You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU

SỐ THÁNG 9/2021

THUỘC NHIỆM VỤ
“Cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực Logistics

Việt Nam giai đoạn 2021-2025”năm 2021

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 2


TÓM TẮT ............................................................................................................ 3
1. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƢỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU............ 6
1.1. Vận tải ..................................................................................................... 6
1.2. Cảng biển .............................................................................................. 12
1.3. Các hoạt động logistics khác ................................................................ 13
2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ TẠI MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG ........................... 15
2.1. Đức ........................................................................................................ 15
2.2. Pháp ....................................................................................................... 16
2.3. Hà Lan................................................................................................... 19
2.4. Vương quốc Anh ................................................................................... 21
2.5. Nga ........................................................................................................ 24

1
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI
của EU năm 2020 và 2021 (năm gốc 2015=100) ................................................ 6
Hình 2: Giá cước vận tải đường bộ trung bình của EU theo các quý giai đoạn
2017-2021............................................................................................................. 7
Hình 3: Các tuyến vận tải đường bộ của EU và vương quốc Anh và giá cước
tham chiếu trong quý II/2021 ............................................................................... 8
Hình 4: Số lượng chuyên bay thương mại của EU hàng tháng năm 2020, 2021 9
Hình 5: Tăng/giảm số chuyến bay thương mại của từng nước thành viên EU
trong tháng 8/2021 so tháng 8/2019 ..................................................................... 9
Hình 6: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI
của Đức (năm gốc 2015=100) ............................................................................ 15
Hình 7: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI
của Pháp (năm gốc 2015=100)........................................................................... 17
Hình 8: Một quầy hàng trữ lạnh trong siêu thị của Pháp ................................... 18
Hình 9: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ ........... 19
Hình 10: Khu vực nhà kho mới tại cảng Rotterdam đạt chứng nhận ATEX- đáp
ứng yêu cầu cao nhất về phòng chống cháy nổ.................................................. 21
Hình 11: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ ......... 22
Hình 12: Ùn ứ xe tải ở các chốt kiểm soát tại biên giới Vương quốc Anh........ 24
Hình 13: TransContainer đã khai trương một dịch vụ vận chuyển đa phương
thức mới trên tuyến Châu Á- Thái Bình Dương nối với Liên bang Nga ........... 26
Hình 14: Khu vực bến dành cho ngũ cốc tại cảng Azov (Liên bang Nga) ........ 27

2
TÓM TẮT

Theo số liệu do Cơ quan thống kê châu Âu công bố vào tháng 9/2021, chỉ
số phụ giao thông vận tải trong “rổ” hàng hóa dịch vụ tính CPI ở Liên minh
châu Âu tiếp tục tăng, đạt 112,46 điểm vào tháng 8/2021. Giá đầu vào và nhu
cầu cùng tăng là các yếu tố chính tạo lập xu hướng đi lên của chỉ số này.

Theo thống kê của Statista, năm 2020, thị trường vận tải hàng hóa đường
bộ châu Âu đạt quy mô 342,5 tỷ Euro. Dự báo cho năm 2021 cho thấy thị
trường sẽ còn tăng hơn nữa, lên khoảng 340 tỷ Euro. Mức tăng trưởng này phù
hợp với xu hướng tích cực được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, theo đó
vận tải đường bộ liên tục năm sau cao hơn năm trước, trừ năm 2012. Đến cuối
năm 2021, thị trường vận tải hàng hóa đường bộ dự báo tăng tổng thể 23% so
với năm 2010.

Việc triển khai vắc-xin trên diện rộng, thậm chí tiêm thêm mũi tăng
cường là chìa khóa để chính phủ các nước EU mở cửa lại nền kinh tế của họ,
trong khi sự phục hồi tiêu dùng sau làn sóng đầu tiên của đại dịch vẫn mạnh mẽ
sẽ thúc đẩy vận chuyển hàng hóa và đi lại. Nhu cầu tiếp tục tăng trong quý cuối
năm 2021, hỗ trợ hoạt động vận tải đường bộ và do đó khiến giá cước tăng lên.

Hướng dẫn xanh (Green Guidelines) của Hiệp hội Cảng biển châu Âu
(ESPO) năm 2021 cung cấp cho các cảng tại EU các công cụ và hướng dẫn cụ
thể để thực hiện chiến lược “xanh hóa” ngành cảng biển. Đây đồng thời được
coi là một nỗ lực lớn trong tổng thể ứng phó với các thách thức môi trường mà
khu vực cảng biển đang đối mặt. Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi môi
trường tự nhiên cho hoạt động của tàu thuyền và tác động trực tiếp đến tương
lai của các cảng. Do đó, thay vì quan điểm cho rằng đây là một trách nhiệm
chung với cộng đồng, “xanh hóa” lĩnh vực cảng biển được coi như vì sự tồn tại
và phát triển của chính ngành cảng biển trong thời gian tới.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 8 năm
2021, số lượng các chuyến bay thương mại ở EU đã tăng 48% so với tháng 8
năm 2020. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch (giảm 31%
so với tháng 8 năm 2019).

3
Đức:

Một cuộc khảo sát của hiệp hội công nghiệp kỹ thuật VDMA của Đức
cho thấy phần lớn các công ty cơ khí của Đức đang phải đối mặt với các vấn đề
nghiêm trọng hoặc đáng chú ý về chuỗi cung ứng, với tăng trưởng sản xuất dự
kiến sẽ bị ảnh hưởng trong năm tới.

81% công ty cơ khí cho biết chuỗi cung ứng của họ bị suy yếu, đặc biệt là
các linh kiện điện tử, và 2/3 số công ty được khảo sát gặp phải các vấn đề về
logistics và vận tải.

