You are on page 1of 22

SƠ CẤP CỨU SAY NẮNG, SAY NÓNG, ĐIỆN

GIẬT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được các dấu hiệu nhận biết, cách
xử trí và phòng ngừa điện giật.
2. Trình bày được các dấu hiệu nhân biết, cách
xử trí và phòng ngừa say nắng, say nóng.
3. Thực hiện đúng cách xử trí sơ cấp cứu khi
phát hiện nạn nhân say nắng, say nóng, điện
giật,
I. Sơ cứu điện giật
1. Đại cương

• Điện giật là một trong những tai nạn hay


gặp trong lao động, sinh hoạt hàng ngày.
Bất cứ ai cũng có thể bị điện giật ở bất cứ
đâu, bất cứ khi nào. Khi dòng điện chạy
qua người lúc bị điện giật, những tác động
của nó có thể từ tê tới cảm giác như bị
kim châm tới ngừng tim đột ngột
I. Sơ cứu điện giật
1. Đại cương
• Nhiều cuộc thí nghiệm và thực tế chứng minh
rằng từ lúc bị điện giật đến 1 phút nạn nhân
được sơ cứu ngay thì 90% trường hợp cứu
sống được; để 6 phút sau mới cấp cứu chỉ có
thể cứu sống được 10%; nếu để từ 10 phút trở
đi thì rất ít trường hợp được cứu sống.
I. Sơ cứu điện giật
2. Nguyên nhân:
• Điện giật là sự cố xảy ra bất ngờ và nguy hiểm. Sự
cố này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân nhưng
chủ yếu là 2 nguyên nhân chính: Hệ thống điện
không đảm bảo an toàn hoặc người dùng không
tuân thủ quy tắc bảo hộ khi sử dụng nguồn điện
• - Tổn thương tế bào do dòng điện: tổn thương cơ,
tim, mạch máu, thần kinh và các nội tạng khác.
• - Bỏng do nhiệt sinh ra từ dòng điện.
I. Sơ cứu điện giật
3. Dấu hiệu nhận biết bị điện giật
• - Bối cảnh xảy ra tai nạn.
• - Khi bị điện giật:
• + Nạn nhân bị bắn ra xa
• + Nạn nhân bị dính chặt vào nơi truyền điện
• - Ngừng tim ngừng thở
• - Bỏng tại nơi tiếp xúc, thường bỏng sâu.
• - Chấn thương có thể gặp
• - Suy thận do tiêu cơ vân.
I. Sơ cứu điện giật
4. Cách sơ cứu điện giật
4. Cách sơ cứu điện giật
• Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh
chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt
cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô
nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân
ra khỏi dòng điện.
• (Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang
găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc
dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ
khô để gạt dây điện ra).
I. Sơ cứu điện giật
4. Cách sơ cứu điện giật
• – Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
• – Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng
cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực
có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động
mạch hai bên cổ nạn nhân.
• Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở:
tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại
chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn
nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
I. Sơ cứu điện giật
4. Cách sơ cứu điện giật
• + Hô hấp nhân tạo
• + Ép tim ngoài lồng ngực:
• 
I. Sơ cứu điện giật
4. Cách sơ cứu điện giật
• Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị
trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm
trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây
liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra
các bộ phận còn lại.
• - Cần rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước.
• Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cầm máu bằng cách đặt một
miếng vải khô sạch lên vết thương và buộc chặt để cầm máu.
• – Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
I. Sơ cứu điện giật
5. Đề phòng điện giật

• Để đề phòng điện giật, cần tuân thủ các


quy tắc sử dụng điện an toàn. Phải lưu ý,
ngắt nguồn điện khi sửa điện, các ổ cắm
điện, thiết bị điện cần để xa tầm với của
trẻ em.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
1. Đại cương

• Rất nhiều người coi nhẹ say nắng - say nóng, nhưng nó
không chỉ có biểu hiện triệu chứng đơn giản mà còn có
thể có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử
vong nếu không xử trí kịp thời
• Nguyên nhân thường gặp là do phải tiếp xúc quá lâu
hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ
cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
• Ánh nắng mặt trời và sức nóng là hai nguyên nhân
vật lý gây ra say nắng - say nóng, do đó tai nạn có
thể xuất hiện ở ngoài trời, trong hầm lò,trong nhà
máy - xí nghiệp, trong nhà, trong toa xe, trên ô tô…
Rất nhiều người coi nhẹ say nắng - say nóng,
nhưng nó không chỉ có biểu hiện triệu chứng đơn
giản mà còn có thể có thể để lại các di chứng không
hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
   2. Dấu hiệu nhận biết:

• Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể


tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian
và thường có các biểu hiện như:
• Ở mức độ nhẹ: người bệnh sẽ cảm thấy mệt
mỏi, khát nước, hoa mắt chóng mặt, tăng nhịp
tim, thở nhanh, hồi hộp đánh chống ngực,
chuột rút.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
•Ở mức độ nặng: người bệnh đau đầu
dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác
buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa
người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê,
trụy tim mạch và có thể tử vong.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
3. Cách xử trí:
• - Ở mức độ nhẹ: chuyển ngay nạn nhân vào chỗ
mát, thoáng gió.
• + Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên
ngoài của nạn nhân, sau đó, lau mát cơ thể nạn
nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào
cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước
mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng
bẹn, hai bên cổ, trán và hai bên thái dương để giúp
nhanh chóng hạ nhiệt độ cơ thể.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
3. Cách xử trí:

• + Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng


ngụm nước mát nhỏ. Tốt nhất là nước có bổ sung
muối và khoáng chất như nước oresol pha đúng
liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
• + Nếu nạn nhân bị chuột rút cần xoa bóp nhẹ
nhàng tại vùng cơ bị chuột rút.
•  + Lưu ý không để cho mọi người vây quanh nạn
nhân. Sau khoảng 10-15 phút các biểu hiện sẽ
giảm dần.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
3. Cách xử trí:

• - Ở mức độ nặng: nếu nạn nhân có các


biểu hiện ở mức độ nặng cần gọi ngay
cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn
nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong
quá trình vận chuyển thường xuyên
chườm mát  cho nạn nhân.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
4. Cách phòng ngừa
• - Hạn chế đi ra ngoài những ngày trời nắng
nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ
sáng đến 4 giờ chiều.
• - Những người đang ở trong phòng điều hòa
nhiệt độ thấp không đi ra ngoài trời nắng đột
ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để
cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
II. Sơ cứu say nắng, say nóng.
4. Cách phòng ngừa
• - Tăng cường ăn các loại  rau xanh và hoa quả, nên
có  món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần
uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nên uống
thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá
nhiều nước trong một lần.
• - Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và sức
chống chịu của bản thân.
• Say nắng, say nóng: biểu hiện, xử trí ban đầu và dự
phòng

You might also like