You are on page 1of 104

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN-


TẠI TRẠM Y TẾ - TẠI HIỆN TRƯỜNG / HPET
Thạc sĩ Bác sĩ: Đỗ Ngọc Chánh
LÝ LỊCH KHOA HỌC GIẢNG VIÊN:
+ Học vị: Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng và y khoa.
+ CK I Chuyên ngành y học gia đình
+ Biên chế thuộc Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh
+ Tham gia giảng dạy Lĩnh vực Cấp cứu ngoại viện/ Bộ môn Hồi sức tích
cực chống độc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
+ Giảng viên Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch
+ Giảng viên nguồn – Bệnh viện ứng phó với tình huống Cấp cứu thảm
hoạ thương vong hàng loạt { Hospital Preparedness for Emergencies/
Asian Disaster Preparedness Center (ADPC)/ The Program for
Enhancement of Emergency Response (PEER) }
+ Giảng viên nguồn - Tăng cường năng lực chăm sóc chấn thương trước
viện - WHO/ Cục quản lý môi trường y tế - Việt Nam
Mục tiêu của bài: Phân tích sự cần thiết của đội cấp cứu lưu động với hoạt
động khám chữa bệnh tại Trạm y tế. Vai trò của Bác sĩ tại trạm y tế trong khám
chữa bệnh tình huống bệnh nặng và trong tình huống thảm họa thương vong
hàng loạt tại địa phương. Giới thiệu nội dung và mục tiêu chương trình đào tạo
cấp cứu tại trạm y tế.
1. MỞ ĐẦU
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
và bệnh tật ở độ tuổi lao động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm có
khoảng 300.000 trường hợp tai nạn thương tích, hàng ngàn trường hợp tử vong,
hoặc để lại di chứng nặng nề. Đa số nạn nhân đã không được sơ cứu, hoặc
chuyển viện không an toàn. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng
900.000 trường hợp mắc tai nạn thương tích. Trong đó có trên 34.000 người tử
vong, chiếm 11 – 12% tổng số tử vong toàn quốc. Đứng đầu là tử vong do tai
nạn giao thông với trung bình trên 15.000 người tử vong/năm, tiếp sau là đuối
nước với trung bình 6.000 người tử vong/năm, trong đó trẻ em và vị thành niên
dưới 19 tuổi chiếm trên 50%. Đuối nước cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Ngoài ra, các nguyên nhân gây tai nạn
thương tích khác như tai nạn lao động, tự tử, bỏng, ngộ độc, ngã, bạo lực …
vẫn phổ biến trong cộng đồng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới

1
(WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 5 triệu người tử vong và 10 triệu người
tàn tật do tai nạn thương tích.
- Một điều lưu ý là, tai nạn thương tích không chỉ xảy ra do tai nạn giao
thông mà phần lớn là trong sinh hoạt, trong dân cư, tại nhà, tại nơi công
sở… Nơi mà bệnh nhân/ nạn nhân đến đầu tiên và gần nhất có lẽ là các
Trạm y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng y tế cơ quan, mạng lưới này gần
như phủ khắp toàn quốc.
- Nguyên nhân thường gặp trong tai nạn thương tích thường gặp:
+ Tai nạn giao thông
+ Té ngã
+ Tai nạn lao động
+ Bạo lực ( gia đình, xã hội )
+ Bỏng
+ Ngộ độc
+ Tự tử
+ Súc vật, động vật: cắn, đốt, húc
+ Đuối nước
+ Khác (Sét đánh, Hít sặc, Điện giật.. )
Ngoài ra các trường hợp bệnh tật, bệnh cấp tính đe doạ tính mạng dẫn
đến ngưng tim ngưng thở đã không được sơ cứu, bệnh nhân được đưa đi tự túc
hoặc được vận chuyển bởi xe cứu thương nhưng chưa đủ tính an toàn trong cấp
cứu, nên khi vào bệnh viện bệnh nhân đã tử vong.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu được hồi sinh tim phổi ngay và khử
rung tim trước 5 phút thì tỷ lệ sống của bệnh nhân tăng lên gấp 2 đến 3 lần, nếu
nhóm cấp cứu được huấn luyện tốt, trang bị đủ, tổ chức hợp lý thì tỷ lệ cứu
sống còn của bệnh nhân ngưng tim đột ngột tại hiện trường có thể lên đến 49 -
75% các trường hợp.
Khả năng sống còn của bệnh nhân thể hiện trong khâu chuỗi quy trình:
Phát hiện sớm - Báo cáo nhanh đến đơn vị có máy sốc điện – Thực hiện thao
tác hồi sinh tức thì tại chỗ – Đội cấp cứu chuyên nghiệp tiếp tục hồi sinh nâng
cao và chuyển vào bệnh viện cho đơn vị hồi sức tích cực.

2
Hình trích từ AHA 2015
Mạng lưới Trạm y tế phủ khắp toàn quốc, ngoài chức năng khám chữa bệnh
thông thường, bệnh mạn tính…tại đây còn gặp bệnh lý nặng, tai nạn thương
tích, tai biến do trị liệu chẳng hạn như sốc phản vệ, đặc biệt là trường hợp
ngưng tim ngưng thở. Bác sĩ sau khi sơ cấp cứu họ cần đến một đội ngũ cấp
cứu chuyên nghiệp trang bị dụng cụ thiết bị và thuốc hồi sinh nâng cao để duy
trì tính mạng bệnh nhân, và để vận chuyển bệnh nhân, nạn nhân một cách an
toàn đến bệnh viện tuyến trên tiếp tục điều trị. Điều này được đáp ứng bởi đội
cấp cứu lưu động – cấp cứu ngoại viện hay còn gọi đội cấp cứu 115. Ngoài ra,
trong quản lý y tế tại địa phương khi có tình huống thảm họa thương vong hàng
loạt, nhân viên Trạm y tế họ tham gia lọc bệnh và sơ cứu mà còn phải biết ứng
phó kích hoạt hệ thống y tế và chính quyền. Để thực hành được chức năng này,
Bác sĩ gia đình cần được trang bị kiến thức và kỹ năng sàng lọc để phát hiện
sớm các trường hợp cấp cứu, xử lý cấp cứu ban đầu, gọi trợ giúp từ Trung tâm
cấp cứu 115 hoặc vận chuyển an toàn người bệnh.
2. QUY CHẾ TỔ CHỨC CẤP CỨU 115
Tại Việt Nam, theo quy chế cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc của Bộ
Y tế. Quyết định của Bộ Y tế số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 về việc
ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc
2.1. Tổ chức mạng lưới
Tại tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm
cấp cứu ngoài bệnh viện (Trung tâm Cấp cứu 115). Đối với các địa phương
chưa có điều kiện thành lập trung tâm Cấp cứu 115, trước mắt thành lập tổ Cấp
cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh. Bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã,
phải thành lập tổ Cấp cứu ngoài bệnh viện (tổ cấp cứu 115).
2.2. Chức năng, vai trò (Trích chức năng có liên quan đến cấp cứu và hỗ trợ
vận chuyển bệnh cấp cứu.)
Tổ chức công tác cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người
bệnh cấp cứu đến bệnh viện gần nhất, phù hợp với tình trạng của người bệnh để
tiếp tục điều trị.
Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật về cấp cứu ngoài bệnh
viện, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

3
2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực
Trung tâm Cấp cứu 115 phải có đầy đủ các điều kiện sau:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị, thuốc, phương tiện thông
tin liên lạc, phương tiện vận chuyển cấp cứu phục vụ công tác cấp cứu.
- Nhân lực: Có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về nghiệp vụ chuyên
môn cấp cứu ngoài bệnh viện.
- Sổ, sách chuyên môn: Có sổ chuyên môn, hồ sơ bệnh án để ghi chép diễn
biến của người bệnh trong quá trình cấp cứu và vận chuyển; Có tài liệu
hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cấp cứu; Có bản đồ hành chính khu vực, bản
đồ giao thông khu vực (hệ thống định vị toàn cầu GPS nếu có).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí
Minh là đơn vị chuyên nghiệp về công tác cấp cứu trước viện. Năm 2016 đã
triển khai mạng lưới phủ các Quận/ Huyện, đặc biệt là sự ra đời quy trình báo
động đỏ liên viện đã cứu sống nhiều trường hợp bệnh nguy kịch.
Nhiệm vụ đáp ứng nhanh của đội cấp cứu lưu động Trung tâm cấp cứu 115
TPHCM

– Phát hiện sớm


– Báo cáo nhanh
– Đáp ứng kịp thời
– Chăm sóc tại hiện trường
– Chăm sóc trên đường vận
chuyển
– Chuyển nạn nhân đến bệnh
viện

ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CẤP CỨU 115 – HÀNG NGÀY- ĐƠN LẺ

4
QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÌNH HUỐNG THẢM HOẠ - THƯƠNG
VONG HÀNG LOẠT.

SỰ HỔ TRỢ GIỮA TRẠM Y TẾ/ BÁC SĨ GIA ĐÌNH VÀ CẤP CỨU


NGOẠI VIỆN -115

5
3. KHI NÀO NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI TRẠM Y TẾ NÊN GỌI TRỢ GIÚP
TỪ 115
Bạn nên gọi trợ giúp từ đội cấp cứu lưu động khi bệnh nhân - nạn nhân
có các vấn đề sau :
- Mê man, bất tỉnh.
- Khó thở, nghẹt thở
- Đau ngực đột ngột và dữ dội
- Yếu liệt tay chân, đớ lưỡi nói khó
- Co giật
- Đau bụng đột ngột dữ dội không đi lại được
- Vết thương sâu chảy máu nhiều
- Chấn thương đầu sau đó có mê man, buồn ngủ, nôn ói, chảy máu từ
tai mũi miệng hoặc có bất kỳ hành vi bất thường nào
- Chấn thương ngực, xương chậu, bụng hay cột sống
- Ngộ độc ví dụ hít phải khí độc hoặc dùng thuốc quá liều dẫn đến bất
tỉnh và suy hô hấp
- Chấn thương gây tổn thương dập nát chi
- Dị ứng nghiêm trọng
- Điện giật
- Đuối nước
- Bỏng với bóng nước to, bỏng sâu lộ màu trắng hoặc cháy da diện
tích rộng hơn kích thước của một bàn tay. Bất kỳ vết bỏng do điện
giật hoặc sét đánh.
Khi bạn gọi hỗ trợ, bạn cung cấp cho tổng đài 115 những điều ngắn gọn, chính
xác
● Bạn là ai
● Đang ở đâu
● Tình hình hiện tại của người bệnh (tuổi, giới, tỉnh hay mê, còn thở hay
không …)
● Chú ý lắng nghe và làm đúng hướng dẫn của nhân viên y tế trong lúc
chờ đợi xe cấp cứu tới
● Bạn có thể hội chẩn qua điện thoại nhiều lần, nếu cần thiết.,
4. NỘI DUNG ĐÀO TẠO
4.1. Mục tiêu đào tạo

6
▪ Biết cách nhận diện – sàng lọc (xác định vấn đề - hoặc chẩn đoán được) các
tình huống cấp cứu thường gặp.
▪ Biết được cách vận hành nhóm làm việc chung tại Phòng khám để chuẩn bị
sẵn sàng ứng phó với bệnh cảnh có dấu hiệu cấp cứu.
▪ Sử dụng được một số trang thiết bị cận lâm sàng, dụng cụ xét nghiệm cơ
bản để xác định chẩn đoán các tình huống cấp cứu thường gặp.
▪ Sử dụng được một số trang thiết bị, dụng cụ để cấp cứu các tình huống cấp
cứu thường gặp.
▪ Biết cách sử dụng một số thuốc cấp cứu hô hấp, tim mạch…
▪ Thực hiện được cách sơ cứu tình huống tai nạn thương tích.
▪ Thực hiện được Ứng phó thảm họa - thương vong hàng loạt, tại hiện trường.
4.2. Phương pháp đào tạo
- Lý thuyết
- Video mô phỏng tình huống
- Thực hành kỹ năng mô phỏng tại Skillab
4.3. Lượng giá
- Trắc nghiệm
- Tình huống lâm sàng
- Bệnh nhân ảo
4.4. Danh mục bài giảng
Yêu cầu chung:
- Cập nhật kiến thức về sơ - cấp cứu tình huống thường gặp tại cộng
đồng: Phát hiện kịp thời và xử trí hiệu quả cấp cứu thường gặp tại
cộng đồng.
- Cập nhật kiến thức về xử trí cấp cứu các bệnh thường gặp tại trạm y
tế: Phát hiện kịp thời và xử trí hiệu quả cấp cứu các bệnh thường gặp
tại trạm y tế.
- Cập nhật kiến thức về xử trí thảm họa: Trình bày được các nguyên
tắc trong xử trí thảm họa. Đánh giá phân loại tình trạng các nạn nhân
trong xử trí thảm họa.

7
Các bài cơ bản
Cấp cứu ngoại chẩn
J01 Xử trí một số cấp cứu thường gặp tại cộng đồng
COPD, NMCT/ Đau thắt ngực, Đột quỵ, Điện giật, Đuối nước,
Rắn cắn,
J02 Tiếp cận bệnh nhân mắc bệnh nặng (nội ngoại chung)
J03 Hồi sinh tim phổi
J04 Sử dụng thuốc vận mạch trong cấp cứu ngoại viện
J05 Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
J06 Bàn luận các khái niệm trong hồi sức cấp cứu
J07 Đặt nội khí quản cấp cứu
J08 Thiết lập đường truyền thuốc trong cấp cứu ngoài bệnh viện
J09 Sốc phản vệ
J10 Tiếp cận bệnh nhân tai nạn thương tích trước viện
J11 Băng ép - Garo - Cầm máu
J12 Bất động gãy xương - Di chuyển trong chấn thương
Vận chuyển an toàn người bệnh.

5. KẾT LUẬN
Bác sĩ gia đình trong khám chữa bệnh ngoại trú, việc sàng lọc cấp cứu ban
đầu là kỹ năng cần thiết phải được trang bị, và cần có đội cấp cứu lưu động để
vận chuyển an toàn bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Macleod's Clinical Examination 13th 2013, Examination of the critically
ill patient. P 412 – P 420

8
2. Laura Hans, MD and Yasmine Mawji. The ABCs emergency medicine
12th 2012.
3. Advanced trauma life support 8th ed-2008
4. Overgaard CB, Dzavik V. Inotropes and vasopressor. Circulation
2008;118:1047-1056
5. American Heart Association 2015.
6. Algorithms for Advanced Cardiac Life Support 2017. Cardiac Arrest
Algorithm. https://www.acls.net/aclsalg.htm
7. Algorithms for Advanced Cardiac Life Support 2017. Pulseless Arrest
Algorithm for Managing VF and Pulseless VT.
https://www.acls.net/aclsalg.htm
8. Algorithms for Advanced Cardiac Life Support 2017. PEA/Asystole
Algorithm. https://www.acls.net/aclsalg.htm
9. Who, The global burden of disease 2004 update, (2004), Who library
cataloguing -in-Publication Data, Switzerland.
10. ACLS Algorithms 2017, Using the Acute Coronary Syndromes
Algorithm for Managing the Patient, Out-of-Hospital are.
https://www.acls.net/acute-coronary-syndromes-algorithm.htm
11. Bộ y tế 2011, Danh mục thuốc chủ yếu Trạm y tế. (Ban hành kèm theo
Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 về việc Ban hành và
hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán)
12. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực, Cơn
hen phế quản nặng và nguy kịch. (Ban hành kèm theo Quyết định số
1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
13. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện Trưng Vương,
Xử trí cấp cứu cơn hen phế quản.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/54
14. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện Bình Dân,
Điều trị cơn hen phế quản.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/2387
15. US. Department of health and Human services. National Guideline
Clearinghouse |Global strategy for asthma management and prevention.
Management —Acute Care Settings.
www.girardslaw.com/library/GINA_asthma_update.pdf
16. Bộ y tế, 1999. Phác đồ chống sốc phản vệ (Kèm theo Thông tư số
08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999)

9
17. TS Đào Xuân Cơ. Cập nhật cấp cứu phản vệ, hội nghị tim mạch toàn
quốc 2016.
18. JAMES J. ARNOLD, DO, and PAMELA M. WILLIAMS, Anaphylaxis:
Recognition and Management, American Family Physician.
Downloaded from the American Family Physician Web site at
www.aafp.org/afp.
19. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực, (Ban
hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
20. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện nhân dân 115,
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/882
21. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện Trưng Vương,
Xử lý cấp cứu đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/55
22. Global Strategy For The Diagosis, Managerment, and Prevention of
Chronic Obstructive Pulmonary Disease (GOLD) Updated 2014.
https://www.researchgate.net/file.PostFileLoader.html?id...assetKey...
23. Tài liệu dành cho giảng viên của chương trình: Hospital Preparedness
for Emergencies/ Asian Disaster Preparedness Center (ADPC)/ The
Program for Enhancement of Emergency Response (PEER)
24. Phạm Lê An, 2012. Y học gia đình tập 1. Nhà xuất bản y học, 670-677.
25. Đỗ Ngọc Chánh, 2012. Y học gia đình tập 1. Sơ cứu tai nạn thương tích
ngoài bệnh viện trong hành nghề y học gia đình, Nhà xuất bản y học,
578- 603.
26. Bệnh viện Trưng Vương - Đỗ Công Tâm, 2009. Đáp ứng và hỗ trợ y tế
trong thảm họa. http://115.org.vn/doc/THAMHOA.doc

10
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH
NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
Thạc sĩ Bác sĩ :Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Xác định đặc điểm lâm sàng của bệnh cấp cứu
+ Nhận biết được cách: Thu thập thông tin. Quản lý tài nguyên. Khảo sát
chính yếu. Các bước thăm khám
+ Xác định được xử lý cấp cứu theo trình tự “Phác đồ R-ABCDE”
I. QUAN ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM
Bối cảnh ngoài hiện trường và tại Trạm y tế, nơi có nguồn lực giới hạn kể cả
nhân sự thuốc và trang thiết bị y tế. Ngoài ra còn có áp lực từ con người,
nguy cơ tiềm ẩn của môi trường. Vì vậy khám hệ cơ quan là không thích
hợp trong trường hợp bệnh nặng. Cần nhanh chóng phát hiện các dấu
hiệu đe dọa tính mạng để sơ cứu tức thì với nguồn lực tại chỗ, nhằm
mục đích duy trì hoặc phục hồi các chức năng sinh tồn và chuyển viện
an toàn hoặc trong thời gian chờ đội cấp cứu lưu động đến hỗ trợ.
Cấp cứu là thao tác nhanh chóng nhằm phục hồi hoặc hỗ trợ: Các chức năng
sinh tồn, các dấu hiệu đe dọa chức năng sinh tồn, các tổn thương để lại
di chứng nặng.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân cấp cứu:
1. Đường thở và kiểu thở
2. Tuần hoàn
3. Thần kinh
4. Khác
1. Đường thở và kiểu thở
• Ngưng thở
• Tắc nghẽn đường thở hoặc tổn thương đường thở
• Tần số thở < 8 hoặc > 35 nhịp/phút
• Suy hô hấp: thở rít, không nói được trọn câu, co kéo cơ hô hấp phụ.

11
2. Tuần hoàn:
Ngừng tim
Tần số tim < 40 hoặc > 140 nhịp/phút
Huyết áp tâm thu < 100 mmHg
Thay đổi các mức độ tri giác, giảm tưới máu ngoại vi.

