You are on page 1of 78

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: DÂY KHÔNG BẢO VỆ VÀ HỆ THỐNG CHỐNG
SÉT CHO CĂN HỘ
NGHỀ ĐÀO TẠO: ĐIỆN CÔNG NGIỆP
(Áp dụng cho trình độ: Trung cấp)

LƯU HÀNH NỘI BỘ


NĂM 2017
Lời nói đầu
Việc tổ chức biên soạn giáo trình phục vụ cho đào tạo là một sự cố gắng lớn của
nhà trường và các giáo viên nhằm từng bước thống nhất nội dung dạy và học cho
các giáo viên trong tổ bộ môn.
Nội dung của của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội
dung giảng dạy của các giáo viên, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Giáo trình được biên soạn có nhiều hình ảnh thực tế phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh có trình độ văn hóa 9/12 trở lên, dễ hiểu bổ sung nhiều kiến
thức mới mở rộng thêm cho nội dung bài học
Giáo trình được trình bày gồm 8 bài:
Bài 1 : Khái niệm an toàn điện
Bài 2 : Các biện pháp an toàn điện
Bài 3: Thiết bị nối đất và tính toán điện trở nối đất
Bài 4 : Một số khái niệm liên quan đến chống sét
Bài 5: Các thiết bị chống sét đánh thẳng
Bài 6: Các biện pháp chống sét đánh thẳng
Bài 7: Các biện phấp chống tác dụng thứ cấp của sét
Bài 8: Tính toán điện trở tản của vật nối đất chống sét
Bạn đọc và các giáo viên trong trường có thể tìm thấy nhiều điều bổ ích trong cuốn
giáo trình này.
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Hy vọng nhận được sự góp ý của các giáo viên trong
trường và bạn đọc để những giáo trình được biên soạn tiếp có chất lượng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu

Bài 1 : Khái niệm an toàn điện Trang


1. Tác dụng nguy hiểm của dòng điện khi đi qua người và phân 5
loại nhà theo an toàn điện
2. Phân loại mạng điện theo kiểu nối đất điểm trung tính của nguồn
điện
3. Khái niệm về điện trở tản của vật nối đất, điện áp tiếp xúc và
điện áp bước.
Bài 2 : Các biện pháp an toàn điện
1. Nối vỏ hoặc thân kim loại của các thiết bị điện với dây trung tính
2. Nối vỏ hoặc thân kim loại của các thiết bị điện với đất.
3. Kết hợp nối đất, vỏ hoặc thân kim loại của thiết bị điện với dùng
máy cắt so lệch
Bài 3: Thiết bị nối đất và tính toán điện trở nối đất
1. Thiết bị nối đất.
2. Tính toán điện trở nối đất của thiết bị nối đất
3. Chọn thiết bị nối đất.
4. Kiểm tra
Bài 4 : Một số khái niệm liên quan đến chống sét
1. Sự hình thành của sét và các thông số chính của dòng điện sét
2. Tác dụng của sét
Bài 5: Các thiết bị chống sét đánh thẳng
1. Cột thu sét và phạm vi bảo vệ của cột thu sét
1. 2. Dây thu sét và phạm vi bảo vệ của dây thu sét
3. Lưới thu sét
Bài 6: Các biện pháp chống sét đánh thẳng
1. 1. Đối với công trình cấp 1
2. 2. Đối với công trình cấp 2
3. 3. Đối với công trình cấp 3
4. 4. Phương pháp lắp đặt và lắp đặt hệ thống
5. Kiểm tra
Bài 7: Các biện phấp chống tác dụng thứ cấp của sét
1. Chống cảm ứng tĩnh điện của sét
2. Chống cảm ứng điện từ của sét
3. Chống sự xâm nhập điện áp cao của sét từ ngoài vào công trình
Bài 8: Tính toán điện trở tản của vật nối đất chống sét
1. Yêu cầu chung khi nối dây mạch phân
nhánh và mạch chính
2. Các bước nối dây mạch phân nhánh
3. Các bước nối dây mạch chính
4. Đấu nối dây dẫn mạch phân nhánh và mạch chính
5. Kiểm tra
BÀI 1: KHÁI NIỆM AN TOÀN ĐIỆN

1. Tác dụng nguy hiểm của dòng điện khi đi qua người và phân loại nhà theo
an toàn điện
Khi tiếp xúc với mạng điện sẽ có dòng điện chạy qua cơ thể con người và
người sẽ chịu tác động của dòng điện. Có thể chia tác động của dòng điện đối với
cơ thể con người ra làm hai loại:
1.1 Tác dụng nguy hiểm của dòng điện khi đi qua người
1.1.1 Tác động kích thích:
Phần lớn các trường hợp chết người vì điện giật là do tác động kích thích gây
nên. Đặc điểm của nó là dòng điện qua người bé (25 100mA), điện áp đặt vào
người không lớn lắm, thời gian dòng điện đi qua người tương đối ngắn (vài giây).
Khi người mới chạm vào điện, vì điện trở của người lớn, dòng điện qua người bé,
tác động của nó chỉ làm bắp thịt tay, ngón tay co quắp lại. Nếu nạn nhân không rời
khỏi vật mang điện thì điện trở của người giảm dần và dòng điện đi qua người tăng
lên, hiện tượng co quắp tăng lên. Thời gian tiếp xúc với điện càng lâu càng nguy
hiểm vì người không còn khả năng tự tách ra khỏi vật mang điện dẫn đến tê liệt
tuần hoàn máu qua tim và hô hấp. Một đặc điểm của tác động kích thích là không
thấy rõ chỗ dòng điện vào người và người bị nạn không có thương tích.
1.2.1 Tác động chấn thương:
Tác động chấn thương thường xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp cao. Khi
người đến gần vật mang điện (6KV trở lên), tuy chưa chạm phải nhưng vì điện áp
cao sinh ra hồ quang điện. Dòng điện hồ quang chảy qua người tương đối lớn. Do
phản xạ tự nhiên của người rất nhanh, ngay lúc ấy người có khuynh hướng tránh xa
vật mang điện, kết quả là hồ quang chuyển qua vật nối đất gần đấy, vì vậy dòng
điện qua người trong thời gian rất ngắn, tác động kích thích không gây tê liệt tuần
hoàn máu và hô hấp, nhưng người bị nạn có thể bị chấn thương hay chết do bị đốt
cháy da thịt.
Hồ quang điện sinh ra do thao tác các máy cắt, các cầu dao có phụ tải lớn,
hay khi ngắn mạch…Nhiệt độ tia hồ quang rất lớn (3000  6000oC), nếu người
đứng gần vùng tác dụng của hồ quang sẽ bị tai nạn do hồ quang điện gây ra. Một
phần cơ thể bị huỷ hoại, vết thương do hồ quang gây ra thường sâu và khó chữa.
Cũng có trường hợp điện giật, tuy dòng điện chưa trực tiếp làm tổn thương
hay chết người nhưng do co giật hay hoảng hốt mà nạn nhân rơi từ trên cao xuống
đất nên bị chấn thương hay chết.
* Những yếu tố chính xác định tình trạng nguy hiểm của người khi bị điện
giật:
Dòng điện chạy qua cơ thể con người sẽ làm co giật các bắp thịt, phá hoại
các quá trình sinh lý bên trong cơ thể dẫn đến tê liệt thần kinh, tê liệt tuần hoàn
máu, hô hấp. Tính chất tác hại của dòng điện và hậu quả của nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Trị số của dòng điện giật, điện trở của cơ thể con người, đường đi của
dòng điện qua cơ thể con người, thời gian tác dụng của dòng điện, môi trường xung
quanh và tình trạng sức khoẻ cơ thể người.
- Điện trở của người:
Cơ thể con người có thể coi như một điện trở. Lớp sừng trên da (dày 0,05 
0.08 mm) có điện trở lớn nhất, xương cũng có điện trở tương đối lớn, còn thịt và
máu có điện trở bé. Khi người tiếp xúc vào vật mang điện, nếu da khô ráo, không
có thương tích gì thì điện trở của người có thể đến 10000 Ω đến 100000Ω. Nếu mất
lớp sừng trên da thì điện trở của người còn khoảng (800  1000)Ω. Điện trở của
người không phải là trị số cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu
là tình trạng của da (da sạch hay bẩn, khô hay ẩm), chiều dày lớp sừng, diện tích và
áp suất tiếp xúc, điện áp và tần số dòng điện, trạng thái thần kinh của người. Thời
gian tác dụng của dòng điện càng lâu, điện trở của người giảm xuống vì da càng bị
nóng, mồ hôi ra càng nhiều.
- Trị số dòng điện qua người
Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng, nguy hiểm đối với người là do dòng
điện chạy qua người. Qua kết quả phân tích các tai nạn về điện xảy ra trên thực tế
đã rút ra được tác động của dòng điện đối với cơ thể con người như sau:
Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người
Dòng điện
Dòng điện xoay chiều tần số
(mA) Dòng điện một chiều
50  60 Hz
0,5  1,5 Bắt đầu thấy tê ngón tay Không có cảm giác
23 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác
Đau như kim đâm và thấy
57 Bắp thịt tay co lại và rung
nóng
Tay khó rời vật mang điện nhưng
8  10 có thể rời được, ngón tay, khớp tay, Nóng tăng lên rất mạnh
bàn tay cảm thấy đau
Tay không thể rời vật mang điện, Nóng tăng lên và có hiện
20  25
đau tăng lên, khó thở. tượng co quắp.
Rất nóng, các bắp thịt co
50  80 Hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh
quắp, khó thở
Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây
90  100 Hô hấp bị tê liệt
thì tim bị tê liệt và ngừng đập
Từ bảng trên ta thấy rằng, với một trị số dòng điện nhất định , sự tác động
của nó vào cơ thể con người hầu như không thay đổi. Trong điều kiện bình thường
với tần số 50 Hz dòng điện xoay chiều an toàn đối với người phải bé hơn 10 mA,
còn dòng điện một chiều phải bé hơn 50 mA.
- Thời gian điện giật:
Khi thời gian dòng điện chạy qua người tăng lên, do ảnh hưởng phát nóng,
lớp sừng trên da có thể bị chọc thủng làm cho điện trở của người giảm xuống do đó
dòng điện qua người tăng lên và càng nguy hiểm.
Khi dòng điện qua người trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ
thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ co giãn của tim khoảng một giây, trong
thời gian đó khoảng 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co giãn). Ở thời
điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện qua nó. Nếu thời gian dòng điện lớn hơn
1 giây thì thế nào cũng trùng với thời điểm tim nghỉ nói trên. Thí nghiệm cho thấy
rằng dù dòng điện lớn (gần 10A) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của
tim thì cũng không nguy hiểm gì.
Căn cứ vào những lý luận trên chúng ta có thể giải thích tại sao ở các mạng
điện cao áp như 110 KV, 35 KV, 60 KV, 6 KV…tai nạn do điện gây ra rất ít dẫn
đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Với điện áp cao, dòng điện xuất
hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, nạn nhân chưa kịp chạm vào vật
mang điện thì hồ quang đã phát sinh và dòng điện qua rất lớn (có thể đến vài A).
Dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ
phòng thủ rất mãnh liệt và tránh xa vật mang điện, kết quả là hồ quang bị dập tắt
ngay hoặc chuyển sang vật dẫn điện gần đấy, dòng điện qua người chỉ tồn tại trong
khoảng vài phần của giây. Với thời gian ngắn như vậy rất ít khi làm cho tim ngừng
đập hay ngừng hô hấp. Ở vùng da bị đốt cháy sẽ tạo ra lớp cách điện của thân
người, lớp cách điện này ngăn cách dòng điện qua người rất hiệu quả. Tuy nhiên
không thể kết luận điện áp cao không gây nguy hiểm cho người vì dòng điện qua
người trong thời gian ngắn nhưng hồ quang điện có thể đốt cháy nghiêm trọng hoặc
làm chết người.
- Đường đi của dòng điện qua người
Tùy theo con đường dòng điện đi vào cơ thể con người mà mức độ nguy hiểm khác
nhau. Ta lấy dòng điện qua tim để đánh giá mức độ nguy hiểm của các con đường
dòng điện qua người. Điều chủ yếu là có bao nhiêu phần trăm dòng điện tổng qua
tim và cơ quan hô hấp. Thực nghiệm cho thấy:
+ Dòng điện đi từ tay sang tay có 3,3% dòng điện tổng qua tim.
+ Dòng điện đi từ tay trái sang chân có 6,7% dòng điện tổng qua tim.
+ Dòng điện đi từ tay phải sang chân có 3,7% dòng điện tổng qua tim.
+ Dòng điện đi từ chân sang chân có 0,4% dòng điện tổng qua tim.
Như vậy dòng điện nguy hiểm đối với con người phụ thuộc vào trường hợp bị điện
giật. Nguy hiểm nhất là trường hợp dòng điện đi từ tay trái xuống chân vì lượng
dòng điện qua tim là lớn nhất ( 6,7%). Tuy nhiên ta cũng không nên cho rằng dòng
điện đi từ chân sang chân là không nguy hiểm vì khi đó ta sẽ chịu một điện áp bước
giữa hai chân người các cơ bắp bị co rút lại làm chúng ta ngã xuống, lúc đó sơ đồ
mạch điện sẽ khác đi, mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn.
- Tần số dòng điện
Tần số dòng điện xoay chiều cũng có ảnh hưởng nhiều đến tai nạn về điện.
Qua nghiên cứu thấy rằng, với tần số 50 60 Hz là nguy hiểm hơn cả. Tần số càng
cao càng ít nguy hiểm. Tần số trên 500.000 Hz không giật nhưng có thể gây bỏng.
- Môi trường xung quanh
Nhiệt độ và đặc biệt là độ ẩm cũng có ảnh hưởng đến điện trở của người và các vật
cách điện, do đó cũng làm thay đổi dòng điện qua người.
Hiện nay ở nước ta điện đã được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, công
trường, nông trường, từ thành thị đến nông thôn, số người tiếp xúc với điện ngày
càng nhiều. Vì vậy vấn đề an toàn điện đang trở thành một trong những vấn đề
quan trọng của công tác bảo hộ lao động.
Thiếu các hiểu biết về an toàn điện, không tuân theo các quy tắc về kỹ thuật
an toàn điện có thể gây ra tai nạn. Khác với các loại máy cơ khí, nguy hiểm về điện
nhiều khi khó phát hiện được bằng giác quan như nghe, nhìn, ngửi mà chỉ có thể
biết được khi tiếp xúc với các phần tử mang điện, xong lúc đó có thể bị chấn
thương trầm trọng, thậm chí chết người. Chính vì thế cần hiểu những khái niệm cơ
bản về an toàn điện.
1.2 Phân loại xí nghiệp theo an toàn điện
Môi trường xung quanh như bụi, độ ẩm , nhiệt độ, …ảnh hưởng rất lớnđến tại
nạnđiện giật vì vậy theo quyđịnh an toànđiện các xí nghiệp (hay nơiđặt thiết bị
điện) được chia ra
Nơi (Xí nghiệp) nguy hiểm: Đó là nơi có một trong các yếu tố sau :
Ẩm (độ ẩm tương đốI của không khí vượt quá 75% trong thờI gian dài.
Có bụI dẫnđiện (bụI dẫn điện bám vào dây dẫn , hay lọt vào trong thiết bị điện)
Có nền,sàn nhà dẫn điện (sàn bằng kim loại, đất, bê tong cốt thép hoặc gạch)
- Có nhiệt độ cao (nhiệt độvượt quá 35 0C trong thờI gian dài hơn 1 ngày
đêm.
Những nơi mà ngườiđồng thời tiếp xúc với 1 bên là các kết cấu kim loại của nhà
cửa, máy móc, thiết bị…đã được nối đất và 1 bên là vỏ kim loạI của các thiết bị
điện.
b.Những nơi (Xí nghiệp) đặc biệt nguy hiểm là nơi có 1 trong các yếu tố sau:
Rất ẩm: độ ẩm tương đối của không khí xấp xỉ 100% (Trần, tường, sàn nhà và đồ
vật trong nhà có đọng sương)
Môi trường có hoạt tính hoá học: Thường xuyên hay trong thờI gian dàichứa hơi,
khí,chất lỏng có thể dẫn đến phá huỷ cách điện và các bộ phận mang điện của thiết
bị điện.
Đồng thời có từ hai hay nhiều hơn các yếu tố của nơi nguy hiểm đã kể ở trên, ví dụ
như vừa ẩm vừa có sàn nhà dẫn điện .
Nơi it nguy hiểm: Là nơi không thuộc 2 loại trên.

2. Phân loại mạng điện theo kiểu nối đất điểm trung tính của nguồn điện
2.1 Nối đất bảo vệ
a. Khái niệm chung
Bảo vệ nối đất là một trong những biện pháp bảo vệ an toàn cơ bản đã được áp
dụng từ lâu. Bảo vệ nối đất là nối tất cả các phần kim loại của thiết bị điện hoặc của
các kết cấu kim loại mà có thể xuất hiện điện áp khi cách điện bị hư hỏng với hệ
thống nối đất.
b. Mục đích, ý nghĩa của nối đất bảo vệ
- Mục đích: Bảo vệ nối đất nhằm bảo vệ an toàn cho người khi người tiếp xúc với
thiết bị đã bị chạm vỏ bằng cách giảm điện áp trên vỏ thiết bị xuống một trị số an
toàn.
- Chú ý: Ở đây ta hiểu chạm vỏ là hiện tượng một pha nào đó bị hỏng cách điện và
có sự tiếp xúc điện với vỏ thiết bị.
- Ý nghĩa: Để hiểu rõ ý nghĩa của bảo vệ nối đất ta xét mạng điện đơn giản sau
Giả sử thiết bị điện được nối vào mạch điện xoay chiều một pha (hay một
chiều) như hình vẽ. Vỏ của thiết bị được nối đất, nghĩa là nối với các ống kim loại
hay thanh kim loại chôn trong đất, có điện trở tản là Rđ, khi cách điện của thiết bị bị
chọc thủng thì dòng điện tản trong đất sẽ là Iđ. Nếu người tiếp xúc với vỏ thiết bị
điên, người sẽ chịu tác dụng của dòng điện là Ing.
Gọi R1, R2 là điện trở cách điện của dây dẫn 1 và 2 đối với đất; Rng là điện
trở của người

2
2
U
1
R2
R1 R2 U
Thiết bị
Rng
Ing Rđ R1 Rng U ng
Rđ Iđ 1
Hình Hình2.9
Xét sơ đồ tương đương hình b ta thấy:
Ung = U - UR2 (2.7)

Ing = IR2 - Iđ - IR1 (2.8)
U R2 U ng U ng
I ng    (2.9)
R2 Rd R1
Trong đó R2, R1, cố định nên dòng điện đi qua người phụ thuộc rất lớn vào
điện trở nối đất. Dòng điện Iđ càng lớn thì dòng điện Ing càng nhỏ hay Rđ càng nhỏ
thì Ing càng nhỏ và khả năng an toàn càng cao. Vậy để đảm bảo an toàn cho người,
vỏ các thiết bị điện phải được nối đất.
Trong các tài liệu và quy trình hiện hành, trị số điện trở R0 quy định như sau:
- Đối với các thiết bị điện áp tới 1000 V trong các lưới điện có điểm trung
tính cách điện với đất: trị số điện trở Rđ không quá 4, có thể cho phép tới 10 khi
công suất của nguồn dưới 100KVA.
- Đối với các thiết bị điện áp trên 1000 V trong các lưới trung tính cách điện
với đất.
+ Khi nối đất bảo vệ chỉ sử dụng riêng cho các thiết bị điện trên 1000V, trị
số điện trở Rđ được xác định theo Rđ  250/Id .
+ Khi nối đất bảo vệ được sử dụng chung cho các thiết bị điện trên 1000V,
trị số điện trở Rđ được xác định theo Rđ  125/Id .
- Đối với các thiết bị điện áp trên 1000 V có trung tính trực tiếp nối đất. Điện
trở nối đất được quy định  5 .
c. Phạm vi bảo vệ nối đất
Bảo vệ nối đất được áp dụng với tất cả các thiết bị có điện áp >1000V lẫn thiết bị
có điện áp <1000V tuy nhiên trong mỗi trường hợp là khác nhau.
- Đối với các thiết bị có điện áp > 1000V thì bảo vệ nối đất phải được áp dụng
trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính và loại
nhà cửa.
- Đối với các thiết bị có điện áp < 1000V thì việc có áp dụng bảo vệ nối đất
hay không là phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính. Khi trung tính cách
điện đối với đất thì phải áp dụng bảo vệ nối đất còn nếu trung tính nối đất thì thay
bảo vệ nối đất bằng biện pháp bảo vệ nối dây trung tính.
Trong mạng có trung tính cách điện đối với đất điện áp < 1000V thì tùy theo điện
áp áp mà chia ra các trường hợp sau:
* Với mạng có trung tính cách điện và điện áp >150V (như các mạng điện 220,
380, 500...) đều phải được thực hiện nối đất trong tất cả các nhà sản xuất và các
thiết bị điện đặt ngoài trời không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
* Khi mạng điện có trung tính cách điện đối với đất từ 150V đến 65V (như mạng
110V) thì cho phép chỉ cần thực hiện nối đất:
- Cho các nhà nguy hiểm đặc biệt, nhà có khả năng dễ cháy nổ.
- Cho các thiết bị điện ngoài trời.
- Cho các bộ phận kim loại mà con người có thể tiếp xúc đến như: tay cầm, cần
điều khiển, thiết bị điện.
* Khi điện áp <65V cho phép không cần thực hiện nối đất bảo vệ trừ các trường
hợp đặt biệt.
d. Các hình thức nối đất:
Người ta sử dụng 2 hình thức nối đất sau:
Nối đất tập trung:là hình thức dùng một số cọc nối đất tập trung trong đất tại một
chỗ, một vùng nhất định phía ngoài vùng bảo vệ. Nhược điểm của nối đất tập trung
là trong nhiều trường hợp nối đất tập trung không thể giảm được điện áp tiếp xúc
và điện áp đến giá trị an toàn cho người. Theo hình 2.6a điện áp tiếp xúc khi có sự
chạm vỏ khi tiếp xúc với thiết bị 1là Utx1 nhỏ hơn tiếp xúc với thiết bị 2 (thiết bị 2
đặt xa vật nối đất từ 20m trở lên).
Utx1<Utx2=Uđ Với điện áp bước thì ngược lại: Ub1>Ub2. Ta thấy càng xa vật
nối đất thì điện áp tiếp xúc càng lớn.
Hình 2.10: Nối đất tập trung
a. Phân bố điện áp
b. Sơ đồ mặt bằng nối đất
1. các cực nối đất
2.Dây dẫn nối đất chính
3.Thiết bị điện

U U tx

1 2
3 1

- Nối đất mạch vòng:
Để khắc phục nhược điểm của nối đất tập trung người ta sử dụng hình thức nối đất
mạch vòng. Đó là hình thức dùng nhiều cọc đóng theo chu vi và có thể ở giữa
khuvực đặt thiết bị điện (hình 2.11).

