You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

TIỂU LUẬN

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH


HỌC PHẦN 1

Họ và tên : Cù Thị Minh Tâm


Đại đội :3
Mã số sinh viên : 2191555

TP.HCM, Ngày 21 tháng 3 năm 2020


Câu hỏi học phần 1 : Đường lối quân sự của Đảng

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

Câu 1 : Bằng những kiến thức đã học Anh ( chị ) hãy phân tích : Vì sao Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặt vấn đề là phải gắn độc lập dân tộc và CNXH ? Vận dụng thực
tiễn cách mạng Việt Nam ? Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với sự nghiệp Bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay ? ( 5 điểm )

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề là phải gắn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì :

Thứ nhất , Độc lập dân tộc là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho sự phát triển của
một quốc gia .Trong bản tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : ‘‘
Không có gì quý hơn độc lập , tự do ’’ . Nhưng độc lập dân tộc chỉ vững mạnh và có ý
nghĩa thăng tiến khi gắn với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội . Người cũng đã nhấn
mạnh : ‘‘Nếu nước đã được độc lập mà dân cứ chết đói, chết rét, không được tự do, thì
độc lập chẳng có ý nghĩa gì ’’. Toàn dân ta phải được ‘‘ Tự do, ấm no, hạnh phúc ’’ .
Con người không bị ràng buột ,bóc lột mà phải được giải phóng để vươn tới cái tất
yếu của tự do chính là mục đích của CNXH , chủ nghĩa cộng sản . Ở Việt Nam , “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là mục tiêu của CNXH, mà
sự đấu tranh cho độc lập dân tộc hướng tới .
Thứ hai , Sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là con
đường tất yếu khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nước, hợp lòng người ,
đó là sự lựa chọn của lịch sử , của toàn dân ta đi theo Đảng và Bác Hồ làm nên những
chiến thắng vĩ đại , đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới của thời đại .
Thứ ba , cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã
mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới. Chính tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện thực
cho những dân tộc lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những khả năng hiện thực này
giúp giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đang bế tắc về hướng
đi.
Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân
lao động khỏi bóc lột, ách áp bức, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở thành những người làm chủ xã hội.
Độc lập dân tộc chỉ có gắn với chủ nghĩa xã hội thì mới vững chắc . "Độc lập dân tộc
là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo
đảm vững chắc cho độc lập dân tộc" như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã nêu rõ :
- Chủ nghĩa xã hội bảo đảm quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính
trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn
hóa.
- Chủ nghĩa xã hội thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực
và điều kiện làm chủ, xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này với
dân tộc khác về chính trị, kinh tế và tinh thần.
- Chủ nghĩa xã hội tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa
trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế
giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành của cái ác, của những sự tàn bạo
và bất công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.

Trong thời kì chiến tranh , ngay khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân
dân ta đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược. Từ 1858 đến năm 1930,
đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước diễn ra dưới sự lãnh đạo của
các sĩ phu, các nhân sỹ, trí thức, nông dân, binh lính yêu nước diễn ra theo nhiều
khuynh hướng chính trị khác nhau. Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nông
dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn
Trung Trực, các cuộc chiến quyết tử bảo vệ thành Gia Định, thành Hà Nội của
Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, phong trào Cần Vương, các phong trào Đông Du,
Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân; cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn
Cấn, Nguyễn Thái Học... Dù tràn đầy lòng yêu nước, đức hy sinh, nhưng các cuộc
khởi nghĩa, các phong trào đó đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và thất bại. Vấn đề
độc lập dân tộc không được giải quyết, trước hết là do không có đường lối cách mạng
đúng đắn dưới sự chỉ đạo của một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng. Đó là
sự khủng hoảng đường lối cứu nước.
Tháng 6 năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái
Quốc, Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi qua nhiều nước, nhiều
châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm
của các nước, rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích, là cơ sở cho sự lựa chọn con
đường cách mạng của mình. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Nguyễn Ái Quốc. Nhưng bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Người
là khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
V.I. Lênin (1919), tác phẩm lý luận bàn về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản. Người đã tìm thấy con đường duy
nhất đúng đắn để cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó
là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp; độc
lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; cách mạng giải phóng dân tộc từng nước gắn với
phong trào cách mạng thế giới... Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" . Từ niềm tin
đó, Người tổ chức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, sáng lập và rèn luyện
Đảng ta, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Toàn dân ta luôn một lòng đi theo Đảng. Vì vậy, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 85 năm qua , Đảng và nhân dân ta luôn
kiên trì và thực hiện mục tiêu này. Nhờ vậy, mà cách mạng nước ta đã giành được
những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại:
Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách
mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô viết Nghệ
- Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đến cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
Cách mạng Tháng Tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra
một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ba là, thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đưa đất nước từng bước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh";
củng cố vững chắc hơn độc lập dân tộc, từng bước đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội.

Trách nhiệm bản thân đối với sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong
giai đoạn hiện nay :
- Là một sinh viên được sống , được học tập và làm việc trong thời kì hòa bình . Em
rất tự hào và biết ơn những vị anh hùng , chiến sĩ và các thế hệ anh chị sinh viên đi
trước đã không ngừng chiến đấu anh dũng và hi sinh thân mình để cứu đất nước , dành
lại độc lập tự do dân tộc , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam .
- Là một sinh viên thế hệ sau này , em sẽ luôn ra sức học tập , sáng tạo , và trau dồi
kiến thức về lịch sử nước ta , tiếp nối và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta mà thế hệ đi trước đã gầy dựng .
- Tích cực tham gia những phong trào , tình nguyện vì cộng đồng và xã hội . Góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới .
- Lên án , phê phán và ngăn chặn những thế lực thù địch phản động , chống phá cách
mạng Việt Nam .
- Trong thời hiện đại , Luôn nêu cao ý thức , cảnh giác , tích cực tham gia phòng
chống tội phạm địa phương , phát hiện những hiện tượng tiêu cực , tệ nạn xã hội ,
những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong trường và nơi cư trú kịp thời , cung cấp
thông tin cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn , giải quyết . Để góp phần
giúp đất nước phát triển , văn minh và hòa bình .
Câu 2 : Bằng những kiến thức đã học Anh (Chị) hãy phân tích : Bảo vệ tổ quốc
XHCN là một tất yếu khách quan ? Vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
? Liên hệ trách nhiệm bản thân ?

