You are on page 1of 40

LÃO HOÁ DA

BS. Vương Thế Bích Thanh


Mục tiêu học tập:
1. Trình bày nguyên nhân nội sinh và ngoại
sinh của lão hoá da
2. Trình bày các thay đổi cấu trúc và chức
năng da trong tiến trình lão hoá da tự
nhiên
3. Giải thích các biểu hiện lâm sàng của
một số bệnh lý khi da lão hoá
Nội dung:
• Lão hoá là gì?
• Nguyên nhân của lão hoá da
• Các thay đổi cấu trúc và chức năng da
trong tiến trình lão hoá da tự nhiên
• Các bệnh liên quan đến lão hoá da
Lão hoá là gì?
• Lão hoá: quá trình suy giảm tiến triển chức
năng và khả năng dự trữ của tất cả các cơ
quan, bao gồm cả da.
• Lão hoá thể hiện ở mức độ tế bào, phản ánh
tổn thương do gen và tích tụ từ môi trường.
Cơ chế của sự lão hoá
• Telomerase: nhân đôi đoạn cuối NST
(Telomere)- đồng hồ sinh học, quyết định
khoảng thời gian tăng trưởng và chức
năng của tế bào.
• Tổn thương ADN: đột biến gen, suy giảm
khả năng sữa chửa DNA
• Hệ thống miễn dịch: sự mất cân bằng các
gốc oxy hoá tái hoạt -> giảm miễn dịch tự
nhiên và miễn dịch thu được
Tình huống lâm sàng 1
• BN nam 70 tuổi đến khám vì muốn tư vấn các
phương pháp điều trị để cải thiện làn da trông
trẻ hơn.
• Mô tả tình trạng da của bệnh nhân
• Các thay đổi về cấu trúc của da để gây nên
tình trạng da hiện tại của BN
Lão hoá da
• Gồm lão hoá da nội sinh và ngoại sinh
• Lão hoá da nội sinh: những thay đổi phổ biến
không thể tránh được theo thời gian, chủ yếu
những thay đổi sinh lý
• Lão hoá da ngoại sinh: những thay đổi chồng
lên lão hoá da nội sinh do tổn thương từ môi
trường gây ra lâu ngày, tiếp xúc ánh nắng, biểu
hiện ở cả hình thái và sinh lý
Lão hoá da nội sinh
Các gốc oxy hoá:
• Sự già yếu và chết chương trình.
• Tăng các yếu tố làm giảm oxy máu (HIFs) và yếu
tố nhân κB (NFκB)
• Làm đứt gãy cấu trúc vòng bình thường ở cuối
Telomeres
• Tác động lên các protein tế bào, làm hình thành
nhiều gốc C=O. Các protein này bị thoái biến nhờ
proteasome (giảm chức năng khi lão hoá)-> tích
tụ các protein hư hỏng -> ảnh hưởng chức năng
tế bào
Lão hoá da nội sinh
Sự già yếu/ lão hoá tế bào:
• Các tế bào có khả năng phân chia hạn chế
• Ở các sinh vật đa bào: cơ chế ngăn ngừa ung
thư
• Thể hiện các gen chặn tiến trình nhân đôi của
tế bào
Lão hoá da ngoại sinh
Lão hoá da do ánh nắng:
• Tiếp xúc ngắn -> bỏng nắng, rám nắng
• Tiếp xúc lâu dài -> tăng lão hoá da, ung thư da
• Tia UV làm ngắn các đoạn telomere
– UVB tác động trực tiếp-> tổn thương trực tiếp các
sợi DNA.
– UVA tổn thương DNA gián tiếp qua sự hấp thụ
chromophores nội sinh
Lão hoá da ngoại sinh
Lão hoá da ngoại sinh
Hút thuốc lá:
• Thúc đẩy lão hoá da do ánh nắng
• Thay đổi các sợi đàn hồi ở lớp bì lưới.
• Sự tăng hoạt elastase của neutrophil
• Giảm vit A
• Giảm lượng nước ở lớp sừng da-> khô, teo da
• Tăng stress oxy hoá
Lão hoá da ngoại sinh
Bảng các thay đổi về cấu trúc của da lão hoá
Các thay đổi ghi nhận được khi da lão hoá