Ub U tx U tx
Ub

U b= Iđ.Rđ

a,

A Mặt cắt theo A-B

Mặt bằng B
b, c,
Hình 2.11: Nối đất mạch vòng
Mặt cắt AB (Hình 9c) chỉ cách xây dựng đường thế hiệu của mỗi ống nối đất riêng
rẽ và sau đấy cộng tất cả tung độ của các đường cong này lại sẽ có mạng phân bố
điện áp cho hệ thống nối đất trong vùng bảo vệ (đường liền nét).
Trên hình (9a) chúng ta thấy rất nhiều điểm trên mặt đất có thế cực đại (các
điểm nằm trên trục thẳng của vật nối đất), cho nên thế giữa các điểm trong vùng
bảo
vệ chênh lệch rất ít do đó giảm được điện áp tiếp xúc cũng như điện áp bước.
Lưu ý: Ngoài vùng bảo vệ của mạng nối đất đường phân bố điện áp còn rất
dốc nên điện áp bước nguy hiểm. Để tránh điều này người ta chôn các tấm bằng sắt
và các tấm sắt này không nối với hệ thống nối đất.
2.2. Nối trung tính bảo vệ
a. Khái niệm chung
Trong mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000V có trung tính trực tiếp nối đất
người ta không áp dụng hình thức bảo vệ nối đất mà thay nó bằng hình thức bảo vệ
nối dây trung tính. Trong bảo vệ nối dây trung tính người ta nối các phần kim loại
của thiết bị điện hoặc các kết cấu kim loại mà những bộ phận đó có thể xuất hiện
điện áp khi cách điện bị hư hỏng với dây trung tính.
b. Mục đích và ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính:
- Mục đích: Bảo vệ nối dây trung tính nhằm bảo đảm an toàn cho người khi có sự
chạm vỏ của 1 pha nào đó bằng cách nhanh chóng cắt phần điện có sự chạm vỏ.
-Ý nghĩa: Bảo vệ nối dây trung tính dùng để thay thế cho bảo vệ nối đất trong các
mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000 V có trung tính trực tiếp nối đất như ở
mạng điện 380/ 220 V, 220/ 127 V...ý nghĩa của việc thay thế này xuất phát từ thực
tế là trong mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất mà vẫn áp dụng hình
thức bảo vệ nối đất thì không thể bảo đảm an toàn cho người.
Để giải thích điều này, ta nghiên cứu sơ đồ:

Thiết bị

R0 Rđ

Hình 2.12: Nối trung tính bảo vệ

Khi cách điện của thiết bị bị hỏng (chạm vỏ) thì dòng điện ngắn mạch được xác
định theo công thức:
U
Id 
R d  R0 (2.10)
Do điện áp lưới không lớn nên dòng điện Iđ không lớn có thể không làm cho
các thiết bị bảo vệ hoạt động như chảy dây cầu chì hay nhảy aptômat và như vậy
tình trạng ngắn mạch chạm đất kéo dài, trên vỏ các thiết bị điện cũng tồn tại lâu dài
điện áp với trị số:
Rd U
U d  Rd .I d 
Rd  R0 (2.11)
Nếu Rđ = R0 thì điện áp Uđ có giá trị bằng nửa điện áp pha.
Để cầu chì và các thiết bị bảo vệ hoạt động cần tăng trị số dòng điện ngắn mạch Id
bằng cách nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính. Như vậy trong lưới điện 3 pha 4
dây có dây trung tính nối đất thì việc bảo vệ an toàn được thực hiện bằng bảo vệ
nối dây trung tính – vỏ thiết bị điện hoặc các bộ phận bình thường không mang
điện khi hỏng cách điện sẽ xuất hiện điện áp đều được nối với dây trung tính.
Như vậy ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính là biến sự chạm vỏ của thiết bị thành
ngắn mạch một pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc chắn phần bị chạm vỏ
bảo đảm an toàn cho người.
Cần lưu ý rằng bảo vệ nối dây trung tính chỉ tác động tốt khi có sự chạm vỏ thiết bị
còn khi có sự chạm đất thì bảo vệ nối dây trung tính sẽ không tác dụng bảo vệ vì
lúc đó dòng chạm đất bé nên có thể các thiết bị bảo vệ không tác động vì vậy sự cố
chạm đất này sẽ tồn tại lâu dài nguy hiểm (trong mạng trung tính trực tiếp nối đất
điện áp nhỏ hơn 1000 V cần phân biệt hai khái niệm chạm đất và chạm vỏ).
c, Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối dây trung tính
Nói chung, không phụ thuộc vào môi trường xung quanh trong các cơ sở sản xuất
với các mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000V có trung tính trực tiếp nối
đất phải luôn luôn thực hiện biện pháp bảo vệ nối dây trung tính. Tuy vậy cần lưu ý
một số điểm sau:
- Với các mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất, điện áp 220/127V
cho phép chỉ thực hiện bảo vệ nối dây trung tính trong các trường hợp sau:
+ Xưởng đặc biệt nguy hiểm về mặt an toàn.
+ Các thiết bị đặt ngoài trời.
+ Các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị điện mà người thường tiếp xúc như
tay cầm, cần điều khiển...
- Với các phòng làm việc, nhà ở có nền cao ráo thì với điện áp 380/220 V và
220/127 V (trong mạng có trung tính nối đất) cho phép không cần bảo vệ nối dây
trung tính.
- Trên các đường dây 3 pha 4 dây điện áp 380/220V có trung tính trực tiếp nối
đất các cột thép, xà thép phải được nối với dây trung tính.
d, Cách thực hiện bảo vệ nối dây trung tính:
Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính thì tất cả các phần kim loại của các thiết bị
điện, của các kết cấu kim loại (như vỏ thiết bị, khung bệ của thiết bị phân phối
điện, vỏ kim loại của cáp...) mà có thể xuất hiện điện áp khi có sự cố chạm vỏ đều
phải được nối một cách chắc chắn với dây trung tính. Trên hình 2.8 cho ta một cách
thực hiện bảo vệ nối dây trung tính:
1 2
2 1
1 1
5

3 6
1
4

Hình 2.13: Ví dụ về nối dây trung tính các thiết bị

1 - Điểm nối vỏ thiết bị với dây trung tính.


2 - Thiết bị đóng cắt bảo vệ (cầu dao, áp tô mát...)
3 - Đèn chiếu sáng. 4 - Thiết bị 2 pha.
5 - Thiết bị 3 pha. 6 - Nối đất lặp lại dây trung tính.
- Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính cần lưu ý những điểm sau:
+ Tránh làm hở mạch dây trung tính người ta quy định rằng dây trung tính không
được đặt cầu chì, cầu dao hoặc các thiết bị đóng cắt khác (trừ trường hợp đặc biệt
khi cắt đồng thời các dây pha và dây trung tính). Ví dụ như ở hình 2-9a nếu đặt cầu
dao K ở mạch dây trung tính, thì lúc hở mạch (cầu dao K hở) mà người chạm vào
vỏ thiết bị có nối dây trung tính sẽ có dòng điện nguy hiểm qua người ngay cả khi
cách điện tốt.
+ Quy định rằng dây nối trung tính bảo vệ phải dùng một dây riêng, dây này không
được đồng thời dùng làm dây dẫn điện, như hình 2.14a
+ Trong mạng có trung tính trực tiếp nối đất, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà bị
mất trung tính, người ta không cho phép dùng đất như một dây dẫn.
Hình 2.14a

Hình 2.14b

Khi xây dựng đường dây hạ áp phải chú ý bố trí dây trung tính nằm dưới dây pha,
vì nếu bố trí trên dây pha có thể gây nguy hiểm. Hình 2.14b
+ Các dây nối bảo vệ (nối từ dây trung tính đến vỏ thiết bị) theo độ bền cơ học và
chống ăn mòn.
Trong việc sử dụng vỏ kim loại của cáp vào mục đích bảo vệ nối đất và bảo vệ nối
dây trung tính cần chú ý:
Qua tính toán người ta nhận thấy rằng vỏ nhôm của cáp có thể sử dụng làm dây
trung tính và dây nối bảo vệ vì nó có đủ độ dẫn điện cần thiết còn vỏ chì của cáp
thường có độ dẫn điện kém hơn nên không được sử dụng làm dây trung tính hoặc
dây nối bảo vệ. Ngược lại vỏ nhôm của cáp lại không được sử dụng như một điện
cực nối đất (khi nó đặt trong đất) vì bên ngoài vỏ nhôm của cáp thường có lớp phủ
cách điện bên ngoài (để bảo vệ nhôm chống sự ăn mòn) còn vỏ chì của cáp lại có
thể sử dụng được như một điện cực nối đất khi có cáp đặt trong đất không nhỏ hơn
2.
3. Khái niệm về điện trở tản của vật nối đất, điện áp tiếp xúc và điện áp bước.
3.1. Do dòng điện tản trong đất.
Xét hai trường hợp:
- Dây pha bị đứt rơi xuống đất.
- Thiết bị điện bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện, vỏ thiết bị được nối qua
điện trở tiếp đất Rđ.


Hình 2.1a: Vị trí chạm đất Hình 2.1b: Vị trí nối đất

- Khi đó sẽ có dòng điện sự cố chạy giữa vị trí chạm đất hoặc điện cực nối
đất tỏa ra môi trường xung quanh. Giữa vị trí chạm đất và đất bao xung quanh sẽ
có sự phân bố điện thế trong và trên mặt đất.
- Ở ngay chỗ chạm đất, điện trở của đất sẽ lớn do dòng chạy qua diện tích
nhỏ. Càng xa vị trí này, điện trở của đất sẽ giảm theo khoảng cách, sự sụt áp điện
thế sẽ nhỏ.
- Có thể biểu diễn sự phân bố điện thế xung quanh chỗ chạm đất qua vật
nối đất hình bán cầu.
- Các khảo sát cho thấy cách chỗ chạm đất 1m, điện áp đất có giá trị từ
0.5- 0.8 giá trị điện áp tại chỗ chạm đất. Đứng gần chỗ chạm đất là rất nguy
hiểm.
- Các vị trí có cùng khoảng cách đối với điểm chạm đất sẽ có cùng một điện
thế, gọi là đường đẳng thế. Đường đẳng thế là một vòng tròn có tâm là điểm chạm
đất.
U đ = K/x (2.1)
U đ: Điện thế tại điểm đang xét cách chỗ chạm đất khoảng cách x.
K = ρđ.Iđ/(2Π). (2.2)
Ρđ: điện trở của đất.
Iđ: Dòng đi vào trong đất.
U đ có dạng hyperboloid tròn xoay.

Hình 2.2: Đường phân bố điện áp


3.2 Điện áp tiếp xúc.
Điện áp tiếp xúc là điện áp đặt lên cơ thể người khi tiếp xúc với vật có điện áp.
Phụ thuộc tình trạng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, tiếp xúc với một pha hay hai
pha của lưới điện mà ta có các giá trị điện áp tiếp xúc khác nhau.
Ví dụ: Khi người tiếp xúc với hai dây pha của lưới 1 pha, điện áp tiếp xúc là:
U tx = U (2.3)
Trong đó: U là điện áp nguồn 1pha

Hình 2.3: Sơ đồ tiếp xúc một pha

- Xét trường hợp tiếp xúc gián tiếp hay gặp khi phân tích an toàn trong mạng
điện. Một người tiếp xúc với thiết bị có vỏ chạm pha và đứng 2 chân trên đất, khi
đó điện áp tiếp xúc giáng trên thân người :
Utx = Up – U k (2.4)
Trong đó: - Up: Điện áp trên vỏ thiết bị = điện áp cực nối đất.
- U p : Điện áp tại vị trí chân người .
- Người càng đứng xa vị trí tiếp đất thì có U k càng giảm, do đó điện áp tiếp xúc
càng lớn. Tại vùng điện thế không, U tx = Up.
- Điện áp tiếp xúc thường nhỏ hơn Up, nhưng để tính toán bảo vệ, người ta
thường lấy trường hợp nguy hiểm nhất bằng Up.
- Điện áp tiếp xúc cũng có thể lớn hơn U p, khi xét một người tiếp xúc với phần
tử nối đến cực tiếp đất A, vừa tiếp xúc với một vùng ảnh hưởng của cực tiếp đất
B:
Utxmax = UpA- UpB = U AB (Điện áp dây ). (2.5)
Tỉ lệ giữa U tx và Up gọi là hệ số tiếp xúc: Ktx = Utx / U p. (2.6)

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1

Câu 1: Trình bày khái niệm, mục đích và phạm vi bảo vệ nối đất?
Câu 2: Trình bày khái niệm, mục đích và phạm vi bảo vệ nối dây trung tính?
Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết những tác động của dòng điện đối với cơ thể con
người?

BÀI 2: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN


1. Nối vỏ hoặc thân kim loại của các thiết bị điện với dây trung tính
1.1.Mục đích
Bảo vệnối dây trung tính nhằm bảo đảm an toàn cho người khi có sựchạm vỏ của 1
pha nào đó bằng cách nhanh chóng cắt phần điện có sự chạm vỏ .
1.2 Ý nghĩa
Bảo vệnối dây trung tính dùng để thay thế cho bảo vệ nối đất trong các mạng điện 3
pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000 V có trung tính trực tiếp nối đất như ở mạng điện
380/ 220 V, 220/ 127 V...
Ý nghĩa của việc thay thếnày xuất phát từthực tếlà trong mạngđiện 3 pha 4 dây
trung tính trực tiếp nối đất mà vẫn áp dụng hình thức bảo vệ nối đất thì không thể
bảo đảm an toàn cho người. Điều này có thể giải thích bằng ví dụ sau:
* Giả sử ta có mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất, điện áp nhỏ hơn
1000 V như hình 4-1 và giả thiết ta vẫn bảo vệ an toàn cho người là bảo vệnối đất
tức là nối vỏ thiết bị với hệ thống nối đất có điện trởnối đất là R đ.
Khi có sự chạm vỏ của 1 pha 3
do cách điện bị hư hỏng (pha ở 2
trong h 5-1) sẽ có dòng điện qua vỏ 1
thiết bị đi vào đất với trị số: 0
Iđ = Uf
R0+Rd
Trong đó : I
- Uf là điện áp pha của mạng điện. R R
- R0 ,Rđ là điện trở nối đất của trung tính và của thiết bị cần bảo vệ.
Trị số dòng điện I đ này lúc Hình 5.1: Thiết bị bị chạm vỏ trong mạng điện
điện áp nhỏ hơn 1000 V không có trung tính nối đất có điện áp dưới 1000V
phải
lúc nào cũng đủ lớn để làm cho các thiết bị bảo vệ (như cầu chì, áp tô mát ...) tác
động 1 cách chắc chắn và nhanh để cắt phần bị chạm vỏ ra, vì vậy trên vỏ thiết bị
sẽ có một điện áp nguy hiểm tồn tại lâu dài là:
Uđ = Iđ . Rđ
Ví dụ: Mạng 380/220 V có trung tính trực tiếp nối đất với R0 = R đ = 4Ω thì.
Dòng điện 27,5 A chỉ có thể làm cho cầu chì có dòng định mức của dây chảy có trị
số khoảng 10A tác động.Thực tế dòng định mức của dây chảy có thể lớn hơn trị số
10 A trên nhiều ( trị số đó phụ thuộc chủ yếu vào công suất và chế độ làm việc của
các thiết bị điện). Lúc này các thiết bịbảo sẽkhông tácđộng, và trên vỏthiết sẽcó
điện áp nguy hiểm là:
Uđ = Iđ.Rđ = 27,5 . 4 = 110 V
Điện áp này có thể tồn tại lâu dài. Ở đây Rđ = R0 nên:Uđ = Uf / 2. Nếu Rđ > R0 thì
Uđ sẽ lớn hơn.
* Để có thể giảm Uđ:
- Giảm Rđ so với R0 nhưng như vậy sẽ không kinh tế.
- Trong trường hợp trên nếu chúng ta bằng cách nào đó có thểtăng dòng chạm
vỏ Iđ đến một giá trị đủ lớn nào đó để các thiết bị bảo vệ có thể cắt nhanh chổ bị sự
cố chạm vỏthì mới có thể bảo vệ an toàn được cho người. Biện pháp đơn giản nhất
là dùng dây dẫn để nối vỏ thiết bị với dây trung tính .
Như vậy ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính là biến sự chạm vỏ của thiết bị thành
ngắn mạch một pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc chắn phần bị chạm vỏ
bảo đảm an toàn cho người.
Cần lưu ý rằng bảo vệ nối dây trung tính chỉ tác động tốt khi có sự chạm vỏ thiết bị
còn khi có sự chạm đất thì bảo vệ nối dây trung tính sẽ không tác dụng bảo vệ vì
lúc đó dòng chạm đất bé nên có thể các thiết bị bảo vệ không tác động vì vậy sự cố
chạmđất này sẽ tồn tại lâu dài nguy hiểm (trong mạng trung tính trực tiếp nối đất
điện áp nhỏ hơn 1000 V cần phân biệt hai khái niệm chạm đất và chạm vỏ.
1.3 PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA BẢO VỆ NỐI DÂY TRUNG TÍNH :
Nói chung, không phụthuộc vào môi trường xung quanh trong các cơsởsản xuất với
các mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000 V có trung tính trực tiếp nối đất
phải luôn luôn thực hiện biện pháp bảo vệ nối dây trung tính. Tuy vậy cần lưu ý
một số điểm sau:
Với các mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất, điện áp 220/127 V cho
phép chỉ thực hiện bảo vệ nối dây trung tính trong các trường hợp sau:
a. Xưởng đặc biệt nguy hiểm về mặt an toàn .
b. Các thiết bị đặt ngoài trời.
c. Các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị điện mà người thường tiếp xúc
như tay cầm, cần điều khiển...
Với các phòng làm việc, nhà ở có nền cao ráo thì với điện áp 380/220 V và
220/127 V (trong mạng có trung tính nối đất) cho phép không cần bảo vệ nối dây
trung tính.
Trên các đường dây 3 pha 4 dây điện áp 380/ 220 V có trung tính trực tiếp nối
đất các cột thép, xà thép phải được nối với dây trung tính.
1.4 CÁCH THỰC HIỆN BẢO VỆ NỐI DÂY TRUNG TÍNH:
Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính thì tất cả các phần kim loại của các thiết
bị điện, của các kết cấu kim loại (như vỏ thiết bị, khung bệ của thiết bị phân phối
điện, vỏ kim loại của cáp...) mà có thểxuất hiện điện áp khi có sự cố chạm vỏ
đều phải được nối một cách chắc chắn với dây trung tính. Trên hình 4.4 cho ta
một cách thực hiện bảo vệ nối dây trung tính:
1 1 2
2
1
5

