You are on page 1of 18

1.1.

5 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không tương đối phức
tạp hơn những cách thức khác. Mặc dù, quy trình này cũng có ưu điểm và
nhược điểm nhất định nhưng đây vẫn là hình thức xuất khẩu hàng hóa thuận
tiện và nhanh nhất. Quy trình cụ thể như sau: (Gosell 2022)

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng thể hiện sự thống nhất giữa hai bên về tất cả các điều khoản
có liên quan đến khách hàng và đối tác để quy trình xuất khẩu có thể diễn ra
một cách thuận lợi và chính xác nhất. Những thông tin cơ bản cần có trong một
hợp đồng gồm thông tin hàng, giá cả, điều kiện incoterm, phương thức thanh
toán, quyền lợi, khiếu nại,… (Gosell 2022).

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu


Doanh nghiệp cần tra cứu và xác định hàng hóa có thuộc diện cần phải
xin giấy phép và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết (nếu có). Một số hàng hóa
thông thường được sự cho phép trực tiếp của các cơ quan ban ngành sẽ không
cần phải xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, những mặt hàng nằm
trong Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Luật Quản lý ngoại thương chẳng
hạn như hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hàng hóa tạm ngưng
xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng hoặc hàng hóa nằm trong diện
được quản lý đặc biệt của chính phủ thì cần phải xin giấy phép xuất khẩu. Do
đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị trước các loại giấy tờ cũng như thực hiện sớm
nhất có thể để quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không không bị
chậm trễ (Như Mai 2018).

Bước 3: Ký hợp đồng vận chuyển


Người bán cần chuẩn bị hàng và lập một số chứng từ cần thiết nhằm
giao hàng cho hãng hàng không. Tùy theo thỏa thuận trên Incoterm sẽ quyết
định người bán hay người mua ký hợp đồng vận chuyển quốc tế. Thông
thường, họ ủy thác cho forwarder hay đại lý hãng bay bằng một hợp đồng ủy
thác giao nhận. Forwarder hay đại lý phải được hãng bay chỉ định và cho phép
khai thác hàng hóa (Cẩm năng xuất nhập khẩu 2020).

Bước 4: Lưu cước với hãng hàng không hoặc với Forwarder
Nội dung người bán cần điền vào mẫu Booking Note: mô tả hàng hóa,
tên người gửi, cước phí và thanh toán, trọng lượng, tên người nhận, loại hàng,
thể tích, tên sân bay đi và đến, số lượng,…(Cẩm năng xuất nhập khẩu 2020).

Forwarder tiếp nhận thông tin từ chủ hàng và liên lạc với hãng bay phù
hợp hoặc do chủ hàng yêu cầu. Sau đó, hai bên thống nhất đặt giá hợp lý nhất
cho chủ hàng, Forwarder sẽ gửi cho khách hàng mẫu hướng dẫn vận chuyển
(mẫu này do forwarder phát hành), một tờ Shipper’s Letter of Instruction khác
(do Airline phát hành). Tiếp đến, nhận các nhãn từ hãng hàng không để chuẩn
bị điền thông tin cho lô hàng xuất (Quan Trị 2019).

Bước 5: Chủ hàng giao hàng cho Forwarder


Forwarder sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng cùng thông báo
thuế và thu tiền cước phía cùng các tài khoản chi phí cần thiết có liên quan.
Chủ hàng giao hàng cho Forwarder kèm với thư chỉ dẫn của chủ hàng để
forwarder giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn. Những nội dung
chính trên thư chỉ dẫn: tên và địa chỉ của bên bán, nơi hàng đến, số kiện, trọng
lượng, kích thước, đặc điểm, giá trị hàng, phương thức thanh toán, ký mã hiệu
hàng hóa, có hay không có mua bảo hiểm cho lô hàng, liệt kê các chứng từ gửi
kèm (Cẩm năng xuất nhập khẩu 2020).

Forwarder sẽ cấp cho người bán giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR –
Forwarder’s Certificate of receipt). Nhằm xác nhận Forwarder đã nhận được
hàng. Giấy chứng nhận gồm những nội dung chính sau : tên, địa chỉ của người
ủy thác và người nhận hàng, thể tích, tên hàng, trọng lượng cả bì, số lượng kiện
và cách đóng gói, ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa, nơi và ngày phát hành giấy
chứng nhận (Cẩm năng xuất nhập khẩu 2020).

Forwarder sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển (FTC – Forwarder`s


Certifficate of Transprot), nếu Forwarder có trách nhiệm đưa hàng tới đích.
Giấy FTC gồm những nội dung: tên địa chỉ của người ủy thác và người nhận
hàng, địa chỉ thông báo, trọng lượng cả bì, nơi hàng đến, tên hàng, bảo hiểm,
ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa, loại phương tiện vận chuyển, thể tích, cước
phí, nơi và ngày phát hành chứng từ (Cẩm năng xuất nhập khẩu 2020).

