You are on page 1of 61

LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 3
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA TRONG NGOẠI THƯƠNG

ThS. Trần Trọng Đức


MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

1. Phân biệt các loại hình vận tải trong ngoại thương
2. Hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng, ưu nhược điểm của từng
loại hình vận tải trong ngoại thương
3. Thông thạo cách thức gửi hàng và giao nhận hàng
hóa trong ngoại thương, từ đó vận dụng để thực
hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa.
4. Lựa chọn và đàm phán về vận tải, giao nhận hàng
hóa trong từng tình huống cụ thể.

2
Tình huống đầu chương 3

1. Mở cửa vận tải đường bộ VN – Lào – Thái Lan

2. Phát triển đường sắt VN – Lào – Campuchia

3. Quy định về vận tải quốc tế GATS


4. Chi phí vận tải quốc tế - tách cước dịch vụ
bốc/xếp container (THC – terminal handing
charge) khỏi giá cước vận chuyển đường biển

3
Những vấn đề đặt ra

1. Các phương thức vận tải


i. Vận tải quốc tế có những hình thức nào?
ii. Vận tải quốc tế cần những điều kiện giao nhận như thế nào?
Nghiệp vụ thuê dịch vụ vận tải quốc tế ntn?
iii. Hình thức nào hợp lý nhất trong kinh doanh ngoại thương? Cách
thức giao nhận ntn?
2. Quy định cước phí về vận tải
i. Những quy định nào chi phối vận chuyển hàng hóa quốc tế?
ii. Phương thức vận tải nào chịu chi phối của các quy định quốc tế?
3. Cước phí vận tải quốc tế
i. Cước phí vận tải quốc tế có đắt không? Thông lệ thu phí ntn?
Mặt bằng giá quốc tế dịch vụ này ra sao?
ii. Thủ tục nộp phí và chứng từ giao nhận hàng hóa ntn? Ai có thể
hỗ trợ thực hiện công việc này?
4
I

VẬN TẢI TRONG NGOẠI


THƯƠNG

5
Khái niệm và vai trò của vận tải

Khái niệm: Vận tải trong ngoại thương là một hoạt


động vận hành các phương tiện vận chuyển nhằm
đưa hàng hóa hay con người từ 1 vị trí này đến 1 vị
trí khác trên phạm vi quốc tế.
§ Đối tượng chuyên chở: người, hàng hóa

§ Đòi hỏi: phương tiện vận chuyển (oto, máy bay, tàu hỏa,
tàu biển, đường ống…)

§ Hình thức vận chuyển: 1 phương thức/ đa phương thức

§ Chi phí vận tải: làm gia tăng giá trị hàng hóa
6
Vai trò của vận tải trong ngoại thương

Vai trò của


vận tải

Thúc đẩy
thương mại Gia tăng giá trị
quốc tế phát hàng hóa
triển

Tạo ra thị
trường và cơ
hội kinh doanh

7
Các phương thức vận tải trong ngoại thương

1. Vận tải hàng không


• Đặc điểm, các quy định quốc tế, các loại giá cước, chứng
từ vận tải
2. Vận tải đường biển
• Đặc điểm, các phương thức vận tải, chứng từ vận tải

3. Vận tải đường sắt


• Đặc điểm, các quy định quốc tế, chứng từ vận tải

4. Vận tải đường ống


• Đặc điểm, các hình thức vận chuyển, cước phí vận chuyển

8
1.VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

v Đặc điểm của vận tải hàng không


v Vận chuyển đường không thường có tốc độ vận chuyển lớn và
nhanh. Nếu so sánh tương đối có thể nhanh gấp 27 lần vận tải
đường biển, 10 ô tô và 8 lần tàu hoả
v Vận chuyển đường không đòi hỏi một sự trang bị hoàn hảo về
kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như sân
bay, khí tượng, thông tin
v Chi phí cao, có thể so sánh chi phí này cao gấp khoảng 8 lần
đường biển và 2-4 lần vận chuyển bằng ô tô và tàu hoả
v Vận chuyển đường không đáp ứng kịp thời trong những
trường hợp khẩn cấp và trong trường hợp các phương tiện
khác không thể sử dụng được như cứu nạn, bão lụt, động đất