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan .
- Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành qủa cách mạng của giai cấp công nhân .
Trong điều kiện giai cấp tư sản nắm chính quyền, C.Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra
rằng, giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành giai cấp dân tộc, khi ấy chính giai
cấp công nhân là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đẩy lùi sự tấn
công của bọn phản cách mạng.
- Xuất phát từ quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin là người có công đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển học
thuyết về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Người
khẳng định : “ Kể từ ngày 25 tháng 10 năm 1917, chúng ta là những người chủ trương
bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành “ bảo vệ Tổ quốc”, nhưng cuộc chiến giữ nước
mà chúng ta đang đi tới là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ chủ nghĩa xã hội với tư cách là Tổ quốc”.
- Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
Ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX, V.I.Lênin đã chỉ ra, do quy luật phát triển
không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc mà chủ nghĩa xã hội có thể giành thắng lợi không
đồng thời ở các nước. Do đó, trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
cộng sản trên phạm vi thế giới, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là hai chế độ xã hội
đối lập nhau cùng tồn tại và đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt.
- Xuất phát từ bản chất, âm mưu của kẻ thù và thực tiễncách mạng thế giới.
+ Sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp tư sản trong nước tuy
đã bị đánh đổ về mặt chính trị, nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ tham vọng muốn quay trở
lại địa vị thống trị đã mất. Do vậy, chúng tìm mọi cách liên kết với các phần tử phản
động và chủ nghĩa tư bản bên ngoài hòng lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ
của giai cấp công nhân.
+ Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, từ khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất
hiện, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa phải đương đầu chống trả những âm mưu và
hành động lật đổ, xâm lược của kẻ thù bên trong và bên ngoài. Sau thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mười bốn nước đế quốc tập trung bao vây hòng
tiêu diệt nước Nga Xô viết.
+ Từ khi chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống thế giới, sự chống phá của
kẻ thù càng quyết liệt hơn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là
một tổn thất của phong trào cách mạng thế giới, song nó cũng để lại cho các nước xã
hội chủ nghĩa những bài học đắt giá rằng : xây dựng chủ nghĩa xã hội phải luôn gắn
liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Có như vậy, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mới
tồn tại và phát triển.
 Thực tiễn trên đây một lần nữa đã chứng minh cho luận điểm của V.I.Lênin
rằng : giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan.
- Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ :
+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước” . Ý chí giữ nước của Người rất sâu sắc và kiên quyết. Trong lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến ngày 19-12- 1946, Người nói: “ Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Hỡi đồng bào ! Chúng ta
phải đứng lên !...” . Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trước
sự uy hiếp của thực dân đế quốc và bọn phản động tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cùng Đảng đề ra nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể để giữ vững chính quyền nhân dân
cho kháng chiến lâu dài.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra
một chân lí rằng: “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Hễ còn một tên xâm lược trên
đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”.
+ Trước khi đi xa, trong Di chúc Người căn dặn : “ Cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước có thể còn kéo dài, đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của nhiều người.
Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn”.
- Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt
trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam

- Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,
nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp trở lại xâm
lược.
- Tháng 5-1954, với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ta đã làm thay đổi cục diện
chiến tranh với Pháp, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Thế nhưng, đế quốc Mỹ lại nhảy vào miền Nam, thế chân Pháp, biến miền Nam Việt
Nam thành thuộc địa kiểu mới. Đảng đã lãnh đạo nhân dân một lần nữa trường kỳ,
bền bỉ kháng chiến, kiến quốc .
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Là một sinh viên được sống , học tập và làm việc trong thời đại hòa bình em sẽ :
- Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cường thể lực , luyện tập quân sự theo chương
trình giáo dục quốc phòng để góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo
vệ tổ quốc .
- Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên
môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình góp phần
xây dựng thành công CNXH ở nước ta .
- Phát hiện những tổ chức , cá nhân có hành vi tuyên truyền lôi kéo HS , SV tham gia
các hoạt động trái pháp luật nhằm chống lại Đảng , Nhà Nước để báo cho nhà trường ,
chính quyền và cơ quan chức năng biết , có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước .
- Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự ngay trong trường học , kí túc xá , khu
vực dân cư mà mình sinh sống , bảo vệ môi trường , giúp đỡ các cơ quan chuyên trách
trong bảo vệ ANQG , giữ gìn TTATXH .

Tài liệu tham khảo

ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM , No name ( 04/2017) ,
https://dukdn.laichau.gov.vn/Files/dukcdn/Users/130/2017/Thang4/BAI-2-DLDT-
GAN-LIEN-VOI-CNXH.pdf

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - nhân tố quyết định thành công mục
tiêu xây dựng xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" , GS,TS.
MẠCH QUANG THẮNG , (21/08/2011 ) , http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-
in/doc-lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi-nhan-to-quyet-dinh-thanh-cong-
muc-tieu-xay-d/3408.html .

Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam 74 năm qua đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh , PGS,TS. Nguyễn Xuân Trung, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh , (30/08/2019 ) , Sách Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb
CTQG, H. 2011, Tập 12, tr. 563 , .https://hcma.vn/vanban/Pages/van-ban-quan-
ly.aspx?ItemId=29588&CateID=0 .

