You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM

VIỆN HÀNG HẢI

SỔ TAY

SƠ CỨU – CHĂM SÓC Y TẾ

Biên soạn: Th.S Nguyễn Phú Hòa

TP.HCM 2021
SỔ TAY SƠ CỨU – CHĂM SÓC Y TẾ
MỤC LỤC

BÀI 1 .................................................................................................................................
NGUYÊN TẮC CHUNG ..................................................................................................
BÀI 2 .................................................................................................................................
GIẢI PHẪU - SINH LÝ NGƯỜI ......................................................................................
BÀI 3 .................................................................................................................................
TƯ THẾ NẠN NHÂN .......................................................................................................
BÀI 4 .................................................................................................................................
CẤP CỨU NẠN NHÂN BẤT TỈNH ................................................................................
BÀI 5 .................................................................................................................................
HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ ÉP TIM ..................................................................................
BÀI 6 .................................................................................................................................
BĂNG VẾT THƯƠNG PHẦN MÈM ..............................................................................
BÀI 7 .................................................................................................................................
CHẢY MÁU......................................................................................................................
BÀI 8 .................................................................................................................................
GẪY XƯƠNG - TRẬT KHỚP - BONG GÂN .................................................................
BÀI 9 .................................................................................................................................
BỎNG - ĐIỆN GIẬT ........................................................................................................
BÀI 11 ...............................................................................................................................
SAY SÓNG .......................................................................................................................
BÀI 12 ...............................................................................................................................
ĐUỐI NƯỚC - HẠ THÂN NHIỆT ..................................................................................
BÀI 13 ...............................................................................................................................
SAY NẮNG - SAY NÓNG ...............................................................................................
BÀI 14 ...............................................................................................................................
CỨU HỘ VÀ VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN ...................................................................
BÀI 15 ...............................................................................................................................
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC .......................................................................................................
BÀI 1
NGUYÊN TẮC CHUNG
Sơ cứu ban đầu trên tàu biển phải được tiến hành ngay sau khi xảy ra tai nạn trước
khi sỹ quan phụ trách y tế có mặt hay có kíp y tế chuyên nghiệp đến hỗ trợ hoặc nạn
nhân được chuyển đến cơ sở y tế trên bờ.
1. Mục tiêu của sơ cứu:
1. Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân.
2. Bảo vệ các vết thương không nặng thêm.
3. Tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục.
❖ Trong một số trường hợp như chảy máu nặng hay ngạt thở, cần phải xử trí ngay
lập tức nếu như nạn nhân còn sống, từng giây phút một hết sức quý báu vì quyết định
sự sống chết của nạn nhân.
❖ Có những tai nạn có thể cấp cứu sau một vài phút để gọi những người chuyên
trách về sơ cứu mang dụng cụ cấp cứu cần thiết để việc cấp cứu có hiệu quả hơn.
❖ Tất cả thuyền viên đều phải được học tập về sơ cứu, có những hiểu biết tối thiểu,
sẵn sàng thực hiện các biện pháp khẩn cấp và quyết định trường hợp nào có thể trì hoãn
đợi người thông thạo về sơ cứu đến.
❖ Người nào không được huấn luyện phải biết những giới hạn của mình. Các quy
trình và sơ cứu vượt khả năng của người cứu trợ không được mang ra làm thử vì sẽ gây
tai hại nhiều hơn là có lợi.
II. Các bước sơ cứu chung:
1. Quan sát hiện trường:
- Xem nhanh nguyên nhân
- Chú ý yếu tố nguy hiểm
2. Báo động kịp thời:
- Khẩn trương, tại chỗ: khi hiện trường an toàn, nạn nhân nguy kịch như ngừng
tim, chảy máu nặng.
- Chạy đi báo động: khi hiện trường nguy hiểm như nạn nhân bị ngạt dưới két
hàng.
- Hoặc cử người đi gọi hỗ trợ
3. Di chuyển nạn nhân ra chỗ an toàn
4. Kiểm tra tình trạng thương tích của nạn nhân
5. Áp dụng kỹ thuật sơ cứu phù hợp
6. Gọi tư vấn y tế nếu cần
7. Gọi cứu hộ vận chuyển nạn nhân nếu cần
III. Các ưu tiên sơ cứu:
Trước một nạn nhân cần:
1. Nghĩ ngay tới sự an toàn của chính mình, không để tự biến mình thành một nạn
nhân nữa.
2. Nếu cần thì chuyển nạn nhân khỏi nơi hoặc tác nhân gây tai nạn hay rời tác nhân
gây tai nạn ra xa nạn nhân.
3. Nếu chỉ có một nạn nhân bị bất tỉnh hoặc đang chảy máu thì sơ cứu ngay lập tức
nạn nhân này, sau đó gọi người khác tới hỗ trợ.
4. Trường hợp có nhiều nạn nhân bị bất tỉnh và chảy máu thì cho gọi người tới hỗ
trợ, sau đó sơ cứu khẩn cấp cho nạn nhân nào nặng nhất theo thứ tự ưu tiên sau:
- Chảy máu nặng
- Ngừng thở, ngừng tim
- Bất tỉnh
- Bỏng nặng
5. Nếu nạn nhân ở một chỗ chật và kín thì không nên vào đó trừ khi bạn là một
nhân viên cứu trợ được huấn luyện đầy đủ, trong một đội cứu trợ hoạt động dưới sự chỉ
đạo chặt chẽ: Phải gọi người tới hỗ trợ và báo cáo với thuyền trưởng.
6. Nếu không khí ở nơi xảy ra tai nạn là độc hại:
- Đội cứu trợ vào nơi này phải mang máy thở và cũng phải mang theo máy thở để
đeo cho nạn nhân càng sớm càng tốt.
- Nạn nhân phải được khẩn trương chuyển ra vùng an toàn gần đó trừ khi thương
tổn đòi hỏi phải có sự sơ cứu quan trọng trước khi được di chuyển.
IV. Những nguyên tắc tống quát về sơ cứu trên biển:
1. Phải tiến hành sơ cứu ngay lập tức để:
- Khôi phục thở và làm cho tim đập trở lại.
- Làm ngừng chảy máu.
- Loại bỏ các chất độc.
- Đề phòng các tổn thương tiếp theo cho nạn nhân (ví dụ chuyển nạn nhân ra khỏi
phòng có Carbon monoxyd hay khói).
- Phải nhanh chóng ước lượng tính chất của tổn thương và ảnh hưởng của nó.
2. Phân công cho những người xung quanh mỗi người một việc
3. Đề phòng và chống sốc.
4. Nếu nghi có tổn thương ở cổ, cột sống thì không được di chuyển nạn nhân
- Các trường hợp có gãy xương chỉ được di chuyển khi đã đặt nẹp.
- Không được thử xem một xương có bị gãy hay không.
5. Vết thương và bỏng phải được băng để đề phòng nhiễm trùng.
6. Phòng và chống hạ thân nhiệt, say nắng, say nóng.
7. Không cho nạn nhân uống rượu
8. Khi các biện pháp thiết yếu đảm bảo cuộc sống cho nạn nhân đã được thực hiện
sẽ tiến hành khám xét một cách đầy đủ để đánh giá các tổn thương khác.
9. Không bao giờ đượe đánh giá thấp và coi nhẹ các tổn thương sau đây:
- Nạn nhân bất tỉnh
- Nghi có chảy máu trong
- Các vết thương do đâm, chọc thủng da
- Vết thương gần các khớp
- Khả năng gãy xương
- Thương tổn ở mắt
10. Không bao giờ được coi một người nào đã chết cho tới khi bạn và các người
khác đều xác nhận là:
- Không sờ thấy mạch (cổ, bẹn, cổ tay),
- Hoặc không nghe thấy tiếng tim đập (ghé tai vào ngực nghe trực tiếp).
- Đã ngừng thở (ghé tai vào mũi nạn nhân).
- Đồng tử hai mắt giãn cố định trên 15 phút.
- Thân thể lạnh, da tím tái hoặc trắng bệch.
BÀI 2
GIẢI PHẪU - SINH LÝ NGƯỜI
A. Hệ xương
I. Xương đầu: Gồm: - Xương sọ
- Xương mặt
1 - Xương sọ:
* Là hộp xương hình trứng gồm 8 xương dẹt cong kết lại với nhau bởi các khớp
xương vững chắc chứa bộ não.
* 8 xương đó là:
- 1 xương trán
- 2 xương thái dương
- 2 xương đỉnh
- 1 xương chẩm
- 2 xương bướm

* Hộp sọ có nhiều lỗ nhỏ để mạch máu và thần kinh đi qua.


2 - Xương mặt:
* Gồm:
- Xương trán
- Xương sàng
- Xương mũi
- Xương gò má
- Xương hàm trên
- Xương hàm dưới
* Trong đó chỉ có xương hàm dưới cử động được.
II. Xương cột sống:
* Cột sống là trụ dài gồm 33 - 34 đốt chia ra làm 5 đoạn:
- Đoạn cổ gồm 7 đốt
- Đoạn ngực gồm 12 dốt.
- Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt.
- Đoạn cùng gồm 5 đốt dính lại với nhau.
- Đoạn cụt gồm 3-4 đốt dính lại với nhau (là di tích đuôi động vật)
* Các đốt sống có mấu xương và một lỗ giữa làm thành một ống chứa tuỷ.

* Mặt tiếp giáp giữa 2 đốt xương có đĩa đệm giúp cho cột sống chuyển động dễ
dàng.
* Hai bên chỗ tiếp giáp của đốt sống có lỗ cho dây thần kinh đi ra và mạch máu
vào nuôi tuỷ sống.
III. Lồng ngực:
* Được cấu tạo bởi 12 đốt sống ngực, mỗi đốt sống ngực được nối với 12 đôi
xương sườn chạy vòng ra phía trước để nối vào xương ức.
Riêng 2 đôi xương sườn chạy cuối XI và XII không nối vào xương ức.
* Lồng ngực có tác dụng bảo vệ phổi, tim và các cơ quan ở phần trên ổ bụng.
IV. Xương chi trên:
Xương chi trên gồm:
* Xương đai vai có:
- Xương đòn ở phía trước.
- Xương bả vai phía sau lưng.
* Xương cánh tay.
* Xương cang tay có:
- Xương trụ ở trong.
- Xương quay ở ngoài.
* Xương cổ tay.
* Xương bàn tay.
* Xương đốt ngón tay.
V. Xương chi dưới:
Xương chi dưới gồm:
* Xương đai hông có:
- Xương chậu.
- Xương cùng.
* Xương đùi: Là một xương lớn.
* Xương cẳng chân gồm:
- Xương chày ở trong.
- Xương mác ở ngoài.
* Xương bánh chè.
* Các xương cổ chân.
* Xương bàn chân.
* Xương ngón chân.