9
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Được phát minh vào đầu thế kỷ 20 nhưng đến những năm 30 của thế kỷ
này mới thực sự phát triển.
v 1944 đã thành lập tổ chức hàng không dân dụng quốc tế của Liên hiệp
quốc viết tắt là ICAO (International civil aviation organization). Chiến
tranh thứ hai bùng nổ làm cho hoạt động của tổ chức này bị đình trệ. Đến
năm 1947, tổ chức này mới thực sự đi vào hoạt động với 4 mục đích cơ
bản gồm có:
v Một là: Đảm bảo hàng không dân dụng tăng trưởng an toàn và trật tự. Vận chuyển
hàng không không có hành lang bay sẽ rất nguy hiểm và không đảm bảo an ninh
cho các quốc gia.
v Hai là: Khuyến khích phát triển hệ thống đường bay, sân bay và các phương tiện
không vận. Vận chuyển hàng không cần phải có các phương tiện phục vụ khác như
hệ thống sân bay, đèn hiệu, đài không lưu, xe chuyên chở vv...
v Ba là: Khuyến khích thiết kế và điều khiển phương tiện không vận vì mục đích hoà
bình. Tổ chức này chủ yếu hoạt động vì mục đích phát triển hàng không dân dụng.
v Bốn là: đảm bảo hàng không dân dụng phải đáp ứng đều đặn, hiệu quả và tiết kiệm

10
Các qui định và tổ chức vận chuyển hàng
không quốc tế

v Năm 1973 đã có 125 nước thành viên


v 1988 đã có thêm 34 nước tham gia nâng tổng số thành viên của tổ chức lên 159 nước.
v Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã soạn thảo nhiều công ước quốc tế về hàng
không như công ước Giơ-ne-vơ 1948 về thừa nhận tính pháp lý của máy bay quốc tế,
công ước Rôm năm 1952 về tổn thất trên lãnh thổ ở các nước có máy bay bay qua.
v Các hãng hàng không đã tự nguyện thành lập Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế viết
tắt là IATA (International air transport Association). Hiệp hội có hơn 160 hãng ở các
nước làm thành viên nhằm hợp tác và phối hợp về các qui định qui chuẩn vận tải hàng
không, các loại cước phí và giấy tờ thủ tục hàng không vv...
v Theo đó, những người giao nhận vận tải hàng không cũng nhóm họp với nhau để lập
Hiệp hội những người giao nhận hàng không viết tắt là FIATA ( Freight International
air transport Association). Tổ chức này có mục đích là bảo vệ quyền lợi và phát huy
lợi ích và trách nhiệm của các bên giao và nhận hàng hoá đường không quốc tế.
v Hiệp hội những người giao nhận hàng không và Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
liên kết với nhau để tổ chức các cuộc hội thảo về đào tạo, vận chuyển hàng không,
phát triển thuận lợi hoá và tự động hoá hàng không.

11
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Về địa lý:
v Khu vực hàng không 1 gọi là công hội vận tải khu vực 1 bao gồm Châu Mỹ, Khu
vực Greenland và Bermuda , quần đảo Hawai.
v Khu vực hàng không 2 gọi là công hội vận tải khu vực 2 bao gồm Châu Âu (tính
đến dẫy núi Ural của Nga), Aixơlen, quần đảo Azores, Châu Phi và đảo kế cận,
Trung đông và Iran.
v Khu vực hàng không 3 gọi là công hội vận tải khu vực 3 bao gồm Châu á (tính từ
Pakistan), Châu úc và các đảo ở Thái Bình Dương (trừ đảo Hawai).
v Thời gian bay sẽ chia theo 24 múi giờ, mỗi múi giờ sẽ tính cộng thêm hay trừ đi
so với múi giờ chuẩn là GMT (Greenwich mean time). Vì vậy, một ngày sẽ có
đường ranh giới quốc tế nằm đối xứng với đường phân định giờ GMT. Máy bay
bay từ Tây sang đông sẽ được một ngày và ngược lại.
v Các qui định về cước phí và thủ tục hàng không sẽ được phát hành 2 năm một
lần gồm có cuốn mầu cam qui định về qui tắc, thể lệ và thủ tục chung và cuốn
mầu xanh và đỏ qui định về giá cước. Mầu đỏ qui định mức cước phí cho khu vực
Bắc Mỹ và Canada, mầu xanh sử dụng cho các khu vực còn lại. Các qui định đó
giúp cho hàng không được coi là ngành vận chuyển có kỹ thuật công nghệ cao.
12
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Cước hàng hoá (General Cargo Rate- GCR): Là loại áp dụng cho hàng hoá phổ
thông khi cần di chuyển giữa hai điểm đã định sẵn mà không có giá trị đặc biệt.
Loại cước này thường sẽ được giảm dần với mức trọng lượng nhất định thường là
45 kg.
v Cước tối thiểu (Minimum –M): Là mức cước mà thấp hơn thì không kinh tế trong
chuyên chở (gồm cả phí xếp dỡ hàng). Mức độ cước tối thiểu phụ thuộc vào công
hội vận chuyển IATA.
v Cước hàng đặc biệt (Special Cargo Rate – SCR): Mức cước này thấp hơn hàng
hoá thông thường và phụ thuộc vào trọng lượng tối thiểu đã ấn hành theo giá cước
hoặc tuỳ điều kiện cụ thể liên quan tới tỷ trọng. Thực chất đây là cước cạnh tranh.
v Cước phân theo bậc hàng (Class Rate/ Commodity Classification Rate –
CR/CCR): Đây là loại cước chiết khấu hoặc tăng thu trên cơ sở cước hàng thông
thường. Cước này áp dụng cho một số mặt hàng nhất định, trong các khu vực đã
định sẵn hoặc áp dụng khi chưa có mức cước riêng cho các mặt hàng cụ thể như:
Súc vật sống, hàng quí có giá trị trên 1000USD/ kiện, hành lý gửi như hàng, thi hài,
hái cốt...

