You are on page 1of 31

BÀI 1

MỞ ĐẦU
1. An toàn trong sử dụng điện
2. Sử dụng dụng cụ cầm tay của người thợ điện
3. Nối dây dẫn và dây cáp điện
4. Quy trình bấm đầu code

1
1. An toàn trong sử dụng điện
1.1. Những nguy hiểm, tai nạn do dòng điện gây ra
1.1.1. Điện giật
- Điện giật chiếm phần lớn trong tai nạn điện và có
khả năng gây ra chết người với tỉ lệ cao
- Điện giật do tiếp xúc với phần tử dẫn điện trong
các trường hợp sau:
 Tiếp xúc trực tiếp: cơ thể người tiếp xúc trực tiếp với
các phần tử dẫn điện

2
 Tiếp xúc gián tiếp: cơ thể người tiếp xúc với vỏ của máy móc bị nhiễm điện
 Tiếp xúc điện áp bước: bước chân người đi vào vùng đất bị nhiễm điện.

Tiếp xúc gián tiếp Tiếp xúc điện áp bước


3
- Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức
độ khác nhau:
 Cơ bị co giật nhưng không bị ngạc.
 Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
 Người bị ngất, hoạt động của tim và hô hấp bị rối loạn.
 Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động)

4
1.1.2. Chấn thương do điện
- Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc
hồ quang điện gây ra. Các chấn thương do điện như:
 Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác
động của hồ quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng
 Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
 Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.

5
1.1.3. Cháy nổ và hỏa hoạn
Sự cố này thường xảy ra do chập điện hoặc sử dụng điện không đúng yêu cầu, dẫn
đến cháy dây dẫn điện, phát nhiệt cao tại các mối nối và các đầu tiếp xúc điện gây
cháy nổ khi nguồn nhiệt tiếp xúc với vật liệu dễ cháy.

6
1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
- Khi tiếp xúc với phần tử mang điện, dòng điện sẽ xuất hiện và tác dụng vào cơ
thể người.
- Về bản chất, dòng điện qua người chính là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn
thương cho con người khi bị điện giật.
- Mức độ nguy hiểm của điện giật tùy theo:
 Biên độ dòng điện (trị số dòng điện).
 Tần số dòng điện.
 Đường đi của dòng điện.
 Thời gian tồn tại điện giật.
 Tình trạng sức khỏe
 Môi trường xung quanh
 Điện áp cho phép.

7
1.3. Các phương pháp bảo vệ tránh điện giật
1.3.1. Nguyên tắc bảo vệ an toàn 3 lớp
 Bảo vệ cơ bản
Bảo vệ thông qua thiết kế lắp đặt hệ thống, các thiết bị nhờ cách điện và khoản
cách không khí, rào chắn để tránh tiếp xúc với các phần tử mang điện.
 Bảo vệ gián tiếp
Khi không chủ động tránh khỏi việc tiếp xúc với các phần mang điện, thì cần có
các thiết bị bảo vệ bổ sung để có thể tự động ngắt mạch khỏi nguồn điện khi sự
cố xảy ra.
 Bảo vệ trực tiếp
Khi bảo vệ gián tiếp chưa bảo đảm, mức độ bảo vệ có thể được tăng cường bằng
các thiết bị bảo vệ có độ nhạy cao hơn hoặc sử dụng các thiết bị chống dòng rò.

8
1.3.2. Bảo vệ bằng cách nối đất cho vỏ thiết bị
Nối đất bảo vệ là biện pháp được sử dụng để tránh các tai nạn bị điện giật cho người
vận hành khi có sự cố rò điện ra vỏ của các máy móc, thiết bị có vỏ kim loại.

9
1.3.3. Bảo vệ bằng cách sử dụng thiết bị có cách điện
 Mặc quần áo bảo hộ, mang ủng và găn tay cao su khi tiếp xúc với các phần tử
dẫn điện.
 Sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ cầm tay có cách điện an toàn khi làm
việc.
 Sử dụng thảm cao su hoặc sàn gỗ khô để cách điện với đất và những phần tử
dẫn điện tốt tiếp xúc với đất

10
1.4. Sơ cứu người bị điện giật
1.4.1. Những công việc đầu tiên khi gặp người bị điện giật
 Nhanh chóng đưa nạn nhân thoát khỏi mạch điện.
 Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh.
 Nới rộng quần áo, thắt lưng, lấy hết các vật trong miệng ra.
 Tiến hành các phương pháp sơ cấp cứu.

