You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

MÔN HỌC : CƠ SỞ TIN HỌC Y SINH

ĐỀ BÀI : ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CODE GREY TRONG BỆNH


VIỆN

GVHD : TS. Lê Mạnh Hải

Nhóm thực hiện :

Nguyễn Thị Huyền Trân 1814422

Nguyễn Anh Thư 1814273

Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 5 năm 2021


Mục lục
1.Tổng quan :................................................................................................................3
2.Nguyên lý hoạt động:.................................................................................................6
3. Các thao tác cụ thể:................................................................................................10
4. Kết luận :.................................................................................................................12

2
Mô hình y tế thông minh trước mắt sẽ được thí điểm nhân dân gia định và sẽ được triển
khai toàn thành phố nhằm tạo môi trường làm việc an toàn cho NVYT

1.Tổng quan :
“Code blue”, “code red”, “code pink”, “code white”,… nghe có vẻ còn xa lạ đối với
nhân viên y tế đang công tác tại các bệnh viện ở nước ta nhưng lại rất quen thuộc đối
với nhân viên y tế tại các nước phát triển.

Không riêng gì ở nước ta, các bệnh viện trên thế giới có chung một đặc điểm đó là môi
trường làm việc luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ rủi ro và có thể xảy ra sự cố bất cứ
lúc nào gây hậu quả khó lường nếu không chủ động có hệ thống báo động khẩn cấp
đến đúng  người để kịp thời hỗ trợ. Để chủ động ứng phó giải quyết các tình huống
trên, đồng thời hạn chế xảy ra tình huống hoảng loạn đôi khi kết quả lại xấu hơn, hiện
nay nhiều bệnh viện tại các nước trong khu vực đã thiết lập các báo động khẩn cấp
được mã hoá theo màu nhằm giúp nhân viên dễ dàng gọi hỗ trợ đúng người trong thời
gian nhanh nhất.

Tuỳ mỗi nước, mà quy định mã hoá màu khác nhau trong báo động các tình huống
khẩn cấp, trong đó có 3 màu gần như được chọn thống nhất là: ấn nút xanh (code blue)
để gọi hỗ trợ cấp cứu ngưng tim, ngưng thở; ấn nút màu hồng (code pink) để gọi hỗ trợ
cấp cứu ngưng tim, ngưng thở ở trẻ sơ sinh và trẻ em; ấn nút màu đỏ (code red) để báo
cháy. Các màu khác để gọi hỗ trợ khẩn cấp có khác nhau giữa các quốc gia.
3
a. CODE GREY là gì :
- Code grey là một hệ thống phản ứng nhằm phòng ngừa, xử lý, khắc phục các
tình huống khẩn cấp về an ninh trật tự xảy ra trong bệnh viện bao gồm hành
động gây rối trật tự công cộng, hành động bạo lực, hành động trộm cắp, hành
động tấn công có hoặc không có hung khí, vũ khí đe dọa tính mạng tài sản của
cá nhân, tập thể.
- Hệ thống dựa trên nền tảng API service tích hợp tổng đài ảo tạo ra các file giọng
nói với nhiều cách đọc khác nhau, gọi được nhiều số điện thoại cùng lúc. Chỉ
mất 1-2 phút kể từ lúc tổng đài nhấn nút báo động Code grey là Ban giám đốc,
trực lãnh đạo, nhóm trực an ninh sẽ nhận được cuộc gọi tự động được gửi đến
điện thoại của từng cá nhân. Ngoài Code grey, hệ thống “Auto Call” của bệnh
viện còn có “Code blue” dành cho hỗ trợ khẩn cấp ngưng tim, ngưng thở, “Code
red” dành cho hỗ trợ khẩn cấp cháy nổ, và “Báo động đỏ” dành cho hỗ trợ khẩn
cấp khi có bệnh nhân nguy kịch.

- Dấu hiệu cảnh báo sớm xảy ra “code grey”:


