phần
CC: toàn bộ cước thu sau (All charges collect)
+ Cước:
- cước tính theo trọng lượng
- theo giá trị
+ Trả trước (PPD) hay trả sau (COLL) và các chi phí khác tại nơi xuất phát
+ Giá trị khai báo vận chuyển: Nếu không kê khai thì ghi NVD (No Value Declare)
+ Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount) nếu bảo hiểm được mua của hãng hàng không vận
chuyển. Nếu không thì đánh dấu xxx
+ Thông tin về làm hàng:
- Tên, địa chỉ của người khác người nhận được thông báo về chuyến hàng.
- Thông tin về hàng nguy hiểm
+ Chứng từ kèm theo
+ Các chi tiết để tính cước hàng hoá:
- số kiện
- trọng lượng cả bì (Gross Weight)
- mã dịch vụ (Service code)
- loại cước (Rate class)
- mức cước
- tổng số kiện, tổng trọng lượng, tổng tiền cước
+ Các chi phí khác
+ Cước trả trước: gồm cước trọng lượng trả trước, thuế trả trước (Prepaid Tax), toàn bộ
cước và chi phí trả trước (Total prepaid)….
+ Cước trả sau (collect)
+ Xác nhận của người gửi hàng
+ Xác nhận của người chuyên chở : ngày ký, nơi ký, chữ ký của người chuyên chở hay đại

+ Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến
+ Cước trả sau bằng đồng tiền nơi đến: gồm tỷ giá quy đổi (Currency Conversion Rate),
cước trả ở nơi đến
Mặt sau của AWB:
+ Thông tin liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
+ Thông tin liên quan tới điều khoản điều kiện của hợp đồng vận chuyển: phần này
bao gồm 12-15 điều khoản quy định về chuyên chở hàng hoá được ghi ở mặt
trước của vận đơn như:
- cước phí

- trọng lượng tính cước

- giá trị kê khai

- cơ sở trách nhiệm, thời hạn và giới hạn trách nhiệm

- luật áp dụng, thông báo tổn thất và khiếu nại, thông báo giao hàng….

