You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

-------o0o-------

BÀI TẬP NHÓM


Môn: Giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế

Đề tài: Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Nhóm sinh viên : Nhóm 7


✓ Ngô Đức Anh - 11204348
✓ Chu Ngọc Huyền - 11201825
✓ Dương Thu Trang - 11208013
✓ Vũ Thị Hiền Lương - 11202382
✓ Vũ Ngọc Phước Hạnh - 11205235
✓ Nguyễn Thị Hồng Thơm – 11203790
✓ Nguyễn Thị Thu Hiền – 11191855

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội – 2023
Mục lục

I. Một số dịch vụ của người giao nhận đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không .............................................................................................................................................. 1
1. Đại lý hàng IATA: (Air Cargo Agency) ........................................................................... 1
II. Trách nhiệm của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không ............................................................................................................... 3
1. Trách nhiệm của người gửi hàng ..................................................................................... 3
2. Trách nhiệm của người nhận hàng .................................................................................. 3
3. Trách nhiệm của người giao nhận khi là đại lý............................................................... 4
4. Trách nhiệm của người giao nhận khi là người chuyên chở.......................................... 4
5. Trách nhiệm của người khai hải quan ............................................................................. 5
6. Trách nhiệm của hải quan ................................................................................................ 6
7. Trách nhiệm của cảng vụ hàng không ............................................................................. 6
8. Bảo hiểm ............................................................................................................................. 7
8.1. Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường hàng không (ICC-AIR 1982) ..... 7
8.2. Số tiền bảo hiểm .......................................................................................................... 8
8.3. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm ........................................................................................ 8
8.4. Thời hạn bảo hiểm ...................................................................................................... 9
III. Một số chứng từ vận tải được sử dụng trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng
không 10
1. Chứng từ vận tải .............................................................................................................. 10
1.1. Vận đơn hàng không (Airway Bill) ......................................................................... 10
1.2. Chứng từ lưu khoang (Booking Note) .................................................................... 23
2. Chứng từ hàng hóa (Goods Documents) ........................................................................ 25
2.1. Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract) ................................................................ 25
2.2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) .......................................................... 27
2.3. Phiếu đóng gói (Packing list) ................................................................................... 29
2.4. Danh mục hàng hóa chuyên chở (Air cargo Manifest) ......................................... 32
3. Chứng từ hải quan ........................................................................................................... 33
3.1. Tờ khai hải quan ....................................................................................................... 33
3.2. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu ............................................................................ 36
3.3. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) ........................................ 37
3.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật ..................................................... 38
4. Chứng từ bảo hiểm .......................................................................................................... 39
4.1. Đơn bảo hiểm ............................................................................................................ 39
4.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm ...................................................................................... 40
5. Các chứng từ khác ........................................................................................................... 41
5.1. Pre-alert ..................................................................................................................... 41
5.2. Proof of Delivery ....................................................................................................... 41
5.3. Delivery Order (D/O) ............................................................................................... 41
5.4. Notice of Arrival........................................................................................................ 42
IV. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.................. 43
1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không ........................... 43
1.1. Đặt chỗ (Book place) và nhận booking confirm..................................................... 43
1.2. Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ và Khai hải quan. ................................................... 44
1.3. Vận chuyển hàng hóa ra sân bay, đưa hàng vào bãi TCS/SCSC để làm thủ tục
hải quan ................................................................................................................................ 46
1.4. Xuống hàng và Cân hàng. ........................................................................................ 47
1.5. Gửi chi tiết cho hãng hàng không làm MAWB. ..................................................... 48
1.6. Thanh lý hải quan. .................................................................................................... 49
1.7. Soi chiếu an ninh. ...................................................................................................... 49
2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không. ......................... 50
2.1. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ. ................................................................................ 50
2.2. Đăng ký mở tờ khai và làm thủ tục Hải Quan. ...................................................... 51
2.3. Làm thủ tục xuất kho. .............................................................................................. 53
2.4. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa. ........................................................................... 54
2.5. Thanh toán các khoản phí liên quan, thông quan. ................................................ 55
2.6. Thanh lý Hải quan cổng và đưa hàng ra sân bay. ................................................. 56
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 57
I. Một số dịch vụ của người giao nhận đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường
hàng không
Đại lý hàng hóa hàng không (Air Cargo Agency) là 1 trung gian rất cần thiết, làm cầu
nối giữa 2 bên là chủ hàng và 1 bên là người chuyên chở/ hãng hàng không.
Đại lý hàng hóa hàng không có 2 loại:
- Đại lý hàng hóa của IATA (IATA cargo agent)
- Người giao nhận hàng không (Air Freight Forwarder)
1. Đại lý hàng IATA: (Air Cargo Agency)
Đại lý hàng IATA là một đại lý giao nhận hoạt động như đại diện của các hãng hàng không
IATA.
*Để nhận được đăng ký làm đại lý của IATA, người giao nhận phải đảm bảo các điều
kiện sau đây:
- Chứng minh được khả năng kinh doanh hàng hóa hàng không:
- Có các phương tiện vật chất để kinh doanh:
- Có đội ngũ nhân viên có chất lượng, trong đó phải có ít nhất hai chuyên gia đã được
đào tạo để làm hàng nguy hiểm, đã qua được kỳ sát hạch thích hợp của IATA.
- Có đủ nguồn tài chính
*Dịch vụ của người giao nhận đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Với tư cách là đại lý IATA, người giao nhận cung cấp những dịch vụ sau:
- Dịch vụ lưu khoang: NGN thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng
hàng không và định lịch trình giao hàng tại sân bay
- Tạo phương tiện cho việc tiếp nhận hay thu gom những chuyến hàng xuất khẩu của
khách hàng
- Đảm bảo và chứng nhận đóng gói do người xuất khẩu cung cấp phù hợp với thể lệ
của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế và Nhà nước
- Chuẩn bị chứng từ hàng không kể cả những chi phí trong đó và đảm bảo là hoá đơn
và các chứng từ thương mại đáp ứng được mọi yêu cầu của việc vận chuyển hàng
không của cơ quan hàng không và của hải quan
- Lo thu xếp việc bảo hiểm cho khách hàng
- Theo dõi việc di chuyển hàng

1
Trường hợp người giao nhận làm đại lý với điều kiện “ Hàng sẵn sàng vận chuyển
cho hãng hàng không để hưởng hoa hồng”, thì người giao nhận còn thực hiện các
công việc sau:
- Cấp vận đơn hàng không (AWB) phù hợp với chỉ dẫn của người gửi hàng
- Ghi ký mã hiệu về tên, địa chỉ của người nhận hàng trên tất cả các kiện hàng của
từng lô hàng
- Đóng gói từng lô hàng thích hợp cho việc vận chuyển của từng loại hàng (hàng
thường, hàng nguy hiểm,...)
- Dán bao bì, nhãn hiệu loại hàng gồm những nhãn hiệu tiêu chuẩn đối với những lô
hàng đặc biệt (hàng mau hỏng, súc vật sống, hàng nguy hiểm,...)
2. Người giao nhận hàng không:
Ngoài những dịch vụ của một đại lý hàng IATA, người giao nhận còn làm các dịch vụ:
- Gom hàng: là tập trung một số lô hàng nhỏ, lẻ thành một số lô hàng lớn gửi đi cùng
một địa điểm theo cùng một vận đơn hàng không.
Khi hàng đến điểm đích, đại lý của anh ta lo liệu nhận lô hàng, dỡ ra và chia lẻ. Người này
gọi là đại lý phân phối hàng lẻ (Break Bulk Agent).
Thực hiện dịch vụ gom hàng, người giao nhận có lợi là thu được khoản chênh lệch đáng
kể do hãng hàng không dành giá thấp hơn cho những lô hàng lớn.
Khi gom hàng, người giao nhận sẽ cấp vận đơn của riêng mình là vận đơn gom hàng (
House AWB)
- Những dịch vụ khác:
*Dịch vụ đối với hàng xuất khẩu:
+ Giám sát việc di chuyển hàng bao gồm việc chuyển tải và chuyển tiếp hàng đến địa điểm
giao hàng cuối cùng:
+ Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê chở toàn bộ, một phần hay thuê từng phần nhỏ của
máy bay
+ Dán nhãn
+ Xếp hàng vào container của máy bay để giao cho hãng hàng không nhận chở:
+ Thu xếp việc hoàn lại các khoản thuế, phí đã thanh toán cho hàng, hay hàng tái xuất

2
* Dịch vụ đối với hàng nhập khẩu: NGN cũng có thể cung cấp những dịch vụ liên quan
đến hàng nhập khẩu thông qua chi nhánh của họ ở nước ngoài hay thảo luận với đại lý bản
xứ những dịch vụ
+ Thu xếp dỡ hàng và chia lẻ
+ Khai báo hải quan và giao hàng
+ Ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho hàng nhập khẩu
+ Thực hiện việc lập lại chứng từ về hàng tái xuất
+ Thực hiện việc trung chuyển trong nước đến điểm khai báo cuối cùng
+ Lo thu xếp xin giảm các khoản thuế, phí cho hàng nhập khẩu trước đây đã xuất (hàng tái
nhập)
II. Trách nhiệm của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường hàng không
1. Trách nhiệm của người gửi hàng
Theo Điều 10, Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955:
• Người gửi hàng chịu trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và các lời khai
liên quan đến hàng hóa mà người đó điền vào vận đơn.
• Người gửi hàng phải bồi thường cho người chuyên chở hay bất cứ người nào khác
mà người chuyên chở có trách nhiệm tất cả những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do
những tuyên bố nói trên của người gửi hàng.
2. Trách nhiệm của người nhận hàng
• Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ
tương đương khác;
• Cung cấp các chứng từ cần thiết như giấy phép nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hóa,
hợp đồng mua bán ngoại thương… cho người giao nhận
• Thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã phải nộp cùng phí giao nhận cho
người giao nhận, chi phí phát sinh quy định trong hợp đồng.

3
3. Trách nhiệm của người giao nhận khi là đại lý
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót đối với
hàng hóa như sau:
• Giao hàng không đúng chỉ dẫn;
• Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn;
• Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan;
• Chở hàng sai nơi đến quy định;
• Giao hàng cho người không phải là người nhận;
• Tái xuất không đúng thủ tục quy định hoặc không hoàn lại thuế;
• Giao hàng mà không thu được tiền từ người nhận hàng;
Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại về người hoặc tài sản đã gây
ra cho người thứ 3 (người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác) trong hoạt động của
mình. Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của
người thứ 3 nếu chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận.
4. Trách nhiệm của người giao nhận khi là người chuyên chở
Người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên
chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên
chở (Contracting Carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu anh
ta trực tiếp chuyên chở thì trở thành người chuyên chở thực tế (Performing Carrier/Actual
Carrier).
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,
của người giao nhận khác... mà anh ta đã thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như là hành
vi và thiếu sót của mình.
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, mục 3 điều 129, người vận chuyển có
trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng về thiệt hại do lỗi của mình, nhân viên, đại lý
của mình gây ra do việc nhập không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách
thông tin do người gửi hàng cung cấp vào các phương tiện lưu giữ thông tin.