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh – quân
đội và bảo vệ Tổ quốc , Giáo trình bài giảng , Lê Ích Linh . ( 2020) .
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

TIỂU LUẬN

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH


HỌC PHẦN 2

Họ và tên : Cù Thị Minh Tâm


Đại đội :3
Mã số sinh viên : 2191555

TP.HCM, Ngày 21 tháng 3 năm 2020


Câu hỏi học phần 2: Công tác quốc phòng – an ninh

NỘI DUNG TIỂU LUẬN


Câu 1 : Bằng những kiến thức đã học Anh ( Chị ) hãy phân tích : Âm mưu lợi
dụng vấn đề dân tộc , tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực
thù địch ? Vận dụng thực tiễn vấn đề dân tộc , tôn giáo trong giai đoạn hiện
nay ? Trách nhiệm của bản thân ?
Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các
thế lực thù địch :
- Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu không bao giờ thay đổi của các thế lực
thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”
chống Việt Nam với phương châm lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu,
kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp
với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự. Như vậy, vấn đề dân tộc,
tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để
chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư
tưởng để chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò lãnh đạo của
Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. (Chúng đã từng
thực hiện ở Tây nguyên năm 2001 và năm 2004 và không thành công) Để thực hiện
âm mưu chủ đạo đó, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ
thể sau:
- Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc
thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và
không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu
khối đại đoàn kết dân tộc.
- Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân
tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước;
+ Đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xoá bỏ sự
lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam;
+ Vô hiệu hoá sự quản lí của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây
mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo.
+ Coi tôn giáo là lực lượng đối trọng với Đảng, nhà nước ta, nên chúng thường
xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống đối trong các dân
tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam.
- Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo như
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Tin Lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga
độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống phá
cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Thực tiễn vấn đề dân tộc , tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
* Khái quát đặc điểm các dân tộc ở nước ta hiện nay :
Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống. Các dân
tộc ở Việt Nam có đặc trưng sau:
- Một là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia
dân tộc thống nhất. Đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt
Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do yêu cầu khách quan của
công cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ dân tộc ta đã phải sớm đoàn kết thống
nhất. Các dân tộc ở Việt Nam đều có chung cội nguồn, chịu ảnh hưởng chung của
điều kiện tự nhiên, xã hội, chung vận mệnh dân tộc, chung lợi ích cơ bản - Quyền
được tồn tại, phát triển. Đoàn kết thống nhất đã trở thành giá trị tinh thần truyền thống
quý báu của dân tộc, là sức mạnh để dân tộc ta tiếp tục xây dựng và phát triển đất
nước.
- Hai là, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng
lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo. Không có dân tộc thiểu số nào cư trú duy
nhất trên một địa bàn mà không xen kẽ với một vài dân tộc khác. Nhiều tỉnh miền núi
các dân tộc thiểu số chiếm đa số dân số như : Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...
- Ba là, các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều. Theo
số liệu điều tra dân số năm 1999, nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có 65,9
triệu người, chiếm 86,2% dân số cả nước, 53 dân tộc thiểu số có 10,5 triệu người
chiếm 13,8% dân số cả nước. Dân số của các dân tộc thiểu số dân số cũng chênh lệch
nhau. Có hai dân tộc có dân số từ 1 triệu trở lên, có 10 dân tộc có số dân từ dưới 1
triệu đến 100 ngàn người; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người ; 16 dân tộc có
số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 5 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn
người là: Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơđu, và Brâu. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa
các dân tộc không đều nhau. Có dân tộc đã đạt trình độ phát triển cao, đời sống đã
tương đối khá như dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Mường, Thái..., nhưng cũng có dân tộc
trình độ phát triển thấp, đời sống còn nhiều khó khăn như một số dân tộc ở Tây Bắc,
Trường Sơn, Tây Nguyên...
- Bốn là, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm nên sự
đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam. Các dân tộc đều có sắc thái
văn hoá về nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và ý
thức dân tộc riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hoá Việt Nam.
Đồng thời các dân tộc cũng có điểm chung thống nhất về văn hoá, ngôn ngữ, phong
tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức quốc gia dân tộc. Sự thống nhất trong đa
dạng là đặc trưng của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam.
* Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con
đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của đất nước. Công
tác dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tập trung 3 vấn đề:
- Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc -
Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kì thị, chia rẽ dân tộc, lợi
dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị - xã hội, chống phá cách mạng;
- Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc
nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều
phát triển, ấm no, hạnh phúc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác tôn giáo như: Nghị quyết số 24-
NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 18-6-2004 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội,... Văn kiện Đại hội XII có nêu: "Phát huy mạnh mẽ mọi
nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân"; "Tôn trọng những điểm khác biệt
không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc". Trong định hướng xây dựng các
giai tầng trong xã hội, Văn kiện có yêu cầu mới đó là “tiếp tục hoàn thiện chính sách,
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của
các tôn giáo”.

* Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
- Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo. Hiện
nay, ở nước ta có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài,
Hoà Hảo với số tín đồ lên tới gần 20 triệu. Có người cùng lúc tham gia nhiều hành vi
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Trong những năm gần đây các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển tổ chức,
phát huy ảnh hướng trong đời sống tinh thần xã hội. Các giáo hội đều tăng cường
hoạt động mở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ ; tăng cường quan hệ với các tổ chức tôn
giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo được tu bổ, xây dựng mới khang trang đẹp đẽ ; các lễ
hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi. Đại đa số tín đồ chức sắc tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật, theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”.
- Tuy nhiên tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân
tố gây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối, cực đoan,
quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc ; vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn với
mê tín dị đoan, còn các hiện tượng tà giáo hoạt động làm mất trật tự an toàn xã hội.
- Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt
Nam. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo” để
chia rẽ tôn giáo, dân tộc ; tài trợ, xúi giục các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền
đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn
định chính trị.(điển hình là ở địa bàn tây nguyên năm 2001 và năm 2004)
* Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
- Quan điểm :
+ Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn
giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta khẳng
định: tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân;
tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới; đồng bào
tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lí nhu cầu tín ngưỡng của quần
chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
+ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng sống
“tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng
lãnh đạo
- Về chính sách tôn giáo Đảng ta khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan
trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác
nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá,
đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức
sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các
hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại
đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân".

