You are on page 1of 40

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS ASEAN
SỐ THÁNG 4/2022

THUỘC NHIỆM VỤ
“Cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực Logistics

Việt Nam giai đoạn 2021-2025” năm 2022

Hà Nội, năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 3
TÓM TẮT ............................................................................................................ 4
1. Tình hình và xu hƣớng chung ..................................................................... 7
2. Singapore .................................................................................................... 10
2.1. Thông tin về logistics trong tháng ....................................................... 10
2.2. Thông tin liên quan .............................................................................. 13
3. Malaysia ...................................................................................................... 18
3.1. Thông tin về logistics trong tháng ....................................................... 18
3.2. Thông tin liên quan .............................................................................. 20
4. Thái Lan ...................................................................................................... 24
4.1. Thông tin về logistics trong tháng ....................................................... 24
4.2. Thông tin liên quan .............................................................................. 24
5. Indonesia ..................................................................................................... 26
5.1. Thông tin về logistics trong tháng ....................................................... 26
5.2. Thông tin liên quan .............................................................................. 29
6. Philippines................................................................................................... 30
6.1. Thông tin về logistics trong tháng ....................................................... 30
6.2. Thông tin liên quan .............................................................................. 32
7. Campuchia .................................................................................................. 35
7.1. Thông tin về logistics trong tháng ....................................................... 35
7.2. Thông tin liên quan .............................................................................. 37

2
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Số lượng tàu qua cảng Singapore các tháng năm 2020 tới năm 2022 .. 11
Hình 2: Tổng lưu lượng container qua cảng Singapore các tháng năm 2020 tới
năm 2022 ............................................................................................................ 11
Hình 3: Tổng tải trọng của đội tàu mang quốc tịch Singapore các tháng năm
2020 tới năm 2022 (đvt: triệu tấn) ..................................................................... 13
Hình 4: Hệ thống xếp dỡ tự động tại Cảng Tuas ............................................... 16
Hình 5: Pos Malaysia Bhd.................................................................................. 18
Hình 6: khu vực để hàng bên trong 1 nhà kho của JLL ..................................... 23
Hình 7: Khu vực hàng hóa SITC........................................................................ 26
Hình 8: Hãng hàng không Sriwijaya Air tại sân bay Fatmawati ở Bengkulu,
Indonesia ............................................................................................................ 27
Hình 9: Máy bay của hãng hàng không Garuda tại sân bay Jakata, Indonesia.. 28
Hình 10: Mitsui hybrid RTGs tại cảng container Mindanao ............................. 32
Hình 11: Xe tải ở Campuchia chờ hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu ....................... 35
Hình 12: Bến container của Cảng Tự trị Phnom Penh (PPAP's) tại huyện Kien
Svay của tỉnh Kandal.......................................................................................... 36
Hình 13: Sông Bassac ở tỉnh Kandal (Campuchia) ........................................... 38

3
TÓM TẮT
Trong quá trình tái mở cửa an toàn và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh
doanh, các nền kinh tế của các nước ASEAN cũng phải quản lý các thách thức
ngày càng gia tăng và xác định cách tốt nhất để nắm bắt các cơ hội mới nhằm
phục hồi một cách linh hoạt. Để duy trì đà phục hồi, các nước thành viên
ASEAN phải chuẩn bị các phương án nhằm ngăn chặn bất ổn tài chính khu vực.
Các nước cần quản lý chặt chẽ hơn các tác động từ sự tăng giá dầu mỏ, động
thái điều chỉnh lãi suất của Hoa Kỳ và việc dỡ bỏ dần các biện pháp kích thích
tài khóa.
Lĩnh vực thương mại điện tử đang gia tăng mạnh mẽ, thị trường kho bãi
và logistics, ASEAN tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu cao từ dịch vụ logistics
chặng cuối và cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đang thúc đẩy mở rộng thị
trường. Sự hiện diện của các công ty nước ngoài và các nỗ lực của các chính
phủ như chương trình Thích ứng và Tăng trưởng, Go Digital,…đã khuyến khích
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành logistics phát triển.
* Singapore:
Tháng 3/2022, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 3,08
triệu TEU, tăng 8,65% so tháng 02/2022 và giảm 5,53% so với tháng 3/2021.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, tổng lưu lượng container qua cảng
Singapore đạt 9,07 triệu TEU, giảm 2,48% so với cùng kỳ năm 2021.
Bến cảng PSA Jurong Island Terminal đạt sản lượng container kỷ lục hơn
100.000 đơn vị tương đương 20 feet (TEU) trong năm tài khóa kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 năm 2021. Đây là sản lượng cao nhất kể từ năm 2012 và tăng
45% so với năm 2020.
Hãng PSA Singapore và Viện Máy tính Hiệu suất cao (ASTAR's) thuộc
Cơ quan Khoa học Công nghệ và Nghiên cứu (IHPC) đã ký một thỏa thuận hợp
tác phát triển một giải pháp quản lý đội xe quy mô lớn cho các phương tiện dẫn
đường tự động (AGV) để di chuyển container một cách hiệu quả và an toàn
trong Cảng thế hệ mới tại Tuas.

4
* Malaysia:
Công ty Pos Malaysia Bhd cho biết từ ngày 01/4/2022 sẽ mức tăng phụ
phí nhiên liệu lên 5% đối với các chuyến bay vận chuyển hàng nội địa mức tăng
này không áp dụng cho các chuyến hàng quốc tế.
Kể từ ngày 01/5/2022, Bộ Giao thông vận tải Malaysia quyết định trong
thời gian ba ngày kể từ ngày nhập cảnh đến khi thông quan tất cả hàng hóa
container nhập khẩu phải rời bãi container Port Klang. Điều này sẽ cải thiện
hiệu quả hoạt động của Cảng Klang và ngăn các container lưu hàng tại bãi.
* Thái Lan:
Phản ứng trước kế hoạch của Bộ Năng lượng Thái Lan là từ ngày
1/5/2022 sẽ ngừng kiểm soát giá dầu diesel ở mức 30 baht/lít mà thay vào đó là
trợ cấp một nửa mức tăng giá trên 30 baht / lít (giá xăng dự kiến tăng 32-35
baht/lít), chủ các hãng xe tải sẽ tăng 20% phí vận tải nếu Chính phủ không tiếp
tục kiểm soát giá dầu diesel trong nước.
Giám đốc điều hành Hutchison Ports tại Thái Lan cùng với Giám đốc
điều hành của Nawarat Patanakarn Public Company Limited đã ký kết hợp đồng
thi công các giai đoạn còn lại của Cảng Hutchison Ports Thái Lan tại Laem với
tổng vốn đầu tư 3,4 tỷ THB. Dự án này sẽ bắt đầu từ tháng 4/2022 và dự kiến
hoàn thành trong 3 năm. Sau khi hoàn thành, việc phát triển Nhà ga D sẽ có thể
hỗ trợ xếp dỡ lên đến 3,5 triệu TEU container mỗi năm.
* Indonesia:
Theo Thông tư số 68/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Indonesia về phụ phí nhiên liệu đối với các chuyến bay hạng phổ thông nội địa
có hiệu lực từ ngày 18/4/2022 và sẽ được xem xét 3 tháng một lần, các hãng
hàng không trong nước được tăng giá vé máy bay thông thường lên đến 10%
đối với các loại máy bay phản lực và 20% đối với các loại máy bay cánh quạt
để trang trải chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu toàn cầu tăng mạnh.
Trong thời gian qua, doanh thu của hãng hàng không Garuda Indonesia
đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, buộc hãng phải khởi động kế
hoạch tái cơ cấu lớn nhằm cắt giảm các khoản nợ. Do đó, Doanh nghiệp Nhà
nước Indonesia – BUMN cùng với Ủy ban VI (giám sát các lĩnh vực công
thương, đầu tư, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp
5
nhà nước) thuộc Hạ viện đã cùng cam kết giải cứu hãng hàng không quốc gia
Garuda Indonesia khỏi tình trạng phá sản.
* Philippines:
Dự án giám sát container của Cơ quan quản lý cảng Philippines (PPA) bị
dừng triển khai do Cục Hải quan (BoC) đã triển khai chương trình xác định và
giải trình container của Hệ thống nhắm mục tiêu hàng hóa của Tổ chức Hải
quan Thế giới (WCO-CTS).
Để bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, công ty Ninja
Van đang tăng cường nỗ lực tự động hóa sắp xếp để giao hàng nhanh hơn, hiệu
quả hơn. Công ty logistics hỗ trợ công nghệ Ninja Van Philippines tiếp tục hoàn
thiện các hoạt động dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng trên toàn quốc. Cùng với việc tăng cường các dịch vụ cốt lõi và cải thiện
tốc độ giao hàng, công ty đã lắp đặt hệ thống phân loại mới tại trung tâm tự
động mới ở Cabuyao, Laguna. Với diện tích 21.000 m2, đây là hệ thống phân
loại và là trung tâm tự động lớn nhất của toàn Tập đoàn Ninja Van.
* Campuchia:
Campuchia đang yêu cầu mở một cửa khẩu mới để cho phép vận chuyển
và đi lại giữa tỉnh Trat của Thái Lan với Thmor Dar ở tỉnh Pursat của
Campuchia. Theo đó, Campuchia đã yêu cầu xây dựng và vận hành một cửa
khẩu như một phần của Hiệp định Vận tải qua Biên giới (CBTA). Trước đó,
Thái Lan đã tặng đường ray và các vật liệu liên quan khác để sử dụng trong việc
cải thiện tuyến đường sắt Mongkol Borei-Battambang-Pursat của Campuchia.
CBTA là một công cụ pháp lý toàn diện duy nhất bao gồm tất cả các biện pháp
phi vật lý đối với vận chuyển đường bộ xuyên biên giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Campuchia, nhà ga cảng đa năng
TS11 trên sông Tonle Sap ở phía bắc Phnom Penh đã hoàn thành 85% và dự
kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 1/7/2022 và bốn nhà ga nữa sẽ được khai
trương vào tháng 11/2022.

