You are on page 1of 53

MỤC LỤC

1. Các tổ chức và các bộ luật chi phối vận tải hàng siêu trường - siêu trọng và hàng
nguy hiểm......................................................................................................................2

1.1 Các tổ chức chi phối vận tải hàng siêu trường - siêu trọng và hàng nguy hiểm. 2

1.2 Các bộ luật chi phối vận tải hàng siêu trường - siêu trọng và hàng nguy hiểm.. 2

1.2.1. Vận tải hàng siêu trường siêu trọng phải tuân theo: ...............................2

1.2.2. Vận tải hàng nguy hiểm phải tuân theo: .................................................2

2. Tính chất hàng hóa, PTVC và quy cách đóng gói hàng siêu trường - siêu trọng &
hàng nguy hiểm. ............................................................................................................ 3

2.1. Hàng siêu trường - siêu trọng...........................................................................3

2.1.1 Quy định về hàng siêu trường siêu trọng..................................................3

2.1.2 Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng...............................3

2.1.3 An toàn vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng......................................5

2.2. Hàng nguy hiểm.............................................................................................14

2.2.1 Danh mục về hàng nguy hiểm................................................................14

2.2.2 Quy định về PTVC hàng nguy hiểm.......................................................15

2.2.3 Quy cách đóng gói, đánh dấu, dán nhãn hàng nguy hiểm ......................17

3. Giấy phép vận chuyển và các chứng từ cần thiết vận chuyển hàng siêu trường - siêu
trọng và hàng nguy hiểm..............................................................................................22

3.1 Hàng siêu trường siêu trọng.............................................................................22

3.2 Hàng nguy hiểm .............................................................................................28

4. Cước phí vận chuyển hàng siêu trường - siêu trọng và hàng nguy hiểm..................42

4.1 Cước phí vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng...........................................42
4.1.1 Cước phụ phí xếp dỡ..............................................................................42

4.1.2 Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.......................................43

4.1.3 Các chi phí phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng...46

4.1.4 Quy định về phí xử phạt.........................................................................46

4.1.5 Ví dụ.......................................................................................................47

4.2 Cước vận chuyển một số hàng nguy hiểm.......................................................48

4.2.1 Vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn ........................................................48

4.2.2 Vận chuyển hóa chất, khí hóa lỏng bằng đường sắt................................49

4.2.3 Chi phí vận chuyển 1 số loại hàng nguy hiểm bằng đường thủy............50

4.2.4 Quy định về phí xử phạt.........................................................................51

5. Địa lý giao thông .....................................................................................................52

5.1 Hàng siêu trường - siêu trọng..........................................................................52

5.2 Hàng nguy hiểm:.............................................................................................53


VẬN TẢI HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG VÀ HÀNG
NGUY HIỂM
1. Các tổ chức và các bộ luật chi phối vận tải hàng siêu trường - siêu trọng và
hàng nguy hiểm.
1.1 Các tổ chức chi phối vận tải hàng siêu trường - siêu trọng và hàng nguy hiểm.
=> Khi vận tải hàng siêu trường siêu trọng và hàng nguy hiểm chịu sự chi phối của
Quốc Hội (lập pháp); Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ
như BGTVT, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ Công an; Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ quản lý chuyên ngành; Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, tại VN vận tải
hàng siêu trường siêu trọng bị chi phối bởi Chi hội Vận tải hàng siêu trường siêu trọng,
trực thuộc Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Khi vận tải hàng siêu trường siêu trọng và
hàng nguy hiểm cũng phải tuân theo các quy định riêng của từng phương thức vận tải
và các tổ chức, hiệp hội liên quan:
FIATA: Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế
IATA: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
IRU: Liên minh Vận tải Đường bộ Quốc tế
UIC: Liên minh Đường sắt Quốc tế
1.2 Các bộ luật chi phối vận tải hàng siêu trường - siêu trọng và hàng nguy hiểm.
1.2.1. Vận tải hàng siêu trường siêu trọng phải tuân theo: 
- Điều 28, 76 của LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ năm 2008.
- Điều 11 của Thông tư Số: 61/2015/TT-BGTVT Vận tải hàng hóa trên đường thủy nội
địa.
- Thông tư Số: 46/2015/TT-BGTVT “QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN
CỦA ĐƯỜNG BỘ; LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN,
XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ; VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG,
SIÊU TRỌNG; GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ”.
- Điều 25 của NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT năm 2019.
1.2.2. Vận tải hàng nguy hiểm phải tuân theo: 
- Điều 78 của LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ năm 2008.
- Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP “QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG HÓA NGUY
HIỂM, VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
TRÊN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA”.
- Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường QUY ĐỊNH
VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI, CHẤT
LÂY NHIỄM.
 - Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển (IMDG).
- IATA xây dựng bộ quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm (Dangerous Goods
Regulations-DGR). Bộ quy định này được cập nhật theo từng năm.
2. Tính chất hàng hóa, PTVC và quy cách đóng gói hàng siêu trường - siêu trọng
& hàng nguy hiểm. 
2.1. Hàng siêu trường - siêu trọng
2.1.1 Quy định về hàng siêu trường siêu trọng
Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có
một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên
phương tiện) như sau:
a) Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
c) Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối
với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
2. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.
2.1.2 Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
- Điều 76 của LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ năm 2008.
Điều 76. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới
hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với
loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong
giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí
người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường,
siêu trọng.
Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 11. Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ
phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người
điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh
xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên
đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của
nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành
trên đường bộ.
Điều 13. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng có kích thước, tải trọng phù
hợp với loại hàng hóa vận chuyển; phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Các module có tính năng ghép nối được với nhau phải được cơ quan đăng kiểm xác
nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe
với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu
hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
Điều 14. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải
thực hiện theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu
thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu
hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống
(nếu có).
3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao
ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng
lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;
b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
4. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều
rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét
đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải
trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
Quy định về việc cấp Giấy phép lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường,
siêu trọng trên đường bộ.
2.1.3 An toàn vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
a. An toàn vận chuyển khi thực hiện các dự án siêu trường siêu trọng, quá khổ
quá tải.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước lúc vận chuyển hàng dự án siêu
trường siêu trọng quá khổ quá tải. Các phương tiện phải trong thời hạn lưu hành của
cơ quan đăng kiểm, các thiết bị dụng cụ kèm theo phải đầy đủ, đảm bảo an toàn;
- Phương tiện đường thủy phải có phao cứu sinh, đèn báo tín hiệu, thiết bị bơm nước,
…Phương tiện đường bộ kiểm tra hệ thống bánh xe lốp, đèn chiếu, đèn báo hiệu, hệ
thống phanh thắng, ống dầu thủy lực,…không vận chuyển quá tải trọng trong giấy
phép lưu hành phương tiện.
- Chằng buộc, kê lót chắc chắn hàng hóa vào phương tiện vận tải bằng xích, cáp ma ní
và tăng đơ chặt, đảm bảo kiện hàng không xê dịch trong mỗi công đoạn vận chuyển.
Trọng tâm của kiện hàng được đặt trên trục đối xứng của phương tiện với sai số không
quá 1/100 bề rộng của phương tiện.
- Luôn theo dõi sát tình hình thời tiết, thủy triều,… để có biện pháp phòng chống và
hành động kịp thời, trung tâm điều hành liên lạc thường xuyên với công nhân vận hành
phương tiện thông báo tình hình tiến trình vận chuyển hàng dự án siêu trường siêu
trọng quá khổ quá tải.
- Những đoạn đường dốc di chuyển tốc độ không quá 5km/giờ, trailer thủy lực phải có
hệ thống phanh thắng tự động. Mặt đường xấu gia cố bằng việc trải đá cấp phối hoặc
bao cát vào ổ gà, trải thép tấm 12-20 ly bề mặt đường nếu phải qua đoạn cống ngầm
kích thước nhỏ.
- Trong quá trình vận chuyển phải có biện pháp khắc phục các chướng ngại: liên hệ
với các cơ quan chức năng đảm bảo an toàn giao thông như công an, các cơ quan quản
lý điện lực, điện thoại để chống dây điện, điện thoại băng ngang trên tuyến.
- Đối với hàng hóa dự án vận chuyển được phủ bạt, che đậy bảo quản tránh mưa nắng
trong suốt quá trình vận chuyển (nếu có yêu cầu).
- Hàng hóa khi đã được vận chuyển đến công trường và hạ bãi phải được bảo quản, kê
lót bằng tole, gỗ, tà vẹt để chống sụt lún, áp lực về tải trọng đè nặng xuống bề mặt bãi
tại công trường thực hiện dự án.
 

