You are on page 1of 45

PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN

& DỊCH VỤ KỸ THUẬT


TẠI TUYẾN CSBĐ

Bộ môn Y học gia đình


Mục tiêu buổi học

● Nắm được nguyên tắc, các mức phân loại và công cụ


phân loại bệnh nhân
● Nắm được cách xử trí sau phân loại bệnh nhân tại hiện
trường và tại PK CSBĐ
● Nắm được các dịch vụ kỹ thuật tại CSBĐ
PHÂN LOẠI BỆNH
Khái niệm
“Một quy trình để phân chia bệnh nhân thành các nhóm,
dựa trên nhu cầu về hỗ trợ y tế khẩn cấp”

- American Heritage Dictionary-


Nguồn gốc
“Triage”: “trier” tiếng Pháp, nghĩa là phân loại, lọc
• Khái niệm đầu tiên về “triage”:
1972 - Baron Dominique Jean Larrey, đội trưởng
đội phẫu thuật của quân đội Napoleon, Pháp.
“Những vết thương nặng cần được cứu chữa ngay
không phân biệt cấp bậc, chức vụ, những bệnh
nhân nhẹ có thể chờ đợi trong khi cứu chữa những
trường hợp nặng hơn”
Nguồn gốc
• 1846, John Wilson, BS Quân Y Hải Quân, Anh
“ Để đạt được hiệu quả nhất, bác sĩ phẫu thuật nên tập trung vào những
BN cần ngay lập tức điều trị và điều trị có khả năng thành công, trì hoãn
điều trị cho những BN có vết thương ít nghiêm trọng hơn và những BN
có khả năng tử vong dù được can thiệp ngay lập tức”
Nguồn gốc
• Chiến tranh thế giới I, 1914, các BS phẫu thuật: phân loại theo tiêu
chí đảm bảo tốt nhất cho số lượng nhiều nhất, thay cho quan điểm
"còn nước còn tát”
“Một trường hợp khẩn cấp duy nhất nhưng cần nhiều thời gian thì có thể
không được can thiệp ngay nếu trong cùng thời điểm đó có hàng chục
người khác ở mức tổn thương tương đương nhau nhưng đòi hỏi ít thời
gian hơn.
Lợi ích lớn nhất của con số lớn nhất phải là quy tắc”
Nguồn gốc
• Chiến tranh thế giới 2
BS quân y Hoa Kỳ quyết định sử dụng Amoxicillin để ưu tiên điều trị
những quân sĩ mắc bệnh lậu, hơn là những quân sĩ bị nhiễm trùng vết
thương chiến tranh để nhanh chóng tăng cường quân cho chiến trường.
BS quân y Đức đã sử dụng nguyên tắc ưu tiên chữa trị những người
có thể nhanh chóng trở lại chiến trường với chi phí ít nhất về thời gian
và nguồn lực.
Nguồn gốc
• 1900s, Chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên, phân loại tại chiến trường
được áp dụng trong việc ưu tiên vận chuyển hàng không quân lính bị
thương đến các bệnh viện quân y ở xa chiến trường
Phân loại bệnh của quân sự dần được áp dụng cho phân loại bệnh
bối cảnh dân sự (hiện trường, phòng cấp cứu)
• 1964, Weinerman và cộng sự công bố hệ thống đầu tiên mô tả về
việc sử dụng Phân loại bệnh tại phòng cấp cứu.
🡪 Sửa đổi, cập nhật và ứng dụng rộng rãi trong phân loại bệnh tại hiện
trường, phòng cấp cứu
Nguyên tắc Phân loại

Lựa chọn nạn nhân theo mức độ ưu tiên bệnh tật/tổn thương và
phân chia nguồn lực tối ưu hóa cho từng nhóm bệnh nhân.
Loại hình Phân loại
• Phân loại tại phòng khám/ phòng cấp cứu
• Phân loại bệnh nhân nội trú
• Phân loại các tai nạn hàng loạt
• Phân loại trong thảm họa
• Phân loại trong các hoạt động quân sự
Tiến hành phân loại
• Nhóm khẩn cấp - Màu đỏ (Immediate)
• Nhóm trì hoãn – Màu vàng (Delayed)
• Nhóm nhẹ - Màu xanh (Minor injuries)
• Nhóm hy vọng - Màu đen (deceased)
Tiến hành phân loại
Màu đỏ (Immediate): Cần được can thiệp và chuyển vận ngay,
cần có sự theo dõi liên tục trong vòng vài phút đến 1giờ. Gồm các
bệnh nhân tổn thương đường thở, suy hô hấp và tuần hoàn

