You are on page 1of 134

 Phân tích điều kiện ra đời của nền kinh tế hàng hóa?

Những tác độ ng tích


cực và tiêu cực của kinh tế hàng hóa đối với nền kinh tế hiện nay. Qua đó
cho biết nhà nước, doanh nghiệp, công nhân cần làm gì với tác độ ng của
kinh tế hàng hóa.
 Lượng giá trị hàng hóa là gì? Cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị
của hàng hóa. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tăng năng suất lao
độ ng và tăng cường độ lao độ ng

 Tại sao trong nền sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt của nó. Phân tích
tính chất đó. Tính chất 2 mặt này tác độ ng đến kinh tế như thế nào

 Quy luật giá trị là gì? Cho biết nộ i dung, yêu cầu, tác độ ng của quy luật giá
trị? Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Qua đó cho biết sự tác độ ng của quy luật giá trị đối với
nền kinh tế của nước ta hiệ n nay. (còn một số câu hỏi liên quan đến qlgt ở
sau)

 So sánh hai thuộ c tính cơ bản của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức
lao độ ng. Cho biết 2 thuộ c tính hàng hóa thông thường và sức lao độ ng.
Qua đó làm rõ sức lao độ ng ở thị trường lao độ ng Việt Nam có là hàng hóa
lao độ ng hay không và biểu hiện cụ thể như thế nào?

 Phân tích mâu thuẫn trong công thức tư bản. Chìa khóa giải quyết mâu
thuẫn này là gì? Tác độ ng của chủ nghĩa tư bản đối với nền kinh tế hàng hóa
hiệ n nay?

 So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp
sản xuất giá trị giá trị thặng dư tương đối. Qua đó, cho biết chủ nghĩa tư bản
làm gì để tăng cường bóc lộ t công nhân làm thuê? Ý nghĩa các phương pháp
đó. Vậy tác độ ng của phương pháp đối với doanh nghiệp hiện nay là gì?

 Cho biết bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản. Rút ra ý nghĩa phương
pháp luận của nó?

 Tích lũy tư bản là gì? Cho biết sự giống nhau và khác nhau của quá trình tích
tụ tư bản và tập trung tư bản. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó.

 Tuần hoàn tư bản là gì? Phân tích, làm rõ quá trình tuần hoàn tư bản trong
nền kinh tế của tư bản hiện đại ngày nay. Qúa trình tuần hoàn và chu chuyển
tư bản được biểu hiện và tác độ ng như thế nào đối với nền kinh tế của tư
bản chủ nghĩa

TRIẾT HỌC

 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Qua đó, cho biết
đảng và nhà nước ta đã vận dụng mối quan hệ này ntn trong phát triển kinh
tế và chính trị ở nước ta hiện nay hoặc liên hệ bản thân.
Đã tìm nằm ở khúc trên ^^

 Từ nguyên lý về mối quan hệ phổ biến hãy làm rõ tại sao trong hoạt động
nhân thức và trong thực tiễn chú trọng quan điểm toàn diện và quan điểm
lịch sử cụ thể. Rút ra ý nghĩa pp luận of nó và môi trường.

 Phân tích nội dung nguyên lý của sự phát triển. Qua đó


làm rõ trong quá trình vận động và phát triển phải tuân
theo nguyên lý này. Cho ví dụ cụ thể.

 Theo bạn động vật có ý thức hay không. Why? Hãy chứng minh rằng ý thức
of con người là sự phản ánh năng động sáng tạo hiện thực khách quan vào
đầu óc con người. Bạn đã vận dụng sự năng động, sáng tạo này trong hoạt
động học tập, thực tiễn như thế nào?

 Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn là gì? Trong đó, hình
thức nào quan trọng nhất.Why? Phân tích vai trò của thực tiễn với nhận
thức.VD
Đã tìm nằm ở khúc trên ^^

 Quy luật phủ định của phủ định

 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Từ đó, vận dụng phân tích nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
hiện nay.
Đã tìm trong slide 17 câu hỏi ^^

 Dân tộc là gì? Chính sách dân tộc của nước ta được xây dựng trên cơ sở lý
luận và thực tiễn nào? Vì sao chính sách dân tộc ấy mang tính toàn diện, tính
cách mạng, tính nhân đạo sâu sắc.

 Có quan điểm cho rằng con người là con vật có lý trí, quan điểm đúng hay sai
vì sao. Dựa vào quan điểm Mác lenin về vấn để con người đó. Luận giải

 Đấu tranh giai cấp là gì? ở nc ta có đấu tranh giai cấp hay không. Phân tích
vai trò, biểu hiện đấu tranh ở nc ta theo triết học maclenin

 Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đó
yếu tố nào quan trọng nhất. Trước sự tác động công nghiệp 4.0. Nước ta đã
làm gì đầu tư cho lực lượng sản xuất tương lai.

 Câu hỏi về không gian, thời gian, sự vận động. ...


Vì sao triết học ra đời, vai trò của triết học
KINH TẾ CHÍNH TRỊ (CÂU HỎI CHUẨN BỊ)

1. Phân tích điều kiện ra đời của nền kinh tế hàng hóa? Những tác độ ng tích cực và
tiêu cực của kinh tế hàng hóa đối với nền kinh tế hiện nay. Qua đó cho biết nhà
nước, doanh nghiệp, công nhân cần làm gì với tác độ ng của kinh tế hàng hóa.
Kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại dưới nhiều hình thức kinh tế – xã hội gắn liền với hai điều kiện, cụ
thể
Một là, sự phân công lao động xã hội:
Phân công lao động và xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một hay một số
loại sản phẩm. Nếu nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm, người sản xuất phải trao đổi
sản phẩm cho nhau.
Hai là, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa người sản xuất:
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi đầu là chế độ tư hữu
nhỏ đã xác định người sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. C.Mac cũng nhận định: “Chỉ có
sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau
như là những hàng hóa”.
Như vậy, phân công lao động xã hội làm người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn chế độ tư hữu lại
chia rẽ làm họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn lớn, chỉ có thể giải quyết thông qua việc trao
đổi, mua bán sản phẩm với nhau
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường hàng hóa:
Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa, chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định có
sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm mà họ sản xuất ra. Như vậy, người
sản xuất muốn sử dụng sản phẩm khác của người sản xuất khác thì họ buộc phải
trao đổi sản phẩm lao động với nhau. Lúc này, sản phẩm lao động sẽ trở thành hàng
hóa.
Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa, người sản xuất trở thành người sản xuất
hàng hóa, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất xã hội vừa
mang tính tư nhân, cá biệt.
Tính chất xã hội được thể hiện ở chỗ phân công lao động xã hội nên các sản phẩm
lao động của người này lại cần thiết với người khác và xã hội. Còn tính chất tư
nhân, cá biệt thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì, công cụ nào, phân phối cho ai là
công việc của chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Tính chất xã hội chỉ được thừa nhận khi
họ tìm người mua trên thị trường và bán được hàng hóa do họ sản xuất ra.
Do đó, lao động của người sản xuất hàng hóa bao gồm sự thống nhất giữa hai mặt
là tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt. Mâu thuẫn giữa hai tính chất này là
mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.

Ưu thế của nền kinh tế thị trường hàng hóa:


– Thúc đẩy lực lượng sản xuất hàng hóa phát triển. 
– Kích thích tính năng động của chủ thể hàng hóa.
– Mở rộng giao lưu kinh tế, làm xã hội hóa nền kinh tế.

Sự phát triển của sản xuất hàng hóa làm phân công lao động xh ngày càng
sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. => xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ,
trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.

2. Tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất phải năng động trong sản
xuất-kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. => ra sức cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu mã hàng
hóa.... => tăng năng suất lao động xã hội, thúc đấy LLSX phát triển.

3. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sx tự cấp tự túc về quy mô,
trình độ kỹ thuật, công nghệ...=> sxhh quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế
xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay

4. Sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao
lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của xã hội

Mặt trái: Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn
khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái...

Cách 2
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây:
a)      Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau.
Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đên chuyên môn hóa
sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại
sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi
sản phẩm cho nhau.
 Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất hàng
hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có sự phân
công xã hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Chỉ có sản phẩm của
nhũng lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là
những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.
b)      Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ
tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản
phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất
độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ
phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản
phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những
hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu
thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không
mang hình thái hàng hóa
a)      Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người sản xuất ra
nó tiêu dùng. Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa
mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của
khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa. Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi
nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.

2. Lượng giá trị hàng hóa là gì? Cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của
hàng hóa. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tăng năng suất lao độ ng và tăng
cường độ lao độ ng.
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng
của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao
động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyểt định.

Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng:
Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyểt định.
a)      Thước đo lượng giá trị của hàng hóa.
Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một
ngày lao động, v.v.. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng do thời gian lao động quyết định. Trong
thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản
xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để
sản xuất ra hàng hóa của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cả biệt
của hàng hóa mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào càng lười biếng, vụng
về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị?
C.Mác viết: "Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy".
Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện
bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và
cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội  nhất định.
Trong một xã hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa, với thời gian lao động cá biệt hết sức khác
biệt nhau, thì thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt
của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
b)  Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại
lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố:
Thứ nhất, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phấm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị
trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất
lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng
giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao dộng xã hội càng giảm,
thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn
vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết
tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng
hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động,
sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết
hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị
hàng hóa. Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt
nhọc của người lao động. Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí
trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên
tương đương, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, tăng
cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.
Thứ hai, mức độ phức tạp của lao động.
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa.
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động
phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động
cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn
luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.
Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một vấn đề đặt ra là: phải
chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ ai làm việc gì, nghề gì cũng đều tạo
ra một lượng giá trị như nhau?
C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người
rửa bát. Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, có nghĩa là bất kỳ một người
bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, không cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể
làm được. Còn lao động của người thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự
đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề. Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao động
như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động
phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Để cho các hàng hóa do lao động giản
đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá
trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
C.Mác viết: "Lao động phức tạp... chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho
đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên...”.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn
trung bình.
c) Cấu thành lượng giá trị hàng hóa
Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các
yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống hao phí trong
quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, lao động cụ
thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm,
đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm (ký hiệu là c), còn lao động trừu tượng (biểu hiện ở sự
hao phí lao động sống trong quá trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm giá trị
cho sản phẩm, đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm (ký hiệu là V + m).Vì vậy, cấu thành
lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.

Cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tăng năng suất lao độ ng và tăng cường độ lao
độ ng.
Giống : cả 2 quá trình đều có kết quả là dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị
thời gian tăng lên

3. Tại sao trong nền sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt của nó. Phân tích tính chất
đó. Tính chất 2 mặt này tác độ ng đến kinh tế như thế nào.
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra hàng
hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của
bản thân hàng hóa.
a) Lao động cụ thể
 Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp
riêng và kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động
là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục: phương tiện được sử dụng
là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng
tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao
động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng
đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Giá trị sử dụng
là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy, lao động cụ thể cũng lả phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật
phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. Cần chú ý rằng,
hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi.
b) Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể
của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của
người sản xuất hàng hóa nói chung.
Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì
hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ
còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. Lao
động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng nhất của con người.
Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý, nhưng không phải sự
hao phí sức lao dộng nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng.
Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do nục đích của sản xuất là để trao đổi. Từ
đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh
được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản
xuất hàng hóa, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu
tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.
Cần lưu ý, ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất
hàng hóa, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.
Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng là
nhân tô duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động
trừu tượng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hỏa có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận; nó
đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự giúp ta giải thích được hiện
tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khi khối lượng của cá vật chất
ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của
người sản xuất hàng hóa.
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào là việc riêng của mỗi người. Họ là
người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân.
Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức
lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống
phân công lao động xã hội nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai lao động khác
nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. Giữa lao động tư nhân và lao động xã
hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của "sản xuất hàng hóa". Mâu thuẫn này biểu
hiện ở chỗ:
-   Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu
cầu của xã hội.
-   Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã
hội có thể chấp nhận.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản
xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, lại vừa
tiềm ẩn khả năng khùng hoảng "sản xuất thừa".

Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa?
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính đó do tính chất
hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Chính tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thần hàng hoá.
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính đó do tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Chính tính hai mặt của lao
động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thần hàng hoá.

C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là hai thứ
lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao
động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.
-    Lao động cụ thể

+ Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng,
đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.

Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối
tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào,
khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết
quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.

+ Đặc trưng của lao động cụ thể:

*    Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể
càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.

*    Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa
dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.

*   Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là phạm trù
vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật
phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội
nào.

*   Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ
phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm
gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời
đại.

*    Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó
sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của
con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với
nhu cầu của con người.

-   Lao động trừu tượng

+ Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc,
sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức
cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.

Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt
lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác
nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc,
sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.

+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:


*    Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao
đổi.

*    Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra
giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng
hóa.

Chú ý: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất
tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. Tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa có mâu thuẫn với nhau, đó là mâu
thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn biểu hiện ở chỗ sản phẩm của người
sản xuất hàng hóa riêng biệt có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu
của xã hội hoặc hao phí lao động cá biệt của ngưòi sản xuất hàng hoá có thể cao
hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận. Chính vì những
mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả
năng khủng hoảng “sản xuất thừa”.

4. Quy luật giá trị là gì? Cho biết nộ i dung, yêu cầu, tác độ ng của quy luật giá trị? Tại
sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Qua đó cho biết sự tác độ ng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế của nước ta hiệ n
nay.

Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị

-      Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của
quy luật giá trị.

-    Yêu cầu của quy luật giá trị:

+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động
xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống)
nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa

+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo
bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có
lãi để tái sản xuất mở rộng.

-     Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông
qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.

Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh
tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá
cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó.
Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ
chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy
luật giá trị phát huy tác dụng.

Tác động của quy luật giá trị

-   Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

         Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động
của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.

*     Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có
lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng
cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.

*     Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp
hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra
quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó
là nhân tố làm cho cung tăng.

*    Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người
ta thường gọi là “bão hòa”.

Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng
thường xuyên biến động liên tục.

Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và
tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của
quy luật giá trị.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị
trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi
giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về
kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

-      Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự
quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác
nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí
lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi
cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá
sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã
hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý,
thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc
đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã
hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

-    Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành
người giàu, người nghèo.

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều
kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí
lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên
nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược
lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh
doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Qua đó cho biết sự tác đô ̣ng của quy luâ ̣t giá trị đối với nền kinh tế của nước ta
hiêṇ nay.

Sự biểu hiện của tác động của quy luật giá trị
ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng phân hóa giàu – nghèo ở nước ta hiện nay
      Theo một số báo cáo mới đây, khoảng cách giàu nghèo của nước ta đang
tiếp tục nới rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tiêu biểu như: nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… Điều này đã làm dấy lên nhiều lo ngại trong xã
hội. Cụ thể:
      Trong Nông nghiệp: Theo ông thạc sĩ Lưu Đức Khải, Trưởng ban Chính
sách phát triển nông thôn, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Kết quả
điều tra hộ gia đình năm 2010 tại 12 tỉnh, thành phố mà CIEM tiến hành cho
thấy, tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình thuộc các nhóm dân cư có
mức chênh lệch đáng kể. Trong đó, hộ thuộc nhóm nghèo nhất có thu nhập
41 triệu đồng/năm trong khi nhóm giàu có thu nhập 126 triệu đồng/năm.
Giữa các tỉnh cũng đang có sự chênh lệch lớn. Chẳng hạn, tại tỉnh Long An
tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm đạt 114 triệu đồng, Đắc Nông là 126
triệu đồng nhưng tại Quảng Nam chỉ đạt 42 triệu đồng, Lai Châu 46 triệu
đồng/hộ. Ngay trong sản xuất nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo cũng
ngày càng nới rộng. Các hộ giàu thường có điều kiện đầu tư cho sản xuất lớn
trong khi khả năng đầu tư của các hộ nghèo lại rất hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ ruộng
được tưới tiêu trong hộ giàu là 82% nhưng nhóm nghèo chỉ là 44,7%; chỉ 5%
hộ gia đình thuộc nhóm nghèo mua được phân hữu cơ trong khi ở hộ giàu là
14,3%…
      Trong Công nghiệp: Sự chênh lệch giàu nghèo cũng đc thể hiện một cách
rõ rệt. Những nhà máy, xí nghiệp với nền tảng vững chắc về tài chính, bề dày,
tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm cùng với khoản vốn đầu tư từ nước ngoài
họ sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ cho nguyên vật liệu, trang thiết bị,
chiến dịch tiếp thị, quảng cáo hay các chính sách chiết khấu hấp dẫn và quà
tặng có giá trị cho các đại lý và khách hàng. Trong khi đó, với những nhà máy
có vốn nhỏ, không có vốn đầu tư nước ngoài thì các khoản chi kể trên chỉ
được tiến hành một cách hạn chế. Chẳng hạn như những nhà máy A với trang
thiết bị tiên tiến, hiện đại trong 1 giờ có thể sản xuất ra 25 sản phẩm; trong khi
cùng loại sản phẩm đó nhưng máy B sử dụng trang thiết bị cũ hơn, lạc hậu
hơn trong 1 giờ chỉ sản xuất ra được 15 sản phẩm. Hay cuộc cạnh tranh về giá
cả giữa các loại mặt hàng: mua 2 tặng 1, giá không đổi, hay giải thưởng
khuyến mãi giá hàng chục tỷ, cơ hội trúng 5 cây vàng,… Điều quan trọng ở đây
là những chủ thể sản xuất này sẵn sàng chịu cái thiệt trước mắt để thu về
khoản lãi sau này gấp nhiều lần tiền lỗ đã mất. Điều đó khiến cho họ nhanh
chóng giàu lên, phát tài và từ đó tạo khoảng cách xa so với những chủ thể sản
xuất khác. 
      Trong Dịch vụ: Ví dụ cụ thể về sự phát triển và lớn mạnh của tổng công ty
dịch vụ viễn thông Viettel và tập đoàn VNPT. Trước hết đây là 2 tập đoàn cung
cấp dịch vụ viễn thông. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã được thành
lập cách đây 27 năm, chỉ bằng 1/3 mà tập đoàn VNPt xây dựng và phát triển.
Còn nếu xét về các doang nghiệp mang lại doanh thu quan trọng từ hai phía
thì mạng Viettel cũng chưa bằng một nửa quãng đường mà MobiFone và
Vinaphone mang lại. Nhưng sự phát triển cũng như doanh thu của hai tập
đoàn lại tủ lệ nghịch, Viettel đã đạt mức tăng trưởng doanh số và phát triển
ngành nghề đa dạng và nhanh chóng. Trong lĩnh vực thông tin di động,
Viettel còn đi xa hơn VNPT khi đầu tư ra nước ngoài như lào và Campuchia và
bắt đầu có nguồn thu. Về lợi nhuận Viettell đạt trên 10000 tỷ đồng chỉ kém
VNPT khoảng 3000 tỷ đồng. Các chuyên gia và giới truyền thông dự báo, với
tốc độ phát triển như hiện nay và tiềm năng tăng trưởng từ những ngành mới,
Viettel sẽ có thể vượt mặt VNPT trong thời gian không xa. Hiện nay, Viettel
đứng số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam, số 1 về tốc độ phát triển dịch vụ di
động, Về tốc độ truyền dẫn cáp quang, về mạng lưới phân phối, về đột phá kĩ
thuật,… ở Việt Nam.
      Đây là bài học cho việc nếu biết đầu tư và điều tiết sản xuất hợp lý, sẽ
khẳng định được thương hiệu của mình. Nếu không ngược lại sẽ dẫn đến việc
mất dần thương hiệu, thua lỗ.
Nguyên nhân của thực trạng phân hóa giàu nghèo ở
nước ta hiện nay
      Có thể thấy điều kiện sản xuất, trình độ chuyên môn, trang thiết bị tốt là
một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Khi điều kiện sản
xuất thuận lợi, trình độ cao và trang thiết bị tốt sẽ giúp cho năng suất lao
động tăng lên khi đó thời gian lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa
giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm và ngược lại, vậy giá
trị hàng hóa hàng hóa (hay hao phí lao động để tạo ra hàng hóa đó) tỷ lệ
nghịch với năng suất lao động.
      Mặt khác trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa
nhưng trong điều kiện sản xuất, trình độ chuyên môn, trang thiết bị,… khác
nhau nên thời gian lao động cá biệt của mỗi người là khác nhau hay hao phí
lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa đó cũng khác nhau.
      Như vậy, những người có điều kiện thuận sản xuất thuận lợi, có trình độ
cao, kiến thức cao, trang thiết bị tốt sẽ giúp cho năng suất lao động cá biệt
của họ tăng nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội
cần thiết, nhờ đó họ phát tài và giàu lên nhanh chóng vì thu được nhiều lãi và
lợi nhuận. Khi đó họ đầu tư, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng kinh
doanh và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sản xuất từ đó họ trở thành ông chủ
của các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, công ty,…
      Ngược lại khi người sản xuất hàng hóa nào đó, mức hao phí lao động cá
biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán  hàng hóa ra thị
trường sẽ gặp thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành lao
động làm thuê.
      Quy luật này đã chi phối đến sự phân hóa giàu nghèo của nhiều quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Để có thể  nhìn nhận sâu hơn vấn đề
nghiên cứu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng của sự phân hóa
giàu nghèo ở nước ta.
      Thứ nhất về điều kiện sản xuất:
      Mỗi địa phương trên đất nước ta có một vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau và có sự ảnh hưởng đến điều kiện
sản xuất hàng hóa cũng khác nhau.Vì vậy cùng một loại hàng hóa, nếu tham
gia sản xuất tại địa phương này sẽ gặp những thuận lợi là thế mạnh còn sản
xuất tại các địa phương khác sẽ gặp khó khăn. 
      Ngoài điều kiện về tự nhiên,các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống
đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… tác động mạnh mẽ
đến hao phí lao động cá biệt của mỗi chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất.
Ở những những khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ,
thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản
xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất… .
Ngược lại ở nhiều vùng nông thôn, biên giới hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu
kém không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển mua bán hàng hoá…
khiến cho hao phí lao động cá biệt của các chủ thế tăng lên. Ở nước ta tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… , nơi có cơ sở hạ
tầng được chú trọng đầu tư và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
và kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách thiếu thông
thoáng làm cho sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp chậm phát triển.
Như vậy điều kiện sản xuất là yếu tố ảnh hưởng đến hao phí lao động cá biệt
và dưới góc độ tác động của quy luật giá trị thì nó cũng là một nguyên nhân
dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.
      Thứ hai sự chênh lệch về kiến thức văn hóa, trình độ chuyên môn.
       Lực lượng lao động có trình độ  chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%,
trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 4lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 8,2%,
tỷ lệ người lao động được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên năm 2010 là
5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2014 là 6,9%). Thông qua số liệu trên thấy
rõ sự chênh lệnh về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lực lượng lao động.
Đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ giữa lực lượng lao động ở nông thôn và
thành thị. Sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa lực lượng tham gia sản
xuất cũng dẫn đến nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo đó là những
người tham gia sản xuất có trình độ cao thì tất yếu hao phí lao động cá biêjt
sẽ thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và họ sẽ thu được nhiều lợi
nhuận hơn trong quá trình sản xuất và ngược lại.
      Thứ ba cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất không đồng đều:
      Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho
quá trình sản xuất . Cơ sở, vật chất, công nghệ hiện đại góp phần làm giảm chi
phí sản xuất ra một đơn vị hàng hóa  hay giảm đáng kể được hao phí lao động
cá biệt nếu chủ thể nào tham gia vào quá trình sản xuất mà công nghệ sản
xuất lạc hậu, thiếu cơ sở vất chất sẽ làm gia tăng hao phí lao động cá biệt.
Một số phương hướng đề xuất góp phần hạn chế mặt
trái của tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật
giá trị ở nước ta hiện nay
      Một số phương hướng đề xuất góp phần hạn chế mặt trái của tác động
phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị ở nước ta hiện nay
      Nhận thức và vận dụng quy luật giá trị thể hiện chủ yếu trong  việc hình
thành giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả phải lấy giá trị làm
cơ sở thì mới có căn cứ kinh tế, mới có tác dụng kích thích tăng năng suất lao
động, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước phải chủ động lợi
dụng cơ chế hoạt động của quy luật giá trị nghĩa là khả năng giá cả tách rời
giá trị, và xu hướng đưa giá cả trở về giá trị. Một số phương hướng như:
      Thứ nhất là kích thích sản xuất phát triển. Đối với xí nghiệp quốc doanh,
chủ yếu là xây dựng một hệ thống giá bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh
tế đi vào nề  nếp và có căn cứ vững chắc.
      Thứ hai là điều hoà lưu thông hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị
trường, tổng khối lượng và cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoạch lưu chuyển
hàng hoá quyết định căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về
hàng tiêu dùng trong điều kiện sức mua không đổi, nếu giá cả một loại hàng
nào đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại. Nhà nước
có thể quy định giá cả cao hay thấp để ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ
một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức tăng của sản xuất về
một số hàng tiêu dùng ăn khớp với  kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của Nhà
nước.
      Thứ ba là phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá cả,
việc quy định hợp lý các tỷ giá, Nhà nước phân phối lại thu nhập quốc dân
giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân
lao động 
      Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử
dụng các đòn bẩy của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận …
dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế
độ hạch toán kinh tế. Những người tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa
phải nắm bắt được tác động của quy luật giá trị, đáp ứng được những yêu cầu
của quy luật giá trị thì mới tồn tại, mới phát triển được từ đó hạn chế được tác
động của sự phân hóa giàu nghèo trong sản xuất nước ta hiện nay.
      Như vậy quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế quan trọng
đối với sự hình thành và phát triển kinh tế của đất nước ta trong quá trình quá
độ lên xã hội chủ nghĩa, là một quy luật kinh tế  căn bản của sản xuất và trao
đổi hàng hóa tác dụng điều tiết và sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời
kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng  xuất lao động , lực
lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh, phân hóa người sản xuất thành kẻ
giàu người nghèo. Đối với nước vẫn còn mang nặng tính chất nông nghiệp lạc
hậu,cơ sở vật chất còn hạn chế .Đảng và nhà nước cần nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng  trong việc đổi mới xã hội cũng như tác dụng của quy luật giá
trị, phân hóa người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Đối với nước vẫn còn
mang nặng tính chất nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất còn hạn chế. Đảng
và nhà nước cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng  trong việc đổi mới xã
hội cũng như tác dụng của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển nền
kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa gây dựng đất nước giàu mạnh.