13
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Cước cho các loại hàng (Freight All Kinds Rate – FKR): Là loại cước tính chung
cho tất cả các loại hàng đóng trong container.
v Cước Container (Container Freight Rate – CFR): Là loại cước tính theo
container thiết kế đúng kỹ thuật và có chứng chỉ.
v Cước khác (Other Freight Rate): Đây là loại cước áp dụng cho những hàng đặc
biệt hoặc vận tải trong những hoàn cảnh đặc biệt mà không có các qui định cước
khác. Cước này gồm các loại như sau:
v Cước theo ULD (thiết bị xếp hàng theo đơn vị): Thực chất đây là chi phí dịch
chuyển Pallet, Igloo.
v Cước hàng chậm (Defered payment Rate – DPR): là loại cước tính cho hàng gủi
mà thời gian xếp hàng chưa xác định. Loại này rẻ hơn hàng bình thường vì thường
phải đi sau do bố trí chỗ.
v Cước gộp toàn chặng (Package Rate – PAR): áp dụng cho chuyển tải hàng
không. Các hãng hàng không làm như vậy để tránh bị mất khách trong trường hợp
người gửi muốn thuê hãng khác để vận chuyển tiếp.
v Cước theo nhóm (Groupage Rate –GR): Cước này được các nhà đại lý hàng
không hoặc các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp áp dụng khi gửi hàng bằng
container. 14
Chứng từ vận tải hàng không

1. Vận đơn hàng không (airway bill – AWB)


2. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng
3. Hóa đơn thương mại hàng không
4. Các chứng từ khác khi có yêu cầu:
1) Giấy khai báo chứng thực của người gửi về động vật tươi
sống
2) Giấy khai báo chứng thực của người gửi về hàng nguy
hiểm
3) Giấy chứng thực của người gửi về vũ khí và chất dễ nổ

15
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

Vận đơn hàng không là chứng từ do cơ


quan vận tải hàng không cấp cho người
gửi hàng để xác nhận việc đã nhận hàng
để chở.

16
Các loại vận đơn hàng không

H.AWB AWB
VĐ đại lý HK VĐ của hãng
House AWB HK

M.AWB N.AWB
VĐHK chính VĐ trung lập
Master AWB Neutral AWB
AWB

17
Các loại vận đơn hàng không

v Master Airway Bill (M.AWB): Là loại vận đơn mà hãng hàng không
cấp trực tiếp cho người gửi hàng không thông qua đại lý hàng không.
v House Airway Bill (H.AWB): Là loại vận đơn do đại lý hàng không
cấp cho người gửi hàng khi họ thực hiện dịch vụ gom hàng.
v Vận đơn của hãng hàng không (AWB): Là vận đơn do hãng hang
không phát hành trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng của người chuyên
chở. Vận đơn nay được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là
người chuyên chở hàng không.
v Vận đơn trung lập (Neutral AWB): Là loại vận đơn tiêu chuẩn do
IATA phát hành năm 1986 trên đó có ghi sẵn tên người chuyên chở,
không có biểu tượng của người chuyên chở nhưng có chữ As Carrier.
FIATA đề nghị người giao nhận sử dụng vận đơn này khi họ làm nhiệm
vụ gom hàng (đóng vai trò nguời thầu chuyên chở)hoặc làm đại lý cho
một người chuyên chở thực tế. Vận đơn này được đưa ra nhằm thay cho
vận đơn gom hàng (H.AWB) vì vận đơn gom hàng không đáp ứng được
các yêu cầu của UCP khi thanh toán bằng L/C. 18
Cách lập vận đơn hàng không

