You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ

SỐ THÁNG 12/2023

THUỘC NHIỆM VỤ
“Cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực Logistics

Việt Nam và thế giới” năm 2023

Hà Nội, năm 2023


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 2


TÓM TẮT ............................................................................................................ 3
PHẦN 1. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG ........... 6
1. Tình hình chung ........................................................................................ 6
2. Vận tải ........................................................................................................... 8
2.1. Thống kê chung về chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa và chỉ số giá vận
tải .............................................................................................................. 8
2.2. Vận tải đường bộ ................................................................................. 9
2.3. Vận tải đường sắt và đa phương thức .............................................. 10
2.4. Vận tải hàng không ........................................................................... 11
2.5. Vận tải đường biển và cảng biển ...................................................... 11
3. Hoạt động kho bãi, giao nhận, công nghệ trong logistics và thương
mại điện tử ..................................................................................................... 16
3.1. Giao nhận .......................................................................................... 16
3.2. Kho bãi, bất động sản logistics.......................................................... 17
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: DỰ BÁO QUY MÔ VÀ XU HƯỚNG THỊ
TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI................... 20
1. Quy mô, đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường logistics
Hoa Kỳ............................................................................................................ 20
2. Đánh giá tác động tiềm năng của các hoạt động của Hội đồng Nhà
trắng về phục hồi chuỗi cung ứng ............................................................... 22
3. Những vấn đề, sự kiện nổi bật đối với lĩnh vực Logistics tại Hoa Kỳ
trong năm 2023 (theo bình chọn của Tạp chí quản lý Logistics Hoa Kỳ) 25

1
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Chỉ số nhà quản lý logistics của Hoa Kỳ từng tháng năm 2021 -2023
(theo thời điểm hiện tại) ....................................................................................... 6
Hình 2: Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa của Hoa Kỳ theo tháng ........................ 8
Hình 3: Chỉ số giá vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Hoa Kỳ hàng
tháng năm 2022 và 2023 ...................................................................................... 9
Hình 4: Nhân viên bộ phận mặt đất đang xếp hàng lên máy bay của FedEx trong
ca làm việc đêm .................................................................................................. 11
Hình 5: Các làn đường xe tải trong Cảng Long Beach, Hoa Kỳ ....................... 13
Hình 6: Hoạt động bốc dỡ hàng của DHL trong tháng 12/2023 ........................ 16
Hình 7: Đóng góp của GDP lĩnh vực vận tải và kho bãi của Hoa Kỳ trong tổng
GDP, giai đoạn 2017-2022 ................................................................................. 20

2
TÓM TẮT

Tỷ lệ lạm phát tại Hoa Kỳ tiếp tục giảm, đồng nghĩa với việc Quỹ dự trữ
liên bang Mỹ (FED) sẽ chưa có áp lực để tăng lãi suất. Tuy nhiên, các hoạt
động kinh tế có thể chững lại khi tâm lý kinh doanh quan ngại rủi ro từ thương
mại quốc tế và xung đột địa chính trị. Thâm hụt ngân sách của chính phủ Hoa
Kỳ đã tăng lên 314 tỷ USD vào tháng 11 năm 2023, từ mức 249 tỷ USD trong
cùng tháng năm trước; đồng thời là mức thâm hụt theo tháng cao nhất kể từ
tháng 3 năm nay. Điều này làm giảm kỳ vọng của các ngành vào khả năng tăng
đầu tư công và hỗ trợ cho lĩnh vực logistics trong năm tới.

Theo số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12/2023, chỉ số Nhà quản lý


Logistics của Hoa Kỳ giảm xuống còn 49,4 trong tháng 11/2023 so với mức
56,1 trong tháng liền trước. Như vậy, chỉ số này đã giảm xuống ngưỡng tiêu cực
(dưới 50) trong bối cảnh thị trường quốc tế xuất hiện thêm nhiều yếu tố bất lợi,
đặc biệt là các gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến tranh và bất ổn trên các tuyến
đường hàng hải quan trọng của thế giới.

Vận tải:

Theo dữ liệu mới nhất của S&P Global Market Intelligence, nhập khẩu
hàng hóa đóng container từ các nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ đã tăng trong
tháng 11/2023, tháng thứ ba liên tiếp, sau đợt giảm kéo dài 13 tháng.

Nhập khẩu hàng hóa đóng container trong tháng 11/2023 ở mức 2,41
triệu TEU (Đơn vị tương đương 20 foot), tăng 9% so với tháng 11/2022. Tính
chung 11 tháng năm 2023, nhập khẩu đạt 29,3 triệu TEU, giảm 9,9% so với
cùng kỳ năm 2022. Nếu nhập khẩu tháng cuối năm bằng với khối lượng của
tháng 11/2023, tức là tăng khoảng 9% so với tháng 12/2022 thì tổng lượng hàng
đóng container vào Hoa Kỳ trong cả năm 2023 sẽ vào khoảng 28,8 triệu TEU,
tương ứng với mức của năm 2019.

Vận chuyển bằng xe tải chiếm tỷ trọng chính trong vận chuyển hàng hóa
đường bộ ở Hoa Kỳ, với tổng mức luân chuyển là 3,443 tỷ tấn-km/năm, chiếm
gần 70% thị phần vận tải. Theo số liệu của Hiệp hội vận chuyển hàng hóa trung
gian của Hoa Kỳ, trọng tải của vận tải hàng hóa bằng xe tải đã giảm 3,5% trong

3
quý 3/2023 so với quý 2/2023 và giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó
các chuyến hàng không đủ tải tăng LTL tăng 3,3% so với quý 2/2023.

Số lượng việc làm trong các hãng hàng không chở hàng hóa (cargo
airlines) của Hoa Kỳ đạt 272.240 công nhân vào tháng 10 năm 2023, chiếm
34% tổng số việc làm trong ngành. Các hãng vận tải hàng hóa đã tuyển thêm
2.370 nhân viên trong tháng 10/2023.

Cảng biển:

Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ đã công bố Chương trình phát triển cơ sở
hạ tầng cảng của Cục Hàng hải, đảm bảo hơn 703 triệu USD dành riêng cho
việc củng cố 41 dự án trải dài trên 22 tiểu bang và một vùng lãnh thổ của Hoa
Kỳ. Nguồn vốn được phân bổ nhằm nâng cao độ tin cậy của chuỗi cung ứng
bằng cách tăng công suất và khả năng chống chịu của cảng, tối ưu hóa quy trình
vận hành, giảm lượng khí thải và tạo triển vọng việc làm mới tại các cảng biển,
cảng Great Lakes và cảng thủy nội địa.

Giao nhận:

Hoạt động giao nhận tại Hoa Kỳ có thể bị tác động bởi các cuộc đình
công mới. Đầu tháng 12/2023, DHL Express đã phải kích hoạt các kế hoạch dự
phòng để tiếp tục giao hàng mà không bị gián đoạn trong phạm vi đình công tại
trung tâm hàng không Bắc Mỹ gần Cincinnati trong trường hợp không sớm đạt
được các thỏa thuận với người lao động.