Trong những năm qua, với tính kỷ luật công nghiệp cao, Đức là một
trong số những thị trường có dịch vụ logistics có mức độ đáng tin cậy cao nhất
trên thế giới, đặc biệt về tiến độ và lộ trình. Bất lợi chi phí cao được bù đắp bởi
ưu điểm này. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã làm giảm tính tin cậy của
hành trình trên phạm vi toàn thế giới và trở thành một thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp logistics của Đức.

Pháp

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của BusinessWire, thị trường
logistics chuỗi lạnh của Pháp dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng trung
bình (CAGR) là 3,9% trong giai đoạn 2021-2026.

Đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh
logistics chuỗi lạnh của Pháp, và đến nay mặc dù các biện pháp hạn chế đã dần
được nới lỏng, các tác nhân trên thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều thách
thức và bất ổn về nhiều mặt.

Hà Lan:

31 công ty vận tải hàng hóa Hà Lan đã gửi kiến nghị cho Thủ tướng Anh
Boris Johnson, kêu gọi chính phủ Anh cứu vãn cuộc khủng hoảng chuỗi cung
ứng của mình bằng cách nới lỏng các quy định liên quan đến kiểm soát hàng
hóa qua biên giới. Maciej Wroński, Chủ tịch Bộ Giao thông Vận tải và
Logistics Hà Lan, cho rằng Vương quốc Anh cần các giải pháp khả thi hơn để
đảm bảo các chuỗi cung ứng hàng hóa giữa EU và Vương quốc Anh không bị
gián đoạn hậu Brexit.

4
Vƣơng quốc Anh và Irealand

Chính phủ Anh dự kiến sẽ nới lỏng các quy định về thị thực đối với tài xế
xe tải. Đây là một nỗ lực để khắc phục các vấn đề trong chuỗi cung ứng đã gây
tình cảnh tắc nghẽn kéo dài ở biên giới. Chính phủ nước này cho biết họ đang
xem xét các biện pháp tạm thời để tránh các gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối
cảnh kinh tế nước này đang cần những động lực để phục hồi hậu COVID-19.

Ngành vận tải hàng hóa của Vương quốc Anh đang thiếu hàng chục
nghìn nhân viên vận tải do nhiều yếu tố, bao gồm đại dịch COVID-19, lực
lượng lao động già hóa và công nhân nước ngoài phải trở về nước do Brexit.

Nga:

Theo số liệu công bối bởi Cơ quan Thống kê Liên bang Nga, trong 8
tháng năm 2021, khối lượng hàng hóa được vận chuyển bởi tất cả các phương
thức vận tải trong hệ thống vận tải Liên bang Nga đã tăng 1,2% so với cùng kỳ
năm 2020 lên 5,14 tỷ tấn.

Còn theo số liệu từ Tổng công ty Đường sắt Nga vận chuyển hàng hóa
xuất khẩu bằng đường sắt đến các cảng nội địa đạt tổng cộng 263,3 triệu tấn
trong 9 tháng năm 2021, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

TransContainer đã khai trương một dịch vụ vận chuyển đa phương thức


mới cho hàng hóa đóng container từ Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đến
Châu Âu qua các cảng Viễn Đông của Nga và Kaliningrad.

5
NỘI DUNG BÁO CÁO
1. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƢỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU
1.1. Vận tải
a) Chỉ số giá vận tải của EU

Theo số liệu do Cơ quan thống kê châu Âu công bố vào tháng 9/2021, chỉ
số phụ giao thông vận tải trong “rổ” hàng hóa dịch vụ tính CPI ở Liên minh
châu Âu tiếp tục tăng, đạt 112,46 điểm vào tháng 8/2021. Giá đầu vào và nhu
cầu cùng tăng là các yếu tố chính tạo lập xu hướng đi lên của chỉ số này.

114 112.46
111.81
112
108.8 110.14
110 108.35
107.42
108 106.08
106.6
105.48
106 104.39 104.2104.24 103.86
103.32
104 102.8 102.94102.81
102.34
101.87
102
100
98
96
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8
Năm 2020 Năm 2021

Hình 1: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI
của EU năm 2020 và 2021 (năm gốc 2015=100)
Nguồn: Eurostat
b) Vận tải đường bộ:

Theo thống kê của Statista, năm 2020, thị trường vận tải hàng hóa đường
bộ châu Âu đạt quy mô 342,5 tỷ Euro. Dự báo cho năm 2021 cho thấy thị
trường sẽ còn tăng hơn nữa, lên khoảng 340 tỷ Euro. Mức tăng trưởng này phù
hợp với xu hướng tích cực được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, theo đó
vận tải đường bộ liên tục năm sau cao hơn năm trước, trừ năm 2012. Đến cuối
năm 2021, thị trường vận tải hàng hóa đường bộ dự báo tăng tổng thể 23% so
với năm 2010.

6
Với sự phát triển của mạng lưới đường bộ, hàng hóa đã được vận chuyển
qua khoảng 1,708 tỷ km đường bộ ở Châu Âu.

Việc triển khai vắc-xin trên diện rộng, thậm chí tiêm thêm mũi tăng
cường là chìa khóa để chính phủ các nước EU mở cửa lại nền kinh tế của họ,
trong khi sự phục hồi tiêu dùng sau làn sóng đầu tiên của đại dịch vẫn mạnh mẽ
sẽ thúc đẩy vận chuyển hàng hóa và đi lại. Nhu cầu tiếp tục tăng trong quý cuối
năm 2021, hỗ trợ hoạt động vận tải đường bộ và do đó khiến giá cước tăng lên.