Trách nhiệm của bản thân


- Là một sinh viên em sẽ sống hòa động , tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người
xung quanh mình ,. Không kì thị hay phân biệt chủng tộc , tôn giáo , vùng miền . Góp
phần giúp nước ta xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh .
- Không ngừng học tập , nâng cao trình độ chính trị khoa học kỹ thuật nghiệp vụ
chuyên môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam khỏi những thế lực thù địch .
- Luôn cảnh giác và đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo , dân tộc
chống phá cách mạng Việt Nam . Và thường xuyên cập nhật tình hình của đất nước .

Câu 2 : Bằng những kiến thức đã học Anh ( Chị ) hãy phân tích : Nội dung xây
dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ? Vận dụng thực tiễn tình hình biển
đông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ? Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với
việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ?
- Xây dựng , phát triển mọi mặt : chính trị , kinh tế , văn hóa , xã hội , đối ngoại , quốc
phòng , an ninh của đất nước .
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt
chính trị , kinh tế , văn hóa , xã hội , quốc phòng , an ninh , đối ngoại trong phạm vi
lãnh thổ của mình .
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bao gồm vùng đất , vùng trời , nội thủy , lãnh
hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam ; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành
động phá hoại , vi phạm chủ quyền , xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam .
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước , thống nhất về quyền hành pháp , lập
pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam . Đấu tranh làm thất bại mọi hành
động chia cắt lãnh thổ Việt Nam của các thế lực thù địch .
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và đặt
trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc . Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN .

Tình hình biển đông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Theo thông tin ngày 16/08/2019 , nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc đã trở lại
và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam được xác định theo các quy định của công ước Liên hợp quốc về luật
Biển 1982," báo Thế giới & Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại giao dẫn lời Người phát
ngôn Lê Thị Thu Hằng trong một cuộc họp báo thường kỳ diễn ra hôm 22/8/2019.

"Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung
Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa
đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực," bà Thu Hằng nói,
khi trả lời câu hỏi của truyền thông đề nghị cho biết phản ứng và hành động cụ thể của
Việt Nam trước việc nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc quay trở lại.

"Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc
tế, và pháp luật của Việt Nam. Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Việt Nam luôn
sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc
tế.
Liên quan tuyên bố của người người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh
Sảng, nói rằng tàu Trung Quốc hoạt động trong khu vực quyền chủ quyền của Trung
Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam được báo Thế giới & Việt Nam dẫn
lời, khẳng định:

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của
Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Về
hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Hải
Dương 08, chúng tôi đã nói rõ nhiều lần: Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam
được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982."

Về thông tin báo Ấn Độ dẫn lời nguồn tin ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam có
thể đưa vụ việc tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và có thể cân nhắc kiện ra tòa án
quốc tế, vẫn theo tường trình và dẫn lời của tờ báo thuộc Bộ Ngoại giao VN, bà Lê
Thị Thu Hằng nói:

"Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán,
các lợi ích và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình theo đúng
quy định của luật pháp quốc tế."

Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia .

Là một sinh viên em sẽ :


- Em sẽ không ngừng học tập , nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt , từ đó xây
dựng , củng cố lòng yêu nước , lòng tự hào , tự tôn dân tộc , ý chí tự chủ , tự lập , tự
cường , nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa .
- Sau khi tốt nghiệp , sẵn sàng tự nguyện , tự giác tham gia quân đội nhân dân , công
an nhân dân khi nhà nước yêu cầu . Tích cực , tự giác , tình nguyện tham gia xây dựng
và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế , quốc phòng , góp phần xây dựng khu vực biên
giới , hải đảo vững mạnh .
- Đề cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tác phản
động về tình hình biên giới quốc gia và những vấn đề biên giới quốc gia đang được
giải quyết giữa nước ta với các nước láng giềng cũng như âm mưu phá hoại sự đoàn
kết , hữu nghị , hợp tác với các nước láng giềng .

Tài liệu tham khảo


Biển Đông: VN yêu cầu TQ rút tàu và 'không đe dọa hòa bình' . No name , (
22/08/2019 ), https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49434084
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

TIỂU LUẬN

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH


HỌC PHẦN 3

Họ và tên : Cù Thị Minh Tâm


Đại đội :3
Mã số sinh viên : 2191555

TP.HCM, Ngày 21 tháng 3 năm 2020


Câu hỏi học phần 3 : Quân sự chung , chiến thuật , kỹ thuật và bắn súng tiểu liên
AK (CKC)

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

Anh ( chị ) hãy chọn 1 trong 2 video bài thực hành do Giảng viên lên lớp : ( Bài :
Ba tư thế bắn súng tiểu liên AK và bài Đội hình đội ngũ tiểu đội ) để mô tả lại các
động tác đúng bằng hình thức viết bài tiểu luận .

