You are on page 1of 10

#Sharing03 - 26/10/2021 - Công trình thanh niên “Sharing and Learning” - Y2019

DA VÀ CÁC CƠ QUAN PHỤ CẬN CỦA DA


DA SẼ NHƯ THẾ NÀO KHI CHÚNG TA GIÀ ĐI?

I – Tổng quan về da
Da là cơ quan lớn nhất và bao phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài của cơ thể. Nó chiếm 15 – 20%
trọng lượng của cơ thể, với diện tích 1,5 – 2 m² và bề dày khoảng 0,5 – 3 mm, dày hơn ở
phần lưng. Da cùng với các tổ chức phụ cận dưới da như lông, tóc, móng tạo nên một vỏ bọc
tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, ở gan bàn tay và gan bàn chân, da tạo thành những nếp vân có
tính chất đặc trưng cho từng cá thể và quần thể.
Cấu trúc da được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp gồm ba lớp thượng bì, bì và hạ bì. Do
đó, da đóng vai trò như một hàng rào ban đầu của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tia
UV, hóa chất và chấn thương cơ học. Ngoài ra, da còn bài tiết mồ hôi giúp điều hòa thân
nhiệt, chuyển hóa vitamin D, và đặc biệt là chức năng xúc giác giúp con người cảm nhận thế
giới một cách chân thật hơn.

II – Cấu tạo và chức năng của da


THƯỢNG BÌ
Các lớp của thượng bì bao gồm lớp đáy (phần sâu nhất của thượng bì), lớp gai, lớp hạt, lớp
bóng, lớp sừng (phần trên cùng của da).
● Lớp đáy: Là lớp sâu trong cùng của thượng bì, được phân cách với lớp bì bên dưới
bởi màng đáy và gắn chặt vào màng đáy nhờ vào các bán liên kết hemidesmosome.
Các tế bào ở lớp đáy là tế bào gốc có hoạt tính phân bào mạnh, chúng liên tục sản
sinh ra các tế bào sừng. Thông thường, một chu kỳ phát triển của các tế bào dao động
trong 26 đến 42 ngày. Ngoài tế bào sừng, lớp đáy còn chứa các tế bào hắc tố.
● Lớp gai: Là lớp phía trên lớp đáy, với 8 – 10 lớp tế bào đa diện xếp chồng lên nhau,
các tế bào ở lớp này nối với nhau nhờ vào các liên kết desmosome. Ngoài các lớp tế
bào đa diện, người ta còn tìm thấy tế bào tua gai, làm nhiệm vụ miễn dịch, ở lớp này.
● Lớp hạt: Nằm phía trên lớp gai, với 3 – 5 lớp tế bào chứa các hạt keratohyalin và hạt
lamellar. Các hạt keratohyalin chứa tiền tố của keratin, tập hợp lại, liên kết với nhau
tạo thành các bó. Trong khi đó, hạt lamellar chứa glycolipid được tiết ra bề mặt tế bào
với vai trò như một chất keo, giữ các tế bào dính lại với nhau.
● Lớp bóng: Gồm 2 – 3 lớp tế bào nằm trên lớp hạt, chứa các sản phẩm biến đổi của
keratohyalin. Lớp bóng chỉ hiện diện ở các vùng da dày như lòng bàn tay và lòng bàn
chân.

1
● Lớp sừng: Nằm trên cùng với 20 – 30 lớp tế bào, cấu tạo bởi keratin và vảy sừng từ
các tế bào sừng chết đi, còn được gọi là tế bào vảy không nhân hay. Đây là lớp có độ
dày thay đổi đa dạng nhất, đặc biệt là những vùng da bị chai. Trong lớp sừng, các tế
bào sừng không nhân tiết ra các chất bảo vệ, gọi là defensins, là một phần của hàng
rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể.

