You are on page 1of 3

Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào ph ổi, ho ặc t ắc đ ường th ở

do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là m ột tai n ạn hay g ặp, x ảy
ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt đ ộng d ưới n ước. Tuy nhiên, c ũng có
thể xảy ra tại nhà như trong bồn nước, chum vại, rãnh n ước,… Khi b ị ng ạt n ước,
nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản x ạ. Tình tr ạng ng ừng th ở ti ếp t ục
dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu ngừng th ở ti ếp t ục kéo dài
trong khoảng từ 20 giây đến 2 – 5 phút (tùy thu ộc t ừng n ạn nhân) thì đ ạt đ ến
ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co th ắt thanh qu ản
tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó là các nh ịp th ở b ắt bu ộc khi ến cho
nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim ch ậm d ần l ại, r ối lo ạn nh ịp, ng ừng
tim và tử vong.
Phương pháp cứu đuối bằng phao
Dùng phao ném đến gần nạn nhân, lưu ý nên ném phao gần nạn nhân, tránh
ném trúng vào đầu có thể làm nạn nhân bị thương. Sau khi nạn nhân đã tiếp
cận được phao, nếu nạn nhân biết bơi chúng ta sẽ trấn tĩnh nạn nhân, sau đó
hướng dẫn nạn nhân bơi từ từ vào bờ. Nếu nạn nhân không biết bơi thì
chúng ta sẽ nhảy xuống tiếp cận nạn nhân, sau đó sẽ đẩy nạn nhân vào bờ,
hỗ trợ nạn nhân thoát khỏi nước, tiếp đến là gọi sự hỗ trợ của lực lượng y tế.

Phương pháp cứu đuối bằng sào


Tìm một cây sào chắc chắn và có độ dài phù hợp. Nắm lấy cây sào và nằm
xuống mặt đất với khoảng cách an toàn so với mép nước, sử dụng cây sào
để tiếp cận nạn nhân. Lưu ý, chúng ta nên đưa cây sào từ một bên, không
đưa sào trực tiếp đến nạn nhân vì có thể sẽ làm nạn nhân bị thương. Hướng
dẫn nạn nhân nắm 02 tay vào sào, sau đó kéo nạn nhân vào bờ, hỗ trợ nạn
nhân thoát khỏi nước, tiếp theo chúng ta sẽ gọi sự hỗ trợ của lực lượng y tế.

