You are on page 1of 20

Điện áp bước 

Xảy ra khi dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất; sứ cách điện, vỏ bọc cách
điện của dây dẫn bị nứt, vỡ, hư hỏng, điện truyền từ vật dẫn điện ra cột, ra
vỏ máy và xuống đất.
Khi xảy ra chạm đất, tại điểm chạm đất điện áp bằng điện áp vật mang
điện (điện áp chạm).
Dòng điện chạm đất tản đều vào trong đất về các phía theo hình bán cầu.
Theo chiều dòng điện tản vào đất, tại mỗi điểm xác định được giá trị điện
thế theo công thức φđ=Iđ x Rđ. Càng ra xa điểm chạm đất, mật độ dòng điện
giảm dần và điện thế cũng giảm đi, đến khoảng 15 – 20m thì điện thế = 0.
Trong phạm vi khu vực bị chạm đất, nếu có người đi lại trong đó, ứng với
mỗi bước chân (từ 0,5 – 0,8m) có một hiệu điện thế là U b = φa – φb, (Ub là
điện áp bước) đặt vào cơ thể. Dưới tác dụng của điện áp bước sẽ có dòng
điện đi qua cơ thể người (từ chân nọ sang chân kia) làm cho người bị điện
giật. Càng ở gần điểm chạm đất, điện áp bước càng lớn, càng nguy hiểm;
càng ở xa điểm chạm đất, điện áp bước càng nhỏ dần đến = 0.

Những người dùng điện đánh cá, khi đưa điện xuống nước để đánh cá,
hiện tượng và tai nạn xảy ra tương tự hiện tượng chạm đất nêu trên.
Cách di chuyển ra khỏi vùng có điện áp bước
Điện áp bước không tự nhiên mà có, mà do con người bước đi trong vùng
có điện tản mới sinh ra điện áp bước.
Vì vậy để tránh tai nạn điện do điện áp bước gây ra, khi thấy dây dẫn đứt,
rơi xuống đất phải có biện pháp để không cho mọi người tới gần dưới 10
mét, kể cả bản thân.
Ngoài ra cần lưu ý nếu đang đứng trong phạm vi nhỏ hơn 10 mét thì hai
chân phải đứng trên vòng tròn đẳng thế, muốn di chuyển ra ngoài phải tiến
hành nhảy lò cò hay chụm 2 chân lại với nhau để đảm bảo an toàn.

Điê ̣n áp tiếp xúc


Khi người chạm vào vật mang điện sẽ có điện áp tiếp xúc U tx đặt vào cơ
thể. Dưới tác dụng của Utx sẽ sinh ra dòng điện Ing chạy qua.
Từ thực nghiệm và qua phân tích tai nạn điện, người ta đã xác định được
rằng với loại dòng điện khác nhau và giá trị của chúng khác nhau gây ra
những phản ứng khác nhau trên cơ thể người.

Dòng điê ̣n (mA) Dòng điê ̣n xoay chiều (50-60Hz) Dòng điê ̣n một chiều

0,6 – 1,5 Ngón tay bị run nhẹ, cảm giác tê. Không có cảm giác.
2–3 Cảm giác tê, ngón tay run mạnh. Không có cảm giác.
Cảm giác đau, tay tê và
5–7 Cơ bắp bị co giật, bàn tay rung.
nóng.
Bàn tay, ngón tay đau, tê, co cơ
Cảm giác bị đốt nóng tăng
8 – 10 nhưng vẫn có thể tự bứt tay ra khỏi
lên mạnh.
vật mang điện.
Cảm thấy đau và khó thở, tay co Cơ tay bắt đầu bị co, cảm
20 – 25
không thể bứt ra khỏi vật có điện. giác nóng tăng lên.

Nghẹt thở, tim đập mạnh, kéo dài Co giật cơ bắp, tay co
50 – 80
quá 5 giây có thể bị tê liệt tim. quắp, khó thở.

90 – 100 Hô hấp bị tê liệt, kéo dài quá 3 giây Hô hấp bị tê liệt, kéo dài
tim sẽ ngừng đập. sẽ liệt tim.
Dòng điện qua người gây ra những hiện tượng: Làm co thắt cơ bắp, tê liệt
thần kinh, gây bỏng, phân huỷ máu, huỷ hoại cơ quan nội tạng; dòng điện
đủ lớn sẽ làm cho tim ngừng đập và tắt thở.

Các yếu tố gây nguy hiểm cho người khi bị điện giật

 Loại và giá trị của dòng điện đi qua cơ thể người (Ing):

Qua thực nghiệm và những phân tích nêu ở trên ta xác định được rằng
cường độ dòng điện nguy hiểm đối với cơ thể người là:

o Điện một chiều: Ing nguy hiểm = 100 mA (0,1 A).


o Điện xoay chiều: Ing nguy hiểm = 50 mA (0,05 A).