B. Hệ cơ:
I. Cấu tạo, tính chất cơ bản của cơ:
- Trong bắp cơ có rất nhiều sợi cơ vân nằm dọc theo bắp cơ. Các sợi cơ tập hợp
thành bó cơ, được bao bọc bởi màng liên kết. Nhiều bó cơ tập hợp thành bắp cơ, ở giữa
bắp cơ phình to gọi là bụng cơ, hai đầu thon nhỏ lại dài ra thành gân.
- Trong cơ có nhiều mạch máu và thần kinh. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận đươc chất
dinh dưỡng và kích thích.
- Tính chất căn bản của cơ là:
+ Sự co cơ: Khi bị kích thích bởi kim châm, nhiệt độ, dòng điện, hoặc một chất
hoá học nào đó.
+ Sự mỏi cơ: Do làm việc lâu và nặng nhọc vì bị ứ dọng axit lactic.
II. Các nhóm cơ chính của cơ thể:
1 - Các cơ ở đầu - cổ:
- Cư nét mặt: Gây nên những vẻ mặt khác nhau để biểu hiện một tình cảm nào đó.
- Cơ nhai: Có tác dụng đưa hàm dưới lên xuống há miệng.
- Cơ quay cổ: Bám quanh cổ. Có cơ ức đòn chũm là lớn nhất. Tác dụng giữ đầu:
ngẩng lên và quay đầu.
2 - Các cơ thân:
- Nhóm cơ ngực: Có cơ ngực lớn, cơ liên sườn....
- Nhóm cơ ở bụng: Có cơ thẳng bụng, cơ quặt sau, cơ hoành.
- Nhóm cơ lưng.
3 - Các cơ ở chi:
a) Cơ chi trên gồm:
* Các cơ đai vai nam ở phía sau và trước bả vai trong đó có cơ thang là phát triển
nhất.
* Các cơ cánh tay có:
- Cơ nhị đầu là cơ lớn.
- Cơ tam đầu cánh tay.
* Các cơ cẳng tay có:
- Nhóm trước: Tác dụng gấp bàn tay.
- Tim co giãn nhịp nhàng khoảng 60 - 85 lần/phút.
+ Khi tim đầy máu thì 2 tâm nhĩ co 0.1s để đẩy máu xuống tâm thất rồi giãn nghỉ
khoảng 0.3s.
+ Tiếp theo tâm thất co để đẩy máu ra động mạch chủ và động mạch phổi.
+ Sau đó toàn bộ tim giãn nghỉ khoảng 0.4s.
Như vậy một phút tâm thất co đẩy khoảng 5.25 lít máu và một chu kỳ tim là 0,8s
trong đó pha nghỉ chung là 0,4s là thời gian đủ để cơ tim phục hồi hoàn toàn.
2 - Mạch:
- Động mạch: Dẫn máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể.
- Tĩnh mạch: Dẫn máu nhiều CO2 từ các cơ quan về tim.
- Mao mạch: Là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất dinh dưỡng, O2 và chất bài tiết,
CO2.
II. Sự vận chuyển máu trong mạch:
* Máu chảy trong hệ mạch với vận tốc khác nhau, ở động mạch chủ máu chảy với
vận tốc lớn, còn trong các mạch nhỏ thì vận tốc máu giảm dần. Trong động mạch chủ
vận tốc khoảng 0,5m/s, trong mao mạch vận tốc khoảng 0,001m/s nhờ đó sự trao đổi
chất dễ dàng.
* Máu chảy trong mạch luôn có một áp lực gọi là huyết áp - Lúc tâm thất co thì ta
có huyết áp tâm thu (HA tối đa). Lúc tâm thất giãn nghỉ là huyết áp tâm trương (HA tối
thiểu), ở người lớn bình thường HA tâm thu từ 110 - 120mmHg còn HA tâm trương là
từ 65 - 80mmHg.
III. Vòng tuần hoàn:
1 - Vòng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ tâm nhĩ phải chảy xuống tâm thất phải rồi dồn vào động mạch phổi để lên
2 lá phổi nhả CO2 và nhận O2 trở thành máu hồng rồi theo 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm
nhĩ trái.
2 - Vòng tuần hoàn lớn:
- Vòng tuần hoàn này mang chất dinh dưỡng, O2 đến tận các tế bào để nuôi dưỡng
đồng thời lấy đi các chất thải, CO2 và các chất độc khác do tế bào tiết ra để thải ra ngoài.
- Máu đỏ từ tâm nhĩ trái xuống thất trái rồi được bơm vào động mạch chủ, toả đi
các nhánh động mạch và tận cùng các mạng lưới mao mạch khắp cơ thể để thực hiện
trao đổi chất.
D. Hệ hô hấp
Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp:
Hệ hô hấp gồm:
- Đường dẫn khí: Từ mũi đến thanh quản, đến khí quản và đến phế quản.
- Hai lá phổi.
1 - Khoang mũi:
Được chia làm hai phần nhờ vách ngăn cách là xương lá mía. Hai thành bên có hệ
thống xương xoăn được phủ một lớp biểu bì có lông và nhiều tuyến nhầy có khả năng
giữ bụi và diệt khuẩn. Dưới lớp biểu bì có một mạng lưới mao mạch dày nên không khí
đi qua được sưởi ấm. Vì thế ta cần thở bằng mũi.
2 - Thanh quản:
- Không khí từ ngoài vào mũi đến hầu rồi vào thanh quản. Thanh quản gồm nhiều
mảnh sụn khớp với nhau. Mảnh sụn lớn nhất là sụn giáp mà ta nhận thấy qua lớp da cổ
phía trước đặc biệt ở nam giới.
- Thanh quản còn là cơ quan phát âm.
3 - Khí quản và phế quản:
Tiếp theo là khí quản, nằm trước thực quản dài 12cm, ở cuối phân thành 2 nhánh
phế quản vào 2 phổi.
4 - Phổi:
Gồm nhiều phế nang nhỏ li ti có chức năng trao đổi tại đây. Có khoảng 700 triệu -
800 triệu phế nang tương đương với 100m2.

E. Hệ tiêu hóa

1- Miệng:
- Răng: Tác dụng cắt, xé, nghiền thức ăn.
- Lưỡi: Nhào lộn thức ăn, vị giác.
- Nước bọt: Nhuyễn thức ăn
- Phản xạ nuốt: Đẩy thức ăn qua hầu vào thực quản.
2 - Thực quản:
Dài 20 cm dẫn thức ăn xuống dạ dày.
3 - Dạ dày:
- Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá có thể tích khoảng 1.200 - 1.500 cm3. Là nơi
chứa nhào lộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá.
- Dạ dày tiếp với ruột non qua cơ vòng hậu vị. Thức ăn được đưa xuống ruột non
theo từng đợt.
4 - Ruột non:
- Dài khoảng 6m. Đoạn dầu uốn cong hình chữ U gọi là tá tràng, ở đây có tuy và
mật đổ vào.
- Quá trình biến đổi thức ăn hoàn toàn chủ yếu ở ruột non nhờ dịch ruột, dịch tuỵ,
dịch mật rồi thành chất tiêu hoá thấm qua dịch ruột vào máu.
5 - Đại tràng:
* Dài khoảng 1,5m gồm:
- Đại tràng lên: Có ruột thừa ở hố chậu phải.
- Đại tràng ngang.
- Đại tràng xuống:
+ Trực tràng.
+ Hậu môn.
* Chất xơ, xenlulo, phần thức ăn không tiêu hoá xuống đại tràng hấp thụ một ít
nước, lên men và tống ra ngoài.
F. Hệ tiết niệu
Cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: Hai thận, hai niệu quản, bàng quang,
niệu đạo.
1 - Hai quả thận:
- Có hình hạt đậu, thận phải nằm dưới gan và hơi thấp hơn thận trái.
- Hai thận mỗi ngày lọc khoảng 1.600 - 1.700 lít máu để lọc ra 1, 5 lít nước tiểu.
Lượng nước tiểu có thể thay đổi tuỳ lượng nước đưa vào cơ thể hoặc lượng mồ hôi nhiều
hay ít.
2 - Nước tiểu:
- Từ thận được dồn xuống bàng quang (bóng đái) nhờ 2 niệu quản phải và trái. Khi
lượng nước tiểu trong bàng quang lên tới 200ml sẽ căng bàng quang và cảm giác buồn
đi tiểu xuất hiện, nước tiểu được tống ra ngoài theo đường niệu đạo.
- Ở nam: Niệu đạo là một ống 17 cm đi từ cổ bàng quang xuyên tuyến tiền liệt đến
miệng sáo.

- Ở nữ: Niệu đạo từ cổ bàng quang đến âm hộ chếch xuống dưới ra trước và song
song với âm đạo. Niệu đạo nữ chỉ dài 3 - 4 cm lớn hơn ở nam cho nên dễ bị viêm bàng
quang. Hoặc niệu đạo ở gần âm đạo nên trong thủ thuật sản khoa dễ gây dò.
BÀI 3
TƯ THẾ NẠN NHÂN
I. Ý nghĩa của việc đặt tư thế nạn nhân thích hợp:
1. Để tạo điều kiện cho nạn nhân nhanh chóng hồi phục
2. Để phòng chống các biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng do sai tư thế
3. Để vận chuyển dễ dàng hơn
II. Các bước đặt tư thế nạn nhân:
1. Đảm bảo hiện trường an toàn
2. Xác định tình trạng chấn thương của nạn nhân, tư vấn y tế nếu chưa rõ
3. Chuẩn bị:
- Người hỗ trợ
- Chăn, gối
- Cáng
- Nẹp, dây
- Găng tay
- Gạc
-Ghế đẩu...
4. Tiến hành đặt nạn nhân theo tư thế phù hợp với tình trạng chấn thương
III. Một số tư thế nạn nhân:
1. Tư thế nạn nhân bất tỉnh:
- Tư thế: nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên, tay và chân bên mặt gấp khoảng 90°,
đẩy cằm lên trên, cởi rộng cổ áo, thắt lưng quần.
- Mục đích để nạn nhân thông thoáng đường thở và không bị sặc chất nôn, đờm,
máu vào trong phổi.

2. Tư thế ép tim và thổi ngạt


- Tư thế: nằm ngửa trên nền cứng, co ưỡn ra sau tối đa

3. Tư thế nạn nhân bị chấn thương cột sống


- Tư thế: nằm ngửa trên ván cứng, đầu và thân người theo trục thẳng
- Vận chuyển vào ván bằng các phương pháp "cuộn trứng", "xúc thìa ", hoặc 4-5
xen kẽ nâng nạn nhân thẳng.
- Nếu đặt sai tư thế nạn nhân có thể bị liệt hoặc tử vong do tủy sống bị tổn thương
thêm.
4. Tư thế nạn nhân bị vết thương ngực hở
- Tư thế: nửa nằm, nửa ngồi.
- Có thể đặt trên giường, hoặc trên ghế đẩu

5. Tư thế nạn nhân bị sốc


- Tư thế nằm ngửa, kê hai cao hơn đầu khoảng 30 cm
- Mục đích là để ưu tiên tập trung máu lên đầu
BÀI 4
CẤP CỨU NẠN NHÂN BẤT TỈNH
I. Khái niệm:
* Bất tỉnh là tình trạng:
- Mất ý thức
- Mất vận động
- Có thể:
+ Ngừng thở
+ Ngừng tim
* Nguyên nhân gây tai nạn bất tỉnh hay gặp như: điện giật, đuối nước, nhiễm khí
độc, chất độc, chấn thương sọ não, sức ép trong tai nạn nổ, ngộ độc rượu, một số bệnh
tim mạch, thần kinh...
* Đây là cấp cứu tại chỗ hết sức khẩn cấp tranh thủ từng giây từng phút.
II. Các bước cấp cứu nạn nhân bất tỉnh:
A. Bước 1: Khẩn trương quan sát và tách nạn nhân khỏi tiếp xúc với nguy hiểm:
VD:
* Do điện giật  tách khỏi tiếp xúc điện.
* Do nhiễm khí độc  đưa khỏi nơi có khí độc.
Chú ý: Ở bước này phải hết sức chú ý an toàn của bản thân và cần hô to để người
khác cùng hỗ trợ.
B. Bước 2: Đánh thức nạn nhân: lay, gọi, hỏi, cấu  Nếu:
* Nếu nạn nhân tỉnh thì kiểm tra xem có kèm thêm vết thương nào nữa không và
xử trí rồi chuyển tới nơi an toàn.
* Nếu nạn nhân không tỉnh  thì kiểm tra: thở và mạch theo hình ảnh dưới đây:
Kiểm tra thở Kiểm tra mạch
C. Bước 3: Đánh giá sau khi kiểm tra thở và mạch  Nạn nhân có thể bị tình
trạng:
- Còn thở, còn mạch
Hoặc
- Không thở, không mạch
D. Bước 4: Áp dụng kỹ thuật cấp cứu hồi tỉnh phù hợp với từng tình huống trên.
1. Nếu nạn nhân còn thở, còn mạch:
* Chuyển nạn nhân nằm tư thế "hồi phục" như hình Fig 3

* Lau hút đờm rãi nếu có.


* Nới lỏng cúc quần áo.
* Kiểm tra và xử trí các vết thương khác nếu có.
* Không cho nạn nhân ăn uống thứ gì.
* Gọi tư vấn y tế
2. Nếu nạn nhân không thở, không mạch:
* Cử người lấy bóng bóp, máy khử rung tim nếu có, gọi tư vấn y tế
* Ngay tại chỗ người cứu hộ khẩn trương thực hiện ép tim và thổi ngạt (Bài 5)
BÀI 5
HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ ÉP TIM
I. Khái niệm:
- Áp dụng: Đối với nạn nhân không thở, không mạch
- Nguyên tắc chung:
* Khẩn trương
* Tại chỗ
* Đúng kỹ thuật
* Kiên trì
II. Các bước thực hiện:
Sau khi kiểm tra phát hiện nạn nhân không thở không mạch, khẩn trương thực
hiện:
2.1. Người cứu hộ ở tại chỗ cử người khác lấy bóng bóp, máy khử rung tim
2.2. Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng
2.3. Người cứu hộ quỳ ngang ngực nạn nhân
2.4. Tiến hành ép tim 30 lần (C)
2.5. Khai thông đường thờ nhanh (A):
+ Đặt cổ nạn nhân ưỡn ngửa ra sau tối đa
+ Móc dị vật ở mồm, lấy bỏ răng giả nếu có
2.6. Tiến hành thổi ngạt 2 lần (B)
2.7. Tiếp tục ép tim 30 lần:
+ 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt: gọi là 1 chu kỳ
+ Trải qua 5 chu kỳ thì kiểm tra lại thở và mạch (không dừng quá 10 giây)
+ Nếu có 2 người cứu hộ thì có thể phân công: 1 người ép tim và 1 người thổi ngạt
hoặc 1 người thực hiện cả 2 kỹ thuật rồi thay phiên khi mệt.
2.8. Áp dụng máy khử rung tim bên ngoài tự động nếu có.