3 1
6
4

Hình 5-4: Ví dụ về nối dây trung tính các thiết bị


1 - Điểm nối vỏ thiết bị với dây trung tính.
2 - Thiết bị đóng cắt bảo vệ (cầu dao, áp tô mát...)
3 - Đèn chiếu sáng. 4 - Thiết bị 2 pha. 3
5 - Thiết bị 3 pha. 6 - Nốiđất lặp lại dây trung 2
1
* Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính cần lưu ý một số điểm sau: 0

. Để tránh làm hở mạch dây trung


tính người ta quy định rằng dây trung tính
khôngđượcđặt cầu chì, cầu dao hoặc các
thiết bị đóng cắt khác (trừ trường hợp đặc
biệt khi cắtđồng thời các dây pha và dây
trung tính). Ví dụ như ở hình 5.5 nếu đặt
cầu dao K ở mạch dây trung tính, thì lúc
hở mạch (cầu dao K hở) mà người chạm
vào vỏ thiết bị có nối dây trung tính sẽ có
dòng
điện nguy hiểm qua người ngay cả khi cách điện tốt.
. Quy định rằng dây nối trung tính bảo vệ phải dùng một dây riêng, dây này
không được đồng thời dùng làm dây dẫn điện, như hình 5.6:
.Trong mạng có trung tính trực tiếp nốiđất, nếu vì một nguyên nhân nàođó mà
bị mất trung tính, người ta không cho phép dùng đất như một dây dẫn (hình 5.7).
1 3
0 2
Nối Nối 1
đúng sai

Hình 5.6
Chỗ dễ bị đứt gây
nguy hiểm cho người

. Khi xây dựng đường dây hạ


áp phải chú ý bố trí dây trung
tính nằm dưới dây pha, vì nếu bố
trí trên dây pha có thểgây nguy
hiểm. Hình 5.8:
. Các dây nối bảo vệ (nối từ
dây trung tính đến vỏ thiết bị)
theo độ bền cơ học và chống ăn
mòn phải có kích thước tối thiểu

Hình 5.7
0
3
2
1

Hình 5.8:

Tiết diện tối thiểu (mm2) của dây nối bảo vệbằng đồng và nhôm trong các thiết bị
có điện áp nhỏ hơn 1000 V.
Loại dây nối bảo vệ Đồng Nhôm
1. Dây trần khi đặt hở 4 6
2. Dây bọc cách điện 1,5 2,5
3. Lõi cáp hoặc dây dẫn nhiều sợi trong 1 1,5
cùng một vỏ chung
. Trong việc sử dụng vỏ kim loại của cáp vào mục đích bảo vệ nối đất và bảo vệ
nối dây trung tính cần chú ý:
Qua tính toán người ta nhận thấy rằng vỏ nhôm của cáp có thể sử dụng làm
dây trung tính và dây nối bảo vệvì nó cóđủ độdẫnđiện cần thiết còn vỏchì của cáp
thường có độ dẫn điện kém hơn nên không được sử dụng làm dây trung tính hoặc
dây nối bảo vệ. Ngược lại vỏ nhôm của cáp lại không được sử dụng như một điện
cực nối đất (khi nó đặt trong đất) vì bên ngoài vỏ nhôm của cáp thường có lớp phủ
cách điện bên ngoài (để bảo vệ nhôm chống sự ăn mòn) còn vỏ chì của cáp lại có
thể sử dụng được như một điện cực nối đất khi có cáp đặt trong đất không nhỏ hơn
1.5 TÍNH TOÁN BẢO VỆ NỐI DÂY TRUNG TÍNH:
Trong bảo vệ nối dây trung tính, để các thiết bị bảo vệ (như cầu chì, áp tô mát..)
có thể cắt nhanh và chắc chắn phần bịchạm vỏ nguy hiểm cho người thì trị số
dòng ngắn mạch (dòng chạm vỏ) phải đủlớn, cũng như dòngđiện định mức của
các thiết bịbảo vệphải chọn thích hợp. Nếu do dòng chạm vỏbé hay dòngđịnh
mức của các thiết bị bảo vệ chọn không đúng (quá lớn) thì các thiết bị bảo vệ có
thể không tác động hoặc tác động chậm gây nguy hiểm cho người vì lúcđó trên
vỏ thiết bị sẽ có điện áp :
U = IN.ZK
IN : Dòng điện chạm vỏ (ngắn mạch) .
ZK: Tổng trở của dây trung tính từ nguồn đến điểm ngắn mạch.
Muốn tăng dòngđiện chạm vỏ I N lên đến một giá trị đủ lớn để các thiết bị bảo vệ
cắt nhanh và chắc chắn thì phải tìm cách giảm hợp lý tổng trở của mạch ngắn
mạch pha- trung tính. Tổng trở của mạch pha trung tính này bao gồm tổng trở
của dây pha, dây trung tính, và cảtổng trởcủa máy biến áp nguồn. Trongđó, tổng
trởcủa máy biến áp đối với dòng ngắn mạch 1 pha này là gồm cả tổng trở
mạch từ của nó chứ không phải chỉ là tổng trở của cuộn dây.
Tổng trở của máy biến áp đối với dòng ngắn mạch 1 pha có ảnh hưởng lớn đến
trị số của dòng ngắn mạch, mà tổng trở của máy biến áp lại phụ thuộc vào tổ nối
dây của máy biến áp. Nhận thấy rằng tổng trở của máy biến áp 3 pha đối với
dòng ngắn mạch 1 pha sẽ lớn nhất khi các cuộn dây của nó nối Y/∆, còn sẽ nhỏ
hơn nhiều khi nối ∆/Y vì vậy muốn tăng dòng IN thì nên dùng sơ đồ ∆/Y 0.
Ví dụ máy biến áp Liên Xô có công suất định mức 400 KVA nên nối Y/Y 0 thì
tổng trở đối với dòng ngắn mạch một pha là: ZB = 0,065 Ω, còn cũng với máy
biến áp đó nếu nối ∆/Y thì ZB chỉ bằng 0,022 Ω
Ngoài ra cũng có thể tăng dòng ngắn mạch bằng cách tăng hợp lýđộ dẫn điện
của dây trung tính (tức là giảmđiện trởcủa dây trung tính) vì vậy người ta
quyđịnh rằng : trong bảo vệ nối dây trung tính thì độ dẫn điện của dây trung tính
khôngđược nhỏ hơn 50% độ dẫn điện của dây pha.
Xác định dòng điện ngắn mạch 1 pha: Trong mạng điện 3 pha 4 dây có trung
tính trực tiếp nối đất có điện áp nhỏ hơn 1000 V thì dòng điện ngắn mạch 1 pha

thể xác định gần đúng như
sau:
IN = Uf

Z
Zd + B
3
Trong đó: Uf : Là điện áp pha ( V ).
ZB : Là tổng trở của máy biến áp đối với dòng ngắn mạch 1 pha.
Zd : Là tổng trở của mạch pha trung tính. Đối với các máy biến áp có công suất
lớn hơn 630 KVA có thể lấy ZB = 0.
Tổng trở Zd của mạng có thể xác định như sau:
Zd = R 2d + X 2 d

Rd: Điện trở tác dụng của mạch pha - trung tính (gồm dây pha và dây trung tính).
Rd = Rf + Rtt Rf : Điện trở dây pha.
Rtt: Điện trở dây trung tính.
Xd: Cảm kháng của mạch pha - trung tính.
Trong nhiều sổ tay về điện người ta thường cho chung một trị số Z d ứng với
từng loại mạng cụ thể.
Để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc chắn khi có sự chạm vỏ bảo đảm an
toàn cho người thì dòng ngắn mạch 1 pha phải thỏa mãn bất đẳng thức sau:
IN ≥ K BV . Iđm
KBV: Hệsố bảo vệ, là tỉ số yêu cầu giữa dòng ngắn mạch so với dòng định mức
của thiết bị bảo vệ .
Iđm: Dòng định mức của thiết bị bảo vệ ( cầu chì, áp tô mát ) cụ thể đó là :
a. Dòng điện định mức của dây chảy cầu chì nếu bảo vệ bằng cầu chì.
b. Dòng điện định mức của bộ phận cắt của bảo vệ bằng áp tô mát có bộ
phận cắt hổn hợp (quá tải và ngắn mạch) hay áp tô mát chỉ có bộ phận cắt quá tải
(cắt nhiệt).
c. Dòng điện tác động tức thời của áp tô mát chỉ có bộ phận cắt điện từ
(cắt ngắn mạch).
Quy định:

- KBV ≥ 3 nếu bảo vệ bằng cầu chì hoặc áp tô mát có bộ phận cắt quá tải.
- KBV = 1,4 nếu bảo vệ bằng áp tô mát có bộ phận cắt điện từ khi dòng
điện định mức của áptômát ≤ 100A và KBV =1.25 khi dòng định mức của áp tô
mát >100A.
Trong các xưởng có nguy cơ cháy nổ thì :
- KBV ≥ 4 nếu bảo vệ bằng cầu chì .
- KBV ≥ 6 nếu bảo vệ bằng áp tô mát có bộ phận cắt quá tải.
Các trường hợp còn lại không thay đổi.
Ví dụ: Một đường dây cáp nhôm 4 ruột đặt trong ống thép nhận điện từ tủ phân
phốiđiện áp 380/220 V, với máy biến áp công suất 1000 KVA có trung tính trực
tiếp nối đất. Hãy kiểm tra lại sự làm việc của các thiết bị bảo vệ khi có ngắn
mạch một pha (có chạm vỏ) tại điểm xa nhất của mạng điểm C nếu:
1. Mạngđược bảo vệ bằng cầu chì với dòng điện định mức của dây chảy
bằng 100 A : Iđo = 100 A.
2. Mạng điện được bảo vệbằng áp tô mát có bộ phận cắt hổn hợp với
dòng
định mức của bộ phận cắt bằng 80 A.
3. Mạng được bảo vệ bằng áp tô mát chỉcó bộ phận cắt điện từ ( ngắn
mạch ) với dòng điện tác động tức thời bằng 200 A.
Cho biết các loại áp tô mát trên đều có dòng định mức lớn hơn 100 A.
Sơ đồ mạng:

A 3 x 95 + 1 x 35 B 3 x 70 + 1 x 35 C

0,08 Km 0,38 Km
GIẢI:
Ta có điều kiện để kiểm tra là :
IN ≥ K BV.Iđm
Trước hết ta xácđịnh dòng ngắn mạch I N khi có ngắn mạch tại điểm xa nhất,
điểm C là:
Với cáp : 3 x 95 + 1 x 35 có Zđo1 = 1,45 Ω/Km. Với cáp : 3 x
70 + 1 x 35 có Zđo2 = 1,59 Ω/Km.
Vì ở đây công suất định mức của máy biến áp Sđm = 1000 KVA nên một cách
gần đúng ta có thể lấy ZB = 0.
Tổng trở của mạch pha - trung tính tính từ nguồn ( máy biến áp) đếnđiểm xa
nhất C là:
Zd = 1,45 . 0,08 + 1,59 . 0,38 = 0,72 Ω

U f 229
Vậy: I= = = 306 A.

N
Zd + ZB / 0,72
3

Bây giờta tiến hành kiểm tra sựlàm việc của các thiết bịbảo vệtrong 3 trường
hợp đã cho.
* Trường hợp 1:
Khi dùng cầu chì bảo vệ ta có : KBV = 3; Iđm = Iđo = 100 A. Iđm .
KBV = 3.100 = 300 A < IN = 306 A.
Vậy nếu dùng cầu chì để bảo vệ với Iđo = 100 A thì bảođảm cắt chắc chắn khi có
sự ngắn mạch (chạm vỏ) bảo vệ an toàn cho người .
* Trường hợp 2:
Khi dùng áp tô mát có bộ phận cắt hỗn hợp ( có bộ phận cắt nhiệt ) ta có :
KBV = 3 , Iđm = I0 = 80 A.
Vậy: KBV . Iđm = 3 . 80 = 240 A < IN = 306 A .
Do đó bảo vệ cũng sẽ tác động tốt.
* Trường hợp 3:
Khi dùng áp tô mát chỉ có bộ phận cắt điện từ, ta có:
Iđm = 200 A , KBV = 1,25
Vậy : Iđm .K BV = 200 . 1,25 = 250 A < IN = 306 A.
Do đó bảo vệ cũng sẽ tác động tốt.
Tóm lại: Dùng 1 trong 3 phương án trên để bảo vệ sẽ bảo đảm tác động tốt khi
xảy ra ngắn mạch (chạm vỏ) một pha, vì vậy bảo vệ an toàn cho người
2. Nối vỏ hoặc thân kim loại của các thiết bị điện với đất.
2.1 Mục đích: Bảo vệ nối đất nhằm bảo vệ an toàn cho người khi người tiếp xúc
với thiết bị đã bịchạm vỏbằng cách giảmđiện áp trên vỏthiết bịxuống một trịsốan
toàn.
Chú ý: Ở đây ta hiểu chạm vỏ là hiện tượng một pha nào đó bị hỏng cách điện
và có sự tiếp xúc điện với vỏ thiết bị.
2.2 Ý nghĩa:
Để hiểu rõ ý nghĩa của bảo vệ nối đất ta xét mạng điện đơn giản sau (H 4.1a).

2
I0
R2

U
I1 Ing Iđ
Ung R1 Rng Rđ

1
đ
Xét 1 thiết bị làm việc trong lưới điện 2 pha có điện áp U. Giả sử thiết bị điện A
trong mạng điện trên được nối bảo vệ với điện trở nối đất
là Rđ và xảy ra sự cố 1 pha chạm vỏ thiết bị trong lúc 2
người đang tiếp xúc vỏ thiết bị. Điện trở cách điện hai pha R2
tương ứng là R1, R2 và xem điện dung của các pha đối với
U
đất là bé có thể bỏ qua, ta có sơ đồ thay thế của mạng như
ở hình 4.1b.
R ng
- Điện áp đặt vào người: Ung = I0 . 1
Rtđ Trong đó: I0 là dòng điện tổng
Rtđ là điện trở tương đương: Rtđ = R1 // Rng // Rđ

Từ đây ta thấy vì U, R 2, Rng là những giá trị tương đối ổn định nênđể giảm dòng
điện qua người ta cần phải giảm điện trở Rđ .
Vì vậy ý nghĩa bảo vệ nối đất là tạo ra giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có
điện dẫn lớn làm giảm phân lượng dòng điện qua người (nói cách khác là giảm
điện áp trên vỏthiết bị) đến một trịsốan toàn khi người chạm vào vỏthiết bị đã
bịchạm vỏ.
2.3 LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA BẢO VỆ NỐI ĐẤT:
Bảo vệ nối đất được áp dụng với tất cả các thiết bị có điện áp >1000V lẫn thiết bị có
điện áp <1000V tuy nhiên trong mỗi trường hợp là khác nhau
Đối với các thiết bị có điện áp > 1000V thì bảo vệ nốiđất phải được áp dụng
trong mọi trường hợp, không phụthuộc vào chế độlàm việc của trung tính và
loại nhà cửa.
Đối với các thiết bị có điện áp < 1000V thì việc có áp dụng bảo vệ nối đất hay
không là phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính. Khi trung tính cách điện
đối với đất thì phải áp dụng bảo vệ nối đất còn nếu trung tính nối đất thì thay bảo
vệ nối đất bằng biện pháp bảo vệ nối dây trung tính.
Trong mạng có trung tính cách điện đối với đất điện áp < 1000V thì tùy theo
điện áp áp mà chia ra các trường hợp sau:
* Với mạng có trung tính cách điện và điện áp >150V (như các mạng
điện 220, 380, 500...) đều phải được thực hiện nối đất trong tất cả các nhà sản
xuất và các thiết bị điện đặt ngoài trời không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
* Khi mạng điện có trung tính cáchđiệnđối với đất từ 150Vđến 65V
(như mạng 110V) thì cho phép chỉ cần thực hiện nối đất:
- Cho các nhà nguy hiểm đặc biệt, nhà có khả năng dể cháy nổ.
- Cho các thiết bị điện ngoài trời.
- Cho các bộ phận kim loại mà con người có thể tiếp xúc đến như: tay
cầm, cần điều khiển, thiết bị điện.
* Khi điện áp <65V cho phép không cần thực hiện nối đất bảo vệ trừ
các trường hợp đặt biệt.

BÀI 3: THIẾT BỊ NỐI ĐẤT VÀ TÍNH TOÁN ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT

1. Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo của thiết bị nối đất
- Tính toán được điện trở nối đất và chọn được thiết bị nối đất phù hợp.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tư duy khoa học và tiết kiệm.
2. Nội dung bài:
2.1. Thiết bị nối đất.
1. Một số khái niệm, định nghĩa
Hệ thống nối đất – tập hợp các cực tiếp địa và dây nối đất có nhiệm vụ truyền dẫn
dòng điện xuống đất. Hệ thống nối đất bao gồm nối đất tự nhiên và nối đất nhân tạo.
Cực tiếp địa – Cọc bằng kim loại dạng tròn, ống hoặc thép góc, dài 23 mét được
đóng sâu trong đất. Các cọc này được nối với nhau bởi các thanh giằng bằng phương
pháp hàn.
Hệ thống nối đất tự nhiên – hệ thống các thiết bị, công trình ngầm bằng kim loại có
sẵn trong lòng đất như các cấu kiện bê tông cốt thép, các hệ thống ống dẫn bằng kim
loại, vỏ cáp ngầm v.v.
Hệ thống nối đất nhân tạo – hệ thống bao gồm các cực tiếp địa bằng thép hoặc bằng
đồng được nối liên kết với nhau bởi các thanh ngang. Phân biệt hai dạng nối đất là nối
đất làm việc và nối đất bảo vệ.
Hệ thống nối đất làm việc – hệ thống nối đất mà sự có mặt của nó là điều kiện tối
cần thiết để các thiết bị làm việc bình thường, ví dụ nối đất điểm trung tính của máy
biến áp, nối đất của các thiết bị chống sét v.v.
Hệ thống nối đất bảo vệ – hệ thống nối đất với mục đích loại trừ sự nguy hiểm khi
có sự tiếp xúc của người với các phần tử bình thường không mang điện nhưng có thể
bị nhiễm điện bất ngờ do những nguyên nhân nào đó. Ví dụ nối đất vỏ thiết bị, nối đất
khung, bệ máy v.v.
2. Nối đất.
a) Khái niệm nối đất
Nối đất có nghĩa là nối các bộ phận bằng kim loại có nguy cơ tiếp xúc với dòng điện
do hư hỏng cách điện đến một hệ thống nối đất.
Khi có nối đất, qua chỗ cách điện chọc thủng và thiết bị nối đất sẽ có dòng điện ngắn
mạch một pha với đất và điện áp đối với đất của vỏ thiết bị bằng:
Uđ = Iđ . Rđ [V]
ĐC


Hình vẽ người chạm tay vào thiết bị có điện áp.

Trong đó: Iđ - Đòng điện 1 pha chạm đất, [A].


Rđ - Điện trở nối đất của trang thiết bị nối đất, [].
Trường hợp người chạm phải thiết bị có điện áp, dòng điện qua người xác định theo
I R
ng
biểu thức: = d
I R
d ng

R ng- điện trở cơ thể người, ;


Ing - Dòng điện đi qua cơ thể người
Bởi Rđ << Rng nên Ing << Iđ . Tuy nhiên nếu Iđ khá lớn thì dòng qua người vẫn là nguy
hiểm:
R
I = d .I (*) [A]
ng R d
ng

Từ (*) nhận thấy rằng nếu thực hiện nối đất để có Rđ đủ nhỏ  Có thể đảm bào cho
dòng Ing qua người không nguy hiểm nữa.
b. Điện trở nối đất.
Điện trở nối đất là điện trở của khối đất nằm giữa điện cực và mặt có điện thế bằng
không.
Nếu bỏ qua điện trở nhỏ của dây dẫn nối với điện cực thì điện trở đất được xác định
U
theo biểu thức: R = d []
d I
d
Ud - Điện áp của trang bị nối đất, [V].
Id - Dòng ngắn mạch (dòng điện trong đất), [A].
2.2. Tính toán điện trở nối đất của thiết bị nối đất
Việc tính toán nối đất là để xác định số lượng cọc và thanh ngang cần thiết đảm bảo
điện trở của hệ thống nối đất nằm trong giới hạn yêu cầu. Điện trở của hệ thống nối
đất phụ thuộc vào loại và số lượng cọc tiếp địa, cấu trúc của hệ thống nối đất và tính
chất của đất nơi đặt tiếp địa.
 Cách thực hiện nối đất.

