You are on page 1of 11

VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1. Định nghĩa về hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường


hàng không (Air cargo)
- Air cargo là hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay, hay được gọi là
bằng đường hang không.
- Đây là phương thức mà hang chuyển bằng máy bay chở hang chuyên
dụng hoặc trong khoang hành lý của các máy bay hành khách.

2. Các giai đoạn phát triển

- Ngành vận tải có tốc độ tăng trưởng trên 9% mỗi năm về doanh thu
- Theo báo cáo của tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), tổng
lưu lượng hang hóa đường hang không được vận chuyển trên các chuyến bay
theo lịch trình đã tăng mạnh sau Thế chiến thứ hai.
- Đặc biệt, sau sự ra đời của máy bay cánh quạt có khả năng bay đường
dài, bay thẳng trong nước và quốc tế thì lưu lượng vận chuyển đã tăng gấp đôi
- Sự ra đời của máy bay chở khách phản lực vào năm 1958 vừa có khả
năng chở hàng vừa có khả năng chở khách đã tạo điều kiện cho các hang hàng
không phát triển và tăng cường vào vận tải hang không
- ICAO ước tính vận tải hang không chiếm 40% giá trị hang xuất khẩu
quốc tế nhưng tỷ lệ tính theo trọng lượng vẫn ở mức gần 1%
- Theo dự báo, lưu lượng chở hàng bằng máy bay của thế giới sẽ tăng 4%
mỗi năm trong hai thập niên tới. Mức tăng trưởng nhanh chóng này được cho là
hệ quả của các hoạt động thương mại và nhu cầu gia tăng về giao hàng nhanh
trong bối cảnh thương mại điện tử tăng trưởng chóng mặt do tác động của
Covid-19.
- Thực tế trên khiến đội bay chở hàng toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng
hơn 60% đến năm 2039. Boeing ước tính thế giới cần thêm 2.430 máy bay chở
hàng trong 20 năm tới, trong đó bao gồm 930 chiếc mới sản xuất và 1.500 chiếc
được chuyển đổi từ máy bay chở khách.
- Cũng theo Boeing, chỉ tính riêng năm 2020, đã có gần 200 hãng hàng
không trên thế giới tận dụng hơn 2.000 máy bay chở khách thân rộng chỉ phục
vụ nhu cầu vận tải hàng hóa, nhằm tăng dòng tiền mặt và hỗ trợ chuỗi cung ứng
toàn cầu. Các máy bay này đã giúp bù đắp một số thâm hụt về công suất, và
trong vài trường hợp đã tạo ra các nguồn lợi nhuận theo quý cho các hãng hàng
không trong bối cảnh hoạt động chở khách trở nên ít ỏi.

- Ngoài dự báo nhu cầu dài hạn về máy bay chở hàng, Boeing còn cung
cấp thông tin về hiệu suất vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong đại
dịch. Trong đó, thương mại điện tử, lĩnh vực đang tăng trưởng ở mức hai chữ số
trước khi có dịch bệnh, đã gia tăng sự ảnh hưởng lên thị trường chở hàng bằng
máy bay khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển sang nền tảng bán hàng
trực tuyến.
- Boeing cũng chỉ ra, trong 9 tháng năm 2020, các hãng hàng không
chuyên chở hàng đã tăng 14% về lưu lượng vận tải. Tuy nhiên, khai thác vận
chuyển hành khách kết hợp hàng hóa (belly cargo) - vốn chiếm khoảng một nửa
công suất chở hàng trên toàn cầu trong năm 2019 - đã sụt giảm đáng kể khi các
hãng hàng không dừng vận hành hàng nghìn máy bay.

3. Sự tập trung của thị trường

- Dựa trên các thông tin từ cục hàng không cho biết, trong khi thị trường
vận tải hành khách hàng không bị ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19
với mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn năm 2020, thì trong năm
2021 ghi nhận nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng đột biến.
- Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam cho hay các hãng hàng không Việt
Nam và nước ngoài đã phải dùng tàu bay vận chuyển hành khách để vận
chuyển hàng hóa trên khoang hành khách.
- Năm 2021, vận chuyển hành khách quốc tế ước đạt 500 nghìn khách,
giảm 93% so với năm 2020 và vận chuyển hàng hóa đạt xấp xỉ 1,1 triệu
tấn hàng hóa, tăng 21,3% so với năm 2020.
- Đặc biệt, công tác điều phối slot (khoảng thời gian mà được nhà chức
trách phân bổ cho các hãng hàng không cất, hạ cánh các chuyến bay) tại
các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài được thực hiện
công khai, minh bạch và có sự đồng thuận của các hãng hàng không, cảng
hàng không, quản lý hoạt động bay và các đơn vị liên quan.
- Đối với hai dự án quan trọng của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và
Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, đơn vị đã thường
xuyên kiểm tra, rà soát, họp định kỳ để kịp thời xử lý các công việc phát
sinh và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tình hình triển khai dự án cải tạo,
nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
và Tân Sơn Nhất.
- Về vấn đề chuyển đổi số, đại diện lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam
cho biết trong năm 2021, Cục tiếp tục đổi mới phương thức làm việc
truyền thống sang phương thức làm việc trực tuyến, sử dụng nền tảng số
tích hợp các chức năng của văn phòng điện tử. Cục Hàng không Việt
Nam đã triển khai nhiều ứng dụng chuyên ngành phục vụ quản lý nhà
nước của đơn vị.