Người gửi hàng điền thông tin vào 3 bản gốc:

Bản gốc số 1 – Bản gốc số 2 – Bản gốc số 3 –


original 1 for issuing original 2 for issuing original 3 for issuing
carrier consignee shipper
• Người phát hành: • Người phát hành: • Người phát hành:
• nhà chuyên chở • người gửi hàng • chủ phương tiện
(Carrier) (consignee) (shipper)
• Ký tên: • Ký tên: • Ký tên:
• người gửi hàng or • người gửi hàng và • người chuyên chở
đại lý hàng không người chuyên chở • người gửi hàng
cùng ký tên giữ lại bản này
• đại lý hàng không
ký thay cả 2

19
Cách lập vận đơn hàng không

Bản sao (copy): 6-11 bản tùy yêu cầu


Copy 4 – Delivery receipt for airport of destination

Copy 5 - for Customs Declaration


Copy 6 - for receiving agent

Copy 7 - for Sales office

Copy 8,9,10,11 - extra copies

20
Chức năng của vận đơn hàng không

§ Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở


§ Bằng chứng của việc nhận hàng để chở
§ Hóa đơn tính cước
§ Giấy chứng nhận bảo hiểm
§ Chứng từ thông quan hàng hóa
§ Chứng từ chỉ dẫn nhân viên hàng không khi nhận
hàng, kiểm tra việc thanh toán cước phí

Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không có khả năng
lưu thông có nghĩa là không thể mua bán chuyển nhượng và khi nhận
hàng không cần xuất trình bản gốc (chỉ cần có giấy báo nhận hàng và căn
cước nhận dạng là được nhận hàng).
21
Chứng từ hàng không khác

v Thư chỉ dẫn của người gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction
for issued AWB)
v Là loại chứng từ của người bán cấp cho người mua hoặc cho hãng
hàng không trong đó kê khai đầy đủ các chi tiết chỉ dẫn có liên quan
đến chuyến hàng; căn cứ vào giấy này, người đại lý ký vào AWB xác
nhận nội dung với hãng hàng không. Thực chất đây là một giấy bảo
đảm, cam kết thêm về hàng hoá của mình.
v Hoá đơn thương mại hàng không (Commercial Invoice)
v Là căn cứ cho hải quan tính thuế đồng thời cũng là cơ sở cho mọi
chứng từ lãnh sự.
v Các chứng từ chứng nhận và khai báo
v Shipper’s Decleration for live Animals
v Shipper’s Decleration for Dangerous goods
v Shipper’s Certificate for Weapon and Demolition Explosive
22
2. VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Nhược điểm Ưu điểm

Quy trình phức


tạp

Nhiều luật chi


phối
Dung trọng lớn
Rủi ro cao

Chi phí thấp


Chậm

23
Các phương thức vận tải biển

Căn cứ lịch trình tàu


Căn cứ loại hàng hóa
biển

Tàu chuyến một – single Hàng dạng lỏng


voyage

Tàu khứ hồi – Round Hàng dạng khô


voyage

Tàu nhiều chuyến liên Hàng dạng bảo quản


tục – consecutive voyage đặc biệt

Tàu cho thuê bao –


………
lumpsum

Tàu chợ
24
Các chứng từ vận tải đường biển

25
Vận đơn đường biển – B/L

§ Vận đơn đường biển là gì?

§ Chức năng của vận đơn đường biển?

§ Các loại vận đơn đường biển? Ý nghĩa của


từng loại vận đơn đường biển là gì?

26
Vận đơn đường biển – B/L

§ Là chứng từ vận tải đường biển cấp cho người


gửi hàng (shipper) theo yêu cầu của người gửi
hàng.

§ Người cấp (carrier):


• người chuyên chở
• hoặc đại diện của người chuyên chở

§ Cấp khi:
• Hàng đã xếp lên tàu (shipped on board)
• Sau khi nhận hàng để xếp lên tàu (received for
shipment)
27
Chức năng của vận đơn đường biển