3. Thần kinh:
• Không thực hiện được y lệnh
• Thang điểm Glasgow < 9 hoặc giảm 2 điểm trong mục của thang
• Co giật thường xuyên hoặc kéo dài.
Hộp 3: Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jenett (1978)
Đáp ứng Biểu hiện Điểm
Mở mắt - Mở mắt tự nhiên 4
- Mở mắt khi gọi, khi ra lệnh 3

12
- Mở mắt khi có kích thích đau 2
- Không mở mắt 1
Vận động - Vận động đúng theo mệnh lệnh 6
- Vận động thích hợp với kích thích (sờ vào chỗ bị 5
k.thích) 4
- Đáp ứng không thích hợp 3
- Đáp ứng kiểu co cứng mất vỏ 2
- Đáp ứng kiểu duỗi cứng mất não 1
- Không đáp ứng
Lời - Trả lời đúng câu hỏi 5
nói - Trả lời lẫn lộn, mất định hướng 4
- Trả lời không phù hợp câu hỏi 3
- Trả lời không rõ tiếng, không hiểu được 2
- Không trả lời 1
Cộng: 15 điểm

4. Khác:
Nhiệt độ, sốt hoặc hạ thân nhiệt.
Khung khám bệnh:
• Thu thập thông tin
• Quản lý tài nguyên
• Khảo sát chính yếu
• Khám theo trình tự
Thu thập thông tin: Với bối cảnh cấp cứu rất khó khai thác được bệnh sử,
khai thác từ hồ sơ cũ, người nhà. Dữ liệu sơ khởi là dị ứng, thuốc đang sử
dụng, thức ăn cuối, sự kiện và môi trường dẫn đến bệnh kỳ này, tiền sử bệnh
hoặc thẻ đái tháo đường, dây chuyền cảnh báo bệnh lý- hình.

13
Quản lý tài nguyên: Nguồn lực hiện có, có bao nhiêu nhân viên, nhân viên
nào có thể làm được điều gì, cần gọi ai để hỗ trợ. Nếu bạn là trưởng nhóm bạn
cần huấn luyện vận hành nhóm làm việc liên tục cho dù chưa có sự cố xảy ra.
Trang thiết bị và cơ số thuốc sơ cấp cứu tại chỗ của bạn, thường xuyên kiểm tra
niên hạn và chắc chắn rằng bạn biết nó ở đâu.
Khi cần hãy gọi hỗ trợ từ 115.
Khảo sát chính yếu và Khám theo trình tự: Có rất nhiều cách tiến hành lọc
bệnh xử trí ban đầu, dưới đây là một gợi ý.
• Phác đồ R-ABCDE (Respond, Airway, Breathing, Circulation,
Disability, Exposure).
R- Response
• Đáp ứng với lay gọi, chưa vội đánh giá mức độ hôn mê. Nếu lay gọi
bệnh nhân không đáp ứng, lập tức kiểm tra sự thở, nếu ngưng thở hoặc
thở ngáp cá, kêu gọi trợ giúp, Tiến hành ngay tức thì ép tim khai thông
đường thở, thổi ngạt hoặc bóp bóp giúp thở (BLS: C-AB).
CHUỖI SỐNG CÒN: Trích từ AHA 2015

Nếu lay gọi bệnh nhân có đáp ứng, hoặc bệnh nhân không đáp ứng nhưng còn
thở, dành 5-10 phút cho sự kiểm tra thì 1 tiếp theo sau. Tùy trường hợp
vừa kiểm tra vừa xử lý

14
A: Airway
Kiểm tra đường thở có thông thoáng mới kiểm soát được hô hấp và tuần hoàn.
Đường thở cần đánh giá và kiểm soát ngay từ ban đầu, ở những bệnh
nhân có bệnh trạng càng lúc càng xấu đi, hoặc bệnh không cải thiện.
Đánh giá và dự đoán sự khó khăn trong can thiệp thông thoáng đường
thở. Nếu có nhận thấy có khó khăn, bạn quyết định làm thì bạn cần kêu
gọi sự giúp đỡ.
Các yếu tố khó khăn can thiệp đường thở đó là:
• Có bộ râu rậm, che khuất
• Béo phì
• Không có răng
• Già
• Tiếng thở ngáy / rít
Đánh giá sự thông thoáng đường thở bằng cách hỏi bệnh nhân thật chậm và rõ
ràng, đánh giá phản ứng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nói chuyện bình
thường, đường thở là sạch và có tưới máu não.
Nếu giao tiếp của bệnh nhân rõ ràng, chức năng của não là bình thường. Cho
thở oxy và chuyển sang B.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng lời nói nhưng còn thở, đánh giá đường thở bằng
cách nhìn, nghe và cảm nhận. Lắng nghe tiếng “rên” đường hô hấp có thể là
dấu hiệu sự mỏi cơ hô hấp, hoặc do sự cố gắng thở ra trên bệnh nhân có
mảng sườn di động. Tiếng thở rít, thở ngáy gợi ý do tắc nghẽn không hoàn
toàn đường hô hấp. Mở miệng bệnh nhân và loại bỏ chất tiết, máu, chất nôn
hoặc dị vật…Ống hút hoặc lau bằng gạc, phải dưới tầm nhìn trực tiếp. Nên
để lại hàm giả, răng giả để duy trì giải phẫu bình thường, nếu chúng bị lỏng
thì cố định lại hoặc loại bỏ.
Cách mở thông đường thở: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, nâng cằm và ngửa đầu
nhẹ
• Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ thì chỉ cần nâng cằm, nếu nâng
cằm không hiệu quả thì nâng cằm và ngửa đầu. Hạn chế cử động cột
sống cổ.

15
Dùng Mayo tube có thể duy trì đường thở ở bệnh nhân hôn mê.

B: Breathing
Sự thở ảnh hưởng trình trạng Oxy trong máu, thiếu Oxy sẽ thúc đẩy và
gây tử vong. Dấu tím tái khi ta phát hiện là dấu hiệu muộn, không đáng tin cậy,
ngay cả khi thiếu Oxy máu nặng cũng không thấy tím tái do thiếu máu nặng
hoặc mất máu nặng. Chỉ số máu đo SpO2 ở ngón tay có thể giúp đánh giá ban
đầu và theo dõi hiệu quả Oxy liệu pháp.
Oxy liệu pháp phụ thuộc theo dụng cụ tùy thuộc bệnh lý và trang bị hiện
có, cannula mũi, mặt nạ …ban đầu nên dùng mặt nạ và điều chỉnh tốc độ dòng
khí mục đích đạt SpO2 = 94-98%. Mặt nạ có dính hơi sương, chứng tỏ bệnh
nhân có một nỗ lực về hô hấp. Đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
(COPD) mục đích đạt SpO2 = 88-92%.
Máy đo SpO2, độ sai lệch bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố.

16
Hộp 4: Những trường hợp đo SpO2 sai số
+ Choáng
+ Hạ huyết áp/ tưới máu mô giảm
+ Hạ thân nhiệt
+ Cử động quá mức
+ Sơn móng tay, móng tay giả
+ Thiếu máu nặng
+ Bất thường Hb,
+ Sắc tố da hoặc ngón tay bẩn quá mức

Khi khám hô hấp, nên bộc lộ lồng ngực. Quan sát chuyển động lồng
ngực, cơ hô hấp phụ và bụng. Hô hấp đảo nghịch là biểu hiện cơ hoành mệt
mỏi hoặc tắc nghẽn đường thở. Ở bệnh mãn tính đây là tiên lượng nặng. Tìm
kiếm các dấu hiệu chấn thương đường hô hấp, mảng sườn di động, đánh giá vị
trí khí quản ở hõm ức, tràn khí dưới da…Nghe âm phế bào và phát hiện âm thở
khác thường.
Nghi ngờ tràn khí màng phổi áp lực với bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng
và suy tim tiến triển nhanh, xảy ra trên bệnh nhân chấn thương ngực, trong
thông khí áp lực dương, hoặc bệnh nền là bệnh phổi. Lâm sàng gồm khó thở
cấp, kích động, nhịp tim nhanh, tím môi đầu chi, tĩnh mạch cổ nổi. Khi có tụt
huyết áp, nhịp tim chậm, thay đổi ý thức là dấu hiệu nặng. Nếu nặng, chọc dẫn
lưu màng phổi bằng kim cannula tĩnh mạch lớn, rút bỏ kim, một tiếng rít của
không khí với sự cải thiện lâm sàng nhanh chóng là xác định chẩn đoán, lưu
cannula.

C: Circulation
Bắt mạch đùi hoặc mạch cảnh trong 10 giây. Nếu mạch không có và
bệnh nhân bất tỉnh, lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi (BLS/ CPR).
Nếu có mạch cổ, không mạch ngoại vi, bệnh nhân trụy mạch, đánh giá
tưới máu ngoại vi, thời gian đổ đầy mao mạch ( bình thường < 2 giây).
Lưu ý nhịp về tần số, trương lực, đều không. Mắc Monitor theo dõi (nếu
có), lưu ý tần số thất và kiểu nhịp tim.
Kiểm soát mất máu từ vết thương hoặc gãy xương hở, băng ép. Cố định
bất động gãy xương lớn. Thiết lập đường TTM.
Dịch tinh thể Nacl 0,9% hoặc Lactat Ringer. Tốc độ và tổng lượng dịch
tùy thuộc nguyên nhân.

17
Kiểm tra Huyết áp, cố gắng di trì HA ≥ 90/60 mmHg.
Sốc nghĩa là sự cung cấp máu và oxy không đủ để đáp ứng trao đổi chất
của mô hoặc cơ quan (tế bào).
Hộp 5: Một vài nguyên nhân sốc
Giảm thể tích
Mất máu: chấn thương, xuất huyết tiêu hóa hay xuất huyết trong sản khoa, vỡ
phình động mạch chủ bụng.
Mất dịch: bỏng, mất ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa), mất nước nặng, nhiễm
ceton acid do tiểu đường, mất vào khoang thứ 3, ví dụ như nhiễm trùng huyết,
viêm tụy, thiếu máu cục bộ ruột
Tim
Loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, suy van cấp tính, quá liều thuốc ức
chế co bóp, ví dụ như chẹn kênh calci hoặc chẹn beta
Tắc nghẽn
Thuyên tắc phổi lớn, tràn khí màng phổi áp lực, chèn ép tim, tắc nghẽn van cấp
Thần kinh
Chấn thương não hoặc tủy sống
Nguyên nhân khác
Ngộ độc: carbon monoxide, cyanide, hydrogen sulphide, chất độc gây
methaemoglobinaemia
Sốc phản vệ

Dấu hiệu sốc biểu hiện chậm hoặc không rõ ở vận động viên, phụ nữ
mang thai, người sử dụng thuốc vận mạch (chẹn beta, chẹn kênh Calci, ức chế
men chuyển), bệnh nhân mang máy tạo nhịp.
Sốc không đơn thuần dựa vào con số HA. HA=90/50 mmHg có thể là
bình thường ở nhiều người phụ nữ trẻ khỏe mạnh. HA=120/70 mmHg có thể là
hạ đáng kể ở bệnh nhân HA=195/115 mmHg đang có thường ngày. Mạch cùng
với HA cho nhiều thông tin hơn là HA đơn thuần. Nhịp tim tăng, HA tụt và
nước tiểu giảm, ngụ ý giảm thể tích tuần hoàn còn tiếp tục bù dịch chưa đủ.
Trong chấn thương, sốc mất máu từ vết thương và gãy xương là rõ ràng,
Xuất huyết ổ bụng, ngực, gãy kín xương đùi, khung chậu thường dễ bỏ
sót.
D: Disability- Thần kinh

18
Thang điểm Glasgow. Ghi đủ 3 thành phần, mở mắt, lời nói, vận động.
Khám chi tìm dấu thần kinh khu trú.
Khám đồng tử ghi nhận kích thước và phản xạ.
VÀI TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Kiểm tra đường huyết mao mạch bằng máy thử đường máu cá nhân.
Hạ đường huyết thường gây ra suy giảm thần kinh toàn diện với giảm ý
thức, nhưng có thể biểu hiện hành vi kích thích, thất thường hoặc bạo lực (đôi
khi bị nhầm lẫn với ngộ độc rượu hoặc ngộ độc thuốc), co giật hoặc dấu thần
kinh khu trú, ví dụ: liệt nửa người.

Nếu đường huyết mao mạch <3 mmol/l. Cho 25-50 ml 50% dextrose IV.
Mức độ ý thức sẽ bắt đầu cải thiện trong 10-20 phút nếu hạ đường huyết thực
sự là nguyên nhân của tình trạng thay đổi tri giác. Lặp lại các thử nghiệm
đường huyết mao mạch để xác định điều trị thành công hạ đường huyết.
Nếu thay đổi ý thức kéo dài mặc dầu hạ đường huyết đã được điều chỉnh
– chỉ ra rằng bệnh lý khác cùng tồn tại, ví dụ đột quỵ … hoặc phù não do hạ
đường huyết kéo dài. Ở những bệnh nhân hạ đường huyết mà nghi ngờ nghiện
rượu hoặc cai rượu, hoặc suy dinh dưỡng, cho 100mg thiamine tĩnh mạch để
ngăn ngừa và điều trị bệnh não Wernicke (lú lẫn, mất điều hòa và các dấu hiệu
của mắt – rung giật nhãn cầu và liệt phản xạ liên hợp).
QUÁ LIỀU
Nếu không xác định rõ nguyên nhân thay đổi tri giác của bệnh nhân,
hãy xem xét nguyên nhân quá liều thuốc. Các loại thuốc đe dọa tính mạng cấp
tính phổ biến nhất là thuốc phiện, gây thay đổi tri giác, suy hô hấp (giảm tần số
thở và thể tích khí lưu thông) và đồng tử co nhỏ.

19
Liều 0,8-2 mg Naloxone TM, vừa chẩn đoán và điều trị xác định cho bất
kỳ bệnh nhân không có nguyên nhân rõ ràng giải thích sự thay đổi tri giác,
trong ngộ độc Opioid, bệnh nhân đáp ứng trong vòng 30-60 giây sau tiêm tĩnh
mạch.
Nếu TM khó khăn, TB Naloxone. Nếu bệnh nhân đáp ứng, cho liều tiếp
theo Naloxone có thời gian tác dụng ngắn (vài phút), trong khi thời gian bán
hủy của hầu hết các Opioid và các chất chuyển hóa hoạt động của chúng là
nhiều giờ/nhiều ngày.
CO GIẬT
Điều trị ngay lập tức để cắt cơn co giật toàn thân hay cục bộ Thuốc chọn
lựa đầu tay là Lorazepam (0,5-1 mg/phút lên đến 4mg) hoặc diazepam (1-2
mg/phút lên đến 10-20mg) tĩnh mạch. Nếu cơn co giật tiếp tục mặc dầu điều trị
với thuốc trên, có thể chỉ định các thuốc khác, ví dụ như Phenytoin.
Trong thai kỳ. Tìm kiếm hỗ trợ của BS sản khoa và sơ sinh ngay lập tức.
Đặt phụ nữ mang thai > 20 tuần ở vị trí nghiêng trái bằng cách đặt nệm
nhỏ dưới hông bên phải. Cơn sản giật ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh có
liên quan đến tăng huyết áp.
Truyền tĩnh mạch Magnesium sulphate được ưu tiên chọn lựa.

E: Exposure : BỘC LỘ
Nên cởi hết quần áo, che với áo choàng và chăn ấm. Bệnh nhân bị bệnh
nặng mất nhiệt nhanh chóng và không thể duy trì nhiệt độ cơ thể bình
thường.Bệnh nhân chấn thương có thể nhập viện với nẹp cố định cột sống cổ.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, giải thích những gì bạn sẽ làm gì trước khi dịch
chuyển “log-rolling” bệnh nhân.

20
Quá trình này cần năm người. Một người giữ đầu, cổ và chỉ huy thực
hiện thao tác, một tháo bỏ nẹp cột sống và các mảnh vụn khác, thăm khám lưng
và cột sống, ba người còn lại lăn và giữ bệnh nhân. Trong khi lăn bệnh nhân,
thăm khám trực tràng hậu môn đánh giá trương lực và cảm giác quanh hậu
môn, và kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
Kiểm tra bề mặt da của bệnh nhân nhanh chóng nhưng toàn diện, tìm vết
bầm tím và vết thương. Đặc biệt, kiểm tra đầu, đáy chậu và nách. Lưu ý gãy
xương hở và phát ban, ví dụ ban xuất huyết của nhiễm trùng huyết não mô cầu
và tăng sắc tố (suy thượng thận).
Tóm tắt: Bệnh nhân mắc bệnh nặng

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Macleod's Clinical Examination 13th 2013, Examination of the critically
ill patient. P 412 – P 420
2. The ABCs emergency medicine 12th 2012.
3. American Heart Association 2015.

22
TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
Thạc sĩ Bác sĩ: Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Xác định được các nguyên tắc cấp cứu tại hiện trường
+ Xác định được các bước tiến hành cấp cứu tại hiện trường
I. MỞ ĐẦU
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
và bệnh tật ở độ tuổi lao động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm có
khoảng 300.000 trường hợp tai nạn thương tích, hàng ngàn trường hợp tử vong,
hoặc để lại di chứng nặng nề. Đa số nạn nhân đã không được sơ cứu, hoặc
chuyển viện không an toàn. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng
900.000 trường hợp mắc tai nạn thương tích. Trong đó có trên 34.000 người tử
vong, chiếm 11 – 12% tổng số tử vong toàn quốc. Đứng đầu là tử vong do tai
nạn giao thông với trung bình trên 15.000 người tử vong/năm, tiếp sau là đuối
nước với trung bình 6.000 người tử vong/năm, trong đó trẻ em và vị thành niên
dưới 19 tuổi chiếm trên 50%. Đuối nước cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Ngoài ra, các nguyên nhân gây tai nạn
thương tích khác như tai nạn lao động, tự tử, bỏng, ngộ độc, ngã, bạo lực …
vẫn phổ biến trong cộng đồng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 5 triệu người tử vong và 10 triệu người
tàn tật do tai nạn thương tích.
- Một điều lưu ý là, tai nạn thương tích không chỉ xảy ra do tai nạn giao
thông mà phần lớn là trong sinh hoạt, trong dân cư, tại nhà, tại nơi công
sở… Nơi mà bệnh nhân/ nạn nhân đến đầu tiên và gần nhất có lẽ là các
Trạm y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng y tế cơ quan, mạng lưới này gần
như phủ khắp toàn quốc.
- Nguyên nhân thường gặp trong tai nạn thương tích thường gặp:
+ Tai nạn giao thông
+ Té ngã
+ Tai nạn lao động
+ Bạo lực ( gia đình, xã hội )
+ Bỏng
+ Ngộ độc
+ Tự tử
+ Súc vật, động vật: cắn, đốt, húc
+ Đuối nước
+ Khác (Sét đánh, Hít sặc, Điện giật.. )

23
II. KHÁI NIỆM
Tai nạn là một sự kiện xảy ra đột ngột bất ngờ tác động sức khoẻ và đời
sống cá nhân và cộng đồng.
Thương tích: là sự kiện có thể dự đoán trước được và phòng tránh được.
Thương tích gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi tác động từ bên ngoài như tác
nhân cơ học, nhiệt, hoá chất , chất phóng xạ … với mức quá ngưỡng chịu đựng
của cơ thể, cơ thể thiếu các yếu tố cơ bản của sự sống như thiếu oxy hoặc mất
nhiệt.
Tai nạn thương tích xảy ra với ai, với hoàn cảnh nào, mức độ và sự nguy
hiểm cơ thể phụ thuộc vào đâu ?
Tai nạn thương tích xảy ra với bất cứ mọi hoàn cảnh, giao thông đi lại,
lao động, vui chơi, học tập, giải trí và ngay cả trong gia đình. Tổn thương cơ
thể tùy theo mức độ, sự nguy hiểm tùy thuộc theo lứa tuổi, mức độ nguy hiểm
của môi trường xảy ra tai nạn với số người tại hiện trường.
Thương tích gây nên không chủ ý như chết đuối, tai nạn giao thông, ngộ
độc, bỏng, ngã, nghẹn hóc, điện giật, súc vật cắn… Thương tích gây nên có sự
chủ ý như lạm dụng, bạo lực, đánh nhau, tự tử, chiến tranh…
III. NGUYÊN TẮC CẤP CỨU TẠI HIỆN TRƯỜNG
1. Khẩn trương, tự chủ, đúng trình tự và kỹ thuật: thái độ cấp cứu khẩn
trương nhưng phải tự chủ giữ bình tĩnh. Lời nói, giọng nói phải nhẹ
nhàng.Tự chủ cảm xúc, cử chỉ của mình. Hành động một cách tế nhị
và có phương pháp đúng trình tự và kỹ thuật.
2. Phối hợp nhóm: Ngoài hiện trường cần kêu gọi nhiều người tới giúp
đỡ, một người điều phối chung, biết cách phân công từng công việc
cho từng người.
3. An toàn cho cấp cứu viên: lúc nào cũng nhớ an toàn cho chính bạn,
bạn mới giúp được cho nạn nhân, tránh trường hợp thêm nạn nhân
mới chính là bạn.
4. Kiểm soát hiện trường: Cảnh báo, bảo vệ hiện trường. Quan sát hiện
trường, nhận biết các nguy hiểm tại hiện trường và nguyên nhân gây
tai nạn. Các nguy hiểm tại hiện trường. Chất cháy nổ hay có nguy cơ
gây cháy nổ. Hơi độc, hóa chất hay vật liệu nguy hiểm. Mất an ninh
trật tự. Giao thông tắc nghẽn. Thời tiết xấu, lũ lụt, sông hồ…
5. Bảo vệ cho nạn nhân: Nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi hiện
trường nguy hiểm (đám cháy, nguy cơ cháy nổ…). Thông thường
tránh di chuyển nạn nhân nếu như tuyệt đối không cần thiết.Che phủ
nạn nhân. Luôn luôn ở bên cạnh nạn nhân để an ủi và trao đổi nói
chuyện liên tục để giữ tình trạng tĩnh của nạn nhân.Chú ý thận trọng

