You are on page 1of 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌC PHẦN BADM6313


VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM

GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp


Email: diep.ngtn@ou.edu.vn
Nội dung học phần

Chương I Tổng quan về vận tải


Chương II Vận tải hàng hải trong kinh doanh quốc tế
Chương III Vận tải hàng không trong kinh doanh quốc tế

Chương IV Vận tải đa phương thức


Chương V Khái quát chung về bảo hiểm
Chương VI Bảo hiểm hàng hóa
Mục tiêu bài học
• Hiểu các khái niệm và hình thức tổ chức vận chuyển hàng
hoá bằng cách kết hợp nhiều phương tiện
• Hiểu vai trò của việc gom hàng trong kinh doanh xuất nhập
khẩu và vận tải quốc tế
• Biết phân loại container và vai trò của container trong vận tải
• Biết tính toán chi phí vận tải đa phương thức và trong nghiệp
vụ gom hàng
VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM

CHƯƠNG 4: VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC


TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Tổng quan vận tải đa phương thức
2. Cơ sở pháp lý và tập quán quốc tế trong
vận tải đa phương thức
3.Gom hàng trong vận tải quốc tế
4. Vai trò của container trong vận tải
1. Tổng quan về vận tải đa phương thức
1.1. Khái niệm & đặc thù

Ø Vận tải đa phương thức (Multimodal transport): việc chuyên chở bằng cách
kết hợp 2 phương thức trở lên bởi 1 nhà điều hành vận tải

Ø Một hệ thống vận tải được vận hành bởi một hãng vận chuyển với nhiều
phương thức vận tải dưới sự kiểm soát hoặc quyền sở hữu của một Nhà khai
thác (UN)

Ø Vận tải đa phương thức quốc tế là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương
thức từ một địa điểm trong một nước mà hàng hóa được người kinh doanh
vận tải đa phương thức đảm nhận đến một địa điểm được chỉ định để giao
hàng nằm ở một quốc gia khác (UNCTAD)
1. Tổng quan về vận tải đa phương thức
1.1. Khái niệm & đặc thù

Ø Trong suốt hành trình chỉ sử dụng 1 bộ chứng từ (Multimodal BL,


Combined transport bill hoặc Multimodal transport documents)

Ø Chịu trách nhiệm bởi nhà vận chuyển đa phương thức (Multimodal
transport operator - MTO)

Ø HH thường được chứa trong container, trên pallet hoặc trailer


(không phải xếp vào/ dỡ ra khỏi container/ pallet/ trailer trong suốt
hành trình)

Ø Khả năng giao hàng door-to-door cao


1. Tổng quan về vận tải đa phương thức
1.2. Vận tải đa phương thức hay vận tải liên phương thức?

Vận tải đa
• 1 hợp đồng chi phối toàn bộ hành trình
• 1 hãng vận chuyển chịu trách nhiệm
phương thức
đảm bảo giao hàng tận nơi thành công (Multimodal
transport)

• 1 hợp đồng cho từng chặng của hành


Vận tải liên
trình. phương thức
• Nhiều hơn một thực thể chịu trách (Intermodal
nhiệm cho việc giao hàng thành công.
transport)
1. Tổng quan về vận tải đa phương thức
1.3. Các hình thức vận tải đa phương thức
Ø Đường thuỷ + Hàng không (Waterway + Airway): tận dụng hiệu quả chi chí của
đường thuỷ và tốc độ của HK
Ø Hàng không + Đường bộ (Airway + Roadway): dịch vụ Pick-up and Delivery
hoặc door-to-door hoặc phục vụ cho các hãng HK không có chuyến bay trực tiếp
Ø Đường sắt + Đường bộ (Railway + Roadway): tính an toàn và tốc độ của đường
sắt và tính cơ động của đường bộ.
Ø Đường sắt/ Đường bộ/ Đường thuỷ nội địa + Đường biển + Hàng không: vận
chuyển từ nội địa nước XK ra cảng biển hoặc cảng HK sau đó chuyển đến nơi
nhận (nội địa nước NK)
Ø Cầu lục địa (Land bridge), thường là Đường biển + Đường bộ/sắt + Đường biển
Ø Khác: Mini-bridge, Micro-bridge
Có thể kết hợp SEA & AIR?

