You are on page 1of 12

2.4 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu thực tế tại kho SCSC.

SCSC đang sở hữu và khai thác nhà ga hàng hóa hàng không lớn nhất
Việt Nam với khoảng 14 ha (140,000 m2), cung cấp 3 dịch vụ chính: khai thác
nhà ga hàng hóa (công suất thiết kế 200,000 tấn hàng hóa/năm và có thể tăng
lên 350,000 tấn hàng hóa/năm), cho thuê sân đậu máy bay, cho thuê văn phòng
và bãi đậu xe. Trong đó, dịch vụ hoạt động nhất của SCSC là cung cấp dịch vụ
phục vụ mặt đất cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tại sân bay
Tân Sơn Nhất bao gồm: Dịch vụ xử lý hàng hóa đối với hàng xuất nhập khẩu,
hàng quá cảnh và hàng chuyển cửa khẩu, dịch vụ kho đóng ghép hàng hóa, dịch
vụ kho ngoại quan, hàng gửi cấp tốc theo dạng xách tay, dịch vụ cho thuê nhà
kho (Báo cáo thường niên SCSC, 2021).

2.4.1 Tình hình kinh doanh của kho SCSC trong giai đoạn 2017 - 2021
thông qua sản lượng hàng hóa mà kho SCSC tiếp nhận.

Biểu đồ 1: Sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa qua kho SCSC
từ 2017 - 2021 (tấn)
Nguồn: https://www.scsc.vn/
Trong năm 2017, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt
186,140 tấn, tăng 15,5% so với 2016, trong đó hàng quốc tế đạt 143,915 tấn và
hàng quốc nội đạt 42,225 tấn (Báo cáo thường niên SCSC, 2017).

Trong năm 2018, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt
204,943 tấn, tăng 10% so với 2017, trong đó hàng quốc tế đạt 156,127 tấn và
hàng quốc nội đạt 48,816 tấn (Báo cáo thường niên SCSC, 2018).

Trong năm 2019, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt
218,450 tấn, tăng 6,6% so với năm 2018, trong đó hàng quốc tế đạt 166,290 tấn
và hàng quốc nội đạt 52,160 tấn (Báo cáo thường niên SCSC, 2019).

Trong năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa SCSC đã phục vụ đạt
210,111 tấn, giảm 3,8% do với năm 2019, trong đó hàng hóa quốc tế giảm
7,1%, hàng hóa quốc nội tăng 6,6% (Báo cáo thường niên SCSC, 2020).

Trong năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa SCSC phục vụ đạt 227,940
(tấn) tăng 8,5% so với năm 2020, trong đó hàng hóa quốc tế tăng 13%, hàng
hóa quốc nội giảm 5% (Báo cáo thường niên SCSC - 2021).

2.4.2 Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa tại kho SCSC trong giai
đoạn 2017 - 2021
Giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, tổng sản lượng hàng hóa qua SCSC
đều có mức tăng trưởng tăng qua mỗi năm. Một trong các nguyên nhân chính là
do SCSC đã ký kết hợp đồng với 12 hãng hàng không mới trong 3 năm này, từ
đó nâng cao năng lực vận chuyển và nhờ vào mức tăng trưởng tự nhiên của
lượng hàng hóa qua Sân bay Tân Sơn Nhất. Trong năm 2019, SCSC đã trở
thành công ty đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng nhận CEIV Pharma (xác
nhận năng lực xử lý hàng dược phẩm) của Hiệp hội vận tải hàng không IATA
nhờ đó nâng cao được uy tín của SCSC đối với khách hàng (Báo cáo thường
niên SCSC, 2019).
Năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa qua SCSC giảm đi so với 3 năm
trước đó. Nguyên nhân là do thị trường ngành hàng không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu
sân bay Tân Sơn Nhất sụt giảm. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa quốc nội được
duy trì và tăng 6,6% so với 2019 do chính sách giá tốt của Vietjet Air Cargo và
lợi thế sau khi khai thác sử dụng máy bay chở hàng thân rộng của Bambo
Airway. Trong năm này, SCSC đã đầu tư mở rộng khu vực kho lạnh để tăng
khả năng tiếp nhận và lưu trữ hàng lạnh, ký hợp đồng với 5 hãng hàng không
mới và gia hạn với 3 hãng hiện hữu. SCSC cũng đã tăng cường công tác sử
dụng và quản lý nguồn nhân công thuê ngoài hợp lý và hiệu quả, phù hợp với
lượng hàng hóa mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (Báo cáo thường
niên của SCSC, 2020).