4
Người giao nhận được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
• Do lỗi của khách hàng hay của người được khách hàng ủy thác.
• Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng
ủy quyền.
• Khách hàng (người gửi) đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
• Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp/dỡ hàng
hóa.
• Do nội tỳ hoặc bản chất bên trong của hàng hoá.
• Do chiến tranh, đình công.
• Do các trường hợp bất khả kháng.
• Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi
của mình.
5. Trách nhiệm của người khai hải quan
Theo Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa;
chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan,
người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải
quan; người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
Việc khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên hệ thống VNACCS
theo các thủ tục được quy định. Kết quả xử lý khai báo của cơ quan hải quan sẽ được phản
hồi cho Người khai thông qua hệ thống VNACCS.
Người khai phải thực hiện việc khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa trước khi tiến
hành việc vận chuyển hàng hóa theo nguyên tắc tự khai và tự chịu trách nhiệm.
Người khai hải quan căn cứ vào kết quả xử lý của cơ quan hải quan phản hồi qua hệ thống
VNACCS để:
• Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa theo phê duyệt của cơ quan hải quan;
• Thực hiện việc điều chỉnh hoặc bổ sung thông tin khai báo hoặc nộp hồ sơ, chứng
tờ giấy có liên quan đến hàng hóa cần vận chuyển để cơ quan hải quan kiểm tra và
quyết định cấp phép vận chuyển hoặc không cấp phép vận chuyển.

5
Người khai chỉ được phép thực hiện việc vận chuyển hàng hóa khi thông tin khai báo xin
cấp phép vận chuyển hàng hóa của người khai đã được cơ quan hải quan phê duyệt.
6. Trách nhiệm của hải quan
Theo Điều 12, Luật Hải quan Việt Nam 2014, hải quan có nhiệm vụ:
• Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
• Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
• Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
• Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan;
• Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Trách nhiệm của cảng vụ hàng không
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014, điều 59 (sửa đổi bổ sung Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam 2006), cảng vụ hàng không là cơ quan trực thuộc Cơ quan thực
hiện quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng, thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp
luật. Cảng vụ hàng không có những nhiệm vụ và quyền hạn:
• Tổ chức thực hiện và Quản lý.
• Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về.
• Cứu nạn và xử lý sự cố.
• Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
• Đình chỉ vi phạm, cản trở.
• Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
• Chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết
vụ việc phát sinh tại cảng hàng không, sân bay.
• Đình chỉ hoạt động.
• Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của
pháp luật về phí, lệ phí

6
• Quản lý tài sản được Nhà nước giao.
• Chủ trì việc sắp xếp vị trí làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động
thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay
8. Bảo hiểm
8.1. Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường hàng không (ICC-AIR 1982)
Thông thường, bên bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho mọi rủi ro về mất
mát hoặc hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm ngoại trừ những nguyên nhân sau:
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi cố ý của người được bảo hiểm.
• Rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông
thường của đối tượng bảo hiểm.
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo
hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.
• Gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm.
• Phát sinh từ tình trạng không thích hợp của máy bay, phương tiện vận chuyển,
container hay thùng hàng cho việc chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm.
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy
ra do một rủi ro được bảo hiểm.
• Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người
chủ, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác máy bay.
• Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, chất phóng xạ.
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi
nghĩa, hành động thù địch.
• Gây ra bởi chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi do không tặc).
• Do mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác.
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm
xưởng, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động.
• Là hậu quả của đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự.
• Gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị.

7
8.2. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hóa do người được
bảo hiểm kê khai và được công ty bảo hiểm chấp nhận. Thông thường số tiền bảo hiểm
được tính gồm giá tiền hàng (C) ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi
gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng chi phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I). Số tiền
bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi này không vượt quá 10%
giá trị bảo hiểm.
8.3. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bao gồm:
• Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;
• Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc
phiếu ghi trọng lượng;
• Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại;
• Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất;
• Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại
nơi nhận cuối cùng;
• Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải;
• Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của
họ đối với tổn thất;
• Thư đòi bồi thường;
• Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại.
• Các giấy tờ khác theo yêu cầu của bên bảo hiểm (nếu có).

8
8.4. Thời hạn bảo hiểm
Theo điều 5 ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA (ĐƯỜNG KHÔNG) – 01/01/1982
– CL259
5.1 Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm
có tên ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm để bắt đầu vận
chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển thông thường và kết thúc tại một
trong các thời điểm sau, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước:
• Khi giao hàng vào kho của người nhận hàng hay kho hoặc nơi chứa hàng cuối cùng
khác tại nơi nhận có tên ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo
hiểm;
• Khi giao hàng vào bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay
tại nơi nhận có tên ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo
hiểm, mà người được bảo hiểm chọn dùng vào mục đích sau đây:
• Để chứa hàng không còn nằm trong quá trình vận chuyển thông thường,hoặc
• Để chia hay phân phối hàng, hoặc
• Khi hết hạn ba mươi (30) ngày sau khi hoàn thành việc dỡ đối tượng được bảo hiểm
khỏi máy bay tại nơi dỡ hàng cuối cùng.
5.2 Nếu sau khi dỡ hàng khỏi máy bay tại nơi dỡ hàng cuối cùng, nhưng trước khi kết thúc
bảo hiểm, hàng hóa được gửi tới một nơi nhận hàng không đúng với địa điểm nhận hàng
ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm thì bảo hiểm này trong
khi giữ nguyên hiệu lực theo quy định kết thúc nêu trên, sẽ không mở rộng giới hạn quá
thời điểm bắt đầu vận chuyển tới nơi nhận khác đó.
5.3 Bảo hiểm này giữ nguyên hiệu lực (phụ thuộc vào quy định về kết thúc nêu trên và
những quy định trong khoản 5.4 dưới đây) trong khi bị chậm trễ ngoài khả năng kiểm soát
của người được bảo hiểm, khi bay chệch hướng bất kỳ, khi dỡ hàng bắt buộc, xếp lại hàng
hoặc chuyển tải và trong khi có bất kỳ thay đổi nào về hành trình xuất phát từ việc thực
hiện quyền tự do dành cho nhà vận chuyển hàng không theo hợp đồng chuyên chở.
5.4. Nếu do những tình huống ngoài khả năng kiểm soát của người được bảo hiểm mà hợp
đồng vận chuyển kết thúc tại một cảng hay một nơi không đúng với địa điểm nhận hàng
ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc việc vận chuyển
được kết thúc theo cách khác trước khi giao hàng như đã quy định ở các khoản 5.1, 5.2 và
5.3 trên đây thì bảo hiểm này cũng sẽ kết thúc trừ khi có văn bản yêu cầu tiếp tục bảo hiểm
gửi đến chúng tôi trong thời hạn hiệu lực của bảo hiểm với điều kiện được chúng tôi chấp
9
thuận và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu chúng tôi yêu cầu. Bảo hiểm này sẽ tiếp tục còn
hiệu lực:
• Cho tới khi đối tượng bảo hiểm được đem bán và giao tại địa điểm đó, hoặc trừ khi
có thỏa thuận riêng khác, cho tới khi hết hạn ba mươi (30) ngày kể từ khi đối tượng
được bảo hiểm đến địa điểm đó, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước, hoặc
• Nếu đối tượng bảo hiểm được gửi đi trong phạm vi ba mươi (30) ngày đó (hoặc bất
kỳ phạm vi mở rộng nào đã thỏa thuận) để tới nơi nhận hàng có tên ghi trong Hợp
đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm hay tới bất kỳ nơi nhận hàng nào
khác thì bảo hiểm này sẽ kết thúc theo quy định tại các khoản 5.1, 5.2 và 5.3 trên
đây.
5.5. Nếu sau khi bảo hiểm này có hiệu lực mà người được bảo hiểm lại thay đổi nơi nhận
hàng thì bảo hiểm vẫn tiếp tục với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho
chúng tôi bằng văn bản và được chúng tôi chấp thuận với mức phí và điều kiện bảo hiểm
thỏa thuận riêng.
III. Một số chứng từ vận tải được sử dụng trong giao nhận hàng hóa bằng đường
hàng không

1. Chứng từ vận tải


1.1. Vận đơn hàng không (Airway Bill)
a. Khái niệm, đặc điểm:

Theo Điều 129, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, “Vận đơn hàng không là chứng
từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp
đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng.”

Vận đơn hàng không (Airway Bill) không được chuyển nhượng (Unendosement), trên vận
đơn đều ghi: Not negotiable. Điều này có thể được giải thích do: thứ nhất, thời gian vận
chuyển bằng máy bay ngắn, tính bằng đơn vị giờ, trong khi đó vận đơn hàng không bản
gốc thường được gửi kèm với hàng trên cùng một máy bay. Thứ hai, hàng hóa vận chuyển
bằng đường hàng không thường là hàng hóa có giá trị cao. Việc mua hàng thông qua mua
vận đơn gây mất an toàn cho người mua lại lô hàng.

Theo quy định, vận đơn hàng không được người vận chuyển là hãng hàng không; đại lý
hãng hàng không hoặc forwarder cấp phát dựa trên thông tin hàng hóa của người gửi hàng
cấp. AWB là một form được lập theo chuẩn quy định bởi IATA. AWB lập thành ba bản
chính. Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai
10
do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba
do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

AWB được phát hành thành một bộ 9 hoặc 12 bản trong đó có 3 bản gốc (original) được
đánh số 1, 2, 3 (có 2 mặt); còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 12 (chỉ có
mặt trước).

Trên bill sẽ gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau chỉ
khác màu sắc và những ghi chú ở phía dưới dùng cho các mục đích sử dụng.

Mặt sau của bản vận đơn khác nhau đối với bản phụ sẽ để trống mặt sau, đối với bản gốc
thì mặt sau là những quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không.

Bản gốc số 1, màu xanh lá cây (green), dành cho người chuyên chở, dùng làm bằng chứng
của hợp đồng vận chuyển, và được người chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại làm chứng
từ kế toán. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.

Bản gốc số 2, màu hồng (pink), dành cho người nhận hàng, được gửi cùng lô hàng tới nơi
đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.

Bản gốc số 3, màu xanh da trời (blue), dành cho người gửi hàng, là bằng chứng của việc
người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản
này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.

Bản số 4, màu vàng, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký
của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng
và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.
(Các bản sau bản số 4 sẽ có màu trắng)

Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.

Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay
thứ 3.

Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ
2.

11
Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người
chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.

Bản số 9, dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ
lại.

Bản số 10 đến 14 (nếu phát hành), là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.