Với những giá trị nêu trên nguy cơ gây tử vong cho người là rất lớn.
Dòng điện được coi là an toàn cho người lấy trị số bằng 1/2 I ng nguy hiểm:

o Điện 1 chiều: I at = 50 mA (0,05 A).


o Điện xoay chiều: I at = 25 mA (0,025 A).

 Thời gian dòng điện đi qua người càng lâu càng nguy hiểm. Với
giá trị dòng điện 0,1 A qua người trong thời gian 2 giây có thể gây
chết người. Dòng điện nhỏ nhưng thời gian dài vẫn rất nguy hiểm.

 Tần số của dòng điện qua người nguy hiểm khoảng từ 25 đến 100
Hz.

Tần số công nghiệp (50 – 60 Hz) rất nguy hiểm. Tần số cao ít nguy hiểm
hơn vì lúc đó dòng điện chỉ đi ở ngoài da, có thể gây bỏng bề mặt da. Tần
số 1000 Hz trở lên ít nguy hiểm hơn.

 Đường đi của dòng điện qua cơ thể người nguy hiểm nhất là khi
dòng điện đi qua tim và não. Xem bảng thống kê dưới đây:

Đường đi của dòng điê ̣n qua người Tỷ lệ dòng điện đi qua tim
Từ tay qua tay 3,3
Từ tay phải qua chân 3,7
Từ tay trái qua chân 6,7
Từ chân qua chân 0,4
Từ đầu qua chân 6,8
Từ đầu qua tay 7,0
Các trường hợp thường hay xảy ra là tiếp xúc bằng tay vào vật mang điện,
trong đó trường hợp nguy hiểm nhất là từ tay trái qua chân.

Các yếu tố làm thay đổi độ lớn của dòng điện qua
người
Ta có công thức Định luật Ôm để tính dòng điện đi qua người:

Nếu Rng không thay đổi, khi Utx càng lớn thì Ing càng lớn; Nếu Utx không thay
đổi, Rng càng nhỏ thì Ing càng lớn;

 Điện trở người có trị số từ 600, 700 đến 100.000 Ω. Trong kỹ thuật
an toàn người ta lấy trị số trung bình R ng = 1000 Ω.

Điện trở người phụ thuộc nhiều yếu tố: Tình trạng bề mặt của da khô hay
ẩm ướt, độ dày của lớp sừng (lớp chai trên mặt da), tình trạng cơ thể, tuổi
tác, sức khoẻ… Da bị tổn thương, điện trở giảm rất nhiều; người uống
rượu cũng làm điện trở giảm.
Khi người làm việc trong môi trường nóng, ẩm, có nhiều bụi, hoá chất cũng
làm cho điện trở người giảm nhiều.
Khi người tiếp xúc với vật mang điện, có dòng điện qua người, điện trở
người sẽ giảm đi nhanh chóng do dòng điện đốt cháy lớp sừng cách điện
trên bề mặt của da và làm cho khả năng dẫn điện của cơ thể tăng lên.
 Điện áp Utx đặt vào người phụ thuộc vào nguồn điện, tình trạng tiếp
xúc với vật mang điện, giữa người với đất và các vật dẫn điện ở
xung quanh..

Từ công thức trên ta có thể xác định giới hạn điện áp tiếp xúc nguy hiểm
cho người: Utx = Ing x Rng