24
trong các trường hợp chấn thương vùng cổ hoặc vùng lưng. Các
thương tổn cột sống có thể gây ra tình trạng liệt hoặc thậm chí xảy ra
chết nếu như các thao tác của cấp cứu không chính xác.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Gọi to nhiều người giúp.
2. Gọi 115, hoặc cơ quan chức năng khác 114, 113 hoặc cơ sở y tế
gần nhất có đội cấp cứu chuyên nghiệp (ngoại viện).
3. Tìm và phát hiện các mối nguy hiểm:
Các mối nguy hiểm từ môi trường: như sập nhà, đổ tường, mảnh kính vỡ,
xe cộ đi lại qua hiện trường, các loại hóa chất, các nguy cơ cháy nổ, điện,
nước...
Các mối nguy hiểm từ con người: phơi nhiễm với chất thải, máu của nạn
nhân…
4. Thực hiện an toàn hiện trường:
➢ Quan sát, xác định xem hiện trường có an toàn hay không.
Loại bỏ nguy cơ không an toàn, cách ly, cảnh báo…bằng các
phương tiện có thể có tại hiện trường.
➢ Khi hiện trường đã an toàn: tìm hiểu tình huống xảy ra là gì?
Nguyên nhân? Nạn nhân nhiều hay ít?...
➢ Bình tĩnh, giải tán đám đông và trấn an. Yêu cầu một số người
cùng giúp đỡ giải quyết an toàn hiện trường. Bố trí người
cảnh giới hiện trường .
➢ Lưu ý một số tác nhân sau : Tai nạn giao thông, cảnh giới
đoạn đường phía trước và sau tai nạn. Dầu mỡ, khí gas, dầu
phanh…lau dọn vùng có dầu mỡ, cảnh báo hoặc phòng ngừa
trơn trượt.
➢ Đường điện đứt, lộ trần. Ngắt nguồn điện hoặc cách ly khỏi
khu vực cấp cứu.
➢ Nguồn cháy nổ: đề phòng nguồn cháy nổ.
5. Thực hiện an toàn cho nạn nhân: Nhanh chóng đưa nạn nhân rời
khỏi hiện trường nguy hiểm (cảnh giác cách di chuyển nếu nghi ngờ
chấn thương cột sống).
6. Đánh giá tình trạng nạn nhân và tiến hành chăm sóc ngay lập
tức: Tiếp cận phân loại nạn nhân theo thứ tự ưu tiên có thể sơ cứu
được hiệu quả nhất đảm bảo tính mạng, giảm thiểu di chứng cho nạn
nhân tối đa.
+ Tri giác

25
+ Sự thở, đường thở
+ Chấn thương đầu - cột sống cổ
+ Vết thương chảy máu, xuyên thấu
+ Gãy xương khác
+ Dấu hiệu tụt huyết áp
+ Hạ thân nhiệt
+ Trật khớp
+ Bỏng

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Macleod's Clinical Examination 13th 2013, Examination of the critically
ill patient. P 412 – P 420
2. The ABCs emergency medicine 12th 2012.
3. Advanced trauma life support 8th ed-2008.
4. Đỗ Ngọc Chánh, 2012. Y học gia đình tập 1. Sơ cứu tai nạn thương tích
ngoài bệnh viện trong hành nghề y học gia đình, Nhà xuất bản y học,
578- 603.

26
VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
Thạc sĩ Bác sĩ :Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC
+ Nêu được 3 dấu hiệu phát hiện nhanh bệnh nhân ngưng tim ngưng
thở
+ Nêu được phác đồ C-AB
+ Nêu được cách vận hành nhóm 1 BS/YS +2,3 ĐD trong trường hợp
hồi sinh tim phổi
I. MỞ ĐẦU
Ngưng tuần hoàn - hô hấp xảy ra bất kì nơi nào trong bệnh viện, đường phố,
cơ quan, xí nghiệp, bãi biển, trong nhà…đây là tình huống xử lý cấp cứu tại
chỗ. Biện pháp xử lý là hồi sinh Tim - Phổi ngay tức thì.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu được hồi sinh tim phổi ngay và khử rung
tim trước 5 phút thì tỷ lệ sống của bệnh nhân tăng lên gấp 2 đến 3 lần, nếu
nhóm cấp cứu được huấn luyện tốt, trang bị đủ, tổ chức hợp lý thì tỷ lệ cứu
sống còn của bệnh nhân ngưng tim đột ngột tại hiện trường có thể lên đến 49 -
75% các trường hợp.
Khả năng sống còn của bệnh nhân thể hiện trong khâu chuỗi quy trình: Phát
hiện sớm - Báo cáo nhanh đến đơn vị có máy sốc điện – Thực hiện thao tác hồi
sinh tức thì tại chỗ – Đội cấp cứu chuyên nghiệp tiếp tục hồi sinh nâng cao và
chuyển vào bệnh viện cho đơn vị hồi sức tích cực.

Hình trích từ AHA 2015


Theo phương tiện và trình độ Cấp cứu viên dừng ở mức hồi sinh tim phổi
cơ bản (Basic Life Support – BLS), hay cao hơn là hồi sinh tim phổi cao cấp
(Advanced Cardiac Life Support – ACLS).
Mục đích của việc hồi sinh là cung cấp tuần hoàn và hô hấp nhân tạo,
phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu quả.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhóm làm việc tại trạm y tế gồm Bác sĩ, Điều dưỡng, Y sĩ, các nhân viên y
tế khác…được huấn luyện thành thạo về kỹ năng. Làm việc nhóm, tổ chức

27
phân công hợp lý, từng vị trí cụ thể. Ứng phó nhanh, chỉ có 3 - 4 phút để hành
động.
Nguyên lý: Phát hiện sớm, gọi người trợ giúp, thực hiện thao tác ép tim thổi
ngạt tức thì, báo cáo nhanh- gọi trợ giúp từ nơi có MÁY PHÁ RUNG
Phát hiện ngừng tim gồm ba dấu hiệu: Mất ý thức + Ngưng thở + Mạch cổ
không có (hoặc mạch bẹn).
Người đầu tiên phát hiện bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, ngay lập tức gọi
to nhiều người trợ giúp, phân công từng vai trò cụ thể, phân công người báo
cáo nhanh gọi trợ giúp những nhân viên chuyên nghiệp (quy trình báo động đỏ
nội viện). Phân công 01 người gọi trợ giúp những … nơi có máy sốc điện phá
rung.
Thực hiện thao tác ép tim thổi ngạt tức thì, nếu có trang bị bóp bóng mặt nạ
thì nên sử dụng.
Quy trình C-AB gồm:
C–Compressions, Ép tim ngoài lồng ngực
A - Airway: Đánh giá đường thở, làm thông thoáng và kiểm soát bằng dụng cụ
nếu có
B - Breathing: Cung cấp nhịp thở nhân tạo
Nhóm cấp cứu phân công nhiệm vụ từng người, hợp lý từng vị trí để giảm
thời gian gián đoạn vô ích. Tùy theo tình hình nhân lực có thể phân công cụ thể
nhiệm vụ cho từng người nhưng phải theo nguyên tắc một người quyết định.
Sơ đồ cho nhóm 4 người tại trạm y tế:

28
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU NGƯNG TIM Ở NGƯỜI LỚN

Ghi chú: + Để cho lồng ngực nhô lên hoàn toàn giữa 2 lần ấn tim
+ Tỉ lệ ép tim/ bóp mask giúp thở: 30:2 + Giảm tối thiểu tần suất và thời gian ngừng ấn tim
+ Tần số ép tim: 100 - 120 lần/ phút + VF: rung thất; VT: nhanh thất; PEA: phân ly điện cơ
+ Ấn sâu lồng ngực: 5 - 6 cm + Phá rung máy 2 pha: 200-270 j; máy 1 pha: 360 j

29
NGUYÊN NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN HÔ HẤP CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ

V. KẾT LUẬN
Cần tổ chức tốt các đội cấp cứu ngoại viện, trạm y tế, các phòng khám
ngoại trú, thành các đội hồi sinh chuyên nghiệp nhằm cứu sống những BN
thuộc nhóm có thể hồi phục được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


5. American Heart Association 2015.
6. Algorithms for Advanced Cardiac Life Support 2017. Cardiac Arrest
Algorithm. https://www.acls.net/aclsalg.htm
7. Algorithms for Advanced Cardiac Life Support 2017. Pulseless Arrest
Algorithm for Managing VF and Pulseless VT.
https://www.acls.net/aclsalg.htm
8. Algorithms for Advanced Cardiac Life Support 2017. PEA/Asystole
Algorithm. https://www.acls.net/aclsalg.htm

30
SỬ DỤNG THUỐC EPINEPHRINE TRONG CẤP CỨU TẠI
TRẠM Y TẾ
Thạc sĩ Bác sĩ: Đỗ Ngọc Chánh
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Phân tích được cơ chế tác dụng, liều lượng của Epinephrine.
+ Trình bày được cách sử dụng Epinephrine một số trường hợp thường
gặp trong cấp cứu tại trạm y tế.
II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG, LIỀU LƯỢNG
Các thụ thể tác dụng của thuốc vận mạch tăng co
Thụ thể alpha: α
α1: Cơ trơn mạch máu. Kích thích α1 gây co cơ trơn thành mạch
α2 : Có tác dụng điều hòa ngược. Kích thích α2 ức chế giải phóng
Norepinephrine.
Thụ thể β:
Kích thích β1: Tăng co bóp cơ tim. Tăng nhịp tim.Tăng hoạt nút xoang. Tăng
tốc độ dẫn truyền nhĩ thất. Giảm thời gian trơ. Tăng hoạt các ổ tạo nhịp ngoại
vi
● Kích thích β2: Giãn mạch cơ vân. Dãn phế quản
● Thụ thể Dopaminergic (DA)
● Kích thích DA1: Gây giãn mạch thận, vành, não, mạc treo
● Kích thích DA 2: Gây ức chế phóng thích Norepinephrine
EPINEPHRINE
● Tác dụng β1, β2 và α ở liều cao
● Liều thấp <0,01µg/kg/phút tác dụng trên β2 làm dãn phế quản
● Liều cao > 0,02µg/kg/phút tác động chủ yếu trên thụ thể α làm tăng trở
kháng ngoại biên và tăng huyết áp.
● Trong ngưng tuần hoàn tác dụng trên β1 và α tăng co bóp, dẫn truyền
trong tim và co mạch.
● Chuyển rung thất sóng nhỏ thành rung thất sóng lớn
● Thuốc chính trong điều trị choáng phản vệ.
● Tăng nhịp tim mà Atropin không khắc phục được trong thời gian
chờ đặt máy tạo nhịp.

31
TÓM TẮT TÁC DỤNG của EPINEPHRINE

Overgaard CB, Dzavik V. Inotropes and vasopressor. Circulation


2008;118:1047-1056
SVR: Systemic vascular resistance CO: cardiac output
III. CÁCH SỬ DỤNG EPINEPHRINE MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
THƯỜNG GẶP
Shock phản vệ
● Adrenaline 0,1%, 1ml = 1mg, (TB)
● 1/2 - 1 ống ở người lớn
● Không quá 0,3 ml ở trẻ em
● Hoặc: 0,01 ml/kg cho người lớn và trẻ em
● Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 5 - 15 phút/ lần cho đến khi HA
trở lại bình thường
● Sốc quá nặng đe dọa tử vong:
● Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua TM
● Tụt huyết áp kéo dài: thiết lập đường TTM bù dịch, truyền Epinephrine
hoặc Dopamine
Trong hồi sinh ngưng tim
● ECG:
● Vô tâm thu
● Hoạt động điện vô mạch
● Adrenaline 1mg mỗi 3- 5 phút
● Trẻ em: Liều Adrenaline 0,01mg/kg, mỗi 3-5 phút
Trong nhịp chậm
Nếu Atropine không hiệu quả, trong thời gian chờ đặt máy tạo nhịp:
Epinephrine truyền tĩnh mạch: 2–10 mcg/ phút
Trong hen phế quản nguy kịch

32
Adrenalin được chỉ định khi có cơn hen nguy kịch đe dọa ngừng tuần hoàn,
hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị thuốc cường bêta-2 giao
cảm.
Adrenalin 0,3 - 0,5 mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại sau 5 – 10 phút.
Adrenalin truyền 0,1 µg/kg/phút, tăng dần 0,1 mg/kg/phút mỗi lần 2 - 3
phút/lần đến khi có đáp ứng ( có thể thêm 1-1,5 mg/h ở người lớn)
Trong sốc tim do nhồi máu cơ tim
Nguy cơ khi dùng thuốc: Làm tăng tiêu thụ oxy cơ tim và có thể gây rối loạn
nhịp thất, hoại tử thành dải cơ tim và làm tăng diện tích ổ nhồi máu.
Cần cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng.
Nên sử dụng liều thấp nhất có thể để duy trì tưới máu mô sống còn trong khi
hạn chế được biến chứng có hại.
Chọn dịch pha tiêm: Epinephrine pha với Glucose 5% hoặc Natri 0,9%

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Overgaard CB, Dzavik V. Inotropes and vasopressor. Circulation
2008;118:1047-1056
2. Bộ y tế 2011, Danh mục thuốc chủ yếu Trạm y tế. (Ban hành kèm theo
Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 về việc Ban hành và
hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán)

33
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ
CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
Thạc sĩ Bác sĩ : Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+Xác định được các triệu chứng biểu hiện hen phế quản mức độ nặng và
nguy kịch.
+Trình bày được cách sử dụng các thuốc và một kỹ thuật cấp cứu hen phế
quản mức độ nặng và nguy kịch.
I. MỞ ĐẦU
Theo GINA (2006) Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp.
Đường thở viêm mạn tính bị gia tăng phản ứng; chúng trở nên tắc nghẽn và
luồng khí bị giới hạn (do co thắt phế quản, nghẽn đàm, và gia tăng tình trạng
viêm) khi đường thở gặp các yếu tố nguy cơ.
Cơn hen phế quản (HPQ) nặng và nguy kịch thường xuất hiện trên người bệnh
HPQ không được theo dõi và điều trị dự phòng đúng hướng dẫn, hoặc không
được điều trị tốt khi xuất hiện cơn HPQ cấp.
Những người bệnh dễ có nguy cơ bị cơn HPQ nặng và nguy kịch là những
người:
+ Có tiền sử có cơn HPQ nặng đã từng phải đặt ống nội khí quản, thở máy.
+ Trong năm vừa qua đã phải vào nằm viện hoặc cấp cứu vì cơn HPQ.
+ Thường dùng corticoid uống, nhất là những người bệnh mới ngừng uống
corticoid.
+ Không được dùng corticoid đường hít.
+ Thời gian gần đây phải tăng liều dùng thuốc cường bêta-2 giao cảm
đường hít.
+ Có bệnh lý tâm thần hoặc có vấn đề về tâm lý - xã hội, kể cả dùng thuốc
an thần.
+ Không được theo dõi, điều trị bệnh đúng cách.
II.CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA CƠN HEN
Cơn HPQ nặng có thể xuất hiện và nặng lên rất nhanh (trong vòng 2 - 6
giờ), cũng có thể lúc đầu chỉ là một cơn hen mức độ trung bình, kéo dài và
nặng lên dần dần. Cơn hen điển hình với khó thở thì thở ra, co kéo cơ hô hấp,
có tiếng khò khè. Nghe phổi có ran rít.
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản" của bộ Y tế (2009).
Triệu chứng cơn hen nặng và nguy kịch - Chỉ trích dẫn ngoại viện.

34
Phân loại này dựa vào các thông số dưới đây, nhưng không nhất thiết phải
có tất cả, cần có sự nhận định tổng quát để có quyết định thích hợp.
Cơn hen nặng Cơn hen nguy kịch
Mức độ khó thở Lúc nghỉ ngơi Thở ngáp
Phải ngồi ngả ra trước
Nói Từng từ Không nói được
Ý thức Kích thích, vật vã Lơ mơ hoặc lú lẫn
Nhịp thở Thường > 30 lần/phút Thở chậm hoặc rối loạn nhịp thở
Co kéo cơ hô hấp phụ Thường xuyên Hô hấp nghịch thường
Khò khè Thường to Không (phổi im lặng)
Nhịp tim >120 lần/phút Nhịp chậm
Mạch đảo Thường có > 25 mmHg Không có, chứng tỏ có mỏi cơ hô
hấp

III. XỬ TRÍ CẤP CỨU


Nguyên tắc chung:
+ Cơn hen phế quản nặng: Xử trí thuốc trước, thủ thuật sau
+ Cơn hen phế quản nguy kịch: Tiến hành thủ thuật trước, xử trí thuốc sau.
+ Đánh giá khách quan tình trạng tắc nghẽn đường thở. Diễn biến xấu đi
của một cơn hen một phần là do đánh giá ban đầu mức độ nặng của tình
trạng tắc nghẽn không đúng mức. Tuy nhiên mức độ nặng của tình trạng
tắc nghẽn lại không thể đánh giá một cách chính xác bằng biểu hiện lâm
sàng và thông qua khám thực thể.
+ Đánh giá: tình trạng nặng của bệnh và đáp ứng của tình trạng này với
điều trị. Phân tích trên một số yếu tố.Tiền sử bệnh và Khám lâm sàng.
Đánh giá khách quan tình trạng tắc nghẽn đường thở. Đo oxy ngón tay.
Đáp ứng điều trị
Xử trí ngoài bệnh viện:
Đo oxy ngón tay: Đo bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2) Mục tiêu của
điều trị cấp cứu là duy trì được giá trị SpO2 từ 92% trở lên. Tuy nhiên giá trị
SpO2 không giúp cho dự đoán được tiên lượng bệnh nhân có phải nhập viện
hay không.
Thở 0xy - Oxy liệu pháp và thiết lập đường thở tùy theo tình trạng của
bệnh nhân. Thở Oxy qua cannula 2- 6 lít/ phút trường hợp nhẹ, cung cấp qua
mặt nạ 6-8 lít/phút trường hợp nặng, đặt nội khí quản nếu suy hô hấp nguy kịch
đe dọa ngưng thở.