III. Yêu cầu kỹ thuật:


3.1. Ép tim:
+ Ép vào 1/3 dưới xương ức:
+ Đặt 1 cùi bàn tay vào 1/3 dưới xương ức, tay kia chồng lên mu bàn tay trước, 2
cánh tay thẳng:
+ Ép bằng sức nặng toàn thân.
+ Ép cho lồng ngực nạn nhân lún 4-5cm
+ Ép với tần số ít nhất 100 lần/phút
+ Không bao giờ ngừng ép tim quá 5 giây.

3.2. Thổi ngạt:


+ Tần số: 8 - 10 lần/phút
+ Thổi cho lồng ngực chớm phồng lên xẹp xuống theo nhịp thổi (vừa thổi vừa nhìn
ngực nạn nhân).
+ Mỗi nhịp thổi dài 2 giây.
+ Chọn vị trí thổi ngạt:
a) Tốt nhất: thổi ngạt "Mồm - Mồm" (Fig 5, Fig 6).
- 1 tay đặt dưới gáy nạn nhân nâng nhẹ cho cổ ngửa tối đa.
- 1 tay đặt trên trán nạn nhân bóp 2 cánh mũi.
- Người cứu hộ đấu mồm mình vào mồm nạn nhân để thổi ngạt.
- Thổi xong bỏ lỏng tay kẹp mũi.

b) Nếu mồm nạn nhân bị vết thương dập nát thì thổi "Mồm - Mũi" (Fig 7)
- 1 tay đặt trên trán nạn nhân giữ cho cổ ngửa tối đa.
- 1 tay nâng cằm nạn nhân để mồm khít lại
- Người cứu hộ đấu mồm vào mũi nạn nhân để thổi ngạt
- Thổi xong bỏ lỏng tay nâng cằm.

+ Có thể dùng bóng bóp Ambu thay thế thổi ngạt  theo hình:
3.3. Máy khử rung tim bên ngoài tự động:
Một số tàu có máy khử rung tim thì sĩ quan hãy nên dụng sớm:
+ Đặt 1 điện cực ở dưới hõm ức phải.
+ Đặt 1 điện cực ngay dưới núm vú trái.
=> Như hình vẽ:
+ Bật nguồn điện
+ Máy kiểm tra hoạt động của tim, hướng dẫn xử lý thích hợp.
+ Sử dụng hiệu quả trong 2 -3 phút sau khi ngừng tim.

3.4. Theo dõi hiệu quả của thổi ngạt và ép tim:


+ Mạch cổ nẩy theo mỗi nhịp ép tim.
+ Da bớt tím tái, ấm dần.
+ Đồng tử còn phản xạ với ánh sáng.
+ Nạn nhân tự thở, tim tự đập.
Chú ý: Nạn nhân tự thở, tim tự đập thì cho thở Qxy: 6 lít/ phút và theo dõi.
3.5. Khi nào ngừng thổi ngạt, ép tim:
+ Cần kiên trì thổi ngạt, ép tim cho đến khi nạn nhân tự thở, tim tự đập thì dừng
thổi ngạt ép tim và chuyển nằm tư thế hồi phục (Fig 3 - mục 1) nhưng vẫn phải theo dõi
vì dễ ngừng thở ngừng tim trở lại.
+ Dừng thổi ngạt ép tim khi:
 Hiện trường trở lên không an toàn
 Khi có đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.
 Người cứu hộ quá mệt không thể tiếp tục.
 Hoặc nạn nhân có dấu hiệu tử vong:
+ Mất tri giác.
+ Không tự thở, tim không đập.
+ Đồng tử dãn cố định 3-4 mm (mất phản xạ với ánh sáng) trên 15’

BÀI 6
BĂNG VẾT THƯƠNG PHẦN MÈM
Tất cả các vết thương đều gây đau đớn, chảy máu và dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy
mỗi vết thương cần được băng bó ngay sau khi bị thương, băng bó càng sớm càng tốt
tạo điều kiện cho việc điều trị sau này được tốt hơn.
I. Mục đích của băng:
1. Để cầm máu vết thương.
2. Để bảo vệ vết thương tránh va chạm.
3. Để vết thương không bị nhiễm trùng.
II. Nguyên tắc băng:
1. Băng kín và băng tất cả các vết thương.
2. Băng đủ chặt.
3. Không làm ô nhiễm thêm vết thương do những sai sót kỹ thuật.
4. Băng sớm.
III. Chuẩn bị trước khi băng:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Băng: Băng cuộn, băng dính, băng tam giác, băng bốn giải. Nhưng thông dụng
hơn cả là băng cuộn và băng tam giác. Khi không có các loại băng trên có thể thay thế
bằng khăn tay sạch, hoặc xé màn, tay áo, ống quần, khăn mùi xoa để băng tạm thời.
Băng tam giác
- Gạc vô trùng, xà phòng, oxy già, nước muối sinh lý (NaCl 9 ‰), cồn 70 - 90°,
Povidine Iode 10%, pank, kéo, găng tay, khay....
2. Người sơ cứu:
- Rửa tay trước và sau khi băng, đi găng tay hoặc qua túi nilon sạch.
- Tìm vị trí thích hợp: Có thể đứng, quỳ, ngồi sao cho quan sát, băng vết thương
được dễ dàng nhất.
3. Chuẩn bị nạn nhân:
- Động viên, giải thích để nạn nhân hợp tác.
- Để nạn nhân ở tư thế nằm hoặc ngồi sao cho nạn nhân không bị choáng và dễ
tiến hành băng bó vết thương.
4. Xử lý vết thương:
a. Bộc lộ vết thương: Vén hoặc cắt tay áo, ống quần theo đường chỉ khâu.
b. Cắt tóc, gạt bỏ dị vật, rửa bằng xà phòng (nếu bẩn) xung quanh vết thương.
c. Dùng pank kẹp gạc tẩm cồn 70° sát trùng xung quanh vết thương từ trong ra
ngoài  thay gạc  sát trùng lại lần 2.
d. Động viên nạn nhân.
e. Rửa vết thương:
* Đổ Oxy già nếu rửa lần đầu hoặc vết thương nhiễm khuẩn.
* Đổ nước muối sinh lý - NaCl 9 ‰ nếu vết thương khô.
* Dùng pank kẹp gạc rửa kỹ vết thương  thay gạc  thâm khô.
f. Sát trùng: thấm dung dịch Povidine Iodo 2,5 - 10% vào vết thương.
g. Phủ gạc vô trùng kín vết thương.
h. Băng vết thương.
IV. Hình ảnh một số kiểu băng:

BĂNG VÒNG XOẮN Ở CÁNH TAY

BĂNG VÒNG XOẮN Ở NGỰC

BĂNG SỐ 8 Ở BÀN CHÂN


BĂNG SỐ 8 Ở CẲNG CHÂN

BĂNG SỐ 8 Ở BẸN

BĂNG SỐ 8 Ở NGỰC

BĂNG SỐ 8 Ở VAI
BĂNG SỐ 8 Ở MẮT

BĂNG VÙNG GỐI (xòe quạt hay ly tâm)

BĂNG BỤNG (xòe quạt hay ly tâm)


BĂNG VÙNG KHOEO

BĂNG VÙNG TRÁN HOẶC CHẨM

BĂNG ĐẦU BẰNG 2 CUỘC BĂNG


BĂNG ĐẦU BẰNG BĂNG TAM GIÁC
BÀI 7
CHẢY MÁU
I. Phân biệt tính chất chảy máu:
Căn cứ vào mạch máu bị tốn thương người ta chia làm 3 loại chảy máu:
1. Chảy máu mao mạch (mạch máu rất nhỏ):
- Lượng máu chảy ít,
- Vết thương tự cầm máu sau một thời gian ngắn.
2. Chảy máu tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch vừa, nhỏ: Máu chảy ri rỉ màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, dễ cầm
máu.
- Tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chậu hông, tĩnh mạch dưới đòn,
tĩnh mạch chủ gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm.
3. Chảy máu động mạch:
- Khi động mạch bị tổn thương, máu chảy vọt thành tia (phun theo nhịp tim đập).
- Máu có màu đỏ tươi, lượng máu có thể vừa, lớn hoặc rất lớn tuỳ theo loại động
mạch bị tổn thương.

II.
A. Nguyên tắc cầm máu tạm thời:
1.1. Rất khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
1.2. Áp dụng biện pháp cầm máu phù hợp với tính chất của vết thương:
B. Các biện pháp:
1. Ép trực tiếp:

2. Băng ép:
- Đây là biện pháp cầm máu vô hại, cơ bản áp dụng cho mọi vết thương.
- Cách làm băng ép:
a. Đặt một vài lớp gạc khô phủ kín vết thương.
b. Đặt lớp bông gạc mỡ dày lên trên lớp bông gạc (nhất thiết phải có).
c. Băng với các vòng băng xiết tương đối chặt. Tốt nhất là sử dụng băng thun hoặc
băng số (có tính chun giãn).
3. Băng nút:
- Băng nút thích hợp với các vết thương cháy máu ở sâu, giữa các kẽ xương mà
băng ép thông thường không tác dụng, hoặc ở vị trí chảy máu không làm băng ép hoặc
là garo được như vùng cổ, vùng chậu.
- Cách làm băng nút:
+ Dùng một kẹp cầm máu hoặc nỉa để nhồi ấn bấc gạc sâu vào tận đáy vết thương,
ấn chặt để gây đè các mạch máu.
+ Dùng loại gạc vô khuẩn tốt nhất là khâu thành cuộn bấc dài:
 Chiều rộng từ 1 - 2cm
 Chiều dài khoảng 50 cm một cuộn
+ Nếu không có sẵn bấc gạc có thể dùng gạc miếng gỡ bung và kéo dài ra, sau đó
tiến hành ép như trên.
- Nhược điểm của băng nút: là trong khi nhồi ấn bấc gạc sẽ nhồi ấn cả mô dập nát,
cả dị vật ô nhiễm vào sâu trong đáy vết thương.
4. Gấp chi tối đa:
- Gấp chi tối đa là một phương pháp cầm máu đơn giản, nạn nhân có thể tự làm
ngay sau khi bị thương để cầm máu, dù là chảy máu động mạch lớn.
- Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi khối cơ bao quanh làm
cho máu ngừng chảy.
- Nhược điểm:
+ Do phải gấp thật mạnh nên dễ mỏi, không áp dụng được lâu.
+ Nếu có tổn thương gẫy xương kèm theo thì không thực hiện được gấp chi tối đa.
- Gấp chi tối đa là biện pháp rất tạm thời, làm ngay tức khắc được, nhưng ngay sau
đó cần được bổ sung bằng các phương pháp cầm máu khác.
4.1 Gấp cẳng tay vào cánh tay:
+ Khi có máu chảy nhiều do tổn thương động mạch ở bàn tay, cẳng tay phải gập
ngay thật mạnh cẳng tay vào cánh tay. Động mạch cẳng tay sẽ bị ép chặt ở nếp khuỷu
và máu ngừng chảy.
+ Khi cần giữ lâu có thể cố định tư thế gấp mạnh bằng một vài vòng băng bằng
dây lưng ghì chặt cổ tay vào phần trên của cánh tay.

4.2 Gấp cánh tay vào thân người (có con chèn):
+ Khi có máu chảy nhiều do tổn thương động mạch cánh tay, lấy ngay một khúc
gỗ tròn đường kính khoảng 5 - 10cm, hay bất cứ vật rắn nào tương tự rồi kẹp chặt vào
nách, ở phía trên chỗ chảy máu.

4.3 Gấp cẳng chân vào đùi:


- Khi có chảy máu động mạch ở bàn chân hoặc cẳng chân, người bị thương nằm
ngửa hoặc ngồi và dùng hai bàn tay kéo mạnh cẳng chân vào đùi.
- Muốn cầm máu chắc chắn có thể cuộn thêm một cuộn băng vào nếp khoeo. Động
mạch khoeo bị gấp lại và ép chặt ở nếp khoeo làm cho máu ngừng chảy.
Gấp cẳng chân vào đùi
- Khi có chảy máu động mạch lớn ở đùi, người bị thương nằm ngửa và dùng hai
bàn tay kéo mạnh đầu gối và ép chặt đùi vào thân người, cũng có thể dùng dây lưng để
ghì mạnh đùi vào thân.
- Động mạch đùi bị gấp lại và ép chặt ở nếp bẹn làm cho máu ngừng chảy hoặc
chảy yếu đi nhiều.