Câu 1 (trang 34 sgk Giáo dục công dân 11): Nội dung của quy luật giá trị
được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Trả lời:

– Nội dung của quy luật giá trị là sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa
trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

– Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao
cho thời gian lao độngcá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó; và tổng
thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng
thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

– Trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên
cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, phải dựa theo
nguyên tắc ngang giá. Điều đó có nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau thì chúng được trao đổi
với nhau.

Câu 3 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Tại sao quy luật giá trị lại có
tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Trả lời:
– Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả
trên thị trường.

– Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư
liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất
khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này
sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi
nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

– Ví dụ: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ
được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc
sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi
thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

Câu 4 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Tại sao quy luật giá trị lại có
tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao
động tăng lên?

Trả lời:

– Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá
biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán
theo giá trị xã hội của hàng hóa. Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh
doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường
để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay
nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm,… làm cho
giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

– Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã
hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã
hội được nâng cao.

Câu 5 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Có ý kiến cho rằng, năng
suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều
đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

– Ý kiến cho rằng năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một
hàng hóa tăng lên là sai.

– Vì khi năng suất lao động tăng tức là trong cùng một khoảng thời gian thì
người lao đông tạo ra một số lượng hàng hóa lớn hơn trước, khiến số lượng
hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó
tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi).
Câu 6 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Tại sao quy luật giá trị lại có
tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?

Trả lời:

* Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:

+ Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không
hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghê và hợp lí hóa
sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị
trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy
luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

+ Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt
thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm
tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người
sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản
xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện
tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

* Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên,
một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có,
qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao.
Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở
thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Câu 7 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu giải pháp vận dụng
tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các cơ sở sản xuất mà
em biết được.

Trả lời: Ví dụ: Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các vùng đồng
bằng Nam Bộ trồng cà phê rất nhiều để có thể cung ứng cho thị trường và
thu lợi nhuận. Nhưng sau đó một thời gian, giá cà phê giảm, giá điều tăng,
rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ cà phê để trồng điều, đáp ứng với nhu cầu của
thị trường.

Câu 8 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu giải pháp vận dụng
tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các cửa hàng mà em
quan sát được.

Trả lời:Ví dụ: người bán vải đang bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị
trường mặt hàng vải bán quá chậm, giá thấp mà mặt hàng may sẵn lại bán
nhanh hơn, giá cao hơn; để ko bị ứ đọng, không lỗ vốn và thu được lợi
nhuận, vận dụng các tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị, ngưới
bán vải tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh
mặt hàng may sẵn một cách thích ứng
Câu 9 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu ví dụ về sự vận
dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên
của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.

Trả lời:  Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê. Để cạnh tranh được
với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an
toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo
mới lạ,… để thu hút khách đến quán của mình. Ví dụ: Cà phê mèo, cà phê ô
tô mô hình,…

Câu 10 (trang 35 sgk Giáo dục công dân 11): Theo em, Nhà nước cần có
chủ trương gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động phân hóa giàu –
nghèo của quy luật giá trị?

Trả lời:   – Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các
chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để
điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự phân hóa giàu
nghèo và những tiêu cực xã hội khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu
thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

5. So sánh hai thuộ c tính cơ bản của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao
độ ng. Cho biết 2 thuộ c tính hàng hóa thông thường và sức lao độ ng. Qua đó làm rõ
sức lao độ ng ở thị trường lao độ ng Việt Nam có là hàng hóa lao độ ng hay không và
biểu hiện cụ thể như thế nào?

Hàng hóa sức lao động là gì? 

Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt mang những thuộc tính
riêng và gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. 

Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện chủ yếu quyết định hình thành
nền kinh tế tư bản. Nơi mà giá trị của sức lao động được trao đổi trên cơ sở
“thuận mua, vừa bán” thông qua hợp đồng. Đây là bước tiến lớn trong quyền
tự do cá nhân của người dân và đánh dấu cho sự phát triển của nền kinh tế
xã hội.

Điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa

Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản
xuất. Nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Để sức lao
động trở thành hàng hóa cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

 Thứ nhất, người lao động tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một
hàng hóa ra thị trường. Muốn vậy, người lao động phải có quyền sở
hữu lực của mình.
 Thứ hai, người lao động bị tướt hết mọi tư liệu sản xuất, lúc này người
lao động trở thành “vô sản”, không thể tự mình sản xuất tạo ra giá trị. Vì
vậy, để tồn tại, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình.

Khi thỏa mãn đủ 2 điều kiện trên, sức lao động trở thành hàng hóa trên thị
trường.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì?
Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Hai thuộc tính
của hàng hóa sẽ trả lời cho câu hỏi này:

1. Giá trị hàng hóa sức lao động

Cũng giống như những loại hàng hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động
được xác định dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động. Sức lao động là năng lực sản xuất của người lao
động. Do đó để duy trì và tái sản xuất sức lao động, người lao động cần phải
tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định bao gồm: ăn uống, ngủ nghỉ,
ở, học nghề… Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao động có thể được đo lường
gián tiếp bằng giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc tái sản xuất
sức lao động.

Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu
tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng quốc gia, từng phong tục tập quán
trong từng thời kỳ, trình độ văn minh, điều kiện địa lý, khí hậu, quá trình hình
thành giai cấp công nhân. Điều này thể hiện ở chỗ ngoài nhu cầu về vật chất,
công nhân còn mong muốn được thỏa mãn về những nhu cầu về tinh thần
như vui chơi, giải trí, học tập, tiếp nhận thông tin, giao lưu văn hóa... được
phân tích rất rõ trong tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên, tại một quốc gia
và thời kỳ lịch sử nhất định tư liệu sinh hoạt cần thiết có thể được xác định
dựa trên 3 thành tố:

 Thứ nhất: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức lao động
của một người lao động.
 Thứ hai: Chi phí đầu tư vào học việc cho lao động
 Thứ ba: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đáp ứng đủ cho nhu cầu gia
đình của người lao động

2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động

Cũng giống như những hàng hóa khác, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động chỉ được thể hiện qua quá tình tiêu dùng nó. Tức là quá trình người
công nhân tiến hành lao động sản xuất. Ngoài ra, giá trị sử dụng sức lao động
cũng có những đặc tính riêng:

 Đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động so
với những loại hàng hóa khác là khi tiêu thụ nó tạo ra một giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, phần lớn đó là giá trị thặng
dư. Như vậy, hàng hóa sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra
giá trị. Điều này  là chìa khóa giải quyết những mâu thuẫn của xã hội tư
bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hóa.
 Con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động, vì vậy các đặc điểm
về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động quyết định việc cung ứng
sức lao động ra ngoài thị trường.

Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường

Thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện
nay
Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam
Tại Việt Nam, sức lao động đã chính thức được công nhận là hàng hóa từ
năm 1986. Việc xây dựng thị trường sức lao động luôn được chú trọng. Nhà
nước đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trong đó hàng hóa sức lao động là trọng tâm quyết định đến sự phát triển
nền kinh tế công nghiệp, kinh thế thị trường.

Thực trạng cung lao động

Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do con người đem vào thị trường
sản xuất. Nguồn cung lao động được xét dưới hai góc độ là số lượng và chất
lượng

 Về số lượng: Việt Nam có một nguồn lao động trẻ và dồi dào. Theo số
liệu thống kê của tổng cục thống kê, đến hết năm 2010, Việt Nam có
gần 87 triệu công dân, trong đó gần 50 triệu người ở độ tuổi lao động,
mức tăng trung bình hằng năm là 2.3% so với mức gia tăng dân số là
1.7%. Như thế mỗi năm chúng ta có thêm 1.3 đến 1.5 triệu người đến
độ tuổi lao động. Đây là hậu quả của việc bùng nổ dân số những năm
trước đây. Việc phân bổ lao động không đồng đều giữa các vùng, các
ngành kinh tế, lao động tập trung đông ở những thành thị và các thành
phố lớn. Lực lượng lao động này trở thành sức ép lớn cho bài toán giải
quyết việc làm cho người dân.

 Về chất lượng: Nhờ những nỗ lực của Nhà nước và Chính phủ, từ


năm 1996 đến nay chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Lao
động có trình độ tay nghề, kiến thức và kỹ năng cũng ngày càng được
cải thiện. Những ưu điểm của lao động Việt Nam luôn cần cù, chịu khó,
có tính sáng tạo, trình độ tay nghề cao, nhạy bén và tiếp thu nhanh
khoa học kỹ thuật.Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta còn nhiều
hạn chế. Sức khỏe và thể lực của lao động Việt Nam còn kém xa với
các nước khác. Trình độ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp,
không đáp ứng được yêu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ngoài ra, ý thức kỷ luật của người lao động không cao do xuất thân từ
nền nông nghiệp nên còn mang nặng tác phong sản xuất của một nhà
nước tiểu nông.

Thực trạng cầu lao động

Cầu lao động là như cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương,
một ngành nghề trong khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua
khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động.

Vấn nạn thất nghiệp và thiếu việc làm luôn là một sức ép lớn đối với một quốc
gia, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ban ngành, cơ qua cùng với các chính
sách của Chính phủ
Theo thống kê của Tổng cục thống kê đối với lực lượng lao động trong độ tuổi
trong 2008, 2009, 2010 (%)

Tỷ lệ lao động thất nghiệp: 2.38, 2.90, 2.88 

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm: 5.10, 5.61, 3.57 

Mức lương của người lao động chưa phản ánh đúng giá trị của sức lao động,
chưa phản ánh mối quan hệ cung-cầu trên thị trường. Tốc độ tăng tiền lương
nhỏ hơn tốc độ tăng của lạm phát, mức lương tối thiểu còn thấp vì vậy  người
lao động không thể đáp ứng những điều kiện sinh hoạt cần thiết để tái sản
xuất sức lao động.

Thị trường xuất khẩu lao động

Những năm gần đây, nhờ mở cửa hội nhập thế giới, thị trường xuất khẩu lao
động của Việt Nam ngày càng phát triển. Tạo điều kiện cho người lao động
sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... các nước ở khu vực
Đông Nam Á, Châu Á tìm việc làm với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Tuy nhiên, đây là những thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về trình độ
ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng, vì vậy Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều.

Giải pháp phát triển hàng hóa sức lao động ở Việt Nam

Giải pháp về phát triển nguồn cung lao động

Cần quan tâm hơn trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình
độ và tay nghề cho nhân viên. Chú trọng phát triển hệ thống trường trung học
chuyên nghiệp, các trường dạy nghề,... ưu tiên các ngành mũi nhọn, phát
triển bền vững như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa,... Định hướng nghề
nghiệp cho các em học sinh ở giai đoạn sớm, chính sách thu hút đãi ngộ
nhân viên, khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức các cá nhân tham
gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động. 

Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động

Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, giúp cuộc sống
họ ổn định, là tiền đề phát triển nền kinh tế

Tăng tỷ lệ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tập trung đầu tư theo
chiều sâu, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Từ đó, thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo
nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế nông nghiệp sang hướng công nghiệp, dịch vụ. Tập trung mở
rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, xây dựng quan hệ hợp tác cùng phát
triển để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, phát triển thị trường xuất khẩu
lao động sang các khu vực, thị trường,....

Giải pháp về hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương

Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt
tối thiểu của họ, tạo điều kiện cho người lao động chuyên tâm lao động sản
xuất. Nhà nước cần phải lưu tâm đến chế độ lương của người lao động, tăng
lương cơ bản cho người lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có những
chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động, tổ chức các
hoạt động vui chơi giải trí, cuộc thi trong phạm vi công ty, chính sách thưởng
và giờ làm việc hợp lý.

Giải pháp về hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh,
vai trò quản lý của Nhà nước

Hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế,
tạo sự gắn kết giữa các thị trường để thúc đẩy nhau cùng phát triển

Phân bố lại dân cư và lao động. Mở những nhà máy, xí nghiệp mới ở những
vùng kinh tế kém phát triển để cân đối các thành phần kinh tế, thu hút người
dân lao động và giảm sức ép cho các thành phố lớn.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong thị trường sức lao động.
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách, quy định của nhà nước về
các quản lý và sử dụng người lao động. Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám
sát các hoạt động thuê nhân công, chính sách tiền công của các doanh
nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

6. Phân tích mâu thuẫn trong công thức tư bản. Chìa khóa giải quyết mâu thuẫn này là
gì? Tác độ ng của chủ nghĩa tư bản đối với nền kinh tế hàng hóa hiệ n nay?

Trong công thức T - H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy, giá trị thặng dư (T) do đâu mà
có? Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra
giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Trong công thức T - H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy, giá trị thặng dư (T) do đâu mà có?

Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng
dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

Thực ra trong lưu thông, dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo
ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

Trường hợp trao đổi ngang giá:


Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành
hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham
gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng thì cả hai bên trao
đổi đều có lợi vì có được những hàng hóa thích hợp với nhu cầu của mình.

 Trường hợp trao đổi không ngang giá:

Có thể có ba trường hợp xảy ra, đó là:

 Trường hợp thứ nhất, giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bán hàng hóa cao
hơn giá trị 10% chẳng hạn. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên 110
đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế không có nhà tư bản nào
lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là người đi mua các yếu tố sản xuất để
sản xuất ra các hàng hóa đó. Vì vậy, đến lượt anh ta là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng
hóa cao hơn giá trị 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu tố sản xuất cũng muốn bán cao
hơn giá trị 10% để có lời. Thế là 10% nhà tư bản thu được khi là người bán sẽ mất đi khi anh ta
là người mua. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị đã không hề mang lại một chút giá trị thặng
dư nào.

Trường hợp thứ hai, giả định rằng lại có một nhà tư bản nào đó, có hành vi mua hàng hóa thấp
hơn giá trị 10%, để đến khi bán hàng hóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng dư.
Trong trường hợp này cũng vậy, cái mà anh ta thu được do mua rẻ sẽ bị mất đi khi anh ta là
người bán vì cùng phải bán thấp hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua. Rút cục giá trị
thặng dư vẫn không được đẻ ra từ hành vi mua rẻ.

 Còn có thể trường hợp thứ ba sau đây: Giả định trong xã hội tư bản lại có một kẻ giỏi bịp bợm,
lừa lọc, bao giờ hắn cũng mua được rẻ và bán được đắt. Nếu khi mua, hắn ta đã mua rẻ được 5
đồng, và khi bán hắn cũng bán đắt được 5 đồng. Rõ ràng 10 đồng giá trị thặng dư mà hắn thu
được là do trao đổi không ngang giá. Sự thực thì 5 đồng thu được do mua rẻ và 5 đồng hắn
kiếm được do bán đắt cũng chỉ là số tiền hắn lường gạt được của người khác. Nhưng nếu xét
chung cả xã hội, thì cái giá trị thặng dư mà hắn thu được lại chính là cái mà nguời khác mất đi,
do đó tổng số giá trị hàng hóa trong xã hội không vì hành vi cướp đoạt, lường gạt của hắn mà
tăng lên. Giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng bản thân mình.

Trong thực tiễn, dù có lật đi lật lại vấn đề này đến mấy đi nữa thì kết quả cũng vẫn như thế.
C.Mác đã chỉ rõ: "Lưu thông hay trao đổi hàng hóa, không sáng tạo ra một giá trị nào cả".

Như vậy, lưu thông đã không đẻ ra giá trị thặng dư. Vậy phải chăng giá trị thặng dư có thể đẻ ra
ở ngoài lưu thông?

Trở lại ngoài lưu thông, chúng ta xem xét hai trường hợp:

-   Ở ngoài lưu thông, nếu ngươi trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị
của những hàng hóa ấy không hề tăng lên một chút nào.
-  Ở ngoài lưu thông, nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới cho hang hóa, thì phải
bằng lao động của mình. Chẳng hạn, người thợ giày đã tạo ra một giá trị mới bằng cách lấy da
thuộc để làm ra giày. Trong thực tế, đôi giày có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều
lao động hơn, còn giá trị của bản thân da thuộc vẫn y như trước, không tự tăng lên.

Đến đây, C.Mác đã khẳng định: "Vậy là tư bản không thề xuất hiện từ lưu thông và cũng không
thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải
trong lưu thông".

Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết
những mâu thuẫn này. C.Mác chỉ rõ: "phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông
hàng hóa làm cơ sở.

3. Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẩn trong công thức chung của
tư bản: 
a) Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:   “Sức lao động, đó là toàn
bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể
lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”[2].
Không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa. Trong xã hội nô lệ thì sức lao động
của nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân anh ta đã thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có
quyền bán sức lao động. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình
nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa vì anh ta chỉ sản xuất tự cung tự cấp
nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: Người lao
động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức sức lao
động của mình như một hàng hóa.; Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất
và tư liệu sinh hoạt trở thành “vô sản”, để tồn tại anh ta buộc phải bán sức lao động của mình để
kiếm sống.
Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Nhưng
trước CNTB thì hàng hóa sức lao động chưa xuất hiện. Chỉ dưới CNTB thì hàng hóa sức lao động mới
xuất hiện và trở thành phố biến.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:  Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Muốn sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết về ăn,
ở, mặc, học nghề... Ngoài ra họ còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị ấy được hợp thành bởi: Giá trị những tư liệu sinh
hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao dộng, duy trì đời sống của bản thân
người công nhân; Phí tổn đào tạo người công nhân; Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh
thần cần thiết cho con cái người công nhân. Sự biến đổi giá trị hàng hóa sức lao động  một mặt tăng
lên do sự tăng lên của nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, học tập, học nghề...  mặt
khác lại bị giảm xuống do sự tăng năng suất lao động xã hội.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức
lao động. Nhưng khác với hàng hóa thông thường, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là
quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
Nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao
động, mà giá trị sử dụng của nó có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo
ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ
chiếm đoạt. Chính đặc tính này đã làm cho hàng hoá sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ
chuyển thành tư bản. Do đó việc tìm ra và lý giải phạm trù hàng hoá sức lao động được coi là chìa
khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Nếu "T" của tư bản  không dùng để
bóc lột sức lao động của công nhân thì không thể có "T'=T+∆T”.

7. So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản
xuất giá trị giá trị thặng dư tương đối. Qua đó, cho biết chủ nghĩa tư bản làm gì để
tăng cường bóc lộ t công nhân làm thuê? Ý nghĩa các phương pháp đó. Vậy tác độ ng
của phương pháp đối với doanh nghiệp hiện nay là gì?

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản dùng
nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương
pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư
tương đối.

a)  Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ
chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công
nhân.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện
trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất
yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị
thặng dư tuyệt đối.

Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian
lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:


 

Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi,
vẫn là 4 gịờ. Khi đó ngày lao động được chia như sau:
 

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:


 

Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không
thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước
đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.

Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn
nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết
định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo
dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của
ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư
bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu,
nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.

Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không cố định và có
nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công
nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.

b)    Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của nguời lao động và vấp phải
cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ
nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao
động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở
tăng năng suất lao động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện
bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao
động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động
không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư
tương đối.

Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ
là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn như sau:

Do đó, tý suất giá trị thặng dư là:

Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động đã
tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia
ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động
thặng dư. Điều đó được biểu diễn như sau:
 
Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
 

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.

Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có
quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức
lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc
phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất
lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công
nhân và tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội.

Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương
pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương
đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao
động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ
công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư
tương đối.

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với
nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa
tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao
động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự
động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng
thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.

• Giá trị thặng dư siêu ngạch

Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng
năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn
giá trị xã hội của háng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá
biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất
hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu
ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng
của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa
sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.
Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tứơng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá
trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối dều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng
năng suất lao dộng xã hội).

Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ
giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể
hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm
thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về
mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp
biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các
nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động
và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa.

Qua đó, cho biết chủ nghĩa tư bản làm gì để tăng cường bóc lộ t công nhân
làm thuê?
Học thuyết GTTD được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc
phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Việc phát hiện ra tính chất hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý
thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự.

Trước C. Mác, ngay cả những nhà kinh tế học lỗi lạc của trường phái tư sản cổ điển, như A-
đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô đã không giải thích nổi vì sao các nhà tư bản trao đổi hàng hóa
đúng giá trị mà vẫn thu được GTTD. C. Mác đã khắc phục được những nhầm lẫn, hạn chế
của trường phái cổ điển và làm cho học thuyết giá trị - lao động đạt tới sự hoàn bị. Sử dụng
phương pháp đặc thù trong nghiên cứu kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học, C. Mác
đã tách GTTD ra khỏi những hình thái đặc thù của nó, xây dựng nên học thuyết GTTD của
mình.

Các nhà kinh tế trước C. Mác thấy được lao động tạo ra giá trị, nhưng không tách ra được lao
động nào (cụ thể hay trừu tượng) tạo ra giá trị. C. Mác cho thấy, chỉ có lao động trừu tượng
mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa cùng với một loạt những kết quả nghiên cứu khác: Về lượng giá trị, cấu thành lượng giá
trị; nguồn gốc, bản chất, chức năng tiền tệ; quy luật giá trị và tác động của nó; mâu thuẫn
công thức chung của tư bản và đặc biệt là nhờ phát hiện ra giá trị sử dụng đặc biệt của hàng
hóa sức lao động có thuộc tính hết sức đặc biệt là sản sinh ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân
nó và nhờ phân biệt được quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị (quá trình sản xuất
GTTD), C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN), thực chất
của quá trình sản xuất GTTD. Qua đó, C. Mác làm rõ GTTD được tạo ra trong sản xuất chứ
không phải là trong lĩnh vực lưu thông; lưu thông rất cần cho quá trình sản xuất và thực hiện
GTTD.

Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C. Mác giải thích được nguồn
gốc thực sự và quá trình vận động, biến tướng của GTTD thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô
trong sản xuất, lưu thông, phân phối; phân tích được bản chất của tư bản bất biến và tư bản
khả biến... xây dựng nên học thuyết khoa học về GTTD, về tích lũy, về tái sản xuất và khủng
hoảng kinh tế... Với học thuyết GTTD, C. Mác đã giải phẫu toàn bộ hệ thống kinh tế TBCN,
bóc trần bản chất và nguồn gốc của cái gọi là hình thức “thu nhập” là lợi nhuận, lợi tức và địa
tô.

Học thuyết GTTD cho thấy rõ bản chất và đặc điểm bóc lột của TBCN. Kinh tế hàng hóa
TBCN là sự phát triển của kinh tế hàng hóa giản đơn. Nhưng, kinh tế hàng hóa TBCN khác
với kinh tế hàng hóa giản đơn không chỉ về lượng (tức là không phải chỉ khác ở số lượng lớn
sản phẩm bị thu hút vào chu chuyển hàng hóa và hình thái hàng hóa của sản phẩm trở thành
hình thái thống trị) mà còn khác về chất. Trên vũ đài hàng hóa xuất hiện một loại hàng hóa
mới là sức lao động, do đó, thị trường hàng hóa (nói chung) được bổ sung bằng một bộ phận
đặc biệt là thị trường sức lao động. Tất nhiên, thị trường sức lao động không phải do C. Mác
khám phá ra, vì ai cũng biết đến sự tồn tại của lao động làm thuê trong các xã hội trước
TBCN. Nhưng điểm nhấn là ở chỗ, chỉ có C. Mác mới nhìn thấy lao động làm thuê (hàng hóa
sức lao động và chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hóa, lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất
(TLSX) mới trở thành lao động làm thuê) là một nhân tố cơ bản làm cho tiền chuyển hóa
thành tư bản và kinh tế hàng hóa giản đơn chuyển hóa thành kinh tế hàng hóa TBCN - thời
đại mới của quá trình sản xuất xã hội, thời đại của tư bản công nghiệp.

Phương thức sản xuất TBCN được xây dựng trên cơ sở của một hình thức bóc lột đặc biệt,
tức là hình thức chiếm đoạt lao động của người khác (lao động thặng dư) dưới hình thái
GTTD. Khác với phạm trù “lợi nhuận” vốn được nhà tư bản yêu thích, GTTD biểu hiện một
cách chính xác như sau: 1- Là giá trị, tức lao động vật hóa; 2- Là lao động thặng dư vật hóa,
là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm dụng. Từ đó, đặc điểm
bóc lột của CNTB không phải là ở sự tồn tại lao động thặng dư, mặc dù dưới sự thống trị của
tư bản, trình độ bóc lột được nâng lên rất cao, mà đặc điểm của nó là lao động thặng dư đã
hao phí mang hình thái GTTD, còn tỷ lệ giữa thời gian lao động thặng dư và thời gian lao
động tất yếu thì mang hình thái tỷ lệ giữa GTTD và tư bản khả biến. Quan hệ bóc lột bị vật
hóa, bị che lấp đằng sau quan hệ giữa vật với vật. Vì thế, sự bóc lột trong chủ nghĩa tư bản
(CNTB) là rất tinh vi và không có giới hạn.

Như vậy, điểm mấu chốt của học thuyết GTTD là:

Thứ nhất,  chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra GTTD. Nguồn gốc tạo
ra GTTD là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có lao động sống (sức lao động đang
hoạt động) mới tạo ra giá trị, trong đó có GTTD, nguồn gốc của GTTD là sự tiêu dùng sức
lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất ra giá trị của nó;

Thứ hai, GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN, không có sản
xuất GTTD thì không có CNTB, GTTD là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã
hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân),
mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB bằng một xã hội cao
hơn.
Thứ ba, chừng nào còn chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX, còn hàng hóa sức lao
động, chừng nào mà người lao động còn phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi
sống mình một số thời gian lao động dôi ra để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người
chiếm hữu TLSX, chừng đó, học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị.    

Học thuyết GTTD của C. Mác với những nội dung cốt lõi nêu trên, ngay từ khi mới ra đời đã
vấp phải sự phủ nhận từ phía những người biện hộ và bảo vệ CNTB. 