Ngoài ra, giá cước cũng bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khác chính là sự
gián đoạn của chuỗi cung ứng. Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ tại
EU đã thông qua một số chi phí bổ sung để “ứng phó” với biến động trong
chuỗi cung ứng. Ví dụ, tắc nghẽn cảng gây khó khăn trong hoạt động cho các
công ty vận tải đường bộ, những người đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa đến
và đi từ các cảng. Một minh họa khác: hậu quả của Brexit. Các thủ tục hành
chính bắt buộc mới cũng dẫn đến việc tăng chi phí được thông qua, ngay cả khi
tình hình trong quý II ít nghiêm trọng hơn quý đầu tiên.

Hình 2: Giá cƣớc vận tải đƣờng bộ trung bình của EU theo các quý giai đoạn
2017-2021
Nguồn: Transport Intelligence

7
Hình 3: Các tuyến vận tải đƣờng bộ của EU và vƣơng quốc Anh và giá cƣớc
tham chiếu trong quý II/2021
Nguồn: Transport Intelligence

c) Vận tải đường hàng không:

Để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, các quốc gia trên thế
giới đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế kể từ đầu năm 2020. Do những hạn
chế này, ngành vận tải hàng không đã phải hứng chịu một đòn - nhưng số liệu
gần đây nhất về các chuyến bay thương mại cho thấy có dấu hiệu phục hồi.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 8 năm
2021, số lượng các chuyến bay thương mại ở EU đã tăng 48% so với tháng 8
năm 2020. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch (giảm 31%
so với tháng 8 năm 2019).

Cụ thể, số chuyến bay thương mại của EU đạt 479.000 vào tháng 8 năm
2021, cải thiện rõ ràng so với 325.000 vào tháng 8 năm 2020 nhưng vẫn thấp
hơn hẳn mức 696.000 vào tháng 8 năm 2019.

8
Hình 4: Số lƣợng chuyên bay thƣơng mại của EU hàng tháng năm 2020, 2021
Nguồn: Eurostat (tháng 9/2021)

Xét theo thị trường thành viên:

+ Các quốc gia EU có mức giảm chuyến bay thương mại giảm ít nhất
trong tháng 8 năm 2021 so với cùng tháng năm 2019 gồm có: Hy Lạp (giảm
7%), Romania (giảm 18%) và Croatia (giảm 22%).

Hình 5: Tăng/giảm số chuyến bay thƣơng mại của từng nƣớc thành viên EU
trong tháng 8/2021 so tháng 8/2019
Nguồn: Eurostat (tháng 9/2021)

9
+ Các chuyến bay giảm hơn một nửa ở Phần Lan (giảm 60% so với tháng
8 năm 2019), Ireland (giảm 55%), Slovenia (giảm 54%), Slovakia (giảm 52%)
và Séc (giảm 51%).

Còn số liệu do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố về
thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu cho thấy nhu cầu tiếp tục xu hướng
tăng trưởng mạnh nhưng áp lực về công suất đang tăng lên.

Trong đó: Các hãng vận tải hàng không châu Âu đã chứng kiến khối
lượng hàng hóa ở phân khúc quốc tế tăng 6% trong tháng 8 năm 2021 so với
cùng tháng năm 2019 và này ngang bằng với hiệu suất của tháng 7/2021.

Bảng 1: Thị phần của các hãng vận tải châu Âu trong tổng vận chuyển hàng hóa
hàng không quốc tế tháng 8/2021 và các thông số liên quan trong tháng 8/2021 so
tháng 8/2019

THỊ THÁNG 8/2021 SO THÁNG 8/2019


PHẦN
KHU VỰC
QUỐC CLF(%-
TẾ CTK ACTK CLF(LEVEL)
PT)

Tổng thị trƣờng 100% 7.7% -12.2% 10.0% 54.2%


toàn cầu

Châu Âu 22.3% 6.3% -12.1% 9.9% 57.5%

Châu Phi 2.0% 32.4% -3.8% 11.8% 43.0%

Châu Á- Thái 32.6% -2.1% -28.1% 18.5% 69.8%


Bình Dương

Châu Mỹ La tinh 2.4% -13.2% -20.0% 3.2% 40.4%

Trung Đông 13.0% 15.5% -5.2% 9.4% 52.9%

10
THỊ THÁNG 8/2021 SO THÁNG 8/2019
PHẦN
KHU VỰC
QUỐC CLF(%-
TẾ CTK ACTK CLF(LEVEL)
PT)

Bắc Mỹ 27.8% 19.3% 0.7% 6.8% 43.7%

Nguồn: IATA (9/2021)

Nhu cầu toàn cầu, được tính bằng tấn hàng hóa-km (CTKs *), tăng 7,7%
so với tháng 8 năm 2019 (8,6% đối với các hoạt động quốc tế). Tăng trưởng
chung vẫn ở mức mạnh so với xu hướng tăng trưởng bình quân trong dài hạn là
khoảng 4,7%.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại một chút so với tháng 7, khiến nhu cầu tăng
8,8% (so với mức trước COVID-19).

Khả năng phục hồi năng lực vận chuyển hàng hóa đã tạm dừng vào tháng
8, giảm 12,2% so với tháng 8 năm 2019 (13,2% đối với các hoạt động quốc tế).
Tính theo tháng, công suất giảm 1,6% - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2021.

Các điều kiện kinh tế tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng hàng hóa bằng đường
hàng không nhưng hơi yếu hơn so với những tháng trước cho thấy tăng trưởng
sản xuất toàn cầu đã đạt đỉnh:

Thành phần sản lượng sản xuất tháng 8/2021 của Chỉ số nhà quản lý mua
hàng (PMI) là 51,9, cho thấy nhu cầu tăng trong ngắn hạn nếu những đơn đặt
hàng đó được vận chuyển bằng đường hàng không. Đây là mức giảm so với
mức 54,4 trong tháng 7/2021.