o Điện 1 chiều: Uat = 0,05 x 1000 = 50 V


o Điện xoay chiều: Uat = 0,025 x 1000 = 25 V

Utx thực tế cao hơn giá trị trên đây thì nguy hiểm, nhỏ hơn giá trị đó thì ít
nguy hiểm.
Yếu tố cơ bản nhất gây tai nạn là dòng điện qua người, dòng điện càng lớn
càng nguy hiểm.
Khi tiếp xúc với vật mang điện, muốn đảm bảo an toàn, cần tìm mọi cách
làm cho dòng điện qua người giảm càng nhỏ càng tốt.
Biện pháp là dùng nguồn điện áp thấp; tăng cường điện trở cách điện giữa
người với đất và các vật dẫn ở xung quanh bằng cách đi ủng, đeo găng,
dùng thảm, sào cách điện.
 Sự phân bố điện trở của con người tạm chia ra gồm: lớp sừng trên
da (dầy khoảng từ 0,05 – 2 cm) có điện trở lớn nhất, tiếp
theo là xương và da có điện trở tương đối lớn, thịt và máu có điện
trở thấp nhất. Nếu mất lớp sừng trên da (bị ẩm ướt do mồ hôi, bị
thương rách da) thì điện trở của người chỉ còn 80 – 1000W.
 Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người.
 Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích (có nhiều loại hạt điện tích
nhưng chủ yếu là electron). Dòng điện có khả năng làm nóng vật khi di chuyển qua nó. Hoặc
gây ra các phản ứng hóa sinh vì vậy khi đạt đến một cường độ đủ lớn. Nó có thể gây tác hại
lên cơ thể con người nói riêng và các cơ thể sống nói chung.
 Nguy cơ bị điện giật
 Con người có thể bị nguy hiểm bởi:
 – Tia hồ quang điện;
 – Dòng điện truyền qua ngưòi khi chạm vào mạch điện
 – Phóng điện từ bộ phận mang điện qua không khí vào cơ thể người (nếu người đó đến quá
gần các bộ phận mang điện áp cao)
 Tác hại của dòng điện:
 Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, điện phân và sinh lý.
Trong đó tác động sinh lý gây sự kích thích các tổ chức tế bào kèm theo sự co giật các cơ
bắp.
 Trong đó đặc biệt quan trọng là cơ tim và cơ phổi, gây tổn thương cơ thể sống hoặc làm
ngưng trệ cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Tuỳ theo giá  trị dòng điện đi qua cơ thể mà có tác
động khác nhau.
 Người ta chia ra 3 mức độ dòng điện kích thích là: dòng điện cảm giác, dòng điện co giật
(hay còn gọi là dòng điện tự buông), dòng điện rung tim.
 Dòng điện cảm giác: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây kích thích mà con người cảm nhận
được nhưng chưa gây nguy hiểm cho cơ thể. Theo qui định quốc tế ngưỡng cảm giác là
0,5mA.
 Dòng điện co giật (dòng điện tự buông): Là dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật và vẫn
còn có thể tự buông tay ra khỏi vật mang điện. Theo qui định quốc tế ngưỡng tự buông là
10mA.

 Những chiếc máy ion tự chế trong trị ra mồ hôi được khuyến cáo là nguy hiểm, không rõ
nguồn gốc và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng lâu dài
 Dòng điện rung tim: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây rung tim. Theo qui định quốc tế
ngưỡng rung tim như sau:
Thời gian 10ms 100ms 1s 3s

Dòng điện ngưỡng 500mA 400mA 50mA 40mA

 Ví dụ:
 * Tia hồ quang điện: gây thương tích ngoài da: Bỏng, cháy, có khi phá hoại cả phần mềm,
gân và xương.
 * Dòng điện truyền qua cơ thể con người gây ra tác động:
 – Nhiệt: đốt cháy cơ thể: mạch máu, dây thần kinh, tim, não… —-> Phá huỷ
 – Điện phân: phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể (máu) —-> phá vỡ thành phần máu và các
mô.
 – Sinh học: gây co giật cơ bắp đặc biệt cơ tim , phổi —-> ngừng hoạt động của cơ quan hô
hấp và tuần hoàn. Nếu dòng điện truyền qua não: phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh TW.
 Thống kê tai nạn điện
 Đối với các loại thiết bị điện và đồ dùng gia đình (mạng hạ thế)

TT Các loại thiết bị điện hay dụng cụ Tỷ lệ (%)


Đường dây trên không, trong đó: 40,1
– Leo lên cột23
1
– Dây đứt và rơi xuống đất 15,6
– Dây néo, dây chằng có điện 1,5
2 Đường dây đài truyền thanh 5,1
3 Thiết bị chiếu sáng 9
4 Các cành cây chạm điện hay các dây đứt chạm điện 7,5
5 Bàn là điện 2,1
6 Bếp điện 1,8
7 Đèn di động 3,1
8 Ra đi ô. ti vi, vi di ô 7,2
9 Trang thiết bị điện, đường dây có tính chất tạm thời trong các khu dân sinh 15,8
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật 
 Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau :
 –     Điện trở của người ;
 –     Loại và trị số dòng điện ;
 –     Thời gian dòng điện qua ngườ i;
 –     Đường đi của dòng điện qua cơ thể người ;
 –     Tần số dòng điện ;
 –     Ảnh hưởng của điện áp .
 Điện trở của con người (Rng) :
 Điện trở con người có thể thay đổi từ 1.000 đến 100.000 Ω (đo khi U = 15V đến 20V). Độ ẩm
của da ảnh hường đến Rng hoặc độ dày của lớp da. Da có thể chia thành 4 lớp tính từ
ngoài vào: Lớp sừng, lớp da, da da non, lớp mỡ.
 Khi diện tích da tiếp xúc vào vật dẫn điện càng lớn thì Rng càng nhỏ. Cụ thể như sau:
 Diện tích da tiếp xúc =    8cm2 thì Rng = 7.000 Ω
 Diện tích da tiếp xúc =  24cm2 thì Rng = 3.300 Ω
 Diện tích da tiếp xúc = 400cm2 thì Rng = 1.000 Ω
 Thời gian tác dụng dòng điện qua người càng lâu thì Rng càng giảm do da sẽ bị đốt nóng,
cháy.
 Dòng điện ảnh hưởng đến Rng: Khi có dòng điện qua người thì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát
ra làm Rng giảm xuống.
 Điện áp rất ảnh hưởng đến Rng: Bởi vì ngoài hiện tượng điện phân còn có hiện tượng chọc
thủng. Với da mỏng hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 đến 30V. Khi
điện áp lớn hơn 250V hiện tượng chọc thủng xuất hiện rõ ràng tương đương với người bị
tróc hết lớp da ngoài.
 Các yếu tố sinh lý và môi trường xung quanh: Điện trở của nam nữ, già trẻ, người mập, ốm
đều khác nhau và khả năng chịu đựng mỗi người khác nhau.
 Loại và trị số dòng điện :
 Thực nghiệm người ta đã đo được tác hại của dòng điện như sau :