Còn nguyên giá trị trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ
Ngày nay, CNTB đương đại tuy đã có những bước phát triển mới, có sự điều chỉnh ở mức độ
nào đó về chế độ sở hữu, quản lý và phân phối, về kiến trúc thượng tầng, nhất là về hệ thống
pháp luật và sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản độc quyền,... để tồn tại và thích nghi với
bối cảnh mới. Nhưng học thuyết GTTD của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị, bởi bản chất bóc
lột của CNTB vẫn hiện hữu, không hề thay đổi.

Từ nửa sau thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển với tốc độ
nhanh, với trình độ ngày càng cao. Bước tiến phi thường của cuộc cách mạng này dẫn tới
việc xây dựng nhiều ngành công nghệ cao, như công nghệ hạt nhân, công nghệ điện tử, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và nhiên liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông
tin,... đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin và sự ra đời của thời đại tin học.

Trong thời đại “hậu công nghiệp” hay “xã hội thông tin” ngày nay, lý lẽ đưa ra để bác bỏ lý
luận GTTD có vẻ “thuyết phục” hơn. Ở các nước tư bản phát triển, mức sống của đại đa số
công nhân được nâng cao hơn trước rất nhiều, một số công nhân đã có cổ phiếu trong các xí
nghiệp, công ty tư bản, xuất hiện tầng lớp trung lưu đông đảo. Vì thế, nảy sinh luận điệu
không còn có sự “phân biệt tư bản và lao động”, “không ai bóc lột ai”, CNTB nếu còn bóc lột
thì chỉ bóc lột “người máy”. Vì trong các xí nghiệp hiện đại, tự động hóa, quá trình sản xuất
ra sản phẩm không cần hoặc cần rất ít lao động sống, nhưng giá trị do các xí nghiệp này tạo
ra tăng gấp bội so với các xí nghiệp cổ điển dùng rất nhiều công nhân,...

Những luận điểm “mới mẻ” ấy quả thật cũng có sự hấp dẫn, nhưng chúng không bác bỏ được
sự thật. Chủ nghĩa tư bản mặc dù có những bước phát triển mới, biến đổi về lượng và chất
cục bộ, nhưng bản chất bóc lột không hề thay đổi.

Ngày nay, CNTB tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân
phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của CNTB tư nhân
vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi. Nhà nước tư sản hiện
nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế - xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ
máy thống trị của giai cấp tư sản. Những khái niệm và luận điểm phản ánh, đề cập những sự
kiện, quan hệ kinh tế - xã hội mới nhất bao giờ cũng hấp dẫn người ta. Nhưng chúng không
bác bỏ được thực tế là: không phải lao động quá khứ như máy móc, thiết bị kỹ thuật làm ra
giá trị mới, mà lao động sống mới làm ra giá trị mới, lao động sống mới tạo ra GTTD trong
thời đại kinh tế công nghiệp trước đây đã như vậy, trong kinh tế tri thức hiện đại cũng vậy.

Tuy nhiên, do trình độ đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống
tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc
lột GTTD. Chỉ có điều khác biệt ở chỗ, quy luật GTTD ngày càng phát huy tác dụng mạnh
mẽ trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, song, cơ chế tác động của quy luật này
phức tạp hơn, hình thức bóc lột GTTD tinh vi hơn nhiều so với trước đây. Trong điều kiện
hiện nay, sản xuất GTTD có những đặc điểm mới: 

Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi, nên khối lượng GTTD được
tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật
và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống cho một đơn vị sản phẩm giảm
nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn. Hơn nữa, nhà tư bản
thông qua sử dụng ồ ạt các thiết bị tự động hóa, đem khoa học  - kỹ thuật hiện đại ứng dụng
với quy mô lớn vào sản xuất, đã nâng cao rất nhiều lần năng suất lao động. Vì thế, họ thuê ít
công nhân hoặc không thuê công nhân điều khiển máy móc mà vẫn có thể giành được GTTD
nhiều hơn. Sự thực đó cũng không thể phủ định lý luận giá trị lao động và nguyên lý cơ bản
của lý luận GTTD, tức là giá trị và GTTD đều do lao động sống của người lao động sáng tạo
ra, lao động sống là nguồn gốc duy nhất của giá trị và GTTD. Các yếu tố sản xuất khác (máy
móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ,... kể cả người máy) đều không tạo ra giá trị và GTTD.

Trong nền kinh tế công nghiệp trước đây đã như thế thì ngày nay, trong điều kiện kinh tế tri
thức cũng như vậy. Ai cũng biết, khoa học - kỹ thuật và thiết bị tự động hóa, cùng yếu tố sản
xuất khác đều là sản phẩm lao động và có giá trị, đều thuộc về TLSX và điều kiện vật chất
không thể thiếu trong quá trình sản xuất TBCN. C. Mác chưa bao giờ phủ định “tác dụng
quan trọng” của tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Khi trình bày sự hình thành giá trị
và làm tăng thêm giá trị, C. Mác khẳng định tiền đề của nó là TLSX (nguyên liệu và tư liệu
lao động) không thể thiếu của sản xuất GTTD.

Dù máy móc tự động hóa đã thay thế lao động trực tiếp và một bộ phận lao động trí óc của
con người, nhưng không thay thế được địa vị lao động của con người, càng không thể thay
đổi địa vị chủ thể của con người trong quá trình sản xuất.

Do đó, bất cứ lao động nào, dù là lao động giản đơn hay lao động trí tuệ mà không được trả
công tương xứng với giá trị mà lao động đó sáng tạo ra (sau khi trừ các khoản chi phí cần
thiết) trong TBCN đều bị bóc lột GTTD.

Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Hàm
lượng chất xám (sự đầu tư trí tuệ của công nhân, trí thức, kỹ thuật lập trình, nhà khoa học
phát minh, sáng chế, nhà quản trị và công nghệ hiện đại), nên lao động phức tạp, lao động trí
tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp, dẫn đến lao động trí tuệ, lao động
có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra GTTD. Thu
nhập chủ yếu của nhà tư bản trong điều kiện kinh tế tri thức cũng không phải công quản lý
mà từ phần lao động thặng dư của người lao động làm thuê, chủ yếu là lao động trí tuệ, nhà tư
bản chiếm lấy. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động này mà tỷ suất và khối lượng GTTD đã
tăng lên rất nhiều. 

Sự điều chỉnh của CNTB độc quyền nhà nước và của CNTB độc quyền nhà nước quốc tế đã
làm cho sự bóc lột GTTD mang tính hai mặt: vừa tăng cường, vừa hạn chế. Tăng cường vì có
môi trường đầu tư thuận lợi: cung cấp TLSX, chỉ dẫn và định hướng quá trình sản xuất
GTTD; điều chỉnh dòng chảy GTTD tư bản hóa,... Hạn chế vì sử dụng các luật lệ, chính sách
để điều chỉnh khi sự bóc lột của các công ty tư bản “quá ngưỡng” có thể xảy ra nguy cơ xung
đột về chính trị và xã hội. Ngày nay, sự điều tiết phân phối GTTD của các nhà tư bản qua
thuế, quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp,... cũng tạo nên một số thu
nhập nào đó cho người lao động.

Sự xuất hiện chế độ sở hữu hỗn hợp với sự hiện diện của các công ty cổ phần, trong đó đại bộ
phận là sở hữu tư nhân tư bản với một bộ phận nhỏ cổ phần của người lao động đã làm giảm
đi một phần nào tính gay gắt của mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản
xuất xã hội với chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX. Trong lĩnh vực quản lý và phân phối
cũng có những điều chỉnh đáng kể. Việc cho người công nhân được mua cổ phiếu, tham dự
hội nghị cổ đông, việc giảm thiểu thời gian lao động trong tuần,... dường như là chiếc van
điều áp, giảm thiểu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.

Nhưng đó là cách nhìn phiến diện, không thấy đằng sau, phía trước sự phát triển ấy là gì.
Trước hết phải thấy rằng, CNTB đã có nhiều thế kỷ phát triển, bánh xe vận hành của nó đã
lăn đi trong máu và nước mắt của nhân dân lao động trên trái đất này. Tê-ry I-gơ-le-tơn - học
giả người Anh đã nhận định: “Những nước tư bản hiện đại là kết quả của một lịch sử nô dịch,
diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê tởm” (1). Lật lại các trang lịch sử của nó là sẽ thấy
những gì mà chế độ tư bản đã đối xử với đồng loại của mình. Vì chế độ thực dân xâm lược
mà cuối thế kỷ XIX, hàng chục triệu người Ấn Độ, các nước châu Phi, Trung Quốc, Bra-xin,
Triều Tiên, Nga, Việt Nam và nhiều nước khác đã chết do đói, hạn hán, dịch bệnh. Và ngay
trong lòng các nước tư bản giàu có hiện nay, ai dám chắc mọi người dân đều có cuộc sống tốt
đẹp? Nếu khẳng định được thì tại sao ngay tại nước Mỹ hùng mạnh, phát triển, hiện đại, vẫn
còn tồn tại các khu nhà ổ chuột của người da đen và người nhập cư?

Ba là,  điểm cần lưu ý, xem xét quan hệ bóc lột của CNTB ngày nay không chỉ bó hẹp trong
quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê ở các nước TBCN, mà phải xem xét cả
quan hệ thống trị, bóc lột của các nước phát triển với các nước kém và đang phát triển, thể
hiện ở sự phân hóa hai cực: giàu, nghèo của thế giới. Bởi vì, sự bóc lột GTTD của CNTB đã
mang “tính quốc tế”.

Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, CNTB độc quyền nhà nước quốc tế, thông qua các
hình thức, như xuất khẩu tư bản, di chuyển lao động từ nước này sang nước khác, việc bành
trướng của các công ty xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan hệ thương
mại quốc tế, sự xuất hiện cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế, sự áp đặt chính sách giữa
Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo,... khiến cho việc sản xuất GTTD mang
tính quốc tế, được tư bản hóa, được xuất khẩu để quốc tế hóa tư bản với sự đa dạng của các
hình thức sản xuất ra nó.

Bốn là, những sự “điều chỉnh” để thích ứng của CNTB tuy có tác động tới sự phát triển, song
đưa lại hệ quả xấu là khoét sâu thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, làm cho các nước
nghèo ngày càng nghèo hơn, các nước giàu ngày càng giàu hơn. Tích tụ tư bản và bóc lột
công nhân là hai quá trình thực tế không tách rời nhau. Điều đó được xác nhận qua sự thành
lập các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên cơ sở tăng cường bóc lột bằng những phương thức mới,
qua nạn thất nghiệp phổ biến đang trở thành hiện tượng kinh niên. Mặt khác, điều đó cũng
xác nhận cho học thuyết của C. Mác khi nói rằng đi kèm sự phát triển của CNTB là hiện
tượng tăng tư bản bất biến (dùng để mua TLSX) và giảm tư bản khả biến (dùng để mua lao
động). Vì thế “đội quân hậu bị” trở thành yếu tố thuộc về bản chất của CNTB. Sự phân cực
trong vấn đề tài sản tự nó là biểu hiện của tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở
mỗi nước và trên phạm vi thế giới. Cực tích tụ của cải và cực tích tụ đói nghèo là hai mặt của
một đồng tiền tư bản ở từng nước và trên phạm vi thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức phi
chính phủ Oxfam được công bố trong bối cảnh các lãnh đạo chính trị và kinh tế thế giới tham
dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Đa-vốt, Thụy Sĩ từ ngày 21-1 đến ngày 25-1-2019,
26 tỷ phú giàu nhất thế giới đang nắm lượng tài sản tương đương tổng tài sản của 3,8 tỷ
người nghèo nhất thế giới trong năm 2018. Báo cáo trên còn cho biết, ước tính 1% người giàu
nhất thế giới đang nắm giữ 42% tài sản của thế giới; trong khi đó, 99% dân số còn lại chỉ nắm
giữ 58% tài sản thế giới(2).

Hiện nay, trong phạm vi quốc gia, CNTB hiện đại cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật
đa dạng, phổ cập trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho quá trình “điều
chỉnh” của CNTB tư nhân đối với các quá trình kinh tế. Để điều hòa các mâu thuẫn hiện tại
của nó, CNTB tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Động thái này được tiến hành trong sự kết hợp với việc nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất, giảm bớt chi phí xã hội, mở rộng môi trường cạnh
tranh,... Vì thế, việc nhà nước tư sản ở các nước công nghiệp phát triển chiếm hữu và phân
phối từ 30%  - 60% thu nhập quốc dân và sử dụng một phần từ siêu lợi nhuận thu được để trả
công cho người lao động dễ tạo ra trong người lao động một “ảo giác”  về tình trạng không
bị bóc lột.

Những phân tích trên đây chưa thể nói lên tất cả những mâu thuẫn, xung đột ngày càng gay
gắt trong lòng xã hội tư bản hiện nay, nhưng cũng đã phác họa được bức tranh khái quát về
những hình thức biểu hiện mới của vấn đề bóc lột của tư bản đối với lao động trên toàn thế
giới. Nhưng, dù những hình thức bóc lột có biến tướng, tinh vi đến mức nào chăng nữa thì
bản chất bóc lột của tư bản đối với lao động vẫn là bóc lột GTTD - tức là bóc lột lao động
sống của người lao động chứ không thể bóc lột lao động “chết” của máy móc được. Do vậy,
nói một cách khác, học thuyết GTTD vẫn còn nguyên giá trị, CNTB vẫn giữ nguyên bản chất
bóc lột của nó.

Luận điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về chế độ người bóc lột người trong xã hội tư bản
vẫn giữ nguyên giá trị khoa học. Mặc dù đã có sự thay đổi và điều chỉnh, song có thể khẳng
định: bản chất bóc lột của CNTB không thay đổi; khi nào những mâu thuẫn trong lòng xã hội
tư bản còn tồn tại thì khi ấy, học thuyết GTTD vẫn sẽ mãi là ánh sáng chỉ đường cho sự
nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và loài người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc
lột của CNTB.

8. Cho biết bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản. Rút ra ý nghĩa phương pháp
luận của nó.
Trong xã hội tư bản, ngưòi công nhân làm việc chí nhà tư bản một thời gian nhất định,
tạo ra số sản phẩm nhất định và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là
tiền công. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao
động. Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động
không phải là hàng hoá.

Sở dĩ như vậy là vì:

-   Nếu lao động là hàng hoá, thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình
thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hoá được là phải có tư liệu sản xuất.
Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ tự nến hành sản xuất ra sản
phẩm và mang bán hàng hoá do mình sản xuất ra, chứ không bán "lao động".

    Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:

Thứ nhất, nếu lao động là hàng hoá và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không
thu được lợi nhuận giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá
trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, còn nếu "hàng hoá lao dộng" được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng
dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.

-  Nếu lao động là hàng hoá, thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao động là
thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị.
Người ta không thể dùng lao động để đo lao động. Vì thế, lao động không phải là hàng
hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà
nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.

Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu
hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động.

Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ
nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là sau khi lao động cho
nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chúng ta chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.

Thứ hai, đối với công nhân, toàn hộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống,
do đó bản thân công nhân cũng tưỏng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền
ra là để có lao dộng, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.

Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất
ra, điều dó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.

Như vậy, tiền công đã che đậy mọi đấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao
động tất yếu và thời gian lao động thặng dư thành lao động được trả công và lao dộng không
được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất hóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Có hai hình thức tiền công cơ bản: tiền công tính theo thời gian
và tiền công tính theo sản phẩm.
-     Tiền công tính theo thời gian

+ Khái niệm: Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay
nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
+ Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng. Tiền công ngày
và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay là thấp, nó còn tuỳ theo ngày lao
động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền
công ngày, mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một
giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.

Ví dụ: một công nhân một ngày làm việc 8 giờ, lĩnh 40 xu, như vậy mỗi giờ được trả 5 xu.
Nhưng nếu nhà tư bản bắt công nhân làm 10 giờ và trả 45 xu, thì như vậy giá cả một giờ lao
động đã giảm từ 5 xu xuống còn 4,5 xu.

-     Tiền công tính theo sản phẩm

+ Khái niệm: Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản
xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.

+ Tiền công tính theo thời gian là cơ sở để định tiền công tính theo sản phẩm. Mỗi sản phẩm
được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công được xác định bằng thương số
giữa tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà
một công nhân sản xuất ra trong một ngày . Do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công
trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm.
+ Tiền công tính theo sản phẩm đã làm cho quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa càng bị che giấu,
công nhân làm được nhiều sản phẩm thì càng được lĩnh nhiều tiền, tình hình đó khiến người ta
lầm tưởng là lao động được trả công đầy đủ.

+ Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý,
giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích công nhân lao
động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh
nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ
mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự
biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời
gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng gỉá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ
tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền lương thực tể sẽ giảm xuống hay tăng lên.

Tiền là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức
lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều
nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của
người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển
của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động đó là sự tăng năng suất lao động làm
cho giá cả tư liệu tiêu dùng bé đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức
tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó dần tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực
tế.

Tuy nhiên,C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là
nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó
nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là
hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều
đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó. Vì vậy tiền công thực tế của giai
cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.

9. Tích lũy tư bản là gì? Cho biết sự giống nhau và khác nhau của quá trình tích tụ tư
bản và tập trung tư bản. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó.

Tích lũy tư bản là việc nhà tư bản sử dụng một phần thặng dư để tái
đầu tư khiến cho thặng dư chu kỳ KD sau lớn hơn thặng dư chu kỳ KD
trước
Ví dụ: Nhà tư bản ban đầu sử dụng 8 đồng chi phí để thu lại 10 đồng
doanh thu. Anh ta thu được lợi nhuận là 2 đồng. Tại chu kỳ thứ hai anh
ta bổ sung 2 đồng đó vào 8 đồng ban đầu để đầu tư cả 10 đồng.
Doanh thu chu kỳ hai là 13 đồng. Lợi nhuận đã tăng lên thành 3 đồng.
Cứ như vậy lợi nhuận cứ tăng dần lên, chu kỳ càng ngắn thì tăng càng
nhanh

CÁCH 2
Tích lũy tư bản là gì?
Là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt = cách tư bản hóa giá trị thặng dư
Hệ quả của tích lũy tư bản?
1. Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
2. Làm tăng tích tụ & tập trung tư bản
3. Bần cùng hóa giai cấp vô sản: điều kiện sống của người lao
động biến đổi theo hướng tệ đi
--> Tích lũy giàu có về giai cấp tư sản
CÁCH 3
I. TÍCH LŨ Y TƯ BẢ N
1. Tính tấ t yếu khách quan củ a tích luỹ tư bả n
a. Khái niệm
Tích luỹ tư bả n là quá trình biến mộ t phầ n giá trị thặ ng dư thành tư bả n
phụ thêm để mở rộ ng sả n xuấ t.
Tích luỹ tư bả n là quá trình tư bả n hoá giá trị thặ ng dư.
b. Tính tấ t yếu khách quan củ a tích luỹ tư bả n
– Đáp ứ ng nhu cầ u củ a tái sả n xuấ t mở rộ ng nền kinh tế TBCN.
– Để có ưu thế trong cạ nh tranh.
– Đẩ y mạ nh ứ ng dụ ng khoa họ c – kỹ thuậ t, đổ i mớ i công nghệ.
– Bả o đả m sự thố ng trị củ a giai cấ p tư sả n đố i vớ i giai cấ p công nhân.
2. Thự c chấ t củ a tích luỹ tư bả n
Thự c chấ t củ a tích luỹ tư bả n đượ c thể hiện thông qua quá trình tái sả n
xuấ t tư bả n chủ nghĩa
a. Tái sả n xuấ t
– Khái niệm: Tái sả n xuấ t là quá trình sả n xuấ t đượ c lặ p đi lặ p lạ i và đổ i mớ i
không ngừ ng.
– Nộ i dung củ a tái sả n xuấ t:
+ Tái sả n xuấ t ra củ a cả i vậ t chấ t.
+ Tái sả n xuấ t ra sứ c lao độ ng.
+ Tái sả n xuấ t ra quan hệ sả n xuấ t.
– Loạ i hình tái sả n xuấ t:
Tái sả n xuấ t đượ c chia thành tái sả n xuấ t giả n đơn và tái sả n xuấ t mở rộ ng.
+ Tái sả n xuấ t giả n đơn là sự lặ p lạ i quá trình sả n xuấ t vớ i quy mô như cũ .
Tái sả n xuấ t giả n đơn TBCN là quá trình sả n xuấ t đượ c lặ p lạ i vớ i quy mô
tư bả n như cũ , nhà tư bả n tiêu dùng hết giá trị thặ ng dư. 2

Ví dụ : Mộ t nhà tư bả n có lượ ng tư bả n ứ ng trướ c là 100 triệu USD (80 dùng để mua tư


liệu sả n xuấ t, 20 dùng để mua sứ c lao độ ng); m’ = 100%
– Quy mô sả n xuấ t nă m thứ nhấ t: 80c + 20v
Kết quả : G = 80c + 20v + 20m = 120 (tiêu dùng hết 20m)
– Quy mô sả n xuấ t nă m thứ 2: 80c + 20v (như nă m I)
+ Tái sả n xuấ t mở rộ ng là quá trình sả n xuấ t đượ c lặ p lạ i vớ i quy mô lớ n
hơn trướ c.
Tái sả n xuấ t mở rộ ng TBCN là quá trình sả n xuấ t đượ c lặ p lạ i vớ i quy mô
tư bả n lớ n hơn trướ c, nhà tư bả n không tiêu dùng hết giá trị thặ ng dư mà biến
mộ t phầ n giá trị thặ ng dư thành tư bả n phụ thêm để mở rộ ng sả n xuấ t.
Ví dụ : Tiếp tụ c ví dụ trên:
(1) Quy mô tư bả n: 100  80c + 20v (m’ = 100%)
Kết quả sả n xuấ t nă m thứ nhấ t: G = 120 = 80c + 20v + 20m
Trong 20m, nhà TB tiêu dùng 10m và tích luỹ 10m để mở rộ ng sả n xuấ t
(2) Quy mô tư bả n: 110  88c + 22v
(theo tỷ lệ như cũ , vớ i 10 tr.đô tư bả n phụ thêm, nhà tư bả n sẽ chia thành 8c và 2v)
Kết quả sả n xuấ t nă m thứ hai: G = 132 = 88c + 22v + 22m
Trong 22m, nhà tư bả n tiếp tụ c tiêu dùng 11m và tích luỹ 11m.
b. Thự c chấ t củ tí y tư bả n:
– Thự c chấ t củ a tích lũ y tư bả n là tái sả n xuấ t ra tư bả n vớ i quy mô ngày
mộ t lớ n hơn.
– Số tư bả n ứ ng ra ban đầ u dù là tài sả n chính đáng củ a nhà tư bả n thì qua
quá trình tích luỹ tư bả n (tái sả n xuấ t mở rộ ng) nó cũ ng vô cùng nhỏ bé so vớ i số
tư bả n đã tích lũ y đượ c.
– Nguồ n gố c duy nhấ t củ a tích luỹ tư bả n là giá trị thặ ng dư
3. Các nhân tố làm tă ng quy mô tích luỹ tư bả n
Quy mô tích luỹ tư bả n phụ thuộ c vào hai nhân tố , khố i lượ ng giá trị thặ ng
dư và quy mô tiêu dùng, do đó, để tă ng quy mô tích luỹ tư bả n, nhà tư bả n phả i
tác độ ng vào hai nhân tố đó.
a. rườ ng hợ p 1
Giả định khố i lượ ng giá trị thặ ng dư không đổ i, khi đó quy mô tích luỹ tư
bả n sẽ phụ thuộ c vào tỷ lệ phân chia khố i lượ ng giá trị thặ ng dư thành quỹ tích
luỹ và quỹ tiêu dùng củ a nhà tư bả n. Do đó, để tă ng quy mô tích luỹ , nhà tư bả n
sẽ phả i giả m tiêu dùng. 3

b. rườ ng hợ p 2
Giả định tỷ lệ phân chia khố i lượ ng giá trị thặ ng dư không đổ i, khi đó quy
mô tích luỹ tư bả n sẽ phụ thuộ c vào khố i lượ ng giá trị thặ ng dư. Do đó, để tă ng
quy mô tích luỹ tư bả n, nhà tư bả n phả i tă ng khố i lượ ng giá trị thặ ng dư. Vì vậ y,
nhữ ng nhân tố làm tă ng khố i lượ ng giá trị thặ ng dư cũ ng là nhữ ng nhân tố làm
tă ng quy mô tích luỹ tư bả n.
Bố n nhân tố làm tă ng khố i lượ ng giá trị thặ ng dư:
– Tă ng quy mô tư bả n ứ ng trướ c (c + v).
– Nâng cao trình độ bóc lộ t công nhân (cắ t xén tiền lương; tă ng cườ ng độ
lao độ ng hay kéo dài thờ i gian lao độ ng);
– Tă ng nă ng suấ t lao độ ng (xã hộ i và cá biệt);
– Sự chênh lệch ngày càng lớ n giữ a tư bả n sử dụ ng và tư bả n tiêu dùng.
4. Các quy luậ t củ a tích luỹ tư bả n
a. Tích luỹ tư bả n là quá trình làm cho cấ u tạ o hữ ơ ủ tư bả n ngày
à g tă g
– Cấ u tạ o kỹ thuậ t củ a tư bả n: là tỷ lệ giữ a số lượ ng tư liệu sả n xuấ t vớ i số
lượ ng lao độ ng cầ n thiết để sử dụ ng các tư liệu sả n xuấ t đó.
– Cấ u tạ o giá trị củ a tư bả n: là tỷ lệ về số lượ ng giá trị giữ a tư bả n bấ t biến
và tư bả n khả biến (hay giữ a giá trị tư liệu sả n xuấ t và giá trị sứ c lao độ ng) cầ n
thiết để tiến hành sả n xuấ t (c/v).
– Cấ u tạ o hữ u cơ củ a tư bả n:
+ Cấ u tạ o hữ u cơ củ a tư bả n là cấ u tạ o giá trị củ a tư bả n, do cấ u tạ o kỹ
thuậ t quyết định và phả n ả nh sự thay đổ i củ a cấ u tạ o kỹ thuậ t. Ký hiệu là c/v.
+ Trong quá trình tích lũ y, cấ u tạ o hữ u cơ củ a tư bả n (c/v) ngày mộ t tă ng.
c/v tă ng do: + c tă ng nhanh, v tă ng chậ m
+ c tă ng, v không đổ i
+ c tă ng, v giả m
+ Cấ u tạ o hữ u cơ tư bả n tă ng, hay là trong quá trình tích luỹ tư bả n (c)
luôn tă ng tuyệt đố i và (v) giả m tương đố i. Đây là nguyên nhân tiềm ẩ n củ a nạ n
thấ t nghiệp trong xã hộ i tư bả n.
b. Tích luỹ tư bả n là quá trình làm cho tích tụ và t p tr g tư bả n ngày
à g tă g 4

– Tích tụ tư bả n: là quá trình làm tă ng quy mô tư bả n cá biệt bằ ng cách tư


bả n hóa giá trị thặ ng dư. Tích tụ tư bả n là kết quả trự c tiếp củ a tích lũ y tư bả n.
– Tậ p trung tư bả n: là quá trình làm tă ng quy mô tư bả n cá biệt bằ ng cách
hợ p nhấ t các tư bả n sẵ n có lạ i vớ i nhau.
– Tích tụ và tậ p trung tư bả n tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng có mố i
quan hệ mậ t thiết vớ i nhau và luôn thúc đẩ y nhau phát triển.
 Tích luỹ tư bả n làm cho quá trình tích tụ và tậ p trung tư bả n tă ng
nhanh, đến lượ t nó, tích tụ và tậ p trung tư bả n tă ng nhanh lạ i khiến cho quy mô
tích luỹ không ngừ ng đượ c mở rộ ng.
c. Tích luỹ tư bả n là quá trình làm bầ n cùng hóa giai cấ p công nhân
– Tích luỹ tư bả n đồ ng nghĩa vớ i tích luỹ sự giàu sang về phía giai cấ p tư
sả n và tích luỹ sự nghèo khổ về phía giai cấ p công nhân, nói cách khác, tích luỹ
tư bả n là quá trình bầ n cùng hoá củ a giai cấ p công nhân.
– Bầ n cùng hóa tương đố i và bầ n cùng hóa tuyệt đố i:
+ Bầ n cùng hóa tương đố i: là sự giả m sút tỷ trọ ng thu nhậ p củ a giai cấ p
công nhân so vớ i thu nhậ p củ a các nhà tư bả n (nói cách khác là sự chênh lệch
thu nhậ p ngày càng lớ n giữ a giai cấ p tư sả n và giai cấ p công nhân).
+ Bầ n cùng hóa tuyệt đố i: là sự giả m sút mứ c số ng củ a công nhân xuố ng
dướ i mứ c số ng tố i thiểu củ a xã hộ i.
– Tích luỹ tư bả n càng diễn ra mạ nh mẽ thì mâu thuẫ n củ a phương thứ c
sả n xuấ t tư bả n chủ nghĩa ngày càng sâu sắ c.