Thành phần đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong tháng 8/2021 thuận lợi cho
hàng hóa đường hàng không, mặc dù ít hỗ trợ hơn so với các tháng trước. Sự
mở rộng tiếp tục ở cấp độ toàn cầu, tuy nhiên, có sự thu hẹp ở các nền kinh tế
mới nổi.

Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu vẫn ở mức thấp trước mùa bán lẻ cao
điểm cuối năm. Điều này là tích cực đối với hàng hóa đường hàng không, tuy
nhiên hạn chế về năng lực hơn nữa khiến điều này gặp rủi ro.

11
1.2. Cảng biển

Hướng dẫn xanh (Green Guidelines) của Hiệp hội Cảng biển châu Âu
(ESPO) năm 2021 cung cấp cho các cảng tại EU các công cụ và hướng dẫn cụ
thể để thực hiện chiến lược “xanh hóa” ngành cảng biển. Đây đồng thời được
coi là một nỗ lực lớn trong tổng thể ứng phó với các thách thức môi trường mà
khu vực cảng biển đang đối mặt. Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi môi
trường tự nhiên cho hoạt động của tàu thuyền và tác động trực tiếp đến tương
lai của các cảng. Do đó, thay vì quan điểm cho rằng đây là một trách nhiệm
chung với cộng đồng, “xanh hóa” lĩnh vực cảng biển được coi như vì sự tồn tại
và phát triển của chính ngành cảng biển trong thời gian tới.

Hướng dẫn này là một sáng kiến có tính trình tự logistics của ngành cảng
biển EU, cung cấp tầm nhìn cho các cảng trong một tương lai xanh, và thúc đẩy
tham vọng của các cảng nhằm đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và môi trường
được nâng cao ở cấp độ châu Âu.

Cam kết của các cảng châu Âu về môi trường và tính bền vững không
phải là mới. Tạo ra Bộ quy tắc thực hành về môi trường là sáng kiến chung đầu
tiên của các thành viên ESPO khi Tổ chức được thành lập vào năm 1993. Kể từ
đó, tài liệu đã được cập nhật và sửa đổi hai lần, đáp ứng những thách thức trong
điều kiện thực tiễn.

Hướng dẫn Xanh của ESPO 2021 được xây dựng dựa trên các hướng dẫn
trước đó, nhưng tiến xa hơn một bước. Hướng dẫn này đảm bảo tính thích ứng
cao với bối cảnh môi trường đang thay đổi và các ưu tiên về môi trường của các
cảng Châu Âu. Để tạo thuận lợi cho các cảng trong quá trình thực thi và xây
dựng kế hoạch của riêng mình, hướng dẫn này cũng bao gồm một form mẫu cho
các lộ trình cảng riêng lẻ và một danh sách kiểm tra các công cụ xanh hóa có
sẵn cho chính quyền cảng.

Hướng dẫn mới cũng bao gồm phần trình bày tổng quan và cập nhật về
luật pháp quốc tế và EU liên quan đến cảng. Lần đầu tiên, Hướng dẫn Xanh đi
kèm với một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số mới và được cập nhật liên tục về các thực
hành xanh tốt từ các cảng Châu Âu. Hơn 70 thực hành tốt đã có sẵn tại
www.espo.be/practices.

12
Thông qua các nỗ lực này, các cơ quan quản lý cảng Châu Âu muốn trở
thành một đối tác tích cực trong các chương trình vì trong tương lai xanh của
Châu Âu. Điều này có nghĩa là ngành cảng biển sẽ trở nên hoàn toàn bền vững
với môi trường và không gây ô nhiễm theo thời gian. Hướng dẫn cũng giải thích
cách các cảng có thể đóng góp tích cực trong việc xanh hóa nền kinh tế và xã
hội.

1.3. Các hoạt động logistics khác

Đầu tư bất động sản vào thị trường logistics châu Âu ở mức 22.500 triệu
Euro trong nửa đầu năm 2021, tức là nhiều hơn 60% so với mức trung bình của
nửa đầu các năm trong giai đoạn 5 năm qua.

Dữ liệu được công bố trong báo cáo mới nhất về lĩnh vực logistics ở châu
Âu của Savills Aguirre Newman cũng chỉ ra rằng, mức tăng lớn nhất so với
mức trung bình của 5 năm qua diễn ra ở Ireland (1.008%), tiếp theo là Tây Ban
Nha (212%) và Vương quốc Anh (115%).

Trong nửa đầu năm, vốn đầu tư vào tài sản bất động sản logistics đã
chiếm 20% tổng vốn đầu tư bất động sản ở châu Âu; thị phần lịch sử là khoảng
10%. Theo phân tích của Savills về số vốn mới huy động được của các quỹ đầu
tư trong năm nay, 39% đã được phân bổ cho lĩnh vực logistics, chiếm nhiều hơn
bất kỳ phân khúc cấp ba nào khác.

Theo công ty tư vấn bất động sản quốc tế, tỷ lệ hấp thụ ở châu Âu đã đạt
18,7 triệu mét vuông, tức là hơn 63% so với mức trung bình của nửa đầu các
năm trong năm năm qua. Các quốc gia có mức tăng hấp thụ lớn nhất là Đức, Ba
Lan và Hà Lan, với số liệu vượt quá con số thu được trong cùng kỳ năm năm
qua.