DUBAI
• Jebel Ali and Port Rashid: 2 cảng biển hiệu quả nhất thế giới
• Dubai International Airport: 7 nhà ga dùng để giao nhận hàng hoá đường biển
• Đội bay: Emirates airlines (269 máy bay, sở hữu nhiều Airbus A380 & Boeing
777 nhất thế giới)
• Cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế
• Kết nối giao thông liền mạch
• Thủ tục hải quan đơn giản
à Tiết kiệm đáng kể thời gian vận chuyển so với vận tải đường biển thuần túy
à Tiết kiệm chi phí tối đa 50% so với vận tải hàng không thuần túy.
1. Tổng quan về vận tải đa phương thức
1.4. Ưu và nhược điểm của vận tải đa phương thức
ØƯu điểm
• Xử lý hợp đồng vận chuyển với một nhà khai thác với 1 hợp đồng cho toàn tuyến
• Khắc phục giới hạn trách nhiệm của các nhà điều hành khác nhau – chỉ người
chịu trách nhiệm về thời hạn giao hàng, giảm rủi ro thất thoát HH
• Có thể giao tận nơi, giảm chi phí và thời gian điều phối, vận hành logistics.
• Lô hàng được giám sát chặt chẽ trong từng công đoạn.
• Lập kế hoạch lộ trình, chi phí, nhân viên và hậu cần dễ dàng hơn.
• Chứng từ FBL được ưu tiên thông quan

ØNhược điểm
• HH có thể gặp phải các hạn chế về pháp lý, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực
• Vì lý do an toàn, việc kiểm tra thường xuyên diễn ra tại các cảng/ nhà ga đến
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế

Ø Công ước liên hiệp quốc về vận tải đa phương thức


(Convention on International Multimodal Transport of Goods,
UNTAD, 1980)
Ø Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương
thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport
Documents,1992)
Ø Các hướng dẫn của FIATA
ØĐẩy mạnh thương mại quốc tế nhằm mục
đích tăng trưởng kinh tế
ØQui định các nguyên tắc và chính sách về thương
mại quốc tế cũng như những vấn đề phù hợp
nhằm phát triển kinh tế.
ØÐưa ra những đề nghị, biện pháp cụ thể để thực
hiện các chính sách
ØTạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt
động các tổ chức khác thuộc liên hợp quốc trong
Hội nghị Liên Hợp Quốc về lĩnh vực thương mại quốc tế và các vấn đề phù
Thương mại và Phát triển (United hợp để phát triển kinh tế.
Nations Conference on Trade and ØĐóng vai trò trung tâm phối hợp chính sách
Development - UNCTAD), thành thương mại với các nước và các nhóm kinh tế
lập 1965, trực thuộc Liên hiệp quốc theo từng khu vực.
(UN), 195 quốc gia thành viên
Ø Nguồn tham khảo về các chính sách
và quy định quốc tế quản lý ngành
giao nhận vận tải và hậu cần.
Ø Thiết lập, ban hành các tài liệu và
biểu mẫu, đại hội, đào tạo và ấn
phẩm.
Ø Tạo thuận lợi thương mại và các
thông lệ tốt nhất trong cộng đồng
FIATA (NGO – Fédération Internationale giao nhận vận tải.
Association de Transitaires et Assimiles/ The Ø Cam kết đại diện cho lợi ích của các
International Federation of Freight Forwarders thành viên bằng cách tích cực tham
Associations/ Liên đoàn hiệp hội các nhà giao gia các cơ quan của Liên hợp quốc
nhận hàng hóa Quốc tế): tổ chức phi chính và các tổ chức quốc tế khác, các tổ
phủ thành lập 1926, trụ sở chính tại Thụy Sĩ,
chức vận tải, các đối tác toàn cầu và
đại diện cho 40.000 công ty giao nhận vận tải
chính phủ
& hậu cần trên thế giới.
2. Cơ sở pháp lý và tập quán quốc tế trong vận tải đa phương thức
2.1. Trách nhiệm của người vận chuyển đa phương thức (MTO)
ØNgười vận chuyển đa phương thức – bất kỳ người nào ký kết hợp đồng
vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng
đó với tư cách là người chuyên chở.

ØPhân loại:
- Người chuyên chở sở hữu và/hoặc vận hành tàu; vận chuyển bằng
phương thức khác và dịch vụ bốc xếp, kho bãi giao cho thầu phụ
(Vessel operating Multimodal transport operator – VO-MTO)
- Người chuyên chở không sở hữu và/hoặc vận hành tàu, là chủ
phương tiện vận tải khác, khai thác các dịch vụ bốc dỡ, kho bãi, hoặc
giao nhận (Non-Vessel operating Multimodal transport operator –
NVO-MTO)
2. Cơ sở pháp lý và tập quán quốc tế trong vận tải đa phương thức
2.1. Trách nhiệm của người vận chuyển đa phương thức (MTO)