Trong thực tế thường tồn tại 2 hình thức:

* Nối đất tự nhiên: Là hình thức nối đất tận dụng các công trình ngầm hiện có, như các
ống dẫn bằng kim loại (trừ các ồng dẫn nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy) đặt trong đất.
Các kết cấu bằng kim loại của nhà, các công trình xây dựng có nối với đất, các vỏ cáp
bọc kim loại của cáp đặt trong đất,…

* Nối đất nhân tạo: Thường được thực hiện bằng các cọc thép (dạng ống, dạng
thanh, hoặc thép góc) dài từ 23 [m] và được chôn sâu dưới đất. Thông thường các
điện cực nối đất được đóng sâu xuống đất sao cho đầu trên của chúng cách mặt đất
khoảng 0,50,7 [m]. Nhờ vậy sẽ giảm được sự thay đổi điện trở nối đất theo thời tiết.

Khi không có điều kiện đóng điện cực xuống sâu (ví dụ ở các vùng đất đá,…)
người ta dùng các thanh thép dẹt hoặc tròn đặt nằm ngang ở độ sâu 0,71,5 [m].

Để chống ăn mòn các ống thép đặt trong đất phải có bề dày không nhỏ hơn 3,5
[mm]. Các thanh thép dẹt, thép góc không được nhỏ hơn 4 [mm]. Tiết diện nhỏ nhất
cho phép theo điều kiện này là 48 [mm2].

Dây nối đất cần có tiết diện thoả mãn độ bền cơ khí, ổn định nhiệt và chịu được
dòng cho phép lâu dài, nó không được phép bé hơn 1/3 tiết diện của dây dẫn các pha.
Thông thường người ta hay dùng thép tiết diện 120 [mm2], dây nhôm 35 [mm 2], dây
đồng 25 [mm2]. Mặt khác điện trở của trang bị nối đất không được lớn hơn trị số quy
định trong quy phạm.

- Khi dùng trang bị nối đất chung có cả lưới trên và dưới 1000 [V] thì:
125
R 
d I
[]
d

250
Khi dùng riêng (chỉ dùng cho thiết bị >1000 [V]) thì: R  []
d I
d

Trong đó 125 và 250 là điện áp cho phép lớn nhất của trang bị nối đất.

Id - Dòng chạm đất 1 pha lớn nhất.

Trong cả hai trường hợp, điện trở nối đất không được vượt quá 10 [].

Rđ  10 []

- Đối với đường dây trên không:

Udm  35 [kV]: Cần nối đất tất cả các cột bê tông, cột thép.
Udm = (320) [kV]: Chỉ cần nối đất các cột ở gần nơi dân cư.

Cần phải nối đất cho tất cả các cột bê tông, cột thép, cột gỗ của tất cả các loại đường
dây ở mọi cấp điện áp khi trên cột đó có đặt bảo vệ chống sét hay dây chống sét. Điện
trở nối đất cho phép của cột phụ thuộc vào điện trở suất của đất lấy (1030)[].

+ Trên các đường dây 3 pha 4 dây, điện áp 380/220 [V] có điểm trung tính trực tiếp
nối đất các cột sắt và xà của cột bê tông cần phải được nối với dây trung tính.

+ Mạng Udm < 1000 [V] có dây trung tính cách đất, cột sắt, bê tông cốt thép cần có
điện trở nối đất ≤ 50 [].

2.3. Chọn thiết bị nối đất.

a) Điện trở nối đất của cọc và thanh nối.

Phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, độ chôn sâu trong đất và điện trở xuất của đất tại
nơi thực hiện nối đất.

b) Tính toán hệ thống nối đất.

Hệ thống nối đất thường bao gồm một số điện cực nối song song với nhau một khoảng
tương đối nhỏ (vì lý do không gian và kinh tế). Vì vậy khi có dòng ngắn mạch chạm
đất, thể tích đất tản dòng từ mỗi cực giảm đi  do đó làm tăng điện trở nối đất của
mỗi cọc.

Như vậy, nếu nối đất gồm n điện cực (cọc) thì điện trở nối đất của toàn hệ thống
(không kể đến thanh nối ngang) không phải là Rcọc/n mà là:
R
R = coc []
d n.

 - Là hệ số sử dụng điện cực nối đất. Trị số  thường được cho trước hoặc tra
theo đường cong theo số cọc, khoảng cách giữa các cọc, loại mạch nối đất,...

c) Điện trở suất của đất.

Phụ thuộc vào thành phần, mật độ, độ ẩm và nhiệt độ của đất. Và chỉ có thể xác định
chính xác bằng đo lường. Các trị số gần đúng của điện trở suất của đất (khi độ ẩm
bằng (1020) % về khối lượng) tính bằng [.cm].

Ví dụ: Cát: 7.104 [.cm]

Đất sét : 0,6.104 [.cm]


Điện trở suất của đất không phải cố định trong cả năm mà thay đổi do ảnh hưởng của
sự thay đổi độ ẩm và nhiệt độ của đất, do đó điện trở của trang bị nối đất cũng thay
đổi. Vì vậy trong tính toán nối đất phải dùng điện trở suất tính toán là trị số lớn nhất
trong năm.

tt = kmax . [.cm]

Trong đó: kmax - Hệ số tăng cao, phụ thuộc điều kiện khí hậu ở nơi xây dựng trang
bị nối đất.

Đối với các ống và thanh thép góc dài (23) [m] khi chôn sâu mà đầu trên cách mặt
đất (0,50,8) [m] thì hệ số kmax = (1,22). Còn khi đặt nằm ngang cách mặt đất 0,8 [m]
thì hệ số kmax = (1,57).

d) Trình tự tính toán hệ thống nối đất.

- Xác định điện trở nối đất của 1 cọc (thanh thép góc L60x60x6).

R1cọc = 0,00298

Với  là điện trở suất của đất [/cm]. Từ số liệu  đơ được cần nhân với hệ số mùa để
tìm trị số lớn nhất trong năm:

max = km. [/cm]


R 1coc
- Xác định sơ bộ số cọc theo biểu thức: n  (cọc)
ηc R yc

Trong đó:

c: Hệ số sử dụng cọc, tra sổ tay.

Ryc: Điện trở nối đất yêu cầu, Ryc = 4 [].

- Xác định điện trở thanh nối:

0,366. o 2l2
Rt  log
l b.t

Trong đó:

o: Điện trở suất của đất ở độ chôn sâu thanh (0,8 [m]).

l: Chiều dài (chu vi) mạch vòng, [cm].

B: Bề rộng thanh nối, b = 4 [cm].

t: Chiều sâu chôn thanh nối t = 0,8 [m] = 80 [cm].


Điện trở nối đất thực tế của thanh nối xét đến hệ số sử dụng thanh t, tra sổ tay.
Rt
R' t  []
t

- Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ số cọc:


4R't
Rc  []
R' t 4

R 1c
- Số cọc cần đóng: n  (cọc)
c R c

BÀI 4: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHỐNG SÉT

1. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc hình thành sét và tác dụng của sét
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tư duy khoa học
2. Nội dung bài:
2.1. Sự hình thành của sét và các thông số chính của dòng điện sét.
+ Sự hình thành sét:

Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất, hay giữa các đám mây
mang điện tích trái dấu. Trước khi có sự phóng điện của sét đã có sự phân chia và tích
lũy rất mạnh điện tích trong các đám mây giông do tác dụng của các luồng không khí
nóng bốc lên và hơi nước ngưng tụ trong các đám mây. Các đám mây mang điện tích
là do kết quả của việc phân tích các điện tích trái dấu và tập trung chúng lại trong các
phần khác nhau của đám mây.

Phần dưới của các đám mây giông thường tích điện tích âm. Các đám mây cùng với
đất hình thành các tụ điện mây đất. Ở phía trên của các đám mây thường tích điện tích
dương.
Cường độ điện trường của tụ điện mây đất tăng dần lên và nếu tại chỗ đó cường độ
đạt tới trị số tới hạn 25-30 kV/cm thì không khí bị ion hóa và bắt đầu trở nên dẫn điện.
Sự phóng điện chia thành ba giai đoạn. Phóng điện giữa các đám mây và đất được bất
đầu bằng sự xuất hiện một dòng sáng phát triển xuống đất, chuyển động từng đợt với
tốc độ 100 -1000 km/s. Dòng này mang phần lớn điện tích của đám mây, tạo nên ở
đầu cực của nó một điện thế rất cao hàng triện vôn. Giai đoạn này gọi là giai đoạn
phóng tia tiên đạo từng bậc. Khi dòng tiên đạo vừa phát triển đến đất và các vật dẫn
điện với đất thì giai đoạn thứ hai bắt đầu, đó là giai đoạn phóng điện chủ yếu của sét.
Trong giai đoạn này, các điện tích dương của đất di chuyển có hướng từ đất theo dòng
tiên đạo với tốc độ lớn (6.104-105km/s) chạy lên và trung hoà với điện tích âm của
dòng tiên đạo.
Sự phóng điện được đặc trưng bởi dòng điện lớn qua chỗ sét đánh gọi là dòng điện sét
và sự lóe mãnh liệt của dòng phóng điện. Không khí trong dòng phóng điện được
nung nóng đến nhiệt độ khoảng 10.0000C và giãn nở rất nhanh tạo thành sóng âm
thanh.
Ở giai đoạn phóng điện thứ bacủa sét sẽ kết thúc sự di chuyển các điện tích của mây
mà từ đó bắt đầu phóng điện, sự lóe sáng bắt đầu biến mất.
Thường phóng điện sét gồm một loạt phóng điện kế tiếp nhau do sự dịch chuyển điện
tích từ các phần khác nhau của đám mây. Tiên đạo của những phần phóng điện sau đi
theo dòng đã bị ion hoá ban đầu, vì vậy chúng phát triển liên tục và được gọi là tiên
đạo dạng mũi tên.
+ Các thông số chính của dòng điện sét

Sự lan truyền sóng điện từ tạo nên bởi dòng điện sét gây nên quá điện áp trong
hệ thống điện, do đó cần phải biết những tham số của nó :
- Biên độ dòng sét là giá trị lớn nhất của dòng điện sét. Biên độ dòng sét không
vượt quá 200 – 300 kA.
- Thời gian đầu sóng (τ1) là thời gian dòng sét tăng từ 0 đến đến giá trị cực đại
trong khoảng thời gian (0 – 100µs) với tia tiên đạo đầu tiên (5- 50µs) với tia sét lặp
lại.
- Độ dài dòng điện sét (τ2) là thời gian từ đầu dòng sét đến khi dòng điện sét
giảm ½ biên độ trong khoảng từ 20 – 350 µs với các tia sét đầu tiên và từ 5 – 50 µs
với các tia sét lặp lại.
- Tốc độ tăng dòng di/dt có thể đạt tới 70kA/µs đối với tia sét đầu tiên và vượt
quá 200kA/µs với các tia sét tiếp theo.
- Tốc độ tăng áp dV/dt đo đạt được tới 12 kV/µs.
- Cực tính dòng điện sét số dòng điện sét mang cực tính âm xuất hiện nhiều hơn
và chiếm khoảng 80 – 90% toàn bộ số lần phóng dòng điện sét.
2.2. Tác dụng của sét
1. Lợi ích
a) Tạo ô zôn cho tầng khí quyển
- Chúng ta đã biết ô zôn cho bầu khí quyển trong lành hơn, nhờ nó hấp thụ bức
xạ tia cực tím từ mặt trời chiếu xuống trái đất. Vậy nhuồn ô zôn từ đâu mà có ? phản
ứng hóa học :
Bản chất của sét là những tia lửa điện, ô xi trong không khí gặp tia lửa điện :
2O 2 (tia lửa điện) → O3 + (O)
Đây là phản ứng thuận nghịch (O) là ô xi nguyên tử, các (O) tự kết hợp với
nhau tạo ngược thành O2, tham gia ngược lại phản ứng. Có thể viết gọn :
3O 2 → 2O3
Ô zôn có tính ô xi hóa rất mạnh, mạnh hơn O2 rất nhiều. Ô zôn tồn tại ở tầng
bình lưu bầu khí quyển.
b) Cải tạo nguồn đất, tăng khả năng sinh trưởng cho cây
Theo kinh nghiệm ông bà xưa, vào những vụ lúa chiêm xuân những cơn mưa
rào mang theo những dưỡng chất thiên nhiên, rất tốt cho cây cối hoa màu, cây cối nhất
là cây lúa nước
Mỗi năm ở nước ta trung bình hàng năm mỗi ha đất nhận được 50 kg Nitơrat,
20 kg Amoniac từ mưa dông – Các chất đạm này được hình thành từ Nito trong quá
trình phát triển.
c) Dựa vào sét để dò tìm nguồn nước và các mỏ quặng
Dựa vào đặc điểm sét thường đánh vào các mạch nước ngầm, các mỏ quặng
(những nơi có độ dẫn điện cao hơn) con người có thể tìm được các mạch nước ngầm,
các mỏ khoáng sản để phục vụ cuộc sống của mình.
d) Giúp xác định lượng mưa
Các nhà khoa học hiện nay đang cố gắng nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa
sấm sét với lượng mưa trút xuống hàng năm.
e) Nguồn năng lượng khổng lồ
Đặc điểm năng lượng của một tia sét chỉ taaph trung ở một vài điểm trong một
thời gian ngắn cỡ một vài µs nên năng lượng này tương đối cao. Người ta ước tính
lượng điện năng một lần sét đánh có thể kéo một đoàn tầu 14 toa chạy 200km. Hay
một tia sáng thông thường có thể thắp một bóng đèn 100W trong ba tháng. Hiện nay
việc thu thập nguồn năng lượng này gần như là vô vọng, tuy nhiên người ta vẫn đề
xuất dựa vào nguồn năng lượng này để phục vụ các lợi ích phục vụ nhu cầu cuộc sống
của con người.
2. Tác hại của sét
a) Đối với con người
Sét gây ra thương tích cho con người theo những cách thức:
- Sét đánh trực tiếp vào nạn nhân.
- Sét đánh vào các vật gần nạn nhân và các tia lửa điện này phóng qua không
khí đánh vào nạn nhân (còn gọi là aets đánh tạt ngang).
- Sét đánh khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh.
- Sát lan truyền trên mặt đất và gây tổn thương cho người tiếp xúc nơi mặt đất
có sét đánh vào.
- Sét lan truyền qua các đường dây cáp tới các vật dụng như ti vi, điện thoại…
Mức độ nguy hiểm
- Sét đánh trực tiếp là nguy hiểm nhất (cứ 10 người bị sét đánh trực tiếp thì có
tới 8 người chết).
- Sét đánh tiếp xúc hay tạt ngang (độ nguy hiểm phụ thuộc vào bản chất của vật
bị sét đánh và vị trí tương đối của nạn nhân).
- Thiệt hại do sét đánh lan truyền trên mặt đất nhẹ hơn (chỉ khi năng lượng sét
đánh xuống không bị tiêu tan ngay tại chỗ mà truyền trong đất và nạn nhân đang đứng
trong đường truyền đó mới bị ảnh hưởng).
b) Đối với đồ vật
- Sét đánh thẳng vào công trình.
- Sét xâm nhập cá thiết bị qua ăng ten.
- Sét xâm nhập qua các nfd dây treo nổi.
- Sét xâm nhập qua các đường cáp ngầm.
- Sét xâm nhập qua các mạng thiết bị cung cấp cho viễn thông.
- Sét xâm nhập qua các hệ thống tiếp đất và các điểm đấu chung.

BÀI 5: CÁC THIẾT BỊ CHỐNG SÉT ĐÁNH THẲNG


1. Mục tiêu:
- Đọc và vẽ được sơ đồ chống sét
- Lắp đặt được hệ thống chống sét cho căn hộ.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tư duy khoa học, an toàn và tiết kiệm.
2. Nội dung bài:
2.1. Cột thu sét và phạm vi bảo vệ của cột thu sét
Cột thu lôi hay cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn
trên đỉnh của một tòa nhà, điện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để
giao tiếp với mặt đất hoặc "đất" thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà
trong trường hợp sét tấn công. Sét sẽ đánh xuống mục tiêu là trình xây dựng và sẽ
đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua
tòa nhà, nơi nó có thể bắt đầu một đám cháy hoặc giật điện gây ra. Đây là một công cụ
rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ từ sét.
2.1.1. Sự ra đời của cột chống sét
Cột chống sét ra đời vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin.
Khi đó, ông đã làm thí nghiệm về điện trong khí quyển rất nổi tiếng. Ông đã buộc một
chiếc diều vào một chiếc cột nhà, ở đó ông cũng buộc một chiếc chìa khóa. Sau đó,
cơn giông ập tới, mưa bắt đầu xối xả, thám ướt vào chiếc dây của diều. Sấm sét lúc đó
cũng rất đáng sợ, đánh vào con diều. Do bị ẩm ướt nên con diều có khả năng dẫn điện.
Franklin đã sờ vào chìa khóa đã cảm thấy bị điên giật rất đáng sợ. Sau đó, ông dùng
chai Leyden để tích điện và đã tích một lượng điện lớn. Benjamin Franklin thực hiện
thí nghiệm này với con trai là William Franklin. Thật may mắn cho Benjamin vì 1
năm sau đó, nhà vật lý người Nga gốc Đức Georg Wilhelm Richmann đã bị sét đánh
chết.
Nhờ có thí nghiệm nói trên, Benjamin Franklin đã mạnh dạn sử dụng cột thu lôi đầu
tiên tại Philadelphia. Sau nhiều ngày dông bão, căn nhà của ông, nơi đặt chiếc cột thu
lôi đó, không hề bị ảnh hưởng. Thấy vậy, dân chúng vùng Philadelphia cũng làm theo.
Dần dần, cột thu lôi trở nên phổ biến.
2.1.2. Cấu tạo
Cột thu lôi gồm có một cái thanh kim loại dài nối từ đỉnh của một công trình đến mặt
đất. Ở trên cùng, cột thu lôi có một cái đầu nhọn để có thể tập trung tia sét. Sau này,
để tăng mức độ an toàn, người ta cho lắp thêm một cái vỏ bên ngoài bằng sứ, ngăn
chặn những ảnh hưởng có thể có của sét vào các công trình.
a) Nguyên lý hoạt động
Cột thu lôi chỉ hoạt động khi có trận giông bão. Lúc ấy, các đám mây đã tích điện tích
âm và mặt đất tích điện tích dương. Giữa mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Khi
đó, sét được hình thành. Những chỗ nhô cao trên mặt đất giống như những mũi nhọn
là nơi có điện trường mạnh nhất. Sau khi hình thành, sét sẽ đánh vào những chỗ đó
nhiều nhất (chính vì vậy khi khi có sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên nhô đất cao
hoặc trú dưới gốc cây mà nên nằm xuống đất). Khi đó, cái mũi nhọn của chiếc cột thu
lôi sẽ phát huy tác dụng. Do cao và nhọn, cột thu lôi sẽ có điện trường lớn, nên sét sẽ
đánh vào đó. Sau khi bị sét đánh, nó dẫn dòng điện ấy xuống dưới mặt đất. Dòng điện
ấy sẽ được trung hòa về điện, bởi lúc này đất mang điện tích dương, còn dòng điện
trong cột thu lôi mang điện tích âm.
Mô hình hệ thống bảo vệ sét đánh đơn giản.
b) Phạm vi bảo vệ
Phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi là khoảng không gian quanh hệ thu lôi, bao bọc và bảo
vệ về mặt chống sét cho công trình và người ở bên trong, được xác định bằng thực
nghiệm.
Phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi phụ thuộc vào chiều cao của cột thu lôi (cao độ đỉnh
kim). Cột thu lôi càng cao thì phạm vi bảo vệ càng lớn.
2.2. Dây thu sét và phạm vi bảo vệ của dây thu sét
2.2.1. Dây thu sét
Dây thu sét thường được dùng để bảo vệ chống sét đánh vào đường dây tải điện
trên không. Để bảo vệ thường treo dây chống sét trên toàn bộ đường dây. Tùy theo
Cách bố trí dây dẫn trên cột có thể treo một hay hai dây chống sét sao cho dây dẫn
điện của ba pha thường nằm trong phạm vi bảo vệ của dây chống sét.
Để bảo vệ chống sét cho đường dây trên không tốt nhất là treo dây chống sét
trên toàn bộ tuyến đường dây. Song biện pháp này rất tốn kém, vì vậy nó chỉ được
dùng cho các tuyến đường dây 110 - 220 kV. Đường dây tải điện trên không điện áp
từ 35kV trở xuống ít được bảo vệ bằng dây chống sét toàn tuyến.
Để tăng cường khả năng chống sét cho những đường dây này, có thể đặt chống
sét van hoặc tăng thêm bát sứ ở những nơi cách điện yếu, những cột vượt cao, chỗ
giao chéo với đường dây khác, những đoạn tới trạm. Những mạng điện đòi hỏi tính
liên tục cung cấp điện rất cao thì tốt nhất là dùng đường dây cáp.
Dòng xung sét xâm nhập vào đường dây trên không, đe dọa các cách điện của
đường dây, làm phóng điện giữa pha với đất hay giữa các pha với nhau gây nên tình
trạng cắt điện đột ngột. Cần thiết phải trang bị các thiết bị cắt sét như van chống sét…
để cắt bớt biên độ đỉnh và thoát hoàn toàn năng lượng sét xuống đất một cách an toàn.
Như vậy sẽ giảm nhẹ cho các cách điện của đường dây và đảm bảo tính liên tục cung
cấp điện cao hơn.
2.2.2. Phạm vi bảo vệ của dây thu sét
Phạm vi bảo vệ của một và hai dây chống sét