Hình 1: Các lớp của thượng bì


https://courses.lumenlearning.com/

Các tế bào của thượng bì: cấu tạo và chức năng


● Tế bào sừng, có nguồn gốc từ lớp đáy, là tế bào chính của thượng bì với tỷ lệ phân bố
cao nhất trong các loại tế bào. Vai trò của tế bào sừng là sản xuất keratin, hình thành
hàng rào chống thấm nước của da thông qua việc tạo và tiết chất béo. Tế bào sừng
còn giúp điều hòa sự hấp thụ ion Ca2+ bằng cách hoạt hóa tiền chất cholesterol bởi tia
UVB để tạo thành vitamin D.
Ngoài tế bào sừng, lớp thượng bì còn có các tế bào khác chiếm số lượng ít hơn nhưng đóng
vai trò quan trọng, bao gồm: tế bào hắc tố, tế bào Langerhan, tế bào Merkel.
● Tế bào hắc tố là dẫn xuất của tế bào neural crest với chức năng chính là tạo ra
melanin, một chất hình thành nên màu sắc của da. Tế bào hắc tố nằm xen kẽ các tế
bào ở lớp đáy. Melanin được tăng tiết ra khi có tia UVB kích thích với chức năng bảo
vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của tia xạ. Thông qua nhiều quá trình biến đổi và di chuyển,
các hạt melanin được chuyển từ tế bào hắc tố đến tế bào sừng ở lớp đáy để di chuyển
các hạt melanin lên các lớp bên trên.

2
Hình 2: Vai trò của tế bào hắc tố trong việc quyết định màu sắc da
https://courses.lumenlearning.com/
● Tế bào Langerhan, là các tế bào tua gai với chức năng là hàng rào bảo vệ đầu tiên của
cơ thể và là tế bào trình diện kháng nguyên. Tế bào Langerhan biểu hiện cả phân tử
MHC I và MHC II, thu thập các kháng nguyên ở da để vận chuyển về hạch bạch
huyết.
● Tế bào Merkel là tế bào cảm thụ cơ học, nhạy cảm với các cảm giác sờ chạm. Vì chức
năng chính là cảm nhận cơ học, tế bào Merkel phân bố nhiều ở bàn tay, bàn chân,
miệng, và bộ phận sinh dục. Các tế bào này liên kết với tế bào sừng bởi các
desmosome và màng tế bào tương tác với các đầu tận cùng của dây thần kinh trên da.
Ngoài chức năng sinh lý, các tế bào ở lớp thượng bì rất quan trọng vì chúng liên quan đến
nhiều loại ung thư như ung thư biểu mô tế bào vảy do tác hại của tia UV, ung thư biểu mô tế
bào đáy, ung thư hắc tố, bệnh mô bào Langerhans, ung thư tế bào Merkel.

3

Cấu tạo và giải phẫu
● Vị trí: Dưới lớp thượng bì, trên lớp hạ bì.
● Thành phần:
○ Các mô liên kết, đặc biệt là collagen và elastin
○ Mao mạch và các mạch máu nhỏ khác
○ Mạch bạch huyết
○ Tuyến mồ hôi
○ Tuyến bã
○ Đầu tận cùng thần kinh
○ Các nang lông
● Lớp bì có hai phần:
○ Bì nhú: Lớp mỏng phía trên, gồm các sợi collagen sắp xếp lỏng lẻo.
○ Bì lưới: Lớp dày phía dưới, gồm các sợi collagen dày đặc sắp xếp không định
hướng.
● Bì là lớp dày nhất của da. Độ dày của bì thay đổi tùy thuộc vào vị trí của da. Ví dụ,
lớp bì trên mí mắt dày 0,6 mm; ở lưng, lòng bàn tay và lòng bàn chân, dày 3 mm.

Hình 3: Hai thành phần của lớp bì: bì nhú (papillary layer) và bì lưới (reticular layer)
https://courses.lumenlearning.com/

4
Chức năng
● Tiết mồ hôi và điều hòa nhiệt độ của cơ thể: Cơ thể đổ mồ hôi như một cách để tự
giải nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ và thải độc tố ra ngoài.
● Tiết dầu: Các tuyến bã sản xuất bã nhờn hoặc dầu. Bã nhờn ức chế sự phát triển của
vi khuẩn trên da.
● Mọc lông: Các nang lông nằm ở lớp bì. Mỗi chân lông được gắn với các cơ nhỏ, được
gọi là cơ dựng lông, co lại khi lạnh hoặc sợ hãi, gây nên hiện tượng nổi da gà.
● Cảm giác: Lớp bì chứa nhiều đầu tận cùng thần kinh gửi tín hiệu đến não về cảm giác
sờ chạm, áp lực, nóng, lạnh, đau, ngứa hoặc dễ chịu.
● Tưới máu: Các mạch máu nằm ở lớp bì có chức năng dinh dưỡng cho da, loại bỏ độc
tố và cung cấp máu cho lớp thượng bì.
● Bảo vệ: Lớp bì chứa các tế bào thực bào là những tế bào “ăn” các chất độc và tạp chất
có hại, bao gồm cả vi khuẩn. Lớp bì đã bảo vệ cơ thể, nhưng các tế bào thực bào cung
cấp thêm một lớp rào chắn bảo vệ khỏi bất cứ thứ gì có hại xâm nhập vào lớp thượng
bì.
● Giúp duy trì hình dạng - cấu trúc da: Lớp bì chịu trách nhiệm về độ đàn hồi của da,
hoạt động theo cách tương tự như nền móng của một tòa nhà.