Về khả năng cung cấp, diện tích sẵn có đã giảm 80 điểm trong 12 tháng
qua và tỷ lệ trống ở mức 4,6%. Nhu cầu gia tăng ở Tây Ban Nha. Nguồn cung ở
Đan Mạch và Cộng hòa Séc giảm sút. Các thị trường có không gian logistics có
sẵn ở mức thấp nhất gồm có Barcelona với 3,3%, Oslo với 3,8% và Helsinki với
4,3% khả dụng. Sự thiếu hụt không gian logistics có sẵn đã khiến giá thuê cơ sở
tăng trung bình 2% trong 12 tháng qua ở châu Âu. Theo các chuyên gia tư vấn

13
bất động sản quốc tế, giá thuê dự kiến sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung khan
hiếm.

Công ty tư vấn bất động sản Savills nhận định rằng kỷ lục về hoạt động
cho thuê và hấp thụ ở châu Âu sẽ tương đương với kết quả tăng trưởng của 5
năm. Tình trạng này là do sự mở rộng của thương mại điện tử, với tốc độ tăng
trưởng được đẩy nhanh bởi đại dịch.

Các nguyên tắc về tính bền vững đang bắt đầu có tác động đến các xu
hướng trong đặc điểm của kho logistics, cả trong việc gia tăng các chứng chỉ về
tính bền vững của các tòa nhà và nhu cầu của logistics nhằm tiết kiệm khí thải.

14
2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ TẠI MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG

2.1. Đức
2.1.1. Vận tải

Theo số liệu do cơ quan thống kê quốc gia Đức công bố, chỉ số phụ nhóm
giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI của Đức tiếp tục tăng từ
mức 114,4 trong tháng 7/2021 lên 115 trong tháng 8/2021, duy trì mặt bằng giá
mới cao hơn hẳn năm 2020. Điều này một phần do nền kinh tế Đức tiếp tục hồi
phục và các hoạt động vận tải, đi lại trở nên sôi động hơn khi Đức và EU mở
cửa trở lại sau COVID-19.

Số lượng ca nhiễm coronavirus đang giảm đáng kể và người tiêu dùng tin
rằng đợt đại dịch thứ tư sẽ ít tác động hơn những gì nhiều người lo ngại. Tâm lý
tiêu dùng phục hồi thúc đẩy các hoạt động mua sắm, đi lại, do đó làm tăng nhu
cầu về dịch vụ vận chuyển.

116 115
114.4
114 112.6
111.2
112 110.6
110
108
106
104
102
100
98
96
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8
Năm 2020 Năm 2021

Hình 6: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính
CPI của Đức (năm gốc 2015=100)
Nguồn: Cơ quan Thống kê quốc gia Liên bang Đức

2.1.2. Hoạt động logistics khác

Một cuộc khảo sát của hiệp hội công nghiệp kỹ thuật VDMA của Đức
cho thấy phần lớn các công ty cơ khí của Đức đang phải đối mặt với các vấn đề
15
nghiêm trọng hoặc đáng chú ý về chuỗi cung ứng, với tăng trưởng sản xuất dự
kiến sẽ bị ảnh hưởng trong năm tới.

81% công ty cơ khí cho biết chuỗi cung ứng của họ bị suy yếu, đặc biệt là
các linh kiện điện tử, và 2/3 số công ty được khảo sát gặp phải các vấn đề về
logistics và vận tải.

Đáng lưu ý là cơ khí chế tạo máy đóng một vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế Đức, do đó những khó khăn của ngành có thể sẽ cản trở quá trình
phục hồi kinh tế của Đức hậu COVID-19.

Brexit góp một phần không nhỏ vào những gián đoạn này bởi dòng chảy
hàng hóa không còn liền mạch như trước. Biến động giá nhiên liệu, chi phí vận
tải và nhân công khiến các kế hoạch kinh doanh trở nên ngắn hạn và kém chắc
chắn.

Trong những năm qua, với tính kỷ luật công nghiệp cao, Đức là một
trong số những thị trường có dịch vụ logistics có mức độ đáng tin cậy cao nhất
trên thế giới, đặc biệt về tiến độ và lộ trình. Bất lợi chi phí cao được bù đắp bởi
ưu điểm này. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã làm giảm tính tin cậy của
hành trình trên phạm vi toàn thế giới và trở thành một thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp logistics của Đức.

2.2. Pháp
2.2.1. Vận tải

Chỉ số giá vận tải hàng hóa: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ
hàng hóa dịch vụ tính CPI của Pháp giảm xuống còn 110,92 trong tháng 8/2021.

16
111.42
112 110.92

110 108.14
108.23
108

106

104

102

100

98
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8
Năm 2020 Năm 2021

Hình 7: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính
CPI của Pháp (năm gốc 2015=100)
Nguồn: Cơ quan Thống kê quốc gia Pháp (INSEE)

2.2.2. Hoạt động logistics khác:

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của BusinessWire, thị trường
logistics chuỗi lạnh của Pháp dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng trung
bình (CAGR) là 3,9% trong giai đoạn 2021-2026.

Đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh
logistics chuỗi lạnh của Pháp, và đến nay mặc dù các biện pháp hạn chế đã dần
được nới lỏng, các tác nhân trên thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều thách
thức và bất ổn về nhiều mặt.

Pháp dẫn đầu châu Âu với số lượng dự án bất động sản công nghiệp và
logistics quy mô lớn, trong đó kho lạnh chiếm thị phần quan trọng trong tổng
không gian logistics tại Pháp.

Chính phủ Pháp đã ban hành "Kế hoạch Logistics cho năm 2025" nhằm
mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao tính liên kết của mạng lưới vận tải,
đồng thời đơn giản hóa, thuận lợi hóa quản lý hành chính trong chuỗi cung ứng
nói chung và logistics chuỗi lạnh nói riêng.

