You are on page 1of 233

MỤC LỤC

Phần 1 AN TOÀN ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC


1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện
2. Các tác hại do tai nạn điện
3. Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện
4. An toàn tỏng phòng thí nghiệm
5. Cấp cứu người bị điện giật
Phần 2 AN TOÀN HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Phân loại độc tính và tác hại của hóa chất
2. Nhãn hóa chất
3. Tác hại của hóa chất
4. Quá trình xâm nhập, chuyển hóa chất độc trong cơ thể
5. Nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa chất
6. Mối nguy hiểm của hóa chất cơ bản
7. Cách sắp xếp hóa chất tỏng phòng thí nghiệm
8. Xử lý sự cố cháy trong phòng thí nghiệm
9. Các qui định về an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học
10.An toàn sử dụng máy móc thiết bị trong phòng thí nghiệm
11.Thiết bị bảo hộ
12.Một số biện pháp sơ cấp cứu khẩn cấp trong phòng thí nghiệm khi gặp sự
cố
Phụ lục
1. 1 Nội quy phòng thí nghiệm
1. 2 Quy tắc an toàn
1. 3 Cách sơ cứu chấn thương và ngộ độc trong phòng thí nghiệm
Phần 1 AN TOÀN ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1 Những khái niệm cơ bản về an toàn điện
1 .1 Tác dụng của dòng điện với cơ thể người
Thực tế cho thấy khi chạm vào vật có điện áp, người bị tai nạn nặng hay nhẹ là
do dòng điện mạnh hay yếu đi qua cơ thể con người.
Sự tổn thương do dòng điện gây nên có thể chia làm ba loại.
- Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp
- Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị
điện có mang điện áp và bị hỏng cách điện.
- Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay
chỗ dòng điện đi vào đất.
Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả cảu nó phụ thuộc vào đại lượng và
loại dòng điện, điện trở của người , đường đi của dòng điện qua cỏ thể người ,
thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người.
Dòng điện phần lớn làm hủy hoại bản năng làm việc của các cơ quan trong cở
thể người hoặc làm ngừng thở, làm thay đổi những hiện tượng sinh hóa trong cở
thể người dẫn đến chết người. Dòng điện cũng có thể gây ra bỏng nhẹ hay bỏng
trầm trọng.
1. 2 Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật
Dòng điện là nhân tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật. Điện trở
của thân người, điện áp đặt vào người chỉ dễ biến đổi trị số dòng điện nói trên
mà thôi.
Với một trị số nhất định sức tác dụng của nó vào cơ thể người hầu như không
thay đổi. Sự tác dụng của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc vào trị số của nó
(bảng 1).
Bảng 1 Sự tác dụng của dòng điện lên cơ thể người
Dòng điện Tác dụng của dòng điện xoay Dòng điện một chiều
(mA) chiều
50-60 Hz
0.6-1.5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì
2-3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì
5-7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim câm, cảm thấy
nóng
8-10 Tay đã khó rời khỏi vật có điện Nóng tay lên
nhưng vẫn rời được. Ngón tay,
khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy
đau
20-25 Tay không thể rời được vật có Nóng càng tăng lên, thịt co
điện, đau, khó thở quắp lại nhưng chưa mạnh
50-80 Thở bị tê liệt, tim bắt đầu đập Cảm giác nóng mạnh, bắp
mạnh thịt ở tay co rút, khó thở
90-100 Thở bị tê liệt kéo dài 3 giây Thở bị tê liệt
hoặc dài hơn, tim bị tê liệt đi
đến ngừng đập

1. 3 Ảnh hưởng của thời gian điện giật


Yêu cầu thời gian tác động cảu dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng và
biểu hiện nhiều hình thái khác nhau.Thời gian tác dụng của dòng điện ảnh
hưởng đến điện trở của con người. Thời gian tác dụng càng lâu điện trở người
càng giảm xuống và như vậy tác dụng của dòng điện với cơ thể người càng tăng
lên.
Khi dòng điện tác dụng trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc
vào nhịp đập của tim. Nếu thời gian dòng điện qua người nhỏ hơn 1 giây trùng
với thời điểm nghỉ của tim thì không có nguy hiểm gì.
Với điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện.
Tuy nhiên không thể kết luận điện áp cao không gây nguy hiểm vì dòng điẹn
lớn này qua cơ thể người trong thời gian ngắn cũng có thể đốt cháy nghiêm
trọng hay làm chết người.
1.4 Đường đi của dòng điện giật
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện qua cở thể
có tầm quan trọng lớn. Điều chủ yếu là có bao nhiêu phần trăm của dong điện
tổng qua cơ quan hô hấp và tim.
Qua thí nghiệm nhiều lần có các kết quả sau:
- Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim.
- Dòng điện đi từ tay sang chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng qua tim.
- Dòng điện đi từ chân sang chân sẽ có 0.4% của dòng điện tổng qua tim.
Chúng ta có kết luận
(a) Đường đi của dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện qua
tim hay cơ quan hô hấp phụ thuộc cách tiếp xúc của người với mạch điện.
(b) Dòng điện phân bố điều trên các cơ lòng ngực.
(c) Dòng điện đi từ tay phải đến chân với phân lượng qua tim nhiều nhất vì
phần lớn dòng điện qua tim theo trục dọc mà trục này nằm trên đường từ
tay phải đến chân.
1. 5 Ảnh hưởng của tần số dòng điện
Tổng trở của cơ thể người giảm xuống lúc tần số tăng lên. Điều này cũng dễ
hiểu vì điện kháng của da người do điện dung tạo nên X=1/2rfc sẽ giảm xuống
lúc tần số tăng. Nhưng trong thực tế kết quả sẽ không như vậy, nghĩa là khi tăng
tần số lên càng cao, mức độ nguy hiểm càng giảm đi. Chúng ta chưa thể khẳng
định với tần nào thì nguy hiểm nhất và tần số nào ít nguy hiểm nhất nhưng đối
với người thì các nhà nghiên cứu cho rằng tần số 50-60 Hz nguy hiểm nhất. Khi
trị số của tần số bé hoặc lớn hơn trị số nói trên thì mức độ nguy hiểm sẽ giảm
xuống.
1. 6 Điện áp cho phép
Việc xác định giới hạn trị số dòng điện qua người có thể gây nguy hiểm trong
nhiều trường hợp không thể làm được. Chính vì vậy, người ta qui định dòng
điện cho phép trên các mạng điện hay môi trường làm việc mà con người có thể
tiếp cận an toàn. Xác định giới hạn trị số dòng điện an toàn cho người không
dựa vào “dòng điện an toàn” mà phải theo “dòng điện cho phép”.
Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở một số quốc gia
 Ba Lan, Thụy Sỹ là 50 V
 Hà Lan, Thụy Điển là 24V
 Pháp điện áp xoay chiều cho phép là 24V
 Ở Nga tùy theo môi trường làm việc điện áp cho phép có thể là 65V,
36V, 12V
2 Các tác hại do tai nạn điện
2.1 Các chấn thương do điện
Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động, một số
trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Các đặc trưng của chấn thương điện.
 Bỏng điện: bỏng điện gây nên do dòng điện của cơ thể người hoặc tác
dụng của hồ quan điện
 Dấu vết điện: khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bề mặt
da tại điểm tiếp xúc với nguồn điện.
 Kim loại hóa bề mặt da do các hạt kim loại nhỏ bắn với tốc độ lớn thấm
sâu vào trong da gây bỏng.
 Co giật cơ: khi có dòng điện qua người các cơ bị co giật.
 Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của hồ quang
điện.
2.2 Điện giật
Dòng điện qua cơ thể sẽ kích thích các mô, gây ra hiện hiện tượng co giật ở các
mức độ khác nhau:
 Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt thở.
 Cơ co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn
máu.
 Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
 Chết lâm sàn (không thở, hệ tuần hoàn hông hoạt động)
Điện giật chất chiếm một tỉ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số các tai nạn
điện, và 85-87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
2.3 Phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức nguy hiểm.
Mức nguy hiểm với người làm việc ở thiết bị điện do dòng điện gây nên phụ
thuộc vào điều kiện môi trường. Theo qui định hiện hành thì nơi đặt thiết bị
điện được qui định như sau:
1- Nơi nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau
- Ẩm ( với độ ẩm không khí vượt quá 75%) trong thời gian dài hoặc có bụi
dẫn điện ( bám vào dây dẫn, thanh dẫn hoặc lọt vào trong thiết bị).
- Nền nhà dẫn điện ( bằng kim loại, bê tông cốt thép, gạch).
- Nhiệt độ cao (có nhiệt độ vượt quá 35 độ trong thời gian dài).
- Những nơi người có thể đồng thời tiếp xúc với một bên với các kết cấu
kim loại của nhà, các thiết bị công nghệ, máy móc đã nối đất và một bên
với vỏ kim loại của thiết bị điện.
2- Nơi đặc biệt nguy hiểm là nơi có một trong những yếu tố sau
- Rất ẩm ( độ ẩm của không khí xấp xỉ 100%).
- Môi trường có hoạt tính hóa học( có chứa hơi, khí, chất lỏng trong thời
gian dài, có thể phá hủy chất cách điện và các bộ phận mang điện).
- Đồng thời có hai yếu tố trở lên.
3 Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện
3.1 Các qui tắc chung để bảo đảm an toàn điện.
Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện đúng các qui định:
1. Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm
khi tiếp xúc bất ngời vào vật dẫn điện.
2. Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất các thiết bị điện
cũng như thấp sáng theo đúng qui chuẩn.
3. Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm
việc.
4. Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các qui tắc an toàn.
5. Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như
của hệ thống điện.
3. 2 Các biện pháp kĩ thuật an toàn
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện cần áp dụng các biện pháp kĩ
thuật an toàn điện sau đây:
1- Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện trình trạng nguy hiểm có
thể gây tai nạn.
- Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.
- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động.
2- Các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình
trạng nguy hiểm
- Thực hiện nối không bảo vệ.
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế.
- Sử dụng máy cắt điện an toàn.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ.
4 An toàn trong phòng thí nghiệm
Qua những điều đã nêu trên về tác hại và an toàn điện nói chung, tất cả các sinh
viên cần tuân thủ các nội qui như sau trong phòng thí nghiệm:
1. Nắm vững kiến thức về điện và các dụng cụ điện đơn giản trong phòng
thí nghiệm.
2. Nắm vững về vị trí, bố trí, cách sử dụng các ổ cấm, cầu dao, các nơi có
nguồn điện.
3. Các dụng cụ trước khi sử dụng cần phải kiểm tra an toàn về điện: dây
dẫn, phích cấm, ổ cấm, cầu dao, xem cầu chì có hở đứt hay không. Các
dụng cụ nào nghi ngờ nên báo cáo với cán bộ hướng dẫn.
4. Khi thao tác trên các dụng cụ và mạng điện thì luôn có ít nhất hai người,
trong đó một người quan để cứu trợ trong trường hợp khẩn cấp. Tuyệt đối
không được làm việc một mình với dụng cụ và nguồn điện.
5. Tuyệt đối không đùa giỡn trên các thiết bị, dụng cụ đang sử dụng điện.
6. Các thiết bị, dụng cụ mới phải được cán bộ hướng dẫn thoa tác. Khi nào
cán bộ hướng dẫn cho phép thực hiện mới được phép tự ý thao tác.
7. Khi gặp sự cố về điện thì phải kéo ngay cầu dao chính trong phòng, nên
dùng dụng cụ cách điện gần nhất trong tầm tay tránh trực tiếp dùng tay.
Đồng thời phải ấn chuông, còi báo động hay la thật to để tạo tính hiệu
báo động.
8. Bình tĩnh, không rối loạn, di chuyển tất cả xa nơi xảy ra sự cố. Sau khi
ngắt cầu dao chính mới được kéo người bị nạn ra khỏi vị trí tai nạn. Tuyệt
đối không được nắm, kéo người bị nạn khi chưa ngắt cầu dao.
9. Tiến hành sơ cấp cứu người bị nạn. Tiến hành xử lí hiện trường tai nạn.
5 Cấp cứu người bị điện giật
Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng bị kích thích
chứ không phải do chấn thương.
Khi sơ cứu người bị điện giật cần thực hiện hai bước cơ bản sau:
- Tách nhân ra khỏi nguồn điện
- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
5. 1 Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần: Nhanh chóng cắt nguồn điện. Nếu
không thể cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô sào tre, gậy
tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây
điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng
hay dùng găng tay cách điện để đỡ nạn nhân ra cũng có thể dùng dao, rìu cán
gỗ, kìm cách điện để cắt đứt dây điện.
Nếu nạ nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao thì không thể
đến cứu ngay trực tiếp mà phải đi ủng dùng gậy , sào cách điện để tách nạn
nhân ra khỏi vùng có điện. Đồng thời cho người quản lý tới cắt điện trên đường
dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao dùng dây dẫn nối đất
làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và bối đất cần tiến hành nối đất
trước sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp để
chống đỡ, ngã, rơi khi nạn nhân ở trên cao.
5. 2 Làm hô hấp nhân tạo
Hô hấp nhân tạo cần được thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ
phận mạng điện.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật liệu mềm để đầu ngửa về phía
sau. Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm
bị co cứng thì phải mở miệng bằng cách lấy tay áp vào phía dưới của góc
hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mém hàm để lấy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phái sau sao cho cằm và cổ trên một đường
thẳng đảm bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía
trước để tránh lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít thở và thổi mạnh vào
miệng nạn nhân. Nếu không thể thổi vào miệng thì bịt kín miệng nạn
nhân thổi vào mũi.
- Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và
liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn và 20 lần trong 1 phút với
trẻ em.
5. 3 Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt người còn lại xoa bóp tim.
Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 dưới xương ức của
nạn nhân, ấn khoảng 4-6 làn thì dừng lại hai giây để người thứ nhất thổi không
khí vào phổi nạn nhân. Khi ấn ép lồng ngực mạnh xuống khoảng
4-6 cm sau đó giữ tay khoảng 1/3 giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực về vị trí
cũ.
Nếu có 1 người cấp cứu thì sau 2-3 lần thổi ngạt lại ấn tay vào lồng ngực nạn
nhân như trên từ 4-6 lần.
Các thoa tác phải được làm liên tục cho tới khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu
sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Sau đó cần kịp thời đưa nạn
nhân bệnh viện. trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiến hành tiếp tục công
việc cấp cứu liên tục.
PHẦN 2 AN TOÀN HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1 Phân loại độc tính và tác hại của hóa chất
1.1 Phân loại thông dụng
Có nhiều cách phân loại hóa chất độc hại dưới đây là một số cách.
1- Phân loại theo đối tượng sử dụng, nguồn gốc, trạng thái, đặc điểm
nhận biết
- Theo đối tượng sử dụng hóa chất: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, bệnh viện, dịch vụ giặt khô, thực phẩm chế biến...
- Theo nguồn gốc hóa chất: nước sản xuất, nơi sản xuất, thành phần hóa
học, độ độc, thời gian sản xuất, hạn sử dụng.
- Theo trạng thái pha của hóa chất: hóa chất dạng rắn (bụi kim loại, bụi
than...), hóa chất dạng lỏng và khí ( dung môi hữu cơ, hóa chất trừ sâu...).
- Theo đặc điểm nhận biết tức thời của con người: qua màu sắc, mùi vị hay
phân tích bằng máy.
- Theo tác hại nhận biết được của chất độc làm giảm sút sức khỏe người
lao động khi tiếp xúc với hóa chất trong thời gian ngắn gây ra độc cấp
tính còn trong thời gian dài gây ra nhiễm độc mãn tính.
2- Phân loại theo độc tính
1.1 Phân loại theo độ bền vững của hóa chất độc tới môi trường sinh thái có
bốn nhóm:
- Nhóm độc tố không bền vững với môi trường sinh thái như các hợp chất
photpho hữu cơ, cacbonat,… bền vững trong môi trường khoảng 1-2
tuần.
- Nhóm độc tố bền trung bình với môi trường sinh thái có độ bền vững với
môi trường từ 1-18 tháng như chất 2,4D và một số thuốc bảo vệ thực vật
chứ nito, photpho.
- Nhóm độc tố bền vững với môi trường sinh thái có thời gian bền vững
kéo dài 2-5 năm như DDT, clorindan, 666 và những hợp chất chứa
halogen.
- Nhóm độc tố rất bền vững với môi trường sinh thái như các kim loại nặng
( Hg,Pb, Cd, As, Cr...), chất độc màu da cam, furan,.. chất độc dyoxin có
trong chất diệt cỏ, hay hình thành khi đốt rác chứa nhựa chất bảo quản gỗ
hoặc khí cháy biến thế điện...) có thời gian bán hủy khoảng 10-18 năm
trong lòng đất và khoảng 5 năm trong cơ thể người.
1. 2 Phân loại theo chỉ số đặc tính TLm hoặc LD 50
Chỉ số TLm hoặc LD 50 là lượng độc tố gây tử vong 50% động vật thí nghiệm
như cá, chuột bạch, thỏ...sau thời gian ngắn thường là 24 giờ, 96 giờ (tức 4 ngày
đêm) tính theo đơn vị TLm (mg/l) hoặc LD 50 (mg/kg cân nặng).
Dựa vào chỉ số TLm với cá sau 96 giờ và LD 50 với chuột sau khi cho uống 24
giờ người ta phân thành bốn nhóm độc tố chính:
- Nhóm độc tố cực mạnh gồm các chất có TLm < 1mg/l;LD 50<1 mg/kg
cân nặng.
- Nhóm độc tố mạnh gồm các chất có TLm=1-10mg/l; LD 50=1-10mg/kg
cân nặng.
- Nhóm độc tố trung bình gồm các chất có TLm=10-100mg/l; LD 50=20-
500mg/kg cân nặng.
- Nhóm độc tố kém gồm các chất có TLm >= 100-1000mg/l: LD
50>500mg/kg cân nặng.
1. 3 Phân loại theo tính độc hại nguy hiểm của hóa chất
Người ta có thể phân chia tác hại của hóa chất theo các nhóm gây ăn mòn, cháy
nổ, độc, tích tụ sinh học, độ bền trong môi trường sinh thái, gây ung thư, gây
viêm nhiễm, gây quái thai, gây bệnh thần kinh...ở những điều kiện sử dụng hóa
chất hoặc ở những môi trường xác định.
2 Nhãn hóa chất
2. 1 Tài liệu an toàn về hóa chất (MSDS)
MSDS là một tài liệu cung cấp cho người sử dụng hóa chất xác định các thành
phần nguy hại của sản phẩm những mối nguy hại cụ thể, biện pháp phòng ngừa
an toàn khi sử dụng sản phẩm và những biện phấp an toàn khi thao tác với hóa
chất. thông tin trong một MSDS gồm:
1. Tên thương mại, thành phần hóa học độc hại, số liệu sản phẩm.
2. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của sản phẩm.
3. Các con đường hóa chất xâm nhập vào cơ thể, trường hợp ngộ độc có thể
xảy ra.
4. Tiếp xúc với giới hạn.
5. Biện pháp phòng ngừa, xử lý.
6. Các sự cố khẩn cấp và thủ tục cấp cứu khi xảy ra sự cố.
2. 2 Nhãn háo chất
Nhãn hóa chất là dữ kiện vô cùng quan trọng trong việc sử dụng, tồn trữ và sử
dụng hóa chất.
Nhãn háo chất hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ nhưng về cơ bản phải
thể hiện rõ các nội dung: mức độ nguy hiểm, thành phần, hàm lượng, cách bảo
quản, thời gian sử dụng...
Hiểu rõ tính chất của nhãn hóa chất ta sẽ sắp xếp và tồn trữ hóa chất một cách
an toàn.
Tất cả các háo chất đều phải được dán nhãn.
- Đối với các hóa chất được đặt mua từ những nhà cung cấp, dán nhãn đầy
đủ các thông tin sau đây:
 Tên hóa chất, tên thương mại.
 Mức độ nguy hiểm độc hại của hóa chất.
 Tên, địa chỉ nhà sản xuất, cung cấp và các đơn vị có trách nhiệm liên
quan.
 Số điện thoại khẩn cấp của nhà sản xuất.
 Đối với các dung dịch hoặc hỗn hợp được pha chế trong phòng thí
nghiệm nhưng không sử dụng hết ngay cần được dán nhãn với những
thông tin sau đây:
 Thành phần, nồng độ các chất trong dung dịch, hỗn hợp.
 Mức độ độc hại.
 Tên người pha và ngày pha hóa chất.
 Đối với các hóa chất không có nhẫn hoặc nhãn không đúng theo qui định:
 Đối với hóa chất biết được thành phần cần dán nhãn lại theo đúng qui
định của phòng thí nghiệm và sắp xếp theo qui định của phòng thí
nghiệm.
 Đối với hóa chất không xác định được thành phần cần xếp vào tủ riêng và
đem đi xử lí.
 Đối với các ống dẫn trong phòng thí nghiệm đối với những phòng thí
nghiệm có ống dẫn khí hay hóa chất khó nhìn thấy cần được dán nhãn và
bẳng cảnh báo dọc theo đường ống.
Một số kí hiệu đặc trưng cho các loại hóa chất.
(a) Tính dễ nổ: Hình tượng màu đen trên nền vàng hoặc da cam.
(b) Tính oxy hóa: Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.
(c) Dễ cháy hoặc rất dễ cháy: Hình tượng màu đen trên nền trắng có kẻ sọc
đỏ hoặc nữa trắng nữa đỏ(dễ cháy) hoặc đỏ(rất dễ cháy).
(d) Rất dễ cháy khi gặp nước: Hình tượng màu đen trên nền xanh da trời.
(e) Cực độc hoặc rất độc: Hình tượng màu đen trên nền trắng.
(f) Tính ăn mòn : Hình tượng màu đen trên nền vàng hoặc da cam; có thể
thêm chữ “ăn mòn” màu trắng trên nền đen.
(g) Hóa chất độc: Hình tượng màu đen trên nền màu trắng.
(h) Tính chất của thuốc ngành dược:
 Vạch màu đỏ: Thuốc độc thuộc nhóm 1 (cực độc h.oặc rất độc)
 Vạch màu vàng: Thuốc độc thuộc nhóm 2 (độc).
 vạch màu xanh: Thuốc độc thuộc nhóm 3 ( ít độc).
Một số ví dụ về nhãn hóa chất thông dụng
Hiệp hội phồng cháy Quốc gia Hoa Kỳ phát triển hệ thống chỉ dẫn NFDA (còn
được biết đến là hình thoi NFDA ), hệ thống chỉ dẫn trực quan giúp xác định
một cách nhanh chống mức độ nguy hiểm đến sức khỏe, tính dễ cháy, dễ phản
ứng và những mối nguy hiểm đực biệt khác.
Hình thoi được chia thành 4 phần với 4 màu: xanh dương, đỏ, vàng, trắng và hệ
thống biểu tượng và số đi kèm thể hiện những mức độ nguy hiểm khác nhau.
Bảng qui ước hình thoi NFDA và hệ thống chỉ biểu tượng và số đi kèm
Mức độ nguy hiểm đến sức khỏe

4 Cực kì nguy hiểm Có thể gây tử vong dù


tiếp xúc trong thời
gian ngắn, cần có thiết
bị bảo hộ đặc biệt
3 Nguy hiểm Có khả năng ăn mòn,
độc hại, không để hóa
chất dính lên da hay
hít phải hơi hóa chất
này
2 Nguy hại Đọc hại nếu hít phải,
uống phải hoặc hấp
phụ vào cơ thể
1 Cẩn trọng Có thể gây dị ứng,
kích thích
0 Không nguy hiểm
Tính dễ cháy

4 Cực kì nguy hiểm Khí hay chất lỏng dễ


cháy
3 Nguy hiểm Chất lỏng dễ cháy, bắt
cháy, có điểm chớp
cháy dưới 38 độ C
(100) độ F
2 Cẩn trọng Chất lỏng dễ cháy, bắt
cháy, có điểm chớp
cháy tử 38-93 độ C
(100-200 độ F)
1 Cháy khi bị đun nóng
0 Không bắt cháy
Mức độ dễ phản ứng

4 Cực kì nguy hiểm Vật liệu nổ ở nhiệt độ


phòng
3 Nguy hiểm Có khả năng gây nổ
nếu bị shock, đun
nóng trong bình kín
hay khi trộn với nước
2 Nguy hại Hợp chất không bền
hay có khả năng phản
ứng mãnh liệt với
nước
1 Cẩn trọng Có thể phản ứng với
nước hay bị đun nóng
nhưng không mãnh liệt
0 Không phản ứng với
nước
Lưu ý đặc biệt

Phản ứng với nước


OX Tác nhân oxy hóa
3 Tác hại của hóa chất
3. 1 Các tác hại chung
Tác động kích thích của hóa chất làm hại các chức năng hoạt động của các bộ
phận cơ thể tiếp xúc với hóa chất như da, mắt, đường hô hấp.
Xăng, dầu, axit, halogen, NaOH, sữa vôi, gây tác hại từ mức độ nhẹ đến mức độ
nặng khi tiếp xúc với chúng từ việc gây viêm da, làm da bị khô, xù xì, gây xót
tạo vết loang lỗ tới mức gay bỏng nặng ở diện da lớn hoặc vị trí tiêu hóa hay
bài tiếc rất khó chữa trị. Bỏng nặng thường gây ra choáng mạch mạnh hay yếu,
khó thở, sốt cao, tiểu tiện ít, nôn mửa, người mệt lả rồi mê man.
Nếu axit, kiềm và các dung môi rơi vào mắt thì tùy thuộc vào lượng độc tính
hóa chất và biện pháp cấp cứu kịp thời mà có thể gây ra khó chịu nhẹ tạm thời
hay lâu dài, giảm thị lực hay mù lòa.
Các hóa chất ít hòa tan trong nước như amoniac,SO2,axit, kiềm...ở dạng mù
sương hay dạng khí khi tiếp xúc với đường hô hấp gây cảm giác bỏng rát và
viêm phế quảng.
Các hóa chất ít hòa tan trong nước như NO2, 03.. khi xâm nhập vào vùng phổi
gây ho khó thở, khạt đờm ở mức độ nặng gây phù phổi ngay lập tức hay sau
vài giờ.
1- Dị ứng
Hiện tượng dị ứng hóa chất thường xảy ra với da và đường hô hấp sau khi cơ
thể người lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Các hóa chất như nhựa epoxy, thuốc nhuộm hữu cơ, dẫn xuất nhựa, than đá...
gây hiện tượng da bị dị ứng như vết phỏng nước, mụn nhỏ, viêm da...
Các hóa chất như toluene, diisoxynat, formaldyhyt gây dị ứng đường hô hấp .
Người làm việc lâu trong môi trường hóa chất này thường mắc bệnh hen
nghêg nghiệp (biểu hiện: ho nhiều, khó thở, khò khè khi về đêm).
2- Gây ngạt thở
Có hai dạng là ngạt thở đơn thuần và ngạt thở hóa học, thường do tác động
của khí độc.
Khí cacbonnic, metan, etan, nito,… với hàm lượng lớn làm giảm tỉ lệ oxy trong
không khí xuống dưới 17% gây ra hiện tượng ngạt thở đơn thuần với các triệu
chứng như hoa mắt, chống mặt, buồn nôn và rối loạn hành vi...
Khí CO, H2N, H2S, hợp chất amin và nitro của benzen chỉ cần hàm lượng nhỏ
đã gây ra ngạt thở hóa học ngăn cản máu vận chuyển oxy đến các bộ phận
trong cơ thể hoặc khả năng ngăn cản tiếp nhận oxy của các tế bào ngay cả khi
máu giàu oxy, gây bất tỉnh nhân sự nếu không khẩn cấp cứu chửa dễ gây tử
vong.
3- Gây mê và gây tê
Các hóa chât gây mê và gây tê như etanol, propanol..., axeton, hydro cacbua,
axetylen, H2S, CS2, xăng...
Khi tiếp xúc thường xuyên với một trong các chất gây mê và gây tê trên nếu
nồng độ thấp sẽ gây nghiện, nồng độ cao sẽ gây suy yếu hệ thần kinh trung
ương gây ngất thậm chí tử vong.
Bảng nồng độ cho phép của một vài chất thường gặp trong không khí tại cở sở
sản xuất ở Việt Nam