Kho hàng: Nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung gặp nhiều khó khăn trong năm
2023, nhưng nhu cầu về nhà kho và bất động sản logistics vẫn cao trong suốt cả
năm. Điều này có tác động tích cực đến các công ty dịch vụ logistics bên thứ ba
(3PL), với các giải pháp lưu trữ, xử lý đơn hàng được tích hợp với các công
nghệ mới về kiểm soát nhiệt độ, lộ trình cũng như hiển thị theo thời gian thực.

Trong số các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi tại Hoa Kỳ, DHL
Supply Chain North America vẫn đang dẫn đầu với 156,6 triệu m2 nhà kho, với
tổng số 515 kho tại thị trường Bắc Mỹ. Đứng thứ 2 trong năm 2023 là Ryder
Supply Chain Solutions, với 95 triệu m2 kho chứa và 300 kho. GXO Logistics
đã tụt hạng từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3, sau khi Ryder Supply Chain
Solutions bổ sung thêm không gian kho chứa của mình trong năm 2023.
4
Phân tích sâu:

Quy mô thị trường logistics (bao gồm cả dịch vụ vận tải) của Hoa Kỳ ước
đạt 1,27 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 1,62 nghìn tỷ USD vào
năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,07% trong giai đoạn 2023-2029.

Lĩnh vực vận tải và kho bãi, hai cấu phần chính của tổng thể giá trị ngành
logistics Hoa Kỳ, đóng góp khoảng 6,47% vào GDP của nước này trong năm
2022, tăng so với các năm liền trước và thậm chí còn cao hơn so với mức trước
đại dịch COVID-19.

Sau khi chính phủ Hoa Kỳ công bố thành lập Hội đồng Nhà Trắng về
củng cố chuỗi cung ứng, nhiều tổ chức ngành hàng, trong đó có ngành logistics
đã tiến hành đánh giá những tác động của các nỗ lực này đối với khả năng ứng
phó và phục hồi của chuỗi cung ứng trước các cú sốc có thể xảy ra.

Thúc đẩy năng lực quản trị chuỗi cung ứng có tầm quan trọng quan trọng
đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đồng thời là điều kiện để
nước này giữ được vị trí tiên phong trong nhiều mặt khác nhau, bao gồm: dẫn
đầu các chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu
tư; củng cố hệ thống nông nghiệp và thực phẩm của Hoa Kỳ; đảm bảo nguồn
nhân lực logistics, đồng thời cũng ủng hộ vị thế tương lai lâu dài của Hoa Kỳ
trên trường quốc tế. (XEM CHI TIẾT TRONG BÁO CÁO)

5
NỘI DUNG BÁO CÁO

PHẦN 1. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG

1. Tình hình chung

Tỷ lệ lạm phát tại Hoa Kỳ tiếp tục giảm, đồng nghĩa với việc Quỹ dự trữ
liên bang Mỹ (FED) sẽ chưa có áp lực để tăng lãi suất. Tuy nhiên, các hoạt
động kinh tế có thể chững lại khi tâm lý kinh doanh quan ngại rủi ro từ thương
mại quốc tế và xung đột địa chính trị. Thâm hụt ngân sách của chính phủ Hoa
Kỳ đã tăng lên 314 tỷ USD vào tháng 11 năm 2023, từ mức 249 tỷ USD trong
cùng tháng năm trước; đồng thời là mức thâm hụt theo tháng cao nhất kể từ
tháng 3 năm nay. Điều này làm giảm kỳ vọng của các ngành vào khả năng tăng
đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng logistics trong năm tới.

Theo số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12/2023, chỉ số Nhà quản lý


Logistics của Hoa Kỳ giảm xuống còn 49,4 trong tháng 11/2023 so với mức
56,1 trong tháng liền trước. Như vậy, chỉ số này đã giảm xuống ngưỡng tiêu cực
(dưới 50) trong bối cảnh thị trường quốc tế xuất hiện thêm nhiều yếu tố bất lợi,
đặc biệt là các gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến tranh và bất ổn trên các tuyến
đường hàng hải quan trọng của thế giới.

Hình 1: Chỉ số nhà quản lý logistics của Hoa Kỳ từng tháng năm 2021 -
2023 (theo thời điểm hiện tại)
80

75

70

65

60

55 52,4

50

45

40
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nguồn: Logistics’s Manager Index


6
Trong 2 tháng cuối năm, các nhà bán buôn, bán lẻ đều đang giải phóng
lượng hàng tồn kho, khiến các chỉ số về kho bãi sụt giảm.

Về vận tải, trong khi năng lực vận tải (phía cung) tăng thì phía cầu không
tăng như kỳ vọng, hiệu suất vận tải giảm gây ra tâm lý kém lạc quan cho các
nhà cung cấp dịch vụ.

Các chỉ số thành phần của chỉ số này diễn biến như sau:

Bảng 1: Một số chỉ số thành phần của chỉ số Logistics Manager của Hoa
Kỳ từ tháng 1/2023-tháng 11/2023
Chỉ số Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
thành 01/2023 02/2023 3/2023 5/2023 6/2023 7/2023 8/2023 9/2023 11/2023
phần
Tồn kho 62,5 55,6 49,4 42,9 41,9 47,9 47,2 44,3
Giá thuê kho 75 73,3 62,8 63,3 60,6 63,4 71,2 64,2
Chi phí hàng 74,2 70,9 70 64,4 57,1 60,5 69,1 64,6 62,1
tồn kho
Công suất 57 51,9 50 45,5 56,8 41,8 50 53,5 50
vận tải
Giá vận 42 36,1 31,1 35,6 42,9 43,5 44,2
chuyển
Công suất 46,4 56,6 63,5 52,5 57,8 60,9 60,6
kho bãi
Nguồn: Logistics’s Manager Index

Khảo sát các nhà quản lý logistics là một hoạt động hàng tháng nhằm xác
định tình trạng hoạt động logistics của Hoa Kỳ. Điểm số LMI là sự kết hợp của
tám thành phần tạo nên ngành logistics1, bao gồm: mức độ tồn kho và chi phí;
năng lực cung ứng, sử dụng dịch vụ và giá cả trong lĩnh vực kho bãi, năng lực
cung ứng, sử dụng dịch vụ và giá cả trong lĩnh vực vận tải. LMI được tính toán
bằng cách sử dụng chỉ số khuếch tán, trong đó bất kỳ giá trị nào trên 50 đều cho
thấy dịch vụ logistics đang mở rộng; chỉ số dưới 50 là dấu hiệu của một ngành
logistics đang thu hẹp.

1
inventory levels and costs, warehousing capacity, utilization, and prices, and transportation capacity,
utilization, and prices
7
2. Vận tải
2.1. Thống kê chung về chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa và chỉ số giá
vận tải
a) Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa:

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê vận tải Hoa Kỳ (Bureau of


Transportation statistics-BTS) công bố vào tháng 12/2023, chỉ số dịch vụ vận
tải hàng hóa (Freight TSI) tăng nhẹ từ mức 138,6 trong tháng 9/2023 lên 138,8
trong tháng 10/2023 và ước tính tiếp tục tăng trong tháng 2 tháng cuối năm.