0,2h
h 2bx

hx

1,2h 0,6h

2bx

b)

R ho = h - a/4
0,2h

Góc bảo 0,6h vệ và phạm vi


bảo vệ của 1,2h a dây chống sét
c)
Dải bảo vệ bx của cột treo một dây chống sét được tính theo công thức (1) và (2)

Với h  30m:

2 hx 
- Ở độ cao h x  h  b x  0,6h1 -  (1)
3  h 

2  hx 
- Ở độ cao h x  h  b x  1,2h1 -  (2)
3  0,8h 

Phía trong giữa hai dây, phạm vi bảo vệ được giới hạn bởi một cung tròn đi qua các
a
dây chống sét và điểm giữa có độ cao h  .
4
Theo tài liệu của Nga thì đối với dây chống sét đặt ở độ cao h  30m, dải bảo vệ được
tính theo công thức (3):
0,8h a
bx = (3)
 hx 
1  
 h 
Đối với các cột điện thông thường, dây dẫn sẽ được bảo vệ chắc chắn nếu góc bảo vệ
 không quá 250. Giảm góc bảo vệ sẽ làm giảm xác suất sét đánh vào dây dẫn nhưng
phải tăng giá thành vì phải tăng cường chiều cao cột.

2.3. Lưới thu sét


Phương pháp này được đề cập theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXDVN9385:2012) áp
dụng để bảo vệ cho các công trình mái nghiêng lớn, và mái bằng có chiều cao không
quá 20 m. Tiêu chuẩn đề cập đến 2 dạng lưới thu sét là 5m x 10m và 10m x 20m. Với
dạng lưới 5m x 10m áp dụng cho các công trình dễ cháy nổ, lưới 10m x 20m được áp
dụng cho các công trình khác. Ngoài ra tiêu chuẩn cũng đề cập bổ sung thêm các kim
thu sét quanh công trình để nâng cao khả năng bảo vệ.
2.3.1. Sự phụ thuộc của hiệu quả ngăn chặn sét vào chiều cao
lưới
Hiệu quả ngăn chặn sét P (%)
Chiều cao
lưới so với Dạng lưới (m)
mái h (cm)
5m x 5m 10m x 10m 15m x 15m 20m x 20m
5 99,11 85,97 69,36 57,85
10 99,86 99,87 83,65 71,60
15 99.96 98,29 90,89 80,17
20 99,99 99,09 94,69 85,89
25 99,99 99,47 96,69 98,84
35 99,99 99,79 98,40 94,50

45 99 99,90 99,08 96,76

50 99 99,93 99,29 97,43

2.3.2. Tính toán chiều cao kim thu sét phối hợp với lưới thu
sét
Nếu chỉ sử dụng các dạng lưới chống sét trên để chống sét cho công trình,
muốn đảm bảo an toàn cho công trình thì cần đặt độ cao của lưới khá cao,
nhiều công trình thấp sẽ không đảm bảo mỹ quan. Vì vậy, cần bổ sung
thêm kim thu sét quanh công trình nhằm đảm bảo sét không đánh vào
cạnh của công trình và giảm được chiều cao đặt lưới.
c Kim thu sÐt

d h

Công trình

Kết hợp giữa kim thu sét và lưới thu sét


Chiều cao kim thu sét với lưới 5m x 10m, r = 20m, a = 5m

c (m) 1 2 3 4 5

h (cm) 23,3 25,2 28,4 32,8 38,5

Chiều cao kim thu sét với lưới 10m x 20m, r = 60m, a = 10m

c (m) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

h (cm) 36 36,6 37,6 39,1 41 43,3 46 49,1 52,7 56,7

Nếu sử dụng lưới 5m x 10m và 10m x 20 m, khi chiều cao của lưới là 10
cm, hệ thống kim thu sét bố trí như hình 11, chiều cao của kim thu sét tính
được cho trong bảng trên
Như vậy nếu sử dụng lưới 5m x 10m đặt cao 10cm thì cần bố trí kim thu sét
chiều cao tối thiểu là 39cm và khoảng cách giữa 2 kim là 5 m. Với lưới
10m x 20m đặt ở độ cao 10cm thì cần bố trí kim thu sét với chiều cao tối
thiểu là 41cm nếu khoảng cách 2 kim cách nhau 5m và 57cm nếu 2 kim
cách nhau 10m.
BÀI 6: CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG SÉT ĐÁNH THẲNG

1. Mục tiêu:
- Đọc và vẽ được sơ đồ chống sét
- Lắp đặt được hệ thống chống sét cho các công trình theo các yêu cầu kỹ thuật
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tư duy khoa học, an toàn và tiết kiệm.
2. Nội dung bài:
2.1. Đối với công trình cấp 1

- Chống sét đánh thẳng cho các công trình cấp I nhất thiết phải bố trí kim, dây thu
sét đặt độc lập hoặc các bộ phận thu sét khác đặc trực tiếp, nhưng phải cách ly với các
công trình qua các loại vật liệu không dẫn điện. Các bộ phận thu

sét nói trên phải bảm đảm được phạm vi bảo vệ công trình

- Khoảng cách an toàn trừ thiết bị chống sét đặt độc lập hoặc cách ly với công trình
sau:

a) Khoảng cách không khí (Skk) không được nhỏ hơn 5m.

b) Khoảng cách trong đất (Sđ ) không được nhỏ hơn 5m đối với công trình có nguy cơ
cháy nổ hoặc thường xuyên tập trung đông người, không được nhỏ hơn 3m đối với
công trình khác và với dây thu sét

c) Khoảng cách qua các loại vật liệu không dẫn điện xác định theo cường độ cách điện
của vật

d) Đối với công trình chăn nuôi gia súc (lọai gia súc lớn phải bố trí thiết bị chống sét
độc lập. Bộ phận thu sét và bộ phận nối đất phải đặt cách xa móng công trình và cửa ra
vào một khỏang cách ít nhất là 10m).

- Khi trên công trình có ông khói hoặc các loại ống kỹ thuật khác nhô cao lên khỏi
mái, dùng để thải các chất khí có nguy cơ gây nổ thì khoảng cách không gian trên
miệng ống cần phải nằm trong phạm vi bảo vệ của bộ phận thu sét.

Khoảng không gian này được giới hạn bằng một hình bán cầu có bán kính bằng 5m.

Đối với các ống thải khác, khoảng không gian nói trên được giới hạn trong phạm vi
một hình trụ có kích thước khác như sau :
+ H = 1m : R= 2m : Khi loại khí cho thoát ra nặng hơn không khí, có áp lực dư
nhỏ hơn 0.05at – dư (a ti).

+ H = 2,5 m : R= 5m: Khi loại khí cho thoát ra nặng hơn không khí. Có áp lực dư
bằng 0,05 đến 0,25 at – dư hoặc nhẹ hơn không khí, có áp lực dư đến 0,25 at- dư.

Trong đó: ( H và R là chiều cao và bán kính của hình trụ)

Không cần đưa vào phạm vi bảo vệ của các bộ phận thu sét khoảng không gian trên
miệng các loại ống sau:

+ Ống thải các chất khí không có nguy cơ cháy gây nổ

+ Ống thải khí ni - tơ

+ Ống thường xuyên thải khí và khí thải thoát ra từ miệng ống thường xuyên
cháy thành ngọn lửa, hoặc chỉ cháy thành ngọn lửa khí thải.

Ống hoặc van an toàn dùng để thải các chất khí có nguy cơ gây nổ, nhưng các loại
khí này chỉ cho thải ra trong các trường hợp hết sức hạn chế như lúc có sự cố.

- Để chống cảm ứng tĩnh điện, tất cả các bộ phận kết cấu kim loại và các máy móc lớn
có trong công trình phải nối với một bộ phận nối đất chống cảm ứng sét hay nối với bộ
phận nối đất bảo vệ thiết bị điện.

Bộ phận nối đất chống cảm ứng sét phải có trị số điện trở tản dòng điện tần số công
nghiệp không lớn hơn 10 ôm và phải đặt cách xa bộ phận nối đất chống sét đánh thẳng
một khoảng cách Sđ như đã nêu ở trên.

- Để chống cảm ứng điện từ, phải nối tất cả các đường ống kim loại, các kết cấu kim
loại dài, đai và mỏ kim loại của các cấp tại những chổ chúng đi gần nhau nhất ( trong
phạm vi 100m ). Nếu chúng song song với nhau, dọc theo chiều dài cứ cách nhau 15
đến 20m phải nối liên hệ với nhau. Nếu các đoạn song song đó không dài quá 20m thì
phải nối hai đầu ống. Các mối nối, mặt bích hay măng sông nối của các đường ống
phải bảo đảm điện trở tiếp xúc 0,03 ôm, nếu không bảo đảm tiếp xúc tốt phải hàn sắt
thêm các cầu nối bằng thép tròn hay thép dẹp.

- Để chống điện áp cao của sét lan truyền trong công trình nếu có hệ thống đường ống
ngầm bằng kim loại dẫn vào, ở vị trí đầu vào công trình phải nối hệ đường ống với bộ
phận nối đất chống cảm ứng sét, hay nối với bộ phận nối đất bảo vệ thiết bị điện

- Bộ phận nối đất chống sét đánh thẳng phải đặt cách xa hệ đường ống ngầm và các
bộ phận nối đất khác một khoảng cách Sđ như đã nêu trên.
- Để chống điện áp cao của sét lan truyền trong công trình nếu hệ đường ống bằng
kim loại đặt nổi ở bên ngoài dẫn vào cần phải:

a) Nếu hệ đường ống đặt trên các trụ đỡ, ở vị trí đầu vào công trình – nối ống với
bộ phận nối đất cảm ứng sét. Tại trụ đỡ thứ nhất ( gần công trình ) nối đất với trị số
điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp 10 ôm và trụ đỡ thứ hai là 20 ôm . Dọc theo
đường ống khoảng 20 đến 30m, nối đất lặp lại với điện trở tản dòng điện tần số công
nghiệp 30 ôm.

b) Nếu hệ đường ống đặt ở mặt đất, tại ví trí đầu vào công trình, nối ống với bộ
phận nối đất chống cảm ứng sét. Ở các điểm dọc theo chiều dài ống, cách vị trí đầu
vào công trình 10 và 20m, nối đất với điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp
tương ứng bằng 10 ôm và 20 ôm. Sau đó cứ tiếp nhau từng khoảng 20 đến 30m, nối
đất lặp lại với điện trở tản dòng tần số công nghiệp 30 ôm.

- Các đường dây điện dẫn vào công trình có điện áp dưới 1.000 V ( ngoài ra, các
đường dây khác điều không được dẫn vào) nhất thiết phải đặt cáp ngầm suốt từ trạm
biến áp cung cấp tới công trình, đồng thời phải áp dụng thêm các biện pháp sau:

a) Tại trạm biến áp cung cấp điện, ở phía điện áp thấp và tại hộp đầu cáp của công
trình, trên các lõi cáp phải đặt bộ chống sét hạ áp.

b) Vỏ hộp đầu cáp, đai và vỏ kim loại của cáp ở đầu và công trình phải nối với bộ
phận nối đất của các bộ phận mnm,chống sét hạ áp.

2.2. Đối với công trình cấp II

- Có thể bố trí thiết bị chống sét độc lập, cách ly hoặc đặt trực tiếp lên công trình.

- Cần phải tính toán và so sánh về kinh tế kỹ thuật để chọn phương án hợp lý nhất.

- Nếu bố trí hệ thống chống sét độc lập hoặc cách ly với công trình các vật liệu không
dây dẫn điện, Các bộ phận thu sét nói trên phải bảm đảm được phạm vi bảo vệ công
trình

- Khoảng cách an toàn trừ thiết bị chống sét đặt độc lập hoặc cách ly với công trình
sau:

a) Khoảng cách không khí (Skk) không được nhỏ hơn 5m.

b) Khoảng cách trong đất (Sđ ) không được nhỏ hơn 5m đối với công trình có nguy cơ
cháy nổ hoặc thường xuyên tập trung đông người, không được nhỏ hơn 3m đối với
công trình khác và với dây thu sét
c) Khoảng cách qua các loại vật liệu không dẫn điện xác định theo cường độ cách điện
của vật

d) Đối với công trình chăn nuôi gia súc lớn phải bố trí thiết bị chống sét độc lập. Bộ
phận thu sét và bộ phận nối đất phải đặt cách xa móng công trình và cửa ra vào một
khỏang cách ít nhất là 10m.

- Điện trở xung kích của các bộ phận nối đất không được lớn hơn 5x104 ôm.cm hoặc
không được lớn hơn 40 ôm nếu điện trở suất tính toán của đất lớn hơn 5x104 ôm.cm

- Nếu bố trí thiết bị chống sét trực tiếp trên công trình cần phải thỏa mãn các yêu cầu
sau:

a) Đối với kim loại hay dây thu sét – từ mỗi kim loại hoặc dây thu sét phải có ít
nhất là hai dây xuống.

b) Đối với mạng lưới thu sét – làm bằng thép tròn, kích thước mỗi ô lưới không
được lớn hơn 5x 5m. Các mắt lưới phải được hàn nối với nhau

Trường hợp công trình có mái bằng kim loại, nếu bề dày mái lớn hơn 4mm có thể
sử dụng mái để thu và dẫn sét.

Nếu mái kim loại có bề dày nhỏ hơn 4mm chỉ được sử dụng mái để dẫn sét. Trong
mọi trường hợp phải bảo đảm sự dẫn điện liên tục giữa các bộ phận riêng rẽ của mái
với nhau.

c) Trên mái của công trình nếu có đặt các bộ phận nhô cao bằng kim loại ( như
ống thông hơi thang chữa cháy, v.v..) thì mỗi bộ phận này phải bảo đảm dẫn điện liên
tục và phải được làm nối đất với lưới thu sét hay mái kim loại các bộ phận nhô cao nói
trên không phải bằng kim loại ( như ống khói, ống thông hơi xây bằng gạch, v.v…),
phải đặt thêm lên trên các bộ phận thu sét phụ ( kim hoặc đai thu sét, và hàn nối bộ
phận thu sét phụ này với mạng lưới thu sét hay mái kim loại

d) Đối với các lọai công trình cao quá 15m cần phải thực hiện đẳng áp từng tầng.
Tại các tầng của công trình, phải đặt các đai san bằng điện áp bao quanh công trình,
các dây xuống phải nối với cá đai bằng điện áp và tất cả các bộ phận bằng kim lọai, kể
cả các bộ phận kim lọai không mang điện của thiết bị, máy móc có ở các tầng phải
được nối đất với các đai san bằng điện áp bằng dây nối.

Trường hợp này phải thực hiện nối đất mạch vòng bao quanh công trình.

e) Khi sử dụng một bộ phận nối đất cọc hay cụm cọc chôm thẳng đứng, các dây
xuống phải đặt ở phía ngòai trên các mặt tường đối diện của công trình. Khi sử dụng
bộ phận nối đất kéo dài hay mạch vòng thì dây xuống phải đặt cách nhau không quá
15 đến 20m dọc theo chu vi mái công trình.
g) Có thể sử dụng các bộ phận kết cấu kim lọai của công trình như: cốt thép, vì kèo
thép… cũng như cốt thép trong và cốt thép của cấu kiện bê tông cốt thép ( trừ cốt thép
có ứng lực trước và cốt thép của cấu kiện bê tông nhẹ) để làm dây xuống, với điều
kiện kỹ thuật thi công phải bảo đảm được sự dẫn điện liên tục của các bộ phận kim
lọai được sử dụng để làm dây xuống nói trên ( bằng phương pháp hàn điện)

- Ở những vùng đất có trị số điện trở suất nhỏ hơn hoặc bằng 3.104 ôm, được phép sử
dụng cốt thép trong các lọai móng bằng bê tông cốt thép để làm bộ phận nối đất, với
điều kiện kỹ thuật thi công phải bảo đảm được sự dẫn điện liên tục của cốt thép trong
các lọai móng nói trên.

- Điện trở xung kích của các bộ phận nối đất không được lớn hơn 5x104 ôm.cm hoặc
không được lớn hơn 40 ôm nếu điện trở suất tính toán của đất lớn hơn 5x104ôm.cm

- Khỏang cách giữa các bộ phận của thiết bị chống sét và các bộ phận kim lọai của
công trình, các đường ống, đường dây điện lực, điện nhẹ (điện thọai, truyền thanh…)
dẫn vào công trình:

a) Phía trên mặt đất, không được nhỏ hơn 1,5m phía dưới mặt đất, không nhỏ hơn
3m

b) Trường hợp thực hiện khỏang cách quy định trên gặp nhiều khó khăn và
không hợp lý về kinh tế - kỹ thuật thìđược phép nối chúng và cả các bộ phận kim
lọai không mang điện của các thiết bị điện với thiết bị chống sét, trừ các phòng có
nguy cơ gây ra cháy nổ, và phải thực hiện thêm các biện pháp sau:

+ Các đường dây điện lực, điện nhẹ phải luồn trong các ống thép, hoặc sử dụng các
lọai cáp có vỏ bằng kim lọaivà nối các ống thép, hoặc vỏ kim lọai của cáp với đai san
bằng điện áp tại chổ gần nhau nhất.

+ Phải đặt đai san bằng điện áp bên trong công trình. Đai san bằng điện áp là một
mạng các ô lưới đặt nằm ngang, chôn ở độ sâu không nhỏ hơn 0,5m so với mặt sàn,
làm bằng thép tròn hoặc thép dẹt tiết diện không được nhỏ hơn 100mm2 và bề dày
thép dẹt không nhỏ hơn 4mm.

Kích thước mỗi ô lưới không được lớn hơn 5 x 5m.

+ Nhất thiết phải sử dụng hình thức nối đất mạch vòng bao quanh công trình và
dọc theo mạch vòng nối đất, cứ cách nhau từng khỏang 10 đến 15m phải hàn nối liên
hệ với đai san bằng điện áp trong công trình: Điện trở xung kích của mạch vòng nối
đất không vượt quá trị số đã nêu ở trên.

+ Khi sử dụng cốt thép trong các móng bằng bê tông cốt thép của công trình để làm
bộ phận nối đất thì không yêu cầu đặt đai san bằng điện áp bên trong công trình.
- Chống sét cho các bể chứa kín đặt ở ngòai.

a) Trường hợp bể chứa bằng kim loại, nếu thành bể có bề dày từ 5mm trở lên
được sử dụng thành bể để thu và dẫn sét nếu bề dày thành bể nhỏ hơn 5mm thì đặt bộ
phân thu sét riêng, thành bể chỉ được sử dụng để dẫn sét.

b) Trường hợp các bể chứa bằng bê tông cốt thép, có thể bố trí thiết bị chống sét
độc lập, cách ly hay đặt trực tiếp trên bể chứa đó.

c) Nếu có ống thông hơi hoặc thóat khí trên bể thì khỏang không gian trên các ống
cũng phải được bảo vệ như đã nêu ở trên.

d) Điện trở nối đất xung kích của bộ phận nối đất không được lớn hơn 20 ôm và
phải có ít nhất là hai dây xuống nối thành bể hay bộ phận thu sét với bộ phận nối đất.