Năm 2021, SCSC đạt được doanh thu, lợi nhuận và tổng sản lượng hàng
hóa vượt những năm trước đó. Nguyên nhân là do thị trường ngành hàng không
tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã có sự phục hồi sau khi mở
cửa hoạt động lại bình thường, sự tắc nghẽn trong vận tải đường biển do thiếu
hụt container rỗng, tàu và tuyến dịch vụ, sản lượng hàng hóa nội địa giảm 5%
so với năm 2020 do các chính sách của các hãng hàng không. Trong năm này,
SCSC đã ký thêm hợp đồng mới với 2 hãng hàng không và tiếp tục gia hạn hợp
đồng với 5 hãng hàng không hiện hữu. Bên cạnh đó, SCSC đã đầu tư mở rộng
khu vực tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu để nâng cao khả năng tiếp nhận (Báo cáo
thường niên của SCSC, 2021).

Tóm lại, thông qua sản lượng hàng hóa và kết quả kinh doanh của
SCSC, chúng ta có thể thấy thực trạng giao nhận hàng hóa qua SCSC từ giai
đoạn 2017 đến 2019 tăng trưởng đều qua mỗi năm. Đến giai đoạn cuối 2019
đầu 2020, dịch bệnh Covid bùng phát rộng cùng với các nguyên nhân khác đã
làm cho sản lượng hàng hóa quốc tế qua SCSC giảm so với năm 2019. Tuy
nhiên đến năm giữa năm 2021, sau khi được hoạt động lại bình thường, sản
lượng hàng hóa qua SCSC đã tăng mạng mẽ trở lại và tăng hơn so giai đoạn
trước dịch bệnh (2017- 2019).

2.6 Phân tích thị trường hoạt động của kho SCSC đối với hoạt động giao
nhận hàng hóa xuất khẩu.
2.6.1 Phân tích quy mô hoạt động của kho SCSC
Về khả năng khai thác, SCSC sở hữu và khai thác nhà ga hàng hóa
hàng không lớn nhất Việt Nam với khoảng 14 ha, cung cấp 3 dịch vụ chính:
khai thác nhà ga hàng hóa, cho thuê sân đậu máy bay, cho thuê văn phòng và
bãi đậu xe. Khu vực sân đậu máy bay (52,000 m2), chứa được 3 máy bay phản
lực dân dụng thương mại cỡ lớn, hoặc 5 máy bay vận tải hành khách thương
mại loại vừa A321. Khai thác nhà ga hàng hóa (27,000 m2 :127 x 210m).
SCSC được Cục Hàng Không Việt Nam cho phép cung cấp dịch vụ nhà ga
hàng hóa hàng không quốc tế và dịch vụ nhà ga hàng hóa nội địa tại Cảng
Hàng Không Tân Sơn Nhất với công suất thiết kế 200,000 tấn hàng hóa/năm và
có thể tăng lên 350,000 tấn hàng hóa/năm trong giai đoạn tiếp theo khi có nhu
cầu (thời điểm triển khai phụ thuộc vào việc tăng sản lượng khai thác thực tế).
Dịch vụ khai thác hàng hóa nhà ga phần lớn trong tổng doanh thu SCS: Dịch
vụ hàng nhập khẩu/xuất khẩu: kéo, dỡ hàng và kiểm hóa từ các chuyến bay, lưu
kho hàng hóa, giao hàng. Dịch vụ kho lạnh, dịch vụ hàng động vật sống, dịch
vụ hàng giá trị cao, dịch vụ lưu trữ và quản lý hàng hóa. Tòa nhà văn phòng và
bãi đậu xe (64,000 m2): Tòa nhà văn phòng có tổng diện tích xây dựng là 7,730
m2 gồm 5 tầng. Bãi đậu xe có sức chứa hơn 60 xe du lịch văn phòng, 70 xe tải
phục vụ nhà ga, hơn 1,000 xe hai bánh. Tổng diện tích khu đất là 64,000 m2,
phần đất trống chưa sử dụng là 13,000 m2 (Báo cáo phân tích SCSC, 2020).