Hình 2: Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa của Hoa Kỳ theo tháng
(các năm 2022-2023)
Chỉ số TSI của Hoa Kỳ
144

142

140
138,7 139 138,6 138,8
138 137,6 138,5
136,8 136,9
136 135,6
134 134,44

132

130
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2022 Năm 2023

Nguồn: Cơ quan Thống kê vận tải Hoa Kỳ (kỳ gốc: trung bình năm 2000=100)

Freight TSI đo lường những thay đổi hàng tháng đối với các lô hàng vận
chuyển theo hình thức dịch vụ tính bằng tấn và tấn-dặm, được kết hợp thành
một chỉ số. Chỉ số đo lường sản dịch vụ vận tải hàng hóa bao gồm dữ liệu từ
vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường ống và vận tải hàng
không. TSI được điều chỉnh theo mùa để loại bỏ tác động theo mùa thông
thường.

8
b) Chỉ số giá lĩnh vực vận tải:

Theo số liệu được công bố trong tháng 12/2023, chỉ số CPI lĩnh vực vận
tải của Hoa Kỳ giảm xuống 267,04 điểm vào tháng 11 năm 2023 từ mức 270,03
điểm vào tháng 10 năm 2023.

Hình 3: Chỉ số giá vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Hoa Kỳ
hàng tháng năm 2022 và 2023

CH Ỉ S Ố GIÁ VẬN T ẢI T RO NG CPI T ẠI H O A KỲ


290

280
274,22
270,03
270 272,52

260

250

240

230
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
NĂM 2022 NĂM 2023

Nguồn: Cơ quan Thống kê lao động Hoa Kỳ


2.2. Vận tải đường bộ

Tại Hoa Kỳ, tất cả các hãng vận tải và tài xế vận hành xe cơ giới thương
mại (CMV) phải tuân thủ các quy định về Giờ phục vụ (HOS) trong 49 CFR
395. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2020, FMCSA đã sửa đổi bốn điều khoản của Các
quy định của HOS nhằm mang lại sự linh hoạt hơn cho người lái xe mà không
ảnh hưởng xấu đến an toàn giao thông. Kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2020, các
hãng vận tải ô tô được yêu cầu tuân thủ các quy định mới của HOS.

Vận chuyển bằng xe tải chiếm tỷ trọng chính trong vận chuyển hàng hóa
đường bộ ở Hoa Kỳ, với tổng mức luân chuyển là 3,443 tỷ tấn-km/năm, chiếm
gần 70% thị phần vận tải.

Theo số liệu của Hiệp hội vận chuyển hàng hóa trung gian của Hoa Kỳ,
trọng tải của vận tải hàng hóa bằng xe tải đã giảm 3,5% trong quý 3/2023 so với
quý 2/2023 và giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó các chuyến hàng
9
không đủ tải tăng LTL tăng 3,3% so với quý 2/2023 nhưng giảm 12,9% so với
quý 3/2022.

Công ty NFI Industries đã mở rộng đội xe tải chạy pin-điện Loại 8 (BET)
ở Nam California như một phần của dự án Sáng kiến mở rộng quy mô xe tải
điện chung (JETSI). Theo dự án, NFI sẽ triển khai và vận hành 30 xe tải
Freightliner Cascadia chạy điện và 20 xe tải Volvo VNR Electric để hỗ trợ các
dịch vụ vận chuyển cảng chuyên dụng của mình.

2.3. Vận tải đường sắt và đa phương thức

Trong khi nhu cầu và khối lượng vận chuyển hàng hóa vẫn còn dư địa để
tăng trưởng, thị trường vận tải đa phương thức của Hoa Kỳ cần tiếp tục điều
chỉnh để đáp ứng nhu cầu và khắc phục những hạn chế về tính kết nối, đặc biệt
trong bối cảnh chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn vì các yếu tố đột xuất từ bên
ngoài.

Dư địa của vận chuyển đa phương thức hiện thể hiện ở khả năng tăng
trưởng trong phân khúc nội địa nhiều hơn 18% so với mức hiện tại, với khoảng
1,4 triệu lượt tải hàng năm và tổng doanh thu giao hàng tận nhà khoảng 3,5 tỷ
USD.

Tuy nhiên, một hợp đồng vận chuyển đa phương thức, vốn phức tạp hơn
bất kỳ hình thức vận chuyển một phương thức nào, bị ảnh hưởng bởi nhiều rủi
ro hơn trong tương lai. Thương mại điện tử phát triển đặt ra yêu cầu về giao
hàng tới tận nhà, giao hàng chặng cuối (chủ yếu bằng xe tải, mô-tô hoặc drone),
cần được kết nối với các phương thức khác.

Do áp lực cạnh tranh về thời gian và chi phí, giao hàng được thiết kế
theo nhiều chặng, với thời gian vận chuyển được tính bằng giờ và ngày, thay vì
tuần và tháng. Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cũng cần cân
đối được chi phí giữa các chặng, nhưng chi phí vận tải đường bộ đang có xu
hướng gia tăng mạnh hơn các phương thức khác do thiếu tài xế xe tải; điều này
sẽ làm tăng chi phí chung của vận tải đa phương thức.

10
2.4. Vận tải hàng không

Theo số liệu của Cục Thống kê Giao thông Vận tải (BTS), số lượng việc
làm trong ngành hàng không Hoa Kỳ (gồm cả hãng hàng không chở hàng và
chở hành khách) đã tăng lên mức 812.381 vào tháng 10 năm 2023, nhiều hơn
4.516 việc làm (tăng với 0,56%) so với tháng 9 năm 2023 và nhiều hơn 65.835
việc làm (tăng với 8,82%) so với trước đại dịch COVID-19.

Trong đó, số lượng việc làm trong các hãng hàng không chở hàng hóa
(cargo airlines) của Hoa Kỳ đạt 272.240 công nhân vào tháng 10 năm 2023,
chiếm 34% tổng số việc làm trong ngành. Các hãng vận tải hàng hóa đã tuyển
thêm 2.370 nhân viên trong tháng 10/2023.

FedEx, công ty
tuyển dụng hàng hóa
hàng không hàng đầu
tại hoa Kỳ đã tăng
thêm 2.505 việc làm,
bù đắp cho số lượng
việc làm sụt giảm ở
các hãng chở hàng
khác.

Các sân bay


Hình 4: Nhân viên bộ phận mặt đất đang xếp hàng lên
hàng hóa dẫn đầu của máy bay của FedEx trong ca làm việc đêm
Hoa Kỳ, tính theo
trọng tải, là Ted Stevens Anchorage International với 11,55 triệu tấn hàng hóa,
Sân bay Quốc tế Memphis với 11,39 triệu tấn, Sân bay Quốc tế Louisville
Muhammad Ali với 8,02 triệu tấn, Sân bay Quốc tế Los Angeles với 6,77 triệu
tấn và Sân bay Quốc tế Miami với 5,16 triệu tấn hàng hóa trong năm 2022.