Từ đó cho thấy vai trò quan trọng nhất của Airway Bill là:
• Chứng từ xác nhận việc hoàn thành hợp đồng vận chuyển
• Biên lai giao hàng mà hãng vận tải gửi cho bên bên vận chuyển

12
b. Phân loại AWB
Căn cứ vào người phát hành, có 2 loại vận đơn:
• Vận đơn của hãng hàng không - Airline Airway Bill: Vận đơn này do hãng hàng
không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên
chở (Issuing carrier identification). Loại vận đơn này được sử dụng khi hãng hàng
không đóng vai trò là người chuyên chở hàng không.
• Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Là vận đơn với hình thức tương tự như
Airline Airway Bill nhưng không nhất thiết phải theo tiêu chuẩn của IATA và trên
vận đơn không in sẵn tên và biểu tượng của người chuyên chở. Loại vận đơn này
được sử dụng khi người chuyên chở là người gom hàng hoặc đại lý của hãng hàng
không.

Căn cứ vào việc gom hàng, có 2 loại:


• Vận đơn chủ ( Master airway bill - MAWB). Là vận đơn do người chuyên chở hàng
không (hãng hàng không) cấp cho người gom hàng khi người này gửi cho hãng hàng
không một lô hàng gồm nhiều chủ hàng lẻ. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan
hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng.
• Vận đơn của người gom hàng (House airway bill - HAWB). Là vận đơn do người
gom hàng (freight forwarder) cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các
chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh
mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ. Đây là vận đơn gốc, vì nó có
tên của chủ hàng. Trên vận đơn gom hàng sẽ có mã số của vận đơn chủ MAWB.

Năm 2010, IATA giới thiệu vận đơn hàng không điện tử e-AWB được áp dụng cho từ
1/1/2019 cho tất cả các đơn hàng vận chuyển bằng đường hàng không. Đây là một phần
của chương trình số hóa và không giấy tờ của IATA nhằm tăng tính hiệu quả, chất lượng
dữ liệu, giảm chi phí cho ngành vận tải hàng không.

Hiện nay, theo Nghị quyết 672 về Vận đơn hàng không điện tử đa phương (Multilateral
Electronic Air Waybill Resolution 672) của IATA, AWB bản giấy không còn được yêu
cầu, và thay vào đó sẽ chuyển sang sử dụng e-AWB.

Từ ngày 17/01/2019, các lô hàng quốc tế trên chuyến bay của Vietnam Airlines (VNA)
xuất phát từ Việt Nam đến hoặc chuyển tiếp tại Nhật Bản của một số khách hàng sẽ thực
hiện áp dụng vận đơn điện tử e-AWB thay cho vận đơn giấy. VNA là hãng hàng không
đầu tiên triển khai e-AWB tại Việt Nam. Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải trong việc thúc đẩy áp dụng vận đơn hàng không điện tử e-AWB.

13
Các bước để tích hợp e-AWB với người vận chuyển (hãng hàng không):

• Bước 1: Tham gia Nghị quyết 672 về Vận đơn hàng không điện tử đa phương của
IATA. Các đơn vị giao nhận và các hãng hãng không sẽ phải ký hiệp định để kích
hoạt việc trao đổi e-AWB.
• Bước 2: Kiểm tra nền tảng công nghệ hỗ trợ e-AWB của mình. IATA khuyến khích
sử dụng hệ thống Cargo-XML trên nền tảng Internet để trao đổi dữ liệu điện tử.
• Bước 3: Đảm bảo việc truyền tải thông tin chất lượng cao.
• Bước 4: Thiết lập các quy trình làm việc phù hợp với hệ thống phi giấy tờ.
• Bước 5: Bắt đầu áp dụng e-AWB.

Việc sử dụng e-AWB đã tăng trưởng đều đặn kể từ giữa năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn
một số hạn chế ngăn cản e-AWB được áp dụng xuyên suốt trên toàn thế giới.

• Hạn chế về quy định của nhà nước: Một số quốc gia thì đặt ra các hạn chế về việc
áp dụng các công nghệ trong hàng không, đặc biệt liên quan đến vấn đề an ninh.
• Chưa có tiêu chuẩn hóa: Các thủ tục e-AWB chưa được hài hòa hóa giữa bên vận
chuyển, bên giao nhận, các hãng hàng không và các đại lý
• Sự thiếu hụt công nghệ: Nhiều hãng hàng không vẫn phụ thuộc vào hệ thống truyền
tải dữ liệu theo kiểu cũ Cargo IMP thay vì hệ thống Cargo XML hiện đại và an toàn
hơn. Các bên vận chuyển độc lập thì thường do dự để áp dụng công nghệ mới do
chi phí cao. Khi người giao nhận làm việc với nhiều hãng hàng không, việc kết nối
trở nên phức tạp và việc truyền thông tin điện tử không được đồng bộ.

c. Nội dung của AWB


Nội dung mặt trước của AWB: Mặt trước của AWB sẽ bao gồm các ô để trống để người
lập AWB điền các thông tin cần thiết. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, mặt trước sẽ bao
gồm các nội dung chính sau:
• Số vận đơn
• Tên và địa chỉ người phát hành
• Tên và địa chỉ gửi hàng và nhận hàng
• Sân bay xuất phát
• Tuyến đường
• Các thông tin về cước
• Các thông tin về hàng hóa

14
Nội dung mặt sau của AWB:
• Quy định về trách nhiệm của người chuyên chở
• Các điều khoản có liên quan đến vận chuyển
Các quy định này dựa theo các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không.
Một số thuật ngữ trên AWB:

Airline code Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển


number

Serial number Dãy số AWB, gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra
(check digit)

Shipper’s Name Tên và địa chỉ người gửi hàng


and Address

Consignee’s Name Tên và địa chỉ người nhận hàng


and Address

Consignee’s Số tài khoản người gửi hàng


account number

Agent’s IATA code Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill

15
Air of departure Sân bay khởi hành

To/by Địa điểm hạ cánh/Nhà vận tải

Currency Đồng tiền để tính cước

16
Charges codes Loại cước phí vận chuyển do hãng hàng không quy định

Các ký hiệu ở mục này bao gồm:

PP: All Charges Prepaid Cash

PX: All Charges Prepaid Credit

PZ: All Charges Prepaid by Credit Card

PG: All Charges Prepaid by GBL

CP: Destination Collect Cash

CX: Destination Collect Credit (cước trả sau bằng chuyển khoản
tại cảng đích)

CM: Destination Collect by MCO (MCO – Miscellaneous


Charges Order)

NC: No Charge

NT: No Weight Charge – Other Charges Collect

NZ: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by Credit Card

17
NG: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by GBL

NP: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Cash

NX: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Credit

CA: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Cash

CB: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Credit

CE: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Cash

CH: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Credit

PC: Partial Prepaid Cash – Partial Collect CashPD: Partial


Prepaid Credit – Partial Collect Cash

PE: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Cash

PH: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit

PF: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit Card

WT/VAL (Weight/ Cước tính theo trọng lượng / theo giá trị
Valuation charges)

18
PPD (Prepaid): trả trước

CALL (Collect): trả sau

Declared value for Giá trị hàng khai báo vận chuyển (dùng để xác định giá trị hàng
carriage hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có), nếu không có khai báo giá trị
hàng thì điền từ NVD hoặc N.V.D

Declared value for Giá trị khai báo hải quan (dùng làm căn cứ khai quan), nếu không
customs muốn khai báo vào ô này thì để NVD, hoặc để AS PER
INVOICE

Handling Thông báo, ghi chú, trong quá trình làm hàng
information

No.of pieces RCP Số hiệu của nhóm hàng (mỗi nhóm hàng nguy hiểm, hàng
thường, hàng lỏng sẽ được ghi trên ô này) về nhóm hàng để biết
chi tiết thì nghiên cứu ở quy tắc TACT (TACT rules) do IATA
cấp 2 năm một lần

Gross weight Trọng lượng thực tế được cân lên

19
Chargeable weight Trọng lượng quy đổi

Rate/charge Đơn giá cước

Prepaid Tổng cước trả trước

Collect Tổng cước trả sau

Other charges Các phụ phí phát sinh trong quan trình làm hàng

Executed on (data) Ngày hàng lên máy bay

at (place) Nơi phát hành AWB

Signature of Hãng vận chuyển hoặc đại lý người phát hành AWB
Issuing Carrier or
its Agent

20
21
d. So sánh AWB và BL
Giống nhau: Vận đơn của 2 phương thức vận tải này đều có những đặc điểm của một vận
đơn nói chung:

• Về chức năng: đều là biên lai gửi hàng và bằng chứng của hợp đồng vận chuyển
• Về hình thức: trên vận đơn đều có với những nội dung cơ bản như: tên người gửi
hàng, nhận hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng…

Khác nhau: Vận đơn hàng không và vận đơn đường biển có một số điểm khác nhau như
sau:

Tiêu chí Vận đơn hàng không Vận đơn đường biển

Khả năng lưu Không chuyển nhượng được Có thể chuyển nhượng được,
thông nếu là loại vận đơn theo lệnh

Thời điểm Phát hành sau khi giao hàng cho Phát hành sau khi hàng đã
phát hành người gửi hàng được xếp lên tàu hoặc sau khi
người chuyên chở đã nhận
hàng để xếp

Số lượng Phát hành ít nhất 9 bản phát hành 3 gốc hoặc 1
surrender hoặc 1 seaway
(Theo yêu cầu của Shipper)

22
Các điều kiện Không dùng với điều kiện FAS, Có thể sử dụng với tất cả các
Incoterms FOB, trong Incoterms. điều kiện quy định trong
được dùng Incoterms 2010

Cơ sở pháp lý Công ước Vacsava 1929, Nghị định Công ước Brussel 1924, Quy
điều chỉnh thư Hague 1955, Công ước tắc Hague 1931, Nghị định
Guadalajara 1961, Nghị định thư thư Visby 1968, Nghị định
Guatemala 1971, Nghị định thư thư SDR 1979, Công ước
Montreal 1975, … Hamburg 1978

1.2. Chứng từ lưu khoang (Booking Note)


a. Khái niệm, đặc điểm
Booking là thao tác đặt chỗ mà chủ hàng hoặc người giao nhận (forwarder) sẽ là người
đứng ra đặt chỗ với các hãng hàng không, đây sẽ là cách giúp chủ hàng có thể giữ được
một vị trí cho hàng hóa của mình khi gửi hàng bằng máy bay. Thông thường quá trình
booking sẽ được Forwarder đảm nhận, thông qua việc họ liên lạc và lấy thông tin trực tiếp
từ các hãng hàng không airline.

Khi chủ hàng hoặc người giao nhận thực hiện thuê chỗ trên máy bay để vận chuyển hàng
hóa thì quá trình thuê này còn được gọi là lưu khoang. Sau đó chủ hàng và người đại diện
từ phía hãng hàng không sẽ làm việc cùng nhau để lập một đơn lưu khoang còn được gọi
là Booking note để giữ chỗ trên tàu.

b. Quy trình lấy booking note từ hãng hàng không


Quá trình lấy Booking note có thể tự mình thực hiện hoặc thông qua forwarder. Thông
thường cách làm phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng là thực Booking note thông
qua forwarder. Do đó quy trình lấy Booking note sẽ được thực hiện như sau:

23
Bước 1:
Sau khi chủ hàng đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa để xuất khẩu, chủ hàng sẽ trực tiếp liên hệ
với các forwarder để thực hiện quy trình booking tàu cho hàng hóa của mình. Khi liên hệ,
chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm: cảng đi, cảng đến, số lượng,
loại cont, ngày dự định đi, yêu cầu về chỗ cấp cont, rỗng- hạ cont, về free time cảng đi
cảng đến… các thông tin này sẽ giúp cho quá trình booking được dễ dàng và nhanh chóng
hơn.