Về thị phần và khả năng tiếp nhận hàng hóa, SCSC hiện có thị phần
đứng thứ 2 về cung cấp hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất với thị phần 30-
35%, đang hoạt động ở mức 160,000 tấn/năm (tổng công suất 200,000 tấn/năm,
có thể nâng công suất lên 350,000 tấn/năm trong thời gian tới nhờ quỹ đất còn
trống lớn). SCSC có lợi thế vượt trội trong ngành với lượng hãng hàng không
hiện đang là khách hàng của SCSC chiếm 36 hãng trong tổng số 58 hãng hàng
không đang thực hiện bay tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, trong
đó có những hãng lớn, có uy tín trên thế giới như Cathay Pacific, Singapore
Airlines, Emirates, Turkish Airlines, Thai, Cargolux, Lufthansa…(Báo cáo
phân tích SCSC, 2020).

Về trang thiết bị đã được đầu tư, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
tiến độ và năng lực khai thác hàng hóa của SCSC. Hiện nay, SCSC đang sử
dụng các máy móc và dụng cụ chính sau đây để hỗ trợ cho quy trình giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu:

Hình 1: Xe nâng vận chuyển Hình 2: MHS - hệ thống xử lý hàng hóa
Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/

Hình 3: Máy quét X-quang lớn Hình 4: Trạm xử lý hàng hóa
Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/

Hình 5: Pallet Hình 6: Thiết bị quét mãvạch cầm tay


Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/
Hình 7: Bục nâng hạ Hình 8: Kệ
Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/

Hình 9: Xe nâng Hình 10: Thiết bị chuyển hàng


Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/

Hình 11: Máy quét X-quang di động Hình 12: Xe kéo


Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/

Hình 13: Dock lift table Hình 14: Cân sàn


Nguồn: https://scsc.vn/ Nguồn: https://scsc.vn/

Về khu vực tiếp nhận hàng hóa, kho SCSC được thiết kế một mặt tiếp
giáp với khu văn phòng và cổng chính, một mặt tiếp giáp với Sân bay Tân Sơn
Nhất và được chia làm các khu vực chính:
Khu vực tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu (ACP), thuộc Phòng khai thác
quản lý, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến tiếp nhận hàng xuất
chuyến bay đi, cụ thể là giao dịch với đại diện hãng bay, khách gửi hàng, quan
hệ với nhà chức trách hải quan tại khu vực tiếp nhận, an ninh soi chiếu tại sân
bay. Nhiệm vụ của toàn bộ nhân viên khu vực ACP là đảm bảo tiếp nhận hàng
hóa đúng và đủ, tính toán các khoản phí dựa trên khối lượng hàng hóa đồng
thời lưu trữ thông tin vào hệ thống quản lý hàng hóa (CMS). Ngoài ra, các nhân
viên ACP còn phải kiểm tra lô hàng đủ điều kiện vận chuyển thông qua việc
phối hợp với bộ phận an ninh. Về cơ sở vật chất, ACP bao gồm các khu vực:
Khu vực bãi đậu xe tải với 27 cửa tiếp nhận đánh số từ 26 đến 53 và một cửa
kho lạnh số 54. Bên cạnh khu vực dỡ hàng, đồng thời phục vụ cho công tác vận
chuyển hàng từ xe tải lên các mâm hàng, còn có các cân sàn, cân băng chuyền,
bục nâng hạ, kho ngoại quan có diện tích 276 m2 theo tiêu chuẩn quốc tế gồm
10 kho lạnh được kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống vi tính,…(Little Duck,
2015)