2.5. Vận tải đường biển và cảng biển


a) Vận tải biển:

Theo dữ liệu mới nhất của S&P Global Market Intelligence, nhập khẩu
hàng hóa đóng container từ các nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ đã tăng trong
tháng 11/2023, tháng thứ ba liên tiếp, sau đợt giảm kéo dài 13 tháng.

11
Nhập khẩu hàng hóa đóng container trong tháng 11/2023 ở mức 2,41
triệu TEU (Đơn vị tương đương 20 foot), tăng 9% so với tháng 11/2022. Tính
chung 11 tháng năm 2023, nhập khẩu đạt 29,3 triệu TEU, giảm 9,9% so với
cùng kỳ năm 2022.

Số liệu thống kê của tháng 11/2023, phản ánh mức gia tăng theo yếu tố
mùa vụ (mùa cao điểm cuối năm).

Nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu tăng 11%, trong đó
thiết bị gia dụng tăng 29% và hàng hóa giải trí tăng 29%, chủ yếu gồm đồ chơi
và quà tăng cho dịp Giáng sinh.

Đối với các nhóm sản phẩm khác, nhập khẩu hàng điện tử tiêu dùng đóng
container chỉ tăng 3%, trong đó hàng hóa CNTT tăng 2%.

Nhập khẩu hóa chất giảm tháng thứ 21 liên tiếp, giảm 3% so với tháng
11/2022, nhưng nhập khẩu giấy và lâm sản tăng 8%.

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu chứng kiến mức tăng 3%: trong đó đồ
uống và thực phẩm nhìn chung ổn định nhưng nhập khẩu các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu nhập khẩu tháng cuối năm bằng với khối lượng của tháng 11/2023,
tức là tăng khoảng 9% so với tháng 12/2022 thì tổng lượng hàng đóng container
vào Hoa Kỳ trong cả năm 2023 sẽ vào khoảng 28,8 triệu TEU, tương ứng với
mức của năm 2019.

b) Cảng biển:

Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ đã công bố Chương trình phát triển cơ sở
hạ tầng cảng của Cục Hàng hải, đảm bảo hơn 703 triệu USD dành riêng cho
việc củng cố 41 dự án trải dài trên 22 tiểu bang và một vùng lãnh thổ của Hoa
Kỳ.

Mục tiêu chính của những sáng kiến này là nâng cao năng lực của các cơ
sở cảng biển và cảng thủy nội địa tại Hoa Kỳ.

Nguồn vốn được phân bổ nhằm nâng cao độ tin cậy của chuỗi cung ứng
bằng cách tăng công suất và khả năng chống chịu của cảng, tối ưu hóa quy trình

12
vận hành, giảm lượng khí thải và tạo triển vọng việc làm mới tại các cảng biển,
cảng Great Lakes và cảng thủy nội địa.

Khoảng 290 triệu USD trong khoản tài trợ 653 triệu USD từ ngân sách
liên bang sẽ được sử dụng để cải thiện năng lực đội xe tải tại các cảng biển
của Hoa Kỳ.

Bộ Giao thông Vận tải Hoa đã công bố những dự án được thông qua
trong vòng tài trợ hàng năm mới nhất thuộc Chương trình Phát triển Cơ sở Hạ
tầng Cảng (PIDP), do Cục Hàng hải của DOT quản lý. Trong số 41 dự án cảng
được tài trợ trong chương trình PIDP năm 2023, 11 dự án có những cải tiến
đáng kể nhằm đẩy nhanh tốc độ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải ra vào các
cảng ven biển và nội địa.

Mục tiêu của các dự án này là củng cố các chuỗi cung ứng một cách bền
vững đồng thời đưa nhiều chuỗi cung ứng quay trở về Hoa Kỳ hơn; phát triển
các chuỗi cung ứng theo hướng bền vững và có khả năng thích ứng, phục hồi tốt
khi xảy ra các cú sốc.

Trong số 11 dự án nhằm tăng cường hiệu quả và công suất xe tải, cảng
Long Beach (California) tại Bờ Tây sẽ nhận 52,6 triệu USD cho Dự án Cải
thiện Cảng Bắc. Dự án
vận tải đa phương
thức trị giá 280 triệu
USD này nhằm tăng
cường năng lực vận
tải trong nội bộ cảng,
cũng như kết nối với
đường bộ và đường
sắt bên ngoài khu vực
cảng biển để phục vụ
lưu thông hàng hóa Hình 5: Các làn đường xe tải trong Cảng Long Beach,
trơn tru hơn. Hoa Kỳ

13
Ở Bờ Đông, Diamond State Port Corp. tại Cảng Wilmington, Delaware,
đang nhận 50 triệu USD cho bến container Edgemoor mới, thông qua dự án trị
giá 132 triệu USD bao gồm xây dựng khu phức hợp cổng xe tải hiện đại, các tòa
nhà ga và khu vực rộng 100.000 m2. kho chân. Theo bản tóm tắt dự án, “Bến xe
tải mới sẽ cho phép cơ sở xử lý hàng hóa bổ sung một cách an toàn, hiệu quả và
đáng tin cậy ở tốc độ cao hơn và ít tai nạn hơn”.

Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ cũng đang trao khoản tài trợ trị giá 10,1
triệu USD cho một cảng thủy nội địa trên sông Ohio, Khu cảng khu vực
Shawneetown ở phía đông nam Illinois. Ohio có một số nhà khai thác bến cảng
tư nhân, nhưng khoản tài trợ sẽ chi trả 100% chi phí để phát triển đường vào
cảng mới dài 1,25 dặm nhằm mở rộng cảng trong tương lai.

Cơ quan quản lý Cảng New York và New Jersey đã công bố bắt đầu
công trình xây dựng lớn trong dự án Cải thiện Hành lang giao thông cảng trị
giá 220 triệu USD để thiết kế lại và xây dựng lại lối vào phía bắc của Cảng
Newark tại các đường Port và Corbin.

Nút giao cắt này đóng vai trò là một liên kết quan trọng đến Xa lộ có thu
phí New Jersey và Xa lộ Liên tiểu bang 78, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận một
trong các cơ sở hàng hải của cảng, nơi tạo nên cửa ngõ hàng hóa lớn nhất và tấp
nập nhất ở Bờ Đông.

Dự án sẽ cho phép các hoạt động vận tải đường bộ an toàn hơn đến và đi
từ khu phức hợp Port Newark. Ngoài ra, những cải tiến này sẽ giúp tài xế xe tải
tiết kiệm thời gian khi di chuyển trong khu vực phức tạp, nâng cao hiệu quả và
độ tin cậy trong chuỗi cung ứng cũng như giảm lượng khí thải carbon mỗi năm.

Ban Quản lý Cảng Georgia đã phê duyệt khoản đầu tư 127 triệu USD để
xây dựng Blue Ridge Connector, một nhà ga đường sắt nội địa nằm ở
Gainesville, Georgia.