Dòng điện 
Tác dụng của dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz Tác dụng của dòng điện một chiều
(mA)
0,6 đến 1,5 Bắt đầu tê ngón tay Không có cảm giác
2 đến 3 Ngón tay tê mạnh Không có cảm giác
5 đến 7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim châm, thấy nóng
Tay đã khó rời vật mang điện, ngón tay, khớp tay lòng
8 đến 10 Nóng tăng lên
bàn tay thấy đau
Nóng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng
20 đến 25 Tay không rời được vật mang điện, đau, khó thở
chưa mạnh
20 đến 80 Thở bị tê liệt, tim bắt đầu đập mạnh Nóng mạnh, bắp thịt co rút, khó thở
90 đến 100 Thở bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây tim có thể ngừng đập Thở bị tê liệt
 Qua bảng trên cho thấy dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm.
 Dòng điện bắt đầu gây nguy hiểm cho con người là 20 đến 25mA đối với xoay chiều và 50
đến 80mA đối với một chiều. Làm chết người là 100mA
 Từ đó, hiện nay với dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz, trị số dòng điện an toàn bằng 10mA.
 Thời gian dòng điện qua người :
 Thời gian tác dụng càng lâu thì Rng càng giảm bởi vì lớp da bị nóng lên và lớp sừng của da
bị chọc thủng càng nhiều. Khi đó dòng điện qua người càng tăng lên.
 Ngoài ra lưu ý rằng, trong một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng 1 giây, trong một chu
kỳ có 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thấy tim co và dãn) và thời điểm này tim rất nhạy
cảm với dòng điện.
 Đường đi của dòng điện qua cơ thể người :
 Đường đi của dòng điện qua người quyết định nhiều đến tính mạng con người, cụ thể như
sau:

TT Đường đi của dòng điện Phân lượng dòng điện tổng qua tim (%)

1 Từ chân qua chân 0,4

2 Tay trái qua chân 3,7

3 Tay qua tay 3,3

4 Tay phải qua chân 6,7

5 Đầu qua chân 6,8

 Như vậy số 4 và 5 có phân lượng dòng qua tim lớn nhất, bởi vì dòng điện qua tim theo trục
dọc.
 Tần số điện giật :
 Khi tần số f tăng thì Rng tăng theo sẽ nguy hiểm, nhưng thực tế cho thấy tần số càng cao sự
nguy hiểm càng thấp.
 Tần số nguy hiểm đến con người là 50 đến 60Hz, các tần số cao hơn hoặc thấp hơn trị số
trên thì mức độ nguy hiểm giảm xuống. Bởi vì, ở tần số đó (50 -:- 60Hz) các tế bào con
người bị kích thích nhiều. Tham khảo bản thí nghiệm của Viện nghiên cứu Liên Xô thí
nghiệm trên cơ thể con chó:

TT Tần số (Hz) Điện áp (V) Số chó thí nghiệm (Con) Xác suất chó bị chết (%)