35
Ventoline 2-4 nhát liên tiếp x 03 lần/ 15 phút
Phun khí dung: sau 2 - 3 lần xịt không có kết quả.
Salbutamol (ventoline) hoặc Terbutaline (Bricanyl) dung dịch khí dung
5mg: Khí dung qua mặt nạ 20 phút/lần, có thể khí dung đến 3 lần liên tiếp nếu
sau khi khí dung 1 lần chưa có hiệu quả.
Nếu tình trạng khó thở không giảm: Chuyển nhanh đến bệnh viện, trên
đường vận chuyển dùng thêm:
+ Dùng salbutamol hoặc terbutaline xịt 8 - 12 phát liên tục vào buồng đệm
cho bệnh nhân hít thở.
+ Corticoid đường toàn thân:
+ Hydrocortisone 100mg TTM hoặc Methylprednisolone 40mg TTM.
+ Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, giữ ven dự phòng biến cố trên đường
vận chuyển.
Cơn hen phế quản nguy kịch, đe doạ tử vong. Bóp bóng qua mặt nạ với oxy
100%. Đặt nội khí quản nếu bệnh nhân lơ mơ hôn mê, dọa ngưng tim.
Adrenaline 0,3 - 0,5mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại 5 – 10 phút. Nếu
ngưng tim sử dụng Adrenaline theo khuyến cáo hồi sinh tim phổi nâng cao.
Gọi cấp cứu lưu động 115, hỗ trợ và chuyển viện an toàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực, Cơn
hen phế quản nặng và nguy kịch. (Ban hành kèm theo Quyết định số
1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
2. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện Trưng Vương,
Xử trí cấp cứu cơn hen phế quản.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/54
3. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện Bình Dân, Điều
trị cơn hen phế quản. https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/2387
4. US. Department of health and Human services. National Guideline
Clearinghouse |Global strategy for asthma management and prevention.
Management —Acute Care Settings.
www.girardslaw.com/library/GINA_asthma_update.pdf

36
THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN THUỐC TRONG CẤP CỨU
NGOÀI BỆNH VIỆN
Thạc sĩ Bác sĩ :Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Xác định mục đích TLĐTT / CCNBV.
2. Trình bày các vị trí TLĐTT / CCNBV
3. Phân tích ưu điểm và nhược điểm các vị trí TLĐTT, chọn lựa các vị trí
TLĐTT theo mục tiêu và bối cảnh.
Chữ viết tắt:
● TLĐTT : thiết lập đường truyền thuốc
● CCNBV : cấp cứu ngoài bệnh viện
● TTM : truyền tĩnh mạch
I.MỞ ĐẦU
Một trong những vấn đề thực tiễn trong cấp cứu ngoài bệnh viện/ trạm y
tế là việc nhanh chóng thiết lập đường đưa thuốc vào cơ thể người bệnh, sự
nhanh chóng này quyết định rất lớn duy trì chức năng sinh tồn của người bệnh.
Kíp cấp cứu ngoài bệnh viện cần cân nhắc tùy theo mục đích, trang thiết bị, kỹ
thuật lành nghề của bản thân, diễn biến của bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh,
bối cảnh tại hiện trường mà đưa ra quyết định chọn lựa vị trí thiết lập đường
đưa thuốc thích hợp.
Mục đích thiết lập đường truyền:
+ Truyền dịch với lượng lớn và nhanh
+ Đưa một lượng dịch ưu trương vào tuần hoàn
+ Đưa vào cơ thể một thuốc cấp cứu dạng dịch
+ Giữ đường truyền dự phòng biến cố
+ Duy trì nồng độ thuốc liên tục trong nhiều giờ
Theo quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18/9/2012 của Bộ y tế về việc Ban
hành, “Danh mục Vali cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết
bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ôtô cứu thương” và
“Danh mục dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị
cho Trạm y tế” có các dụng cụ thiết lập đường truyền thuốc từ tĩnh mạch ngoại
vi đến trung ương và nội khí quản.
II. DIỄN BIẾN VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH
Thời gian hoàn thành việc TLĐTT tại những vị trí khác nhau chênh lệch về
thời gian rất nhiều.

37
Lựa chọn đường thiết lập dễ dàng nhanh chóng cho những bệnh nhân có
dấu hiệu đe dọa chức năng sinh tồn. Lựa chọn những vị trí chắc chắn và an toàn
cao cho những trường hợp trì hoãn được.
Tuỳ theo diễn biến và mức độ nguy hiểm của bệnh. Khi chưa kịp thời thiết
lập đường TTM, trong trường hợp ngưng tim, đường nội khí quản là sự lựa
chọn cho những thuốc hấp thu được qua hàng rào phế nang mao mạch.
Tuỳ theo kỹ thuật lành nghề. Chọn vị trí thành thạo nhất, có giá trị cao nhất
cho mục đích. Ngoại viện là không có giường bệnh, tiếp cận các kỹ thuật
không liên tục, các Bác sĩ và Điều dưỡng phải được huấn luyện kỹ năng tại một
đơn vị nội trú.
Tuỳ theo bối cảnh tại hiện trường. Có rất nhiều nạn nhân, môi trường đe
dọa, chật hẹp, thiếu ánh sáng...áp lực tạo ra do yếu tố gia đình bệnh nhân
III.CÁC VỊ TRÍ TLĐTT
+ Đường truyền tĩnh mạch ngoại vi
+ Đường truyền tĩnh mạch trung ương
+ Đường nội khí quản
+ Đường tủy xương
ĐƯỜNG TTM NGOẠI VI
+ Tĩnh mạch vùng cánh tay
+ Tĩnh mạch vùng cẳng tay
+ Tĩnh mạch vùng bàn tay
+ Tĩnh mạch vùng cổ chân (mạch hiển)

38
Hướng dẫn lựa chọn kim đúng chỉ định

39
ĐƯỜNG TTM TRUNG ƯƠNG
Tĩnh mạch dưới đòn. Tĩnh mạch cảnh. Tĩnh mạch bẹn
Tĩnh mạch dưới đòn

40
Tĩnh mạch cảnh

ĐƯỜNG NỘI KHÍ QUẢN: Xem bài đặt nội khí quản
ĐƯỜNG TỦY XƯƠNG
Vị trí chọc được chọn là ở cẳng chân, mặt trước, phía trong xương chày và
dưới củ chày 2-3cm. Kê cao vùng gối bằng khăn cuộn, giữ gối co một góc
90-120 độ, sát trùng.
Kim số 18G tiêm thẳng góc với mặt da, vừa ấn mạnh, vừa xoay kim cho
đến khi có cảm giác nhẹ tay đột ngột là kim đã vào tủy xương.

IV. ƯU - NHƯỢC ĐIỂM - LỰA CHỌN VỊ TRÍ THIẾT LẬP


Dựa trên quan điểm
+ Chỉ định chính trong CCNV

41
+ Dễ thiết lập
+ Thời gian hoàn thành nhanh
+ Kỹ thuật và dụng cụ đơn giản
+ Tốc độ truyền tương đối.
+ Thời gian bắt đầu tác dụng của thuốc nhanh.
+ Ít tai biến.
+ Thỏa hầu hết các mục tiêu và bối cảnh
ĐƯỜNG TTM NGOẠI VI
Khuyết
+ Không chắc chắn
+ Hạn chế trong một số thuốc chống loạn nhịp bolus nhanh ( VD : ATP ).
+ Hạn chế tốc độ nhanh, khối lượng lớn
+ Dễ thất bại ở bệnh nhân quá mập, trường hợp trụy mạch xẹp hết tĩnh
mạch.
Nên lựa chọn tĩnh mạch đủ lớn, gần tim.
Tránh chọn nơi chạc ba, chỗ khớp, vùng viêm nhiễm, vùng da tổn thương,
vùng mạch máu bị đứt, chỗ dò động tĩnh mạch, chỗ ghép mạch máu. Tránh tĩnh
mạch chân ở bệnh nhân đái tháo đường.
ĐƯỜNG TTM TRUNG ƯƠNG
Ưu điểm
+ Chắc chắn
+ Truyền khối lượng lớn, nhanh
+ Hầu hết các dạng dịch đều được
+ Kiểm tra áp CVP
+ Thời gian bắt đầu tác dụng của thuốc nhanh
Nhược điểm
+ Vật liệu, trang bị.
+ Kỹ thuật hoàn thiện, thành thạo.
+ Tỷ lệ các tai biến cao và nghiêm trọng
ĐƯỜNG NỘI KHÍ QUẢN
Thực hiện trong trường hợp ngưng thở ngưng tim. Thực hiện bởi Bác sĩ
hoặc kỹ thuật viên được huấn luyện kỹ thuật hoàn thiện.

42
Việc đưa thuốc vào cơ thể qua nội khí quản được thực hiện khi chưa thiết lập
đường tĩnh mạch. Chỉ vài thuốc có chỉ định. Không thể cho số lượng lớn dịch.
Các thuốc cho vào đường này có thể là Epinephrin, Atropin, Naloxone,
Lidocain. Liều dùng thường gấp đôi đường TM và phải pha loãng.
ĐƯỜNG TỦY XƯƠNG
Sử dụng trong nhi khoa. Tình huống xử trí bất khả kháng, cần truyền một
lượng dịch đủ lớn khi không thể thiết lập đường TTM, bệnh nhi bị sốc nặng, đe
dọa tính mạng, chọn lựa giải pháp này để cứu sống bệnh nhi so với những biến
chứng của thủ thuật này có thể gặp phải.

43
CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
Thạc sĩ Bác sĩ: Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Xác định được các triệu chứng sốc phản vệ, phân loại mức độ.
+ Trình bày được cách sử dụng Adrenaline, các thuốc và một kỹ thuật cấp
cứu sốc phản vệ.
I. ĐẠI CƯƠNG
Phản ứng phản vệ có thể diễn ra ở bất cứ đâu với bất kỳ loại thuốc hoặc dị
nguyên nào, diễn biến lâm sàng phong phú, phức tạp, khó lường trước, cần
nhận biết sớm các tình huống phức tạp có thể xảy ra đồng thời sẵn sàng cấp
cứu kịp thời hiệu quả.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì có thể dẫn đến tử vong đột ngột
trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nó tác động xấu cùng
một lúc đến hầu hết hệ thống cơ quan người bệnh, do giải phóng ồ ạt các hóa
chất trung gian từ các tế bào mast, basophil…
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sốc phản vệ (thuốc, thức ăn, hóa chất,
nọc côn trùng …) trong đó thuốc là nguyên nhân rất thường gặp. Tất cả các loại
thuốc đều có thể gây sốc phản vệ.
Xuất hiện đột ngột trong vài phút đến vài giờ. Triệu chứng chẩn đoán sốc
phản vệ có các dấu hiệu ở da hoặc niêm mạc kèm các dấu hiệu đe dọa tính
mạng thể hiện trên các cơ quan khác.
Các triệu chứng ở da và niêm mạc: nổi mày đay, ngứa, đỏ da toàn thân, phù
da, niêm tại chỗ.
Ở đường thở: + phù lưỡi, họng, nuốt khó
+ khàn tiếng hoặc thở khò khè
Hô hấp: + khó thở nhanh,
+ có tiếng rít, mệt
+ lẫn lộn, vật vã do thiếu oxy, xanh tím
+ ngừng thở
Tim mạch: + mạch nhanh, yếu
+ dấu hiệu thiếu oxy não ( vật vã …) + tụt huyết áp
+ ngừng tim
Biểu hiện ở cơ quan khác: cơ quan tiêu hóa triệu chứng buồn nôn, đau
bụng, nôn, ỉa chảy.Thần kinh, đau đầu, chóng mặt, run chân tay, lơ mơ, vật vã,
nói lảm nhảm, co giật toàn thân, có thể ngất xỉu hoặc hôn mê.

44
Đánh giá mức độ để theo dõi và xử lý tích cực, phân chia theo triệu chứng
ảnh hưởng chức năng sinh tồn hay chỉ biểu hiện ở da niêm.
Phân 3 mức độ: Nhẹ . Nặng - Nguy kịch
+ Nhẹ : chỉ có dấu hiệu ở da hoặc niêm mạc không có suy chức năng
bất cứ tạng nào
+ Nặng : là khi có dấu hiệu ở bất cứ tạng nào
+ Nguy kịch: dấu hiệu thiếu oxy nặng (nặng tức ngực, mạch nhanh
hoặc chậm, HA thấp <90 mmHg, thở nhanh hoặc ngạt thở,
SpO2<92%, hoặc có hôn mê.
Thuốc điều trị sốc phản vệ chủ yếu là adrenalin. Tiên lượng phụ thuộc rất
nhiều vào việc phát hiện và sử dụng sớm và đủ liều adrenalin cho người bệnh.
Adrenaline có khả năng đối kháng với các triệu chứng do histamin gây ra,
tác dụng lên thụ thể alpha-1 làm co mạch và giảm phù thanh quản; tác dụng
lên thụ thể beta-1 làm co sợi cơ dương, tác dụng lên thụ thể beta-2 làm giãn phế
quản, ức chế dưỡng bào và tế bào ưa base, đồng thời giảm phóng thích
histamin và các hóa chất trung gian khác.
Adrenaline 1/1000, 1ml= 1mg, TB ½-1 ống ở người lớn, 0,3 ml ở trẻ em,
hoặc 0,01 ml/kg cho trẻ em lẫn người lớn, lập lại sau 3-5 ph (tuỳ theo sự đáp
ứng lâm sàng của bệnh nhân) cho đến khi bắt được mạch quay. Vị trí tiêm
Adrenaline ở mặt trước và giữa cơ đùi.
Trong trường hợp ngưng tim ngưng thở, sử dụng Adrenaline theo khuyến
cáo hồi sinh tim phổi nâng cao.
Adrenalin truyền tĩnh mạch, nếu tình trạng huyết động vẫn không cải thiện
sau 3 lần tiêm bắp adrenalin (có thể sau liều tiêm bắp adrenalin thứ hai).
Truyền adrenalin tĩnh mạch, liều khởi đầu: 0,1 µg/kg/phút (khoảng 0,3mg/giờ ở
người lớn), điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, nhịp tim và SpO2 đến liều
tối đa 2-4mg/giờ cho người lớn.
Hydrocortisone (ống 2ml=100mg) Tiêm mạch (TM), 1-2 ống (người lớn) và
5mg/kg (trẻ em)
Lập đường truyền tĩnh mạch. NaCl 0,9% kể cả trường hợp nhẹ, mục đích dự
phòng trở nặng, và được dùng trong trường hợp trụy mạch hoặc để pha
Adrenaline khi có chỉ định (thay cho trường hợp không có bơm tiêm tự động).
Nacl 0,9%: 125 ml/giờ (người lớn), lượng nước duy trì ở trẻ em.
+ Nếu bệnh nhân vẫn tụt huyết áp sau khi tiêm Adrenaline: NaCl 0,9%
truyền nhanh tối đa: 1-2 lít (người lớn), 20ml/kg (trẻ em), lập lại nếu
cần thiết mỗi 5-10 phút
+ Lượng nước duy trì ở trẻ em trong 24 giờ:
< 10kg: 100ml/kg

45
10 – 20 kg: 1000ml + 50ml cho mỗi kg trên 10 kg
> 20 kg: 1500ml + 20 ml cho mỗi kg trên 20 kg
Kẹp Oxymeter theo dõi SpO2.
Oxy liệu pháp và thiết lập đường thở: Thở Oxy qua cannula 2- 6 lít/ phút
trường hợp nhẹ, cung cấp qua mặt nạ 6-8 lít/phút trường hợp nặng, đặt nội khí
quản nếu suy hô hấp nguy kịch đe doạ ngưng thở (khuyến cáo đặt nội khí quản
ngay khi thấy có dấu hiệu thở rít), mở khí quản nếu phù thanh môn nặng.
Nếu co thắt phế quản nặng, không đáp ứng với Adrenaline: khí dung
Salbutamol 2,5 - 5mg
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao.
Bệnh nhân sốc phản vệ cần được theo dõi ở bệnh viện đến 72 giờ sau khi
huyết động ổn định.
® Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline khi không có mặt Bác sĩ.
Gọi hỗ trợ từ 115 hoặc cấp cứu lưu động, nơi có máy sốc tim, khi cần thiết.
Nếu không có máy truyền dịch thì dùng adrenalin như sau: Adrenalin (1mg/ml)
2 ống + 500ml dd glucose 5% (dung dịch adrenalin 4 µg/ml).
Tốc độ truyền với liều adrenalin 0,11 µg/kg/phút theo hướng dẫn sau:
Cân nặng (kg) Tốc độ truyền Cân nặng Tốc độ truyền
(kg)
ml/giờ giọt/phút ml/giờ giọt/phút
6 9 3 40 60 20
10 15 5 50 75 25
20 30 10 60 90 30
30 45 15 70 105 45

46
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ y tế, 1999. Phác đồ chống sốc phản vệ (Kèm theo Thông tư số
08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999)
2. TS Đào Xuân Cơ. Cập nhật cấp cứu phản vệ, hội nghị tim mạch toàn
quốc 2016.
3. JAMES J. ARNOLD, DO, and PAMELA M. WILLIAMS, Anaphylaxis:
Recognition and Management, American Family Physician.
Downloaded from the American Family Physician Web site at
www.aafp.org/afp.
4. Ronna L Campbell, MD, PhD. John M Kelso, MD. 2017. Anaphylaxis:
Emergency treatment.
http://www.uptodate.com/contents/anaphylaxis-emergency-treatment

48
SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI
TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
(COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
Thạc sĩ Bác sĩ :Đỗ Ngọc Chánh
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Xác định được các triệu chứng suy hô hấp đợt mất bù COPD mức độ
nặng và nguy kịch.
+ Trình bày được cách sử dụng các thuốc và một kỹ thuật cấp cứu suy hô
hấp đợt mất bù COPD mức độ nặng và nguy kịch.
II. MỞ ĐẦU
Theo Hội Lồng ngực Mỹ và Hội Hô hấp châu Âu, đợt cấp COPD là tình trạng
thay đổi cấp tính của các dấu hiệu: khó thở, ho và khạc đờm so với ban đầu.
Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị.
Căn nguyên đợt bùng phát:
+ Nhiễm trùng hô hấp
+ Ô nhiễm không khí (khói thuốc, tiếp xúc nghề nghiệp, ozone)
+ Nguyên nhân khác: suy tim xung huyết, các nhiễm trùng ngoài hô hấp,
nhồi máu phổi, tràn khí màng phổi, dùng thuốc an thần, thuốc chẹn beta
giao cảm…
Hai nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân gây bùng phát thường gặp
nhất. Khoảng 1/3 số trường hợp bùng phát không rõ căn nguyên.
III. CHẨN ĐOÁN ĐỢT CẤP COPD
Trên nền lâm sàng COPD, có thêm 3 triệu chứng:
+ Khó thở tăng, kèm theo khò khè, co kéo cơ hô hấp phụ.
+ Thay đổi màu sắc của đờm.
+ Số lượng đàm nhiều hơn.
CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ - Chỉ trích dẫn ngoại viện
Các chỉ số Nặng Nguy kịch
Nói Từng từ Không nói được
Ý thức Ngủ gà, Lú lẫn Hôn mê
Nhịp thở 25-35 Thở chậm, ngừng thở
Co kéo cơ hô hấp phụ Rất nhiều Thở nghịch thường
Khó thở Liên tục Liên tục
Nhịp tim >120 lần/phút Nhịp chậm, loạn nhịp

49
SpO2 % 87-85 < 85
Chú ý : Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên ở một mức độ là đủ.
IV. XỬ TRÍ
Nguyên tắc cấp cứu ngoại viện
+ Xử trí đợt cấp COPD mức độ nặng bao gồm: bảo đảm oxy máu,
dùng thuốc giãn phế quản, khai thông đường hô hấp (giải quyết tình
trạng ứ đọng đờm)
+ Vận chuyển an toàn đến bệnh viện
+ Thở oxy mục đích đạt SpO2 88-92%.
+ Thuốc cường ß2 tác dụng nhanh: xịt 2 - 4 nhát/lần, có thể nhắc lại 10
-15 phút, Hoặc khí dung qua mặt nạ 5 mg
+ Methylprednisolone (TM) 40mg
+ Chuyển người bệnh đi bệnh viện: trên đường chuyển cần theo dõi
tình trạng hô hấp, tiếp tục dùng thuốc giãn phế quản xịt 10 -15 phút
một lần nếu cần.
Chỉ định hỗ trợ bóp bóng giúp thở qua mặt nạ hoặc nội khí quản tuỳ theo năng
lực và trang bị, khi có:
+ Ngưng hô hấp, tuần hoàn
+ Khó thở nặng, hô hấp đảo nghịch
+ Giảm oxy máu nặng mà không cải thiện ngay với thở oxy qua mặt nạ
+ Ngủ gà, rối loạn tri giác

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực, (Ban
hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
2. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện nhân dân 115,
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/882
3. Sở y tế TPHCM, Kho dữ liệu phác đồ điều trị. Bệnh viện Trưng Vương,
Xử lý cấp cứu đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
https://pddt.medinet.org.vn/Home/Detail/55
4. Global Strategy For The Diagnosis, Management, and Prevention of
Chronic Obstructive Pulmonary Disease (GOLD) Updated 2014.
https://www.researchgate.net/file.PostFileLoader.html?id...assetKey...