Nhà ga này thiết lập một liên kết giữa Đông Bắc Georgia và Cảng
Savannah, kết nối vào mạng lưới rộng khắp của cảng gồm 35 dịch vụ tuyến
container toàn cầu. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026, cơ sở này sẽ
phục vụ các chủ hàng đa dạng từ sản xuất thiết bị nặng, thực phẩm và lâm sản.

14
Nguồn tài chính cho Blue Ridge Connector bao gồm vốn nội bộ từ Cơ
quan quản lý cảng Georgia (GPA) và khoản trợ cấp từ Cục Hàng hải Liên bang,
lên tới tối đa 46,8 triệu USD.

Đường sắt phía Nam Norfolk sẽ được kết nối với nhà ga Mason Mega
Rail của GPA ở Savannah để tạo sự liền mạch cho vận chuyển đa phương thức.

Như vậy cộng dồn số tiền đầu tư của GPA cho các hoạt động giúp tăng
công suất vận chuyển đường sắt hiện đã vượt quá 374 triệu USD, bao gồm các
dự án quan trọng như Nhà ga đường sắt Mason Mega tại Cảng Savannah và
Cảng khu vực Appalachian ở Tây Bắc Georgia. Hiện tại, 18-20% hàng
container được đưa đến và đi từ GPA trước khi chất hàng lên tàu biển, hoặc sau
khi dỡ từ tàu biển xuống, được vận chuyển hiệu quả bằng đường sắt, phần còn
lại được vận chuyển bằng xe tải.

Trong một quyết định riêng biệt, hội đồng quản trị đã phê duyệt khoản
phân bổ 44,5 triệu USD để xây dựng cơ sở rộng 27.870 m2 tại Nhà ga Garden
City. Cơ sở này sẽ là nơi đặt văn phòng và cơ sở làm lạnh để hỗ trợ hoạt động
của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP).

Với nỗ lực gần đây này, khoản đầu tư tích lũy của GPA vào công suất
đường sắt hiện đã vượt quá 374 triệu USD, bao gồm các dự án quan trọng như
Nhà ga đường sắt Mason Mega trên bến tại Cảng Savannah và Cảng khu vực
Appalachian ở Tây Bắc Georgia. Hiện tại, 18-20% hàng container của GPA
được vận chuyển hiệu quả bằng đường sắt, phần còn lại được vận chuyển bằng
xe tải.

Trong một quyết định riêng biệt, hội đồng quản trị cảng đã phê duyệt
khoản đầu tư 44,5 triệu USD để xây dựng cơ sở rộng 27.870 m2 tại Nhà ga
Garden City. Cơ sở này sẽ là nơi đặt văn phòng và cơ sở làm lạnh để hỗ trợ hoạt
động của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP).

Đáng chú ý, Savannah là cảng duy nhất của Hoa Kỳ được trang bị cơ sở
kiểm tra CBP tại cảng, giúp giảm chi phí và thời gian cho khách hàng khi họ
không phải vận chuyển hàng hóa đến cơ sở kiểm tra bên ngoài.

15
3. Hoạt động kho bãi, giao nhận, công nghệ trong logistics và thương mại
điện tử
3.1. Giao nhận

Hoạt động giao nhận tại Hoa Kỳ có thể bị tác động bởi các cuộc đình
công mới.

Đầu tháng 12/2023, DHL Express đã phải kích hoạt các kế hoạch dự
phòng để tiếp tục giao hàng mà không bị gián đoạn trong phạm vi đình công tại
trung tâm hàng không Bắc Mỹ gần Cincinnati trong trường hợp không sớm đạt
được các thỏa thuận với người lao động.

Hình 6: Hoạt động bốc dỡ hàng của DHL trong tháng 12/2023
Teamsters, đại diện cho hơn 1.100 nhân viên DHL chịu trách nhiệm bốc
dỡ các chuyến hàng tại Sân bay Quốc tế Cincinnati/Bắc Kentucky (CVG), đã
thông báo rằng các thành viên đã ủy quyền áp đảo cho ban lãnh đạo yêu cầu
ngừng công việc nếu không có tiến triển về yêu cầu trả lương cao hơn và an
toàn lao động và chấm dứt các hành vi lao động không công bằng.

DHL Express đã bố trí nhân viên bổ sung tại CVG và tạm thời chuyển
các chuyến bay cũng như khối lượng hàng hóa ra khỏi trung tâm của mình đến
các nhà ga khu vực trên khắp châu Mỹ để ngăn chặn tình trạng chậm trễ vận
chuyển. Tại Hoa Kỳ, DHL cũng có các trung tâm phân loại sân bay lớn ở
16
Atlanta, Miami, Los Angeles và New York. Một năm trước, các công nhân mặt
đất tại siêu trung tâm của Amazon Air tại CVG đã bắt đầu chiến dịch thành lập
công đoàn. Công nhân ở đó phàn nàn rằng họ được trả lương thấp hơn nhiều so
với các đồng nghiệp tại các cơ sở khác của DHL. Nghiệp đoàn đang thúc đẩy
mức lương 30 USD/giờ và cải thiện phúc lợi sức khỏe.

Tại trung tâm hàng không Bờ Tây của Amazon ở San Bernardino,
California, các công nhân kho hàng cũng đang yêu cầu mức lương khởi điểm là
25 USD.

3.2. Kho bãi, bất động sản logistics

Nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung gặp nhiều khó khăn trong năm 2023,
nhưng nhu cầu về nhà kho và bất động sản logistics vẫn cao trong suốt cả năm.
Điều này có tác động tích cực đến các công ty dịch vụ logistics bên thứ ba
(3PL), với các giải pháp lưu trữ, xử lý đơn hàng được tích hợp với các công
nghệ mới về kiểm soát nhiệt độ, lộ trình cũng như hiển thị theo thời gian thực.

Theo báo cáo của IMarc, thị trường 3PL chuỗi lạnh Hoa Kỳ dự báo sẽ
tăng từ 67 tỷ USD vào năm 2022 lên hơn 104 tỷ USD vào năm 2028.

Trong khi các nhà kho được kiểm soát nhiệt độ vẫn chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng thể thị trường kho bãi của Hoa Kỳ, các xu hướng trong thời gian
tới như thương mại điện tử, thay đổi đặc điểm nhân khẩu và thói quen tiêu
dùng, sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu dịch vụ lưu kho cho nhóm hàng thực phẩm,
dược phẩm và mĩ phẩm.

Trong số các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi tại Hoa Kỳ, DHL
Supply Chain North America vẫn đang dẫn đầu với 156,6 triệu m2 nhà kho, với
tổng số 515 kho tại thị trường Bắc Mỹ. Đứng thứ 2 trong năm 2023 là Ryder
Supply Chain Solutions, với 95 triệu m2 kho chứa và 300 kho. GXO Logistics
đã tụt hạng từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3, sau khi Ryder Supply Chain
Solutions bổ sung thêm không gian kho chứa của mình trong năm 2023.