1 50 117 đến 120 15 100

2 100 117 đến 120 20 45

3 125 100 đến 121 10 20

4 150 120 đến 125 10 0

 (Thí nghiệm cho thấy Hz càng cao sự nguy hiểm chó chết càng thấp)
 Ảnh hưởng của điện áp :
 Điện áp không chỉ ảnh hưởng đến trị số dòng điện. Điện áp còn làm thay đổi Rng.Điện áp hạ
áp có thể tạo thành các vết bỏng trên da nơi tiếp xúc với điện. Các vết bỏng do điện hình
thành bởi tác động nhiệt. Vết bỏng là các chấm trắng hay đen, có khi cháy thành than. Tại
vết bỏng điện trở của da tiến tới 0, nên dẫn điện tốt.
 Ở điện áp bé hơn 50V ít khi có vết bỏng; ở điện áp 220V thường tạo thành vết cả khi thời
gian tiếp xúc với điện áp ngắn hơn 1 giây. Với điện áp lớn hơn 700V, da thường bị đánh
thủng rất nhanh.
 Những nghiên cứu riêng với thiết bị điện tử trong lĩnh vực y sinh:
 Đã là thiết bị y tế thì phải đảm bảo các yếu tố như:
 1- Phải có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn việt nam hoạc phù hợp với tiêu chuẩn
các nước mà việt nam thừa nhận.
 2 - Được Bộ Y tế của nước sở tại cấp chứng chỉ lưu hành.
 3-Có chứng nhận chất lượng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
 4- Có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. khi đáp ứng đủ cacs yêu cầu đó thì bạn hoàn toàn yên tâm
sử dụng.
 Những TBYT không đủ các yêu cầu đó thì chưa được lưu hành và chưa được kiểm soát
chất lượng.
 Sức khỏe con người là vốn quý hãy biết lựa chon cho mình giải pháp tin cậy nhất trong bảo
vệ và chăm sóc sức khỏ cho bản thân và cộng đồng. 
 Nguồn: Điện tử y sinh
 Tai nạn điện được phân thành hai dạng:
 ·      Chấn thương do điện, và:
 ·      Điện giật.

 http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tai-nan-do-dien-gia-tang/65097315/248/
 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/310976/Day-dien-dut-gay-tai-nan-
kinh-hoang.html
 a). Các chấn thương do điện.
 Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do
dòng điện hoặc hồ quang điện.
 o  Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc
do tác động của hồ quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn
vào gây bỏng.
 o  Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
 o  Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
 b). Điện giật.
 ·      Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tai nạn điện và
85% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
 ·      Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật
cơ ở các mức độ khác nhau:
 o   Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt.
 o   Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần
hoàn.
 o   Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
 o   Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).

 Cách ly nạn nhân khỏi nguồn điện.


 ·      Khi có người bị điện giật phải nhanh chóng cắt cầu dao điện nơi
gần nhất để cô lập nguồn điện chạy qua cơ thể nạn nhân, dùng cây
gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người bị điện giật.
 ·      Tiếp theo là đứng trên bàn, tấm ván bằng gỗ khô hoặc những loại
vật liệu cách điện (nhựa, cao su...) nắm lấy quần áo người bị điện
giật (không chạm vào người) và kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
 ·      Trường hợp tai nạn về điện xảy ra dưới nước thì người xử lý phải
đứng trên cao, tìm cách cách ly với nước vì nước là chất dẫn điện và
xử lý theo các bước như trên.
 Sơ cứu khi điện giật.
 Điện giật có thể gây ra ngưng tim, ngưng thở, làm nạn nhân tử vong
đột ngột. Cấp cứu nạn nhân tại chỗ trong 5 phút đầu tiên là rất quan
trọng nên được xem là thời gian vàng.
 ·      Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
 ·      Làm hô hấp nhân tạo.
 ·      Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
 Khi phát hiện nạn nhân bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân
khỏi nguồn điện. Xác định xem nạn nhân có bị ngưng tim, ngưng thở
để cấp cứu kịp thời. Bảo vệ vết bỏng cho sạch và gọi xe cấp cứu.
 Khi nạn nhân bị ngưng thở (quan sát thấy lồng ngực nạn nhân không
phập phồng), ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho
đến khi nạn nhân tự thở được, hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã
chết thì mới dừng lại.

Mạng điện hạ áp nối đất TT, IT, TN-C-S và Chống sét
Các loại mạng điện TT, IT, TN, TN-C, TN-S là gì ?

Các mạng cung cấp điện hạ áp được xây dựng theo hệ thống dây dẫn khác nhau, được định nghĩa
trong quy chuẩn quốc gia và quốc tế. Nắm rõ sơ đồ nối dây, phân biệt được các loại mạng cung cấp
điện hạ áp giúp cho kỹ thuật viên, người dùng có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn
trang bị điện, phương án bảo vệ chống điện giật, chống hỏa hoạn, chống sét … nhằm đáp ứng mục
đích sử dụng và tính kinh tế kỹ thuật của công trình.

Trong tài liệu kỹ thuật của các thiết bị cắt sét AC, thiết bị cắt lọc sét AC cho nguồn điện hạ áp mà
công ty ThyAn đang phân phối luôn chỉ ra các mạng điện TT, IT, TN, TN-C, TN-S cho mỗi model
sản phẩm.

Ví dụ như dòng thiết bị cắt sét type 1 DS254E của CITEL như bên dưới được phân ra thành nhiều
model khác nhau:

Vậy các tham số "AC system" đó là gì ? xin giới thiệu sơ lược về các mạng điện như bên dưới để
tham khảo trước khi chọn và lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền được phù hợp nhất. 

I. Ý nghĩa về tên gọi các mạng điện TT, IT, TN

Các mạng cung cấp điện hạ áp được xây dựng theo các quy chuẩn về số lượng dây dẫn, nhiệm vụ
của mỗi dây và sự “liên hệ với đất” (nối đất) của hai thành phần trên mạng điện là
 Điểm trung tính của nguồn cấp điện được nối đất như thế nào ?
 Vỏ kim loại của thiết bị tiêu thụ điện được nối đất bằng cách gì ?