Forwarder sẽ cấp biên lai kho hàng cho người bán (FWR – Forwarder`s
Warehouse Receipt) nếu hàng được lưu tại kho của forwarder trước khi gửi cho
hãng bay. Biên lai kho hàng gồm những nội dung: tên người gửi vào kho, tên
và người cung cấp hàng, tên kho, trọng lượng bao bì, tên hàng, mã và số hiệu
hàng hóa, số hiệu và bao bì, tình trạng bên ngoài của hàng hóa khi nhận và ai
nhận, tên thủ kho, bảo hiểm, phương tiện vận chuyển, nơi và ngày phát hành
FWR (Cẩm năng xuất nhập khẩu 2020).

Bước 6: Forwarder chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan xuất
khẩu cho lô hàng.
Trường hợp người bán giao hàng tại kho của forwarder thì người giao nhận
sẽ tiếp tục vận chuyển lô hàng đến kho sân bay. Tại khu vực miền Nam có hai kho
làm hàng là kho TCS và kho SCSC. Khi đã nhận các nhãn dán hàng và điền đầy đủ
nội dung, tùy theo đặc điểm của hàng mà forwarder sẽ chuẩn bị và dán các mã ký
hiệu phù hợp như hàng không được xếp chồng, hàng dễ vỡ, hàng phải đặt thẳng
đứng, hàng nguy hiểm,… (Quan Trị 2019).

Kế đến là khâu cân hàng, forwarder liên lạc với bộ phận cân hàng ở kho
TCS hoặc kho SCSC. Nếu hàng có kích thước đồng bộ có thể cân đại diện một số
thùng sau đó nhân ra khối lượng tổng hoặc cân theo nguyên lô. Đối với hàng xách
tay nhẹ, sẽ tính thể tích lô hàng rồi xác định trọng lượng và tính cước phí (Volume
Weight/ Chargeable Weight). Khi đã cân xong, forwarder sẽ nhận mâm hoặc khay
chứa hàng và bốc xếp hàng lên mâm (Quan Trị 2019).

Forwarder sẽ chuẩn bị bộ chứng từ trên cơ sở hợp đồng ủy thác của chủ
hàng để giao hàng cho hãng bay và hoàn tất thủ tục xuất khẩu. Chứng từ gồm:
giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy phép xuất
nhập khẩu, bản lược khai hàng hóa (do forwarder lập khi họ gom nhiều lô hàng
lẻ gửi chung cùng một vận đơn chủ), bản kê chi tiết hàng hóa (Vinalogs).

Forwarder tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu kèm theo bộ chứng
từ trên. Khi làm xong thủ tục cùng hải quan, hãng hàng không, sân bay.
Forwarder sẽ phát hành Vận đơn hàng không (HAWB) và gửi kèm theo hàng
hóa bộ chứng từ cần thiết có liên quan (các bản còn lại của MAWB và HAWB,
lượt khai hàng hóa, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng
góp, bản kê khai chi tiết hàng hóa), theo yêu cầu của người mua và nước nhập
khẩu - quy định trong hợp đồng mua bán. Sau khi hàng đã hoàn tất khâu cân
hàng và được xếp vào igloo, pallet hay container, Forwarder liên hệ với bộ
phận chứng từ của hãng bay để nhận Master Airway Bill. Bản gốc AWB số 3
giao lại cho chủ hàng, cùng thông báo cước và phụ phí có liên quan để chủ
hàng thanh toán. Sau khi nhận được AWB thì báo cho bên mua về việc đã giao
hàng, đính kèm file mềm AWB để họ lập bộ hồ sơ nhập khẩu (Vinalogs).

Bước 7: Hãng hàng không vận chuyển hàng


Hãng bay sẽ dùng máy bay để vận chuyển hàng từ sân bay bên bán đến
sân bay bên mua, một số trường hợp có thể cần chuyển tải hàng tại sân bay
trung chuyển. Hàng hóa được chở bằng máy bay chuyên dụng, hoặc chở trong
khoang hàng (nằm ở phần bụng) của máy bay chở khách, cùng khoang với
hàng ký gửi. Sau khi hàng đã trên máy bay, hãng bay sẽ thông báo thời gian dự
kiến đến sân bay bên mua, để forwarder biết và thông báo cho người mua
chuẩn bị làm thủ tục nhập hàng. (Vinalogs)
Bước 8: Thông báo cho người mua về việc gửi hàng
Thông báo gồm các nội dung: người nhận, trọng lượng, tên hàng, số
HAWB/MAWB người gửi, số lượng, thể tích, ngày khởi hành (ETD), ngày dự
kiến đến (ETA), tên sân bay đi, tên sân bay đến,… (Vinalogs)

Bước 9: Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết.
Phụ thuộc theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng vận tải, sẽ có
những khoản khác nhau như chăm sóc khách hàng, lưu trữ chứng từ, thanh toán
(Vinalogs).