17
Bảng 2: Xếp hạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi lớn nhất tại
thị trường Bắc Mỹ, theo sức chứa và số lượng nhà kho

Thứ Thứ
Không Số
hạng hạng
Công ty 3PL Trụ sở gian kho lượng
năm năm
(triệu m2) nhà kho
2023 2022

1 1 DHL Supply Chain Westerville, 156,6 515


North America OH

2 3 Ryder Supply Chain Miami, FL 95 300


Solutions

3 2 GXO Logistics Greenwich, 78 294


CT

4 4 NFI Camden, NJ 70 152

5 8 Lineage Logistics Novi, MI 60 303

6 5 GEODIS North America Brentwood, 53,3 146


TN

7 7 Americold Atlanta, GA 39,3 195

8 11 FedEx Logistics Memphis, 38,8 90


TN

9 9 Kenco Chattanooga, 38,7 111


TN

10 10 Saddle Creek Logistics Lakeland, 31 80


Services FL

11 6 CJ Logistics America Des Plaines, 30 65


IL

12 13 DB Schenker North Miami, FL 23,7 91


America

13 12 Penske Logistics Reading, PA 23,5 82

14 15 CEVA Logistics North Houston, TX 21,5 140


America

18
Thứ Thứ
Không Số
hạng hạng
Công ty 3PL Trụ sở gian kho lượng
năm năm 2
(triệu m ) nhà kho
2023 2022

15 16 Maersk Logistics North Florham 21,1 149


America Park, NJ

16 18 DSV North America Iselin, NJ 20 76

17 14 Kuehne + Nagel North Jersey City, 18,7 87


America NJ

18 19 Warehouse Services Piedmont, 18 29


SC

19 17 UPS Supply Chain Alpharetta, 17,3 144


Solutions GA

20 n/a Radial King of 16,6 28


Prussia, PA
Nguồn: Armstrong & Associates, Inc.

19
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: DỰ BÁO QUY MÔ VÀ XU HƯỚNG THỊ
TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Quy mô, đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường logistics
Hoa Kỳ

Quy mô thị trường logistics (bao gồm cả dịch vụ vận tải) của Hoa Kỳ ước
đạt 1,27 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 1,62 nghìn tỷ USD vào
năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,07% trong giai đoạn 2023-2029.

Lĩnh vực vận tải và kho bãi, hai cấu phần chính của tổng thể giá trị ngành
logistics Hoa Kỳ, đóng góp khoảng 6,47% vào GDP của nước này trong năm
2022, tăng so với các năm liền trước và thậm chí còn cao hơn so với mức trước
đại dịch COVID-19.

Hình 7: Đóng góp của GDP lĩnh vực vận tải và kho bãi của Hoa Kỳ trong tổng
GDP, giai đoạn 2017-2022
Đvt: %

Nguồn:
Modor Intelligence

Xét về cơ cấu dịch vụ logistics:

Dịch vụ vận tải vẫn chiếm tỷ trọng chính trên thị trường, tiếp theo là đến
giao nhận, chuyển phát. Tỷ trọng của lĩnh vực kho bãi chưa lớn nhưng dự báo
sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt tăng nhanh ở phân khúc kho có kiểm soát nhiệt độ.

Trong số các phương thức vận chuyển, đường ống dự báo sẽ có tốc độ
tăng trưởng cao nhất (CAGR là 4,44% trong giai đoạn 2023-2029). Đất nước

20
này có hơn 2,6 triệu dặm đường ống. Có 160 đường ống dẫn dầu đang hoạt
động trong nước và 22 đường ống đang được phát triển.

Phân khúc dịch vụ logistics nội địa đang chứng kiến sự tăng trưởng nhờ
thương mại điện tử ngày càng tăng trong nước. Năm 2022, ngành thương mại
điện tử của Hoa Kỳ tăng trưởng 4,93%, đạt trị giá 904,89 tỷ USD.

Mỹ có công suất kho lạnh lớn nhất thế giới, với 156 triệu mét khối và dự
báo sẽ tăng trưởng trung bình kép CARG là 4,45% trong giai đoạn 2023-2029.
Các tiềm năng của lĩnh vực dược phẩm đang thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ
lưu trữ lạnh. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể thị trường kho bãi và lưu trữ thì
phân khúc được kiểm soát nhiệt độ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 7%).

Xét về doanh nghiệp dịch vụ logistics: Thị trường đã chứng kiến sự tăng
trưởng mạnh mẽ của các công ty khởi nghiệp bằng công nghệ nhưng năm công
ty hàng đầu vẫn chiếm 16,05% thị phần. Các công ty lớn trong thị trường này là
C.H Robinson, FedEx, J.B.Hunt Transport Services Inc., Kuehne + Nagel và
United Parcel Service

Bảng 3: Phân tích các lợi thế, thuận lợi, khó khăn, thách thức của thị
trường logistics Hoa Kỳ
Các lợi thế, thuận lợi Các khó khăn, thách thức
Thương mại điện tử Hoa Kỳ ước tăng mạnh Tình trạng thiếu hụt tài xế,
lên mức 925,40 tỷ USD vào năm 2023, được đặc biệt là tài xế xe tải. Dự
thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số, gồm cả nhập kiến Hoa Kỳ sẽ cần một
cư và đô thị hóa, kéo theo nhu cầu lớn đối với triệu tài xế xe tải mới trong
dịch vụ logistics chặng cuối. Số lượng người thập kỷ tới nhưng các đánh
dùng thương mại điện tử ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ giá thị trường lao động gần
đạt 289,9 triệu vào năm 2027 so với mức đây cho thấy cầu sẽ vượt
264,5 triệu vào năm 2021. cung.
Khối lượng hoạt động vận tải hàng hóa ở Hoa
Kỳ dự kiến sẽ tăng 50% về trọng tải trong
khoảng thời gian từ 2020 đến 2050

Nguồn hàng trong lĩnh vực nông lâm ngư Bất chấp việc chính phủ
nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng vượt bậc trong Hoa Kỳ mở rộng công suất
21
Các lợi thế, thuận lợi Các khó khăn, thách thức
giai đoạn 2023-209, mặc dù số lượng trang trại cảng, tình trạng tắc nghẽn
ở Hoa Kỳ đã giảm vào năm 2022, chính năng cảng dự kiến vẫn tiếp diễn.
suất gia tăng nhờ công nghệ cao sẽ giúp nguồn Mất cân đối cung-cầu
hàng trở nên dồi dào hơn. container rỗng cũng gây
khó khăn cho các nhà xuất
khẩu nông sản của Hoa Kỳ
khi họ không có container
để chất hàng vào cao điểm
mùa vụ.
Vận chuyển đường ống có triển vọng tốt: Mỹ Thị trường nhiên liệu và
dự kiến vẫn là nước xuất khẩu sản phẩm dầu điện, nguồn cấu thành chi
mỏ hàng đầu đến năm 2050. Giá nhiên liệu phí lớn cho các hoạt động
tăng trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 do logistics dự báo tiếp tục
xung đột Nga-Ukraine, sau đó giảm nhẹ nhưng biến động khó lường trong
nhu cầu đối với nhiên liệu vẫn tăng trong thời năm 2024.
gian tới.
Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư vào các dự án Tác động của việc các gián
giao thông vận tải để nâng cao hiệu quả chuỗi đoạn chuỗi cung ứng toàn
cung ứng vào năm 2026. Hoa Kỳ nằm trong cầu phần lớn liên quan đến
top 5 mạng lưới vận tải được kết nối tốt trên biến đổi khí hậu và xung
toàn thế giới, được hỗ trợ bởi quỹ phát triển cơ đột địa chính trị…sẽ tiếp
sở hạ tầng cảng trị giá 450 triệu USD tục là thách thức lớn đối
với lĩnh vực logistics của
Hoa Kỳ.