Như vậy chúng chỉ khác nhau ở vấn đề kết nối tiếp đất của các chủ thể trên hệ thống nên chúng ta
có thể gọi chung là mạng điện nối đất. Theo các quy chuẩn trên thế giới đã quy định có 3 loại
gồm TT, IT và TN, mạng TN lại chia làm các dạng riêng là TN-C, TN-S và TN-C-S.

Các ký hiệu mạng điện như trên sẽ gồm 2, 3 hoặc 4 chữ cái đầu của từ
tiếng Pháp như sau:

Chữ thứ nhất: thể hiện sự liên hệ với đất của điểm trung tính cấp nguồn:

 T (Terre) - điểm trung tính trực tiếp nối đất.


 I (Isolé) - điểm trung tính cách ly với đất hoặc nối đất qua một trở kháng lớn (hàng ngàn ôm).

Chữ thứ hai: thể hiện sự liên hệ với đất của vỏ kim loại thiết bị điện sử dụng:

 T (Terre)- vỏ kim loại của thiết bị điện nối đất trực tiếp.
 N (Neutral)- vỏ kim loại của thiết bị điện nối với dây trung tính N.

Chữ thứ ba: thể hiện sự liên hệ của dây trung tính và dây tiếp đất bảo vệ PE (Protective Earthing)

 S (Séparé) – dây trung tính và dây PE tách rời nhau.


 C (combiné) - dây trung tính và dây PE kết hợp chung.

Tất cả các vỏ kim loại của thiết bị điện được nối với nhau bằng dây PE, dây PE được nối tiếp đất tại
nơi sử dụng điện (trong sơ đồ TT & IT) hoặc với điểm trung tính (đã được nối đất) của nguồn (trong
sơ đồ TN).

2. Mạng điện IT

 I : điểm trung tính cách ly với đất hoặc nối đất qua một trở kháng lớn (hàng ngàn Ohm)
 T : vỏ kim loại của thiết bị điện được nối trực tiếp với đất ở nơi sử dụng

Như vậy mạng điện IT có thể gọi chung là mạng trung tính cách ly và tiếp đất bảo vệ tại
chỗ. Trong sơ đồ này dây trung tính không được nối đất hoặc nối qua một trở kháng lớn (hàng ngàn
Ohm) ở nguồn cấp điện, các thiết bị điện sử dụng đều được nối đất ở nơi sử dụng cho vỏ hoặc
khung kim loại của chúng. Sơ đồ mô phỏng kết nối như hình 1 và 2:
 

Ưu nhược điểm của mạng IT

o Có khả năng bảo vệ chống hoả hoạn tốt nhất;


o Có thể cung cấp điện liên tục tốt nhất vì trong mạng IT khi có 1 điểm chạm vỏ thì dòng điện
sự cố rất nhỏ, không gây nguy hiểm, nên không bắt buộc phải cắt nguồn cung cấp điện. Nếu
quản lý tốt, giải trừ kịp thời điểm sự cố chạm vỏ thì khả năng xảy ra đồng thời 2 điểm chạm
vỏ ở 2 pha khác nhau là rất thấp, như vậy mức độ liên tục cung cấp điện cao hơn, đồng thời
các hậu quả khác gắn liền với dòng điện sự cố cũng không đáng kể.
o Đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ chống nhiễu điện từ;
o Trong thực tế triển khai, vận hành yêu cầu phải có đội ngũ quản lý chặt chẽ, thường xuyên,
có khả năng giải quyết sự cố kịp thời.
Phạm vi áp dụng của mạng IT

o Mạng IT có ưu điểm là đảm bảo cấp điện liên tục cao, nên sử dụng trong các công trình yếu
cầu cao về mặt liên tục cung cấp điện, vd: hầm mỏ, bệnh viện, …
o Trong mạng điện IT khuyến nghị không nên có dây trung tính, trừ trường hợp thiết bị sử
dụng điện dùng điện áp pha có trung tính.

3. Mạng điện TT

 T - điểm trung tính trực tiếp nối đất


 T - vỏ kim loại của thiết bị điện nối đất trực tiếp

Mạng điện TT là mạng trung tính nối đất và tiếp đất bảo vệ tại chỗ. Trong hệ thống điện 3 pha sẽ
gồm 4 dây (3 dây pha L + 1 dây trung tính N), trong đó dây trung tính sẽ được nối trực tiếp với hệ
thống tiếp đất ở ngoài trước khi cấp cho các thiết bị điện. Các dây bảo vệ PE cho vỏ máy sẽ được
nối tiếp đất riêng lẻ tại chỗ.