Xu hướng phát triển của thị trường:

- Xu hướng phát triển theo chiều dọc: Một số lượng lớn các hãng hàng
không đã sáp nhập trong thập kỷ vừa qua, và xu hướng này sẽ được tiếp
tục trong tương lai. Tương tự các đối thủ cạnh tranh trong hình thức vận
chuyển khác, các nhà không vận tận dụng tiềm lực của công nghệ để giúp
họ quản lý đội bay quy mô lớn hơn với ít người hơn. Các điểm hạ cánh
tại các sân bay quan trọng tiếp tục nắm vai trò chủ chốt trong dịch vụ
gom hàng và tối ưu hóa diện tích, với việc ít bên tham gia thì giá cả sẽ
được gia tăng.
- Sự hội nhập theo chiều dọc với vai tro fowarder: Nhà trung gian kho
bãi và nhà chuyên chở khu vực đang được nhắm tới với sự tăng cường
kiểm soát hàng hóa từ các sân bay, cho phép các nhà chuyên chở tối ưu
tuyến đường vận chuyển và điều chỉnh lịch trình nhằm tận dụng hiệu quả
sử dụng máy bay. Có thể thấy, các tuyến đường nội địa có thể trở nên
hiệu quả hơn trong việc thay thế sân bay khu vực và có thể tận dụng một
cách tối ưu công cụ TMS. Thay vì bị động trong việc tiếp nhận đơn hàng
hóa cho doanh nghiệp chính của họ, các nhà không vận đã bắt đầu lên kế
hoạch cho việc giao hàng door-to-door, sử dụng các dịch vụ từ các doanh
nghiệp liên doanh của họ.
- Thứ ba trong danh sách là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và
thiết bị không người lái. Máy bay điều khiển từ xa và máy bay tự động lái
là những đối tượng đầu tư chính của các nhà sản xuất máy bay như
Boeing và Airbus. Nhưng đáng nói hơn là sự nhập cuộc của những đối
tượng khác. Trong lĩnh vực dịch vụ hàng không khu vực, có hàng trăm
các giấy phép đang được soạn thảo cho việc vận chuyển bằng máy bay
tầm thấp. Từ thiết bị không người lái cỡ lớn đến các máy bay khổng lồ,
nhà vận chuyển có thể mong chờ một danh sách dài các lựa chọn về hình
thức vận chuyển hàng không trong tương lai.
- Thứ tư là xu hướng về an toàn trong giao dịch và hàng hóa. Đơn vị
tiền ảo như Bitcoin hiện là một trong những đối tượng nghiên cứu và thử
nghiệm gắt gao. Lý do là vì chúng không chỉ loại bỏ chi phí giao dịch
ngân hàng mà còn tăng cường an ninh công nghệ cao với khả năng truy
cứu của hàng hóa ở mức độ đơn vị. “Hàng hóa thông minh” được thiết kể
để tương tác với môi trường xung quanh và báo cáo về tình trạng hàng
hóa. Điều này sẽ hạn chế sự ảnh hưởng từ sự hư hỏng hàng hóa và làm
giả hàng.

4. Các hãng hàng không và hàng hóa vận chuyển bằng


đường hàng không

- Top hãng vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới:
+ Cargolux
+ Emirates SkyCargo
+ Singapore Airlines Cargo
+ China Airlines Cargo
+ Lufthansa Cargo
+ Korean Air Caro
+ Cathay Pacific Cargo
+ DHL Aviation
+ UPS Airlines
+ FedEx Express
- Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không có những quy
định nghiêm ngặt hơn, vì vậy phải hiểu rõ về phân loại hàng hóa như thế
nào cho hợp lý trong quá trình vận chuyển.
V. Quy trình vận chuyển hàng hóa và ưu nhược điểm của vận
chuyển bằng đường hàng không
5.1, Quy trình vận chuyển hàng hóa

Bước 1: Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ


- Sau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận
chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng
vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách
hàng.