  Tích tụ tư bản

+ Khải niệm: Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá
giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.

+ Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt là tích tụ tư bản.

+ Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản
xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.

-    Tập trung tư bản

+ Khái niệm: Tập trung tư bản là sự tăng thêm, quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.

+ Nguyên nhân: do cạnh tranh và tín dụng. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay
sáp nhập các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản
tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.

-   So sánh giữa tích tụ và tập trung tư bản:

+ Điểm giống nhau: đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt.

+ Điểm khác nhau:

Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư
bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do dó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư
bản cá biệt, mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.

Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó. Nó phản ánh trực tiếp mối
quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy
mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã
hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp
quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối
quan hệ giữa tư bản và lao động.

-   Mối quan hệ:

Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô
và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh
hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư,
nên đây nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm
cho tích luỹ tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử
dụng được kỷ thuật và công nghệ hiện đại.

-    Vai trò của tập trung tư bản

+ Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biến
quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô lớn và được
xếp đặt một cách khoa học, xây dựng được những công trình công nghiệp lớn, sử dụng kỹ thuật
và công nghệ hiện đại.

+ Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản, mà còn làm cho tư
bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên. Nhờ đó năng suất lao
động tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích
luỹ tư bản.

10. Tuần hoàn tư bản là gì? Phân tích, làm rõ quá trình tuần hoàn tư bản trong nền kinh
tế của tư bản hiện đại ngày nay. Qúa trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản được
biểu hiện và tác độ ng như thế nào đối với nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa.

]Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chúng giữa quá trình sản xuất và quá trình
lưu thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng, là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư
bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
]a)  Tuần hoàn của tư bản
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều
vận động theo công thức:

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.
-Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông:
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao
động.
Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua
các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.

Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất:

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng
thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa
là trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì
giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.

         Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông:

11. H' - T'

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực
hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá
trị thặng dư. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán
hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây,
mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong
tay chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.

Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tinh tuần hoàn: tư
bản ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm
theo giá trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lặp lại không ngừng gọi là sự vận
động tuần hoàn của tư bản.

Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần
lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở
về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn
khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặc khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi
gia đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tuần hoàn của tư
bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thỏa mãn: một là,
các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được
chuyển hóa một cách đều đặn. Vì vậy, tư bản là một sự vận động tuần hoàn của tư bản,
là sư vận động liên tục không ngừng.

Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp:
tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.

Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản cá
biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Ba hình thái của tư bản không phải là
ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong
quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả
năng tách rời của ba hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản,
khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình
thành các tập đoàn khác trong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân
hàng, v.v. chia nhau giá trị thặng dư.
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất trong sự vận động của tư bản,
còn mặt lượng của sự vận động được nghiên cứu ở chu chuyển của tư bản.

b)  Chu chuyển của tư bản


Sự tuần hòan của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản. Những tư bản khác nhau chu
chuyển với vận tốc khác nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa.
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

- Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.

Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian
dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều
nhân tố như: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm: sự
tác động của quá trình tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ
các yếu tố sản xuất.

-  Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian
lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa,
cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và
thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc các nhân tố sau đây:
thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và
giao thông.

Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư
được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.

Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu
chuyển không giống nhau. Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản khác nhau, người
ta tính số vòng chu chuyển của các loại tư bản đó trong một thời gian nhất định.

Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm. Ta
có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau:

12. n = CH/ch
Trong đó: (n) lả số vòng (hay lần)  chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm;
(ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.

Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong
năm là:

13. n = 12 tháng / 6 tháng = 2 vòng

Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư
bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông của nó.

c)   Tư bản cố định và tư bản lưu động


Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển giống nhau. Căn cứ vào
phương thức chu chuyển khác nhau của từng bộ phận tư bản, người ta chia tư bản sản
xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, v.v. về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị
khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần
trong quá trình sản xuất. Có hai lại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:

Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy. Hao
mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của
tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế.

Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Hao mòn vô hình xảy ra ngay cả
khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn
hoặc có giá trị tương đương nhưng công suất cao hơn. Để tránh hao mòn vô hình, các
nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc,
v.v. nhằm tận dụng công suất của máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu
hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên, tránh được thiệt hại hao mòn
hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới
thiết bị nhanh.

-   Tư bản lưui động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu phụ, sức lao động, V.V., giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và
được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.

Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của
tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động
tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm
được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả
biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.

Căn cứ để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động là phương
thức chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất.

CÁCH KHÁC

Tuần hoàn của tư bản chỉ sự vận động của tư bản trải qua các giai đoạn, lần lượt
mang những hình thái khác nhau, thực hiện các chức năng rồi trở về hình thái ban đầu
với giá trị không những được bảo tồn mà còn tăng lên.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn
khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi
giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định.

Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng đồng
thời là sự vận động đứt quãng không ngừng.

Các hình thức và chức năng của tuần hoàn tư bản


Giai đoạn thứ nhất
Nhà tư bản dùng tiền để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình lưu thông đó
được biểu thị như sau:
Chức năng giai đoạn này là biến tư bản tiền tệ thành hàng hóa dưới dạng tư liệu sản
xuất và sức lao động để đưa vào sản xuất, gọi là tư bản sản xuất.

Giai đoạn thứ hai


Nhà tư bản tiêu dùng những hàng hóa đã mua, tức là tiến hành sản xuất. Trong quá
trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động, tạo ra giá trị mới, còn nguyên liệu
được chế biến, máy móc hao mòn thì giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch
vào sản phẩm mới.

Quá trình sản xuất kết thúc, lao động của công nhân làm thuê đã tạo ra những hàng
hóa mới mà giá trị của nó lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư bản đã mua lúc
ban đầu, vì trong đó có giá trị thặng dư do công nhân tạo ra.

Sự vận động của tư bản ở giai đoạn này biểu thị như sau:

Trong công thức này H' chỉ tư bản dưới hình thái hàng hóa mà giá trị của nó bằng giá
trị của tư bản đã hao phí để sản xuất ra nó cộng với giá trị thặng dư. 

Kết thúc của giai đoạn thứ hai: tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.

Giai đoạn thứ ba


Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa của nhà tư bản
được chuyển hóa thành tiền. Công thức vận động của tư bản ở giai đoạn thứ ba biểu
thị như sau:

H' - T'

Kết thúc giai đoạn ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục
đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay
chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước.

Số tiền bán hàng hóa đó, nhà tư bản lại đem dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và sức
lao động cần thiết để tiếp tục sản xuất và toàn bộ quá trình trên được lặp lại.

Tổng hợp quá trình vận động của tư bản công nghiệp trong cả ba giai đoạn ta có sơ đồ
sau đây:
Trong sơ đồ này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình
thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn
thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất.

Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang
ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ
được bảo tồn mà còn tăng lên.

Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn
khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi
giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định.

Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng
thời là sự vận động đứt quãng không ngừng. Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của
tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản
hàng hóa.

Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản
cá biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Tái sản xuất của mọi doanh
nghiệp tư bản chủ nghĩa trong cùng một lúc đều gồm có: tư bản tiền tệ chi ra để mua
tư liệu sản xuất và sức lao động; tư bản sản xuất dưới hình thái tư liệu sản xuất và sức
lao động đang hoạt động; tư bản hàng hóa sắp đưa ra bán.

Đồng thời, trong lúc một bộ phận của tư bản là tư bản tiền tệ đang biến thành tư bản
sản xuất, thì một bộ phận khác là tư bản sản xuất đang biến thành tư bản hàng hóa và
bộ phận thứ ba là tư bản hàng hóa đang biến thành tư bản tiền tệ.

Mỗi bộ phận ấy đều lần lượt mang lấy và trút bỏ một trong ba hình thái đó. Ba hình
thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư
bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá trình
vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản.

Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện
tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác nhau trong giai
cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng... chia nhau giá trị thặng dư.
PHẦN CÂU HỎI TRÊN LỚP

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai thuộc tính của hàng hoá? (KTCT)

Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau,
nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính
cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

Gía trị sử dụng Gía trị


Định nghĩa Là công dụng của vật phẩm Là lao độ ng của người sản
đó có thể thỏa mãn nhu cầu xuất kết tinh trong hàng
nào đó của con người. hóa.

Đặc trưng _ Gía trị sử dụng được phát _Là phạm trù lịch sử
triển dần trong quá trình _Phản ánh quan hệ giữa
phát triển của tiến bộ KHKT người sản xuất và hàng hóa
của lực lượng sản xuất.
_ Gía trị sử dụng là phạm
trù vĩnh viễn
_ Gía trị sử dụng của hàng
hóa là giá trị của xã hộ i
Mối quan hệ giữa hai thuộ c tính của hàng hóa:

_ Sự thống nhất: Đã là hàng hóa thì phải có hai thuộ c tính
_ Sự đối lập hay mâu thuẫn giữa hai thuộ c tính:

Giá trị sử dụng Giá trị


_Mục đích của người mua _Mục đích của người sản xuất
_Thực hiện trong tiêu dùng _Tạo ra trong sản xuất
_Thực hiện sau _Thực hiện trước

 Vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải trả giá trị của nó. Nếu không thực hiện được
giá trị thì không thực hiện được giá trị sử dụng.

So sánh điểm giống và khác nhau hai thuộc tính của hàng hóa thông thường
và hàng hóa sức lao động?
Giống nhau: Cả hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường đều có hai
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
Khác nhau:
Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường

_ Bán quyền sử dụng chứ không bán _ Bán cả quyền sử dụng và quyền sở
quyền sở hữu hữu
_ Người bán phục tùng người mua _ Người bán và người mua hoàn toàn
độc lập với nhau
_ Mua bán có thời hạn
_ Mua đứt, bán đứt
_ Gía cả nhỏ hơn giá trị
_ Gía cả có thể tương đương với giá trị
_ Gía trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và
lịch sử _ Chỉ thuần túy là yếu tố vật chất
_ Gía trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó _ Gía trị sử dụng thông thường
chính là giá trị thặng dư.
_ Nguồn gốc của giá trị thặng dư
_ Biểu hiện của của cải.

6 cặp phạm trù triết học phổ biến


Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
Cái chung là phạm trù triết học chỉ ra những thuộc tính, những mặt giống nhau và được lặp
lại trong cái riêng khác.
Phạm trù cái riêng chỉ ra một hiện tượng, một sự vật, một hệ thống hay một quá trình mà sự
vật tạo thành chỉnh thể độc lập với các cái riêng khác.

Phạm trù cái chung cái riêng


Cái chung chỉ tồn tại ở trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình.
Ví dụ: Mỗi người là một thể thực riêng biệt, bên trong mỗi người đều có điểm chung như có
đầu óc để quan sát và điều khiển hành vi của mình. Có trái tim để cảm nhận thế giới xung
quanh.
Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù được dùng để chỉ tác động qua lại giữa các bộ phận, các mặt và
các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất
định.
Kết quả là phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra.
Nguyên nhân sẽ sinh ra kết quả nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau và nguyên nhân
như thế nào thì sẽ sinh ra kết quả tương tự như thế đó.
Ví dụ: Gieo gió ắt sẽ gặp bảo, làm việc phi pháp sự ác đến ngay, ở hậu gặp hậu ở bạc gặp
bạc.
Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên sẽ vạch ra đường đi cho mình qua rất nhiều cái ngẫu nhiên, tất nhiên sẽ
quy định cái ngẫu nhiên đồng thời ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất nhiên. Do đó trong thực
thế mọi việc đều phải căn cứ vào tất nhiên chứ không căn cứ vào phạm trù ngẫu nhiên,
nhưng cũng không được bỏ quá ngẫu nhiên, không được tách rời tất nhiên ra khỏi ngẫu
nhiên.
Ví dụ: Để đạt được kết quá nhất trong việc học tập thì cần siêng năng, chăm chỉ là điều tất
nhiên, tuy nhiên tới ngày thi thì mắc vấn đề sức khỏe nên làm bài thi kết quả thấp là điều
ngẫu nhiên.
Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất nhiên,
nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu nhiên.
Cặp phạm trù nội dung và hình thức
Cặp phạm trù này luôn có mối liên hệ thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có một
hình thức nào không có nội dung, cũng như không một nội dung nào lại không chứa hình
thức. Phạm trù nội dung quyết định hình thức, đồng thời hình thức tác động ngược lại với
nội dung. Hình thức phù hợp thúc đẩy nội dung phát triển tốt hơn và ngược lại.
Ví dụ: Nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như thế đó,
nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu vui nhộn thì sẽ rất
phản cảm, người đọc sẽ không bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.
Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù chỉ ra tổng hợp các mặt cũng như các mối liên hệ tương đối ổn định
trong sự vật, bản chất quy định sự phát triển và vận động của sự vật đó.
Phạm trù bản chất và hiện tượng
Hiện tượng là phạm trù chỉ ra biểu hiện bên ngoài của bản chất.
Hiện tượng là biểu hiện của một bản chất và bản chất bao giờ cũng thể hiện ra thành những
hiện tượng nhất định. Bản chất quyết định tới hiện tượng, bản chất thế nào thì hiện tượng
sẽ thế đó.
Ví dụ: Nước có bản chất là lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.
Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống nhất, luôn chuyên hóa và không tách rời
nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Do đó, trong việc
nhận thức về thực tiễn cần dựa vào hiện thực. Để khả năng biến thành hiện thực, con người
cần phát huy tối đa tính chủ động của mình trong nhận thức và thực tiễn.
Ví dụ: Trước mắt là bút, giấy và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra được một
hộp đựng quà.
Chắc hẳn qua thông tin về 6 cặp phạm trù triết học trên bạn đọc đã có thể nắm rõ được
quan điểm triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù, ý nghĩa
phương pháp luận được rút ra khi nghiên cứu các phạm trù này

CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Hàng hóa là gì?
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá,
đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán
trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.

Karl Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thoả
mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hoá
cần phải có: 

 Tính hữu dụng đối với người dùng 


 Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động. 
 Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
Phân loại hàng hóa

Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông thường,
hàng hoá đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, hàng
hoá công cộng…

Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm…. 

Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác
sĩ, nghệ sĩ… 

2. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?


Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính
này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không
phải là hàng hoá.

Giá trị sử dụng của hàng hoá


Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có
thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 

Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… 

Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất… 

Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công
dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng 

Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi
lại… 
Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá học…)
của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó
tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát
hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ
phát triển của xã hội. 

C.Mác viết: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể
hình thái xã hội của của cải đó như thế nào” 

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là
giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho
người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.

Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ
được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử
dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử
dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng. 

Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người
sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh
nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

Giá trị của hàng hoá 


Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao
đổi.

Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ
về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. 

Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có
thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một
cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và
công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở
giá trị của hàng hoá. 

Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó
trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh. 

Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm
bảo cơ sở cho trao đổi. 

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá 


Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn với nhau. 

Thống nhất

Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị
sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không
có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí
tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động
kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của
con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.

Đối lập

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải
mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại
đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức
đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép,
lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó). 

Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt
không gian và thời gian. 

 Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. 
 Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. 
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ
cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị
sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.

Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu
không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng
và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng sản xuất thừa.

Dịch vụ là sản phẩm kinh tế gồm những công việc dưới dạng lao động thể lực, khả
năng tổ chức, quản tí, kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức, cá nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng, phong phú.
Đó có thể là các dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, sửa chữa nhà cửa, máy móc gia
dụng; các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước, vệ sinh đô thị; các dịch vụ
hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ mang
tính nghề nghiệp chuyên môn cao như kiểm toán, tư vấn kiến trúc, bác sĩ, tư vấn
pháp luật.
Lao động cụ thể
+ Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng,
đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối
tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào,
khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết
quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.

-    Lao động trừu tượng


+ Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc,
sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình
thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt
lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác
nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc,
sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.

Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ người bình thường nào có khả năng lao động cũng
có thể thực hiện được. Ví dụ lao động vận chuyển HH bằng phương tiện thô sơ, bán hàng trong
các cửa hàng nhỏ, dịch vụ VS,...

Lao đọng phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện thành lao động chuyên
môn lành nghề mới có thể tiến hành được. Ví dụ phiên dịch lập trình quản lý nhân sự

1. Khách quan là gì
Có rất nhiều nghĩa về cụm từ “khách quan” này từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến
nhiều, từ thiếu đến đầy đủ. Và mình sẽ tổng hợp hết những nghĩa của từ này ngay
sau đây:
 Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc 1 cách thật tế và không thiên vị
bất kỳ gì cả, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của
bạn hoặc một ai đó và sẽ cho ra 1 quyết định thật sáng suốt.
 Khách quan là những sự vật, sự việc diễn ra ngoài ý muốn của bạn.
 Khách quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật/hiện tượng không
phụ thuộc con người. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không
tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.
 Khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người phải dựa vào
thực tế khách quan (tức là luôn tôn trọng sự thật không thể nhận định sai
sự thật).
2. Chủ quan là gì?
Cũng giống như khách quan, thì chủ quan cũng có rất nhiều nghĩa. Cùng xem những
tổng hợp về chủ quan của mình nhé:
 Chủ quan là cụm từ dùng để chỉ một cử chỉ hành động nào đó của con
người khi làm một việc nào đó mặc dù biết trước kết quả nhưng vẫn làm
sơ sài không chuyên tâm.
 Chủ quan là những việc, sự việc, sự vật thay đổi nằm trong tầm kiểm soát
của bạn. (đối nghịch với chủ quan).
 Chủ quan là cách nhìn nhận sự vật theo ý nghĩ của chính bản thân bạn và
bạn cho là đúng thì điều đó sẽ đúng.
 Chủ quan là cách nhìn nhận, hành động thể hiện ý chí, quan điểm cá
nhân của bạn về một việc, sự việc, sự vật.
 Chủ quan có nghĩa là chủ tức là bản thân, quan tức là cách nhìn. Gộp lại
thì Chủ quan tức là cách nhìn nhận của bản thân bạn một cách phiếm
diện, nhìn sự vật/sự việc một cách đơn giản hóa và không trở tay kịp khi
có tình huống bất ngờ xảy ra.
3. Một vài ví dụ về tính khách quan
Tính khách quan có khá nhiều ý nghĩa và được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, để
có cái nhìn tổng quan nhất về tính khách quan chúng ta cũng đi tìm hiểu một số ví
dụ sau đây.
Ví dụ 1: Hài người đang tranh cãi về một vấn đề trong quá trình giải quyết một bài
toán. Ai cũng có ý kiến của riềng mình, cũng có những cách làm và hướng đi riêng,
và đặc biệt cả hai người này đều cho rằng phương pháp của mình là hoàn hảo nhất.
Phương pháp của mình là đúng nhất và hay nhất. Nếu là người trong cuộc sẽ không
đánh giá được ai hơn trong cuộc tranh cãi này, chính vì vậy mà bạn là người ngoài
cuộc bạn cần được ra những nhận xét, đánh giá hai phương pháp kia một cách
khách quan nhất, và điều quan trọng là bạn không được thiên vị cho ai, thì ý kiến
nhận xét của bạn đưa ra mang tính khách quan.
Ý nghĩa: Qua ví dụ này chúng ta thấy được tính khách quan là một sự nhìn nhận sự
việc, sự vật, nhận xét nhân vật không có sự thiên vị về bất kỳ ai, như vậy những lời
nhận xét đó sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn hoặc một ai đó
và tính sáng suốt này sẽ cho ra một quyết định thật sáng suốt.
Ví dụ 2: Bạn đưa ra một hướng giải pháp cho một vấn đề ngoài khả năng của bạn,
ví dụ như việc bạn đưa ra giải pháp để xử lý một vấn đề ô nhiễm môi trường những
vấn đề này thật sự là vấn đề nằm ngoài khả năng của một người thì đó là một sự
thật khách quan.
Ý nghĩa: Khách quan là những sự vật, sự việc diễn ra ngoài ý muốn của bạn hay
ngoài tầm kiểm soát của bạn thì đây cũng được gọi là tính khách quan trong việc
đưa ra ý kiến cá nhân của mình.
Ví dụ 3: Một ví dụ mang tính chất so sánh giữa khả năng của con người với những
khả năng khác, ví dụ như có những người có khả năng đặc biệt là bay này, chạy …
nhưng những khả năng này nó chỉ hơn những người bình thường một chút, chứ
không thể con người có thể bay như chim, hay chạy nhanh như người máy, hay
đánh giá đúng với thực tế hiện tại thì còn được gọi là nhận định khách quan.
Tính khách quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng không phụ
thuộc con người. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế
thì khách quan sẽ mất đi.
Ví dụ 4: Có nhiều sự thật hiển nhiên là con người không phải là siêu nhân như
người nhện, thần tiên được. Vì khoa học đã chứng minh những điều đó không tồn
tại trên thế giới này.
Khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người phải dựa vào thực tế
khách quan (tức là luôn tôn trọng sự thật không thể nhận định sai sự thật).
Tóm lại: Dưới đây là những tóm tắt đơn giản nhất về tính khách quan, phân tích cho
các bạn hiểu rõ hơn về cụm từ “Tính khách quan”
Tính khách quan được hiểu là khi nhìn nhận một sự vật, sự việc 1 cách thực tế và
không thiên vị với bất kỳ ai, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của một ai
đó hoặc của chính bản thân bạn và sẽ cho ra một quyết định thật sáng suốt.
Tính khách quan là những sự việc, sự vật, hiện tượng diễn ra ngoài ý muốn của bạn
và bạn không thể thay đổi được.
Khách quan là sự vận động và phát triển của mọi hiện tượng không phụ thuộc con
người. Mọi sự vật hiện tượng xảy ra theo quy luật có sẵn, không chịu sự tác động
hay nhận xét của một ai. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng
thực tế thì khách quan sẽ mất đi.
Tính khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người, của những người
đưa ra lời nhận xét phải thực tế, mang tính khách quan và luôn tôn tại trong những
sự thật hiện tượng không thể nhận định sai sự thật, hay nhận xét mang tính cá nhân
được.
4. Sự khác nhau giữa khách quan và chủ quan
Có thể nói tính chủ quan và tính khách quan khác nhau rất lớn, chúng ta có thể thấy
được tính chủ quan được thể hiện khi nhìn nhận một vấn đề sự vật mang tính thiên
vị, đánh giá theo chủ quan nhận xét cá nhân, hoặc không quyết đoán dẫn đến kết
quả thiểu thực tế, kết quả thiên về sự yêu thích của bản thân người đánh giá. Dưới
đây là một số ý nghĩa của chủ quan, nội dung sau sẽ giới thiệu cho bạn biết để bạn
có được sự so sánh giữa hai yếu tố.
Ý nghĩa đầu tiên chúng ta đi phân tích chủ tức là bản thân, quan tức là cánh nhìn,
hiểu theo một cách đơn giản chính của tính chủ quan đó chính là một cách nhìn
phiến diện của một người, lấy quan điểm cá nhân để đánh giá sự vật sự việc thì
được gọi là tính chủ quan.
Ví dụ 1: Tính chủ quan được thể hiện khi bạn tham gia điều khiển vào phương tiện
giao thông vận tải, bạn nghĩ rằng tốc độ mình chạy là bình thường không có vấn đề
gì, nhưng so với quy định chung thì tốc độ đó đang vượt quá tốc độ cho phép, đến
khi gặp sự cố bạn sẽ không xử lý kịp và hậu quả khôn lường sẽ đến.
Ý nghĩa tiếp theo của tính chủ quan là dùng để chỉ một hành động nào đó của con
người khi làm một việc nào đó mặc dù, khi bắt đầu chúng ta đều biết đến kết quả
trước nhưng vấn làm việc sơ sài không chuyên tâm.
Ví dụ: Việc leo một đỉnh núi cao hiểm trở và khuyên bạn không nên thử sức. Nhưng
bạn lại quá tự tin vào sức của mình, bạn nghĩ mình có thể chinh phục được đỉnh núi
ấy, bạn tin vào khả năng của mình. Nhưng đó chính là suy nghĩ của bản thân bạn
cho là đúng mà không quan tâm đến những sự góp ý của những người khác.
5. Các tính chất của tính khách quan
Tính khách quan dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là độc lập, phát triển, tương đối
và phong phú. Tính khách quan có tính độc lập vì nó không chịu sự tác động của bất
cứ điều gì. Mọi sự vật, hiện tượng phát triển đều là khách quan.
Tuy nhiên một điều đặc biệt là tính khách quan chỉ mang tính chất tương đối vì tình
khách quan nó cũng đánh giá trên một quan điểm của một người nào đó khi nhìn
nhận một hiện tượng sự vật. Sự khách quan này cũng không phải dựa trên thước
đo, vậy nên sự chính xác đến từng centimet của một sự vật, vậy nên tính khách
quan cũng mang tính tương đối nhiều khi những nhận xét khách quan cũng chưa
hẳn đã chính xác.
Tính khách quan của sự vật, thiên nhiên, hiện tượng, luôn phát triển không ngừng
và chúng ta cũng như bất cứ điều gì cũng không thể tác động được đến nó, tùy vào
sự nhìn nhận, đánh giá khác nhau của mỗi người khi đưa ra quan điểm của mình về
hiện tượng sự vật sẽ có những sự khách quan khác nhau chứ không hề giống nhau
vì vậy nó cực kỳ đa dạng và phong phú. Nhưng đều phải dựa trên những hiện tượng
sự vật có thật diễn ra.
Từ những tính khách quan trên chúng ta hiểu được tính khách quan để từ đó có
được những nhìn nhận đánh giá đúng với những suy nghĩ của bản thân.
6. Tác dụng của tính khách quan trong cuộc sống
Tính khách quan trong cuộc sống hàng ngày nó có tác dụng quan trọng ảnh hưởng
đến mọi sự vật hiện tượng.Như chúng ta đã biết sự vật hiện tượng trong cuộc sống
vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Tính khách quan giúp con người, những người
đưa ra đánh giá được sự vật, hiện tượng, sự việc, nhìn nhận được mọi việc xung
quanh một cách tổng thể, trung thực và đúng với quy luật. chúng giúp cho cuộc sống
được thoải mái, dễ dàng hơn, không bị ràng buộc bởi những suy nghĩ, đánh giá của
người khác.
Khi bạn nhận xét một sự vật hiện tượng có tính khách quan thì nhìn chúng quan
điểm của của người nhận xét sẽ tổng quan hơn, mang tính khách quan của hiện
tượng và sự vật và giúp người nghe nhận thức đúng hơn về sự vật hiện tượng mà
bớt ảo tưởng về mọi việc.
Tuy nhiên cuộc sống có muôn vàn sắc thái và biểu hiện hoàn cảnh khác nhau, vậy
nên tính khách quan quá cũng khiến cho tình cảm. mối quan hệ giữa người với
người không được gắn bó và thân thiết với nhau, tạo nên những khoảng cách về
tình cảm, đôi khi tính khách quan còn làm người khác bị tổn thương, tạo nên những
mối quan hệ giữa người với người không được gắn bó và thân thiết nữa. Mọi thứ trở
nên rạng ròi hơn rất nhiều.