Tên hóa Công thức Dạng Nồng độ Liều chết


chất cho phép người do
+ 0,002 5g
Ammoniac NH3,
NH4OH
Cacbonic CO2 + 0,001
Oxyt CO + 0,030
cacbon
Anhydrit SO2 + 0,020
sunfuaro
Axit HCN + + 0,0003 0,05
cyanhidric
và muối
của chúng
Oxyt Nito NxOy + 0,005
tính theo
N2O5
Photgen COCl2 + 0,0005
Bengen C6H6 + 0,05 10-15%
Hexacloxy C6H6Cl6 + 0,0001
clo
hexan(666)
Cồn etylic C2H5OH + 1
Formaldeh HCHO + 0,005 10-20cc
it
Thuốc + 0,003
lá(bụi)
Thủy ngân Hg + + 0,00001 0,1g
kim loại
Chì, hợp Pb + + 0,0003 1g
chất chì
Oxyl asen As2O3 hoặc + 0,2 0,1hoặc
As2O5 0,12g
Axeton CH3COCH3 + 0,1
Et xăng 0,010
(nhiêu
liệu)
Đốt
Sunfua CS2 + 0,010
cacbon
Sunfuahyd H2S + 0,010
ro
Axit H2SO4 + 0,002 5g
sunfuaric
Axit nitric HNO3 + 0,005 8g
Axit HCl + 0,010 15g
clohydric
4- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan chức năng
Tác hại của hóa chất làm cản trở hay gây tổn thương đến một hay nhiều cơ
quan chức năng có quan hệ mật thiết với nhau như gan, thận, hệ thần kinh, hệ
sinh dục, làm ảnh hưởng liên đới tới toàn bộ cơ thể, gọi là nhiễm độc hệ thống.
Mức độ nhiễm độc hệ thống tùy thuộc loại, liều lượng, thời gian tiếp xúc với
hóa chất.
Bảng một số hóa chất gây nhiễm độc hệ thống
Cơ quan Nhiệm vụ Một số hóa chất Triệu chứng và
chức gây nhiễm độc tác hại do nhiễm
năng độc lâu dài
Gan Chuyển hóa chất độc Acolhol, cacbon Vàng da, vàng
trong máu thành hóa chất tetraclorua, mắt, hủy hoại mô
tan bài tiết ra ngoài cloruafoc, triclo gan, gây tổn
etylen thương gan dẫn
tới viêm gan
Thận Đào thải các chất cặn, duy
Etylen glycol, Cản trở sự đào
trì cân bằng nước muối, cacbn disulfua, thải chất độc của
kiểm soát và duy trì nồng
cacbon tetra thận, làm hỏng
độ Axit trong máu clorua, cadinin, dần chức năng
chì, thủy ngân, hoạt động của
mangan, asen, thận
flo, nhựa thông,
ethanol, toluene,
xylene
Hệ thần Điều khiển hoạt động của Dung môi hữu cơ Mệt mỏi, khó
kinh các bộ phận trong cơ thể ngủ, đau đầu,
buồn nôn, rối loại
vận động và suy
tri giác
Hecxan, mangan, Ảnh hưởng đến
chì thần kinh ngoại
biên gây liệt cổ
tay
Phốt phát hữu cơ Suy giảm hoạt
như thuốc trừ sâu động thần kinh,
parathion, cacbon rói loạn tâm thần
disuafua
Hệ sinh Sinh sản Etylen dibromua, Làm mất khả
dục khí gây mê, năng sinh sản
cacbon disuafua, hoặc gây sẩy thai
cloruapren, với nữ giới, làm
benzene, chì, giảm khả năng
dung môi hữa cơ, sinh sản ở nam
vinyl clorua, giới, gây tổn
gluta andehyt thương cho hệ tạo
máu
5- Ung thư
Sau khi tiếp xúc với một số hóa chất thường trong 4-10 năm sẽ dẫn tới khối u-
ung thư do sự phát triển tự do của tế bào. Vị trí ung thư nghề nghiệp thường
không giới hạn ở vị trí tiếp xúc.
Các chất như asen, amiang, crom, niken,…có thể gây ung thư phổi; bụi gỗ, bụi
da, niken, crom... có thể gây ung thư mũi và xoang.
Khi tiếp xúc với benzidin, 2- naphtylamin hay bụi da... có thể gây ung thư bàng
quang. Ung thư da có thể do tiếp xúc với asen, sản phẩm dầu mỏ, nhựa than.
Vinyl clorua có thể gây ung thư gan, benzen có thể gây ung thư tủy xương.
6- Hư thai
Các hóa chất như thủy ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể gây cản
trở quá trình phát triển bào thai trong 3 tháng đầu đặc biệt là các tổ chức quan
trọng như não, tay, chân gây ra biến dạng bào thai, làm hư thai ( gây quái thai).
7- Ảnh hưởng đến thế hệ tương lai
Các hóa chất tác động đến cở thể người gây đột biến gen tạo nên những biến đổi
không bình thường cho thế hệ tương lai.
Kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy 80-85% các chất gây ung
thư có thể gây đột biến gen.
8- Bệnh bụi phổi
Bệnh bụi phổi là bệnh do lắng động lâu dài các hạt bụi nhỏ tại vùng trao đổi khí
phổi, gây cho bệnh nhân hiện tượng ho dị ứng kéo dài, thở ngắn và gấp trong
những hoạt động nhiều sức lực.
Bụi silic, amiang, berili thường gây bệnh bụi phổi. Hiện nay việc phát hiện sớm
và chữa khỏi hoàn toàn bệnh bụi phổi còn khó khăn.
3. 2 Bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam khi làm việc trong môi trường hóa chất
và một số hóa chất độc gây bệnh nghề nghiệp
Từ tháng 2 năm 2007 đến nay nhà nước ta công nhân 21 bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm là:
1. Bệnh bui phổi do silic.
2. Bệnh bụi phổi do amiang.
3. Bệnh bụi phổi bông.
4. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì.
5. Bệnh nhiễm độc benzene và các đồng đẳng của benzene.
6. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân.
7. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan.
8. Bệnh nhiễm độc TNT (tri nitro tolune).
9. Bệnh nhiễm độc các tia phóng xạ và tia X.
10.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ổn.
11.Bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
12.Bệnh xạm da nghề nghiệp.
13.Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
14.Bệnh lao nghề nghiệp
15.Bệnh viêm gan do virus nghề nghiệp,
16.Bệnh do leptospira nghề nghiệp.
17.Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp.
18.Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.
19.Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp.
20.Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
21.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.

Trong số 21 bệnh nghề nghiệp này ở Việt Nam có tới 70% bệnh nhiễm độc mãn
tính do tiếp xúc với các hóa chất trong công việc

Một số hóa chất thường gặp gây ra bệnh nghề nghiệp:

1- Nhiễm độc kim loại nặng

Độc tính của kim loại nặng có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm đến sức khỏe
con người. Khi bị nhiễm độc kim loại nặng, nếu không được phát hiện và điều
trị đúng cách, nguy cơ mắc bệnh và tử vong rất cao. Chỉ, thủy ngân, cadimi là
một vài ví dụ cụ thể của nhóm kim loại có độc tính.

Một số kim loại nặng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số kim
loại nặng khác rất cần thiết cho quá trình sinh lý của con người, ví dụ: kẽm có
vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng trong cơ thể con người, coban có trong
thành phần vitamin B-12 và sát có trong hemoglobin đồng, mangan, selen, crôm
và molyden là những nguyên tố vi lượng rất quan trọng trong chế độ dinh
dưỡng của con người nhóm bismuth, vàng, guli được sử dụng trong công nghiệp
được phẩm. Tuy nhiên, những kim loại này sẽ gây nguy hại cho cơ thể khi xâm
nhập vào thể con người với một lượng lớn hơn cần thiết, hoặc quá trình bài tiết
của cơ thể hoạt động kém.

Độc tính kim loại nặng đối với cơ thể con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
các triệu chứng cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng kim loại hấp phụ vào
cơ thể, phơi nhiễm cấp tính hay mãn tính, độ tuổi và đường xâm nhập của kim
loại nặng vào cơ thể. Ví dụ, khi bị phơi nhiễm chì, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn vị phần trăm Kim loại chỉ hấp phụ vào cơ thể của trẻ em cao
gấp nhiều lần so với người lớn, vì não trẻ em đang trong giai đoạn phát triển;
thậm chí phơi nhiễm chỉ trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến quá trình
phát triển lâu dài của trẻ. Thủy ngân là nguyên tố trơ đối với đường tiêu hóa,
hấp phụ kém qua da, tuy nhiên khi hít phải hay uống phải thủy ngân sẽ gây ra
những tác hại nguy hiểm với cơ thể.
Độc tính của một vài kim loại nặng tùy thuộc vào dạng hợp chất hóa học của
chúng, ví dụ BaSO4, là hợp chất không độc, tuy nhiên những muối Bari khác lại
xâm nhập dễ dàng vào cơ thể, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hạ hàm
lượng kali trong máu dẫn đến tử vong. Nhiễm độc kim loại nặng có thể xảy ra
thông qua con đường ăn uống, điều trị y tế, từ môi trường xung quanh, trong
quá trình làm việc hoặc vui chơi. Nếu nghi ngờ nhiễm độc kim loại nặng cần
liệt kê rõ rằng chế độ ăn uống, nghề nghiệp, quá trình tiếp xúc, từ đó có thể xác
định và loại bỏ các nguồn gây nhiễm độc và tiến hành các điều trị y tế cần thiết.

Tiếp xúc mãn tính với bụi kim loại có thể gây ra những bệnh lý như ho mãn
tính, bệnh liên quan đến hệ thần kinh, thoái hóa chức năng gan, thận và nhiều
bệnh ung thư khác. Hội chứng bệnh phát triển chậm theo thời gian và rất khó
phát hiện những triệu chứng lâm sàng.

Cơ chế xâm nhập và ảnh hưởng kim loại nặng đến cơ quan trong cơ thể.

Khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại nặng kết hợp với oxy, nitơ và nhóm
sulfhydryl trong protein dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động của enzym. Các
kim loại nặng kết hợp với các nhóm sulfhydryl tạo thành metalloprotein, có cấu
trúc phân tử giàu ligand thiol; các ligand này có thể kết hợp dễ dàng với cadimi,
đồng, bạc,... Các protein khác tham gia vào quá trình vận chuyển, bài tiết do sự
tạo thành các ligand như ferritin, transferrin, albumin, và hemoglobin.

Sự hình thành các ligand là cơ sở cho việc vận chuyển các ion kim loại nặng
trong cơ thể, tuy nhiên một số kim loại khác có thể cạnh tranh với ion khác
trong cơ thể như canxi, kẽm và di chuyển tự do qua màng tế bào, vi dụ như ion
chỉ di chuyển theo ion canxi đi vào cơ thể và lắng đọng trong xương và nướu
răng, thallium và kali cùng tồn tại trong tế bào vì bán kinh ion tương tự nhau.

Hầu hết các cơ quan trọng cơ thể đều bị tác động bởi độc tính kim loại nặng.
Những hệ cơ quan bị tác động chủ yếu là hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh
ngoại biên, hệ sinh huyết, thận và tim mạch. Ngộ độc chỉ có thể ảnh hưởng đến
hệ cơ xương, hệ sinh dục. Mức độ ảnh hưởng đến các hệ cơ quan do ngộ độc
kim loại nặng tùy thuộc vào kim loại, nhiễm độc mãn tính hay cấp tính, mức độ
tiếp xúc và độ tuổi của người bị nhiễm độc.
Bảng một số kim loại nặng điển hình và bệnh liên quan do nhiễm độc kim loại.

Kim Triệu chứng cấp tính Triệu chứng mãn Nồng độ nguy hiểm
loại tính
Arsenic Buồn nôn, nôn mửa, Bệnh tiểu đường, >= ug/L nước tiểu, hay
tiêu chảy, bệnh não, giảm sắc tố, tăng 100 ug/g creatinine
MODS, đau thần kinh sừng hóa, ung thu:
phổi, da, bàng
quang, bệnh não...
Bismuth Suy thận, hoại tử tiểu Động kinh,... Chưa có tiêu chuẩn cụ
quản thể
Cadimi Viêm phổi Ung thư phổi, Protein niệu >= 15ug/g
loãng xương,
protein niệu
Crom Xuất huyết, tán huyết, Sơ hóa phổi, ung Chưa có tiêu chuẩn cụ
suy thận cấp( khi thư phổi thể
uống Cr6+)
Cobalt Giãn cơ tim Bị ho dị ứng, bứu Bài tiết bình thường:
cổ 0,1-1,2 ug/L (huyết
thanh)
0,1-2,2 ug/L (nước
tiểu)
Đồng Chất nôn màu xanh, Bệnh phổi, gan và Bài tiết bình thường
xuất huyết, tán huyết, thoái hóa hạch cơ 25 ug/24h (nước tiểu)
MODS sở
Sắt Nôn mửa, xuyết Xơ gan Không độc: <300
huyết, nhiễm axit ug/dL
chuyển hóa Nhiễm độc nặng:
<500ug/dL
Chì Buồn nôn, nôn mửa, Bệnh não, đau Đối với trẻ em có triệu
bệnh thần kinh (đâu bụng, thận, thiếu chứng hoặc [Pb] trong
đầu, mất điều hòa, máu máu >=45u/dL; người
động kinh, vô tri giác) lớn có triệu chứng hoặc
nồng độ Pb trong máu
>=70u/dL
Manga Hội chứng giống Chứ có tiêu chuẩn cụ
n bệnh Parkinson, thể
hô hấp, thần kinh
Thủy Ở dạng nguyên tố (hít Buồn nôn, viêm 10ug/L tong máu;
ngân phải): sốt, nôn mửa, lợi miệng, suy 20ug/L trong nước tiểu
tiêu chảy, ALI nhược thần kinh,
Ở dạng muối vô cơ: hư thận, quá mẫn
viêm dạ dày, ruột cảm
Nickel Viêm da, viêm cơ tim, Sơ hóa phổi, giảm
Tiếp xúc quá nhiều:
ALI, bệnh não, nickel lượng tinh trùng,
>=8ug/L trong máu
carbony khối u ở mũi, Nhiễm độc nặng:
họng >=500ug/L trong nước
tiểu
Selen Viêm da, bỏng da, Móng tay và tóc Nhiễm độc nhẹ: [Se]
viêm phổi, hạ huyết dòn, dị cảm. liệt >1mg/L huyết thanh
áp nữa người Nhiễm độc nghiêm
trọng:
>2mg/L huyết thanh
Bạc Lượng rất cao: xuất Nhiễm độc muối [Ag] > 11ug/L huyết
huyết, ức chế tủy bạc: da, móng tay, thanh và 2,6 ug/L nước
xương, phù phổi, hoại niêm mạc bị đổi tiểu
tử gan, thận màu (chuyển sang
màu xám xanh)
Thalliu Triệu chứng lúc đầu: Dị chứng: rụng Nồng độ trong máu >3
m ói mửa, tiêu chảy, đâu tóc, đau thần kinh ug/L
thần kinh, hôn mê,
MODS
Kẽm Nôn mửa, đau bụng, Thiếu máu, thoái Lượng thông thường
tiêu chảy hóa thần kinh, 10-14 mg/L
loãng xương

2- Ảnh hưởng của các khí độc

Khi hít phải khí độc có thể dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư, dị tật bẩm
sinh, đột biến, dị tật hệ thống thần kinh trung ương, suy giảm miễn dịch, và các
rối loạn của hệ thống hô hấp và thần kinh, đối với trẻ em và người lớn tuổi, tác
động của khi độc đến sức khỏe sẽ rõ rệt hơn so với người trưởng thành.
Ảnh hưởng một số khí độc thường gặp đến sức khỏe con người.

Cacbon oxyt: Cacbon oxyt – khí không màu, không mùi, không kích thích, tỉ
trọng 0,967, được tạo ra do cacbon cháy không hoàn toàn ở mỏ, lò cao, máy nổ,
thường gây ngạt thở hóa học khi hít phải nó. Nhiễm độc cấp thường gây ra đau
đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, sút cân.

Nitơ oxyt: NO, được dùng để chỉ hỗn hợp NO và NO2, trong không khí đồng
thời cùng có mặt. NO và NO2 đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm không khí.
NOx kết hợp với Hemoglobin (Hb) tạo thành Methemoglobin (Met Hb), làm Hb
không vận chuyển được oxy, gây ngạt cho cơ thể. Sau một thời gian tiềm tàng
dẫn tới phù phổi cấp, tím tái, biểu hiện co giật và hôn mê. Khi tiếp xúc với NOx
ở các nồng độ thấp (nhiễm độc mãn tính) có các biểu hiện sau: kích ứng mắt, rối
loạn tiêu hóa, viêm phế quản, tổn thương răng.

Lưu huỳnh oxyt: là chất ô nhiễm hàng đầu thưởng được quy kết là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây tác hại cho sức khỏe của người dân đô thị.
SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường hô hấp trên. Ở nồng độ rất cao, SOx
gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc. Trường hợp tiếp xúc ào ạt với SOx có
thể làm chết người do nguyên nhân ngưng hô hấp. Tác hại của SO2 đối với
chức năng phổi nói chung rất mạnh khi có mặt của các hạt bụi trong không khí
hô hấp. Ngoài ra, SO2 còn gây tác hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách), gây
nhiễm độc da, gây rối loạn chuyển hóa protein - đường, gây thiếu các vitamin B
và C, ức chế enzym oxydaza.

3- Ảnh hưởng của các dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ được sử dụng rất phổ biến trong phòng thí nghiệm. Dung môi
hữu cơ có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, hấp thụ qua da.
Dung môi hữu cơ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ thần
kinh ngoại biên.

- Khi tiếp xúc với các dung môi hữu cơ trong thời gian ngắn (nhiễm độc cấp
tính) có thể gây ra những triệu chứng sau đây:

+ Rối loạn hệ thần kinh trung ương.


+ Mất phương hướng, chóng mặt, lảo đảo, phấn khích, nhầm lẫn tiến vào vô
thức, tê liệt, co giật, tử vong do ngừng hô hấp hay tim ngừng đập.

Khi nhiễm độc cấp tính, các triệu chứng trên xuất hiện ở hầu hết các nạn nhân;
đối với những loại dung môi hữu cơ khác nhau, các triệu chứng trên có thể diễn
ra nhanh hay chậm.

- Nhiễm độc mãn tính:

+ Các triệu chứng thường diễn ra chậm, khó phát hiện hay liên kết với hóa chất
đã bị phơi nhiễm.

+ Nhức đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau nhức, tê liệt, ngứa ngáy....

+ Khi nghi ngờ nhiễm độc mãn tính, cần xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Một số dung môi hữu cơ thường gặp và ảnh hưởng


Benzene được dùng nhiều trong kỹ nghệ nhuộm, dược phẩm, nước hoa, làm
dung môi hòa tan dầu mỡ, sơn, cao su, làm keo dán giày dép, có trong xăng 5 –
20%. Vào cơ thể chủ yếu bằng đường hô hấp, gây ra hội chứng thiếu máu nặng,
chảy máu răng lợi, thậm chí gây suy tủy, giảm hồng cầu và bạch cầu, làm tổn
thương hệ thần kinh trung ương.

- Thuốc trừ sâu hữu cơ trong bảo vệ cây trồng, diệt nấm mốc, ruồi muỗi. Hiện
người ta đã cấm sử dụng các hợp chất clo hữu cơ như: 666, DDT, toxaphen
(C10H10Cl8) do cấu trúc của chúng bền vững. tích lũy lâu dài trong cơ thể, khó
phân giải trong môi trường. Hợp chất lân hữu cơ hay dùng như parathion
(C8H1NO5PS), wofatox dipterex, DDVP (dimetyl diclovinyl photphat), TEEP
(tetraethyl pirophotphat) thường gây nhiễm độc cấp tính do chất độc thấm qua
da, đường hô hấp, làm ức chế men cholinesteraza, không truyền được các xung
động thần kinh sau thời gian dài làm việc với chúng. Acetone: rất độc, có thể
gây kích ứng da, có thể gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương
gan và thận, gây kích ứng đường hô hấp. Acetone lỏng và hơi acetone rất dễ bắt
cháy.
- Ethyl methacrylate (EMA): khi tiếp xúc với EMA có thể gây dị ứng mắt với
giác mạc: rát, đỏ ngứa, mắt sưng, chảy nước mắt. Da sẽ bị kích thích, ngứa, nổi
mề đay. Tiếp cận lâu, da sẽ khô, nứt, viêm đỏ. Người đã có bệnh ngoài da thì
ảnh hưởng sẽ nặng hơn. Hít phải hóa chất với nồng độ cao thì hơi thở khó khăn,
nặng ngực. Người bị bệnh suyễn sẽ lên cơn suyễn thưởng xuyên hơn. Hít nhiều
hóa chất, trong người thấy choáng váng, chóng mặt, rối loạn các cử động, mệt
mỏi. Chẳng may nuốt hóa chất này vào miệng thì sẽ bị khó chịu về tiêu hóa như
ói mửa, đau bụng.

- Ethyl acetate: có thể gây ngứa mũi, chảy nước mắt, viêm cuống họng. viêm
da, ngây ngất. Với lượng thật cao, có thể gây tổn thương cho gan, thận.

- Formaldehyde: có thể gay dị ứng da, suyễn, làm chảy nước mắt, nước mũi,
ngây ngất. Nghiên cứu cho thấy hóa chất có thể gây ung thư cho loài vật.

- Toluene: có thể gây thiếu hồng cầu, tổn thương thận, gan, viêm da, ảnh hưởng
tới sự sinh sản, dị ứng hô hấp.
4 Quá trình xâm nhập chuyển hóa chất độc trong cơ thể

4. 1 Sự xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong cở thể

1- Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất ở dạng khí, hơi hay bụi

Đường hô hấp là đường xâm nhập hóa chất thông thường và nguy hiểm nhất với
người lao động vì nó chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra tại nạn lao động và tới
95% nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô
hấp trên (mũi, mồm, họng), đường thở (khí quản, phế quản, cuống phối) và
vùng trao đổi khí (phế nang) có chức năng hấp thụ oxy và thải khí cacbonic.

Ở một người lớn lao động khỏe mạnh có khoảng 90 m2 diện tích bề mặt phổi
(trong đó 70 m là diện tích tiếp xúc của phế nang) và khoảng 140m2 diện tích
mao mạch với chiều dài khoảng 2000 km. Dòng máu qua phổi nhanh và tạo
điều kiện dễ dàng cho sự hấp phụ các chất đi tới phế nang vào các mao mạch
máu của cơ thể. Bình thường một người lao động hút khoảng 8.5m khi trong 1
ca làm việc 8h. Khi thở mà thiếu trang bị bảo hộ lao động đúng cách thì không
khi chứa các hóa chất ở dạng khí, hơi hay bụi sẽ kích thích các bộ phận của hệ
hô hấp, tới phế nang phổi để lắng đọng lại hoặc khuyếch tán qua thành mạch
máu gây bệnh. Tùy thuộc vào bản chất và đường kính hạt bụi, độ hòa tan của
khí, hơi, bụi, nồng độ của chúng mà gây tác hại nhanh hay chậm đến cơ thể.

Các khí và hơi hòa tan ít trong nước như NO2, O3, COCl2) được hấp thụ ở phế
nang phản ứng với biểu mô và gây tổn thương ở phổi hoặc lưu hành trong máu
dẫn tới nhiễm độc.

Các khí và hơi có khả năng hòa tan trong mỡ như benzene, dung môi hữu cơ có
chứa clo, hóa chất trừ sâu, CS2, C6H5OH, C2H5OH dễ dàng khuếch tán và hấp
thụ qua các màng phế nang, mao mạch, nhất là tại những nơi vận tốc máu lưu
chuyển lớn như tim và hệ thần kinh, gây tổn thương nguy hiểm.

Những hạt bụi (rắn hay khô) có đường kính nhỏ hơn 1/7000 mm tới phế nang
phổi dễ dàng. Song tùy thuộc độ tan của nó, mà có thể lắng đọng ở đó. Những
hạt bụi nhỏ hơn 10 um có thể lắng đọng theo khí phế quản, có thể gây viêm khí
phế quản.
Còn lại các loại khí, hơi hoặc bụi lớn hơn, sẽ ít nguy hiểm hơn vì các khí, hơi có
độ hòa tan thấp dễ bị thải ra ngoài theo hơi thở; các hạt bụi lớn hơn 10 um sẽ
được lông mũi giữ lại hoặc lắng động chuyển tới họng, gây ra họ hoặc khạc ra
ngoài nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.

2- Hấp thụ qua da

Da gồm ba lớp biểu bì (gồm nhiều lớp tế bào có màng ngăn lipid), mảng da
(gồm cả lớp nàng chân lông và các ống dẫn của tuyến mồ hội xuyên qua màng
da) và mô dưới da.

Độ dày của da cùng với lớp mồ hôi và tổ chức lớp mỡ dưới da có tác dụng như
một lớp màng bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và chống lại
việc gây tổn thương cho da, nếu bỏ qua vai trò của vi sinh vật có hại.

Sự xâm nhập của hóa chất qua da có thể qua ba con đường: hấp thụ biểu bì gây
viêm da xơ phát, hấp thụ tại nang lông kích thích phản ứng của da, xâm nhập
qua da và mạch máu nếu bị bệnh ngoài da, gây nhiễm độc máu và các cơ liên
đới.

Sự thẩm thấu của hóa chất qua da tỉ lệ thuận với độ hòa tan trong mỡ, độ phân
cực, kích thước nhỏ của phân tử và còn phụ thuộc vào đặc tính giải phẫu và sinh
lý của các vùng da khác nhau, độ pH, lưu lượng máu, sự hydrat, sự chuyển hóa,
đặc điểm khí hậu.

Các chất dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh càng cao. Độ hòa tan
trong mỡ được biểu thị bằng chỉ số Owerton - Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan
của một chất trong mỡ so với nước. Hệ số này của benzene là 300, trong khi hệ
số này của rượu etylic là 2.5. Benzene hay xăng chứa benzene độc với hệ thần
kinh hơn rượu etylic nhiều.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta làm lỗ chân lông mở rộng hơn nên khi da
bị xước hoặc bị bệnh ngoài da thì nguy cơ thấm hóa chất qua da, nhất là những
chất dễ tan trong mỡ như dung môi hữu cơ, phenol, thuốc trừ sau hữu cơ có khả
năng khuếch tán qua quần áo bảo hộ vào cơ thể qua da tăng lên, làm tăng nguy
cơ bị nhiễm độc.

3- Đường tiên hóa

Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.

Nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hòa là
đo chất độc có trong thức ăn, đồ uống hoặc vô tình để bàn tay hay mới dính hóa
chất cấm vào đồ ăn mà nuốt phải, hoặc do khí, hơi, bụi độc từ đường thở lọt vào
bụng, hoặc do hút thuốc tại môi trường hóa chất.

Thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn đường hô hấp và da; đồng
thời tính độc cũng giảm bớt do tác động của dịch dạ dày ở môi trường axit yếu
và dịch tụy ở ruột ở môi trường kiểm yếu, hấp thụ bớt đi và hầu như được giải
độc khi chuyển qua gan, mật, ruột nhà các phản ứng sinh hóa phức tạp.
4.2. Sự chuyển hóa chất độc: gồm sự vận chuyển, phân bố, tích lũy và thải
bỏ

1- Sự vận chuyển chất độc

Sau khi được hấp thụ vào cơ thể dù theo con đường xâm nhập nhỏ, chất độc sẽ
vào máu, bạch huyết và vài thể dịch khác. Trong đó máu là bộ phận vận chuyển
phần lớn chất độc dưới dạng phân tử và ion là chính. Vài chất độc trong đó có
thể ở dạng phân hủy hoặc dụng kéo do sự polymer hóa, Trong máu, các chất
độc có thể tồn tại dạng tự do hoặc kết hợp với một số chất trong thành phần của
máu như hồng cầu albumin – một phần tử của huyết sắc tố, fibrinogen, huyết
tương.

Việc khử một chất độc trong máu phụ thuộc vào ái lực liên kết của chất độc đó
vào các thành phần của máu. Phần lớn các chất độc đều có ái lực với huyết
tương và một số được phân bổ giữa hồng cầu và huyết tương. Hg, Cr(2+), Zn có
thể kết hợp với protein huyết tương ( hoặc như ion Fe, Cu) tạo thành những
phức của những axit hữu cơ của huyết tương dẫn tới làm thay đổi thành phần
của máu.

2- Sự phân bố và tích lũy

Sự phân bố các chất độc đã được hấp thụ phụ thuộc nồng độ của chúng trong
máu, tỷ lệ lưu lượng máu, tỷ lệ xâm nhập qua màng tế bào và âm lực của chúng
đối với vị trí kết hợp của cơ quan nội tạng. Tính ái lực của một số chất chuyển
hóa với cơ quan nội tạng phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ giữa tỷ lệ hấp thụ và tỷ
lệ thải chất độc. Nếu tỷ lệ hấp thụ cao hơn tỷ lệ thải, dẫn tới hiện tượng tích lũy
chất độc vào các bộ phận như mô, cơ quan, lỏng của cơ thể dẫn tới gây nhiễm
độc.