+ Đe dọa trực tiếp bằng lời nói hay hành động.
+ Từ chối tuân thủ nội quy, quy định của bệnh viện.
+ Mang hung khí vũ khí; che dấu hung khí vũ khí vào bệnh viện
+ Bức xúc với người khác (bao gồm NVYT) trong bệnh viện.
4
+ Băng nhóm vào bệnh viện.
b. Lực lượng phản ứng khi khởi động “code grey”:
- Đội bảo vệ: kíp trực 03-04 nhân sự.
- Nhân viên trực Tổng đài: 01 nhân sự
Lực lượng phản ứng tham giá các lớp tập huấn các kỹ năng ứng phó sự cố bất
thường, được trang bị bộ đàm, dùi cui kim loại theo quy định.
- Phân công nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp:
+ Giám sát hệ thống Camera: được trưởng tua trực Bảo vệ phân công quan sát
hệ thống Camera, ghi hình; xác định vị trí an toàn để sơ tán, điều phối xử lý sự
cố.
+ Lực lượng phản ứng: Trưởng tua trực Bảo vệ và các thành viên đội Bảo vệ
đến hiện trường sơ tán người ra khỏi, ngăn chặn người đi vào, hạn chế hành
động tấn công, hỗ trợ cơ quan chức năng…
+ Tổng đài bệnh viện: nhân viên Tổng đài thực hiện phụ trách công việc liên lạc
với lực lượng chức năng khi có chỉ đạo.
c. Đối tượng:

Là một người hay nhóm người gây ra các tình huống khẩn cấp về an ninh trật tụ
trong bệnh viện ( bệnh nhân, người nhà, côn đồ hung hãn, băng nhóm lưu manh ).

d. Mục đích:
- Xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về an ninh trật tự xảy ra trong bệnh viện;
đảm bảo an toàn, hạn chế mức thấp nhất rủi ro cho người bệnh, người nhà bệnh
nhân, nhân viên bệnh viện.
- Thành lập đội an ninh phản ứng nhanh Code Grey thành thạo các kỹ năng đối
phó với các sự cố bất thường, phối hợp đồng bộ kịp thời hiệu quả với lực lượng
chức năng.
- Tạo lập cơ chế thông minh liên lạc nhanh chóng nhằm giải quyết các vụ việc
gây mất an ninh trật tự tại bệnh viện.

5
2.Nguyên lý hoạt động:
Cấp độ ( mức độ) mất an ninh trật tự được đánh giá dực trên 3 tiêu chí phạm vi xảy
ra sự cố, số lượng người gây ra sự cố và hoàn cảnh – hành vi sự cố. Khi các tiêu chí
nằm ở mức độ khác nhau thì cấp độ sự cố được xếp ở cấp có tiêu chỉ nặng nhất.

6
Cấp độ I II III

Mức độ Không nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng

Phạm vi 1 khoa/ phòng > 1 khoa/ phòng > 2 khoa/ phòng

Hoàn cảnh và Bức xúc, quá kích của người nhà bệnh, Thân nhân, băng nhóm đến Vụ ẩu đả, đánh nhau ở người, nạn
hành vi người nhà do hiểu lầm, chưa hiểu đúng gây rối, có nguy cơ đe dọa, nhân được đồng bọn hoặc người dân
sự việc hành hung NVYT hoặc BN đưa đi cấp cứu, tuy nhiên một số đối
tượng kéo đến bệnh viện tiếp tục
hành hung, truy sát, có sử dụng hung
khí, gậy gộc… có hành vi đe dọa
hoặc hành hung NVYT và BN
Nhân viên y tế -Nhận định tình huống và xử lý ban đầu -Nhận định tình huống và xử lý ban đầu
- Gọi trực tiếp cho tổ Bảo vệ - Khởi động nút báo động “CODE GREY”/Gọi trực tiếp cho Tổ
- Gọi cho phòng Hành chính Quản trị Bảo vệ /Gọi cho phòng Hành Chính Quản Trị.
và Trực lãnh đạo
-Cố gắng giữ bình tĩnh, tránh những -Cố gắng giữ bình tĩnh, -Người xung quanh.
hành động quyết liệt với đối tượng, bảo tránh những hành động -Xác định vị trí an toàn, sơ tán
vệ sự sống. quyết liệt với đối tượng, những người có nguy cơ bị đe dạ vào
- Quan sát hoàn cảnh và trấn an những bảo vệ sự sống. khu vực gần nhất có khóa.
người xung quanh. - Quan sát hoàn cảnh và -Phối hợp cùng tổ Bảo vệ giải quyết