6
NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Tình hình và xu hƣớng chung
Tình hình căng thẳng giữa Nga- Ukraine tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế
toàn cầu, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng và gia tăng áp lực lạm phát. Các
lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Nga đã dẫn đến việc đình chỉ hầu như
tất cả các liên kết thương mại giữa Nga và phương Tây bao gồm cả các dịch vụ
vận chuyển hàng hóa đường sắt giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung và
Tây Âu. Với các nước nhập khẩu lúa mì và dầu hướng dương lớn của Ukraine
và Nga, căng thẳng giữa hai nước này cũng có nguy cơ làm gián đoạn nguồn
cung cấp lương thực, đồng thời các lệnh cấm vận đối với dầu khí của Nga cũng
có khả năng thay đổi mô hình giao dịch hàng hóa.
Giá dầu thô đã quay trở lại mức trước xung đột là khoảng 100 USD/
thùng sau khi các nước thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày
1/4/2022 đồng ý giải phóng 120 triệu thùng từ kho dự trữ trong khoảng thời
gian 6 tháng. Trước đó, vào tháng 3/2022, các nước thành viên của IEA cũng đã
giải phóng 62,7 triệu thùng. Thị trường dầu thô toàn cầu có thể mất tới 4 triệu
thùng/ ngày tương đương 4% nguồn cung toàn cầu, do các lệnh trừng phạt cứng
rắn hơn đối với xuất khẩu dầu thô của Nga.
Bên cạnh đó, tại Trung Quốc các biện pháp giãn cách xã hội tại một số
thành phố lớn nhằm ngăn chặn các làn sóng lây lan COVID-19 đang tác động
đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của các thành phố đông dân nhất thế giới.
Thượng Hải, trung tâm thương mại của Trung Quốc đã bị đóng cửa hơn một
tháng nay làm gián đoạn sản lượng sản xuất và các liên kết vận chuyển hàng
hóa đường bộ với các tỉnh lân cận bao gồm Chiết Giang và Giang Tô.
Về vận chuyển bằng đường hàng không:
Việt Nam: nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa
thấy có dấu hiệu tăng so với năm 2021. Bên cạnh đó, việc đóng cửa nhà máy ở
Trung Quốc có khả năng làm giảm nhu cầu vận tải hàng không từ các nhà sản
xuất linh kiện ở Việt Nam, Campuchia và Myanmar.
Indonesia: Nhu cầu và công suất vận chuyển hàng không khá ổn định,
đặc biệt là đến các điểm đến châu Âu và Mỹ, mặc dù các chủ hàng cũng phải
đối mặt với phụ phí xăng dầu.
7
Đông Bắc Á: Các hãng hàng không sẽ tiếp tục cắt giảm tổng số chuyến
bay chở hàng từ Nhật Bản sau khi tổng số chuyến bay giảm xuống dưới 250
chuyến trong tháng 4/2022, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021 đến nay.
Lệnh cấm đối với các máy bay quá cảnh của Nga do lệnh trừng phạt đã khiến
thời gian bay dài hơn và hạn chế về năng lực bay khoảng 20% mỗi chuyến bay.
Dịch vụ vận chuyển nội địa:
Philippines: do tình trạng tắc nghẽn khiến cho thời gian chờ đợi của các
tàu tại một số cảng lên đến 1,5 ngày.
Indonesia: Sản lượng vận chuyển nội địa dự kiến sẽ giảm trong nửa đầu
tháng 5/2022 do lễ hội Idul Fitri Long nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi và duy
trì mạnh trong những tháng tới. Giá nhiên liệu có thể sẽ vẫn ổn định trong tháng
5/2022 do chính sách của chính phủ nhằm hợp lý hóa giá nhiên liệu vận tải
đường bộ.
Giá nhiên liệu ở Việt Nam, Campuchia và Myanmar tiếp tục tăng trong
bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang diễn ra hết sức phức tạp. Tại Hồ Chí
Minh (Việt Nam) cơ quan quản lý cảng biển đã chính thức thu phí hạ tầng từ
tháng 4/2022. Tỉnh Sihanoukville (Camphuchia) thành lập Đặc khu kinh tế đa
mục tiêu được chia thành 5 giai đoạn với thời gian xây dựng khoảng 18 tháng.
Kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, các nước ASEAN đã
buộc phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội thậm chí đóng cửa các thành
phố do sự lây lan của Covid-19. Trong khi dịch bệnh đã gây ra một thời kỳ bất
ổn lớn cho các nhà bán lẻ truyền thống, thúc đẩy sự chuyển dịch sang các kênh
mua sắm trực tuyến vốn đã bắt đầu ở các nước ASEAN1.
Lĩnh vực thương mại điện tử đang gia tăng mạnh mẽ, thị trường kho bãi
và logistics phân phối ASEAN tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu cao từ dịch vụ
logistics chặng cuối và cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đang thúc đẩy mở
rộng thị trường. Sự hiện diện của các công ty nước ngoài và các nỗ lực của
chính phủ như chương trình Thích ứng và Tăng trưởng, Go Digital,…đã khuyến
khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành logistics phát triển.

1
https://www.businesswire.com/news/home/20220415005080/en/

8
Singapore là một quốc gia lớn trong khu vực ASEAN. Do lợi thế về địa
lý và hoạt động kinh doanh vận tải và hậu cần phát triển mạnh mẽ, Singapore là
một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực ASEAN. Cơ sở hạ tầng
kho bãi đã được tài trợ đáng kể bởi các công ty lớn trong nước.
Đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu kho bãi ở một số khu vực do doanh số
thương mại điện tử tăng lên. Trong suốt đợt đại dịch, Công ty Cổ phần Phát
triển Công nghiệp BW (BW) nhà phát triển công nghiệp cho thuê lớn nhất Việt
Nam chuyên phát triển nhà kho và nhà xưởng cho thuê đã nhận được một lượng
lớn yêu cầu. Kế hoạch phát triển dài hạn của công ty cho phép công ty nắm bắt
hiệu quả những cơ hội ngắn hạn này: công ty xây dựng các nhà kho công
nghiệp, hiện đại, nhẹ để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng mở rộng và bùng
nổ thương mại điện tử.
Do hậu quả của đại dịch Covid-19, nhu cầu về kho lạnh tiếp tục tăng,
buộc các doanh nghiệp kinh doanh kho lạnh phải thích ứng với mô hình chuỗi
cung ứng của họ. Theo một báo cáo trong ngành, các nhà đầu tư quốc tế đang
quan tâm đến việc xây dựng các cửa hàng lạnh tại Việt Nam để tận dụng lợi thế
của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa bán lẻ, điều này sẽ thay đổi cách các
thành phố lớn của Việt Nam thu mua các nguồn thực phẩm mới. Nguồn cung sẽ
thuyên giảm trong tương lai do cơ sở hạ tầng được đầu tư và mở rộng đáng kể
chẳng hạn như sân bay quốc tế Long Thành,…
Tại Thái Lan, nhà kho không chỉ là nơi chứa và lưu trữ hàng, nhà kho
hiện nay còn được sử dụng để tích hợp thêm các hoạt động dịch vụ khác như
đóng gói, lắp ráp và gia công sản phẩm trong thời gian ngắn. Ở Bangkok, cụm
kho thương mại điện tử kéo dài từ 15 đến 23 km dọc theo tuyến đường Bang
Na-Trat. Thái Lan đã chứng kiến sự mở rộng thị trường bán lẻ trong những năm
gần đây với sự gia tăng, tăng trưởng đều, các hoạt động bán lẻ có tổ chức hoặc
mua sắm hiện đại trên khắp đất nước. Đời sống ngày càng được cải thiện ở Thái
Lan, cũng như dân số trẻ đông đảo và ngành du lịch phát triển mạnh của đất
nước, tất cả đã thu hút hàng loạt thương hiệu nước ngoài, thúc đẩy nhu cầu về
dịch vụ kho bãi.
Tăng trưởng thương mại điện tử:
Với các mặt hàng chất lượng, sự đổi mới sáng tạo và trải nghiệm cho
khách hàng mới lĩnh vực thương mại điện tử ASEAN sẽ phát triển hơn nữa và
9
đến năm 2025 mua sắm trực tuyến ở ASEAN dự kiến sẽ đạt giá trị 172 tỷ USD
gấp 2,8 lần so với năm 2020.
Năm 2020, ASEAN có thêm 40 triệu người dùng Internet, nâng tổng số
người dùng Internet lên 70% dân số của khu vực. ASEAN có lượng dân số trẻ
lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao đã nhanh chóng mở rộng tầng lớp trung lưu,
đây là một tín hiệu tốt cho lĩnh vực bán lẻ của khu vực dự kiến từ giờ đến năm
2025 tốc độ tăng trưởng đạt 5%/năm.
Malaysia: Thị trường bất động sản công nghiệp và logistics của Malaysia
đã tăng trưởng trong những năm gần đây do tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử
lớn hơn dẫn đến yêu cầu về không gian kho bãi lưu trữ tăng lên để đáp ứng sự
gia tăng trong giao hàng chặng cuối cũng như chuyển dịch cơ cấu theo hướng
bán lẻ đa kênh. Các nhà bán lẻ quốc tế đang từng bước phát triển các kho hàng
ở Malaysia để tăng thời gian giao hàng, dịch vụ khách hàng và tính sẵn có của
sản phẩm. IKEA, Nestle, Tesco, Zalora và Lazada là một trong những công ty
toàn cầu đầu tư vào các trung tâm phân phối của Malaysia để phát triển thương
mại điện tử của họ tại quốc gia này.
COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển trong các doanh nghiệp bán lẻ điện
tử trong cả lĩnh vực kho bãi và logistics các nhà đầu tư đang xem xét coi đây là
một khoản đầu tư mang lại nhiều lợi ích trong tình hình thị trường có nhiều biến
động như hiện nay.
2. Singapore
2.1. Thông tin về logistics trong tháng
 Về số lượng tàu cập cảng Singapore
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê quốc gia Singapore, tháng 3/2022, có
7.307 tàu qua cảng Singapore, tăng 867 tàu so với tháng 02/2022 và giảm 481
tàu so với tháng 3 năm 2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, số lượng tàu qua cảng Singapore đạt
20,960 chiếc, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.