Các ion hóa trị 6, 7 như Po, Cl, Br dễ khuếch tán vào pha lỏng, các thể dịch sẽ
được phân bố đồng nhất vào các mô và cơ quan cơ thể. Nhiều hạt keo kích
thước lớn của asen, vùng sẽ tích lũy chủ yếu ở gan, thận. Các chất dễ hòa tan
trong mở như C6H6, thuốc trừ sâu, dung môi chất hữu cơ chứa clor có ái lực
với các mô và cơ quan giàu lipid và chất béo, dẫn tới ảnh hưởng tới chức năng
hoạt động của các tuyến nội tiết và thần kinh.

Các nguyên tố kim loại kiềm và kiềm thổ, halogen, một số chất béo có ái lực
đặc biệt với xương (do cơ thể trao đổi ion với thành phần khoáng của xương
Ca10(PO4)6(OH)2 hoặc hấp thụ keo lên bề mặt xương) mà bám và tích lũy vào
xương làm thay đổi tính chất của nó.

Một số kim loại nặng như Pb, Zn, Cd, Hg bám và tích lũy vào tóc và trong chân
tay do ái lực liên kết của kim loại nhóm SH - cầu chất keratin trong chúng. nên
phân tích hóa học sẽ phát hiện lượng kim loại này tích lũy trong cơ thể.

3- Sự thải bỏ chất độc

Việc đào thái các chất độc khỏi các tế bào của cơ thể theo cơ chế như sự hấp
thụ chúng. Theo tốc độ nhanh, chậm của sự chuyển hóa vật chất với cơ thể, có
thể chia thành hai hệ thống cơ quan đảo thải chất độc: “hệ thống trao đổi nhanh"
(huyết tương, các thể dịch) chiếm khoảng 30% lượng cơ thể, “hệ thống trao đổi
chậm" (các mô mỡ, thận, gan, mật ruột, dịch tế bảo. xương và các cơ quan
khác)..

Sự đào thải chất độc từ cơ thể người ra môi trường xung quanh có thể nhờ sự
thở (với đa phần chất độc dạng khi và chất dễ bay hơi như rượu, ête, xăng),
nước tiểu (con đường đào thải chính thứ nhất dựa trên cơ chế lọc tiểu cầu, vận
chuyển, và khuếch tán qua các ống thân), chất bài tiết từ gan, mật, ruột (con
đường đảo thái chính thứ hai), nước bọt, mồ hôi (thái qua da), tóc, sữa.

Các kim loại nặng tan trong mở như thủy ngân, crom, chỉ, thải qua da, sữa có
thể gây nhiễm độc trẻ sơ sinh, nước bọt (có thể gây viêm mồm), kinh nguyệt (có
thể gây rối loạn kinh nguyệt), tóc. Đường bài tiết chất độc ra ngoài có giá trị
chuẩn đoán, điều trị, giải độc kịp thời.

4.3. Các yếu tố làm tăng chức năng tác hại của hóa chất

1- Đặc tính sinh lý của chất độc


Chúng quyết định khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể người

Các hóa chất dễ bay hơi có khả năng tạo nồng độ hóa chất cao tại nơi làm gây
ngạt thở.

Các chất hóa học dễ hòa tan trong dịch thể, mô, nước càng nhiều thì càng độc
hơn như hợp chất hữu cơ chứa clo, hoặc amin, hoặc nitro độc hơn henzen,
As2O3, độc hơn As2S3, do độ tan trong nước nhiều hơn.

Tùy thuộc phản ứng đặc thù của các hóa chất với các bộ phận của cơ thể mà có
thể nhận biết sự tích lũy của chúng ở các cơ quan này và biểu hiện chứng bệnh
tật của cơ thể. Ví dụ: dung mỗi hữu cơ loại không điện ly tập trung ở tổ chức
giàu mỡ như hệ thần kinh; hóa chất có tính điện ly như chỉ Pb, Bar, Flo tập
trung trong xương.

Ở trong cơ thể người, gan thận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phá vỡ
cấu trúc hóa học và giải độc nhờ quá trình biến đổi sinh học.
2- Nồng độ, cấu trúc hóa học và trạng thái tiếp xúc của chất độc

Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã
hấp thụ, cấu trúc hóa học, thời gian, vị trí và diện tích tiếp xúc.

Khi hóa chất hấp thụ qua đường hô hấp, tác hại của hóa chất tới cơ thể phụ
thuộc chính vào thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc với hóa chất
nồng độ cao với thời gian ngắn có thể bị nhiễm độc cấp tính, còn khi tiếp xúc
với hóa chất qua đường hô hấp với thời gian dài nhưng nồng độ thấp sẽ xảy ra
hai xu hướng: hoặc cơ thể chịu đựng được, hoặc khi hóa chất được tích lũy
lượng lớn trong cơ thể có sức đề kháng kém, sẽ gây ra nhiễm độc mãn tính. Hợp
chất amin và nitro càng độc hơn benzen khi số nhóm thế NH2 và NO2 càng
nhiều.

Các hóa chất gây bỏng như acid vô cơ HNO3, H2SO4, HCI, kiểm: NaOH,
Ca(OH)2, halogen lỏng như nước clo, brom, idoe, gây nguy hại tới tính mạng
con người. Khi bỏng nhẹ xảy ra ở chân tay và mắt, nếu sau 10 phút mà không sơ
cứu kịp thời sẽ trở nên bỏng nặng hơn. Vết bỏng ở các vị trí tiêu hóa, bài tiết,
khó cứu chữa hơn ở da. Vết bỏng ở da với diện rộng khó cứu chữa hơn ở diện
bỏng hẹp.

3- Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất

Thường thì tác hại của nhiều hóa chất có thể lớn hơn tổng tác hại của từng hóa
chất thành phần, do sự kết hợp tạo ra chất hóa học mới có tác hại hơn với sức
khỏe, gây ra sự nhiễm độc bán cấp tính, mãn tính hay nguy tới tính mạng tùy
theo thời gian tiếp xúc, nồng độ hóa chất và sức đề kháng của cơ thể. Ví dụ: khi
hít phải CCl4 trong một thời gian ngắn sẽ không bị nhiễm độc, nhưng nếu uống
thêm một lượng nhỏ rượu C2H5OH thì sẽ bị ngộ độc mạnh, thậm chí tử vong,

Trường hợp nhiều chất tác dụng, người ta quy định nồng độ cho phép tính theo
công thức

C1 / t1 + C2 / t2 + C3 / t3 +...+Cntn <=1

Trong đó:
C1 ,C2 ...,Cn . nồng độ từng chất độc tìm thấy trong không khí

T1 ,t2 ...,tn . nồng độ cho phép của chất độc tương ứng.

4- Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Nguy cơ tác hại tiềm ẩn của hóa chất phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm với
hóa chất của từng người khi tiếp xúc với hóa chất, như giới tính, lứa tuổi, tình
trạng sức khỏe, vấn đề bệnh có tính di truyền như dị ứng, mỗi trường lao động
và biểu hiện dị ứng nếu có. Thí dụ: bào thai của người mẹ mang thai, nhất là
trong 3 tháng đầu, và người già nhạy cảm với hóa chất hơn những người khỏe
mạnh. Do vậy mà có quy định pháp luật cụ thể trong việc tuyển và bố trí lao
động theo Thông tư liên bộ của Bộ Lao động và Thương binh xã hội và Bộ Y tế
nhằm phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất với lao động chưa
thành niên và lao động nữ.

5- Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc


Các vấn đề khác như tính chất của vi khí hậu nơi lao động; mức độ lao động,
chế độ dinh dưỡng, trang phục lao động, biện pháp y tế, quá trình quản lý tổ
chức công nghệ, có thể làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc. Một số
ví dụ thường gặp như sau:

Nhiệt độ cao làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng hoạt động tuần hoàn,
hô hấp nên làm tăng khả năng hấp thụ chất độc và tích lũy chúng.

Độ ẩm không khí tăng, làm tăng khả năng phân giải một số hóa chất với nước,
làm tăng khả năng tích khí ở niêm mạc, làm giảm sự thải độc bằng mồ hôi, nên
làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

Khi lao động thể lực với cường độ quá sức, làm tăng hoạt động tuần hoàn, hô
hấp, nếu điều kiện thông thoáng kém và lượng nước uống thiếu dễ gây hiện
tượng nhiễm độc.

Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối, làm giảm sức đề kháng của
cơ thể, dẫn tới khả năng bị nhiễm độc.
5. NGUYÊN TĂC VÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN TRONG PHÒNG NGỪA TÁC HẠI CỦA
HÓA CHẤT

5.1. Bốn nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa
chất
Mục đích của hoạt động dự phòng tác hại của hóa chất là nhằm loại trừ hoặc
giảm tới mức thấp nhất mọi rủi ro bởi các hóa chất ngụy hiểm độc hại cho sức
khỏe con người và môi trường sinh thái góp phần trong sự phát triển kinh tế xã
hội bền vững.
1. Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại
Cố gắng bỏ hoặc hạn chế, hoặc thay thế hóa chất độc hơn, nguy hiểm hơn bằng
một hóa chất ít độc hại hơn. Công việc này đạt được hiệu quả kinh tế, kỹ thuật,
môi trường lâu dài và tốt nhất tiến hành ngay từ giai đoạn thiết kế và lập kế
hoạch sản xuất qua ba bước cơ bản sau:
- Đánh giá tác hại của chu trình sử dụng hóa chất với con người và môi
trường.
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng hóa chất sử dụng hoặc lưu trữ để tránh
tai nạn và sự cố xảy ra trong tình thế khấn cấp.
- Xác định và lựa chọn giải pháp thay thế hợp lý và phù hợp nhất về quy
trình sử dụng hóa chất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường
sinh thái lâu bền.
Ví dụ: Vấn đề an toàn vệ sinh trong sử dụng lương thực, thực phẩm liên quan
mật thiết đến vấn đề ứng dụng và kiểm tra bốn giải pháp đúng trong quy trình
kỹ thuật sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ tực vật hoặc phân bón hóa học,
thuốc kích thích sinh trưởng – đúng chủng loại và liều lượng – ít nguy hại đối
với người sử dụng, đúng lúc về thời gian sinh trưởng và an toàn tuyệt đối với
đối tượng tiêu thụ, đúng cách thức và phương tiện sử dụng, đúng đối tượng vật
nuôi và cây trồng (cả về thể trạng, trọng lượng và thời vụ).
 Dự kiến những thay đổi trong tương lai về hóa chất sẽ cải thiện hoặc thay
đổi một quy trình hoặc giải pháp công nghệ tốt hơn, sạch hơn, an toàn
hơn và đặt kể hoạch để thực hiện một cách hiệu quả.
Ví dụ: sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay cho loại tan trong dung môi
hữu cơ, sử dụng hóa chất ít độc hại hơn như đồng đẳng của benzen thay cho
benzen trong dung môi pha sơn; sử dụng hóa chất có điểm bốc cháy cao thay
thế cho hóa chất có điểm bốc cháy thấp, thay phương pháp nạp nguyên liệu thủ
công (bằng tay) bằng phương pháp hiện đại hơn như bằng máy cơ khí hoặc máy
tự động.
 Các nhà máy hóa chất hiện đại sản xuất theo phương pháp tự động hóa,
điều khiển từ xa sẽ tránh được nhiễm độc cho nhân viên công chức.
 Nếu có thể, thì lựa chọn hoặc thay thế công nghệ cũ bởi công nghệ mới
sạch và kín với các nguyên liệu và nhiên liệu sạch, ví như sản xuất NH3
và sản phẩm từ nó thay dần đi từ than bằng khí thải chứa NH3 do chế hóa
dầu mỏ.
2. Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm
 Nguyên tắc ngăn cách quá trình sản xuất độc hại này nhằm hạn chế tới
mức thấp nhất số lượng người lao động tiếp xúc với hóa chất và hạn chế
lượng hóa chất nguy hiểm cháy nổ và độc hại (mặc dù đã có biển báo và
thông báo tại nơi sản xuất hoặc kho chứa, hoặc trên phương tiện vận
chuyển) có thể gây nguy hiểm tới người lao động, dân cư và môi trường
xung quanh.
 Nếu có thể, thực hiện tự động hóa và điều khiển từ xa là tốt nhất.
 Việc bao che máy móc bằng vật liệu thích hợp, hoặc ngăn cách bằng rào
chắn, tường, hoặc hàng rào cây xanh - phải phù hợp với đặc điểm kỹ
thuật của nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm, tiêu chuẩn môi trường,
quy chuẩn về vật liệu và khoảng cách ly cần thiết, cũng như kinh phí cho
phép để đảm bảo an toàn sản xuất vệ sinh lao động và tuân thủ định chế
môi trường quốc gia, khu vực và quốc tế.
 Thường xuyên kiểm tra sự bao kín máy móc, thiết bị chứa độc để xử lý,
sửa chữa kịp thời sự rò rỉ, nứt hở.
 Cần làm sạch thường xuyên các bức tường và bề mặt trang thiết bị nhiễm
bẩn.
 Bảo đảm an ninh và bảo vệ kho hỏa chất với lượng hóa chất hạn chế như
có thể.
 Di chuyển phân xưởng, nhà máy có hóa chất độc hại tới vị trí an toàn xa
nơi tập trung dân cư.
 Với hóa chất nguy hiểm- cháy nổ hay độc hại cụ thể, cố quy định về
lượng và điều kiện kho chứa từng ca, từng ngày, từng tháng, tách rời hóa
chất kị nhau, vị trí và cấu trúc xây dựng hợp lý, phương tiện bảo vệ cá
nhân hợp lý, quy chế sắp xếp giao nhận cho thủ kho và người làm việc
gần đó để ngăn cách mọi nguy cơ nguy hiểm hoặc ô nhiễm môi trường có
thể.
3. Thông gió
 Tùy theo điều kiện cụ thể mà người ta thiết kế thi công và sử dụng hê
thống thông gió tự nhiên, hệ thống thổi cục bộ (như hoa sen thổi khí ở
cửa lò nung), hệ thống hút cục bộ, ống khói cao, hệ thống thông gió
chung (cửa, ống thông gió, quạt) và lượng, loại cây xanh theo tiêu chuẩn
xây dựng công nghiệp để đảm bảo lượng oxy cần thiết lớn hơn 17% và
giảm lượng hóa chất độc hại, cháy nổ (nhỏ hơn giới hạn cho phép) góp
phần đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động, tăng năng suất lao động và vệ
sinh môi trường công nghiệp, vấn đề thông gió này đặc biệt quan trọng
khi xung quanh nóng hơn và ẩm hơn.
 Hệ thống thông gió phải được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để
bảo đảm hoạt động hiệu quả.
4. Biện pháp bảo vệ cá nhân
 Được trang bị cho người lao động theo quy định của nhà nước ban hành
cho từng lĩnh vực c(ông việc để phòng ngừa hoặc giảm tác hại của hóa
chất nguy hiểm cháy nổ và độc hại trong sản xuất đổi với người lao động.
Áo blouse Găng tay Mặt nạ phòng độc