Thực hành bắn súng tiểu liên AK gồm có ba tư thế , đó là : nằm bắn , quỳ bắn và đứng
bắn .
1. Tư thế nằm bắn :
Trong điều kiện chiến đấu , khi nơi địa hình , địa vật không cho phép ta đứng bắn ,
quỳ bắn . Ta thực hiện động tác nằm bắn tiêu diệt mục tiêu . ‘‘Mục tiêu số 4 , cự ly
100m , nằm bắn ’’. Khi nghe chỉ huy kêu mục tiêu , cự ly , nằm chuẩn bị bắn . Người
đang đứng tư thế mang súng . Tay phải vuốt nhẹ dây súng về tới ốp lốp tay , lấy súng
ra khỏi vai phải , đặt súng bên hông phải và nòng súng hợp với thân người một góc 60
độ .
Động tác nằm bắn gồm có 3 cử động :
Cử động 1 :
Chân phải bước về trước một bước theo mũi chân phải , dùng mũi chân trái làm trụ
,xoay gót chân trái sao cho 2 gót trong của 2 bàn chân là một đường thẳng . Lúc này ,
chân phải trùng , chân trái thắng và trọng lượng con người dồn vào chân phải .
Cử động 2 :
Tay trái khép kín , duỗi thẳng và chống trước mũi chân phải cách 20cm . Cơ thể chếch
về sau , hạ từ từ cánh tay trái , đùi trái , mông trái xuống đất .
Cử động 3 :
Tay phải đỡ súng về trước , bàn tay trái ngửa đỡ súng , ốp lốp tay chứa thước ngắm .
Đồng thời chân phải duỗi thẳng về sau , người về tư thế nằm sấp , 2 chân rộng bằng
vai , 2 mũi bàn chân hướng sang hai bên . Người hợp với đất một góc 30 độ . Đồng
thời , tay phải rời ốp lốp tay về nắm tay cầm . Mắt quan sát mục tiêu và chờ lệnh .
Về động tác chuẩn bị đạn , tay phải rời tay cầm về nắm hộp tiếp đạn . Bốn ngón con
nắm vào bụng hộp tiếp đạn , ngón cái ấn vào lãi hộp tiếp đạn và đẩy nhẹ về trước .
Lấy hộp tiếp đạn không có đạn về trước trao cho tay trái , tay trái dùng ngón giữa và
ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn sao cho bụng hộp tiếp đạn hướng lên trên , cửa hợp
tiếp đạn quay vào trong người . Nghiêng người sang trái , tay phải mở nắp túi đựng
lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng và cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi đựng .
Tay phải dùng ngón cái gạt cần kích bắn khóa an toàn về vị trí bắn liên thanh hoặc bắn
phát một . Sau đó đặt ngón cái của tay phải choàng lên tay kéo bệ khóa nòng mạnh về
sau , thả đôt ngột cho bệ khóa nòng đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn . Tiếp theo ,
về đóng khóa an toàn , tay phải nắm tay cầm , mắt nhìn mục tiêu .
Về động tác bắn , thao tác trước khi bắn gồm có lấy thước ngắm giương súng , và
bóp cò . Lấy thước ngắm ban ngày ta làm như sau . Kết hợp tay trái dựng súng lên ,
mặt súng hướng lên trên . Tay phải rời tay cầm , dùng ngón cái và ngón giữa bóp cho
thảm nòng di chuyển sao cho mép trước của then thảm trùng với vạch số mà ta định
lấy là được . Lấy thước ngắm ban đêm , bóp thảm nòng và đưa về vị trí cuối cùng , rồi
bóp nhẹ đẩy về phía trước rồi thả ra , rồi đẩy về phía trước nghe tiếng tách ta được
thước ngắm B hoặc thước ngắm D . Tiếp tục bóp , thả , đẩy nhẹ về phía trước nghe
tiếng tách thứ nhất , tiếp tục bóp , thả , đẩy nghe tiếng tách thứ hai . Về động tác
giương súng , trước khi giương súng tay phải về gạt cần kích bắn về vị trí bắn liên
thanh hoặc phát một . Ở đây , ta chọn bắn phát một nên gạt cần về nấc cuối cùng . Kết
