You are on page 1of 7

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT CỨU NẠN, CỨU HỘ SỰ CỐ,

TAI NẠN TRÊN CAO


MỤC LỤC

Trang

I Đặc điểm…. 8

1.1. Phân loại đặc điểm công trình 8


1.2. ……………………………… 2
3
II Tổ chức các hoạt động……….. 75
2.1. …………………. 75
2.2. ………….. lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy 83

2.3. Nhận xét, đánh giá 120


III ……………….. 130

3.1. …………….. 130

3.2. ………………………………. 134


2

I. Đặc điểm liên quan đến chiến thuật cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn
trên cao
1.1. Những công trình, cấu kiện điển hình trên cao
1. Nhà nhiều tầng.
2. Công trình đang xây dựng.
3. Cột điện cao, hạ thế.
4. Cầu (qua sông, biển, kênh, rạch...; cầu đường bộ - cầu cạn).
5. Công trình trên cao khác.
1.2. Một số trường hợp điển hình cần cứu nạn, cứu hộ trên cao
a. Người sinh sống, làm việc trên nhà, công trình bị sự cố cháy, nổ... dẫn
đến mắc kẹt ở trên cao.

b. Người có ý định tự tử.

c. Người sử dụng chất kích thích không làm chủ được hành vi.
3

d. Người phạm tội có hành vi chạy trốn, chống trả lực lượng vây bắt.

1.3. Những đặc điểm khi cứu nạn, cứu hộ trên cao
Cứu người trên cao là công việc nguy hiểm, đòi hỏi cán bộ chiến sĩ, người
cứu nạn, cứu hộ phải là người có tâm lý vững vàng, sức khỏe tốt và đặc biệt là
không sợ độ cao. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định chính xác những khó
khăn, nguy hiểm đối với người khi trực tiếp cứu người trên cao. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu cho thấy tồn tại một số vấn đề như sau:
a. Điều kiện thời tiết khi triển khai cứu người
Ở trên cao, do không có vật cản nên tốc độ gió thường lớn hơn ở dưới mặt
đất. Vì vậy, người khi làm việc trên cao phải bình tĩnh, chắc chắn trong từng
động tác và luôn có dây bảo hiểm đề phòng bất trắc. Điều kiện thời tiết bất lợi
còn có thể là trời mưa, nắng nóng, sấm sét...
b. Vùng hoạt động hẹp
Thông thường khi có nạn nhân ở trên cao thì vị trí của nạn nhân thường
cách xa nơi an toàn và không thể đi lại hay dễ dàng triển khai thiết bị như ở dưới
đất, ví dụ như trên ban công, trên cột điện, trên giàn giáo hay sàn công tác thi
công… do vậy, mọi động tác của người phải được tính toán kỹ. Động tác cần
đơn giản, dứt khoát và đảm bảo sự chắc chắn thành công. Phải luôn có phương
án bảo vệ phía dưới như: đệm nhảy, bạt căng, thùng xốp.. nhằm hạn chế tối đa
rủi ro người bị rơi xuống.
c. Tâm lý của người khi tiếp cận nạn nhân
Làm việc trên độ cao đòi hỏi người phải không sợ độ cao và cần nhiều kinh
nghiệm làm việc trong điều kiện này (thường xuyên được luyện tập). Do khi làm
việc, sự ước lượng về khoảng cách không được chính xác như khi làm việc dưới
đất và sự chuẩn xác của động tác giảm đi so với làm việc ở không gian kín.
Những hạn chế này do hệ thần kinh bị phân tán, luôn có sự đề phòng về sự nguy
hiểm có thể xảy ra với bản thân, nên cần chọn những người có tâm lý vững vàng
và có kinh nghiệm làm việc trên cao kết hợp với các biện pháp bảo đảm an toàn
như dây bảo hiểm, đệm hơi sẽ giúp người bình tĩnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4