10
12,200 12,134

11,200
10,879
10,200
9,827
9,200

8,200 7,788
7,255 7,286 7,307
7,098
7,200 7,015 7,479 6,990
6,958 7,211 7,246
6,582
6,440
1/2…

1/2…

1/2…
6,200
2

3
3
4
5
6
7
8
9

2
3
4
5
6
7
8
9

2
10
11
12

10
11
12
Hình 1: Số lƣợng tàu qua cảng Singapore các tháng năm 2020 tới năm 2022
Nguồn: Cơ quan Thống kê quốc gia Singapore
 Về lưu lượng container thông qua cảng biển
Số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Singapore cho thấy trong tháng
3/2022, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 3,08 triệu TEU, tăng
8,65% so tháng 02/2022 và giảm 5,53% so với tháng 3/2021. Tính chung 3
tháng đầu năm 2022, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 9,07
triệu TEU, giảm 2,48% so với cùng kỳ năm 2021.

3.3 3.27
3.21 3.26
3.2 3.21 3.18 3.18
3.18 3.20 3.17
3.1 3.09 3.08
3.11
3.0

2.9 2.90 2.97


2.88
2.84
2.8 2.81

2.7
1/2020

11
2
3
4
5
6
7
8

10
11
12
1/2021
2
3
4
5
6
7
8
9
10

12
1/2022
2
3

Hình 2: Tổng lƣu lƣợng container qua cảng Singapore các tháng năm 2020
tới năm 2022
(Đvt: triệu TEUs)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Singapore
11
 Về tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển
Tổng lượng hàng hóa qua các cảng biển của Singapore trong tháng
03/2022 đạt 48,43 triệu tấn tăng 7,45% so với tháng trước và giảm 7,9% so với
tháng 03/2021.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, tổng lượng hàng hóa qua các cảng
biển của Singapore đạt 145,6 triệu tấn, giảm 3,51% so với cùng kỳ năm 2021.

56.00 55.84

54.00 54.20
53.34
52.59
52.00 51.93
51.12
50.00 49.78 49.77
48.75
48.00 47.96 48.43
47.43 48.06 48.12

46.00

44.62
44.00

Hình 3: Tổng lƣợng hàng qua cảng biển của Singapore các tháng năm 2020
tới năm 2022 (đvt: triệu tấn)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Singapore

 Về số lượng tàu biển mang quốc tịch Singapore (cờ tàu) và tổng tải
trọng của đội tàu:
Trong tháng 3/2022, số tàu biển mang quốc tịch Singapore là 4.082 chiếc,
giảm 01 chiếc so với tháng 02/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm, số lượt tàu
biển mang quốc tịch Singapore là 12.244 chiếc, giảm 439 chiếc so với cùng kỳ
năm 2021.
Tổng tải trọng của đội tàu tháng 3/2022 là 92,61 triệu tấn, tăng 0,48 triệu
tấn so với tháng 02/2022 và giảm 1,55 triệu tấn so với tháng 3/2021. Tính chung
3 tháng năm 2021, tổng tải trọng của tàu quốc tịch Singapore là 276,69 triệu
tấn, giảm 5,56 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

12
98 97.38
97.33
97
96.75
96
96.20
95 95.00
94.17 93.59
94 93.69 93.75
93.29
93.81
93 93.70 93.49 92.61

92
91.94
91
1/2020

2
2
3
4
5
6
7
8
9

1/2021

3
4
5
6
7
8
9

1/2022
2
3
10
11
12

10
11
12
Hình 4: Tổng tải trọng của đội tàu mang quốc tịch Singapore các tháng
năm 2020 tới năm 2022 (đvt: triệu tấn)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Singapore

2.2. Thông tin liên quan


Công ty điều hành tàu Pacific International Lines (PIL) tham gia
cuộc đua về trọng tải trong toàn ngành2.
Công ty điều hành tàu Pacific International Lines (PIL) có trụ sở tại
Singapore đã tham gia cuộc đua về trọng tải trong toàn ngành. Theo nguồn tin
tại các nhà máy đóng tàu Trung Quốc Shanghai Waigaoqiao Shipbuilding và
Yangzijiang Shipbuilding cho biết PIL đã hỏi về việc đóng mới 6 tàu container
8.000 TEU, thời gian giao hàng dự kiến từ năm 2024 đến đầu năm 2025.
Trước đó vào ngày 7/3/2022, PIL đã đặt hàng bốn tàu 14.000 TEU tại nhà
máy đóng tàu Jiangnan. PIL đang xây dựng lại đội tàu của mình sau khi bán
một số tàu trong năm 2019 và năm 2020.
Việc giá cước vận tải container tăng đã khiến PIL tung ra nhiều dịch vụ
hơn sau khi cắt giảm quy mô vào năm 2020 và theo người phát ngôn của PIL
xác nhận PIL cần thêm nhiều tàu trong phạm vi 5.000-14.000 TEU.

2
https://theloadstar.com/we-need-more-box-ships-pil-joins-industry-wide-chase-for-tonnage/

13
Vào tháng 3/2021, PIL thông báo đã bị lỗ ròng 3 năm liên tiếp từ năm
2018-2020 và đã được Heliconia Capital một đơn vị thuộc công ty đầu tư của
chính phủ Singapore, Temasek Holdings mua lại 75% cổ phần, liên quan đến
khoản đầu tư 600 triệu USD bao gồm tất cả các khoản cho vay. Việc tái cơ cấu
của PIL cũng liên quan đến việc chuyển đổi 45 triệu USD trái phiếu thành
chứng khoán trong khi các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho chủ sở hữu trái
phiếu sẽ được tích lũy trong 5 năm trước khi được phát hành. Tuy nhiên, vào
cuối năm 2021, PIL đã thấy tình hình tài chính của mình đã có những chuyển
biến tích cực và PIL đã trả trước hạn các khoản nợ cho các chủ sở hữu trái
phiếu.
Ngày càng có nhiều hãng tàu quan tâm đến việc đóng mới tàu có tải trọng
7.000-8.000 TEU, tính đến thời điểm hiện tại đã có 83 tàu đã được đặt hàng.
Các nhà khai thác tuyến đang tìm cách triển khai các tàu có trọng tải như vậy
cho tuyến Viễn Đông-Vịnh Ba Tư để thay thế cho tàu có trọng tải 4.000-5.000
TEU.
Cảng PSA Jurong Island & JTC đạt mốc 100K TEU trong năm
20213.
Bến cảng PSA Jurong Island Terminal đạt sản lượng container kỷ lục hơn
100.000 đơn vị tương đương 20 feet (TEU) trong năm tài khóa kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 năm 2021. Đây là sản lượng cao nhất kể từ năm 2012 và tăng
45% so với năm 2020.
Khối lượng kỷ lục mới này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một
chuỗi cung ứng bền vững hơn. Việc này làm giảm 100.000 chuyến xe tải giữa
Đảo Jurong và các bến PSA trên đất liền Singapore. Vận chuyển container trên
sà lan cũng thân thiện hơn với môi trường, nó có thể giúp giảm tới 30% lượng
khí thải carbon cho mỗi container đơn vị tương đương 20 feet so với vận tải
bằng đường bộ. Cột mốc quan trọng này là kết quả của 9 năm hợp tác giữa chặt
chẽ giữa PSA Corporation Ltd (PSA) và JTC.
Điều này hỗ trợ tham vọng của Đảo Jurong trong việc xây dựng một
chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường, đây là một phần trong Kế hoạch

3
https://logistics-manager.com/psa-jurong-island-terminal-and-jtc-celebrate-100k-teu-
milestone-in-creating-a-more-sustainable-supply-chain/

14
Xanh 2030 của Singapore nhằm biến Đảo Jurong thành một trung tâm năng
lượng và hóa chất bền vững. Sáng kiến này là một trong nhiều quan hệ đối tác
bền vững đang diễn ra giữa cộng đồng Đảo Jurong, sau nghiên cứu kinh tế đầy
đủ đầu tiên trong ngành, các biện pháp giảm thiểu chất thải, giới thiệu các tấm
pin mặt trời và nỗ lực phủ xanh thông qua việc trồng 30.000 cây xanh trên đảo.
Ngày nay, gần 10 công ty trên đảo Jurong như ExxonMobil, Sumitomo
Chemical Asia và The Polyolefin Company sử dụng phương pháp đánh bắt cá
như một phần trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững của họ. Với khối lượng sà
lan hiện chiếm 20% tổng khối lượng hàng hóa trên Đảo Jurong, JTC và PSA sẽ
tiếp tục làm việc với các công ty của Đảo Jurong để đưa sà lan trở thành phương
thức trung chuyển chính giữa Đảo Jurong và các cảng chính của PSA.
Được quy hoạch và phát triển bởi JTC, Đảo Jurong là trung tâm của
ngành Năng lượng & Hóa chất (E&C) của Singapore, đóng góp khoảng 20%
sản lượng sản xuất của Singapore. PSA Jurong Island Terminal giúp hợp lý hóa
các quy trình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hoạt động, nâng cao độ tin cậy và hiệu
quả cho các doanh nghiệp trên Đảo. Nằm ở góc phía tây của đảo Jurong, hai cầu
cảng tại khu cảng tiếp nhận hai chuyến sà lan mỗi ngày với sức tải lên đến 200
TEU cho mỗi sà lan.
Theo Giám đốc Logistics và Phân phối (Polyme) Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương (Asia Pacific Pte Ltd) dịch vụ vận chuyển bằng sà lan giữa đảo
Jurong và các nhà ga trên đất liền của PSA cung cấp một mô hình logistics thay
thế ngoài các hoạt động từ nhà máy đến cảng giúp giảm phát thải liên quan đến
vận tải đường bộ tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cung cấp của
công ty để cung cấp các sản phẩm năng lượng và hóa dầu.
Giám đốc công ty Sumitomo Chemical Asia, cho biết Sumitomo
Chemical Asia đã là đối tác lâu năm với PSA với các nhà máy sản xuất của đặt
tại Đảo Jurong, việc sử dụng dịch vụ sà lan của PSA Jurong Island để chuyển lô
hàng đến cảng đất liền để xuất khẩu, tăng sự thuận tiện trong kết nối của
Sumitomo Chemical Asia và rút ngắn đáng kể thời gian xử lý đơn hàng của
Sumitomo Chemical Asia.
Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, việc thích ứng với những thay đổi
của thị trường là rất quan trọng, việc sử dụng dịch vụ sà lan của PSA Jurong
Island Terminal như một giải pháp thay thế cho phương thức vận chuyển đường
15
bộ truyền thống cho phép Sumitomo Chemical Asia lập biểu đồ hướng tới
lượng khí thải carbon thấp hơn trong hoạt động chuỗi cung ứng của mình khi
Sumitomo Chemical Asia hướng tới một chuỗi cung ứng bền vững và linh hoạt
hơn.
Hãng PSA & A*STAR hợp tác trên các giải pháp AGV thông minh4.
Hãng PSA Singapore và Viện Máy tính Hiệu suất cao (ASTAR's) thuộc
Cơ quan Khoa học Công nghệ và Nghiên cứu (IHPC) đã ký một thỏa thuận hợp
tác phát triển một giải pháp quản lý đội xe quy mô lớn cho các phương tiện dẫn
đường tự động (AGV) để di chuyển container một cách hiệu quả và an toàn
trong Cảng thế hệ mới tại Tuas. Như vậy, Cảng Tuas sẽ là cảng container hoàn
toàn tự động lớn nhất với công suất xếp dỡ hàng năm là 65 triệu TEU.