50
HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
(Acute coronary syndrome: ACS)
Thạc sĩ Bác sĩ :Đỗ Ngọc Chánh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Xác định được tiêu chí chẩn đoán nhanh và yếu tố xác suất nguy cơ hội
chứng mạch vành cấp.
+ Trình bày được hướng xử trí ban đầu trước nhập viện.
I. CHẨN ĐOÁN:
Hội chứng vành cấp là một thuật ngữ đề cập đến bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào
có liên quan đến biến
cố tổn thương động mạch vành có tính chất cấp tính, nó bao gồm:
+ Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên
+ NMCT không có ST chênh
+ Đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ).
Bệnh sử và khám lâm sàng
Mô tả cơn đau ngực: Đau sau xương ức, đè nặng hoặc đau thắt ngực điển hình,
xảy ra lúc nghỉ hoặc tăng dần > 20 phút, thường giảm với nitroglycerin.
Đau có thể lan lên cổ, cánh tay, vai và/hoặc cằm.
Triệu chứng đi kèm là khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn và / hoặc nôn.
Thăm khám: dấu hiệu khó thở, vã mồ hôi, huyết áp thấp, hở van 2 lá thoáng
qua, phù phổi.
Biểu hiện đau ngực và các triệu chứng đi kèm thay đổi ở bệnh nhân nữ, đái
tháo đường, người lớn tuổi, suy thận.
Điện tim:
Điện tim bình thường : tiên lượng tốt nhưng không loại trừ hội chứng mạch
vành cấp (HCMVC).
Khoảng 50% bệnh nhân CĐTNKOĐ/NMMCT không ST chênh lên có điện tim
bình thường hoặc không thay đổi
Gợi ý CĐTNKOĐ/NMCT không ST chênh lên: sóng T đảo mới xuất hiện >
0,2 mV và ST chênh xuống ≥ 0,5 mV
Bảng 1: Khả năng có thế có hội chứng mạch vành cấp

Đặc điểm XÁC XUẤT XÁC SUẤT TRUNG XÁC SUẤT THẤP
CAO BÌNH Không có các đặc
Có một trong các Không có các đặc điểm nhóm xác suất
dấu hiệu dưới đây điểm nhóm xác suất cao và trung bình

51
cao nhưng có một nhưng có một trong
trong các dấu hiệu các dấu hiệu sau
sau
Bệnh sử Đau ngực và cánh Đau ngực và cánh tay Có thể có triệu
và tiền sử tay trái, đè nặng, trái, đè nặng, bóp chứng tương tự
bóp nghẹt, giống nghẹt thiếu máu cục bộ,
cơn đau ngực Tuổi > 70 nhưng không có các
trước đây đặc điểm khác của
Nam giới nhóm xác suất trung
Tiền sử bệnh
mạch vành hoặc Đái tháo đường bình
nhồi máu cơ tim Tiền sử dụng
Cocain
Khám Hở van 2 lá Bệnh mạch máu Khó chịu vùng
lâm sàng thoáng qua, tụt ngoài tim ngực, hồi hộp
huyết áp, vã mồ
hôi, phù phổi
hoặc rale phổi
Điện tâm ST chênh mới Sóng Q cố định T dẹt hoặc đảo <
đồ xuất hiện (>1mm) ST chênh xuống 1mm ở các chuyển
hoặc T(-) ở nhiều 0,5-1mm hoặc T đảo đạo
chuyển đạo trước >1mm R cao
ngực
ECG bình thường

II.CHĂM SÓC TRƯỚC VIỆN


Khả năng sống còn, cải thiện chăm sóc NMCT ST chênh lên trước nhập
viện phụ thuộc vào hệ thống y tế ở nhiều mức độ:
+ Bệnh nhân
+ Điều dưỡng, Bác sĩ gia đình.
+ Paramedics
+ Nhân viên khoa cấp cứu
+ Bác sĩ tim mạch
+ Nhà hoạch định chính sách
Với Bệnh nhân, khi có cơn đau ngực nghi ngờ, bệnh nhân hoặc người nhà cần
phát hiện sớm và nhanh chóng báo cáo cho Bác sĩ hoặc điều dưỡng gia đình
của mình. Với Điều dưỡng, Bác sĩ gia đình, nhanh chóng tiếp cận, đánh giá yếu
tố nguy cơ, xác suất có thể là hội chứng mạch vành. Báo cáo nhanh hỗ trợ từ
đơn vị cấp cứu ngoại viện – đơn vị cấp cứu lưu động (115) hoặc có thể báo
luôn cho đơn vị can thiệp mạch, tiến hành cấp cứu ban đầu. Với paramedic,

52
nhanh chóng tiếp cận bệnh nhân và chuyển viện an toàn, theo dõi ECG liên tục,
dự phòng biến chứng xử lý rối loạn nhịp, hoặc vận mạch nếu cần.
KHUYẾN CÁO CỦA AHA

Bệnh nhân có triệu chứng gợi ý thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.
Bác sĩ gia đình, lấy và diễn giải ECG trước khi đến Bệnh viện, để định hướng
đưa bệnh nhân đến bệnh viện can thiệp mạch.
Thở oxy: khi SpO2 < 94%
Hạn chế vận động
Aspirin: 162-325mg nhai nuốt
Nitroglycerine/isosorbide dinitrate: Ngậm dưới lưỡi 0,4mg (5mg ISDN) Hoặc
Nitromint spray 2 nhát xịt dưới lưỡi, mỗi 5 phút cho đến 3 liều sau đó. (Không
dùng ở bệnh nhân Huyết áp thấp < 90 mmHg)
Morphine sulphate: 2-4mg Tiêm mạch
Chuyển bệnh nhân vào bệnh viện, hoặc bàn giao cho đội cấp cứu ngoại viện.

KẾT LUẬN
Xử trí trước nhập viện: chẩn đoán nhanh với triệu chứng gợi ý cùng ECG. Xử
lý ban đầu.
Cần phối hợp hệ thống cấp cứu ngoại viện và nội viện. Mục tiêu nhanh
chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện để tái tưới máu trong thời gian sớm nhất
trong vòng 24 giờ đầu.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. American Heart Association 2015.
2. Who, The global burden of disease 2004 update, (2004), Who library
cataloguing -in-Publication Data, Switzerland.
3. ACLS Algorithms 2017, Using the Acute Coronary Syndromes Algorithm
for Managing the Patient, Out-of-Hospital Care.
https://www.acls.net/acute-coronary-syndromes-algorithm.htm
4. Anderson et al. ACC/AHA 2007 Guidelines

54
ĐÁP ỨNG Y TẾ TRONG THẢM HỌA THƯƠNG VONG
HÀNG LOẠT
Thạc sĩ Bác sĩ :ĐỖ NGỌC CHÁNH
Bài báo cáo: Tập huấn cán bộ Y tế Thành phố Hồ Chí Minh 2017, nhằm ứng
phó tình huống dịch bệnh do thời tiết cực đoan hoặc do thiên tai gây ra.
Dự kiến: 5 lớp - ngày 02-04/8; 09-11/8; 16-18/8; 23-25/8; 30/8-01/9.

MỤC TIÊU THUYẾT TRÌNH:


1. Tìm hiểu về Thảm hoạ: định nghĩa, mức độ.
2. Tìm hiểu các thành phần chính trong sơ đồ hệ thống chỉ huy sự cố.
3. Tìm hiểu cách thiết lập quản lý hiện trường.
4. Xác định cách phân loại và xử trí cấp cứu nạn nhân ngay tại hiện trường.
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN:
1. Lịch sử thảm họa
2. Định nghĩa Thảm họa và thương vong hàng loạt
3. Mức độ thảm họa
II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA
1. Hệ thống chỉ huy sự cố
2. Hệ thống đáp ứng y tế
III. PHÂN LỌC VÀ XỬ LÝ TẠI HIỆN
IV. LƯỢNG GIÁ/ TÌNH HUỐNG

I.TỔNG QUAN
Nguyên nhân thảm hoạ đến từ thiên nhiên hoặc do từ con người tạo ra, như động
đất, sóng thần, bão lũ, hạn hán, núi lửa, chìm phà, lật xe, chiến tranh, ngộ độc
thực phẩm hàng loạt, hoá chất, hạt nhân, tụ tập đông người dẫm đạp nhau… mức
độ thương vong phụ thuộc tính chất của nguyên nhân gây thảm hoạ, tuy nhiên để
giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu số lượng thương vong chúng ta cần lập kế hoạch
ứng phó cho tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở. Về mặt y tế, Trạm y tế cũng
có vai trò tham gia trong công tác ứng phó thảm hoạ, khi sự cố bất ngờ xảy ra,
hoặc khi bạn đang phục vụ công tác lễ hội hoặc các hoạt động thi đấu thể thao
tập trung đông người tại địa phương của mình.
1. Lịch sử thảm họa: Các vụ thảm họa Trên thế giới
Mức độ tàn khốc của vụ thảm hoạ kép động đất và sóng thần Tōhoku ở Nhật
Bản. Xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011, thời gian xảy ra chỉ khoảng 6 phút. Sự
tàn khốc của thực tế đã vượt xa kịch bản được dự báo trước.

55
n Mw tích ngập trong ạn nhân thiệt mạng hà cửa bị sập
nước và mất tích phá
tế m2 0 00
bản dự báo m2
Thảm hoạ động đất ở Nepal là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc
8,1 độ (Mw) xảy ra vào thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015. Đây là trận động
đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia
này. Con số người chết đã tìm được là hơn 8000 và hơn 16000 người bị thương
do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung Quốc, và
Bangladesh.
Sáng 3/12/1984: Một bể chứa khí ga độc của công ty hóa chất Mỹ,
Union Carbide bị rò rỉ với hơn 40 tấn khí độc metyla izoxianat. Lượng khí độc
bị rò rỉ thoát ra ngoài và bao phủ một số khu phố. Khoảng 500.000 người đã hít
phải chất khí chết người này. Trong số đó có 2500 đến 5000 người đã chết ngay
khi hít phải.
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986
khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina-Liên Xô bị nổ. Là
vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, đã phải
sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người, dự đoán tổng số người chết vì vụ
tai nạn là 4.000.
Phà Sewol của Hàn Quốc bị lật vào ngày 16 tháng 4 năm 2014. Phà chở
450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon.Vụ việc khiến hơn
304 người thiệt mạng 9 người mất tích.
Thảm họa Heysel là một thảm họa bạo lực bóng đá xảy ra trên sân vận
động Brussels, Bỉ, ngày 29 tháng 5 năm 1985. Một bức tường của sân vận động
đã sụp đổ trong trận đấu bóng đá chung kết cúp UEFA năm 1985 giữa hai câu
lạc bộ Liverpool F.C. của Anh và Juventus F.C. của Italia. 39 người bị thiệt
mạng, chủ yếu là các cổ động viên bóng đá người Italia.
Thảm họa Lễ Hajj năm 1990 tại Mecca, Ả Rập Saudi. Thương vong đến 1426
người.
Lịch sử các vụ thảm họa Tại Việt Nam:
- Ngày 29 tháng 10 năm 2002 đã diễn ra một vụ cháy lớn tại Trung tâm
Thương mại Quốc tế ITC (International Trade Center) - thiệt mạng 60
người và hàng trăm người bị thương.
- Sập giàn giáo Formosa Hà Tĩnh - cảnh tượng kinh hoàng đêm
25/3/2015, thiệt mạng 13 công nhân, gần 30 người khác vĩnh viễn mang
theo thương tật cả về thể chất lẫn tinh thần.

56
2. Định nghĩa Thảm họa và thương vong hàng loạt
Thảm họa: Sự gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của một cộng đồng hay một xã
hội, gây ra những thiệt hại trên diện rộng về người, tài sản, kinh tế hay môi
trường; vượt quá khả năng đáp ứng của cộng đồng hay xã hội bằng chính
nguồn lực của mình.
(Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thảm họa - UN / ISDR – 2009).
Từ định nghĩa về thảm họa thể hiện 3 tính đặc trưng
● Hoạt động bình thường của một cộng đồng bị gián đoạn;
● Vượt quá khả năng đáp ứng của cộng đồng;
● Cần sự trợ giúp bên ngoài để quay trở lại hoạt động bình
thường.
Đặc điểm của thảm hoạ: Là sự cố bất ngờ do con người hoặc thiên nhiên gây ra,
làm ảnh hưởng đến con người, xã hội và môi trường. Về mặt y tế, đây là sự
cố gây thương vong hàng loạt- nhiều nạn nhân cần được cấp cứu trong một
môi trường không bình thường và nhiều xáo trộn.
Sự cố gây thương vong hàng loạt: Một sự kiện dẫn đến tình trạng ốm đau, bệnh tật
và/hoặc thương vong làm đảo lộn hoạt động thông thường của một bệnh
viện, một địa phương, một cơ quan chức năng/hoặc một vùng.
3. Mức độ thảm họa
Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp
+ Mức 1: 30-100 người bị nạn, hoặc 20-50 người phải nằm viện
+ Mức 2: 101-500 người bị nạn, hoặc 51-200 người phải nằm viện.
+ Mức 3: 501-2.000 người bị nạn, hoặc 200-300 người phải nằm viện.
+ Mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện.
Là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ công tác
khắc phục hậu quả của thảm họa.
II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA:
- Hệ thống chỉ huy sự cố
Vòng tròn xử lý thảm hoạ: gồm 5 giai đoạn.

57
Các lực lượng tham gia phòng chống thảm họa:

Thống nhất trong mệnh lệnh chỉ huy, cụ thể hóa trong các mức thang chỉ huy:

Nhiệm vụ của từng lực lượng:


STT NHIỆM VỤ TÊN LỰC LƯỢNG
01 Chăm sóc nạn nhân cứu + Công an
thoát-không bị thương + Các tổ chức xã hội

58
02 Chăm sóc nạn nhân bị thương +Công an +Cứu hỏa +Y tế
03 Giải quyết nạn nhân tử vong +Công an +Y tế
04 Trung tâm thông tin sự kiện +Công an +Cơ quan thông tấn
05 Liên lạc với người nhà nạn nhân +Công an +Y tế +Tổ chức xã hội
06 Sơ tán và tổ chức tạm cư +Công an +Chính quyền địa phương
07 Hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội +Tổ chức xã hội
08 Giải quyết nhu cầu tôn giáo và văn +Các cố vấn về tinh thần
hóa
- Hệ thống đáp ứng y tế
VỀ Y TẾ -quy trình hoạt động tình huống thảm hoạ

Chính quyền địa phương các cấp:


- Giai đoạn đầu: Chỉ đạo công tác cấp cứu, đáp ứng các phương tiện cho
hoạt động cấp cứu,vận chuyển phương, thiết lập các trung tâm tạm cư
cho nạn nhân…
- Giai đoạn sau: Hỗ trợ các nạn nhân, chăm sóc sức khỏe môi trường, tái
thiết khu định cư, cung cấp các dịch vụ công…

59
Hiện trường tai nạn hàng loạt: Sự tham gia của các đơn vị cấp cứu
Hệ thống y tế trong phòng chống thảm họa:

Các thành phần đơn vị y tế tại hiện trường:


- Chỉ huy và điều hành các đơn vị y tế:
Tùy mức độ nghiêm trọng của tai nạn hàng loạt, người điều hành, chỉ huy các
đơn vị y tế có thể là:
+ Lãnh đạo Bộ Y tế
+ Lãnh đạo Sở Y tế.
+ Lãnh đạo TT Cấp cứu 115

60
+ Lãnh đạo y tế địa phương
- Các đội cấp cứu, các xe cứu thương: Vai trò của Đội trưởng cấp cứu, vai trò
điều hành, điều phối của TT Cấp cứu 115 các tỉnh thành.
- Các đơn vị y tế hỗ trợ: TT Y tế dự phòng, TT Sức khỏe Lao động & Môi
trường, TT Pháp y…
- Hội Chữ thập đỏ
- Các đơn vị tự nguyện: taxi và các phương tiện vận chuyển công cộng.
Quy trình nghiệp vụ:
Thảm họa dù do thiên nhiên hay do con người thì việc đáp ứng y tế cho khắc
phục thảm họa cũng đều bao hàm các nội dung sau đây:
a. Phát tín hiệu cấp cứu:
- Do người dân, cơ quan, xí nghiệp tại chỗ gọi cấp cứu.
- Do cơ quan hữu trách phát tín hiệu: Công an, Cứu hỏa …
- Do Lãnh đạo Ngành y tế điều động.
Công việc này giữ vai trò quan trọng trong việc cứu thoát nạn nhân: việc phát
hiện sớm thảm họa, phát tín hiệu cấp cứu kịp thời, cung cấp thông tin chính xác
về mức độ thảm họa, số lượng nạn nhân…
b. Tiếp nhận tín hiệu cấp cứu:
- Trung tâm Cấp Cứu các tỉnh thành: Tiếp nhận qua cuộc gọi điện thoại
115 hoặc các cuộc điện thoại gọi đến các cơ sở y tế, sau đó chuyển tiếp
về TT Cấp cứu Có nhiệm vụ ghi nhận chính xác và đầy đủ các thông tin
ban đầu của thảm họa: thời gian, địa điểm, mức độ, số lượng nạn nhân…
c. Xử lý thông tin cấp cứu
- Tại TT Cấp cứu: Tùy theo đánh giá mức độ thảm họa để có các biện pháp:
+ Điều Đội cấp cứu gần hiện trường nhất hoặc điều các đội trung tâm.
+ Điều động một số lớn các đội của các cụm cấp cứu gần hiện trường.
+ Báo cáo Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố huy động toàn ngành.
- Tại các cơ sở y tế địa phương:
+ Hoặc trực tiếp đáp ứng.
+ Hoặc vừa đáp ứng vừa báo cáo khẩn cấp về TT Cấp cứu 115 để xin
chi viện.
Cần lưu ý: Y tế địa phương là đơn vị đầu tiên tham gia cấp cứu tại hiện
trường.
- Lãnh đạo Sở Y tế hoặc Lãnh đạo y tế địa phương: khi tiếp nhận báo cáo cần
có các quyết định chính xác và kịp thời về kế hoạch y tế khắc phục thảm
họa, báo cáo Lãnh đạo chính quyền để có hướng chỉ đạo.