Ưu nhược điểm của mạng TT

o Có khả năng bảo vệ chống hoả hoạn tương đối tốt;


o Khả năng cung cấp điện liên tục: không có, vì khi có sự cố chạm đất 1 pha sẽ trở thành sự
cố ngắn mạch 1 pha. Thiết bị bảo vệ quá dòng và dòng rò đều tác động ngắt nguồn điện
ngay lập tức;
o Đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ chống nhiễu điện từ;
o Là mạng điện đơn giản trong thiết kế, lắp đặt, ít khó khăn nhất trong vận hành, không hạn
chế chiều dài mạch điện, khả năng mở rộng không hạn chế.
Phạm vi áp dụng của mạng TT

o Mạng TT áp dụng tốt nhất cho các công trình không có sự giám sát kỹ thuật một cách chặt
chẽ và có thể phải mở rộng trong tương lai. Trong thực tế mạng TT là đơn giản nhất, áp
dụng phổ biến nhất;
o Đối với các công trình lấy điện trực tiếp từ lưới phân phối công cộng hạ áp (vd: nhà phố, các
cơ sở kinh doanh, sản xuất nhỏ, …): lưới phân phối công cộng hạ áp là lưới 3 pha - 4 dây (3
dây pha + 1 dây trung tính), điểm trung tính của lưới được nối đất trực tiếp nên mạng điện
thích hợp nhất để sử dụng là TT.

4. Mạng điện TN

 T - điểm trung tính trực tiếp nối đất;


 N - vỏ kim loại của thiết bị điện nối với điểm trung tính N của nguồn cấp điện (điểm này đã
được nối đất trực tiếp).

Như vậy TN là mạng điện trung tính và tiếp đất bảo vệ chung nối đất. Trong hệ thống điện 3 pha
này sẽ gồm 4 đây (3 dây pha L và 1 trung tính N) hoặc 5 dây (có thêm dây PE), trong đó dây trung
tính sẽ được nối trực tiếp với hệ thống tiếp đất ở đầu nguồn trước khi cấp cho các thiết bị điện. Dây
nối đất bảo vệ PE của vỏ máy sẽ nối dây trung tính.

Do việc cùng sử dụng chung 1 điểm tiếp đất ở đầu nguồn nên để an toàn hơn, mạng điện TN lại
chia làm 3 dạng TN-C, TN-S và TN-C-S để áp dụng.

4.1. Mạng điện TN-C

 T - điểm trung tính trực tiếp nối đất


 N - vỏ kim loại của thiết bị điện nối với điểm trung tính N của nguồn cấp điện (điểm này đã
được nối đất trực tiếp)
 C - dây trung tính và dây PE dùng chung một dây

Như vậy TN-C là mạng điện trung tính nối đất cùng dây bảo vệ đi chung. Trong hệ thống điện 3
pha này sẽ gồm 4 đây (3 L + PEN), trong đó dây trung tính sẽ được nối trực tiếp với hệ thống tiếp
đất ở đầu nguồn trước khi cấp cho các thiết bị điện. Dây nối đất bảo vệ PE của vỏ máy sẽ được nối
tiếp đất tại chổ, đồng thời nối với điểm trung tính, do đó, dây thứ 4 của hệ thống điện vừa làm nhiệm
vụ nối đất bảo vệ lẫn trung tính nên được gọi là dây PEN.
 

Trong mạng điện TN-C, dây PEN cần được nối đất lặp lại càng nhiều càng tốt. Đối với nhà cao tầng,
thực tế là không thể thực hiện đuợc việc nối đất lặp lại như trên, thay vào đó việc nối dây PEN với
các kết cấu kim loại của công trình, vừa tạo ra mạng liên kết đẳng thế, vừa có tác dụng tương tự
như nối đất lặp lại;

Trong mạng điện TN-C có các yêu cầu cấm thực hiện như: không được lắp đặt thiết bị cắt trên dây
trung tính, không được sử dụng cho mạng điện tiết diện dây dẫn nhỏ hơn 10mm2 nếu là dây đồng
hoặc 16mm2 nếu là dây nhôm, không được sử dụng cho các ổ cắm điện để cắm các dây mềm cung
cấp điện cho các thiết bị lưu động.

Trong mạng điện TN-C, khi thiết bị điện làm việc bình thường luôn có dòng điện không cân bằng đi
trong dây trung tính và các kết cấu kim loại của công trình, chảy qua các đường ống ga, ống
nước .v.v. dẫn đến các hệ quả như:  nguy cơ hỏa hoạn cao, các bộ phận kim loại chóng bị ăn mòn
điện hóa và gây ra nguồn nhiễu điện từ.