§ Bằng chứng xác định hàng hóa chuyên chở bằng


đường biển được ký kết
§ Biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho
người gửi hàng
§ Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi
trong vận đơn
§ Chứng từ thanh toán quốc tế
§ Chứng từ thông quan hàng nhập khẩu
§ Cơ sở ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK
28
Các loại vận đơn đường biển
Khía cạnh pháp lý
• Vận đơn đích danh (straight B/L)
• Vận đơn theo lệnh (to order of)
• Vận đơn xuất trình (to bearer B/L)
Phê chú
• Vận đơn hoàn hảo (clean B/L)
• Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
Thời gian cấp
• Vận đơn đã xếp hàng (shipped or laden in board B/L)
• Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shippment B/L)
Cách thức chuyên chở
• Vận đơn chở suốt (through B/L)
• Vận đơn vận tải liên hiệp (combined transport B/L hay Multi modal transport documents)
• Vận đơn theo HĐ thuê tàu chuyến (charter party B/L hay congen B/L)
Cách gom hàng
• Vận đơn chủ (master B/L)
• Vận đơn thứ cấp (house B/L)
Tính chất
• Vận đơn gốc (original B/L)
29
• Vận đơn bản sao (copy B/L)
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn đích danh (Straight B/L): Là loại vận đơn kí phát cho một
người nhận hàng cụ thể (B/L to a named person). Chỉ có người đứng tên
trên vận đơn mới được nhận hàng, người chuyên chở chỉ giao hàng ở
cảng đến cho người đứng tên trong vận đơn, loại này không thể chuyển
nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu.
v Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là loại vận đơn không ghi rõ tên
người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của ai ; có thể theo lệnh của người
gửi hàng (TO order of shipper) hoặc theo lệnh của ngân hàng (to order
of Bank). Loại vận đơn này có thể chuyển nhượng nhiều lần bằng cách
ký hậu (Endosement). Đ©y là loại vận đơn được sử dụng phổ biến trong
buôn bán và vận tải quốc tế.
v Vận đơn xuất tri`nh (To bearer B/L): Là loại mà trên đó không ghi rõ
tên người nhận hàng, thuyền trưởng sẽ giao hàng cho ai tri`nh B/L và vi`
thế loại này được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

30
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là loại B/L trên đó người vận
tải không ghi chú xấu nào về hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá; là
loại B/L được người vận tải cấp cho người gửi hàng sau khi
hàng đã được xếp lên tàu “trông bề ngoài có vẻ tốt và trong điều
kiện tốt – In appearent good order and condition”; là bằng
chứng cho việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và
có thể là một trong những căn cứ minh chứng về chất lượng và
bao bì của hàng hoá; là loại B/L được ngân hàng chấp nhận
thanh toán tiền hàng.
v Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Là loại B/L trên đó
người vận tải có ghi chú xấu nào về tình trạng bên ngoài của
hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá như “Broken case” “Leaking
case” “Wet case” “ Empty case”...; là loại B/L không được ngân
hàng chấp nhận thanh toán 31
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn đã xếp hàng (Shipped or Laden on board B/L): là


loại B/L được cấp sau khi đã xếp hàng lên tàu. Trên B/L này
có ghi rõ ngày, tháng, năm giao hàng. Người mua và ngân
hàng thanh toán đều đòi hỏi phải xuất trình “Clean and
Shipped on board B/L”

v Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shippment B/L):


Là loại chứng từ vận tải được cấp trước khi hàng được xếp lên
tàu (có thể hàng còn ở trong kho, cảng...). Trên B/L này không
ghi rõ ngày tháng xếp hàng xuống tàu mà ghi rõ hàng được
“nhận để xếp”, về mặt pháp lý nó không đại diện cho một bằng
chứng về việc xếp hàng mà chỉ là lời cam kết của người
chuyên chở về việc chuyên chở số hàng đó.
32
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn chở suốt (Through B/L): Là loại vận đơn sử dụng
trong trường hợp chuyên chở hàng hoá có chuyển tải
(transhipment) ở dọc đường, tức là thay đổi tàu và người
chuyên chở nhưng cùng một phương thức chuyên chở.

v Vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L hay
Multi modal Transport Documents): là chứng từ dùng trong
vận tảu bằng hai hay nhiều phương tiện vận tải khác nhau và
được dùng phổ biến trong vận tải container, Pallets.

v Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter party B/L
hay Congen B/L): Được sử dụng trong phương thức thuê tàu
chuyến
33
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn chủ (Master B/L): là vận đơn do người vận tải
chính (Effective Carrier) phát hành cho nhà xuất khẩu hoặc
người gửi hàng làm dịch vụ về giao nhận vận tải
v Vận đơn thứ cấp (House B/L): Do người giao nhận phát
hành, nó được phát hành trên cơ sở Vận đơn chủ và là cơ sở
pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ
giao nhận với khách hàng
v Vận đơn gốc (Original B/L): Là loại dùng để nhận hàng,
thanh toán, chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng...do người
chuyên chở phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng

34
Các chứng từ trong vận tải biển

v Chỉ thị xếp hàng (Shipping note): Đây là chỉ thị của người gửi hàng cho
công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp đầy đủ
những chi tiết về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tàu và những chỉ
dẫn cần thiết.
v Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt): Là chứng từ do thuyền phó phụ trách
về gửi hàng cấp cho người gửi hàng và chủ hàng xác nhận tàu đã nhận hàng
xong
v Bản lược khai hàng hoá (Cargo manifest): Đây là bản lược kê các loại
hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau, do đại lý tại cảng
xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên.
v Phiếu kiểm đếm (Dock sheet&Tally sheet): Dock sheet là một loại phiếu
kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại
cầu. Tally sheet là một loại phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân
viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép.
v Sơ đồ xếp hàng (Ship’s storage plan): Đây là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng lên
tàu.
35
3. VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

- Tính linh hoạt không cao

- Sức chở lớn


- Liên tục, đều đặn, tương đối an toàn
- Ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết
- Chi phí thấp
- Đòi hỏi đóng gói bao bì thấp hơn

36
Chứng từ vận tải đường sắt

vBản chính giấy gửi hàng: bản này đi theo hàng tới ga
đến và được giao cho người nhận cùng với hàng hoá;
vGiấy theo hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và
lưu ở đường sắt nước đến
vBản sao giấy gửi hàng: Bản này được giao cho người
gửi sau khi xếp hàng lên toa xe
vGiấy giao hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và
lưu ở ga đến
vGiấy báo tin hàng đến: Giấy này đi theo hàng tới ga
đến và được giao cho người nhận
37
Container trong vận tải hàng hóa

Sử dụng Container (công) để vận tải phối hợp đa


phương thức (đường biển, đường sắt, đường bộ và
đường thủy nội bộ)

Đặc điểm:
1) Hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần

2) Cấu tạo đặc biệt phù hợp với vận tải đa phương thức (hàng
không phải xếp dỡ dọc đường)

3) Có thiết bị xếp dỡ riêng (dễ dàng chuyển từ công cụ vận tải


này sang công cụ vận tải khác)

4) Dễ dàng xếp dỡ hàng hóa vào/ra khỏi công

5) Dung tích tối thiểu 1m3


38
Container trong vận tải hàng hóa

Kích thước, trọng


lượng Kiểu container Công dụng

Loại nhỏ Container chở


Container kín hàng bách hóa
(<5 tấn, <3m3)

Loại trung bình Container chở


Container mở hàng rời
(5-8 tấn)

Loại lớn
Container khung Container bảo ôn
(>10 tấn, >10m3)

Container gấp Container thùng


chứa

Container phẳng Container đặc biệt

Container có bánh
lăn

39
Vận đơn công – Container B/L

§ Người chuyên chở hoặc Đại diện của người chuyên chở ký
phát cho người gửi hàng sau khi đã nhận container chứa
hàng, đã kiểm tra, niêm phong kẹp chì, để chuyên chở.

§ Nhận công trước khi xếp lên tàu = Vận đơn nhận hàng để xếp
(received for shipment B/L)

§ Note: không được chấp nhận thanh toán bằng L/C nếu
trong L/C không chỉ rõ “received for shippment B/L
acceptable”

§ Do đó: người gửi hàng yêu cầu carrier ghi chú thêm trên
B/L là “container shipped on board on…” để được thanh
toán L/C
40
Cước phí vận chuyển container

Cước phí vận


chuyển công
trên chặng
chính + chặng
phụ

Chi phí lưu Chi phí xếp


dỡ công ở các
giữ công + chi điểm chuyển
phí khác tải
Giá cước
vận
chuyển
container

Cước phí chở


công rỗng về Chi phí thuê
nơi dỡ hàng công rỗng để
đến nơi trả xếp hàng
công cho
người thuê
41
Cước phí vận chuyển container

1. Cước trọn container cho mỗi mặt hàng riêng


biệt (Commodity Box Rate – CBR)

2. Cước trọn container tính chung cho mọi mặt


hàng (Freight All Kinds Rate – FAK)

3. Cước hàng lẻ (LCL or CFS charge)

4. Cước tính theo khối lượng container chuyên


chở (Time Volume Contract – TVC)

42
4. VẬN TẢI ĐƯỜNG ỐNG

• Hàng hóa: dạng khí, lỏng

• Gắn với các hiệp định do các bên tham gia ký


kết (thỏa thuận về đường vận chuyển)

• Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian dài

• Tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt, trình độ vận


hành cao

• Nhưng: tiện lợi khi giao nhận

43
Các hình thức vận chuyển đường ống

v Vận chuyển bằng ống mềm:


§ Quãng đường ngắn, Không thường xuyên, Linh hoạt cao
§ Kém bền vững và kém an toàn

v Vận chuyển bằng ống cứng:


§ Quãng đường dài, thường xuyên, liên tục
§ Vận chuyển khối lượng lớn
§ Độ an toàn cao
§ Nhưng: phức tạp do quãng đường dài, qua địa phận nhiều
nước, đòi hỏi an ninh và độ bảo quan cao.

v Ngoài ra: ống ngầm, ống nổi, ống nội địa, ống ngoài khơi…

44
Cước phí vận chuyển đường ống

• Giá cước thường tính gộp trong giá hàng hóa


(không gồm chi phí đầu tư xây dựng đường
ống)

• Nước tham gia đầu tư xây dựng và vận chuyển


đường ống được hưởng tỷ lệ chiết khấu mua
hàng với giá đặc biệt.

45
II

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG


HÓA TRONG NGOẠI THƯƠNG

46
Khái niệm về giao nhận hàng hóa

v Theo Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế


(FIATA): dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là
bất kì loại dịch vụ nào liên quan tới vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp đóng gói hay phân phối hàng
hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan tới
các dịch vụ trên kể cả các vấn đề về hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có
liên quan tới hàng hoá.

47
Vai trò của người kinh doanh và môi giới dịch
vụ giao nhận hàng hoá

vNgười giao nhận tại biên giới/ môi giới hải quan
(Custom Broker/Frontier Forwarder): Họ chỉ hoạt
động ở trong nước với nhiệm vụ là làm thủ tục hải
quan đối với hàng nhập khẩu như một môi giới hải
quan.

vLàm đại lý (Agent): Trong trường hợp này người


giao nhận hoạt động như một cầu nối giữa người gửi
hàng và người chuyên chở như một đại lý của người
chuyên chở hoặc người gửi hàng.

48
Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK

• Yêu cầu về dịch vụ


Giao nhận • Dịch vụ chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải
hàng hóa • Dịch vụ giao hàng cho người vận tải
• Dịch vụ lập bộ chứng từ
xuất khẩu • Dịch vụ thanh quyết toán

• Yêu cầu về dịch vụ


Giao nhận • Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và nhận hàng
hàng hóa • Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ người vận tải
• Dịch vụ làm thủ tục hải quan
nhập khẩu • Dịch vụ dỡ hàng và nhận hàng với chủ phương
tiện

49
GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU

Yêu cầu về dịch vụ


Dịch vụ chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải
Dịch vụ giao hàng cho người vận tải
Dịch vụ lập bộ chứng từ
Dịch vụ thanh quyết toán

50
Yêu cầu về dịch vụ giao nhận hàng
hoá xuất khẩu

vChuẩn bị hàng đúng như hợp đồng qui định

vTổ chức giao hàng cho người vận tải nhanh


chóng, chính xác và kinh tế, giảm thiểu những tổn
thất của hàng hoá

vLập bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, hợp lệ, đúng


thời gian

51
Dịch vụ chuẩn bị hàng để giao cho
người vận tải

vCần dựa vào hợp đồng và thư tín dụng để chuẩn bị


hàng
v Hàng hoá: tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, kí
mã hiệu
vChứng từ hàng hoá: Giấy phép XK, hoá đơn thương
mại, phiếu đóng gói hàng hoá, bản kê khai hàng XK,
hợp đồng mua bán, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận
chất lượng, số lượng, trọng lượng, kích cỡ, vệ sinh an
toàn thực phẩm, động vật...

52
Dịch vụ giao hàng cho người vận tải

v Đối với hàng XK phải lưu kho bãi


Bước 1: Giao hàng XK cho cảng
v Chủ hàng kí hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hoá với cảng
v Trước khi giao hàng phải giao cho cảng các giấy tờ: bản liệt kê hàng hoá
(cargolist), giấy phép XK nếu có, lệnh xếp hàng (shipping order), thông báo
xếp hàng do hãng tàu cấp (shipping note)
v Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho
Bước 2: Cảng giao hàng XK cho tàu
v Chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục như: kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan
v Báo ETA cho cảng, chấp nhận NOR (nếu là tàu chuyến)
v Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: khi giao hàng xong phải lấy “Clean Mate’s
Receipt để trên cơ sở đó lập vận đơn
v Đối với hàng không phải lưu kho bãi tại cảng
Hàng hoá do chủ hàng vận chuyển tới có thể để tại các kho riêng của mình rồi giao
trực tiếp cho tàu. (Các bước giao nhận cũng giống với hàng qua cảng).