2.4 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu thực tế tại kho SCSC.
Nhà ga hàng hóa hàng không lớn nhất Việt Nam với diện tích khoảng
140,000 m2 đang được khai thác và sở hữu bởi SCSC, đáp ứng ba dịch vụ chủ
yếu: cho thuê văn phòng và bãi đậu xe, cho thuê sân đậu máy bay, khai thác
nhà ga hàng hóa vớcông suất thiết kế 200,000 tấn hàng hóa/năm và có thể nâng
tới 350,000 tấn hàng hóa/năm. Trong đó, dịch vụ hoạt động mạnh nhất của
SCSC là dịch vụ phục vụ mặt đất đối với hàng vận chuyển bằng hàng không
qua sân bay Tân Sơn Nhất, cụ thể như hàng gửi cấp tốc theo dạng xách tay,
hàng quá cảnh và hàng chuyển cửa khẩu, dịch vụ kho ngoại quan, dịch vụ cho
thuê nhà kho, dịch vụ kho đóng ghép hàng hóa, dịch vụ xử lý hàng hóa đối với
hàng xuất nhập khẩu (Báo cáo thường niên SCSC, 2021).

2.4.1 Tình hình kinh doanh của kho SCSC trong giai đoạn 2017 - 2021
thông qua sản lượng hàng hóa mà kho SCSC tiếp nhận.
Biểu đồ 1: Sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa qua kho SCSC
từ 2017 - 2021 (tấn)
Nguồn: https://www.scsc.vn/

Năm 2017, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt 186,140 tấn,
tăng 15,5% so với 2016, trong đó hàng quốc tế đạt 143,915 tấn và hàng quốc
nội đạt 42,225 tấn (Báo cáo thường niên SCSC, 2017).

Năm 2018, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt 204,943 tấn,
tăng 10% so với 2017, trong đó hàng quốc tế đạt 156,127 tấn và hàng quốc nội
đạt 48,816 tấn (Báo cáo thường niên SCSC, 2018).

Năm 2019, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt 218,450 tấn,
tăng 6,6% so với năm 2018, trong đó hàng quốc tế đạt 166,290 tấn và hàng
quốc nội đạt 52,160 tấn (Báo cáo thường niên SCSC, 2019).

Năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt 210,111 tấn,
giảm 3,8% do với năm 2019, trong đó hàng hóa quốc tế giảm 7,1%, hàng hóa
quốc nội tăng 6,6% (Báo cáo thường niên SCSC, 2020).
Năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa SCSC phục vụ đạt 227,940 (tấn)
tăng 8,5% so với năm 2020, trong đó hàng hóa quốc tế tăng 13%, hàng hóa
quốc nội giảm 5% (Báo cáo thường niên SCSC - 2021).

2.4.2 Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa tại kho SCSC trong giai
đoạn 2017 - 2021
Giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, tổng sản lượng hàng hóa qua SCSC
đều có mức tăng trưởng tăng qua mỗi năm. Một trong các nguyên nhân chính là
do SCSC đã ký kết hợp đồng với 12 hãng hàng không mới trong 3 năm này, từ
đó nâng cao năng lực vận chuyển và nhờ vào mức tăng trưởng tự nhiên của
lượng hàng hóa qua sân bay TSN. Năm 2019, SCSC đã trở thành công ty đầu
tiên của Việt Nam nhận được chứng nhận CEIV Pharma (xác nhận năng lực xử
lý hàng dược phẩm) của Hiệp hội vận tải hàng không IATA nhờ đó uy tín của
SCSC với khách hàng được nâng cao (Báo cáo thường niên SCSC, 2019).

Đến năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa qua SCSC giảm đi so với 3
năm trước đó. Nguyên nhân là do đại dịch Covid-19 đã làm thị trường ngành
hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng hóa xuất - nhập khẩu qua sân
bay TSN sụt giảm. Dẫu thế, sản lượng hàng hóa quốc nội được duy trì và tăng
6,6% so với 2019 do chính sách giá tốt của Vietjet Air Cargo và lợi thế sau khi
khai thác sử dụng máy bay chở hàng thân rộng của Bambo Airway. Trong năm
này, SCSC đã đầu tư mở rộng khu vực kho lạnh để tăng khả năng tiếp nhận và
lưu trữ hàng lạnh, ký hợp đồng với 5 hãng bay mới và gia hạn với 3 hãng hiện
hữu. SCSC cũng đã tăng cường công tác sử dụng và quản lý nguồn nhân công
thuê ngoài hợp lý và hiệu suất, thích hợp với lượng hàng hóa mà không ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ (Báo cáo thường niên của SCSC, 2020).

Năm 2021, SCSC đạt được tổng sản lượng hàng hóa và doanh thu, lợi
nhuận và vượt những năm trước đó. Nguyên nhân là do thị trường ngành hàng
không tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã có sự phục hồi sau khi
mở cửa hoạt động lại bình thường, sự tắc nghẽn trong vận chuyển đường biển
do thiếu hụt container rỗng, tàu và tuyến dịch vụ, sản lượng hàng hóa nội địa
giảm 5% so với năm trước nhờ các chính sách của các hãng bay. Trong năm
này, SCSC đã ký thêm hợp đồng mới với 2 hãng bay và tiếp tục gia hạn hợp
đồng với 5 hãng bay hiện hữu. Bên cạnh đó, SCSC đã đầu tư mở rộng khu vực
tiếp nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu để nâng cao khả năng tiếp nhận (Báo cáo
thường niên của SCSC, 2021).