Lượng lipid thấp hơn

Thượng bì Vùng nối bì- thượng bì phẳng


Số lượng hắc tố bào hoạt hoá men giảm 8-20% mỗi 10 năm

Số lượng tế bào Langerhans giảm

Khả năng tái thượng bì hoá giảm

Số lượng lỗ chân lông tăng

Lớp bì Độ dày giảm (teo)


Lượng tế bào và mạch máu giảm
Giảm tổng hợp collagen
Thoái hoá tiểu thể Pacinian và Meissner’s
Cấu trúc tuyến mồ hôi bị uốn cong, số lượng tuyến mồ hôi hoạt động giảm

Thoái hoá sợi đàn hồi


Số lượng mạch máu giảm

Số lượng tận cùng thần kinh giảm


Bảng các thay đổi về cấu trúc của da lão hoá
Các thay đổi ghi nhận được khi da lão hoá
Lớp hạ bì Thay đổi phân bố mô mỡ
Tổng thể tích khối giảm
Phần phụ Tóc mất sắc tố bình thường

Tóc mỏng

Số lượng tuyến mồ hôi giảm

Dĩa móng bất thường

Sự tiết bã giảm
Bảng các thay đổi trên da theo sinh lý tuổi của da

Thay đổi sinh lý Các tác động lên da


Giảm lipid và chức năng hàng rào da Da khô
Giảm sự thay thế tế bào Da nhám, chậm lành, không đều màu
Giảm sữa chửa DNA Tăng khả năng tạo u ác, sinh ung do nắng
Đứt gãy collagen và sợi elastin Da nhăn, lỏng lẻo, tăng nguy cơ tổn thương da do áp lực, loét tư thế nằm
Giảm nâng đỡ mạch máu Ban xuất huyết
Giảm nhận thức cảm giác Tăng nguy cơ chấn thương
Suy giảm điều hoà nhiệt Có thể bị tổn thương do nóng hoặc lạnh
Giảm mọc tóc và các tác động của androgen Tóc bạc, hói, rụng tóc kiểu nam và nữ, chân mày rậm, mọc tóc ở lỗ tai ngoài ở
nam
Giảm chức năng tuyến mồ hôi dầu Giảm mùi cơ thể
Giảm chức năng tuyến mồ hôi nước Nguy cơ sốc nhiệt
Giảm chức năng tuyến bã Giảm lipid ở thượng bì
Giảm đáp ứng viêm Chậm lành thương và dễ bị nhiễm trùng
Giảm mô mỡ dưới da Tăng nguy cơ chấn thương, giảm lớp cách li tự nhiên, tăng nguy cơ hạ thân
nhiệt
Phẳng lớp bì nhú Dễ hình thành bóng nước và nhiễm trùng
Giảm phát triển móng Móng xỉn màu, giòn, có sọc dọc, móng cong
Giảm hắc tố bào Tóc bạc, tăng nhạy cảm với ánh nắng
Bảng các thay đổi về chức năng khi da lão hoá

Chức năng Thay đổi


Hàng rào bảo vệ Thời gian tái tạo tầng sừng da tăng 50%
Sự mất nước qua thượng bì da thấp hơn
Nhận thức đau và cảm giác Mất độ nhạy, nhất là sau 50
Ngứa tăng
Điều hoà nhiệt Giảm tiết mồ hôi

