You are on page 1of 54

BỎNG MẮT

Ths. Phạm Duy Dũng


ĐẠI CƯƠNG
• Là yếu tố ngoại lai hàng đầu gây tổn thương
mắt
• Tỉ lệ bệnh nhân bị bỏng mắt có xu hướng gia
tăng cùng với sự phát triển của nền công
nghiệp và sự phức tạp của đời sống xã hội
• Bỏng mắt gây nên những tổn thương nặng nề
cho thẩm mỹ và chức năng thị giác
ĐẠI CƯƠNG
• Bỏng mắt đơn thuần chiếm tỉ lệ thấp khoảng
10%,
• Đa số các trường hợp phối hợp với tổn
thương bỏng ở các bộ phận khác của cơ thể
NGUYÊN NHÂN
• Bỏng do nhiệt
• Bỏng do hóa chất
• Bỏng do tia phóng xạ
• Bỏng do tác nhân ít gặp: tia laser, tia cực tím
BỎNG DO NHIỆT
• Chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tác nhân gây
bỏng mắt ( khoảng 90%)
• Nhiệt khô: lửa củi, lửa xăng dầu, lửa thuốc
pháo, thuốc đạn, tia lửa điện…
• Nhiệt ướt: nước sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nồi
áp suất, kim loại nóng chảy…
• Nhiệt độ thấp: ít gặp, như bỏng nitơ lỏng,
tuyết carbonic.
BỎNG NHIỆT
BỎNG DO NHIỆT
Trong chiến tranh có thể gặp:
• Bom Napan: thành phần chủ yếu là xăng dạng
keo
• Đạn phospho: chứa chất phospho trắng tự bốc
cháy khi gặp oxy
• Bom chùm Tecmic: Chứa bột nhôm và Fe2O3
• Bom Magie
BỎNG DO NHIỆT
• Tổn thương mắt phụ thuộc vào:
+ Nhiệt độ: tính bằng độ Celsius
+ Bức xạ nhiệt: Tính bằng calo/ cm2
+ Thời gian tác dụng
• Bỏng do tác nhân sinh hoạt: thường tổn thương
chủ yếu ở ngoài da mi, ít tổn thương NC
• Bỏng do kim loại nóng, vật nổ thường nặng nề
CƠ CHẾ
• Tế bào cơ thể bị tổn thương với nhiệt từ 45- 50
◦C
• Mi mắt là vùng da mỏng nên dễ bị tổn thương và
thường nặng hơn vùng da khác
• Nếu nhiệt độ cao, tgian TD ngắn-> tổn thương
các TB thượng bì, dãn và tăng tính thấm mao
mạch ở trung bì-> nốt phỏng
• Nếu nhiệt cao, tgian TD dài-> hoại tử da, đông
vón mạch máu
CƠ CHẾ
• Tổn thương bề mặt nhãn cầu tương tự da
• Bỏng nhẹ, vừa: kết mạc vùng bỏng tạo bọng,
giác mạc phù, tróc biểu mô
• Bỏng nặng: kết mạc hoại tử, áp sát vào tổ
chức phía dưới. GM đục, có thể biến dạng
BỎNG DO HÓA CHẤT
• Nhóm thay đổi PH: acid, bazo
• Nhóm không thay đổi PH: chất độc hóa học
trong chiến tranh, độc tố côn trùng, cồn, iode,
oxy già….
• Chiếm hàng đầu là acid, bazo
BỎNG DO HÓA CHẤT
Tổn thương phụ thuộc vào
• Thời gian hóa chất ở trong mắt
• Tính chất lý học của hóa chất: vững bền hay
chóng biến chất, dễ hoặc khó tan, khả năng
thẩm thấu và hút nước
• Tính chất hóa học: acid hay bazo
• Nồng độ của hóa chất
• Xử lý ban đầu
BỎNG DO ACID
• Các acid thường gặp: acid Sulfuric, acid
Sulfuro, acid Chlohydric, acid Nitoric, acid
Hydrofluoric….
CƠ CHẾ
• ion H⁺ của acid gây thay đổi PH dẫn tới rối loạn
chuyển hóa các mô
• Các anion gây đông vón và làm biến tính
protein của tổ chức-> Hạn chế khả năng xuyên
thấm của acid
• 1 số acid như HF có khả năng xuyên ngấm
không kém gì chất kiềm mạnh. Acid Sulfurơ
thấm kém hơn HF một chút
CƠ CHẾ
• Khi gặp nhãn cầu, các acid hút nước mạnh và
sinh nhiệt-> cháy khô tổ chức bề mặt
Ở lớp sâu gây đông vón collagen, nhẹ hơn gây
mất nước làm ngắn sợi fibrin, sợi collagen -> gây
tăng nhãn áp tạm thời do xoăn vặn tổ chức vùng

Thời gian gây rối loạn PH thường kéo dài 1-2
ngày
BỎNG DO KIỀM
• Tác nhân thường gặp là xút ăn da (NaOH),
potat (KOH), vôi tôi ( Ca(OH)₂), amoniac (NH₃)