Tóm lại, thông qua sản lượng hàng hóa và kết quả kinh doanh của
SCSC, chúng ta thấy được thực trạng giao nhận hàng hóa qua SCSC từ giai
đoạn 2017 đến 2019 tăng trưởng đều qua mỗi năm. Đến giai đoạn cuối 2019
đầu 2020, dịch bệnh Covid bùng phát rộng cùng với các nguyên nhân khác đã
làm cho lượng hàng quốc tế qua SCSC giảm so với 2019. Tuy nhiên đến năm
giữa năm 2021, sau khi được hoạt động lại bình thường, sản lượng hàng hóa
qua SCSC đã tăng mạng mẽ trở lại và tăng hơn so giai đoạn trước dịch bệnh
(2017- 2019).

2.6 Phân tích thị trường hoạt động của kho SCSC đối với hoạt động giao
nhận hàng hóa xuất khẩu.
2.6.1 Phân tích quy mô hoạt động của kho SCSC

Về khả năng khai thác, nhà ga hàng hóa hàng không lớn nhất Việt
Nam với diện tích khoảng 140,000 m2 đang được khai thác và đáp ứng ba dịch
vụ chủ yếu: cho thuê sân đậu máy bay, khai thác nhà ga hàng hóa, cho thuê văn
phòng và bãi đậu xe. Khu vực sân máy bay đậu chiếm diện tích 52,000 m2 với
khả năng chứa được ba máy bay phản lực dân dụng thương mại cỡ lớn hay năm
máy bay vận tải hành khách thương mại loại vừa A321. Về khai thác nhà ga
hàng hóa (27,000 m2 :127 x 210m), SCSC được Cục Hàng Không Việt Nam
cho phép đáp ứng dịch vụ nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế và hàng hóa nội
địa tại Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhất có mức công suất 200,000 tấn hàng
hóa/năm và nâng lên 350,000 tấn hàng hóa/năm trong giai đoạn tiếp theo khi có
nhu cầu (thời điểm triển khai phụ thuộc vào việc tăng sản lượng khai thác thực
tế). Dịch vụ khai thác hàng hóa nhà ga chiếm phần lớn trong tổng doanh thu
SCSC cụ thể dịch vụ hàng xuất khẩu/nhập khẩu: giao hàng, kéo, dịch vụ hàng
giá trị cao, lưu kho hàng hóa, dỡ hàng và kiểm hóa từ các chuyến bay, dịch vụ
kho lạnh, dịch vụ lưu trữ và quản lý hàng hóa, dịch vụ hàng động vật sống. Tòa
nhà văn phòng và bãi đậu xe rộng 64,000 m2: tòa nhà văn phòng gồm 5 tầng
với tổng diện tích xây dựng là 7,730 m2. Bãi đậu xe có sức chứa hơn 1,000 xe
hai bánh, 70 xe tải phục vụ nhà ga, 60 xe du lịch văn phòng. Phần đất trống
chưa sử dụng là 13,000 m2 trên tổng diện tích đất 64,000 m2 (Báo cáo phân
tích SCSC, 2020).

Về thị phần và khả năng tiếp nhận hàng hóa, SCSC chiếm 30 - 35%
thị phần (đứng thứ 2 sau TCS) về cung cấp hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất,
hiện hoạt động với công suất thực 160,000 tấn/năm trên tổng công suất 200,000
tấn/năm tuy nhiên có thể nâng công suất lên 350,000 tấn/năm trong thời gian
tới nhờ quỹ đất còn trống. Lợi thế vượt trội của SCSC chính là trong tổng số 58
hãng bay đang thực hiện tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất thì có 36
hãng đang là đối tác của SCSC, trong đó có những hãng lớn và uy tín trên thế
giới như Turkish Airlines, Cathay Pacific, Lufthansa, Singapore Airlines,
Cargolux, Emirates,…(Báo cáo phân tích SCSC, 2020).

Về trang thiết bị đã được đầu tư, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
tiến độ và năng lực khai thác hàng hóa của SCSC. Hiện nay, SCSC đang sử
dụng các máy móc và dụng cụ chính sau đây để hỗ trợ cho quy trình giao nhận
hàng hóa xuất - nhập khẩu: Xe nâng vận chuyển, MHS - hệ thống xử lý hàng
hóa, máy quét x-quang di động, thiết bị quét mã vạch cầm tay,… (SCSC 2020)