Các loại kính bảo vệ mắt và mặt nạ che mặt


Hình. Một số phương tiện bảo vệ cá nhân
 Phương tiện bảo vệ cá nhân đặc thù trong từng công việc tiếp xúc với hóa
chất: phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ mắt và bảo vệ thân thể -
đều được kiểm tra phẩm chất trước khi sử dụng và giữ gìn bảo quản cẩn
thận. Sau đây là một số phương tiện bảo vệ cá nhân.
Một số phương tiện hảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hỏa chất
 Phương pháp bảo vệ cơ quan hô hấp
 Khẩu trang chỉ có tác dụng lọc bụi tùy thuộc vào kích cỡ bụi mà chọn vật
liệu làm khẩu trang khác nhau.
- Bán mặt nạ có thể lọc cả bụi và hơi khí độc tùy thuộc vật liệu hấp thụ
chứa trong hộp lọ, có hai loại: che kín nửa mặt hoặc che cả mặt.
- Mặt nạ phòng hơi độc có hiệu quả loại hơi khí độc, bảo vệ các cơ quan hô
hấp lẫn mắt và mặt. Việc lựa chọn mặt nạ phòng độc thích hợp phụ thuộc
các yếu tố chính: nồng độ và hóa chất độc hại phải tiếp xúc dưới 0,5%;
hàm lượng oxy trên 18%; bụi dưới 2%; sự thuận tiện và độ kín của mặt
nạ với khuôn mặt người sử dạng để tránh lọt hóa chất qua kẽ hở; thời gian
hiệu dụng - theo chỉ dẫn của người sản xuất hoặc người cung cấp mặt nạ
phòng độc, do không có mặt nạ phòng độc nào loại được hoàn toàn chất
độc và mỗi loại mặt nạ có ký hiệu và màu sắc riêng để dùng cho loại chất
độc ở khoảng thời gian theo quy định.
- Mặt nạ cung cấp dưỡng khí là loại cung cấp liên tục không khí hay oxy
sạch nhờ máy nén khí xa đó hay bình oxy lỏng nén ở áp suất cao, là loại
mặt nạ bảo vệ người sử dụng ở mức độ cao nhất nhung nặng nề và phức
tạp khi sử dụng nên người sử dụng phải được huấn luyện và kiểm tra kỹ
trước khi sử dụng. Loại này dùng tốt ở điều kiện là hàm lượng chất độc
trên 0.5% và hàm lượng oxy dưới 18% và người sử dụng cần di chuyển
nhiều trong khi làm việc.
- Phương tiện bảo vệ mắt
Các loại phương tiện bảo vệ mắt như các loại kính an toàn, mặt nạ cầm
tay khi hàn, mặt nạ hoặc mũ mặt nạ liên đầu được lựa chọn sử dụng tùy theo các
trường họp cụ thể để ngăn ngừa tai nạn chấn thương hay nhiễm bệnh về mặt khi
tiếp xúc với bụi rắn (kim loại, than, đá), chất lỏng, hơi khí độc, tia bức xạ nhạt,
tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
 Phương tiện bảo vệ thân thể, tay, chân, đầu
Quần áo bảo hộ lao động dài tay, tạp dề, găng tay, giày, hoặc ủng mũ -
làm bằng những chất liệu theo quy, định, có độ dày và kích cỡ thích hợp tùy
thuộc vào môi trường hóa chất và thời gian sử dụng, song yêu cầu phải bảo đảm
che kín cơ thể càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế tới mức cao nhất sự tác động
xấu của hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, đồng thời phải bền và tạo sự
thoải mái, gọn gàng cho người sử dụng.
 Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân nhằm giữ cho cơ thể sạch sẽ, tránh nhiễm độc qua da,
qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.
Những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh cá nhân khi sử dụng hóa chất là:
 Tắm rửa sạch các bộ phận của cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất sau khi làm
việc, trước khi ăn uống và hút thuốc.
 Kiểm tra cơ thể thường xuyên để đảm bảo da luôn sạch sẽ và băng bó bảo
vệ đúng tiêu chuẩn vệ sinh đối với các bộ phân cơ thể bị trầy xước hoặc
lở loét. Giữ móng tay, móng chân sạch và ngắn.
 Hằng ngày thay giặt sạch sẽ trang phục bảo hộ để tránh nhiễm bẩn. Tránh
gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn cho bản thân sau khi không sử dụng trang bị
bảo hộ lao động, cũng như không để các vật nhiễm bẩn vào túi quần áo
bảo hộ lao động của cá nhân.
 Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm, vật liệu gây dị ứng, gây mẩn
mụn, nổi mề đay ở da.
 Trong trường hợp có thể thì ưu tiên giải pháp sử dụng hóa chất không
độc, không đòi hỏi trang phục, phương tiện bảo vệ cá nhân để tạo cảm
giác thuận tiện, thoải mái khi làm việc.
 Cấm ăn, uống, hút thuốc lá ở vùng bị ô nhiễm độc hại.
 Người quản lý cần cung cấp đầy đủ những điều kiện để người lao động
sau khi làm việc với hóa chất dễ dàng tắm rửa, thay, giặt sạch và bảo
quản quần áo, trang phục bảo hộ cá nhân.
5.2. Tổ chức đội cấp cứu
Đội cấp cứu tập hợp những người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hiểu biết
và có tinh thần trách nhiệm cao.
Những đội cấp cứu gồm đội cấp cứu chuyên trách và không chuyên trách
(mỗi người lao động sau, khi được huân luyện đây đủ quy trình cấp cứu cơ bản)
để giải quyết nhanh chóng, kịp thời tất cả các vấn đề xảy ra như sơ cứu ngăn
chặn sự nhiễm độc, chữa cháy, xử lý rò rỉ hoặc thoát hơi khí độc. Sau đó phối
hợp với các bộ phận chức năng tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp cải thiện
điều kiện lao động.
1. Sơ tán – sơ cứu thương
 Tại nơi làm việc phải có biển báo - báo hiệu nơi nguy hiểm và dấu hiệu
quy đinh lối sơ tán (lối thoát nạn cho người và sơ tán của cải cần thiết)
khi có sự cố với chất độc nguy hiểm hoặc khi bị cháy nổ
 Lối thoát nạn bảo đảm hại điều kiện tối thiểu là thông thoáng và ánh sáng
(ngay cả khi mất điện) dẫn tới nơi an toàn hơn.
 Nếu môi trường có họa chất độc hại, nguy hiểm thì người sơ tán phải có
phương tiện bảo vệ cá nhân tốt, thuận tiện cho sử dụng sau khi đã được
đào tạo, huấn luyện và cung cấp thiết bị, phương tiện sỡ cấp cứu cần thiết
như bồn nước rửa mặt, thuốc, băng ca, xe cấp cứu. Bộ phận này nhất thiết
phải có khi sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm nhằm duy trì hay phục
hồi sự sống cho nạn nhân, lẫn người trợ cứu kịp thời, và ngăn chặn sự
diễn biến xấu hơn về sức khỏe nạn nhân.
2. Biện pháp sơ cửu kịp thời khi có nhiễm độc có thể là
 Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo, chú ý giữ yên
tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân.
 Cho ngay thuốc trợ tim hoặc hô hấp nhân tạo sau khi bảo đảm khí quản
thông suốt.
 Nếu mất tri giác thì châm vào ba huyệt: khúc trì (co khuỷu tay vào ngực,
huyệt ở đầu lằn nếp gấp khuỷu), ủy trung (giữa nếp lằn ngang giữa khóe
chân), thập tuyền (huyệt cách móng tay 1 mm) cho chảy máu hoặc bấm
ngón tay vào các huyệt đó rồi đưa nạn nhân ở trạng thái lơ mơ hoặc bất
tỉnh tới bệnh viện càng nhanh càng tốt với cách di chuyển nạn nhân rất
cẩn thận.
 Rửa sạch nhiều lần hoặc trung hòa làm giảm nồng độ hỏa chất ở da và
mắt nhanh chóng để tránh tổn thương nặng hơn, rồi gửi ngay nạn nhân tới
bệnh viện.
 Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách (gây
nôn, xong uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát
nước rồi uống nước đườn gluco hay nước mía, hoặc rửa dạ dày) nếu nạn
nhân bị nhiễm độc đường tiêu hóa và còn tỉnh táo.
6. MỐI NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT CƠ BẢN
Các hóa chất cơ bản có thể gây nguy hiểm trực tiếp thường gặp trong tất cả các
PTN hóa chất bao gồm các axit mạnh, kiềm mạnh hay các chất độc, gây cháy
nổ. Dưới đây sẽ trình bày một số chất nguy hại thường gặp về tính chất, tác hại
và xử lý khi gặp tại nạn với chúng:
6.1 Axit clohydric HCI
Tính chất hóa lý
 Là dung dịch axit mạnh, không có tính chất oxy hóa, dung dịch đệm đặc
ở 250°C có nồng độ khoảng 36,5%. Dung dịch HCl đậm đặc luôn tạo cân
bằng lỏng – hơi nên bên trên luôn tồn tại một lượng hơi HCl. Hơi này rất
háo nước, do đó luôn tạo thành dạng hydrat của HCl dưới dạng sương mù
hay mù axit.
 Hít hơi HCl với hàm lượng cao có thể dẫn đến tình trạng choáng váng,
nghẹt thở, và làm phổi bị trường nước, dẫn đến tử vong; nhẹ sẽ dẫn đến
tình trạng viêm mũi, xoang, phế quản và phổi.
 Dung dịch HCl đậm đặc để vào da sẽ gây rát, ngứa tùy nồng độ và lượng
axit. Nếu bị văng vào mắt thì sẽ dẫn đến viêm hay bỏng giác mạc.
Xử lý khi gặp tai nạn với HCI
 Nếu hít phải khí HCl, trước hết phải di chuyển nạn nhân đến nơi thoảng
mát nhanh chóng, làm hô hấp nhân tạo (nếu choáng váng) cho uống nhiều
nước và thở oxy, sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.
 Nếu bị đổ dung dịch HCl vào người: Ngay lập tức rửa nhiều và mạnh
bằng nước, sau đó thay đồ và đưa nạn nhân đến bệnh viện, trong trường
hợp bị axit đậm đặc và lượng nhiều, nếu ít và loãng thì chỉ cần nghỉ ngơi
và thay đồ khô. Tác hại của dung dịch HCl không lớn lắm.
6.2 Axit sunfuric
 Axit sunfuric là một chất lỏng sảnh như dầu, không màu, khối lượng
riêng 1.859 ở 0°C và 1.837 ở 15°C. Khi hóa rắn sẽ thành những tinh thể
nóng chảy ở 10,49°C. Tuy nhiên axit lỏng có quá trình chậm động, không
hóa rắn dưới 0°C.
 Ở 30-40°C, axit sunfuric bắt đầu bốc khói và khi dun tiếp sẽ tạo ra hơi
SO3 . Bắt đầu sôi ở 290°C và nhiệt độ sẽ nâng nhanh cho đến khi ngừng
giải phóng SO3 . Hydrat còn lại chứa 98,3% H2SO4, và sôi ở 338°C.
 H2SO4 đậm đặc hấp thụ mãnh liệt hơi ẩm và vì thế là một chất làm khô
tốt, áp suất hơi nước trên dung dịch axit đậm đặc là 0,003mmHg.
 Axit đậm đặc có tính oxy hóa mạnh, đặc biệt khi nhiệt độ cao. Một đặc
tính nữa của nó là khi hút ẩm tỏa nhiệt rất mạnh, thêm vào đó nó có tính
háo nước rất mạnh nên bị bỏng axit sunfuric rất nguy hiểm. Vì vậy đặc
biệt thận trọng khi làm việc với H2SO4 .
 Khi hòa tan axit đậm đặc vào nước thì cẩn thận và chỉ cho axit vào nước.
Không được cho nước vào axit.
 Tác hại: Hơi axit sunfuric gây nên những tác hại tương tự như HCl, tuy
nhiên mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều với lượng hơi ít hơn. Khác với
axit HCl, H2SO4, có tính oxy hóa mạnh, háo nước và tỏa nhiệt khi hút
nước, nên bị bỏng axit này rất nguy hiểm, thậm chí khi nồng độ axit
loãng. Vì vậy, nên đặc biệt thận trọng khi làm việc với axit này. Tuyệt đối
tuân thủ các quy định an toàn về dụng cụ bảo hộ và thao tác lao động.
 Khi làm việc với axit đặc thì phải mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cao su và
mặt nạ phòng độc. Nhân viên trước khi làm việc với các dụng cụ tiếp xúc
hay chứa axit nguy hiểm này cần thực hành nhiều trước khi thao tác thực.
Xử lý khẩn cấp khi bị sự cố
 Khi bị tràn đổ thì cô lập khu vực bị tràn đổ. Nhanh chóng bơm nước
nhiều (và sau đó rửa bằng nước với hoặc soda, nếu là khu vực cần vệ sinh
cao, sau đó rửa lại bằng nước).
 Khi bị dính axit vào người, trước hết nhanh chóng xả nước với lượng
nhiều vào nơi bị dính axit, thay đổ nhanh chóng, rửa lại bằng dung dịch
soda(Na2CO3). Nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.
6.3 Kiềm (NaOH)
 NaOH là khối tinh thể không màu, khối lượng riêng 2,02. Hấp thị nhanh
CO2, và nước trong không khí, chảy nữa và biến thành Na 2CO3. Dễ tan
trong nước, tan nhiều trong rượu và không tan trong ether. NaOH tan
trong nước tỏa nhiều nhiệt nên khi hòa tan NaOH rắn cần tránh tiếp xúc
với hơi nước bốc lên có thể kèm theo NaOH.
 Dung dịch NaOH có độ nhớt cao, có tính ăn mòn thủy tinh và có khi năng
ăn mòn da rất nhanh, đặc biệt khi đậm đặc.
Xử lý khi gặp sự cố
Kiểm là dung dịch kém bay hơi, nên sự cố xảy ra với hơi dung dịch
thường không có. Nhưng ngược lại, với nồng độ cao thì kiềm có tính ăn mòn rất
mạnh, nhưng tốc độ không cao lắm. Vì vậy khi bị dung dịch kiềm rơi vào da,
phải nhanh chóng rửa bằng nước thật nhiều, sau đó đưa đến bệnh viện nếu thấy
biểu hiện nặng (da nhợt đi, nếu dung dịch kiềm nóng thì đỏ ửng, rát da...), nếu
để lâu thì độ bỏng sẽ nặng và rất nguy hiểm.
6.4 Axit nitric HNO3
 Axit nitric là một axit độc và ăn mòn có thể dễ gây cháy. Axit nitric tinh
khiết không màu sắc còn nếu để lâu sẽ có màu hơi vàng do sự tích tụ của
các ôxit nitơ. Dung dịch có hơn 86% axit nitric, được gọi là axit nitric bốc
khói, gồm axit nitric bốc khói trắng và axit nitric bốc khói đỏ, tùy thuộc
vào số lượng điôxít nitơ hiện diện.
 Axit nitric khan tinh khiết (100%) là một chất lỏng với tỷ trọng khoảng
1522 kg/m, đông đặc ở nhiệt độ -42°C tạo thành các tinh thể trắng, sôi ở
nhiệt độ 83°C. Bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng, kể cả tại nhiệt độ
trong phòng, axit nitric khan nên được cất chứa ở nhiệt độ dưới 0°C để
tránh bị phân hủy.
 Axit nitric là một chất ôxi hóa mạnh, và các phản ứng của axit nitric với
các hợp chất như cyanit, carbit, và bột kim loại có thể gây nổ. Các phản
ứng của axit nitric với nhiều hợp chất vô cơ, như turpentine, rất mãnh liệt
và tự bốc cháy.
Sự cố và xử lý khi gặp sự cố
 Nếu axit nitric dính vào mắt sẽ bỏng mắt trầm trọng, gây viêm kết mạc
và tổn thương giác mạc; các tổn thương này rất khó điều trị. Nếu để axit
nitric dính vào mắt, cần nhanh chóng đến các cơ quan y tế gần nhất,
không để nhân dùng tay dụi mắt hay nhắm mắt, cần rửa nước liên tục
trong vòng 30 phút trước khi chuyển đến trạm y tế.
 Axit nitric dính lên da sẽ gây bỏng da và loét da, hoặc gây kích ứng da
nếu dính một lượng nhỏ. Khi axit dính lên da, cần rửa bằng xà phòng
dưới vòi nước ít nhất 15 phút, cởi bỏ trang phục, giày dép. Giặt sạch quần
áo trước khi sử dụng lại và tiêu hủy giày dép dính axit.
 Khi uống phải axit nitric có thể gây nên ảnh hưởng lâu dài đến đường
tiêu hóa, gây bỏng, thủng đường tiêu hóa và có thể có ảnh hưởng đến
các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Nạn nhân uống phải axit nitric cần
được cho uống 2-4 cốc sữa, nước ngay lập tức, tuyệt đối không cho bất
kì vật gì vào miệng nạn nhân và chuyển đến cơ quan y tế gần nhất.
 Khi hít phải axit nitric với một lượng nhỏ, các hiện tượng kích ứng cơ thể
sẽ không diễn ra ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu hít phải một lượng lớn sễ
gây bỏng đường hô hấp, co thắt, viêm, phù nề thanh quản, tắc đường
thở và dẫn đến tử vong. Khi phát hiện nạn nhân, cần đưa nạn nhân đến
nơi có không khí trong lành, cho nạn nhân thở oxy, không dùng miệng
tiến hành hô hấp nhân tạo; trường hợp nạn nhân ngừng thở, tiến hành
các biện pháp hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện thích hợp.
6.5. Kali hydroxyt KOH: có tác dụng tương tự như kiềm NaOH
 KOH tồn tại ở thể rắn, màu trắng, hút ẩm mạnh. Khi để trong không khí,
KOH hút ẩm mạnh, thoạt đầu, KOH bị ướt, sau đó tan thành dung dịch.
Khí CO2 trong không khí sẽ tác dụng với dung dịch tạo thành K 2CO3. KOH
có độ tan lớn trong nước, trong quá trình hòa tan phát ra một, lượng
nhiệt lớn.
 KOH có thể gây bỏng da, bỏng giác mạc, khi tiếp xúc với KOH trong một
thời gian dài sẽ gây bị viêm da. Khi dính KOH vào da và mắt, cần rửa kỹ
bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 15 phút. Nếu uống phải KOH, nạn
nhân không bị nôn mửa, tuy nhiên cần phải đưa nạn nhân đến cờ quan y
tế gần nhất.
6.6. Acetone
 Acetone là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, được sử dụng như một loại
dung môi hữu cơ phổ biến trong phòng thí nghiệm và trong đời sống
hàng ngày; acetone còn được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm, y tế,
phụ gia thực phầm và đóng gói thực phẩm.
 Acetọne rất độc, có thể gây kích ứng da có thể gây trầm cảm hệ thần
kinh trung ương, gấy tổn thương gan và thận, gây kích ứng đường hô
hấp. Aeetone lỏng và hơi acetone rất dễ bắt cháy.
 Nếu acetone dính vào mắt sẽ gây rát, đỏ mắt, rách, viêm và tổn thương
giác mạc, cần rửa mắt dưới vòi nước sạch ít nhất 15 phút và đi đển cơ
quan y tế gần nhất.
 Da khi dính phải acetone sẽ bị ửng đỏ, khô, và viêm, cần rửa sạch dưới
vòi nước trước ít nhất 15 phút, cởi bỏ quần áo dính phải acetone.
 Khi uống nhầm acetone sẽ gây kịch ứng đường tiêu.hóa, trầm cảm hệ
thần kinh trung ương, suy thận, và tổn thương gan. Triệu chứng có thể
bao gầm: đau đầu, kích thích, mệt mỏi, buồn nôn, nôn và hôn mê. Có thể
gây tổn thương gan và thận. Có thể gây trầm cảm hệ thần kinh trung
ương; đầu tiên người uống phải sẽ có cảm giác phấn khích, tiếp theo là
nhức đầu chóng mặt, buồn ngủ, và buồn nôn. Trong một số trường hợp
đặt biệt có thể bị bất tỉnh, hôn mê và có thể tử vong do suy hô hấp.
 Hít phải: Hít phải nồng độ cao có thể gây ra hiệu ứng hệ thống thần kinh
trung ương, đặc trưng bởi buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, bất tỉnh và
hôn mê. Gây kích ứng đường hô hấp. Có thể gây tổn thương gan và thận.
 Khi uống, hít phải acetone cần đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất
để được chăm sóc kịp thời và đúng cách.
6.7. Dimethyl ether
 Dimethyl ether là chất lỏng trong suốt, không màu, dễ bắt cháy, có thể
tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Dimethyl ether có tác dung gây mê,
có thể gây kích ứng da, mắt, niêm mạc.
 Dimethy ether khi bay hơi có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh đối với da,
mắt, giác mạc. Khi hít phải dimethy ether có thể gây ngủ, mờ mắt, nhức
đầu, bất tỉnh, rối loạn nhịp tim, và suy hô hấp do trầm cảm hệ thần kinh
trung ương và gây ra tử vong do thiểu oxy.
 Khi dính dimethy ether vào mắt, da cần rửa sạch dưới vòi nước ít nhất
15 phút, cần mở mắt to khi rửa để đảm bảo sạch hoàn toàn hóa chất
bám trong nhãn cầu. Nếu uống hay hít phải dimethyl ether cần đến ngay
các cơ quan y tế gần nhất.
6.8. Axit hydroflouric HF
 HF là một hóa chất có khả năng ăn mòn lớn, là hóa chất cực độc với cơ
thể con người. Khi tiếp xúc qua da, hít phải, nuốt phải, HF có thể xâm
nhập dễ dàng, gây ngộ độc.
 Mắt tiếp xúc với HF có thể bị mù lòa, hư hỏng vĩnh viễn. HF dễ dàng
thâm nhập vào da người, phá hủy các mô mềm và xương gây mất canxi
do khi xâm nhập vào cơ thể HF tác dụng dễ dàng với ion Ca2+ và Mg2+
trong cơ thể. Bỏng HF thường rất đau đớn và khó chữa trị. Khi da tiếp
xúc với HF nồng độ cao (khoảng 50 % hoặc cao hơn) các mô ngay lập tức
bị phá hủy nghiêm trọng và các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ngộ độc
fluoride. Khi tiếp xúc với HF ở nồng độ thấp sẽ không gây cảm giác đau
hay bỏng da ngay lập tức mà các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau vài
giờ.
 Hít phải hơi HF sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi; có thể gây phù
phổi dẫn đến tử vong. Các hiện tượng này diễn ra chậm và các triệu
chứng diễn ra không rõ ràng trong vòng vài giờ sau khi hít phải. Nồng độ
HF trong không khí giới hạn trong một ca làm việc 8h của người lao động
là 3 ppm. Khi nồng độ HF trong không khí là 10-15ppm sẽ gây kích ứng
mắt, da và đường hô hấp, 30 ppm được coi là nguy hiểm cho cuộc sống
và sức khỏe và có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,
trên 50ppm tiếp xúc trong thời gian ngắn có thể gây tử vong.
 Calcium gluconate gel là hóa chất chuyên dụng để cấp cứu khi da tiếp
xúc với HF. Calcium gluconate kết hợp với HF để tạo thành florua canxi
không hòa tan, do đó ngăn ngừa quá trình mất canxi từ các mô và
xương. Cất giữ gel calcium gluconate trong tủ y tế gần nhất khi làm việc
với HF. Calcium gluconate có một hạn sử dụng khá ngắn, cần được lưu
giữ trong tủ lạnh; không sử dụng calcium gluconate đã hết hạn. Sử dụng
găng tay dùng một lần để lấy calcium gluconate.
 Trong khu vực làm việc có sử dụng HF cần trang bị bồn rửa và vòi hoa
sen để cấp cứu khi có sự cố xảy ra.
 Dính HF vào mắt: lập tức rửa mắt dưới vòi nước ít nhất 15 phút, không
nhỏ calcium gluconate vào mắt, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
 Khi dính HF vào da rửa bàn tay hoặc cánh tay vào nước nếu vùng da bị
dính HF có diện tích nhỏ, hoặc ngâm cơ thể vào nước nếu phía trên cánh
tay, cơ thể, chân dính HF. Nếu có sẵn calcium gluconate, rửa vùng da
dính HF trong 5 phút, sau đó bôi calcium gluconate lên vùng da này
nhằm hạn chế tác dụng của ion F-, bôi calcium gluconate lên vết thương
mỗi 15 phút. Nếu không có sẵn calcium gluconate, rửa vùng da dính HF
tối thiểu 15 phút. Hủy toàn bộ trang phục, giày dính HF.
 Uổng phải HF: cần cho nạn nhân uống một lượng nước lớn để giảm nồng
độ HF, không gây nôn ói cho nạn nhân. Cho nạn nhân uống sữa có bổ
sung Mg để giảm ảnh hưởng của HF.
 Hít HF: đưa nạn nhân ra vùng có không khí trong lành.
 Trong tất cả các trường hợp, cần nhanh chóng cấp cứu nạn nhân và đưa
nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
6.9. Axit tricloro acetic
 Là hóa chất rất nguy hiểm khi tiếp xúc với da, mắt, hệ tiêu hóa, hô hấp.
Khi dính vào mắt axit tricloro acetic có thể gây tổn thương giác mạc hoặc
mù lòa, dính vào da có thể gây viêm da, nóng, kích ứng da. Khi uống phải
có thể gây kích thích đường hô hấp, tiêu hóa, như gây bỏng, ho, hắt hơi.
Khi hít phải một lượng lớn có thể gây tổn thương nặng cho phổi dẫn đến
nghẹt thờ, bất tỉnh và tử vong. Có khả năng gây ung thư nếu tiếp xúc
trong thời gian dài phân loại A3 của ACGIH (đối với động vật), loại 3 của
IARC (không phân loại với con người). Có thể gây đột biến cho vi khuẩn
và nấm men.
 Khi bị dính vào mắt cần rửa ngay bằng nước lạnh ít nhất 15 phút, rửa
vùng da bị dính hóa chất bằng xà phòng và bôi thuôc sát khuẩn. Khi hít
phải cần đưa nạn nhân ra khu vực có không khí trong lành, làm hô hấp
nhân tạo; khi cần thiết, đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
6.10. Thủy ngân và các hợp chất
 Thủy ngân lỏng ít độc, nhưng' hởi, các hợp chất và muối-của nó là rất
độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người
tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.
 Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các
cợ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp
chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của
nó; nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với mối trường
vì nó tạo I ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật.
 Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh hưởng
tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn
thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối
với các thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy
ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của
thủy ngân là không thấp.
 Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa
thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Khi đốt nóng
thủy hay các hợp chất của nó, phải tiến hành trong điều kiện thông gió
tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, một số ôxít có
thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể bay hơi ngay lập tức mà
không để lại dấu vết.
 Khi thủy ngân rơi ra môi trường xung quanh cần rắc ngay lưu huỳnh lê
bề mặt giọt thủy ngân, Lưu huỳnh sẽ tạo hỗn hống với thủy ngân và
ngăn chặn quá trình bày hơi của thủy ngân, sau đó dùng dụng cụ gom
hỗn hống vào trong vật chứa kín và đưa đi xử lý, tránh vức bừa bãi gây ô
nhiễm môi trường xung quanh.
6.11. HCN Axit cyanic
 Tiếp xúc với HCN có thể xảy ra qua đường hô hấp, tiêu hóa, mắt hay tiếp
xúc với da, và sự hấp thụ qua da, mắt và màng nhầy.
 Đối với động vật: cyanua là một chất độc mạnh và gây ngộp thở nhanh
chóng; nó ngăn ngừa mô sử dụng oxy của oxydase ức chế enzyme
cytochrome ở mô. Các cơ quan đặc biệt nhạy cảm với cyanua là bộ hão
và tim. Cyanua gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thị giác và võng mạc của
động vật. Khi tiếp xúc thường xuyên với cyanua sẽ gây ra tổn thương
đến hệ thần kinh trung ương, gây xuất huyết ogonal trên tim, ùn tắc và
xuất huyềt phổi và đường tiêu hóa. Khi cyanua thấm túi kết mạc mắt của
thỏ trong vòng 3-12 phút sẽ gây tử vong.
 Tác dụng trên con người: HCN cyanua có thể gây tử vong nhanh chóng
do ngạt thở. Khi hít phải HCN ở nồng độ cao cố thể gây tử vong sau vài
giây hoặc vài phút, khi hít phải HCN có nồng độ 3404 ppm sẽ gây tử vong
trong vòng 1 phút, nồng độ 270 ppm gây tử vong sau 6-8 phút, 181 ppm
sau 10 phút và 135 ppm sau 30 phút. Cyanua trực tiếp kích thích
chemoreceptors của các cơ quan cảnh và động mạch chủ, gây
hyperpnea, gây hiện tượng bất thường ở tim. Hơi HCN được hấp thu
nhanh và hoàn toàn qua da gây ngộ độc nhẹ hoặc không gây kích ứng
trên da. Dung dịch HCN lỏng tiếp xúc với mắt có thể gây kích ứng cục bộ.
Tiếp xúc với dung địch HCN trong công nghiệp có thể gây ra viêm da,
ngứa, nổi mẩn đỏ, papules, và kích ứng mũi và chảy máu, thủng vách
ngăn mũi.
 Tiếp xúc cấp tính: tiếp xúc với cyanua có thể gây ra các triệu chứng bao
gồm suy nhược, đau đầu, rối loạn, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, khó thở,
và đôi khi buồn nôn và ói mửa, hôn mê và co giật xảy ra trong một số
trường hợp. Nếu hấp thụ một lượng lớn cyanua gây bất tỉnh kèm với co
giật và chết ngay lập tức.
 Phơi nhiễm kinh niên: Phơi nhiễm kinh niên cyanua có thể dẫn đến các
triệu chứng như khi tiếp xúc cấp tính, ví dụ như, yếu, buồn nôn, nhức
đầu, và chóng mặt, viêm da ngứa, nổi mẩn đỏ, papules, và kích ứng mũi
nghiêm trọng. Ngoài ra, tiếp xúc lâu dài có sản xuất thay đổi tuyến giáp,
viêm kết mạc, viêm giác mạc.
 Khi bị dính HCN vào mắt, cần rửa ngay bằng nước ít nhất 15 phút; dính
HCN vào da, cần rửa ngay bằng xà phòng ít nhất 15 phút, cởi bỏ quần, áo
dính HCN, Nếu hít phải HCN cần đưa nạn nhân ra khu vực thoáng khí và
thực hiện hô hấp nhân tạo, nếu cần thiết. Khi nạn nhân uống HCN, cần
đưa đến cơ quan y tế gần nhất, không cho nạn nhân uống thêm chất
lỏng, tránh gây nôn mửa, nếu nạn nhân nôn ói cần để đầu thấp hơn
hông, nếu nạn nhân đã bất tỉnh cẩn đế đẩu quay sang một bên.
 Thuốc giải độc: amyl nitrite (hít); nitrit natri (tiêm tĩnh mạch); sodium
thiosulfate, truyền oxy.
6.12. Aniline
 Là một chất cực độc, khi hít phải sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển
oxy của máu gây ra các triệu chứng như: đổi màu xanh của môi và lưỡi,
nhức đầu nặng, buồn nôn, lú lẫn, chóng mặt, choáng váng, tê liệt hô hấp,
tử vong. Nếu nuốt phải aniline với liều lượng tối thiểu 1 gam có thể dẫn
đến tử vong và có các triệu chứng tương tự như người tiếp xúc qua
đường hô hấp, nếu dính aniline vào da sẽ gây kích ứng da, gây viêm da.
Hơi aniline có thể gây kích ứng mắt, gây rách, mờ, hư giác mạc.
 Khi tiếp xúc anilin trong một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng chuyển
đổi hemoglobin thành methemoglobin, gây ra chứng xanh da, có thể dẫn
đến giảm sự thèm ăn, thiếu máu, giảm cân, ảnh hưởng đến hệ thần kinh,
thận, gan và tổn thương tủy xương.
 Khi dính aniline vào mắt rửa mắt bằng nước sinh hoạt hay nước lạnh ít
nhất 15 phút, giữ mí mắt mở; nếu dính aniline vào da, sau khi rửa bằng
nước lạnh cần băng da với một ít emollient; nếu dính aniline với diện
tích rộng cần rửa với xà phòng và thuốc khử trùng bao gồm da bị ô
nhiễm với một ít kem chống vi khuẩn.
6.13. Methanol CH3OH
 Methanol là chất lỏng trong suốt, không màu, điểm chớp cháy: 11°c. Là
một chất độc mạnh, dễ cháy, dễ bay hơi, có thể hấp thụ hoàn toàn qua
da, gây kích ứng mắt và da, gây tử vong hoặc gây mù nếu nuốt phải, gây
ra tác dụng phụ đến thai nhi và sinh sản ở động vật, gây trầm cảm hệ
thân kinh trung ương, kích ứng đường tiêu hóa với buồn nôn, nôn và
tiêu chảy, gây kích' ứng đường hô hấp, gây ra tốn thương gan, thận và
tim.
 Khi đính methanol vào mắt: gây kích thích, đặc trung bởi cảm giác nóng,
đỏ. rách, viêm, chấn thương giác mạc, có thế gây ra nhạy cảm đau đớn
với ánh sáng, cần rửa ngay mắt dưới vòi nước trong ít nhất 15 phút.
 Tiếp xúc qua da: với lượng vừa phải gây kích thích da, nêu tiếp xúc trong
thời gian dài và lặp đi lặp lại có thể sẽ gây viêm da, khô da. Cần rửa ngay
dưới vòi nước ít nhất 15 phút trong khi cởi bỏ quần áo, giày dép.
 Tiếp xúc qua đường tiêu hóa: có thể gây tử vong hoặc gây mù nếu nuốt
phải, gây kích ứng đường tiêu hóa với buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy,
gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương, đặc trưng bởi sự phấn khích, tiếp
theo là đau đầu, chóng mặt, buồn, ngủ, và buồn nôn. Giãi đoạn nâng cao
có thể gây ra sự sụp đổ, bất tỉnh, hôn mê và tử vong do suy hô hấp, có
thể gây ra hiệu ứng hệ thống tim phổi. Nếu nạn nhân còn tỉnh và kêu
cứu, cần cho nạn nhân uống sữa hoặc nước, không cho bất kỳ vật gì vào
miệng người bất tỉnh, cho nạn nhân nôn bằng cách cho uống một thìa
Ipecac.
 Tiếp xúc qua đường hô hấp: gây hại hệ thống thần kinh trung ương bao
gồm nhức đầu, co giật, và tử vong, gây suy thị giác và mù vĩnh viễn. Đưa
nạn nhân ra nơi có không khí trong lành, tiến hành hô hấp nhân tạo nếu
cần thiết, không dùng miệng tiến hành hô hấp nhân tạo.
 Tiếp xúc kinh niên: gây viêm da, gây ra hiệu ứng tương tự như cấp tính
qua đường hô hấp và tiêu hóa, gây ra chứng rối loạn sinh sản và các hiệu
ứng quái thai, gây ra các bệnh với gan, thận, tim.
 Trong một số trường họp có thể dùng ethanol để ức chế chuyển hóa
methanol.
7. CÁCH SẮP XẾP HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
7.1 Kiểm soát độc tính hóa chất
1.Hóa chất dễ cháy
Chất lỏng, chất rắn, khí dễ cháy, dễ bắt lửa là những chất sẽ bắt cháy khi tiếp
xúc với nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa. Vật liệu dễ cháy chạy rất nhanh ở nhiệt độ
phòng, trong khi các vật liệu dễ bắt cháy phải được đốt nóng trước khi cháy.
Chất lỏng và hơi dễ cháy là những mối nguy hiểm phổ biến nhất trong các
phòng thí nghiệm.
2. Chất oxy hóa
Chất oxy hóa là chất cung cấp tác nhân oxy hóa như oxy, clo và có khả năng bắt
cháy trong môi trường thiếu oxy. Chất oxy hóa có thể cung cấp oxy để làm tăng
tốc độ và cường độ của đám cháy, làm cho các vật liệu không chảy trong điều
kiện binh thường bốc cháy nhanh chóng. Chất oxy hóa có thể:
- Phản ứng với những hóa chất khác, sinh ra khí độc.
- Phân hủy và giải phóng khí độc khi bị đun nóng.
- Cháy hoặc gây kích ứng da, mắt và các mô khác .
Các biện pháp lưu trữ và sử dụng chất oxy hóa trong phòng thí nghiệm:
- Giữ chất oxy hóa tránh xa vật liệu dễ cháy, dễ bắt cháy.
- Giữ kín thùng, trừ khi có chỉ định của nhà sản xuất, cung cấp.
- Trộn, pha hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Để tránh phát sinh các
chất bột gây ăn mòn, mua hóa chất dạng lỏng thay cho dạng bột khô
- Giảm khả năng phản ứng của dung dịch bằng cách pha loãng với nước.
- Sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ mắt và da.
- Đảm bảo các chất oxy hóa chứa trong cùng một khu vực tương thích với nhau.
3. Chất hoạt động mạnh
- Có thể nhạy cảm với nhiệt, ảnh sáng, nền, va đập.
- Có thể phản ứng nguy hiểm với nước hoặc không khi
- Có thể cháy, nổ hoặc sinh ra khí ga dễ chảy hoặc độc khi trộn với vật liệu
không tương thích.
- Có thể bị phân hủy, polymer hóa hoặc ngưng tụ mạnh mẽ.
- Có thể có tính độc hại, ăn mòn, oxy hóa hoặc dễ cháy.
- Một số hóa chất có thể không nguy hiểm khi mua nhưng có thể phát triển các
mức độ độc hại theo thời gian (ví dụ như diethyl ether và dung dịch axit picric).
Thực hiện theo các biện pháp sau khi làm việc với hóa chất nguy hiểm hoạt
động mạnh:
- Hiểu được mối nguy hiểm của hóa chất sử dụng chúng trong các điều kiện
thích hợp.
- Lưu trữ các hóa chất này tránh xa những hóa chất không tương thích.
- Giữ những chất có thể phản ứng với nước ở những nơi khô ráo, tránh xa ống
nước, vòi cứu hỏa...
- Thao tác với hóa chất trong tủ hút.
- Mang găng tay bảo vệ và dụng cụ thích hợp để bảo vệ mắt.
- Sử dụng hóa chất với lượng nhỏ.
- Sử dụng hết hoặc xử lý loại bỏ trước khi hết hạn sử dụng.
4. Chất ăn miền
Chất ăn mòn là những chất như axit, baz gây ngộ độc, ảnh hưởng đến cơ thể do
bị bắn, uống, hít phải, ngoài ra, chất ăn mòn còn có thể:
- Phản ứng với kim loại, giải phóng hydro, khi dễ bắt cháy.
- Phá hủy một số loại chất dẻo.
- Một số chất ăn mòn, như axit sulfuric, nitric và percloric, cũng là chất oxy
hóa, không thể dùng với những vật liệu dễ cháy, dễ bắt cháy.
- Chúng có thể sinh ra các sản phẩm độc hại, nổ khi phản ứng với hóa chất khác.
- Sinh nhiệt khi trộn với nước.
Thực hiện theo các biện pháp sau khi làm việc với hóa chất ăn mòn
- Mang dụng cụ bảo hộ mắt và da - Sử dụng với nồng độ càng thấp càng tốt.
- Thao tác trong tủ hút.
- Luôn pha loãng bằng cách cho axit và nước.
- Pha loãng, trộn lẫn thật chậm.
7.2 Tồn trữ và thao tác với hóa chất
1. Các nguyên tắc chung để tồn trữ hóa chất
- Không ngắt các thiết bị cấp cứu như hệ thống cứu hòa, rùa nổi, vòi sen, bộ sơ
cứu hay những thiết bị điều khiển như van khóa gas khẩn cấp:
- Tránh để đồ đạc chặn lối thoát hiểm hoặc lối đi: không để hóa chất, hộp thiết
bị, kệ dự phòng trên hành lang, lối đi và cầu thang.
- Đảm bảo trọng lượng của hóa chất chứa trên kệ không vượt quá khả năng chịu
tải của kệ hay tủ.
- Bảo đảm kệ được gắn chắc chắn lên tưởng, thường xuyên kiểm độ an toàn của
kệ.
- Sắp xếp sao cho hóa chất không nhỏ ra, vượt ngoài ra kệ hoặc quá chiều cao
kệ.
- Không để vật liệu quá cao để tránh mất thăng bằng
- Sử dụng thang để lấy hóa chất trên cao, không bao giờ đứng trên một chiếc
ghế.
2- Sắp xếp dụng cụ
- Xếp những dụng cụ thường dùng trong khoảng chiều cao từ đầu gối đến vai.
- Chứa những vật nặng ở phía dưới.
3- Sắp xếp tồn trữ hóa chất
- Xếp những hóa chất độc hại vào những khu vực riêng dành cho nhân viên
phòng thí nghiệm.
- Giảm thiểu lượng hóa chất chứa trong phòng thí nghiệm.
- Không lưu trữ hóa chất trong lối đi, dưới bồn rửa hoặc trên sàn nhà, bản làm
việc hoặc trên ghế ngồi.
- Xếp hóa chất tránh xa nguồn nhiệt và ánh sáng mặt trời. - Không chồng các
chai chứa hóa chất lên nhau.
- Không chứa hóa chất cao hơn vai/tầm mắt.
- Chứa những binh hóa chất lớn ở những kệ dưới thấp.
- Các chai hóa chất dạng lỏng nên được chứa trong một khay để tránh hiện
tượng tràn hóa chất do va chạm...
- Chứa hóa chất trong những kệ chứa có cạnh bảo vệ tử 12,7 mm - 19 mm (½ -
¾ %inch) để đảm bảo hóa chất không rơi vỡ.
- Đảm bảo hóa chất không rơi khỏi kệ.
- Tồn trữ các hóa chất dự theo mức độ tương thích, không theo trình tự abc. Nếu
chất có nhiều độ độc hại khác nhau, phân loại theo mức độ độc hại cao nhất
(mức độ tương thích hỏa chất được trình bày ở bảng dưới).
- Thiết kế khu vực riêng cho từng loại hóa chất, trả về chỗ cũ sau khi sử dụng.
- Chứa những chất độc dễ bay hơi vào tủ thoáng mát, ngăn cản sự lịch tụ hơi
hóa chất bên trên những chai chứa.
- Chứa những hóa chất dễ cháy vào tủ lạnh phòng thí nghiệm.
- Dán nhãn những hóa chất hoạt động mạnh, hóa chất kém bên và những thông
tin như ngày nhận, ngày mở hóa chất.
- Kiểm tra hàng tuần tình trạng hóa chất và nhãn chai hóa chất.
- Không vứt chất thải hóa chất vào chất thải sinh hoạt, phải đưa cho cơ quan có
chức năng tiêu hủy.
- Ghi chú cẩn thận lượng và chủng loại hóa chất, thường xuyên kiểm tra và cập
nhật thông tin.
Bảng 5. Ví dụ về các hợp chất không tương hợp hỏa học của những hóa chất
thông dụng
Hóa chất Không lưu trữ, chứa cùng với các hóa chất