• Đặc điểm nổi bật của nhóm tác nhân này là
khả năng phá hủy mạnh, xuyên thấm nhanh
vào tổ chức nhãn cầu
BỎNG DO KIỀM
• NH₃ dạng lỏng: ngay lập tức sau bỏng đã xuất
hiện ở tiền phòng
• NaOH xuất hiện ở TP sau 3-5 phút
• Các chất kiềm khác có tốc độ xuyên thấm chậm
hơn. Tuy nhiên tốc độ ngấm đó cũng đủ pha hủy
rất mạnh, ngấm sâu, rất khó tiên lượng tổn hại
nhãn cầu
• Sự thay đổi PH kéo dài đến tận ngày t7 nếu
không can thiệp
CƠ CHẾ
• Các ion OH⁻ xà phòng hóa các acid béo cấu
thành màng tế bào và phá hủy tế bào
• Các cation hóa hợp với nhóm carboxyl (COOH)
của phân tử collagen và glycosaminoglycan
trong nhu mô giác mạc gây ngấm nước, mất
độ trong suốt GM. Các sợi collagen bị ngấm
nước sẽ dày lên, xoắn vặn. Nếu xảy ra ở vùng
bè-> TNA cấp tính
BỎNG DO HÓA CHẤT KHÁC
• Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh như
CO, HCN,….
• Cồn, iode, bạc nitrat
• Nhựa 1 số loại cây như xương rồng…
• Nước tiểu một số loại côn trùng
 Kích thích niêm mạc, đốt cháy tổ chức và
thường gây tổn thương biểu mô, lớp nông nhu
mô GM.
BỎNG DO HÓA CHẤT
BỎNG DO HÓA CHẤT
BỎNG DO HÓA CHẤT
BỎNG DO HÓA CHẤT
BỎNG DO PHÓNG XẠ
• Bỏng mắt do phóng xạ chỉ có thể gặp trong
chiến tranh có sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc
thảm họa do sự cố nguyên tử
VŨ KHÍ HẠT NHÂN
BOM NGUYÊN TỬ
BỎNG DO PHÓNG XẠ
Tổn thương cơ quan thị giác do 4 yếu tố
• Đụng giập mi, nhãn cầu do sóng nổ, sự đổ của
nhà, cây cối, các mảnh vỡ…
• Bức xạ ánh sáng
• Chất bụi phóng xạ gây nhiễm xạ mắt
• Sức nóng
BỎNG DO TÁC NHÂN KHÁC
• Có thể là tia lửa hàn(tia cực tím), tia laser…
• Đây là loại bỏng ít gặp
• Những phản ứng quang hóa trước tác động
của tia UV dẫn tới tổn thương nhân rồi chết tế
bào biểu mô, kích thích mạnh các đầu mút
thần kinh ở biểu mô giác mạc gây đau dữ dội.
BỎNG DO TÁC NHÂN KHÁC
Triệu chứng: xuất hiện sau 6-12h tiếp xúc với tia
UV.
• Đau nhức dữ dội
• Giảm thị lực
• Sợ ánh sáng, khó mở mắt
• Mi co quắp, phù nề kết mạc
• Giác mạc viêm chấm nông, bong biểu mô
BỆNH SINH
• Rối loạn PH
• Rối loạn thủy động, huyết động
• Rối loạn chuyển hóa miễn dịch
• Rối loạn cấu trúc vi thể
• Phản ứng viêm
TRIỆU CHỨNG
Cơ năng:
• Mắt kích thích mạnh, không mở được
• Nước mắt chảy giàn giụa
• Có thể nhìn mờ
TRIỆU CHỨNG
Mi mắt
• Lông mi thường bị cháy xém do bỏng nhiệt
• Nốt phỏng ở da mi
• Hoại tử da mi: Gặp do bỏng do acid hoặc bỏng
nặng do tác nhân khác
Tổ chức hoại tử kết lại thành mảng cứng trên
da mi-> mi ko vận động được
Có thể gây biến chứng hở mi, lật mi
TRIỆU CHỨNG
• Kết mạc:
+ Nhẹ chỉ có cương tụ, nặng thì phù, xuất huyết
do tắc mạch
+ Rất nặng: hoại tử kết mạc: vùng tổn thương
nhạt màu so với xung quanh
+ Nhuộm Fluorescein thấy rõ vùng hoại tử
+ Dấu hiệu Amsler: Dùng kim rạch vùng hoại tử
xem còn chảy máu không
TRIỆU CHỨNG
• Giác mạc
+ Nhẹ: phù bọng biểu mô
+ Nặng: Trợt biểu mô, giác mạc mờ đục, có thể
không quan sát thấy phía sau
Nếu có bội nhiếm-> loét giác mạc
Có thể biến dạng giác mạc
TRIỆU CHỨNG
• Tiền phòng, mống mắt, đồng tử: có thể thấy
dấu hiệu đục thủy dịch, bạc màu mống mắt,
đục TTT
• Thị lực: giảm tùy mức độ. Có thể không đo
được do mi phù nề, co quắp
• Nhãn áp: thường tăng những này đầu sau
bỏng (khó đo)
BỎNG MẮT
BỎNG MẮT
BỎNG MẮT
PHÂN ĐỘ BỎNG
Phân loại theo chiều sâu
(tác giả Po-li-ak)