Về khu vực tiếp nhận hàng hóa, kho SCSC được thiết kế một mặt tiếp
giáp với khu văn phòng và cổng chính, một mặt tiếp giáp với Sân bay Tân Sơn
Nhất và được chia làm các khu vực chính:
Dưới sự chỉ đạo của Phòng Nghiệp vụ, khu vực tiếp nhận hàng xuất
khẩu (ACP) chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhận hàng
xuất đi, giao dịch với đại diện hãng hàng không, người gửi hàng, duy trì quan
hệ với hải quan tại khu vực tiếp nhận, an ninh soi chiếu tại sân bay. Tất cả nhân
viên trong khu vực ACP có nghĩa vụ nhận hàng chính xác và đầy đủ, tính cước
phí dựa trên khối lượng hàng hóa và lưu trữ thông tin vào hệ thống quản lý
hàng hóa (CMS). Ngoài ra, nhân viên của ACP cần làm việc với bộ phận an
ninh để xác định, kiểm tra xem hàng hóa có thể được vận chuyển đi hay không.
Về cơ sở vật chất, ACP có bãi đậu xe tải với 27 cửa tiếp nhận từ số 26 đến 53
và 1 cửa kho lạnh số 54. Ngoài ra khu vực dỡ hàng còn làm nhiệm vụ vận
chuyển hàng hóa từ các xe tải lên các pallet, mâm hàng và được hỗ trợ cân sàn,
cân băng chuyền, bục nâng hạ, kho ngoại quan diện tích 276 m2 (10 kho lạnh
được kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống máy tính, đạt tiêu chuẩn quốc tế)…
(Little Duck, 2015).

Dưới sự chỉ đạo của Phòng Khai Thác, khu vực giao nhận hàng nhập
khẩu (DLV) có nghĩa vụ giải quyết những vấn đề liên quan đến hàng hóa nhập
khẩu (kiểm tra kỹ lưỡng đảm bảo hàng đã qua kiểm hóa và thực hiện đầy đủ
thủ tục hải quan nhập khẩu), giao trả lô hàng cho khách hàng kèm theo đủ theo
giấy tờ một cách chính xác nhất. Cơ sở vật chất của DLV gồm cửa đậu nhận
hàng được làm dấu số từ 1 đến 25 và những trang bị hỗ trợ việc giao trả hàng
hóa (xe nâng cầm tay, cân sàn, cân băng chuyền, bục nâng hạ), phòng hải quan
nhập và khu vực kiểm kê hải quan, phòng giao hàng có nghĩa vụ tương tự
phòng tài liệu xuất có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng và đại diện hãng bay,
kiểm tra tài liệu hàng hóa, thông tin chuyến bay song song kết hợp với các khu
vực khác đảm bảo hàng được trao trả đúng đối tượng. Trong khu vực kiểm hóa
sẽ được trang bị máy soi chiếu để hỗ trợ thực hiện các quy định về kiểm hóa và
ra quyết định của hải quan nhập khẩu đối với lô hàng rơi vào luồng vàng hay
luồng đỏ. (Little Duck, 2015)
Khu vực chất xếp hàng hóa (BLD) trực thuộc sự quản lý bởi phòng
Khai Thác, có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến chất xếp
hàng xuất chuyến bay đi, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhân viên tài liệu
xuất (DOE), tổ tiếp nhận ACP, thực hiện các giao dịch với đại diện hãng bay,
khách gửi hàng, kết hợp với cơ quan hải quan, an ninh soi chiếu trong sân bay
nhằm chắc chắn hàng hóa xuất khẩu đủ điều kiện để bay. Các trang thiết bị
được trang bị cho khu vực BLD như ULD, xe nâng, pallet các loại, dolley,
trolley,…Hoạt động chất xếp hàng hóa cũng tuân theo quy trình chuẩn về chất
xếp hàng hóa hàng không, đảm bảo hàng hóa được chất xếp theo đúng yêu cầu
của các hãng hàng không, phù hợp với các quy định của nhà chức trách sân bay
và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của kho SCSC. Trước khi xếp lên ULD,
nhân viên tổ BLD sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với tổ ACP để kiểm tra kỹ
thông tin và soi chiếu hàng hóa một lần nữa. (Little Duck, 2015)

Ngược lại với khu vực BLD là Khu vực Breakdown (BRK) có trách
nhiệm kiểm tra thông tin hàng hóa, tháo dỡ hàng hóa ra khỏi những ULD và
tiến hành chất xếp lên các dolley, trolley sau đó đưa vào kho hàng rời nhập
khẩu. Những trang thiết bị hỗ trợ cho nhiệm vụ tháo dỡ và vận chuyển ULD
đều được trang bị đầy đủ tại BRK như xe kéo, hệ thống xử lý hàng hóa MHS,
dolley, xe nâng ETV, pallet các loại, thiết bị nâng chuyển hàng, trolley,…Nhân
viên BRK có nghĩa vụ phối hợp với nhân viên kho ULD - ETV, nhân viên khu
vực RAM, nhân viên kho hàng rời nhập khẩu để thực hiện tháo dỡ và di chuyển
hàng hóa nhập khẩu vào kho an toàn, đúng cách và đủ số lượng. Song song đó,
nhân viên BRK cũng có trách nhiệm giao dịch với đại diện hãng bay và người
nhận hàng để thực hiện yêu cầu chất xếp hàng đã tháo dỡ nhưng vẫn bảo đảm
hoạt động theo đúng chuẩn mực Breakdown của SCSC. (Little Duck, 2015)