Hình 5: Hệ thống xếp dỡ tự động tại Cảng Tuas


AGV hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các
hoạt động bến bãi cho Cảng Tuas bởi tính linh hoạt và cơ động của hệ thống

4
https://logistics-manager.com/psa-astar-collaborate-on-smart-scalable-agv-solutions/

16
trong việc bốc dỡ và vận chuyển container. Những phương tiện điện không
người lái này thân thiện với môi trường, bền vững hơn so với việc sử dụng động
cơ diesel và giảm lượng khí thải carbon khoảng 50%. Do đó, đội tàu AGV dự
kiến sẽ tăng quy mô cùng với các hoạt động khai thác cảng quy mô lớn.
Để đáp ứng nhu cầu của đội xe AGV lớn hơn, PSA yêu cầu một hệ thống
quản lý đội xe thông minh, tiên tiến, đáp ứng nhanh và có thể tính toán xử lý tải.
Giải pháp quản lý đội tàu bay mới này cho các hoạt động của AGV được kỳ
vọng sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí thông qua việc giảm cơ sở hạ tầng và chi phí
vận hành. PSA và IHPC của ASTAR sẽ đồng phát triển các giải pháp số hóa và
tự động hóa tiên tiến có thể giải quyết những nhu cầu này. IHPC sẽ đóng góp
chuyên môn của mình về công nghệ và thuật toán, tính toán hiệu suất cao để
phát triển các giải pháp tăng tốc cho việc quản lý đội tàu quy mô lớn của AGV.
Còn PSA sẽ đóng góp chuyên môn của mình trong việc thiết kế các thuật toán,
cung cấp một nền tảng mô phỏng để tiến hành chứng minh khái niệm cũng như
cung cấp nhiều kinh nghiệm và kiến thức của mình trong việc phát triển và vận
hành hệ thống quản lý đội tàu AGV hiện có.
Sự hợp tác nghiên cứu cũng bao gồm việc phát triển các kỹ thuật tiên tiến
cho phép thiết kế có thể mở rộng với nhiều AGV và đồng thời đảm bảo an toàn
khi vận hành. Sau khi phát triển thành công, PSA sẽ xem xét áp dụng các giải
pháp thông minh cho các hệ thống quản lý đội tàu nâng cao trong tương lai khi
các hoạt động ở Cảng Tuas dần được mở rộng quy mô, đồng thời việc bổ sung
các công nghệ mới như 5G sẽ nâng cao hơn nữa hiệu suất tính toán.
Theo Trợ lý Giám đốc Điều hành của MPA, việc phát triển giải pháp
quản lý đội tàu AGV quy mô lớn là một bước hiện thực hóa tầm nhìn của MPA
nhằm xây dựng một cảng thông minh, tăng năng suất đồng thời cải thiện an toàn
và bảo vệ. Sáng kiến này được tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Chuyển
đổi Hàng hải (MTP). Đây là một phần quan trọng trong Bản đồ chuyển đổi
ngành vận tải biển, MTP đồng tài trợ cho các dự án phát triển các năng lực hoặc
công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng cao trong ngành.

17
3. Malaysia
3.1. Thông tin về logistics trong tháng
Công ty Pos Malaysia tăng phụ phí nhiên liệu cho vận chuyển hàng
nội địa nhƣng không áp dụng cho các chuyến hàng quốc tế5.
Từ ngày 01/4/2022, Pos Malaysia Bhd sẽ mức tăng phụ phí nhiên liệu lên
5% mức tăng này không áp dụng cho các chuyến hàng quốc tế.
Trước đó vào ngày 25/3/2022, Pos Malaysia Bhd đã thông báo họ sẽ tăng
phụ phí nhiên liệu lên 5% đối với các chuyến bay vận chuyển hàng nội địa giữa
vùng IV và vùng V (hay giữa Bán đảo Malaysia và Sabah/ Sarawak) và không
áp dụng cho các chuyến hàng quốc tế. Nguyên nhân là do giá nhiên liệu tăng,
do căng thẳng diễn ra giữa Ukraine và các nhà xuất khẩu dầu khí Nga.

Hình 6: Pos Malaysia Bhd


Kể từ ngày 01/4/2022, Pos Malaysia Bhd đã nối lại các chuyến bay quốc
tế đến- đi tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dịch vụ vận chuyển quốc

5
https://www.theedgemarkets.com/article/pos-malaysia-says-fuel-surcharge-rise-does-not-
apply-international-shipments

18
tế bao gồm các dịch vụ thư tín, hàng hóa, bưu kiện quốc tế flexipack, bưu kiện
hàng không quốc tế và dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS).
Mặc dù việc tăng phụ phí nhiên liệu không áp dụng cho các tuyến quốc tế
nhưng mức phụ phí tạm thời hiện tại được áp dụng kể từ khi đại dịch bùng phát
từ năm 2021 đến nay. Đối với EMS, các khoản phụ phí áp dụng là 15% phụ phí
nhiên liệu hiện có và 15% phụ phí xếp dỡ.
Bộ Giao thông vận tải Malaysia ra quyết định trong thời hạn 3 ngày
Cảng Klang phải thông quan hàng hóa container6.
Kể từ ngày 01/5/2022, Bộ Giao thông vận tải Malaysia quyết định trong
thời gian ba ngày kể từ ngày nhập cảnh đến khi thông quan tất cả hàng hóa
container nhập khẩu phải rời bãi container Port Klang. Điều này sẽ cải thiện
hiệu quả hoạt động của Cảng Klang và ngăn các container lưu hàng tại bãi.
Với quyết định này sau khi hàng cập cảng sẽ được các nhân viên hải quan
xem xét, kiểm tra và đến ngày thứ 3 phải hoàn tất các thủ tục thông quan. Tuy
nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết nếu các container phải điều tra thì cơ quan chức
năng có thời hạn 30 ngày để hoàn thành việc kiểm tra hải quan. Ví dụ, nếu ai đó
nhập khẩu một chiếc ô tô đã qua sử dụng và khẳng định nó được sản xuất vào
năm 2019 nhưng nhân viên hải quan nghi ngờ rằng năm sản xuất bị khai sai thì
container và hàng hóa đó có thể bị tạm giữ và điều tra lên tới 30 ngày.
Trước đây, Chính phủ không bao giờ đặt ra thời hạn cho các container
nhập khẩu phải kiểm tra hải quan, dẫn đến việc một số container bị lưu giữ
trong kho bãi thậm chí có lô hàng bị lưu giữ 5 năm tại cảng mà không có nhà
nhập khẩu nào đến nhận. Để thủ tục hải quan được đẩy nhanh, các nhà khai thác
tàu cũng phải làm tốt vai trò của mình bằng cách nộp tất cả các tài liệu cần thiết
khi được yêu cầu.
Nếu chương trình này triển khai thành công ở Port Klang, thì Bộ Giao
thông vận tải Malaysia sẽ triển khai thực hiện ở các cảng khác ở Malaysia. Port
Klang là cảng container lớn nhất của Malaysia và là cảng container bận rộn thứ
12 trên thế giới, vào năm 2021 đã xếp dỡ 13,64 triệu.

6
https://theloadstar.com/port-klang-to-clear-containerised-imports-in-three-days/

19
Cảng Melaka sắp có khu vực tiếp nhiên liệu cho các tàu đến và đi7.
Cơ quan quản lý cảng Malaka (LPM) đã quyết định xây dựng khu vực
riêng cho các hoạt động tiếp nhiên liệu (tàu tiếp nhiên liệu) của cảng Melaka ở
eo biển biển Melaka. Vị trí của khu vực này gần với tuyến đường vận chuyển
chính rộng khoảng 15 km2 với độ sâu nước tự nhiên từ 16 mét đến 29 mét. Khu
vực này có thể chứa đồng thời hơn 20 tàu chở dầu thô lớn cho mục đích khai
thác hầm. Và Sdn Bhd (FEBS) của Far East Bunkering Services (Melaka) đã
được chỉ định để xử lý và quản lý khu vực một cách chuyên nghiệp.
3.2. Thông tin liên quan
Tập đoàn Hàng không Malaysia cho biết xung đột Nga-Ukraine làm
tăng thách thức trong việc quản lý chi phí vận hành8.
Ngày 21/4/2022, Tập đoàn Hàng không Malaysia (MAG) cho biết xung
đột Nga- Ukraine đã đặt ra những thách thức trong việc quản lý chi phí hoạt
động của MAG vốn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá nhiên liệu biến động khi giá
dầu thô toàn cầu vượt 100 USD/ thùng (bbl). Giá nhiên liệu hiện tại từ 110
USD/ thùng đến 130 USD/ thùng chiếm tới 40%-45% tổng chi phí hoạt động
của tập đoàn (MAG) và hiện nay tăng khoảng 35%-40% so với một năm trước.
Tất cả các công ty trong nhóm đã thực hiện các bước điều chỉnh để quản lý tác
động của chi phí khi giá nhiên liệu cao hơn. Tuy nhiên, an toàn vẫn là ưu tiên
hàng đầu của nhóm và các biện pháp đã được thực hiện để tránh khu vực xung
đột.
Trước đó vào ngày 10/3/2022, Malaysia Airlines đã thông báo sẽ áp dụng
phụ phí xăng dầu đối với hành khách và hàng hóa tại một số thị trường được
chọn kể từ ngày 23/3/2022 sau khi giá nhiên liệu toàn cầu leo thang.
Theo người phát ngôn của Malaysia Airlines, Hãng đang chủ động quản
lý năng lực của mình để giảm thiểu các đường bay thua lỗ do chi phí nhiên liệu
tăng.