7
-Xác định vị trí an toàn, sơ tán những trấn an những người xung sự cố.
người có nguy cơ đe dọa vào khu vực quanh.
gần nhất có khóa -Xác định vị trí an toàn, sơ
-Phối hợp cùng Tổ Bảo vệ giải quyết sự tán những người có nguy
cố. cơ đe dọa vào khu vực gần
nhất có khóa
-Phối hợp cùng Tổ Bảo vệ
giải quyết sự cố.
Lãnh đạo khoa/ -Tiếp tục xử trí hoặc yêu cầu hỗ trợ để -Tiếp tục xử trí hoặc yêu -Tiếp tục xử trí hoặc yêu cầu hỗ trợ
Bác sĩ trực đảm bảo chuyên môn cho tất cả BN cầu hỗ trợ để đảm bảo để đảm bảo chuyên môn cho tất cả
-Giải thích cặn kẽ những thắc mắc của chuyên môn cho tất cả BN. BN.
đối tượng, tranh tranh luận. -Giải thích cặn kẽ những -Giải thích cặn kẽ những thắc mắc
thắc mắc của đối tượng, của đối tượng, tranh tranh luận.
tranh tranh luận.
Tổ bảo vệ -Người tiếp nhận thông tin phải báo - Sau khi nhận được tín hiệu “Code grey” có mặt ngay tại hiện
ngay cho Tổ trưởng Tổ Bảo vệ hoặc trường xảy ra sự cố, trang bị bộ đàm và dụng cụ hỗ trợ cần thiết,
Trưởng tua trực Bảo vệ. sẵn sàng hành động:
-Tổ trưởng đảm bảo trong vòng 5 phút +Phân công nhiệm vụ, triển khai hành động: linh hoạt xử lý tình
đội này phải trang bị dụng cụ hỗ trợ cần huống; hỗ trợ tối đa cho người bệnh; sơ tán người có nguy cơ về
thiết và có mặt tại hiện trường để giải khu vực an toàn có khóa, ngăn chặn người vào khu vực sự cố.

8
quyết tình huống. + Phân công người quan sát hiện trường thông qua hệ thống
-Nhân viên bảo vệ có thái độ mềm dẻo, Camera an ninh dùng bộ đàm báo cáo tình hình khu vực sự cố liên
từ tốn khuyên nhủ người gây rối bình tục cho Tổ trưởng tổ Bảo vệ, theo dõi ghi hình liên tục hệ thống
tĩnh, không nên thực hiện hành vi vi Camera khu vực xảy ra sự cố; xác định vị trí an toàn, lối vào, lối sơ
phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự. tán, mô tả nhận dạng đối tượng có liên quan cho lực lượng chức
năng. 7
Nhân viên trực -Nhận sự chỉ đạo hành động từ Lãnh đạo phòng Hành chính Quản trị hoặc Trực lãnh đạo.
Tổng đài BV -Liên hệ Công An phường hoặc Cảnh sát khi có yêu cầu của BGĐ, HCQT hay TLĐ

Lãnh đạo -Theo dõi sự chỉ đạo hành động từ phòng giám sát Camera hoặc hiện trường trực tiếp chỉ đạo giải quyết.
BV/P.HCQT
Tiếp nhận và phối hợp lực lượng
chức chức năng đến hỗ trợ cho bệnh
viện
Báo cáo -Khoa/phòng xảy ra sự cố: Baoso cáo trong giao ban khoa, giao ban BV.
-Tổ Bảo vệ:
+ Báo cáo lãnh đạo phòng HCQT, Tổ trưởng bảo vệ trong giao ban hằng ngày.
+Phân tích các trường hợp cấp cứu khẩn cấp đã thực hiện, đề xuất giải phá cải tiến quy trì.
-Phòng HQCT/Trực lãnh đạo: Báo cáo BGĐ và phổ biến rút kinh nghiệm trong các phiên giao thoa ban BV.

9
Lưu đồ thực hiện quy trình phản ứng khẩn cấp sự cố an ninh trật tự Code Grey của Bệnh
viện Nhiệt đới:

3. Các thao tác cụ thể:


a. Hướng dẫn sử dụng nút khởi động “code grey”

 Nút khởi động code grey có 2 nút ấn dùng điện đặt tại các khoa trong bệnh viện .
Nối mạng nội bộ qua phần mềm báo động tại các điểm tiếp nhận như tổ bảo vệ,
phòng hành chính quản trị ,trực lãnh đạo và phòng CNTT , ngoài ra mmotj số
bệnh viện có điểm tiếp nhận là công an địa phương
 Khi khởi động tín hiệu báo động tại các điểm tiếp nhận sẽ phát ra âm thanh báo
động code grey cho đến khi có người can thiệp ấn nút tắt báo động
 Phần mềm báo động chạy trên mạng nội bộ

10
 Hiển thị điểm báo động đồng thời kết hợp loa phát ra âm thanh liên tục . âm thanh
báo động tắt khi bảo vệ phụ trách ấn nút tắt báo động

b. Tình huống diễn tập : Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã triển khai
hiệu quả trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sự cố liên quan đến an ninh, trật
tự trong bệnh viện. Ngày 30/11/2019, Sở Y tế phối hợp Công an thành phố tổ chức diễn
tập xử lý tình huống về an ninh, trật tự tại BV Nhân dân Gia Định với sự tham dự của
lãnh đạo các bệnh viện thành phố và bệnh viện quận, huyện. 