11
1.4.2. Hô hấp nhân tạo
 Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
 Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay nạn nhân đặt dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về
phía tay duỗi thẳng. Lấy nhớt dãi trong miệng, kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt vào.
 Người làm hô hấp nhân tạo ngồi trên lưng nạn nhân, hai đầu gối quỳ kẹp vào hai bên
hông, hai bàn tay để hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng.
 Khi làm động tác hô hấp nhân tạo, người cứu hơi chồm lên phía trước, ấn tay xuống, đưa
cả trọng lượng cơ thể về phía trước, miệng đếm 1, 2, 3 rồi từ từ trở về tư thế ban đầu, tay
vẫn đặt trên lưng, miệng đếm 4, 5, 6. Cứ làm như vậy 12 lần trong một phút đến khi nạn
nhân tự thở được hoặc có lệnh của mới thôi

12
 Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
 Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt một cái gối hay quần áo vo tròn lại, đầu hơi
ngửa, lấy khăn sạch kéo lưỡi ra và một người ngồi giữ lưỡi.
 Người cứu ngồi phía trên đầu, hai đầu gối quì cách đầu nạn nhân 20 –30 cm, hai tay cầm
lấy hai khủy tay nạn nhân từ từ đưa lên phía trên đầu.
 Sau 2 – 3 giây lại từ từ nhẹ nhàng đưa tay người bị nạn xuống dưới, gập lại và lấy sức của
người cứu để ép khủy tay của nạn nhân vào lồng ngực của nạn nhân sau đó 2 – 3 giây lại
đưa trở lên đầu.
 Cần thực hiện từ 16 – 18 lần trong một phút cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có
lệnh của y bác sĩ bảo mới thôi.

13
1.4.3. Hà hơi thổi ngạt
 Phương pháp hà hơi thổi ngạt
 Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh sát ngang vai nạn nhân. Dùng hai
tay để ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước, một tay mở miệng, một ngón tay có cuốn vải
kiểm tra họng nạn nhân.
 Người cấp cứu hít hơi thật mạnh rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân thổi mạnh,
sau đó ngửa cổ ra phía sau lấy hơi. Khi thổi thì dùng hai ngón tay trỏ và tay cái của bàn
tay phải bịt cánh mũi của nạn nhân lại, khi lấy hơi thì thả hai ngón tay bịt mũi nạn nhân ra.
 Tiếp tục như vậy với nhịp độ 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh
của y bác sĩ bảo thôi mới thôi.

14
 Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn tim.
 Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt, một người nhấn tim.
 Hai tay người nhấn tim đặt chồng lên nhau, để 1/3 dưới xương ức nạn nhân. Nhịp độ phối hợp
giữa hai người như sau: ấn tim 4 – 5 lần thì thổi ngạt một lần.
 Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là một phương pháp hiệu quả nhất, nhưng lưu ý khi nạn nhân bị
tổn thương cột sống chúng ta không nên làm động tác nhấn tim.

15
2. Sử dụng dụng cụ cầm tay của người thợ điện
 Sử dụng thước kẹp
Thước kẹp được sử dụng để đo kích thước lõi thép khi tính toán kiểm tra, quấn
lại dây quấn máy điện

 Sử dụng thước Panme


Thước panme được sử dụng để đo kiểm tra đường kính của dây điện từ (dây
emay) dùng trong máy điện

16
 Sử dụng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ đo điện vạn năng (đồng hồ VOM) được sử dụng để kiểm tra thông
mạch, chạm vỏ của các dây quấn trong máy điện, kiểm tra điện áp nguồn,..

17
 Sử dụng ampe kẹp
Ampe kẹp được sử dụng để kiểm tra dòng điện chạy trong các dây dẫn điện.

18
 Sử dụng kìm điện

Kìm tuốt dây

 Sử dụng kìm bấm code

19
 Sử dụng khoan điện

 Sử dụng mỏ hàn điện

20
 Sử dụng tuốc nơ vít

 Sử dụng cà lê và mỏ lết

21
3. Nối dây dẫn và dây cáp điện
3.1. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối dây
 Dẫn điện tốt: điện trở mối nối phải nhỏ.
 Độ bền cơ học cao: chịu được sức kéo, cắt và rung chuyển.
 An toàn điện: được cách điện tốt, các đầu dây tại mối nối không sắt để tránh làm thủng lớp
băng cách điện.
 Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối phải gọn và đẹp.

22
3.2. Nối dây dẫn điện có tiết diện nhỏ (Ø ≤ 20mm)
 Quy trình nối giao đầu (nối thẳng)
 Bước 1. Cắt bỏ lớp cách điện ở hai đầu dây cần nối (khoảng 7 – 8 cm) bằng dao hoặc kìm.
Khi cắt bằng dao, lưỡi dao phải đặt nghiêng để không cắt phạm lõi dây.