7
https://www.theedgemarkets.com/article/melaka-port-identifies-area-ship-refuelling-
activities
8
https://www.theedgemarkets.com/article/malaysia-aviation-group-says-russiaukraine-
conflict-raises-challenges-managing-operating

20
Hãng hàng không AirAsia tăng cƣờng mở rộng với nền tảng thƣơng
mại điện tử & kỹ thuật số9.
Ngành thương mại vận chuyển hàng không ở ASEAN dần trở lại quỹ đạo
và hãng hàng không AirAsia đang thúc đẩy kế hoạch trở thành nền tảng phong
cách sống và du lịch kỹ thuật số 1 ở Đông Nam Á.
Theo giám đốc điều hành của AirAsia vận chuyển bằng đường hàng
không trong khu vực dự báo sẽ được khôi phục lại bình thường vào tháng
7/2022 khi các hạn chế của Covid-19 ở các nước dần được dỡ bỏ. AirAsia có
thể đưa toàn bộ đội bay gồm khoảng 200 máy bay hoạt động trở lại vào cuối
năm 2022 và từ năm 2023 lợi nhuận bắt đầu tăng trở lại. Hiện doanh số bán
hàng của AirAsia đang ở mức 75% so với trước dịch Covid.
Tại cuộc họp báo công bố mối quan hệ đối tác giữa Google Cloud và
AirAsia Super App. Ứng dụng hỗ trợ đám mây- nền tảng trong việc mở rộng kỹ
thuật số của công ty - sẽ cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu từ đặt xe đến đặt vé
máy bay.
Trước đó, vào tháng 01/2022 AirAsia đã đổi tên thành Capital A để phản
ánh sự mở rộng của công ty từ hàng không sang các dịch vụ logistics, đời sống
và các dịch vụ tài chính. Sự tập trung vào công nghệ và đổi mới của AirAsia đã
vượt qua hai năm khủng hoảng Covid-19 và hãng hàng không này hiện đã sẵn
sàng bước vào kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số.
Với hợp đồng đối tác chiến lược kéo dài 5 năm với Google Cloud,
AirAsia kỳ vọng sẽ thúc đẩy tham vọng của mình trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh AirAsia cả trực tiếp và trực tuyến. Sự hợp tác này là một bước
ngoặt cho “một thập kỷ mới về khả năng kỹ thuật số”.
Với AirAsia Super App cung cấp các dịch vụ như đặt vé máy bay, khách
sạn, thương mại điện tử, giao đồ ăn, bưu kiện, dịch vụ gọi xe, tài chính, sức
khỏe, giáo dục theo yêu cầu và được hỗ trợ bởi chương trình phần thưởng và ví
di động. Kể từ khi ra mắt vào năm 2020, Super App đã trở thành một trong ba
kỳ lân có trụ sở chính tại Malaysia.

9
https://www.nationthailand.com/business/40014369

21
AirAsia có thể tham gia thị trường muộn hơn nhưng với Super App là
trung tâm của hệ sinh thái thương mại điện tử, logistics và fintech, AirAsia
quyết tâm mang đến cho tất cả 700 triệu người ở ASEAN sự hòa nhập, khả
năng tiếp cận và giá trị cao hơn.
Thị trƣờng bất động sản logistic tại Malaysia sẽ phục hồi10.
Theo JLL Property Services (M) Sdn Bhd lĩnh vực thương mại điện tử
đang phát triển nhanh chóng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu thị trường đối với bất
động sản logistics ở Malaysia và các nước Châu Á Thái Bình Dương khác.
Ngày 26/4 tại hội thảo Triển vọng thị trường bất động sản quý 1/2022 của
JLL với chủ đề “Điều gì sẽ xảy ra trong Khu vực logistics của Châu Á Thái
Bình Dương và Malaysia?” nhà tư vấn của JLL đã chia sẻ mặc dù nguồn cung
bất động sản công nghiệp và nhà kho dự kiến sẽ tăng từ năm 2023 trở đi, tỷ lệ
lấp đầy bất động sản nói chung và triển vọng cho thuê kho bãi vẫn là điểm sáng
cho các nhà đầu tư. Có nhiều nguồn cung dự kiến sẽ được cung cấp trong tương
lai ngắn, bao gồm một số loại sản phẩm đầu cơ,... Nhìn vào tình hình hiện tại,
có 49% tổng số người sử dụng các kho logistics chính là các công ty logistics
của bên thứ ba tiếp theo là các nhà sản xuất và FMCG (hàng tiêu dùng nhanh).
Hiện tại, thị phần cho thương mại điện tử chỉ ở mức 6%. Tuy nhiên, JLL dự
đoán thị phần sẽ sớm tăng lên đáng kể bởi khu vực này sẽ giúp hấp thụ nguồn
cung sắp tới.
Về giá thuê, vẫn đang tăng đều trong hai năm qua. Trong tương lai, với
sự mở rộng mạnh mẽ của 3PL (công ty logistics của bên thứ ba) và lĩnh vực
thương mại điện tử rất có thể giá thuê sẽ tiếp tục tăng lên.
Đóng góp của doanh số thương mại điện tử APAC hiện chiếm hơn một
nửa trong tổng doanh số toàn cầu. Và dự kiến quy mô thị trường của thương
mại điện tử có thể tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới. Cùng với đó, việc có thêm
các không gian logistic chất lượng hơn trong khu vực để hỗ trợ sự tăng trưởng
của thị trường là rất quan trọng. Và sáu yếu tố chính của việc xây dựng một nhà
kho thông minh có khả năng ứng phó trong tương lai đó là tự động hóa và

10
https://www.theedgemarkets.com/article/logistic-property-market-remains-resilient-jll-says

22
robot, hệ thống giám sát tiên tiến, hệ thống quản lý kho hàng, công nghệ tầm
nhìn, kết nối mạng đầy đủ và tính bền vững.

Hình 7: khu vực để hàng bên trong 1 nhà kho của JLL
Theo Phó giám đốc cấp cao Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA)
Malaysia đang chuẩn bị tốt cho lĩnh vực logistics và thương mại điện tử đang
phát triển nhanh chóng.
Theo Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 (2021-2025), Malaysia đang đặt mục
tiêu tăng sản lượng hàng hóa 10% và trở thành một trong 10 quốc gia hàng đầu
của bảng xếp hạng Cảng container Thế giới. Chính phủ cũng đang chú ý đến
việc trở thành một trong 30 quốc gia hàng đầu trong danh sách Hiệu quả hoạt
động Logistics của Ngân hàng Thế giới. Để làm được điều đó, Malaysia đang
giải quyết những thách thức trong hoạch định, điều phối và thực hiện chính sách
để vai trò của các cơ quan chức năng có thể được xác định rõ ràng trong khi
tăng cường thực thi. Đồng thời, cơ sở dữ liệu tập trung cho lĩnh vực vận tải và
logistics sẽ được thiết lập. Nó sẽ bao gồm một bản đồ phân lớp toàn diện và số
liệu thống kê liên quan đến các dịch vụ đường bộ, đường sắt, hàng không và
hàng hải.

23
4. Thái Lan
4.1. Thông tin về logistics trong tháng
Chủ các hãng xe tải sẽ tăng 20% phí vận tải nếu Chính phủ không
tiếp tục kiểm soát giá dầu diesel trong nƣớc11.
Phản ứng trước kế hoạch của Bộ Năng lượng Thái Lan là từ ngày
1/5/2022 sẽ ngừng kiểm soát giá dầu diesel ở mức 30 baht/lít mà thay vào đó là
trợ cấp một nửa mức tăng giá trên 30 baht / lít (giá xăng dự kiến tăng 32-35
baht/lít), chủ các hãng xe tải sẽ tăng 20% phí vận tải nếu Chính phủ không tiếp
tục kiểm soát giá dầu diesel trong nước.
Các đại diện của liên đoàn cho biết, giá dầu diesel thả nổi sẽ ảnh hưởng
đến các nhà khai thác vận tải, các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ đề xuất
các phương pháp có thể giảm giá dầu diesel xuống 25- 30 baht/ lít. Chúng bao
gồm việc loại trừ hàm lượng dầu diesel sinh học đắt tiền khỏi dầu diesel địa
phương và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel xuống còn 0,20 baht
trong năm 2023. Liên đoàn cũng yêu cầu chính phủ không căn cứ giá dầu địa
phương vào giá dầu tinh luyện ở Singapore và cho rằng những mức giá đó đã
bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm.
Theo chủ tịch liên đoàn vận tải cho biết nếu chính phủ bắt đầu thả nổi giá
dầu diesel từ ngày 01/5/2022 các thành viên của liên đoàn sẽ tăng phí vận tải ít
nhất 20% để đạt điểm hòa vốn. Sự tăng giá này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các
lĩnh vực kinh doanh, dân dụng và tiếp tục gây lạm phát. Khiếu nại của nhóm đã
được gửi đến Thủ tướng và Phó thư ký thường trực Văn phòng Thủ tướng
Chính phủ.
4.2. Thông tin liên quan
Hutchison Ports Thái Lan hợp tác với Nawarat Patanakarn để xây
dựng nhà ga D12.