Khu vực giao nhận hàng nhập khẩu (DLV), đây là khu vực thuộc
Phòng Khai thác, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến kiểm tra
và trao trả hàng hóa cho khách hàng một cách đúng và đủ theo giấy tờ, đảm
bảo hàng đã qua kiểm hóa và thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan nhập khẩu. Về
cơ sở vật chất, phía cửa đậu nhận hàng đánh số từ 1 đến 25 và các thiết bị phục
vụ việc trao trả hàng hóa (xe nâng cầm tay, cân sàn, cân băng chuyền, bục nâng
hạ), phòng hải quan nhập và khu vực kiểm kê hải quan, phòng giao hàng có
nhiệm vụ tương tự phòng tài liệu xuất có trách nhiệm giao dịch với khách hàng
và đại diện hãng hàng không, kiểm tra tài liệu hàng hóa, tài liệu chuyến bay và
phối hợp với các khu vực khác đảm bảo hàng được trao trả đúng đối tượng.
Tiếp đến là khu vực kiểm hóa, được trang bị máy soi chiếu và sẽ thực hiện các
quy định về kiểm hóa và quyết định của hải quan nhập khẩu đối với phân luồng
hàng hóa thuộc luồng vàng hay luồng đỏ. (Little Duck, 2015)
Khu vực chất xếp hàng hóa (BLD), đây là khu vực thuộc phòng Khai
thác, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến chất xếp hàng xuất
chuyến bay đi, có mối quan hệ chặt chẽ với nhân viên tổ tiếp nhận ACP, nhân
viên tài liệu xuất (DOE), thực hiện các giao dịch với đại diện hãng bay, khách
gửi hàng cũng như phối hợp với các nhà chức trách hải quan, an ninh soi chiếu
tại sân bay trong công tác đảm bảo an toàn bay đối với hàng hóa xuất khẩu.
Khu vực này được trang bị nhiều thiết bị hiện phục vụ việc chất xếp hàng hóa
như ULD, xe nâng, pallet các loại, trolley, dolley…Hoạt động chất xếp hàng
hóa cũng tuân theo quy trình chuẩn về chất xếp hàng hóa hàng không, đảm bảo
hàng hóa được chất xếp theo đúng yêu cầu của các hãng hàng không, phù hợp
với các quy định của nhà chức trách sân bay và tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt của kho SCSC. Các nhân viên tổ BLD cũng chịu trách nhiệm phối hợp với
tổ ACP để soi chiếu và kiểm tra kỹ thông tin hàng hóa một lần nữa trước khi
xếp lên ULD. (Little Duck, 2015)

Khu vực Breakdown (BRK), ngược lại với khu vực BLD, khu vực
breakdown có nhiệm vụ tháo dỡ hàng hóa ra khỏi các ULD, kiểm tra thông tin
hàng hóa và tiến hành chất xếp lên các trolley, dolley đưa vào kho hàng rời
nhập khẩu. Khu vực này cũng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ
cho công tác tháo dỡ và vận chuyển ULD cũng như hàng hóa như xe nâng
ETV, hệ thống xử lý hàng hóa MHS, xe nâng, xe kéo, thiết bị nâng chuyển
hàng, pallet các loại, dolley, trolley,…Nhân viên BRK có trách nhiệm phối hợp
với nhân viên khu vực RAM, nhân viên kho ULD -ETV, nhân viên kho hàng
rời nhập khẩu để thực hiện tháo dỡ và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu vào kho
an toàn, đúng và đủ số lượng. Nhân viên breakdown cũng có nhiệm vụ giao
dịch vớI đạI diện hãng bay và khách nhận hàng để thực hiện yêu cầu chất xếp
hàng đã tháo dỡ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động đúng theo tiêu chuẩn
breakdown của SCSC. (Little Duck, 2015)