Hình 1.1 : vận chuyển hàng dự án dầu khí


b. An toàn bốc xếp các dự án siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải
- Không cẩu quá tải trọng trong quy định kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế của nhà sản xuất
cung cấp.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật thiết bị nâng hạ trước khi thực hiện: kết cấu, dây cáp
nâng hàng, hệ thống phanh, móc cẩu,.. các phương tiện bốc xếp phải được cơ quan
đăng kiểm cấp giấy phép an toàn trong thời hạn.
- Người điều hành có kinh nghiệm, được đào tạo an toàn về công tác bốc xếp thực hiện
các dự án hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải.
- Việc bốc xếp hàng hóa bằng kích kéo thủ công, an toàn hàng hóa đảm bảo không có
sự cố do hàng đưa lên và hạ xuống tịnh tiến, kiện hàng luôn cân bằng không lệch nhau
quá 10cm tại mỗi đầu .
 

Hình 1.2 : vận chuyển bốc xếp bồn siêu trường siêu trọng cho dự án khí điện đạm cà
mau
c. An toàn lao động trong quá trình vận chuyển & bốc xếp hàng hóa dự án siêu
trường siêu trọng, quá khổ quá tải
- Trang thiết bị cho cán bộ –CNV đầy đủ: quần áo BHLĐ, mũ bảo hộ, găng tay, giầy
mũi sắt, dây bảo hiểm,… đáp ứng theo mỗi công đoạn thực hiện.
- CB-CNV được hướng dẫn học tập định kỳ nâng cao trình độ nhận thức về an toàn lao
động theo quy định của nhà nước.
- Tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn về điện của bộ phận giám sát an toàn của Chủ đầu
tư trong khi thi công trong công trường; khu vực an toàn, căng dây chắn cô lập,
khoảng cách an toàn...
- Trong suốt quá trình tiếp nhận di dời, bốc xếp phải luôn thường trực có cán bộ chỉ
đạo hiện trường để kiểm tra tình trạng kỹ thuật, an toàn của phương tiện, thiết bị và kịp
thời phát hiện những dấu hiện bất thường, lập tức có biện pháp xử lý.
- Sau bất kỳ sự nghỉ ngơi nào trong quá trình thực hiện, Giám sát An toàn thi công
phải đi kiểm tra xung quanh các thiết bị để chắc rằng không có sự thay đổi nào kể từ
khi công việc tạm hoãn để nghỉ ngơi.
d. Phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường:
- Đối với phương tiện tham gia thi công các dự án hàng hóa siêu trường siêu trọng, quá
khổ quá tải trang bị đầy đủ dụng cụ PCCN đúng quy định của cơ quan Nhà nước, địa
phương và ngành đề ra.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy nổ, nguồn nhiệt, nguồn lửa, thiết
bị và dụng cụ sinh nhiệt. Các vật tư dễ cháy nổ phải được cách ly và bảo quản riêng
biệt trong khi vận chuyển bốc xếp.
- CB- CNV thường xuyên định kỳ được hướng dẫn và thực tập công tác phòng chống
cháy nổ bởi các cơ quan chuyên ngành. Tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các
nguy cơ cháy nổ, thiếu sót để có ngay biện pháp khắc phục
- Cấm hút thuốc bừa bãi, sai vị trí quy định trong công trường.
- Đối với phương tiện xe máy, thiết bị thi công là phương tiện mới đảm bảo vệ sinh
môi trường. Toàn bộ các phương tiện tham gia thi công đều được kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường.
- Trong quá trình thi công đảm bảo vệ sinh môi trường được đặt lên hàng đầu. Toàn bộ
CNV sau khi thi công xong từng giai đoạn phải thu gom dụng cụ và rác thải (nếu có).
Đảm bảo giữ nguyên hiện trạng mặt bằng như khi nhận mặt bằng để thi công.
e. Sự thay đổi khí hậu, thời tiết
Khi thi công vận chuyển và bốc xếp các mặt hàng dự án siêu trường siêu trọng, quá
khổ quá tải luôn theo dõi thời tiết, nếu thay đổi bất ngờ, tạm dừng công việc theo bảng
sau:
 

Vấn đề Cho phép thực hiện Không thực hiện

Tốc độ gió < 10.81m/s > 10.81m/s

Dự báo thời tiết trong 24 Giảm Tăng


h

Tầm nhìn > 100m < 100m

Nguy cơ sấm sét < 30% > 30%

Bề mặt Đáp ứng yêu cầu lực kéo tốt

 
Hình 1.3 : vận chuyển hàng dự án quá khổ quá tải
f. Ngăn ngừa, đánh giá rủi ro trong quá trình bốc xếp và vận chuyển các mặt
hàng dự án siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải.
 

Rủi ro bất ngờ Hành động ngăn chặn/giảm thiểu rủi ro

1 Nền đường vận Kiểm tra các điều kiện nền bằng thông số do các
chuyển hay bãi lưu đơn vị chủ quản cung cấp. Đối với trường hợp
bị lún dẫn đến lật không có số liệu cần thiết, sẽ kiểm tra bằng thực
kiện hàng. nghiệm

2 Các kiện hàng bị Kiểm tra các bản vẽ kết cấu kiện hàng qua đó tận
biến dạng trong quá dụng tối đa ưu điểm của các phương tiện vận
trình xếp dỡ hay vận chuyển, xếp dỡ.
chuyển.

3 Kiện hàng kém hoặc Mọi điều kiện đường xá, vị trí lưu giữ, bệ móng
mất ổn định do điều được khảo sát kỹ và gia cố trước khi lên phương án
kiện đường sá, bệ thực hiện
móng.
4 Va chạm với các vật Mọi tuyến di chuyển, mặt bằng đều được giải
cản . phóng trước khi thực hiện.