Axit acetic Axit crômic, axit nitric, hợp chất hydroxyl, axit
perchloric, peoxit, permanganat
Acetylene Clo, brom, flo, đồng, bạc, thủy ngân
Kim loại kiềm Nước, hydrocarbon chứa clo, cacbon đioxit, halogen
Amoniac khan Thủy ngân, clo, canxi hypoclorit, iot, brôm, axit
hydrofluoric
Amôni nitrat Axit, bột kim loại, chất lỏng dễ cháy, các muối clorat,
nitrat, lưu huỳnh, kim loại dễ bắt cháy
Aniline Axit nitric, hydro peroxit (oxy già)
Brom Amôniac, acetylen, butađien, butan, metan, propan
(hoặc khí nhiên liệu), hydro, natri cacbua, nhựa thông,
benzen, kim loại cắt nhỏ
Than hoạt tính Canxi hypoclorit, tất cả các tác nhân oxy hóa
Hợp chất clorat Muối amôni, axit, bột kim loại, lưu huỳnh, kim loại dễ
bắt cháy
Axit crômic Axit acetic, naptalen, long não, glyxêrin, nhựa thông,
cồn, chất lỏng dễ cháy.
Clor Amôniac, acetylen, butađien, butan, metan, propan
(hoặc khí nhiên liệu), hydro, natri cacbua, nhựa thông,
benzen, kim loại cắt nhỏ
Đồng Acetylen, hydro peoxit
Chất lỏng dễ cháy Amôni nitrat, axit vô cơ, hydro peoxit, natri peoxit,
halogen
Hydrocacbon Flor, dor, brôm, iot, axit crômic, natri peoxit
Axit florhydric Amôniac khan, amôni hydroxit
Hydro peoxit Đồng, crôm, sắt, các kim loại và muối kim loại, rượu,
acetone, aniline, nitrometan, chất lỏng dễ cháy, các chất
khí có tính oxy hóa
Hydro sulfua Hơi axit nitric, chất khí có tính oxy hóa
Iot Acetylen, amôniac (dạng hydrat hoặc khan), hydro
Thủy ngân Acetylen, axit funminic , amôniac
Axit nitric Axit acetic, aniline, axit crômic, axit xianhydric,
hydrosulfua, chất lỏng dễ cháy, khí dễ cháy
Axit oxalic Bạc, thủy ngân
Axit perchloric Anhydrit acetic, bismuth and hợp kim bismuth, vật liệu
hữu cơ
Kali Cacbon tetraclorit, cacbon đioxit, nước
Kali chlorat Axit sunfuric và các axit khác
Kali permanganat Glycerin, etylen glycol, benzandehyt, axit sunfuric
Bạc Acetylen, axit oxalic,’axit tartaric, hợp chất amôni
Natri peoxit Rượu, ax.it acetic dạng băng, anhydrit acetic,
benzadehyt, cacbon disunfua, glyxerin, etylen glycol,
ethyl acetate, rrietyl ecetat, fufuran
Axit sunfuric Acid Kãli clorat, kali perchlorat, kali Permanganat (hoặc các
hợp chất với các kim loại khác như natri, liti, v.v...)
4. Phân loại hóa chất
Trước khi sắp xếp tồn trữ cần đọc kỹ nhãn chai, và đọc thêm tài liệu MSDS.
Đảm bảo không sắp xếp các hóa chất không tương thích gần nhau (dựa theo
bảng 5)
Bảng 6. Phương pháp sắp xếp hóa chất (khuyến nghị)
Chất dễ cháy Dung môi khó cháy
-Chứa trong tủ chứa riêng -Chứa trong tủ
-Không để gần chất oxy hóa -Có thể để cạnh chất dễ cháy
Vd: Acetone, Ethanol, băng axit -Tránh xa chất oxy hóa mạnh
acetic Vd: Cacbon tetraclorua, Etylen glycol
Axit Chất ăn da
-Chứa trong tủ riêng bằng vật liệu -Chứa nơi khô ráo
không bắt cháy -Tránh để gần axit
-Để riêng chất oxy hóa và axit hữu cơ Ví dụ: Amoni hydroxit, natri
-Để riêng với chất ăn da, cyanides, hydroxit, kali hydroxit
sulfides
Ví dụ: Axit nitric, axit clohydric, axit
sunfuric

Chất dễ phản ứng với nước Chất oxy hóa


-Chứa ở nơi thoáng mát, khô ráo -Chứa trong tủ riêng bằng vật liệu
-Tránh xa dung dịch không cháy
-Không để gần vòi phun nước -Để riêng với các chất dễ cháy, dễ bắt
Vd: Natri, kali, liti lửa
Vd: Natri hypoclorit, Benzoyl
peroxỉt, kali permanganat
Khí nén không oxy hóa Khí nén có tính oxy hóa
-Chứa trong khu vực thông gió tốt -Không để gần khí nén dễ bốc cháy
-Không để gần chất khí có tính oxy Vd: Oxy, clor, oxit nitơ
hóa
Vd: Nitơ, hydro, cacbon dioxit

Chất rắn không độc, không bay hơi: Chứa trong tủ hoặc để trên kệ.
Ví dụ: Agar, natri clorua, natri bicacbonat
5. Hóa chất kém bền
Rất nhiều hóa chất, nhất là ethers (THF, dioxane, diethyl vs isopropyl ether),
thường dễ bị phân hủy hay bay hơi và gây nổ. Ethers, paraffins lỏng và olefins
dễ tạo thành peroxydes dưới tác dụng của ánh sáng và không khí dù chứng được
báo gói và đóng nắp. Trên nhãn chai MSDS sẽ ghi rõ những thông tin này. Dưới
đây là ví dụ những hóa chất kém bền:
- Cỵẹlohexene - Dioxane
- Dịcyclopentâdiene - Isopropyl ete
- Diethyl ete (ete) - Tetrahydrofuran (THF)
- Dimethyl ete.

6. Hóa chất gầy nổ


Nhiều hóa chất dễ bị phân hủy nhanh chóng, nổ, rung, kích động hoặc đun
nóng. Một số ngày càng trở nên nhạy cảm với độ tuổi sốc. Axit picric trở nên
nhạy cảm và sốc thuốc nổ nếu nó khô đi.
- Hãy tham khảo các nhãn và các vật liệu an toàn dữ liệu vào bảng để xác định
một hóa chất là thuốc nổ.
- Viết ngày nhận được và mở ra trên tất cả các thùng chứa hóa chất nổ hoặc sốc
nhạy cảm.
- Kiểm tra tất cả các container hàng tháng
- Giữ axit picric dưới dạng dung dịch có nồng độ tối đa 30%.
- Mang thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp và tthực hiện các thí nghiệm sau lá
chắn che mặt.
- Làm việc với số lượng nhỏ.
Các chất có khả năng gây nổ:
- acetylua - funninat - nitroso
- oxit amin - N-haloamin - nitro
- azit - hypohalite - ozonit
- clorat - Hydro peroxit - perclorat
- diazo - nitrat - peroxit
- diazonium - nitrit - picrat
Các chất nhạy cảm với ma sát, shock, chát nổ:
- Amoni nitrat - Thủy ngân funminat
- Amoni perclorat - Chì azit
- Đồng axetilua - Nitro glycerin
- Đinitrô toluene - axit picric(khan)
- Trinitrô toluene

8 XỬ LÝ SỰ CỐ CHÁY TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Cháy là thảm họa cực kỳ nguy hiểm đối với con người và cơ sở vật chất, các tai
nạn về cháy nổ có thể xảy ra khắp nơi và đặc biệt phòng thí nghiệm hóa là nơi
có khả năng xảy ra các tai nạn cháy cao nhất.
8.1. Phân loại đám cháy và nguyên tắc xử sự chung khi xảy ra cháy
Đám cháy loại A: đám cháy gây ra bởi các vật liệu thông thường dễ bắt cháy
như giấy, thùng rác bằng gỗ và sợi.
Đám cháy loại B: đám cháy gây ra bởi các nhiên liệu là chất lỏng dễ cháy như:
xăng, dầu, mỡ, làm sạch chất lỏng, rượu, sơn.
Đám cháy loại C: đám cháy gây ra bởi phát sinh do chập điện từ dây dẫn điện
đang sử dụng, máy móc thiết bị máy vi tính, động cơ, máy phát, điện, công tắc
đèn, điều hòa nhiệt độ và các thiết bị tiêu thụ điện khác.
Đám cháy loại D: Đám cháy gây ra bởi kim loại dễ cháy như: magiê, natri,
kali... các loại chất gây cháy nổ chứa trong pháo nổ, pháo hoa... loại đám cháy
này thường hiếm gặp.
Các nguyên tắc căn bản khi chuông bảo cháy vang lên (áp dụng cho tất cả
trường hợp)
 Chạy ngay đến cửa thoát hiểm gần nhất, thoát khỏi tòa nhà càng nhanh
càng tốt, không chần chừ, không hoảng loạn.
 Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có cháy.
 Nếu cần thiết, dùng khăn ướt để che mũi và miệng.
 Nếu gặp khói dày đặc, cúi thấp người và trườn sát mặt đất.
 Dùng mu bàn tay áp vào vị trí trên cửa từ thấp đến cao để cảm nhận nhiệt
độ, nếu cửa không nóng, dùng tay vặn khóa cửa và mở của thật chậm.
 Không mở cửa nếu cửa quá nóng, và tìm một lối thoát khác.
 Tập trung tại khu vực khẩn cấp của tòa nhà.
8.2. Sử dụng bình chữa cháy
Bình chữa cháy chứa khí, bọt và hóa chất để chữa đám cháy; các bình chữa
cháy này có thê chữa được các đám cháy thông thường đám cháy gây ra do chất
lỏng dễ cháy, đám cháy do chập điện. Các bình chữa cháy được bố trí dọc theo
hành lang và đầu dãy thí nghiệm cũng như trong kho chứa hóa chất. Các bình
chữa cháy này hoạt động hiệu quả trọng phạm vi 12 - 18 feet trong vòng 15
giây.
Để vận hành một bình chữa cháy xách tay, hãy nhớ các từ viết tắt P.A.S.S
và làm theo các bước sau:
1. Kéo khóa van an toàn. (Pull the safety pin)
2. Hướng đầu phun vào khu vực của đám cháy. (Aim the nozzle at the base of
the fire)
3. Giữ chặt tay cầm. (Squeeze the handle)
4. Quét vòi phun qua lại. (Sweep the nozzle side to side)
Lưu ý: Bình chữa cháy cầm tay chỉ sử dụng trong trường hợp sau: đám cháy
nhỏ và có thể kiểm soát được, người dùng bình chữa cháy đã được huấn luyện
và sử dụng thành thạo bình chữa cháy, người sử dụng đứng ở vị trí an toàn,
đứng thấp để tránh khói và nóng.
KHI ĐÁM CHÁY XẢY RA, KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG GIÁ BẰNG TÍNH
MẠNG CON NGƯỜI.
8.3. Xử sự khi xảy ra cháy trong phòng thí nghiệm
Khi đám cháy xảy ra trong phòng thí nghiệm, ngoài những nguyên tắc xử sự
chung khi xảy ra cháy, cần tuân thủ thêm những nguyên tắc sau đây:
 Chú ý hướng dẫn của nhân viên phòng thí nghiệm, không chen lấn,
hoảng loạn gây mất trật tự.
 Nếu đám cháy do chập điên, cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hiện tại.
 Cố gắng cô lập hoặc dập lửa bằng các thiết bị hiện có, hỗ trợ tối đa cho
nhân viên cứu hỏa làm việc trong trường hợp đám cháy vượt ngoài tầm
kiểm soát.
 Trong trường hợp xảy ra cháy hóa chất, cần tránh xa đám cháy, báo cho
nhân viên trực phòng thí nghiệm kịp thời để có biện pháp xử lý cần thiết.
Nếu quần áo bị bén lửa, để nạn nhân nằm trên sàn nhà, lăn nạn nhân trên
mặt đất để dập tắt đám chay trên quần áo của nạn nhân.
 Nếu nạn nhân bị bỏng, cần ngâm vết thương trong nước lạnh từ 10 - 15
phút và đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
 Nếu có khí độc phát sinh trong đám cháy, cần báo động cho tất cả mọi
người đang làm việc ở các phòng thí nghiệm khác và khu vực xung quanh
biết để di tản và báo ngay cho lực lượng cứu hộ.
8.4. Phòng cháy trong phòng thí nghiệm
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa sau khi làm việc, sử dụng hóa chất dễ cháy
trong phòng thí nghiệm; các biện pháp phòng ngừa cũng áp dụng đối với chất
thải hóa chất dễ cháy.
 Giảm thiểu số lượng chất lỏng dễ cháy được giữ trong phòng thí nghiệm.
 Giữ một lượng hóa chất dễ bắt cháy cần thiết cho quá trình thí nghiệm,
còn lại tất cả các chất lỏng dễ bắt cháy cần được chứa đựng trong những
tủ riêng biệt, đóng kín tủ và khóa tủ sau mỗi lần lấy hóa chất, không để
thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác vào tủ.
 Luôn lưu trữ, thao tác, sử dụng chất lỏng, khí dễ cháy trong khu vực
thoáng khí. Sử dụng hệ thống quạt hút khi làm việc với các sản phẩm
phát hành hơi dễ cháy.
 Giữ những hóa chất dễ cháy có yêu cầu làm lạnh "explosion safe" trong
tủ lạnh phòng thí nghiệm.
 Giữ các hóa chất dễ cháy ra xa khỏi nguồn bắt lửa, chẳng hạn như nhiệt,
tia lửa, ngọn lửa và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tránh hàn hoặc hàn trong
vùng lân cận của chất cháy.
 Sử dụng hộp chứa đủ an toàn để lưu trữ, phân phát và vận chuyển chất
lỏng dễ cháy.
 Dọn dẹp sạch kịp thời nếu chất lỏng dễ cháy bị đổ hay tràn ra môi trường
xung quanh.
9 CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM HÓA HỌC
9.1. Trước khi bắt đầu làm việc trong phòng thí nghiệm
Trước khi làm việc trong phòng thí nghiệm, sinh viên cần nắm rõ các vấn đề sau
đây:
 Độ độc hại, nguy hiểm của bác hóa chất trong phòng thí nghiệm cũng
như các thao tác an toàn khi sử dụng, pha chế và ứng xử trong trường hợp
khẩn cấp. Biết cách đọc các quy ước và kí hiệu trên nhãn hóa chất, an
toàn hóa chất (MSDS) trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng hóa
chất mất nhãn, và báo ngay với nhân viên phòng thí nghiệm.
 Làm quen với cách sử dụng thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm,
tham gia các buổi hướng dẫn sử dụng thiết bị và đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng trước-khi dùng.
 Vị trí và cách sử dụng các thiết bị khẩn cấp như bình chữa cháy, rửa mắt
và vòi sen, bộ dụng cụ cấp cứu, điện thoại và lối thoát hiểm khẩn cấp.
 Quy tắc về an toàn phòng cháy chữa cháy, các quy định khi xảy ra tình
huống khẩn cấp.
9.2. Các quy tắc khi làm việc trong phòng thí nghiệm
 Chỉ có sinh, viên, học viên có đăng ký học, thực hành mới được phép vào
phòng thí nghiệm. Trẻ em không được phép vào phòng thí nghiệm trừ
những trường hợp đặc biệt có ý kiến của nhân viên, cán bộ hướng dẫn.
 Không được hút thuốc; ăn; uống; lưu trữ thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc
lá, mỹ phẩm trong các phòng thí nghiệm.
 Mặc áo blouse, đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc trong phòng thí nghiệm
có hóa chất độc hại, đồng vị phóng xạ. Mang giày kín, không đi dép vào
phòng thí nghiệm.
 Cột tóc gọn gàng khi làm việc với hóa chất, đồng vị phóng xạ, di chuyển
máy móc thiết bị trong phòng thí nghiệm.
 Luôn giữ nơi làm việc sạch sẽ; không để hóa chất, mẫu vật, thiết bị bừa
bộn. Không để chai hóa chất rỗng hoặc còn đầy trên sàn nhà.
 Khi làm việc với hóa chất, cần nắm rõ các quy định về an toàn hóa chất,
mức độ độc hại, nguy hiểm của hóa chất khi thao tác, tồn trữ, pha chế.
 Khi sử dụng pipette, không được dùng miệng để hút.
 Không chạy, đùa giỡn trong phòng thí nghiệm.
 Rửa tay kỹ trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm.
9.3. Làm vệ sinh trước khi rời phòng thí nghiệm
Tiến hành kiểm tra an toàn hệ thống trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm. Luôn
đảm bảo:
 Tắt khí, nước, điện, hệ thống chân không, nén khí, gia nhiệt.
 Trả lại hóa chất, vật liệu, thiết bị không sử, dụng vào vị trí cũ.
 Dán nhãn lên chai, túi chứa chất thải theo đúng quy định phòng thí
nghiệm.
 Làm vệ sinh các thiết bị nhiễm bẩn hóa chất trong khu vực làm việc.
 Để lại đồ bảo hộ (áo khoát, găng tay,...) khi rời khỏi phòng thí nghiệm.
 Nếu là người cuối cùng rời khỏi phòng thí nghiệm, đóng cửa, khóa cửa
cẩn thận trước khi ra về.
10. AN TOÀN SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM
10.1. An toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thí nghiệm
1. Bình chứa khí nén
Bình chứa khí nén áp suất cao là mối nguy hiểm trực tiếp nếu sinh viên (và cả
cán bộ hướng dẫn) không cẩn thận và không tuân thủ quy trình. Gõ vào bình khí
nén, không nắp đậy, không đảm bảo an toàn, có thể làm hỏng van của bình chứa
khí, khí gas áp suất cao sẽ phụt ra bên ngoài gây nguy hiểm và tổn thương cho
người đứng gần. Kiểm soát việc sử dụng bình chứa khí kém có thể gây ra cháy
nổ do rò rỉ khí nén gây hỏng hóc thiết bị. Tùy theo loại khí chứa trong bình, khí
nén có thể gây cháy, nổ, gây ra phản ứng oxy hóa khử không mong muốn. Rò rỉ
khí nitơ, argon, heli, neon sẽ làm giảm lượng oxy trong không khí trong những
khu vực không thông thoáng, gây ngạt.
An toàn khi sử dụng, tồn trữ, thao tác với bình chứa khí nén
 Tất cả bình chứa khí nén, đầy hay rỗng đều phải có thiết bị phụ trợ đi
kèm như chân đế, nắp đậy...
 Khi không sử dụng hay trong quá trình vận chuyển, tháo các thiết bị điều
khiển và gắn nắp bảo vệ.
 Không sử dụng băng keo hay tefflon để đính bộ điều khiển váo bình chứa
khí.
 Không xả hết khí trong bình chứa, phải để lại áp suất dư trong bình chứa.
 Không đốt nóng bình chứa khí quá nhiệt độ cho phép.
 Bảo quản nơi có nhiệt độ thích hợp tùy theo loại khí, phù hợp với hướng
dẫn sử dụng của nhà cung cấp.
2. Tác nhân làm lạnh
Tác nhân làm lạnh có nhiệt độ rất thấp như nước đá khô, khí hóa lỏng như nitơ,
oxy, heli, argon và neon. Tác nhân làm lạnh có thể gây ra những nguy hiểm sau:
 Gây ngạt do thiếu dưỡng khí (trừ trượng hợp không khí và oxỹ lỏng).
 Thiết bị giòn, đễ vỡ do bị làm lạnh sâu.
 Tê cóng, bỏng lạnh (nguy hiểm hơn cả bỏng nóng).
 Nổ do tăng áp suất khi nhiệt độ tăng lên.
 Ngưng tụ oxy và khí nguyên liệu (hydro, hydrocacbon...) tạo thành hỗn
hợp nổ.
3. An toàn khi sử dụng tác nhân làm lạnh
 Kiểm soát quá trình làm lạnh.
 Chỉ sử dụng những thiết bị làm việc ở áp suất thấp háy' áp suất cao khi có
thiết bị phụ trợ đi kèm.
 Mang găng tay và kính bảo vệ.
 Sử dụng và tồn trữ ở nơi thoáng khí.
 Tránh xa nơi có ngọn lửa hoặc phát sinh tia lửa (nhất là tia lửa điện).
 Sử dụng những vật liệu không bị dờn khi làm lạnh nhanh, như găng tay
cao su.
 Không đeo đồng hồ, nhẫn, vòng đeo tay và những trang sức khác khi thao
tác với tác nhân làm lạnh.
 Để tránh hiện tượng dãn nở làm vỡ thiết bị, chỉ chứa đến 80% thể tích
cho phép.
 Nếu cần vận chuyển tác nhân làm lạnh bằng thang máy, cần đảm bảo các
tác nhân dược đóng gói kín; đảm bảo thang không có người.
4. Áp suất cao và áp suất chân không
Chênh lệch áp suất bên trong thiết bi và môi trường xung quanh thường là
nguyên nhân gây ra nhiều sự cố trong phòng thí nghiệm. Thiết bi, dụng cụ thủy
tinh có thể vỡ, nổ tạo thành những mảnh thủy tinh có thể bắn vào mắt, tay chân.
Trong một số trường hợp, dụng cụ thủy tinh có thể bị vỡ dù chênh lệch áp suất
không lớn. Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, ví dụ như đưa hệ phản ứng ra khỏi
tác nhân lạnh, có thể gây ra chênh lệch áp suất. Để phòng chống tai nạn do
chênh lệch áp suất gây ra, cần lưu ý những điểm sau:
 Trước khi sử dụng hệ thống chân không, cần kiểm tra trên thiết bị có vết
nứt hay không.
 Chỉ sử dụng những dụng cụ được thiết kế riêng để làm việc ở áp suất
chân không.
 Khi lắp ráp hệ thống chân không, tránh lắp ráp đường ống, hệ thống quá
căng. Đối với những hệ thông chân không có khối lượng lớn nên được lắp
thêm các thiết bị hỗ trợ.
 Các hệ thống chân không cần được dán cẩn thận để tránh các mảnh thủy
tinh có thể văng ra khi hệ thống gặp sự cố.
 Đeo kính và thiết bị bảo vệ khi làm việc với hệ thống chân không hay áp
suất cao.
 Trước khi lấy hệ phản ứng ra khỏi hệ thống cỗ quay hay hệ thống làm
lạnh, cần tiến hành cân bằng áp suất bên trong hệ và áp suất khí quyển.
5. Thao tác an toàn với cức thiết bị, dụng cụ thủy tinh
 Sử dụng chổi và dụng cụ vệ sinh để thu gom mảnh thủy tinh vỡ, không
dùng tay không ( các thiết bị bảo hộ như găng tay, vật gắp,…)
 Vứt bỏ những mảnh kính vỡ vào đúng nơi quy định, tránh vứt lung tung.
 Sử dụng kính chịu lực cho hệ thống làm việc áp suất cao hoặc áp suất
chân không. Quấn kín các thiết bị thủy tinh để làm giảm khả năng văng
mảnh thủy tinh khi có sự cố xảy ra.
 Đối với những thiết bị thủy tinh bị gia nhiệt hay tác động lực thường
xuyên, thủy tinh sẽ trở nên dễ vỡ hơn do đó khi thao tác cần cẩn thận hơn.
 Khi phát hiện các dụng cụ hay thiết bị có các vết nứt hay bị ăn mòn
nhiều, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay.
Khi thao tác với ống hay thanh thủy tinh cần lưu ý
 Bôi trơn bằng nước vaseline hay bằng glycerine khi chèn ổng hay thanh
thủy tinh qua các nút.
 Kích thước nút phải vừa với đường kính của ống hay thanh thủy tinh.
 Chèn cẩn thận, vừa xoắn vừa đẩy, dùng cả hai tay, để hai tay gần nhau,
nên đeo bao tay hay dùng vải quấn xung quanh để tránh đứt tay.
10.2. Quy tắc an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị trong phòng thí nghiệm
Khi sử dụng thiết bị trong phòng thí nghiệm, cần tuân thủ những nguyên tắc sau
(đây là những nguyên tắc chung khi sử dụng thiết bị, đối với từng loại thiết bị sẽ
có những quy định và quy tắc sử dụng riêng). Dưới đây sẽ trình bày một số quy
tắc an toàn cho vài thiết bị thông dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học:
 Đọc kỹ tài liệu của nhà sản xuất đính kèm trong máy. Giữ những tài liệu
này để tham khảo trong tương lai.
 Sử dụng và bảo trì thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 Tất cả mọi người khi sử dụng thiết bị đều phải được hướng dẫn cách thiết
lập thông số, sử dụng và vệ sinh thiết bị sau khi sử dụng.
 Khi sử dụng thiết bị, phải ghi vào sổ đăng ký sử dụng, ngày giờ sử dụng
và tình trạng thiết bị.
 Cần tuân thủ những quy định riêng (nếu có) của phòng thí nghiệm và theo
sự hướng dẫn của cán bộ trực tiếp quản lý thiết bị.
1. Máy ly tâm
Sử dụng, bảo trì máy ly tâm khống đúng cách gây ra nguy hiểm cho người sử
dụng. Khi phần Cơ khí của máy bị hỏng có thể làm văng chi tiết máy, hóa chất
độc... ra bên ngoài. Khi máy đang quay ở tốc độ cao, nếu ống ly tâm hay ống
nghiệm bị vỡ có thể làm tràn hóa chất ra bên ngoài, làm bẩn máy. Khi sử dụng
máy ly tâm, cần chú ý những điểm sau:
 Kiểm tra ống ly tâm bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh trước khi sử dụng, tốt
nhất là nên sử dụng ống ly tâm bằng nhựa.
 Không đổ hỗn hợp ly tâm đầy đến miệng ống.
 Đậy kín ống nghiệm ly tâm bằng nắp đậy ống nghiệm có sẵn hoặc bằng
nút cao su, không sử dụng những vật nhẹ như lá nhôm để làm nắp ống ly
tâm.
 Cần sử dụng lưới bảo vệ an toàn cho bộ phận chứa mẫu (theo yêu cầu của
thiết bị). Rửa sạch bộ phận chứa mẫu trước và sau khi sử dụng. Bảo
dưỡng thường xuyên và thay thế ngay (nếu bị hỏng) các vòng đệm.
 Máy li tâm phải thăng bằng.
 Không mở nắp khi máy đang hoạt động hay khi vừa kết thúc quá trình li
tâm. Không cố gắng dừng rotor máy bằng tay hay bằng vật dụng nào
khác. Không dùng bất kỳ vật dụng nào để cậy khóa hay thiết bị an toàn
của máy ly tâm.
 Mở nắp cẩn thận và khi cho chạy tiếp tục cần kiểm tra hệ thống đã an
toàn chưa.
Khi sử dụng máy ly tâm có tốc độ cao, cần lưu ý thêm những điển sau đây:
 Ghi vào sổ ghi chú tình trạng thiết bị: tốc độ, thời gian ly tâm. Ghi chú
cẩn thận những thay đổi (dù nhỏ) và báo cáo ngay với người quản lý
PTN.
 Lắp hệ thống lọc HEPA giữ máy ly tâm và bom chân không khi làm việc
với hỗn hợp sinh học (trong các PTN sinh học).
 Không điều chỉnh tốc độ rotor vượt quá tốc độ cho phép.
2. Bể điều nhiệt
Bể điều nhiệt là thiết bị cung cấp nhiệt cho hệ phản ứng, giữ nhiệt độ hệ thống
không đối, bể điều nhiệt có thế sử dụng với nhiều tác nhân gia nhiệt khác nhau
như nước, dầu thô, glycerin, paraffin hay dầu silicon, mộ số bể điều nhiệt có thể
tăng nhiệt độ lên 300°C. Khi sử dụng bể điều nhiệt cần lưu ý những điểm sau
đây:
 Đặt bể điều nhiệt lên một bề mặt phẳng, thích hợp, tránh để bể điều nhiệt
trên những vật liệu dễ cháy hay dễ bắt cháy như gỗ, giấy,..
 Chỉ di chuyển bề điều nhiệt khi chất lỏng bên trong đã hạ nhiệt độ đến
gần nhiệt độ phòng.
 Bể điều nhiệt phải được trang bị rơle nhiệt độ để ngắt điện khi quá nhiệt.
 Khi thiết lập nhiệt độ bể điều nhiệt, lưu ý đến điểm chớp cháy của dung
môi gia nhiệt, nhiệt độ phải thấp hơn điểm chớp cháy của chất lỏng.
 Bể điều nhiệt cần có đồng hồ hiến thị nhiệt độ để kiểm soát nhiệt độ của
hệ thống.
Hầu hết các bể điều nhiệt sử dụng trong phòng thí nghiệm đều SI dụng dung
môi gia nhiệt là nước. Khi sử dụng những bể điều nhiệt loại nà; cần lưu ý những
điếm sau:
 Thường xuyên làm vệ sinh bể điều nhiệt, có thê thêm chất sát khuẩn như
chất tẩy rửa phenolic vào nước.
 Không sử dụng natri azide đế ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật vì
natri azide có thể tạo hỗn hợp nổ với một vài kim loại (đặc biệt chú ý
trong PTN vi sinh vật).
 Mỗi tuần, nâng nhiệt độ bể điều nhiệt lên 900°C hoặc cao hơn trong vòng
30 phút để làm vệ sinh bể.
 Khi đổ nước hoặc thêm nước vào bể điều nhiệt, cần rút phích cắm ra khỏi
thiết bị, thường xuyên kiếm tra dây nối đất của thiết bị.
3. Lò nung, tủ sẩy
Lò nung, tủ sấy trong phòng thí nghiệm thường được sử dụng để nung, làm bền
vật liệu, làm khan, làm khô dụng cụ thủy tinh. Khi sử dụng lò nung, tủ sấy cần
lưu ý:
 Lựa chọn lò nung được thiết kế để ngăn sự tiếp xúc giữa hơi dễ cháy với
nguồn nhiệt hoặc thiết bị đánh lửa.
 Không tiếp tục sử dụng lò nung, tủ sấy nếu thiết bị điều chỉnh nhiệt độ bị
hỏng.
 Không nung hay sấy những hóa chất, vật liệu độc hại trong lò nung ở
những nơi không có hệ thống thông gió.
 Không sử dụng lò nung, tủ sấy trong phòng thí nghiệm để chế biến thực
phẩm.
 Các thiết bị thủy tinh sau khi được rửa bằng dung môi hữu cơ, cần rửa lại
bằng nước cất trước khi cho vào tủ sấy.
 Các loại lò nung, lủ sấy của các hãng sản xuất khác nhau có quy trình vận
hành không thống nhất, do đó cần phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành và
thao tác thử nhiều lần trước khi tiến hành sử dụng thật.
4. Thiết bị phân tích
Đây là những quy định chung khi sử dụng thiết bị phân tích, từng thiết bị riêng
biệt sẽ có những quy định cụ thể đính kèm:
 Quá trình lắp đặt, sửa đổi, sửa chửa thiết bị đều do nhân viên kỹ thuật có
chuyên môn thực hiện.
 Đọc và hiểu kỹ các quy định của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị.
 Thực hiện các thao tác bảo trì theo quy định của nhà sản xuất.
 Không được nối tắt hay vô hiệu khóa liên động điện.
 Khi sử dụng các thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm, đeo kính bảo
hộ và mặc áo blouse theo quy định.
a. Máy quang phổ hấp thu nguyên tử (Atomic absorption spectrometers)
Khi sử dụng máy quang phổ hấp thu nguyên tử cần nắm vững tính chất vật lý,
hóa học, mức độ độc hại của chất phân tích và tuân thủ nguyên tắc an toàn. Máy
quang phổ hấp thu cần được trang bị đầy đủ thiết bị hút khí độc, hơi, khói phát
sinh trong quá trình hoạt động.
Những quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị:
 Mang kính bảo vệ mắt.
 Kiểm tra đầu đốt, ống dẫn, hệ thống gas trước khi sử dụng.
 Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn, làm sạch chai chứa mẫu khi
chạy máy với dung môi hữu cơ.
 Chờ cho nhiệt độ đầu đốt ngang bằng với nhiệt độ phòng trước khi sử
dụng máy.
 Luôn kiểm soát ngọn lửa trong máy, phải có bình chữa cháy ở gần bên đề
phòng sự cố xảy ra.
 Không nhìn trực tiếp vào ngọn lửa trong khi máy đang hoạt động trừ
trường hợp đeo kính bảo vệ theo đúng quy định.
 Đèn âm cực rỗng làm việc ở áp suất âm, vì vậy cần thao tác hết sức cẩn
thận bảo quản cẩn thận tránh làm vỡ đèn.
b. Máy phân tích phổ khối lượng (MS-Mass spectrometers)
Máy phân tích phổ khối lượng thường sử dụng khí nén, hóa chất độc, dễ bắt
cháy. Đọc kỹ tài liệu về an toàn hóa chất MDSD trước khi phân tích. Các quy
định đặc biệt khi làm việc với máy phân tích phổ khối lượng:
 Tránh tiếp xúc với thiết bị đun nóng khi mảy phân tích phổ khối lượng
đang làm việc.
 Kiểm tra hệ thống gas, bơm, hệ thống ống dẫn và hệ thống khí thải và các
thiết bị kết nối khác trước khi sử dụng.
 Máy bơm của máy phân tích phổ khối lượng phải được thông hơi ngoài
phòng thí nghiệm, bơm khí thải có thể chứa vết của mẫu phân tích, dung
môi và thuốc thử.
 Dầu máy bơm qua sử dụng có thể chứa vết của mẫu phân tích và cần
được xử lý như chất thải độc hại.
c. Máy sắc ký khí (GC-Gas chromatographs)
Máy sắc ký khí thường làm việc với khí nén như ni tơ, hydro, argon, heli, hóa
chất độc hại, dễ cháy. Đọc kỹ tài liệu về an toàn hóa chất MSDS trước khi sử
dụng. Những quy định đặc biệt khi sử dụng máy sắc ký khí:
 Thực hiện các kiểm tra định kỳ về cảm quan, rò rỉ áp suất đối với hệ
thống dẫn mẫu, van và phụ kiện.
 Tuân theo quy định của nhà sản xuất khi lắp đặt cột sắc ký. Ống thủy tinh
và cột mao dẫn rất dễ vỡ, cần thao tác hết sức cẩn thận và đeo kính bảo vệ
mắt khỏi những mảnh thủy tinh khi thao tác, cắt, nối các cột mao dẫn.
 Tắt và để nguội thiết bị cấp nhiệt như lò nung, đầu vào, đẩu dò và những
thiết bị khác trước khi chạm vào.
 Để tránh các thiết bị shock điện, tắt các thiết bị trước khi rút điện ra khỏi
ổ điện.
 Tắt nguồn cấp hydro khi đổi cột, hoặc thay thế thiết bị.
 Khi sử dụng hydro làm khí nhiên liệu (ngọn lửa ion hóa FID, đầu dò nitơ
-photpho NPD) đảm bảo đã kết nối cột vào đầu vào khi cung cấp hydro
cho hệ thống, tránh hiện tượng nổ do tích tụ hydro.
 Đo lưu lượng hydro và không khứ riêng biệt khi xác định lưu lượng khí
cấp cho hệ thống.
 Thực hiện các thí nghiệm về rò rỉ phóng xạ trên đầu dò electron (ECD) ít
nhất 6 tháng/lần với nguồn từ 50 MBq (1,35 mCi) trở lên.
 Khí thoát từ ECD được thông với môi trường bên ngoài.
 Khi chia tách mẫu, cần nối van chia tách mẫu với hệ thống hút khí thải
hoặc sử dụng bẫy hóa chất, áp dụng với hóa chất độc hay sử dụng hydro
làm chất mang.
 Trong bẫy hóa chất, chỉ sử dụng heli, nitơ, tuyệt đối không sử dụng
hydro.
d. Thiết bị cộng hưởng từ hạt nhân (NMR – Nuclear magnetic resonance)
Nam châm siêu dẫn trong thiết bị cộng hưởng từ hạt nhân NMR điện trường và
từ trường mạnh, gây ảnh hưởng đến chức năng của máy tạo nhịp tim. Người sử
dụng máy tạo nhịp và thiết bị cấy ghép sắt từ y tế nên tham khảo ý kiến bác sĩ
của mình trước khi vào các cơ sở có NMR. Quy định an toàn khi làm việc với
máy NMR:
 Đặt biển báo rõ ràng, báo hiệu vùng có từ trường mạnh.
 Đo khu vực ảnh hưởng từ trường bằng máy đo cảm ứng từ, giới hạn vùng
tiếp xúc trong khu vực có cường độ từ trường từ 5 - gauss trở lên.
 Để xa các dụng cụ cá nhân bằng sắt, thép ít nhất 2 mét tính từ nam châm.
 Không tiếp xúc da trực tiếp lên bình chứa tác nhân làm lạnh như nitơ,
heli; đeo mặt nạ bảo vệ, và bao tay cách nhiệt khi làm việc với các tác
nhân làm lạnh.
 Từ trường có thể làm hỏng, xóa các băng từ, đĩa; vô hiệu hóa thẻ tín
dụng, ATM, đồng hồ đeo tay.
 Hệ thống quạt hút cần làm việc đủ hiệu quả để hút toàn bộ heli, nitơ.
e. Máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC - High-pressure liquid chromatography)
Khi sử dụng máy HPLC, cần đọc kỹ, nắm vững các thông tin trong tài liệu an
toàn hóa chất MSDS, ngoài ra cần tuân thủ thêm những nguyên tắc sau:
 Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn, vệ sinh bồn chất thải thương
xuyên khi sử dụng dung môi hữu cơ.
 Khu vực chứa chất thải thông thoáng.
 Không sử dụng dung môi có nhiệt độ tự bốc cháy dưới 110°c.
 Sử dụng bình thủy tinh dày khi dùng áp suất chân không để khử dung
môi.
 Tắt máy bơm, rút dây điện khỏi nguồn trước khi tiến hành bảo trì bơm.
 Tắt máy, đợi đến khi áp suất trong hệ cân bằng với áp suất khí quyển
trước khi thực hiện các biện pháp bảo trì.
f. Máy sắc kỷ lỏng (LC/MS - Liquid chromatography)
Khi làm việc với máy sắc ký lỏng LC/MS cần đọc và hiểu kỹ tài liệu an toàn
hóa chất của chất phân tích trước khi sử dụng và tuân theo những nguyên tắc
sau:
 Kiểm tra hệ thống gas, hút khí thải, ống dẫn và các thiết bị kết nối khác
trước và sau khi sử dụng. Kiểm tra van áp suất trên đường ống xả trước
khi sử dụng.
 Bơm phải được nối thông với môi trường bên ngoài phòng thí nghiệm.
11 THIẾT BỊ BẢO HỘ
11.1 Kính bảo hộ, khẩu trang
Tất cả sinh viên, nhân viên phòng thí nghiệm và khách đều phải mang kính bảo
hộ, khẩu trang khi vào phòng thí nghiệm và trong những trường hợp sau đây:
- Những khu vực tồn trữ, sử dụng hóa chất độc hại, hóa chất chưa rõ tinh chất.
- Những khu vực có chất độc hại đối với mắt, tia UV, tia lazer.
Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng kinh bảo vệ mắt
- Kính nhẹ, phù hợp với công việc.
- Làm những thí nghiệm, thao tác có khả năng bắn hóa chất vào mắt: đeo kính
bảo hộ.
- Làm những thí nghiệm, tháo tác có khả năng bắn hóa chất, dụng cụ vào mặt,
có khả năng nổ: mang mặt nạ bảo vệ mặt và kèm theo kính bảo hộ.
- Khi cần đeo kinh bảo hộ có thiết kế riêng (cận, loạn, viễn...) cần tham khảo ý
kiến của bác sĩ nhãn khoa.
11.2 Áo blouse
Phải mặc áo blouse hoặc áo bảo hộ đúng theo quy định của phòng thí nghiệm.
Cách chọn và mặc áo blouse và áo bảo hộ:
- Mặc áo blouse có nút và phải cài nút khi vào phòng thí nghiệm.
- Khi làm việc trong khu vực có mức độ độc hại cao, cần mặc thêm những đồ
bảo hộ cần thiết khác.
- Mặc trang phục bảo hộ theo đúng quy định khi vận chuyển một lượng lớn hóa
chất.
- Cởi bỏ áo blouse khi rời phòng thí nghiệm.
- Nếu áo blouse hay đồ bảo hộ bị dính hóa chất hoặc nghi ngờ dính hóa chất độc
hại, cần cởi bỏ ngay.
11.3 Găng tay
Đeo găng tay trong phòng thí nghiệm, sẽ bảo vệ tuy khỏi hóa chất, bức xạ,
bỏng, đứt tay khi thao tác hay khi tiếp xúc với vật liệu có nhiệt độ cao.
1- Găng tay cao su và phản ứng của đa
Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa của cây cao su và có chứa polyme cao
su, carbohydrates, chất béo, phospholipid và protein. Trong quá trinh sản xuất,
các hóa chất được thêm vào để tăng độ đàn hồi, tính linh hoạt và độ bền. Găng
tay cao su được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Khi đeo găng tay cao
su, một số người có thể bị kích ứng da, nguyên nhân có thể:
- Kích ứng mãn tính do mồ hôi trong lòng bản tay hay do ma sát giữa găng tay
cao su và da tay.
- Da tay quá nhạy cảm với những phụ gia được sử dụng trong quá trình sản
xuất găng tay.
- Phản ứng giữa da tay với protein trong cao su.
- Rửa tay thường xuyên, rửa sạch tay để loại bỏ bụi bẩn, xả phòng chất tẩy rửa,
khử trùng dinh trên tay, những tác nhân gây dị ứng với da tay.
Nếu tay bị dị ứng khi đeo găng tay cao su, có thể chọn một trong những
giải pháp sau để thay thế găng tay cao su
- Dùng găng tay không phải là găng tay cao su.
- "Hypo-allergenic", dùng găng tay không bột (non-powdered) hay găng tay có
lượng protein cao su thấp.
- Lót polyethylene, PVC hay vài dưới găng tay cao su.
- Mang găng tay không có nguồn gốc cao su dưới găng tay cao su.
- Khi đeo găng tay cao su, nếu gặp phải những triệu chứng như ngứa, bong đá,
đỏ, phòng giộp da hoặc bong da khô với các vết nứt và lở loét nên đến ngay bác
sĩ da liễu để được điều trị.
2- Hướng dẫn lựa chọn găng tay
- Xác định mức độ, bản chất công việc cần mang găng tay bảo vệ.
- Tính linh hoạt và mức độ nhạy cảm của công việc, những yếu tố quan trọng
khi lựa chọn găng tay: độ dày của găng tay, găng tay có bề mặt nhám để hạn chế
độ trơn tuột khi thao tác...
- Mức độ tiếp xúc hóa chất (thỉnh thoảng, tiếp xúc trong thời gian ngắn, tiếp xúc
lâu dài hay ngâm trong hóa chất)
- Sử dụng găng tay sử dụng một lần hay găng tay tái sử dụng.
Trên bao bì sản phẩm cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng về tính chất
sản phẩm, thành phần, công dụng, các chỉ định về y tế hay những lưu ý với
người sử dụng. Đối với găng tay cách điện, sẽ có thông tin ghi trên bao bì sản
phẩm.
Bảng 7 Cách lựa chọn găng tay (khuyến nghị)
Mối nguy hiểm Mức độ nguy hiểm Găng tay khuyên dùng
Cọ sát với vật Cọ sát nhiều Găng tay cao su dày, hoặc
chất găng tay cao su bọc da
Cọ sát ít Cao su, plastic, da, polyester,
nylon, cotton
Cạnh sắt nhọn Cọ sát nhiều Lưới kim loại, găng tay bằng
da dày, kevlar, tháp aramid
Cọ sát ít Da, sợi aramid
Cọ sát nhẹ Da mỏng, polyester, nylon,
cotton
Hóa chất, chất Tùy thuộc vào nồng độ, Tùy thuộc loại hóa chất. Ví dụ:
lỏng thời gian tiếp xúc,… đọc cao su butyl thiên nhiên hay
kỹ tài liệu an toàn hóa nitrile, neoprene, PTFE
chất MSDS (polytetrafluoroethylene),
polyvinyl chloride, polyvinyl
alcohol, Teflon Viton, Saranex,
4H, …
Môi trường lạnh Da, kèm theo lớp cách nhiệt
bằng nhựa, cotton, len,...
Nhiệt độ cao Trên 350°C Asbestos Zetex
Từ 200 đến 350°C Neoprene phủ amiang, da bền
nhiệt có tấm lót Nomex,
Kevlar
Từ 100 đén 200°C Da bền nhiệt, sợi aramid
Nomex, Kevlar
Dưới 100°C Da thuộc, sợi aramid
Điện Sử dụng bao tay cách điện theo
quy định về ATLĐ
Công việc Găng tay da hay cotton
thường