Khu vực phục vụ sân đỗ (RAM), là một trong những bộ phận quan
trọng nhất của kho SCSC, có nhiệm vụ xuyên suốt cả hai khâu xuất khẩu và
nhập khẩu. Khu vực này nằm sâu trong cùng của kho SCSC, nằm trên phạm vi
sân đỗ Sân bay Tân Sơn Nhất và là khu vực hạn chế với an ninh nghiêm ngặt
bậc nhất. Tổ RAM có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến quá trình
phục vụ đưa hàng xuất ra sân đỗ của các chuyến bay đi, hàng nhập đưa vào kho
của các chuyến bay đến, làm việc phối hợp với thành viên các tổ chất xếp BLD,
tổ tài liệu xuất DOE, tổ breakdown BRK, tổ tài liệu DOI, các nhân viên chuyển
tiếp, nhân viên kiểm tra hàng nhập, các nhà chức trách sân bay, hải quan giám
sát kho và với đại diện các hãng bay. Có thể nói, tổ RAM là khu vực hoạt động
nhộn nhịp với tần suất cao và an ninh cao nhất trong hoạt động của kho SCSC.
(Little Duck, 2015)

Khu gom hàng lẻ CFS, được chính thức đi vào hoạt động từ ngày
03/06/2011 sau khi được cấp phép. Với vị thế riêng biệt của mình trên thị
trường, SCSC là đơn vị tiên phong và duy nhất cung cấp dịch vụ kho gom hàng
lẻ xuất khẩu hàng hóa hàng không tại Việt Nam hiện nay. Kho có nhiệm vụ thu
gom hàng lẻ nhận lưu kho hàng xuất khẩu cho các công ty Logistics và
Forwarder. Các loại hàng hóa xuất khẩu của các chủ hàng khác nhau khi
chuyển đến kho sẽ được nhân viên tiếp nhận, thu gom và chất xếp vào các
mâm, thùng sau đó chuyển đến nhà ga SCSC để hoàn tất thủ tục soi chiếu ninh.
Khu gom hàng lẻ của SCSC tạo thuận lợi cho các khách hàng là các công ty
Logistics hay Forwarder trong quá trình thu gom các hàng nhỏ lẻ từ các chủ
hàng khác nhau thành một lô hàng lớn và đặt chỗ với các hãng hàng không vận
chuyển hàng hóa để xuất khẩu đồng thời giúp các công ty sản xuất lớn giảm
thiểu chi phí quản lý hàng tồn kho. (Little Duck, 2015)

Về công nghệ, SCSC đang sử dụng các hệ thống như Hệ thống quản lý
hàng hóa CMS (Cargo Management System), hệ thống máy soi chiếu x-ray an
ninh hàng không hai chiều, tiêu chuẩn ISAGO, RA3, hệ thống quản lý đội xe
vận tải (Truck Control System), hệ thống eCargo SCSC, hệ thống CCTV
camera giám sát 24/7, hệ thống an ninh TAPA Air Cargo Security Standards
(TACSS), hệ thống thông tin Hermes UK…(Gemadept, 2019).
2.6.2 So sánh và đánh giá kho SCSC với đối thủ cạnh tranh
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (kho TCS) là đối thủ cạnh tranh
duy nhất của kho SCSC trong cùng khu vực miền Nam. TCS là công ty con của
Công ty con của Vietnam Airlines. Về góc độ lịch sử hình thành và phát triển,
thì kho TCS xuất hiện trước với bề dày 25 năm trong khi đó SCSC chỉ mới
hoạt động được 12 năm kể từ cuối năm 2010. Mặc dù, SCSC ra đời sau nhưng
SCSC có lợi thế về việc mở rộng thêm quy mô diện tích từ khu đất trống
(13.000m2). SCS đang hoạt động 93% công suất của giai đoạn 1 (200.000
tấn/năm) và có thể mở  rộng lên 350.000 tấn/năm trong giai đoạn 2 khi nhu cầu
thị trường tăng. Trong khi đó, TCS đối thủ cạnh tranh của SCSC hiện đã hoạt
động tối đa công suất và không còn quỹ đất để mở rộng thêm. Do đó, TCS chỉ 
có thể mở rộng thêm 8% công suất  hiện tại thông qua việc gia tăng thêm tầng
nhà kho. Quỹ đất trống xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất còn lại rất ít là rào
cản lớn cho những đối thủ mới gia nhập ngành. Với bối cảnh hiện tại, SCS gần
như là doanh nghiệp duy nhất trong ngành dịch vụ hàng hóa hàng không còn
dư địa mở rộng công suất nhà ga hàng hóa tại đây. (Ma Kha, 2018)

