You are on page 1of 6

GIAO NHẬN HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1. Quy trình giao nhận hàng hóa trong vận tải hàng không
● Quy trình giao hàng xuất khẩu:
- Lưu kho (ký Booking Note) với hãng hàng không hoặc với người giao nhận
(Forwarder)
Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các
nội dung như: Tên người gửi, người nhận, bên thông báo, mô tả hàng hóa, loại hàng,
trọng lượng, số lượng, thể tích, Tên sân bay đi, sân bay đến, cước phí và thanh toán …
- Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở:
+ Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng
+ Lập phiếu cân hàng (Scaling Report)
+ Đóng gói, ghi kỹ mã hiệu, dãn nhãn hiệu
+ Làm thủ tục hải quan
+ Giao hàng cho hãng hàng không
- Lập AWB (Airway Bill)
Sau khi hàng được xếp vào Pallet, Igloo hay Container, cán bộ giao nhận liên hệ với
hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB
Nếu gửi hàng qua người nhận sẽ có 2 loại AWB được sử dụng là MAWB (Master
AWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và HAWB (House AWB) do
người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng. Vận đơn được lập thành 3
bản gốc và các bản sao
- Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng
Nội dung của thông báo gồm: Số HAWB / MAWB, người gửi, người nhận, tên hàng,
số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, sân bay đến, ngày khởi hành (ETS),
ngày dự kiến đến (STA) …
- Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết
● Quy trình giao hàng nhập khẩu:
- Nhận các giấy tờ, chứng từ
Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để nhận
các giấy tờ, chứng từ liên quan
- Nhận hàng tại sân bay
Mang căn cước công dân và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải
kiểm tra hàng hóa, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận
của kho để khiếu nại sau này.
- Làm thủ tục hải quan
Trước khi làm thủ tục hải quan, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải
quan bao gồm (thường đăng ký trước một buổi):
+ AWB (bản Original 2)
+ Bảng kê bao bì, đóng gói - Packing List
+ Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice
Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm tra và ký thông báo thuế
- Thanh toán các khoản và đưa hàng ra khỏi sân bay

2. Bộ chứng từ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không:
1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Hóa đơn thương mại do người bán phát hàng cho người mua, thể hiện thông tin trị
giá lô hàng và phải được cung cấp cho đơn vị vận chuyển của lô hàng đó. Commercial
invoice cần thế hiện đủ các thông tin quan trọng như:
· Điều kiện thương mại Incoterms – các chuỗi 3 kí tự FOB,CIF,CFR,…;
· Phương thức thanh toán như T/T, L/C, D/P,… ;
· Phương thức vận chuyển hàng hóa được áp dụng, cụ thể như với đường biển có số
tàu, số chuyến, POL, POD.
+ Hóa đơn thương mại trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tương tự
đối với các phương thức vận chuyển khác.
+ Hiệu lực của hóa đơn thương mại trong trường hợp này phụ thuộc vào thỏa thuận và
thời điểm nó được lập và ký kết bởi người bán và người mua trong quá trình giao dịch
mua bán hàng hóa.

2. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List)


- Thể hiện chi tiết hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, kích thước, số
lượng… giúp các bên liên quan, như hãng hàng không, cơ quan hải quan và người
nhận, kiểm tra và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả.
- Packing List khác với Commercial Invoice ở chỗ không thể hiện trị giá hàng mà chỉ
tập chung thể hiện quy cách đóng gói, trọng lượng hàng.
- Phiếu đóng gói trong đường hàng không có thể được lập bởi người xuất khẩu hoặc
người giao hàng Hiệu lực của phiếu đóng gói bắt đầu từ thời điểm công ty xuất khẩu,
người gửi hàng, hoặc người đóng gói hàng hoàn thành tài liệu và công bố nó cho các
bên liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

3. Thông báo hàng đến (Arrival Notice)


- Là một tài liệu hoặc thông điệp mà hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển gửi
tới người nhận hoặc người mua hàng hóa để thông báo rằng hàng hóa đã đến tại sân
bay đích và sẵn sàng cho quá trình giải quyết thủ tục nhập khẩu, bốc dỡ và giao nhận.
- Chứng từ giúp người nhận hoặc người mua biết khi nào hàng hóa đã đến và sẵn sàng
để tiếp nhận. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình giao nhận và quản lý thời gian.
- Hiệu lực của chứng từ thông báo hàng đến bắt đầu khi người nhận hoặc người mua
nhận được thông báo hoặc khi họ biết được thông tin về sự đến của hàng hóa tại sân
bay đích.