 Đây là những nội dung được quy định trong Công ước Vacsava 1929 và Nghị
định thư Hague 1955
4.4. Lập và phân phối AW: 3 bản gốc (1, 2, 3) và các bản sao (4-12)
 Các bản gốc:
– Bản gốc 1: màu xanh lá cây được phân phối cho người chuyên chở phát hành để
làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, có chữ ký của người gửi hàng
– Bản gốc 2: màu hồng, dành cho người nhận hàng, được gửi kèm theo hàng hoá và
giao cho người nhận khi nhận hàng, có chữ ký của người chuyên chở và người gửi
hàng.
– Bản gốc 3: Màu xanh da trời, dành cho người gửi hàng để làm bằng chứng cho việc
người chuyên chở đã nhận hàng để chở và bằng chứng của hợp đồng vận tải đã
được ký kết, có chữ ký của người chuyên chở
 Các bản sao:
– Bản số 4: màu vàng hoặc trắng, được gửi tới nơi hàng đến và dùng làm biên lai giao
hàng ở nơi đến. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và người chuyên chở cuối
cùng sẽ thu lại để làm bằng chứng cho việc đã giao hàng cho người nhận
– Bản số 5: màu trắng dùng cho sân bay nơi đến
– Bản số 6, 7, 8: Có màu trắng dùng cho người chuyên chở thứ 3, 2, 1. Riêng bản số 8
dùng cho người chuyên chở thứ nhất được bộ phận vận chuyển đầu tiên giữ lại khi
làm hàng
– Bản số 9: dành cho đại lý
– Bản số 10 - 12: dành thêm cho người chuyên chở, dùng cho hải quan
 Trách nhiệm lập AWB:
Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955 quy định người gửi hàng có
trách nhiệm lập AWB:
+ Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về nội dung ghi trên AWB
+ Khi người gửi đã ký vào AWB tức là người gửi đã thừa nhận các điều kiện của
hàng không ghi đằng sau AWB
4.5. Cước phí vận tải hàng không:
Người ta thường đề cập tới vấn đề này ở 2 loại cước:
- Cước hàng hóa chuyên chở
- Cước cho thuê máy bay
4.5.1. Cước hàng bách hoá (General Cargo Rate - GCR):
Áp dụng cho nhóm hàng bách hoá thông thường theo từng mức trọng lượng hàng hoá:
+ Dưới 45 kg
+ Từ 45-100 kg
+ Từ 100-250 kg
+ Từ 250 -500 kg
+ Từ 500-1000 kg
+ Từ 1000-2000 kg….
4.5.2. Cước tối thiểu (Minimum Rate)
– Mức cước thấp nhất để vận chuyển lô hàng.
– MR do IATA
4.5.3. Cước hàng đặc biệt (Special Cargo Rates – SCR)
+ Thấp hơn cước bách hoá, nhằm thu hút khách gửi hàng lớn
+ Trọng lượng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100kg và áp dụng cho một số mặt
hàng đặc biệt trên những đường bay nhất định
+ Thường áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi hàng số lượng lớn, ổn định
trên một tuyến bay nhất định.
4.5.4. Cước phân loại hàng (Commondity Class Rates)
– Tính trên cơ sở % của cước hàng bách hoá
– áp dụng cho một số mặt hàng không có cước riêng
– Ví dụ: động vật sống = 150% GCR; hàng giá trị cao như vàng, bạc, đồ
trang sức bằng 200 % GCR; tạp chí, sách báo, …. bằng 50% GCR, hài cốt:
125% GCR
4.5.5. Cước cho mọi loại hàng (Freight All Kind – FAK)
– Áp dụng chung cho mọi loại hàng hoá xếp trong một container.
– Hàng hoá có giá trị thấp phải chịu cước cao hơn hàng có giá trị cao.
4.5.6. Cước tính ULD (Unit load devices)
– Cước này thực chất là chi phí chuyển dịch Pallet
4.5.7. Cước hàng chậm
– Cước dùng cho các lô hàng gửi chậm –khi có chỗ thì mới chuyển
– Thấp hơn mức cước gửi thông thường
4.5.8. Cước gửi hàng nhanh (Priority Rate)
– Là cước ưu tiên
– Áp dụng cho các lô hàng gửi gấp trong vòng 3 giờ kể từ khi hàng được nhận
để chở
– Có mức bằng 130-140% GCR
4.5.9. Cước thống nhất (Unified Cargo Rate)
Áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng dù giá cước chuyên
chở cho mỗi chặng là khác nhau.
4.5.10. Cước hàng gộp (Group Rate):
– Áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi hàng nguyên container
hay pallet
– Thường dành cho đại lý hoặc người giao nhận hàng không
– IATA cho phép các hãng hàng không của IATA giảm cước tối đa 30% so với
cước thông thường cho người giao nhận và đại lý hàng không.
4.5.11. Cước thuê bao máy bay (Charter Rate)
– Là cước thuê bao một phần hay toàn bộ máy bay để chở hàng
– Thay đổi tuỳ thuộc vào cung cầu trên thị trường cho thuê máy bay
Cách tính giá cước vận tải hàng không
Air freight:
• Theo hình thức kinh doanh
• Theo chủng loại container (ULD)
• Theo loại hàng hóa
• Air freight = chargeable weight * applicable rate
• Chargeable weight (actual gross weight, volume weight)
• Quy đổi volume weight ra Kg:
• Nếu dung tích tính theo cm: l*w*h/6000 (Kg)
• Nếu dung tích tính theo inch: l*w*h/366 (Kg)
• Nếu dung tích tính theo inch trọng lượng tính theo lbs: l*w*h/166(lbs) -
/- 1lbs = 0.4536 Kg
• Actual gross weight: trọng lượng của lô hàng +bao bì.
Áp dụng đối với hàng nặng, được làm tròn trước khi tính
toán; là ½ kg hoặc 1lbs (=0.4536 kg)
• Volume weight: dung tích của hàng hóa. Áp dụng đối
với hàng nhẹ (L, W, H), được làm tròn số đến ½ cm hoặc
½ inch(=2.54 cm)
• Tariffs: < 100 kg = 9,6 $/kg < 300 kg = 5,5 $/kg <500 kg = 5,18 $/kg
• CW = max (GW, VW).
• Example: 1 kiện hàng có GW = 5.7kg và kính thước là L=60
cm, W=20 cm, H= 20cm. Tính CW?

60X 20 X 20 /6000 = 4kg < 5.7kg=6kg.