HẠ BÌ
Cấu tạo và giải phẫu
● Vị trí: Dưới lớp bì.
● Thành phần: Nguyên bào sợi, mô mỡ, mô liên kết, dây thần kinh và các mạch máu
lớn hơn, và đại thực bào.
● Độ dày của lớp hạ bì khác nhau ở những người khác nhau và ở các vùng khác nhau
trên cơ thể. Trên thực tế, độ dày của lớp hạ bì có vai trò trong việc phân biệt giới tính
nam và nữ. Ở nam giới, lớp hạ bì dày nhất ở bụng và vai, trong khi ở phụ nữ dày nhất
ở hông, đùi và mông.
Chức năng
● Dự trữ chất béo (dự trữ năng lượng).
● Bảo vệ.
● Liên kết lớp bì, thượng bì với các mô bên dưới như xương và sụn, đồng thời hỗ trợ
các cấu trúc bên trong nó như dây thần kinh và mạch máu.
● Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Lớp này có chức năng như một lớp cách nhiệt nhờ mô mỡ,
bảo vệ cơ thể chống lại cái lạnh và cái nóng.
● Sản xuất hormone: Hormone leptin được tiết ra bởi các tế bào mỡ để cho cơ thể biết:
“Mình no rồi, đã đến lúc ngừng ăn!”

5
Hình 4: Các lớp của da
https://skinkraft.com/blogs/articles/hypodermis-layer

DA SẼ THẾ NÀO KHI CHÚNG TA GIÀ ĐI?


Lớp thượng bì
Thay đổi của làn da ở tuổi già, bao gồm các thay đổi về cấu trúc, khả năng tiếp nhận cảm
giác của thần kinh giảm, tính thấm, đáp ứng với tổn thương, khả năng sửa chữa và tỷ lệ mắc
một số bệnh về da.
Về thành phần, số lượng lớp tế bào của thượng bì không đổi, sự thay đổi chủ yếu liên quan
đến độ dày và chu kỳ hình thành da. Da lão hóa tự phục hồi chậm hơn so với da trẻ. Việc
chữa lành vết thương có thể chậm hơn tới bốn lần.
Khi lão hóa, lớp thượng bì giảm độ dày, đặc biệt ở vùng mặt, cổ, phần trên của ngực, vùng da
bàn tay và cẳng tay. Nghiên cứu cho thấy cứ 10 năm, độ dày da sẽ giảm đi 6.4%. Khi già,
hình dạng tế bào sừng ngắn đi. Tế bào hắc tố cũng giảm về số lượng, tuy nhiên, các tế bào
hắc tố còn lại sẽ tăng về kích thước. Hoạt động của tế bào hắc tố giảm từ 8% đến 20% mỗi
thập kỷ dẫn đến sắc tố không đồng để ở da người cao tuổi. Ngoài ra, tế bào miễn dịch ở vùng
da cũng giảm khi lớn tuổi. Như đã nói, khả năng tiếp nhận cảm giác của tế bào thần kinh ở
vùng da lão hóa giảm, vì vậy, người lớn tuổi sẽ cảm nhận xúc giác, áp lực, rung động, nóng
và lạnh kém đi.

6
Lớp bì
Lớp bì mỏng hơn theo tuổi tác do lượng collagen được sản xuất ít hơn. Elastin bị hao mòn -
trở nên kém đàn hồi hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến nếp nhăn và chảy xệ.
Các tuyến bã tiết ra ít bã nhờn hơn, các tuyến mồ hôi tiết ra ít mồ hôi hơn, cả hai đều góp
phần làm cho da bị khô, đây là đặc trưng của quá trình lão hóa.
Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa lớp bì và thượng bì cũng giảm. Điều này dẫn đến việc giảm
tưới máu từ lớp bì đến lớp thượng bì và ít chất dinh dưỡng đến lớp da bên ngoài hơn. Vùng
nối giữa bì và thượng bì lỏng lẻo hơn cũng làm cho da mỏng manh hơn.