Mức độ Mi Kết mạc, củng Giác mạc, vùng

mạc rìa

I Cương tụ da Cương tụ kết mạc Bỏng biểu mô

II Nốt phỏng Màng giả kết mạc Đục lờ mờ

III Hoại tử Hoại tử kết mạc Đục nông

IV Hoại tử da, cháy Hoại tử kết mạc Đục sâu

đen da mi, cơ, và củng mạc

sụn mi
PHÂN ĐỘ BỎNG
Phân loại theo chiều rộng
Mức độ Độ sâu Mi Kết mạc, Giác mạc,
củng mạc vùng rìa
Nhẹ I Không kể diện Không kể diện Không kể diện
tích tích tích

Vừa II Không kể diện Không kể diện Không kể diện


tích tích tích

Nặng III ‹ ½ diện tích ‹ ½ diện tích ‹ ½ diện tích

Rất nặng IV › ½ diện tích › ½ diện tích › ½ diện tích


PHÂN ĐỘ THEO H.S.DUA (2001)
Độ bỏng Tiên lượng TT vùng rìa TT kết mạc
( cung giờ)
I Rất tốt 0 0%

II Tốt ≤3 ≤ 30 %

III Tốt 3-6 30- 50%

IV Dè dặt 6-9 50- 75%

V Dè dặt 9- 12 75- <100%

VI Nặng Toàn bộ vùng rìa 100%


BIẾN CHỨNG
• Dọa thủng, thủng giác mạc: Đây là biến chứng
hay gặp
Xử trí: + Khâu phủ kết mạc
+ Đặt KTX cứng
+ Ghép màng ối nhiều lớp
+ Ghép giác mạc nóng
BIẾN CHỨNG
• Tăng nhãn áp : là 1 vấn đề nan giải
Xử trí:
+ Thuốc hạ NA nhóm chẹn beta giao cảm,
ức chế men AC. CCĐ vs nhóm prostaglandin
+ Phẫu thuật: cắt bè, đặt van dẫn lưu TP
BIẾN CHỨNG
• Hở mi: Thường do sẹo co kéo
Xử trí:
+ Nước mắt nhân tạo, mỡ để bảo vệ giác mạc
+ Đặt KTX ngậm nước
+ Phẫu thuật: Ghép da
BIẾN CHỨNG
• Quặm: Có thể xuất hiện sơm sau bỏng-> gây
ảnh hưởng tới sự liền biểu mô
Xử trí: Phẫu thuật theo PP Sapejko là tốt nhất
• Khô mắt, dính mi cầu: là BC khó khắc phục
• Sẹo đục GM: là di chứng hay gặp nhất
-> Ghép giác mạc
DÍNH MI CẦU
GHÉP GIÁC MẠC
ĐIỀU TRỊ
Xử trí cấp cứu
• Bỏng nhiệt: hạ nhiệt độ ngay lập tức bằng
nước mát, nước lạnh. Có thể tưới rửa, áp lạnh
hoặc ngâm cả mặt vào chậu nc mát
Thời điểm 20p đầu là quan trọng nhất. Sau 30p
thì không còn giá trị
ĐIỀU TRỊ
• Bỏng hóa chất:
+ Nhanh chóng loại bỏ tác nhân ra khỏi túi cùng
KM, bề mặt NC, mi
+ Rửa mắt là cách tốt nhất
+ Do cục vôi: rửa mắt sau đó ms gắp dị vật
RỬA MẮT
ĐIỀU TRỊ TẠI CƠ SỞ CK MẮT
• Rửa mắt bổ sung: Đo PH bằng giấy quỳ trước
khi rửa. Rửa mắt đến khi PH trở về trung tính
• Rửa TP: áp dụng với bỏng do Bazo
• Rạch kết mạc theo kiểu Passov- Poliak
• Bơm rửa lệ đạo: loại bỏ hóa chất trong lệ đạo
• Cắt lọc tổ chức hoại tử
ĐIỀU TRỊ TẠI CƠ SỞ CK MẮT
• Chống nhiễm trùng: kháng sinh tại chỗ và toàn
thân
• Chống viêm, giảm đau: corticoid, atropin,
CVPS.
• Chống hoại tử GM: Thuốc ức chế collgenase
như Trasylon, Gordox, huyết thanh tự thân
tiêm DKM
• Tăng quá trình hồi phục: vitamin A, B2,C….
ĐIỀU TRỊ TẠI CƠ SỞ CK MẮT
• Ghép màng ối: tạo chất nền, kích thích phát
triển biểu mô GM
• Chống dính mi cầu: Tra mỡ KS, tách dính mi
cầu
• Khâu cò mi bảo vệ GM

You might also like