3- Lựa chọn găng tay


Không loại găng tay nào được sản xuất từ một loại nguyên liệu có thể bên với
mọi loại hóa chất hay một hóa chất đặc biệt trong nhiều giờ liền. Đọc kỹ tài liệu
an toàng hóa chất MSDS để chọn loại găng tay phù hợp với công việc. Tuy
nhiên cần lưu ý thêm những điểm sau:
- Tốc độ thấm: Mức độ nhanh chậm khi hóa chất thấm từ bên này qua bên kia
vật liệu.
- Thời gian thẩm: Thời gian hóa chất thẩm từ bên này qua một bên kia của vật
liệu
- Mức độ lão hóa: Mức độ lão hóa của găng tay như găng tay bị cứng. mềm hay
mỏng đi khi tiếp xúc với hóa chất.
Lựa chọn, sử dụng, bảo quản găng tay
- Chọn găng tay đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ tay trong quá trình sử dụng.
- Nếu bị dị ứng khi mang một số loại găng tay làm từ những vật liệu nhất định,
nên chọn loại găng tay khác hoặc tìm biện pháp khắc phục, thay thế.
- Kiểm tra xem găng tay cổ còn nguyên vẹn trước khi sử dụng, đối vớ Bằng tay
cao su hay găng tay cao su tổng hợp, có thể kiểm tra bằng cách thổi phồng găng
tay.
- Chọn găng tay vừa vặn với cỡ bàn tay. - Mang găng tay đủ dài để phần trên
găng tay và ống tay áo che phi toàn bộ cánh tuy - Không sử dụng những găng
tay bị sờn, rách.
- Không sử dụng lại găng tay sử dụng một lần, hay găng tay bị nhiễm bẩn Để
tránh làm nhiễm bẩn thiết bị khác, tháo găng tay và rửa tay sạch trước khi sử
dụng những thiết bị khác như sử dụng điện thoại...
- Luôn luôn rửa sạch tay sau khi tháo găng tay đủ không bị nhiễm bẩn.
- Tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất khi rửa, cất giữ găng tay sĩ dụng
nhiều lần - Trước khi sử dụng găng tay, học cách tháo găng tay mà không phải
chạm vào bề mặt ngoài của găng tay bị nhiễm bắn.
11.4 Mặt nạ phòng độc, khẩu trang
Mặt nạ phòng độc, khẩu trang thường được dùng trong trường hợ khẩn cấp, ví
dụ như trận hay rò rỉ khí độc hay khi thực hiện thông gió ch hệ thống có khả
năng bị nhiễm độc hay không đủ không khí...
Có hai loại mặt nạ phòng độc: mặt nạ cung cấp khí hay mặt nạ lộ khí. Một nụ
cung cấp khí sạch tử bình chứa khí nén hay từ môi trườn ngoài khu vực làm
việc. Một nữ thường được dùng trong trường hợp thể dưỡng khí hoặc trong
không khí có chứa những khí gas hay khi độc và nồng độ nguy hiểm.