Gấp đùi vào thân


5. Ấn động mạch:
- Ấn động mạch là động tác dùng ngón tay hoặc nắm tay ấn đè chặt vào động mạch,
trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền
xương làm cho máu ngừng chảy.
- Ấn động mạch là biện pháp tạm thời rất hiệu nghiệm, chắc chắn, ít gây đau đớn,
không gây rối loạn tuần hoàn ở các chi bị thương.
- Nhược điểm của ấn động mạch là không làm lâu được vì rất mỏi tay người ấn và
phải biết được đường đi của động mạch.
5.1 Ấn động mạch cánh tay:
- Khi có chảy máu nhiều ở cẳng tay hay cánh tay, dùng 1 ngón tay cái hoặc ngón
tay khác ấn mạnh vào giữa mặt trong cánh tay phía trên vết thương.
- Nếu máu vẫn còn chảy phải xê dịch ngón tay ra trước hoặc ra sau một ít, ấn mạnh
vào thân xương cánh tay cho tới khi máu ngừng chảy.
- Nếu vết thương ở cao ấn sâu vào động mạch cánh ở đỉnh hố nách.
5.2 Ấn động mạch dưới đòn:
- Khi có chảy máu nhiều ở hố nách, dùng ngón tay cái ấn mạnh và sâu vào hố trên
đòn sát giữa bờ sau của xương đòn.

5.3 Ấn động mạch đùi:


- Đặt người bị thương nằm ngửa dùng sức mạnh hai ngón tay cái ấn mạnh vào giữa
nếp bẹn, các ngón tay khác ôm lấy mặt ngoài và trong của đùi.
- Có thể thay hai ngón tay cái bằng một cuộn băng ấn chặt vào giữa nếp bẹn.

5.4 Ấn động mạch cảnh ở cổ:


- Khi có máu chảy nhiều ở vùng cổ dùng ngón cái ấn mạnh vào cổ phía dưới vết
thương theo bờ trước trong cơ ức đòn chũm.
- Có thể dùng cả 5 ngón tay bóp vào cơ ức đòn chũm và động mạch cánh để cầm
máu.
5.5 Ấn động mạch mặt:
- Khi có máu chảy nhiều ở vùng má, ấn mạnh vào động mạch mặt ở cằm, điểm ấn
ở bờ dưới xương hàm dưới, cách góc xương hàm dưới khoảng 3 cm.
5.6 Ấn động mạch thái dương nông:
- Khi có chảy máu nhiều ở vùng thái dương, ấn vào động mạch thái dương nông ở
vùng trước tai.

6. Băng chèn:
- Băng chèn cũng là kiểu đè động mạch nhưng bằng một vật tương đối rắn, tù và
băng cuộn.
- Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng
sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương
đối chặt.

Các loại con chèn:


a - khúc tre
b - cuộn băng
c - nút
d - gáo dừa
e - miếng gạc cuộn chặt
f - lọ
- Hai yêu cầu cơ bản của băng chèn ….
 Đặt con chèn đúng đường đi của động…..
 Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt: Băng lỏng tay thì
không ép được con chèn vào động mạch để cầm máu, ngược lại nếu băng quá chặt thì
sẽ biến cuộn băng thành dây garo làm mất ý nghĩa tác dụng của băng chèn.
Các vị trí có thể băng chèn:
6.1 Băng chèn ở cánh tay:
- Áp dụng khi có chảy máu nhiều ở cánh tay.
- Đặt con chèn ở mặt trong cánh tay phía trên vết thương
- Băng cố định con chèn bằng nhiều vòng xiết tương đối chặt.

- Theo dõi mạch ở cổ tay hoặc máu chảy vết thương. Nếu mạch ngừng đập là tốt,
tại vết thương máu có thể còn chảy rất ít hoặc ngừng chảy hoàn toàn là tốt.
6.2 Băng chèn ở hố nách:

- Áp dụng khi có máu chảy nhiều ở 1/3 trên của cánh tay, không thể đặt con chèn
ở cánh tay được.
- Đặt con chèn sâu trong hố nách, tốt nhất là dùng một cuộn băng làm con chèn.
- Băng 3-4 vòng băng tròn để ép chặt con chèn vào động mạch và đầu trên cánh
tay rồi băng tiếp theo kiểu băng vai số 8.
- Theo dõi mạch như trên.
6.3 Bằng chèn ở hố khoeo:
- Áp dụng khi có máu chảy nhiều ở cẳng chân.
- Đặt con chèn vào giữa trám khoeo, con chèn phải to dày để khi băng cố định đủ
sức ép vào động mạch, nếu con chèn mỏng quá thì sẽ không thể ép được vào động mạch,
vì động mạch khoeo ở sâu trong hõm khoeo. Con chèn tốt nhất nên là 1 cuộn băng vải
cuộn chặt.
- Băng vòng tròn 3-4 vòng để ép chặt con chèn vào động mạch, rồi băng theo kiểu
số 8.
Theo dõi mạch ở sau mắt cá trong hoặc máu chảy ở vết thương.

Băng chèn ở hố khoeo


a- Đặt con chèn
b- Băng chặt
6.4 Băng chèn ở nếp bẹn:
- Áp dụng khi có tổn thương động mạch đùi, ở mặt trong đùi.
- Dùng một cuộn băng to làm con chèn, đặt ở giữa nếp bẹn.
- Băng bẹn theo kiểu số 8, vòng băng phải xiết tương chặt.
- Theo dõi mạch ở sau mắt cá hoặc máu chảy ở vết thương.

Băng chèn ở bẹn


A - Đặt con chèn b - Băng chặt
6.5 Băng chèn ở cổ:
- Áp dụng khi có tổn thương động mạch cảnh ở vùng cổ.
- Người thứ nhất: Đặt con chèn vào động mạch cảnh ở phía dưới vết thương, con
chèn dùng là cuộn băng vừa phải ấn mặt ngoài cổ, theo bờ trước cơ ức đòn chũm.
- Người thứ hai: Đặt nẹp ở phía đối xứng vết thương đi từ đầu xuống mặt ngoài
vai, cánh tay và cố định nẹp bằng các vòng băng ở đầu vai.
- Băng ép con chèn vào nẹp đối xứng. Với cách này máu vẫn có thể đi từ tim lên
não qua động mạch cảnh ở bên đối diện với vết thương.

Băng chèn ở cổ
a - Đặt con chèn và nẹp đối xứng
b- Băng chặt
6.6 Băng chèn ở cổ chân:
- Áp dụng khi có chảy máu nhiều ở bàn chân mà băng ép không có hiệu quả.
- Đặt hai con chèn ở cổ chân: một ở sau mắt cá trong, một ở sau mắt trước cổ chân,
trên đường kéo dài của khoảng giữa 2 xương bàn chân 1 và 2 (đường kéo dài từ khe
ngón chân và ngón thứ hai ngược lên). Băng ép để cố định con chèn.

Băng chèn ở cổ chân


A - Đặt con chèn
B - Băng chặt
7. Garô:
- Garo là biện pháp cầm máu:
- Garo là biện pháp cầm máu:
+ tạm thời để làm ngừng toàn bộ sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới
và ngược lại của chi.
+ có thể làm hoại tử phần chi ở dưới garo nếu để quá 60 - 90 phút.
- Áp dụng khi chi bị cắt cụt, dập nát hoàn toàn. Trường hợp khác phải cân nhắc,
hạn chế đặt garo đến mức thấp nhất.
- Dụng cụ đặt garo:
+ Dây garo chuyên dụng là dây cao su to bản 5-10 cm, mỏng và đàn hồi tốt
+ Trường hợp khẩn cấp: sử dụng bất cứ loại dây nào như cuộn băng vải, dây cao
su quai dép, khăn tay...và 1 cái que để xoắn.
- Vị trí đặt garo: Sát vết thương, cách mép vết thương khoảng 3cm.
- Cách đặt garo:
* Cách 1 (với dây cao su to bản):
+ Ấn động mạch ở phía trên để tạm thời cầm máu.
+ Dùng dây garo cao su to bản 5 - 10 cm quấn cách mép vết thương khoảng 3cm
nhiều vòng, chặt dần cho đến khi ngừng chảy máu (đã bỏ tay ấn động mạch).
+ Buộc hoặc cài khuy cố định đầu cuối dây cao su lại.
* Cách 2 (với dây khác):
+ Ấn động mạch ở phía trên để tạm thời cầm máu.
+ Quấn 1 vòng vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garo để đệm lót.
+ Đặt và buộc cố định 2 đầu dây garo nhưng để thừa ra 1 khoảng với đoạn chi

+ Luồn que vào khoảng trống của vòng dây garo và xoắn dần.
+ Bỏ tay ấn động mạch rồi xoắn tiếp cho đến khi vết thương ngừng chảy máu là
được.
+ Cố định que xoắn.
- Chú ý sau khi đặt garo:
 Băng miệng vết thương.
 Ghi phiếu garo: giờ đặt, họ tên người đặt garo.
 Không được che dậy vùng garo.
 Tư vấn Radio Medical.
 Không được tháo garo trừ khi được nhân viên y tế tư vấn.

 Bảo quản phần chi bị cắt rời:


 Cho vào túi nilon sạch.
 Đổ dung dịch nước muối NaCl 9 ‰ vào túi nilon. Cho cả túi nilon đó vào 1 túi
đá.
 Ghi thông tin: của ai, giờ xảy ra tai nạn...  buộc vào túi đá.
 Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế trong vòng 6h - 12 h.
BÀI 8
GẪY XƯƠNG - TRẬT KHỚP - BONG GÂN
GÃY XƯƠNG
I. Khái niệm:
- Gãy xương là tình trạng xương bị rạn nứt hoặc gãy thành hai hoặc nhiều mảnh.
- Có thể gãy xương:
+ Kín
+ Hở
+ Đơn giản
+ Phức tạp
- Có thể kèm theo chẩy máu nghiêm trọng và gây sốc.
II. Xác định gãy xương
- Sau 1 chấn thương: ngã, va đập...
- Người bị thương hoặc người khác nghe thấy tiếng xương gẫy: rắc
- Đau dữ dội khi ấn vào hoặc khi cử động nơi bị gẫy.
- Biến dạng chi:
+ Cong vẹo,
+ Xoắn vặn,
+ Lệch trục,
+ Ngắn chi.
- Nhìn thấy đầu xương gãy ngay dưới da khi gãy xương hở.

- Cử động bất thường


- Tiếng lạo xạo vùng gãy xương khi cử động, sờ ấn
- Hạn chế vận động và sưng bầm
=> Không cố tìm vì gây đau
III. Nguyên tắc xử trí:
1. Phát hiện các tổn thương khác kèm theo gãy xương: vỡ tạng (gan, thận, lá lách,
bàng quang), đứt mạch máu
2. Tư vấn Radio Medical, nhất là trong các trường hợp gãy xương phức tạp (hộp
sọ, lồng ngực, gẫy xương chậu, xương đùi, cột sống).
3. Phòng, chống sốc: cầm máu, giảm đau, bù dịch,...

4. Cố định xương gãy trước khi vận chuyển, trừ trong các điều kiện nguy hiểm
IV. Xử trí một số loại gẫy xương.
1. Vỡ sọ:
- Do ngã, va đập, bị đè ép hay do hoà khí...
- Người bị thương có thể:
+ Tỉnh táo hoặc tri giác "xấu" dần,
+ Đau đầu và nôn.
+ Chảy máu qua mũi, tai, mồm,
+ Liệt và sốc.

- Xử trí
+ Phải đặc biệt lưu ý đối với nạn nhân để không gây thêm tổn thương ở não.
+ Nạn nhân phải giữ ở tư thế nằm, nếu mặt hồng hào thì đầu và vai có thể để hơi
cao một chút.

+ Có thể cầm máu bằng cách để ngón tay trực tiếp vào động mạch trán hoặc động
mạch cổ hoặc băng ép nhưng phải tuyệt đối đảm bảo vô trùng.
+ Khi chuyển bệnh nhân phải rất nhẹ nhàng và mỗi bên đầu nên có một chiếc gối
chèn không cho xê dịch.
+ Không bao giờ được tiêm Mocphin cho bệnh nhân bị vỡ sọ.

2. Gẫy xương hàm trên:


- Đối với mọi thương tổn ở mặt bao giờ cũng phải chú ý tới đường hô hấp.
- Nếu có vết thương phải cầm máu (nhét gạc, kẹp mạch máu). Phải báo cáo qua
Radio Medical.
- Răng nếu rời ra cứ để nguyên trừ trường hợp đã rời hẳn ra và có thể rơi vào cổ
họng gây tắc nghẽn đường hô hấp thì mới lấy đi.
3. Gãy xương hàm dưới:
- Có thể gây biến dạng hàm, mất răng, chảy máu lợi và khó nuốt.
- Gãy hàm có thể gây nên khó thở, trong trường hợp này hàm và lưỡi phải đẩy ra
phía trước và giữ ở tư thế đó.
- Khi cả hai bên bị gẫy, hàm dưới và lưỡi có thể bị đẩy về phía sau và làm cản trở
đường thở:
+ Dùng ngón tay của mình hay của nạn nhân móc vào phía dưới răng cửa và kéo
cả hàm và lưỡi ra phía trước.
+ Bảo nạn nhân nghiến răng lại để tránh không cho hàm gẫy trượt lại phía sau.
+ Nếu người bị nạn không thể ngồi được vì có các tổn thương khác nên đặt họ ở
tư thế bệnh nhân bất tỉnh và có một người ngồi săn sóc họ, giữ cho hàm ra phía trước và
theo dõi xem có bị khó thở không.
- Thông thường thì người bị gẫy hàm ngồi, răng cắn chặt lại, từ chối không khi ta
hỏi họ chỉ ra hiệu trả lời vì đau.
- Sự co căng các cơ làm giảm sưng và đau, nên cố định hàm bằng một kiểu băng
đặc biệt, nếu bệnh nhân mê man hay chảy máu ra mồm và có nôn phải luôn có người
bên cạnh để cởi băng ra khi họ nôn.
4. Gẫy xương đòn, xương bả vai:
- Thường là do ngã chống lên tay hoặc ngã đập vai trực tiếp vào vật cứng.
- Đặt 1 đệm bằng khoảng 1 nắm tay vào nách sau đó bỏ tay vào cạnh ngực.
- Có thể thực hiện bằng một băng vải tam giác.