hợp hai tay giương súng , tay trái nắm ngửa nắm dưới ốp lốp tay , 4 ngón con nắm bên
G phải , ngón cái nắm G bên trái . Tay phải 4 ngón con nắm chắc tay cầm , ngón trỏ
đặt ngoài vành cò . Hai cù chỏ tay chống xuống đất và tì đế bắn súng vào hõm vai
phải . Giương súng phải đủ 4 yếu tố : bằng , chắc , đều , bền . ‘‘ Bằng’’ là mặt súng
phải thăng bằng . ‘‘ Chắc ’’ là hai tay phải giữ súng cho chắc người và súng thành một
khối thống nhất . ‘‘ Đều ’’ là hai tay giữ súng phải đều nhau . ‘‘ Bền ’’ là lực giữ súng
trong quá trình bắn phải đều . Về động tác ngắm , lúc này má áp nhẹ vào đế bắn
súng , mắt trái nheo , mắt phải mở . Ngắm từ mắt qua khe thước ngắm đến đỉnh đầu
ngắm đến mục tiêu sao cho đỉnh đầu ngắm chia đôi khe thước ngắm thành hai phần
bằng nhau là được . Về động tác bóp cò , đặt đầu đốt ngón thứ nhất và thứ hai của
ngón trỏ tay phải vào vành cò , sau đó bóp cò êm đều từ trước về sau cho đến khi đạn
nổ , thời cơ đạn nổ là đường ngắm tương đối chính xác . Quá trình bắn nếu đường
ngắm bị sai lệch thì ngưng áp lực tay cò , điều chỉnh lại đường ngắm , sau đó tiếp tục
tăng tay cò cho đến khi đạn nổ . Khi bắn loạt dài từ 2 đến 3 viên thì bóp cò êm đều từ
trước về sau rồi thả ra . Lưu ý ngón tay trỏ không rời khỏi tay cò . Khi bắn từ 6 đến 10
viên thì bóp cò về phía sau hơi giữ lại 2s đến 3s rồi sau đó thả từ từ về trước . Ngón
trỏ không rời khỏi tay cò .
Về thôi bắn , có thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn . Thôi bắn tạm thời khi nghe
có khẩu lệnh ngừng bắn , kết hợp hai tay hạ súng xuống . Lúc này , tay phải rời tay
cầm về gạt cần kích bắn khóa an toàn về vị trí đóng . Mắt quan sát mục tiêu và chờ
lệnh . Khi nghe khẩu lệnh tiếp tục bắn thì gạt cần kích bắn khóa an toàn xuống vị trí
bắn liên thanh hoặc phát một . Thôi bắn hoàn toàn khi đang bắn nghe khẩu lệnh thôi
bắn , tháo đạn , khám súng ,đứng dậy thì kết hợp hai tay hạ súng xuống . Tay phải rời
tay cầm về lấy hộp tiếp đạn có đạn ra khỏi súng trao cho tay trái , dùng ngón giữa và
ngón đeo nhẫn giữ hộp tiếp đạn có đạn . Tay phải dùng ngón cái đặt lên bệ kéo khóa
nòng , ngón trỏ lướt theo cửa thoát của đạn , ba ngón con đặt phía dưới cửa hộp tiếp
đạn để lấy viên đạn trong súng ra , cất lắp viên đạn vào băng đạn . Sau đó bóp cò ,
nghiêng người sang trái lấy hộp tiếp đạn không có đạn lắp vào súng , cất hộp tiếp đạn
có đạn vào túi đựng . Đóng khóa an toàn . Tay phải về nắm tay cầm .
Động tác đứng dậy gồm 3 cử động :
Cử động 1 : Tay phải rời tay cầm về ốp lốp tay . Đồng thời nghiêng người sang trái ,
chân trái con gang đến đai thắt lưng . Tay phải đưa súng về đặt lên cẳng chân trái , đế
bắn súng cao ngang mặt cắt bàn chân . Tay trái về chống úp trước ngực .
Cử động 2 : Dùng sức nâng của tay trái và hai chân từ từ nâng người đứng dậy . Quá
trình nâng thì xoay lòng bàn tay , mũi bàn tay trái về phía trước , bước chân phải đặt
sát sau tay trái cách 20 cm . Đồng thời , súng đưa lên hông phải , đẩy người đứng dậy.
Cử động 3 : Chân trái bước lên đặt sát cạnh chân phải , hai gót chân chấp lại theo hình
chữ V . Sau đó đứng nghiêm và về tư thế bắn súng .