11
https://www.bangkokpost.com/business/2301330/truck-owners-threaten-20-freight-charge-
hike-if-diesel-cap-lifted
12
https://logistics-manager.com/contract-signing-ceremony-for-the-construction-of-the-
remaining-phases-of-terminal-d/

24
Giám đốc điều hành Hutchison Ports tại Thái Lan cùng với Giám đốc
điều hành của Nawarat Patanakarn Public Company Limited đã ký kết hợp đồng
thi công các giai đoạn còn lại của Cảng Hutchison Ports Thái Lan tại Laem với
tổng vốn đầu tư 3,4 tỷ THB. Dự án này sẽ bắt đầu từ tháng 4/2022 và dự kiến
hoàn thành trong 3 năm. Sau khi hoàn thành, việc phát triển Nhà ga D sẽ có thể
hỗ trợ xếp dỡ lên đến 3,5 triệu TEU container mỗi năm.
Nhà ga sẽ được trang bị hệ thống vận hành thông minh tiên tiến giúp
nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời giảm lượng khí thải carbon. Sự phát
triển này là một phần trong mục tiêu của Hutchison Port Thái Lan nhằm nâng
cao vị thế là nhà khai thác cảng container hàng đầu tại Thái Lan.
Kho SITC của Thái Lan đƣợc đề xuất là tổng kho của tuyến đƣờng
sắt Trung Quốc- Lào13.
Tổng kho của SITC Thái Lan đã chính thức trở thành tổng kho của
Đường sắt Trung Quốc- Lào. Tổng kho này đặt tại Laem Chabang (LCB) và
được điều hành bởi CRIMT liên kết với CRCT và SITC cách ga đường sắt
Viêng Chăn 740 km.
Tổng kho nằm gần cảng LCB với giao thông thuận tiện và cơ sở vật chất
được trang bị đầy đủ. Khách hàng có thể nhận và giao lại các container đường
sắt TBJU trực tiếp tại Thái Lan cho hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu từ Thái
Lan qua tuyến dường sắt Trung Quốc- Lào điều này sẽ tiết kiệm chi phí
logistics và nâng cao đáng kể hiệu quả vận chuyển cho khách hàng, hỗ trợ cho
việc vận chuyển hiệu quả cao hơn trên tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào.

13
https://logistics-manager.com/sitc-thailand-depot-to-be-nominated-depot-of-china-laos-
railway/

25
Hình 8: Khu vực hàng hóa SITC
SITC Holding sẽ tận dụng cơ hội này để tham gia tích cực vào việc phát
triển Đường sắt Trung Quốc-Lào. Cùng với CRCT, SITC sẽ không ngừng cung
cấp các dịch vụ logistics chất lượng cao cho khách hàng và góp phần xây dựng
kênh logistics Trung Quốc - Lào - Thái Lan.

5. Indonesia
5.1. Thông tin về logistics trong tháng
Bộ Giao thông vận tải Indonesia cho phép các hãng hàng không tăng
giá vé máy bay14.
Theo Thông tư số 68/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Indonesia về phụ phí nhiên liệu đối với các chuyến bay hạng phổ thông nội địa
có hiệu lực từ ngày 18/4/2022 và sẽ được xem xét 3 tháng một lần, các hãng
hàng không trong nước được tăng giá vé máy bay thông thường lên đến 10%

14
https://bnews.vn/indonesia-cho-phep-tang-gia-ve-may-bay/241005.html

26
đối với các loại máy bay phản lực và 20% đối với các loại máy bay cánh quạt
để trang trải chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu toàn cầu tăng mạnh.

Hình 9: Hãng hàng không Sriwijaya Air tại sân bay Fatmawati ở
Bengkulu, Indonesia
Theo số liệu của trang Business Insider cho biết giá dầu Brent đã vượt
120 USD/thùng vào đầu tháng 3/2022 song đã giảm nhẹ và dao động quanh
mức 110 USD/thùng vào giữa tháng Tư. Trong khi đó, số liệu của Tổng công ty
dầu khí quốc doanh Pertamina cho thấy, trong hai tuần đầu tháng 4/2022, giá
nhiên liệu hàng không tại 3 sân bay bận rộn nhất của Indonesia là Soekarno-
Hatta International ở tỉnh Banten, Ngurah Rai ở tỉnh Bali và Juanda ở thành phố
Surabaya của tỉnh Đông Java đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Giao thông Vận tải Indonesia lưu ý rằng Chính phủ không thay đổi
chính sách chung về cơ cấu giá vé máy bay vì giá trần và giá sàn vẫn được giữ
nguyên ngoại trừ cho phép thu phụ phí nhiên liệu hàng không. Động thái trên
diễn ra sau khi Hiệp hội các hãng hàng không nội địa Indonesia (INACA) và
một số chuyên gia hàng không hối thúc chính phủ tạm thời cho phép các hãng
hàng không áp dụng phụ phí nhiên liệu mà không cần đợi giá dầu duy trì ở mức
cao trong 90 ngày liên tiếp như yêu cầu của các quy định trước đây. Trước đó
ngày 12/4, Tổng thư ký INACA Bayu Sutanto cho rằng khoản phụ phí này sẽ
giúp các hãng hàng không trụ vững trong thời gian khó khăn này.
Mặc dù du lịch đường không trong nước gia tăng, tình hình tài chính của
các hãng hàng không vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Hơn nữa, nhiên liệu chiếm
27
30-35% tổng chi phí của ngành hàng không. Điều này có nghĩa là nếu giá nhiên
liệu hàng không tăng 10%, tổng chi phí cũng sẽ tăng 3%, xóa sạch tỷ suất lợi
nhuận thường chỉ ở mức 1,5-3% của các hãng hàng không.
Hạ viện Indonesia giải cứu hãng hàng không Garuda Indonesia 15.
Trong thời gian qua, doanh thu của hãng hàng không Garuda Indonesia
đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, buộc hãng phải khởi động kế
hoạch tái cơ cấu lớn nhằm cắt giảm các khoản nợ. Do đó, Doanh nghiệp Nhà
nước Indonesia – BUMN cùng với Ủy ban VI (giám sát các lĩnh vực công
thương, đầu tư, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp
nhà nước) thuộc Hạ viện đã cùng cam kết giải cứu hãng hàng không quốc gia
Garuda Indonesia khỏi tình trạng phá sản.

Hình 10: Máy bay của hãng hàng không Garuda tại sân bay Jakata,
Indonesia
Trong thời gian qua, doanh thu của Garuda Indonesia đã bị ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19, buộc hãng phải khởi động kế hoạch tái cơ cấu
lớn nhằm cắt giảm các khoản nợ từ mức 9,8 tỷ USD xuống còn 3,7 tỷ USD.

15
https://bnews.vn/chinh-phu-ha-vien-indonesia-giai-cuu-hang-hang-khong-quoc-
gia/241536.html

28
Hiện Garuda Indonesia đang tiến hành các thủ tục tái cơ cấu nợ theo cơ
chế có tên PKPU, sau khi một nhà cung cấp kiến nghị lên tòa án Jakarta về các
khoản nợ chưa thanh toán. Garuda Indonesia đã đề xuất chuyển đổi một phần
nợ của mình thành vốn chủ sở hữu, cắt giảm nợ và phát hành trái phiếu không
lãi suất.
5.2. Thông tin liên quan
Indonesia đầu tƣ 2,7 tỷ USD xây đƣờng cao tốc thu phí16.
Ngày 14/4/2022, cơ quan đầu tư Indonesia (INA) đã ký hai thỏa thuận
đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc thu phí trên các đảo Sumatra và Java
với tổng trị giá hơn 39.000 tỷ rupiah (tương đương 2,72 tỷ USD).
Theo đó INA đã ký thỏa thuận với công ty xây dựng nhà nước Hutama
Karya để đầu tư xây dựng ba đoạn thuộc tuyến đường thu phí xuyên Sumatra.
INA cũng ký xác nhận về việc bắt đầu giao dịch với Waskita Toll Road - một
đơn vị thuộc công ty xây dựng thuộc sở hữu nhà nước Waskita Karya – để xây
dựng hai đoạn đường thuộc tuyến đường cao tốc thu phí xuyên Java.
Việc ký kết các thỏa thuận nói trên là bước đi cụ thể đầu tiên của INA kể
từ khi thành lập quỹ đầu tư đường cao tốc thu phí lên tới 3,75 tỷ USD với
Caisse de dépôt et placement du Québec, APG Asset Management và một đơn
vị thuộc Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi vào năm 2021.
Việc ký kết các thỏa thuận và quản trị tốt của INA sẽ giúp gia tăng niềm
tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực tài trợ cơ sở hạ tầng tại
nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Indonesia sẽ tiếp tục phát triển loại
hình tài trợ này. Các nhà đầu tư lớn hơn sẽ đến Indonesia thông qua INA và
không chỉ đầu tư vào các tuyến đường thu phí mà cả các dự án lớn có tác động
tích cực đến nền kinh tế.
Theo Giám đốc điều hành INA, các dự án khác mà quỹ này đang xem xét
đầu tư trong năm nay bao gồm các cảng biển, nhà máy năng lượng địa nhiệt và
các dự án chăm sóc sức khỏe. Tính đến thời điểm tháng 3/2022, tài sản do INA
đang quản lý đã lên tới gần 6 tỷ USD đồng thời INA cũng đặt mục tiêu năng
con số lên 15-20 tỷ USD trong vòng ba năm tới với sự hỗ trợ của các nhà đầu

16
https://bnews.vn/indonesia-dau-tu-2-7-ty-usd-xay-duong-cao-toc-thu-phi/240520.html

29
tư. Không giống với nhiều quỹ đầu tư có chủ quyền khác vốn quản lý nguồn thu
dầu mỏ hoặc dự trữ ngoại hối, INA tìm kiếm các nguồn tài trợ nước ngoài để
cùng đầu tư phát triển kinh tế quốc gia.