ØTrách nhiệm:
• Thời hạn trách nhiệm: MTO có trách nhiệm đối với HH từ khi
nhận hàng đến khi giao hàng.
• Đối với hành vi hoặc thiếu sót của nhân viên và đại lý của mình
trong phạm vi hợp đồng và quá trình vận chuyển
• Cam kết giao hàng đến người nhận đầy đủ, đúng hạn; chịu trách
nhiệm đối với những mất mát, HH hư hỏng hoặc giao hàng
chậm
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.1. Trách nhiệm của người vận chuyển đa phương thức (MTO)
ØGiới hạn trách nhiệm:
• UNCTAD:
- Mất mát và hư hỏng: bồi hoàn ≤ 920 SDR/kiện hoặc 2,75 SDR/Kg HH, tùy thuộc
vào điều kiện nào cao hơn (Điều 18)
- Nếu không bao gồm vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, bồi
hoàn ≤ 8,33 SDR/kg tổng trọng lượng HH bị mất mát hoặc hư hỏng (UNCTAD,
Điều 18)
- Thiệt hại do chậm trễ: 2,5 lần cước phí HH bị chậm trễ nhưng ≤ tổng cước phí

• FIATA: Nếu người gửi hàng không kê khai giá trị và đặc tính HH, mức bồi
thường không vượt quá 666.67 SDR/kiện hoặc 2 SDR/Kg
(Note: Special Drawing Rights – e.g., SDR # US$1.32 , https://www.imf.org/external/np/fin/data/rms_sdrv.aspx)
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.2. Thời hạn thông báo tổn thất và khiếu nại
ØLuật Quốc tế: UNCTAD (1980), UNCTAD&ICC (1992)
• Thông báo tổn thất do thất thoát, hư hỏng
- HH không được giao sau 90 ngày kể từ ngày quy định sẽ được xem là mất
- Tổn thất rõ ràng: trong vòng 1* ngày
- Tổn thất không rõ ràng: 6* ngày
- Tổn thất do chậm giao hàng: 60* ngày

• Khiếu kiện
- Thủ tục tố tụng tư pháp hoặc trọng tài phải thực hiện trong vòng 2 năm.
- Khiếu nại bằng văn bản phải được đưa ra hoặc nếu HH chưa được giao theo
ngày chỉ định trong vòng 6*tháng (nếu không thì vụ kiện sẽ bị đình chỉ vào
thời điểm hết thời hạn này)
(*bao gồm ngày nghỉ/nghỉ lễ kể từ ngày nhận hàng)
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.2. Thông báo tổn thất và khiếu nại

ØLuật Việt Nam: Nghị định 87/2009/NĐ-CP (Về vận tải đa phương thức)
• Thông báo tổn thất:
- Trong vòng 1 ngày nếu tổn thất rõ ràng
- Trong vòng 6 ngày kể từ ngày nhận hàng (bao gồm ngày nghỉ) nếu tổn thất
không rõ ràng (phát hiện hàng hóa bị mất mát, hư hỏng sau khi dỡ hàng
hoặc giám định)
• Khiếu kiện:
- Theo thoả thuận trong hợp đồng
- Nếu không thoả thuận, thời hạn khiếu kiện là 90 ngày kể từ ngày nhận hàng.
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.3. Bộ chứng từ vận tải đa phương thức
Ø Vận đơn vận tải đa phương thức – (i) minh chứng của một hợp đồng vận tải
đa phương thức, (ii) xác nhận việc nhận hàng để chuyên chở của MTO

Ø Số lượng bản gốc: không hạn chế nhưng phải được ghi rõ trên vận đơn

Ø Phân loại
• Có thể lưu thông/ thương lượng (Negotiable)
- Ký phát theo lệnh (To order)
- Người cầm chứng từ
• Không thể lưu thông/ thương lượng (Non-negotiable): đích danh tên người
nhận
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.3. Bộ chứng từ vận tải đa phương thức
Các hình thức vận đơn vận tải đa phương thức thông dụng
Ø FIATA, được ICC công nhận
• FBL (Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading) ~ BL, các
ngân hàng chấp nhận rộng rãi
• FWB (Non-Negotiable FIATA Multimodal Transport Waybill) ~ Seaway bill

Ø BIMCO (The Baltic and International Maritime Council: hiệp hội vận tải
biển quốc tế lớn nhất đại diện cho các chủ tàu) , được ICC thông qua
• COMBIDOC (Combined transport document) – vận đơn vận tải kết hợp
• Dành cho VO-MTO sử dụng
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.3. Bộ chứng từ vận tải đa phương thức
Các hình thức vận đơn vận tải đa phương thức thông dụng
Ø UNCTAC
• MULTIDOC (Multimodal transport document): soạn thảo phát triển trên cơ
sở công ước của UN về vận tải đa phương thức
• Do công ước chưa có hiệu lực nên chưa được sử dụng rộng rãi