d. Khó khăn khi tiếp cận nạn nhân


Đối với nạn nhân muốn tự tử, họ thường di chuyển ra vị trí ngoài cùng để
thuận tiện cho việc nhảy xuống. Đây là những vị trí rất bất lợi, thường chỉ có 1
đường ra duy nhất nhưng lại không di chuyển được nhanh, do vậy cần phối hợp
với các biện pháp khác khi tiếp cận nạn nhân như trấn an, đánh lạc hướng chú ý
của đối tượng, huy động người nhà, người thân vận động, thuyết phục...
e. Sự ổn định, vững chắc của cấu kiện tại vị trí nạn nhân
Trong tai nạn lao động hoặc hiện trường cụ thể, nạn nhân ở vị trí không
chắc chắn. Việc đến tận nơi để tiếp cận nạn nhân có thể dẫn đến cấu kiện bị quá
tải và đổ sập. Trong tình huống này cần chọn phương án an toàn để tiếp cận và
giải cứu nạn nhân.
f. Thời gian
Thời điểm giải cứu nạn nhân là ban ngày hay tối cũng ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động cứu người trên cao. Tối là thời điểm bất lợi nhiều hơn cho hoạt
động cứu nạn. Trời tối làm cho người không đánh giá được hết nguy hiểm khi
tiến hành tiếp cận và giải cứu nạn nhân, cũng như sự phối hợp của đồng đội có
thể thiếu chính xác. Vì vậy cần tổ chức chiếu sáng khu vực để bảo đảm quan sát
được mọi động thái của người bị nạn và tổ ứng cứu nạn nhân.
g. Tâm lý nạn nhân
Đối với nạn nhân bị kích động do sử dụng chất kích thích, nạn nhân muốn
tự tử, bị tâm thần, nạn nhân là tội phạm đang bị truy bắt… có thể gây nguy hiểm
cho cán bộ người. Nếu không chính xác trong từng động tác thì không những
nhiệm vụ giải cứu sẽ thất bại mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng người tiếp
cận nạn nhân.
h. Phối hợp với các lực lượng khác
Việc phối hợp với người nhà nạn nhân và lực lượng khác trong quá trình
cứu nạn nhân nếu không thống nhất, nhịp nhàng cũng làm giảm hiệu quả công
tác giải cứu nạn nhân. Đối với từng tâm lý nạn nhân cụ thể mà chỉ huy quyết
định nội dung phối hợp cho phù hợp. Có thể phối hợp với người nhà để vận
động thuyết phục nạn nhân, hay phối hợp với bác sỹ chuyên môn để động viên
nạn nhân, hoặc phối hợp với lực lượng cảnh sát khác để trấn áp nếu đối tượng là
tội phạm.
II. Tổ chức cứu nạn, cứu hộ
2.1. Trinh sát hiện trường
a. Nhiệm vụ trinh sát
- Xác định vị trí, tình trạng của người bị nạn, thiệt hại về người, tài sản;
đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn và biện pháp cứu nạn, cứu hộ;
5

- Xác định các mối nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của
người bị nạn cũng như lực lượng cứu nạn, cứu hộ để đưa ra các biện pháp bảo
đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Xác định vị trí thích hợp để bố trí các phương tiện, thiết bị phục vụ cứu
nạn, cứu hộ;
- Xác định những dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn để phục
vụ việc xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn;
- Báo cáo kịp thời kết quả trinh sát và các thông tin có liên quan trong
suốt quá trình trinh sát cho chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
b. Phương pháp tìm kiếm người bị nạn
Đối với các tình huống tai nạn sự cố trên cao, thông thường vị trí người bị
nạn được xác định thông qua quan sát khi trinh sát hiện trường (nạn nhân có thể
đang ở ban công, ngoài hành lang, rìa cửa sổ, mái nhà, trên cột điện, trên thành
cầu…).
2.2 Khoanh vùng hiện trường
Sau khi trinh sát nắm bắt và báo cáo các thông tin như: Độ cao của nạn
nhân, địa hình triển khai đệm hơi, địa thế, vị trí của đối tượng (tình trạng tâm lý,
thể chất của nạn nhân; có khả năng di chuyển hay không; sự ổn định, chắc chắn
của cấu kiện, công trình; …). Chỉ huy nhanh chóng yêu cầu khoanh vùng hiện
trường tạo không gian triển khai các trang thiết bị và lực lượng để tiến hành hoạt
động cứu người bị nạn.
2.3. Triển khai các hoạt động cứu người bị nạn
2.3.1. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện:
Căn cứ vào tình trạng đối tượng và thực tế hiện trường, chỉ huy phải xác
định lực lượng phối hợp (người nhà nạn nhân, bác sỹ, lực lượng cảnh sát
khác…); bố trí, phân công người tiếp cận; và chuẩn bị sẵn phương tiện, dụng cụ
phục vụ công tác giải cứu như: Xe thang, đệm hơi, lưới, thiết bị nâng, kích, cắt,
dây bảo hiểm, đai an toàn, đèn chiếu sáng, phương tiện thông tin liên lạc, một số
vật dụng mà nạn nhân yêu cầu… phù hợp với chiến thuật tiếp cận nạn nhân.
2.3.2. Xác định phương pháp, biện pháp tiếp cận nạn nhân:
Đối tượng có thể đang ở ban công, ngoài hành lang, rìa cửa sổ, mái nhà,
trên cột điện, trên thành cầu… kết hợp với thông tin về nhân thân để chọn
phương pháp tiếp cận phù hợp và hiệu quả. Một số biện pháp tiếp cận:
- Sử dụng phương tiện hỗ trợ đưa CBCS tiếp cận trực tiếp nơi nạn nhân
đang bị kẹt.
- Hướng dẫn, vận động nạn nhân di chuyển đến nơi có thể tiếp cận thuận
lợi.
6