2. Đánh giá tác động tiềm năng của các hoạt động của Hội đồng Nhà
trắng về phục hồi chuỗi cung ứng

Sau khi chính phủ Hoa Kỳ công bố thành lập Hội đồng Nhà Trắng về
củng cố chuỗi cung ứng, nhiều tổ chức ngành hàng, trong đó có ngành logistics
đã tiến hành đánh giá những tác động của các nỗ lực này đối với khả năng ứng
phó và phục hồi của chuỗi cung ứng trước các cú sốc có thể xảy ra.

22
Thúc đẩy năng lực quản trị chuỗi cung ứng có tầm quan trọng quan trọng
đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đồng thời là điều kiện để
nước này giữ được vị trí tiên phong trong nhiều mặt khác nhau, bao gồm: dẫn
đầu các chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu
tư; củng cố hệ thống nông nghiệp và thực phẩm của Hoa Kỳ; đảm bảo nguồn
nhân lực logistics, đồng thời cũng ủng hộ vị thế tương lai lâu dài của Hoa Kỳ
trên trường quốc tế.

Mạng lưới cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ phức tạp ở Hoa Kỳ là một
cơ chế tinh vi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa, cá
nhân và thông tin trên toàn quốc. Năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ đã phân bổ
chiến lược chi tiêu liên bang của mình cho giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng,
phân bổ 39% cho đường cao tốc, 28% cho đường sắt và vận tải công cộng, 22%
cho du lịch hàng không và 9% cho vận tải đường thủy. Tuy nhiên, những khoản
đầu tư này là chưa đủ để tạo ra một diện mạo mới và phù hợp với quá trình
chuyển đổi năng động và bền vững.

Các hạng mục hành động của Hội đồng Nhà Trắng về Khả năng phục hồi
chuỗi cung ứng có phạm vi rộng, giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong nước
và quốc tế, trong đó có:

+ Khoản 196 triệu USD đầu tư của USDA tập trung vào củng cố chuỗi
cung ứng thực phẩm trong nước;

+ Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia lần đầu tiên do Bộ
Quốc phòng công bố sẽ hỗ trợ các chuỗi cung ứng quốc phòng quan trọng;

+ Triển khai đợt đánh giá chuỗi cung ứng bốn năm một lần đầu tiên, sẽ
được Hội đồng hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 và cập nhật các
tiêu chí về các ngành, lĩnh vực và sản phẩm được xác định là quan trọng đối với
an ninh quốc gia và kinh tế;

+ Thành lập Văn phòng Vận tải Đa phương thức DOT chịu trách nhiệm
duy trì và cải thiện tình trạng cũng như hiệu suất của mạng lưới vận tải đa
phương thức quốc gia;

+ Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về dữ liệu chuỗi cung ứng, với sự tham
gia của nhiều bên liên quan thuộc khu vực công và tư nhân vào năm 2024, đồng
23
thời thu thập ý kiến đóng góp của chuyên gia để cung cấp thông tin cho các mô
hình và công cụ đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng nhằm tạo điều kiện mở rộng
việc chia sẻ dữ liệu và khả năng phân tích;

+ Phát triển của một số quan hệ đối tác liên chính phủ để cải thiện chiến
lược và giám sát chuỗi cung ứng, bao gồm cả Trung tâm Chuỗi Cung ứng mới,
đầu tiên của Bộ Thương mại đang tích hợp chuyên môn trong ngành và phân
tích dữ liệu để phát triển các công cụ đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng đổi mới.

Việc thành lập hội đồng này cho thấy Hoa Kỳ đang tăng gấp đôi nỗ lực
nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng nội địa quan trọng trong tương lai và đảm bảo
rằng quốc gia này đóng vai trò dẫn đầu trên trong bối cảnh khu vực hóa nhanh
chóng các mô hình và kỹ năng thương mại toàn cầu đang trở thành khu vực.

Khả năng phục hồi của các chuỗi cung ứng cũng liên quan đến những
quan hệ đối tác thương mại dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia và kinh tế vĩ mô.
Chính sách về chuỗi cung ứng trong năm qua phản ánh đánh giá của Hoa Kỳ về
các lĩnh vực có rủi ro cao và có giá trị cao như y tế & dược phẩm, công nghệ và
quốc phòng. Xu hướng chuỗi cung ứng mở rộng của toàn cầu cần một mạng
lưới phức tạp các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ cũng như các chính sách nhằm kích
thích đầu tư và quan hệ đối tác chiến lược trong chuỗi cung ứng. Dự báo, nhưng
thay đổi theo hướng hợp tác xuyên biên giới sẽ diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu
trong vài năm tới.

Tuy nhiên, lĩnh vực logistics của Hoa Kỳ phải đối mặt với sự phức tạp
của nhiều quy định của liên bang, tiểu bang và địa phương nhằm giám sát nhiều
khía cạnh khác nhau của quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm vận chuyển, thủ tục
hải quan và các tiêu chuẩn môi trường. Việc luôn tuân thủ và cập nhật những
thay đổi quy định mới nhất rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để tránh bị
phạt, chậm trễ, gián đoạn hoặc thậm chí là phải rời khỏi ngành vì không đáp
ứng được các yêu cầu mới. Việc điều hướng bối cảnh pháp lý phức tạp này đòi
hỏi chuyên môn, sự siêng năng và khả năng thích ứng.

Các doanh nghiệp cũng phải tìm giải pháp chiến lược để giảm thiểu tác
động của một số hạn chế trong cơ sở hạ tầng đối với chuỗi cung ứng hàng hóa.
Việc thực hiện các phương pháp tiếp cận sáng tạo, chẳng hạn như tận dụng vận
tải đa phương thức và tối ưu hóa định tuyến, có thể giúp đảm bảo rằng các hoạt
24
động logistics vẫn hiệu quả và đáng tin cậy trong khi chờ cơ sở hạ tầng được
đầu tư, nâng cấp theo lộ trình các hoạt động của Hội đồng Nhà trắng về củng cố
chuỗi cung ứng.