Ø International Treaties & Agreements (Các hiệp ước và thoả thuận quốc tế)
• Combined transport bill of lading
• Các hãng tàu (VO-MTO) phát hành để mở rộng kinh doanh sang các
phương thức vận tải khác hoặc khi khách hàng yêu cầu.
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.3. Bộ chứng từ vận tải đa phương thức
Các chứng từ khác trong vận tải đa phương thức (FIATA)
- Biên lai nhận hàng của người giao nhận (Forwarders Certificate of Receipt –
FCR)
- Giấy chứng nhận vận tải của người giao nhận (Forwarders Certificate of
Transport – FCT)
- Biên lai kho (FIATA Warehouse Receipt – FWR)
- Tờ khai vận chuyển hàng nguy hiểm của người gửi hàng (Shippers Declaration
for the Transport of Dangerous Goods – SDT)
- Chứng nhận trọng lượng (Shippers Intermodal Weight Certification – SIC)
- Hướng dẫn FIATA (Forwarding Instructions)
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.4. Thông quan
Cơ sở pháp lý:
Ø Công ước về quá cảnh của các quốc gia không có biển 1965 (he Convention on
Transit Trade of Land-locked States)
Ø Công ước Hải quan về container 1972 (Customs Convention on container)
Ø Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà các thủ tục hải quan – Công ước
Tokyo 1973 (International Convention on Simplification and Harmonization of
Customs Procedures)
Ø Công ước Vận tải đường bộ quốc tế 1975 (Transport International Routier –
TIR)
Ø Công ước của LHQ về vận tải đa phương thức 1980 (United Nations
Convention onInternational Multi- modal Transport of Goods)
2. Cơ sở pháp lý và tập quán thương mại quốc tế
2.4. Thông quan

Ø HH được vận chuyển đa phương thức giữa các nước (quá cảnh) không phải
kiểm tra hải quan trừ trường hợp bắt buộc liên quan đến sức khoẻ, an ninh
quốc tế/ quốc gia (UN, 1980)

Ø Đi suốt qua các lãnh thổ nhiều nước, thủ tục hải quan đơn giản

Ø Hạn chế việc kiểm ta niêm phong, kẹp chì tại các cửa khẩu quá cảnh

Ø Thế giới đang đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá thủ tục tạo điều kiện phát triển
thương mại quốc tế
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.1. Các khái niệm về container
ØDụng cụ chứa/bảo quản/ chuyên chở đặc biệt được sử
dụng cho nhu cầu chuyên chở hàng hóa có khối lượng
lớn.
Ø Bằng vật liệu bền chắc có thể sử dụng nhiều lần (e.g.,
thép, nhôm).

ØHình thức khác nhau nhưng kích thước tuân theo tiêu
chuẩn quốc tế (kích thước bên trong > 1m3), phù hợp
với đặc thù hàng hoá và phương tiện chuyên chở.

ØCấu tạo đặc biệt thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hoá
và thích hợp cho vận tải đa phương thức (không cần
phải dỡ và xếp lại).
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.1. Các khái niệm về container
ØĐể lưu thông an toàn và hợp lệ, việc chế tạo phải tuân thủ các công
ước, tiêu chuẩn quốc tế
• Công ước Hải quan về Container (Customs Convention on
Containers)
• Công ước quốc tế về an toàn container (International Convention
for Safe Containers - CSC)
• Công ước Vận tải đường bộ quốc tế (Transport International
Routier – TIR)
• Công ước về sự chấp nhận tạm thời (Convention on Temporary
Admission)
• Tiêu chuẩn ISO
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.1. Các khái niệm về container
ØKích thước phổ biến
Kích thước Container 20ft Container 40ft
Chiều dài bên ngoài/ Exterior Length 6.06m / 20ft 12.2m / 40ft
Chiều rộng bên ngoài/ Exterior Width 2.44m / 8ft 2.44m / 8ft
Chiều cao bên ngoài/ Exterior Height 2.6m / 8ft 6in 2.6m / 8ft 6in
Chiều dài bên trong/ Interior Length 5.9m / 19ft 4in 12.03m / 39ft 5in
Chiều rộng bên trong/ Interior Width 2.35m / 7ft 9in 2.35m / 7ft 9in
Chiều cao bên trong/ Interior Height 2.39m / 7ft 10in 2.39m / 7ft 10in
Dung tích/ Cubic Capacity 33.13cbm/ 1170cf 67.6cbm/ 2387cf
Diện tích sàn/ Floor Space 13.94m2/150ft² 28.34m2/305ft²
Trọng lượng tối đa/ Max Gross Weight 32,480kg 32,480kg
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.2. Phân loại container
Ø Các loại container phổ biến trong vận tải
i. Container khô/ thường (Dry storage container): 20, 40 & 45 feet, dùng chở hàng khô
ii. Container giá phẳng (Flat rack container): chiều dài từ 20-40 feet, có thể thu gọn hoặc
thêm vách (hay có thể mở nắp hoặc cạnh)
iii. Container cửa trên (Open top container): có thể chứa hàng rời hoặc hàng có chiều cao
> chiều cao container
iv. Container cửa bên (Open side storage container): cửa bên cạnh dài phù hợp cho hàng
cồng kềnh
v. Container lạnh chuẩn ISO (Refrigerated ISO container): có khả năng kiểm soát nhiệt
độ (từ -40oC – 35oC)
vi. Bồn chứa theo chuẩn ISO (ISO tank): chuyên chở chất lỏng
vii. Container thấp (Half height container): dùng nhiều cho hàng rời chở bằng container,
bốc xếp dễ dàng
viii. Loại dặc biệt (Special purpose container): mặc dù có khả năng tuỳ chỉnh nhưng kém
thông dụng và tốn kém
A F