4. Lệnh giao hàng (Delivery Order)


- Lệnh giao hàng chứa thông tin về việc giao hàng và quy định cụ thể về việc chuyển
giao hàng hóa từ hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển cho người nhận cuối cùng
hoặc người mua.
- Lệnh giao hàng (Delivery Order) trong vận tải đường hàng không thường do công ty
hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển lập và cung cấp cho người nhận hàng hoặc
người mua hàng hóa
- Hiệu lực của lệnh giao hàng bắt đầu từ thời điểm mà người nhận hoặc người mua
nhận được thông báo hoặc có thông tin về sự xuất hiện của lệnh giao hàng.

5. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction)
- Thư chỉ dẫn người gửi hàng giúp đảm bảo rằng quá trình gửi hàng hóa bằng đường
hàng không diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng người gửi
hàng và hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển hiểu rõ các yêu cầu và đặc điểm
của hàng hóa.
- Thường do hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển lập và cung cấp cho người
gửi hàng hoặc công ty xuất khẩu
- Hiệu lực của thư chỉ dẫn người gửi hàng bắt đầu khi người gửi hàng hoặc công ty
xuất khẩu nhận được thư chỉ dẫn từ hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển.
6. Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)
- Bản lược khai hàng hóa chứa thông tin chi tiết về hàng hóa, nguồn gốc, số lượng,
cân nặng, giá trị và các thông tin quan trọng khác liên quan đến quá trình vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không.
- Bản kê khai hàng hóa trong vận tải đường hàng không (Cargo Manifest) thường do
hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển lập.
- Hiệu lực của bản kê khai hàng hóa bắt đầu từ thời điểm nó được lập và chính thức
công bố, thường là khi hàng hóa đã được đóng gói và chuẩn bị sẵn sàng để được vận
chuyển bằng đường hàng không.

7. Giấy kê khai hàng nguy hiểm


- Giấy kê khai hàng nguy hiểm thường đi kèm với hàng hóa nguy hiểm và chứa thông
tin về loại hàng hóa, lớp nguy hiểm, số UN (United Nations), cách đóng gói, biện
pháp an toàn, và thông tin khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Giấy kê khai hàng nguy hiểm trong vận chuyển đường hàng không thường do người
gửi hàng hoặc người đại diện của họ lập.
- Người gửi hàng hoặc người đại diện của họ chịu trách nhiệm xác nhận và đảm bảo
rằng thông tin trong giấy kê khai hàng nguy hiểm là chính xác và tuân thủ các quy
định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
- Hiệu lực của giấy kê khai hàng nguy hiểm bắt đầu từ thời điểm mà người gửi hàng
hoặc người đại diện của họ ký và trình bày giấy kê khai cho hãng hàng không hoặc
công ty vận chuyển.

8. Giấy chứng nhận chuyên chở động vật sống


- Giấy chứng nhận chuyên chở động vật trong vận tải đường hàng không thường do
hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển lập.
- Là một tài liệu quan trọng để chứng nhận rằng quy trình vận chuyển động vật sống
tuân theo các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và quan tâm đến sự kháng cự của các
loài động vật trong quá trình vận chuyển.
- Giấy chứng nhận có hiệu lực từ thời điểm cụ thể khi nó được lập cho chuyến bay cụ
thể và kết thúc sau khi chuyến bay đó hoàn tất.

9. Biên lai vào kho


- Biên lai kho là một loại tài liệu được sử dụng trên thị trường tương lai, để bảo đảm
cho chất lượng và số lượng của một hàng hóa nhất định đang được lưu giữ trong một
kho chính thống.
- Biên lai kho là một phần trong quá trình hoạt động kinh doanh, liên quan đến việc
giao nhận hàng hóa của các hợp đồng tương lai. Thay vì ngay lập tức chuyển giao
hàng hóa để bảo đảm cho một hợp đồng, thì người ta dùng biên lai kho để dàn xếp cho
các hợp đồng tương lai.
10. Biên lai nhận chở

You might also like