Đáp ứng với chấn thương Đáp ứng viêm giảm (hồng ban và phù nề)
Chậm lành vết thương
Giảm tái thượng bì hoá
Tăng khả năng chấn thương cơ học
Tính thấm Giảm hấp thu qua da
Giảm tiết bã
Giảm hình thành mạch máu
Giảm thanh thải hoá học
Chức năng miễn dịch Giảm số lượng tế bào lympho từ tuyến ức
Giảm nguy cơ và mức độ phản ứng quá mẫn muộn
Khác Giảm sản xuất vit D
Giảm độ đàn hồi
Các bệnh liên quan đến da lão hoá
Tình huống lâm sàng 2:
• BN nam 75 tuổi đến khám vì các đốm sậm
màu xuất hiện trên mặt ngày càng nhiều.
Khoảng 15 năm trước, các đốm này xuất hiện
đầu tiên ở 2 bên thái dương, ban đầu nhỏ, sau
to dần lên, màu nâu sậm, không ngứa. Nghề
nghiệp: làm vườn chăm sóc cây.
• Mô tả sang thương da và chẩn đoán sơ bộ
Bảng sinh bệnh học của các bệnh thường gặp liên quan da lão
hoá:
Các rối loạn Sinh bệnh học
Tân sinh lành tính: Mất cân bằng nội môi thượng bì -> tăng
Dày sừng tiết bã endothelin-1
Tân sinh ác tính:
Ung thư tế bào gai và dày sừng ánh sáng Tổn thương DNA do tia UV
Ung thư tế bào đáy Giảm khả năng sữa chửa DNA
Melanoma ác tính Tổn thương DNA tích luỹ theo tuổi
Ung thư tế bào Merkel Giảm khả năng sữa chửa DNA, polyoma virus
Xáo trộn sự trưởng thành lơp thượng bì (giảm
Da khô/ chàm khô sản xuất filaggrin, thay đổi lớp lipid)
Giảm lượng nước của tầng sừng da
Thấm nhập các chất kích ứng qua tầng sừng da
bị tổn thương
Thay đổi ngưỡng cảm giác
Rối loạn chuyển hoá
Ngứa
Rối loạn nội tiết
U tân sinh ác tính
Phản ứng phụ của thuốc
Bệnh kí sinh trùng
Kết luận
• Da cũng lão hoá và thay đổi theo tuổi
• Biểu hiện da khô, nhám, nhăn, chùng chảy,
mất mô mỡ, tóc bạc, móng giòn, mất bóng…
• Do yếu tố nội sinh (gen) và ngoại sinh (tia UV,
thuốc lá…)
• Do tăng các chất oxy hoá làm thay đổi cấu trúc
và chức năng các protein da, làm tổn thương
DNA dẫn đến suy giảm chức năng tế bào.
1. Nguyên nhân lão hoá da nội sinh:
a. các gốc oxy hoá
b. sự lão hoá tế bào
c. sự thay thế D- amino acid thành L- amino
acid trong các protein
d. ánh nắng
2. Nguyên nhân lão hoá da do ánh nắng:
a. Tiếp xúc lâu dài làm tăng lão hoá da
b. Tia UV làm ngắn các đoạn telomere
c. UVB tổn thương DNA gián tiếp qua sự hấp
thụ chromophores nội sinh
d. UVB tác động trực tiếp gây tổn thương trực
tiếp các sợi DNA.
3. Sự thay đổi chức năng lớp thượng bì khi da lão
hoá:
a. Tăng tổng hợp cholesterol làm tăng lượng lipid
ở tầng sừng da
b. Giảm lượng filaggrin thượng bì gây ra tình
trạng da khô, bong tróc
c. Giảm số lượng tế bào Langerhans làm giảm đáp
ứng miễn dịch da
d. Giảm sản xuất vit D
4. Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của lớp
bì khi da lão hoá:
a. Thay đổi sinh hoá của collagen, elastin và chất
nền bì làm tăng sự cứng da
b. Giảm tổng hợp, giảm tiết các cytokine, các chất
trung gian gây viêm gây giảm đáp ứng viêm ở da
c. Giảm mạng lưới mạch máu xung quanh nang
tóc, các tuyến bã và mồ hôi khiến tóc, các tuyến xơ
hoá, teo dần theo tuổi.
d. Sự giảm collagenase và sự giảm tổng hợp
collagen I, III -> giảm sự lành sẹo ở người lớn tuổi

You might also like