17
Thị trường logistics của Pháp đã chứng tỏ được khả năng phục hồi cao
vào năm 2020 và qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của ngành đối
với nền kinh tế Pháp.

Đặc biệt, logistics chuỗi lạnh tại Pháp được thúc đẩy bởi những yếu tố
sau đây:

+ Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử,

+ Những đổi mới trong hệ thống bán lẻ hiện đại để thích ứng với các yêu
cầu phát sinh trong phòng chống dịch bệnh;

+ Đóng góp của ngành trong chiến dịch tiêm chủng (thể hiện ở các hoạt
động lưu trữ, phân phối vắc xin, v.v.).

Quá trình vận động của chuỗi cung ứng lạnh cũng dẫn đến việc bố trí lại
mạng lưới kho lưu trữ. Cả thực tiễn và lý thuyết toán tối ưu đều cho thấy vị trí
của các nhà kho gần với các khu vực phân phối tiêu dùng và việc làm vẫn rất
quan trọng để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng. Dự kiến, việc tăng cường tự
động hóa trong các kho bảo quản lạnh sẽ làm tăng nhu cầu hơn nữa. Tự động
hóa kho bao gồm công nghệ đám mây, rô bốt, băng tải, tự động hóa tải xe tải và
quản lý năng lượng.

Hình 8: Một quầy hàng trữ lạnh trong siêu thị của Pháp

18
Khi vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ, bảo quản
lạnh đã trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý chuỗi cung ứng
(SCM). Ngoài ra, sự tăng trưởng của hoạt động buôn bán các sản phẩm dễ hư
hỏng cũng được kỳ vọng sẽ giúp tăng nhu cầu về các giải pháp kho lạnh trong
vài năm tới.

2.3. Hà Lan
2.3.1. Vận tải

Theo số liệu của cơ quan Thống kê quốc gia Hà Lan, chỉ số phụ nhóm
giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI của Hà Lan trong tháng
8/2021 tiếp tục tăng lên mức 114,56.

114.56
116
113.62
114 111.8
110.99
112 111.12
109.93 109.63
110 107.99 108.45
107.63 107.86 107.89 108.14
108 106.92 106.36 106.74
106.11
105.17 105.4
106 104.03
104
102
100
98
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8
Năm 2020 Năm 2021

Hình 9: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ
tính CPI của Hà Lan (năm gốc 2015=100)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Hà Lan

2.3.2. Hoạt động logistics khác:

31 công ty vận tải hàng hóa Hà Lan đã gửi kiến nghị cho Thủ tướng Anh
Boris Johnson, kêu gọi chính phủ Anh cứu vãn cuộc khủng hoảng chuỗi cung
ứng của mình bằng cách nới lỏng các quy định liên quan đến kiểm soát hàng
hóa qua biên giới. Maciej Wroński, Chủ tịch Bộ Giao thông Vận tải và
Logistics Hà Lan, cho rằng Vương quốc Anh cần các giải pháp khả thi hơn để

19
đảm bảo các chuỗi cung ứng hàng hóa giữa EU và Vương quốc Anh không bị
gián đoạn hậu Brexit.

30 công ty vận tải đường bộ từ Hà Lan cho rằng nên thay đổi các quy tắc
để cho phép nhiều xe vận tải hơn hỗ trợ thị trường vận tải ở Anh và tăng năng
suất trên mỗi xe tải.

Những xáo trộn trong vận tải xuyên biên giới do Brexit và khả năng phải
chấp nhận tình trạng rỗng chiều về khiến nhiều công ty vận tải suy giảm niềm
tin vào thị trường và hủy bỏ các lịch trình truyền thống. Điều này tác động trực
tiếp đến giới chủ hàng của cả Hà Lan và Vương quốc Anh, nhất là khi mùa tiêu
thụ cao điểm cuối năm đã đến.

Theo số liệu do Cơ quan Thống kê Hà Lan (CBS) công bố, vào tháng 9
năm 2021, tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Hà Lan đã được cải thiện so
với tháng 8/2021, chỉ số niềm tin kinh doanh đã tăng từ 9,6 lên 11,1; cho thấy
các nhà sản xuất đã nhìn nhận tích cực hơn về sản xuất trong thời gian tới.

Mức trung bình dài hạn của chỉ số này trong hai thập kỷ qua là 0,5. Niềm
tin của nhà sản xuất đạt mức cao nhất (12,3) vào tháng 7 năm 2021 và mức thấp
nhất (-28,7) vào tháng 4 năm 2020. Vào tháng 9/2021, chỉ số niềm tin của nhà
sản Hà Lan xuất cao hơn hẳn mức trung bình dài hạn.

Trong tháng 9/2021, chỉ số này đã được cải thiện trong hơn một nửa số
ngành sản xuất, đặc biệt là ngành dệt may. Trong khi đó các nhà sản xuất trong
ngành thiết bị vận tải kém lạc quan hơn so với hồi tháng 8/2021.

Cảng Rotterdam đưa vào vận hành khu vực nhà kho quy mô lớn:

Dịch vụ nhà kho mới tại cảng Rotterdam- European Bulk Services (EBS)
chuyên lưu trữ và trung chuyển tất cả các loại hàng rời và có hai nhà ga: ở
Botlek dành cho các sản phẩm phi nông nghiệp và một ở Europoort dành cho
nông sản, nơi đặt nhà kho mới.