5 Sự cố do điều kiện Không tiến hành thao tác khi lượng mưa trên
thời tiết. 50mm, gió trên cấp 4, tầm nhìn dưới 500m.

6 Công nhân mệt mỏi Tổ chức làm việc theo ca để mọi người không làm
do làm việc nhiều quá giờ quy định.
giờ

7 Những công nhân Những công nhân chưa được huấn luyện sẽ do
chưa thành thạo những công nhân thành thạo chỉ dẫn công việc.
công việc.

8 Cáp chằng buộc bị Chuẩn bị dự phòng, thường xuyên kiểm tra để thay
đứt, gãy vỡ tăng đơ, thế. Các phương án chằng buộc được xây dựng với
maní, siri cáp. tất cả các kiện hàng STST, tuân thủ tuyệt đối tiêu
chuẩn an toàn hiện hành

9 Tổn hại sức khoẻ Mọi người phải được trang bị bảo hộ lao động
cho người tham gia (quần áo, mũ, giầy) khi vào công trường.Có túi
sản xuất. thuốc sơ cứu tại công trường.

10 Hư hỏng của các hệ Sẵn sàng phụ tùng thay thế khi bị sự cố. Các
thống thiết bị của phương tiện vận tải xếp dỡ được khai thác với tối
các phương tiện vận đa 85% thông số tải trọng an toàn.
tải, xếp dỡ.

11 Phòng chống cháy Trang bị bình cứu hỏa.


12 Các sự cố khác do Các phương tiện vận tải xếp dỡ tuân thủ nghiêm
phương tiện vận tải ngặt lịch trình kiểm tra bảo dưỡng, Trước khi di
xếp dỡ dời, bốc xếp các kiện hàng STST, khâu kiểm tra
tính an toàn được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn
hiện hành.

Có thể hiểu:
Vận chuyển hàng siêu trường (vận chuyển hàng quá khổ): Là vận chuyển hàng không
thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài
(của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:
 Chiều dài lớn hơn 20,0 mét.
 Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.
 Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét;
đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
Ví dụ cho những mặt hàng siêu trường:
 Vận chuyển cầu trục, cổng trục
 Vận chuyển thép cấu kiện
 Vận chuyển dầm cầu
 Vận chuyển cánh quạt gió
 Vận chuyển ống thép
 Vận chuyển bồn composite
 Vận chuyển silo
 Vận chuyển bồn thép
Vận chuyển hàng siêu trọng ( vận chuyển hàng quá tải) là vận chuyển hàng không thể
tháo rời khi xếp lên phương tiện vận tải có trọng tải từ 32 Tấn trở lên.
 Vận chuyển máy công trình
 Vận chuyển máy đào
 Vận chuyển máy cơ khí
 Vận chuyển cáp thép
 Vận chuyển thiết bị dầu khí
 Vận chuyển máy xây dựng
Đối với đường bộ: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường bộ
là xe đầu kéo và moc chuyên dụng.
 Xe đầu kéo mooc lùn ( fooc lùn): Xe có kích thước thông dụng là dài 12m rộng
3m3 chiều cao từ 50 Cm đến 1m. Tải trọng từ 30-50 Tấn.
 Xe đầu kéo mooc sàn rút ( mooc rút): Xe có kích thước thông thường là dài 12m
rộng 2m5 cao 1m5 tuy nhiên có khả năng rút dài lên đến 21m. Tải trọng 25-35
Tấn.
 Xe đầu kéo mooc thủy lực ( module thủy lực): Đây là dang mooc có nhiều module
có thể nối ghép với nhau với chiều cao có cơ chế nâng lên hạ xuống, chiều rộng
3m chiều dài không hạn chế và trọng tải không hạn chế.
 Và một số loại thiết kế chuyên biệt cho vận chuyển khác cho từng mặt hàng
chuyên biệt. Như mooc võng, mooc U…
Lưu ý: Đối với phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng 100% phải có giấy
phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với đường sông: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường
sông là sà lan hầm, sà lan bongton, sà hã miệng. Khi vận chuyển cần lưu ý chằng buộc
hàng hóa an toàn trên sà lan và do đơn vị chuyên nghiệp lashing thực hiện. Ngoài ra
còn là vấn đề cơ sở hạ tầng cẩu 2 đầu bến vì lý do hàng có kích thước và trọng lượng
lớn cần có cẩu có tầm với và sức nâng phù hợp.
Đối với đường biển. Đối với vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường biển
thì sẽ chia làm 3 loại cơ bản cho 3 dạng tàu vận chuyển là tàu container, tàu rời và tàu
roro.
 Đối với tàu container: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng sẽ sử dụng
container chuyên dụng là: Container flatrack, Container platform, Container Open
top. Khi vận chuyển hàng sử dụng container chuyên dụng này vấn đề quan trọng
nhất là lashing hàng hóa trên cont phải làm đúng chuẩn và đảm bảo tính cân bằng
và an toàn, đặc biệt cần giấy chứng nhận lashing từ một đơn vị giám định khi đóng
hàng.
 Đối với tàu rời: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng tàu hàng rời tướng đối
phổ biến cho những kiện kích thước quá lớn hoặc quá nặng, và khi cẩu 2 đầu cần
cẩu lớn. Vấn đề kho khăn khi vận chuyển hàng bằng tàu rời gồm việc laytime tàu
và hàng phù hợp, năng lực xếp dỡ, lashing hàng hóa…
 Đối với tàu roro: Phương tiện này thường phù hợp với mặt hàng là những loại máy
xây dựng, máy công trình nhập nguyên con và chạy trực tiếp lên tàu.
Đối với đa phương thức: Vận chuyển siêu trường siêu trọng  đa phương thức được áp
dụng vô cùng phổ biến bởi lẽ những khó khăn về hạ tầng giao thông kể cả vấn đề chi
phí. Thì vận chuyển đa phương thức sẽ áp dụng. Hình thức phổ biến là Xe- sà lan- sà-
lan ( tàu biển)- sà lan- Xe. Những vấn đề lưu ý ở đây là:
 Xác định laytime
 Năng lực cẩu và chi phí xếp dỡ
 Lashing
 Định tuyến vận chuyển đường bộ.
 Thời gian vận chuyển.
2.2. Hàng nguy hiểm
2.2.1 Danh mục về hàng nguy hiểm
Điều 4 của Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP Phân loại hàng hóa nguy hiểm:
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại
sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ
hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất
lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên
ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương
ứng.
2.2.2 Quy định về PTVC hàng nguy hiểm
- Điều 78 của LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ năm 2008.
1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp.
2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi
dễ xảy ra nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và
thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 9. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của
pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải
bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy
định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm.
Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện
phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và
phía sau của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu
không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu
trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và
bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và
ở nơi quy định.
Điều 11. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm,
phà
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ
khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành
khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực
hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên
cùng một chuyến phà.
3. Các loại hàng hoá nguy hiểm do Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định tại khoản 2
Điều 2 của Nghị định này không phải áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 13. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của
pháp luật.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm.
Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện
phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của
phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu
không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu
trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và
bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và
ở nơi quy định.
- Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường QUY ĐỊNH
VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI, CHẤT LÂY
NHIỄM.
Điều 6. Điều kiện chung đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Không vận chuyển hàng nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực
phẩm hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây cháy, nổ
hoặc tạo ra các chất mới độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người trên cùng
một phương tiện hoặc toa xe.
2. Có trang thiết bị che, phủ kín toàn bộ khoang chở hàng. Trang thiết bị che phủ phải
phù hợp với yêu cầu chống thấm, chống cháy, không bị phá hủy khi tiếp xúc với loại
hàng được vận chuyển; chịu được sự va đập và đảm bảo an toàn, hạn chế sự rò rỉ các
chất độc hại và lây nhiễm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
3. Đảm bảo đầy đủ thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển như đã
mô tả trong Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng
nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.
Điều 7. Điều kiện đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi vận chuyển
hàng nguy hiểm
1. Có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông
đường bộ.
2. Có ca bin đủ chỗ cho ít nhất 02 (hai) người ngồi, gồm 01 (một) người điều khiển
phương tiện vận chuyển và 01 (một) người áp tải hàng nguy hiểm; có đủ các bộ phận
gá buộc để có thể định vị chắc chắn hàng khi vận chuyển.
3. Đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp
luật.
Điều 8. Điều kiện đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi vận chuyển
hàng nguy hiểm
1. Có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông
đường thủy nội địa.
2. Đáp ứng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận chuyển hóa chất nguy hiểm
hoặc hàng nguy hiểm tương ứng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và thực hiện chế độ bảo
hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Điều kiện đối với phương tiện giao thông đường sắt khi vận chuyển hàng nguy
hiểm
1. Có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông
đường sắt.
2. Đáp ứng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận chuyển hóa chất nguy hiểm
hoặc hàng nguy hiểm tương ứng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và thực hiện chế độ bảo
hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2.2.3 Quy cách đóng gói, đánh dấu, dán nhãn hàng nguy hiểm 
- Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 7. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về
nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy
hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng
nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên
hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục III
của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
- Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường QUY ĐỊNH
VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI, CHẤT LÂY
NHIỄM.
Điều 5. Điều kiện về đóng gói, bao bì, vật chứa, ghi nhãn và biểu trưng, báo hiệu nguy
hiểm
1. Yêu cầu về đóng gói, bao bì, vật chứa:
a) Việc đóng gói hàng nguy hiểm và sử dụng các loại vật liệu dùng để làm bao bì, vật
chứa hàng nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN
5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, bảo quản và vận chuyển và phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương
ứng với loại hàng hóa đó (nếu có);
b) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đủ vững chắc để chịu được những va chạm
tác động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp, xếp, dỡ; có khả năng chống được sự
ăn mòn, không bị hoen gỉ, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong; có khả
năng chống thấm, kín và chắc chắn để đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển trong điều
kiện bình thường và hạn chế tối đa sự rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường trong trường
hợp xảy ra sự cố;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vận chuyển sử dụng bao bì, vật chứa để tự đóng
gói hàng nguy hiểm thì phải thực hiện thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả thử
nghiệm bao bì, vật chứa đó trước khi sử dụng để tránh rơi lọt hoặc rò rỉ khi vận
chuyển;
d) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm sau khi sử dụng phải được bảo quản riêng đáp ứng
các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy
phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
đ) Trường hợp sử dụng lại bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm thì phải làm sạch, bảo đảm
kín và không gây ảnh hưởng đến loại hàng mới hoặc gây ô nhiễm môi trường; trường
hợp không sử dụng lại hoặc thải bỏ bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm thì phải tuân theo
các quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
2. Yêu cầu về ghi nhãn:
Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Thông tư số 09/2007/TT-
BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về nhãn hàng hóa và Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất.
3. Yêu cầu về biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm:
a) Bên ngoài bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm và báo
hiệu nguy hiểm;
b) Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận
chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau
tại một thời điểm thì trên phương tiện phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các
loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên thành và phía sau phương tiện, có độ bền
đủ chịu được tác động của thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp, vận
chuyển. Biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển phải được làm
sạch và bóc, xóa hết nếu không vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển thực
hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa trên
đường thủy nội địa, Điều 25 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đường sắt hoặc Điều 9 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009
của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm
bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tương ứng với loại hình phương tiện
vận chuyển;
d) Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt vận chuyển hàng rời
với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển, ngoài
biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải có bảng thông tin khẩn cấp đặt tại cuối phương
tiện vận chuyển, mép dưới của bảng thông tin khẩn cấp phải cách mặt đất ít nhất 450
mm.

