You are on page 1of 48

SINH HỌC CỦA

TẾ BÀO HẮC TỐ

TS.BS. LÊ THÁI VÂN THANH


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được sinh học và chức năng của tế bào
hắc tố
2. Trình bày được quá trình tạo hắc tố và các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình này
3. Trình bày được một số rối loạn da liên quan đến
tế bào hắc tố
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Đại cương
2. Quá trình hình thành tế bào hắc tố
3. Phân bố của tế bào hắc tố
4. Quá trình phát triển của tế bào hắc tố
5. Phân loại da theo Fitzpatrick
6. Chức năng của tế bào hắc tố
7. Quá trình tổng hợp hắc tố
8. Melanosome; Hắc tố (melanin)
9. Yếu tố kích thích tổng hợp hắc tố
10.Rối loạn liên quan đến sinh học của tế bào hắc tố
Đại cương

Tế bào hắc tố là những tế bào có


tua có nguồn gốc từ mào thần kinh,
có khả năng tạo ra hắc tố cho da và
các phần phụ của da
Quá trình hình thành
tế bào hắc tố

• Tế bào hắc tố nguyên thủy


được hình thành từ tuần thứ 8
của thai kỳ
• Tế bào hắc tố bắt đầu hoạt
động melanin hóa sớm vào
khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ
Ca lâm sàng 1
• Bé gái 3 tuổi với chẩn đoán hội chứng Waardenburg
(bệnh di truyền trội trên NST thường có piebaldism là
một trong những biểu hiện bệnh lý của da, liên quan
đến khiếm khuyết trong việc di chuyển của nguyên bào
hắc tố từ mào thần kinh).
• Câu hỏi: Khám bệnh nhân có thể thấy các dấu hiệu
nào sau đây của hội chứng, ngoại trừ?
1) Mống mắt 2 bên khác màu
2) Thủng màng nhĩ
3) Dát mất sắc tố
4) Điếc
Phân bố của tế bào
hắc tố

• Lớp đáy thượng bì (chủ yếu)


• Nang lông
• Mắt (màng bồ đào)
• Tai (ốc tai)
• Màng não
Mật độ tế bào hắc tố

Thay đổi từ 550 –


1500/mm2, tập
trung số lượng
nhiều nhất ở mặt
và vùng sinh dục
Đáp án ca lâm sàng 1
• Câu hỏi: Khám bệnh nhân có thể
thấy các dấu hiệu nào sau đây của
hội chứng, ngoại trừ?
1) Mống mắt 2 bên khác màu
2) Thủng màng nhĩ
3) Dát mất sắc tố
4) Điếc

Eigelshoven, Sibylle, et al. "Waardenburg syndrome type I with heterochromia iridis and
circumscribed hypopigmentation of the skin." Pediatric dermatology 26.6 (2009): 759-761.
Quá trình phát triển của tế bào hắc tố

Da trẻ sơ sinh: tế Da người lớn: số


bào hắc tố chỉ còn ở lượng tế bào hắc tố
Da thai nhi: tế
lớp đáy, số lượng giảm dần theo thời
bào hắc tố tồn
tương tự ở người gian, hoạt động sản
tại ở lớp tế bào
trưởng thành nhưng xuất hắc tố phụ thuộc
đáy và trung bì
hoạt động sản xuất vào loại da và vùng
hắc tố thấp cơ thể
Phân loại da theo Fitzpatrick

Tại sao người da sáng màu dễ bị bỏng nắng và


người da tối màu dễ bị rám nắng?
Chức năng của tế bào hắc tố

Tế bào
Hắc tố
hắc tố

Giúp bảo vệ cơ thể khỏi


tác dụng có hại của tia UV
Quy định màu da, mắt, lông, tóc
Quá trình tổng hợp hắc tố
Sao mã các Bắt đầu quá Vận chuyển
loại protein trình tạo hắc các
cần thiết cho tố ở bên melanosome
quá trình trong trưởng thành
tổng hợp melanosome đến đầu tận
hắc tố đuôi gai của tế
bào hắc tố

Vận chuyển
các protein
Sinh tổng cần thiết cho
hợp quá trình tạo Hòa màng các
melanosome hắc tố vào melanosome
melanosome vào màng các
keratinocyte
Cichorek,
Miroslawa,
Malgorzata
Wachulska, and
Aneta Stasiewicz.
"Heterogeneity of
neural crest-derived
melanocytes." Open
Life Sciences 8.4
(2013): 315-330.
1 tế bào hắc tố chịu trách nhiệm sản xuất và vận chuyển melanosome
đến 30 – 40 tế bào keratinocyte → 1 đơn vị hắc tố thượng bì
(Epidermal melanin unit)
Melanosome