Sau khi có đầy đủ các thông tin cần thiết forwarder sẽ liên hệ với các hãng tàu để lựa chọn
chuyến tàu phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi chọn được tàu đơn vị sẽ liên hệ
với bên hãng tàu và bến khách hàng để thống nhất mức giá cước và thực hiện gửi booking
request đến các hãng tàu để đặt chỗ.

Bước 2:
Khi nhận được thông tin booking request hãng tàu sẽ tiến hành kiểm tra, nếu thấy chỗ đặt
nào phù hợp với yêu cầu thì sẽ thực hiện cấp booking và gửi booking confirmation và
packing list theo form của hãng. Đây cũng chính là lệnh cấp container rỗng của hãng tàu
đó.

Thông tin có trên Lệnh cấp container rỗng bao gồm: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng
(port of loading), cảng giao hàng (port of delivery), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ
cắt máng( closing time), cảng chuyển tải (port of discharge (nếu có)), …

Bước 3:
Qua forwarder khách hàng sẽ nhận được thông tin và chuẩn bị hàng để đóng và làm các
thủ tục hải quan cần thiết. Lúc này nhân viên sẽ nhận được lệnh và cấp container rỗng theo
lệnh để đi đóng hàng.

c. Quy trình xác nhận booking note bằng booking confirmation


Booking Confirm là việc xác nhận đặt chỗ từ hãng vận tải của shipper (người gửi hàng)
đây là nghiệp vụ bắt buộc để xác lập quá trình vận tải. Khi chốt booking note từ hãng hàng
không, shipper sẽ xác nhận lại việc đặt chỗ với hãng tàu bằng email trả lời kèm theo mẫu
booking confirm của hãng hàng không quy định hoặc theo mẫu của doanh nghiệp.

24
Nội dung trên booking confirmation sẽ nhắc lại các thông tin có trong booking note: tên
tàu số chuyến, ETD, giờ cắt máng, số lượng hàng, liên hệ lấy cont rỗng đóng hàng, thời
gian DEM/DET. Khi nhận được booking confirmation hãng vận tải hiểu doanh nghiệp đã
xác nhận đặt chỗ với hãng tàu bắt đầu thiết lập giao dịch vận tải.

2. Chứng từ hàng hóa (Goods Documents)


2.1. Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
a. Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm
bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên
mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung
cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua.

b. Nội dung của hợp đồng ngoại thương


Trong nội dung của hợp đồng ngoại thương sẽ có rất nhiều thông tin quan trọng mà cả
người bán và người mua cần chú ý. Nếu thiếu đi nội dung nào thì có thể sẽ ảnh hưởng đến
quyền lợi của một trong hai bên. Vì vậy trước khi đưa ra hợp đồng cần kiểm tra thật kỹ:
- Commodity: Phần mô tả tổng quan về hàng hóa
- Quality: Phần mô tả về chất lượng của hàng hóa
- Quantity: Đây là phần để đưa ra số lượng hay trọng lượng dựa vào đơn vị tính toán
mà người ta quy định cho hàng hóa.
- Price: Đơn giá cần được ghi rõ dựa trên điều kiện thương mại đã chọn lọc cũng như
tổng số tiền mà hợp đồng cần được thanh toán.
- Shipment: Phần này nói về thời hạn cũng như địa điểm giao hàng
- Payment: Phương thức thanh toán, phải là phương thức quốc tế mới có thể thanh
toán được.
- Packing and Marking: Nêu ra các quy cách đóng gói đối với bao bì cũng như phần
nhãn hiệu của hàng hóa
- Warranty: Nêu ra tất cả nội dung bên bán có thể bảo hành cho hàng hóa
- Penalty: Phần này sẽ phải đưa ra các quy định về việc phạt cũng như bồi thường
hàng hóa trong trường hợp xảy ra vấn đề có một bên vi phạm hợp đồng
- Insurance: Bên bán sẽ phải bảo hiểm hàng hóa cho bên mua dựa vào bên nào mua,
và mua theo điều kiện như thế nào, nơi để khiếu nại và đòi lại tiền bồi thường bảo
hiểm là ở đâu?
- Force majeure: Đưa ra những sự kiện phải đối mặt với tình huống bất khả kháng chỉ
có thể hủy bỏ, không thực hiện được hợp đồng.

25
- Claim: Các quy định bên muốn khiếu nại cần thực hiện trong trường hợp một bên
có vấn đề.
- Arbitration: Những quy định luật lệ và đối tượng nào sẽ giải quyết cho cả 2 bên khi
hợp đồng bị vi phạm.
- Other terms and conditions : Những quy định khác cần thêm vào ngoài các điều
khoản trên.

26
2.2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
a. Khái niệm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ xác nhận thanh
toán giữa người bán và người mua trong quá trình trao đổi hàng hóa. Hóa đơn
thương mại là chứng từ để làm thủ tục xuất, nhập khẩu, là cơ sở để tính các loại phí.

b. Vai trò của hóa đơn thương mại

Bên cạnh việc khai giá trị đơn hàng thì hóa đơn thương mại còn hỗ trợ người nhập khẩu
thanh toán bù trừ hàng hóa. Ngoài ra, hóa đơn thương mại là căn cứ quan trọng giúp xác
định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế thu nhập. Đồng thời, hóa đơn thương mại
là giấy tờ bắt buộc để làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

c. Chức năng của hóa đơn thương mại

Chức năng thanh toán: Đây là một chứng từ hợp pháp để người bán đòi tiền từ người mua.
Vì thế, trên hóa đơn cần phải ghi rõ nội dung liên quan tới tiền như: giá của hàng hóa, loại
tiền, đơn vị, tổng giá tiền bằng chữ và số… có đầy đủ con dấu và chữ ký để chắc chắn các
nghĩa vụ thanh toán.
Chức năng khai giá hải quan: Giá tiền trên hóa đơn thương mại là căn cứ để tính thuế xuất
nhập khẩu (có thể khai bổ sung các chi phí khác). Một số thông tin khác có thể thêm trên
hóa đơn như số hóa đơn, ngày phát hành dùng khai báo tờ khai điện tử…
Chức năng tính tiền bảo hiểm: Tương tự như khai báo hải quan, giá trên hóa đơn thương
mại được dùng để tính số tiền bảo hiểm.

d. Hình thức hóa đơn thương mại


• Nhà xuất khẩu/bên bán hàng gửi hàng đi nước ngoài: Tên, địa chỉ, quốc gia sở tại
• Người nhận hàng: Tên, địa chỉ nhận hàng
• Thông tin chi tiết từng hạng mục nằm trong chuyến gửi hàng đi xuất khẩu
• Khối lượng và trọng lượng tịnh (không bao gồm bao bì)
• Đơn giá của từng mặt hàng (sử dụng đơn vị tiền tệ thanh toán)
• Giá mở rộng
• Tiền tệ thanh toán
• Điều kiện, điều khoản giao hàng và thanh toán
• Ngày bắt đầu hàng hóa được vận chuyển
• Số tham chiếu (số đặt hàng của người mua)
• Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
• Bảo hiểm, phí vận chuyển

27
Lưu ý, các thông tin cơ bản của một hóa đơn thương mại cần thể hiện thống nhất với các
chứng từ khác, như: Packing list (thể hiện thống nhất về số lượng và trọng lượng), hợp
đồng thương mại (thể hiện thống nhất về đơn giá, số tiền và tổng số tiền, điều kiện thương
mại (Incoterms)), thể hiện tên hàng và mô tả hàng hóa thống nhất trên các chứng từ

28
2.3. Phiếu đóng gói (Packing list)
a. Khái niệm

Phiếu đóng gói hàng hóa không thể hiện giá trị của đơn hàng mà thường chỉ dùng để liệt
kê số lượng hàng hóa, số lượng kiện có trong đơn. Từ các thông tin ghi trên phiếu, ta có
thể kiểm soát và tránh được tình trạng hàng hóa bị thất lạc khi giao nhận.

b. Phân loại
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ngày nay là rất lớn và đa dạng. Để đảm bảo
việc vận chuyển diễn ra dễ dàng nhanh chóng, hàng hóa được bảo quản tốt thì Packing List
được chia thành 3 loại cụ thể gồm:
• Phiếu đóng gói chi tiết: Giống như tên gọi, đây là loại phiếu có nội dung được ghi
lại khá chi tiết về số lượng, mặt hàng, chất liệu, ghi chú…
• Phiếu đóng gói trung lập: Cách nhận biết loại phiếu này khá đơn giản khi nó không
đề cập đến tên của người bán.
• Phiếu đóng gói kiêm bảng kiểm kê trọng lượng: Tên của loại phiếu này chắc hẳn đã
cho bạn biết phần nào về nó. Đây là loại phiếu có ghi kèm có trọng lượng chi tiết
của từng kiện và tổng của đơn hàng.
c. Chức năng
Liệt kê sản phẩm
Chức năng cơ bản nhất của phiếu chính là để liệu kê sản phẩm, không chỉ giúp người mua
dễ dàng kiểm tra đơn hàng mà còn giúp người bán kiểm soát được số hàng đã xuất ra. Đồng
thời, phiếu được coi là chứng cứ giúp cả người mua và người bán kiểm tra được đơn hàng
có nguyên vẹn không sau quãng đường vận chuyển dài. Đây chính là chức năng chính được
nhiều người yêu thích và sử dụng nhất.

Cách thức đóng hàng đúng chuẩn


Ngoài dùng để liệt kê và kiểm tra số lượng hàng hóa thì Packing List còn có chức năng chỉ
ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Vì thế, chỉ cần nhìn vào phiếu, bạn sẽ biết được cách
đóng gói, kích thước của hàng hóa.

Không chỉ cung cấp cách đóng gói và kích thước mà thông qua Packing List bạn sẽ biết
được tổng số kiện của đơn hàng từ đó có phương án sắp xếp và vận chuyển cho hợp lý. Cụ
thể như:
• Nên bốc dỡ hàng hóa ra sao, bằng tay hay bằng máy
• Vận chuyển bằng bằng đường bay, đường thủy hay đường bộ cho hợp lý
• Cần bao nhiêu nhân lực, bao nhiêu thời gian để hoàn thành.