4. Yêu cầu về xếp, dỡ và lưu kho bãi hàng nguy hiểm:


a) Tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ và
lưu kho bãi từng loại hàng nguy hiểm phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn quốc
gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hoặc trong thông báo của chủ hàng nguy
hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Việc xếp, dỡ và lưu kho bãi hàng nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều
9 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định
danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa, Điều
30 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt hoặc Điều 12 Nghị định
số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục
hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, tương ứng với loại hình phương tiện vận chuyển.
5. Hàng nguy hiểm được vận chuyển phải kèm theo Phiếu an toàn hóa chất quy định
tại Điều 29 Luật Hóa chất năm 2007 và Điều 40 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày
28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa
chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Có thể hiểu:
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
- Để có thể vận chuyển những loại hàng hóa nguy hiểm này thì việc trước tiên là xin
cấp giấy phép vận chuyển từ các Bộ phụ trách (đơn vị vận tải sẽ xin cấp phép)
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông. Bản thân phương tiện
phải đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về tính an toàn, hiệu suất trong vận hành và có
đầy đủ giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm phương tiện. 
- Không sử dụng xe móc kéo để vận tải hàng hóa nguy hiểm. Phương tiện phải được
trang bị các thiết bị chuyên dụng trong vận tải hàng nguy hiểm. 
- Xe vận chuyển có khoang, bạt phủ kín, che chắn kín khoang chở hàng để hạn chế tối
đa tác động từ môi trường trong quá trình vận chuyển.  
- Phương tiện cần được trang bị thêm các thiết bị đảm bảo an toàn như dụng cụ phòng
cháy, chữa cháy thông dụng và loại phù hợp với đặc tính của hàng hóa vận chuyển. 
Lưu ý:
- Không được vận chuyển hai chất có phản ứng với nhau trên cùng phương tiện 
- Không được kết hợp vận chuyển hành khách, hàng hóa thông thường chung với
nhóm hàng nguy hiểm
không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
- Không  được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ
khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
Cuối cùng, phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải có dán hoặc sơn các ký hiệu
biểu trưng giúp những người điều khiển phương tiện khác có thể dễ dàng nhận diện.
Ký hiệu này sẽ được dán ở hai bên và phía sau phương tiện, có màu sắc, kiểu dáng,
kích thước theo quy định đã được thống nhất chung. Khi không thực hiện việc vận tải
các loại hàng hóa nguy hiểm, độc hại thì các phương tiện cần tháo, xóa biểu tượng
hàng hóa nguy hiểm trên xe.
Cách đóng gói, đánh dấu và bao bì khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Quá trình tiến hành đóng gói và dán nhãn cho hàng hóa nguy hiểm phải được thực
hiện đúng theo quy định để đảm bảo an toàn. 
 Hóa chất dễ cháy nổ: đóng gói kín, tránh xa lửa và các tác nhân gây lửa trong quá
trình vận chuyển;
 Hóa chất dễ ăn mòn, dễ phản ứng: đựng bằng lọ thủy tinh hoặc các chất liệu thay
thế phù hợp;
 Hóa chất độc hại, lây nhiễm: người thực hiện đóng gói, vận chuyển cần được trang
bị bảo hộ lao động;
 Xăng, dầu: sử dụng xe chuyên dụng;
 Hàng hóa dễ bắt lửa: sử dụng xe thùng kín chuyên dụng để vận chuyển, kê hàng
hóa lên kệ, tránh để tiếp xúc trực tiếp với thùng xe.
3. Giấy phép vận chuyển và các chứng từ cần thiết vận chuyển hàng siêu trường -
siêu trọng và hàng nguy hiểm.
3.1 Hàng siêu trường siêu trọng
Thông tư Số: 61/2015/TT-BGTVT Vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa.
Điều 11. Thủ tục phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa
siêu trọng
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng
hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến: Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực (đối với phương tiện thủy nội địa rời
cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh), Sở Giao thông vận tải
(đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường
thủy nội địa nội tỉnh), Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải (đối với phương
tiện thủy nội địa rời bến cảng biển) (sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu
trọng trên đường thủy nội địa theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng theo các nội dung
tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và
hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại
ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu
hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu
cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định,
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phê duyệt phương
án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Thông tư này và gửi cho tổ chức, cá nhân để thực hiện. Trường hợp không
phê duyệt phương án phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Tổ chức, cá nhân không phải
nộp phí hoặc lệ phí đối với việc phê duyệt phương án vận tải.
- Thông tư Số: 46/2015/TT-BGTVT quy định:
Điều 20. Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới
hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
1. Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe
vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe) trên
đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào
khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.
2. Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe:
a) Lựa chọn tuyến đường hợp lý trên cơ sở bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho
công trình đường bộ;
b) Không cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp chở hàng hóa vượt quá khối
lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng
hàng hóa cho phép của xe sau khi thiết kế cải tạo đã được phê duyệt và được ghi trên
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe;
c) Khi cho phép lưu hành trên đường cao tốc, phải quy định cụ thể các điều kiện bảo
đảm an toàn khi tham gia giao thông như tốc độ, làn xe chạy và thời gian được phép
lưu hành trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Đối với trường hợp lưu hành xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ mà phải
khảo sát, kiểm định hoặc gia cường đường bộ, tổ chức, cá nhân có nhu cầu lưu hành xe
phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản chi phí có liên quan. Cơ quan có thẩm
quyền chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe sau khi tổ chức, cá nhân đã hoàn thành các công
việc nêu trên.
4. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe:
a) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các
điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải
gia cường đường bộ: trường hợp lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải
tạo, nâng cấp đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 60 ngày;
trường hợp lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc
cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30
ngày.
b) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu
trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có
xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: thời hạn của Giấy phép
lưu hành xe không quá 30 ngày.
c) Các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là
thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
d) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe quy định tại các điểm a, b và điểm c
khoản này phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn quy
định tại các điểm a, b, c khoản này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe bằng
thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của xe.
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp,
qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến
cơ quan cấp phép lưu hành xe.
2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới
nhận;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương
tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
d) Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm
các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận
chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số
kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình
ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ
hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.
3. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 của
Thông tư này cấp Giấy phép lưu hành xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 3, Phụ lục
4 của Thông tư này; trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc
gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo
quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe phải
có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ
tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.
Thời hạn xem xét cấp giấy phép lưu hành xe không quá 02 ngày làm việc kể từ khi
nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường
bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.
Điều 22. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe
1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép
lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
3. Không cấp giấy phép lưu hàng cho xe tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người
vận tải hoặc người thuê vận tải gây ra hư hỏng cho các công trình đường bộ mà chưa
hoàn thành công tác khắc phục, sửa chữa hư hỏng công trình đường bộ.
3.2 Hàng nguy hiểm 
Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 8. Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn
và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn
và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hóa nguy
hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
Điều 15. Nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm
1. Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
a) Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh
người đại diện theo pháp luật;
b) Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;
c) Hành trình, lịch trình vận chuyển;
d) Thời hạn của giấy phép.
Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện
và người điều khiển phương tiện.
2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan
cấp quản lý và phát hành.
3. Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng
hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng
không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Điều 16. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3,
loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ
thực vật).
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5,
loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy
hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm
hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định
tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy
định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng
dụng năng lượng nguyên tử.
6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường
hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo
quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên
nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng
nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500
lít;
d) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ
hơn 1.000 ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong
các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.
Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 bao
gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ
lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh
doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe ô
tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với
đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm
theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng
trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận
chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ
nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường
hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hoá nguy hiểm của
đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng
cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
e) Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa
hàng nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục
hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển
hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường
sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và
loại 9 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ
lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh
doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc
bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị
kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm
theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng
trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận
chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ
nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường
hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của
đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy
hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ; Bản sao hoặc bản chính
Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên
đường thủy nội địa);
e) Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc
văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp)
hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ
quan có thẩm quyền;
g) Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công
nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển
(kèm theo bản chính để đối chiếu);
h) Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận
của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc
văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
i) Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có
thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
k) Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu
hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận
chuyển ra nước ngoài).
3. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao
gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ
lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh
doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc
bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị
kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm
theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng
trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận
chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ
nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường
hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài
chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
e) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn
vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy
hiểm.
4. Hồ sơ cấp lại Giấy phép khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép
hoặc Giấy phép bị mất, bị hỏng, bị thu hồi hoặc bị tước bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
b) Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin (trong trường hợp có sự thay đổi liên
quan đến nội dung) hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm (trong
trường hợp bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép).
Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
a) Người vận tải hàng hoá nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận
chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17 của
Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành
phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực
tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải
quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ
quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống
dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 thực hiện
theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng
dụng năng lượng nguyên tử;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ
quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản
hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có sự thay đổi liên
quan đến nội dung của Giấy phép hoặc Giấy phép bị mất, bị hỏng.
a) Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị
định này đến cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan
cấp Giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống
dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến người vận tải
trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ
quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản
hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trong trường hợp bị thu
hồi, bị tước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, kèm theo tài liệu chứng
minh việc đã khắc phục xong vi phạm là nguyên nhân dẫn đến bị thu hồi, bị tước.
4. Trong quá trình hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nếu có sự thay đổi
phương tiện và người điều khiển phương tiện so với danh sách trong hồ sơ đã được
cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm phải thông báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển
phương tiện thay thế đến cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận
chuyển hàng hóa hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản
thông báo danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế. Trường
hợp không đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo
qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép
hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định.
Đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ quân sự, quốc phòng và lợi
ích quốc gia, an ninh lực lượng vũ trang thì sẽ được quy định định bởi Bộ trường Bộ
Quốc Phòng và Bộ trưởng Bộ Công An.