Phương pháp cứu đuối bằng dây


Nếu dây dài có thể buộc 01 đầu dây vào 01 điểm nào đó chắc chắc; nếu dây
không đủ dài thì nên cầm chắc 01 đầu dây, đầu dây còn lại cuộn thành 01
cuộn để ném ra cho nạn nhân, lưu ý nên ném sợi dây qua vai của nạn nhân,
sau khi nạn nhân đã nắm được dây, chúng ta quỳ 01 gối xuống để nhanh
chống kéo nạn nhân vào bờ, hỗ trợ nạn nhân thoát khỏi nước, sau đó sẽ gọi
sự hỗ trợ của lực lượng y tế.
Lưu ý: các bước cứu hộ đuối nước gián tiếp nêu trên có thể áp dụng cho cả
trẻ em và người lớn. Nắm được những kỹ năng thiết yếu này sẽ giúp người bị
đuối nước bình tĩnh để xử lý tình huống đúng cách. Tuy nhiên, “Phòng bệnh
vẫn hơn chữa bệnh”, mọi người dân, nhất là trẻ em cần được trang bị những
kỹ năng bơi, lặn và biết cách phòng, chống đuối nước.
Đối với cứu đuối trực tiếp khi nạn nhân tĩnh, khi bơi ra cứu nạn nhân chúng ta
nên bơi với tư thế ngẩng đầu để quan sát nạn nhân và phải tiếp cận từ phía
sau để tránh bị nạn nhân ôm bám gây nguy hiểm cho người cứu hộ. Sau đó,
kéo sát nạn nhân vào người mình và bơi ếch ngửa vào bờ (lưu ý nâng cằm
nạn nhân cao lên để nạn nhân thở).
Sau khi đã kéo nạn nhân vào bờ, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu
vực nguy hiểm, đặt nạn nhân ở 01 mặt phẳng chắc chắn, thông thoáng và
tiến hành thực hiện sơ cứu. Tùy theo tình trạng nhận thức và phản ứng của
nạn nhân, nếu còn ý thức thì chúng ta trấn an, kiểm tra tình trạng hiện tại của
nạn nhân, sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Trường hợp nạn nhân bất tĩnh, sau khi đưa nạn nhân vào bờ, chúng ta thực
hiện ngay 03 bước sau đây:
Bước 1: Tiến hành lay gọi nạn nhân, kiểm tra mức độ hồi đáp của nạn nhân.
Bước 2: Nếu nạn nhân bất tĩnh, hãy móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng
nạn nhân ra.
Bước 3: Ngửa cổ nạn nhân ra sau, 01 tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn
nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào
miệng nạn nhân thổi 02 hơi đầy, chờ lòng ngực xẹp và thổi tiếp lần thứ hai.
Sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 lần. Lặp lại sau chu kỳ thổi ngạt
02 lần, ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần. Kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân
hồi tĩnh trở lại hoặc đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: sau sơ cứu ban đầu, dù người bị đuối nước đã tĩnh lại cần đưa nạn
nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe kịp thời để có biện pháp can thiệp y
tế sớm.
Khi gặp người bị đuối nước thì phương pháp cứu đuối an toàn nhất vẫn là
cứu đuối gián tiếp. Bởi khi người không biết bơi hoặc đã biết bơi nhưng
phương pháp cứu đuối chưa tốt, người cứu đuối có thể sẽ trở thành nạn
nhân.
Hãy bảo đảm an toàn cho bản thân trước, do đó không khuyến khích người
cứu đuối sử dụng phương pháp cứu đuối trực tiếp. Bởi đây là việc làm rất
nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người cứu đuối lẫn người bị
đuối nước, trừ trường hợp người cứu đuối đã nắm vững các kỹ năng hoặc
lực lượng cứu đuối chuyên nghiệp.
Khi không có dụng cụ cứu đuối hoặc người bị đuối nước đã ở trong trạng thái hôn mê, để cứu
đuối trực tiếp cần chú ý những điểm sau đây:
Trước khi vào nước cần phải quan sát vị trí, tình trạng người bị đuối nước (bị chìm, còn
tỉnh hay hôn mê). Nếu người bị đuối nước ở nơi nước yên tĩnh thì người cứu đuối có thể
trực tiếp vào nước và bơi thẳng đến chỗ người bị đuối để cứu. Trường hợp người bị đuối
ở nơi nước chảy xiết thì người cứu đuối có thể chạy trên bờ đón đầu và bơi ra cứu đuối.
Nếu người cứu đuối không biết rõ địa hình khu vực nước có người bị đuối nước thì tuyệt
đối không nên nhảy cắm đầu xuống nước mà nên xoạc chân trước chân sau. Hai tay dang
sang hai bên về phía trước nhảy vào nước hoặc bơi nhanh từ bờ ra.
Khi tiếp cận, nên bơi ếch để tiện quan sát tình trạng của người bị đuối nước. Nếu người
bị đuối nước đang giẫy dụa thì không nên vội vã tiếp cận trực tiếp mà thận trọng tiếp
cận từ phía sau lưng để tránh bị người đuối nước ôm ghì nguy hiểm. Khi tiếp cận từ phía
sau lưng thì nâng, đẩy họ lên mặt nước. Tiếp đó dùng bơi nghiêng hoặc bơi ếch ngửa để
dìu họ vào bờ và tiến hành sơ cấp cứu.

You might also like