53
Dịch vụ giao hàng cho người vận tải

v Đối với hàng đóng trong container


v Hàng nguyên công (FCL)
v Người gửi hàng điền vào Booking note rồi giao cho đại diện hãng
tàu để xin kí cùng với bản danh mục hàng XK (cargolist)
v Hãng tàu kí Booking Note và chấp nhận giao vỏ container để chủ
hàng mượn
v Người gửi hàng đưa container rỗng về kho của mình, đóng hàng,
kiểm nghiệm, kiểm dịch, làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp
chì.
v Giao hàng tại tàu, trước khi hết thời hạn qui định (closing time) của
từng chuyến tàu (thường là 8h trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy
“Clean Mate’s Receipt để trên cơ sở đó lập vận đơn
v Hàng được xếp lên tàu, người gửi hàng mang Mate’s Receipt đổi lấy
B/L (nếu XK theo FOB, CFR, CIF)
54
Các dịch vụ khác

v Dịch vụ lập bộ chứng từ


v Sau khi giao hàng xong, người giao nhận phải lấy Mate’s Receipt do thuyền
phó cấp
v Mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu bán CIF hoặc CIP
v Căn cứ vào hợp đồng hoặc L/C, trên cơ sở của Mate’s Receipt để lập bộ vận
đơn và yêu cầu thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu kí sau đó kết hợp với các
chứng từ khác để chuyển giao tới ngân hàng làm thủ tục thanh toán.
v Chậm nhất trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng xong cho người vận tải
phải thông báo kết quả giao hàng cho người mua kịp bảo hiểm hàng hoá nếu
bán theo các điều kiện FOB, FCA, CFR...
v Dịch vụ thanh quyết toán
v Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận như: chi phí bảo
quản, lưu kho, bốc xếp, vận chuyển...
v Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ nếu có
v Theo dõi kết quả nhận hàng của người mua, giải quyết khiếu nại về hàng hoá
(nếu có) 55
GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU
Yêu cầu về dịch vụ
Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và nhận hàng
Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ người vận tải
Dịch vụ làm thủ tục hải quan
Dịch vụ dỡ hàng và nhận hàng với chủ phương tiện

56
Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và nhận hàng

vKhai các chứng từ


vMua bảo hiểm cho hàng hoá ngay sau khi nhận được
thông báo giao hàng của người bán (nếu mua FOB,
CFR, FCA...)
vLập phương án giao nhận hàng
vChuẩn bị kho bãi, phương tiện công nhân bốc xếp
vThông báo bằng lệnh giao hàng (D/O) để các chủ
hàng nội địa kịp làm thủ tục giao nhận tay ba ngay
dưới cần cẩu ở cảng.

57
Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ
người vận tải

v Dịch vụ làm thủ tục hải quan


v Làm thủ tục hải quan cho hàng NK
v Nhận thông báo nộp thuế NK
v Dịch vụ dỡ hàng và nhận hàng với chủ phương tiện
v Lập “Bảng đăng kí hàng về bằng đường biển” giao cho cảng
v Nhận và kí NOR nếu là tàu chuyến
v Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng (nếu giao tay ba),
và hoặc kiểm tra lại kho bãi chứa hàng (nếu đưa về kho riêng)
v Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng
(D/O), làm thủ tục hải quan và nộp thuế NK
v Kiểm tra sơ bộ hầm tàu,công cụ vận tải và tình trạng hàng hoá xếp bên
trong trước khi dỡ hàng (nếu nhận nguyên tàu hoặc nguyên container)
v Tổ chức dỡ hàng, nhận hàng và quyết toán với tàu theo từng B/L hoặc
toàn tàu. 58
Thuyết trình các cơ sở giao hàng
theo Incoterms 2010

1. Khi nào chuyển giao rủi ro từ người bán sang


người mua?
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm và thuê tàu chặng
chính, quyền thông quan
3. Các điều kiện cơ sở giao hàng sinh viên nghiên
cứu thường áp dụng trong phương thức vận tải
nào?
4. Tìm 1 tình huống đã ứng dụng điều kiện cơ sở
giao hàng đó và bình luận.

59
1.Nhóm E
1. EXW - Giao tại xưởng
2.Nhóm F
1. FCA - Giao cho người chuyên chở
2. FAS - Giao dọc mạn tàu
3. FOB - Giao lên tàu
3.Nhóm C
1. CFR - cước phí
2. CIF - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
3. CPT - Cước phí trả tới
4. CIP - Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
4.Nhóm D
1. DAT - Giao tại bến
2. DAP - Giao tại nơi đến
3. DDP

60
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 1

You might also like