• Melanosome là một bào quan, có vỏ ngoài tương tự


màng tế bào, nằm trong bào tương của tế bào hắc tố,
chứa các hạt hắc tố (melanin)
• Tùy theo loại hạt hắc tố, melanosome có 2 loại:
• Eumelanosome
• Pheomelanosome
Melanosome
Melanosome ở người da sáng màu và sậm màu
Da sáng màu Da sậm màu
Sự melanin hóa Giai đoạn II,III Giai đoạn IV
Kích thước (đường kính) 0.3–0.5  0.5–0.8
Số lượng/tế bào <20 >200
Phân bố của melanosome Thành nhóm (2-10) Riêng lẽ
trong lysosome của tế bào
keratinocyte

Thoái hóa Nhanh Chậm


Hắc tố (melanin)
• Một nhóm phân tử polymers phức tạp được tạo thành từ tyrosin,
do các tế bào hắc tố, tạo sắc tố cho da, tóc và mống mắt
• Chức năng:
• Bảo vệ DNA khỏi những tổn thương gây ra do tia tử ngoại →
bảo vệ da khỏi lão hóa và sinh ung do tác động của ánh sáng
mặt trời
• Trung hòa các độc tố, các gốc tự do và các sản phẩm trong quá
trình viêm
• Điều hòa quá trình tổng hợp vitamin D
• Tạo màu sắc cho da, tóc và mắt → thẩm mỹ
• Ngoài ra melanin còn có vai trò trong hoạt động chức năng của
mắt, tai
Hắc tố (melanin)
Eumelanin Pheomelanin
Màu đen, nâu Vàng nâu, đỏ nâu
Không tan Tan trong dung dịch kiềm
Chứa thành phần Nitrogen Chứa thành phần sulfur
Được sản xuất trong các Chứa trong các pheomelanosome
eumelanosome Nhỏ, hình cầu, có thành phần
Phân tử lớn, hình bầu dục glycoprotein matrix lỏng lẻo
Phân tử giàu thành phần matrix Tạo sắc da và tóc sáng màu
glycoprotein dạng sợi cấu trúc Nữ > nam
(highly structured fibrillar Phân bố nhiều ở môi, quầng vú, các
glycoprotein matrix) tuyến của dương vật và âm đạo
Tạo màu da – tóc nâu đen Tác nhân sinh ung
Yếu tố kích thích tổng hợp hắc tố

1) Tác động trực tiếp: ánh sáng mặt trời


2) Tác động gián tiếp: những yếu tố do tế bào keratin tiết ra khi
tiếp xúc ánh sáng mặt trời, viêm
Tác động trực tiếp
Tác hại của UVC Tác hại chính của Tác hại chính của
trên da UVA trên da UVB trên da

(UVC bị lọc bởi tầng Lão hóa sớm Bỏng nắng


ozone) Ung thư da Tổn thương mắt
Ung thư da

Tại sao tác động trên da của các loại tia UV khác nhau?
Tác động gián tiếp
Tác động gián tiếp

• Di truyền
Nội sinh •

Nội tiết
Viêm
• Dinh dưỡng và chuyển hóa

• Ánh sáng mặt trời


Ngoại sinh • Thuốc
• Hóa chất
Ánh sáng mặt trời

Int. J. Mol. Sci. 2013, 14(3), 6414-6435


Thuốc, hóa chất
• Một số thuốc làm tăng sắc tố: • Một số kim loại nặng như
kháng sinh (tetracycline), lợi tiểu, arsenic, bisthmus, vàng… gắn
NSAID, tâm thần kinh… vào và bất hoạt các hợp chất
• Thuốc tránh thai uống có thể gây sulfydryl, hợp chất này đóng vai
tăng sắc tố tương tự nám má trò ức chế hoạt động tyrosinase
→ tăng tổng hợp melanin
• Chloroquine có cấu trúc giống với
melanin → tăng sắc tố • Một số chất trong hóa trị như 5-
FU, bleomycin… cũng làm tăng
• Levodopa: DOPA sẽ chuyển dạng sắc tố, song cơ chế chưa rõ
thành melanin bên trong
melanosome → tăng sắc tố
Di truyền

• Mật độ tế bào hắc tố giống nhau ở những cá nhân và


chủng tộc khác nhau nhưng hoạt tính tạo hắc tố, tỉ lệ
melanosome trưởng thành, kích thước melanosome, loại
hắc tố tạo thành và sự vận chuyển - phân bố melanosome
trong các tế bào keratin thì khác nhau rõ rệt
• Các thành phần khác tham gia qui định màu da là caroten
và hemoglobin
Ảnh hưởng nội tiết lên sự tạo hắc tố

• Các bệnh lý như Addison, hội


chứng Cushing → tăng nồng độ
ACTH do bù trừ → tăng sinh số
lượng tế bào hắc tố và tăng tổng
hợp hắc tố → tăng hắc tố
• Thai kỳ → tăng nồng độ
estrogen, progesterone, MSH →
estrogen gắn vào thụ thể trên
màng nhân và màng tế bào hắc
tố → tăng tổng hợp tyrokinase
→ tăng tạo hắc tố
Costin, G-E., Hearing, V. J. Human skin pigmentation: melanocytes modulate skin color
in response to stress. FASEB J. 21, 976–994 (2007)
Ảnh hưởng yếu tố viêm lên sự tạo hắc tố