5. Gẫy xương cánh tay và khớp khuỷu:


- Gẫy xương cánh tay rất dễ bị biến chứng vì vị trí của các mạch máu và dây thần
kinh đi rất sát xương.
- Đau và biến dạng chi rất rõ ràng, bệnh nhân không nhấc được cánh tay lên hoặc
gấp khớp khuỷu tay lại - cho bệnh nhân thuốc giảm đau.
- Cố định bằng các nẹp tuỳ theo khớp khuỷu có bị tổn thương hay không:
+ Nếu khớp khuỷu không bị tổn thương có thể đặt hai nẹp phía trước và phía ngoài
và treo cẳng tay bằng một băng tam giác:
+ Nếu khớp khuỷu cũng bị tổn thương có thể đặt hai nẹp dài phía ngoài từ vai; phái
trong từ nách tới tận cổ tay và băng lại:

6. Gẫy xương cẳng tay:


- Cẳng tay có hai xương, có thể bị gẫy một hoặc cả hai. Khi chỉ có một xương bị
gẫy, xương kia như một cối nẹp vì vậy không có hoặc có rất ít biến dạng.
- Biến dạng nhiều nhất hay gặp khi gẫy ở gần cổ tay và khi cả hai xương bị gẫy.
- Nếu có nẹp hơi phải đặt từ trên khớp khuỷu trở xuống.
- Nếu không có nẹp hơi có thể sử dụng hai nẹp bằng gỗ hoặc một vật bất kỳ (một
tờ báo gấp nhiều lần):
+ đặt một nẹp phía trên, một nẹp phía dưới, (chú ý là nẹp phải đủ dài từ khớp khuỷu
đến tận nửa bàn tay)
+ đệm bông gạc thật tốt,
+ dùng băng băng lại.
+ treo cẳng tay giữ cho bàn tay cao hơn khớp khuỷu chừng 10cm. (Nếu không có
băng tam giác có thể đeo tay băng vạt áo hoặc vạt áo sơ mi).

7. Gẫy cổ tay và bàn tay:


- Gẫy cổ tay do ngã, bàn tay ở tư thế duỗi; gẫy bàn tay do bị vật gì đập vào hay đè
chặt lên. Thường có biến dạng về phía lưng cổ tay, xưng gồ lên và đau.
- Không nên xoa bóp hay nắn kéo mà cũng xử trí như gẫy cánh tay.
- Cố định:
+ đặt 1 nẹp từ nửa cẳng tay tới đầu các ngón, nẹp phải độn kỹ càng.
+ đặt một cuộn bông hoặc gạc ở dưới các ngón để giữ cho bàn tay ở vị trí hơi
khum.
+ Dùng băng cuộn hay băng chun để giữ cho bàn tay cố định vào nẹp
+ Treo cẳng tay và bàn tay bằng một băng tam giác hay giây đeo.

8. Gẫy ngón tay:


- Dùng một tay của ta nắm chặt cổ tay nạn nhân, tay kia nắm chặt vào đầu ngón
tay bị gẫy và kéo cho thẳng ra
- Cố định ngón bị gẫy bằng một nẹp nhỏ (ví dụ cái đè lưỡi bằng gỗ) từ đầu ngón
tới cổ tay, các ngón kia vẫn để hoạt động bình thường.

9. Gẫy cột sống:


- Gẫy cột sống là một tổn thương nghiêm trọng nhất, thường xảy ra khi bị ngã cao
hoặc đập mạnh cột sống vào vật cứng.
- Nếu đã nghi nạn nhân bị gẫy cột sống phải:
+ yêu cầu họ nằm yên và thẳng, không bao giờ được nằm co con tôm hoặc ngồi
gập lưng, không được tự xê dịch ra cáng
+ vận chuyển nhẹ nhàng nạn nhân theo phương pháp cuộn trứng hoặc súc thìa rồi
đặt nằm thẳng trên tấm ván cứng (lôi kéo di chuyển họ một cách vụng về, không đúng
phương pháp sẽ gây liệt vĩnh viễn).
+ Buộc hai chân cả giầy vào với nhau và cố định vào tấm ván cứng.
+ Sau đó đặt họ vào cái cáng kiểu Neil-Robertson.
+ Nếu không có cáng kiểu Neil-Robertson vẫn sử dụng tấm ván cứng đó đặt lên
cáng bạt. Không bao giờ được dùng một cáng bạt để chuyển nạn nhân, nếu dùng cáng
bạt phải có các thanh gỗ để ngang suốt cả chiều dài của cáng bạt.

10. Gẫy cột sống cổ


- Có thể xảy ra do nạn nhân đứng lên đột ngột và đập đầu vào một vật cứng quá
mạnh; do cả vật gì rơi vào đầu; ngã rơi từ cao xuống.
- Cách xử trí cũng giống như xử trí gẫy cột sống vì cột sống cổ là đoạn trên của
cột sống.
+ Nạn nhân phải nằm thẳng và giữ nguyên như vậy.
- Lấy một xếp báo gấp lại bề ngang khoảng 10cm, đặt đoạn giữa của cuộn báo vào
dưới cằm, hai đau gấp lại sau rồi lấy một băng vải buộc lại.
11. Gẫy các xương lồng ngực:
- Gẫy xương sườn thường do ngã dập vào một vật cứng có góc cạnh - có thể có
các thương tổn nặng do đập mạnh hoặc ngã cao như vỡ gan, lách, thận.
- Gẫy xương sườn làm cho bệnh nhân rất đau đớn, đau tăng lên khi thở, phổi có
thể bị tổn thương và khi đó ta thấy ho ra máu tươi có bọt. Nếu có vết thương hở phải lập
tức bịt lại:
+ thường dùng một loại gạc có sẵn vaselin đặt lên trên vết thương, ở ngoài có tờ
giấy nhôm hoặc polythylen và sau đó bịt kín bằng băng dính.
+ Nếu không có phương tiện gì có thể dùng ngay quần áo có nhuốm máu của nạn
nhân để tạm thời nút vết thương lại.
+ Nếu thấy nơi nào có máu đang chảy phải ấn chặt hoặc kẹp lại.
+ Bắt mạch để theo dõi tình hình người bệnh, nếu còn tiếp tục chảy máu vào phổi,
mạch sẽ nhanh và yếu - cần theo dõi cả nhịp thở.

- Người bị thương nếu tỉnh táo nên để ngồi vì ở tư thế này dễ thở hơn
- Nếu nạn nhân không ngồi được nên để họ ở vị thế nữa ngồi, có một gối đệm ở
phía sau hay tựa lên một gối đặt trên đầu gối
- Nếu có thể được, cho bệnh nhân tựa ngay chính vào phía bị thương làm cho bớt
đau và làm giảm khả năng chảy máu.
- Nếu bệnh nhân bất tỉnh phải đặt ở tư thế thấp và nghiêng sang một bên để giữ
cho đường thở thông suốt:
+ nếu có đờm dãi thì tự chảy ra được
+ nếu thấy máu có bọt ở mồm hay mũi, dùng một ống hút hay lau chùi hết máu để
dễ thở.

12. Gẫy xương chậu:


- Thường do ngã cao hay bị một lực nào tác động vào vùng khung chậu
- Người bị thương có thể kêu đau ở hông, ở' khớp háng hay ở mông.
- Nếu nghi là gẫy xương chậu nên khuyên bệnh nhân đái để lấy nước tiểu xem có
máu không.
- Gẫy xương chậu có thể gây chảy máu nặng đe doạ đến tính mạng.
+ Phải theo dõi cẩn thận và liên tục.
+ Phòng và chữa sốc
- Vận chuyển nạn nhân theo phương pháp xúc thìa rồi đặt trên ván cứng và để một
cối đệm vào giữa hai bắp đùi, hai đầu gối và mắt cá chân buộc vào nhau.
- Cho uống thuốc giảm đau.

13. Gẫy xương đùi:


- Gẫy xương đùi là một tổn thương lớn và có thể làm mất nhiều máu. Có thể gây
sốc. Gẫy xương đùi thường rất đau, chân có thể ngắn và đổ ra phía ngoài.
- Cho thuốc giảm đau, phòng và chống sốc.
- Cần phải tư vấn Radio Medical.
- Cố định:
+ Đặt một nẹp từ nách tới cẳng chân, một nẹp từ bẹn tới cẳng chân.
+ Đệm vải, gạc vào nách, giữa bắp đùi, đầu gối, và mắt cá chân.
+ Buộc dây cố định nẹp (băng số 8 ở bàn - cổ chân, buộc dưới gối, trên gối, thắt
lưng, trên ngực)
- Chú ý: Luồn các dây cùng 1 lúc.
+ Sau đó buộc 2 chân vào nhau: ở cẳng chân và sát bẹn.
- Vận chuyển theo phương pháp xúc thìa hoặc bắc cầu đặt lên cáng hoặc tấm ván
dài.

14. Gẫy xương cẳng chân:


- Cẳng chân có 2 xương:
+ xương chầy (ống đồng): to
+ xương mác: nhỏ
- Khi xương chầy bị gãy, thường do một chấn thương rất mạnh, sẽ phức tạp hơn,
cẳng chân sưng to, nạn nhân rất đau đớn cần tiêm Mocphin.
- Nếu có nẹp hơi, dùng nẹp cả đùi, nẹp hơi còn có tác dụng là cầm máu.
- Nếu dùng nẹp gỗ:
+ Đặt 2 nẹp phía ngoài và phía trong từ giữa xương đùi đến tận gót chân
+ Đệm kỹ hai bên mắt cá chân, hai bên gối.
+ Buộc dây cố định nẹp: trên gối, dưới gối, cổ chân (số 8)
+ Buộc hai chân vào nhau: đùi, cổ chân.
* Gãy cả 2 chân:
- Cầm máu, giảm đau.
- Tư vấn Radio Medical.
- Cố định: đệm, buộc 2 chân như hình sau:

15. Gẫy cổ và bàn chân


- Thường do bị ngã, bị xoáy vặn hay vật gì đập vào - chân bị sưng đau và không
đi được.
- Nếu có nẹp hơi, đặt nẹp từ cẳng chân trở xuống.
- Với các nẹp khác:
+ Độn kỹ bằng vải, quần áo hoặc gối.
+ Đặt nẹp ở 2 bên chân: từ giữa bắp chân tới tận bàn chân.
+ Buộc cố định nẹp.
TRẬT KHỚP (DISLOCATION)
1. Khái niệm:
- Trật khớp là khi một khớp xương di chuyển ra khỏi vị trí bình thường của nó ở
khớp.
- Thường xảy ra sau 1 chấn thương: ngã, lôi kéo...
- Trật khớp có thể kèm theo:
+ Vết thương (trật khớp hở).
+ Gãy xương.
+ Chèn ép mạch máu, thần kinh.
- Trật khớp có thể tái phát khi bị chấn thương kéo dài, bệnh lý.