1/ Khái niệm vật chất và ý thức:


a/ Vật chất:
 Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà
con người biết được qua cảm giác,  Được cảm giác chụp lại, chép
lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác   
 Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc
biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý
thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với
ý thức con người đều là vật chất. 
Về nội dung vật chất: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và
con người biết được qua cảm giác.
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ
thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được,
chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.
b/ Ý thức :
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt
động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản
ánh tích cực chủ động sáng tạo  hình ảnh chủ quan …
Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ
sở hoạt động Thực tiễn. Ý THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất
của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được phản
ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.  
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa
là  ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự
vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế nội dung
phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo:
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách
quan mà chủ động tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính.
Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình.
Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt  
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự
kiến được xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước.
Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ: nước ta
đưa ra những mục tiêu  đến năm 2020 nước ta trở thành 1  nước cơ bản là 1 
nước công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp. 
 Kết cấu:
Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhau. Đó là: Tri thức, tình cảm ý chí… Trong đó, tri thức là quan trọng
nhất. Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.  
-> Ý thức có nguồn từ tự nhiên (thế giới quan và bộ óc con người) và xã
hội (lao động và ngôn ngữ). Vì vậy, ý thức và vật chất có mối quan hệ thể hiện
như sau:
 
2/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau, ý
thức quyết định vật chất
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên quan điểm của họ  chưa
thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
mối quan hệ vật chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: 
a)        Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên
chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với
thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế
giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng
minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là
một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức
có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc
người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản
ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới
khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện
tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc
của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật
chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và
phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học,
các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những
yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung
mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý
thức.
b)        Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai
trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì
trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những
hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ
đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật
chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở
ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch,
lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện
mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với
vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích
cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có
tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù
hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những
thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo
- đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản
ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì
ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật
khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực
tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người
đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật
chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội
dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức;
ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự
thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con
người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ
phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành
động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh
vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng  xuất phát từ con người hiện thực, con người
thực tiễn để xem xét mối quan hệ này. Từ đó khảng định, vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động của con người  
* Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết
định nguồn gốc, bản chất, nội dung sự biến đổi của ý thức.
VÍ DỤ :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới
vực được đạo.
+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất
cao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản
ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất
và thế giới vật chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biến trong đó.
Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế
giới khách quan.
+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là
cái được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải
biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có
thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất
góp phần cải tạo hình thức khách quan.
 Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại
thì nó cản trở
Ví dụ: Chủ rương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con
người – khủng hoảng kinh tế xã hội, động lực
Tóm lại:Quan hệ VẬT CHẤT  và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện
chứng qua lại, trong đó VẬT CHẤT  quyết định ý thức còn ý thức tác động trở
lại thực tiễn thông qua hoạt động nhận thức của con người.
III/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS
hoạt động nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực
khách quan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta
phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.
2/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện
thực khách quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan.
Nghị quết 6  của Đảng là bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực
khách quan.
+ Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật
phải tôn trọng chính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển
của sự vật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý
chí.
3/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất
phát từ cái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính năng động chủ quan ,
tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rut ra
những nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.
Giáo dục nhận thức thông qua phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ đ phong,
đạo đức giả
4/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức
luận. Ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)
Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất
như đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu
tố vật chất, yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng
động , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường,
ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất
định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không
dựa trên lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối
quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

CÁCH 2
Đinh nghĩa:
- Vật chất: Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại
của mình.
Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.
Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian.
Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính chung vốn có
của các dạng vật chất cụ thể .
- Ý thức: Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông
qua hoạt động thực tiễn.
Chính vì vậy, không thể xem xét hai phạm trù này tách rời, cứng nhắc, càng không
thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước, cái sinh ra và
quyết định sự tồn tại, phát triển của thế giới vật chất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.
Vật chất là cái có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức: Nguồn gốc của ý thức
chính là vật chất: bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung quanh,sự tác
động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên
Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn
gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức . Mặt khác,ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể
của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý
thức . -Tác động trở lại của ý thức Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý
thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với
vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ
động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật
chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người . Dựa trên các tri thức về quy luật
khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác định phương pháp,dùng ý
chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ
yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ
thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý
thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù
hợp với quy luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất. Tuy
vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ
nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy
cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật
chất . Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội
. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét
các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý

c) Ý nghĩa và phương pháp luận:
Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức
cái đúng đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn
tại xã hội_ để giải quyết tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân
từ những nguyên nhân tinh thần nào.“tính khách quan của sự xem xét” chính là ở
chỗ đó . Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất,
cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố
tinh thần. Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan
và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng
thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các
nhân tố tinh thần,tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người
đạt hiệu quả cao. Không chỉ có vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc
phục thái độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy
ý chí do tách rời và thổi từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức.

1. Khái niệm lượng và chất


a) Khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.
Ví dụ về lượng
Đối với mỗi phân tử nước (H 2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2
nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
b) Khái niệm chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu
thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Ví dụ về chất
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083,
nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của
đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện


như thế nào?
Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình
bày, phân tích mối quan hệ biện chứng hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này,
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi
về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của
sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng
lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương
diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại
trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi
về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi
về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự
vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó,
chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những
sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt
tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất
mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau,
được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các
bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,
V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng
là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận
động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra
quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một
đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp
đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về
lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về
chất”.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Chất  và  lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi
xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng
sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự
vật.
– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay
đổi về chất của sự vật.
– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng
trước đó gây ra.
Các hình thức của bước nhảy:
 Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả
các bộ phận cấu thành sự vật.
 Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
 Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ
phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
 Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
b) Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới
lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng:
Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra
đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và
lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu
sự vận động.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo
ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra,
tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy
dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa
về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích
lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật tránh tư tưởng chủ quan nóng
vội đốt cháy giai đoạn.
– Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu
khuynh.
– Cần có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi
có đầy đủ các điều kiện.

4. Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về


chất và ngược lại
Ví dụ về lượng và chất
Dưới đây là một số ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sự
thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:
Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập
1. Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu
và nhớ bài hơn.
2. Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì
sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao
hơn.
3. Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để
dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và
sẽ được điểm cao hơn.
4. Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong
khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi.
Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã
thay đổi.
5. Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi
bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
6. Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn
được gọi là sinh viên.

Thực tiễn là gì?


1.1. Định nghĩa:
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: “Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục
đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội”.

Ví dụ:

+ Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm…

+ Xây nhà, sửa ô tô, sửa xe máy, quét rác…

+ Làm cách mạng, bầu cử, xây dựng luật pháp…

– Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận
nhận thức mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung.

1.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thực tiễn:


– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người
mới có hoạt động thực tiễn.

Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi
một cách thụ động với thế giới bên ngoài.

Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu
cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.

+ Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến
hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con
người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những
vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã
hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.

Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã
hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.

– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:


Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ
và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động
đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội.

Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói
lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.

Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã
hội.

2. Phân loại hoạt động thực tiễn:


Hoạt động thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau:

2.1. Hoạt động sản xuất vật chất:


Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như
trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây là dạng hoạt động thực
tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:

– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là cơ sở
của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi
giới hạn tồn tại của động vật.

Hoạt động sản xuất vật chất là dạng hoạt động thực tiễn cơ bản quan trọng nhất. Ảnh:
2.2. Hoạt động chính trị – xã hội:
Dạng hoạt động này nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.

Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:

+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.

+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.

2.3. Hoạt động thực nghiệm khoa học:


Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong thời kỳ cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệm khoa học
ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

II. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Như chúng ta thường nói, nhận thức là một quá trình. Và trong quá trình này, thực tiễn có
vai trò rất quan trọng, thể hiện ở những điểm sau:

1. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
– Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù
trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình
độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.

Sở dĩ như vậy bởi con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng
thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con
người được hình thành và phát triển.

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những
thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.

Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh,
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận
động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.

– Thực tiễn là mục đích của nhận thức:


Nói thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì
chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn
thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.

Do đó, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa
thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

– Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức:
Nói như vậy có nghĩa là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp
con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả
bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng
đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu
sắc tri thức của mình về thế giới.

Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận,
nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng
cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.
2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
– Như các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: Vấn đề tìm hiểu xem tư
duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn
đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn.

Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic. Nhưng tiêu chuẩn
logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào
tiêu chuẩn thực tiễn.

– Ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng.
Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm
nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà
luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên
không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.

Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân
lý tuyệt đích cuối cùng.

Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và
hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được
thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.

Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những cực
đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương
đối.

III. Bài học rút ra từ việc xác định thực tiễn là gì và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Qua việc làm rõ thực tiễn là gì và phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta rút ra
quan điểm thực tiễn.

– Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực
tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn.

Ví dụ:

+ Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của
cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong
những tài liệu chuyên ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách,
báo, tài liệu.
+ Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần
phải có cả quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp…

– Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn
sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

TRIẾT HỌC MÁC-LENIN CÂU HỎI CHUẨN BỊ

1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Qua đó, cho biết
đảng và nhà nước ta đã vận dụng mối quan hệ này ntn trong phát triển kinh tế
và chính trị ở nước ta hiện nay hoặc liên hệ bản thân.
Đã tìm nằm ở khúc trên ^^

2. Từ nguyên lý về mối quan hệ phổ biến hãy làm rõ tại sao trong hoạt động nhân
thức và trong thực tiễn chú trọng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ
thể. Rút ra ý nghĩa pp luận of nó và môi trường.
a)Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố
của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng
để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới,
đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của
thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi
sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định,
cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v.. Như vậy, giữa các sự vật, hiện
tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên
hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ
phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ
phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và
phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng
trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự hiên, xã hội và tư duy.
b)                    Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ
bản của các mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của
thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm
chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái
vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người
chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của
mình.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào
tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng
không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm
những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn
tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ
thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Quan điểm biện chứng của chù nghĩa Mác -
Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn
nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của
các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều
có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và
phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò
khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối
liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện xác
định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng,
mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, v.v. của mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm
về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ
đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều
kiện không gian và thời gian cụ thể.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần
phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác
động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ
sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn
đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm
phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó"1. - Từ
tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp
với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong
hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức
và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò
khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được
những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy,
trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến
diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện. 

Quan điểm toàn diện là gì?


Quan điểm toàn diện là gì? – Quan điểm toàn diện được hiểu là quan điểm khi
nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả
khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật.

Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng
và sự vật trên thế giới. Phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng
tồn tại sự vật. Và không có bất cứ sự vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập, độc lập với các
sự vật khác.

Ví dụ quan điểm toàn diện


Trong công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam không những chú ý đến mối
liên hệ nội tại mà còn chú đến mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Hơn 20
năm đổi mới Đảng ta đã sử dụng đồng bộ các phương tiện cũng như biện pháp khác
nhau để mang lại hiệu quả đổi mới cao nhất. Không những cần vận dụng được
nguồn lực đất nước mà còn cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác. Vừa tận
dụng được yếu tố chủ quan vừa tận dụng được yếu tố khách quan từ bên ngoài.

Quan điểm toàn diện là gì lấy ví dụ?. Một ví dụ cho quan điểm toàn diện nữa chính
là trong học tập. Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ
của bản thân mà còn cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức
cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện. Một cá
nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống
tốt.
Phương pháp luận của quan điểm toàn diện

Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện


Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì
mối  liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận
thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện.
Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa
dạng.

Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét
đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác
nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay
sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội  kết luận về tính quy
luật hay bản chất của chúng.

Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?


Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua
lại. Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật
khác, giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Chỉ khi chúng ta nhìn nhận qua quan
điểm toàn diện thì mới có thể đưa ra các nhận thức đúng đắn.
Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết
phân biệt từng mối liên hệ. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu,
mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta
mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc.

Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh
hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn
tại của sự vật. Con người cần nhận biết được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay
các biến đổi đi xuống.

Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có
cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài. Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con
người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm
trong quá khứ và hiện tại. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các
nhận xét.

Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan


điểm lịch sử cụ thể
Theo như quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể thì trong
việc xử lý và nhận thức trong tình huống cần xem xét đến đặc thù  và tính chất của
đối tượng nhận thức. Tình huống trong thực tiễn cần được giải quyết một cách khác
nhau trong thực tiễn.
Cần phải đặt sự vật trong điều kiện thời gian và không gian cũng như trong từng
điều kiện lịch sử cụ thể với các mối quan hệ nhất định. Xem xét cụ thể mối quan hệ
tác động từ bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ khách quan và chủ quan, quan hệ
gián tiếp và trực tiếp của mỗi sự vật.

Ví dụ quan điểm toàn diện: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác
định được quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và đế quốc xâm lược, mối quan hệ giữa
nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân các nước đế quốc bị bóc lột. Mối quan hệ
giữa tầng lớp công – nông và quan hệ giữa giai cấp lãnh đạo với với quần chúng
nhân dân,… Chỉ khi nắm bắt được lý luận và thực tiễn cũng như sự liên quan giữa
các mối quan hệ thì cuộc chiến tranh tại Việt Nam mới có thể hoàn toàn thắng lợi.

3. Phân tích nội dung nguyên lý của sự phát triển. Qua đó làm
rõ trong quá trình vận động và phát triển phải tuân theo
nguyên lý này. Cho ví dụ cụ thể.
I. Khái niệm về sự phát triển
– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học
dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
– Ta cần phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển“:

+ Vận động là mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn
khái niệm phát triển.

+ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật.
Phát triển gắn liền với sự ra đời của cái mới này.

Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của
sự vật cũng như chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như
thế, phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.

– Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của
quá trình phát triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường quanh co,
phức tạp, trong đó không loại trừ bước thụt lùi tương đối.

II. Tính chất của sự phát triển


1. Tính khách quan của sự phát triển
– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một
cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển
nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong
muốn hay không.
Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện
tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự
vật, hiện tượng.

Phát triển là quá trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự vật, hiện tượng.

– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự
phát triển đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu
hình về sự phát triển.

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng
siêu nhiên, phi vật chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con người. Tức là
đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”,
không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng
(số lượng, kích thước…) mà không có sự biến đổi về chất.

2. Tính phổ biến của sự phát triển


Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ
hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện
thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy
trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

3. Tính kế thừa của sự phát triển


Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo
ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng
thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái
cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế
thừa như vậy.

Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.

4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển


Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại
hình khác nhau.

Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy
định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng
làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.
Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể
trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với
trình độ ngày càng cao hơn…

Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo
xã hội ngày càng lớn của con người.

Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn
diện, đúng đắn hơn.

III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển


Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng,
chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Quan điển này đòi hỏi:

1. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận
động và phát triển.
– Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện
hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai,
khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ
được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.

– Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định 
kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn
cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật
trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm
nghiêm trọng.

2. Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát
triển trong thực tiễn.
Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá
trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co,
phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối
với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi
tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.

3. Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự
vật, hiện tượng.
– Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi
sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn
để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn
cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai
đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái
mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của
cái cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản
trở sự phát triển.

Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.

– Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra
sự thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để
làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về
chất.

CÁCH 2
Nội dung nguyên lý về sự phát triển
- Phát triển:
+ Quan điểm siêu hình: Là sự tăng giảm thuần túy về lượng, không có sự
thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục,
không trải qua những bước quanh co phức tạp.
VD: Thu thập của dân cư của năm sau tăng hơn năm trước.
Số lượng tội phạm trong xã hội ngày càng giảm.
+ Phép biện chứng: Sự vận động theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp
=> cao, từ kém hoàn thiện => hoàn thiện hơn.
VD: Học sinh => Sinh viên

- Tính chất của sự phát triển:


+ Tính khách quan: Nguốn gốc của sự phát triển do mâu thuẫn của sự vật, là
quá trình tự thân, độc lập với ý thức con người.
VD: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không
có con người nhưng nó vẫn phát triển.
+ Tính phổ biến: Phát triển diễn ra ở tất cả các lĩnh vực:
* TỰ NHIÊN: Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của
môi trường
VD: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu
thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
* XÃ HỘI: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức
độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
VD: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội
trước.
* TƯ DUY: Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn
với tự nhiên và xã hội.

VD: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
+ Tính đa dạng phong phú:
* Mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi lĩnh vực lại có quá trình phát triển không hoàn
toàn giống nhau.
VD:
Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ,..
- Phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên.
- Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát triển (tức
là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề
của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).

4. Theo bạn động vật có ý thức hay không. Why? Hãy chứng minh rằng ý thức of
con người là sự phản ánh năng động sáng tạo hiện thực khách quan vào đầu óc
con người. Bạn đã vận dụng sự năng động, sáng tạo này trong hoạt động học
tập, thực tiễn như thế nào?
Tháng 7 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học tham gia hội nghị
tưởng niệm Francis Crick để cùng bàn bạc về câu hỏi còn gây
tranh cãi này. Francis Crick là người đồng khám phá ra
DNA, đã dành nửa cuối cuộc đời mình nghiên cứu về ý thức và đã
xuất bản cuốn sách “Giả thuyết kinh ngạc: Nghiên cứu khoa học
về tâm hồn”(The Astonishing Hypothesis: The scientific search for
the soul) về đề tài này năm 1994.

Sau cuộc họp, ba nhà thần kinh học nổi tiếng: David Edelman
thuộc Viện Khoa học thần kinh ở La Jolla, California; Philip Low
thuộc Đại học Standford và Christof Koch ởViện Công nghệ
California đã kết luận rằng động vật không phải là con người (non-
human animals) đều có ý thức; con người không phải là động vật
duy nhất sở hữu các chất nền tế bào thần kinh tạo ra ý thức. Các
loài có vú, các loài chim và nhiều sinh vật khác, bao gồm cả bạch
tuộc, cũng có những chất nền tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, kết luận này vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Các loài động
vật được cho là có ý thức bao gồm các loài linh trưởng, các loài ăn
thịt, động vật biển có vú, động vật gặm nhấm và các loài chim. Kết
luận này không nói tới các loài cá.

1. Ý thức là gì?
Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có
ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu
trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm
trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc
con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật
chất”.
2. Nguồn gốc của ý thức
2.1. Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các
nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không
thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài  tác động lên óc người.
a. Bộ óc người
– Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa
lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này.
Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả
những con vật thông minh nhất có năng lực này.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt
động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.
– Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác động
vào bộ óc, thì cũng không có ý thức. Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ
hai là thế giới bên ngoài.
b. Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người
– Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái
gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc
điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác
động qua lại giữa chúng.
Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó.
Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.
Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.
– Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánh của bộ
óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác.
Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất,
thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác
trong tự nhiên.
Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng
bằng phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào
bộ óc con người.
2.2. Nguồn gốc xã hội
Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được,
song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý
thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là Ý thức xã hội và
ngôn ngữ.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao
động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. Theo Ph. Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữ
là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, biến tâm lý động
vật thành ý thức con người.
a. Lao động
– Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, côn trùng
hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác.
Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản phẩm mới (bàn,
ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là, con người
phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.
Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động Ý thức, nhằm cải tạo thế giới
khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế
giới đó, mới có ý thức về thế giới này.
– Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc
con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ
động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những
sản phẩm mới.
Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng
trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính,
kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình
thành ý thức của con người.
b. Ngôn ngữ
– Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư
tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu cầu này đòi
hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.
Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này, thì ý thức
không thể tồn tại và thể hiện được.
Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.
– Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có
ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt
những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.
Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác
3. Bản chất của ý thức
Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là
thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức
sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não con người thông qua Ý thức, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội
dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ
quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ
nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
– Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý
thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu Ý thức quy định. Nhu
cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó
hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng
đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của
phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động Ý
thức và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội,
bản chất của ý thức là có tính xã hội.
Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn
đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và
chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự
phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất.
4. Vai trò của ý thức
+ Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý
thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành
động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành
động theo hiện thực khách quan.
+ Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất,
phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con
người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động,
sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.
+ Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con
người để tác động, cải tổ thế giới khánh quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo
thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.

CÁCH 3
I. Nguồn gốc của ý thức
1. Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần
kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có
hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên
ngoài tác động lên óc người.
1.1. Bộ óc người
– Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình
tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng
vật chất này.

Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác,
kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương
thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.

– Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác
động vào bộ óc, thì cũng không có ý thức. Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có
yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài.

1.2. Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người
– Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước,
cái gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo
những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.

Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì
đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự
phản ánh.

Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.

– Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánh
của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật
chất khác.

Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm
cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi
đối tượng khác trong tự nhiên.

Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi
riêng bằng phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới
bên ngoài vào bộ óc con người.
2. Nguồn gốc xã hội
Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu
được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho
sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức
là thực tiễn xã hội và ngôn ngữ.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông
qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. Theo Ph. Ăng-ghen, lao động
và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não
người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người.

2.1. Lao động


– Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây,
côn trùng hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác.

Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản phẩm mới
(bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là,
con người phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.

Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động thực tiễn, nhằm cải tạo
thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được
nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này.

– Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào
bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con
người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó
nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối
tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ
những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào
bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

2.2. Ngôn ngữ


– Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh
nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính
nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là
chữ viết.

Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ
thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu
này, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp
của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

– Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy.
Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là
diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm
tính.

Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
Bộ não con người và thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
II. Bản chất của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Như vậy, bản chất của nó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:
1. Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh.
– Cái được phản ánh (tức vật chất) tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập
với cái phản ánh (tức ý thức). Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật khách
quan. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức với vật chất.
Bài liên quan:  Định nghĩa vật chất của Lênin: Nội dung và ý nghĩa.

– Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ
quan, không có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng
vật chất có tồn tại cảm tính.
2. Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo.
Tuy thuộc phạm vi chủ quan, nhưng ý thức không phải là bản sao thụ động,
giản đơn, máy móc của sự vật. Tức là, không phải cứ sự vật tác động như thế
nào thì ý thức sẽ chép lại, chụp lại y nguyên như thế.

Con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo.
Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động
vào sự vật  một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình
(xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu…). Chính vì thế, ý thức của con
người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện
thực khách quan.

Tính năng động, sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú.
Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có
thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Nó có thể tiên đoán, dự báo
tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo tưởng,
huyền thoại. Thậm chí, một số người còn có khả năng tiên tri, ngoại cảm, thấu
thị…

Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo
của nó là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự
phản ánh.
3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất của 3 mặt sau:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi,
sông, mưa,…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định hướng, chọn lọc
các thông tin cần thiết.

Hai là, con người mô hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng trong tư
duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý thức sáng tạo
lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần
phi vật chất.

Ba là, chủ thể chuyển mô hình từ trong óc ra hiện thực khách quan. Đây là
qúa trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn để biến quan
niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Ví dụ như con người sẽ
xây cầu qua sông, làm đường xuyên núi… theo mô hình thiết kế đã có ở
bước 2 ở trên.
4. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
– Chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế
giới khách quan theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện. Như thế, ý
thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy, mà bắt nguồn từ thực
tiễn lịch sử – xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.