- Trong trường hợp người bị kẹt không hợp tác thì có thể bất ngờ áp sát,
khống chế người bị nạn để đưa xuống. Tuy nhiên, đây là biện pháp mạo hiểm
cần phải tính toán kỹ, đề phòng hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- Trường hợp nạn nhân muốn tự tử, có thể sử dụng lưới để trùm bên
ngoài, không cho nạn nhân nhảy xuống, sẵn sàng lực lượng, nhanh chóng áp sát,
khống chế đối tượng.

2.3.3. Phương pháp cứu nạn, cứu hộ trên cao


a. Triển khai cứu nạn, cứu hộ trên cao là việc bố trí, sử dụng lực lượng,
phương tiện nhằm đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
b. Huy động lực lượng, phương tiện phù hợp đến hiện trường, loại bỏ
những yếu tố gây nguy hiểm cho nạn nhân và hoạt động cứu nạn như: điện,
nước, cấu kiện sắc nhọn...
c. Ổn định tâm lý cho nạn nhân:
- Đối với nạn nhân không có ý định tự tử, tâm lý bình thường thì có thể sử
dụng loa để trấn an tinh thần cho nạn nhân. Hướng dẫn cho nạn nhân một số
biện pháp đảm bảo an toàn chờ triển khai lực lượng giải cứu.
- Đối với nạn nhân bị kích động về mặt tâm lý, sử dụng biện pháp nói
chuyện, thuyết phục, trao đổi để nắm bắt động cơ, ổn định tâm lý, kéo dài thời
gian chuẩn bị lực lượng phương tiện.
d. Bố trí các thiết bị cứu nạn cứu hộ phục vụ chiến đấu:
- Nguyên tắc bố trí, sử dụng phương tiện cứu nạn cứu hộ:
+ Phát huy cao nhất tính năng, tác dụng của phương tiện.
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
+ Cơ động di chuyển, không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các phương
tiện khác và giao thông tại khu vực cứu nạn cứu hộ.
+ Khi triển khai lực lượng phương tiện không gây kích động cho nạn nhân.
+ Luôn có phương án bảo vệ phía dưới như: đệm nhảy, bạt căng... đề
phòng nạn nhân nhảy hoặc rơi xuống.
- Một số phương tiện có thể sử dụng khi triển khai:
+ Xe thông tin ánh sáng.
+ Xe thang.
+ Xe chữa cháy.
+ Đệm hơi, bạt căng.
+ Xe nâng, xe cẩu......
7

e. Tiếp cận, đưa nạn nhân xuống.


- Nguyên tắc khi tiếp cận nạn nhân:
+ Sử dụng lối tiếp cận an toàn nhất.
+Không làm cho nạn nhân bị kích động.
+ Đảm bảo an toàn, ổn định và gia cố chắc chắn kết cấu, cấu kiện tại vị trí
của nạn nhân.
+ Đảm bảo các biện pháp an toàn cho nạn nhân và người tiếp cận (sử
dụng dây bảo hiểm, đai cứu hộ...)
- Đưa nạn nhân đến nơi an toàn:
Tùy tình trạng nạn nhân, trang bị phương tiện và tình huống cụ thể để đưa
nạn nhân đến vị trí an toàn, vị trí tốt nhất đối với nạn nhân. Ví dụ: Khi nạn nhân
bị thương nặng, cần sơ cấp cứu ngay thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến chỗ
thuận lợi nhất để tiến hành sơ cấp cứu…
f. Một số phương tiện, dụng cụ có thể sử dụng để đưa người bị nạn đến vị
trí an toàn:
+ Xe thang.
+ Dây cứu người.
+ Dây thả chậm.
+ Lưới trùm.
+ Đệm cứu người.
+ Ống tụt.
......
g. Sau khi đưa người bị nạn xuống và đưa ra khu vực an toàn thì phối hợp
với chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan tiến hành sơ cấp cứu ban đầu
nạn nhân và bàn giao nạn nhân cho các đơn vị chức năng theo quy định.

You might also like