6. Philippines
6.1. Thông tin về logistics trong tháng
Dừng triển khai dự án giám sát container của PPA.
Dự án giám sát container của Cơ quan quản lý cảng Philippines (PPA) bị
dừng triển khai do Cục Hải quan (BoC) đã triển khai chương trình xác định và
giải trình container của Hệ thống nhắm mục tiêu hàng hóa của Tổ chức Hải
quan Thế giới (WCO-CTS).
Trước đó, các nhóm công ty môi giới, công ty vận tải và hãng tàu đã phản
đối dự án Hệ thống Giám sát Đăng ký cotainer đáng tin cậy của PPA (TOP-
CRMS) và yêu cầu tạm hoãn các thủ tục đấu thầu.
PPA đã ban hành Lệnh hành chính 04-2021 cho dự án, trước đây có tên là
"Hệ thống theo dõi và gắn thẻ container", để tạo ra một hồ sơ rõ ràng và không
thể thoái thác về các khoản nợ phải trả. Điều này sẽ cho phép PPA giám sát sự
di chuyển của các container từ khi nhập, dỡ hàng, trả lại và lưu kho, và tái xuất.
Tuy nhiên, các nhóm liên quan đến hàng hải cho biết điều này trực tiếp
xâm phạm chức năng của BOC trong việc giám sát sự di chuyển của các
container. Các container xuất nhập khẩu, dù đã xếp hàng hay rỗng BoC đều
phải có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hình thức gian lận hải quan và các hành
vi bất hợp pháp. Do đó, việc giám sát việc di chuyển các container từ khi nhập,
dỡ, trả lại hàng và tái xuất của các container bởi PPA là sự trùng lặp với công
việc đang được BoC thực hiện.
Lệnh Hành chính Hải quan tháng 08-2019 cho phép Hải quan giám sát
việc di chuyển của các container từ khi dỡ hàng khỏi tàu cho đến khi chuyển
hàng/ tái xuất. Bổ sung cho hoạt động giám sát là Theo dõi điện tử hàng hóa
chứa trong container (E-Tracc) đã được Cục Hải quan khởi động và đi vào hoạt
động từ năm 2019. Và hệ thống do PPA đề xuất không cần thiết vì BoC đã đưa
ra chương trình xác định và giải trình container của Hệ thống Hàng hóa của Tổ
chức Hải quan Thế giới.
30
Nhiệm vụ giám sát của BoC bao gồm tất cả các cảng trong nước, trong
khi dự án PPA-CRMS chỉ áp dụng cho các container rời cảng PPA. PPA thiếu
cơ chế thẩm quyền để giám sát các công-ten-nơ đến và đi từ cảng / khu vực nằm
ngoài phạm vi quyền hạn của PPA như SBMA, Clark, PEZA, Kho ngoại quan
Hải quan và Kho container ngoài bến cùng những nơi khác.
Dự án TOP-CRMS của PPA yêu cầu gắn thiết bị theo dõi nhập container
trước khi rời cảng. Hiện tại, khoảng 4.000 đơn vị container đang được vận
chuyển ra khỏi Cảng Container Quốc tế Manila (MICT) và Cảng Nam mỗi
ngày. Việc lắp đặt thiết bị theo dõi CRMS bên trong cảng sẽ tạo ra sự gián đoạn
trong hoạt động của cảng và không thể tránh khỏi việc xếp hàng chờ xe tải.
Tình hình có thể trở nên trầm trọng hơn khi thực hiện BoC's.
Dự án của PPA sẽ làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển do phí dịch vụ là
P4,900 cho mỗi container được gắn thẻ/ không gắn thẻ theo TOP-CRMS. Ngoài
ra, PPA yêu cầu nhà thầu tiềm năng có được diện tích sẵn có rộng 10 ha, có thể
tiếp cận bằng các con đường chính trong bán kính 50 km từ các bến container
quốc tế ở Manila để sử dụng như một cơ sở tập kết container an toàn hoặc kho
container để tái xuất các container rỗng. Thủ tục bổ sung này sẽ lại làm tăng chi
phí kinh doanh tại các cảng cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả quay vòng của xe
container/ xe tải. Điều này trái với Đạo luật Cộng hòa 11032 hay còn được gọi
là "Đạo luật Cung cấp Dịch vụ Chính phủ Hiệu quả và Dễ dàng Kinh doanh
năm 2018”.
PPA trao hợp đồng quản lý terminal trị giá 3,9 tỷ peso cho cảng
Tagbilaran17.
Cơ quan quản lý cảng Philippine (PPA) đã trao hợp đồng quản lý bến
cảng Tagbilaran cho liên doanh GlobalPort Terminals, Inc và GlobalPort
Ozamiz Terminal, Inc. Dự án được trao có khoản phí nhượng quyền được đề
xuất là 3,903 tỷ Peso chưa bao gồm tất cả các loại thuế, phù hợp với các điều
khoản và điều kiện có trong đề xuất được đệ trình lên PPA.

17
https://www.manilatimes.net/2022/04/20/business/maritime/ppa-awards-p39-billion-
terminal-management-contract-for-tagbilaran-port/1840551

31
Trong khi đó, Concord Arrastre and Stevedoring Corporation đã nhận
được Thông báo trao hợp đồng quản lý bến cảng của Cảng Masao. Dự án có phí
nhượng quyền là 687.365.220 Peso, chưa bao gồm tất cả các loại thuế.
Tổng Giám đốc PPA hướng dẫn các nhà thầu trúng thầu chính thức ký
kết hợp đồng với PPA và niêm yết bảo đảm thực hiện theo yêu cầu theo mẫu và
số lượng quy định trong Lệnh hành chính số 07-2020 của PPA trong vòng 30
ngày theo lịch kể từ ngày ký Hợp đồng quản lý bến cảng.
6.2. Thông tin liên quan
Cảng Container Mindanao mua lại các giàn hiệu quả về mặt sinh
thái18.
MINDANAO Container Terminal (MCT), một công ty con của
International Container Terminal Services Inc. (ICTSI) tại Misamis Oriental, đã
nhận bàn giao hai giàn cao su lai Mitsui (RTG), nâng tổng số đội tàu RTG lên
sáu chiếc.

Hình 11: Mitsui hybrid RTGs tại cảng container Mindanao


Các RTG mới là sản phẩm đầu tiên ở Mindanao và sẽ giúp cải thiện năng
suất của sân và hiệu quả tổng thể của thiết bị đầu cuối mà không làm tăng đáng
18
https://www.manilatimes.net/2022/04/06/business/maritime/mindanao-container-terminal-
acquires-eco-efficient-gantries/1839018

32
kể lượng khí thải carbon của thiết bị đầu cuối. Những chiếc Mitsui hybrid được
cung cấp năng lượng bởi sự kết hợp của pin lithium-ion và động cơ diesel nhỏ
hơn, không giống như những chiếc RTG thông thường chạy 100% bằng nhiên
liệu hóa thạch.
MCT cũng đang đưa vào vận hành các thiết bị bổ sung để đáp ứng các
yêu cầu mở rộng công suất. MCT dự kiến sẽ cung cấp một thiết bị nâng bên
mới trong năm 2022. Trước đó, MCT đã mua một cần trục cảng di động và dự
kiến nửa đầu năm 2023 sẽ đưa vào hoạt động để cải thiện khả năng xếp dỡ tàu.
Nó sẽ tăng cường thêm hai cần trục quay của MCT và cho phép xử lý đồng thời
hai tàu dài hơn.
Việc mua thiết bị mới được đưa ra sau khi mở rộng cầu cảng lên 100 mét
và lắp đặt cọc cột tàu thuyền và các cọc tiêu nội địa vào năm 2020. Những cải
tiến này đều nhằm giải quyết sự gia tăng về khối lượng và nhu cầu dịch vụ khi
nền kinh tế toàn cầu dần bắt đầu phục hồi sau tác động của đại dịch.
MCT phát triển, quản lý và vận hành bến container tại Phividec Industrial
Estate ở Tagoloan, Misamis Oriental. Nó cung cấp đầy đủ các hoạt động đầu
cuối và hỗ trợ các lĩnh vực nông- công nghiệp của Philippines ở Mindanao cũng
như vị thế quốc tế của đất nước với tư cách là nước đi đầu trong lĩnh vực buôn
bán dứa tươi và đóng hộp.
NinjaVan Philippines tự động hóa trung tâm kho hàng lớn nhất ở
Cabuyao với hệ thống phân loại, đo lƣờng và tích hợp đầy đủ19.
Để bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Ninja Van đang
tăng cường nỗ lực tự động hóa sắp xếp để giao hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Công ty logistics hỗ trợ công nghệ Ninja Van Philippines tiếp tục hoàn thiện các
hoạt động dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên
toàn quốc. Cùng với việc tăng cường các dịch vụ cốt lõi và cải thiện tốc độ giao
hàng, công ty đã lắp đặt hệ thống phân loại mới tại trung tâm tự động mới ở
Cabuyao, Laguna. Với diện tích 21.000m2, đây là hệ thống phân loại và là trung
tâm tự động lớn nhất của toàn Tập đoàn Ninja Van.

19
https://media.ninjavan.co/my/2022/04/07/ninja-van-philippines-automates-largest-hub-in-
cabuyao-with-fully-integrated-measurement-and-sortation-systems/

33
Với khả năng đo lường bưu kiện tích hợp và kết nối tình trạng bưu kiện
theo thời gian thực, những hệ thống phân loại mới nhất này sẽ đảm bảo rằng
Ninja Van Philippines có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu giao hàng ngày càng
tăng trong nước. Một trong những điểm nổi bật chính là máy phân loại đai chéo
hai tầng của Ninja Van có thể đồng thời đo, cân, chụp ảnh và phân loại bưu kiện
với tốc độ thông lượng ước tính là 20.000 đơn bị/giờ. Không chỉ vậy, dây đai
mới còn cung cấp dữ liệu bưu kiện thời gian thực liền mạch, chia sẻ phản hồi và
cập nhật cho người gửi hàng và người mua hàng về tình trạng bưu kiện của họ.
Dự kiến có thể giao hàng nhanh hơn vì máy phân loại vành đai chéo tăng khả
năng nhận hàng của Ninja Van Philippines lên 300% với tốc độ xuất hàng tăng
400%. Về tốc độ, nó đã tăng số lượng bưu kiện được xử lý mỗi giờ lên 400% và
dung lượng không gian lên 500%.
Theo Giám đốc điều hành Ninja Van Philippines, “việc bổ sung các hệ
thống phân loại mới tại trung tâm Cabuyao của Ninja Van là một phần trong nỗ
lực không ngừng của công ty để đạt được sự xuất sắc trong hoạt động. Với điều
này, Ninja Van có thể đảm bảo giao hàng đúng hạn và dịch vụ khách hàng tốt
hơn phù hợp với chương trình làm việc là lấy khách hàng làm đầu mà chúng tôi
đang thúc đẩy tại Ninja Van Philippines. Máy phân loại dây đai chéo là phương
án khả thi cho một công ty như Ninja Van Philippines do nhu cầu lưu thông cao
của Ninja Van. Điều này sẽ làm tăng độ chính xác và hiệu quả của quy trình
phân loại có thể thực hiện nhiều chuyến giao hàng hơn trong thời gian ngắn
nhất ”.
Với sự đổi mới hoạt động này, người gửi hàng và người mua hàng có thể
mong đợi trải nghiệm giao hàng nhanh chóng, đáng tin cậy và không rắc rối
cũng như dịch vụ khách hàng tuyệt vời cho các nhu cầu logistics và các mối
quan tâm về bưu kiện với Ninja Van Philippines.