Trong Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sẽ ghi rõ thông tin của đơn vị vận
chuyển, nhóm hàng được cấp phép, hành trình, lịch trình vận chuyển và thời hạn giấy
phép. 
Bên cạnh đó, để có thể chính thức đi vào vận chuyển các mặt hàng nguy hiểm thì điều
đầu tiên là các cá nhân, tổ chức phải phải có phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa
chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm nội địa được cung cấp bởi nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu bao gồm các thông tin sau:
 Phương thức – cách nhận Nhận dạng hóa chất
 Thông tin và thành phần chi tiết của các chất được vận chuyển
 Nhận dạng đặc tính – khả năng nguy hiểm của hóa chất
 Nhận dạng đặc lý – hóa của chất
 Khả năng hoạt động & mức độ ổn định của hóa chất
 Thông tin về độc tính có trong chất được vận chuyển
 Thông tin về sinh thái
 Biện pháp sơ cứu y tế khi có trường hợp người gặp sự cố khi vận chuyển chất
nguy hiểm
 Biện pháp xử lý hỏa hoạn trong trường hợp xấu
 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó cho người vận chuyển khi có sự cố xảy ra
 Yêu cầu về bảo quản, cất giữ
 Khả năng tác động lên người và các thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ cá nhân
 Yêu cầu trong việc thải bỏ
 Yêu cầu quan trọng trong vận chuyển
 Quy chuẩn kỹ thuật vận chuyển và quy định pháp luật phải tuân thủ trong quá trình
 Các thông tin cần thiết – quan trọng khác
Với dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế, bảng phân tích thành phần lý hóa
(Material Safety Data Sheet – MSDS) là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt
buộc.
Nội dung (tiếng anh vietsub):
 Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng
ký CAS, RTECS v.v.
 Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ
trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy,
độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không
khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
 Thành phần hóa học, hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa
chất khác như axit, chất oxy hóa.
 Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới
mắt, da, hệ hô hấp,hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư
hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và
kinh niên.
 Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu đến sức khỏe người lao động và
nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
 Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
 Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
 Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
 Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm,
độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần
tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
 Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo
định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
 Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
 Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
 Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
 Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.
Ngoài những giấy phép đặc thù cần xin cấp khi vận chuyển hàng siêu trường - siêu
trọng và hàng nguy hiểm thì đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện lưu thông vẫn
phải tuân theo các quy định chung về vận tải của mỗi phương thức vận tải. Các chứng
từ như: Hóa đơn Thương mại, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải, chứng từ về bảo
lãnh và giấy chứng nhận về chấp nhận hàng, … được chuẩn bị như các loại hàng vận
chuyển thông thường.
VD:
Khi lưu hành phương tiện vận chuyển trên đường bộ phải có giấy chứng nhận bảo vệ
môi trường và an toàn kỹ thuật còn hiệu lực của phương tiện vận chuyển.
Quy định về trách nhiệm của đơn vị vận tải:
• Có giấy phép đăng ký kinh doanh và phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
của luật pháp.
• Có đầy đủ đội ngũ lái xe, kỹ thuật, công nhân lành nghề để sử dụng các thiết bị công
nghệ và phương tiện chuyên dùng.
• Phối hợp với những cơ quan liên quan xây dựng phương án vận chuyển hàng hóa để
đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và các công trình giao thông.
Quy định về trách nhiệm của chủ hàng:
• Thông báo cho đơn vị vận chuyển về kích thước, trọng lượng hàng và địa điểm xếp
dỡ hàng hóa.
• Chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa vận chuyển.
• Phối hợp với đơn vị vận tải để giải quyết những vướng mắc phát trinh trong quá
trình thực hiện.
4. Cước phí vận chuyển hàng siêu trường - siêu trọng và hàng nguy hiểm.