61
d. Đáp ứng yêu cầu cấp cứu và huy động cấp cứu
- Các Đội cấp cứu nhanh chóng đến hiện trường.
- Chỉ huy hiện trường: Phải xác định ai là người chỉ huy cao nhất, chỉ huy
từng lĩnh vực chuyên môn khi tại hiện trường thảm họa có nhiều lực
lượng tham gia (y tế, công an, cứu hỏa… ).
+ Chỉ huy cao nhất: Lãnh đạo chính quyền địa phương hoặc thành phố,
thiết lập chốt chỉ huy tại hiện trường.
+ Chỉ huy lực lượng công an, cứu hỏa, cứu hộ.
+ Chỉ huy y tế: Đứng ở khu vực nhất định: chốt y tế (xe chỉ huy y tế có cờ
y tế làm ký hiệu ) để các lực lượng khác dễ gặp và trao đổi phương án
tác chiến.
e. Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt:
- Tại hiện trường: Tiếp cận – Giải thoát- Phân loại – Sơ cấp cứu – Vận
chuyển cấp cứu về cơ sở điều trị.
- Tại cơ sở điều trị tuyến sau: Tiếp nhận hàng loạt nạn nhân nhập viện -
Phân loại nạn nhân - Điều trị cấp cứu (trình bày ở phần sau).
III. Phân lọc & xử trí tại hiện trường
Phân lọc để điều trị là một quá trình đưa ra quyết định về y tế để ưu tiên
bệnh nhân dựa trên mức độ nghiêm trọng của họ để điều trị càng nhiều càng tốt
khi nguồn lực không đủ để điều trị cho tất cả ngay lập tức

62
Từ Triage có nguồn gốc từ tiếng Pháp của từ Trier có nghĩa là lựa chọn,
sắp xếp, phân loại theo thứ tự ưu tiên. Khái niệm Triage được Bác Sĩ phẫu
thuật Dominique Larrey sử dụng từ thời đại Napoleon, làm thế nào để cung cấp
dịch vụ tốt nhất cho số lượng nạn nhân nhiều nhất trong một thời gian ngắn với
điều kiện nhân lực hạn chế. Phương pháp này giúp chọn lọc những nạn nhân
cần sự giúp đỡ ưu tiên và có nhiều khả năng cứu chữa nhất vì thế tất cả các nạn
nhân trong cấp cứu hàng loạt hoặc cấp cứu thảm họa đều phải được chọn lọc
trước khi xử trí, nhằm tối ưu hóa khả năng đáp ứng y tế.
Triage tại hiện trường cần được huấn luyện cho những người tham gia
cấp cứu ngoài bệnh viện và cần có phương pháp đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Phân loại đơn giản và điều trị nhanh (START)
START là một hệ thống phân loại được đánh giá rất cao và đã được minh
chứng qua thực tiễn tại hiện trường sự cố thương vong hàng loạt chẳng hạn
như: tai nạn tàu hỏa và tai nạn xe buýt, mặc dù nó được thiết kế để dùng cho
thảm họa động đất. Vận chuyển bệnh nhân là quan trọng nhưng việc cấp cứu tại
hiện trường cần được ưu tiên hơn. Phân loại ban đầu cần được thực hiện nhanh
chóng và chỉ được gián đoạn khi buộc phải thực hiện những động tác cấp cứu
tính mạng như: Khai thông đường thở hay cầm máu. Phương pháp START
nhằm điều trị những nguy cơ chính đe dọa đến mạng sống như tắc nghẽn
đường thở, và chảy máu ngoài nghiêm trọng, nó cho phép nhân viên y tế có 60
giây hoặc ít hơn để phân loại một bệnh nhân bằng cách dựa vào:
1. Hô hấp
2. Tuần hoàn
3. Tình trạng tri giác
a. Hô hấp
Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá về tình trạng hô hấp. Nếu bệnh nhân
ngừng thở, kiểm tra có bị tắc nghẽn và khai thông đường thở. Nếu những kỹ
thuật trên vẫn không hiệu quả thì gắn thẻ ĐEN cho bệnh nhân. Nếu nhịp thở
lớn hơn 30 lần/phút thì gắn thẻ ĐỎ. Nếu nhịp thở ít hơn 30 lần / phút thì
chuyển sang đánh giá tình trạng tuần hoàn.
b. Tuần hoàn – Phương pháp đáng tin cậy nhất để đánh giá tình trạng tuần
hoàn là bắt mạch.
c. Tình trạng tri giác – Đánh giá tình trạng tri giác đối với những bệnh nhân
có hô hấp và tuần hoàn. Để kiểm tra, sử dụng lệnh đơn giản “mở và nhắm
mắt” hay “nắm chặt tay tôi”.
Bước đầu tiên trong START là tách riêng những nạn nhân còn tỉnh và đi
lại được. Yêu cầu họ di chuyển đến khu an toàn đã được chỉ định trước khi tiến
hành phân loại các nạn nhân khác. Họ là những bệnh nhân “bị thương nhưng
vẫn đi lại được” và được gắn thẻ màu XANH LÁ CÂY. Họ sẽ được đánh giá
lại sau khi phân loại xong những bệnh nhân nặng hơn. Những nạn nhân còn lại

63
được đánh giá nhanh về tình trạng hô hấp, tuần hoàn và tri giác và sẽ được chia
thành 3 loại dưới đây:
ĐỎ Cấp cứu khẩn cấp: Bệnh nhân chỉ thở được sau khi khai thông đường thở,
những bệnh nhân có nhịp thở lớn hơn 30 lần / phút, hay có thời gian đổ đầy
mao mạch lớn hơn 2 giây, hay bệnh nhân không thể làm theo những mệnh lệnh
đơn giản.
VÀNG Cấp cứu trì hoãn: Là những bệnh nhân không rơi vào loại cấp cứu khẩn
cấp hoặc nhóm những nạn nhân nhẹ.
ĐEN : Tử Vong: bệnh nhân không thở được ngay cả sau khi đã khai thông
đường thở
Làm thế nào để đánh giá bệnh nhân dựa vào hô hấp, tuần hoàn và tri giác
Hệ thống START căn cứ vào việc 3 đặc điểm quan trọng: Hô hấp, Tuần hoàn
và Tri giác. Bệnh nhân cần được đánh giá nhanh, có hệ thống, bắt đầu từ tình
trạng hô hấp. Nếu bệnh nhân còn thở, phải tiến hành xác định nhịp thở.
● Bệnh nhân có nhịp thở lớn hơn 30 lần/phút được gắn thẻ màu Đỏ.
● Nếu bệnh nhân thở được và nhịp thở ít hơn 30 lần / phút thì chuyển sang
kiểm tra tuần hoàn và tri giác.
● Nếu bệnh nhân ngừng thở, nhanh chóng lấy dị vật và khai thông đường thở.
Sử dụng thao tác nghiêng đầu-nâng cằm lên để mở đường thở. Trong trường
hợp tai nạn thương vong hàng loạt, có thể phải bỏ qua việc cố định cột sống
cổ khi khai thông đường thở trong quá trình phân loại bệnh nhân.
Lưu ý: Việc cố định cột sống cổ trong tai nạn thương vong hàng loạt khác với
trường hợp đơn lẻ. Đây chỉ là lúc cấp cứu khẩn cấp nên không có thời gian để
cố định cột sống cho mọi bệnh nhân.
● Khai thông đường thở, nếu bệnh nhân thở được – gắn thẻ Đỏ.
● Nếu bệnh nhân không thở được và không bắt đầu hô hấp sau khi khai thông
đường thở gắn thẻ Đen.
Tuần hoàn: Phương pháp tốt nhất tại hiện trường để đánh giá tình trạng của hệ
tuần hoàn là kiểm tra động mạch quay. Nếu mạch quay không có hoặc không
đều, gắn thẻ Đỏ . Nếu mạch rõ, đều, chuyển sang đánh giá tình trạng tri giác.
Tình trạng tri giác: Phần cuối cùng trong chuỗi phân loại đơn giản và điều trị
nhanh (START) là kiểm tra tình trạng tri giác của bệnh nhân. Động tác này
được thực hiện trên những bệnh nhân có hô hấp và tuần hoàn ổn định.
● Kiểm tra tình trạng tri giác của bệnh nhân bằng cách yêu cầu bệnh nhân làm
theo những y lệnh đơn giản: "mở mắt", "nhắm mắt", "nắm tay".
● Nếu bệnh nhân không phản ứng hay không thể thực hiện theo y lệnh đơn
giản, gắn thẻ Đỏ .

64
● Những bệnh nhân có thể làm theo y lệnh đơn giản và có hô hấp và tuần
hoàn ổn định sẽ được gắn thẻ Vàng.

65
Biện pháp tiếp cận sơ cứu từng ca đơn lẻ tại hiện trường: áp dụng nguyên
tắc ABCD

66
KẾT LUẬN:
Thảm họa dù do thiên nhiên hay con người gây ra, đều đem lại những hậu
quả to lớn, thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, kinh tế, xã hội của các nước nói riêng và của nhân loại nói chung.
Để công tác phòng chống thảm họa đạt hiệu quả cao, đòi hỏi nỗ lực của
các ngành các cấp và của toàn xã hội. Ngành y tế là một bộ phận tham gia
guồng máy phòng chống thảm họa cũng phải có sự đầu tư, chuẩn bị đúng mức
trong công tác, trong đó bao gồm - xây dựng kế hoạch ứng phó với thảm họa
một cách cụ thể, tổ chức vận hành một bộ máy chỉ huy, điều hành, chuẩn bị
nguồn lực và phương tiện vật chất để đáp ứng yêu cầu, huấn luyện những kiến
thức cơ bản cho nhân viên y tế và kể cả người dân khi thảm họa xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1 Thông tư Liên Bộ Y Tế - Quốc phòng, số: 03 /TTLB, ngày 04/3/ 1994.
Vũ Văn Đính. “Tổ chức quản lý Mạng lưới cấp cứu hồi sức tại bệnh viện
và vấn đề cấp cứu ngoại viện ” - Quản lý bệnh viện, Bộ Y Tế -Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, 1997, trang 447 – 458.
2 Lê Minh Đại. “Công tác chọn lọc nạn nhân trong thảm họa ”. Y Tế trong
thảm họa, Trung Tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. Hồ Chí
Minh , Lưu hành nội bộ, 1994, trang 91- 103.
3 Lê Ngọc Trọng. “ Hoạt động của Ngành y tế trong công tác chủ động
giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai”- -Y Tế trong thảm họa, Trung
Tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. Hồ Chí Minh , Lưu hành nội
bộ, 1994, trang 25- 40.
4 American Medical Response –website: http:// amr.net
5 Philippe Menthonex. “Guide d’aide à la régulation au SAMU
Centre15”.1re édition, 2004 SFEM édition, p 7 – 8.
6 Tài liệu dành cho giảng viên của chương trình: Hospital Preparedness for
Emergencies/ Asian Disaster Preparedness Center (ADPC)/ The Program
for Enhancement of Emergency Response (PEER)
7 Phạm Lê An, 2012. Y học gia đình tập 1. Nhà xuất bản y học, 670-677.
8 Đỗ Ngọc Chánh, 2012. Y học gia đình tập 1. Nhà xuất bản y học, 578-
603.
9 Bệnh viện Trưng Vương - Đỗ Công Tâm, 2009. Đáp ứng và hỗ trợ y tế
trong thảm họa. http://115.org.vn/doc/THAMHOA.doc

67
68
ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
Thạc sĩ Bác sĩ :Đỗ Ngọc Chánh
I.ĐẠI CƯƠNG
Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua
miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an
toàn. Đó là thủ thuật rất thông dụng trong hồi sức cấp cứu và gây mê hồi sức,
đặc biệt là khi cần khẩn trương. Trong hoạt động ngoài bệnh viện, Bác sĩ gia
đình tại trạm y tế hoặc các phòng khám ngoại trú, phải đặt biệt lưu ý trong một
số chỉ định cần thiết mà các biện pháp thiết lập đường thở khác không đảm bảo
sự thông khí hoặc cung cấp Oxy không hiệu quả.
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chỉ định: trong cấp cứu ngoại viện
+ Ngưng tuần hoàn hô hấp.
+ Không duy trì hoặc bảo vệ được đường thở
+ Thất bại trong thông khí do tắc nghẽn hay thông khí không đầy đủ.
+ Diễn tiến lâm sàng xấu dần trong tình huống đánh giá suy hô hấp nặng
trước đó.
Chống chỉ định:
+ Tắc nghẽn đường thở trên
III. CHUẨN BỊ - KỸ THUẬT
Chuẩn bị:
+ Gắn dụng cụ theo dõi cần thiết và thở oxy
+ Thiết lập đường truyền TM
+ Thuốc cần thiết
+ Dụng cụ đặt NKQ đủ và hoạt động tốt
+ Đánh giá oxy hóa máu (SpO2)
+ Tư thế Bệnh nhân, chỉnh chiều cao giường vừa tầm người đặt
+ Tháo bỏ răng giả
+ Hút đờm nhớt hầu họng BN
+ Cung cấp oxy trước khi đặt NKQ
Có thể thực hiện cung cấp Oxy bằng cách:
+ Cho BN thở Oxy 100% trong 3 - 5 phút
+ Thở mask không thở lại nếu BN còn tự thở được
+ Thông khí hỗ trợ bằng bóng mask nếu BN không còn khả năng tự thở.
Đánh giá đặt NKQ khó
+ Do yếu tố giải phẫu
+ Béo phì
+ Cổ ngắn

69
+ Răng cửa khập khiễng/ chìa ra
+ Khẩu cái cứng dài
+ Miệng nhỏ, lưỡi to
+ Phù miệng, phù cổ, phù ở ngực trên
Các nguyên nhân cấp trong đánh giá đặt nội khí quản khó:
+ Chấn thương ở mặt, cột sống cổ
+ Há miệng hạn chế
+ Giới hạn di động cổ do chấn thương, viêm khớp
+ Đặt NKQ khó do tắc nghẽn đường thở
+ Tắc nghẽn đường thở do dị vật
+ Nghi ngờ chấn thương thanh quản
+ Phù nề thanh quản (do bỏng)
Đèn soi thanh quản
Có 2 loại lưỡi đèn:
+ Dạng cong (Macintosh)
+ Đi đến khe giữa nắp thanh môn và đáy lưỡi và gián tiếp nâng nắp
thanh môn
Lưỡi cong rộng hơn giúp đẩy lệch lưỡi tạo không gian rộng thấy rõ thanh quản
và đưa ống NKQ vào dễ hơn, loại này dùng phổ biến hiện nay.

Dạng thẳng (Miller và Wincosin). Đi dưới nắp thanh môn và nâng nắp
thanh môn trực tiếp. Là chọn lựa tốt hơn đối với trẻ em. Bất lợi của dạng thẳng
là ở bệnh nhân răng hô sẽ khó đưa vào tạo thành đường thẳng., gây co thắt
thanh quản do kích thích dây thần kinh thanh quản trên (phân bố thần kinh mặt
dưới nắp thanh môn)

70
Ống nội khí quản
+ Kích thước ống dựa vào đường kính trong từ 2 – 10 mm, tăng mỗi 0.5
mm
+ Chiều dài từ đầu ống tính bằng cm từ 12 – 32 cm
+ Đầu ống cách carina 3 – 7 cm hoặc ngang với đốt sống ngực 3 – 4.
+ Size NKQ: Nam 7.5 – 8.5 mm; nữ 7 – 8 mm
+ Bơm bóng chèn khoảng 10 ml (bơm từ từ đến khi không nghe rò khí
hoặc căng nhẹ bóng vệ tinh). Nếu sử dụng NKQ lâu dài thì áp lực bóng
chèn nên được đo 20 – 25 mmHg.
+ Trẻ em: NKQ không bóng chèn
+ Kích thước ống = tuổi/4 + 4
+ Chiều sâu ống = tuổi/2 + 12
+ Sơ sinh: 2.5 mm; 6 tháng: 3.5; 1 tuổi: 4.5; 2 tuổi: 5 mm
+ NKQ không bóng chèn nên dùng ở trẻ < 8 tuổi để ngừa biến chứng hẹp
dưới thanh môn, khí quản
+ Ống NKQ và nòng

71
Bôi trơn nòng trước khi đặt vào NKQ
Uốn hơi cong 1/3 dưới NKQ hình chữ J
Không đưa nòng qua khỏi đầu ống NKQ
Đầu nòng cách đầu ống NKQ 1cm để tránh tổn thương khí đạo.
Dụng cụ khác
● Một que sắt làm nòng (Mandrin).
● Ống nối.
● Bơm tiêm để bơm bóng chèn.
● Máy hút, hai ống hút để hút nội khí quản và miệng (nếu có).
● Hệ thống cung cấp oxy.
● Máy theo dõi : Điện tim, SpO2
● Canule Mayo.
Tư thế bệnh nhân
Tạo các trục miệng, hầu, thanh quản gần
thẳng hàng bằng cách:
Ngửa đầu-nâng cằm
Kê đầu vùng chẩm 6 – 8 cm (không kê ở trẻ
em)

72
Nếu không nghi ngờ tổn thương cột sống cổ,
đặt bệnh nhân ở tư thế sniffing và kê gối dưới
chẩm để sắp thẳng trục họng miệng-thanh
quản.

Tư thể đầu thẳng trong chấn thương cột sống


cổ

Gây tê vùng hầu họng


Xịt Xylocain hầu họng qua mũi, miệng
Mục đích của gây tê hầu họng:
+ Làm mất phản xạ hầu họng
+ Tạm thời tránh tăng ALNS gây ra do đặt NKQ
+ Chỉ định
+ Nghi ngờ BN tăng ALNS
+ BN suy hô hấp có bệnh lý phản ứng đường thở (COPD)
Dùng thuốc an thần, giảm đau, giãn cơ
a) Thuốc an thần gây ngủ: nhóm Benzodiazepin
Midazolam (0,1 - 2,5 mg/kg)
Diazepam (2 - 10 mg)
b) Nhóm giảm đau
Morphin (3 - 5 mg)
Fentanyl (2-3 µg/kg)
c) Các nhóm khác
Barbiturate tác dụng kéo dài (Thiopental)
Propofol
Etomidate
Ketamine
Lưu ý về dùng thuốc giãn cơ trong đặt NKQ:

73
+ Nên dùng giãn cơ ngắn khi đặt NKQ
+ Có thể gây tử vong nếu dùng giãn cơ mà không đặt được NKQ
Khi đã tiên lượng đặt NKQ khó thì không nên dùng giãn cơ
Chỉ nên sử dụng thuốc giãn cơ với Bác sĩ có kinh nghiệm
Kỹ thuật đặt NKQ
Tiếp cận từ bên phải khóe miệng bệnh nhân
Đẩy lệch lưỡi sang bên trái
Lưỡi đèn :
+ Cong: đầu lưỡi đèn đặt vào rãnh hạ thiệt
+ Thẳng: đầu lưỡi đèn ôm trọn mặt sau nắp thanh môn
Nâng lên theo hướng lên trên và ra trước 45o . Không bẩy cán đèn ra phía sau vì
có thể gây tổn thương răng.

Thủ thuật trước cổ


(Anterior neck maneuvers)
Có thể dùng kỹ thuật ấn sụn nhẫn, sụn giáp và xương móng (anterior neck
maneuvers).
Thủ thuật trước cổ gồm 3 kỹ thuật:
+ Ấn sụn nhẫn ra sau để kiểm soát trào ngược thực quản (thủ thuật
Sellick)
+ Ấn sụn giáp ra sau lên trên và bên phải (thủ thuật BURP) để bộc lộ rõ
vùng thanh quản, dây thanh âm
+ Thủ thuật OELM (ấn xương móng, sụn giáp, sụn nhẫn)

74
Quan sát thấy trực tiếp hai dây thanh âm và luồn ống nội khí quản có que
dẫn đường vào khí quản cho tới khi bóng chèn qua được hai dây thanh âm. Độ
sâu chính xác của ống nội khí quản khoảng chừng 23 cm tính từ góc miệng ở
nam giới và 21 cm ở nữ giới. Cẩn thật rút bỏ que dẫn đường và bơm bóng chèn.
(bơm 10 ml khí)
Đánh giá đặt NKQ đúng vị trí
+ Thấy ống NKQ qua dây thanh âm
+ Nghe âm phế bào 2 bên ngực
+ Cảm giác được khí thở ra ở đầu ống
+ Thấy hơi sương bên trong ống với mỗi lần thở
+ Thấy lồng ngực nâng lên sau mỗi giúp thở
+ Đo End-tidal CO2 (nếu có)
Biến chứng đặt NKQ
+ Đặt nhầm vào thực quản, đặt lệch vào phế quản

75
+ Nhịp chậm hoặc vô tâm thu (do kích thích vùng hầu, thanh quản do đặt
NKQ kéo dài)
+ Gãy răng
+ Chấn thương, chảy máu mô mềm, xé rách niêm mạc môi
+ Tụt NKQ ra ngoài (khi di chuyển bn)
+ Viêm phổi hít (do hít các chất nôn)
+ Giảm oxy mô (do cố gắng đặt NKQ nhiều lần)
+ Phù thanh quản.
Lưu ý:
Thuốc, bao gồm thuốc an thần và giãn cơ, được sử dụng phổ biến để tạo
thuận cho đặt ống nội khí quản. Thủ thuật viên phải biết rõ cách sử dụng, chỉ
định, chống chỉ định và biến chứng của thuốc.
Lựa chọn lưỡi đèn soi thanh quản tuỳ thuộc vào sở trường của mỗi người.
Lưỡi cong phổ biến hơn vì nó dễ dàng sử dụng hơn và nó đặc biệt được khuyến
cáo cho những người có ít kinh nghiệm. Lưỡi thẳng ít phổ biến hơn nhưng rất
có hiệu quả với những bệnh nhân có đường dẫn khí ở phía trước (ở cao) hoặc
nắp thanh quản lớn.
Uốn cong đầu ống nội khí quản có que dẫn đường ra phía trước trước khi
luồn ống nội khí quản có thể tạo thuận cho ống vào thanh quản ở phía trước
hơn là vào thực quản ở phía sau.
Khi bệnh nhân mất ý thức có thể có tổn thương cột sống cổ, nên để bệnh
nhân ở tư thế thẳng (không được kéo thẳng cổ) trong khi đặt ống nội khí quản.