Mặt nạ làm sạch khí thường được dùng trong phòng thí nghiệm, lọc bụi, khí, hơi
trong không khí.
Lựa chọn, sử dụng và bảo quân mặt nạ phòng độc
Tuân thủ nguyên tắc của nhà sản xuất khi lựa chọn, sử dụng một mà phòng độc,
khẩu trang. Chọn đúng và sử dụng khẩu trung và mặt nạ phòng độc đúng cách
rất quan trọng. Cần xây dựng quy trình sử dụng mặt nạ phòng độc, khẩu trang
để bảo vệ sức khỏe bộ hấp; cụ thể:
- Xây dựng và ban hành quy định về tập huấn và sử dụng thiết bị.
- Chọn mặt nạ phòng độc, khẩu trang phù hợp với mục đích sử dụng
- Giao mặt nạ phòng độc, khẩu trang cho những cá nhân để sử dụng bất cứ khi
nào.
- Kiểm tra xem mặt nạ phòng độc có vừa vận với khuôn mặt tất cả mọi người,
hay không nếu không vừa có thể làm giảm hiệu quả sử dụng của một nạ phòng
độc, khẩu trung.
- Xây dựng những giao thức sử dụng, vệ sinh và bảo trì khẩu trang, một nạ
phòng độc.
- Thường xuyên kiểm tra, thay thế những thiết bị hư hỏng.
Thường xuyên tiến hành giám sát y tế với những người đang làm việc ở những
khu vực bắt buộc sử dụng mặt nạ phòng độc.
12 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU KHẨN CẤP TRONG PHÒNG
THÍ NGHIỆM KHI GẶP CÁC SỰ CỐ
12.1 Sơ cứu
Biết cách ứng xử khi các tình huống khẩn cấp xảy ra
- Nắm rõ tính chất, độ độc hại của các hóa chất đang sử dụng.
- Biết cách sử dụng hộp sơ cứu, giữ các hướng dẫn sử dụng rõ ràng, dễ đọc.
- Biết rõ vị trí, cách kiểm tra và sử dụng các dụng cụ cấp cứu như vòi sen, vòi
rửa mắt trong khu vực làm việc
- Học các kỹ năng sơ cứu cần thiết.
1- Bỏng
Trong phòng thí nghiệm, bông nhiệt có thể được gây ra bởi nhiệt độ cao, ngọn
lửa, kim loại nóng chảy, hơi nước, chất ăn mòn lòng hoặc rắn như axit, bazơ có
thể gây bỏng hóa học, bỏng điện gây ra do dòng điện qua cơ thể tạo ra nhiệt
a- Vết bỏng trên da
Đầu tiên hỗ trợ điều trị các vết bỏng da bao gồm những điều sau đây:
Bóng điện do bị điện giật. Cần chắc chắn rằng nạn nhân không còn tiếp xúc với
nguồn điện trước khi chạm vào người nạn nhân. Nếu nạn nhân vẫn còn tiếp xúc
với một nguồn điện, rút phích cắm của thiết bị hoặc tắt công tắc điện chính ở
bảng phân phối điện.
- Quay số 115, đưa nạn nhân đến cơ quan y tế để điều trị y tế ngay lập tức cho
tất cả loại bóng điện.
- Cởi bỏ đồ trang sức, bao gồm đồng hồ, từ khu vực bị cháy.
- Đưa ra khỏi khu vực bị cháy, nhưng tránh loại bỏ quần áo dính lên da
- Nếu có thể, nhúng bề mặt bị bóng trong nước lạnh trong ít nhất 10 phút, hoặc
sử dụng các gói làm lạnh ướt.
- Tránh bôi các loại kem, thuốc mê hoặc thuốc khử trùng lên vết bỏng. Bỏng
mức độ đầu tiên và thứ hai có thể được rửa bằng xà phòng và nước sau thời gian
làm mát.
b- Bỏng mắt
Bỏng mắt có thể gây ra bởi các chất hóa học, nhiệt (chất lỏng nóng, hơi nước,
lửa, nấu chảy kim loại, v.v...), hoặc bức xạ từ các thủ tục hàn, đến phòng thí
nghiệm và laser. Bỏng gây ra bởi tia cực tím, bức xạ hồng ngoại nhìn thấy được
hoặc không thấy được có thể không gây ra các triệu chứng cho đến 6-8 giờ sau
khi tiếp xúc.
Nguyên tắc cấp cứu
- Ngăn chặn nạn nhân cọ xát hoặc sở vào mắt.
- Đối với bỏng nhiệt, rửa mắt với nước lạnh cho đến khi cơn đau giảm.
- Che mắt với miếng gạc vô trùng khô; có thể làm ướt mắt nếu quá đau đớn.
- Đưa nạn nhân đến y tế. Nếu nguyên nhân bỏng là do tiếp xúc với một chùm
tia laser, tư vấn cho nhân viên cấp cứu y tế các đặc tính của laser và khoảng
cách giữa các nạn nhân và laser. Nhiệt.
2- Vết đứt
Đầu tiên, hỗ trợ điều trị cho vết xước nhỏ, các vết trầy xước, vết cắt vết thương
thủng, bao gồm:
- Rửa vết thương và khu vực xung quanh bằng xà phòng, nước sinh hoạt.
- Dùng gạc y tế hoặc băng dính để băng, che phủ vết thương nhằm hạn chế
nhiễm trùng từ môi trường trước khi đưa đến trạm y tế hay bệnh viện.
- Vết thương, nếu bị nhiễm, cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn, và quyết
định chủng ngừa uốn ván nếu cần.
- Nếu vết thương được gây ra bởi một vật đã dính máu hoặc chất dịch cơ thể
con người, nạn nhân phải được bác sĩ khám ngay lập tức, và quyết định việc
chủng ngừa hoặc điều trị dự phòng sau tiếp xúc, nếu cần.
- Nếu là một vết thương chảy máu nhiều, người sơ cứu phải cố gắng cầm máu
nhanh nhất có thể:
+ Nâng cao vết thương lên trên cao hơn tim, nếu có thể, để giảm áp lực máu đến
khu vực của vết thương.
+ Băng, bó chặt xung quanh vết thương (chú ý nếu tại vết thương còn dính vật
gây thương tích lồi ra ngoài) để tránh mất máu.
+ Nếu chảy máu không thể được kiểm soát với áp lực trực tiếp, băng chặt tại
các động mạch cung cấp máu cho các khu vực bị thương. Điều này liên quan
đến việc nén động mạch giữa các vết thương và tim, cố định khung xương.
+ Không nên loại bỏ quần áo đã đẫm máu, như vậy có thể gián đoạn quá trình
đông máu.
+ Tránh quần áo quá siết chặt để việc lưu thông máu đến chân tay dễ dàng hơn.
3- Bắn hóa chất lên da và mắt
Bắn hóa chất lên da
Nếu hóa chất ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn của da di chuyển nhanh đến vòi
nước gần nhất và rửa sạch trong ít nhất 20 phút.
Bán hóa chối lên mắt
- Đến vòi rửa gần nhất và rửa trong ít nhất 20 phút.
- Nếu đang đeo kính áp tròng, phải bỏ ra cũng nhanh càng tốt, trong khi tiếp tục
rửa.
- Giữ mi mắt mở ra bằng các ngón tay.
- Chớp mắt để xoay nhãn cầu để nước có thể chảy trên toàn bộ bề mặt của mắt.
Nâng mí mắt thường xuyên để đảm bảo rửa sạch hoàn toàn.
- Che mắt bị thương với miếng gạc vô trùng khô trong khi chờ đợi sự chăm sóc
y tế.
4- Ngộ độc
Các chất độc hại có thể xâm nhập vào trong cơ thể do hít phải, hấp thụ qua da,
uống hoặc tiêm. Những điều cần làm khi giúp một nạn nhân bị ngộ độc:
- Gọi điện cho cấp cứu (quay số 115) nếu ngộ độc nghiêm trọng
- Đảm bảo khu vực chung quanh nạn nhân an toàn trước khi cố gắng cứu trợ các
nạn nhân.
- Di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực bị ô nhiễm và thực hiện các biện pháp sơ
cứu.
- Không tự tiện làm nạn nhân nôn mửa trước khi có sự can thiệp của y - bác sĩ.
- Cung cấp cho nhân viên y tế khẩn cấp MSDS của sản phẩm độc hại. Nếu nạn
nhân đã bị ngộ độc bởi một chất độc không rõ và có nôn mưa, cung cấp cho
nhân viên y tế một ít mẫu hóa chất này.
12.2 Cháy
1- Nghi ngờ có cháy
Tất cả sinh viên, nhân viên phòng thí nghiệm cần biết vị trí chuông báo cháy,
các hướng di tản. Nếu phát hiện có khỏi, ngửi thấy mùi khét một cách bất
thường, cần báo cho nhân viên phòng thí nghiệm để phối hợp giải quyết.
2- Phát hiện đám cháy
- Hét lớn “CHÁY” nhiều lần để báo động mọi người.
- Nhân chuông báo cháy.
- Gọi điện cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy 114.
- Di tản một cách nhanh chóng, trật tự bằng cách sử dụng cầu thang bộ, không
sử dụng thang máy, và đi theo các hướng dẫn của đèn Di tản.
- Thông báo cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy vị trí, độ lớn và tính chất (ví dụ
như điện) của đám cháy, các tuyến đường di tản, cá nhân cần trợ giúp, và các
chi tiết khác cần thiết.
- Sau khi ra bên ngoài tòa nhà, di chuyển ra khỏi cửa để cho phép những người
khác thoát ra.
3- Cháy quần áo
Nếu quần áo bắt lửa, không được bỏ chạy, nếu bỏ chạy, sẽ cung cấp thêm
không khí cho đám cháy. Nhớ nguyên tắc sau: “ĐÚNG IM, NGÃ XUỐNG
SÀN, LĂN”
- Đứng im tại chỗ
- Ngã người xuống sản
- Lăn qua lăn lại để dập lửa
Ngay khi đã dập tắt ngọn lửa, lập tức đến vòi nước cấp cứu gần nhất để làm mát
vết thương.
Nếu người khác bị cháy quần áo:
- Ngay lập tức giữ nạn nhân dùng lại, hỗ trợ nạn nhân dập tắt lửa bằng cách lăn
nạn nhân trên mặt đất
- Hỗ trợ nạn nhân dập lửa bằng bất cứ vật gì có thể
- Thực hiện các biện pháp sơ cứu
12.3 Đổ hóa chất
Nếu hóa chất (bay hơi, độc, ăn mòn, dễ phản ứng, dễ cháy) bị đổ, cần tiến hành
những bước sau đây:
- Nếu có đám cháy xảy ra đồng thời, nhấn chuông báo chảy; nếu không kiểm
soát được tình hình nên thực hiện theo trình tự khi có đám cháy xảy ra (xem
phần trên....)
- Nếu để hóa chất trong phòng thí nghiệm, kho chứa hóa chất.
+Sơ tán mọi người ra khỏi phòng.
+ Đảm bảo đã bật hệ thống hút khí.
+ Nếu chất lỏng dễ cháy bị tràn, cần tắt ngay nguồn điện có thể gây chảy.
- Nếu đổ hóa chất trên hành lang, lối đi lại
+ Báo ngay cho mọi người, cách ly ra khỏi khu vực.
+ Báo ngày cho cán bộ phòng thí nghiệm nếu cần trợ giúp.
12.4 Rỏ rỉ khí đốt tự nhiên
- Đóng van khí đốt khi không sử dụng, nếu nghe mùi khí rò rỉ cẩn lập tức kiểm
tra ngay xem tất cả các van khí đốt đã được tắt hay chưa.
- Ngưng sử dụng hệ thống cung cấp khí đốt, báo ngay với cán bộ phòng thí
nghiệm để giải quyết.
KIỂM SOÁT PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA KHOA
1. Yêu cầu và phạm vi áp dụng
Hướng dẫn công việc này được thiết lập và thực hiện duy trì nhằm hướng dẫn
kiểm soát việc sử dụng các hóa chất, dụng cụ trong phòng thí nghiệm, phục vụ
công tác học tập và đào tạo của Khoa.
2. Định nghĩa và từ viết tắt
a. Định nghĩa ( không có )
b. Từ viết tắt
- PTN: phòng thí nghiệm
- DCTN: Dụng cụ thí nghiệm
- QTTB: Quản trị thiết bị
Phụ lục:
Các quy định khi làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học
1.1 Nội quy phòng thí nghiệm:
Trích dẫn
- Mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm (PTN) đều phải được học tập, kiểm tra về
nội quy an toàn lao động, nắm vững các quy trình, quy phạm kĩ thuật và các biện pháp
an toàn lao động.
- Mỗi người làm việc trật tự, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ phụ
trách tại nơi quy định. Không tiếp khách lạ hoặc làm việc ngoài giờ quy định, nếu
muốn làm ngoài giờ thì cần có sự đồng ý của trưởng PTN và phòng Bảo vệ nhà
trường.
- Phải đọc kĩ tài liệu, hiểu rõ mọi chi tiết của thí nghiệm trước lúc làm và lường trước
các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh.
- Tiến hành thí nghiệm thì cần chú ý quan sát và ghi chép kĩ các số liệu để làm bản báo
cáo thí nghiệm. Sau giờ làm việc phải lau chùi, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng
cụ thí nghiệm. Lưu ý: lấy hóa chất, dụng cụ thí nghiệm ở đâu thì đặt lại vị trí cũ.
Trước khi rời khỏi PTN cần phải kiểm tra lại PTN, khóa các van nước, đóng ngắt cầu
dao điện,...
- Ngoài những quy định chung nêu trên thì mỗi PTN tuiyf theo tính chất chuyên môn
cần đề ra những quy định riêng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản
trong phòng.
1.2 Quy tắc an toàn
1.2.1 Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc
hoặc axit đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm hiểu về
các hóa dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ... để
tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
a) Làm việc với các chất độc
Trích dẫn
- Trong PTN hóa học có nhiều loại hóa chất thường gặp nhưng lại có độc tính cao như:
HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, .... hay các
chất dùng trong mảng Tổng hợp Hữu cơ như: CH 3OH, pyridin C5H5N, THF, benzen,
toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2... Tất cả các chất không biết rõ ràng đều
được coi là chất độc. Khi làm việc với các hóa chất này cần chú ý kiểm tra chất lượng
dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt tuân thủ các điều kiện
đã nêu trong giáo trình, tài liệu đã được chuẩn bị trước.
- Không trực tiếp đưa hóa chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất
nhẹ cho chúng lên mũi.
- Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).
- Cất giữ, bảo quản hóa chất cẩn thận.
b) Làm việc với các hóa chất dễ cháy
Trích dẫn
- Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et 2O, Me2CO, ROH, dầu
hỏa, xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng
hay chưng cất chúng trên nồi cách thủy hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
- Không để gần nguồn điện, cầu dao điện
- Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng,
có lắp sinh hàn hồi lưu.
c) Làm việc với các chất dễ nổ
Trích dẫn
- Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại và dung dịch), NaNH2/KNH2, axit
đặc các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các chất polynitro)... cũng như khi làm việc
dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kín bảo vệ (làm bằng thủy tinh hữu cơ)
để che chở cho mắt và bảo vệ các bộ phận quan trọng trên gương mặt.
1.2.2 Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng
chảy để tránh bị hóa chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề này).
Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng kặp và luôn chú ý quay
miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng axit đặc hoặc
kiềm đặc. Phải biết chổ để và sửa dụng thành thạo các dụng cụ cứu hỏa, các bình chũa
cháy và hộp thuốc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh chóng và hiệu
quả.
1.3 Cách sơ cứu chấn thương và ngộ độc trong PTN
Vấn đề này sẽ chỉ được nói chung chung bởi có nhiều trường hợp tai nạn PTN
và mỗi trường hợp có một cách xử lí khác nhau.
Trích dẫn
- Tủ thuốc trong PTN luôn được để ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng. Trong tủ
thuốc thường có các loại bông băng, thuốc đỏ, cồn iot, thuốc mỡ, các dung dịch
KMnO4 3%, CuSO4, NaHCO3 2%, CH3COOH 1%, dung dịch tanin trong cồn...
- Khi bị axit đặc (H2SO4, HNO3, HCl, HOAc,...) hoặc brom, phenol bắn hoặc rơi vào
da thì phải rửa ngay bằng vòi nước mạnh trong vài phút, sau đó dùng bông tẩm
NaHCO3 2% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên chổ bỏng và băng lại.
- Khi bị bỏng do kiềm (kim loại hoặc dung dịch đặc) thì phải rửa bằng nước sau đó
rửa bằng dung dịch HOAc 1% rồi rửa lại bằng nước 1 lần nữa và bôi thuốc sát trùng,
băng lại.
- Khi bị bỏng do vật nóng, thủy tinh, mảnh sứ... thì phải gắp các mảnh chất rắn đó ra
và dùng bông tẩm KMnO4 3% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên vết bỏng, sau
đó băng lại bằng thuốc có tẩm thuốc mỡ...
- Khi bị hóa chất bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước nhiều lần để sơ cứu và đem đến
bệnh viện gấp.
- Nếu bị nhiễm độc do hít nhiều khí Cl2, Br2, H2S, CO,... thì phải đưa ngay ra chổ
thoáng. Khi bị nhiễm độc kim loại As, Hg,... hoặc độc chứa xianua thì phải chuyển
ngay đeến bệnh viện để cấp cứu.

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 108/2008/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2008 QUY
ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
HÓA CHẤT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
về:
1. Điều kiện sản xuất kinh doanh và Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doianh có điều
kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm
2. Danh mục hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó su cố hóa chất;
khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất hiểm. nguy
3. Danh mục hóa chất phải thực hiện khai báo.
4. Ngưỡng hàm lượng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất.
5. Thông tin về hóa chất.
6. Cơ sở dữ liệu hóa chất và Danh mục hóa chất quốc gia.
7. Trách nhiệm các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý hoạt động hóa
chất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất;
tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. GHS là tên viết tắt của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn
hóa chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals).
2. Danh mục hóa chất quốc gia là danh mục các hóa chất đang sử dụng tại Việt
Nam do Chính phủ ban hành.
3. Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia là cơ sở dữ liệu thông tin về các loại hóa
chất được sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ Công Thương lưu trữ, cập nhật.
4. HACCP là tên viết tắt của Hệ thống kiểm soát các điểm tới hạn nhằm quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến thực phẩm (Hazard Analysis
and Critial Control Points).
Chương II
DANH MỤC HÓA CHẤT
Điều 4. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế sản
xuất, kinh doanh và hóa chất cấm
1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục hóa chất theo quy định tại
Điều 14; Điều 15 và Điều 19 của Luật Hóa chất, bao gồm:
a) Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (Phụ lục I);
b) Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (Phụ lục II);
c) Danh mục hóa chất cấm (Phụ lục III).
2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp
các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục
hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm hướng dẫn việc
lập, thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xảy xuất, nhập khẩu, sử
dụng hóa chất cấm cho các mục đích đặc biệ phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng,
chống dịch bệnh và cất trường hợp đặc biệt khác.
Điều 5, Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa
ứng phó sự cố hóa chất
1. Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục hóa chất nguy hiển mà tổ
chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất theo quy định tại Điều 38 của
Luật Hóa chất (Phụ lục IV).
2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp
các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục
hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này Điều 6. Danh mục hóa chất phải khai báo
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hóa chất phải kha
báo (Phụ lục V).
2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp
các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục
hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này
Chương III
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN
XUẤT, KINH DOANH VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Điều 7. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có
điều kiện trong ngành công nghiệp
1. Giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa
chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong công nghiệp phải có bằng đại học các
ngành hóa chất.
2. Có cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất, lực lượng ủng phổ tại chỗ
và các trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấ phù hợp với quy mô và đặc
tính hóa chất; có Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng hóa chất độc hại có yêu cầu đặc
thù chuyên ngành công nghiệp theo quy định tại Quyết định số 136/2004/QD-BCN
ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).
3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị
có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm
tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn được cơ
quan có thẩm quyền quản lý ngành công nghiệp chấp nhận.
4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng,
chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật
Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với
từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có trang thiết bị
kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trước
ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
Điều 8. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều
kiện trong ngành y tế
1. Giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa
chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế phải có trình độ chuyên môn
và được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức kinh doanh.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu
cầu đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt sản xuất, kinh doanh thuốc theo lộ trình triển khai
áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Dược.
3. Cơ sở sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế
phải có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ
năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất
ngành y tế đảm bảo tiêu chuẩn dược điển và các tiêu chuẩn khác được cơ quan có
thẩm quyền ngành y tế chấp nhận.
4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng,
chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật
Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với
từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Cơ sở mua bán hóa chất và sản phẩm hóa chất hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện ngành y tê phải có đủ cơ sở vật chất và năng lực con người đáp
ứng các quy định của pháp luật về dược.
6. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này. Điều 9. Điều kiện
sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành thực
phẩm
1. Giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa
chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành thực phẩm phải có bằng đại học
các ngành hóa thực phẩm, dược, y tế.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất,
sản phẩm hóa chất trong ngành thực phẩm phải đạt tiêu chuan HACCP.
3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị
có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm
tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn được
cơ quan có thẩm quyền ngành y tế chấp nhận đối với từng lô sản phẩm xuất xưởng.
4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng,
chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật
Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể khác
đối với từng loại hóa chất nguy hiểm, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh
doanh. 5. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
Điều 10. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều
kiện trong ngành hóa chất bảo vệ thực vật
1. Giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất (bao gồm cả
sang chai, đóng gói) hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành bảo vệ
thực vật phải có bằng đại học các ngành hóa chất, nông nghiệp và được cấp chứng chỉ
hành nghề theo quy định tại Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất hóa chất, sản
phẩm hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành bảo vệ thực vật phải đáp
ứng các quy định tại Chương II Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật Ban hành kèm
theo nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.
3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với
đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để
kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn
được cơ quan có thẩm quyền ngành nông nghiệp chấp nhận đối với mỗi lô sản phẩm
xuất xưởng.
4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ,
phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của
Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể
khác đối với từng loại hóa chất nguy hiểm, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14000 trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
trong ngành bảo vệ thực vật phải có Chứng chỉ hành nghề và các điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm
2002 của Chính phủ.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các quy
định tại Điều này.
Điều 11. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
ngành hóa chất thú y.
1. Giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất sản xuất kinh
doanh có điều kiện trong ngành thú y phải có bằng đại học các ngành hóa chất, nông
nghiệp, dược phẩm.
2. Có đăng ký kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất
dùng trong thú y.
3. Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất, bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005
quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y.
4. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị
có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm
tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thủ y đảm bảo tiêu chuẩn được cơ
quan có thẩm quyên ngành nông nghiệp chấp nhận đối với mỗi lô sản phẩm xuất
xưởng.
5. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng,
chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật
Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với
từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
6. Tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều
kiện trong ngành thú y phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh thú y theo quy định tại Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 33/2005/NĐ-
CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh
Thú y.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các
quy định tại Điều này. Điều 12. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn
chế sản xuất,
kinh doanh
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm hóa chất hạn chế
kinh doanh theo các ngành nghề tương ứng ngoài việc đảm bảo các điều kiện
đã nêu từ Điều 7 đến Điều 11 Chương này còn phải đảm bảo các điều kiện về
quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc
phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng,
chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Chương IV
KHOẢNG CÁCH AN TOÀN
Điều 13. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn
1. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục
quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải thiết lập khoảng cách an toàn từ
khu vực sản xuất, cất giữ tới các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia,
khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài — sinh cảnh, khu bảo tồn biển,
nguồn nước sinh hoạt.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, ủy
ban nhân dân địa phương xử lý các cơ sở sản xuất hóa chất đang tồn tại có
các điều kiện về khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định của Nghị
định này hoặc khoảng cách an toàn bị vi phạm phải thực hiện thiết lập
khoảng cách an toàn trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 14. Xác định khoảng cách an toàn
1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, cất giữ các loại hóa chất nguy
hiêm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải xác định khoảng cách an
toàn sao cho tại địa điểm, vị trí cần bảo vệ theo quy định của pháp luật các
yếu tố nguy hiểm nằm dưới ngưỡng định lượng.
a) Trường hợp hóa chất nguy hiểm thóat ra từ các sự cố ở dạng hơi,
khi độc hoặc tạo thành hơi, khí độc, ngưỡng định lượng là nồng độ chất độc
trong không khí (miligam/m) mà tại đó người tiếp xúc trong vòng 60 phút
không bị ảnh hưởng khó hồi phục hoặc tổn thương đến mức phải sử dụng các
phương tiện hoặc hành động bảo vệ tương ứng;
b) Trường hợp hóa chất nguy hiểm thóat ra từ các sự cố ở dạng hơi,
khí dễ cháy, nổ hoặc tạo thành hơi, khí dễ cháy; nổ; ngưỡng định lượng là
khối lượng chất dễ cháy, nổ trong không khí quy ra phần trăm (%) thể tích
hoặc mg/1 có giá trị thấp hơn giới hạn dưới của nồng độ cháy hoặc thấp hơn
giới hạn nổ dưới;
c) Trường hợp sóng nổ lan truyền từ sự cố hóa chất nguy hiểm,
ngưỡng định lượng là mức tăng áp suất không khí do lan truyền sóng nổ gây
ra bằng 6,9 kPa.
2. Việc xác định khoảng cách an toàn phải căn cứ vào điều kiện cụ
thể về khí tượng thủy văn, địa hình địa vật của nơi đặt cơ sở sản xuất, cất giữ
hóa chất nguy hiểm và các điều kiện công nghệ của quá trình sản xuất, cất
giữ hóa chất hiểm. nguy
3. Đối với hóa chất vừa có tính nguy hiểm cháy, nổ, vừa có tính độc,
khoảng cách an toàn trong trường hợp sự cố được xác định riêng cho từng
tính chất nguy hiểm và được lấy giá trị lớn nhất để áp dụng.
4. Trong cơ sở có nhiều loại hóa chất nguy hiểm, khoảng cách an toàn
được xác định riêng cho từng loại hóa chất và lấy khoảng cách ar toàn lớn
nhất để áp dụng.
5. Trong cơ sở có nhiều thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy
hiểm đặt tại các vị trí khác nhau, khoảng cách an toàn được xát định riêng
cho từng thiết bị sản xuất, chứa đựng; khoảng cách ar toàn áp dụng chung
cho toàn bộ cụm thiết bị phải bao gồm khoảng cách an toàn riêng của từng
thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chấ nguy hiểm.
6. Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn
kỹ thuật về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất
nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
Điều 15. Thay đổi khoảng cách an toàn
công Khoảng cách an toàn phải được thay đổi phù hợp trong trường hợp sau:
1. Cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm có sự thay đổi về nghệ, khối
lượng sản xuất, cất giữ hoặc có sự thay đổi bất kỳ dẫn đến thay đổi về khoảng cách an
toàn.
2. Số liệu thống kẽ về sự cố hóa chất nguy hiểm trong vòng 5 năm trị lại đây
cho thấy khoảng cách an toàn dự đoán có sự khác biệt lớn so với thực tế.
3. Trường hợp khoảng cách an toàn từ nơi đặt thiết bị đến vị trí, địa điểm cần
bảo vệ không đạt yêu cầu về ngưỡng định lượng cho phép, cơ sở sản xuất, cất giữ hóa
chất nguy hiểm phải áp dụng cá biện pháp để bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy
định, cụ thể:
a) Giảm khối lượng sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm;
b) Bổ sung các biện pháp che chắn hoặc sử dụng các phương tiệ giảm
nhẹ sự thoát ra của hóa chất nguy hiểm;
c) Thay đổi điều kiện công nghệ sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiên
để có kết quả theo hướng giảm khối lượng, áp suất, nhiệt độ sản xuất, cất giữ
hóa chất.
NGƯỠNG HÀM LƯỢNG CHẤT NGUY HIỂM TRONG HỖN HỢP PHẢI XÂY
DỰNG PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT
Điều 16. Phân loại chi tiết hóa chất nguy hiểm theo Hệ thống hài hòa toàn
cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất Hóa chất nguy hiểm theo định nghĩa tại khoản 4
Điều 4 của Luật Hóa chất là các nhóm hóa chất nguy hiểm bao gồm các hóa chất với
đặc tính chi
tiết như sau:

1. Các chất nổ:


a) Các chất nổ không bền; (1 loại chất nội b) Chất nổ loại 1;
c) Chất nổ loại 2;
d) Chất nổ loại 3;
đ) Chất nổ loại 4;
e) Chất nổ loại 5;
g) Chất nổ loại 6;
2. Các khí dễ cháy:
a) Khí dễ cháy loại 1; b) Khí dễ cháy loại 2;
3. Các sol khí dễ cháy:
a) Sol khí dễ cháy loại 1; b) Sol khí dễ cháy loại 2;
4. Khí ôxy hóa: khí ôxy hóa loại 1.
5. Các khí nén dưới áp suất:
a) Khí bị nén;
b) Khí hóa lỏng; c) Khí hóa lỏng làm lạnh;
d) Khí hòa tan.
6. Các chất lỏng dễ cháy:
a) Chất lỏng dễ cháy loại 1;
b) Chất lỏng dễ chảy loại 2;
c) Chất lỏng dễ cháy loại 3;
d) Chất lỏng dễ cháy loại 4;
7. Các chất rắn dễ cháy:
a) Chất rắn dễ cháy loại 1;
b) Chất rắn dễ cháy loại 2;
8. Các hỗn hợp và các chất tự phản ứng:
a) Các chất tự phản ứng loại 1;
b) Các chất tự phản ứng loại 2;
c) Các chất tự phản ứng loại 3 và 4;
d) Các chất tự phản ứng loại 5 và 6;
đ) Các chất tự phản ứng loại 7;
9.Chất lỏng tự cháy: chất lỏng tự cháy loại 1.
10. Chất rắn tự cháy: chất rắn tự cháy loại 1.
11. Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt:
a) Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt loại 1;
b) Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt loại 2.
12. Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy:
a) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 1
b) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 2
c) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 3
13. Các chất lỏng ôxy hóa:
a) Các chất lỏng ôxy hóa loại 1;
b) Các chất lỏng ôxy hóa loại 2;
c) Các chất lỏng ôxy hóa loại 3.

14. Các chất rắn ôxy hóa


a) Các chất rắn ôxy hóa loại 1;
b) Các chất rắn ôxy hóa loại 2;
c) Các chất rắn ôxy hóa loại 3.
15. Các peroxyt hữu cơ:
a) Các peroxyt hữu cơ loại 1;
b) Các peroxyt hữu cơ loại 2;
c) Các peroxyt hữu cơ loại 3 và 4;
d) Các peroxyt hữu cơ loại 5 và 6;
đ) Các peroxyt hữu cơ loại 7.
16. Các chất ăn mòn kim loại: các chất ăn mòn kim loại loại 1.
17. Độc tính cấp tính:
a) Độc tính cấp tính loại 1;
b) Độc tính cấp tính loại 2;
c) Độc tính cấp tính loại 3;
d) Độc tính cấp tính loại 4;
đ) Độc tính cấp tính loại 5.
18. Ăn mòn da/kích ứng da:
a) Ăh mòn da/kích ứng da loại 1;
b) Ăn mòn da/kích ứng da loại 2;
c) Ăn mòn da/kích ứng da loại 3.
19. Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt:
a) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 1;
b) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 2A;
c) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 2B.
20. Nhạy cảm hô hấp: nhạy cảm hộ hấp loại 1.
21. Nhạy cảm da: nhạy cảm da loại 1.
22. Biến đổi tế bào gốc:
a) Biến đổi tế bào gốc loại 1;
b) Biến đổi tế bào gốc loại 2.
23. Tính gây ung thư:
a) Tính gây ung thư loại 1 A và B;
b) Tính gây ung thư loại 2.
24. Độc tính tới khả năng sinh sản:
a) Độc tính tới khả năng sinh sản loại 1;
b) Độc tính tới khả năng sinh sản loại 2,
25. Các ảnh hưởng theo đường tiết sữa: các ảnh hưởng theo đường th sữa loại
1..
26. Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần:
a) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lân loại 1
b) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 2
c) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 3
27. Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại:
a) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại loại 1
b) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại loại 2
28. Độc tính hô hấp:
a) Độc tính hô hấp loại 1;
b) Độc tính hô hấp loại 2.
29. Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh:
a) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 1;
b) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 2;
c) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 3.
30. Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh:
a) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 1;
b) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 2;
c) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 3;
d) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 4.
Điều 17. Ngưỡng hàm lượng chất dựng phiếu an toàn hóa chất

1.Các hỗn hợp chất có chứa các chất nguy hiểm với hàm lượng theo khối lượng sau
đây phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất

S Đặc tính độc hại Hàm lượng


T
T
1 Độc cấp tính ≥ 1.0%
2 Bỏng hoặc ăn mòn da ≥ 1.0%

3 Có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến ≥ 1.0%


niêm mạc
4 Gây biến đổi gen cấp 1 ≥ 0.1%

5 Gây ung thư ≥ 0.1%

6 Độc tính sinh sản ≥ 0.1%

7 Độc tính đối với bộ phận chức năng xác ≥ 1.0%


định
(một lần phơi nhiễm)
8 Độc tính đối với môi trường thủy sinh ≥ 1.0%

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể
việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với hỗn hợp chất.
Chương VI
THÔNG TIN HÓA CHẤT
Điều 18. Thủ tục khai báo hóa chất
1. Cơ quan tiếp nhận khai báo
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ khai báo
đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo
thuộc địa bàn quản lý.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu các
hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo.
2. Hồ sơ khai báo
Tổ chức, cá nhân khai báo lập (02) bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Bản khai báo hóa chất theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
b) Đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm, hồ sơ khai báo phải kèm theo Phiếu
an toàn hóa chất Tiếng Việt và bản tiếng nguyên gốc hoặc Tiếng Anh.
Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó, tổ chức, cá nhân hoạ động
hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất.
3. Thời gian khai báo
a) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hỏi chất
phải khai báo có trách nhiệm khai báo bằng văn bản đến Sở Công thương trước ngày
31 tháng 01 hàng năm;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm khai báo bằng văn bản
đến Bộ Công Thương trong thời gian 15 ngày làm việc, k từ ngày thông quan hóa
chất. Xác nhận đã khai báo hóa chất của Bộ Công Thương là một điều kiện để tổ
chức, cá nhân được nhập khẩu hóa chất lần tiếp theo. Bộ Công Thương quy định mẫu
phiế xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu;
c) Sở Công Thương lập sổ quản lý khai báo và tổng hợp tình hình, kế
quả khai bác về hóa chất của địa phương, định kỳ tháng 3 hàng năm báo cáo
Bộ Công Thương.
4. Các trường hợp miễn trừ khai báo
a) Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu một lần phục vụ an ninh, quố phòng,
ứng phó các sự cố thiên tại, dịch bệnh khẩn cấp;
b) Hóa chất sản xuất, nhập khẩu dưới 100kg một năm không thuộc Danh mục
hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và các Danh mục hóa chất được kiểm soát theo
công ước quốc tế.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành xây dựng hệ
thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo, báo cáo hóa chất qua mạng điện tử trước
ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 19. Quy định về bảo mật thông tin
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất, nếu có yêu cầu bảo mật cả thông tin
không quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Hóa chất phải có đề nghị bằng văn bản
đến cơ quan tiếp nhận khai báo hỏ chất và báo cáo hoạt động hóa chất.
2. Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng v môi trường
sẽ không được coi là các thông tin bảo mật, bao gồm:
a) Tên thương mại của hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất;
b) Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, c nhận báo
cáo hoạt động hóa chất theo Điều 43, Điều 52 của Luật Hóa chất;
c) Thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất;
d) Các thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và
hạn chế các ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; các thông tin cảnh báo khi sử
dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố;
đ) Phương pháp phân tích để xác định khả năng phơi nhiễm đối với con người
và môi trường; tóm tắt kết quả thử nghiệm độc tính của hóa chất; e) Độ tinh khiết của
hỗn hợp chất và mức độ nguy hại các phụ gia, tạp chất.
3. Bộ Công Thương xây dựng hướng dẫn chi tiết về quy chế bảo mật thông tin
khai báo hóa chất. Cơ quan tiếp nhận khai báo hóa chất, báo cáo hoạt động hóa chất
có trách nhiệm bảo mật thông tin.
Điều 20. Xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia
1. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia nhằm mục
đích quản lý an toàn hóa chất và cung cấp thông tin cho hệ thống giải đáp, cung cấp
thông tin hóa chất nguy hiểm trong tình huống khẩn cấp.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ quản lý ngành, địa phương xây
dựng Đề án Điều tra, khảo sát xây dựng Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục
hóa chất quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm
2009.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Nhiệm vụ triển khai Luật Hóa chất của các bộ, ngành
1. Các bộ, ngành triển khai quản lý hoạt động hóa chất theo phân công tại Luật
Hóa chất.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, các ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Cơ sở dữ liệu
hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia; Đề án Triển khai hoàn chỉnh hệ thống
hài hòa toàn cầu về ghi nhãn hóa chất tại Việt Nam; xây dựng hệ thống phòng thí
nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ
quản lý ngành, các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng trình Thủ tướng Chính
phủ Đề án Điều tra, thu gom và xử lý hóa chất tồn dư do chiến tranh; Đề án Xây dựng
phương án thu gom, xử lý các hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tịch thu hay hóa chất
độc không rõ nguồn gốc.
4. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, ban hành theo quy
định các Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế ý sử dụng và được sử dụng
trong các lĩnh vực y tế, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong
gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm, bảo vệ thực vật, thú y và nuôi
trồng thủy sản theo quy định của Luật Hóa chất.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Thủ tướng Chính
phủ Đề án Xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với toàn bộ thuốc bảo vệ thực vật tại
Việt Nam.
6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, ban
hành danh mục hóa chất không được sử dụng, hóa chất được sử dụng trong lĩnh vực
đảm bảo an ninh, quốc phòng; phòng, chống bạo loạn và phòng cháy, chữa cháy.
7. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ quản lý ngành xây dựng trình Thủ
tướng Chính phủ Đề án Điều tra, khảo sát và tăng cường năng lực lực lượng phòng
cháy, chữa cháy tại các vùng nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố
hóa chất trong các khu vực công nghiệp hóa chất tập trung.
8. Bộ Giao thông vận tải rà soát, bổ sung các văn bản quản lý liên quan đến
vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
hàng không.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế các quy định tại Chương I, Chương II, Điều 12,
Điều 13, Điều 20 Chương III và Chương IV Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20
tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất. Bãi bỏ các quy định trước đây
trái với Nghị định này. Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức,
cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Bộ quản lý chuyên
STT Tên hóa chất Số CAS
ngành
1
2 3 4
1 Xăng, dầu và các chế phẩm dầu khí Bộ Công Thương
2 Khí hóa lỏng và các sản phẩm khí tự nhiên Bộ Công Thương
3 Hóa chất công nghiệp nguy hiểm Bộ Công Thương
Hóa chất, sản phẩm hoá chất sử dụng trong
4 Bộ Y tế
ngành y tế
Hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong
5 Bộ Y tế
ngành thực phẩm
Bộ Nông nghiệp và
6 Hóa chất, sản phẩm sử dụng trong thú y
Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và
7 Hóa chất, sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật
Phát triển nông thôn
Hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong Bộ Nông nghiệp và
8
ngành thủy sản Phát triển nông thôn