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của kho SCSC là Khu vực
phục vụ sân đỗ (RAM) với nhiệm vụ xuyên suốt cả hai khâu xuất khẩu và
nhập khẩu. Khu vực này có an ninh nghiêm ngặt bậc nhất, hạn chế ra vào, nằm
trên phạm vi sân đỗ Sân bay Tân Sơn Nhất vị trí nằm sâu trong cùng của kho
SCSC. Nhiệm vụ của tổ RAM là thực hiện các hoạt động liên quan đến quá
trình phục vụ đưa hàng nhập đưa vào kho của các chuyến bay đến, hàng xuất
ra sân đỗ của các chuyến bay đi, tổ tài liệu xuất DOE, các nhà chức trách sân
bay, tổ breakdown BRK, các nhân viên chuyển tiếp, làm việc kết hợp với thành
viên các tổ chất xếp BLD, nhân viên kiểm tra hàng nhập, tổ tài liệu DOI, hải
quan giám sát kho và với đại diện các hãng bay. Tổ RAM chính là khu vực
hoạt động sôi nổi với tần suất cao và an ninh cao nhất trong các khu hoạt động
của kho SCSC. (Little Duck, 2015)

Sau khi được cấp phép vào ngày 03/06/2011, Khu gom hàng lẻ CFS,
được chính thức đi vào hoạt động. Với vị thế độc tôn trên thị trường, SCSC
hiện là đơn vị duy nhất và tiên phong cung cấp dịch vụ kho gom hàng lẻ xuất
khẩu bằng đường hàng không tại Việt Nam. Nhiệm vụ của kho CFS là thu gom
hàng lẻ, nhận lưu kho hàng xuất khẩu cho các công ty Logistics và Forwarder.
Những chủ hàng khác nhau sẽ chuyển hàng xuất khẩu đến kho, hàng sẽ được
nhân viên tiếp nhận, thu gom và chất xếp vào các mâm, thùng sau đó di chuyển
sang nhà ga SCSC để tiến hành thủ tục soi chiếu ninh. Khu gom hàng lẻ của
SCSC mang tới sự thuận lợi cho các khách hàng là các công ty Logistics hay
Forwarder trong tiến trình thu gom các lô hàng nhỏ lẻ từ những chủ hàng khác
nhau thành một lô hàng lớn và đặt chỗ với các hãng bay vận chuyển hàng hóa
để xuất khẩu qua đó giúp các công ty sản xuất lớn tiết kiệm phần nào chi phí
quản lý hàng tồn kho (Little Duck, 2015).

Về công nghệ, SCSC đang sử dụng các hệ thống CCTV camera giám
sát 24/7, hệ thống như hệ thống máy soi chiếu x-ray an ninh hàng không hai
chiều, tiêu chuẩn ISAGO, RA3, hệ thống quản lý đội xe vận tải (Truck Control
System), hệ thống quản lý hàng hóa CMS (Cargo Management System), hệ
thống an ninh TAPA Air Cargo Security Standards (TACSS), hệ thống thông
tin Hermes UK, hệ thống eCargo SCSC…(Gemadept, 2019).

2.6.2 So sánh và đánh giá kho SCSC với đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh duy nhất của kho SCSC trong cùng khu vực miền
Nam là CTCP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (kho TCS) - công ty con của
của Vietnam Airlines. Về góc độ lịch sử hình thành và phát triển, thì kho TCS
xuất hiện trước với bề dày 25 năm trong khi đó SCSC chỉ mới hoạt động được
12 năm kể từ cuối năm 2010. Mặc dù, SCSC ra đời sau nhưng SCSC có lợi thế
về việc mở rộng thêm quy mô diện tích từ khu đất trống (13.000m2). SCS đang
hoạt động 93% công suất của giai đoạn 1 là 200.000 tấn/năm và có thể mở rộng
lên 350.000 tấn/năm trong giai đoạn 2 khi nhu cầu thị trường tăng. Trong khi
đó, TCS - đối thủ của SCSC hiện đã hoạt động tối đa công suất và không còn
quỹ đất để mở rộng thêm. Do đó, TCS chỉ  có thể mở rộng thêm 8% công suất 
hiện tại thông qua việc gia tăng thêm tầng nhà kho. Quỹ đất trống xung quanh
sân bay Tân Sơn Nhất còn lại rất ít là rào cản lớn cho những đối thủ mới gia
nhập ngành. Với bối cảnh hiện tại, SCSC gần như là doanh nghiệp duy nhất
còn dư đất mở rộng công suất nhà ga hàng hóa trong ngành dịch vụ hàng hóa
hàng không. (Ma Kha, 2018)

SCSC là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ kho ngoại quan chuyên dùng
hàng tươi sống và kho thu gom hàng lẻ hàng không xuất khẩu tại Việt Nam
trong khi TCS lại không có dịch vụ này. Đây chính là thế mạnh của SCSC, bởi
vì đây là dịch vụ mà các công ty Logistics và công ty Forwarder có nhu cầu rất
cao và giúp cho các công ty giảm thiểu được một số chi phí như lưu kho.