– Ý thức bị chi phối không chỉ bởi các quy luật tự nhiên, mà chủ yếu bởi các
quy luật xã hội. Ở những thời đại khác nhau, thậm chí trong cùng một thời
đại, ý thức về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thể
khác nhau.

III. Ý nghĩa rút ra từ nội dung nguồn gốc, bản chất của ý thức
Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất
của ý thức, ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:
Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách
quan. Tức là, trước hết ta phải nghiên cứu, tìm tòi từ các đối tượng vật chất
bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức và cải tạo các đối tượng
vật chất đó.

Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là chống lại thói quen dùng
quan điểm, suy nghĩ thiếu cơ sở của mình để gán cho các đối tượng vật chất.

Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để
áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với động cơ trong sáng.
Phát huy tính tự giác, chủ động của con người
Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần
phát huy hết sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý
thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.  

Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập, lao
động. Luôn nỗ lực bài trừ thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa
5. Phân tích nội dung quy luật, nói lên cách thức của sự vận động và phát triển. Ý
nghĩa quy luật này đối với quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ntn?

6. Có thể gọi quy luật phủ định của phủ định 1 cách giản đơn là quy luật phủ định
hay không. Phủ định lần thứ 2 muốn nhấn mạnh điều gì. Phân tích nội dung quy
luật để làm rõ các tính chất, đặc trưng và ý nghĩa pp luận của nó.
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của
mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy: đó là
khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ
định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ "phủ định của phủ định".

a) Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật, hiện tượng
sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác;
thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện
tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.

Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy
đều diễn ra thông qua những sự phủ định, trong đó có những sự phủ định chấm dứt
sự phát triển, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá
trình phát triển. Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển
của sự vật, hiện tượng được gọi là sự phủ định biện chứng.

Với tư cách không chỉ là học thuyết về sự biến đổi nói chung mà căn bản là học
thuyết về sự phát triển phép biện chứng duy vật chú trọng phân tích không chỉ sự
phủ định nói chung mà căn bản là sự phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính
bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn
tất yếu, bên trong bản thân sự vật, hiện tượng; tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế
cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân nó. Vì thế, phủ định biện
chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.

Phủ định biện chứng có tính kế thừa: kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ
nhân tố trái quy luật. Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ,
mà trái lại trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới,
tạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình
thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại
những nội dung tích cực. V.I.Lênin cho rằng: "Không phải sự phủ định sạch trơn,
không phải phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải
sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép
biến chứng..., mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự
phát triển...".

Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữa cái
cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.

b) Phủ định của phủ định

Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình
vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp đến trình
độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức "xoáy ốc".

Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, hiện tuợng, mỗi lần phủ
định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó.
Trải qua nhiều lẩn phủ định, tức "phủ định cùa phủ định" sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự
vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng.

Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức "xoáy ốc",
đó cũng là tính chất "phủ định của phụ định". Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát
triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với của hình thái
tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ
bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển
nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua
hai lần phủ định biện chứng.

Theo V.I.Lênin: "Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến "sự thống nhất"
với cái bị khẳng định, không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định
sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi".

Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó
không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà là phát triển theo
hình thức con đường "xoáy ốc". V.I.Lênin đã khái quát con đường đó như sau: "Sự phát
triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một
trình độ cao hơn ("phủ định của phủ định"); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn
ốc chứ không theo đường thẳng...".

Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát
triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc
cũng như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn. Sự tiếp nối của các vòng trong đường
xoáy ổc phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng phủ định biện chứng đã
đóng vai trò là những "vòng khâu" của quá trình đó.
Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng
duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong
quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự
phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong
sự vật, hiện tượng cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu
kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen đã viết: " ..
phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến vả chính vì vậy mà có
một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của
lịch sử và của tư duy".

c)  Ý nghĩa phương pháp luận

-  Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về
xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo
đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình
khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu
hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm được
đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triến,
phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận thức, biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn . Khẳng định
niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát trển tiến lên của cái tiến bộ. Đó là biểu hiện của
thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

CÁCH 2
I. Nội dung quy luật phủ định của phủ định:
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa
giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng
không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà
là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các
giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên
cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo
đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
.
II. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định:
1. Định nghĩa về phủ định biện chứng:
– Trước khi tìm hiểu phủ định biện chứng là gì, ta cần hiểu thế nào là phủ
định.

Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác
trong quá trình vận động và phát triển.

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn
tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới.
Sự thay thế đó là phủ định. Phủ định là tất yếu trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Không có phủ định, sự vật không phát triển được.

Ví dụ:
+ Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự
phủ định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy.

+ Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định
cha. Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.

– Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt
khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị
phủ định.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất; sự đấu tranh thường xuyên của các
mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất
đi, sự vật mới ra đời thay thế.

Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của
sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó có
nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra
đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.

Ví dụ:
+ Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 11 là sự phủ định đối
với iPhone X.

+ Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định biện chứng đối với hạt thóc.

+ Trong chăn nuôi, con gà đạp trứng ra đời là sự phủ định biện chứng đối với
quả trứng.

2. Đặc điểm của phủ định biện chứng:


Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế
thừa.

2.1. Tính khách quan:


– Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ
định nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải
quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.

– Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ
định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy
thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. 
– Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ quan của con
người. Con người chỉ có thể tác động mà cho quá trình phủ định ấy diễn ra
nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

2.2. Tính kế thừa:


– Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó
không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.

– Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô.
Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt
tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt
còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện
thực.

– Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt, tích
cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.

Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó những giai
đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giải đoạn trước và
bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực.

Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là
sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, quá khứ và hiện
tại. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
Ví dụ:
Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố
tích cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.

– Tuy vậy, cũng cần lưu ý là, những nhân tố tích cực của sự vật cũ được giữ
lại vẫn phải được cải tạo, phải được biến đổi cho phù hợp với điều kiện mới.

3. Phủ định của phủ định: Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển:
– Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động
của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ. Khi
đó, sự phủ định biện chứng lần 1 diễn ra: Sự vật ban đầu không còn nữa mà
bị thay thế bằng sự vật mới, trong đó những nhân tố tích cực của sự vật ban
đầu được giữ lại.

– Tuy nhiên, sau một thời gian, sự vật mới ra đời ở trên lại bị phủ định bằng
sự vật mới khác. Đó là sự phủ định lần 2. Cứ thế tiếp tục, tùy vào sự vật sẽ có
phủ định lần 3, lần 4…, lần n.

Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định, sẽ có một sự vật mới dường như lặp lại (rất
giống) với sự vật ban đầu, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn với sự
vật ban đầu đó, mà ở nấc thang cao hơn; nó được bổ sung những nhân tố
mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực đối với sự phát triển tiếp tục của
nó.

Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định dẫn đến sự xuất hiện sự vật mới mà dường
như lặp lại sự vật ban đầu thì ta có một chu kỳ phát triển. Ở đây có sự phủ
định của phủ định.

Ví dụ:
+ Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ
định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh
ra nhiều quả trứng.

+ Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1
tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.

Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến
nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ
một đến nhiều tức là có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả
phủ định của phủ định.

– Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự
thống nhất giữa loại bỏ, kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng
được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.

Như thế, những lần phủ định biện chứng nối tiếp nhau sẽ tạo ra xu hướng
tiến lên không ngừng, như việc sẽ ngày càng có nhiều quả trứng hơn, ngày
càng có nhiều hạt thóc hơn.

– Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn.
Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập trong
bản thân sự vật. Các mặt đối lập ở đây là mặt khẳng định và mặt phủ định.

Phủ định lần 1 sẽ làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình (như
quả trứng ban đầu đối lập với gà mái con; gà mái con là vật trung gian). Sau
một hoặc nhiều lần phủ định tiếp theo sẽ ra đời một sự vật mới đối lập với
cái trung gian (nhiều quả trứng sinh ra đối lập với gà mái con).

Mà đối lập với cái trung gian nghĩa là dường như tương đồng với sự vật ban
đầu, dường như quay trở lại thời điểm xuất phát (như việc một quả trứng sinh
ra nhiều quả trứng, một hạt thóc sinh ra nhiều hạt thóc).

Như thế ta thấy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng
thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay
trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. 
– Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển,
đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo. Cứ thế, các
chu kỳ phát triển cứ nối tiếp nhau tạo thành sự phát triển, sự tiến lên vô cùng
tận của thế giới, nhưng không phải theo đường thẳng mà theo hình xoáy ốc.

– Sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì “hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các đặc
trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng
không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.

Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn của sự phát
triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp
nhau của các vòng thể hiện tính vô tân của sự phát triển, tính vô tận của sự
tiến lên từ thấp lên cao.

III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ
định
Quy luật phủ định của phủ định làm sáng tỏ chiều hướng vận động, phát
triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn.

1. Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được
phủ sạch cãi cũ.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định
sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra
đời từ cái cũ, kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống
thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.

2. Chúng ta phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới.
Trong thực tiễn, ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào
tương lai phát triển của cái mới. Mặc dù cái mới lúc đầu còn yếu ớt, ít ỏi, ta
phải ra sức ủng hộ, bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho cái mới
chiến thắng cái cũ.

Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, gạn đục khơi
trong, giữ lấy những gì còn tích cực, có giá trị từ cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù
hợp với những điều kiện mới. Chúng ta phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa”
trong khi nhìn nhận, đánh giá quá khứ.

3. Phải khắc phục thái độ bảo thủ, loại bỏ những hủ tục trong xã
hội.
Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng
ta cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản
trở sự phát triển của lịch sử.

Chúng ta phải nhận thức rõ những cái lỗi thời, ví dụ như những hủ tục cũ
trong việc cưới xin, tang lễ, hội hè…, quan niệm “có nếp có tẻ” trong việc sinh
con… sẽ gây ra nhiều tốn kém và nhiễu nhương.
7. Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn là gì? Trong đó, hình thức
nào quan trọng nhất.Why? Phân tích vai trò của thực tiễn với nhận thức.VD
Đã tìm nằm ở khúc trên ^^
8. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Từ đó, vận dụng phân tích nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
Đã tìm trong slide 17 câu hỏi ^^
9. Dân tộc là gì? Chính sách dân tộc của nước ta được xây dựng trên cơ sở lý luận
và thực tiễn nào? Vì sao chính sách dân tộc ấy mang tính toàn diện, tính cách
mạng, tính nhân đạo sâu sắc.

)  Khái niệm dân tộc


Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:

Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ
chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh
hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ
lạc; có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành
ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó.

Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân
dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền
thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo
nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc
gia dân tộc. Với nghĩa như vậy, khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ
với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng
minh rằng những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi
của những nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau
trong quá trình phát triển.

b)  Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin đã phân tích và
chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của nó:

Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình,
các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã
diễn ra ở những quốc gia, khu vực có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác
nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức
dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn
đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng,
chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân
tộc mình.

Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên
hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ
nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự
biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, sự vận động của hai xu hướng trên gặp rất nhiều khó khăn,
trở ngại. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa
đế quốc phủ nhận, thay vào đó là những khối liên hiệp với sự áp đặt, thống trị của chủ nghĩa đế
quốc nhằm áp bức, bóc lột các dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, một thời đại mới đã xuất hiện - thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là sự quá độ lên một xã hội trong đó các
quyền tự do, bình đẳng và mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa người với người được thực
hiện. Giai cấp công nhân hiện đại với sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với nhân dân lao động sẽ
sáng tạo ra xã hội đó.

Khi nghiên cứu về dân tộc, quan hệ dân tộc và những xu hướng phát triển của nó, chủ nghĩa
Mác - Lênin khẳng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai
cấp, tình trạng người bóc lột người bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ.

Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền tạo
tiền đề cho tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng mở ra quá trình hình thành và
phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, dân tộc xã hội chủ nghĩa chi xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng từng bước cộng đồng
dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc theo các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội
khoa học. Đồng thời, dân tộc xã hội chủ nghĩa cũng chỉ có thể ra đời từ kết quả toàn diện trên
mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa -
tư tưởng.

Dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự vận động mới theo hướng ngày càng
tiến bộ, văn minh. Trong đó, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác
dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng
quốc gia. Quan hệ dân tộc sẽ là biểu hiện sinh động của hai xu hứơng đó trong điều kiện của
công cuộc xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng quan hệ
dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Sự xích lại gần nhau
trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng sẽ là nhân tố quan trọng cho từng dân tộc nhanh chóng đi tới
phồn vinh hạnh phúc. Mỗi dân tộc không những có điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của dân
tộc minh để phát triển mà còn nhận được sự giúp đỡ, dựa vào tiềm năng của dân tộc anh em để
phát triển nhanh chóng.
Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một quốc
gia sẽ làm cho những giá trị, tinh hoa của các dân tộc hoà nhập vào nhau, bổ sung cho nhau
làm phong phú thêm giá trị chung của quốc gia - dân tộc. Những giá trị chung đó sẽ lại trở
thành cơ sở liên kết các dân tộc chặt chẽ, bền vững hơn.

Tóm lại, dân tộc và quan hệ dân tộc trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một nội
dung quan trọng trong toàn bộ nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Xã hội mới từng
bước tạo ra những điều kiện để xây dựng quan hệ hợp tác giữa các dân tộc. Sự phát triển mọi
mặt của từng dân tộc gắn với sự phát triển của cả cộng đồng các dân tộc. Sự tăng cường tính
thống nhất các dân tộc trở thành một quá trình hợp quy luật. Tuy nhiên, tính cộng đồng chung,
tính thống nhất vẫn trên cơ sở giữ gìn và phát huy tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc.

c) Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến
lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý
nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề
chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn
với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin
cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và giải quyết vấn để dân tộc phải đáp ứng vững trên lập
trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc
phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.

Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc
trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội.

Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân
tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung
cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân
tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thê tách rời trong cương
lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của đảng cộng sản
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối
quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách
dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù
đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như
nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc
nào.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật
bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột
của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc
gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

- Các dân tộc được quyền tự quyết

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát
triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do
phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì
mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc
khác trên cơ sở bình đẳng.

Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu
toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước,
đòi ly khai chia rẽ dân tộc.

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong "Cương lĩnh dân tộc" của V.I.Lênin. Tư tưởng này là sự
thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống
nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân lộc.
Nó có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc
tự quyết. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp
công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Những cộng đồng người được coi là dân tộc có các đặc trưng chủ yếu sau
đây:

1. Cộng đồng về ngôn ngữ.


Các thành viên của một dân tộc có thể dùng nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp
với nhau, như Thụy Sỹ dùng tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Italia. Lại có một số
ngôn ngữ được nhiều dân tộc sử dụng, như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Pháp… Song, điều quan trọng nhất là mỗi dân tộc có một ngôn
ngữ chung thống nhất mà các thành viên của dân tộc coi là tiếng mẹ đẻ.

Tính thống nhất trong ngôn ngữ dân tộc trước hết thể hiện ở sự thống nhất
của ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản. Ngôn ngữ dân tộc là ngôn ngữ đã phát
triển. Thống nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân
tộc.
2. Cộng đồng về lãnh thổ.
Mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng, thống nhất, không bị chia cắt. Khái niệm lãnh
thổ bao gồm cả vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền quốc
gia dân tộc. Lãnh thổ dân tộc ổn định hơn nhiều so với lãnh thổ bộ tộc.

Trong trường hợp quốc gia có nhiều dân tộc thì lãnh thổ quốc gia gồm lãnh
thổ của các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành. Phạm vi lãnh thổ dân tộc
hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài.

Chủ quyền quốc gia dân tộc về lãnh thổ là một khái niệm xác định, thường
được thể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Thực tế lịch sử có những trường hợp lãnh thổ dân tộc bị chia cắt tạm thời,
nhưng không thể căn cứ vào đó mà vội cho rằng cộng đồng ấy đã
bị chia thành hai hoặc nhiều dân tộc. Đương nhiên sự chia cắt là một thử
thách về tính bền vững của cộng đồng dân tộc.

Cộng đồng lãnh thổ là đặc trưng quan trọng không thể thiếu của dân tộc.
Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc. Không có lãnh thổ thì
không có khái niệm Tổ quốc, quốc gia.

3. Cộng đồng về kinh tế.


Từ các cộng đông người nguyên thủy chuyển sang bộ tộc, yếu tố liên kết của
cộng đồng dựa trên quan hệ huyết thống dần dần bị suy giảm, vai trò của
nhân tố kinh tế – xã hội ngày càng tăng.

Tuy nhiên, với dân tộc, tác dụng của nhân tố kinh tế – xã hội được biểu hiện
ra thật mạnh mẽ. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chứng minh rằng, tác nhân cơ
bản dẫn đến việc chuyển hình thức từ cộng đồng trước dân tộc lên dân tộc là
tác nhân kinh tế.

Các mối liên hệ về kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ, nhất là mối liên hệ về
thị trường đã làm tăng tính thống nhất, bền vững, ổn định của cộng đồng
người đông đảo trong một lãnh thổ rộng lớn.

Dân tộc điển hình là dân tộc tư sản. Dân tộc này bao gồm các giai cấp, tầng
lớp khác nhau, trong đó tư sản và vô sản đối lập nhau về địa vị kinh
tế. Song hai giai cấp đối lập này có quan hệ kinh tế chặt chẽ trong một hệ
thống kinh tế duy nhất hình thành trên địa bàn dân tộc, đó là hệ thống kinh tế
tư bản chủ nghĩa.

Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thì cộng đồng người chưa
phải là dân tộc.

4. Cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách.


Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa dân
tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn
người… song nó vẫn là một nền văn hóa thống nhất không bị chia cắt. Tính
thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc.

Văn hóa dân tộc hình thành trong quá khứ lâu dài của lịch sử, hơn bất cứ yếu
tố nào khác, tạo ra sắc thái riêng của từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền
văn hóa độc đáo của mình.

Trong sinh hoạt cộng đồng, các thành viên của dân tộc thuộc những thành
phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hóa chung của
dân tộc, đồng thời hấp thụ các giá trị đó. Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
khác nhau về điều kiện sống nên có những quan niệm khác nhau về giá trị
văn hóa và tạo nên những yếu tố văn hóa khác nhau, song vẫn tham gia vào
sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng. Cá nhân hoặc nhóm người nào từ
chối những giá trị của văn hóa dân tộc thì họ đã tự cách lý mình khỏi cộng
động dân tộc.

Văn hóa của một dân tộc không thể phát triển nếu không giao lưu với văn hóa
của các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong sự giao lưu văn hóa, các dân tộc
không ngừng đấu tranh để bảo tồn và phát triển bản sắc của mình. Văn hóa
dân tộc thường có sức đề kháng rất lớn chống lại nguy cơ đồng hóa về văn
hóa.

Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng.


Ví dụ: Tâm lý, tính cách của dân tộc Việt Nam khác với tâm lý, tính cách của
các dân tộc Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản… mặc dù tâm lý, tính cách các dân
tộc phương Đông có nhiều nét tương đồng.

Người ta có thể nhận biết tâm lý, tính cách một dân tộc qua sinh hoạt vật chất
cũng như sinh hoạt tinh thần của dân tộc ấy, đặc biệt là qua các phong tục,
tập quán, tín ngưỡng, đời sống văn hóa.

Bốn đặc trưng nêu trên là không thể thiếu của mỗi cộng đồng dân tộc.
Tuy nhiên, dân tộc không phải là phép cộng giản đơn những quan hệ cộng
đồng này. Mà những quan hệ ấy có quan hệ nhân quả với nhau, tác động lẫn
nhau, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và độc đáo trong lịch sử lâu dài
hình thành và phát triển của cộng đồng.

Như thế, chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ sự thống nhất biện chứng của
các quan hệ cộng đồng; đồng thời khẳng định vai trò quyết định, nếu xét đến
cùng, của nhân tố kinh tế – xã hội, vài trò quan trọng của nhân tố chính trị.

Hình thức cộng đồng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của con người và
xã hội. Dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội mà còn là động lực, là cái nôi của mọi sự phát triển trong thời cận và hiện
đại, từ sự tiến hóa bình thường cho đến cách mạng xã hội.
Hiện tượng áp bức dân tộc, đặc trưng của chế độ người bóc lột người, đặc
biệt là chế độ tư bản chủ nghĩa, kìm hãm các dân tộc phát triển. Lý tưởng của
chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người, bao hàm giải phóng các dân tộc,
xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Trong tương lai của loài người, dân tộc sẽ tồn tại lâu dài, ngay cả khi các giai
cấp đã đi vào lịch sử.
1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và vận
dụng vào thực tiễn đất nước
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng lý luận cơ bản để Đảng Cộng sản Việt
Nam xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Vấn đề dân tộc cũng được xem như vấn đề có vị trí chiến
lược.Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn đề này được nhận thức và giải quyết theo từng quan điểm cụ
thể, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về những đặc trưng cơ bản
của dân tộc để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách dân tộc. Theo đó, dân tộc được hiểu là sản
phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Dân tộc là cộng đồng người gắn liền với
xã hội có Nhà nước, có giai cấp. Là một khái niệm đa nghĩa, tuy nhiên xét về cơ bản, dân tộc được hiểu
theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, dân tộc – quốc gia (nation) là chỉ một cộng đồng chính trị - xã hội rộng
lớn, gồm nhiều cộng đồng tộc người, được chỉ đạo bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất
định[1]. Cộng đồng người cùng một ngôn ngữ, văn hoá, sắc tộc, nguồn gốc hoặc lịch sử và gắn liền với
một quốc gia cụ thể nên còn gọi là quốc dân. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào…Theo  nghĩa hẹp, dân
tộc (ethnic) là cộng đồng mang tính tộc người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội,
được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính
bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Khmer, dân tộc Ê- Đê…

Đồng thời, qua nghiên cứu và vận dụng lý luận về hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân
tộc và quan hệ dân tộc cũng như Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp cho Đảng ta có
những quan điểm đúng đắn, phù hợp khi giải quyết các quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

Thứ hai, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn hệ thống
chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta…Và vấn đề được đặt ra là chúng ta phải biết quán triệt
và vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp những quan điểm, đường lối của Đảng vào từng giai đoạn và
hoàn cảnh lịch sử của từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam.

Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo
mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát
triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…”[2]. Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhất quán trong
chủ trương, đường lối và giữ vững nguyên tắc thực hiện chính sách dân tộc. Gần đây nhất, tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã nêu rõ “ Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn
trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển…”[3]. Đồng thời,
trên cơ sở thực tiễn về đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển tộc người và hình thành dân tộc - quốc
gia ở Việt Nam mà Đảng ta đã lấy làm căn cứ để đề ra những chính sách dân tộc hiện nay.

Một là, các dân tộc Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt.
Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh lại chiếm đa số khoảng 86% dân số cả nước và chủ yếu sinh sống
tại các thành phố, vùng đồng bằng, trung du. Trong khi đó, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14% dân
số cả nước và tập trung chủ yếu ở vùng núi, biên giới, hải đảo,.. như: Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh
khu vực duyên hải miền Trung…Hai là, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương
ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những người anh hùng dân tộc như
anh hùng Núp (dân tộc Ba Na) trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào dân tộc Pa Cô anh dũng trong
kháng chiến chống Mỹ,..đó là những tấm gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào
thành công chung của cách mạng nước nhà. Ba là, các dân tộc Việt Nam đều có một bản sắc riêng tạo nên
sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong đó, thì bản sắc văn hóa của các dân tộc chính
là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. Bốn là, xuất phát từ những vấn đề thực tiễn
đã và đang đặt ra hiện nay cũng chính là cơ sở quan trọng để đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn,
phù hợp. Có thể thấy, vừa qua, một số vụ bạo loạn xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc do các thế lực thù địch
công kích, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm
âm mưu chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của ta. Điều nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như
các cấp, các ngành cần có những giải pháp mềm mỏng, phù hợp để thực hiện các chính sách dân tộc hiện
nay cũng như trong giai đoạn tiếp theo.

2.Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn:
quốc phòng, an ninh được đảm bảo, đất nước được giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Trong đó, quan trọng nhất chính là Việt Nam đã thực hiện hiệu quả việc chống “âm mưu diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã
lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định đất nước ta. Qua đó cho thấy,
Đảng ta đã đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước
ta trong những năm qua. Trong đó, cơ bản giải quyết tốt quan hệ dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Chính sách dân tộc ở nước ta chính là việc cụ thể hóa những quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề
dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc, xây dựng và thực hiện chính sách dân
tộc dựa vào những nguyên tắc cơ bản, như: bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân
tộc và giúp nhau cùng phát triển. Về mục tiêu, chính sách dân tộc khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh
của các dân tộc và của cả đất nước, từng bước khắc phục và xóa bỏ khoảng cách chênh lệch vùng miền,
xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Nhìn chung, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của nước ta tập trung vào những vấn đề
cơ bản: Thứ nhất là chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng
và thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng
đồng bào dân tộc thiểu số phát triển cùng với mặt bằng chung, tiến tới hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất
nước; Thứ hai, chính sách dân tộc tập trung vào thực hiện các chính sách xã hội, đó là những vấn đề giáo
dục - đào tạo, văn hóa, y tế, an sinh xã hội,…nhằm nâng cao trình độ tri thức, chăm sóc sức khỏe, cải
thiện các mặt đời sống, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước vượt khó, thoát nghèo, phát triển
bình đẳng so với mặt bằng chung cả nước; Thứ ba, chính sách về an ninh, quốc phòng nhằm củng cố các
địa bàn chiến lược, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định
chính trị.

3. Những thành tựu về việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay
 
Về việc xây dựng chính sách dân tộc, qua các nhiệm kỳ Quốc hội từ khóa X đến nay, Quốc hội đã ban
hành nhiều đạo luật có những nội dung liên quan đến dân tộc thiểu số. Tính đến nay, Quốc hội đã ban
hành hơn 100 luật, hơn 30 nghị quyết có nội dung, chính sách liên quan đến lĩnh vực dân tộc thiểu số,
miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành hàng trăm văn bản về tất cả
các khía cạnh của đời sống liên quan đến chính sách dân tộc. Nội dung các văn bản ngày càng đi vào đời
sống và phù hợp với tình hình thực tiễn của từng dân tộc và tình hình chung của đất nước. Điều này cho
thấy rằng, Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm đối với công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất
nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Những chính sách dân tộc được ban hành đều đưa ra
những giải pháp cụ thể để thực thi một cách hiệu quả. Trong quá trình thực thi, đều tiến hành tổng kết,
sơ kết, rút kinh nghiệm và đi kèm các biện pháp tuyên truyền, phổ biến một cách công khai, minh bạch
đến mọi tầng lớp Nhân dân và đề cao vai trò dân chủ trong thực hiện chính sách dân tộc.