Ưu nhược điểm của mạng TN-C

o Tiết kiệm nhất trong triển khai do bớt được một sợi dây.
o Có khả năng gây ra hoả hoạn rất lớn, nên mạng này tuyệt đối cấm không được dùng tại
những nơi có nguy cơ hoả hoạn cao (như kho chứa nhiên liệu, xưởng chế biến nguyên liệu
dễ cháy….).
o Không đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục, vì khi có sự cố chạm đất 1 pha sẽ trở
thành sự cố ngắn mạch 1 pha, thiết bị bảo vệ quá dòng và dòng rò đều tác động ngắt nguồn
điện ngay lập tức.
o Yêu cầu về bảo vệ chống nhiễu điện từ trong mạng TN–C: ngay trong chế độ làm việc bình
thường, cũng có dòng điện không cân bằng đi trong dây PEN, điều này gây nhiễu điện từ
thường xuyên, các sóng điều hoà bậc ba phát sinh, có thể ảnh hưởng đến các thiết bị nhạy
cảm khác (thiết bị xử lý thông tin, ...).
o Trong thực tế triển khai, vận hành: nếu có sử dụng thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư, cũng
đạt như mạng TT. Nếu không sử dụng thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư thì phải kiểm tra
chiều dài mạch điện và khả năng mở rộng bị hạn chế.

Phạm vi áp dụng của mạng TN-C

o Mạng TN-C có nhiều nhược điểm như đã nêu ở trên nên khi sử dụng phải rất thận trọng,
tính toán kỹ lưỡng, tuy rằng sơ đồ này vốn đầu tư ít nhất.
o Tuyệt đối cấm không được dùng tại những nơi có nguy cơ hoả hoạn cao (như kho chứa
nhiên liệu, xưởng chế biến nguyên liệu dễ cháy….).
o Trong thực tế rất hiếm khi áp dụng mạng điện này do e ngại về vấn đề an toàn.

4.2. Mạng điện TN–S

 T - điểm trung tính trực tiếp nối đất


 N - vỏ kim loại của thiết bị điện nối với điểm trung tính N của nguồn cấp điện (điểm này đã
được nối đất trực tiếp)
 S - dây trung tính và dây PE tách riêng nhau

Như vây TN-S là mạng điện trung tính nối đất cùng dây bảo vệ đi riêng. Trong hệ thống điện 3
pha này sẽ gồm 5 đây (3 L + N + PE). Trong đó dây trung tính N và dây bảo vệ PE sẽ được nối đất
chung ở đầu nguồn, nhưng 2 dây sẽ đi riêng đến các tải tiêu thụ, vỏ máy của thiết bị điện sử dụng
sẽ được nối với dây PE và nối với tiếp đất lân cận (tiếp đất lặp lại). Sơ đồ mô tả kết nối của mạng
TN-S như Hình 5.
Ưu nhược điểm của mạng TN-S

o Về mặt bảo vệ chống hỏa hoạn đã được cải thiện hơn nhiều so với mạng TN–C, nhưng vẫn
cần phải giám sát chặt chẽ.
o Khả năng cung cấp điện liên tục: không có, vì khi có sự cố chạm đất 1 pha sẽ trở thành sự
cố ngắn mạch 1 pha, thiết bị bảo vệ quá dòng và dòng rò đều tác động ngắn nguồn điện
ngay lập tức.
o Đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ chống nhiễu điện từ nhưng khả năng gây nhiễu lớn hơn
mạng IT và TT do dòng điện sự cố chạm vỏ lớn hơn.

Phạm vi áp dụng của mạng TN-S

o  Mạng TN–S có thể áp dụng trong trường hợp công trình có sự quản lý kỹ thuật tốt và ít có
khả năng mở rộng trong tương lai.
o Đối với công trình được cung cấp điện từ một trạm biến áp trung / hạ thế riêng (nhà máy
công nghiệp, tòa nhà …) được đặt ngay trong khuôn viên hoặc gần sát công trình thì hệ
thống tiếp đất ở trạm sẽ được dùng chung cho dây trung tính N và PE, dây PE cũng sẽ nối
với các hệ thống tiếp đất lặp lại khác ở gần tải tiêu thụ.

4.3. Mạng điện TN-C-S

Đây là một mạng điện đặc biệt, là sự kết hợp và chuyển đổi theo yêu cầu sử dụng, chúng có thể
được áp dụng trong một mạng điện phân phối nội bộ rất lớn. Phần trước của mạng điện là theo sơ
đồ TN-C là 3 pha 4 dây (3L+PEN), phần sau của mạng điện chuyển sang sơ đồ TN–S là 3 pha 5
dây (3L+N+PE). Sơ đồ mô tả kết nối của mạng TN-S như Hình 6.
Như vậy, khi lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền cho một hệ thống điện nào đó, chúng ta cần quan
sát và tìm hiểu xem công trình đang sử dụng loại mạng điện nào để từ đó chọn các model phù hợp
nhằm tối ưu hóa tác dụng của SPD nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến mạng điện đang hoạt
động.

You might also like