Hình 15: Thị phần của SCSC và TCS


Nguồn: https://langtubuonnuocmam.com/
Tuy nhiên, xét về sản lượng thì SCSC hiện có công suất 200 nghìn
tấn/năm trong khi TCS là 450 nghìn tấn/năm. Theo số liệu 2019, TCS đã hoạt
động ở mức 109% công suất thiết kế và đang đạt max công suất. Các kho TCS
thường xảy ra hiện tượng ùn tắc, trong khi đã mở rộng hết phần đất TCS tại
Tân Sơn Nhất. Về thị phần thì do ra đời sau nên thì phần tính tới (chỉ chiếm
30% theo số liệu bản thống kê trên và tính tới cuối năm 2021 thì thị phần SCSC
vẫn giao động trong khoảng 30 - 35%), phục vụ 2 hãng nội địa là Vietjet và
Bamboo cùng gần 40 hãng quốc tế. Trong khi đó, TCS chiếm đến 70% thị phần
còn lại tính tới thời điểm hiện nay, phục vụ 2 hãng nội địa là Vietnam Airlines
và Jetstar Pacific cùng hơn 35 hãng quốc tế. Và đây cũng chính là 2 vấn đề lớn
mà SCSC cần phải đưa ra các giải pháp sao cho nâng cao được thị phần cũng
như sản lượng hàng hóa xuất khẩu. (Báo cáo phân tích, 2021)

3.1 Phương hướng phát triển trong vòng 5 năm tới


3.1.2 Mục tiêu đề ra
Về mục tiêu chủ yếu, SCSC đang hướng đến việc trở thành một nhà ga
hàng hóa hàng không kiểu mẫu trong khu vực, là sự lựa chọn hàng đầu cho các
yêu cầu về dịch vụ hàng hóa hàng không của khách hàng tại Việt Nam. Hai là,
duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng bền vững, mang lại lợi
nhuận tối đa cho cổ đông và công ty, đáp ứng kỳ vọng khách hàng, đối tác. Ba
là, không ngừng nâng cao năng lực quản trị, xây dựng môi trường làm việc tốt
và nâng cao thu nhập cho người lao động. Bốn là, có trách nhiệm với cộng
đồng, xã hội (SCSC, 2021).

Về chiến lược phát triển trung và dài hạn, mục tiêu nghiên cứu khả năng
SCSC tham gia đầu tư khai thác Nhà Ga hàng hóa sân bay quốc tế Long Thành
theo chủ trương phê duyệt của Chính phủ. Hai là, triển khai kế hoạch M&A
đầu tư vào doanh nghiệp cùng ngành. Ba là, triển khai thủ tục đầu tư xây dựng
Tòa nhà văn phòng SCSC-2 ngay khi có phê duyệt của Quân chủng PK-KQ/Bộ
Quốc Phòng. Bốn là, đầu tư thiết bị nâng công suất Nhà ga hàng hóa lên
350.000 tấn/năm cho giai đoạn 2 và xây dựng mở rộng phần kho hàng hóa nội
địa (SCSC, 2021).

Về mục tiêu phát triển bền vững, công ty luôn tuân thủ các quy định về
môi trường như xử lý nước thải, nguồn vật liệu xả thải…và thực hiện theo đúng
qui định của cơ quan chức năng. Từ năm 2020, công ty đã sử dụng điện năng
lượng mặt trời - năng lượng xanh, sạch để góp phần giảm tác động đến môi
trường. Vì vậy, để phát triển bền vững SCSC cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư và
mua sắm thiết bị sử dụng năng lượng sạch. Hiện tại, Changi đang áp dụng Hệ
thống Quản lý Môi trường (EMS) - áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro để xác
định, quản lý và kiểm soát các rủi ro môi trường một cách tổng thể và trong
toàn bộ chuỗi cung ứng. Và CAG’s EMS đã được chứng nhận ISO 14001:
2015 và tuân theo nguyên tắc quản lý ISO ‘Plan-Do-Check-Act’. Quá trình cải
tiến hệ thống liên tục này cho phép CAG đạt được tiêu chuẩn cao về quản lý
môi trường bằng cách kết hợp các phát triển cải tiến mới nhất. Hiện tại, SCSC
chưa ứng dụng hệ thống này vào quy trình xử lý hàng hóa nên SCSC cần phải
lên kế hoạch đầu tư để sớm đưa hệ thống này vào hoạt động (Changi, 2021).

Đồng thời, thông qua phần so sánh vá đánh giá SCSC với đối thủ cạnh
tranh duy nhất là TCS trong khu vực miền Nam chúng ta có thể thấy SCSC
đang đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất, thị phần của SCSC tính tới cuối
năm 2021 chỉ chiếm 30% trong khi đó đối thủ TCS chiếm 70%. Thứ hai, về sản
lượng thì SCSC chỉ đạt công suất 200 nghìn tấn/năm và có thể tăng lên 350
nghìn tấn/ năm trong khi TCS đã đạt công suất 450 nghìn tấn/năm. Do đó,
thông qua các mục tiêu của SCSC đã đề ra và hai vấn đề SCSC cần cải thiện,
chúng tôi xin đề xuất phương hướng phát triển trong vòng 5 năm tới (SCSC,
2021).