II. Phát hiện trật khớp:


- Biến dạng toàn chi:
+ Ví dụ:
* Cánh tay không khép được vào thân/ trật khớp vai
* Chân ngắn, gối - bàn chân xoay vào trong/ trật khớp háng...
+ Một số biến dạng đặc biệt:
* Dấu hiệu "Nhát rìu"/ trật khớp khuỷu, khớp vai
* Dấu hiệu "Phím đàn dương cầm"/ trật khớp vai - đòn
- Hõm khớp rỗng (Rõ ở khớp vai, hàm, khuỷu)
- Sờ thấy đầu xương
- Cử động lò xo
- Đau
- Hạn chế vận động
- Sưng nề
III. Sơ cứu:
1. Tư vấn Rado Medical.
2. Băng vết thương nếu có.
3. Nắn chỉnh khớp: Không được nắn thử khi chưa có Bác sĩ tư vấn
4. Cố định:
- Cố định theo đúng tư thế của khớp bị trật
- Cách cố định tương tư như gãy xương ở khu vực này
- Chú ý: theo dõi tình trạng tuần hoàn ở phía dưới chỗ trật khớp:
* Để chi ở tư thế thoải mái
* Bắt được mạch, da hồng, ấm.
5. Giảm đau:
- Đau nhẹ: Paracetamol: 15 mg/ kg/ mỗi 6 h.
- Đau vừa: Paracetamol + Ccdein (Efferalgan Codein):
Uống 1 viên mỗi 6 h (Chỉ dùng cho người > 15 tuổi)
- Đau nhiều: Morphin: tiêm bắp 10 mg.
6. Vận chuyển:
- Để nạn nhân ở thế:
* Ngồi nếu trật khớp ở chi trên
* Nằm nếu trật khớp ở chi dưới
- Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất
IV. Hướng dẫn xử trí trật khớp vai và khớp ngón tay:
- Khớp vai và khớp ngón tay là 2 khớp hay bị trật nhất.
- Khi trật khớp vai, khớp ngón tay không kèm theo gãy xương và tàu phải > 24 h
mới vào được cảng thì có thể xử trí theo hướng dẫn sau:
1- Trật khớp vai:
* Tiêm bắp 10 mg Morphin và đợi 30 phút;
* Đặt nạn nhân nằm sấp trên bàn hoặc giường (sao cho tay không chạm sàn);
* Đệm gối ở nách;
* Thả từ từ tay xuống cạnh bàn đến khi treo tự do;
* Cố định 1 vật nặng khoảng 5 - 7 kg (xô nước...) vào cổ tay;
* Khớp vai sẽ được nắn trong vòng 30 phút;

* Cố định khớp vai 2 - 3 tuần theo 1 trong hình sau:

Kiểu treo và băng Kiểu băng Velpeau


* Khi bỏ băng thì cử động nhẹ nhàng, từ từ, tập vận động hàng ngày;
* Không có kết quả thì tư vấn Rado Medical Advice.
2- Trật khớp ngón tay:
* Động viên, giải thích;
* Để khuỷu tay gấp vuông góc;
* Người phụ giữ chặt cánh tay kéo về phía sau;
* Người nắn kéo mạnh ngón tay bị trật đồng thời lấy 2 ngón tay đẩy nhẹ nhàng
đầu xương bị trật vào ổ khớp;
* Băng cố định ngón tay bị trật với ngón bên cạnh;
* Để cố định trong 2 tuần, sau đó tháo ra tập vận động.

BONG GÂN (SPRAIN)


I. Khối niệm:
- Bong gân là hiện tượng các dây chằng xung quanh khớp bị kéo căng quá mức,
có thể bị đứt.
- Thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột
khiến khớp bị xoắn vặn.
- Bong gân hay gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối, cổ tay.

II. Phát hiện bong gân:


- Đau:
+ Đau chói, đau như điện giật khi sờ vào;
+ Đau càng nhiều càng nặng.
- Phù nề: xuất hiện nhanh.
- Da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và rối loạn vận mạch.
- Sau đó sẽ xuất hiện vết bầm máu ở sâu.
- Hạn chế vận động.
III. Sơ cứu:
- Băng cầm máu nếu có vết thương
- Dùng băng chun băng ép khớp bong gân, giữ ít nhất 48 giờ.
- Hạn chế vận động.
- Chờm lạnh bên ngoài:
+ bằng nước đá
+ hoặc nước lạnh
+ ngay sau bị thương + trong 4 giờ đầu
- Kê cao đầu chi bị bong gân.
- Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh
làm giãn mạch, chảy máu, phù nề thêm.

- Có thể xịt vào nơi bong gân để gây tê, làm lạnh tại chỗ 1 trong các thuốc sau:
+ Ethyl clorua;
+ Hoặc Perskindol;
+ Hoặc Salonpas...
- Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau:
+ Alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày.
+ Hoặc Paracetamol + Codein (Efferalgan Codein): uống 1 viên mỗi 6 h (chỉ dùng
cho người > 15 tuổi)
+ Không dùng thuốc Aspirin để giảm đau.
- Những trường hợp bong gân nặng phải phẫu thuật và cố định 4 - 6 tuần.
BÀI 9
BỎNG - ĐIỆN GIẬT
BỎNG
I. Khái niệm:
- Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất,
điện và các tia xạ...
- Vết thương bỏng có thể làm chết người hoặc để lại nhũng di chứng nặng nề như
mất chức năng vận động, biến dạng mất thẩm mỹ.
- Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
 Độ sâu của bỏng
 Diện tích của vết bỏng.
 Vị trí của vết bỏng trên cơ thể
II. Xác định diện tích và độ sâu của bỏng:
1. Diện tích bỏng:
- Diện tích bỏng được tính là diện tích bị bỏng so với diện tích da lành còn lại trên
cơ thể 1 người, trong đó diện tích cơ thể 1 người hoàn chỉnh là 100%.
- Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn vì bỏng rộng gây mất nhiều dịch của cơ
thể, gây đau nhiều, dễ bị sốc và nhiễm khuấn.
- Có nhiều 2 cách để ước tính diện tích vết bỏng:
+ Phương pháp con số 9.
+ Phương pháp 1 bàn tay của nạn nhân bằng 1,25%.

2. Độ sâu bỏng:
a- Cấu tạo da:
Hùnh ảnh cấu trúc da

Hình ảnh cấu trúc da sau khi bị bỏng

b- Phân loại độ sâu bỏng:


Độ I (phần trên lớp biểu bì):
- Bỏng nông.
- Biểu hiện ban đỏ, nề, da khô, đau rát.
- Tự khỏi sau 3-5 ngày.
Độ II (toàn bộ lớp biểu bì):
- Bỏng nông.
- Nốt phổng có vòm mỏng, chứa dịch xuất tiết.
- Tự khỏi sau 8-13 ngày không để lại sẹo

Độ III (lớp trung bì):


- Có hoặc không có nốt phỏng.
- Nếu có nốt phỏng: vòm dày; đáy màu đỏ, hồng;
hoặc tím sẫm, trắng bệch, xám; còn cảm giác đau;
hoặc giảm cảm giác đau; dịch nốt phỏng có thể
có màu hồng, đục.
Hình ảnh lâm sàng tổn thương
- Hoại tử: Hay gặp hoại tử ướt, màu trắng, phân
bỏng độ III
biệt với bỏng độ IV là: Còn cảm giác đau, da
không bị nhăn rúm.
- Có thể khỏi sau 2-6 tuần, có thể để lại sẹo xấu.
- Nếu vết bỏng thiếu dưỡng, tỳ đè, nhiễm
khuẩn….sẽ chuyển hoàn toàn thành bỏng sâu - độ
IV.
Độ IV (từ lớp hạ bì đến gân, cơ, xương):
- Bỏng sâu.
- Đám da trắng bạch (như thịt luộc), đỏ xám hoặc
đá hoa vân.
- Diễn biến: Viêm mủ (sau 10-14 ngày) hoại tử
tan rữa, hoá mủ và bong rụng - hình thành mô hạt.
- Tổn thương có thể đến các bộ phận khác dưới
da như cân, cơ, xương khớp, mạch máu, thần
kinh.
- Cần phải phẫu thuật
* Độ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì phụ thuộc vào nhiệt độ,
nồng độ hóa chất... và thời gian mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da.
III. Đánh giá tình trạng bỏng:
 Bỏng vừa:
 Là bỏng độ II và dưới 30% diện tích da.
 Hoặc là bỏng độ III và dưới 15% diện tích da.
 Hoặc là bỏng độ IV, và dưới 10% diện tích da.
 Bỏng nặng:
 Là bỏng độ II và trên 30% diện tích da.
 Hoặc bỏng độ III trên 15% diện tích da.
 Hoặc bỏng độ IV, trên 10% diện tích da.
 Shock bỏng: Nạn nhân bị bỏng nặng rất dễ bị shock nếu sơ cứu không tốt, biểu
hiện của shock bỏng là:
 mặt tái nhợt, mồ hôi dính lạnh, thở nhanh nông có khi xen kẽ thở đều sâu, khát
nước, nước tiểu ít và sẫm màu, buồn nôn hoặc nôn,
 mạch nhanh yếu khoảng 100 - 200 lần/phút, huyết áp tụt khoảng 80/40mmHg
hoặc thấp hơn.
 Nạn nhân lo âu kích động nằm không yên, sau đó thì uể oải bất tỉnh, ở giai đoạn
này thì đồng tử giãn, nhìn đờ đẫn.
IV. Sơ cứu bỏng:
Bước 1. Ngay lập tức tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng một cách nhanh
nhất, an toàn nhất.
- Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, chàn, vải bọc kín
chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông).
- Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay hóa
chất.
Bước 2. Kiểm tra và sơ cứu ngừng thở, ngừng tim, đặc biệt nạn nhân bị kẹt
trong buồng kín (Xem bài sơ cứu nạn nhân bất tỉnh).
Bước 3. Phòng chống sốc;
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm đầu thấp, động viên an ủi nạn nhân.
- Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân mất nhiều dịch nên rất khát:
+ Oresol: 1 gói pha đủ 1 lít nước trắng.
+ Không có Oresol thì có thể cho nạn nhân uống nước chè đường, nước trái cây
pha ít muối, đường.
+ Chú ý: Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và
không có nhũng chấn thương khác.
- Bỏng nặng phải được truyền dịch sớm.
- Giảm đau cho nạn nhân. Dùng aspirin, Efferalgan Codein, Morphin
Bước 4. Hạ nhiệt tại chỗ bị bỏng ngay lập tức bằng cách:
- Dùng nước sạch dội
- Hoặc hứng vùng bị bỏng dưới vòi nước mát.
- Tốt nhất là nước mát 15 - 20° C.
- Thời gian khoảng 20 phút (nên áp dụng hiệu quả nhất trong 30 phút đầu - 30
phút vàng).

- Chú ý:
+ không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh.
+ Đừng mất thời gian để tìm kiếm một loại thuốc nào đó để bôi hay xịt lên vết
bỏng trong khi để mất cơ hội sử dụng nước mát.
+ Các thuốc thời điểm này chưa có tác dụng mấy, thậm chí dùng sai còn gây thêm
bỏng sâu, nhiễm khuẩn (kem đánh răng, nước mắm, mỡ trăn...)

Bước 5: Dùng gạc sạch đắp lên vết bỏng và băng ép vùng bị bỏng vừa phải. Vùng
mặt nếu không băng được có thể để hở

- Chú ý:
+ Không cố tháo bỏ quần khi đã ngâm nước mát.
+ Tháo các vật dụng, trang sức trước khi vùng bỏng sưng nề
Bước 6: Gọi hỗ trợ tư vấn và chuyển nạn nhân bỏng vào cơ sở y tế.
Bước 7: Chăm sóc vết bỏng hàng ngày:
+ Rửa vết bỏng bằng nước muối 9 ‰ hoặc dung dịch sát trùng.
+ Nếu vết bỏng nhiễm trùng:
* Sát trùng bằng Povidine Iode...
* Thay băng - nhưng cần để hở sớm.
* Uống kháng sinh toàn thân: CEFALEXIN 500mg moi 6h
+ Nếu vết bỏng khô: có thể bôi nước ép nghệ tươi, panthenol.
+ Ăn nhiều rau, hoa quả, uống bổ sung Vitamin (A, C, B)
ĐIỆN GIẬT
- Khi tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện, ai cũng có thể bị nguy hiểm do điện giật.
Điện giật ở mức độ nhẹ gây hoảng sợ, ở mức độ nặng gây chết người.
- Người chết không chỉ là những người không hiểu biết hoặc ít hiểu biết về điện,
mà ngay cả những người đã được đào tạo nhưng làm sai quy tắc.
I. Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người:
1. Gây co giật các cơ đặc biệt là cơ tim  ngừng tim và ngừng thở. Nếu dòng điện
truyền qua não: phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh trung ương.
2. Phá huỷ gây hoại tử và rối loạn chức năng của các tổ chức: mạch máu, dây thần
kinh, tim, não, thận...
3. Gây bỏng, cháy da, có khi phá huỷ cả phần mềm, gân và xương.