29
Bảo vệ quyền lợi của người mua, người gửi hàng
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa không tránh khỏi việc hàng hóa bị thất lạc thậm chí
là hỏng hóc. Nếu đơn hàng có phiếu đóng gói hàng, bạn sẽ truy xuất được thông tin về thời
gian vận chuyển, đơn vị chịu trách nhiệm, số hàng hóa bị thất lạc hay hỏng hóc. Đây chính
là chứng cứ để bạn có thể khiếu nại với bên vận chuyển để được tìm lại đơn hàng và đền
bù.

d. Nội dung
• Tiêu đề: thông tin cơ bản về công ty như logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, email, fax
• Người bán: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của đơn vị bán hàng
• Số và ngày đóng gói
• Người mua: đầy đủ thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
• Địa điểm cảng bốc hàng
• Địa điểm cảng cập bến
• Số hiệu, chuyến và tên chuyến tàu chở hàng
• Thời gian dự kiến khởi hàng
• Sản phẩm: tên, ký hiệu, mã sản phẩm.
• Số lượng theo từng sản phẩm.
• Số lượng kiện hàng, kích thước và trọng lượng mỗi kiện. Tổng trọng lượng của các
kiện.
• Chú thích.
• Xác nhận của bên bán.

30
31
2.4. Danh mục hàng hóa chuyên chở (Air cargo Manifest)
a. Hàng hóa tổng hợp - General Cargo
b. Hàng hóa đặc biệt - Special cargo
- Động vật sống - Mã: AVI
- Hàng hóa giá trị cao - Mã: VAL
- Hàng hóa ngoại giao - Mã số: DIP
- Tro, hài cốt - Mã số: HUM
- Hàng dễ hỏng - Mã số: PER

Các loại hàng hóa nguy hiểm bao gồm:


- Các loại hóa chất, chất nổ công nghiệp. Các khí gas dễ bốc cháy, khí gas độc hại.
- Những chất lỏng nguy hiểm dễ cháy, các dung dịch lỏng gây ra các phản ứng hóa học
gây cháy nổ.
- Các chất phóng xạ, các chất ăn mòn, các chất lây nhiễm, các chất nguy hiểm khác.

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói kỹ càng và những lưu ý nhất định.
Trước khi vận chuyển mặt hàng này thì phải xin giấy phép, bởi giấy phép vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm là điều bắt buộc.
o Hàng hóa ướt - Mã số: WET
o Hàng hóa khổ lớn - Mã số: BIG, HEA
o Hàng hóa nặng mùi

c. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển đường hàng không
Những loại hàng hóa cấm vận chuyển bao gồm: các chất ma túy, chất kích thích thần kinh,
vũ khí đạn dược, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo,
mác,...

Hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công
cộng chống lại nhà nước Việt Nam. Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy
hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm
nhập vào nước. Các loại kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, bạch kim,.. ), hay các sản phẩm
được chế biến từ kim khí quý, đá quý cũng được liệt kê vào danh sách hàng cấm vận
chuyển.

32
3. Chứng từ hải quan
3.1. Tờ khai hải quan
a. Khái niệm
Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa
(người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông
tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai
tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ
khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
b. Nguyên tắc
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan theo đó:
- Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai
hải quan.

- Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải
quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.

33
- Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa,
chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng
ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy
định khác.

- Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ
sung trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo
việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và
trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường
hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên
ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực
phẩm.

Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện
sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp
luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế
tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại
Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong
một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.

- Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn
đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

34
35
3.2. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
a. Hồ sơ
Cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu, xuất
khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

b. Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu


Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu được thực hiện như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại mục 2.1 trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc
trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong
thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để
thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối
đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang
bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy
phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm
nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo
nguyên tắc sau:
+ Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu.
+ Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản
trả lời, nêu rõ lý do.

36
3.3. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O)

a. Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Chứng
chỉ này cho biết nguồn gốc hay xuất xứ của hàng hóa để giúp chủ hàng xác định xem hàng
hóa sẽ được hưởng ưu đãi gì, cũng như giúp cho các cơ quan hải quan kiểm tra.
b. Phân loại
• C/O mẫu A (Mẫu ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
• C/O form B (mẫu không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
• C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
• C/O mẫu E (ASEAN-Trung Quốc)
• C/O form EAV (Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu)
• C/O mẫu AK (ASEAN-Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam-Hàn Quốc)
• C/O mẫu AJ (ASEAN-Nhật Bản)
• C/O mẫu VJ (Việt Nam-Nhật Bản)
• C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ)
• C/O mẫu VC (Việt Nam-Chile)

37
3.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật
Kiểm dịch động - thực vật xuất nhập khẩu là để đảm bảo không có mầm bệnh nào theo
đường XNK lây lan hay lan truyền.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là văn bản chính thức do tổ chức bảo vệ thực vật của
nước xuất khẩu cấp cho tổ chức bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu. Nó chứng nhận rằng
thực vật hoặc sản phẩm thực vật được cấp giấy chứng nhận khi đã được kiểm tra theo quy
trình thích hợp, trong đó:
• Các nước xuất khẩu phải nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu.
• Các sản phẩm phải nằm trong danh mục được phép xuất khẩu.
• Mọi lô hàng đều phải được kiểm tra tại biên giới theo chỉ định của nước xuất khẩu.
• Các sản phẩm có nguồn gốc động vật phải được sản xuất tại các cơ sở chế biến đã
được nước xuất khẩu đồng thuận.

Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật phải có giấy chứng nhận chất lượng và
giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
+Được coi là không có dịch hại kiểm dịch
+Phù hợp với các quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nhưng nó
không phải là một chứng từ thương mại. Các Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC)
cung cấp một danh sách của hầu hết các tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) có liên
quan đến việc phát hành chứng chỉ kiểm dịch thực vật.

Danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật được quy định tại tại thông tư 30/2014/TT-
BNNPTNT và thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ở mục số 11

Trong trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực, động vật mà không có giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật thì không đủ điều kiện làm thủ tục hải quan.

38
4. Chứng từ bảo hiểm
4.1. Đơn bảo hiểm
Đơn bảo hiểm (Insurance Policy) là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những
điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo
hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định
rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối
tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính
toán phí bảo hiểm.

39
4.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm
Insurance Certificate là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác
nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng
nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần
thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

40
5. Các chứng từ khác
5.1. Pre-alert
Pre-alert hay còn gọi là Agent sent to Forwarder là bộ hồ sơ cần có trước khi hàng hóa
được nhập khẩu sang. Bao gồm cả Pre-alert. Sau khi chuẩn bị xong bộ chứng từ và Pre-
alert, nhân viên làm hàng sẽ gửi chuyển phát nhanh tất cả cho đơn vị nhập hàng ở nước
ngoài. Nếu thiếu bộ hồ sơ Pre-alert, đơn vị nhập khẩu sẽ không xác định được thông tin
hàng hóa, không phân biệt được hàng thật hay giả hay nhiều vấn đề khác. Do đó, Pre-alert
đóng vai trò rất quan trọng trong xuất nhập khẩu.

Có 2 lưu ý lớn đối với Pre-alert. Thứ nhất, bộ chứng từ Pre-alert phải gửi chuyển phát
nhanh đến trước khi hàng hóa nhập khẩu tới. Thứ hai, Pre-alert và bộ chứng từ sẽ được gửi
đến đại lý hoặc chi nhánh cửa chính doanh nghiệp đó mà không phải doanh nghiệp nào
khác để giải quyết hàng hóa được gửi sang.

5.2. Proof of Delivery


Proof Of Delivery hay POD là những chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng
đến người nhận theo thỏa thuận và thông tin ghi trên đơn hàng.

Proof Of Delivery thường được xác nhận bằng chữ ký của người nhận hàng, thông tin cá
nhân của người nhận hàng in trên Delivery Note như số điện thoại, địa chỉ. Hiện đại hơn,
người nhận hàng có thể phản hồi Proof Of Delivery thông qua internet trên website của
người bán hàng để người bán thanh toán chi phí vận chuyển với bên dịch vụ vận tải.

5.3. Delivery Order (D/O)

Lệnh giao hàng (delivery order) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận
được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi
container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi
chứng từ có ghi trên lệnh giao hàng consignee.

41
5.4. Notice of Arrival

Giấy báo hàng đến hay thông báo hàng về (Notice of Arrival) là chứng từ vận tải do hãng
vận tải (hãng tàu, hãng bay….) có sở hữu phương tiện vận tải hoặc các công ty dịch vụ
logistics phát hành gửi cho người nhận hàng đứng tên trên vận đơn với mục đích thông báo
lịch hàng về, số lượng hàng cập bến, địa chỉ nhận hàng và những thông tin liên quan
khác….Chủ hàng khi nhận được thông báo hàng về sẽ dựa vào các thông tin thể hiện trên
giấy báo hàng để có phương án khai thác hàng phù hợp.

42
IV. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không là quá trình hoàn thành
các thủ tục, quy trình và công việc liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ địa điểm xuất
khẩu đến địa điểm nhập khẩu thông qua đường hàng không. Quy trình này bao gồm các
bước sau:

Tóm tắt quá trình: Tìm khách, liên hệ khách => Nhận yêu cầu, booking => Khai báo hải
quan => Nhận hàng => Đóng gói tạm => Cân hàng tại sân bay => Làm MAWB gửi theo
lô hàng, thanh toán chi phí, gửi bản số 3 cho khách => Viết pre alert thông báo, giám sát
lô hàng, gửi fax khách đã nhận.

1.1. Đặt chỗ (Book place) và nhận booking confirm.

Đặt chỗ trước cho lô hàng với hãng hàng không mà người người giao nhận hàng không
đã lựa chọn bằng cách gửi công văn nhằm mục đích thông báo cho hãng hàng không về
số lượng, trọng lượng của lô hàng, ngày đi, nơi đến cuối cùng. (Thực tế khi đã quen biết
chỉ cần Tel hoặc Fax chứ không cần gặp trực tiếp)

Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, thu thập thông tin về chi tiết lô hàng (khối lượng, trọng
lượng, tên mặt hàng, ngày đi, nơi đến...) như trong hợp đồng, người xuất khẩu tiến hành
chọn hãng hàng không phù hợp, sau đó gửi chi tiết thông tin của lô hàng (khối lượng, trọng

43
lượng, tên mặt hàng, ngày đi, nơi đến...) cho hãng hàng không để đặt chỗ (booking) cho lô
hàng.

Sau khi hãng hàng không đã đặt được chỗ và gửi lại thông báo xác nhận cho người xuất
khẩu (booking confirmed). Trên booking có đầy đủ thông tin của chuyến bay, số Master
Airway Bill (MAWB), ngày bay, cước phí, hình thức thanh toán qua email.
Đồng thời, người giao nhận yêu cầu người gửi hàng cung cấp thư chỉ dẫn (Letter of
instruction), giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) nếu có yêu cầu, hoá đơn
thương mại (Commercial invoice), danh mục đóng gói (Packing list), giấy phép XNK của
Bộ thương mại,.. Tất cả các chi tiết có liên quan đến lô hàng để có thể hoàn thành thủ tục
khai báo và phát hành vận đơn.