Màu vàng (Delayed): Có thể trì hoãn chuyển vận, tình trạng nặng
có thể có nguy cơ đe dọa tính mạng nhưng sẽ không xảy ra trong
vài giờ.
Tiến hành phân loại
Màu xanh (Minor injuries): gồm những bệnh nhân còn tự đi lại
được với vết thương nhẹ có thể tự phục vụ bản thân được

Màu đen (Deceased): Tử vong, hoặc không còn khả năng sống
sót mặc dù tập trung điều trị.
CÔNG CỤ PHÂN LOẠI?
PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN
TẠI HIỆN TRƯỜNG
Công cụ Phân loại
S.T.A.R.T - Simple Triage and Rapid Treatment
Xác định các rối loạn có thể dẫn đến tử vong trong vòng 1 giờ
nếu không được xử lý kịp thời:
✔Khả năng đi lại
✔Có thở tự nhiên hay không/TS thở lớn hơn hay nhỏ hơn 30
lần/phút
✔Tình trạng tưới máu: bắt được mạch quay hoặc tình trạng hồi lưu
mao mạch (lập lòe móng tay)
✔Ý thức: khả năng trả lời câu hỏi, làm theo yêu cầu
…..

Công cụ
Phân
loại
START
ở người
lớn
…..

Công cụ
Phân
loại
START
ở trẻ em
Công cụ Phân loại
• Đi lại được: XANHXANH
• Hô hấp: Nếu ngừng thở: kiểm tra miệng có dị vật, tắc nghẽn, điều
chỉnh vị trí đầu
+Vẫn không thở: gắn phiếu ĐEN
+Thở lại nhịp thở > 30 l/phút: gắn phiếu ĐỎ
+Thở lại nhịp thở ≤ 30 l/phút 🡪 chuyển đánh giá tuần hoàn
🡪Tuần hoàn: Mất mạch quay hoặc hồi lưu > 2s: gắn phiếu ĐỎ
Còn mạch quay hoặc hồi lưu ≤ 2s: 🡪 chuyển đánh giá ý thức
🡪Ý thức: + Không thực hiện theo mệnh lệnh: ĐỎ
+ Thực hiện theo mệnh lệnh: gắn phiếu VÀNG
Công cụ Phân loại
Bệnh nhân nam, 50 tuổi, tai nạn sinh hoạt ở nhà
Đánh giá tại hiện trường:
• Tự đi lại được
• Bỏng đầu mặt cổ và hai tay
• Không cử động được tay trái
• Đau ngực,nhịp thở 40 l/phút
• Mạch 100 l/phút

Nhận định: ĐỎ (tần số thở > 30 l/phút)


Công cụ Phân loại
Bệnh nhân nam 45 tuổi, ngồi phía sau tay lái. Có nhiều vết thương trên
mặt và ngực, có vẻ như anh ta đã đụng vào cần lái và tay lái. Không tự
thở, đã đặt NKQ và vẫn chưa tự thở. Mạch quay rất yếu

Nhận định: ĐEN (không tự thở được sau điều chỉnh)


Công cụ Phân loại
Bệnh nhân 25 tuổi, nữ đang ngồi khóc tại hiện trường sau tai nạn xe
máy, cô ta bị một vài vết trầy, rách ở tay. Nhịp thở = 25 lần/phút. Mạch
quay mạnh, có thể làm theo y lệnh đơn giản

Nhận định: XANH (không có dấu hiệu bất thường)


Công cụ Phân loại
Bệnh nhân nữ, 40 tuổi, được tìm thấy tại tai nạn xe oto, còn tỉnh, than
phiền đau bụng nhiều, có nhiều vết bầm ở tay, chân, không tự đi lại
được, nhịp thở đếm được 25 lần/phút, sờ được mạch quay và làm theo
y lệnh