II. Sơ cứu:
- Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, thác vát và
sơ cứu đúng cách.
- Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng
cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất.
Thời gian (phút) 1 2 3 4 5
Khả năng cứu sống (%) 98 90 70 50 25
Các bước sơ cứu:
1. Khẩn trương tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng mọi cách nhanh nhất, an toàn
nhất:
- cắt cầu giao, đặc biệt là điện cao áp
- hoặc rút cầu chì, phích cắm
- hoặc dùng dao cán gỗ khô chặt đứt dây điện
- hoặc dùng các vật cách diện (gậy tre, gỗ khô, găng tay cách điện, chăn vải khô...)
để tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
Chú ý: Không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể để trần của người bị nạn và đảm bảo
nguyên tắc cách điện.
2. Nhanh chóng kiểm tra và sơ cấp cứu ngừng thở, ngừng tim tại chỗ, đúng kỹ
thuật: (Xem thêm bài cấp cứu nạn nhân bất tỉnh và bài hô hấp nhân tạo, ép tim).
3. Sau khi sơ cấp cứu ngừng thở, ngừng tim thành công thì sơ cứu các tổn thương
khác:
a. Băng bó cầm máu
b. Sơ cứu bỏng
c. Cố định gãy xương
d. Theo dõi sốc và rối loạn nhịp tim, ý thức, nước tiểu.
e. Cử người gọi tư vấn y tế hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
BÀI 10: QUẢN LÝ SỐC (SHOCK)
I. Khái niệm:
Sốc là tình trạng suy giảm chức năng tuần hoàn gây thiếu ôxy ở mô và tế bào dẫn
đến các rối loạn chuyển hoá, các chức năng của cơ thể  có thể đe dọa nghiêm trọng
đến tính mạng của nạn nhân.
II. Nguyên nhân gây sốc:
1. Sốc do giảm thể tích:
- mất nhiều máu (chấn thương),
- mất nhiều dịch:
+ Nôn, ỉa chảy nhiều
+ Sốt xuất huyết
+ Bỏng nặng
2. Sốc do tim:
- nhồi máu cơ tim, suy tim cấp
3. Sốc do rối loạn vận mạch:
- Do ngộ độc, dị ứng, trong đó có sốc phản vệ do dị ứng thuốc rất nguy hiểm
- Do nhiễm khuẩn nặng.
III. Các biểu hiện của sốc:
+ Da nhợt nhạt, xanh, tái mét, lạnh, nhưng lại xâm xấp mồ hôi. Nếu nạn nhân của
nước da sậm phải thăm khám các niêm mạc, móng chân, móng tay.
+ Thở nhanh và nông có khi xen kẽ với thở không đều và sâu.
+ Khát nước, đái ít thường gặp ở nạn nhân sốc do chảy máu, mất dịch.
+ Mạch nhanh và yếu, mạch thường trên 100 lần /phút, có khi không bắt được.
+ Huyết áp tụt < 80/ 50 mmHg, có khi không đo được.
+ Nạn nhân lo âu, vật vã, kích động trong giai đoạn đầu, sau đó thì uể oải, thờ ơ
với ngoại cảnh, và cuối cùng thì hôn mê.
+ Sốc phản vệ: dị ứng (mẩn ngửa, mề đay...), đái ỉa không tự chủ
IV. Xử trí sốc:
1. Sốc do giảm thể tích:
- Nếu nạn nhân tỉnh  đặt nằm ngửa, đầu thấp, chân kê cao khoảng 30 cm để dồn
máu về tim, não.
* Không kê chân cao nếu có:
+ thương tổn ở đầu, cột sống,
+ khung chậu, lồng ngực
+ hay nạn nhân bị khó thở.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh  đặt nạn nhân ở tư thế an toàn:

- Băng cầm máu vết thương


- Giải phóng đường thở, lau đờm rãi và cho thở Oxy (3 - 6 lít/ phút).
- Bù dịch:
+ Đặt đường truyền tĩnh mạch:
* các dung dịch thường dùng là Dextran 6% hoặc nước muối 9 ‰
+ Trường hợp sốc nhẹ, nạn nhân còn tỉnh táo thì cho uống Oresol - cứ 15 phtus
cho uống nửa cốc.
- Nếu đau nhiều  giảm đau.
- Tư vấn Tele - Medicine.
2. Sốc do tim:
- Đặt nạn nhân nằm thẳng, bất động hoàn toàn trên giường.
- Cho thở Oxy: 3-6 lít/ phút.
- Gọi tư vấn y tế
3. Sốc do rối loạn vận mạch:
a. Sốc nhiễm khuẩn:
- Tư vấn Tele - Medicine.
- Dùng kháng sinh thích hợp.
- Thở Oxy.
b. Sốc phản vệ:
- Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên (thuốc...)
- Đặt nạn nhân nằm tại chỗ, cho thở Ô xy
- Sử dụng thuốc Adrenaline:
* là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
* tiêm dưới da 1/2 - 1 ống Adrenaline 1 mg, tiêm lại sau 15’
- Sịt Salbutamol
- Đặt đường truyền tĩnh mạch (nước muối 9 ‰ Sodium Cloride 9 ‰).
- Tiêm tĩnh mạch Hydrocortison 100 mg hoặc Dexamethazol 4 mg.
- Uống thuốc chống dị ứng: Loratadine 10 mg hoặc Cetrizine 10 mg.
- Tư vấn Tele - Medicine.
BÀI 11
SAY SÓNG
I. Định nghĩa:
* Say sóng (seasickness) là một chứng bệnh xảy ra ở khá nhiều người khoẻ mạnh
khi làm việc trên tàu biển.
* Nguyên nhân: do tác động của các yếu tố:
+ Dao động sóng biển.
+ Rung, lắc khi tàu hành trình.
+ Tiếng ồn của Máy cái, Máy đèn khi tàu hành trình  Những yếu tố trên tác động
vào hệ thống tiền đình (có chức năng giữ thăng bằng cơ thể)  Gây ra chứng say sóng,
biểu hiện cơ thể bị rối loạn nhiều chức năng.

* Say sóng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng lao động của thuyền viên.
II. Triệu chứng:
* Biểu hiện các mức độ say sóng khác nhau tuỳ theo:
+ Khả năng quen sóng của mỗi thuyền viên:
- Ví dụ: Thâm niên đi biển nhiều thì ít hoặc không bị say
+ Loại tàu.
+ Cấp sóng.
+ Tình trạng sức khoẻ thuyền viên.
+ Chức danh làm việc trên tàu.
+ Kỹ năng chống sóng của từng cá nhân.
* Triệu chứng biểu hiện say sóng từ nhẹ đến nặng là:
1. Nhức đầu, Chóng mặt, da tái, ngáp ớn lạnh, rớm mồ hôi, tăng cảm giác mùi và
tiếng ồn.
2. Tiêu hoá:
+ Chán ăn.
+ Nôn:

- Nôn vọt.
- Nôn không kiềm chế được.
- Mới đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra da nước dạ dày (chua), cuối cùng nôn ra
nước xanh, vàng, đắng. Say sóng nặng có thể nôn máu.
Giai đoạn cuối: nôn khan kèm đau bụng.
3. Hậu quả của việc không ăn được và nôn nhiều làm thuyền viên bị mất nước với
biểu hiện:
+ Da khô.
+ Mắt trũng.
+ Mệt mỏi rã rời.
+ Sút cân nhanh chóng.
+ Huyết áp tụt.
Do đó giảm sút nghiêm trọng khả năng lao động.
4. Tính thần kinh:
+ Say sóng làm giảm sự chú ý và tập trung vào công việc.
+ Dễ mắc sai sót kỹ thuật.
+ Những quyết định trong trạng thái bị say sóng dễ mắc sai lầm.
III. Phòng chóng say sóng:
1. Cố gắng làm việc, nghỉ ở nơi thoáng mát.
2. Ăn uống:
* Ăn: Ăn lỏng, dễ tiêu: Cháo, súp.
- Ăn làm nhiều bữa.
- Trường hợp nôn nặng: Húp cháo ở tư thế nằm.
- Không nên bỏ bữa.
- Không ăn quá no.
* Uống:
- Uống nhiều nước chia làm nhiều lần.
- Tốt nhất nước hoa quả pha ít đường và ít muối.
- Không uống nước có ga
3. Thuốc:
3.1 Thuốc chống say sóng: Lựa chọn một trong những thuốc sau:
3.1.1 Nautamin 90mg (Hoạt chất DiphenHydramine)
- Liều người lớn và trẻ em trên 12 Tuổi: uống 1 viên sau ăn. Sau 30 phút  Có tác
dụng.
- Nếu cần có thể uống 1 viên/ 6 h.
- Tác dụng phụ: Ngủ gà, thiếu tỉnh táo.
3.1.2 Stugerol 25mg (Hoạt chất Cinnarizine)
- Người lớn uống 1 viên sau ăn.
- Sau 30 phút thì có tác dụng.
- Nếu cần có thể uống 1 viên/ mỗi 6h
- Tác dụng phụ: buồn ngủ nhẹ, thiếu tỉnh táo.
3.1.3 Cinnarizin 25mg
Cách uống và tác dụng như Stugerol
3.2 Ngoài ra có thể uống thêm:
- Plusssz Multi (C sủi): 1 viên pha với 200ml nước sôi để nguội, có thể pha thêm
đường Glucose. Liều tối đa: không quá 2 viên/ ngày.
- Hoặc uống:
+ Vitamin B1 0,01g x 6 viên/ ngày, chia 2 lần.
+ Vitamin C 0,1.g x 4 viên/ ngày, chia 2 lần.
4. Có thể bấm, day huyệt sau:
4.1. Huyệt Hợp cốc:

* Vị trí:
- Khép ngón tay cái và ngón trỏ;
- Huyệt ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa 2 xương bàn tay 1 và 2.
* Cách bấm:
- Dùng ngón cái bấm mạnh vào huyệt Hợp cốc.
- Đồng thời ngón trỏ ấn vào huyệt Khu thủ tâm
(Huyệt Khu thủ tâm đối diện với huyệt Hợp cốc ở lòng bàn tay).
- Ấn mạnh cho đến khi thấy tê tức tại huyệt là được.
4.2. Huyệt Quan xung:

* Vị trí: Ở dưới ngoài móng tay ngón 4 (ngón đeo nhẫn)


* Cách bấm:
- Dùng ngón cái bấm vào vị trí huyệt.
- Vừa bấm vừa day 5-10 phút.
4.3. Huyệt Thần môn:
* Vị trí:
- Trên lằn chỉ cổ tay.
- Chỗ lõm giữa xương trụ và xương đậu.
* Cách bấm:
- Ngón cái bấm vào huyệt.
- Vừa day vừa bấm 5-10 phút.
5. Rèn luyện thể lực:

* Tập các bài tập chống sóng với các thiết bị chuyên ngành: cầu sóng, vòng quay
lớn, vòng quay li tâm, xích đu, cầu thang chạy, đường chạy dích dắc, xà đơn, xà kép,
thang quay v.v...
* Ăn ngủ điều độ trước chuyến hành trình.
BÀI 12
ĐUỐI NƯỚC - HẠ THÂN NHIỆT
ĐUỐI NƯỚC
- Không kể các trường hợp như ngất, động kinh, chấn thương... trước khi ngã
xuống nước, đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Ngạt nước trước rồi ngất:
° Không biết bơi ngã xuống nước.
° Đang bơi bị chuột rút hoặc bị dòng nước xoáy cuốn xuống
° Lặn sâu quá rồi bị ngạt.
+ Ngất trước rồi mới ngạt: do người yếu mệt hoặc xuống nước lạnh đột ngột hoặc
nhảy từ trên cao xuống nước.
- Chết đuối là những trường hợp tử vong ngay sau đuối nước hoặc nạn nhân đã hồi
phục sau khi được cứu vớt nhưng tử vong do các biến chứng của đuối nước.
1. Triệu chứng và biến chứng:
a. Ngừng thở
b. Ngừng tim.
c. Ngất.
d. Rối loạn thần kinh do thiếu ôxy não như: lẫn lộn, giãy giụa, hôn mê, co giật.
e. Hạ thân nhiệt:
° Nạn nhân có thể tử vong do hạ thân nhiệt vì nhiệt độ nước quá thấp.
° Sau khi nạn nhân hồi phục có thể vẫn còn nguy cơ hạ thân nhiệt
f. Rối loạn tuần hoàn: trụy tim mạch
g. Phù phổi cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi
2. Cách xử trí đuối nước:
a. Vớt nạn nhân lên xuồng cứu sinh hoặc lên tầu:
+ Khi nạn nhân chưa chìm thì tung phao, dây, gậy cho nạn nhân túm
+ Hoặc nhanh chóng cử người bơi giỏi xuống cứu vớt nạn nhân