Phụ lục I
DANH MỤC HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

Phụ lục II
DANH MỤC HÓA CHẤT HẠN CHẾ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

Bộ quản lý
STT Tên hóa chất Số CAS
chuyên ngành
1 2 3 4

Amiton: O O- Bộ Công Thương


Dietyl S-[2-
(dietylamino)
etyl]phosphorothiol
1 78-53-5
at và các muối
alkyl hóa hoặc
proton hóa tương
ứng
PFIB:1,1,3,3,3-
Pentafloro-2-
2 382-21-8
(trìlorometyl)-1-
propen
BZ: 3-
3 Quinuclidinul 6581-06-2
benzilat (*)
4 Các hóa chất chưa
các chất đã được
liệt kê tại bảng 1,
chứa một nguyên
tử phospho liên kết
với một nhóm
metyl, etyl hoặc
propyl (Mạch thẳng
hoặc nhánh) nhưng
không liên kết
thêm với các
nguyên tử có
carbon khác
Ví dụ:
Metylphosphonyl 676-97-1
diclorit Dimetyl 756-79-6
Metylphosphonat
Ngoại trừ Fonofos:
O-Etyl S-phenyl
944-22-9
Etylphosphonothiol
othionate

5 Các hợp chất N,N-


Dialkyl (Me, Et, n-
Pr hoặc i-Pr)
Phosphoramidic
dihalit
Các hợp chất
Dialkyl (Me, Et, n-
Pr hoặc i-Pr) N,N-
6
dialkyl (Me, Et, n-Pr
hoặc i-Pr)-
phosphoramidat
7 Arsenic triclorit 7784-34-1
2,2-Diphenyl-2-
8 76-93-7
hydroxyacetic acid
9 Quinuclidin-3-ol 1619--34-7
Các hợp chất N,N-
Dialkyl (Me, Et, n-
Pr hoặc i-
10 Pr)aminoetyl-2-
clorit và các muối
proton hóa tương
ứng
11 Các hợp chất N,N-
Dialkyl (Me, Et, n-
Pr hoặc i-Pr)
aminoetan-2-ol và
các muối proton
hóa tương ứng
ngoại trừ
N,N-
Dimetylaminoetan
ol và các muối 108-01-0
proton hóa tương
ứng
N,N-
Dietylaminoetanol
100-37-8
và các muối proton
hóa tương ứng
Các hợp chất N,N-
Dialkyl (Me, Et, n-
Pr hoặc i-Pr)
12
aminoetan-2-thiol
và các muối proton
hóa tương ứng
Thiodiglycol:
13 Bis(2-hydroxyetyl) 111-48-8
sulfit
Pinacolyl alcohol:
14 3,3-Dimetylbutan- 464-07-3
2-ol
15 Phosgene: 75-44-5 Bộ Công Thương
Carbonyl diclorit
16 Cyanogen cloride 506-77-4
17 Hydrogen cyanide 74-90-8
Chloropicrin:
18 Trichloronitrometa 76-06-2
n
Phosphorus
19 10025-87-3
oxyclorit
20 Phosphorus triclorit 7719-12-2
Phosphorus
21 10026-13-8
pentaclorit
22 Trimetyl phosphit 121-45-9
23 Trietyl phosphit 122-52-1
24 Dimetyl phosphit 868-85-9
25 Dietyl phosphit 762-04-9
26 Sulfur monoclorit 10025-67-9
27 Sulfur dicloride 10545-99-0
28 Thionyl clorit 7719-09-7
29 Etyldiethanolamin 139-87-7
Metyldiethanolami
30 105-59-9
n
31 Trietanolamin 102-71-6
32 Amonium Nitrat 6484-52-2
(hàm lượng
>99,5%)
Nhóm các vật liệu
33
nổ công nghiệp
34 Aldrin 309-00-2
35 Clordran 57-74-9
36 Dieldrin 60-57-1
Endrin Bộ Nông nghiệp và
37 72-20-8
Phát triển nông
38 Heptachlor 76-44-8
thôn
39 Hexaclorobenzen 118-74-1
40 Mirex 2385-85-5
41 Toxaphen 8001-35-2
Polychlorinated Bộ Tài nguyên
42 11097-69-1
Biphenyls và Môi trường

Phụ lục III


DANH MỤC HÓA CHẤT CẤM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

STT Tên hóa chất Số CAS Mã số HS


A Các hóa chất
1 Các hợp chấy O-Alkyl (<C10, gồn cả cycloalkyl) alkyl 2931.00
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphonofloridat
Ví dụ:
Sarin: O-Isopropylmetylphosphonofloridat 107-44-8 2931.00
Soman: O-Pinacolyl metylphosphonofloridat 96-64-0 2931.00
2 Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N, 2931.00
N-dialkyl
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphoramidocyanidat
Ví dụ:
Tabun: O-Ethyl N,N-dimetyl phosphoramidocyanidat 77-81-6 2931.00
3 Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) 2930.90
S-2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoetyl alkyl
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolat và các muối alkyl hóa
hoặc proton hóa tương ứng
Ví dụ:
VX:O-Etyl S-2-diisopropylaminoetyl metyl phosphonothiolat 50782-69-9 2930.90
4 Các chất gây bỏng chứa Lưu huỳnh (Sulfur mustards):
2-Cloroetylchlorometylsulfit 2625-76-5 2930.90
Khí gây bỏng: Bis (2-cloroetyl) sulfit 505-60-2 2930.90
Bis (2-cloroetylthio) metan 63869-13-6 2930.90
Sesquimustard: 1,2-Bis (2-cloroetylthio) etan 3563-36-8 2930.90
1,3-Bis (2-cloroetylthio)-n-propan 63905-10-2 2930.90
1,4- Bis (2-cloroetylthio)-n-butan 142868-93-7 2930.90
1,5-Bis (2-cloroetylthio)-n-pentan 142868-94-8 2930,90
Bis (2-cloroetylthiometyl) ete 63918-90-1 2930.90
Khí gây bỏng chứa Lưu Huỳnh và Oxy: 63918-89-8 2930.90
Bis (2-cloroetylthioetyl) ete
5 Các hợp chất Lewisite (chứa Arsen): 541-25-3 2931.00
Lewisite 1: 2-Clorovinyldicloroarsin
Lewisite 2: Bis (2-clorovinyl) cloroarsin 40334-69-8 2931.00
Lewisite 3: Tris (2-clorovinyl) arsine 40334-70-1 2931.00
6 Hơi cay Nitơ (Nitrogen mustards) 538-07-8 2921,19
HN1: Bis (2-chlorovinyl) etylamin
HN2: Bis (2-chloroetyl) metylamin 51-75-2 2921.19
HN3: Tris(2-cloroetyl) amin 555-77-1 2921.19
7 Saxitoxyn 35523-89-8 3002.90
8 Ricin 9009-86-3 3002.90
B Các tiền chất
9 Các hợp chất Alkyl (Me,Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonyldiflorit
Ví dụ: DF: Metylphosphonyldiflorit 676-99-3 2931.00
10 Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) 2931.00
O-2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr)-aminoetyl alkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonit và các muối alkyl hóa
hoặc proton hóa tương ứng
Ví dụ:
QL: O-Etyl O-2-diisopropylaminoetyl metylphosphonit 57856-11-8 2931.00
11 Chlorosarin: O-Isopropyl metylphosphonocloridat 1445-76-7 2931.00
12 Chlorosoman: O-Pinacolyl metylphosphonocloridat 7040-57-5 2931.00

Phụ lục IV
DANH MỤC HÓA CHẤT CÓ YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA,
KHẮC PHỤC SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ DUY TRÌ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

Khối lượng
STT Các hóa chất nguy hiểm
(tấn)
1 Amoni nitrat (trên 98%) 50
2 Kali nitrat (dạng tinh thể) 1,250
3 Asen pentoxyt, Axit asenic (V) và các muối của nó 1,0
4 Asen trioxit và các muối 0,1
5 Brom 20,0
6 Clo 10,0
7 Các hợp chất của Nikel dạng bột có thể phát tán rộng trong không 1,0
khí (nikel monoxyt, nikel dioxyt, nikel sulphit, trinikel disulphit,
dinikel trioxyt)
8 Etylenimine 10,0
9 Flo 10,0
10 Foocmaldehit (Nồng độ >= 90%) 5,0
11 Hydrogen 5,0
12 Hydro clorit (khí lỏng) 25,0
13 Ankyl chì 5,0
14 Các khí hóa lỏng đặc biệt dễ cháy (bao gồm cả LPG và khí tự nhiên 50,0
hóa lỏng hoặc không hóa lỏng
15 Axetylene 5,0
16 Etylen oxyt 5,0
17 Propylen oxyt 5,0
18 Metanol 500,0
19 4,4-Metylenebis (2-cloraniline) và / hoặc muối của nó ở dạng bột 0,01
20 Metylisoxyanat 0,15
21 Oxy 200,0
22 Toluen diisoxyanat 10,0
23 Cacbonyl diclorit (phosgene) 0,3
24 Asenic trihydrit (arsine) 0,2
25 Phospho trihydrit (phosphin) 0,2
26 Sulphur diclorit 1,0
27 Sulphur trioxyt 15,0
28 Polyclorodibenzofurans and polyclorodipenzodioxyns 0,001
29 Các muối có khả năng gây ung thư có nồng độ trên 5% về khối 0,5
lượng: 4-Aminobiphenyl và/hoặc muối của nó, Benzotrichloride,
Benzidine và/hoặc muối của nó, Bis (clorometyl) ete, Clometyl
metyl ete, 1,2-Dibrometan, Dietyl sulphat, Dimetyl sulphat,
Dimetylcarbamoyl clorit, 1,2-Dibrom-3-cloropropan, 1,2-
Dimetylhydrazin, Dimetylnitrosamin, Hexametelphosphorit triamit,
Hydrazin, 2-Naphtylamin và/hoặc muối của nó, 4-Nitrodiphenyl
and 1,3-Propanesultone.
30 Sản phẩm dầu mỏ: 2500,0
(a) Xăng và xăng naphta
(b) Dầu kerosen (bao gồm cả nhiên liệu động cơ)
(c) Dầu đốt (bao gồm cả diesel nhiên liệu, dầu đốt lò và các
hỗn hợp dầu nhiên liệu)
31 Acrylonitril 20,0
32 Hidro selenit 1,0
33 Nickel tetracacbonyl 1,0
34 Oxy diflorit 1,0
35 Pentaboran 1,0
36 Selenium hexaflorit 1,0
37 Stibin (antimony hydril) 1,0
38 Sulphua dioxyt 20,0
39 Tellurium hexaflorit 1,0
40 2,2-Bis (tert-butylperoxy) butan (>70%) 5,0
41 1,1-Bis (tert-butylperoxy) xyclohexan (>80%) 5,0
42 Tert-butylperoxy acetat (>70%) 5,0
43 Tert-butylperoxy isobutyrate (>80%) 5,0
44 Tert-butylperoxy isopropylcarbonat (>80%) 5,0
45 Tert-butylperoxy maleat (>80%) 5,0
46 Tert-butylperoxy pivalat (>77%) 5,0
47 Dibenzyl peroxydicarbonat (>90%) 5,0
48 Dietyl peroxydicarbonat (>30%) 5,0
49 2,2 Dihydroperoxypropan (>30%) 5,0
50 Di-isobutyryl peroxyt (>50%) 5,0
51 Di-n-ptopyl peroxydicarbonat (>80%) 5,0
52 Di-sec-butyl peroxydicarbonat (>80%) 5,0
53 3.3.66.99-Hexametyl-1.2.4.5-tetroxacyclononat (>75%) 5,0
54 Metyl ethyl ketone peroxyt (>60%) 5,0
55 Metyl isobutyl keton peroxyt (>60%) 5,0
56 Peraxetic axit (>60%) 5,0
57 Natri clorat 25

Phụ lục V
DANH MỤC HÓA CHẤT PHẢI KHAI BÁO
(Ban hành kèm theo nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008)

Tên hóa chất Mã số Hải quan


Cồn etylic và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ 2207 20
Lưu huỳnh các loại trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh 2503
dạng keo
Amiăng (Asbestos) 2524
- Bột mì ca 2525 20
- Talk đã nghiền, hoặc làm thành bột 2526 20
Dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc ín than đá ở nhiệt độ cao; các sản 2707
phẩm tương tự, có khối lượng cấu tử thơm lớn hơn cấu tử không thơm
- Benzen 2707 10
- Toluen 2707 20
- Xylen 270730
-Naphthalen 2707 40
- Phenol 2707 60
Nhựa chứng ( hắc ín ) và than cốc nhựa chưng, thu được từ hắc ín than đá hoặc 2708
hắc ín khoáng chất khác
- Chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc 2710 91
biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)
- Loại khác 2710 90
Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác 2711
- Khí thiên nhiên 2711 11
- Propan 2711 12
- Butan 2711 13
- Etylen, propylen, butylen và butadien 2711 14
- Khí thiên nhiên 2711 21
Flo, clo, brom và iot 2801
- Clo 2801 10
- Iot 2801 20
- Flo, Brom 2801 30
Lưu huỳnh thăng hoa hoặc kết tủa; lưu huỳnh dạng keo 2802
Hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác 2804
- Hydro 2804 10
- Argon 2804 21
- Loại khác 2804 29
- Nitơ 2804 30
- Oxy 2804 40
-Boron, tellurium 2804 50
- Phospho 2804 70
- Arsenic 2804 80
-Selenium 2804 90
Kim loại kiềm hoặc kiềm thổ; kim loại đất hiếm, scandium,và yttrium, đã hoặc 2805
chưa pha trộn hoặc tạo hợp kim với nhau; thủy ngân
- Natri 2805 11
- Kim loại đất hiếm, scandium và yttrium đã hoặc chưa pha trộn hoặc tạo hợp 2805 30
kim với nhau
- Thủy ngân 2805 40
Hydro clorua (hydrochloric acid); axit closulfuric 2806
- Hydro clorua (hydrochloric acid) 2806 10
- Axit closulfuric 2806 20
Axitsulfuric; axit sulfuric bốc khói (oleum) 2807
Axit nitric; axit sulfonitric 2808
Diphosphorous pentaoxyde; axit phosphoric, axit polyphosphoric đã hoặc chưa 2809
xác định về mặt hóa học
- Diphosphorous pentaoxyde 2809 10
- Axit phosphoric và axit polyphosphoric 2809 20
Oxyt Boron, axit boric 2810
Axit vô cơ khác và các hợp chất chất vô cơ chứa oxy khác của các phi kim loại 2811
- Hydro florua (hydroflouric acids) 2811 11
- Lưu huỳnh dioxyt 2811 23
Halogenua và Oxyt halogenua của phim kim loại 2812
- Clorua và oxytclorua 2812 10
- Loại khác 2812 90
Sulfua của phi kim loại, phospho tríulfua thương phẩm 2813
- Carbon disulfua 2813 10
- Loại khác 2813 90
Amoniac, dạng than hoặc dạng dung dịch nước 2814

Natri hydroxyt (xút ăn da); kali hydroxyt (potash ăn da), natri peroxyt 2815
hoặc kall peroxyt

Magie hydroxyt và magie peroxyt; oxyt, hydroxyt và peroxyt của 2816


stronti hoặc bari
Hydrazine và hydroxylamine và các muối vô cơ của chúng; các loại 2825
bazơ vô cơ; các oxyt, hydroxyt và peroxyt kim loại khác

Florua; florosilicat, floroaluminat và các loại muối flo phức khác 2826
Clorua, clorua oxyt và clorua hydroxyt; bromua và oxyt bromua, iot và 2827
iot oxyt
Hypoclorit; canxi hypoclorit thương phẩm; clorit; hypobromi 2828
Clorat và peclorat; bromat và pebromat; iotdat và peiodat 2829

Sunfua; polysunfua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học 2830

Dithionit và sulfosilat 2831

Sulfit; thiosulfat 2832

Nitrit; nitrat 2834


Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat; 2835
polyphosphat, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học
- Phosphinat (hypophosphit) và phosphonat (phosphit) 2835 10

- Phosphat:

-Của mono hoặc 2835 22

- Của trinatri 2835 23

- Của kali 2835 24


- Canxi hydrogenorthophosphate (dicalcium phosphate) 2835 25
- Canxi phosphat khác 2835 26
- Loại khác 2835 29

- Poly phosphat:

- Natri triphosphat (natri tripolyphosphat) 2835 31


- Loại khác: 2835 39

Xyanua, xyanua oxyt và xyanua phức 2837


Fulminat, xyanat và thioxyanat 2838
Borat; peroxoborat (perborat) 2840

Muối của axit oxometalic hoặc axit perxometalic 2841

- Aluminat 2841 10

- Kẽm hoặc chỉ cromat 2841 20

-Natri dicromat 2841 30

- Cromat và dicromat khác, peroxocromat 2841 50

- Manganit, manganat và permanganat:

- Kali permanganat 2841 61


- Loại khác 2841 69
- Molipdat 2841 70

- Vonframat 2841 80

- Hợp chất vàng 2841 30


- Hợp chất khác; hỗn hống 2843 90

Các nguyên tố hóa học phóng xạ và các đồng vị phóng xạ (kể cả các 2844
nguyên tố hóa học và các đồng vị có khả năng phân hạch hoặc làm
giàu) và các hợp chất của chúng; hỗn hợp và các phế liệu có chứa
các sản phẩm trên

- Uran đã được làm nghèo tới U 235 và các hợp chất của nó; thori và 2844 30
các hợp chất của nó; hợp kim, các chất tán xạ (kể cả gốm kim loại),
sản phẩm gốm kim loại và các chất hỗn hợp chứa uran đã được
làm nghèo tới U235, thori hay các hợp chất của các sản phẩm trên

Hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại đất hiếm, của yttrium hoặc 2846
của scandi, hoặc của hỗn hợp các kim loại này

- Hợp chất cenium 2846 10

- Loại khác 2846 90


Hydro peroxyt, đã hoặc chưa làm rắn bằng ure 2847

Phosphua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ phosphua sắt 2848

Carbua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học 2849

Hydrua, nitrua, azide, silicua và borua, đã hoặc chưa xác định về mặt 2850
hóa học, trừ các hợp chất carbua của nhóm 2849

Hydrocarbon mạch hở 2901

Hydrocarbon mạch vòng 2902


Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon 2903
- Clometan (Clorua metyl) và cloetan (clorua etyl) 2903 11
- Dicloromethane (metylen clorua) 2903 12

- Cloroform (trichloromethane) 2903 13

- Carbon tetraclorua 2903 14

- 1,2-Dichloroethane (etylen diclorua) 2903 15


- Loại khác
Vinyl clorua (cloetylen) 2903 21
Trichloroethylene 2903 22

-Tetrachloroethylene (perchloroethylene) 2903 23

- Loại khác 2903 29

-Dẫn xuất flo hóa, brom hóa hoặc iot hóa của hydrocarbon mạch hở 2903 30

- Trichlorofluoromethane 2930 41

- Dichlorodifluoromethane 2903 42

- Trichlorotrifluoroethanes 2903 43
-Dichlorotetrafluorethanes và chloropentafluoroethane 2903 44
- Các dẫn xuất khác đã halogen hóa hoàn toàn chỉ với flo và clo 2903 45
- Bromochlorodiflouromethane, bromotrifluoromethane 2903 46
và dibromotetrafluoroethanes

- Các dẫn xuất halogen hóa hoàn toàn khác 2903 47

- Loại khác 2903 49


- Dẫn xuất đã halogen hóa của hydrocarion cycaric cyceric
hoặc cycloterpenic:
- 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane 2903 51

- Loại khác 2903 59

--Dẫn xuất đã halogen hóe của hydrocarton thơm


- Chlorobenzene, o-dichlorobenzene và p-dichlorobenzene 2903 61

- Hexachlorobenzene và DDT 2903 62


(1,1,1-trichloro-2,2-bis (p-chlorophenyi) ethane)

- Loại khác 2903 69

Dẫn xuất sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitreso hóa của hydro 2904
hoặc chưa halogen hóa
Rượu mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa, đã sulfo hóa nitro hóa hoặc nitroso 2905
hóa của chúng

Phenol; rượu-phenol 2907


Dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của 2908
phenol hoặc của rượu-phenol

- Dẫn xuất chỉ được halogen hóa, muối của chúng 2908 10
- Dẫn xuất chỉ được sulfo hóa, muối và este của chúng 2908 20
- Loại khác 2908 90

Ete, rượu-ete, phenol-ete, phenol-rượu-ete peroxyt rượu, peroxyt 2909


ete, peroxyt xeton, (đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học), và các
dẫn xuất halogen hóa, sulfonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của
các chấ ttrên

Epoxyt, rượu epoxy, phenol epoxy, ete epoxy có vòng ba cạnh và các dẫn 2910
xuất đã halogen hóa, sulfo hóa, ni ro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng

Axtal và hemiaxetal, có hoặc không có chức oxy khác và các dẫn xuất halogen hóa, 2911
sunfo hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng
Aldehyt , có hoặc không có chức oxy khác; polyme mạch vòng của aldehyt; 2912
paraformaldehyde
Xeton và quinon có hoặc không có chức oxy khác, dẫn xuất halogen hóa, sunfo hóa, 2914
nitro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng
Axit cacboxylic đơn chức, no, mạch hở và các alhydrit, halogenua, peroxyl, peroxyaxit 2915
của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sunfo hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của các chất
trên
- Axit fomic muối và este của nó
- Axit fomic 1915 11
- Muối của axit fomic 2915 12
- Este của axit fomic 2915 13
- Axit axetic và muối của nó; alhydric axetic
- Axit axetic 2915 21
- Natri axetal 2915 22
- Coban axetal 1915 23
- Ahydrit axetic 2915 24
- Loại khác 2915 29
- Este của axit axetic
- Etyl axetat 2915 31
- Vinyl axetat 2915 32
- N-butyl axetat 2915 33
- Isobutyl axetat 2915 34
- 2- Etoxyetyl axetat 2915 35
- Loại khác 2915 39
- Axit mono-, di- hoặc tricloaxetic, muối và este của chúng 2915 40
- Axit propionic, muối và este của chúng 1915 50
- Axit butanoic, axit pentanoic, muối và este của chúng 2915 60
- Axoit palmitic, axit stearic, muối và este của chúng 2915 70
- Loại khác 2915 90
- Axit cacboxylic đa chức, các alhydrit, halogenua, peroxyl, peroxyaxit của 2917
chúng, các dẫn xuất halogen hóa, sunfo hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của các
chất trên
- Axit polycarboxylic đơn chức mạch hở, các alhydat, halogenua peroxyt và
peroxyaxit của chúng, các dẫn xuất của các chất trên

- Axit oxalic, muối và este của nó 2917 11


- Axit adipic, muối và este của nó 2917 12
- Axit azelaic, axit sebacic, muối và este của chúng 2917 13
- Alhydrit maleic 2917 14
- Loại khác 2917 19
- Axit carboxylic đa chức cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic các alhydrit, 2917 20
halogenua, peroxyt và peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất
trên
- Axit carboxylic thơm đa chức, các alhydrit, halogenua, peroxyt và
peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên
- Dibutyl orthophthalates 2917 31
- Dioctyl orthophthalates 2917 32
- Dinonyl hoặc didecyl orthophthalates 2917 33
- Este khác của các axit orthophthalates 2917 34
-Alhydrit phthalic 2917 35
- Axit terephthalic và muối của nó 2917 36
- Dimethyl terephthalate 2917 37
- Loại khác 2917 39
- Axit carboxylic có thêm chức oxy và các alhydrit, halogenua, peroxyt và 2918
peroxyaxit của chúng: các dẫn xuất halo gen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc
nitroso hóa của các chất trên
- Axit carboxylic có chức rượu nhưng không có chức oxy khác, các alhydrit,
halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng, các dẫn xuất của các chất trên
- Axit lactic, muối và este của nó 2918 11
- Axit tactaric 2918 12
- Muối và este của axit tactaric 2918 13
- Axit citric 2918 14
- Muối và este của axit citric 2918 15
- Axit gluconic, muối và este của nó 2918 16
- Loại khác 2918 19
- Axit carboxylic có chức phenol nhưng không có chứa oxy khác các
alhydrit, halogenua, peroxyt và peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các
chất trên
- Axit salicylic, muối và este của nó 2918 21
- Axit o-axetylsali cylic, muối và este của nó 2918 22
- Este khác của axit salicylic và muối của nó 2918 23
- Loại khác 2918 29
- Axit carbocylic có chức aldehyt hoặc chứa xeton nhưng không có chức oxy 2918 30
khác, các alhydrit, halogenua, peroxyt và peroxyaxit của chúng và các dẫn
xuất của các chất trên.
- Loại khác 2918 90
Este của axit vô cơ khác của các phi kim loại (trừ este của hydro halogenua) 2920
và muối của chúng: các halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa
của các chất trên
Hợp chất chứa amin 2921
Hợp chất amino chứa oxy 2922
Hợp chất chứa carboxyamit, hợp chất chứa amit của axit cảbonic 2924
Hợp chất chứa nitril 2926
Hợp chất diazo-, azo hoặc azoxy 2927
Dẫn xuất hữ cơ của hydrazin hoặc của hydroxilamin 2928
Hợp chất chứa nitơ khác 2929
Hợp chất lưu huỳnh - hữucơ 2930
Hợp chất vô cơ - hữa cơ khác 2931
Hợp chất dị vòng chỉ chứa (các) dị tố oxy 2932
Hợp chất dị vòng chỉ chứa (các) dị tố nitơ 2933
Bột nổ đẩy 3601
Thuốc nổ đã điều chế, trừ bộ nổ đẩy 3602
Hợp kim Xeri - sắt và các hợp kim tự cháy, dẫn lửa khác ở mọi dạng: các sản 3606
phẩm làm từ vật liệu dễ cháy như đã ghi trong chú giải 2 của chương này
- Nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu ga hóa hóa lỏng đựng trong thùng dùng để 3606 10
bom hoặc bơm lại ga bật lửa có dung tích không quá 300 cm3
- Loại khác 3606 90
Các loại alkylbenzen hỗn hợp và các loại alkylnaphthalen hỗn hợp, trừ các 3817 00
chất thuộc nhóm 27.07 hoặc nhóm 29.02
- Nhựa từ dầu mỏ, nhựa curmaron, nhựa inden hoặc nhựa curmaron-inden và 3911 10
polyterpen

You might also like