76
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
Cử nhân Nguyễn Trọng Hiển
Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh
Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM
MỤC TIÊU:
1. Xác định được mục đích cố định gãy xương tạm thời
2. Liệt kê được nguyên tắc cố định gãy xương tạm thời
3. Xác định được các dấu hiệu gãy xương
4. Xác định được các kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời theo quy trình.
1) ĐẠI CƯƠNG
Hầu hết các nước trên thế giới đều đối mặt với tai nạn và chấn thương,
tuy nhiên sự gia tăng gặp nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Theo Brune
trong 300.000 trường hợp chấn thương thì có tới 45.000 trường hợp gãy xương
( chiếm 15% ) và thường gặp ở độ tuổi 20 – 30, đây là lực lượng lao động quan
trong, nam nhiều hơn nữ.
Trong các xương bị gãy thì cột sống, xương chậu, xương đùi là nguy
hiểm nhất, nạn nhân có nguy cơ tử vong cao.
Gãy xương nếu được sơ cứu tốt sẽ giảm được tai biến, giảm đau và giảm
chi phí điều trị.
2) MỤC ĐÍCH
− Giảm đau cho nạn nhân phòng ngừa sốc do chấn thương
− Giảm bớt nguy cơ làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh, cơ,
da..
− Trường hợp gãy hở: cố định gãy xương kết hợp với xử trí vết thương
phần mềm tốt còn có tác dụng giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết
thương
3) NGUYÊN TẮC CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG:
− Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân, phải có đệm lót ở đầu
nẹp, đầu xương ( không cởi quần áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).
− Cố định trên dưới ổ gãy, khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi
bất động ba khớp.
− Bất động chi gãy ở tư thế cơ năng: chi trên treo tay và cố định cánh
tay vào thân người, chi dưới duỗi thẳng 180o.
− Không nên cởi, xé quần áo nạn nhân, khi cần phải bộc lộ vết thương
thì cắt quần áo theo đường chỉ

77
− Kiểm tra lưu thông tuần hoàn chi tổn thương sau khi cố định
− Trường hợp gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi
trong suốt thời gian cố định.
− Trường hợp gãy hở: không được kéo nắn, ấn đầu xương gãy vào
trong, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định.
− Đối với các trường hợp gãy xương có kèm theo tổn thương phần
mềm, tổn thương mạch máu cần sơ cứu chảy máu và vết thương
phần mềm trước khi cố định xương gãy.
4) DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG
− Đau: đau ngay sau khi chấn thương xảy ra, điểm đau khu trú tại vị trí
gãy, đau tăng khi cử động
− Sưng nề, bầm tím: xảy ra ngay khi chấn thương hoặc một vài giờ sau
− Biến dạng chi
− Giảm hoặc mất vận động
− Cảm giác có tiếng lạo xạo

5) CÁC LOẠI GÃY XƯƠNG


− Gãy cành tươi: xương gãy không hoàn toàn, thường thấy ở trẻ con do
xương còn mềm dẻo hơn xương người lớn.
− Gãy nhiều mảnh: xương bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, thường loại
gãy này xương liền với tốc độ chậm hơn bình thường.

78
− Gãy xương kín: phần da bên ngoài ổ gãy xương còn nguyên vẹn.
− Gãy xương hở: phần da bên ngoài bị thủng, có thể do đầu xương gãy
đâm ra da hoặc lực gây chấn thương làm rách da. Nguy cơ nhiễm
khuẩn của loại gãy hở này cao hơn bình thường.
− Gãy xương bệnh lý: xương bị yếu do bệnh có sẵn như loãng xương
hay cancer, chỉ lực tác động nhẹ cũng đủ gây gãy xương.
− Gãy mảnh nhỏ xương do co giật cơ: Các thớ cơ bám chặt vào xương
bằng tổ chức đặc biệt gọi là gân. Khi cơ co thắt mạnh làm giật gân ra
khỏi xương kèm theo mảnh nhỏ xương bám vào. Hiện tượng này hay
xảy ra ở vùng khớp gối và khớp vai.
− Gãy xương kiểu nén ép: Xảy ra khi hai xương va chạm nhau, hay
thấy ở các đốt xương sống, khi ấy xương gãy bị ép ngắn lại. Ở người
cao tuổi, đặc biệt có loãng xương thì hay bị nguy cơ gãy theo kiểu
này.

Gãy xương cành tươi Gãy ngang

79
Gãy xương phức tạp Gãy hở

6) CẤP CỨU GÃY XƯƠNG Ở HIỆN TRƯỜNG


Xử trí gãy xương ban đầu quan trọng là bất động ổ gãy xương, vì di động nơi
xương gãy gây đau, chảy máu và tổn thương thêm mô mềm xung quanh,
như làm tổn thương mạch máu và thần kinh, làm cho việc điều trị về sau
càng phức tạp hơn.
Một số lưu ý cấp cứu khi nghi ngờ có gãy xương:
● Không di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định an toàn
● Một số xương nghi ngờ gãy như: xương đốt sống, xương sườn,
xương chậu, xương đùi, chỉ được cố định khi cấp cứu viên được đào
tạo liên tục
● Không được thử kéo thẳng chi gãy nếu chưa được huấn luyện.
● Không tìm dấu hiệu lạo xạo của ổ gãy
● Xương gãy cần cố định, nâng đỡ, cố định tạm thời để hạn chế di
động ổ gãy. Phương tiện sử dụng đa dạng có thể là thanh gỗ, bìa
cứng các tông, che chắn cho êm. Thường phải cố định cả hai khớp
phía trên và phía dưới xương gãy.

80
● Gọi điện cấp cứu 115 xin hỗ trợ hoặc chi viện nếu quá khả năng
● Không được ăn hay uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có khi cần phải
mổ cấp cứu.
● Chú ý các trường hợp gãy xương có vết thương chảy máu. Cần phải
cầm máu bằng cách ấn chặt vào vết thương bằng băng gạc sạch.
Trường hợp có xương chồi ra ngoài da thì ép chặt mép vết thương
vào đầu xương tuyệt đối không ấn đầu xương vào trong.
7) CHỈ ĐỊNH:
Các trường hợp gãy xương do bệnh lý hoặc do chấn thương nhằm giảm đau,
hạn chế di lệch, hạn chế các tổn thương thứ phát.
8) CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có chống chỉ định tuyệt đối trong việc trong việc cố định chi gãy. Tuy
nhiên không kéo nắn đầu xương gãy đối với gãy xương hở.

9) CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện: Y sĩ/ điều dưỡng ( chuyên viên cấp cứu ngoại viện) :
đeo găng, khẩu trang, kính bảo hộ ( nếu có)
2. Dụng cụ:
+ Nẹp: nẹp phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày. Một số loại nẹp: nẹp
gỗ các cỡ, nẹp Cramer, nẹp máng Beckel, nẹp hơi…
+ Gạc, khăn..: dùng để đệm lót vào đầu nẹp hoặc nơi ụ xương cọ sát
vào nẹp
+ Băng cuộn, dây to bản: dùng để buộc cố định nẹp
+ Khăn tam giác: dùng để treo cẳng tay
+ Băng dính to bản
+ Thuốc giảm đau toàn thân hoặc tại chỗ
3. Người bệnh: được thông báo về vấn đề sức khỏe hiện tại và những kỹ
thuật sắp can thiệp để người bệnh yên tâm hợp tác.
4. Được giảm đau bằng thuốc giảm đau toàn thân hoặc phong bế thần kinh
vùng chi bị gãy ( nếu cần thiết)
10) CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Đánh giá lại người bệnh, xác định vị trí gãy xương
1. Gãy xương sườn :

81
Dùng băng dính to bản cố định xương sườn bằng cách dán nửa ngực
phía bị gãy cả phía trước lẫn phía sau từ xương ức tới cột sống hoặc cố định
bằng khăn tam giác.
− Cấp cứu viên hướng dẫn nạn nhân thở ra
− Dây 1: Đặt lên vị trí xương sườn bị gãy sau đó buộc nút nách trước phía
đối diện bên gãy.
− Dây 2,3: đặt phía trên/ dưới dây 1 và buộc nút nách trước phía đối diện
bên gãy.
− Treo tay phía bên xương gãy để đỡ trọng lượng của tay

2. Gãy xương đòn: dùng băng số 8 hoặc băng thun: cần 2 người
tiến hành
Người 1: nắm 2 cánh tay nạn nhân nhẹ nhàng kéo ra phía sau bằng một
lực vừa phải, không đổi trong suốt thời gian cố định.
Người 2: dùng băng số 8 hoặc băng thun để cố định xương đòn
Chú ý: phải đệm lót tốt ở hai hố nách tránh gây cọ sát làm bệnh nhân
đau khi băng
3. Gãy xương cánh tay:
− Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay ( tư thế
co)
− Đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới qua khủy tay, nẹp ngoài từ quá
bả vai đến quá khớp khủy.

82
− Dùng 2 dây bản rộng buộc cố định nẹp: phía trên và dưới ổ gãy
− Dùng khăn tam giác treo cẳng tay trước ngực, cẳng tay vuông góc
với cánh tay, bàn tay cao hơn khủy tay, bàn tay để ngửa.
− Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình, thắt nút phía
trước nách bên lành

4. Gãy xương cẳng tay


− Để cẳng tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn
tay ngửa.
− Dùng 2 nẹp: nẹp trên từ lòng bàn tay đến khủy tay, nẹp dưới từ đầu
ngón các tay đến quá khủy tay hoặc dùng nẹp Cramer tạo góc 90o đỡ
cả xương cánh tay và cẳng tay
− Dùng 3 dây buộc cố định: nẹp vào bàn tay, trên dưới ổ gãy
− Dùng khăn tam giác treo cẳng tay trước ngực và cố định cẳng tay
vào thân mình, thắt nút phía trước nách bên lành.

5. Gãy xương cột sống


− Để nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng hoặc sàn nhà

83
− Một người giữ đầu cổ nạn nhân ( nếu nghi ngờ chấn thương cột sống
cổ)
− Nghiêng nạn nhân để đưa nẹp vào cố định: áp dụng chấn thương cột
sống.
● Gấp một chi dưới nạn nhân, phía đối diện bên nghiêng (nên để
nạn nhân tự gấp chí lại)
● Hướng dẫn nạn nhân khoanh tay trước, hoặc một tay để trước
ngực một tay phía bên nghiêng duỗi thẳng lên phía trên đầu nạn
nhân.
● Cấp cứu 1: đặt tay vào vùng vai, hông nạn nhân
● Cấp cứu 2: đặt tay vào vùng đùi, cẳng chân
● Cấp cứu 1: hô 1,2,3 nghiêng nạn nhân ….nghiêng
● Cấp cứu 3: đưa đai cố định vào ( có thể đưa băng ca hoặc mền
vào cùng một lúc để di chuyển nạn nhân)
Đối với chấn thương cột sống cổ: Để nạn nhân nằm trên nền cứng, một người
giữ đầu cổ, một người đưa nẹp vào với kỹ thuật
“ Ấn đẩy/ Ấn
kéo” sau đó
nghiêng nạn
nhân và đưa
băng ca hoặc
mền vào vận
chuyển nạn
nhân
Lưu ý với chấn
thương cột
sống cổ: người
giữ đấu cổ nạn
nhân phải giữ
đến khi nạn
nhân được đưa
lên bắng ca và
cố định xong.
6. Gãy xương đùi: cần 3 người làm
− Người thứ nhất: giữ bàn chân về tư thế cơ năng và kéo theo
trục của chi liên tục với một lực không đổi trong suốt quá trình cố
định, mắt luôn quan sát sắc mặt nạn nhân
− Người thứ hai: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phía dưới ổ gãy

84
− Người thứ 3: một tay đỡ phần hông, một tay đưa nẹp phía
dưới vào
▪ Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân
▪ Nẹp dưới từ vai đến quá gót chân
▪ Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân
Dùng dải dây bản rộng để buộc cố định nẹp ở các vị trí: trên ổ gãy,dưới ổ gãy,
cổ chân, dưới gối, ngang ngực, ngang hông, bàn chân

7. Gãy xương cẳng chân


Cần 2 nẹp bằng nhau và 3 người làm:
− Người thứ nhất: đỡ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của
chi, kéo liên tục bằng một lực không đổi, mắt luôn quan sát sắc
mặt nạn nhân
− Người thứ hai: đặt 2 nẹp và khăn chêm vào cố định ( nẹp trong
và ngoài bằng nhau : dài từ qua bàn chân tới qua đầu gối) sau đó
buộc dây cố định tại 4 vị trí:
▪ Dây 1,2: trên/ dưới ổ gãy
▪ Dây 3: trên đầu gối
▪ Dây 4: cố định bàn chân về tư thế cơ năng

85
11) THEO DÕI
− Theo dõi mạch, huyết áp tình trạng tri giác người bệnh
− Theo dõi tưới máu vùng ngón chi bị gãy
− Các tổn thương khác đi kèm nếu có
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế, 2014. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Bệnh viện. Quy trình
kỹ thuật cố định tạm thời người bệnh gãy xương, Nhà xuất bản Y
học, 809 -812.
2. Đỗ Ngọc Chánh, 2012. Y học gia đình tập 1. Sơ cứu tai nạn thương
tích ngoài bệnh viện trong hành nghề y học gia đình, Nhà xuất bản y
học, 578- 603.
3. Đỗ Đình Xuân, tái bản lần 1. Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật Điều
dưỡng cơ bản, Sơ cứu gãy xương, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam,
321 - 322.
4. Nguyễn Mạnh Dũng, 2011. Cấp cứu ban đầu, Sơ cứu gãy xương,
Nhà xuất bản Y học, 78 - 85.

86
5. Advanced trauma life support 8th ed-2008.
KỸ THUẬT CẦM MÁU VẾT THƯƠNG
Cử nhân Nguyễn Trọng Hiển
Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh
Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM
MỤC TIÊU
+ Xác định được mục đích của việc cầm máu vết thương
+ Xác định được các nguyên tắc cầm máu vết thương
+ Nhận biết được các dạng chảy máu bên ngoài cơ thể
+ Xác định được các quy trình cầm máu vết thương
+ Biết cách theo dõi tình trạng người bệnh trong quá trình vận chuyển

I. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương có thể gặp ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, rất nhiều nước có tỉ
lệ chấn thương cao nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
Chấn thương gây nên các vết thương dập nát tổ chức đều có thể gây ra chảy
máu, đặc biệt là các vết thương sâu làm đứt động mạch sẽ làm cho khối
lượng máu trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng. Do đó việc phát hiện sớm
và làm ngưng chảy máu tại nơi bị thương rất quan trọng và cần thiết để hạn
chế được các biến chứng nguy hiểm, cứu tính mạng cho người bị thương.
II. MỤC ĐÍCH
Cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất
máu, vì mất nhiều máu sẽ gây sốc nặng, có thể gây ra tử vong.
– Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu
– Phòng hoặc điều trị sốc
– Duy trì các chức năng sinh tồn
– Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm thể tích tuần hoàn).
III. NGUYÊN TẮC CẦM MÁU
− Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
− Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu
− Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối
− Nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên hoặc gọi Cấp cứu 115
− Nâng cao vùng bị tổn thương

87
− Vết thương đâm xuyên còn dị vật:
● Nếu các vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại
hoặc bất kỳ vật gì đâm vào và vẫn cắm ở vết thương thì KHÔNG
được rút dị vật ra.
● Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật.
● Dùng miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành
vòng đệm xung quanh dị vật, sau đó dùng băng ép lại như với vết
thương không có dị vật, chú ý không gây áp lực trực tiếp lên dị
vật.

Vết thương có dị vật


Máu thấm qua gạc và băng

− Nếu máu thấm qua gạc


và băng
● Nếu máu thấm qua
gạc và băng thì dùng lớp băng
thứ hai quấn chặt lên lớp băng
cũ.
● Với các vết thương
chảy máu quá mạnh không thể kiểm soát, cần nhanh chóng thay
lớp gạc và băng thứ nhất đã sũng máu bằng lớp gạc và băng mới.

88
Máu không cầm được có thể là do tấm gạc thứ nhất dùng để chèn
vết thương đã bị trượt khỏi vị trí ban đầu.
IV. PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT CHẢY MÁU
Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương, người ta chia thành 3 loại chảy máu:
− Chảy máu động mạch: có thể quan sát máu chảy nhiều, màu đỏ
tươi, phun thành tia theo nhịp mạch nảy hoặc trào qua miệng vết
thương ra ngoài như mạch nước ùn từ đáy giếng lên.
− Chảy máu tĩnh mạch: có các đặc điểm tốc độ chảy chậm hơn so với
vết thương động mạch. Máu chảy màu đỏ sẫm, không thành tia,
máu chảy đầy bề mặt vết thương.

− Chảy máu mao mạch: Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu
sau một thời gian ngắn, chừng vài phút, thường gặp ở những vết
thương nhỏ, nông (như trong các trường hợp bị trầy, xước tay chân)

89
V. QUY TRÌNH
1. Chuẩn bị
Người thực hiện
+ Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng ( chuyên viên Cấp cứu Ngoại viện )
+ Mang găng, kính bảo hộ ( nếu có)
Dụng cụ
+ Gạc sạch hoặc vô khuẩn, giấy ăn, vải sạch…
+ Băng cuộn
+ Khăn tam giác hoặc dây có sẵn tại chỗ
Người bệnh
+ Được giải thích về kỹ thuật cầm máu sắp tiến hành
+ Nằm đầu thấp, thở oxy và lập đường truyền tĩnh mạch nếu chảy máu
nặng
Nơi thực hiện
+ Tại hiện trường ngoài bệnh viện, trong các trạm y tế, phòng khám đa
khoa..
2. Các bước tiến hành
Khám và đánh giá lại tình trạng vết thương và mức độ chảy máu
➢ VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU TĨNH MẠCH HOẶC MAO
MẠCH
Bước 1: người thực hiện mang găng, đeo kính bảo hộ (nếu có) xác định vị trí
chảy máu, mức độ chảy máu.
Bước 2: nhanh chóng rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch
Bước 3: dùng gạc hoặc vải sạch, giấy ăn đè ép lên vết thương chảy máu, sử
dụng băng thun băng ép lên vị trí đặt gạc, vải.. băng kín vết thương
Bước 4: nâng cao vùng chảy máu, nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên
nếu cần thiết.
➢ VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU ĐỘNG MẠCH.