Mở rộng thị phần phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nội bộ mà doanh
nghiệp sở hữu do đó SCSC cần phải đánh giá lại năng lực nội bộ. Và các phòng
ban cần phải lên các kế hoạch đổi mới sao cho phù hợp nhất với mô hình hiện
tại của SCSC và mang lại hiệu quả cao nhất. SCSC có quy mô hoạt động lớn
do đó để có thể phát huy hết khả năng cũng như kiểm soát tốt, tối ưu hóa quy
trình thì cần phải đẩy mạnh vào đầu tư hệ thống. Hiện tại, SCSC có 10 phòng
ban chính và các mục tiêu cần hướng đến bao gồm:

Phòng Tổng hợp, nên tìm nguồn cung cấp và mua sắm các hệ thống và
sản phẩm (thiết bị) bền vững. Nếu thực hiện tốt công đoạn này sẽ giúp SCSC
tạo được niềm tin và gây ấn tượng tốt với khách hàng bởi vì hiện nay vấn đề
môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối và rất được quan tâm.

Phòng Quản lý thiết bị và phòng kỹ thuật có nhiệm vụ bảo dưỡng, sữa
chữa hệ thống máy móc trong hoạt động khai thác hàng hóa. Đây là hai phòng
ban đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu khâu này xảy ra sơ suất sẽ làm ảnh
hưởng đến tiến độ xử lý hàng hóa. Do đó, SCSC nên đầu tư thêm vào các hệ
thống nhằm tối ưu hóa quy trình. Hệ thống Harmonas-DEO - một trong những
hệ thống được sử dụng ở Changi - hệ thống có nhiệm vụ thu thập toàn bộ thông
tin hiện có, các thiết bị điều khiển và bộ điều khiển sẽ được giám sát và điều
khiển trực tiếp bởi hệ thống. Hơn nữa, thiết kế dự phòng đã được thông qua để
nâng cao hơn nữa độ tin cậy khi vận hành (Changi, 2021).

Phòng An ninh an toàn, cần đầu tư thêm hệ thống quản lý an toàn
(ASU). Đây là một hệ thống đang được áp dụng ở CAG - các chức năng chính
của hệ thống này: đảm bảo rằng tất cả các quy trình an toàn trong tổ chức đều
được thống nhất, giám sát hoạt động an toàn của các nhóm hoạt động, quản lý
quy trình xác định mối nguy bí mật, cung cấp hướng dẫn và lời khuyên về các
vấn đề quản lý an toàn nhằm đạt được hiệu suất an toàn cao nhất. (Changi,
2021).

Phòng Tài chính kế toán, mục tiêu cần hướng đến là lên dự trù chi phí
cho việc mở rộng khu vực khai thác hàng hóa và thu mua thiết bị hỗ trợ xử lý
hàng hóa lên công suất 350.000 tấn/năm. Trong các mùa cao điểm như dịp lễ
hoặc tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng tăng rất cao. Chính vì
vậy, việc mở rộng khu vực khai thác và đầu tư thêm thiết bị hỗ trợ chính là mục
tiêu quan trọng mà SCSC nên hướng tới để đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng, qua đó giúp tăng doanh thu của công ty..

Phòng Tiếp vận và phòng khai thác, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt
động khai thác. Do đó, SCSC nên tư thêm hệ thống quản lý hoạt động (AMS) -
cho phép các tổ chức có được thông tin chi tiết về tất cả các hoạt động đang
diễn ra và lịch sử liên quan đến các dự án và nhân viên của họ. Ngoài ra, hệ
thống cung cấp cho ban quản lý các công cụ để theo dõi và đánh giá hiệu suất
của nhân viên cũng như trạng thái của các dự án kinh doanh đang thực hiện
hàng ngày. AMS cho phép nhân viên ghi nhật ký các hoạt động của họ, hàng
ngày và các dự án có liên quan. Thông qua giao diện thân thiện với người dùng
này, nhân viên cũng có thể xin nghỉ việc. Như vậy, nó sẽ giúp tổ chức thực
hiện các dự án khác nhau một cách kịp thời (SSASOFT).

Phòng Đào tạo và quy chuẩn, mục tiêu đề ra là cần tổ chức khóa học đào
tạo nhân viên để nhân viên có thể sử dụng thành thạo các hệ thống được sử
dụng trong khai thác nếu SCSC đầu tư vào hệ thống cho các phòng ban.

Phòng Công nghệ thông tin, không ngừng xây dựng và phát triển, bảo vệ
hệ thống thông tin để tránh hacker xâm nhập và đánh cắp thông tin.

Phòng Kinh doanh và dịch vụ khách hàng, trong mục tiêu chủ yếu SCSC
đã đề cập đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu. Và để thực hiện tốt mục tiêu này
SCSC nên đầu tư vào hệ thống CRM - các tính năng quan trọng của hệ thống
này: quản lý thông tin khách hàng, quản lý lược sử khách hàng và phân loại
khách hàng tiềm năng. Hệ thống này sẽ hỗ trợ nhân viên kinh doanh của SCSC
thực hiện nhiệm vụ tốt hơn (ecount).

You might also like