4.1 Cước phí vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
4.1.1 Cước phụ phí xếp dỡ
1 - Cước xếp, dỡ tại cảng sông, cảng biển áp dụng mức cước đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép hoặc công bố.
2 - Nếu xếp dỡ ngoài khu vực cảng biển trong địa phương, thì cước xếp, dỡ được áp
dụng theo biểu cước xếp dỡ đối với hàng siêu trường siêu trọng hợp lệ của cảng biển
gần nhất.
3 - Nếu tại các cảng biển địa phương chưa có biểu cước đối với loại hàng siêu trường,
siêu trọng thì áp dụng theo biểu cước phí đối nội, đối ngoại được phân theo khu vực
như sau:
3.1 - Khu vực từ Quảng Bình trở ra Bắc áp dụng theo biểu cước phí xếp dỡ của cảng
Hải Phòng.
3.2 - Khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên áp dụng theo biểu cước phí xếp dỡ của cảng
Đà Nẵng.
3.3 - Khu vực từ Khánh Hòa trở vào phía Nam áp dụng theo biểu cước phí xếp dỡ của
cảng Sài gòn.
4 - Nếu ở các cảng biển, cảng sông tại thời điểm xếp, dỡ không có phương tiện xếp, dỡ
phù hợp với loại hàng siêu trường, siêu trọng thì được huy động phương tiện xếp, dỡ
từ nơi khác đến và được tính phụ phí cả chiều đi và về như sau:
5.1 - Cước dỡ được tính bằng 0,9 cước xếp.
5.2 - Cước kéo: Cứ kéo kiện hàng di chuyển được 1m được tính bằng 9% cước xếp
của kiện hàng đó (dưới 0,5m thì không tính, trên 0,5m tính tròn là 1m).
5.3 - Xếp kiện hàng từ cầu cảng xuống phương tiện thuỷ hoặc dỡ kiện hàng từ phương
tiện thuỷ lên cầu cảng khi có biên độ thuỷ triều biến đổi 0,4m thì tăng 40% cước xếp
dỡ của kiện hàng tương ứng đó. Sau đó nếu biên độ thuỷ triều vẫn có biến đổi thì cứ
biến đổi 0,20m được tính tăng thêm 10% cước.
5.4 - Việc đưa kiện hàng vào bệ lắp đặt, cân chỉnh đúng vị trí được tăng 20% cước xếp
của kiện hàng đó.
5.5 -Xếp lên hay dỡ kiện hàng xuống toa xe lửa hoặc phương tiện đường bộ có chiều
cao trên 1,2m thì được tăng 20% so với cước xếp dỡ của kiện hàng đó.
4.1.2 Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
a - Nguyên tắc chung tính cước vận chuyển:
1 - Hàng siêu trường thì trọng lượng tính cước là tấn trọng tải đăng ký của phương tiện
đường sông, đường bộ (bao gồm cả mooc) đã được sử dụng để vận chuyển kiện hàng
đó. Nhưng giá cước để tính là đơn giá cước của trọng lượng thực tế của kiện hàng vận
chuyển. Nếu kiện hàng vận chuyển dưới 35 tấn thì đơn giá cước để tính là đơn giá của
kiện hàng có trọng lượng là 35 tấn.
2 - Trường hợp vận tải hàng vừa siêu trường vừa siêu trọng thì cước xếp, dỡ, vận
chuyển chỉ được tính theo một loại (Siêu trường hoặc siêu trọng) với giá cao nhất.
b - Cước vận chuyển bằng phương tiện đường sông.
1.1 - Cự ly vận chuyển chưa đủ 30km cũng được tính cước 30km
1.2 - Khi vận chuyển mà khoảng cách tính cước trên 30km thì 30km đầu
tính theo đơn giá ở khoảng cách 30km đầu (đ/ tấn), từ km thứ 31 trở đi tính theo đơn
giá từ 31km trở lên (đ/tấn.km), tổng giá cước của các đoạn cự ly là giá cước toàn
chặng.
2- Quy đổi loại sông:
2.1 - Cứ một kilômét đường sông loại 2 hoặc một kilômét đường biển đổi bằng 1,5km
đường sông loại 1.
2.2 - Cứ một kilômét đường sông trên loại 2 được quy đổi thành 3 kilômét đường sông
loại 1.
3 - Trường hợp phải thuê tàu đặc biệt dùng để chuyên chở kiện hàng ở những địa hình
phức tạp thì hai bên thỏa thuận trong từng trường hợp cụ thể, nếu không thoả thuận
được thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải giải quyết.
c - Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng phương tiện đường bộ (Biểu
giá áp dụng vận chuyển trên đường mặt rải nhựa, độ dốc nhỏ hơn 3%).
1- Cước tính theo trọng lượng:
Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
+ Hàng hóa có thể tích ≤ 1,5m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng thực tế chuyên
chở kể cả bao bì;
+ Hàng hóa có thể tích từ ≥ 1,5m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng tính đổi, cứ
1,5 m3 thành 1(một) tấn;
Lưu ý:
+ Đơn vị trọng lượng tính cước = Tấn, < 0,5 tấn bỏ qua, >=0,5 tấn tính là 1 tấn.
+ Đơn vị khoảng cách tính cước= kilômét (Km), < 0,5 km bỏ qua, >= 0,5km tính là
1km
 - Khi chưa đủ 10 km cũng tính 10 km.
 - Đối với các kiện hàng nặng trên 200 tấn, nếu trọng lượng kiện hàng tăng một tấn thì
cước vận chuyển được tăng 2% so với mức cước tính đối với trọng lượng kiện hàng
kém nó 1 (một) tấn.
2 - Phụ thu vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trong các trường hợp sau:
- Đối với đường có độ dốc từ 3% đến dưới 5% thì phụ thu bằng 50% giá cước vận
chuyển.-- Đường có độ dốc từ 5% đến dưới 7% phụ thu bằng 100% giá cước vận
chuyển.
- Đường có độ dốc từ 7% đến 10% thì phụ thu bằng 400% giá cước vận chuyển.
- Đường có độ dốc trên 10% phụ thu do các bên thỏa thuận
- Trong các chặng đường vận chuyển có nhiều đoạn dốc thì tính phụ thu cho từng đoạn
dốc theo cự ly thực tế, tổng phụ thu của từng đoạn dốc là phụ thu độ dốc của toàn
chặng đường vận chuyển.
- Vận chuyển trên đường rải đá, mặt không nhẵn, giá cước được tăng thêm 20% so với
giá trên.
- Nếu vận chuyển máy móc tinh vi cần có độ an toàn cao, tính phụ thu bằng 20% giá
cước.
- Nếu trường hợp phải huy động phương tiện từ nơi khác đến, tính huy động phí cả
chiều đi và chiều về.
d - Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng phương tiện đường biển
Dựa trên loại hàng gửi đi, khối lượng, thể tích và khoảng cách vận chuyển bạn sẽ xác
định được khoản phí phải trả như thế nào.
Căn cứ vào cách tính cước vận tải đường biển áp dụng theo nguyên tắc so sánh, đơn
hàng sẽ được cân trọng lượng và đo thể tích thực trước khi quyết định phí vận chuyển
