You are on page 1of 56

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỎNG

GV: TRẦN ĐỨC NGÂN


ĐT: 0913453362
MAIL: tranducngandtu@gmail.com
MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân gây bỏng.


2. Phân loại bỏng, tính được diện tích bỏng.
3. Mô tả được các giai đoạn của bỏng.
4. Biết cách sơ cứu bỏng.điều trị bỏng
NỘI DUNG

1. Đại cương
2. Tác nhân
3. Phân loại
4. Các giai đoạn
5. Các bước sơ cứu
ĐẠI CƯƠNG

Cấu Tạo Da
Da có 3 lớp: lớp biểu bì,
lớp trung bì và lớp hạ bì (lớp
mỡ dưới da).
Có độ dày khác nhau từng
vùng. Dày nhất ở lòng bàn
chân và mỏng nhất ở vùng
quanh mắt.
ĐẠI CƯƠNG
ĐẠI CƯƠNG

2. Chức năng của da :


- Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn
cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường
bên ngoài.
- Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác
động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất
ô nhiễm, vi khuẩn..).
ĐẠI CƯƠNG

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể


- Bài tiết chất độc cơ thể : ure, ammonia, acid uric...
- Tạo vitamin D
- Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da
- Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà
da có những cảm giác nóng, lạnh, đau
- Diện tích da của 1 người lớn lên đến 2m2
BỎNG

ĐỊNH NGHĨA:
Bỏng là thương tổn bề mặt cơ thể
nông hay sâu,do nhiệt, điện ,hóa chất,
hay bức xạ gây hư hại hay biến đổi
cấu trúc da hoặc các thành phần của
nó.
Thương tổn của bỏng không chỉ khu
trú tại chỗ mà có thể gây ra rối loạn
toàn thân
• Bỏng là tổn thương hay gặp ở cả thời bình và
thời chiến.
• 80% tổng số bệnh nhân là bỏng nhẹ
• 20% bỏng rộng và sâu cần phải hồi sức tích cực
trong những giờ đầu, tỉ lệ tử vong còn cao
NGUYÊN NHÂN BỎNG

1. Bỏng do nhiệt độ: (hay gặp, chiếm 84-93%)


• Bỏng do nhiệt độ cao: (Trên 45 độ C)
 Nhiệt khô: xăng, dầu, củi cháy, kim loại nóng…
 Nhiệt ướt: nước nóng, dầu mỡ sôi, thức ăn nóng…
• Bỏng do lạnh: tiếp xúc nitơ lỏng ( -196℃), nước đá,
kẹt trong phòng đông lạnh…
2. Bỏng điện: Điện giật. Sét đánh:
Thường gây bỏng sâu, tổn thương thường gặp là sốc điện,
ngưng tim, hô hấp.
3. Bỏng do hoá chất:
Các chất oxy hoá, chất ăn mòn, acid hoặc chất kiềm mạnh ..
4. Bỏng do bức xạ:
Tia hồng ngoại, tia tử ngoại…
Mức độ thương tổn phụ thuộc loại tia, thời gian, cường độ
và khoảng cách đến da.
PHÂN LOẠI BỎNG

Có 2 cách phân loại:


1. Phân loại theo độ sâu.
2. Phân loại theo diện tích bỏng.
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU
Có nhiều cách phân loại theo độ sâu
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU

1. Bỏng độ I (viêm da cấp do


bỏng) :
- Tổn thương lớp sừng.
- Da khô đỏ nề rát đau, sau 2-3
ngày khỏi.
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU

2. Bỏng độ II: (tổn thương lớp biểu bì)


- Trên nền viêm da cấp có các nốt phỏng chứa dịch
trong hoặc vàng nhạt.
- Tổn thương chưa tới lớp tế bào đáy nên khỏi không
để lại sẹo.
- Các nốt phỏng có thể xuất hiện muộn, sau 12-24 giờ
sau bỏng.
- Sau 3-4 ngày hiện tượng viêm giảm.
- Sau 8-13 ngày, lớp biểu bì được phục hồi hoàn toàn,
không để lại sẹo.
- Nguyên nhân: bỏng nước sôi chỗ có quần áo.
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU

3. Bỏng độ III: (tổn thương lớp trung bì)


- Lớp tế bào đáy bị phá huỷ, bỏng ăn lan tới
trung bì gây hoại tử da diện rộng.
- Lâm sàng: nốt phỏng có vòm dày, dịch nốt
phỏng đục hoặc có màu hồng, đáy vết phỏng
đỏ tím sẫm hoặc trắng bệch.
- Do tổn thương lớp tế bào đáy nên để lại sẹo
khi khỏi.
- Nguyên nhân: bỏng xăng, acid, điện…
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU

4. Bỏng độ IV:
- Bỏng toàn bộ các lớp da.
- Lâm sàng biểu hiện ở 2 hình thức:
• Đám da hoại tử ướt: da trắng bệch hoặc đỏ xám,
hoại tử, quanh đám hoại tử là vùng sưng nề rộng.
• Đám da hoại tử khô: da khô màu đen hoặc đỏ,
quanh đám hoại tử khô là 1 viền hẹp da màu đỏ
nề, lõm xuống so với da lành lân cận.
- Nguyên nhân: điện cao thế, sét đánh, cháy nhà…
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU

5. Bỏng trung gian:


Nằm giữa giới hạn bỏng nông và bỏng sâu ( Độ 2
sâu)
- Có thể chuyển thành độ 2
- Có thể chuyển thành độ 3
PHÂN LOẠI THEO DIỆN TÍCH BỎNG

1. Phương pháp số 9 của Wallace


(1959)
- Đầu mặt cổ : 9%
- Một chi trên: 9%
- Ngực - bụng: 18%
- Lưng - mông: 18%
- Một chi dưới: 18%
- Tầng sinh môn: 1%
PHÂN LOẠI THEO DIỆN TÍCH BỎNG

Phương pháp bàn tay(Phương


pháp Blokhin)
Để tính diện tích cho những
thương tổn nhỏ không chiếm hết
diện tích của một vùng cơ thể.
• Tính diện tích mỗi lòng
bàn tay của bệnh nhân
tương ứng 1%
TIÊN LƯỢNG BỎNG

Tiên lượng bệnh nhân bỏng là việc đánh giá một


cách toàn diện về toàn thân, tại chỗ của bệnh nhân
bỏng cũng như các yếu tố liên quan khác như:
Chấn thương kết hợp, bệnh lý kết hợp. để đưa ra
các nhận định, chẩn đoán,
TIÊN LƯỢNG BỎNG

Các căn cứ để tiên lượng


- Tác nhân gây bỏng:
• Bỏng lửa, bỏng điện cao thế.thường nặng, dễ bỏng sâu
• Bỏng do nước sôi, thức ăn nóng ít khả năng bỏng sâu hơn
- Bỏng trong các thảm hoạ do cháy nổ : thường nặng, dễ có chấn
thương kết hợp.
- Thời gian tiếp xúc với tác nhân gây bỏng: Tiếp xúc càng lâu, bỏng
càng nặng, càng sâu
TIÊN LƯỢNG BỎNG

- Căn cứ vào diện tích bỏng chung: Diện tích bỏng càng
lớn, tiên lượng càng nặng
- Căn cứ vào diện tích bỏng sâu: diện bỏng sâu càng lớn,
càng nặng
- Căn cứ vào tuổi bệnh nhân: Trẻ em (đặc biệt < 1 tuổi),
người già (đặc biệt > 70 tuổi) tiên lượng nặng hơn các
đối tượng khác
- Theo thể trạng bệnh nhân
- Theo vị trí bị bỏng: Bỏng vùng mặt, bỏng mặt sau thân
người, bỏng vùng tầng sinh môn > tiên lượng nặng hơn
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG

•Bỏng nông , diện tích hẹp:


Chỉ cần chăm sóc tại chỗ
•Bỏng nặng :
Thường trải qua 4 giai đoạn:
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG

Giai đoạn I: (48 giờ đầu)


Đặc trưng bởi trạng thái sốc bỏng.
Cơ chế sốc bỏng:
• Kích thích đau từ vùng tổn thương gây trạng thái hưng
phấn quá mức, rồi chuyển sang ức chế hệ thần kinh
trung ương, dẫn tới rối loạn hoạt động của các cơ quan
• Rối loạn tuần hoàn do giảm khối lượng tuần hoàn, rối
loạn vi tuần hoàn, tan vỡ hồng cầu (đặc trưng bởi sự
thoát huyết tương, máu cô đặc,
• Xét nghiệm máu tình trạng nhiễm toan chuyển
hóa,
• Suy thận cấp: đái ít , đái huyết cầu tố
• Gan, não suy ..
• Nguy cơ tử vong rất cao
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG

2. Giai đoạn II: nhiễm độc cấp tính (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 15)
- Do nhiễm khuẩn, hấp thu những chất độc từ các tổ chức hoại tử.
- Lâm sàng:
• BN kích thích vật vã hoặc lơ mơ, tri giác kém dần, có thể hôn mê.
• Sốt cao: 39-40 độ C,
• BN thở nhanh nông, không đều, nôn, đi ỉa lỏng…

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng vì dễ dẫn đến tử vong, cần điều
trị tại chỗ, cắt lọc tổ chức hoại tử, bù thể tích tuần hoàn, cân bằng điện giải
cho BN.
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG

3. Giai đoạn III: nhiễm trùng.


- Nhiễm trùng :do mất diện tích da rộng trong thời gian dài.
- Vi khuẩn thường gặp: tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực
khuẩn mủ xanh, có thể gặp uốn ván…
- Các trường hợp bỏng nặng 70% tử vong trong giai đoạn này.
- Điều trị:
Bồi phụ máu, dịch đủ và vá da sớm cho bệnh nhân, kháng sinh
phù hợp.
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG

4. Giai đoạn IV:


Hồi phục và suy kiệt.
- Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, vá da sớm: BN hồi
phục hoàn toàn.
- Nếu điều trị kém, bỏng nặng…BN suy kiệt
dần: thiếu máu, thiếu protein, nhiễm khuẩn…
dễ dẫn tới suy kiệt và có thể tử vong.
DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA BỎNG
ĐIỀU TRỊ BỎNG
- Điều trị cấp cứu ban đầu
- Điều trị bỏng
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU BAN ĐẦU

1. Loại trừ nhanh nguyên nhân gây


bỏng.
• Dập lửa, cởi quần áo bị cháy
hoặc nước sôi ngấm vào.
• Bỏng điện: tìm cách ngắt nguồn
điện, kéo người bị nạn khỏi vùng
nguy hiểm để hô hấp nhân tạo,
xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU BAN ĐẦU

• Nếu bỏng trong đám cháy lớn:


tìm cách đưa người bị nạn đến
chỗ thoáng khí, theo dõi tình
trạng thở của BN, hút sạch đờm,
đảm bảo thông khí.
• Nếu bỏng kiềm, acid thì nên rửa
bằng nước để làm giảm nồng
độ, tránh dùng kiềm để trung
hoà acid hoặc ngược lại.
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU BAN ĐẦU
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU BAN ĐẦU

2. Xử trí tổn thương bỏng.


Ngâm vào nước lạnh để giảm đau
và dự phòng sốc.
Tốt nhất nên ngâm tổn thương
trong nước lạnh trong vòng 30
phút đầu mới có hiệu quả.
Sau ngâm, băng ép vào vùng
bỏng để hạn chế sự thoát dịch.
Không nên bôi bất kỳ chất gì lên
vùng bỏng.
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU BAN ĐẦU

3. Giảm đau.
• Bất động vùng bỏng.
• Tiêm dung dịch novocain 0,25% để phong bế
vùng gốc chi bị bỏng.
• Sử dụng thuốc giảm đau tuỳ mức độ đau.
( Morphin..)
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU BAN ĐẦU