- Để chống cảm ứng tĩnh điện, áp dụng như trên. Trường hợp sử dụng mái kim loại
để chống sét đánh thẳng hoặc đặt dưới chống sét đánh thẳng trên công trình thì không
phải chống cảm ứng sét, nhưng phải thực hiện đẳng áp từng tầng và nối các kết cấu
với kim loại hoặc máy móc bên trong công trình với đai san bằng điện áp.

- Để chống điện áp cao của sét lan truyền trong công trình, nếu có hệ đường đường
dây, đường ống ngầm bằng kim loại dẫn vào thực hiện như công trình cấp I.

Riêng khoảng cách trong đất (Sđ) từ bộ phận nối đất bảo vệ chống sét đánh thẳng đến
các đường dây, đường ống và bộ phận kim loại khác áp dụng như trên.

- Để chống điện áp cao của sét lan truyền trong công trình nếu có hệ đường dây,
đường ống bằng kim loại đặt nổi ở bên ngoài dẫn vào, áp dụng như ở cấp I.

- Các lưới điện có điện áp dưới 1000V, lưới điện nhẹ (điện thoại, truyền thanh …) chỉ
được đưa vào công trình bằng cáp ngầm. Hộp đấu cáp, đai và vỏ cáp bằng kim loại
phải nối với bộ phận nối đất chống cảm ứng sét. Nếu các lưới điện trên là đường dây
trên không, nếu muốn đưa vào công trình phải chuyển sang dùng cáp ngầm, chiều dài
đọan cáp này ít nhất là 50m.

Với lưới điện áp dưới 1000 V, ở cột có sự chuyển đổi từ đường dây dẫn trên không
sang đường dây cáp, hộp đầu cáp; đai và vỏ cáp bằng kim lọai cũng như xà chân sứ
bằng kim lọai trên cột phải nối với một bộ phận nối đất có điện trở tản dòng điện tần
số công nghiệp không lớn hơn 10 ôm, ngòai ra giữa mỗi đường dây với các bộ phận
kim lọai có liên hệ với các bộ phận nối đất phải đặt các bộ chống sét hạ áp hay khe hở
phóng điện với khoảng cách phóng điện bằng 2 đến 3mm

Xà và chân sứ bằng kim loại trên cột đường dây kế tiếp với cột có sự chuyển đổi nói
trên phải nối với một bộ phận nối đất có điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp
không lớn hơn 20 ôm.
2.3. Đối với công trình cấp III

- Đối với công trình cấp III cần phải đặt thiết bị chống sét ngay trên công trình, chỉ
được phép đặt thiết bị chống sét độc lập với công trình trong những trường hợp đặc
biệt thuận lợi về kỹ thuật kinh tế.

Bộ phận thu sét có thể sử dụng hình thức kim, dây đai hoặc lưới thu sét tùy từng
trường hợp cụ thể. Khi bảo vệ bằng lưới thu sét, kích thước mỗi ô lưới không được
lớn hơn 12x12m và phải bố trí thêm các kim hoặc đai thu sét bảo vệ cho các kết cấu
nhô cao lên khỏi mái. Các dây xuống phải đặt men theo tường phía ngoài công trình (
trừ trường hợp thiết bị chống sét đặt độc lập với công trình). Khi bảo vệ lưới điện thu
sét, dọc theo chu vi mái cứ cách nhau 20 đến 25m phải đặt một dây xuống . Ngoài ra
dây xuống và bộ phận nối đất có thể sử dụng các bộ phận kết cấu kim lọai của công
trình như: cốt thép, vì kèo thép… cũng như cốt thép trong và cốt thép của cấu kiện bê
tông cốt thép ( trừ cốt thép có ứng lực trước và cốt thép của cấu kiện bê tông nhẹ) để
làm dây xuống, với điều kiện kỹ thuật thi công phải bảo đảm được sự dẫn điện liên
tục của các bộ phận kim lọai được sử dụng để làm dây xuống nói trên ( bằng phương
pháp hàn điện). Ở những vùng đất có trị số điện trở suất nhỏ hơn hoặc bằng 3.104 ôm,
được phép sử dụng cốt thép trong các lọai móng bằng bê tông cốt thép để làm bộ phận
nối đất, với điều kiện kỹ thuật thi công phải bảo đảm được sự dẫn điện liên tục của cốt
thép trong các lọai móng nói trên.

Điện trở xung kích Rxk của bộ phận nối đất ứng với các trị số điện trở suất đất tính
toán (Pđtt) và các cách bố trí thiết bị chống sét không vượt quá các trị số đã nêu trong
Bảng 1 ( Xem bảng 1).

- Các bộ phận kim lọai của thiết bị chống sét phải đặt cách xa các vật bằng kim lọai
của công trình một khoảng cách không được nhỏ hơn 1,5m nếu vật kim loại đó ở độ
cao dưới 20m so với mặt đất, và không được nhỏ hơn 1:10 chiều dài của đọan dây
xuống nếu vật kim lọai đó có độ cao từ 20m trở lên: (S>0, 1L), trong đó L là chiều dài
của đọan dây xuống đo dọc theo đường dây từ mặt đất đến điểm khảo sát. Trường hợp
có một vách ngăn bằng vật liệu không dẫn điện giữa vật kim lọai và thiết bị chống
sét có thể giảm khỏang cách trên một đoạn bằng 3 lần chiều dài của vách ngăn. Đối
với các đường dây điện lực, điện nhẹ cũng phải bảo đảm khoảng cách quy định trên
(1,5m hoặc 1:10 chiều dài của đọan dây xuống).

Khoảng cách từ các bộ phận kim loại của thiết bị chống sét đến các đường ống kim
loại ngầm hoặc các đường cáp ngầm dẫn vào công trình không được nhỏ hơn 3m nếu
không sử dụng chúng làm vật nối đất tự nhiên.
- Trường hợp thực hiện các khoảng cách quy định trên gặp nhiều khó khăn và không
hợp lý về kinh tế - kỹ thuật thì được phép nối chúng và cả các bộ phận kim lọai không
mang điện của thiết bị điện với thiết bị chống sét, trừ các phòng có

nguy cơ gây ra cháy nổ, nhưng phải sử dụng hình thức nối đất mạch vòng bao quanh
công trình. Dọc theo chu vi mái, cứ cách nhau 15 đến 20m đặt một dây xuống và hàn
dây xuống với mạch nối đất nối trên.

- Đối với các công trình cấp III không cao hơn 16m, không rộng hơn 20m, không có
các phòng có nguy cơ nổ cháy. Không tập trung đông người và xây dựng tại
những vùng có mật độ sét đánh thẳng không cao, có thể áp dụng

phương thức bảo vệ trọng điểm như sau:

a) Đối với công trình mái bằng, chỉ cần bảo vệ cho các góc nhà và dọc theo chu vi
của đường viền tường chắn mái.

b) Đối với công trình mái dốc, mái răng cưa, mái chồng diêm, chỉ cần bảo vệ
cho các góc nhà, góc diềm mái, dọc theo bờ nóc và diềm mái. Nhưng nếu chiều dài
của công trình không quá 30m thì không cần bảo vệ bờ nóc, và nếu độ dốc

mái lớn hơn 280 thì cũng không cần bảo vệ diềm mái.

c) Bảo vệ cho những bộ phận kết cấu nhô cao lên khỏi mặt mái phải bố trí các kim
hoặc đai thu sét. Những kim hoặc đai này phải được nối với bộ phận thu sét của công
trình.

- Đối với những công trình có mái kim loại, được phép sử dụng mái làm bộ phận thu
và dẫn sét nếu bề dày của mái:

+ Lớn hơn 4mm, đối với những công trình có một số phòng có nguy cơ, nổ,
cháy.

+ Lớn hơn 3,5m, đối với công trình không có nguy cơ cháy nổ,

- Khi sử dụng mái làm bộ phận thu và dẫn sét phải bảo đảm được sự dẫn điện
liên tục của mái. Nếu không, phải hàn nối các bộ phận riêng rẽ của mái với nhau, mỗi
bộ phận ít nhất phải có hai mối nối. Dọc theo chu vi mái cứ cách nhau 20 đến 30m
phải đặt một dây xuống, nếu công trình nhỏ ít nhất cũng phải có hai

dây xuống.

Trường hợp bề dày mái kim loại nhỏ hơn các trị số quy định trên, phải đặt bộ
phận thu sét riêng để bảo vệ, chỉ được sử dụng mái để dẫn sét và cũng phải bảo đảm
yêu cầu dẫn điện liên tục như trên.

- Đối với các công trình bằng thanh, tre, nứa, lá phải bố trí thiết bị chống sét
độc lập với công trình. Nếu xung quanh công trình có các cây xanh, tốt nhất là sử
dụng cây xanh đó để đặt thiết bị chống sét, nhưng cũng phải đảm bảo các khỏang cách
an tòan như quy định tương tự cho cấp I và II

- Trường hợp có lợi nhiều về kinh tế - kỹ thuật thì được phép đặt thiết bị chống sét
ngay trên công trình, nhưng cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:

a) Phải sử dụng kim thu sét lắp trên cột cách điện ( gỗ, tre…) khỏang cách từ
các phần dẫn điện của kim đến mái công trình không được nhỏ hơn 400mm.

b) Dây xuống phải bố trí trên các chân đỡ không dẫn điện và cách mái từ 150mm trở
lên.

c) Dây xuống không được xuyên qua mái . Trường hợp đặc biệt phải xuyên
qua mái thì phải luồn trong ống sành hoặc sứ.

- Đối các công trình chăn nuôi gia súc ( lọai gia súc lớn phải bố trí thiết bị chống sét
độc lập. Bộ phận thu sét và bộ phận nối đất phải đặt cách xa móng công trình và cửa ra
vào một khỏang cách ít nhất là 10m.

Trường hợp có lợi về kinh tế thì được phép đặt bộ phận thu sét ngay trên công
trình, nhưng bộ nối đất phải đặt cách móng công trình và cửa ra vào môt khỏang cách
ít nhất 5m. Nếu không bảo đảm được khỏang cách nói trên, khi đặt xong bộ phận nối
đất phải phủ lắp lên trên một lớp đá dăm ( hoặc sỏi) nhựa đường có chiều dày 100mm
trở lên, kèm theo nên đặt một biển báo phòng ngừa.

- Chống sét đánh thẳng cho những ống khói cao.

a) Nếu ống khói làm bằng kim lọai, bề dày thành ống lớn hơn 4mm, sử dụng
ống khói để thu và dẫn sét, trường hợp này chỉ cấn tiến hành nối đất cho ống khói.
Nếu bề dày thành ống nhỏ hơn 4mm, phải đặt bộ phận thu sét riêng, chỉ sử dụng

thành ống để dẫn sét. Khi sử dụng thành ống để thu và dẫn sét, cần phải hàn nối các bộ
phận riêng biệt của ống với nhau.
b) Nếu ống khói bằng bê tông cốt thép hay xây bằng gạch, đá, có thể bảo vệ
bằng kim lọai hoặc đai thu sét viền quanh miệng ống khói.

Phạm vi bảo vệ của kim thu sét phải bao trùm tòan bộ miệng ống khói. Số lượng và
kích thước kim phải xác định theo tính toán nhưng chiều dài mỗi kim không quá 3m

Dọc theo chiều cao của ống khói, nếu có dãy bậc thang dẫn điện liên tục thì được sử
dụng để làm dây xuống.

Đối với ống khói cao từ 40m trở lên phải có ít nhất là hai kim thu sét và hai dây
xuống, trị số điện trở nối đất xung kích không lớn hơn 10 ôm

- Chống sét đánh thẳng cho những công trình khác nhau như đài chứa nước,tháp
khoan, máy đóng cọc, cần trục, quy định như sau:

a) Nếu chúng bằng kim loại, dẫn điện liên tục từ trên xuống thì sử dụng làm
bộ phận thu và dẫn sét. Trường hợp này chỉ cần nối đất cho công trình với trị số điện
trở nối đất xung kích 10 ôm. Nếu công trình nhỏ cũng phải có ít nhất là hai

dây nối đất.

Trường hợp công trình bằng kim lọai không dẫn điện liên tục, phải hàn các bộ
phận riêng biệt lại với nhau hoặc đặt các đầu nối nhưng không được làm ảnh hưởng
đến họat động bình thường của thiết bị.

b) Nếu chúng không phải làm bằng kim lọai, cần đặt bộ phận thu sét riêng để bảo
vệ. Dây xuống bố trí gần bậc thang. Nếu bậc thang dẫn điện liên tục thì được sử dụng
để làm dây xuống. nếu công trình cao từ 40m trở lên phải có ít

nhất là hai kim thu sét và hai dây xuống. Trị số điện trở nối đất xung kích không được
lớn hơn 10 ôm.

- Để bảo vệ chống sét đánh thẳng cho các tượng đài, đài kỷ niệm không phải bằng
kim loại ( gạch, bê tông cốt thép, đá, ốp bằng đá…) ở đỉnh tượng đài cần phải đặt kim
hoặc đai thu sét, khoảng cách từ đỉnh kim, hoặc đai đến đỉnh tượng , đài không quy
định. Dây xuống có thể sử dụng cốt thép chịu lực trong thân tượng đài, nhưng phải
bảo đảm liên tục.

Điện trở nối đất xung kích không vượt quá 10 ôm.

Trường hợp tượng, đài kỷ niệm bằng kim lọai phải bảo đảm dẫn điện liên tục và
chỉ cần nối đất cho các tượng, đài đó với điện trở nối đất xung kích không vượt quá 30
ôm.
- Để chống điện áp cao của sét lan truyền từ đường dây trên không dẫn vào
công trình phải áp dụng các biện pháp bảo vệ sau:

a) Đối với đường dây điện dưới 1000V, tại đầu công trình phải đặt bộ chống sét hạ
áp, hoặc khe hở phóng điện. Bộ phận nối đất có điện trở tản dòng điện tần số công
nghiệp không lớn hơn 20 ôm, tại cột thứ nhất và thứ hai gần công trình

phải nối đất xa và chân sứ trên cột với điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp tương
ứng bằng 20 và 30 ôm.

Riêng đối với công trình xây dựng dân dụng có thể không cần đặt bộ chống sét hạ
áp hoặc khe hở phóng điện ở đầu vào công trình.

Nếu điện áp lớn hơn 1000V, vẫn bảo vệ theo các quy định của ngành điện lực.

b) Đối với các đường dây điện nhẹ cần bảo vệ theo quy định của các ngành chủ quản.

- Để chống điện áp cao của sét lan truyền từ các đường ống bằng kim loại, đặt nối dẫn
vào công trình phải áp dụng các biện pháp bảo vệ sau:

a) Tại đầu vào công trình, ống phải được nối đất với điện trở tản dòng điện
tần số công nghiệp không lớn hơn 20 ôm.

b) Tại hai cột đỡ đầu tiên gần công trình, mỗi cột phải được nối đất với điện trở
tản dòng điện tầng số công nghiệp bằng 40 ôm.

c) Tại các cuộc đỡ tiếp theo thuộc khu vực xây dựng công trình, cứ cách nhau từ 250
đến 350m phải được nối đất lặp lại với trị số điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp
của mỗi bộ phận nối đất bằng 50 ôm.

Nếu ống đặt nằm ở mặt đất cũ ng tiến hành nối đất theo trình tự như trên

2.4. Phương pháp lắp đặt và lắp đặt hệ thống


2.4.1 Kim thu sét
- Kim thu sét có thể bằng thép tròn, thép dẹt, thép ống hoặc thép góc với tiết diện
phần kim lọai của đỉnh kim không được nhỏ hơn 100mm2 ( nếu thép dẹt, bề dày
không được nhỏ hơn 3,5mm; nếu thép ống, bề dày thành ống không được nhỏ hơn
3mm) và chiều dài hiệu dụng của kim không được nhỏ hơn 200m
Nếu kim thu sét tạn những nơi dễ bị ăn mòn, tiết diện đỉnh kim không được nhỏ hơn
150mm2 ( nếu thép dẹt bề dày không được nhỏ hơn 4mm, nếu thép ống, bề dày thàng
ống không được nhỏ hơn 3,5mm)
Đỉnh kim thu sét không cần vuốt nhọn. Nếu kim thu sét là ống, phải hàn kín đỉnh
kim lại. Hình dáng và kích thước của một vài kiểu kim thu sét (Hình 1)
- Kim thu sét có thể mạ kẽm, mạ thiết hoặc sơn tĩnh điện. Tại những vùng hoặc những
nơi dễ bị ăn mòn kim thu sét phải mạ kẽm.
- Lắp đặt kim thu sét phải đảm bảo chắc chắn trong quá trình sử dụng và chịu được tải
trọng gió quy định trong vùng đó.
Đặt kim thu chống sét trên cột gỗ, cột bê tông cốt théo đỉnh kim phải cao hơn đỉnh
cột từ 200mm trở lên, nếu dùng cốt gỗ phải có biện pháp chống mục và mối, mọt.

Đặt kim thu sét trên cây xanh, đỉnh kim phải cao hơn ngọn cây 200mm trở lên và phải
cố định kim vào những phần chắc chắn của thân cây.
- Ngoài kim thu sét ra có thể sử dụng các bộ phận cấu tạo khác bằng kim loại có sẵn,
nhô cao lên khỏi mái công trình hoặc mái kim loại của công trình để làm bộ phận thu
sét
2.4.2. Dây thu sét

- Dây thu sét phải làm bằng thép, tiết diện dây không được nhỏ hơn 50mm2

cũng như không quá 75mm2 và phải được sơn dẫn điện. Nếu dây thu sét đặt tại nhưng
nơi dễ bị ăn mòn phải tăng tiết diện lên 75mm2

Dây thu sét bảo vệ cho những công trình nhỏ, khoảng vượt không quá 50m, được
phép sử dụng loại có tiết diện bằng 3,5mm2.

- Cố định dây thu sét trên các kết cấu chịu lực phải có kẹp nối đặc biệt, đảm bảo chắc
chắn về cơ học và tiếp xúc tốt. Dây thu sét cố định trên cây xanh phải đặt ra tại các
phần chắc chắn của thân cây.

2.4.3. Đai và lưới thu sét


- Đai thu sét và lưới thu sét dùng để chống sét đánh thẳng có thể làm bằng thép
tròn hoặc thép dẹt tiết diện không được nhỏ hơn 50mm2, bề dày thép dẹt không được
nhỏ hơn 3mm, và phải được sơn dẫn điện

Nếu đặt tại những nơi dễ bị ăn mòn, tiết diện trên không được nhỏ hơn 75mm2, bề
dày thép dẹt không được nhỏ hơn 3,5mm

- Đai hoặc lưới thu sét đặt trên các cọc dỡ bằng thép tròn hoặc thép dẹt, cứ cách
nhau từ 1,0 đến 1,5m phải có cọc đỡ, khoảng cách từ đai hoặc lưới thu sét đến mặt mái
công trình không nhỏ hơn 60mm.

Đặt các cọc đỡ trên mái phải bảo đảm:

a) Chống dột cho mái.

b) Không phá họai lớp chống thấm hoặc cách nhiệt của mái.

c) Không cản trở đến việc thoát nước mưa trên mái.

d) Dây không căng quá và khi băng qua các khe lún phải có đọan dãn uốn cong
khoảng 100 đến 200mm.

2.4.3. Dây xuống, dây nối, cầu nối

- Dây xuống có thể làm bằng thép tròn hoặc thép dẹt, tiết diện không được nhỏ hơn
35mm2 và bề dày thép dẹt không được nhỏ hơn 3mm.

Nếu từ bộ phận thu sét đến bộ phận nối đất chỉ đặt một dây xuống, tiết diện của dây
xuống này không được nhỏ hơn 50 mm2

Dây xuống tại những nơi dễ bị ăn mòn, tiết diện không được nhỏ hơn 50 mm2 và bề
dày thép không được nhỏ hơn 3,5mm.