i. Container khô – F v.Container lạnh – B


ii. Cont. giá phẳng – D vi.Bồn chứa chuẩn ISO – H
iii. Container cửa trên – E vii.Container thấp – G
iv.Container cửa bên – C viii.Loại dặc biệt – A

B G
D

C H
E
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.2. Phân loại container
ØMã hoá và phân loại chi tiết theo ISO:
G – Container thường không có thông gió/ General purpose container without ventilation
V – Container thường có thông gió/ General purpose container with ventilation
B – Container chở hàng khô khối lượng lớn/ Dry bulk container
S – Container chở hàng đặc thù (theo tên HH)/ Named cargo container
R – Container giữ nhiệt/ Thermal container
H – Container giữ nhiệt (gắn thiết bị làm nóng/ lạnh có thể tháo rời)/ Thermal container
U – Container mở nắp trên/ Open-top container
P – Container giá phẳng (có thể mở nắp hoặc cạnh)/ Platform container
T – Container dạng bồn chứa/ Tank container
A – Container thông khí (bị động)/ Air/ surface container
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.2. Phân loại container
ØMã hoá và phân loại chi tiết theo ISO: (https://www.csiu.co/resources-and-links/iso-container-size-and-type-iso-6346)
ISO code Length (ft) Height (ft) Group Characteristics
20G0 20 8 G0 Opening(s) at one end or both ends
20R0 20 8 R0 Refrigerated, mechanically refrigerated
20R0 20 8 Reefer/heater
20U0 20 8 Open top
Opening(s) at one or both ends plus “full”
20G2 20 8 G2
opening(s) on one or both sides
20P0 20 8 P0 Platform (container)
20P1 20 8 P1 Fixed, two complete and fixed ends
20T0 20 8 T0 For non dangerous liquids, minimum pressure
20B0 20 8 B0 Nonpresurized, box type, closed
20B0 20 8 Flat, Collapsible
22G0 20 8.6 G0 Opening(s) at one end or both ends
22G1 20 8.6 Dry Van
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.2. Phân loại container
ØMã hoá và phân loại chi tiết theo ISO:
Bài tập 1: Hãy tìm hiểu và đọc các ký hiệu và mã số trên container
Mã chủ sở hữu Số đăng ký

Số kiểm tra
Logo chủ sở hữu Loại và kích cỡ
Trọng lượng tối đa

Tình trạng sử dụng/ cảnh báo Khối lượng vỏ cont.

Trọng lượng tịnh

Sức chứa (thể tích)


Chứng nhận tiêu chuẩn
Cảnh báo chiều cao
Bài tập 2: Hãy tìm hiểu các ký hiệu và mã số trên container sau đây:

YMLU 021540
CN 42G1

YMLU 482437
CN 45U1

CSIU 200177
CN 22G1
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải bằng container
ØPhương tiện vận chuyển
• Đường thuỷ:
- Tàu thiết kế vận chuyển container
- Lift-on Lift-off (LO-LO) & Roll-on Roll-off (RO-RO)

• Đường sắt:
- Trailer on Flatcar (TOFC)
- Container on Flatcar (COFC)
- Double-stack train (DST)

• Đường bộ:
- Xe đầu kéo container
Tàu LO-LO vận chuyển container
Tàu RO-RO vận chuyển container
Xe đầu kéo container
Trailer on Flatcar (TOFC)
Container on Flatcar (COFC)
Double-stack Train (DST)
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải bằng container

ØPhương tiện nâng hạ, di chuyển nội bộ


• Stradle Carrier
• Transtrainer
• Xe nâng (Forklift)
• Cần cẩu (Crane): giàn, cố định và di động
Stradle carrier
Transtrainer
Forklift truck
Cần cẩu cố định
Cần cẩu di động
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải bằng container

