You are on page 1of 13

1. Trình Bày Các Khái Niệm Sau ?

Điện áp tiếp xúc Utx:


Là điện áp giữa 2 điểm trên đường đi của dòng điện qua cơ thể người ( hay chính là điện áp đặt trên cơ thể người
khi người tiếp xúc điện)
Tổng trở cơ thể người:
Là trị số của điện trở khi đo giữa hai điện cực đặt ở cơ thể con người.
Tổng trở được chia làm 2 phần:
Điện trở bên ngoài cơ thể (trên lớp da )
Điện trở bên trong cơ thể
2. Trình bày các hiểu biết liên quan đến hiện tượng dòng điện tản vào trong đất?
- Phân bố điện thế trên mặt đất: Phân bố điện thế theo hình hyperpol. Càng xa điểm chạm đất, điện thế sẽ càng nhỏ
- Sự hình thành điện áp tiếp xúc và điện áp bước và sự nguy hiểm: Trường hợp người tiếp xúc điện gián tiếp, thì
người sẽ chịu điện áp tiếp xúc được hình thành do sự chênh lệch điện thế giữa bộ phận người chạm vào vỏ thiết bị
và bộ phận chạm đất (thông thường là tay với chân). Giá trị điện áp tiếp xúc càng xa điểm chạm đất thì càng lớn !!!
- Nhận xét về sự nguy hiểm của các điện áp tiếp xúc và điện áp bước này
Nếu người ko có tiếp xúc điện trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn có điện áp đặt lên người nếu người đứng trong khu
vực phân bố điện thế của dòng điện chạm đất. Điện áp này thông thường được thiết lập do sự chênh lệch điện thế
giữa 2 bước chân, nên còn được gọi là điện áp bước. Điện áp bước càng xa điểm chạm đất thì càng nhỏ
3. Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới sự nguy hiểm của dòng điện đi qua cơ thể
người (giải thích ngắn gọn đối với mỗi yếu tố được nêu) ?
Các yếu tố gây nguy hiểm cho người khi bị điện giật
 Loại và giá trị của dòng điện đi qua cơ thể người (Ing):
Qua thực nghiệm và những phân tích nêu ở trên ta xác định được rằng cường độ dòng điện nguy hiểm đối với cơ
thể người là:
o Điện một chiều: Ing nguy hiểm = 100 mA (0,1 A).
o Điện xoay chiều: Ing nguy hiểm = 50 mA (0,05 A).
Với những giá trị nêu trên nguy cơ gây tử vong cho người là rất lớn.
Dòng điện được coi là an toàn cho người lấy trị số bằng 1/2 Ing nguy hiểm:
o Điện 1 chiều: I at = 50 mA (0,05 A).
o Điện xoay chiều: I at = 25 mA (0,025 A).
 Thời gian dòng điện đi qua người càng lâu càng nguy hiểm. Với giá trị dòng điện 0,1 A qua người trong
thời gian 2 giây có thể gây chết người. Dòng điện nhỏ nhưng thời gian dài vẫn rất nguy hiểm.
 Tần số của dòng điện qua người nguy hiểm khoảng từ 25 đến 100 Hz.
Tần số công nghiệp (50 – 60 Hz) rất nguy hiểm. Tần số cao ít nguy hiểm hơn vì lúc đó dòng điện chỉ đi ở ngoài da,
có thể gây bỏng bề mặt da. Tần số 1000 Hz trở lên ít nguy hiểm hơn.
 Đường đi của dòng điện qua cơ thể người nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi qua tim và não. Xem bảng
thống kê dưới đây:
Đường đi của dòng điện qua người Tỷ lệ dòng điện đi qua tim
Từ tay qua tay 3,3
Từ tay phải qua chân 3,7
Từ tay trái qua chân 6,7
Từ chân qua chân 0,4
Từ đầu qua chân 6,8
Từ đầu qua tay 7,0
Các trường hợp thường hay xảy ra là tiếp xúc bằng tay vào vật mang điện, trong đó trường hợp nguy hiểm nhất là
từ tay trái qua chân.
4. Nêu các tác động của dòng điện đối với cơ thể người ?
- Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ quan nội
tạng khác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng.
- Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng hữu cơ
dẫn đến phá huỷ thành phần hoá lý của máu và các tế bào.
- Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống dẫn đến
co rút các bắp thịt trong đó có tim và phổi. Kết quả có thể đưa đến phá hoại,
thậm chí làm ngừng hẳn hoạt động hô hấp và tuần hoàn.
Các nguyên nhân chủ yếu gây chết người bởi dòng điện thường là tim phổi
ngừng làm việc và sốc điện

5. Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của nối đất an
toàn ?
Nối đất an toàn: Thực hiện nối các phần tử bình thường không mang điện áp (thường là vỏ máy, khung máy, chân
sứ,…) với hệ thống nối đất nhằm đảm bảo an toàn cho người tiếp xúc với các phần tử này khi vì lý do nào đó
(thường là cách điện bị hỏng) chúng có điện.
Mục đích để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ phận có mang điện áp
Ý nghĩa: Khi cách điện giữa pha và phần tử bình thường không mang điện bị hỏng, nối đất sẽ duy trì 1 điện áp giữa
các phần tử này với đất nhỏ sẽ an toàn cho người chạm phải.
Phạm vi ứng dụng:
- Thiết bị điện áp dưới 1000v cần xác định chế độ làm việc trung tính. Khi trung tính cách điện đối với đất thì dùng
nối đất mới thuận lợi
+110V (65V-150V) chỉ cần nối đất cho các th sau:
Nhà có nguy hiểm đặc biệt
Nhà có khả năng cháy nổ
Thiết bị ngoài trời
-trên 1000V phải sd
6. Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của nối dây
trung tính bảo vệ ?

7. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của áptômát chống giật (RCCB) 1
pha ? Dòng khởi động của RCCB được xác định như thế nào ?
Nguyên lý: cho dây mát và dây lửa đi qua 1 biến dòng lõi sắt hình xuyến. Theo nguyên lý làm việc của dòng điện
đi qua ở dây nóng và trở về ở dây mát. Từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều
nhau. Trong trường hợp 2 dòng điện bằng nhau thì từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau.
Nếu phát hiện điện áp qua 2 dây bị dò và dòng điện trên 2 dây nhau thì hai từ trường được sinh ra trong lõi sắt cũng
khác nhau, từ đó xuất hiện dòng điện ở cuộn thứ cấp. Dòng này đưa vào role dòng so lệch để kiểm tra xem có độ
lớn hơn dòng dò an toàn ở mức cho phép hay không. Nếu lớn hơn role dòng so lệch sẽ cấp tín hiệu để mở tiếp điểm
công suất ngắt điện khỏi tải

8. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của áptômát chống giật (RCCB) 3
pha ? Dòng khởi động của RCCB được xác định như thế nào ?

1. Bộ phận đóng cắt mạch: chức năng chính là bảo vệ chống quá tải và chống ngắn mạch. Chúng có cấu tạo và
nguyên lý hoạt động tương tự như CB.
2. Bộ chức năng đóng dòng điện rò: bộ phận này có 2 cơ cấu là cơ cấu phát hiện dòng điện rò. Và cơ cấu so
sánh khuếch đại dòng điện rò.
Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát (và ngược lại: ra dây mát về dây nóng) là ngược chiều
nhau. Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến
dòng = 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt
khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào IC để
kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn ví dụ là 15mA thì IC sẽ cấp điện cho Triac cấp điện
cho cuộn hút của Aptomat. Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC
phức tạp và chi phí cao) mà dùng ngay lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt
aptomat.
9. Trình bày phạm vi ứng dụng của áptômát chống giật trong các loại mạng
điện TT, IT TN ?
10. Mạng điện TN là mạng điện gì ? Giải thích ngắn gọn tại sao sơ đồ TN-C
không được đứng sau sơ đồ TN-S ?
Mạng điện TN
 T - điểm trung tính trực tiếp nối đất;
 N - vỏ kim loại của thiết bị điện nối với điểm trung tính N của nguồn cấp điện (điểm này đã được nối đất
trực tiếp).
Như vậy TN là mạng điện trung tính và tiếp đất bảo vệ chung nối đất. Trong hệ thống điện 3 pha này sẽ gồm 4
đây (3 dây pha L và 1 trung tính N) hoặc 5 dây (có thêm dây PE), trong đó dây trung tính sẽ được nối trực tiếp với
hệ thống tiếp đất ở đầu nguồn trước khi cấp cho các thiết bị điện. Dây nối đất bảo vệ PE của vỏ máy sẽ nối dây
trung tính.
Do việc cùng sử dụng chung 1 điểm tiếp đất ở đầu nguồn nên để an toàn hơn, mạng điện TN lại chia làm 3 dạng
TN-C, TN-S và TN-C-S để áp dụng.
Lưu ý:
¤ Sơ đồ TN-C không được đứng sau sơ đồ TN-S vì khi gặp sự cố ở dây trung tính ở giữa 2 sơ đồ thì tất các
vỏ thiết bị của sơ đồ TN-C ở phía sau sẽ không được nối đất bảo vệ  rất nguy hiểm