CW= 6kg , AF= 6kg x 9.6=
V. CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VN
5.1. Các tổ chức vận tải hàng không Việt Nam:
+ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam: Vietnam Airline: khai thác định tuyến trên các
đường bay trong nước và nước ngoài
+ Hãng hàng không cổ phần Pacific Airline: năm 2004 hãng này suýt phá sản. Sau đó
hàng không Singapore mua lại 31 % cổ phần với điều kiện 3-4 năm nữa
Chính phủ Việt Nam không được cho phép thành lập hãng hàng không nào
khác nữa. Hiện nay Pacific Airline đang cạnh tranh mạnh mẽ với VNA, nhưng
chủ yếu là trên các chặng bay nội địa.
+ Công ty dịch vụ hàng không Việt Nam (Vietnam Aviation Service Company –
VASCO)
+ Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (Service Fly Corporation – SFC) thuộc Bộ quốc
phòng
5.2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không Việt Nam
+ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành ngày 2006, có hiệu lực từ ngày
1/1/2007. Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11
+ Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không Việt Nam (do hãng
hàng không ban hành ngày 27/10/1993)
5.3. Trách nhiệm của người chuyên chở
 Thời hạn trách nhiệm:
Quy định tương tự như các công ước quốc tế: Người chuyên chở hàng không chịu trách
nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng không.
 Cơ sở trách nhiệm : giống Hague 1955
+ Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về:
- Hư hỏng
- Chậm giao hàng: nếu hàng được giao sau ngày hàng phải được giao.
- Mất mát: hàng được coi là mất nếu không được giao trong vòng 14 ngày kể từ
ngày hàng đáng lẽ phải đến
+ Miễn trách:
- Bản chất tự nhiên của hàng hoá
- Khuyết tật vốn có của hàng hoá (nội tỳ, ẩn tỳ)
- Lỗi của chủ hàng
- Chiến tranh, xung đột…..
 Giới hạn trách nhiệm
- 17 SDR/kg
- Nếu bao bì bị hỏng thì mức bồi thường không quá 100USD/trường hợp
5.4. Khiếu nại và bồi thường
+ Thời hạn khiếu nại đối với:
– Thiếu hụt: 14 ngày kể từ ngày nhận hàng
– Mất mát: trong vòng 21 ngày kể từ ngày hàng đáng lẽ phải được giao
– Chậm giao hàng: 21 ngày kể từ ngày hàng được giao
+ Hồ sơ khiếu nại:
– Thư khiếu nại
– AWB
– Biên bản bất thường về hàng hoá
– Hoá đơn thương mại
– Lược khai hàng hoá
– Bảng kê khai chi tiết
– Thư từ trả lời qua lại
– Bảng tính tiền bồi thường
+ Sau 30 ngày kể từ ngày gửi hồ sơ mà không được trả lời hoặc chấp nhận thì chủ hàng
có quyền khởi kiện
+ Thời hạn khiếu kiện: 1 năm kể từ ngày hàng hoá được vận chuyển tới địa điểm đến hoặc
từ ngày lẽ ra máy bay đến địa điểm đến
Examples pricing
Shipment:

Gross weight =750kgs


Measurement of cargo :
- 102cm X 98cm X 106cm (1 box)
- 80cm X 65cm X 103cm (3 boxes)  CW?

UNIT PER KG CURRENCY USD

CARRIER + 45K + 100K + 500K + 1000K FUEL SECURE

CI $ 1,39 $ 0,87 $ 0,85 $ 0,82 incl. NIL

CX $ 1,08 $ 0,81 $ 0,79 $ 0,76 incl. $ 0,02

3K $ 1,14 $ 1,08 $ 1,07 $ 1,05 $ 0,42 $ 0,06

TG $ 0,87 $ 0,53 $ 0,51 $ 0,48 $ 0,26 NIL


35
Air freight-export/import local charges
Export:
1. AWB
2. X-RAY
3. TCS/SCSC
Import:
Docs fee

CW= GW= 750Kg.


AF= CW X (+500)= 750 X (0.51+0.26)= $577.5
Exercise

GW (f) = 20 X 10 = 200 KG
VW (f) = 60 X 45 X 60 X 10 /6000 = 270 KG
GW (B) = 24 X 10 = 240 KG
VW (B) = 35 X 45 X 35 X 10/6000 = 91,875 KG ~ 92 kg
CW (F)= VW= 270 KG
CW (B)= GW= 240 KG
CW (FWB) = 270+240= 510 KG
GW (F+B)= 200 + 240 = 440 KG
VW (F+B)= 270+92= 362 KG
CW (F+B)= GW = 440 KG  FROFIT = 510 – 440 = 70 KG
Air Freight Consolidation, Calculating Air Freight Charges,
Completion of Air Waybill
Your company offers a weekly consolidation service to Narita Japan (NRT), via Japanese
Airways. The carrier has given you a 1,000 kg buying rate of $1.35/kg and a plus 1,000 kg
buying rate of $1.00/kg. You sell this service to clients who ship up to 1,000 kg at a rate of
$2.35/kg and for clients who ship in excess of 1,000 kg at a rate of $2.00/kg. This is an all–in
rate, no additional charges.
Shipment 1:
20 sheets of leather
Total weight: 1,000 kg
Dimensions of each sheet: 200 cm x 50 cm x 5 cm
Total value: $5,000.00 Based on the above, answer the following.
Goods sold: prepaid airport to airport a) What is the total actual weight of the
consolidation?
Shipment 2: b) What is the total volume weight of the
15 foam mattresses consolidation?
c) How much will you charge each customer?
Total weight: 600 kg
d) How much will you pay the air carrier?
Dimensions of each mattress: 120 in x 36 in x 16 in e) What is the profit on this shipment?
Total value: $1,500.00 f) Prepare a master air waybill for the
consolidation
Goods sold: prepaid airport to airport
g) Prepare the 2 house air waybills

You might also like