Bước 2: Booking lịch bay


- Việc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp
đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking
từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên
Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể
tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.

Bước 3: Đóng hàng


- Hàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách
đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu
của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra
kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR –
Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận
chuyển.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Khi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để
giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch
vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo
gói vận chuyển

Bước 5: Phát hành AWB


- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng
không phát hành MAWB ( Master Air Waybill). Theo đó, 1 bản AWB gốc
đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ
cầm phục vụ trong các việc cần thiết.
- Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể
để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.

Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email


- Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi
qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản
scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu

Bước 7: Thông báo hàng đến


- Đại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước
ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như:
Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…

Bước 8: Lệnh giao hàng


- Khi hàng đến, Forwarder thu lại HAWB( House Air Waybill) bản gốc số 2,
đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí
làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)…
và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.

Bước 9: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu


- Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty
Forwarder tại nước đó.

Bước 10: Nhận hàng


- Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ
khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.

5.2. Ưu điểm của vận chuyển bằng đường hàng không


a) Ưu điểm
- An toàn
+ Theo tiêu chuẩn của EU, tất cả hàng hóa vận chuyển bằng đường
hàng không phải được vận chuyển thông qua một chuỗi cung ứng
an toàn hoặc được kiểm tra tại các sân bay nhằm kiểm soát an toàn
chặt chẽ đối với vận tải hàng không. Mục đích là để đảm bảo rằng
hàng hóa không bao gồm các mặt hàng bị cấm như đá bán quý, đá
quý, hàng hóa và thiết bị nguy hiểm, thức uống có cồn,…
- Thời gian vận chuyển nhanh chóng
+ Ưu điểm này chắc chắn sẽ làm giảm nguy cơ hàng hóa bị thất lạc,
mất cắp hoặc hư hỏng. Ngoài ra, nó cũng giúp vận chuyển các mặt
hàng có giá trị và hàng hóa dễ hư hỏng một cách kịp thời và ít rủi
ro thiệt hại nhất.
- Khoảng cách không giới hạn:
+ Việc vận chuyển bằng máy bay sẽ không bị cản trở bởi bề mặt địa
hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần
như tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Thời gian giao hàng
+ Các sân bay thường nằm gần các trung tâm thương mại giúp hành
trình đi tới điểm đến cuối cùng đúng giờ và nhất quán.
- Kho bãi
+ Các sân bay hiện đại có nhà kho với diện tích rộng rãi để thu gom
và phân loại hàng hóa, đóng pallet, kiểm tra và quét mã. Một số
nhà kho còn có các phương tiện để lưu trữ các mặt hàng có giá trị
cao. Vận tải hàng không có tất cả: từ kho bãi, xếp dỡ hàng hóa,
thiết bị kiểm tra đến thủ tục hải quan hiệu quả – không lạ gì khi
hàng hóa thường được vận chuyển một cách nhanh nhất.
- Đóng gói nhẹ nhàng hơn
+ Cuối cùng, một tiện ích khác của vận chuyển hàng không là thường
không cần đóng gói bổ sung do thời gian vận chuyển nhanh. Điều
này có nghĩa là chúng ta có thể tiết kiệm được một số tiền và thời
gian đóng gói so với vận tải đường biển.

b) Nhược điểm
- Chi phí
+ Một trong những bất lợi khác là chi phí gửi hàng hóa đường
hàng không cao hơn so với vận tải đường biển và đường bộ.
Trong một số trường hợp, vận chuyển bằng đường hàng
không có thể tốn gấp 10 lần so với vận chuyển bằng đường
biển cho cùng một quãng đường. Ước tính của Ngân hàng
Thế giới cho thấy vận tải đường biển ít tốn kém hơn vận tải
hàng không 16 lần. Điều này có thể được giải thích bởi thực
tế là chi phí vận tải đường bộ và đường biển được tính theo
khối lượng trong khi chi phí vận tải hàng không dựa trên cả
khối lượng và trọng lượng thể tích của kiện hàng.
- Ảnh hưởng bởi thời tiết
+ Điều kiện thời tiết xấu như: bão tuyết, sương mù,… có thể
khiến chuyến bay bị hủy và trì hoãn.
- Hạn chế về hàng hóa
+ Một bất lợi lớn khi sử dụng vận chuyển hàng không là có
những hạn chế về kích thước và trọng lượng. Do đó, những
loại hàng hóa quá khổ như xe cộ, máy móc, thiết bị thường
được vận chuyển bằng đường biển.
- Bên cạnh đó, có rất nhiều loại hàng hóa bị hạn chế và cấm vận chuyển
bằng đường hàng không như: pin lithium, sản phẩm chứa cồn, chất dễ
gây cháy nổ, hàng hóa nguy hiểm,…

You might also like