sẽ tính theo giá trị nào. Bởi, tùy thuộc vào loại hàng mà công thức tính sẽ có sự thay
đổi. Đa phần hàng hóa sẽ được tính thể tích (CBM) trước rồi sau đó quy đổi ra trọng
lượng (KGS). Sau khi xác định trọng lượng quy đổi sẽ áp dụng vào công thức chuyển
đổi để xác định.
Cụ thể, cách tính sẽ được thể hiện như sau:
* Công thức tính thể tích CBM hàng hóa: 
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x (số lượng)
Đơn vị tính: mét khối
* Công thức chuyển đổi từ CBM sang trọng lượng theo KGS
1 tấn <  3 CBM  => hàng nặng => áp dụng bảng giá KGS
1 tấn >= 3 CBM  => hàng nhẹ => áp dụng bảng giá CBM
(có nghĩa là lấy trọng lượng 1 tấn của hàng hóa quy đổi ra CBM để làm căn cứ so
sánh. Quy ước: 1 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS)
4.1.3 Các chi phí phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
- Chi phí gia cố, chằng buộc.
- Chi phí áp tải.
- Chi phí khác thì tùy theo tính chất, đặc điểm và yêu cầu thực tế vận chuyển của hàng
siêu trường, siêu trọng đường bộ, đường sông để thỏa thuận đối với các chi phí sau:
- Khắc phục các chướng ngại không gian trong quá trình vận chuyển hàng quá khổ,
quá tải.
- Chi phí gia cố mặt bằng, khắc phục chướng ngại vật hoặc nơi để hàng có độ dốc trên
15% để đảm bảo an toàn.
- Trường hợp mặt bằng xếp dỡ kết cấu hàng hóa phức tạp thì dựa vào thực tế hai bên
thỏa thuận để quyết toán.
- Bảo vệ hàng.
- Gia cố, sửa chữa cầu đường, bến bãi được thỏa thuận trên cơ sở yêu cầu tính toán
hợp lý của cơ quan quản lý cầu đường, bến bãi chấp nhận.
- Phòng cháy đối với hàng quý hiếm, có giá trị.
- Chi phí khảo sát, tính toán phương án khả thi có thể thỏa thuận từ 5 đến 10% giá trị
của hợp đồng./
4.1.4 Quy định về phí xử phạt
Nghị định Số: 100/2019/NĐ-CP của chính phủ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
năm 2019.
Điều 25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận
chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy
định;
b) Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm
quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép
lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ
quan có thẩm quyền cấp;
b) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng
tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá
quy định trong Giấy phép lưu hành;
c) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng
đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành;
d) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng
chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình
thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy phép lưu
hành đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra.
4.1.5 Ví dụ
Chi phí cho một lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường Biển
bằng container Flat Rack tại cảng Cát Lái
- Thanh toán phí D/O (delivery order) tùy theo hãng tàu mà có phí là 800k - 1000k
chưa bao gồm VAT.
- Phí kiểm tra chuyên ngành: Tùy theo mặt hàng nhập khẩu mà có những loại cần phải
kiểm tra chuyên ngành, công bố chất lượng hàng nhập khẩu, kiểm tra tiêu chuẩn chất
lượng, xin giấy phép nhập khẩu…  Ví dụ: phí kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, phí
công bố sản phẩm... Tùy theo sản phẩm mà phí giao động từ 2 triệu - 5 triệu. Phí này
chỉ có thể báo chính xác khi có list hàn, tên hàng nhập khẩu.
- Phí cơ sở hạ tầng: đây là loại phí mới vừa được áp dụng tại Tp.HCM ngày
01/02/2022
- Phí cơ sở hạ tầng hàng nhập khẩu tại Tp.HCM là bao nhiêu
- Theo quy định, phí cơ sở hạ tầng hàng nhập kinh doanh tại tp.HCM được áp dụng kể
từ ngày 1/04/2022 như sau:
+ Hàng kho 15k/tấn
Phí cơ sở hạ tầng hàng tạm nhập tái xuất
+ 4400k/cont 40 feet
+ Hàng rời: 50k/tấn
- Phí lưu container/phí lưu bãi
- Thời gian hàng về cảng được hãng tàu miễn phí lưu container 5 ngày và lưu bãi 7
ngày, quá thời hạn này người nhập khẩu phải chịu phí lưu container của hãng tàu và
lưu bãi của Cảng. Phí này có biểu giá khác nhau tùy theo hãng tàu. Phí lưu container
và lưu bãi cho container 40 feet tại Cảng Cát Lái là:
+ Lưu bãi: 220.000/1 ngày/1 cont
+ Lưu cont: 940.000/1 ngày/1 cont
- Phí dịch vụ thủ tục khai báo hải quan (phí dịch vụ giao nhận hàng hóa xnk): Phí dịch
vụ giao hàng container 40 feet hàng nhập khẩu: 2200k/cont (giá này còn tùy thuộc vào
vào tên hàng và mức độ phân luồng, báo giá dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ giao
nhận  hàng hóa xuất nhập khẩu)
- Phí nâng container (Lift on) phí hạ container (Lift off) tại cảng: 2000k
- Phí vận chuyển container về kho: Tùy khoảng cách.
4.2 Cước vận chuyển một số hàng nguy hiểm
4.2.1 Vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn 
Chi phí vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn = thể tích vận chuyển  x  đơn giá cước vận
tải theo tuyến
Dưới đây là bảng giá vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn của công ty vận tải Liên Quốc
(Khánh Hòa)
STT TUYẾN ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN GIÁ CƯỚC ĐƠN VỊ TÍNH
1 Nha Trang – TP Cam Ranh 73 VNĐ/lít
2 Nha Trang – Huyện Vạn Ninh 92 VNĐ/lít
3 Nha Trang – Huyện Diên Khánh 50 VNĐ/lít
4 Nha Trang – Huyện Cam Lâm 60 VNĐ/lít
5 Nha Trang – Thị xã Ninh Hòa 76 VNĐ/lít
6 Nha Trang – Huyện Khánh Sơn 102 VNĐ/lít
7 Nha Trang – Huyện Khánh Vĩnh 60 VNĐ/lít
8 Nha Trang – Vũng Rô, Phú Yên 245 VNĐ/lít
9 Nha Trang – huyện Thuận Bắc 92 VNĐ/lít
10 Nha Trang – TP Phan Rang 137 VNĐ/lít
11 Nha Trang – Huyện Ninh Phước 137 VNĐ/lít
12 Nha Trang – Huyện Ninh Hải 152 VNĐ/lít
13 Trong TP Nha Trang 41 VNĐ/lít