- Các cầu nối, dây nối của thiết bị chống sét và đai san bằng điện áp có thể làm bằng
thép tròn hoặc thép dẹt, tiết diện không nhỏ hơn 28mm2, bề dày thép dẹt không được
nhỏ hơn 3mm, và cần phải sơn chống rỉ

Nếu đặt tại những nơi dễ bị ăn mòn, tiết diện không được nhỏ hơn 35mm2 và bề
dày thép dẹt không nhỏ hơn 3,5mm.

- Dây xuống nối bộ phận thu sét với bộ phận nối đất phải bố trí theo đường ngắn nhất
và không được tạo nên những góc nhọn hoặc uốn cong ( Hình 2). Trường hợp đặt biệt
phải uốn không được nhỏ hơn 1 : 10 chiều dài đọan dây uốn cong đó

( Hình 3).
`- Đặt dây xuống đất và nối trên mái công trình bằng thép tròn hoặc thép dẹt, cứ cách
nhau từ 1,0 đến 1,5m phải có cọc đỡ, khoảng cách từ đai hoặc lưới thu sét đến mặt mái
công trình không nhỏ hơn 60mm.

Đặt các cọc đỡ trên mái phải bảo đảm:

a) Chống dột cho mái.

b) Không phá họai lớp chống thấm hoặc cách nhiệt của mái.

c) Không cản trở đến việc thoát nước mưa trên mái.

d) Dây không căng quá và khi băng qua các khe lún phải có đọan dãn uốn cong
khoảng 100 đến 200mm.

- Dây xuống nên đặt ở những vị trí ít người và gia súc qua lại, khoảng cách từ dây
xuống đến mép các cửa ra vào, cửa sổ không được nhỏ hơn 1,5m. Đặt biệt đối với các
công trình thường xuyên tập trung nhiều trẻ em thì dây xuống phải cách xa các cửa ra
vào và lối đi từ 5m trở lên.

Ở những vị trí người và gia súc có thể tiếp xúc, đọan dây xuống từ mặt đất đến độ cao
2,5 phải đặt trong ống cách điện hoặc quấn bằng vật liệu cách điện. Nếu có khả năng
bị va chạm về cơ học, đoạn dây xuống này phải được bảo vệ bằng các thanh thép hình
ốp bên ngoài ( thép góc hoặc thép chữ U).

- Cũng cho phép sử dụng cá bộ phận bằng kim lọai đặt theo chiều dọc có sẵn
trong công trình để làm dây xuống như cột thép, cốt thép dọc trong các loại cột bê
tông cốt thép.v.v…
- Trên dây xuống có thể đặt chổ nối dễ tháo rời để tiện kiểm tra trị số điện trở của bộ
phận nối đất nhưng trường hợp công trình chỉ có một dây xuống thì không được phép
đặt chổ nối dễ tháo rời đặt ở phía tường ngoài của công trình, cách mặt đất từ 1 đến
1,5m

2.4.4. Bộ phận nối đất chống sét

- Bộ phận nối đất chống sét có thể làm bằng thép tròn, thép dẹt, thép góc hoặc thép
ống với tiết diện phần kim loại không nhỏ hơn 100mm2, (bề dày thép dẹt, thép góc
không được nhỏ hơn 4mm và bề dày thép ống không được nhỏ hơn 3,5mm)

Nếu đặt tại những nơi dễ bị ăn mòn, tiết diện trên phải lớn hơn 100mm2.

- Bộ phận nối đất có thể để trần hoặc sơn dẫn điện, mạ thiết, mạ kẽm nhưng cấm
không được sơn cách điện, hắc –ín hoặc nhựa đường.

- Xác định hình thức nối đất phải căn cứ vào những quy định về trị số điện trở suất đất
và trị số điện trở yêu cầu của bộ phận nối đất.

- Trị số điện trở suất đất (pđ. Ôm.cm) sử dụng trong tính toán phải đo thực tế tại khu
vực chôn bộ phận nối đất. Chỉ cho phép sử dụng trị số điện trở suất đất cho trong các
sổ tay để thiết kế kỹ thuật.

- Trị số điện trở suất đất tính toán (pđ.tt) bằng trị số điện trở suất đo đạc (pđ) nhân với
hệ số thay đổi điện trở suất (φ).

- Thông thường nên lựa chọn hình thức nối đất theo chỉ dẫn dưới đây:
a) Khi trị số điện trở suất đất không lớn quá 3x104 ôm.cm, thì sử dụng hình htức nối
đất cọc chôn thẳng đứng, chiều dài cọc từ 2,5 đến 3m, đầu trên của cọc phải đóng đến
độ sâu cách mặt đất từ 0,5 đến 0,8m.

Nếu lớp đất ở dưới độ sâu có điện trỏ suất nhỏ ( từ 3x104 ôm.cm, trở xuống) hoặc
có mạch nước ngầm, cần sử dụng hình thức cọc chôn sâu, và có thể tăng chiều dài cọc
tới 6m. Trong trường hợp này có thể sử dụng bê tông cốt thép, các móng bằng bê tông
cốt thép của công trình để làm bộ phận nối đất chôn sâu.

Trường hợp lớp đất trên có trị số điện trở suất nhỏ, các lớp đất dưới là đá sỏi hoặc có
điện trở suất lớn thì sử dụng hình thức nối đất thành (tia) đặt nằm ngang ( nối đất kéo
dài) chôn ở độ sâu từ 0,5 đến 0,8 so với mặt đất, chiều dài mỗi thanh không nên lấy
quá chiều dài tới hạn, ứng với các trị số điện trở suất đất, cho Bảng 2. Trường hợp cần
phải tăng số thanh không được nhỏ hơn 900

- Trong quá trình lựa chọn nên ưu tiên sử dụng hình thức nối đất kéo dài.

b) Khi điện trở suất của đất bằng từ 3 đến 7x104 ôm.cm, cần sử dụng hình thức nối đất
hỗn hợp ( cọc kết hợp với thanh). Có thể sử dụng nối đất hỗn hợp kiểu hình vuông,
chữ nhật, vòng tròn.

Các cọc chỉ nên đóng trong khoảng 2:3 chiều dài của thanh tính từ đầu thanh, phía
nối với dây xuống.

c) Khi trị số điện trở suất lớn hơn 7x104 ôm.cm hoặc đất có nhiều đá tảng, đá vỉa,
cho phép kéo dài thanh tới chỗ đất có trị số điện trở suất nhỏ (hồ, ao, sông suối … )
nhưng không nên đưa ra quá 100m.

d) Cũng có thể áp dụng biện pháp nhân tạo để cải thiện độ dẫn điện của đất ở những
vùng có trị số điện trở suất cao.

- Khoảng cách giữa các cọc trong hình thức nối đất hỗn hợp không được nhỏ hơn
chiều dài mỗi cọc.

- Trong giới hạn nhất định, bộ phận nối đất có điện trở xung kích (Rxk) quan hệ với
điện trở tản dòng điện tần theo công thức:

Rxk =α. R

Trong đó α là hệ số xung kích, phụ thuộc vào trị số dòng điện sét, điện trở suất đất
và hình thức cấu tạo của bộ phận nối đất.

Nên dùng những bộ phận nối đất có α ≤1.


Trong Bảng 2 cho các trị số chiều dài tới hạn (Ith) của thanh nối đất nằm ngang, bảo
đảm được α <1 trong các trường hợp điện trở khác nhau.

Bảng 2

Các trị số, hệ số xung kích trong các trường hợp điện trở suất đất khác nhau cho ở
Bảng 3 – Các số ở tử số dùng cho hình thức nối đất hỗn hợp, các số ở mẫu số dùng
cho hình thức nối đất cọc chôn thẳng đứng.

Bảng 3

- Bộ phận nối đất cọc chôn thẳng đứng phải đặt tại những chỗ ít người, gia súc qua
lại. Khi xét thấy có khả năng nguy hiểm cần phải rào, chắn xung quan. Khoảng cách
từ hàng rào đến bộ phận nối đất ít nhất là 5m. Nếu điều kiện kinh tế cho phép có thể
đóng thêm các cọc phụ để giảm điện áp xung quanh bộ phận nối đất.

- Phải đặt bộ phận nối đất xa những vùng xung quanh ống khói, kho chứa phân, rãnh
tháo phân, rác hữu cơ ..

Khoảng cách này càng xa càng tốt.

- Phải sử dụng loại đất có điện trở suất nhỏ để lấp lấy bộ phận nối đất, không được
lấp lấy bằng đất có nhiều gạch, đá, sỏi, cuội, xỉ than, …

Khi lấp xong phải đầm kỹ, cứ mỗi lớp đất dày từ 100 đến 150mm phải đầm một lần,
kèm theo có thể tưới thêm nước. Lúc đầm phải tránh va chạm mạnh làm hư hỏng bộ
phận nối đất (bong các mối hàn nối).

- Khi lợi dụng các công trình, đường ống kim loại hoặc vỏ kim loại của các loại cáp
thuộc cơ quan khác để làm vật nối đất tự nhiên phải đuợc sự thỏa thuận của các cơ
quan đó.

Khi lợi dụng các vật nối tự nhiên phải có kiểm tra đo đạc thực tế. Trường hợp không
kiểm tra, đo đạc được thì chỉ có thể sử dụng vật nối đất tự nhiên đó để giảm bớt điện
trở nối đất, còn khi xác định điện trở nối đất phải căn cứ vào bộ phận nối đất nhân tạo.

2.4.5. Các mối hàn, nối thiết bị chống sét


- Đối với các công trình cấp I và II phải hàn nối bằng điện hoặc hơi. Đối với các công
trình cấp III, nếu không có điều kiện hàn hoặc đối với bộ phận chống sét tạm thời thì
cho phép nối bằng kẹp nối, bu-lông hoặc đinh tán. Không được hàn thiếc hoặc nối
bằng cách vặn xoắn, buộc dây.

Nối mái kim loại với dây xuống phải dùng mối hàn đặc biệt (Hình 5).

Những mối nối tại nơi dễ bị ăn mòn nhất thiết phải hàn hoặc sử dụng măng – xông
nối đặc biệt để chống ăn mòn.

Trường hợp có yêu cầu cần phải kiểm tra điện trở nối đất thường xuyên, thì chỗ nối
giữa dây xuống và dây nối đất phải sử dụng mối nối dễ tháo rời.

- Các mối hàn phải bảo đảm chất lượng tốt. Chiều của mối hàn không được nhỏ
hơn 6 lần đường kính của thanh nối lớn hoặc không được nhỏ hơn 2 lần bề rộng của
thanh nối dẹt.

2. 4.6. Sử dụng cây xanh đặt thiết bị chống sét

- Có thể lợi dụng cây xanh, mọc gần công trình để đặt thiết bị chống sét. Với các công
trình cần bảo vệ theo cấp sử dụng cây cách công trình một khỏang cách không nhỏ
hơn kích thước đã nêu ở 4.1 để đặt kim thu sét. Ngoài khoảng cách từ cây hoặc tán
cây đến công trình nhỏ hơn kích thước đã nêu ở 4.1. chỉ cho phép dùng đặt kim thu sét
để chống sét cho các công trình cấp II, III, nhưng phải bảo đảm một trong các điều
kiện sau:

a) Trên tường công trình đối diện với cây, dọc theo toàn bộ chiều cao của công trình
đặt một dây xuống, nối đầu của dây xuống này với bộ nối đất của kim thu sét đặt trên
cây
b) Từ kim thu sét đặt ở trên cây, dăng chuyển dây xuống sang một cây khác
bên cạnh, nhưng cây này (hoặc tán cây phải cách xa công trình từ 5m trở lên, xong từ
đây nối với bộ phận nối đất)

- Kim thu sét hoặc dây thu sét phải cố định tại các phần chắc chắn của cây xanh.

Những tán cây gần công trình phải chặt bớt để bảo đảm khoảng cách tới công
trình ít nhất là 3m.

Bài 7: Các biện pháp chống tác dụng thứ cấp của sét.

1. Mục tiêu:
- Đọc được sơ đồ bản vẽ
- Trình bày được một số biện pháp chống tác dụng thứ cấp của sét
- Lắp đặt được hệ thống để chống lại tác dụng thứ cấp của sét.
- Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc, an toàn và tiết kiệm.
2. Nội dung bài:

2.1. Chống cảm ứng tĩnh điện của sét

a. Sự hình thành sét.

 Khái niệm về sét.

Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất mà ở đó tập trung một
quầng điện tích trái dấu với đám mây hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu ở
khoảng cách gần.

 Sự hình thành sét.

Sự hình thành sét gắn liền với sự hình thành các đám mây giông. Các đám mây giông
được tạo thành từ các luồng không khí nóng ẩm từ mặt đất bốc lên đi vào vùng nhiệt
độ ẩm, hơi nước ngưng tụ thành các tinh thể băng. Các đám mây mang điện là do kết
quả của các luồng không khí mãnh liệt tách rời nhau tạo ra các điện tích trái dấu và tập
trung chúng trong các phần khác nhau của đám mây. Các kết quả quan sát cho thấy,
80% dưới đám mây có cực tính âm, còn phần trên của đám mây thường tích các điện
tích dương.
1 1 1 1
2 2 3
3

is is is is

t t t t

a) b) c) d)
Hình 7.1. Quá trình hình thành của sét.
a) Hình thành mây giông với những vùng mang điện tích trái dấu.
b) Dòng tiên đạo phát triển (0,0050,01)s.
c) Phóng điện chủ yếu (50100)s.
d) Loé sáng cuối sét (0,030,05)s.
 Quá trình phóng điện của sét.

Quá trình phóng điện của sét được chia thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: Sự phóng điện giữa đám mây và đất được bắt đầu bằng sự xuất
hiện một dòng sáng phát triển xuống đất chuyển động từng đợt với tốc độ (1001000)
[km/s] gọi là tia tiên đạo và tạo ra điện áp rất lớn tại đầu cực của nó (khoảng triệu vôn),
tia tiên đạo là một dạng Plasma. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiên đạo từng bậc.

- Giai đoạn thứ hai: Khi dòng tiên đạo phát triển gần đến đất hay các vật dẫn điện
nối với đất thì sẽ tạo ra một điện trường cực lớn với đất làm ion hoá mãnh liệt không
khí giữa tia tiên đạo và mặt đất khi đó giai đoạn thứ hai bắt đầu, giai đoạn phóng điện
chủ yếu của sét. Trong giai đoạn này các điện tích dương của đất (sóng điện tích) di
chuyển hướng từ đất theo dòng tiên đạo với tốc độ lớn (6.1045.106) [km/s] chạy lên
và trung hoà các điện tích âm của dòng tiên đạo.

Không khí trong dòng phóng điện được nung nóng đến nhiệt độ khoảng 10.000oC và dãn
nở rất nhanh tạo thành sóng âm thanh.

- Giai đoạn thứ ba của phóng điện sét: Là giai đoạn kết thúc sự di chuyển các điện
tích của mây mà từ đó bắt đầu có sự phóng điện và sự loé sáng dần dần biến mất.
Hình 7.2. Quá trình phóng điện của sét.
b. Tác hại của sét.

+ Nếu sét đánh gần đường dây thì trên đường dây sẽ cảm ứng một sức điện động rất
lớn và tạo ra sóng quá áp trên đường dây.

+ Nếu sét đánh trực tiếp vào đường dây sẽ có sóng dòng điện và sóng điện áp truyền
theo cả hai hướng của đường dây.

Các sóng này lan truyền vào trạm, uy hiếp cách điện của các thiết bị điện trong Trạm biến
áp. Quá áp cảm ứng cũng nguy hiểm cho cách điện pha của các đường dây (635) [kV]
dùng cột sắt và cột bê tông cốt sắt.

Tóm lại: Sét có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm và nghiêm trọng. Để hạn chế sự
nguy hiểm của sét, ta dùng các phương pháp phòng chống sét.

2.2. Chống cảm ứng điện từ của sét


a. Cột thu sét (cột thu lôi).

Bộ phận thu sét 1

2
Bộ phận dẫn sét
Chú thích:
1. Kim thu sét;
2. Dây dẫn sét (thanh
dẫn);
3. Điện cực nối đất.

Bộ phận nối đất 3

Hình 7.3. Cột thu sét (cột thu lôi).


Để bảo vệ sét đánh trực tiếp cho các thiết bị điện và các công trình khác đặt trong trạm
biến áp người ta dùng cột thu sét (còn gọi là cột thu lôi). Cột thu sét có tác dụng hướng
sự phóng điện sét vào mình và dẫn xuống đất để bảo vệ các công trình xung quanh khỏi
bị sét đánh trực tiếp.

Cột thu sét gồm có kim thu sét, dây dẫn sét xuống đất cùng với trang bị nối đất, trong
thực tế gọi là bộ phận thu sét, bộ phận dẫn sét và bộ phận nối đất.
Bộ phận thu sét là một thanh thép tròn có   12 [mm] đầu nhọn có tráng kẽm. Bộ
phận dẫn sét là dây thép có   8 [mm] nối từ bộ phận thu sét tới bộ phận nối đất.

Bộ phận nối đất là những cọc bằng thép và các thanh thép hàn với nhau chôn dưới đất
để phân tán dòng điện sét vào đất.

b. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét.

 Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét đứng riêng rẽ (cột thu lôi đơn).

ha
h

hx
1,6h
rx

Hình 7.4. Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét.

Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét đứng riêng rẽ là một hình nón cong tròn xoay đỉnh
trùng với đỉnh kim, đáy là một hình tròn.

Ở độ cao hx bất kỳ, bán kính bảo vệ của cột thu sét là rx được xác định bằng các công
thức sau đây:

- Với chiều cao h ≤ 30 [m].


1,6.h.h a
rx  [m] (3.49)
hhx

Trong đó:

h - Chiều cao cột thu lôi, [m].

rx - Bán kính phạm vi bảo vệ ở mức hx, [m].

hx - Chiều cao công trình cần bảo vệ, [m].

ha - Chiều cao hiệu dụng cột thu lôi và ha = h - hx [m].

- Với chiều cao h > 30 [m].


1,6.h.h a
rx  .P [m] (3.50)
hhx
Trong đó:
5,5
P - Hệ số hiệu chỉnh và P
h

8,8.h.h a
Suy ra: rx  [m] (3.51)
(h  h x ). h

 Phạm vi bảo vệ của cột thu sét kép, tạo bởi 2 cột thu sét cao bằng nhau.

ha
h
ho
hx

l 1,6h

2b x

Hình 7.5. Phạm vi bảo vệ của hai cột chống sét cao bằng nhau.

Độ cao của đường đặc tính bảo vệ:


l
ho  h - [m]
7

h - Chiều cao của cột thu lôi, [m].

l: - Khoảng cách giữa 2 cột thu lôi, [m].

Khi h > 30 [m], suy ra độ cao của đường đặc tính bảo vệ:
l
ho  h - [m] (3.52)
7.P

Trong đó:
5,5
P - Hệ số hiệu chỉnh và P
h
7 h l
Bề rộng của vùng bảo vệ được xác định: 2b x  a .4rx [m] (3.53)
14 h  l
a

c. Một số điểm cần chú ý khi bảo vệ chống sét đánh trực tiếp.

Cột thu sét có thể đặt độc lập hoặc đặt ngay trên các thiết bị cần bảo vệ. Những cột độc
lập làm bằng thép ống, nếu độ cao lớn hơn 20 [m] thì làm bằng cột hàn khung mắt cáo.

Để tránh hiện tượng mang áp cao ra những vùng nối đất xấu, không được dùng các
dây néo để giữ các cột thu lôi.

Để đảm bảo tiếp xúc tốt, nói chung các điểm tiếp xúc phải hàn, nếu dùng bulông để
giữ thì ít nhất chỗ nối phải có tiết diện gấp đôi tiết diện dây.

Các dây dẫn được sơn hoặc tráng kẽm (Zn) để tránh han rỉ.

Phải định kỳ kiểm tra mạng lưới chống sét, nhất là vào những kỳ trước mùa mưa.

Ngoài ra, cũng cần chú ý khoảng cách cần thiết giữa cột thu sét và vật được bảo vệ. Nói
chung tất cả những vật được bảo vệ phải nằm trọn vẹn trong phạm vi bảo vệ của cột thu
sét, nhưng đồng thời chúng phải cách cột thu sét 1 khoảng nhất định (hình 7.6).

Cột thu sét

lkk Vật
được hx
bảo vệ


Hình 7.6. Khoảng cách giữa cột thu sét và vật được bảo vệ.

Điều kiện cần thiết để chọn khoảng cách trong không khí và trong đất giữa cột thu sét
và vật được bảo vệ:

lkk  0,3.Rxk + 0,1hx [m]


lđ  0,5.Rxk [m]

lkk - Là khoảng cách tối thiểu trong không khí, [m].