90
Bước 1: người thực hiện mang găng, đeo kính bảo hộ (nếu có) xác định vị trí
động mạch chảy máu, mức độ chảy máu.
Bước 2: ấn động mạch
+ Dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch trên đường đi của nó từ tim
đến vết thương. Tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn mà dùng
ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn vào động mạch.
+ Những vị trí ấn động mạch:
+ Nếu tổn thương động mạch cẳng tay: vị trí ấn động mạch ở nếp gấp
khủy tay ( rãnh nhị đầu trong )
+ Nếu tổn thương động mạch cánh tay: ấn phía trước bờ trong cánh tay
+ Nếu tổn thương động mạch cẳng chân: vị trí ấn là khoe chân
+ Trong trường hợp tổn thương động mạch đùi: vị trí ấn động mạch
tạm thời là giữa bẹn
Bước 3: dùng gạc hoặc vải sạch ( số lượng nhiều) đè ép lên vị trí chảy máu,
dùng băng thun băng ép lên vị trí đặt gạc, vải..
Bước 4: đánh giá lại vết thương còn chảy máu không?
+ Ngưng chảy máu: nâng cao vùng chảy máu, nhanh chóng chuyển nạn
nhân lên tuyến trên
+ Chảy máu: tiếp tục băng chồng lên gạc lần 1 sau đó đánh giá lại. Nếu
ngưng chảy máu làm như trên. Nếu còn chảy máu tiến hành đặt garo
nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên.
▪ Các vết thương động mạch ở sâu, không thể băng ép được ta dùng
cách nhét gạc vào vết thương sau đó dùng băng thun băng ép lại và
chuyển nạn nhân đến cơ sở chuyên khoa.
▪ Vết thương động mạch ở vùng cổ, dùng gạc đè ép lên vết thương, phía
đối diện của vết thương sử dụng thanh gỗ hoặc chính cánh tay người
bệnh làm thanh đỡ để khi băng ép không ép vào đường thở
3. GARO TRONG VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU NẶNG
Garo là biện pháp cầm máu tạm thời được áp dụng trong các vết thương ở chi
có chảy máu ồ ạt mà các biện pháp cầm máu tạm thời khác không hiệu quả.
Khi garo máu bị ngưng lưu thông một thời gian nhất định nên rất dễ làm
hoại tử phần chi phía dưới. Vì vậy khi đặt garo cần tuân theo các nguyên tắc
sau
− Không đặt trực tiếp dây garo lên da thịt nạn nhân
− Đặt garo phía trên vết thương từ 2 – 5 cm
− Sau 30 – 60 phút phải nới garo một lần : từ từ nới dây garo ra đến khi
phần chi phía dưới hồng trở lại thì tiếp tục siết chặt trở lại
− Tổng số thời gian đặt garo không quá 6 giờ
− Nạn nhân bị đặt garo phải được theo dõi sát trong quá trình vận
chuyển lên tuyến trên và phải có phiếu garo ghi chép rõ ràng.
− Nhanh chóng chuyển nạn nhân có garo lên cơ sở y tế có khả năng
điều trị gần nhất và phải có nhân viên y tế hộ tống
❖ Chỉ định:
+ Vết thương bị cụt chi hoặc bị đứt gần lìa

91
+ Chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được.
+ Vết thương tổn thương mạch máu đã áp đã áp dụng những biện pháp
cầm máu tạm thời mà không có hiệu quả
❖ Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ chuẩn bị sẵn
− Băng Esmarch là băng cao su to bản
Chi trên: dài 1m, rộng 4cm
Chi dưới: dài 1,5m, rộng 6cm
− Gạc vô khuẩn, sạch
− Băng tam giác, băng cuộn
− Phiếu garo, bút đỏ, kim băng
Dụng cụ tùy ứng: trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có đầy đủ
dụng cụ, mà tùy theo điều kiện cụ thể nơi xảy ra tai nạn chúng ta có thể
tận dụng mọi vật dụng xung quanh như, dây vải, cây, bút bi, đũa ăn cơm
khăn mùi xoa..

❖ Cách đặt garo:


Đặt garo bằng ( Esmarch) cao su.
Bước 1: Cấp cứu viên mang găng, để bệnh nhân ở tư thế thuận tiên
Bước 2: Ấn động mạch phía trên vết thương để tạm thời cầm máu ( nếu cần
thiết)
Bước 3: Quấn vải hoặc gạc ở vị trí đặt garo hoặc sử dụng quần áo nạn nhân
Bước 4: Đặt băng cao su lên trên lớp vải sau đó băng vòng
Vòng thứ nhất băng vừa phải, vòng thứ 2 chặt hơn vòng thứ nhất, vòng 3 chặt
hơn vòng thứ 2, quan sát thấy không còn chảy máu ra từ miệng vết
thương nữa là được.
Bước 5: Cố định vòng băng chắc chắn
Bước 6: Băng ép vết thương, treo chi ( nếu là chi trên) và chuyển nạn nhân đến
cơ sở có khả năng phẫu thuật cầm máu.

Đặt garo tùy ứng:

92
Bước 1: Ấn động mạch phía trên vết thương để tạm thời cầm máu ( nếu cần
thiết)
Bước 2: Quấn vải hoặc gạc ở vị trí đặt garo hoặc sử dụng quần áo nạn nhân
Bước 3: Buộc lỏng dây garo lên trên lớp vải tại vị trí đặt garo
Bước 4: Đặt một cuộn băng hoặc vật tròn lên đường đi của động mạch (nếu cần
thiết)
Bước 5: Một tay luồn que vào vòng dây, một tay đỡ phần dưới của chi kéo căng
da.
Bước 6: Tay cầm que xoắn từ từ cho dây chặt lại, quan sát vết thương thấy máu
ngưng chảy là được.
Bước 7: Dùng dây cố định que vào chi
Bước 8: Băng ép vết thương, treo chi ( nếu là chi trên) và chuyển nạn nhân đến
cơ sở có khả năng phẫu thuật cầm máu.

93
VI. THEO DÕI:
− Tình trạng chảy máu của vết thương, mức độ thấm máu vào băng gạc
− Mạch, huyết áp, nhiệt độ
− Đánh giá tình trạng tưới máu ở đầu chi khi băng ép
− Các vết thương đặt garo cần theo dõi thời gian bắt đầu làm garo, thời
gian vận chuyển và thời gian nới garo

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ


➢ Vết thương vẫn tiếp tục chảy máu: cần tháo bỏ băng ép, kiểm tra lại
vị trí chảy máu và cầm máu lại vết thương
➢ Thiếu máu đầu chi ( băng ép ): người bệnh đau tức, đầu chi tím
lạnh. Cần nới bớt băng ép hoặc nới garo mỗi 30 phút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Bộ Y Tế, 2014. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Bệnh viện. Quy trình kỹ
thuật cầm máu vết thương chảy máu, Nhà xuất bản Y học, 806 -807.
2. Đỗ Đình Xuân, tái bản lần 1. Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật Điều
dưỡng cơ bản. Các biện pháp cầm máu tạm thời, Nhà xuất bản giáo dục
Việt nam, 340.
3. Nguyễn Mạnh Dũng, 2011. Cấp cứu ban đầu. Cầm máu – Garo, Nhà
xuất bản Y học, 56 – 62.
4. Sơ cứu nạn nhân có vết thương chảy máu,
http://benhviennhitrunguong.org.vn/so-cuu-nan-nhan-co-vet-thuong-cha
y-mau.html
5. Đỗ Ngọc Chánh, 2012. Y học gia đình tập 1. Sơ cứu tai nạn thương tích
ngoài bệnh viện trong hành nghề y học gia đình, Nhà xuất bản y học,
578- 603.
6. Advanced trauma life support 8th ed-2008

94
PHỤ LỤC 2: Các biểu mẫu

1. Biểu mẫu 1.1: Phiếu đề xuất mở lớp ĐTLT


2. Biểu mẫu 1.2: Khung chương trình lớp ĐTLT
3. Biểu mẫu 2.1: Tờ trình mở lớp ĐTLT
4. Biểu mẫu 2.2: Kế hoạch mở lớp ĐTLT
5. Biểu mẫu 2.3: Quyết định mở lớp ĐTLT
6. Biểu mẫu 03: Quyết định cấp Giấy chứng nhận/Chứng chỉ ĐTLT
7. Biểu mẫu 04: Mẫu Giấy chứng nhận/Chứng chỉ ĐTLT

95
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHẠM NGỌC THẠCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN: Y HỌC GIA ĐÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017.

PHIẾU ĐỀ XUẤT
Về việc mở lớp “Bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình năm 2018”
theo chương trình đào tạo liên tục cấp chứng chỉ

Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường ĐHYKPNT;


- Phòng Nghiên cứu Khoa học & Đào tạo liên t

Người đề xuất: Trần Thị Lan


Thuộc khoa, phòng, bộ môn: Y học gia đình
Đề nghị: Mở lớp Đào tạo liên tục lớp “Bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình
năm 2018”
Thời gian học: 3 tháng, 300 tiết ( 4 buổi/tuần * 12 tuần)
Dự kiến ngày khai giảng: Tháng 03/2018
Địa điểm học: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Dự kiến số lượng học viên: 30 học viên
Học phí: 6.500.000đ/ học viên
Đính kèm: Khung chương trình đào tạo (theo mẫu), Công văn đề nghị mở lớp
của đơn vị yêu cầu.

TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI ĐỀ XUẤT


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiệp Trần Thị Lan

Biểu mẫu 1.2: Khung chương trình lớp ĐTLT

96
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHẠM NGỌC THẠCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN:..........................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 20...


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học(không bắt buộc)
Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình

2. Mục tiêu khóa học (*)(về kiến thức, thái độ và/hay thực hành)
- Giới thiệu chuyên ngành y học gia đình và mô hình tại Việt Nam.
- Nâng cao một số kỹ năng lâm sàng chuyên biệt, cần thiết, lồng ghép
trong những tình huống bệnh thường gặp trong chăm sóc ngoại trú.
- Vận dụng một số công cụ vào thực hành giúp nâng cao chất lượng chăm
sóc – điều trị.

3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên(*)
Bác sĩ đa khoa đã tốt nghiệp đang công tác tại các cơ sở y tế.

4. Ban tổ chức, quản lý lớp học(Không bắt buộc)


(Danh sách thành viên phụ trách quản lý, thư ký, giáo vụ cho lớp học)
1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiệp, quản lý lớp
2. TS.BS. Võ Thành Liêm, giáo vụ lớp học
3. Trần Thị Lan, thư ký lớp học

5. Lịch giảng chi tiết (*)


Số
Bác sĩ phụ trách
tiết
Q-Hướng dẫn sử dụng (20) Võ Thành Liêm – Trịnh Trung 40
Tiến
V- nguyên lý y học gia đình (17) Võ Thành Liêm – Trần Đức Sĩ – 34
Nguyễn Thanh Hiệp
CA-Bệnh án - bệnh án điện tử YHGĐ (20) Võ Thành Liêm 40
R-Hệ hô hấp (R) (8) Nguyễn Bá Hợp 16
YCA01 Phương pháp luận lâm sàng - cơ Võ Thành Liêm 10
bản
A-Không chuyên biệt hệ cơ quan (16) Nguyễn Bá Hợp, Nguyễn Thị 32
Bích Duyên, Trần Thị Hoa Vi,

97
Trần Đức Sĩ, Nguyên Xuân Trung
Dũng – Trần Thị Mộng Hiệp
C-Quản lý trong chăm sóc ngoại trú (27) Võ Thành Liêm – Trần Đức Sĩ – 54
Nguyễn Thanh Hiệp
L-Hệ cơ xương khớp (L) (7) Nguyễn Thị Bích Duyên 14
N-Hệ thần kinh (N) (13) Trần Đức Sĩ 26
T-hệ chuyển hóa-nội tiết (T) (9) Nguyễn Thị Bích Duyên, Trần Thị 18
Hoa Vi,
B-Hệ tạo máu (B) (8) Trần Thị Mộng Hiệp 16
CB-Kỹ năng lâm sàng (6) Trịnh Trung Tiến – Trần Thị Hoa 12
Vi
D-Hệ tiêu hóa (D) (18) Trần Thị Hoa Vi – Võ Thành 36
Liêm
E-Mắt (E) (1) Võ Thành Liêm 2
H-Tai mũi họng (H) (1) Võ Thành Liêm 2
K-Hệ tim mạch (K) (13) Nguyễn Xuân Trung Dũng, Trần 26
Thị Hoa Vi, Nguyễn Thụy Châu
S-Da liễu (S) (12) Võ Thành Liêm 24
AA-Các vấn đề về nhi khoa - sơ sinh (17) Nguyễn Thụy Châu, Nguyễn Thị 34
Ngọc Diễm, Trần Thị Mộng Hiệp
CD-Kỹ thuật ngoại khoa tổng quát (6) Trịnh Trung Tiến 12
P-Sức khỏe tâm thần (P) (3) Nguyễn Minh Phương – Đỗ Ngọc 6
Chánh
U-Hệ thận - tiết niệu (U) (7) Võ Thành Liêm 14
W-Thai sản (W) (7) Việt Thị Minh Trang 14
X-Bệnh phụ khoa (5) Việt Thị Minh Trang 10
G- Nghiên cứu khoa học (16) Võ Thành Liêm 32
J-Cấp cứu ngoại chẩn (12) Đỗ Ngọc Chánh 24

6. Tên tài liệu giảng dạy chính thức và tài liệu tham khảo
- Tham khảo tài liệu đào tạo về y học gia đình của các trường đại học Y Hà
Nội, Trường đại học Y Huế, trường đại học Y dược TP HCM, trường đại
học y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Giáo trình Y học gia đình Nội, Ngoại, Sản phụ khoa và Nhi khoa: Bộ môn
Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học năm
2011.
- Sách Y học gia đình, Tập 1 và Tập 2, Trường Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học năm 2009.

7. Phương pháp dạy – học


- Lý thuyết: Thuyết trình ngắn tích cực hóa người học, thảo luận nhóm.

98
- Thực hành: thực hành tại các cơ sở thực hành khám bệnh ngoại chẩn của
nhà trường, tại một số cơ sở thực hành lâm sàng của trường đặt tại bệnh
viện quận huyện, tại trạm y tế ở các địa phương và tại cộng đồng
- Các hình thức thực hành khác: seminar - bàn luận giải quyết vấn đề sức
khỏe dựa trên tình huống tập trung tại trường, đóng vai, nộp bệnh án, xây
dựng kế hoạch can thiệp tại cộng đồng.
- Học trực tuyến: các hoạt động học lý thuyết, trả lời trắc nghiệm-khảo sát,
xem video, thảo luận tình huống, lượng giá trắc nghiệm cuối bài, lập bệnh
án – bản kế hoạch, thực hành bệnh án điện tử.
8. Thiết bị, học liệu cho khóa học (mô hình, thực hành lâm sàng)
- Vật liệu, vật tư tiêu hao: giấy, viết, sách, tư liệu, video.
- Thiết bị hỗ trợ: máy chiếu, máy vi tính, hệ thống âm thanh bao gồm micro
và loa phát, máy chụp hình ghi nhận tình huống, máy chủ và mạng wifi
cho phép kết nối internet (nếu sử dụng chương trình đào tạo trực tuyến),
thiết bị vi tính cá nhân.
- Đơn vị thực hành tự túc tại đơn vị hoặc nhà trường tổ chức thực hành tại
phòng khám tại khoa khám của bệnh viện huyện/trường, phòng khám tại
trạm y tế (có trang thiết bị cần thiết cho công việc chuyên môn)
9. Phương thức đánh giá và điều kiện cấp Giấy chứng nhận/Chứng
chỉ ĐTLT(*)
- Thi lý thuyết: bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn) phối
hợp cùng bài luận giải quyết các tình huống lâm sàng phức hợp
- Thi thực hành: Tổ chức thi chạy trạm với nhiều nội dung khác nhau:
khám bệnh với bệnh nhân chuẩn (do giảng viên sắm vai), thao tác kỹ năng
trên mô hình, phân tích bệnh án, thực hành làm hồ sơ bệnh án quản lý sức
khỏe (bệnh án giấy-bệnh án điện tử).
Điều kiện cấp chứng chỉ:
- Kết quả thi lý thuyết ≥ 50% điểm
- Kết quả thi thực hành ≥ 75% điểm
- Không điểm liệt <20% điểm cho từng mục nội dung lý thuyết – thực hành
-
TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiệp

99
Biểu mẫu 2.1: Tờ trình mở lớp ĐTLT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHẠM NGỌC THẠCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BM. Y HỌC GIA ĐÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 20

TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt Kế hoạch mở lớp Đào tạo liên tục “Lớp Bồi dưỡng
kiến thức về Y học gia đình”

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo quyết định số số 3890/QĐ-TĐHYKPNT ngày 20/12/2016 của Hiệu


trưởng trường ĐHYK PNT về Quy định tổ chức Đào tạo liên tục;
Theo Phiếu đề xuất mở lớp Đào tạo liên tục của Bộ môn Y học gia đình
Bộ môn kính trình ban Giám hiệu nội dung chương trình và phương cách tổ
chức triển khai lớp học.
Đính kèm: Kế hoạch tổ chức lớp ĐTLT, Phiếu đề xuất của bộ môn, Khung
chương trình đào tạo, Công văn đề nghị mở lớp của đơn vị yêu cầu (nếu có),
Giấy xác nhận tài trợ (nếu có).

Kính trình Ban Giám hiệu xem xét, phê duyệt Kế hoạch và chấp thuận
triển khai.

HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS.TS. Ngô Minh Xuân PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiệp

100
Biểu mẫu 2.2: Kế hoạch mở lớp ĐTLT

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHẠM NGỌC THẠCH

Số: 1776/KH-TĐHYKPNT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 20..

KẾ HOẠCH
Tổ chức lớp Đào tạo liên tục “Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình”

1. Thời gian – địa điểm tổ chức:


- Thời gian: từ tháng 3 năm 2018 (mở khóa mỗi tháng)
- Địa điểm: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2. Nội dung tổ chức:
Chương trình đào tạo liên tục “Bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình” (đính
kèm chương trình)
3. Phân công nhiệm vụ:

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC BỘ PHẬN PHỤ GHI CHÚ


TRÁCH
1 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiệp Quản lý lớp
2 TS.BS. Võ Thành Liêm giáo vụ lớp
3 Trần Thị Lan thư ký lớp
4
5
4. Kinh phí (học viên đóng/nguồn tài trợ)
- Dự toán: ……………………(bằng chữ……………………………)
- Dự chi: ………………………(bằng chữ………………………….)

* THU:

101
HỌC PHÍ SỐ HỌC THU
VIÊN
6.500.000 30 195.000.000
TỔNG

* CHI:
TỔNG THU 195.000.000
THUẾ DN (10%) 19.500.000
THU SAU THUẾ 175.500.000
TRÍCH VÀO KP HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG 17.550.000
(10%)
CHI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC 102.667.500

Trên đây là kế hoạch tổ chức lớp đào tạo liên tục “Bồi dưỡng kiến thức về Y
học gia đình”./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


- BGH (để biết);
- Lưu: VT, BM.YHGD (L.2)

PGS. TS. Ngô Minh Xuân

Biểu mẫu 03: Quyết định mở lớp ĐTLT

102
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHẠM NGỌC THẠCH

Số: /QĐ-TĐHYKPNT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20..

QUYẾT ĐỊNH
Về việc mở lớp Đào tạo liên tục “Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Y học
gia đình”

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 07/01/2008 của Thủ tướng


Chính phủ v/v Thành lập Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch;
Căn cứ Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ y tế về
việc Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế;
Căn cứ Quyết định số 3890/QĐ-TĐHYKPNT ngày 20/12/2016 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về Quy trình Đào tạo liên
tục tại trường;
Căn cứ Kế hoạch tổ chức lớp đào tạo liên tục “Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Y
học gia đình”.
Theo đề nghị của Bộ môn Y học gia đình;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay mở lớp Đào tạo liên tục “Bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình”,
khóa học kéo dài 3 tháng, mở khóa liên tục mỗi tháng
Điều 2.Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông, Bà Trưởng phòng chức năng và Bộ môn Y học gia đình chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, BM.YHGD (L.2)
PGS.TS. Ngô Minh Xuân

103
104

You might also like