Ø Cơ sở hạ tầng
• Bãi container/ Bãi chờ (Container yard/ Stacking yard)
• Cảng biển (Sea Port), Bến cảng (Habour), Cầu cảng (Wharf/ Habour
bridge/ Quay)
• Trạm giao nhận, đóng gói hàng lẻ (Container Freight Station – CFS)
• Trạm giao nhận container rỗng (Container deport)
• Cảng nội địa/ cảng cạn (Inland Container Depot)
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.4. Phương thức chuyên chở HH bằng container

Ø Các hình thức giao hàng bằng container: Container nguyên (Full
container load –FCL) hoặc Container lẻ (Less container load – LCL)
• FCL/FCL (Nhận FCL à giao FCL): hàng đóng nguyên container
giao trực tiếp từ người gửi đến người nhận;
• LCL/FCL (Nhận LCL à giao FCL): nhiều chủ hàng gửi cùng 1
người nhận hàng (tại nơi đến)
• FCL/LCL (Nhận FCL à giao LCL): một chủ hàng gửi cho nhiều
người nhận hàng (tại nơi đến)
• LCL/LCL (Nhận LCL à giao LCL): phổ biến trong gom hàng;
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.4. Phương thức chuyên chở HH bằng container
Ø Cước phí: khoản tiền chủ hàng phải trả cho người vận chuyển để chuyên chở HH
bằng container từ nơi này đến nơi khác tuỳ vào (i) khoảng cách, (ii) chủng loại
hàng hoá, (iii) phương thức vận tải, (iv) điều kiện vận tải, và (v) thời gian
Ø Cách tính:
• Tính theo container 20ft hoặc 40ft cho 1 số loại hàng (Container box rate –
CBR), không phụ thuộc vào số lượng chứa bên trong
• Cước áp dụng cho 1 số HH (Freight all kinds – FAK), không phân biệt giá trị
• Khối lượng lớn theo hợp đồng có thời hạn (Time-volume contract rate – TVC)
• Tính theo TEU (twenty-foot equivalent unit = 20ft container), & phụ thuộc
COC (Carrier’s owned container) hay SOC (Shipper’s owned container)
• Khác: FCL vs LCL, CBM vs KGS
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.4. Phương thức chuyên chở HH bằng container

Ø Cước phí vận chuyển phụ thuộc vào


- Trọng lượng hay thể tích hàng hoá, giao/nhận FCL hay LCL,
- Loại container (20f hay 40f, khô hay lạnh, hoặc loại chuyên dụng)
- Hình thức vận tải: đường biển, đường bộ, đường sắt hay đường hàng không
- Khoảng cách vận chuyển
- Điều kiện vận tải (liên quan đến xếp/dỡ lên/xuống các phương tiện theo
điều kiện Incoterm)
- Cảng/nơi xếp/dỡ container (do thuế và phí dịch vụ khác nhau giữa các
nước/ khu vực)
- Thời gian vận chuyển (cao điểm hay mùa vụ)
3. Container trong vận chuyển hàng hoá
3.4. Phương thức chuyên chở HH bằng container
Ø Phụ phí vận chuyển HH bằng container
- Phí bến bãi (Terminal Handling Charges – THC hay Equipment Handling
Charges – EHC) khi container xếp/dỡ qua cảng
- Phí dịch vụ hàng lẻ (LCL Service Charge) liên quan đến đóng gói, niêm phong,
lưu kho, xếp/dỡ hàng vào/ra khỏi container, etc.
- Chi phí vận chuyển nội khu (cảng, bến bãi) và nâng/hạ container
- Tiền phạt chậm trả container (Demurrage)
- Phí niêm phong chì (Seal fee)
- Phí thuê (trường hợp COC) và vệ sinh Container (Renting and Cleaning Fee)
- Phụ phí biến động giá nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor – BAF )
- Phụ phí vào mùa cao điểm (Peak Season Surcharge – PSS)
- Gom hàng là gì?
- Ai là người gom hàng?
4. Nghiệp vụ gom hàng
4.1. Khái niệm
Ø Cargo consolidation/ Freight consolidation/ Groupage/ Grouping of
goods: tập hợp những lô hàng nhỏ lẻ của những người gửi hàng (ở
cùng nơi xuất phát) thành những lô hàng nguyên (lớn hơn) để gửi và
giao cho 1 hoặc nhiều người nhận ở cùng 1 nơi đến.