4. Uống thể dịch sớm.


• Cho uống nước Oresol, nước
đường.. để bù nước và điện
giải sớm.
• Nếu bệnh nhân không uống
được thì sử dụng đường
truyền.
ĐIỀU TRỊ BỎNG

Điều trị trong 2 ngày đầu( giai đoạn sốc bỏng)


Toàn thân:
- Truyền dịch: 24h đầu lượng dịch bằng 1/10 trọng
lượng cơ thể hoặc theo các công thức
VD: Công thức Evans
M( kg)x S( %) x 2 + 2000 ( ml HT ngọt 5%)
ĐIỀU TRỊ BỎNG

Phân bố các loại dịch truyền:


• 1/6 : Máu, huyết tương và chất thay thế
• 1/6 : Ringer lactat hoặc dd Bicarbonat Na 12,5%
• 2/6 : Huyết thanh mặn đẳng trương 9%o
Trong 8h đầu cho ½ lượng dịch cả ngày
Ngày thứ hai truyền lượng bằng ½ ngày đầu
Truyền liên tục trong 4- 5 ngày
ĐIỀU TRỊ BỎNG

Điều trị taị chỗ


• Để bệnh nhân ở môi trường
thoáng mát
• Phỏng nước to có thể chọc
hút
• Băng vết bỏng bằng gạc mỡ
• Cắt hoại tử nếu cần
ĐIỀU TRỊ BỎNG

Điều trị những ngày sau( 3-


15 ngày)
- Toàn thân : hồi sức , nuôi
dưỡng tốt
- Cắt bỏ hoại tử, săn sóc tại
chỗ tốt
ĐIỀU TRỊ BỎNG

Sau hai tuần:


• Vá da nếu có đủ
điều kiện
• Nâng cao thể
trạng
HẾT
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Các nguyên nhân gây bỏng. Đặc điểm của


từng nguyên nhân.
2. Các phương pháp phân loại bỏng
3. Cách tính diện tích bỏng
4. Các giai đoạn của bỏng. Đặc điểm thương tổn
của từng giai đoạn
5. Điều trị bỏng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Y Hà Nội (2016), Bài giảng Triệu chứng học
ngoại khoa. Hà Nội, Việt Nam: NXB Y học, (2016).
2. Ngô Nguyễn Xuân Nam(2018), Bài giảng Ngoại cơ sở I, Đà
Nẵng, Việt Nam: Đại học Duy Tân.
3. Ngô Nguyễn Xuân Nam(2018), Bài giảng Ngoại cơ sởII, Đà
Nẵng, Việt Nam: Đại học Duy Tân
4. Courtney Townsend et all (2016), Sabiston Textbook of Surgery
20th Edition, Amsterdam, Hà Lan, Elsevier
4.2.2. Xác định độ sâu bỏng theo cách chia 5 độ - Bỏng độ I: da đỏ, đau
rát, phù nhẹ - Bỏng độ II: nốt phỏng vòm mỏng, dịch nốt phỏng màu
vàng chanh, nền nốt phỏng màu hồng nhạt, không có rớm máu, chạm
vào nền vết bỏng đau nhiều. - Bỏng độ III: nốt phỏng vòm dày, dịch
nốt phỏng có thể có màu hồng, nền nốt phỏng xung huyết đỏ, có thể
rớm máu, chạm vào nền vết bỏng đau. - Bỏng độ IV: hoại tử ướt màu
trắng bệch, nổi cao hơn da bình thường; hoại tử khô đen xám lõm dầy
cứng, có hình mạch máu dưới da bị đông tắc. Có thể rút lông ra khỏi da
một cách dễ dàng hoặc dùng đầu kim nhọn chọc vào các đám tử hoại,
người bệnh không thấy đau - Bỏng độ V: đến gân cơ xương khớp và
các tạng ở sâu.
PHÂN LOẠI THEO ĐỘ SÂU
PHÂN LOẠI THEO DIỆN TÍCH BỎNG

Trẻ em tỷ lệ
đầu mặt cổ
so với chi
dưới lớn hơn
người lớn

You might also like