 
4.2.2 Vận chuyển hóa chất, khí hóa lỏng bằng đường sắt
( Cước vận tải của công ty vận tải Lưu Lê)
Phí vận chuyển = Cước tàu + xe lấy + xe giao
( Trong đó cước xe lấy/giao tùy địa điểm, mỗi đầu từ 400-500k/chuyến xe dưới 2 tấn)
*Giá cước gửi tàu Bắc Nam
 

4.2.3 Chi phí vận chuyển 1 số loại hàng nguy hiểm bằng đường thủy
- Phí thuê tàu chở dầu Aframax (chở khoảng 700000 thùng dầu) của Nga từ cảng
Primorsk tới châu Âu ở 4/2022 là 348000 USD/ngày, trước đó chỉ khoảng 100000
USD/ngày.
Vận chuyển phân bón
Bảng giá vận chuyển hàng hóa (phân bón) bằng Container đường sắt, đường bộ và
đường biển của Proship.
4.2.4 Quy định về phí xử phạt
Nghị định Số: 100/2019/NĐ-CP của chính phủ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
năm 2019.
Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận
chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công
trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ
môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng
nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong
giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định
này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
5. Địa lý giao thông 
5.1 Hàng siêu trường - siêu trọng
• Tất cả các nước, trong đó có Việt Nam đều có quy định riêng cho hàng quá khổ quá
tải. Điều này là do mỗi cung đường, bến bãi đều có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Khi vận
chuyển hàng hoá cần phải tìm hiểu, khảo sát lô hàng dự án siêu trường siêu trọng đi
qua xem có vướng trở ngại nào không? Ví dụ như mức độ giới hạn trọng tải, kích
thước để tránh tổn thất, đổ vỡ cho hàng hoá và tài sản công cộng, dây điện, con lươn
trên đường, các cầu yếu, trạm thu phí,…..
• Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều
rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét
đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải
trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
• Đối với các loại Container quá tải, cần yêu cầu các phương tiện chuyên chở đặc biệt
và chuyên dụng, có khả năng tải hàng nặng. Đồng thời, với các loại hàng này, một số
tuyến đường cấm vì không đủ sức tải, yêu cầu nhà vận tải nắm rõ để cân đối tuyến
đường phù hợp. Đối với các Container quá khổ, chủ yếu là về chiều rộng và chiều cao,
một số tuyến đường sẽ có những giới hạn về các kích thước này như, trạm thu phí, cầu
vượt, dây điện, đường hẹp.. Trong đó các vấn đề về giới hạn chiều cao tĩnh không
hàng hóa là thường gặp nhất.
• Miền Nam
Vận chuyển từ cảng Cát Lái, cảng SPITC, cảng Lotus, cảng Tân Thuận Đông, cảng
Tân Thuận, cảng Bến Nghé, cảng Rau Quả, cảng Hiệp Phước, cảng SPCT, cảng Vict,
… đến các tỉnh thành như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, các tỉnh Miền Tây…  
hoặc ngược lại, đặc biệt là khu vực nhà máy Thủy/Nhiệt Điệṇ ̣(Trị An, Thác Mơ..) 
• Miền Bắc 
Vận chuyển từ cảng Đình Vũ, Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, Greenport,… đến các tỉnh như
Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương,… hoặc ngược lại.
• Miền Trung
Đi qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,
Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định,… 
• Tây Nguyên: Đi qua Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng,…
5.2 Hàng nguy hiểm:
Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 11. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình
hầm, phà
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ
khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành
khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực
hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên
cùng một chuyến phà.
3. Các loại hàng hóa nguy hiểm do Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định tại khoản 2
Điều 2 của Nghị định này không phải áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều này. 

You might also like