Lớp hạ bì
Mặc dù mắt thường không nhìn thấy được hạ bì nhưng hạ bì lại có tác động đáng kể đến vẻ
ngoài của da liên quan đến tiến trình lão hóa, đặc biệt là ở vùng da mặt và cổ. Khi lão hóa,
lượng mỡ trên mặt giảm đi và có ít mô nâng đỡ hơn để hỗ trợ sự căng mịn và đàn hồi vốn có
của da. Da mặt bắt đầu chùng xuống và chảy xệ dẫn.

Hình 5: Da người trẻ và da người già


https://www.news-medical.net/health/What-is-the-Dermis.aspx

7
III – Các cơ quan phụ cận của da
LÔNG
Lông hiện diện ở nhiều vùng cơ thể. Nó có tác dụng bảo vệ, điều hòa thân nhiệt và cũng có
tác dụng như một cơ quan cảm nhận xúc giác. Tùy vào vị trí mà lông sẽ mang những tên gọi
khác nhau như tóc, lông mày, lông mi, râu, v.v.
Lông gồm một thân lông mọc trên bề mặt da, một rễ cắm sâu vào da và nằm trong một ống
gọi là nang lông, ở dưới rễ lông phình to thành hành lông. Có một bó cơ bám từ lớp bì đến
nang lông gọi là cơ dựng lông, có tác dụng dựng lông lên khi trời lạnh hoặc khi ta sợ hãi
(hiện tượng nổi da gà).

MÓNG
Móng là một tấm các tế bào biểu bì đã sừng hóa, nằm ở mặt lưng các đốt xa của ngón tay và
ngón chân, có tác dụng bảo vệ đầu ngón, gãi, cào, v.v. Móng gồm một phần lộ tự do gọi là
thân móng, phần còn lại giấu vào da gọi là rễ móng. Các rìa quanh móng liên tục với lớp
sừng của da bởi sừng trên móng (ở rễ), hoặc sừng quanh móng (hai bên thân) hoặc sừng dưới
móng (ở bờ tự do). Giường móng là lớp sinh sản của thượng bì nằm bên dưới móng. Phần
trên của giường móng dày lên gọi là mầm móng làm móng tay dài ra.

Hình 6: Thiết đồ ngang đốt xa

CÁC TUYẾN CỦA DA


Gồm tuyến bã đổ vào nang lông, tuyến mồ hôi đổ ra da ngoài ra còn có một số tuyến da đặc
biệt ở các lỗ tự nhiên như tuyến quanh hậu môn, tuyến ráy tai, v.v.
Tuyến bã có dạng các túi nhỏ liên kết chặt chẽ với các nang lông. Nó là một tuyến túi toàn
hủy chia nhánh sản xuất chất bã nhờn.
Tuyến mồ hôi gồm hai phần là các tiểu cầu mồ hôi và ống bài xuất chức năng là dẫn mồ hôi
ra ngoài. Thành phần chính của mồ hôi ở đây là nước, natri, clo, ure, amoniac và axit uric.

8
Hình 7: Cấu trúc da và các tuyến phụ cận của da
https://courses.lumenlearning.com/

Tài liệu tham khảo:


1. Yousef H, Alhajj M, Sharma S. Anatomy, Skin (Integument), Epidermis.
Ncbi.nlm.nih.gov. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470464/. Published
2021. Accessed October 21, 2021.
2. Farage M, Miller K, Elsner P, Maibach H. Characteristics of the Aging Skin |
Advances in Wound Care. Advances in Wound Care.
https://www.liebertpub.com/doi/10.1089/wound.2011.0356. Published 2013.
Accessed October 21, 2021.
3. Encyclopedia M, skin A. Aging changes in skin: MedlinePlus Medical Encyclopedia.
Medlineplus.gov. https://medlineplus.gov/ency/article/004014.htm. Accessed October
21, 2021.
4. The Roles the Dermis Plays for Your Body. Verywell Health.
https://www.verywellhealth.com/what-is-the-dermis-1069315. Published 2021.
Accessed October 21, 2021.
5. What the Hypodermis Layer of the Skin Does. Verywell Health.
https://www.verywellhealth.com/the-hypodermis-is-the-lowermost-layer-of-skin-271
0144. Published 2020. Accessed October 21, 2021.

9
6. Nguyễn Q. (2019). Giản Yếu Giải Phẫu Người. [Hà nội]: Nhà xuất bản Y học;
2019:254 - 257.
7. Netter F, Nguyễn Q. Atlas Giải Phẫu Người. 7th ed. [Hà Nội]: Nhà xuất bản Y học;
2019:461.
8. Lê S. Mô học da và giác quan. Lecture presented at: VNUHCM School of Medicine;
October 3, 2021; Thu Duc, Ho Chi Minh.

10

You might also like