Trên thực tế, có những chủ hàng nhỏ chỉ có vài kiện lẻ, muốn chở hàng đi cứ chở thằng
hàng đến sân bay mà không cần báo trước. Người giao nhận biết nếu có chuyến bay thích
hợp, cần phải làm ngay lập tức thì gọi điện báo hãng hàng không để xin số MAWB cho số
lượng hàng này. Vì quen biết và số lượng hàng ít nên hãng cũng không ngại cấp số MAWB.
Như vậy việc đặt chỗ (booking place) chỉ diễn ra trong vài phút.

1.2. Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ và Khai hải quan.


a. Chuẩn bị hàng hoá và chứng từ
Theo Điều 24. Hồ sơ hải quan:
1. Hồ sơ hải quan gồm:
a. Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
b. Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng
hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy
phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên
ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan, trong
đó:
• Hợp đồng thương mại (Sales Contract).
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
• Phiếu đóng gói (Packing list).
• Vận đơn (Bill of lading).
• Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hàng hóa
theo đúng quy cách đã ký kết. Hàng hóa sẵn sàng vận chuyển đưa ra sân bay. Đồng thời
doanh nghiệp phải chuẩn bị các chứng từ cần thiết như:

44
• Tờ khai Hải quan xuất HQ/2012-XK ( 2 bản chính).
• Giấy phép xuất khẩu (Export Licence) (nếu có).
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
• Hợp đồng thương mại (1 bản gốc).
• Phiếu đóng gói (Packing list).
• Giấy chứng nhận khử trùng nếu có (Fumigation Certificate).
• Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (thú y) (Veterinary Certificate)
• Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin).
• Tờ khai hàng nguy hiểm (nếu có) (Declaration for Dangerous goods).
• Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Certificate of Phytosanitary).
c. Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của
người giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận chính
thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng.
c. Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC
forwarder’s certificate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng
tại đích.
c. Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR- forwarder’s
warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi
cho hãng hàng không.
b. Khai hải quan điện tử.
Sau khi chuẩn bị các loại chứng từ cần thiết, người khai tiến hành khai tờ khai hải quan
điện tử, tờ khai trị giá (nếu có) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống
của cơ quan hải quan. Hoạt động này doanh nghiệp có thể tự làm hoặc giao cho bên giao
nhận tùy theo thỏa thuận.
Tại chi cục hải quan sẽ có cán bộ tiếp nhận thông tin trên, tiến hành kiểm tra, nếu thông tin
đầy đủ và áp mã số thuế chính xác thì sẽ chấp nhận khai báo và hệ thống tự động cho doanh
nghiệp số tờ khai, kết quả phân luồng:
Luồng Xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được
cơ quan hải quan chấp nhận thông quan. Doanh nghiệp in tờ khai rồi lên cán bộ phụ trách
đóng dấu, sau đó doanh nghiệp đem tờ khai đi làm thủ tục xuất hàng.
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan
thì người xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan
kiểm tra. Tùy theo tính chất và thông tin lô hàng mà phía hải quan có thể quyết định thông
quan hay tiếp tục kiểm tra thực tế hàng hóa.
Luồng đỏ: Người xuất khẩu xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm
tra. Có 3 mức độ kiểm hóa:
• Mức (3).a: Kiểm tra 100% lô hàng.

45
• Mức (3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc
kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được
mức độ vi phạm.
• Mức (3).c: Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết
thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận
được mức độ vi phạm.
Sau khi khai báo thành công, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan
hàng hóa”, doanh nghiệp in ra.

1.3. Vận chuyển hàng hóa ra sân bay, đưa hàng vào bãi TCS/SCSC để làm thủ tục
hải quan

TCS/SCSC là 2 kho lớn được liên kết với sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó TCS ở Số 46 –
48 Hậu Giang, phường 4, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty CP Dịch
vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất, SCSC ở 30 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình Công ty Cổ
phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn. Công ty liên kết của Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam ở Hà Nội cũng có 2 kho lớn là NTSC, ACS.
- Hàng hóa đã chuẩn bị xong công ty báo cho nhân viên giao nhận để giao hàng tại sân bay
trước giờ closing time nhân viên giao nhận sẽ xin phép an ninh cổng cho xe chở hàng vào
trong kho để chất xếp hàng.
- Người giao nhận cử nhân viên đến tận nơi để lấy hàng rồi đem tập kết ở sân bay. Tại đó,
bộ phận hiện trường sẽ thực hiện việc tiếp nhận hàng để chở (Acceptance for carriage), tổ
chức bốc xếp, cân hàng dán nhãn, kiểm hải quan, kiểm văn hoá hoặc kiểm dịch động thực
vật, nếu có... Cũng có khi đem hàng về kho đóng gói lại nếu cần thiết hoặc cho thêm đá
khô vào hàng đông lạnh ... tuỳ theo tính chất lô hàng hay dịch vụ, chọn gói đã chào cho
khách mà bộ phận hiện trường có những bước thực hiện cụ thể.
Lưu ý:
• Đối với hàng đặc biệt như đồng đen, vàng, tín phiếu, hài cốt...phải dán nhãn hiệu
đặc biệt, chú ý nơi đặt hàng.
• Đối với hàng dễ hư hỏng, như hàng tươi sống (Perishable goods), hàng rau quả,
hàng đông lạnh, ... phải có kỹ thuật và phương tiện chuyên dùng.
• Đối với hàng nguy hiểm (Dangerous goods) như hoá chất, súng đạn, chất nổ... phải
có giấy chứng nhận được phép làm hàng nguy hiểm do IATA cung cấp.
• Đối với hàng dễ vỡ phải chèn lót cẩn thận.
• Đối với hàng động vật sống phải được nhốt trong chuồng thích hợp, chú ý việc đảm
bảo điều kiện sống trong suốt quá trình vận chuyển.

46
1.4. Xuống hàng và Cân hàng.
Nhân viên hãng hàng không cho hàng xuống, chất xếp sao cho dễ dàng kiểm đếm và chắc
chắn trong quá trình cân hàng.
Hàng được cân bởi một nhân viên TCS/SCSC hoặc trên thực tế khách hàng muốn tự cân
thì nhân viên sẽ giám sát nếu:
• Hàng nặng, thể tích nhỏ thì tính theo trọng lượng thực tế cả bao bì (gross weight)
• Hàng nhẹ, thể tích lớn, tính theo thể tích (volume weight). Công thức tính Volume
weight như sau: Số lượng kiện * Kích thước kiện (Dài x Rộng x Cao) (cm) /6000
Việc tính cước này nhằm xác định:
• Nếu G.W > V.W: thì C.W (Chargeable Weight) được xác định là G.W.
• Nếu G.W < V.W: thì C.W (Chargeable Weight) được xác định là V.W.
Lưu ý: G.W thường để khai hải quan vì hải quan chỉ quan tâm đến G.W, còn C.W để hãng
hàng không tính cước hàng hóa.
Ví dụ: Một kiện hàng có kích thước: Dài 60cm, rộng 50cm, cao 40cm. Ta có trọng lượng
tính theo thể tích là: (60 X 50 X 40)/ 6.000 g = 20kg
Lập phiếu cân hàng:
Phiếu cân hàng gồm có 4 liên có ý nghĩa và nội dung thông tin như sau:
• Liên màu trắng: Dành cho việc phát hành Master Airway Bill của hãng hàng không.
• Liên màu đỏ và màu vàng: Dành cho việc thanh toán tiền dịch vụ của công ty
TCS/SCSC trong kho TCS/SCSC.
• Liên màu xanh: Dành cho việc làm thanh lý hải quan và giải quyết các vấn đề phát
sinh khi hàng hóa xảy ra sự cố.
Khi lập phiếu cân hàng nhân viên giao nhận khai báo đầy đủ thông tin như: địa chỉ người
gửi, người nhận, loại hàng, số kiện, trọng lượng, số hiệu chuyến bay, ngày bay, ...và dán
nhãn MAWB có nội dung: tên hãng hàng không, số MAWB, cảng đến), cảng đi, tổng số
kiện.
• Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà người giao nhận cung cấp các dịch vụ cho phù
hợp.
• Nếu khách hàng lo liệu việc đóng gói, ghi ký mã hiệu trên bao bì và đứng ra làm thủ
tục hải quan rồi giao cho người giao nhận.
• Người giao nhận có nghĩa vụ kiểm tra lại và sau đó tiến hành cân đo hàng hóa.
Sau khi cân xong, Nhân viên giao nhận và đại diện hãng hàng không sẽ ký xác nhận vào
phiếu cân hàng nhằm xác thực trọng lượng của hàng hóa và dán nhãn của hãng hàng không
lên kiện hàng. Sau đó đến kho TCS/ SCSC xác nhận hàng đúng kích thước trọng lượng và
kí mã hiệu đầy đủ.
• Sau khi hàng đã được khai báo Hải quan (do người gửi hàng tự khai báo hay họ
cũng có thể uỷ thác cho đại lý giao nhận làm thủ tục này), hoàn thành kiểm hàng

47
hoá và có xác nhận của Hải quan trên tờ khai hải quan thì người giao nhận cầm tờ
khai này đến cửa khẩu sân bay khâu xuất để thanh lý tờ khai, đóng dấu thực xuất
lên tờ khai và tờ cân hàng.
• Nếu hàng rời không đủ nguyên một Pallet, thùng hàng thì trên mỗi kiện hàng phải
dán một nhãn đã có dấu của hải quan giám sát.
1.5. Gửi chi tiết cho hãng hàng không làm MAWB.
Sau khi hoàn tất các công việc trên người giao nhận hàng không sẽ cấp vận đơn của mình
cho khách hàng bao gồm:
• Original 1 for issuing Carrier.
• Original 2 for Consignee.
• Original 3 for Shipper.
• Copy 4 (Delivery Receipt) for Airport of Destination.
• Copy 5 for Customs Declaration.
• Copy 6 for Receiving Agent
• Copy 7 For Sales Office
• Copy 8-9-10-11 (extra copy)
Tiếp đó nhân viên giao nhận cầm phiếu cân màu trắng và booking dựa vào đó hãng hàng
không đánh MAWB và cấp MAWB cho người xuất khẩu. Khi đó người xuất khẩu/ đại lý
sẽ gửi MAWB và các chứng từ kèm theo hàng cùng chuyến bay đó để cho người nhập khẩu
nhận hàng và chứng từ kịp thời.
Chứng từ gồm:
• 01 Bộ MAWB/ HAWB.
• 01 Invoice & Packing list.
• 02 Manifest.
• 01 C/O (nếu có), …
• Export Licence
• Fumigation Certificate (giấy chứng nhận khử trùng nếu có)
• Veterinary Certificate (nếu có)
• House Cargo Manifest (bản kê số lượng H.A.W.B)...
Nếu thông qua người giao nhận, họ sẽ căn cứ vào số liệu làm hàng thực tế và thư chỉ dẫn
của khách hàng, người giao nhận tiến hành hoàn chỉnh vận đơn “HAWB”, trên đó người
gửi hàng là nhà xuất khẩu Việt Nam, người nhận hàng là nhà nhập khẩu nước ngoài và
giao 1 bản cho người gửi hàng (nhà xuất khẩu).