2.Tư thế quỳ bắn


Trong điều kiện chiến đấu , khi nơi địa hình , địa vật không cho phép ta nằm bắn ,
đứng bắn . Ta thực hiện động tác quỳ bắn , tiêu diệt mục tiêu . ‘‘Mục tiêu số 4 , cự ly
100m , quỳ bắn ’’. Khi nghe chỉ huy kêu mục tiêu , cự ly , quỳ chuẩn bị bắn . Người
đang đứng tư thế mang súng . Tay phải vuốt nhẹ dây súng về tới ốp lốp tay , lấy súng
ra khỏi vai phải , đặt súng bên hông phải và nòng súng hợp với thân người một góc 60
độ .
Động tác quỳ bắn gồm có 2 cử động :
Cử động 1 :
Chân trái bước về trước một bước theo mũi chân trái , gót chân trái cách bàn chân
phải 20cm .
Cử động 2 :
Dùng mũi chân phải làm trụ , xoay gót chân phải sao cho gót chân phải hợp với gót
chân trái một góc 90 độ . Kết hợp thân người ngồi xuống . Lúc này , trọng lượng thân
người dồn vào mũi chân phải , cẳng chân trái thẳng , 2 đùi hợp với nhau một góc 60
độ . Đồng thời , tay phải đưa súng về trước , tay trái nắm ốp lốp tay dưới tay phải , tay
phải về nắm tay cầm , mắt quan sát mục tiêu và chờ lệnh . Về động tác chuẩn bị đạn ,
cơ bản giống động tác nằm bắn , chỉ khác là thực hiện trong tư thế quỳ . Tay phải rời
tay cầm về nắm hộp tiếp đạn . Bốn ngón con nắm vào bụng hộp tiếp đạn , ngón cái ấn
vào lãi hộp tiếp đạn và đẩy nhẹ về trước . Lấy hộp tiếp đạn không có đạn về trước trao
cho tay trái , tay trái dùng ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn sao cho bụng
hộp tiếp đạn hướng lên trên , cửa hợp tiếp đạn quay vào trong người . Tay phải mở
nắp túi đựng lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng và cất hộp tiếp đạn không có đạn
vào túi đựng . Tay phải dùng ngón cái gạt cần kích bắn khóa an toàn về vị trí bắn liên
thanh hoặc bắn phát một . Sau đó đặt ngón cái của tay phải choàng lên tay kéo bệ
khóa nòng mạnh về sau , thả đôt ngột cho bệ khóa nòng đẩy viên đạn thứ nhất vào
buồng đạn . Tiếp theo , về đóng khóa an toàn , tay phải nắm tay cầm , mắt nhìn mục
tiêu . Về động tác lấy thước ngắm , Lấy thước ngắm ban ngày ta làm như sau . Kết
hợp tay trái dựng súng lên , mặt súng hướng lên trên . Tay phải rời tay cầm , dùng
ngón cái và ngón giữa bóp cho thảm nòng di chuyển sao cho mép trước của then thảm
trùng với vạch số mà ta định lấy là được . Lấy thước ngắm ban đêm , bóp thảm nòng
và đưa về vị trí cuối cùng , rồi bóp nhẹ đẩy về phía trước rồi thả ra , rồi đẩy về phía
trước nghe tiếng tách ta được thước ngắm B hoặc thước ngắm D . Tiếp tục bóp , thả ,
đẩy nhẹ về phía trước nghe tiếng tách thứ nhất , tiếp tục bóp , thả , đẩy nghe tiếng tách
thứ hai . Về động tác giương súng , giống nằm bắn súng cự ly AK . Đó là trước khi
giương súng tay phải về gạt cần kích bắn về vị trí bắn liên thanh hoặc phát một . Ở
đây , ta chọn bắn phát một nên gạt cần về nấc cuối cùng . Kết hợp hai tay giương súng
, tay trái nắm ngửa nắm dưới ốp lốp tay , 4 ngón con nắm bên G phải , ngón cái nắm
G bên trái . Tay phải 4 ngón con nắm chắc tay cầm , ngón trỏ đặt ngoài vành cò .
Dùng cù chỏ cánh tay trái đặt lên đầu gối trái , má trái của hộp tiếp đạn tỳ vào cánh
tay dưới của tay trái . Cánh tay phải hơi mở tự nhiên . . Về động tác ngắm , lúc này
má áp nhẹ vào đế bắn súng , mắt trái nheo , mắt phải mở . Ngắm từ mắt qua khe thước
ngắm đến đỉnh đầu ngắm đến mục tiêu sao cho đỉnh đầu ngắm chia đôi khe thước
ngắm thành hai phần bằng nhau là được . Về động tác bóp cò , đặt đầu đốt ngón thứ
nhất và thứ hai của ngón trỏ tay phải vào vành cò , sau đó bóp cò êm đều từ trước về
sau cho đến khi đạn nổ , thời cơ đạn nổ là đường ngắm tương đối chính xác . Quá
trình bắn nếu đường ngắm bị sai lệch thì ngưng áp lực tay cò , điều chỉnh lại đường
ngắm , sau đó tiếp tục tăng tay cò cho đến khi đạn nổ . Khi bắn loạt dài từ 2 đến 3 viên
thì bóp cò êm đều từ trước về sau rồi thả ra . Lưu ý ngón tay trỏ không rời khỏi tay cò
. Khi bắn từ 6 đến 10 viên thì bóp cò về phía sau hơi giữ lại 2s đến 3s rồi sau đó thả từ
từ về trước . Ngón trỏ không rời khỏi tay cò . Về thôi bắn , có thôi bắn tạm thời và
thôi bắn hoàn toàn . Thôi bắn tạm thời khi nghe có khẩu lệnh ngừng bắn , kết hợp
hai tay hạ súng xuống . Lúc này , tay phải rời tay cầm về gạt cần kích bắn khóa an
toàn về vị trí đóng . Mắt quan sát mục tiêu và chờ lệnh . Khi nghe khẩu lệnh tiếp tục
bắn thì gạt cần kích bắn khóa an toàn xuống vị trí bắn liên thanh hoặc phát một . Thôi
bắn hoàn toàn khi đang bắn nghe khẩu lệnh thôi bắn , tháo đạn , khám súng ,đứng
dậy thì kết hợp hai tay hạ súng xuống . Tay phải rời tay cầm về lấy hộp tiếp đạn có
đạn ra khỏi súng trao cho tay trái , dùng ngón giữa và ngón đeo nhẫn giữ hộp tiếp đạn
có đạn . Tay phải dùng ngón cái đặt lên bệ kéo khóa nòng , ngón trỏ lướt theo cửa
thoát của đạn , ba ngón con đặt phía dưới cửa hộp tiếp đạn để lấy viên đạn trong súng
ra , cất lắp viên đạn vào băng đạn . Sau đó bóp cò . Tay phải lấy hộp tiếp đạn không
có đạn lắp vào súng , cất hộp tiếp đạn có đạn vào túi đựng . Đóng khóa an toàn . Tay
phải về nắm tay cầm .
Về động tác đứng dậy , gồm có 2 cử động :
Cử động 1 :
Tay phải rời tay cầm về nắm ốp lốp tay dưới tay trái , dùng sức nâng của 2 chân đẩy
người đứng dậy . Đồng thời , dùng gót chân trái làm trụ . Xoay mũi chân trái và chân
trái sang trái 1 góc 22 độ 5 .
Cử động 2 :
Chân phải bước lên đặt sát gót chân trái tạo thành hình chữ V . Đồng thời người trở về
tư thế nghiêm ( tư thế mang súng ) .