Nói về những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc, có thể khẳng định, ở nước ta hiện nay, tất cả
mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính,…đều bình đẳng về chính trị, pháp
luật và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững, sự gắn kết giữa 54
dân tộc ngày càng được củng cố, tăng cường trên cơ sở tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát
triển, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác dân tộc thời gian qua đã
góp phần tích cực trong việc thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, quyền bình đẳng giữa các dân tộc ngày càng được thể chế hóa, đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào ngày càng được nâng lên rõ rệt. Theo số liệu từ Cục thống kê 2010 - 2015, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ
nghèo của các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt và vượt, bình quân từ 3 - 4%/năm.
Trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ (2010), Liên hợp quốc đã đánh giá Việt
Nam là một trong những nước thành công nhất trong việc xóa đói, giảm nghèo.[4]

Không những công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả khả quan mà đối với công tác giáo dục dân
trí của đồng bào các dân tộc cũng được cải thiện. Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc và miền núi đã phổ
cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở theo độ tuổi và cơ bản xóa mù chữ. Đời sống văn hóa của các
dân tộc được giữ gìn và phát huy, mạng lưới thông tin, truyền thông rộng khắp và giúp cho đồng bào dân
tộc tiếp cận được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các giá trị văn
hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, nhiều di sản văn hóa của đồng bào dân tộc đã được UNESCO
công nhận (Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên).
 

 
 
.
 
Bên cạnh đó, những lĩnh vực đời sống xã hội khác cũng được cải thiện và từng bước được nâng lên, như:
công tác y tế ngày càng được cải thiện và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc; hệ
thống chính trị vùng dân tộc được củng cố; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
trong hệ thống chính trị từng bước nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó là nhờ vào chính sách
“khuyến học, khuyến tài” và chính sách ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục đối với con, em đồng bào dân tộc
thiểu số trong thời gian qua đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Về an ninh chính trị và trật tự xã hội tại
các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, cơ bản ổn định. Bà con đồng bào dân tộc ngày càng tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
 
4.Thực hiện chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn - Kiên quyết phản bác những luận điểm xuyên
tạc của các thế lực thù địch về vấn đề dân tộc
 
Với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, công tác xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt
được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần quan trọng củng cố và phát huy khối đại đoàn
kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, Đảng ta luôn kiên định “thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn
kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chống các âm mưu chi rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.
[1]

Thời gian qua, các thế lực thù địch còn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về lịch sử, đất đai và tập quán sinh
sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng như những khó khăn của một bộ phận người dân tộc miền núi,
vùng sâu, vùng xa để vu cáo Nhà nước ta “phân biệt đối xử”,“đàn áp người dân tộc thiểu số”, “ép” người
dân tộc thiểu số theo lối sống” văn minh” của người dân tộc Kinh… Bên cạnh đó, chúng còn lợi dụng tình
trạng một số cán bộ, đảng viên “tha hóa, biến chất” đã có những ứng xử không phù hợp với đồng bào
dân tộc để gây ra hiềm khích, tạo tâm lý tiêu cực nhằm để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
đã dày công xây dựng.
Đặc biệt, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”, đòi
thành lập Nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như:
“Vương quốc Mông” ở Tây Bắc, “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở
Tây Nam Bộ,…Thông qua sự bùng nổ và phát triển của không gian mạng, các thế lực thù địch phát tán,
truyền bá các tài liệu, văn bản, những đoạn clip “dàn dựng” nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân
quyền, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số ở trong nước, nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên
trường quốc tế…

Thế nhưng, bằng những biện pháp kiên quyết, đúng đắn, sự quyết tâm cao độ, sự đoàn kết nhất trí của
toàn Đảng, toàn dân ta, đã góp phần đập tan mọi âm mưu chia rẽ, những quan điểm và luận điệu sai trái
của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Từ những cơ sở thực tiễn đang diễn ra
trên đất nước ta, từ việc thể chế hóa những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và việc thống
nhất và áp dụng đúng đắn, phù hợp với pháp luật quốc tế về vấn đề dân tộc, chúng ta đã chứng minh và
phản bác lại những quan điểm sai trái nêu trên. Cụ thể, tại Điều 5 - Hiến pháp 2013, tr.13, quy định
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên
đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm
cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” và tại Điều 14 – Hiến pháp 2013, tr.17 cũng khẳng định “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội và chính sách cụ thể đối với các vùng, các dân tộc để giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, nâng cao
dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của làng bản. Hiện  nay, tốc độ tăng GDP trung bình vùng dân tộc
thiểu số hàng năm đạt 8 - 11% (6,5%). Chương trình 135 giai đoạn I đã đầu tư 9.142 tỷ đồng từ ngân sách
Nhà nước để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1.512 triệu hộ nghèo,
cận nghèo. Tập huấn cho 103 ngàn người, dạy nghề cho 720 ngàn người, góp phần giúp con em tìm kiếm
việc làm. Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 1,4 triệu hộ vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số vay
45.194 tỷ đồng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. [2] Sau đó, chương trình 135 giai đoạn 2 nâng tổng
số vốn đầu tư là 14.000 tỷ đồng chi từ Ngân sách cho đồng bào dân tộc. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chính sách ưu tiên trên nhiều lĩnh vực cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, như: Chính sách ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục, chiếu cố tiêu chuẩn để học sinh dân tộc
thiểu số được tham gia học tập ở bậc cao đẳng, đại học (điểm cộng, chế độ cử tuyển); ưu tiên bằng kéo
dài thời gian đào tạo ở cả khâu chuẩn bị đầu vào lẫn khâu đào tạo chính thức ở bậc đại học, cao đẳng.
Trong lĩnh vực y tế: chế độ phát thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí và nhiều chính sách y tế ưu đãi cho đồng bào
các dân tộc … Như vậy, có thể khẳng định rằng, bằng nhiều hình thức, Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự
quan tâm, chăm lo cho đời sống bà con đồng bào các dân tộc. 

Do đó, để phản bác lại những quan điểm sai trái, bịa đặt của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước ta đã
thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải những chủ trương, chính sách, thành tựu đã
đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người dân tộc thiểu số ở nước ta đến mọi tầng lớp nhân
dân, cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài, để có cái nhìn toàn diện, khách quan và đúng đắn về
chính sách dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Có thể nói, nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác – Lênin vào thực tiễn đất nước, tư
tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc thể hiện ở hai lĩnh vực: thứ nhất là vấn
đề dân tộc ở cấp độ dân tộc – quốc gia và thứ hai là vấn đề dân tộc ở cấp độ dân tộc – tộc người  (một
quốc gia có nhiều dân tộc). Hiện nay, xét ở cấp độ quốc gia có nhiều dân tộc, theo tư tưởng của chủ tịch
Hồ Chí Minh thì việc giải quyết những vấn đề dân tộc chính là việc đề ra những đường lối, chính sách
đúng đắn để xóa bỏ nghèo nàn, xóa bỏ lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống nhân
dân các dân tộc với quan điểm “thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ” và làm
cho “miền núi tiến kịp miền xuôi” và người đồng bào dân tộc được hưởng đầy đủ những quyền lợi trong
mọi mặt đời sống xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đan xen giữa những thời cơ và thách thức, tiếp tục tiếp thu và kế thừa
một cách đầy đủ, sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta, cùng với các cấp, các
ngành đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện những chính sách dân tộc phù hợp, đúng đắn, góp
phần giữ gìn và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, kiên trì độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

10. Có quan điểm cho rằng con người là con vật có lý trí, quan điểm đúng hay sai vì
sao. Dựa vào quan điểm Mác lenin về vấn để con người đó. Luận giải

11. Đấu tranh giai cấp là gì? ở nc ta có đấu tranh giai cấp hay không. Phân tích vai
trò, biểu hiện đấu tranh ở nc ta theo triết học maclenin

1. Đấu tranh giai cấp là gì?


Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và
tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị
không những bị chiếm đoạt về lao động mà còn bị áp bức về chính trị, xã hội và
tinh thần. Những bất công như vậy làm tất yếu nảy sinh cuộc đấu tranh giữa các
giai cấp.

V. I. Lênin đã định nghĩa:


Đấu tranh giai cấp là “Cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp
bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám,
cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản
chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.

Thực chất của đấu tranh này là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích
giữa quần chúng bị áp bức, vô sản, đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống
lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức và bóc lột.

Cuộc đấu tranh đó có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội
hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội là: Mâu
thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản
xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn
với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.

2. Vai trò của đấu tranh giai cấp: Một trong những động lực phát triển của xã
hội có giai cấp
– Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội để thay thế
phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản
xuất xã hội. Đến lượt mình, sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát
triển của toàn bộ đời sống xã hội.

Như C. Mác và Ph, Ăng-ghen đã khẳng định: Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp
là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh
tế – xã hội, vì vậy, “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội
có giai cấp”.

– Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải
tạo cả bản thân giai cấp cách mạng.
Ví dụ như giai cấp tư sản trong thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, thời kỳ đầu
của chế độ tư bản là giai cấp cách mạng. Giai cấp vô sản khi vừa ra đời, giương
cao ngọn cờ chống áp bức, bóc lột là giai cấp cách mạng.

Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách
mạng. Thànhr tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực
lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ
xã hội… không tách rời cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ chống lại các thế
lực thù địch, phản động.

Cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị chống lại giai cấp thống trị là một trong những
động lực của phát triển xã hội. Ảnh: Medium.com.
– Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng
trong lịch sử xã hội có giai cấp.
Đó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch
sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã
hội.

+ Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính
trị.

+ Sau khi giành được chính quyền (ví dụ như tại Nga sau cách mạng tháng Mười,
tại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám), thiết lập nền chuyên chính của giai cấp
vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi.

Mục tiêu của cuộc đấu tranh sau khi giành chính quyền là giữ vững thành quả
cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản
xuất, quản lý xã hội,, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên
cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công
bằng, dân chủ và văn minh.

Đó vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

3. Tính tất yếu của cuộc đấu tranh ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ở những nước giai cấp vô sản đã lên nắm chính quyền, cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản chống lại giai cấp bóc lột vẫn tiếp tục vì những lý do cơ bản sau:

– Sự chống đối của giai cấp bóc lột đã mất chính quyền trở nên đặc biệt gay gắt
hòng giành lại chính quyền và những lợi ích, của cải đã mất.

– Trong một thời gian dài sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, những
cơ sở vật chất để nảy sinh giai cấp bóc lột và sự phân chia giai cấp vẫn tồn tại. Do
vậy, giai cấp công nhân phải tổ chức xây dựng một hệ thống quan hệ xã hội mới
theo yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và định hướng các thành phần
kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngoài ra, giai cấp vô sản cũng phải từng bước khắc phục những tư tưởng, tâm lý,
tập quán văn hóa… còn lạc hậu của xã hội cũ còn in sâu vào đời sống tinh thần của
xã hội.

– Bọn đế quốc, các thế lực thù địch, phản động ở bên ngoài luôn câu kết với các
lực lượng chống đối ở trong nước hòng âm mưu lật đổ chính quyền của nhân dân,
can thiệp phá hoại những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

4. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay


Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất
yếu. Do bối cảnh lịch sử của quá trình hình thành giai cấp và điều kiện mới của xu
thế quốc tế hóa, cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng.

Trong nhiều văn kiện, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng, hiện nay và cả trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và
đấu tranh giai cấp.

Nhưng đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay cần được nhận thức cho đúng: Nó
diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và bằng những hình thức
mới.
Bởi vì, cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế – xã hội, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các
giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, khác với thời kỳ cách mạng dân tộc
dân chủ trong những năm đầu chúng ta giành được chính quyền. Mối quan hệ
giữa các giai cấp, sự phát triển của các giai cấp trong xây dựng đất nước, bảo vệ
Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước không còn như
trước đây.

Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp
tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng cường đoàn kết trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích của giai cấp
công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất
công, chống bóc lột, chống tụt hậu về kinh tế, chính trị.

Vì vậy, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở Việt
Nam là:
– Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam ngày càng phồn vinh,
nhân dân ngày càng hạnh phúc trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0), đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng, có vị thế
xứng đáng ở khu vực và trên trường quốc tế;

– Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, chống bất công, đấu tranh chống tham
nhũng, ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái;

– Đấu tranh làm thất bại mọi dâm mưu và hành động chống phá Việt Nam của các
thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ đường nối đối nội và đối ngoại
của Đảng, Nhà nước.

Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí
thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát
huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thàng phần kinh tế, của toàn xã hội.

12. Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đó yếu
tố nào quan trọng nhất. Trước sự tác động công nghiệp 4.0. Nước ta đã làm gì
đầu tư cho lực lượng sản xuất tương lai.

1. Lực lượng sản xuất là gì?


Lực lượng sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình động chinh phục tự
nhiên của con người.

– Nghĩa là, trong quá trình sản xuất trong đời sống xã hội, con người chinh
phục giới tự nhiên bằng tổng hợp tất cả các sức mạnh hiện thực của mình.
Sức mạnh đó được triết học duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm “lực
lượng sản xuất”.

Khái niệm “lực lượng sản xuất” nói lên năng lực thực tế của con người trong
quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội.

– Về mặt kết cấu, lực lượng sản xuất gồm hai thành tố là Người lao động và
Tư liệu sản xuất:

+ Người lao động là con người có sức khỏe, có kỹ năng lao động.
+ Tư liệu sản xuất là những đối tượng được con người sử dụng, khai thác
trong quá trình sản xuất, gồm:

 Tư liệu lao động. Ví dụ: những công cụ lao động như cày, cuốc,
máy kéo, dệt, máy, xe tải…; những nhiên liệu sản xuất như xăng,
dầu, điện…
 Đối tượng lao động. Ví dụ: sắt, thép, xi măng, sỏi, bông, len, sợi
vải… Đó là những vật liệu, nguyên liệu “thô” để làm đầu vào của
sản xuất.

– Do tầm quan trọng của nhân tố con người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khẳng
định:
“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động”.

Do đặc trưng sinh học – xã hội riêng có của mình, con người có sức mạnh và
kỹ năng lao động cả về chân tay, cơ bắp, lẫn trí óc. Trong lao động, sức mạnh
và kỹ năng ấy đã được nhân lên gấp nhiều lần.

Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và
hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng trong lao động của con người. Do đó, con
người chính là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận cua nền sản xuất trong
thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) hiện nay.
– Cùng với con người, công cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của lực lượng sản
xuất.

Công cụ lao động chính là “khí quan của bộ óc con người”, là “sức mạnh
của tri thức đã được vật thể hóa”, có tác động “nối dài bàn tay” và nhân lên
sức mạnh trí tuệ con người.

Bởi vậy, khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ tin học hóa, số hóa, tự động
hóa… một cách phổ biến như hiện nay, thì hiệu năng của nó thật sự rất kỳ
diệu.

Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhất (tức là dễ biến
đổi, tiến hóa lên mức cao hơn nhất) của lực lượng sản xuất. Điều này biểu
hiện năng lực thực tiễn của con người ngày càng tăng thêm, bởi công cụ sản
xuất là do chính con người chế tạo ra.

Chính sự chuyển đổi, cải tiến, hoàn thiện không ngừng của công cụ lao động
đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét cho
cùng, đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi biến cải xã hội.
– Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người sáng tạo ra khoa học, đến lượt mình, khoa
học lại đóng vai trò là công cụ lao động đắc lực của con người.

Ngày nay, khoa học đã phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều
biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống.
Cách thức mà khoa học thâm nhập và thể hiện trong hiện thực ngày càng
phong phú, đa dạng theo cấp số nhân. Khoa học đã phát triển đến mức độ
mà chỉ vài chục năm trước con người cũng khó tưởng tượng ra.

Ví dụ tiêu biểu là công nghệ Internet, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, các
mạng xã hội Facebook, Youtube… đã làm thay đổi to lớn nhiều mắt khâu
trong quá trình sản xuất của con người. Những công nghệ hiện đại này chính
là đặc trưng mang tính thời đại cho lực lượng sản xuất hiện nay.
Con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Còn công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng
sản xuất..
2. Quan hệ sản xuất là gì?
Quan hệ sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối
quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất.

– Nếu như lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên – mặt thứ nhất của “mối quan hệ song trùng” trong quá trình sản xuất
xã hội, thì quan hệ sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa những con người với
nhau trong quá tình sản xuất ấy – mặt thứ hai của nó.

Chính nhờ mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên  tồn tại thống nhất với nhau mà quá trình sản xuất xã
hội mới diễn ra bình thường.
Ví dụ:

 Trong quá trình khai thác mỏ than, nếu mỗi người chỉ làm việc
một cách tách biệt, không có sự phối hợp giữa các công nhân,
những người công nhân lại không nghe chỉ đạo của quản lý…,
tức là không tồn tại mối quan hệ giữa những con người với nhau
(“quan hệ sản xuất”), thì tập thể đó không thể khai thác than
hiệu quả.

– Trong sản xuất, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thể hiện thành
những trình độ, năng lực khác nhau của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, mối
quan hệ đó được xây dựng trong và thông qua những quan hệ khác nhau
giữa người với người, tức là những quan hệ sản xuất.

Như thế, dù muốn hay không, con người bắt buộc phải tạo dựng, duy trì
những mối quan hệ nhất định với nhau trong quá trình sản xuất để đảm bảo
hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và ngày càng hiệu quả. Những quan
hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ
ai.

Tuy do con người tạo ra, nhưng các mối quan hệ sản xuất đó tuân theo
những quy luật xã hội tất yếu, khách quan của của đời sống xã hội.
– Trong thực tế quá trình sản xuất, hệ thống các quan hệ sản xuất biểu hiện cụ thể theo 03
mặt khác nhau như sau:

 Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất;


 Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất;
 Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Các mặt quan hệ nêu trên là những quan hệ mang tính vật chất thuộc đời
sống xã hội.

Những quan hệ đó là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở


sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Các mặt quan hệ này luôn gắn bó với
nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động
không ngừng của lực lượng sản xuất.

Mỗi mặt của hệ thống quan hệ sản xuất có vai trò và ý nghĩa riêng biệt, xác
định, khi nó tác động tới nền sản xuất xã hội nói riêng và toàn bộ tiến trình lịch
sử nói chung, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

2.1. Vai trò của quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
– Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở
hữu đối với tư liệu sản xuất. Nó biểu hiện thành chế độ sở hữu – đặc trưng
cơ bản của phương thức sản xuất.

– Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi nền kinh tế – xã hội xác
định, quan hệ sở hữu về tư  liệu sản xuất luôn có vai trò quyết định đối với
các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, cơ
bản, trung tâm của các quan hệ sản xuất.

– Một cách chung chất, có thể hiểu quan hệ sở hữu là quan hệ giữa các tập
đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất.
Ví dụ:

 Quan hệ giữa địa chủ sở hữu đất với tá điền không sở hữu đất là


quan hệ sở hữu.
 Quan hệ giữa tư sản có nhà máy với công nhân không có nhà
máy là quan hệ sở hữu.

Chính các mối quan hệ sở hữu này đã quy định địa vị của từng tập đoàn
người (địa chủ – tá điền; tư sản – công nhân;…) trong hệ thống sản xuất xã
hội.

Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy
định cách thức mà các tập đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, cách thức mà
các tập đoàn tổ chức quản lý trong quá trình sản xuất.     
Cuối cùng, chính quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối
sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản
xuất xã hội.

– Trong các hình thái – kinh tế xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử
đã được chứng kiến sự tồn tại của hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu
sản xuất:
+ Sở hữu công cộng:
 Là loại hình mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi
cộng đồng. Nhờ cơ sở đó nên về nguyên tắc, các thành viên của mỗi cộng
đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm.

Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên các quan hệ xã hội
trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội trở thàn quan hệ hợp tác,
tương trợ lẫn nhau.
+ Sở hữu tư nhân:
Trong các chế độ tư hữu, do tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số ít
người nên của cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về số ít người đó.
Do vậy, các quan hệ xã hội trở thành bất bình đẳng: quan hệ thống trị và bị trị.
Đối kháng xã hội trong các xã hội này tiềm tàng trở thành đối kháng gay gắt.

Đến nay, lịch sử loài người chứng kiến 03 chế độ sở hữu tư nhân điển hình:

 Chế độ chiếm hữu nô lệ;


 Chế độ phong kiến; và
 Chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong đó, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là đỉnh cao của loại hình
sở hữu này.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chứng minh rằng chế độ tư bản chủ nghĩa không
phải là hình thức sở hữu cuối cùng trong lịch sử loài người. Chủ nghĩa xã hội
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng sẽ
đóng vai trò phủ định đối với chế độ tư hữu.

2.2. Vai trò của quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất:


– Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt tổ chức, quản lý
sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách trực tiếp, quy mô,
tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể.

Bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của một nền sản xuất, điều khiển và
tổ chức vận hành các nhân tố đó, các quan hệ này có khả năng đẩy nhanh
hoặc kìm hãm các quá trình khách của sản xuất.
– Các quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất luôn có xu hướng thích
ứng với kiểu quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thể. Do vậy,
việc sử dụng hợp lý các loại quan hệ này sẽ cho phép toàn bộ hệ thống sản
xuấ vươn tới tối ưu.

Ngược lại, các quan hệ tổ chức và quản lý có thể làm biến dạng quan hệ sở
hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.
Ví dụ:

 Khi xét đơn thuần trong các mối quan hệ công việc tại Tập đoàn
Alibaba, thì quan hệ giữa Mã Vân – Chủ tịch với Trương Dũng –
CEO, hoặc quan hệ giữa Trương Dũng với các Giám đốc bộ
phận… là những quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất. Rõ
ràng, nếu những quan hệ này được tổ chức khoa học thì doanh
thu của Alibaba sẽ phát triển.
 Ngược lại, nếu những quan hệ này có vấn đề, hoạt động kinh
doanh của Alibaba sẽ gặp rắc rối.

– Ngày nay, nhờ ứng dụng được những thành tựu to lớn của khoa học quản
lý hiện đại và những tiến bộ của công nghệ thông tin, nên vai trò của các quan
hệ tổ chức và quản lý đối với sản xuất, đặc biệt là đối với việc điều hành sản
xuất ở tầm vĩ mô, đã tăng lên gấp bội.

2.3. Vai trò của quan hệ phân phối sản phẩm lao động:
Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản
phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự
vận động của toàn bộ nền kinh tế – xã hội.

Mặc dù phục thuộc vào các quan hệ sở hữu và vào trình độ tổ chức quản lý
sản xuất, song do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người,
nên các quan hệ phân phối là chất xúc tác của các quá trình kinh tế – xã hội.

Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sự sản xuất, làm
năng động toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Ngược lại, các quan hệ này có
khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Ví dụ:

 Quan hệ giữa ông chủ – người trả lương và công nhân – người


nhận lương là quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Nếu mức
lương hợp lý sẽ kích thích người lao động tăng năng suất, góp
phần tăng hiệu quả kinh doanh.
 Ngược lại, nếu mức lương quá thấp, công nhân có xu hướng
đình công, làm đình trệ sản xuất.

 
MỞ RỘNG:
(Các bạn không nhất thiết trình bày trong bài thi):

Sau khi khảo sát các thành tố của phương thức sản xuất như trên, ta có thể
công thức hóa một cách tương đối như sau:

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT {Người lao động + Tư liệu sản xuất [Tư liệu lao
động (công cụ lao động + nhiên liệu) + Đối tượng lao động (nguyên vật liệu thô)]} +

QUAN HỆ SẢN XUẤT {Quan hệ sỡ hữu [Sở hữu tư nhân, Sở hữu công


cộng]; Quan hệ tổ chức, quản lý; Quan hệ phân phối} =>

PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT = CÁCH THỨC SẢN XUẤT RA SẢN


PHẨM.
 

II. Mối quan hệ biện chứng 


Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu
hiện thành một mối quan hệ biện chứng.

Mối quan hệ đó lại biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự vận động
của đời sống xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Quy luật đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

1. Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới
ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất.
– Lực lượng sản xuất là thành tố động nhất, cách mạng nhất, là nội
dung của phương thức sản xuất.

Còn quan hệ sản xuất là thành tố tương đối ổn định, là hình thức xã hội của phương
thức sản xuất.

Trong mối quan hệ đó, nội dung quyết định hình thức, tức là lực lượng sản
xuất quyết định quan hệ sản xuất.

– Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi và ngày
càng tiến bộ hơn.
Xét đến cùng, sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của lực
lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.

Do vậy, lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với phương thức sản
xuất, buộc quan hệ sản xuất phải hình thành, biến đổi và phát triển phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Nội dung đó thể hiện: 
+ Trình độ của lực lượng sản xuất ở một giai đoạn lịch sử nhất định là trình độ, khả
năng chinh phục tự nhiên của con người ở giai đoạn đó.
Trình độ đó thể hiện ở một số điểm sau:

 Trình độ của công cụ lao động;


 Trình độ tổ chức, phân công lao động xã hội;
 Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất;
 Kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người.  

Rõ ràng cả ba mặt của quan hệ sản xuất phải phụ thuộc và phù hợp với các
trình độ nêu trên để đảm bảo phương thức sản xuất được vận hành hiệu
quả.
+ Tính chất của lực lượng sản xuất là khái niệm thể hiện đặc điểm, quy mô đặc
trưng của lực lượng sản xuất ở một phương thức sản xuất nhất định.
Khi công cụ lao động chỉ ở trình độ thủ công, lực lượng sản xuất chủ yếu
mang tính cá nhân.

Còn khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khi hóa, tự động hóa, hoặc “internet hóa”
như hiện nay, lực lượng sản xuất đòi hỏi sự hợp tác xã hội mang tính chất
rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hóa, thậm chí là sự hợp tác mang tính toàn
cầu.