20
Hình 10: Khu vực nhà kho mới tại cảng Rotterdam đạt chứng nhận ATEX- đáp
ứng yêu cầu cao nhất về phòng chống cháy nổ
Nhà kho có sức chứa 50.000 m3, với, ngũ cốc và các chất dẫn xuất và
bao gồm bảy ngăn khác nhau. Điều này cho phép lưu trữ nhiều sản phẩm khác
nhau và phân chia thành các lô nhỏ hơn cho nhiều khách hàng. Thiết kế của nhà
kho hướng đến sự linh hoạt, được đảm bảo bằng băng chuyền, được xây dựng
theo kỹ thuật mới nhất. Nhà kho cũng được chứng nhận ATEX, có nghĩa là đáp
ứng các hướng dẫn an toàn cao nhất của Châu Âu về các nguy cơ cháy nổ.

2.4. Vương quốc Anh


2.4.1. Vận tải

Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ tính CPI của Vương quốc
Anh tiếp tục tăng trong tháng 7/2021, đạt 121,3 điểm.

21
122 121.3

120 119.1

118 117.59
117.2
115.9
116 115.2
114.3
114

112

110
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Năm 2021

Hình 11: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ
tính CPI của Vƣơng quốc Anh (năm gốc 2015=100)
Nguồn: Cơ quan Thống kê quốc gia Vương quốc Anh

Tập đoàn siêu thị Tesco đã bắt đầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đường sắt
với container lạnh để đưa trái cây và rau quả từ Tây Ban Nha đến Anh, qua đó
giảm sự phụ thuộc vào xe tải. Bằng cách này, chuỗi siêu thị có thể dẫn đầu với
việc tăng cường sử dụng vận tải đường sắt trong cuộc khủng hoảng thiếu tài xế
HGV đang diễn ra ở Anh. Công ty đang tăng cường sử dụng đường sắt từ
65.000 container mỗi năm lên 90.000 vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm 2021.

Theo Ken Murphy, giám đốc điều hành của Tescom, tập đoàn là một
trong số ít nhà bán lẻ tạp hóa ở Anh sử dụng vận chuyển đường sắt một cách
rộng rãi. Động thái này đã giúp Tesco trong tình trạng thiếu hụt tài xế HGV
đang diễn ra và có thể làm giảm 22 triệu dặm đường mỗi năm của công ty.

Dịch vụ giao hàng đường sắt Varamis Rail đã đề xuất sử dụng tàu điện để
vận chuyển đường dài hàng hóa nhẹ giữa các đầu mối giao thông khác nhau, và
giao hàng chặng cuối bằng các phương tiện đường bộ theo hướng bền vững.

Đường sắt có lượng khí thải carbon thấp nhất trong số tất cả các phương
tiện giao thông chính, chỉ bằng một phần tám lượng khí thải carbon của việc di
chuyển bằng đường hàng không và một phần ba so với đường bộ.

22
2.4.2. Hoạt động logistics khác:

Chính phủ Anh dự kiến sẽ nới lỏng các quy định về thị thực đối với tài xế
xe tải. Đây là một nỗ lực để khắc phục các vấn đề trong chuỗi cung ứng đã gây
tình cảnh tắc nghẽn kéo dài ở biên giới. Chính phủ nước này cho biết họ đang
xem xét các biện pháp tạm thời để tránh các gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối
cảnh kinh tế nước này đang cần những động lực để phục hồi hậu COVID-19.

Ngành vận tải hàng hóa của Vương quốc Anh đang thiếu hàng chục nghìn
nhân viên vận tải do nhiều yếu tố, bao gồm đại dịch COVID-19, lực lượng lao
động già hóa và công nhân nước ngoài phải trở về nước do Brexit. Các quy tắc
nhập cư hậu Brexit có nghĩa là công dân EU không còn có cư trú và làm việc
mà không cần thị thực ở Anh, như họ có thể làm khi Vương quốc Anh là thành
viên của khối thương mại. Các công ty vận tải hàng hóa đã thúc giục chính phủ
nới lỏng các quy tắc nhập cư để tài xế có thể dễ dàng được tuyển dụng từ khắp
châu Âu.

Các ngành công nghiệp nông nghiệp và chế biến thực phẩm của Vương
quốc, vốn đang thiếu người hái trái cây và đóng gói thịt, cũng đưa ra yêu cầu
tương tự. Chính phủ đã phản đối và cho rằng lực lượng lao động của Vương
quốc Anh nên được đào tạo để đảm nhận công việc.

Bất ổn trong chuỗi cung ứng thậm chí còn đến từ mối lo về nguồn nhiên
liệu, nhất là khi mùa đông đang đến. Chính phủ đã nhấn mạnh rằng nước Anh
không thiếu nhiên liệu, nhưng điều đó đã không ngăn cản những người lái xe ô
tô xếp hàng dài tại các trạm xăng để đổ xăng đề phòng nguồn nhiên liệu bị gián
đoạn.

Các nhà sản xuất Anh cho biết tình trạng thiếu nguyên liệu thô và giao
hàng chậm trễ đã làm gián đoạn sản xuất vào tháng trước, dẫn đến tăng trưởng
chậm hơn và chi phí tăng rõ rệt.

23
Hình 12: Ùn ứ xe tải ở các chốt kiểm soát tại biên giới Vƣơng quốc Anh
Vương quốc Anh không phải là thị trường duy nhất đang phải đối mặt với
tình trạng thiếu tài xế. Các công ty vận tải đường bộ của Hoa Kỳ muốn có thêm
thị thực cho lái xe nước ngoài và các cơ quan logistics của Đức ước tính thiếu
45.000-60.000 tài xế xe tải cho ngành vận tải đường bộ.