Nhận định: VÀNG (không có dấu hiệu bất thường nào ngoại trừ các
chấn thương cần được đánh giá ở tay, chân)
PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN
TẠI PK CSBĐ
Công cụ phân loại tại PK
• Công cụ S.T.A.R.T
• Đánh giá dấu hiệu sinh tồn + hỏi bệnh, thăm khám để tìm lời than phiền,
dấu sinh tồn, bệnh lý hay chấn thương có liên quan đến:
- Đe dọa tính mạng cần được đánh giá và xử trí ngay lập tức để dự phòng
tử vong hay gia tăng độ nặng (ĐỎ)
- Đe dọa tính mạng cần được đánh giá và xử trí trong vài giờ tới để dự
phòng tử vọng hay gia tăng độ nặng (VÀNG)
- Bệnh mạn tính hay bán cấp không đe dọa ngay đến tính mạng, không cần
đánh giá hay xử trí trong 24 giờ để dự phòng gia tăng độ nặng (XANH)
Xử trí sau phân loại
Màu đỏ (Immediate): Cần được can thiệp ngay lập tức ban đầu
và chuyển viện/nhập viện
Màu vàng (Delayed): Cần được can thiệp sớm và chuyện
viện/nhập viện sớm.
Màu xanh (Minor injuries): Đánh giá kỹ, toàn diện hơn và:
Theo dõi tiếp tại PK hoặc
Cho về, theo dõi và điều trị tại nhà
Ví dụ
Bệnh nhân nam 45 tuổi, đến khám tại PK BSGĐ vì tái khám ĐTĐ
định kỳ. BN muốn khám trước dù tới sau những BN khác. BN khai
với Đ.D đang đau ngực nhiều. Đ.D đánh giá nhanh M 120l/p, HA
180/100, nhịp thở 25 l/p, vã mồ hôi, đau ngực

Nhân định: ĐỎ
Khám và đánh giá, xử trí ngay
Ví dụ
Bệnh nhân nam 45 tuổi, đến khám tại PK BSGĐ vì tái khám ĐTĐ
định kỳ. BN muốn khám trước dù tới sau những BN khác. BN khai
với Đ.D đường máu mao mạch tại nhà sáng nay Hi (high). Đ.D
đánh giá nhanh: M 80 l/p, HA 160/100 mmHg, nhịp thở 14 l/p.
Không có triệu chứng cơ năng nào khác.

Nhân định: VÀNG


Khám và đánh giá, xử trí sớm (so với STT ban đầu)
Ví dụ
Bệnh nhân nam 45 tuổi, đến khám tại PK BSGĐ vì tái khám ĐTĐ
định kỳ. BN muốn khám trước dù tới sau những BN khác. Đ.D
đánh giá nhanh: M 80 l/p, HA 160/100 mmHg, nhịp thở 14 l/p.
Không có triệu chứng cơ năng nào khác.