Câu 11 Mạng điện TT là mạng điện gì ? Trình bày các ưu, nhược điểm của mạng điện này ?
Câu 12 Mạng điện IT là mạng điện gì ? Trình bày các ưu, nhược điểm của mạng điện này ?
Câu 13 Mạng điện TN là mạng điện gì ? Trình bày các ưu, nhược điểm của mạng điện này ?
14. Mạng điện có điện dung lớn là mạng điện như thế nào ? Trình bày sự nguy
hiểm của mạng điện có điện dung lớn.
Khái niệm: Với những mạng đường dây cáp, đường dây trên không điện áp lơn hơn 1000V và mạng điện có điện
áp nhỏ hơn 1000V có nhiều nhánh sẽ có điện dung đối với đất. gọi là mạng điện có điện dung lớn.

15. Phân tích an toàn điện trong trường hợp người chạm vào dây trung tính có
nối đất của mạng điện đơn giản xoay chiều 1 pha ?
16. Trình bày trình tự phân tích an toàn trong trường hợp người tiếp xúc điện ở
mạng điện bất kỳ ?
17. Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp ?
Việc cần làm đầu tiên khi cấp cứu người bị điện giật chính là:
 Ngắt cầu dao điện, rút chui điện.
 Dùng vật cách điện như cây khô, nhựa mũ... tách dòng điện ra khỏi nạn nhân
Nếu nạn nhân bị điện giật trên cao thì chuẩn bị đồ để đón nạn nhân rơi xuống. Trong
trường hợp mất an toàn điện, phải khẩn cấp báo điện lực xử lý .
Nạn nhân tắc thở
Đặt nạn nhân nằm ngửa ,chỗ khô ráo thoáng khí, sau đó nới rộng quần áo, dây thắt
lưng, tiến hành lấy đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra và hồi sức tim phổi cho nạn
nhân như sau:
 Đặt lòng bàn tay vào 1/3 dưới xương ức, tay thẳng góc với xương ức, nhồi tim tần số
60 đến 100 lần/phút, không được ngừng ép tim quá 10 giây
 Nhấn độ sâu khoảng 4 đến 6 cm
 Sau 10 lần ép tim thổi sâu mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần
 Cấp cứu như thế liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất
để được cấp cứu chuyên sâu như sốc điện, thuốc, máy kích tạo nhịp tim...
Trường hợp nạn nhân tỉnh, da niêm hồng, mạch rõ
 Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh
chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.
 Giữ ấm cho nạn nhân
Trường hợp nạn nhân mất tri giác
 Da niêm hồng, mạch rõ, tự thở tốt
Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng
đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.
 Nạn nhân thở yếu, thở hước, da niêm nhợt, mạch không bắt được
Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng
đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.
Trong quá trình cấp cứu người bị điện giật, không nên:
 Hốt hoảng, mất bình tĩnh
 Không nên tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân nếu chưa đảm bảo được cách điện an
toàn
 Không nên cạo gió, thoa dầu mỡ vào nạn nhân
 Không được đổ nước, đắp bùn vào người nạn nhân
18. Thiết bị như hình dưới đây được gọi là gì và có chức năng gì ? Trình bày ý nghĩa của các thông số kỹ
thuật ghi trên vỏ của thiết bị ?

Aptomat chống giật RCCB (Residual Current Circuit Breaker): RCCB Legrand
TX3 . là loại Aptomat chống giật chỉ có khả năng chống rò dòng và đóng cắt điện
khi có người bị giật mà không có khả năng đóng cắt khi mạch điện gặp các sự
cố quá tải cao.
Số cực: 2
Dòng định mức: 40A
Dòng dò tác động: 40mA
Điện áp định mức: 230V AC

là loại Aptomat chống giật chỉ có khả năng chống rò dòng và đóng cắt điện khi
có người bị giật mà không có khả năng đóng cắt khi mạch điện gặp các sự cố
quá tải cao
Câu 19 Trình bày ý nghĩa của việc nối đất điểm trung tính của mạng điện ?
Khi dùng bảo vệ nối dây trung tính dây trung tính sẽ được nối đất ở đầu nguồn (nối đất làm việc) và nối đất lặp lại
trong từng đoạn của mạng (nối đất lặp lại)
Bảo vệ nối dây trung tính không thể dùng được nếu dây trung tính không nối đất vì nếu xảy ra chạm đất ở chỗ nào
đấy sẽ làm cho vỏ thiết bị nối với dây trung tính có điện áp gần bằng điện áp pha
Câu 20 Phân tích an toàn trong mạng điện đơn giản khi mạng điện cách điện đối với đất ?

You might also like