Nhưng lượng thiếu hụt ở Anh lớn hơn hẳn do các quy định nhập cư hậu
Brexit kể từ ngày 1 tháng 1 đã khiến ngành công nghiệp này bị thiếu hụt 20.000
người lái xe nhập cư từ Liên minh châu Âu. Thông thường, gần 40.000 người
mỗi năm đã vượt qua các kỳ sát hạch để có bằng lái xe tải ở Anh, nhưng con số
này đã giảm gần 2/3 vào năm ngoái khi đại dịch bùng phát và nhiều trường dạy
lái xe phải đóng cửa trong một thời gian dài.

2.5. Nga
2.5.1. Vận tải

Theo số liệu công bối bởi Cơ quan Thống kê Liên bang Nga, trong 8
tháng năm 2021, khối lượng hàng hóa được vận chuyển bởi tất cả các phương
thức vận tải trong hệ thống vận tải Liên bang Nga đã tăng 1,2% so với cùng kỳ
năm 2020 lên 5,14 tỷ tấn.

24
Vận chuyển bằng đường bộ- phương thức vận tải lớn nhất về khối lượng
hàng hóa đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 xuống 3,45 tỷ tấn.

Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020
lên 850,5 triệu tấn.

Lưu lượng vận chuyển bằng đường ống tăng 8,5% so với cùng kỳ năm
2020 lên 752,3 triệu tấn.

Vận tải biển giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2020 xuống 14,8 triệu tấn.

Vận tải hàng không đạt 0,92 triệu tấn, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm
trước.

Vận chuyển hàng hóa nội địa giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 xuống
69,6 triệu tấn.

Còn theo số liệu từ Tổng công ty Đường sắt Nga vận chuyển hàng hóa
xuất khẩu bằng đường sắt đến các cảng nội địa đạt tổng cộng 263,3 triệu tấn
trong 9 tháng năm 2021, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, lượng hàng hóa xuất khẩu đến các cảng khu vực Tây Bắc đạt
108,2 triệu tấn (+ 12,1%), đến các cảng khu vực phía Nam đạt khoảng 67,7 triệu
tấn (+ 19,2%), đến các cảng của Vùng Viễn Đông đạt 86,2 triệu tấn (+ 5%).

Xét về cơ cấu mặt hàng: Than chiếm 52,4%, dầu mỏ 21,6%, kim loại đen
6,7%, phân bón 6,5%, quặng 3,4% và ngũ cốc 2,5%.

Trong kỳ báo cáo, lượng than xuất khẩu tăng 12,8% lên hơn 137,3 triệu
tấn, bao gồm 71,4 triệu tấn được vận chuyển đến cảng Viễn Đông (+ 2,8%).
Vận chuyển các sản phẩm dầu đi sau các cảng Viễn Đông tăng 7,9% lên 5,9
triệu tấn, quặng sắt và quặng mangan tăng 3,6 lần lên 0,5 triệu tấn, gỗ tăng 1,7
lần lên 376.000 tấn.

TransContainer đã khai trương một dịch vụ vận chuyển đa phương thức


mới cho hàng hóa đóng container từ Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đến
Châu Âu qua các cảng Viễn Đông của Nga và Kaliningrad.

25
Hình 13: TransContainer đã khai trƣơng một dịch vụ vận chuyển đa phƣơng
thức mới trên tuyến Châu Á- Thái Bình Dƣơng nối với Liên bang Nga
Lô hàng gồm 54 container chất đầy hàng tiêu dùng được sản xuất tại Hàn
Quốc đã được chuyển bằng đường biển từ Busan đến Vostochnaya Stevedoring
Co ở Vostochny và chất lên một chuyến tàu khởi hành vào ngày 10 tháng 9 đến
Kaliningrad qua lãnh thổ của Nga, Latvia và Lithuania.

Thời gian vận chuyển bằng đường sắt mất 14 ngày. Từ Kaliningrad, các
container sẽ được chuyển đến Hamburg. Trong tương lai, hàng hóa từ các nước
khác sẽ được vận chuyển trong khuôn khổ của tuyến.

2.5.2. Hoạt động logistics khác

Trong 9 tháng năm 2021, cảng biển Azov (Liên bang Nga) đã xử lý 7,792
triệu tấn hàng hóa, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của các
công ty xếp dỡ, doanh thu nội bộ của cảng biển Azov cũng tăng 8% so với cùng
kỳ năm ngoái, đạt 6,492 triệu tấn.

Trong giai đoạn báo cáo, xuất khẩu tăng 20% lên 2,646 triệu tấn, vận
chuyển - tăng 10% lên 1.300 triệu tấn, vận tải đường biển ngắn - tăng 2% lên
3,494 triệu tấn trong khi nhập khẩu giảm 2% xuống 352.000 tấn.

Hàng ngũ cốc tăng 3% lên 5,328 triệu tấn, các sản phẩm dầu - tăng 16%
lên 1,378 triệu tấn, than đá - tăng 65% lên 806.000 tấn.

26
9 tháng năm 2021, cảng Azov đã tiếp đón 2.478 lượt khách đến và 2.489
lượt khởi hành so với 2.378 lượt khách đến và 2.381 lượt khởi hành trong 9
tháng năm 2020.

Cảng Azov nằm trên bờ sông Don. Đây là cửa ngõ chính giữa Biển Địa
Trung Hải với các tuyến đường thủy nội địa của Nga và Biển Caspi, cho các
luồng hàng hóa đến miền trung của Nga, Ural và Trung Á. Ranh giới của lưu
vực cảng bao gồm sông Don từ đoạn dài 3151,0 km, sông Koysug đến Phao tiếp
nhận số 1 của Kênh biển Azov-Don, bao gồm khu neo đậu bên ngoài số 6 và
khu neo đậu Calancea đến điểm dừng chân Dugino.

Hình 14: Khu vực bến dành cho ngũ cốc tại cảng Azov (Liên bang Nga)

27

You might also like