Trên thực tế, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt
nhau.
– Như thế, quan hệ sản xuất luôn được lực lượng sản xuất thúc đẩy đến trạng thái phù hợp
với lực lượng sản xuất.

Đó là trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển tất yếu
của lực lượng sản xuất.

Nghĩa là, trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo ra dư
địa đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển.

Trong trạng thái ấy, cả ba mặt của quan hệ sản xuất thích ứng với tính chất,
trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng, kết
hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất. Khi đó, lực lượng sản xuất sẽ có điều
kiện để phát triển hết khả năng của nó.
– Tuy nhiên, trạng thái phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất sẽ không đứng
yên một chỗ mà sẽ dần biến đổi đến trạng thái mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất.

Sở dĩ như vậy bởi khi tới một giai đoạn nào đó, lực lượng sản xuất sẽ phát
triển lên một trình độ mới với tính chất xã hội hóa cao hơn.
Ví dụ như khi người lao động không sử dụng các công cụ thô sơ, năng suất
kém mà chuyển sang công cụ máy móc, năng suất cao hơn để sản xuất.

Khi đó, tình trạng phù hợp sẽ bị phá vỡ. Mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt và
đến một lúc nào đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” trói buộc
khiến lực lượng sản xuất không thể phát triển hơn.

Đòi hỏi khách quan khi đó là phải thay quan hệ sản xuất cũ, đã lỗi thời bằng
một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Chỉ có như vậy thì lực lượng sản xuất
mới được “cởi trói” để phát triển lên những trình độ cao hơn.

Việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế nó bằng quan hệ sản xuất mới
có nghĩa là ở đó diễn ra sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời, kéo
theo sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Đó là thời đại của cách
mạng xã hội.
Ví dụ:

 Cách mạng tư sản ở Anh (1642 – 1651), ở Pháp (1789 – 1799)


đã xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến và thay
bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
 Cách mạng vô sản năm 1917 ở Nga đã đưa phương thức sản
xuất xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trên thực tế…

2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản
xuất.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản
xuất song cũng khẳng định: Quan hệ sản xuất bao giờ cũng có tính độc lập
tương đối và sẽ tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Điều đó thể hiện ở một số điểm sau:

– Quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất, ảnh hưởng đến
thái độ lao động của công nhân, nông dân, việc hợp tác và phân công lao
động, kích thích hoặc hạn chế hoạt động cải tiến công cụ, ứng dụng khoa
học, công nghệ vào sản xuất.

Bằng nhiều cách như vậy, quan hệ sản xuất có nhiều ảnh hưởng lên lực
lượng sản xuất và phương thức sản xuất.

– Nếu được vận dụng khoa học, phù hợp với tính chất và trình động của lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất sẽ tạo dư địa rộng lớn để lực lượng sản
xuất phát triển.

Khi đó, quan hệ sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
hết khả năng của nó.
– Nếu đã lỗi thời, không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất sẽ kìm kẹp, cản trở lực lượng sản xuất phát triển.

Kéo theo đó, hiệu năng sản xuất của nền kinh tế sẽ suy giảm, xuất hiện ngày
càng nhiều các hiện tượng bất công trong xã hội.
– Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất hợp lý, đồng bộ.

Quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc tiến bộ hơn một cách giả tạo cũng sẽ kìm
hãm sự phát tiển của lực lượng sản xuất.

Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã bộc lộ gay
gắt, đòi hỏi phải giải quyết nhưng con người không phát hiện được; hoặc khi
mâu thuẫn đã được phát hiện mà không được giải quyết hoặc giải quyết một
cách sai lầm, chủ quan… thì tác động kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở
thành nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản xuất.

CÁCH 2

Khái niệm lực lượng sản xuất

+ Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ
thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên
của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình
độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

+ Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó, công cụ
sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người
lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trọng).

Trong hai nhóm yếu tố nói trên, người lao động là nhân tố quan trọng nhất (bởi vì, tư liệu sản
xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người).

-    Khái niệm quan hệ sản xuất

+ Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người
với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).

+ Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức -
quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mổì quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn
nhau trên cơ sở xuyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.

-   Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện
chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực
của xã hội.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong
đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình
thức kinh tế của quá trình đó. Trong đòi sống hiện thực, không thể có sự kết hợp các nhân tố
của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại
có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có một quá
trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không
có nội dung vật chất của nó.

Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống
nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực
của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu
đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư
liệu sản xuất, tổ chức - quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể
được duy trì, khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của
một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng nhưng
trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác
động trở lại lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc
khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất
trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá
trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn
luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động
này có thể diễn ra theo chiểu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp
hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận
động, phát triển lực lượng sản xuất. Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không
phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả
năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc
đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã
hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất của xã hội.

Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng
sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn
luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng
vai trò là hình thức kinh tế cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là
những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành
những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thông
nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất.

Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, C. Mác đã từng chỉ ra rằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng
sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước
đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực
lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi
đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà
những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp
với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực
thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.

-    Ý nghĩa phương pháp luận

+ Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng
(tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ
không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh
tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của
xã hội.

+ Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản
xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,...)
mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.

Ví dụ, trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước những năm 80 của thế kỷ XX,
nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo thật đúng yêu
cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất hiện có không được bảo
tồn, tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn tới sự khủng
hoảng kinh tế lớn, buộc các nước này phải tiến hành những cuộc cải ách, đổi mới theo hướng
tạo lập sự phù hợp của quan hệ sản xuất với thực tế trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ
đó lực lượng sản xuất của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển.
13. Vận động là gì? Có mấy hình thức cơ bản của vận động. Phân tích. Cho ví dụ làm
rõ. Trong đó vận động nào cao nhất. Vì sao?

Vận động là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức
tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi
của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn
giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ
là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất)
mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất
mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.

2. Các hình thức của vận động


Vận động có nhiều hình thức khác nhau tùy theo cách phân loại. Trong các sách giáo khoa triết học, vận động
được phân loại thành 5 hình thức gồm vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học,
vận động   xã hội. Cách phân loại này căn cứ theo cách phân loại khoa học thành cơ học, vật lý học, hóa học,
sinh học, khoa học xã hội; đồng thời dựa trên quan  niệm cho rằng mỗi khoa học nghiên cứu một loại vận động.
Trong 5 hình thức vận động này, vận động cơ học là hình thức cơ bản nhất; bởi vì, bất kỳ sự vật nào dù to và
nhỏ đến đâu cũng đều thay đổi về  vị trí trong không gian. Ngoài cách trên, còn có một số cách phân loại đáng
chú ý như sau.
Thứ nhất, vận động được phân loại thành 3 hình thức gồm vận động theo chiều hướng đi lên, vận động theo
chiều hướng đi xuống, vận động theo chiều hướng không đi lên và không đi xuống (trong đó, vận động theo
chiều hướng đi lên được gọi là phát triển; còn vận động theo chiều hướng đi xuống được gọi là thoái hóa). Cách
phân loại này  căn  cứ vào mức độ tiến bộ và không tiến bộ của sự vật ở thời điểm sau so với thời điểm trước.
Sự vật ở thời điểm sau so với thời điểm trước có thể là tiến bộ nhiều hơn, tiến bộ ít hơn, tiến bộ không nhiều
hơn   và không ít hơn. Tương tự, vận  động  cũng gồm có 3 hình thức tương ứng (phát triển, thoái hóa, không
phát triển và  không thoái hóa). Ví dụ, sự thay đổi của một người cụ thể từ trạng thái yếu sang trạng thái khỏe là
phát triển, từ trạng thái khỏe sang trạng thái yếu là thoái hóa;  thay đổi của một quốc gia cụ thể  từ  nghèo sang
giàu là phát triển, từ  giàu  sang nghèo là thoái hóa. Thay  đổi  thời tiết ở một vùng cụ thể từ mưa sang nắng,
hoặc từ nắng sang mưa là không phát  triển và không thoái hóa. Lịch sử của thế giới sinh vật và xã hội loài
người tuy có lúc là thoái hóa, nhưng nhìn chung  là  phát triển. Còn lịch sử của thế giới tự nhiên vô sinh nhìn
chung là không phát triển và không thoái hóa.
Thứ hai, vận động được phân loại thành 2 hình thức gồm thay đổi về chất và thay đổi về lượng. Cách phân loại
này căn cứ vào thuộc tính chất hay thuộc tính lượng của sự vật. Theo đó, sự vật chỉ có thuộc tính chất và thuộc
tính lượng; thay đổi của sự vật cũng gồm có thay đổi về chất và thay đổi về lượng. Ví dụ, thay đổi từ nóng sang
lạnh hoặc từ lạnh sang nóng là thay đổi về chất; thay đổi từ nóng 50 độ C đến nóng 60 độ C là thay đổi về
lượng; thay đổi từ nghèo sang giàu hoặc từ giàu sang nghèo là thay đổi về chất; thay đổi từ nghèo ở mức độ thu
nhập bình quân 100 USD/người/năm sang nghèo ở mức độ thu nhập bình quân 200 USD/người/năm là thay đổi
về lượng.
Thứ ba, vận động được phân loại thành 3 hình thức gồm vận động của tự nhiên, vận động của xã hội, vận động
của tư duy (trong đó, vận động của tự nhiên gồm vận động của tự nhiên vô sinh, vận động của tự nhiên hữu
sinh). Cách phân loại này căn cứ vào các lĩnh vực của thế giới. Theo đó, thế giới có 3 lĩnh vực gồm tự nhiên, xã
hội, tư duy; vận động cũng gồm có vận động của tự nhiên, vận động của xã hội, vận động của tư duy. Ví dụ, sự
chuyển động của các vì sao là vận động của tự nhiên vô sinh; sự mất đi của một cá thể sinh vật là vận động của
tự nhiên hữu sinh; sự thay đổi chế độ chính trị của một quốc gia là vận động của xã hội; sự tăng trưởng tri thức
của con người là vận động của tư duy.
Thứ tư, vận động được phân loại thành nhiều hình thức gồm thay đổi về  vị trí, thay đổi về khối lượng, thay đổi
về hình dáng, thay đổi về màu sắc, thay đổi về  điện, thay đổi về nhiệt, thay đổi về tư duy, v.v.. Cách phân loại
này căn  cứ vào các thuộc tính có trong thế giới. Theo đó, nếu thế giới có bao nhiêu thuộc tính, thì vận động
cũng có bấy nhiêu loại tương ứng.
3. Quan hệ giữa vật chất và vận động
Về vấn đề quan hệ giữa  vật chất và vận động, quan điểm biện chứng cho rằng, vật chất và vận  động không
tách rời nhau; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất; bất kỳ sự vật nào cũng đều luôn luôn vận động; sự
không vận động ở một số sự vật chỉ diễn ra  tạm thời ở một hình thức nào đó; vận động là tuyệt đối; không vận
động là tương đối. Quan điểm biện chứng đó được thể hiện cô đọng ở luận điểm của Ph.Ăngghen: “Vận  động là
phương thức tồn tại của vật chất” [10, tr.833]. Trong khi đó, theo quan điểm siêu hình, vận động có thể tách rời
vật chất; vận động không phải là tuyệt đối. Ví dụ, theo quan điểm siêu hình, thế giới vật chất lúc đầu không vận
động, sau đó nhờ có cái hích của Thượng Đế nên mới vận động; hoặc thế giới vật chất mới có lịch sử cách đây
14 tỷ năm. Quan điểm siêu hình trái ngược với quan điểm biện chứng. Với quan điểm biện chứng, thế giới vật
chất không có thời điểm bắt đầu; nó là vô tận về quá khứ và tương lai; nó luôn luôn vận động; sự vận động của
thế giới vật chất bắt nguồn từ nguyên nhân nội tại của nó; trong thế giới đó có nhiều vũ trụ, một số vũ trụ đang
co lại do lực hút, một số vũ trụ đang nở ra do lực đẩy, vũ trụ nào cũng có lúc co lại và có lúc nở ra. Dù cho 14 tỷ
năm trước Vũ trụ mà ta nhìn thấy đã xảy ra vụ nổ lớn như lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang - một lý thuyết của
khoa học tự nhiên và được cộng đồng khoa học tự nhiên chấp nhận rộng rãi cho rằng, Vũ trụ lúc đầu chỉ giới
hạn trong một không gian cực nhỏ với mật độ và nhiệt độ cực cao; từ thời điểm cách đây khoảng 14 tỷ năm đã
xảy ra vụ nổ lớn; sau thời điểm này, Vũ trụ bắt đầu giãn nở; nguyên tố đầu tiên được sinh ra là hiđrô; sau đó  
những đám mây  khổng lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy được hội tụ lại bởi hấp dẫn và  tạo thành  lên các
ngôi sao, các thiên hà, các đám thiên hà [15]), nhưng Vũ trụ đó cũng chỉ là  một trong các vũ trụ của thế giới  vật 
chất. Vũ trụ mà ta nhìn thấy có lúc khởi đầu nhưng thế giới vật chất thì không có lúc khởi đầu.

VẬN ĐỘNG XÃ HỘI QUAN TRỌNG NHẤT. VÌ ĐÓ LÀ SỰ VẬN ĐỘNG CHUNG: VẬN
ĐỘNG CỦA GIAI CẤP, DÂN SỐ, KINH TẾ NÓ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ SUY VONG HAY
THỊNH VƯỢNG CỦA TOÀN NHÂN LOẠI CHỨ KHÔNG CHỈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁ
NHÂN RIÊNG LẺ.

Ý NGHĨA CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG: MANG TÍNH KHÁCH QUAN VÀ KẾ THỪA
NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC, LOẠI BỎ SỰ CŨ KỈ, LẠC HẬU, THAY VÀO ĐÓ LÀ SỰ
PHÁT TRIỂN PHÙ HỢP VỚI THỜI ĐẠI PHẤT TRIỂN SỰ VẬT HIỆN TƯƠNG NGÀY
CÀNG HOÀN THIỆN.

14. Không gian là gì? Thời gian là gì? Ý nghĩa phương pháp luận?

15.Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác Lênin là một tất yếu của lịch
sử?

Bởi vì,
_ Sự ra đời của triết học Mác – Lênin là một tất yếu lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã
hội quyết định. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
phát triển; giai cấp vô sản phát triển cả về số lượng và chất lượng; mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn đấu tranh giai
cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt và các cuộc khởi nghĩa
vũ trang liên tiếp nổ ra… Đây là cơ sở vật chất xã hội và nhu cầu thực tiễn cho sự ra
đời của lý luận triết học khoa học và cách mạng.

_ Bên cạnh đó, những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên đương thời, tiêu
biểu là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết về tế bào và thuyết
tiến hóa đã tạo ra tiền đề khoa học tự nhiên vững chắc cho sự ra đời của triết học
Mác.

_ Đồng thời, toàn bộ lịch sử tư tưởng – văn hóa nhân loại, đặc biệt là những thành
tựu lý luận đầu thế kỷ XIX – triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp – đã chuẩn bị đầy đủ những tiền đề lý luận cho sự
ra đời của triết học Mác. Trong đó, những hạt nhân hợp lý của triết học duy tâm
khách quan của Hêghen và những thành tựu to lớn trong chủ nghĩa duy vật nhân
bản của Phoiơbắc trở thành nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.

_ Sự ra đời của triết học Mác không chỉ là kết quả vận động hợp quy luật của các
nhân tố khách quan mà còn mang dấu ấn sâu sắc của các nhân tố chủ quan. Chính
phẩm chất trí tuệ thiên tài, tình cảm cách mạng với giai cấp công nhân, hoạt động
thực tiễn trong phong trào công nhân, tình bạn vĩ đại giữa hai ông và bước chuyển
lập trường từ dân chủ cách mạng sang cộng sản chủ nghĩa của c. Mác và Ph.
Ăngghen đã tạo nên triết học Mác – bước tiến vĩ đại trong tiến trình của lịch sử tư
tưởng nhân loại.

16. ̣ i
Cho biết vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hô
và trong sự nghiệ p đổi mới ở Việ t Nam hiê
̣ n nay?
1. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và
cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.

_ Vai trò thế giới quan của triết học


* Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dù muốn hay không con người
cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này cùng
với niềm tin vào nó dần dần hình thành nên thế giới quan.
* Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người.
Thế giới quan như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích, ý nghĩa
cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó.
* Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của
mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng nhất định.
* Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới
quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.
+ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ
bản đối lập nhau. Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới quan của các
hệ tư tưởng đối lập.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu
hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực
lượng xã hội đối lập nhau.
Do vậy:
+ Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho
con người sáng tạo trong hoạt động.
+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt
động. + Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan.

_Vai trò phương pháp luận của triết học


Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống quan điểm có tính nguyên
tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
* Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất
+ Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò con người
trong thế giới, nghiên cứu các qui luật chung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư
duy.
+ Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương
pháp, là lý luận về phương pháp.
Việc nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên
năng động sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung.
2. Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa
học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều
kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ

Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của
tư duy triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin
phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét
giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.
* Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý
luận và phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa
duy vật triết học hoàn bị” và “là một công cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin
là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp
luận.
+ Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau.
Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện
chứng duy vật. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho
chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học;
nhờ đó triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như
đời sống xã hội và tư duy con người.
+ Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan
đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách
quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng,
đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào
hoạt động thực tiễn.
* Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học Mác- Lênin và
các khoa học cụ thể là mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ thể là
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Đến lượt mình, triết học Mác-
Lênin cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát
triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ
nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết học,
sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa
học khác là hết sức cần thiết. Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển của
khoa học và bản thân triết học.
Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên
đặc biệt quan trọng. Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình
thức biểu hiện mới. Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc
hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao
của khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy
vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ
người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học.
Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải
quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học
cần có hàng loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh
nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu tri thức đó,
việc vận dụng những nguyên lý triết học không những khó mang lại hiệu quả, mà
trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều.
Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả
hai thái cực sai lầm:
+ Xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện
pháp cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng,
thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác;
+ Tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một
cách máy móc những nguyên lý, những quy luật vào từng trường hợp riêng mà
không tính đến tình hình cụ thể trong từng trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp
váp, thất bại.
Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống
chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là
mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác -
Lênin nói riêng.
3. Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Kể từ khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tỏ
rõ tính ưu việt của một mô hình xã hội mới do con người, vì hạnh phúc con người.
Tuy nhiên, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực, do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan đã bộc lộ những hạn chế của nó mà nổi bật nhất là một cơ chế quản lý
kinh tế - xã hội mang tính tập trung, quan liêu, bao cấp. Chính trong tình trạng hiện
nay, cần phải có một cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng
để lý giải, phân tích sự khủng hoảng, xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới
và phương hướng khắc phục để phát triển. Sự nghiệp đổi mới toàn diện ở Việt Nam
tất yếu phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt nhân là phép biện chứng
duy vật. Công cuộc đổi mới toàn diện xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa được
mở đường bằng đổi mới tư duy lý luận, trong đó có vai trò của triết học Mác - Lênin.
Triết học phải góp phần tìm được lời giải đáp về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, đồng thời qua thực tiễn để bổ sung, phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa
xã hội. Vai trò của triết học Mác - Lênin rất quan trọng còn do chính yêu cầu đổi mới
nhận thức triết học hiện nay. Bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận, việc nhận
thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin, trong đó có triết học Mác - Lênin, sau một
thời gian dài mắc phải giáo điều, xơ cứng, lạc hậu, bất cập, là một trong những
nguyên nhân của sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới. Nhiều vấn đề lý
luận, do những hạn chế của điều kiện lịch sử mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin chưa luận giải một cách đầy đủ hoặc chưa thể dự báo hết. Do đó, việc tiếp tục
bổ sung, đổi mới là nhu cầu tự thân và bức thiết của triết học Mác - Lênin trong giai
đoạn hiện nay. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin thể
hiện đặc biệt rõ đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đó là đổi mới tư duy. Nếu
không có đổi mới tư duy, nhất là tư duy lý luận, thì sẽ không có sự nghiệp đổi mới.
Triết học Mác- Lênin là nền tảng, cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy ở Việt Nam.
Một trong những điểm nhấn của thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác -
Lênin chính là vấn đề thực tiễn, đó là phương pháp biện chứng, đó là sự vận động
biến đổi không ngừng của thế giới. Đó chính là những yếu tố đã góp phần xây dựng
lý luận về đổi mới, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ, về xây
dựng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, về mô hình chủ nghĩa xã hội,
về các bước, cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội...đó chính là thế giới quan mới của sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam. 40 Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp Đảng
Cộng sản Việt Nam nhìn nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn
mới, bối cảnh mới, trong điều kiện, hoàn cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở
Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa tư bản không những không sụp đổ mà còn
có sự phát triển mạnh mẽ hơn thế. Nói tóm lại, thế giới quan triết học Mác - Lênin
đã giúp chúng ta nhìn nhận đánh giá bối cảnh mới, đánh giá cục diện thế giới, các
mối quan hệ quốc tế, xu hướng thời đại, thực trạng tình hình đất nước và con đường
phát triển trong tương lai. Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã chỉ ra lôgíc tất yếu
của sự phát triển xã hội loài người là chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa tư bản trước sau
cũng sẽ được thay thế bởi một chế độ tốt hơn, công bằng hơn; con người được phát
triển toàn diện. Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp xác định tính đúng đắn
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu như thế giới quan triết học Mác - Lênin
giúp chúng ta xác định con đường, bước đi, thì phương pháp luận của triết học Mác
- Lênin giúp chúng ta giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, thực tiễn đổi mới hơn 30 năm qua. Đó không chỉ là những vấn đề, điều
kiện cụ thể của Việt Nam, mà còn là những vấn đề, thực tiễn chung của thế giới, của
toàn cầu hóa, của phát triển khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của hội nhập
quốc tế. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, chúng ta đã
giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản của quá trình đổi mới như mối quan hệ giữa
kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị, đây là mối quan hệ cốt lõi, mang tính nền tảng cho việc giải quyết các mối
quan hệ khác. Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, những điều kiện lịch sử mới đã quy
định vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng tăng. Điều đó đòi hỏi phải bảo vệ,
phát triển triết học Mác - Lênin để phát huy tác dụng và sức sống của nó đối với thời
đại và đất nước.

SỰ KHÁC NHAU CỦA 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học
duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ
nghĩa duy vật giai đoạn này để lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ
một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên,
là bản nguyên của thế giới

– Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhên, không viện đến
thần linh hay Thượng Đế.

– Hạn chế: Những lý giải về thế giới còn mang nặng tính trực quan nên
những kết luận về thế giới về cơ bản còn mang tính ngây thơ, chất phác.

– Ví dụ: Quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy
vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và đỉnh
cao vào thế kỉ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được
những thành tựư rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ
nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động
mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ
điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống
như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng
thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần
về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

– Tích cực: Góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm
và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời
Phục Hưng ở các nước Tây Âu

– Hạn chế: Chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và
sự phát triển

– Ví dụ: Các quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỉ
XVIII

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa
duy vật, do Mác và Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX,
sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học
thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học
đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đ• khắc
phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa
siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó là
kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hoá những tri thức của nhân loại
về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung,
đồng thời định hướng cho các lực lượng x• hội tiến bộ trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn của mình

– Tích cực: Phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân  nó tồn tại, là
công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạ hiện
thực ấy

– Hạn chế:

– Ví dụ:

Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát
triển qua các hình thức lịch sử của nó, trong đó chủ nghĩa duy vật biện
chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
Bên cạnh những mặt khác nhau, cả 3 hình thức trên đều thống nhất ở
cùng một đặc điểm đó là: Khi giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học
đều khẳng định vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, trong lịch sử loài người đã và


sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến
cao:
■ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
■ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ
■ Hình thái KTXH phong kiến
■ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa
■ Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa
1/ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy

 Đây là hình thái KTXH đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Một số đặc trưng
nổi bật của hình thái này là:
▪ Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động
▪ Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
▪ Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật
▪ Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ.
2/ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ
Khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã và hình thành nên xã hội có Nhà
nước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình
thái KTXH chiếm hữu nô lệ. Đặc trưng của hình thái này là đã thay thế chế độ công hữu (sở
hữu chung) về từ liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã hội không có giai cấp
thành xã hội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật
tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột
tàn nhẫn sức lao động của nô lệ, nô lệ trong xã hội này được coi như một công cụ lao động
biết nói. Hình thái này cũng tạo ra kiểu nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô.
3/ Hình thái KTXH phong kiến

Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc – địa chủ, giai cấp bị trị là nông
nô. Phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng
hình thức bóc lột địa tô – người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của
mình, đến kỳ hạn nộp tô thuế cho địa chủ. So với hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thức lao
động trong thời kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp tô thuế nhưng nông dân
vẫn có thể được giữ lại phải của cải dư thừa của mình. Đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp
mới đã xuất hiện trong xã hội.
4/ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa

Xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, phôi thai và phát triển trong lòng xã hội phong kiến châu Âu
và chính thức xác lập như một hình thái KTXH đầu tiên ở Anh và Hà Lan vào thế kỷ 17.
Adam Smith (1723-1790) là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận
tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Những nét đặc trưng cơ
bản của hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa:
▪ Quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo vệ và coi như
quyền thiêng liêng của con người.
▪ Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh doanh trong điều kiện thị trường tự do: mọi sự phân
chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình
kinh tế.
▪ Gắn với nền sản xuất công nghiệp có năng suất lao động cao.
▪ Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bản
thuê lao động và sử dụng sức lao động.
5/ Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa

Là hình thái phát triển cao nhất của xã hội, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở
hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng
tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Những đặc
trưng cơ bản của hình thái KTXH này là:
▪ Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liền
với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao: năng suất lao động cao, tạo ra nhiều
của cải vật chất đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân.
▪ Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: xóa bỏ những mâu thuẫn đối kháng
trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi ích căn bản.
▪ Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới: phù hợp với địa vị
làm chủ của người lao động và xóa bỏ tàn sư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội
cũ.
▪ Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: cơ sở cho công bằng xã
hội.
▪ Chủ nghĩa xã hội có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất của
giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện
quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thông
qua nhà nước, Đảng lãnh đạo xã hội trên mọi mặt và nhân dân thực hiện quyền lực và lợi
ích của mình trong mọi mặt xã hội.
▪ Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình
đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển.

You might also like