Nhân định: XANH


Khám và đánh giá, xử trí theo thứ tự
DỊCH VỤ KỸ THUẬT
TẠI TUYẾN CSBĐ
Dịch vụ kỹ thuật tuyến CSBĐ
• Dịch vụ kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh
• Dịch vụ về chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng, nâng cao SK
Dịch vụ kỹ thuật về khám, chữa bệnh
• Thực hiện phân loại, sơ cứu, cấp cứu ban đầu (tại hiện trường, tại
CSYT)
• Khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến
• Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong KCB
• Hướng dẫn, thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật tại nhà dành cho BN
• Tư vấn điều trị
Dịch vụ CSSKBĐ, dự phòng, nâng cao SK
1. DV tiêm chủng
2. DV tư vấn, truyền thông, giáo dục, nâng cao SK, bao gồm ăn uống,
nghỉ ngơi, tập luyện, sống khỏe, quản lý và phòng tránh stress
3. Các dịch vụ khám, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ CSSK
4. DV giám sát và phòng chống các bệnh, dịch truyền nhiễm
5. DV CSSK bà mẹ trẻ em và KHH GĐ;
Dịch vụ CSSKBĐ, dự phòng, nâng cao SK
6. DV tư vấn, truyền thông DD và an toàn thực phẩm;
7. DV giáo dục, truyền thông sử dụng nước sạch, bảo đảm vệ sinh môi
trường, sử dụng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh...;
8. DV giám sát và phòng chống các bệnh không lây nhiễm;
9. DV kiểm soát các YTNC có hại cho sức khỏe, bao gồm phòng chống
tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia,...;
10. DV bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng;
Dịch vụ CSSKBĐ, dự phòng, nâng cao SK
11. DV y tế học đường;
12. DV bảo đảm máu an toàn và phòng, chống các bệnh về máu;
13. QLSK các đối tượng ưu tiên: cao tuổi, khuyết tật, trẻ em, PNCT, …;
14. DV PHCN cho người khuyết tật tại cộng đồng;
15. DV chăm sóc sức khỏe tại nhà, bao gồm phục hồi chức năng, vật lý
trị liệu, phòng chống ung thư;
16. DV khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật cho nhóm NC cao cho CĐ
17. Cung cấp thuốc thiết yếu
Gói dịch vụ cơ bản dành cho YTCS
• Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế
• Dựa trên những định hướng ưu tiên trong hệ thống y tế của một quốc
gia cũng như tính sẵn có của nguồn lực
• Mục tiêu tập trung nguồn lực hạn hẹp vào các dịch vụ y tế có thể
mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất
• Bao gồm:
Danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh
Danh mục thuốc cơ bản
Danh mục chăm sóc dự phòng, nâng cao sức khỏe
Gói dịch vụ cơ bản dành cho YTCS
• Danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh
76 dịch vụ kỹ thuật
Một số kỹ thuật của Danh mục:
Gói dịch vụ cơ bản dành cho YTCS
• Khám bệnh
• Tiêm truyền
• Thay băng cắt chỉ, tháo bột
• Khâu vết thương
• Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
• Hồi sức
• Băng ép cố định gãy xương, băng bó vết thương
• Siêu âm ổ bụng
• Điện tim
Gói dịch vụ cơ bản dành cho YTCS
• Cắt lọc tổ chức hoại tử
• Đặt sonde dạ dày, thụt tháo
• Chọc dịch màng bụng, màng phổi
• Đo PEF
• Chích nhọt, làm thuốc tai
• Đo thị lực
• Lấy dị vật kết mạc
Gói dịch vụ cơ bản dành cho YTCS
• Bơm rửa lệ đạo, rửa cùng đồ
• Chích chắp lẹo, áp xe mi
• Cắt lọc tổ chức hoại tử
• Nhổ răng
• Chích áp xe
• Đỡ đẻ thường, cắt khâu tầng sinh môn
• Làm thuốc âm đạo
• Châm cứu, xoa bóp bấm huyết, điều trị bằng tia, tập vận động,
Gói dịch vụ cơ bản dành cho YTCS
• Danh mục thuốc cơ bản
241 thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp tại cộng đồng, với
đầy đủ các đường dung (uống, tiêm, đặt, nhỏ, xịt, hít, khí dung, bôi)
• Danh mục chăm sóc dự phòng, nâng cao sức khỏe
Đảm bảo các chức năng cung cấp DV chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự
phòng, nâng cao SK của tuyến CSBĐ, YTCS
Tóm tắt
• Phân loại và xử trí BN theo 4 màu
Đỏ (Immediate), Vàng (Delayed),
Xanh (Minor injuries), Đen (deceased)
• Phân loại tại hiện trường dựa vào S.T.A.R.T
• Phân loại tại phòng khám dựa vào đánh giá S.T.A.R.T, sinh hiệu, hỏi
bệnh, thăm khám
• Tuyến CSBĐ cung cấp dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe ban đầu, dự phòng, nâng cao SK
Tài liệu tham khảo
• Iserson, K. V., & Moskop, J. C. (2007). Triage in medicine, part I: Concept,
history, and types. Annals of emergency medicine, 49(3), 275–281.
https://doi.org/10.1016/j.annemergmed.2006.05.019
• US Department of Health & Human Services. START Adult Triage Algorithm.
Available at https://chemm.hhs.gov/startadult.htm (Accessed 16/10/2022)
• Đại học Y dược TP HCM (2018) Logbook Thực hành Y học gia đình – YĐK
năm thứ 5

You might also like