TS.BS. Nguyễn Anh Dũng – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định - cho biết khi
nhận thấy tình hình nguy cấp, bất cứ một nhân viên nào của bệnh viện đều có quyền gọi
điện thoại cho tổng đài yêu cầu kích hoạt báo động Code Grey.

Khi tổng đài viên (trực 24/24) tiếp nhận cuộc gọi và nhấn nút, lập tức tín hiệu báo động
sẽ truyền đến số điện thoại di động và điện thoại bàn của lãnh đạo bệnh viện, lực lượng
bảo vệ và lực lượng công an.

Chỉ trong vòng 2 phút, lực lượng công an sẽ có mặt bảo vệ cho nhân viên y tế và người
bệnh, trấn áp các đối tượng gây rối. Hiện nay, hệ thống báo động tình huống an ninh trật
tự của Bệnh viện Nhân dân Gia Định được đánh giá là bài bản và hiệu quả nhất trong các
bệnh viện tại TP.HCM.

Từ đó ta thấy được 6 yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của quy trình xử lý
khẩn cấp sự cố an ninh, trật tự tại BV Nhân dân Gia Định đó là: (1) Quy trình “Code
grey” được xây dựng cụ thể theo các mức độ khác nhau của sự cố an ninh, trật tự; (2) Tập

11
huấn và phân quyền cho nhân viên bệnh viện được phép kích hoạt đúng báo động “Code
grey”; (3) Nhân viên tổng đài của bệnh viện thành thạo xử lý tình huống khi nhận được
thông báo “Code grey”; (4) Sự phối hợp và hỗ trợ kịp thời của Công an phường 7 và
Công an quận Bình Thạnh khi nhận được tín hiệu “Code grey”; (5) Nâng cao năng lực
của đội bảo vệ của bệnh viện trong xử lý tình huống tại chổ theo hướng làm dịu tình hình
trong khi chờ sự chi viện và hỗ trợ của Công an phường 7; (6) Ngoài đội bảo vệ, bệnh
viện huy động sự hỗ trợ kịp thời của các nhân viên thuộc các khoa, phòng khác theo công
việc được phân công trước.

4. Kết luận :
Trong năm 2019, đã có 31 trường hợp gây rối trật tự (mức độ 1) được đội an ninh BV
nhân dân Gia Định xử lý nhanh chóng và 2 trường hợp gây rối có nguy cơ đe dọa, hành
hung, có sử dụng hung khí như dao nhọn (mức độ 3); tất cả đều được xử lý nhanh gọn,
hiệu quả, không gây tổn hại về con người và tài sản nhờ BV đã phát huy tốt tác dụng của
“Code Grey”.

Qua đó ,các bệnh viện cần quan tâm và đầu tư nguồn lực, cải tiến quy trình, nhất là ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông xây dựng và triển khai thành công quy trình
phản ứng nhanh xử lý sự cố gây mất an ninh và trật tự trong bệnh viện “Code grey”. Bên
cạnh đó đối với các bệnh viện đã triển khai “ code grey” cần phổ biến, tập huấn quy trình
khẩn cấp cho toàn thể nân viên trong bệnh viện ít nhất 1 lần/năm . Với quy trình này,
nhiều sự cố an ninh đã được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời, đảm bảo an toàn người
bệnh và nhất là đã giải toả sự lo lắng của nhân viên bệnh viện vì tình hình mất an ninh,
trật tự, thậm chí đe doạ cả tính mạng của nhân viên y tế khi đang thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc bệnh nhân.

12
Tài liệu :

 http://medinet.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ngan-chan-hieu-qua-cac-doi-tuong-gay-roi-
an-ninh-trat-tu-tai-benh-vien-nhan-dan-cmobile1780-21687.aspx
 https://www.phunuonline.com.vn/tiet-lo-ve-canh-cua-sat-bi-mat-va-nut-code-grey-
bao-ve-an-ninh-o-benh-vien-nhan-dan-gia-dinh-a1398461.html
 https://www.bvbnd.vn/wp-content/uploads/2021/01/QT.43.HT_QUY-TRINH-
PHAN-UNG-NHANH-AN-NINH-TRAT-TU_20200715_ver-1.0.pdf

13

You might also like