Ø Được áp dụng khi:


• “LCL”: khối lượng < 1 container
• “LTL”: khối lượng < trọng tải 1 xe tải/ toa xe
4. Nghiệp vụ gom hàng
4.2. Cước phí LCL/LTL (CBM hoặc KGS) theo phương tiện VT
• L: Dài (CM)
• W: Rộng (CM)
• H: Cao (CM)
• F: Mức giá/CBM hay KG
• N: Số kiện

Phương tiện Hàng không Hàng hải Đường sắt/ bộ(*)


Tỷ lệ chuyển đổi 1/6000 (cm) 1/1000 (cm) 1/3000 (cm)
(Density ratio) 1m3 = 167kg 1m3 = 1000kg 1m3 = 333kg
Trong lượng thể
tích (Volumetric (L*W*H/6000) (L*W*H/1000) (L*W*H/3000)
weight)
Cước phí
(L*W*H/6000)*F*N (L*W*H/1000)*F*N (L*W*H/3000)*F*N
(Freight)
Công ty ABC (Việt Nam) cần gửi 10 kiện hàng nông sản đến Mỹ. Lô hàng lẻ này có hành trình từ
thành phố Hồ Chí Minh (SGN) – Los Angeles (LAX) – Chicago (CHI). Chi tiết lô hàng như sau:
- Trọng lượng cả bì (GW): 800 KGS/kiện
- Thể tích (Volume): 1 CBM/kiện
A. Bạn hãy tính cước vận chuyển cho lô hàng LCL trên, biết rằng:
1. Cước vận tải biển (Ocean Freight O/F): 50 USD/CBM
2. Phí xếp dỡ tại cảng (Terminal Handling Charge – THC): 10 USD/CBM
3. Phí chứng thư hun trùng, Hải quan, Xuất xứ (Fumigation, Customs, C/O): 150 USD/set
4. Phí bốc hàng khỏi tàu (Destination delivery charge – DDC): 31 USD/CBM
5. Phí cầu cảng (PIER PASS - Local charge in Los Angeles): 4 USD/CBM
6. Cước vận tải đường bộ (Trucking fee): 56 USD/CBM
7. Phí vệ sinh xe tải (Clean truck fee): 2 USD/CBM
8. Phí hải quan vào nội địa (Customs charge inland): 50 USD/shipment
9. Phí kho bãi và di chuyển nội khu cảng (Warehouse & moving surcharge): 8 USD/CBM
10. Phí xe nâng (Forklift fee): 5 USD/CBM

B. Nếu khách yêu cầu chuyển hàng bằng đường hàng không từ Los Angeles đi Chicago, cước phí
là 0.5USD/Kg (đã bao gồm trung chuyển), phụ thu hàng nông sản là 2%/cước phí. Bạn hãy tính
tổng cước vận chuyển của lô hàng nói trên (biết rằng các chi phí khác không đổi)
C. Đây phương thức vận tải gì? Điều kiện giao hàng là gì theo Incoterm 2020?
Chi phí vận chuyển đường biển từ HCM City đến Los Angeles
và hàng được bốc dỡ khỏi tàu:
Thể tích = 10 CBM Khối lượng tính phí = 10.000kg
Khối lượng cả bì = 8.000 kg Hay thể tích tính phí là 10 CBM

TT Hạng mục chi phí Đơn giá Số lượng Thành tiền

1 Phí hải quan, hun trùng, CO 150USD/ lần 1 lần 150

2 Phí xếp dỡ tại cảng (THC) 10USD/CBM 10 CBM 100

3 Phí bốc hàng khỏi tàu (DDC) 31USD/CBM 10 CBM 310

4 Phí cầu cảng (PIER PASS) 4USD/CBM 10 CBM 40

5 Cước phí hàng hải (O/F) 50USD/CBM 10 CBM 500

Tổng cộng 1.100


TH 1: Chi phí vận chuyển đường bộ từ Los Angeles đến Chicago
Thể tích = 10 CBM Khối lượng tính phí = 8.000kg (thay vì 3.333,33 kg)
Khối lượng cả bì = 8.000 kg Hay thể tích tính phí là 8000/333,33 = 24 CBM

TT Hạng mục chi phí Đơn giá Số lượng Thành tiền


1 Cước vận tải đường bộ
56USD/CBM 24 1344
2 Phí vệ sinh xe tải
2USD/CBM 24 48
3 Phí hải quan vào nội địa
50/lần 1 50
4 Phí kho bãi và di chuyển nội khu cảng
8USD/CBM 10 80
5 Phí xe nâng
5USD/CBM 10 50
Tổng cộng 1.572

Tổng chi phí vận chuyển cả hành trình = 1.100 + 1.572 = 2.672 (USD)
TH 2: Chi phí vận chuyển đường hàng không từ Los Angeles đến Chicago
Thể tích = 10 CBM Khối lượng thể tích = 1670kg (100*100*100/6000*10)
Khối lượng cả bì = 8.000 kg Khối lượng tính phí = 8000 kg