Rxk - Là điện trở nối đất xung kích của thu sét, [].

hx - Là độ cao của vật được bảo vệ, [m].

lđ - Là khoảng cách tối thiểu trong đất (giữa các cực nối đất của cột thu sét và vật
được bảo vệ), [m].

2.3. Chống sự xâm nhập điện áp cao của sét từ ngoài vào công trình
Trong vận hành, sự cố cắt điện do sét đánh vào các đường dây tải điện trên không chiếm
tỷ lệ lớn trong toàn bộ sự cố của Hệ thống điện.

Để bảo vệ chống sét cho đường dây, tốt nhất là treo dây chống sét trên toàn bộ tuyến
đường dây. Song biện pháp này rất tốn kém, vì vậy nó chỉ được dùng cho các tuyến
đường dây (110220) [kV] cột sắt và cột bê tông cốt sắt. Đường dây tải điện trên
không điện áp từ 35 [kV] trở xuống cột sắt hay cột bê tông cốt sắt ít được bảo vệ bằng
dây chống sét toàn tuyến. Để tăng cường khả năng chống sét cho những đường dây
này có thể đặt chống sét ống hoặc tăng thêm bát sứ ở những nơi cách điện yếu, những
cột vượt cao, chỗ giao chéo với đường dây khác, những đoạn tới trạm.

Các cột của đường dây 35 [kV] và từ (110220) [kV] đều phải được nối đất.

Những đường dây yêu cầu mức an toàn liên tục cung cấp điện rất cao thì tốt nhất là
dùng đường dây cáp.

Dây chống sét: Tuỳ theo cách bố trí dây dẫn trên cột, có thể treo một hoặc hai dây
chống sét.

 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

Khe hở phóng điện (còn gọi là chống sét sừng) là cái thu lôi đơn giản nhất gồm hai
điện cực bằng dây thép đường kính 10 [mm] dạng sừng dê, một điện cực được nối với
dây dẫn điện, điện cực còn lại được nối xuống đất qua khe hở phụ (hình 7.7).

Khoảng cách giữa điện cực gọi là khoảng cách bảo vệ, khoảng cách này phụ thuộc vào
điện áp của mạng điện, tham khảo (bảng khoảng cách khe hở bảo vệ hình sừng.). Ba
sừng về phía gắn vào cột (hoặc xà) được tiếp địa chung. Để đề phòng chim đậu gây
kín mạch, người ta làm thêm khe hở phụ trên đường dây tiếp

1
2

3
địa. Khe hở bảo vệ đặt gần và trước vật được bảo vệ sao cho khi có sóng quá áp tới
khe hở sẽ làm việc trước khi sóng quá áp đi vào vật được bảo vệ.

Khi làm việc bình thường khe hở cách ly những phần tử mang điện (dây dẫn) với đất.
Khi có sóng quá áp chạy trên đường dây, khe hở phóng điện sẽ phóng điện qua và
truyền xuống đất.

Khoảng cách khe hở bảo vệ hình sừng.

Điện áp định mức của trạm [kV] 3 6 10

Khe hở bảo vệ [mm] 820 1540 2550

Khe hở phụ [mm] 5 10 15

 Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng.

* Ưu điểm: Đơn giản, dễ chế tạo, giá thành hạ.

* Nhược điểm:

- Không có bộ phận dập hồ quang nên khi nó làm việc bảo vệ Rơle sẽ tác động cắt
mạng điện.

- Đặc tính Vôn (V) -giây (s) rất dốc nên không bảo vệ được các máy điện có cách điện
thấp như: Máy biến áp, máy phát điện.

* Phạm vi ứng dụng:

- Thường được đặt ở những nơi xung yếu của đường dây như chỗ giao nhau giữa các
đường dây, đoạn đường dây trước khi nối với trạm biến áp.

- Chỉ được dùng làm bảo vệ phụ trong các sơ đồ chống sét các phần tử Hệ thống điện
và được sử dụng làm một bộ phận trong các thiết bị chống sét khác.

Bài 8: Tính toán điện trở tản của vật nối đất chống sét
1. Mục tiêu:
- Đấu nối chính xác mạch phân nhánh và mạch chính đúng bản vẽ thiết kế
- Đảm bảo được các chỉ tiêu kỹ thuật và mỹ thuật
- Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc.
2.Nội dung bài:
2.1 Yêu cầu chung khi nối dây mạch phân nhánh và mạch chính
 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

Chống sét ống là một thiết bị chống sét có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả tháo sét rất
tốt, được dùng để chống sét lan truyền trên đường dây, bảo vệ cho các thiết bị trong trạm.

Us TBA
Đường dây Udư

S1
Điện cực Vỏ

S2
Hình 7.8. Chống sét ống (PT).

Chống sét ống gồm 2 khe hở phóng điện S1 và S2. Trong đó S2 được đặt trong ống làm
bằng vật liệu sinh khí như Phibrô Bakêlit hoặc Phinipơlát.
U đm [kV] 6 10 22 35

Bảo vệ phối hợp 15 20 80 120


S1 [mm]
Bảo vệ độc lập 10 15 40 60

Khi xuất hiện sóng quá điện áp thì cả 2 khe hở phóng điện S1 và S2 đều phóng điện để
dẫn dòng điện sét xuống đất. Dưới tác động của Hồ quang, chất sinh khí bị phát nóng và
sản sinh ra rất nhiều khí làm cho áp suất trong ống tăng cao (tới hàng chục atm) thổi tắt
hồ quang.

 Ưu, nhược điểm.

* Ưu điểm: Chế tạo dễ dàng, giá thành tương đối thấp.

* Nhược điểm: Khả năng dập tắt hồ quang hạn chế khi dòng sét lớn, hồ quang không
được dập tắt gây ra ngắn mạch tạm thời, thiết bị bảo vệ rơle có thể tác động cắt mạch
không cần thiết.
 Đặc điểm của chống sét ống.

- Khả năng dập hồ quang của chống sét ống phụ thuộc vào khe hở trong và kích thước
của ống.

- Ứng với một khoảng cách nhất định, một đường kính ống nhất định, chỉ có thể dập
được hồ quang của một dòng điện nhất định.

2.2 Các bước nối dây mạch phân nhánh


 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

Chống sét van là một thiết bị chống sét rất tốt, có độ tin cậy cao được dùng phổ biến
để bảo vệ cho trạm biến áp, trạm phân phối và máy phát điện.

Chống sét van gồm hai phần tử chính:

Chuỗi khe hở phóng điện và chuỗi điện trở phi tuyến (điện trở làm việc) được đặt
trong vỏ sứ cách điện.

+ Chuỗi khe hở phóng điện được làm bằng đồng.

+ Chuỗi điện trở phi tuyến được chế tạo bằng vật liệu Vilít.

SiC
-
SiO2 dày ~ 10 5 [cm] ( = 10-2 [Ωm])
(  = 104106 [Ωm])
CSV

Điện cực (Cu)


Mica 1 [mm]

Hình 7.9. Chống sét van (PB).

Khi xuất hiện sóng quá điện áp khí quyển thì chuỗi khe hở sẽ phóng điện, dòng điện
sét được dẫn qua các điện trở phi tuyến để dẫn dòng điện sét xuống đất. Điện trở phi
tuyến có đặc điểm khi đặt điện áp lớn thì điện trở có trị số rất nhỏ cho dòng điện qua
một cách dễ dàng, nhưng khi điện áp đặt nhỏ thì điện trở có trị số rất lớn ngăn cản
dòng điện không cho qua. Hay nói cách khác Chống sét van cho dòng điện lớn (khi
điện áp cao) qua nhưng ngăn cản dòng điện nhỏ (khi điện áp thấp). Từ đặc điểm này
mà nó có tên gọi là chống sét van hay PB.
 Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng.

* Ưu điểm:

- Duy trì điện áp dư tương đối ổn định khi có dòng điện lớn.

- Dập tắt hồ quang một cách dễ dàng nhờ có điện trở phi tuyến.

* Nhược điểm: Chế tạo phức tạp, giá thành cao.

* Phạm vi ứng dụng:

Được dùng để bảo vệ quá điện áp khí quyển thiết bị và trạm quan trọng (đặc biệt là
các trạm biến áp điện lực và các máy phát điện).

2.3 Các bước nối dây mạch chính


Hình 7-10: Giới thiệu cơ cấu gắn cột thu lôi lên tường của toà nhà hay công
trình.
~4500-500

1
1
≥ 400

2
1000

G
G
A A
~ 500 ~ 800

500

2
300

a) b) 500
Hình 7.10. Cơ cấu gắn cột thu lôi loại CM lên tường của toà nhà hay công trình.
a). Gắn lên tường gạch; b) Gắn lên đường bê tông cốt thép; 1. Thanh cột thu lôi loại CM;
2. Cơ cấu để gắn cột thu lôi.
Hình 7.11: Giới thiệu bảo vệ chống sét cho trạm điện phân bằng dây chống sét (còn
gọi là thu lôi ăng ten). Khoảng cách Sđ = 0,3 SB cần thiết để tránh sự di chuyển điện
thế cao của sét đến các liên hệ ngầm trong đất. Khoảng cách SB được xác định như ở
phần dây chống sét. Ở đây, dây chống sét để bảo vệ sét đánh thẳng, còn để bảo vệ
chống cảm ứng tĩnh điện thì ta có thể đặt thêm các lưới sắt trên mái nhà.
Mặt chính 25,0
3

SB
h

1
4
Mặt bằng
10000
5 Sđ Sđ

X
1 42000 2

Hình 7.11. Bảo vệ chống sét cho trạm điện phân bằng thu lôi ăng ten.
1. Bộ nối đất của bảo vệ chống cảm ứng tĩnh điện;
2. Cột thu lôi ăng ten kim loại; 3. Dây chống sét; 4. Vũng bảo vệ ở độ cao h.

Hình 7.12. Giới thiệu bảo vệ chống sét cho ống khói.

Dây dẫn dòng


3 3

a) e) g
1 1 )
b
I ) II
2
300

c) 1 d 1
Hình 7.12. Bảo vệ chống sét cho ống khói.
a) Ống kim loại; b) Ống gạch; c) Chi tiết của đáy ống gạch; d) Chi tiết của đáy ống kim loại;
e, g) Phần trên của ống khói với cột thu lôi; 1. Nối tới vòng đất;
2. Dây dẫn vòng; 3. Cột thu lôi.
2.4 Đấu nối dây dẫn mạch phân nhánh và mạch chính

a. Khái niệm

Nối đất có nghĩa là nối các bộ phận bằng kim loại có nguy cơ tiếp xúc với dòng điện
do hư hỏng cách điện đến một hệ thống nối đất.

Khi có nối đất, qua chỗ cách điện chọc thủng và thiết bị nối đất sẽ có dòng điện
ngắn mạch một pha với đất và điện áp đối với đất của vỏ thiết bị bằng:

Uđ = Iđ . Rđ [V]
ĐC


Hình 7.13. Hình vẽ người chạm tay vào thiết bị có điện áp.

Trong đó: Iđ - Đòng điện 1 pha chạm đất, [A].

Rđ - Điện trở nối đất của trang thiết bị nối đất, [].

Trường hợp người chạm phải thiết bị có điện áp, dòng điện qua người xác định theo
I R
ng
biểu thức: = d
I R
d ng

Bởi Rđ << Rng nên Ing << Iđ . Tuy nhiên nếu Iđ khá lớn thì dòng qua người vẫn là nguy
hiểm:
R
I = d .I (*) [A]
ng R d
ng

Từ (*) nhận thấy rằng nếu thực hiện nối đất để có Rđ đủ nhỏ  Có thể đảm bào cho
dòng Ing qua người không nguy hiểm nữa.

b. Điện trở nối đất.

Điện trở nối đất là điện trở của khối đất nằm giữa điện cực và mặt có điện thế bằng
không.
Nếu bỏ qua điện trở nhỏ của dây dẫn nối với điện cực thì điện trở đất được xác định
U
theo biểu thức: R = d []
d I
d

Ud - Điện áp của trang bị nối đất, [V].

Id - Dòng ngắn mạch (dòng điện trong đất), [A].

Trong thực tế thường tồn tại 2 hình thức:

* Nối đất tự nhiên: Là hình thức nối đất tận dụng các công trình ngầm hiện có, như các
ống dẫn bằng kim loại (trừ các ồng dẫn nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy) đặt trong đất.
Các kết cấu bằng kim loại của nhà, các công trình xây dựng có nối với đất, các vỏ cáp
bọc kim loại của cáp đặt trong đất,…

* Nối đất nhân tạo: Thường được thực hiện bằng các cọc thép (dạng ống, dạng
thanh, hoặc thép góc) dài từ 23 [m] và được chôn sâu dưới đất. Thông thường các
điện cực nối đất được đóng sâu xuống đất sao cho đầu trên của chúng cách mặt đất
khoảng 0,50,7 [m]. Nhờ vậy sẽ giảm được sự thay đổi điện trở nối đất theo thời tiết.

Khi không có điều kiện đóng điện cực xuống sâu (ví dụ ở các vùng đất đá,…)
người ta dùng các thanh thép dẹt hoặc tròn đặt nằm ngang ở độ sâu 0,71,5 [m].

Để chống ăn mòn các ống thép đặt trong đất phải có bề dày không nhỏ hơn 3,5
[mm]. Các thanh thép dẹt, thép góc không được nhỏ hơn 4 [mm]. Tiết diện nhỏ nhất
cho phép theo điều kiện này là 48 [mm2].

Dây nối đất cần có tiết diện thoả mãn độ bền cơ khí, ổn định nhiệt và chịu được
dòng cho phép lâu dài, nó không được phép bé hơn 1/3 tiết diện của dây dẫn các pha.
Thông thường người ta hay dùng thép tiết diện 120 [mm2], dây nhôm 35 [mm 2], dây
đồng 25 [mm2]. Mặt khác điện trở của trang bị nối đất không được lớn hơn trị số quy
định trong quy phạm.

- Khi dùng trang bị nối đất chung có cả lưới trên và dưới 1000 [V] thì:
125
R 
d I
[]
d

250
Khi dùng riêng (chỉ dùng cho thiết bị >1000 [V]) thì: R  []
d I
d

Trong đó 125 và 250 là điện áp cho phép lớn nhất của trang bị nối đất.

Id - Dòng chạm đất 1 pha lớn nhất.


Trong cả hai trường hợp, điện trở nối đất không được vượt quá 10 [].

Rđ  10 []

- Đối với đường dây trên không:

Udm  35 [kV]: Cần nối đất tất cả các cột bê tông, cột thép.

Udm = (320) [kV]: Chỉ cần nối đất các cột ở gần nơi dân cư.

Cần phải nối đất cho tất cả các cột bê tông, cột thép, cột gỗ của tất cả các loại đường
dây ở mọi cấp điện áp khi trên cột đó có đặt bảo vệ chống sét hay dây chống sét. Điện
trở nối đất cho phép của cột phụ thuộc vào điện trở suất của đất lấy (1030)[].

+ Trên các đường dây 3 pha 4 dây, điện áp 380/220 [V] có điểm trung tính trực tiếp
nối đất các cột sắt và xà của cột bê tông cần phải được nối với dây trung tính.

+ Mạng Udm < 1000 [V] có dây trung tính cách đất, cột sắt, bê tông cốt thép cần có
điện trở nối đất ≤ 50 [].

 Điện trở nối đất của cọc và thanh nối.

Phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, độ chôn sâu trong đất và điện trở xuất của đất tại
nơi thực hiện nối đất.

 Tính toán hệ thống nối đất.

Hệ thống nối đất thường bao gồm một số điện cực nối song song với nhau một khoảng
tương đối nhỏ (vì lý do không gian và kinh tế). Vì vậy khi có dòng ngắn mạch chạm
đất, thể tích đất tản dòng từ mỗi cực giảm đi  do đó làm tăng điện trở nối đất của
mỗi cọc.

Như vậy, nếu nối đất gồm n điện cực (cọc) thì điện trở nối đất của toàn hệ thống
(không kể đến thanh nối ngang) không phải là Rcọc/n mà là:
R
R = coc []
d n.

 - Là hệ số sử dụng điện cực nối đất. Trị số  thường được cho trước hoặc tra
theo đường cong theo số cọc, khoảng cách giữa các cọc, loại mạch nối đất,...

 Điện trở suất của đất.

Phụ thuộc vào thành phần, mật độ, độ ẩm và nhiệt độ của đất. Và chỉ có thể xác định
chính xác bằng đo lường. Các trị số gần đúng của điện trở suất của đất (khi độ ẩm
bằng (1020) % về khối lượng) tính bằng [.cm].
Ví dụ: Cát: 7.104 [.cm]

Đất sét : 0,6.104 [.cm]

Điện trở suất của đất không phải cố định trong cả năm mà thay đổi do ảnh hưởng của
sự thay đổi độ ẩm và nhiệt độ của đất, do đó điện trở của trang bị nối đất cũng thay
đổi. Vì vậy trong tính toán nối đất phải dùng điện trở suất tính toán là trị số lớn nhất
trong năm.

tt = kmax . [.cm]

Trong đó: kmax - Hệ số tăng cao, phụ thuộc điều kiện khí hậu ở nơi xây dựng trang
bị nối đất.

Đối với các ống và thanh thép góc dài (23) [m] khi chôn sâu mà đầu trên cách mặt
đất (0,50,8) [m] thì hệ số kmax = (1,22). Còn khi đặt nằm ngang cách mặt đất 0,8 [m]
thì hệ số kmax = (1,57).

 Trình tự tính toán hệ thống nối đất.

- Xác định điện trở nối đất của 1 cọc (thanh thép góc L60x60x6).

R1cọc = 0,00298

Với  là điện trở suất của đất [/cm]. Từ số liệu  đơ được cần nhân với hệ số mùa để
tìm trị số lớn nhất trong năm:

max = km. [/cm]


R 1coc
- Xác định sơ bộ số cọc theo biểu thức: n  (cọc)
ηc R yc

Trong đó:

c: Hệ số sử dụng cọc, tra sổ tay.

Ryc: Điện trở nối đất yêu cầu, Ryc = 4 [].

- Xác định điện trở thanh nối:

0,366. o 2l2
Rt  log
l b.t

Trong đó:

o: Điện trở suất của đất ở độ chôn sâu thanh (0,8 [m]).
l: Chiều dài (chu vi) mạch vòng, [cm].

B: Bề rộng thanh nối, b = 4 [cm].

t: Chiều sâu chôn thanh nối t = 0,8 [m] = 80 [cm].

Điện trở nối đất thực tế của thanh nối xét đến hệ số sử dụng thanh t, tra sổ tay.
Rt
R' t  []
t

- Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ số cọc:


4R't
Rc  []
R' t 4

R 1c
- Số cọc cần đóng: n  (cọc)
c R c

a. Những vấn đề thực tế hiện nay.

Sự cảm ứng quá điện áp, quá trình quá độ do bởi sét đánh, các hậu quả của đóng ngắt
mạch điện, sự cố lưới điện,...Mà trong quá trình vận hành rất khó phát hiện. Sơ bộ,
qua thống kê cho thấy rằng khoảng 70% các sự cố về thông tin liên lạc, về máy vi
tính,...

Hậu quả không mong muốn do sét đánh hoặc do quá điện áp thường gây thảm hoạ cho
các Công ty và xí nghiệp. Điều này không chỉ dẫn đến kết quả là các trang thiết bị có
giá trị buộc phải được thay thế mà còn gây tổn thất kinh tế do phải nghỉ, không vận
hành trong thời gian phát hiện, khắc phục sửa chữa và mất nhiều cơ hội Doanh nghiệp.

b. Các hệ thống bảo vệ chống sét hiện nay.

Hệ thống bảo vệ chống sét cơ bản gồm: Một bộ phận thu đón bắt sét đặt trong không
trung, được nối đến một dây dẫn đưa xuống, đầu kia của dây dẫn này lại nối đến mạng
lưới nằm trong đất (còn gọi là hệ thống nối đất).

Vai trò của bộ phận đón bắt sét nằm trong không trung rất quan trọng và sẽ trở thành
điểm đánh thích ứng nhất của sét. Dây dẫn nối từ bộ phận đón bắt sét (hay còn gọi là
đầu thu) từ trên đưa xuống có nhiệm vụ đưa dòng sét xuống hệ thống lưới kim loại
nằm trong đất và toả nhanh vào trong đất. Như vậy hệ thống lưới này dùng để khuếch
tán năng lượng của sét vào khối đất.
78

You might also like