Các hóa chất trung gian


gây viêm như leucotrien
(LTC4, LTD4),
prostaglandin (PGE2),
thromboxane… gắn vào
các thụ thể trên
melanocyte → chuỗi tín
hiệu → tăng hoạt động
tyrosinase và tăng vận
chuyển melanin theo
đuôi gai → PIH
Ảnh hưởng của dinh dưỡng, chuyển hóa
lên sự tạo hắc tố

• Thiếu vitamin B12 → giảm


glutathione → giảm ức chế
tyrosinase → tăng hắc tố
• Suy thận → ứ đọng, tăng
nồng độ β-MSH trong máu →
gắn với thụ thể MCR1 →
tăng sản xuất hắc tố qua con
đường tín hiệu cAMP
Bảng tóm tắt các chất trung gian điều hòa
quá trình tạo hắc tố
Tăng sinh tế bào Tổng hợp hắc tố Vận chuyển
hắc tố melanosome
ACTH  
Α-MSH  
bFGF 
ET-1  
GM-CSF  
NO 
PGE2/PGF2α  
IL-1  
TNF-α 
BMP-4 
Inês Ferreira dos Santos Videira, Mechanisms regulating melanogenesis, An. Bras. Dermatol, 2013, 88 ,1
Ca lâm sàng 2
• Bệnh nhân nam, 40 tuổi, tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường
type 2, thường làm việc ngoài trời vào buổi trưa, đến khám vì
nổi nhiều đốm tăng sắc tố ở mặt
• Câu hỏi: Yếu tố chính góp phần vào tình trạng của bệnh nhân?
1) Nghề nghiệp
2) Tuổi
3) Giới tính
4) Tiền căn nội khoa
Ca lâm sàng 3
• Bệnh nhân nữ 20 tuổi, tóc vàng, da sáng màu, là nhân viên
văn phòng, có thói quen tắm nắng. Bệnh nhân đến khám vì
nốt ruồi ở chân trái kích thước tăng dần và ngứa và được
chẩn đoán là melanoma
• Câu hỏi: Yếu tố nguy cơ của melanoma trên bệnh nhân này?
1)Tuổi
2)Giới tính
3)Loại da
4)Nghề nghiệp
RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CỦA
TẾ BÀO HẮC TỐ
Rối loạn di truyền
Bệnh da liên quan đến rối loạn sắc tố
Tăng
sắc
tố

Rối
loạn
sắc tố
Giảm
Hỗn
sắc
hợp
tố
Tàn nhang và đốm nâu có khác nhau hay không?
Các rối loạn tăng sắc tố
Các bệnh da tăng sắc tố do tăng số lượng tế bào hắc tố

Melanocyte nevus Lentigo simplex

Café au late spot Ota’s Nevus


Các bệnh da tăng sắc tố do tăng tạo hắc tố

Freckle PIH
Melasma
Các rối loạn giảm/ mất sắc tố
Các bệnh da giảm/ mất sắc tố do
giảm hoặc mất tế bào hắc tố

Melanoma-associated leukoderma

Vitiligo

PIH do sẩn ngứa


Các bệnh da giảm/ mất sắc tố do giảm tạo hắc tố

Pityriasis alba

Pityriasis versicolor

Albnism
Rối loạn hỗn hợp tăng/ giảm hắc tố

Reticulate acropigmentation of Dohi (a localized


Dyschromatosis hereditaria universalis form of dyschromatosis universalis hereditaria)
Kết luận
• Tế bào hắc tố là một trong những thành phần
quan trọng trong cấu trúc da, góp phần duy trì
chức năng, hoạt động sinh lý của da
• Có nhiều yếu tố, nội sinh và ngoại sinh, thông
qua các chất trung gian và các con đường tín
hiệu tác động đến sự tổng hợp hắc tố
• Bệnh da rối loạn sắc tố rất đa dạng, do đó việc
hiểu được sinh học của tế bào hắc tố là nền
tảng cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác
Tài liệu tham khảo
1. Rapini, Ronald P., Joseph L. Jorizzo, and Jean L. Chương 65 “Melanocyte
Biology” trong sách “Bolognia’s Dermatology”, 4th edition, Elsevier, 2017,
trang 1075-1085.
2. Fitzpatrick, T. B., et al. Chương 72 “Biology of Melanocytes” trong sách
“Fitzpatrick’s Dermatology in general medicine”, 8th edition, New York, 2012,
trang 765-780.
3. Chương 70 “Genetic Disorders of Pigmentation” và Chương 88 “Acquired
Pigmentary Disorder” trong sách “Rook’s Textbook of Dermatology” 9th
edition, trang 1855 và trang 2209.
4. Costin, Gertrude-E., and Vincent J. Hearing. "Human skin pigmentation:
melanocytes modulate skin color in response to stress." The FASEB
Journal 21.4 (2007): 976-994.
5. Speeckaert, Reinhart, et al. "The biology of hyperpigmentation
syndromes." Pigment cell & melanoma research 27.4 (2014): 512-524.

You might also like