TT Hạng mục chi phí Đơn giá Số lượng Thành tiền

1 Cước vận tải hàng không


0,5USD/kg 8000 4000
2 Phụ phí hàng nông sản
2%USD/cước phí 80
3 Phí hải quan vào nội địa
50/lần 1 50
4 Phí kho bãi và di chuyển nội khu cảng
8USD/CBM 10 80
5 Phí xe nâng
5USD/CBM 10 50
Tổng cộng
4.260
Tổng chi phí vận chuyển cả hành trình = 1.100 + 4.260 = 5.360 (USD)
Đa phương thức (Đường biển + Đường bộ/ Hàng không), Điều kiện là CPT (Chicago)
4. Nghiệp vụ gom hàng
4.3. Vai trò và trách nhiệm của người gom hàng
ØNgười gom hàng – công ty chuyên kết hợp các lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng thành
các chuyến hàng đầy container; có thể hỗ trợ các chủ hàng về chi phí để vận
chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
ØĐóng vai trò Đại lý giao nhận hay Uỷ thác (Agent/ Forwarder or Principal)
- Thay mặt cho người gửi xuất hàng và người nhận nhập hàng
- Hợp nhất và chuyển tiếp hàng hoá
ØĐóng vai trò Người vận chuyển (Carrier):
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lô lẻ (LCL)
- Phát hành Vận đơn gom hàng (House BL) cho người gửi hàng
- Chịu trách nhiệm cho tất cả các sai sót, thất thoát, tổn thất do chậm trễ gây ra bởi
chính mình, hoặc nhân viên và đối tác của mình
- Mức bồi hoàn tối đa là 2SDR/kg HH bị thất thoát, hư hỏng trừ phi thu hồi từ bên
thứ 3 với số tiền lớn hơn
4. Nghiệp vụ gom hàng
4.4. Ưu và nhược điểm
Đ/v Người gửi hàng Đ/v Người chuyên chở Đ/v Đại lý (gom hàng)
Ưu - Tiết kiệm chi phí, thời - Tiết kiệm chi phí, thời - Tận dụng được chênh
điểm gian (làm thủ tục) gian, thủ tục đơn giản lệch các mức giá do
- Có thể gửi hàng số (Rút ngắn thời gian chênh lệch về khối lượng
lượng nhỏ, nhiều nhận/giao đối với người lớn, hoặc giữa LCL và
tuyến khác gửi/nhận hàng lô lẻ) FCL
- Sử dụng được dịch vụ - Tận dụng được khả năng - Giá cước tốt từ hãng vận
door-to-door chuyên chở của các tải
phương tiện
Nhược - Có thể nhận hàng - Dễ gây ra sai sót trong
điểm chậm trễ, dễ bị thất quá trình nhận và giao lẻ
lạc, mất mát do lỗi - Chịu trách nhiệm đối với
của đại lý HH và thời gian giao
hàng
Ví dụ: Có 10 khách hàng cần gửi 200 tấn HH cùng loại, và mỗi khách hàng
đều giao với số lượng là 20 tấn, trong khi sức chứa của 1 container 20ft là 25
tấn. Đại lý lãi/lỗ bao nhiêu khi nhận chuyển toàn bộ 200 tấn hàng này nếu như
biết báo giá của hãng vận chuyển và đại lý như sau:

Mức giá Hãng vận chuyển Đại lý


LCL 70$/MT 60$/MT
FCL 20ft 1300$/cont. 1400$/cont.

Tổng cước thu từ 10 KH = 20MT * 60$/MT * 10 KH = 12,000$


Lãi gộp = 1.600$
Tổng cước Đại lý phải trả cho hãng tàu = 1300$ * 8 cont. = 10,400$

Khách hàng được lợi gì trong trường hợp này?

Chi phí tiết kiệm được: (70$/MT – 60$/MT) * 20MT = 200$ (1 KH)
4. Nghiệp vụ gom hàng
4.5. Tiêu chuẩn của người gom hàng
Ø Đầy đủ các phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng container, kho
bãi, thiết bị xếp dỡ hàng tại cảng.
Ø Mạng lưới đại lý ở nước ngoài để nhận và phân phối hàng.
Ø Đội ngũ nhân viên hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ vận chuyển hàng
hóa quốc tế; có đủ kinh nghiệm và kĩ thuật đóng gói hàng hóa để
đảm bảo an toàn cho HH và khai thác container hiệu quả
Ø Quan hệ lâu dài với hãng vận tải để có giá cước ưu đãi.
Ø Có đủ khả năng tài chính và uy tín đối với đối tác và khách hàng.
Ø Phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm tại các Hội bảo hiểm vận tải đi
suốt (e.g., TT Club – International Transport and Logistics
Insurance)
Cảm ơn các bạn
đã chú ý lắng nghe

You might also like