3. Những vấn đề, sự kiện nổi bật đối với lĩnh vực Logistics tại Hoa Kỳ
trong năm 2023 (theo bình chọn của Tạp chí quản lý Logistics Hoa Kỳ)

 Hoa Kỳ đối mặt với áp lực giảm chi phí logistics để giữ hiệu quả
chung của nền kinh tế

Theo báo cáo mới nhất của State of Logistics, tổng chi phí logistics của
Hoa Kỳ đã tăng vọt lên 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 19,6% so với
năm 2021, và hiện tương đương với 9,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của
quốc gia.

Trái ngược với mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước,
nhu cầu về dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng vẫn trì trệ hoặc có thể giảm trong
thời gian tới do những bất ổn kéo dài ở cả thị trường Hoa Kỳ và toàn cầu. Theo
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng GDP trên toàn thế giới ở mức khiêm tốn 3,1%
trong năm 2022 và dự báo mức tăng trưởng 2,9% trong năm nay.

+ Chi phí vận tải đường bộ đạt 896 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2021
và 29,3% so với năm 2020. Trong đó: Phân khúc xe tải chở hàng chiếm tỷ trọng
lớn nhất về chi phí với 403,8 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2021 và 28,8% so
với năm 2020. Ngành vận tải đường bộ vẫn là động lực chính thúc đẩy thị
trường logistics của Hoa Kỳ, nhưng ngành này có thể phát sinh thêm chi phí do
thiếu hụt tài xế xe tải làm giảm hiệu quả hoạt động, thời gian đầu của việc
chuyển hướng sang sử dụng xe điện cũng sẽ tốn kém hơn.

+ Chi phí vận tải đường sắt là 99,2 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2021
và 33,1% so với năm 2020. Trong khi việc tăng giá cước đã thúc đẩy thu nhập
và doanh thu của ngành đường sắt, thì chi phí gia tăng lại làm suy yếu lợi
nhuận. Ngành đường sắt Hoa Kỳ “cũng gặp phải các vấn đề liên quan đến gián
đoạn hoạt động, bao gồm thời gian dừng chờ, tắc nghẽn, tốc độ mạng bị chậm
và một số vụ trật bánh nghiêm trọng”.

25
+ Vận tải hàng không có doanh thu nội địa 66,8 tỷ USD vào năm 2022,
tăng nhẹ so với mức 65,7 tỷ USD vào năm 2021, nhưng chi phí vận chuyển
hàng không có thể tăng nhẹ trong giai đoạn đầu đáp ứng các quy định mới về
môi trường và hàng không bền vững.

Doanh thu vận tải hàng không trên toàn thế giới dự kiến đạt 150 tỷ USD
trong năm nay, thấp hơn 25% so với mức của năm 2022. Một điểm sáng là chi
phí nhiên liệu giảm 20% kể từ tháng 4/2022.

+ Chi phí tồn kho và vận chuyển liên quan đến việc lưu trữ hàng hóa
cũng đã tăng trong năm 2023, chủ yếu là do lãi suất cao hơn khiến người tiêu
dùng giảm chi tiêu và lượng hàng tồn kho cao. Chi phí tài chính cho hàng tồn
kho của doanh nghiệp đã tăng lên 313 tỷ USD vào năm 2022, tăng vọt 123% so
với năm 2021. Chi phí bảo hiểm và chi phí sản phẩm hết hạn sử dụng đã tăng
hơn gấp đôi, lên mức 227 tỷ USD vào năm 2022. Tổng chung chi phí tồn kho là
759 tỷ USD, tăng gần 400% so với mức năm 2021.

 Kế hoạch quốc gia của Hoa Kỳ về khử carbon trong giao thông vận
tải do bốn cơ quan chính phủ chủ chốt ban hành

Lãnh đạo tại các cơ quan chính phủ khác nhau của Hoa Kỳ gồm Bộ Năng
lượng, Giao thông vận tải, Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị và Cơ quan Bảo vệ
Môi trường đã ban hành Kế hoạch chi tiết quốc gia của Hoa Kỳ về khử carbon
trong giao thông vận tải. Đây là một khung chiến lược và hành động liên ngành
nhằm loại bỏ khí thải từ ngành giao thông vận tải vào năm 2050, cung cấp
“cách tiếp cận toàn chính phủ” để giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Kế hoạch cũng đáp ứng mục tiêu của Chính phủ là có lưới điện sạch
100% vào năm 2035 và lượng khí thải carbon bằng không vào năm 2050.

 Thỏa thuận lao động mới có thời hạn 6 năm giữa Hiệp hội Hàng hải
Thái Bình Dương (PMA) và Liên minh Kho bãi dọc bờ biển quốc tế
(ILWU) chính thức được phê duyệt

Sau khi đạt được các điều khoản về thỏa thuận 6 năm vào giữa tháng
6/2023, Liên minh Kho bãi dọc bờ quốc tế (ILWU) và Hiệp hội Hàng hải Thái
Bình Dương (PMA) đã phê duyệt một thỏa thuận mới. ILWU cho biết 75%
thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ việc thông qua hợp đồng mới.
26
Thỏa thuận mới này bảo vệ những công việc được trả lương cao ở 29
cảng ở Bờ Tây, duy trì các lợi ích sức khỏe và cải thiện tiền lương, lương hưu
và các biện pháp bảo vệ an toàn cho người lao động.

 Hạn hán ở Kênh đào Panama tiếp tục ảnh hưởng đến khối lượng và
thời gian vận chuyển

Tình trạng hạn hán đang diễn ra tại Kênh đào Panama tiếp tục cản trở
đáng kể năng suất hoạt động của vận tải biển, và do đó tác động đến vận chuyển
hàng hóa đến và đi từ Hoa Kỳ.

Cơ quan quản lý Kênh đào Panama cho biết tháng 10 là tháng khô hạn,
nhất trong hơn 70 năm, hạn hán do hiện tượng El Niño gây ra tiếp tục ảnh
hưởng đến hệ thống hồ chứa của Kênh đào Panama và kết quả là lượng nước
sẵn có đã giảm.

FedEx báo hiệu ý định hợp nhất các công ty đang hoạt động của
mình thành một tổ chức

Từ tháng 6 năm 2024, FedEx sẽ hợp nhất tất cả các công ty đang hoạt
động của mình thành một tổ chức duy nhất. FedEx mô tả sự hợp nhất này là một
quá trình chuyển đổi theo từng giai đoạn, sau đó sẽ đưa gần như tất cả các công
ty của mình gồm FedEx Express, FedEx Ground, FedEx Services, cũng như các
công ty điều của FedEx vào Federal Express Corporation và chuyển đổi thành
cái mà họ gọi là một công ty duy nhất, trên cơ sở cùng vận hành mạng lưới dịch
vụ mặt đất thống nhất, tích hợp đầy đủ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: Tầng 5-6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ
Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Chuyên môn: 098 308 39 18 (Bà Đinh Bảo Linh- Phó giám đốc Trung tâm)
Hotline: 096 399 44 96 Cố định: 024. 3 7153 613
Website: https://logistics.gov.vn/

27

You might also like