 Bước 2. Làm sạch đầu lõi dây vừa cắt vỏ bằng giấy nhám mịn (giấy ráp) cho đến khi thấy
ánh kim ở đầu dây

23
 Bước 3. Đặt hai đầu dây cần nối lại với nhau, sau đó uốn vuông góc hai đầu và móc chúng
lại với nhau

 Bước 4. Quấn đầu dây A lên thân dây B (khoảng 5 ÷ 7 vòng) bằng hai kìm thông dụng.
Sau đó quấn tiếp đầu dây B lên thân dây A (khoảng 5 ÷ 7 vòng) và siết chặt mối nối

24
 Quy trình nối rẽ T
 Bước 1. Cắt bỏ lớp cách điện trên dây chính (A) khoảng 2 ÷ 2,5cm và trên dây rẽ nhánh
(B) một đoạn khoảng 8cm. Sau đó làm sạch lõi bằng giấy nhám (giấy ráp) cho đến khi thấy
ánh kim

 Bước 2. Đặt đầu dây rẽ nhánh (đầu B) vuông góc với dây chính (dây A) và xoắn lõi dây B
xung quanh lõi dây A khoảng 10 ÷ 15 vòng

 Bước 3. Siết chặt các vòng dây vừa quấn xong bằng cách dùng hai kìm cầm chặt và duy
chuyển hai kìm ngược chiều nhau

25
 Quy trình nối dây ở hộp đấu dây
 Bước 1. Cắt bỏ lớp cách điện ở các đầu dây cần nối khoảng 2 ÷ 3cm. Sau khi cắt bỏ lớp
cách điện xong, dùng giấy nhám mịn (giấy ráp) làm sạch đầu dây cho đến khi thấy ánh kim

Bước 2. Xoắn hai dây cần nối bằng cách: một tay cầm hai dây phần còn vỏ. Tay kia cầm kìm
để kẹp hai đầu lõi dây và xoắn đều tay đến khi thấy cứng

26
3.3. Nối dây cáp điện
 Quy trình nối giao đầu (nối thẳng)
 Bước 1. Cắt bỏ lớp cách điện ở hai đầu dây cần nối khoảng
8÷9cm. Sau đó làm sạch hai đầu dây, tách rời các đầu dây và
uốn ngay ngắn.

 Bước 2. Giao đầu hai sợi cáp lại sau cho các sợi ruột đan xen
với nhau từng đôi một

 Bước 3. Quấn từng sợi ruột cáp của dây A lên thân dây B
khoảng 2 ÷ 3 vòng sao cho các sợi ruột sát đều nhau, không
chồng lên nhau. Sau đó tương tự quấn các sợi ruột cáp của đầu
dây B lên thân dây A (thứ tự thực hiện có thể ngược lại tùy
theo tay thuận). Sau đó dùng kìm siết chặt hai đầu giống như
khi nối dây đơn

27
 Quy trình nối rẽ T
 Bước 1. Cắt bỏ cách điện ở thân dây chính (dây A)
khoảng 3 ÷ 4cm và đầu dây rẽ nhánh (dây B) khoảng 7 ÷
8cm, làm sạch cách điện và tách các sợi cáp ở hai dây
thành hai phần bằng nhau. Sau đó uốn ngay ngắn.

 Bước 2. Đặt đầu dây B vào khoảng giữa của thân dây A.
Sau đó quấn mỗi nửa các sợi ruột của dây B về hai phía
của thân dây A sao cho các sợi ruột sát đều nhau và
không được chồng lên nhau ( quấn khoảng 3 ÷ 4 vòng
mỗi sợi). Sau đó dùng kìm siết chặt hai đầu

28
 Quy trình nối cáp bằng ốc siết cáp
 Bước 1. Chọn ốc siết cáp phù hợp với đường kính dây cần nối.
 Bước 2. Cắt bỏ cách điện hai đầu dây cần nối.
 Bước 3. Đưa hai đầu dây cần nối vào bên trong ốc
 Bước 4. Siết cứng Eccu để giữ chặt hai đầu dây.
 Bước 5. Cách điện mối nối

29
4. Quy trình bấm đầu code
 Đầu code được sử dụng thay cho đầu khoen làm thông thường và dùng để nối đầu
dây dẫn vào thiết bị điện.
 Các loại đầu code và kìm bấm code:

30
4. Quy trình bấm đầu code
 Bấm đầu code thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1. Chọn đầu code phù hợp với đường kính dây cần bấm.
 Bước 2. Cắt bỏ cách điện đầu dây.
 Bước 3. Đưa đầu dây vào thân đầu code.
 Bước 4. Chọn kích thước miệng kìm phù hợp với đường kính đầu code.
 Bước 5. Đưa thân đầu code vào miệng kìm đã chọn và bấm kìm từ từ cho đến khi kìm tự nhả ra.

31

You might also like