SCSC cũng là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ kho thu gom hàng lẻ hàng
không xuất khẩu và kho ngoại quan chuyên dùng hàng tươi sống tại Việt Nam
trong khi TCS lại không có dịch vụ này. Đây chính là thế mạnh của SCSC, bởi vì
đây là dịch vụ mà các công ty Logistics và công ty Forwarder có nhu cầu rất cao
và giúp cho các công ty tiết kiệm được một số chi phí.

Hình 15: Thị phần của SCSC và TCS


Nguồn: https://langtubuonnuocmam.com/
Tuy nhiên, xét về sản lượng thì SCSC hiện có công suất 200 nghìn
tấn/năm trong khi TCS là 450 nghìn tấn/năm. Theo số liệu 2019, TCS đã hoạt
động ở mức 109% công suất thiết kế và đang đạt max công suất. Các kho TCS
thường xảy ra hiện tượng ùn tắc, trong khi đã mở rộng hết phần đất TCS tại
Tân Sơn Nhất. Về thị phần thì do ra đời sau nên thì phần tính tới (chỉ chiếm
30% theo số liệu bản thống kê trên và tính tới cuối năm 2021 thì thị phần SCSC
vẫn giao động trong khoảng 30 - 35%), phục vụ 2 hãng nội địa là Vietjet và
Bamboo cùng gần 40 hãng quốc tế. Trong khi đó, TCS chiếm đến 70% thị phần
còn lại tính tới thời điểm hiện nay, phục vụ 2 hãng nội địa là Vietnam Airlines
và Jetstar Pacific cùng hơn 35 hãng quốc tế. Và đây cũng chính là 2 vấn đề lớn
mà SCSC cần phải đưa ra các giải pháp sao cho nâng cao được thị phần cũng
như sản lượng hàng hóa xuất khẩu. (Báo cáo phân tích, 2021)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, (28/03/2022), Báo cáo thường
niên SCSC 2021, https://www.scsc.vn/Photos/BAO%20CAO%20THUONG
%20NIEN%202021.pdf

2. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, (26/08/2020), Báo cáo phân tích
SCSC 2020,
https://www.phs.vn/data/research/PDF_Files/analysis_report/vn/20200827/
SSC--20200827-V.pdf

3. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, (08/04/2021), Báo cáo thường
niên SCSC 2020, https://www.scsc.vn/Photos/2020031801.pdf

4. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, (17/03/2020), Báo cáo thường
niên SCSC 2019, https://www.scsc.vn/Photos/2019032002.pdf
5. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, (20/03/2019), Báo cáo thường
niên SCSC 2018, https://www.scsc.vn/Photos/2019032002.pdf

6. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, (14/03/2018), Báo cáo thường
niên SCSC 2017, https://www.scsc.vn/Photos/2018031401.pdf

7. Gemadept, (2019), Cảng hàng hóa hàng không,


https://www.gemadept.com.vn/cang-hang-hoa-hang-khong-469/index.html

8. Báo cáo phân tích, (29/01/2019), SCSC phía trước là bầu trời,
https://langtubuonnuocmam.com/scs-phia-truoc-la-bau-troi/

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ULD: Unit Load Devices
BRK: Khu vực Breakdown
RAM: Khu vực phục vụ sân đỗ
DOE: Nhân viên tài liệu xuất
BLD: Khu vực chất xếp hàng hóa
ACP: Khu vực tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu
DLV: Khu vực giao nhận hàng nhập khẩu
CFS: Khu gom hàng lẻ

You might also like