b. Sơ cứu tại chỗ: Theo kinh nghiệm, để cứu người ngạt nước hiệu quả phải sơ
cứu ngay ở dưới nước bằng cách:
+ Nắm tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước,
+ Tát 2-3 cái mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
+ Có thể thổi ngạt ngay cho nạn nhân nếu ngừng thở.
+ Đồng thời quàng tay qua nách nạn nhân kéo đến xuồng cứu sinh hoặc tầu một
cách nhanh nhất.
c. Sơ cứu trên xuồng hay trên tầu:
+ Khi đã đưa được nạn nhân lên xuồng, lên thuyền, khẩn trương:
 Để nạn nhân nằm ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch mũi, họng, miệng rồi kiểm tra thở và
mạch.
 Có thể xốc nước để làm nước trong miệng, họng và dạ dày chảy ra, không nên
áp dụng ở người lớn và nếu làm thì không quá 20 giây.
Hình 6-3 Xốc bụng nạn nhân
 Nếu còn thở, còn mạch:
 Nếu ngừng thở, ngừng tim phải ép tim và thổi ngạt.
 Ép tim 30 lần
 Đặt cổ ưỡn ngửa ra sau tối đa
 Thổi ngạt 2 lần
 Tiếp tục chu kỳ: 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt
 Cần khẩn trương, kiên trì tiến hành thổi ngạt và ép tim cho đến khi tim đập lại và
thở trở lại. (Xem lại bài hô hấp nhân tạo và ép tim)
+ Sau khi đã sơ cứu có kết quả, bệnh nhân thở lại, tim đập trở lại:
 Gọi tư vấn Tele Medicine hoặc gọi phương tiện cấp cứu để hỗ trợ chuyển bệnh
nhân đến một cơ sở y tế có trang bị hồi sức đầy đủ.
 Ủ ấm cho nạn nhân (không cho uống rượu)
 Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp, ý thức của nạn nhân.
 Nếu nạn nhân khó thở thì cho thở Oxy.
+ Luôn luôn đề phòng các biến chứng do đuối nước xảy ra sau khi nạn nhân đã hồi
phục.
HẠ THÂN NHIỆT TOÀN THỂ DO NGÂM NƯỚC
I. Khái niệm:
Hạ thân nhiệt toàn thể khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống dưới 35°c.
Hạ thân nhiệt toàn thể là lý do chủ yếu làm chết những người bị trôi dạt trên biển
vào mùa lạnh.
Khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống dưới 35°C nạn nhân thường tái nhợt, các cơ bị cứng
đờ, rét run.
Nếu nhiệt độ cơ thể hạ thấp hơn nữa nạn nhân sẽ rối loạn ý thức, bất tỉnh, ngừng
thở, ngừng tim và tử vong.
II. Cách xử trí:
Xử trí hạ thân nhiệt tuỳ thuộc vào tình trạng của người được vớt.
1. Kiểm tra bất tỉnh, ngừng tim, ngừng thở:
- Nếu ngừng thở thì thổi ngạt.
-Nếu ngừng tim thì phối hợp thổi ngạt và ép tim, (Xem thêm bài cấp cứu nạn nhân
bất tỉnh)
2. Nâng nhiệt độ cơ thể của nạn nhân:
- Đặt nạn nhân nơi kín gió.
- Cởi bỏ quần áo ướt.
- Dùng khăn bông thấm khô.
- Chườm ấm, hoặc cho nạn nhân vào bồn nước ẩm (nhiệt độ 42 - 45°C) trong vòng
15-20 phút.
- Mặc quần áo ấm (tốt nhất là quần áo của người bình thường đang mặc).
- Cho nạn nhân uống nước ấm có gừng pha với đường.
- Không cho nạn nhân uống rượu, nước mắm, sưởi nóng quá.
3. Cung cấp năng lượng, nước: Cho nạn nhân ăn cháo lỏng, uống nước đường.
4. Chăm sóc, động viên tinh thần.
5. Tư vấn Radio Medical.
III. Phòng chống:
Khi phải xuống dưới nước lạnh cần đặc biệt chú ý phòng chống hạ thân nhiệt tốt.
1. Mặc đủ quần áo, mũ, găng tay, tất ấm.
2. Mặc quần áo chống thấm bên ngoài.
3. Mặc áo phao
4. Không uống rượu, uống nước mắm.
5. Mang theo lương thực, nước uống, thuốc men.
6. Xuống dưới nước từ từ.
7. Khi xuống nước hạn chế bơi trừ trường hợp có vật nổi để bám ở gần đó, hạn chế
diện tích cơ thể tiếp xúc với nước (H.E.L.P POSITION).
BÀI 13
SAY NẮNG - SAY NÓNG
I. Khái niệm:
- Là hiện tượng trúng nóng, trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt
trời hoặc nhiệt độ quá cao, một số nguyên nhân thuận lợi như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt.
- Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hồng ngoại.
- Say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, có nhiều tia tử ngoại, nặng hơn say nóng, có
thể gây tử vong.
- Yếu tố thuận lợi: Nhiệt độ môi trường tăng quá cao, làm việc ngoài trời nắng,
người bị sốt nằm buồng kín hoặc mặc nhiều quần áo.
II. Triệu chứng:
Các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu
chữa không đúng cách.
- Mới đầu vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi
đau bụng, nôn mửa.
- Sau đó chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít.
- Sốt cao 40 - 41 °C, có khi lên tới 42-44°C. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch,
- Li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.
Chú ý: Say nắng:
- bệnh nặng ngay từ đầu, sốt rất cao 43-44°C
- có nhiều dấu hiệu thương tổn thần kinh rất rõ, có thể hồi phục hoặc khó hồi phục,
- có thể tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các thương tổn thần kinh hay xảy
ra ở người có xơ vữa động mạch.
III. Xử trí chung:
1. Hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt:
+ Đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo,
+ Cho uống nước lạnh có muối hoặc Oresol.
+ Chườm lạnh bằng nước mát khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy.
+ Dùng thuốc hạ sốt: Paracetamol
+ Theo dõi đến khi thân nhiệt hạ xuống đến 38°C đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ
chỗ mát.
2. Theo dõi mạch, huyết áp liên tục và bổ sung dịch cho bệnh nhân:
+ Uống Oresol
+ Nặng phải truyền dịch
3. Theo dõi các dấu hiệu thần kinh và ý thức của nạn nhân: nếu có bất thường thì
phải xin tư vấn qua Tele-Medicine.
IV. Phòng bệnh:
- Khi lao động ngoài trời phải đội mũ bảo hộ, tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu
vào đầu và vùng gáy.
- Khi khát phải uống nhiều nước có pha muối, thỉnh thoảng giải lao ngồi chỗ thoáng
mát, cởi rộng quần áo cho thoáng mồ hôi.
BÀI 14
CỨU HỘ VÀ VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN
I. Động tác cơ bản:

II. Các phương pháp vận chuyển bằng tay:


1. Dìu:
2. Bế:

3. Cõng:

4. Vác:
5. Lôi:
6. Kéo - Khiêng:

7. Kiệu
8. " Cuộn trứng ":
9. "Xúc thìa":
10. Cáng:
BÀI 15
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
I. Không gian kín:
1. Đặc điểm chung:
- Trên tàu có nhiều khoang kín như: két hàng, két dầu, buồng máy
- Các khoang kín có các yếu tố nguy hiểm:
+ Sâu, thông gió hạn chế nên dễ tích tụ các khí độc..Các khí độc phát sinh từ hàng
hóa, từ quá trình vận hành các động cơ.
+ Cháy nổ
+ Ngã cao
+ Nhiệt độ
+ Không gian hẹp nên di chuyển khó khăn trong tình huống khẩn cấp...
- Mức dộ nguy hiểm của khoang kín trên tàu phụ thuộc vào:
+ Loại hàng hóa
+ Quy trình bảo quản hàng hóa
+ Độ sâu
+ Điều kiện thông gió
+ Trang thiết bị bảo hộ lao động
+ Loại tàu
- Kiến thức, kỹ năng của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao
động.
- Những tình huống tai nạn thường gặp:
+ Ngạt khí độc
+ Chấn thương do ngã
+ Cháy nổ
2. Các biện pháp đảm bảo an toàn:
- Tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn với khoang kín
- Trong đó quan tâm các vấn đề sau:
+ Cung cấp và sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ
+ Kiểm tra môi trường thường xuyên để phát hiện các yếu tố nguy hiểm
+ Đảm bảo nguyên tắc xếp và bảo quản hàng hóa trong khoang kín.
+ Định kỳ huấn luyện an toàn lao động
- Khi có người bị nạn trong khoang kín cần phải:
+ Báo động khẩn cấp
+ Tổ chức đội cứu hộ có đầy đủ các trang thiết bị sau:
* Bảo hộ lao động như mặt nạ, bình ôxy, dây an toàn...
* Các dụng cụ y tế để sơ cấp cứu cho nạn nhân: túi thuốc cấp cứu, bóng bóp, mặt
nạ, bình ô xy, máy khử rung tim nếu có...
+ Quan sát hiện trường, đánh giá các mối nguy hiểm
+ Chọn phương án an toàn tiếp cận nạn nhân
+ Cho thở ôxy nếu nạn nhân bất tỉnh
+ Khẩn trương phối hợp đưa người bị nạn ra khỏi khoang kín.
+ Khi ra chỗ an toàn:
* Đặt nơi thoáng mát
* Làm thông thoáng đường thở: cởi rộng cổ áo, thắt lưng quần
* Kiểm tra lại bất tỉnh và áp dụng kỹ thuật ép tim và thổi ngạt phù hợp
II. Các bệnh truyền nhiễm:
1. Khái niệm:
- Bệnh truyền nhiễm là những bệnh lây từ người bệnh sang người người lành, từ
các loại côn trùng, súc vật mang mầm bệnh sang người lành.
- Các đường lây truyền bệnh hay gặp:
+ Vào đường máu: bệnh viêm gan virus B, C; HIV...
+ Vào đường hô hấp: cúm, lao...
+ Vào đường tiêu hóa: tả, thương hàn...
- Trong các tình huống khẩn cấp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thường là
do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của nạn nhân.
2. Các biện pháp phòng chống:
- Chủ động tiêm phòng vacxin để phòng một số bệnh như: Viêm gan B, tả, sốt
vàng...
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu, đờm của nạn nhân khi sơ cấp cứu: phải đeo
găng tay hoặc lót qua túi ni lông sạch;
- Cách ly nếu bệnh nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính như tả, cúm...
- Người tiếp xúc với nạn nhân phải:
+ Đeo khẩu trang, đeo găng tay...
+ Một số bệnh phải uống thuốc dự phòng
+ Vệ sinh sau mỗi lần tiếp xúc
- Đối với máu, chất bài tiết của bệnh nhân phải:
+ Chứa đựng vào dụng cụ riêng
+ Khử trùng bằng hóa chất như Cloramin B, nước Javen... trước khi xử lý với rác
thải khác
+ Quần áo, đồ dùng của bệnh nhân cũng phải được khử trùng.
III. Sức khỏe và vệ sinh cá nhân:
1. Duy trì sức khỏe:
- Chế độ ăn uống hợp lý:
Một chế độ ăn uống cân bằng là quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Nó sẽ cung cấp
tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể:
+ protein: có nhiều trong thực phẩm như gia cầm, cá, trứng, và các loại hạt;
+ carbohydrates: trong ngũ cốc, bánh mì, và các loại thực phẩm tinh bột khác;
+ chất béo, được tìm thấy trong thịt, sữa, và các loại thực phẩm từ sữa khác;
+ vitamin: A, B, c, D, E, BIZ và folate có nhiều trong rau, quả
+ khoáng sản như sắt, kẽm, canxi, magiê, và iốt, trong đó chủ yếu được tìm thấy
trong các loại thực phẩm giàu protein.
Ăn quá nhiều có thể gây nguy cơ về sức khỏe cho một số thủy thủ, đặc biệt là
những người làm việc không liên quan đến vận động. Béo phì làm tăng nguy cơ của một
số bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Tập thể dục thường xuyên
+ Thuyền viên nên được khuyến khích để dành 40 phút mỗi ngày tập thể dục
+ Chạy, đi bộ, đạp xe, và leo cầu thang là hoạt động tốt cho sức khỏe.
- Giải trí:
+ Trên chuyến hành trình dài, tẻ nhạt, nhàm chán và thiếu sự quan tâm có thể dẫn
đến buồn chán, lạm dụng ma túy.
+ Chủ tàu, thuyền trưởng nên khuyến khích các thuyền viên tập thể dục và các
hoạt động giải trí phù hợp khi họ ngoài giờ lao động.
- Ngủ:
+ Giấc ngủ đầy đủ là điều cần thiết cho sức khỏe.
+ Tinh thần khỏe mạnh thì hiệu quả công việc cao và đảm bảo an toàn.
- Bỏ hút thuốc lá:
+ Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong
+ Các bệnh do hút thuốc lá gây ra: bệnh về hô hấp, bệnh tim mạch, ung thư...
+ Tỷ lệ thuyền viên hút thuốc lá còn cao và những thuyền viên không hút nhưng
ngửi khói thuốc lá nhiều cũng bị ảnh hưởng.
+ Bỏ thuốc là càng sớm càng tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế bia rượu:
+ Uống bia rượu nhiều gây tổn thương dạ dày, gan, tim mạch, não...
+ Uống quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây:
* Hôn mê, tử vong
* Loạn thần cấp: nguy cơ làm việc không an toàn, đánh nhau.
+ Chú ý những người có biểu hiện nghiện rượu.
2. Vệ sinh cá nhân
Sức khỏe của thuyền viên một phụ thuộc vệ sinh cá nhân, bao gồm:
- Chăm sóc tốt:
+ tóc, móng tay
+ răng miệng, bao gồm cả răng giả:
- Vệ sinh thường xuyên:
+quần áo, khăn
+ vật dụng cá nhân khác;
- Tắm hàng ngày, đặc biệt là trong thời tiết nóng hoặc sau làm việc trong khoang
nóng.
- Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là:
+ trước khi ăn
+ ngay lập tức sau khi đi tiểu tiện hay đại tiện.
- Các vật dụng cá nhân dùng riêng, đặc biệt các vật có thể gây chảy máu như dao
cạo.

You might also like