You are on page 1of 3

*Nội dung nói: Như các bạn đã biết, ngành quản trị logistics và chuỗi cung

ứng đã xuất hiện và tồn tại cách đây tầm hơn 20 năm về trước, vậy nên các số
liệu, ví dụ chứng minh đều xuất phát từ những nơi phát triển hơn như là Mỹ,
Úc, Canada. Để các bạn có thể hình dung và hiểu biết rõ hơn về lĩnh vục chủ đề
giao nhận liên quan đến các phương thức vận tải đã và đang được phổ biến ở
Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhìn sơ qua theo dõi bảng số liệu thống kê về cơ
sở hạ tầng về giao thông vận tải từ nhiểu phương thức vận chuyển sau đây:

Vietnam
Air: 9
Highway (paved): 222,179km
Pipeline (oil):
Broad gauge (>1676 meters) rail: none
Standard gauge (>1435 meters) rail: none
Narrow gauge: 1000 meter, same in Algeria, Mali

Tùy từng khu vực như ở Đức (vùng Tây Nam có hệ thống Grand Duchy of
Baden State Railway) và Úc (Melbourne thuộc bang Victoria)
Broad gauge: 1600mm
1. Railroads/ board gauge/standard gauge/narrow gauge
Thông qua đây có thể thấy rằng cùng với các loại hình vận tải trong nước
(đường bộ, hàng không, đường thủy, đường biển) thì đường sắt luôn lép vế,
không cạnh tranh được với đường bộ và đường hàng không trong một quãng
thời gian dài vừa qua.
Trong khi các nước hiện nay đa số sử dụng khổ đường 1435mm thì đường sắt
Việt Nam chủ yếu vẫn duy trì khổ đường 1000mm.
Dựa trên bảng 12.1 phía trên, có thể thấy những thông số về phương thức vận
tải đường sắt ở nước ta trái ngược với các nước phát triển, khi thị phần vận tải
đường sắt chiếm tỷ lệ nhỏ khiến cho các chi phí logistics tiếp tục bị phát sinh
tăng cao trong vận chuyển lưu thông hàng hóa. Một phần bởi vì kết cấu hạ tầng
của phương thức vận chuyển đường sắt Việt Nam được đầu tư xây dựng từ thời
Pháp, nhưng qua nhiều năm sử dụng khai thác hiện đã lạc hậu.
2.Airfreight
Mặc dù phương thức này hơi cao so với những phương thức vận tải khác,
nhưng trong giai đoạn kinh tế dần theo xu hướng hội nhập với thị trường thế
giới kèm với tiêu chí cần vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia châu lục khác
trong thời gian được rút ngắn lại thì vận chuyển hàng không vẫn luôn là sự ưu
tiên cho các doanh nghiệp logistics lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng sân bay chưa
được đầu tư thỏa đáng cho vận chuyển hàng hóa. Hiện Việt nam có 10 sân bay
quốc tế nhưng chỉ có 2 sân bay Noi Bai và Tan Son Nhat có trung tâm hậu cần
hàng không. Bên cạnh đó, người ta cũng ít chú ý đến việc phát triển các trung
tâm chuyên biệt về hậu cần hàng không, vốn đòi hỏi phải phát triển quy mô lớn
và tích hợp dịch vụ cũng như kết nối để làm giảm chi phí hậu cần. Vậy nên đối
với phương thức vận tải hàng không vẫn cần thêm nhiều nguồn đầu tư, cũng
như là các chiến lược hợp tác với DN, tổ chức trong nghành logistics để thúc
đẩy phát triển logistics hàng không.

Bên cạnh đó, yếu tố toàn cầu cũng phần nào ảnh hưởng đến hệ thống vận
chuyển bằng đường HK của Việt Nam, điển hình là sau giai đoạn xảy ra dịch
covid 19.
Sau thời điểm xảy ra đại dịch COVID ở những năm 2021, 2022 nghành vận tải
hàng không Việt Nam gánh chịu những hậu quả nặng nề, đối mặt với sự gián
đoạn đáng kể trong lĩnh vực hậu cần và vận tải hàng không toàn cầu. Khi các
lệnh hạn chế đi lại và phong tỏa quốc tế khiến chuỗi cung ứng rơi vào tình
trạng hỗn loạn, lĩnh vực này đã phải vật lộn với nhu cầu vận chuyển hàng hóa
hàng không giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi thế giới bắt đầu hành trình phục hồi,
bối cảnh vận tải hàng không của Việt Nam đã nổi lên như một dấu hiệu về khả
năng thích ứng và khả năng phục hồi.

Vào đỉnh điểm của đại dịch, ngành này phải vật lộn với việc giảm mạnh các
chuyến bay chở khách, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển một
phần đáng kể hàng hóa hàng không trong kho của họ. Sự khan hiếm năng lực
này dẫn đến giá cước vận tải hàng không tăng cao và tắc nghẽn trong chuỗi
cung ứng, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp toàn cầu.

3.Motor carriers
Đối với một quốc gia đang trên đà phát triển như VN, thì cơ sở hạ tầng về các
phương thức vận tải như đường hàng không, dường sắt vẫn còn nhiều bất cập
hạn chế nhưng đối với đường bộ lại được các DN ưu tiên lựa chọn một phần vì
giảm thiểu dc các chi phí phát sinh. Mặc dù các hãng vận tải cơ giới Việt Nam
có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào nhưng quãng đường vận chuyển vẫn bị hạn
chế bởi một số yếu tố như là giới hạn về tốc độ và quy định về giờ cấm tải.

4. Water freight transport


Đối với phương thức vận chuyển bằng đường thủy, Việt Nam có tổng cộng
41.900 km đường thủy nội địa thông hành, 224 cảng sông và 8.000 bến cập bến
chặng và vận tải đường thủy nội địa chiếm 17,8% lượng hàng hóa vận chuyển.
Phương thức vận tải này
tiết kiệm nhiên liệu hơn các phương tiện vận tải khác. Đây cũng là một cách
giải quyết các vấn đề có thể xảy ra nhu cầu vận tải tăng do tăng trưởng GDP
mang lại.

You might also like