34
7. Campuchia
7.1. Thông tin về logistics trong tháng
Campuchia yêu cầu Thái Lan mở cửa khẩu mới ở tỉnh Pursat20.
Campuchia đang yêu cầu mở một cửa khẩu mới để cho phép vận chuyển
và đi lại giữa tỉnh Trat của Thái Lan với Thmor Dar ở tỉnh Pursat của
Campuchia. Theo đó, Campuchia đã yêu cầu xây dựng và vận hành một cửa
khẩu như một phần của Hiệp định Vận tải qua Biên giới (CBTA). Trước đó,
Thái Lan đã tặng đường ray và các vật liệu liên quan khác để sử dụng trong việc
cải thiện tuyến đường sắt Mongkol Borei- Battambang- Pursat của Campuchia.
CBTA là một công cụ pháp lý toàn diện duy nhất bao gồm tất cả các biện pháp
phi vật lý đối với vận chuyển đường bộ xuyên biên giới.

Hình 12: Xe tải ở Campuchia chờ hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu
Theo Hiệp định CBTA, các phương tiện, tài xế, hàng hóa và hành khách
sẽ được phép đi qua biên giới quốc gia thông qua hệ thống giao thông đường bộ
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).

20
https://www.khmertimeskh.com/501061583/cambodia-requests-new-checkpoint-with-
thailand-be-opened-in-pursat-province/

35
Hiệp định này thúc đẩy việc loại bỏ các điểm dừng trung gian, chuyển
hàng cũng như thúc đẩy việc giảm thời gian qua biên giới. Việc tăng số lượng
các trạm kiểm soát biên giới như một phần của CBTA được cho là sẽ giúp tối
đa hóa hiệu quả của mạng lưới giao thông GMS. CBTA bổ sung cho cơ sở hạ
tầng vật chất hiện có của các nước GMS.
Cảng đa năng TS11 sắp đƣợc đƣa vào hoạt động và năm bến cảng
sông sẽ đƣơc khánh thành vào tháng 11/202221.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Campuchia, nhà ga cảng đa năng
TS11 trên sông Tonle Sap ở phía bắc Phnom Penh đã hoàn thành 85% và dự
kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 1/7/2022 và bốn nhà ga nữa sẽ được khai
trương vào tháng 11/2022.

Hình 13: Bến container của Cảng Tự trị Phnom Penh (PPAP's) tại huyện
Kien Svay của tỉnh Kandal.
Là một trong bảy nhà ga vệ tinh - hiện có hoặc đang trong quá trình phát
triển - dưới sự quản lý của Cảng tự trị Phnom Penh (PPAP), TS11 được kỳ vọng
sẽ giảm đáng kể thời gian và chi phí liên quan đến vận chuyển và nhận hàng
hóa đến và đi từ các tỉnh của Campuchia.

21
https://www.phnompenhpost.com/business/five-river-port-terminals-due-november-
minister

36
Và năm nhà ga đang xây dựng sẽ được khai trương trong vòng 3 hoặc 4
tháng sau khi hạ thủy TS11 - còn được gọi là Nhà ga Kilomet 6. Đây là các
cảng Prek Anhchanh và Prek Kdam ở tỉnh Kandal, ngay phía bắc thủ đô; Cảng
Tonle Bet ở Kampong Cham; Cảng Chhlong ở Kratie; và Cảng Kampong
Chhnang ở tỉnh cùng tên.
Việc thêm 5 bến này vào TS11 và bến container LM17 hiện có - ở làng
Kandal Loeu xã Banteay Dek thuộc huyện Kien Svay của Kandal - nâng tổng số
bến tàu lên 7 bến. TS11 sẽ có thể xử lý “60.000 đến 90.000” đơn vị tương
đương 20 foot (TEU), giảm lưu lượng vận tải đường bộ và tạo việc làm cho
người dân địa phương.
Sản lượng container hàng năm thông qua các nhà ga nói chung đạt trung
bình 15-18%, đạt 348.898 TEU vào 2021, tăng gần 20,0% so với 290.857 TEU
năm 2020 sau đó tăng 3,49 so với năm 2019. PPAP đã dự báo sản lượng
container thông qua là 394.679 TEU trong năm 2022 tăng 13,12% so với năm
2021 khi số ca mắc Covid-19 giảm dần và đất nước kiểm soát được dịch bệnh.
7.2. Thông tin liên quan
Dự án nghiên cứu tuyến đƣờng biển sông Bassac-Kep đã hoàn
thành22.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết Campuchia và Trung Quốc đang xem xét
công tác logistics để tạo kết nối giữa sông Bassac và biển ở tỉnh Kep nhằm cung
cấp một giải pháp thay thế khả thi cho vận tải hành khách và hàng hóa đường
thủy vào Campuchia mà không cần đi qua Việt Nam.

22
https://www.phnompenhpost.com/business/study-bassac-river-kep-sea-waterway-link-
finished

37
Hình 14: Sông Bassac ở tỉnh Kandal (Campuchia)
Sông Bassac là một phân lưu của hồ Tonle Sap và sông Mekong bắt đầu
từ thủ đô và chảy về phía nam đến huyện Loeuk Dek của tỉnh Kandal, băng qua
biên giới vào Việt Nam. Vương quốc chủ yếu dựa vào cổng Ka'am Samnor để
vận chuyển quốc tế đi vào bằng đường thủy.
Ngày 22/4/2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Campuchia đã có
buổi làm việc trực tuyến với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc đại diện cho
Công ty Tư vấn Vận tải CCCC để thảo luận về một nghiên cứu khả thi vừa
được hoàn thành về Hệ thống giao thông và logistics trên sông Bassac. Dự án sẽ
nâng cấp mạng lưới đường thủy của Campuchia và đảm bảo giao thông thông
suốt, mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia và cung cấp một giải pháp thay
thế khả thi hơn cho giao thông đường bộ.
Các tuyến giao thông thủy và hệ thống logistics trên sông Bassac sẽ mang
lại những thay đổi tích cực cho giao thông đường thủy của Campuchia.
Campuchia tự hào có mạng lưới đường thủy phong phú bao gồm các sông như
Mekong, Tonle Sap, Bassac, Sekong, Sesan và Srepok. Tuy nhiên, Campuchia
vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của tất cả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đó
Theo Chủ tịch Hiệp hội Logistics Campuchia (CLA) cho biết dự án này
có sự hỗ trợ của nhiều công ty trong ngành vận tải và logistics. Bởi đường thủy

38
cung cấp phương thức vận tải hiệu quả và đặc biệt cung cấp giá cả hợp lý hơn
cũng như việc đi lại an toàn hơn, ít tắc nghẽn và sử dụng ít năng lượng hơn so
với các đường sắt và đường bộ.
Ở Campuchia, việc sử dụng đường thủy và đường sắt vẫn còn hạn chế,
với phần lớn giao thông là đường bộ với rất nhiều xe tải. Phát triển giao thông
đường thủy là phương án khả thi mang hiệu hiệu quả kinh tế cao vì Campuchia
có tiềm năng với mạng lưới đường thủy rộng lớn phần lớn tiếp giáp với các khu
công nghiệp và nông nghiệp.
Theo chủ tịch CLA, hơn 70% hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia đi
qua Cảng tự trị Sihanoukville trong khi đường bộ chiếm 20% và đường hàng
không gần 10%.
Campuchia, Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng Cảng Sihanoukville 23.
Tại cuộc gặp làm việc giữa thủ tướng Nhật và Campuchia diễn ra ngày
23/4/2022 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao các nước Châu Á- Thái Bình
Dương, thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ phát triển cảng biển
nước sâu ở tỉnh Preah Sihanouk đồng thời cam kết duy trì hỗ trợ tài chính cho
Dự án. Và Nhật Bản và Campuchia tăng cường quan hệ song phương từ quan
hệ đối tác chiến lược lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Cảng Sihanoukville chỉ sâu 9,5m khiến tàu lớn không thể cập bến. Hiện
các tàu này phải chuyển hàng sang các tàu nhỏ hơn tại các cảng của Thái Lan,
Việt Nam và Singapore sau đó đi Campuchia, khiến chi phí vận chuyển cao và
không cạnh tranh.
Campuchia và Nhật Bản đã lên kế hoạch cho giai đoạn II và III để mở
rộng độ sâu của cảng từ 9,5m lên 14,5m và có thể tiếp nhận 80% tàu có trọng
tải lớn lớn. Đến giai đoạn III, sẽ nâng độ sâu sẽ lên đến 17,5m và sẽ cho phép
các loại tàu hàng cập cảng Campuchia. Việc mở rộng và phát triển cảng nước
sâu Sihanoukville là cần thiết bởi đây là cửa ngõ kinh tế quan trọng đối với giao
thương Campuchia.

23
https://www.phnompenhpost.com/business/japan-vows-support-sville-deep-
sea-ports-development

39
Chính phủ Campuchia cùng với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và
chính phủ Nhật Bản hiện đang trong giai đoạn đầu tiên của việc mở rộng cảng
Sihanoukville dự kiến sẽ cho phép tàu có độ sâu 13,5m bắt đầu hoạt động vào
năm 2025. Đến năm 2029, sẽ cho phép các tàu có độ sâu 15m cập cảng, và có
thể đón 97% tàu có trọng tải lớn trên thế giới.
Xây dựng dự án cải tạo trung tâm logistics đƣờng thủy tại Phnom
Penh24.
Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) đã hoàn thành nghiên cứu
khả thi cho việc xây dựng một trung tâm logistics đường thủy dọc sông Bassac
ở Phnom Penh.
Ngày 22/4/2022, đại diện cho CRBC Công ty TNHH Tư vấn Vận tải
CCCC thông qua hội nghị trực tuyến đã trình bày nghiên cứu của họ với Bộ
Giao thông Công chính Campuchia về dự án cải thiện giao thông đường thủy.
Khi dự án được triển khai cơ sở logistics đường thủy và sông Bassac sẽ
mang lại sự thay đổi tích cực trong vận tải đường thủy của Campuchia, tăng
cường khả năng kết nối và từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Nó cũng cung
cấp nhiều lựa chọn hơn ngoài việc vận chuyển bằng đường bộ.

24
https://www.phnompenhpost.com/business/firm-wraps-study-waterborne-logistic-hub-
capital

40

You might also like