3. Tư thế đứng bắn .


Trong điều kiện chiến đấu , khi nơi địa hình , địa vật không cho phép ta nằm bắn , quỳ
bắn . Ta thực hiện động tác đứng bắn , tiêu diệt mục tiêu . ‘‘Mục tiêu số 4 , cự ly
100m , đứng bắn ’’. Khi nghe chỉ huy kêu mục tiêu , cự ly , đứng chuẩn bị bắn .
Người đang đứng tư thế mang súng . Tay phải vuốt nhẹ dây súng về tới ốp lốp tay ,
lấy súng ra khỏi vai phải , đặt súng bên hông phải và nòng súng hợp với thân người
một góc 60 độ .
Động tác đứng bắn gồm 2 cử động :
Cử động 1 :
Chân trái bước về trước một bước theo mũi chân trái cách bàn chân phải 20cm .
Cử động 2 :
Dùng mũi chân phải làm trụ , xoay gót chân phải một góc 90 độ . Tay phải đưa súng
về trước , tay trái nắm ốp lốp tay dưới tay phải , tay phải về nắm tay cầm , mắt quan
sát mục tiêu chờ lệnh . Về động tác chuẩn bị đạn , tương tự động tác nằm bắn chỉ
khác thực hiện trong tư thế đứng . Lúc này , đế bắn súng ta tỳ vào hông bên trái . Tay
phải rời tay cầm về nắm hộp tiếp đạn . Bốn ngón con nắm vào bụng hộp tiếp đạn ,
ngón cái ấn vào lãi hộp tiếp đạn và đẩy nhẹ về trước . Lấy hộp tiếp đạn không có đạn
về trước trao cho tay trái , tay trái dùng ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn
sao cho bụng hộp tiếp đạn hướng lên trên , cửa hợp tiếp đạn quay vào trong người .
Tay phải mở nắp túi đựng lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng và cất hộp tiếp đạn
không có đạn vào túi đựng . Tay phải dùng ngón cái gạt cần kích bắn khóa an toàn về
vị trí bắn liên thanh hoặc bắn phát một . Sau đó đặt ngón cái của tay phải choàng lên
tay kéo bệ khóa nòng mạnh về sau , thả đôt ngột cho bệ khóa nòng đẩy viên đạn thứ
nhất vào buồng đạn . Tiếp theo , về đóng khóa an toàn , tay phải nắm tay cầm , mắt
nhìn mục tiêu . Lấy thước ngắm ban ngày ta làm như sau . Kết hợp tay trái dựng súng
lên , mặt súng hướng lên trên . Tay phải rời tay cầm , dùng ngón cái và ngón giữa bóp
cho thảm nòng di chuyển sao cho mép trước của then thảm trùng với vạch số mà ta
định lấy là được . Lấy thước ngắm ban đêm , bóp thảm nòng và đưa về vị trí cuối
cùng , rồi bóp nhẹ đẩy về phía trước rồi thả ra , rồi đẩy về phía trước nghe tiếng tách
ta được thước ngắm B hoặc thước ngắm D . Tiếp tục bóp , thả , đẩy nhẹ về phía trước
nghe tiếng tách thứ nhất , tiếp tục bóp , thả , đẩy nghe tiếng tách thứ hai .
Về động tác giương súng có 2 trường hợp :
Trường hợp 1 : Tay không nắm hộp tiếp đạn
Trước khi giương súng tai phải về gạt cần kích bắn về vị trí bắn liên thanh hoặc phát
một . Ở đây , ta chọn bắn phát một nên gạt cần về nấc cuối cùng . Kết hợp hai tay
giương súng , tay trái nắm ngửa nắm dưới ốp lốp tay , 4 ngón con nắm bên G phải ,
ngón cái nắm G bên trái . Tay phải 4 ngón con nắm chắc tay cầm , ngón trỏ đặt ngoài
vành cò . Cánh tay trái tỳ vào phần dưới của ngực bên trái . Cánh tay phải hơi mở .
Trường hợp 2 : Tay cầm hộp tiếp đạn
Tay trái về nắm hộp tiếp đạn sao cho 4 ngón con bên trái và cổ tay ở giữa sóng hộp
tiếp đạn và ngón cái nằm bên phải và kết hợp giương súng .
Về động tác ngắm , lúc này má áp nhẹ vào đế bắn súng , mắt trái nheo , mắt phải mở
. Ngắm từ mắt qua khe thước ngắm đến đỉnh đầu ngắm đến mục tiêu sao cho đỉnh đầu
ngắm chia đôi khe thước ngắm thành hai phần bằng nhau là được . Về động tác bóp
cò , đặt đầu đốt ngón thứ nhất và thứ hai của ngón trỏ tay phải vào vành cò , sau đó
bóp cò êm đều từ trước về sau cho đến khi đạn nổ , thời cơ đạn nổ là đường ngắm
tương đối chính xác . Quá trình bắn nếu đường ngắm bị sai lệch thì ngưng áp lực tay
cò , điều chỉnh lại đường ngắm , sau đó tiếp tục tăng tay cò cho đến khi đạn nổ . Khi
bắn loạt dài từ 2 đến 3 viên thì bóp cò êm đều từ trước về sau rồi thả ra . Lưu ý ngón
tay trỏ không rời khỏi tay cò . Khi bắn từ 6 đến 10 viên thì bóp cò về phía sau hơi giữ
lại 2s đến 3s rồi sau đó thả từ từ về trước . Ngón trỏ không rời khỏi tay cò .
Về thôi bắn , có thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn . Thôi bắn tạm thời khi nghe
có khẩu lệnh ngừng bắn , kết hợp hai tay hạ súng xuống . Lúc này , tay phải rời tay
cầm về gạt cần kích bắn khóa an toàn về vị trí đóng . Mắt quan sát mục tiêu và chờ
lệnh . Khi nghe khẩu lệnh tiếp tục bắn thì gạt cần kích bắn khóa an toàn xuống vị trí
bắn liên thanh hoặc phát một . Thôi bắn hoàn toàn khi đang bắn nghe khẩu lệnh thôi
bắn , tháo đạn , khám súng ,đứng dậy thì kết hợp hai tay hạ súng xuống . Tay phải rời
tay cầm về lấy hộp tiếp đạn có đạn ra khỏi súng trao cho tay trái , dùng ngón giữa và
ngón đeo nhẫn giữ hộp tiếp đạn có đạn . Tay phải dùng ngón cái đặt lên bệ kéo khóa
nòng , ngón trỏ lướt theo cửa thoát của đạn , ba ngón con đặt phía dưới cửa hộp tiếp
đạn để lấy viên đạn trong súng ra , cất lắp viên đạn vào băng đạn . Sau đó bóp cò , Tay
phải lấy hộp tiếp đạn không có đạn lắp vào súng , cất hộp tiếp đạn có đạn vào túi đựng
. Đóng khóa an toàn . Tay phải về nắm tay cầm .
Động tác trở về tư thế đứng mang súng gồm 2 cử động :
Cử động 1 :
Tay phải rời tay cầm về cầm ốp lốp tay . Dùng mũi chân trái làm trụ xoay mũi chân
trái sang trái 1 góc 22 độ 5 .
Cử động 2 :
Chân phải bước về đặt sát chân trái , kép thành hình chữ V . Người về tư thế đứng
nghiêm ( tư thế mang súng ) .

You might also like