48
1.6. Thanh lý hải quan.
Sau khi hàng được xác nhận, người giao nhận sẽ đi đóng tiền dịch vụ TCS tại phòng thương
vụ và trả lại tờ cân trắng và xanh. Người giao nhận sẽ dùng phiếu cân hàng màu xanh và
lấy bộ hồ sơ mà nhân viên chứng từ đã khai báo để thanh lý hải quan.
Khi qua thanh lý nhân viên giao nhận dùng một tờ khai hải quan bản hải quan lưu và phiếu
cân hàng liên màu xanh cho hải quan đối chiếu lại các thông tin. Sau đó hải quan thanh lý
bằng cách ký tên, đóng dấu vào phiếu cân màu xanh và tờ khai.

1.7. Soi chiếu an ninh.


Trình phiếu cân vừa thanh lý xong để cho hàng vào soi nếu hàng soi thấy không có vấn đề
gì thì Hải quan đóng dấu lên Tờ khai Hải quan xuất khẩu.
Cầm hồ sơ (những chứng từ cần thiết để người nhận hàng có thể nhận hàng) cùng với tờ
cân trắng lên hãng hàng không để bấm hồ sơ.
Với trường hợp của người giao nhận, sẽ có thêm các bước:
• Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí,
người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa. Người giao nhận sẽ giao lại
bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và
thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan.
• Khi hàng đã được gửi đi, người giao nhận lập tức viết pre- alert/pre-advice gửi cho
người nhận ở nước ngoài để họ có thể theo dõi, tiếp nhận khi hàng đến, giao hàng
cho khách kịp thời hạn chế lưu kho phát sinh. Nội dung của một pre-alert bao gồm
số MAWB, số kiện, số cân tính cước trên MAWB, hình thức thanh toán cước, số
hiệu chuyến bay, ngày giờ bay, …
• Lập chứng từ kế toán, lưu file để theo dõi công nợ.
• Tiếp tục giám sát việc di chuyển lô hàng bao gồm việc chuyển tải, chuyển tiếp đến
địa điểm cuối cùng để kịp thời giải quyết khi có sự cố xảy ra đối với lô hàng, trả lời
cho khách những thông tin về tuyến đường vận chuyển của lô hàng.
• Cuối cùng, người giao nhận gửi bằng chứng của việc giao hàng (Proof of Delivery)
cho khách khi nhận được fax của đại lý nước ngoài thông báo người nhận đã nhận
được hàng.

49
2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không.

Sơ đồ giao nhận hàng nhập khẩu


Đối với người giao nhận: Tìm khách, nhận thông tin từ khách => Nhận, chuẩn bị chứng từ
=> Khai hải quan hàng hóa => Nhận, kiểm hàng hàng tại sân bay => Thanh toán chi phí
tại sân bay => Chở hàng khỏi sân bay, giao hàng cho khách => Thanh toán chi phí với
khách.
• Cần tìm kiếm, liên hệ khách hàng trước.
• Đưa ra các khoản phí, lợi ích cho khách hàng, thống nhất dịch vụ.

2.1. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ.


Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người đại lý hay
người giao nhận sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá bằng các chứng từ được gửi từ nước xuất
khẩu và các chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp như:
• Hợp đồng ngoại thương (Sale contract): 1 bản sao.
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): 1 bản gốc, 1 bản sao.
• Phiếu đóng gói (Packing list): 1 bản gốc, 1 bản sao (có thể 1-2 bản sao).
• Vận đơn hàng không. (MAWB / HAWB): 2 bản sao (tùy).
• Giấy giới thiệu: 3 bản gốc (có thể 1 bản chính).
• Các chứng từ khác như giấy chứng nhận xuất xứ, ... (nếu có)
Tuy nhiên nếu nhân viên giao nhận phải đến trực tiếp công ty nhập khẩu để nhận bộ chứng
từ. Sau khi kiểm tra và nhận đầy đủ bộ chứng từ để chuẩn bị cho việc làm thủ tục Hải Quan,
nhân viên giao nhận phải ký xác nhận là đã nhận đủ bộ chứng từ.
Khi nhận được giấy báo hàng đến, người giao nhận phải đến hãng hàng không để nhận các
chứng từ liên quan. Nếu như có thông qua đại lý của hãng hàng không, nhân viên giao nhận

50
đến đại lý theo địa chỉ trên giấy báo hàng đến để nhận bộ chứng từ bao gồm: MAWB,
HAWB, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, giấy ủy quyền, Invoice, Packing list (nếu
nhà xuất khẩu gửi cùng hàng hóa).
• Kiểm tra chéo số liệu giữa chứng từ. Trong trường hợp bộ chứng từ thiếu hoặc
không hợp lệ, nhân viên Sales sẽ đề nghị khách hàng bổ sung chỉnh sửa đầy đủ.
• Tra cứu mã HS: Quy trình này sẽ được thực hiện nếu như là khách hàng mới, loại
hàng mới để hiểu rõ thông tin tên hàng, công dụng, tính chất...Mục đích là để xác
định được mã HS và mô tả hàng hóa chính xác.
• Sau khi kiểm tra đầy đủ bộ chứng từ đại lý giao, nhân viên giao nhận đóng một số
phí như HAWB, D/O, Handling fee, freight (nếu là freight collect).

2.2. Đăng ký mở tờ khai và làm thủ tục Hải Quan.


Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được thông qua, có hiệu lực thi hành
từ ngày 10/9/2013; Thông tư 128/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định chi tiết một số
điều của Luật Hải quan thay thế cho các quy định cũ tại Thông tư 194/2010/TT BTC.
Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, giúp người thực hiện thủ tục
hải quan có thể dễ dàng tra cứu và áp dụng quy định của pháp luật một cách thống nhất.

a. Chuẩn bị hồ sơ.
Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục, doanh nghiệp phải khai báo qua hải quan điện
tử, người khai hải quan khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử của Hải quan.
Bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
• Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: (2 bản chính).
• Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ pháp lý có giá trị tương đương hợp
đồng (1 bản sao).
• Vận đơn hàng không (Master Airway Bill và House Airway Bill): 2 bản sao, hoặc
bản chính của các vận tải đơn có ghi chữ COPY.
• Hoá đơn thương mại: (1 bản chính, 1 bản sao).
• Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết
quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng như kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục
sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về
kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: (1 bản chính).
• Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói
không đồng nhất: (1 bản chính và 1 bản sao).

51
• Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai
giá trị hàng hóa: (1 bản chính).
• Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép
nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản (là bản chính nếu nhập khẩu một lần
hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chủ hàng phải yêu cầu được hưởng thuế
suất ưu đãi đặt biệt: 1 bản gốc và 1 bản sao
• Các chứng từ khác theo quy định pháp luật liên quan phải có: (1 bản chính).
• Giấy giới thiệu 1 bản chính:
• Các giấy tờ là bản sao phải do người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người được người
đứng đầu doanh nghiệp uỷ quyền xác nhận (ký tên, đóng dấu) và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.
• Đối với các chứng từ: C/O, không về kịp cùng hàng hóa thì doanh nghiệp phải có
công văn xác nhận đồng ý xin nợ của cơ quan hải quan dùng bản photo chung với
bộ hồ sơ khai báo để nộp cho cán bộ hải quan trong thời hạn không quá 30 ngày, kể
từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

b. Đăng ký mở tờ khai.
Sau khi đã có đủ những chứng từ cần thiết, bộ phận giao nhận hàng nhập sẽ tiến hành hoàn
thành việc khai báo tất cả các chi tiết dựa trên Airway Bill, Packing List, hợp đồng,
Invoice...lên tờ khai hải quan (TKHQ), hoàn thành thủ tục hải quan.
Trước tiên người khai phải nhập thông tin TKHQ điện tử, TK trị giá trên hệ thống khai hải
quan điện tử được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định.
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo đúng các tiêu chí nhưng phải dựa
vào bộ chứng từ hàng hóa: về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng,
chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy
định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân
sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai và gửi tới hệ
thống của cơ quan HQ.
Sau khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan. Trường
hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính, Bạn chỉnh sửa
cho chính xác rồi truyền lại.
Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan,
kết quả phân luồng gồm có 3 mức:
Luồng xanh: Được miễn kiểm tra hồ sơ chi tiết và miễn kiểm tra thực tế, cán bộ HQ sẽ
đóng dấu thông quan hàng hóa trên tờ khai doanh nghiệp đã khai nếu hàng không có nợ
bất cứ giấy tờ gì. Hàng nợ kết quả giám định chất lượng hay giấy chứng nhận khác thì cán

52
bộ HQ sẽ đóng dấu giải phóng hàng nhưng chỉ đưa hàng về kho bảo quản. Khi nào doanh
nghiệp bổ sung đầy đủ thì cán bộ HQ mới đóng dấu thông quan cho hàng hoá.
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan chi tiết, miễn kiểm tra thực tế. Cán bộ đối chiếu tờ
khai với bộ chứng từ. Nếu tờ khai phù hợp với chứng từ thì công chức Hải quan đóng dấu
thông quan (nếu hàng không chịu sự kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành). Nếu bộ
chứng từ và tờ khai HQ không trùng khớp thì HQ sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa và
khai báo lại.
Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ để HQ kiểm tra chi tiết hồ sơ tương tự như hàng
luồng vàng. Nếu bộ chứng từ phù hợp, cán bộ HQ sẽ chuyển qua bước kiểm tra thực tế
hàng hoá. Có 3 mức độ kiểm tra ở luồng đỏ:
• Mức 3a: kiểm tra 100% lô hàng.
• Mức 3b: kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu phát
hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ quy phạm.
• Mức 3c: kiểm tra 5% lô hàng. Nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu phát
hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ quy phạm.
Sau khi cấp số tờ khai và đã phân luồng thì nhân viên khai HQ in tờ khai với bộ chứng từ
cần thiết cho lô hàng và tiến hành làm thủ tục nhận hàng tại kho TCS/SCSC.
Lưu ý:
• Hàng nhập khẩu bằng đường hàng không thường xuyên phải lưu kho tuy nhiên hàng
lưu kho được miễn phí trong 3 ngày kể từ khi chuyến bay đáp, quá 3 ngày này chi
phí lưu kho sẽ được tính cho chủ hàng theo khối lượng hàng số ngày lưu kho ở TCS
(không tính ngày lễ và Chủ nhật).
• Sau khi có số tờ khai người mở tờ khai sẽ đến quầy đăng ký lấy hàng để đăng ký
đồng thời cung cấp thông tin liên lạc để cán bộ hải quan thông báo khi hàng về đến
kho của sân bay.

2.3. Làm thủ tục xuất kho.


Khi hàng đã về đến kho. Lúc này người mở tờ khai sẽ mang giấy giới thiệu của công ty và
chứng minh nhân dân của mình đến quầy đăng ký lấy hàng để nhận lại Air Waybill gốc và
lệnh giao hàng đồng thời đóng phí lưu kho (nếu có) ở phòng thương vụ TCS/ SCSC. Nhân
viên giao nhận cắt lấy phần dưới của hóa đơn là phiếu xuất kho cùng với Airway Bill gốc
và phiếu đăng ký kiểm tra hàng hóa đem đến hải quan kho xuất trình.
Sau khi lấy được lệnh trên cần phải kiểm tra lại thông tin của lô hàng nhập khẩu. Kiểm tra
số tiền, mã số thuế, tên công ty, địa chỉ trên hóa đơn. Trong trường hợp không khớp thì cần
yêu cầu sửa trước khi ký hóa đơn.

53
Sau khi kiểm tra chính xác, hải quan kho sẽ ký và đóng trên AirwayBill, nhập số tờ khai,
giữ phiếu đăng ký kiểm tra hàng hóa để chuyển sang phòng đăng ký lấy hàng và giao lại
AirwayBill.

2.4. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa.


Nhân viên giao nhận mang Airway Bill xuống bộ phận quản lý kho TCS/SCSC để làm thủ
tục nhận hàng tại đây sẽ nhận số thứ tự sau đó đưa cho bộ phận kho để nhận hàng và kiểm
tra tình trạng hàng hóa, ký nhận lên phiếu xuất kho của nhân viên kho TCS/SCSC.
Bộ tờ khai sau khi kiểm hóa được chuyển tới bộ phận Hải quan thuế, bộ phận thuế tiến
hành kiểm tra việc tự tính thuế và áp mã hàng hóa của nhân viên khai báo xem kết quả tính
thuế có phù hợp với quy định trong biểu thuế không nếu không phù hợp thì xác định lại trị
giá tính thuế, trường hợp doanh nghiệp cho rằng khai thuế mình đúng và Hải quan cũng
cho mình đúng nhưng kết quả thuế khác nhau thì phải yêu cầu cơ quan giám định độc lập,
nếu phù hợp thì sẽ ra thông báo thuế sau khoảng 2 giờ đồng hồ.
• Đối với trường hợp hàng miễn kiểm hóa hải quan: nhận ngay hàng và làm các thủ
tục thông quan.
• Đối với hàng phải kiểm hóa hải quan thì phải làm các thủ tục cho lô hàng tại khu
vực kiểm hóa hải quan.
Kiểm tra chất lượng:
• Đăng ký kiểm tra: Tải mẫu Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu,
lập thành 2 bản, nộp cho bộ phận đăng ký cùng với các chứng từ sau: Hợp đồng
nhập khẩu (Contract) + Bản liệt kê hàng hóa (Packing List) + Hóa đơn (Invoice) +
Không vận đơn (Airway Bill) Liên hệ nộp tại địa chỉ sau: 49 Paster, Quận 1.
• Thực hiện đóng phí kiểm tra theo mức quy định:
• Phí cấp giấy thông báo kết quả kiểm tra về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo
thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài Chính: 150.000
đồng/giấy.
• Phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa: 0.05%/giá trị lô hàng được kiểm.
Mức thu tối thiểu không dưới 600.000 đồng và mức thu tối đa không quá 15.000.000
đồng. Có thể đóng tạm thu trước.
• Nhận lại giấy thông báo lô hàng đủ thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu cùng với
Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ tên bộ phận sẽ thực hiện kiểm tra kỹ thuật cùng số
điện thoại và tên của người phụ trách.
Ví dụ: Các loại mặt hàng cần kiểm tra hàng hóa: Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho
biết trong thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo vào việc này. Hiện nay, có khoảng
200 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành trước khi thông quan với khoảng
100.000 hàng hóa, mặt hàng.

54
• Thông tư số 44/2011/TT-BYT Danh mục Thiết bị Y tế cần Kiểm tra nhà nước về
chất lượng.
• Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
• Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 ban hành Bảng mã HS của danh
mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn phải kiểm dịch.
• Công văn 613/CB-CD-BNNPTNT ngày 08/07/2016 về danh sách mặt hàng máy
móc nông nghiệp phải Kiểm tra Chất lượng Nhà nước khi nhập khẩu.
• Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03/12/2014, công bố danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi thông quan
thuộc quản lý của Bộ Công Thương.
• Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015 về Danh mục hàng hóa nhập
khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học
và Công nghệ.
• Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, có quy định Danh Mục các sản
phẩm thép phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
• Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình
tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Kiểm tra hàng hóa:
Nhân viên giao nhận phải theo dõi bảng phân công kiểm hóa, sẽ có hai công chức hải quan
phụ trách kiểm hóa. Việc kiểm hóa thực hiện tại khu vực hàng chờ kiểm hóa của kho
TCS/SCSC, cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm hóa hàng cùng với nhân viên giao nhận.
Nhân viên giao nhận sẽ mời Cán bộ kiểm hóa đến kiểm hóa hàng. Cán bộ kiểm hóa sẽ dựa
vào số tờ khai và các chứng từ đối chiếu với hàng hóa nếu hợp lệ thì tiến hành kiểm hóa
tùy theo mức độ kiểm hóa mà hải quan kiểm tra lô hàng đó. Sau khi kiểm tra xong thì cán
bộ hải quan sẽ lên tờ khai.

2.5. Thanh toán các khoản phí liên quan, thông quan.
Nhân viên thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, lệ phí Hải quan để được thông quan.
Biên lai thu lệ phí lập thành 2 bản, 1 lưu vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản lưu hải
quan), 1 bản nhân viên giao nhận giữ để về quyết toán với công ty.
Nhân viên giao nhận đem biên lai đóng lệ phí Hải quan và bản sao biên lai đóng thuế đến
quầy trả tờ khai đưa cho cán bộ hải quan để nhận lại tờ khai của mình.

55
2.6. Thanh lý Hải quan cổng và đưa hàng ra sân bay.
Nhân viên giao nhận kéo lô hàng ra ngoài và đưa tờ khai để thanh lý cổng. HQ cổng xác
định hàng đã qua khu vực giám sát hải quan.
Sau đó, nhân viên giao nhận làm biên bản giao hàng đưa cho chủ hàng kèm theo tờ khai
bản chính, các hóa đơn để thu tiền chủ hàng. Cùng với đó là chuyển hàng về kho cho người
nhập khẩu.
Sau khi lấy hàng ra khỏi kho, cũng như đã hoàn thành thủ tục kiểm tra hải quan thông quan
hàng hóa thì:
• Bộ phận giao nhận tiến hành liên lạc với phương tiện vận tải để giao lô hàng đến
tận nơi mà khách hàng yêu cầu. Thường những phương tiện vận tải này có mối quan
hệ bạn hàng đối với công ty. Nhân viên giao nhận sẽ gọi điện thoại cho người chuyên
chở đó và thanh toán chi phí chuyên chở đó.
• Khách ký nhận và hoàn trả cho người giao nhận phí dịch vụ, các khoản phí liên quan
khác mà người giao nhận đã ứng trước như thuế, lưu kho, ...
• Lập chứng cứ giao hàng giao cho khách kèm theo thông báo thuế của Hải quan.
• Lập hồ sơ lưu gồm chứng cứ giao hàng, Bill và giấy ủy quyền).
Trường hợp giao nhận nhập khẩu không có H.A.W.B:
Trong trường hợp này, người giao nhận phải có giấy ủy quyền của chủ hàng.
Trường hợp trách nhiệm nhận hàng là chủ hàng mà họ muốn giao cho người giao nhận
hàng không nhận thay thì chủ hàng phải làm giấy ủy quyền lại cho người giao nhận, và
giao toàn bộ các chứng từ để người giao nhận làm thủ tục nhận hàng.
Cần lưu ý: Tùy theo từng loại hàng mậu dịch, hay phi mậu dịch, phi mậu dịch cá nhân hay
phi mậu dịch công ty mà có thủ tục xin giấy phép, khai hải quan khác nhau, tuy nhiên trình
tự công việc của người giao nhận vẫn được tiến hành như sau:
• Xin giấy phép nhập khẩu (đơn do chủ hàng kí).
• Khai hải quan và tiến hành nhận hàng.
• Đóng tiền lưu kho, hồ sơ gồm:
1) Giấy giới thiệu.
2) Bill.
3) Giấy ủy quyền.
4) Chứng minh nhân dân của nhân viên giao nhận.
Hãng hàng không giao phiếu thu và phiếu xuất hàng. Tới hải quan rút một tờ khai đồng
thời xuất trình hai phiếu xuất kho để hải quan kiểm tra đối chiếu, vào sổ và đóng dấu "Đã
kiểm tra".
Hải quan kiểm hóa, người giao nhận ký phiếu nhận hàng. Chuyển tờ khai qua đội thu thuế.
Nếu hàng phải nộp thuế thì chủ hàng phải nộp thuế xong, đội thuế mới trả lại tờ khai và
xuất trình tại hải quan cổng sân bay. Hàng được đưa ra khỏi sân bay.

56
Tài liệu tham khảo
1. Vận đơn hàng không là gì? Kiến thức TOÀN TẬP về AWB [2020] (masimex.vn)
2. Vận Đơn Hàng Không (AirWay Bill) Là Gì, Kiến Thức Tổng Hợp Về Vận Đơn Cho
Người Mới Bắt Đầu – VinaTrans Việt Nam
3. The Air Waybill - why it’s important to get it right - Help & additional info -
International Cargo | Air New Zealand - Cargo (airnewzealandcargo.com)
4. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (luatvietnam.vn)
5. Những thuật ngữ trên vận đơn đường không (Air way bill) cần biết
(doortodoorviet.com)
6. Air Waybill (AWB) - Overview, Functions, Features, and Format
(corporatefinanceinstitute.com)
7. Air Waybill (AWB) and e-AWB Explained | AltexSoft
8. Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (kienthucxuatnhapkhau.com)
9. Phân biệt Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm (giadinh xuatnhapkhau.com)
10. Pre alert là gì? Bộ chứng từ hàng hóa gồm những gì? (cargonow.vn)
11. Giấy Báo Hàng Đến (Arrival Notice) Là Gì, Có Video Hướng Dẫn Check Chứng
Từ – VinaTrans Việt Nam
12. Pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại
13. Packing list
14. Pháp luật Việt Nam về tờ khai hải quan
15. Thư viện Pháp luật về cấp giấy phép xuất, nhập khẩu
16. UPS Air Cargo - Completing Air Waybill
17. https://aramex.vn/dai-ly-hang-hoa-hang-khong-la-gi-nhung-thong-tin-cac-ban-
can-biet.html/
18. https://indochinapost.vn/nguoi-giao-nhan-hang-khong-la-gi.html/
19. https://baohiemmic.com/dich-vu/bao-hiem-hang-hoa-van-chuyen-bang-duong-
hang-khong.htm
20. https://vietship.net/dinh-nghiaquyen-han-va-trach-nhiem-cua-nguoi-giao-
nhan.html/
21. Ngô Thị Hải Xuân, “Giáo trình giao nhận vận tải quốc tế”
22. Hai Khanh freight forwarders joint stock company, “Giao nhận vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không”, http://haikhanh.com/bai-viet/giao-nhan-van-
chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang-khong. Accessed 6 March 2023.
23. Quách Minh Châu (2003), “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng
xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam”.

57

You might also like